1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận thực tiễn xử lý tài sản bảo đảm tại ngân hàng thương mại việt nam

70 2 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 15,76 MB

Nội dung

Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Trong những năm qua, ở Việt Nam đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nói chung và biện pháp bảo đảm bằ

Trang 1

TRUONG DAI HQC LUAT HA NOL

Trang 2

TRUONG DAI HQC LUAT HA NOL HAN QUANG TUNG

Hà Nội - 2022

Trang 3

LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các

iệu hoặc các chữ viết tắt

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT ~ Danh mục

Trang 4

MỤC LỤC

PHAN MO DAU

1 TINH CAP THIET CUA DE TAL

2 TONG QUAN TINH HINH NGHIEN CUU DE TAL 3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐÊ TÀI

4 ĐÓI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA DE TAL

5, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐÊ TÀI

6 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIẾN CỦA ĐÈ TÀI

7 CÁCH TIẾP CẬN ĐÊ TÀI

8 KET CAU CUA DE TAL

NOI DUNG

CHUONG 1: KHAI QUAT CHUNG VE XU LY TAI SAN BAO DAM TAI CAC

1.1 KHAI QUAT VE TAI SAN BAO DAM

1.2 KHÁI QUÁT VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MAI 14

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của xử lý tài sản bảo đảm tại các ngân hàng thương

TIEU KET CHUONG 1

CHUONG 2: THYC TIEN XU LY TAI SAN BAO DAM TAI CAC NGAN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

Trang 5

2.2 NHUNG TON TAL, KHO KHAN TRONG HOAT DONG XU LY TAI SAN BAO DAM TAL -.28

2.2.4 Khó khăn trong việc xử lJ tài sản báo đảm là quyền sử dụng đất của hộ gia

2.2.8 Khó khăn trong việc xử lý tài sản thé chấp là hàng hóa luân chuyên trong

Trang 6

CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 5< 5< 3+2 1 V2 v3 xxx xe ce 49 3.2 CÁC NGUYÊN TÁC VÀ YÊU CÂU CỦA VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ TÀI SAN BAO DAM TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM -5- «5552 50 3.3 KIÊN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUÁ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐAM TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 555555 S253 £Ss 3s Sex sex 51

3.3.1 Kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tại các

ngân hàng thương mại ở Liệt ÌN@IH À << 551% 11 2v vn vn 51 3.2.2 Kiến nghị nâng cao hiệu quả xử lý tài sản bảo đảm tại các ngân hàng 0012015001182 0//20\)(.), 0N 00 .ố.o 3ó TIEU KET CHUONG Ả S5 5< 5< 1 nọ Họ 59

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM IKKHÁO e- <5 6 s2 S39 S3 £ExeSeeseecve 61

A VĂN BẢN PHÁP LUẬTT << << <1 xi HH xà 61 B SÁCH THAM KHẢO, ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, LUẬN VĂN, LUẬN ÁN 62 € TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC c- 55 6< 5< <1 SH ng 64

D WEBSITE À << TT tu TH cọ r3 6S

Trang 7

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tài sản bảo đảm là tài sản được sử dụng để bảo đảm cho một nghĩa vụ dân sự Khi nghĩa vụ dân sự được bảo đảm không được thực hiện theo cam kết, thì tài sản bảo đảm sẽ được xử lý đề thực hiện nghĩa vụ Trong hoạt động tín dụng, tài sản bảo đảm

được xem là biện pháp quan trọng đề giảm thiểu rủi ro cho các NHTM, là nguồn thu dự

phòng giúp các NHTM thu hồi lại một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và lãi của khoản nợ

Nhận thức tầm quan trọng của việc xử lý tài sản bảo đảm tại các NHTM, các văn

bản pháp luật mới liên tục được ban hành đề hoàn thiện khung pháp lý về vấn đề này

Cụ thê, Bộ luật Dân sự năm 2015, Nghị quyết SỐ 42/2017/QH14, và Nghị định SỐ

21/2021/NĐ-CP đã liên tục sửa đôi, bỗ sung các quy định về xử lý tài sản bảo đảm tại các NHTM Tuy nhiên, thực tiễn xử lý tài sản bảo đảm tại các NHTM cho thấy hiện tại,

các NHTM vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc khi xử lý tài sản bảo đảm Đó

có thê là khó khăn xuất phát từ những nguyên nhân khách quan như sự thiếu hợp tác của bên bảo đảm, hoặc xuất phát từ sự thiếu thận trọng của ngân hàng và sau cùng là xuất phát từ những bất cập của quy định pháp luật hiện hành Những vướng mắc này đã gây nhiều khó khăn cho các cơ quan chức năng khi áp dụng pháp luật đề giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm, đồng thời khiến cho các NHTM chậm trễ trong việc xử lý tài sản bảo đảm, gây ách tắc xong quá trình xử lý nợ xấu và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Với vị trí là một chủ thể đặc thù trong nền kinh tế, sự tắc nghẽn trong dòng

tiền của các NHTM gây nhiều ảnh hưởng tới thị trường tiền tệ nói chung, gián tiếp ảnh

hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều chủ thê khác trong xã hội

Xuất phát từ thực tiễn kê trên, sinh viên đã lựa chọn đề tài “Thực tiễn xử lý tài

sản bảo dam tại các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam - Một số khuyến nghị pháp

ly” lam đề tài khóa luận Sinh viên mong muốn đưa ra một bức tranh tông thể về thực

tiễn xử lý tài sản bảo đảm tại các NHTM ở Việt Nam, để từ đó, dé xuất, kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm và nâng cao hiệu quả áp dụng của hệ thống pháp luật này Đề tài này có giá trị lý luận và thực tiễn đối với các nhà lập pháp,

Trang 8

lĩnh vực luật dân sự và luật ngân hàng

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Trong những năm qua, ở Việt Nam đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nói chung và biện pháp bảo đảm bằng tài sản nói riêng liên quan đến hoạt động cho vay tại các NHTM hoặc tô chức tín dụng đưới các

góc độ và cấp độ khác nhau như:

- Sách do Tiến sĩ Lê Thị Thu Thuỷ làm chủ biên (2006), Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản của các tổ chức tín dụng, Nhà xuất bán Tư pháp, Hà Nội: Sách đã nêu lên được nhừng vấn đề lý luận về, thực trạng pháp luật giao dịch bảo đảm, bảo đảm tiền vay bằng tài sản của các tô chức tín dụng Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện pháp luật về biện pháp bảo đảm

- Sách của PGS.TS Đỗ Văn Đại (2012), Luật nghĩa vụ dân sự và bảo đảm thực

hiện nghĩa vụ dân sự - Bản án và bình luận bản án, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà

Nội: Trên cơ sở sưu tầm, nghiên cứu và bình luận một số các bản án, quyết định tiêu biểu cùa Tòa án liên quan đến biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, hai tập của

sách đã nêu lên được những vấn đề pháp lý cơ bản, những điểm tích cực và hạn chế về

giao dịch thế chấp tài sản và xử lý tài sản thế chấp đồng thời đưa ra được một số định

hướng hoàn thiện quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005

- Sách của tác giả Phạm Văn Tuyết, Lê Kim Giang (2012) Hợp đồng tín dụng và biện pháp bảo đảm tiền vay, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội: Sách đã trình bày những

vấn đề lý luận về hợp đồng tín dụng, biện pháp bảo đảm, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay;

thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật đề xử lý tài sản bảo đảm

- Sách của tập thé tac giả Trường Đại học Luật Hà Nội, Chủ biên: Phạm Văn

Tuyết, Lê Kim Giang, Vũ Thị Hồng Yến (2015), oàn thiện chế định bảo đảm thực hiện

nghĩa vụ dân sự, Nhà xuất bản Dân trí, Hà Nội: Sách đã trình bày những vấn đề lý luận,

các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự và thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo

đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự Đánh giá những bắt cập trong quy định của pháp luật về vân đê này và đề xuât hướng hoàn thiện.

Trang 9

Có thê nói đây là một trong những công trình nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện và có tính hệ thống những quy định của pháp luật và thực áp dụng các quy định pháp luật về tài sản thể chấp và xử lý tài sản thế chấp Trên cơ sở đó, luận án đã nêu ra được những kiến nghị cũng như các giải pháp đồng bộ đề hoàn thiện các quy định của pháp luật dân

sự hiện hành về tài sản thế chấp và xử lý tài sản thế châp

- Luận văn thạc sĩ của Ngô Ngọc Linh (2015) Xứ lý tài sản bảo đảm tiên vay là

bất động sản qua thực tiễn hoạt động của các tô chức tín dụng, Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội: Luận văn đã làm rõ một số vấn đề lý luận về tài sản bảo đảm tiền vay là bất

động sản, xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản; Chỉ ra những vướng mắc, bất cập của pháp luật từ thực tiễn hoạt động xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản của các tô chức tín dụng: Đề xuất một số giải pháp tông thê và kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản

- Luận văn thạc sĩ của Phạm Tuấn Anh (2017), Xứ lý tài sản bảo đảm thực hiện

nghĩa vụ trong hợp đông vay tài sản tại Ngân hàng Thương mại cổ phân Đâu tư và Phát

triển Việt Nam - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện, Đại học Luật Hà Nội: Luận văn đã

làm rõ một số vấn đề lý luận về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay đặc biệt là đưa ra được

mô hình lý thuyết của cơ chế xử lý tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho hợp đồng vay tài sản; Chỉ ra những vướng mắc, bắt cập của pháp luật từ thực tiễn hoạt động xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại các Tô chức tín dụng nói chung và của Ngân hàng

thương mại cô phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói riêng Từ đó, đề xuất một số giải pháp tổng thê và kiến nghị tông thê nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý tài sản

bảo đảm tiền vay

- Luận văn thạc sĩ của Hoàng Mạnh Cường (2018), Pháp luật về xứ lý tài sản bảo

đảm là quyên sử dụng đất, tài sản gắn liên với đất trong hoạt động xử lý nợ của tổ chức tín dụng, Đại học Luật Hà Nội: Luận văn đã đưa ra định nghĩa khái quát về thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng dat, tai san găn liền với đất tại các tô chức tín dụng: phân tích thực trạng pháp luật về xử

Trang 10

lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong hoạt động xử lý

nợ tại các tô chức tín dụng, từ đó, đưa ra phương hướng hoàn thiện pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong hoạt động xử lý nợ tại các tô chức tín dụng

- Luan văn thạc sĩ của Lê Thị Thu Hà (2019), Xứ Öý tài sản báo dam là quyền sư

dụng đất tại Ngân hàng Agribank - Chỉ nhánh Đông Anh, Đại học Luật Hà Nội: Luận văn đã đưa ra góc nhìn khái quát về xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất đề bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và quy định nội bộ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

Nông thôn Việt Nam; Phân tích thực trạng xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất

tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đông Anh; từ đó đưa ra kiến nghị hoàn thiện quy định về xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và định hướng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chỉ nhánh Đông Anh

Ngoài ra còn có nhiều bài báo khoa học liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm tại các NHTM như: ThS Nguyễn Minh Hãng, “Một số vấn đê về pháp luật bảo đảm tiên vay của tô chức tín dụng ” Tạp chí Luật học số 12/2007: TS Bùi Đức Giang, “Pháp luật

về xứ lý tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 5/2013;

“Nhận tài sản bảo đảm là phân vốn góp: Từ quy định pháp luật đến thực tiễn ”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 4/2014: “Chủ nợ có bảo đảm trong thủ tục phá sản theo Luật Phá sản năm 2014”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 1/2015; ThS Nguyễn Ngọc Lương và PGS.TS Phạm Thị Giang Thu, “Quản trị rúi ro tín dụng trong các ngân hàng

thương mại ”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 7/2014; TS Viên Thế Giang, “Các quy

định pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hoạt động cấp tín dụng ở Việt Nam

hiện nay ”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 2/2015; ThS Trịnh Thị Phan Lan, “Ngân hàng thương mại với việc xử lý tài sản bảo đảm bằng hàng tồn kho ”, Tạp chí Ngân hàng số 10/2015; ThS Vũ Anh Quân, “Tháo gỡ vướng mắc về xử lý tài sản bảo đảm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại ”, Tạp chí Thị trường Tài

chính tiền tệ số 21 tháng 11/2015.

Trang 11

nghĩa vụ, vấn đề xử lý tài sản bảo đảm Tuy nhiên, những nghiên cứu này chủ yếu được thực hiện trên cơ sở khung pháp lý của Bộ luật Dân sự năm 2005 (đã hết hiệu lực từ ngày 01/01/2017) và thực hiện ở mức độ khái quát, cơ bản mang tính lý luận mà chưa đi sâu vào phân tích thực tiễn quá trình thực thi các quy định pháp luật tại các NHTM Một số

công trình nghiên cứu được thực hiện dựa trên Bộ luật Dân sự năm 2015, tuy nhiên, lại

được thực hiện trước khi có Nghị quyết số 42/2017/QH14, một Nghị quyết đặc thù quy

định các quy trình đặc biệt đối với hoạt động xử lý nợ xấu của các tô chức tín dụng, do

đó, khuyết thiếu đi những quy định riêng biệt về xử lý tài sản bảo đảm tại các NHTM Một số công trình nghiên cứu khác đã bao gồm những điểm mới trong Nghị quyết số 42/2017/QH14 nhưng lại chỉ tập trung vào phân tích xử lý tài sản bảo đảm trong trường

hợp tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất chứ chưa khái

quát cụ thê đến tất cả loại tài sản bảo đảm Và trên hết, các công trình nghiên cứu kể trên

đều được thực hiện trước khi có sự ra đời của Nghị định số 21/2021/NĐ-CP (Nghị định về giao dịch bảo đảm mới, thay thế cho Nghị định số 163/2006/NĐ-CP trước đây) do

đó, một số tồn tại, khó khăn mà những công trình nghiên cứu nêu ra đã được khắc phục trong Nghị định mới, đồng thời, cũng phát sinh thêm một số bất cập, khó khăn trong các quy định pháp luật mà các công trình nghiên cứu chưa thể lường trước

3 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Mục đích nghiên cứu của khóa luận là làm sáng tỏ về mặt lý luận, cơ sở pháp lý và thực trạng của các quy định pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tại các NHTM ở Việt Nam, những thành tích đã đạt được trong thực tiễn xử lý tài sản bảo đảm của NHTM,

đồng thời chỉ ra những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện và áp dụng các quy

phạm pháp luật trong hoạt động này, để từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện các quy định cùa pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của các bên liên quan trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm tại các NHTM

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Trang 12

- Quy định của pháp luật liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động tín dụng của NHTM, cũng như các đánh giá mang tính khoa học về những khía cạnh pháp lý liên quan đến đề tài nghiên cứu

- Các vụ án dân sự đặc trưng thể hiện một số khó khăn, bất cập trong quá trình xử

lý tài sản bảo đảm tại các NHTM

4.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Về phạm vi không gian, đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, quan điểm học thuật, học thuyết pháp lý của các học giả trong nước về xử lý tài sản bảo đảm

tại các NHTM

- Về phạm vi thời gian, đề tài tập trung nghiên cứu quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, Nghị định số 21/2021/NĐ-CP và Nghị quyết số 42/2017/QH14 và các văn

bản có liên quan như Luật nhà ở, Luật đất đai, Luật kinh doanh bất động sản Tuy nhiên,

nhằm làm rõ sự kế thừa và phát triển của các quy định về xử lý tài sản bảo đảm tại các

NHTM trong các văn bản kể trên, đề tài có mở rộng nghiên cứu Bộ luật Dân sự năm

1995, Bộ luật Dân sự năm 2005 và Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm

- Về phạm vi nội dung, dé tai đi sâu phân tích thực tiễn hoạt động áp dụng quy định pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tại các NHTM, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về xử lý tài sản bảo

đảm tại các NHTM ở Việt Nam

5 Phuong pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài

Việc nghiên cứu được tiến hành dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lê nin, quan điểm duy vật biện chứng, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và tư tưởng Hồ Chi Minh về Nhà nước và pháp luật

Đề giải quyết các vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu, đề tài sử dụng nhiều phương pháp như tông hợp, phân tích, so sánh, lịch sử

- Phương pháp nghiên cứu tình huống: Là phương pháp được sử dụng đề nghiên cứu một số vụ việc điền hình từ đó rút ra những phân tích, luận giải cùng với các đề xuất, giải pháp Bài nghiên cứu phân tích những tôn tại, khó khăn khi xử lý tài sản bảo đảm

Trang 13

- Phương pháp phân tích và tông hợp: Phân tích là nghiên cứu các tài liệu, lý luận

khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận đề tìm hiểu sâu sắc về đối

tượng Tông hợp là liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tích tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về đối tượng Đây là phương pháp truyền thống trong nghiên cứu khoa học các ngành khoa học xã hội, được sử dụng xuyên suốt trong toàn bộ nội dung của đề tài này

- Phương pháp nghiên cứu so sánh: Trong phạm vi đề tài này phương pháp nghiên cứu so sánh được sử dụng tương đối nhiều trong các trường hợp cần có sự đối chiếu, so sánh, phân tích, bình luận những điểm giống và khác nhau giữa hệ thống pháp luật hiện hành với hệ thống pháp luật trước đây, hoặc giữa các văn bản trong hệ thống pháp luật

hiện hành Bằng phương pháp nghiên cứu so sánh, đề tài đã chỉ ra những thành tích đạt

được trong hoạt động xử lý tài sản bảo đảm tại các NHTM, đồng thời, cũng chỉ ra những bat cập, thiếu sót trong hệ thống pháp luật Việt Nam về xử lý tài sản bảo đảm, sau đó

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Với mục đích và phạm vi nghiên cứu như đã nêu trên, khóa luận sẽ đưa ra được một bức tranh toàn cảnh, chân thực về hoạt động xử lý tài sản bảo đảm tại các NHTM ở

Việt Nam, từ đó chỉ ra được những điểm khó khăn, bất cập trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm của các NHTM và đề xuất hoàn thiện quy định pháp luật cũng như các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm Đề tài hy vọng sẽ trở thành một tài liệu tham khảo hữu ích không chỉ trong công tác nghiên cứu, học tập

Trang 14

người đang trực tiếp công tác trong các NHTM ở Việt Nam

7 Cách tiếp cận đề tài

Đề tài tiếp cận theo hướng đa ngành, chuyên sâu về lĩnh vực pháp luật dân sự và pháp luật ngân hàng Đề tài tập trung vào những góc độ chính như:

- Tổng quan về xử lý tài sản bảo đảm tại các NHTM ở Việt Nam;

- Những thành tích đạt được trong hoạt động xử lý tài sản bảo đảm của các NHTM; - Những bắt cập, khó khăn trong hoạt động xử lý tài sản bảo đảm của các NHTM; - Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật

về xử lý tài sản bảo đảm tại các NHTM ở Việt Nam

8 Kết cầu của đề tài

Bài nghiên cứu gồm ba phần: Mở đầu, nội dung và kết luận chung Phần nội dung của bài nghiên cứu gồm ba chương:

Chương I1: Khái quát chung về xử lý tài sản bảo đảm tại các NHTM

Chương 2: Thực tiễn xử lý tài sản bảo đảm tại các NHTM ở Việt Nam

Chương 3: Một số kiến nghị pháp lý nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu

quả xử lý tài sản bảo đảm tại các NHTM ở Việt Nam.

Trang 15

CHƯƠNG 1: KHAI QUAT CHUNG VE XU LY TAI SAN BAO DAM TẠI CÁC NGAN HANG THUONG MAI

1.1 Khai quat vé tai san bao dam

1.1.1 Khai niém tai san bao dam

Xét đưới góc độ khoa học pháp lý, Từ điển Luật học định nghĩa tài sản bảo đảm là “tài sản được bên bảo đảm dùng đề bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm thông qua các biện pháp bảo đảm như câm cố, thể chấp, bảo lãnh, kí cược, kí

quỹ, đặt cọc ”! Với cách định nghĩa như vậy, có thé hiểu rằng khi đề cập tới “tài sản bảo đảm” tức là đề cập tới một mối quan hệ pháp lý giữa hai bên (bên bảo đảm và bên

nhận bảo đảm); trong đó, bên bảo đảm là bên có nghĩa vụ, bên nhận bảo đảm là bên có trái quyên Bên bảo đảm sử dụng tài sản nhằm bảo đảm cho việc họ sẽ thực hiện nghĩa

vụ đối với bên nhận bảo đảm Việc sử dụng có thê đưới các hình thức khác nhau và thông qua các biện pháp khác nhau như cầm có, thế chấp, bảo lãnh, kí cược, kí quỹ, đặt cọc

Khi đó, tài sản được bên bảo đảm sử dụng sẽ được xác định là tài sản bảo đảm

Xét trong hệ thống các văn bản pháp luật, thuật ngữ “tài sản bảo đảm” được định

nghĩa lần đầu tại khoản 6 Điều 2 Nghị định số 165/1999/NĐ-CP (Nghị định hướng dẫn

thị hành Bộ luật Dân sự năm 1995) nhu sau: “7ai san bdo dam là tài sản của bên bảo

đảm dùng để câm có, thể chấp, bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận

bảo đảm ` Khi Bộ luật Dân sự năm 1995 bị thay thế bởi Bộ luật Dân sự năm 2005, Nghị

định số 163/2006/NĐ-CP đã được Chính phủ ban hành thay thế cho Nghị định số 165/1999/NĐ-CP, theo đó, khái niệm “tài sản bảo đảm” được định nghĩa như sau: “Jai

san bao dam là tài sản mà bên bảo đảm dùng đề bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối

với bên nhận bảo đảm ” Có thê thấy, theo định nghĩa của Nghị định số 165/1999/NĐ-

CP, tai sản bảo đảm chỉ giới hạn là các tài sản dùng để cầm có, thế chấp hoặc bảo lãnh;

còn theo định nghĩa của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP, tài sản bảo đảm là các tài sản

! Bộ Tư pháp - Viện khoa học pháp lý (2006) Từ điền Luật học Nxb Từ điện Bách khoa - Nxb Tư phap, tr 685

Trang 16

dùng trong tất cả các biện pháp bảo đảm Tuy vậy, cả hai cách định nghĩa này đều thống

nhất rằng tài sản bảo đảm là tài sản được bên có nghĩa vụ trong quan hệ pháp luật sử

dụng dé bao dam nghĩa vụ Khi Bộ luật Dân sự năm 2015 được ban hành thay thé Bộ luật Dân sự năm 2005, khái niệm “tài sản bảo đảm” được quy định cụ thê tại Điều 295 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:

Điều 295: Tài sản bảo đảm

I Tài sản bảo đảm phải thuộc quyên sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp câm giữ tài sản, bảo lưu quyên sở hữu

2 Tai san bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được 3 Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành [rong

tương lai

4 Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm

Như vậy, Điều 295 Bộ luật Dân sự năm 2015 chưa đưa ra một định nghĩa chính

thức về tài san bao dam mà chỉ nêu ra một số đặc điềm của loại tài sản này Bên cạnh Bộ

luật Dân sự hiện hành, tài sản bảo đảm còn được quy định tại chương II Nghị định SỐ

21/2021/NĐ-CP (Nghị định hướng dẫn thi hành Bộ luật Dân sự năm 2015) Tuy nhiên,

thay vì sử dụng thuật ngữ tài sản bảo đảm, Điều § Nghị định số 21/2021/NĐ-CP lại sử

dung thuat ngit “tdi sản dùng dé bao dam thuc hién nghĩa vụ ” Cách hiểu tài sản bảo đảm là tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có sự tương đồng với cách định nghĩa về “tài sản bảo đảm” trong Từ điển Luật học cũng trong các Bộ luật Dân sự năm 1995 và năm 2005 đã nêu phía trên, và dù không được quy định một cách rõ ràng, vẫn có thể xem như một định nghĩa gián tiếp về tài sản bảo đảm

Sự khác biệt lớn nhất giữa cách hiểu theo Nghị định số 21/2021/NĐ-CP với những

cách định nghĩa kề trên là về chủ thể có nghĩa vụ được bảo đảm Theo đó, với cách định nghĩa của Từ điện Luật học cũng như các Bộ luật Dân sự trước đây thì bên có nghĩa vụ

chính là bên bảo đảm, trong khi đó, cách hiệu khái niệm “tài sản bảo đảm” theo Nghị định số 21/2021/NĐ-CP lại không thê hiện yêu cầu này Hay nói cách khác, pháp luật

hiện hành hoàn toàn cho phép bên thứ ba sử dụng tài sản của họ dé bao dam cho việc

Trang 17

thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ Với cach tiếp cận như trên, có thê hiểu pháp luật Việt Nam hiện hành coi bất kỳ tài sản nào được sử dụng đề đảm bảo thực hiện nghĩa vụ (của chính bên bảo đảm hoặc của bên có nghĩa vụ mà được bên bảo đảm cam kết sẽ bảo

đảm) là tài sản bảo đảm Do đó, về nguyên tắc, tất các các loại tài sản được quy định tại khoản 1 Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015 (vật, tiền, giấy tờ có giá và quyên tài sản)

đều có thê trở thành tài sản bảo đảm, không phân biệt là động sản hay bất động sản, tài

sản hiện có hay tài sản hình thành trong tương lại, trừ trường hợp pháp luật cấm hoặc

các bên không thỏa thuận chọn làm tài sản bảo đảm

Qua các phân tích kê trên, có thé rút ra định nghĩa về tài sản bảo đảm như sau: “Tài sản bảo đám là vật, tiên, giấy tờ có giá hoặc quyền tài sản được pháp luật quy định hoặc được các bên thỏa thuận sử dụng nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ `

1.12 Đặc điểm của tài sản bảo đảm

Tài sản bảo đảm vừa mang đặc điểm chung của tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, đồng thời cũng có những đặc điểm riêng và phải đáp ứng một số điều

kiện nhất định như sau:

Thứ nhất, theo khoản 1 Điều 295 Bộ luật Dân sự năm 2015, tài sản bảo đảm phải

thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản hoặc bảo lưu quyền

sở hữu Việc quy định tài sản bảo đảm thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm là bởi khi

xét đến hậu quả pháp lý của việc bảo đảm, đặc biệt trường hợp phải xử lý tài sản bảo

đảm đề thực hiện nghĩa vụ bảo đảm thì có thê coi quyền bảo đảm tương tự như quyền

định đoạt tài sản có điều kiện? Điều này có nghĩa là khi sử dụng tài sản vào giao dịch bảo đảm thì chủ sở hữu có khả năng bị rơi vào trạng thái mất quyền sở hữu tài sản (đối với biện pháp đặt cọc, ký cược, ký quỹ) hay buộc phải xử lý quyền sở hữu tài sản đề thực hiện nghĩa vụ thanh toán (đối với biện pháp cầm có, thế chấp) Hơn nữa, ngoài một số trường hợp đặc biệt như bên bảo đảm sử dụng “rải sản bán trong hợp đông mua bán tài sản có bảo lưu quyên sở hữu ”, hoặc “tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp

Trang 18

~ò~ 99

đông song vụ bị vi phạm đối với biện pháp câm giữ” hoặc “tài sản thuộc sở hữu toàn dan trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định” đề làm tài sản bảo đảm, thì thông thường chủ thê chỉ có quyên đối với tài sản nằm trong phạm vi mà mình sở hữu và vì thế, chỉ có thể sử dụng những tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của mình hoặc những tài sản trong tương lai sẽ thuộc sở hữu hợp pháp của mình để làm tai san bao dam

Thứ hai, theo khoản 2 Điều 295 Bộ luật Dân sự năm 2015, tài sản bảo đảm phải xác định được Các bên có thê tự do thỏa thuận về việc mô tả tài sản nhưng việc mô tả phải thỏa mãn yêu cầu có thê xác định được tài sản đảm bảo Đối với một số loại tài sản,

chăng hạn như quyên tài sản, theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định số 21/2021/NĐ-

CP, khi tiễn hành mô tả tài sản, các bên phải có các nội dung như tên và căn cứ pháp lý

phát sinh quyền Yêu cầu đối với việc mô tả của mỗi loại tài sản được quy định tại Điều

9, 12, 13, 18 và 19 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP cùng với các văn bản pháp luật chuyên ngành có liên quan Ngoài ra, yêu cầu “phải được xác định” đối với tài sản bảo đảm

cũng được quy định tại khoản 2 Điều 276 Bộ luật Dân sự năm 2015 khi xem xét tài sản

bảo đảm là đối tượng của nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng bảo đảm

Thứ ba, tài sản bảo đảm phải trị giá được thành tiền Đặc điểm này xuất phát từ

mục đích chính của tài sản bảo đảm là tạo ra nguồn thu dự phòng khi nghĩa vụ không thực hiện được Theo đó, tất cả tài sản bảo đảm dù là vật, giấy tờ có giá, quyền tài sản thì đều phải được định giá trước khi tham gia vào các giao dịch bảo đảm Việc định giá có thê thực hiện theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo được nguyên tắc “khách quan, phù hợp với giá trị thị trường ”$ nhằm đảm bảo quyền lợi cho bên nhận bảo đảm trong trường hợp phải xử lý tài sản bảo đảm

Thứ tư, tài sản bảo đảm vẫn thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm Theo quy định

của Bộ luật Dân sự năm 2015, việc một tài sản trở thành tài sản bảo đảm không cầu thành

một giao dịch chuyển quyền sở hữu từ bên bảo đảm sang bên nhận bảo đảm Bên bảo đảm không hoàn toàn mất đi quyền sở hữu đối với tài sản, tùy theo mỗi biện pháp bảo đảm mà bên bảo đảm sẽ bị mắt hoặc bị hạn chế một phân trong số các quyền chiếm hữu,

3 Khoản 2,3 và 4 Điều § Nghị định số 21/2021/NĐ-CP * Khoản 2 Điều 306 Bộ luật Dân sự nãm 201 5.

Trang 19

sử dụng, định đoạt tài sản Điều này được thê hiện thông qua các quy định về quyền của

bên bảo đảm năm rải rác trong Bộ luật Dân sự năm 2015 Chăng hạn như tại Điều 312,

đôi với tài sản cầm có, bên cầm có (tức bên bảo đảm) vẫn có quyền được đòi lại tài sản

khi đã thực hiện xong nghĩa vụ, được yêu cầu bên nhận cầm cố chấm đứt các hành vi xâm hại đến tài sản, được yêu cầu bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản, thậm chí

“được bán, thay thé, trao đối, tặng cho tài sản câm cô nếu được bên nhận cầm cô dong

ý hoặc theo quy định của luật” Tương tự, Điều 321 (đối với biện pháp thế chấp), khoản 2 các Điều từ 328 đến 330 (đối với biện pháp đặt cọc, ký cược, ký quỹ), Điều 331 (đối với biện pháp bảo lưu quyền sở hữu) và Điều 350 (đối với biện pháp cầm giữ tài sản)

đều thê hiện rằng bên bảo đảm vẫn là chủ sở hữu của tài sản bảo đảm 1.1.3 Phan loai tai san bao dam

Căn cứ vào thời điểm xác lập quyền sở hữu của bên bảo đảm với tài sản bảo đảm (trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu đối với tài sản), có thê chia tài sản

bảo đảm thành tài sản bảo đảm hiện có hoặc tài sản bảo đảm hình thành trong tương laiẺ Dựa vào quy định về tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai tại Điều 108

Bộ luật Dân sự năm 2015, có thê định nghĩa tài sản bảo đảm hiện có là tài sản bảo đảm

đang thuộc sở hữu của bên bảo đảm tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm; trong khi đó, tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai là tài sản bảo đảm được xác lập quyền sở

hữu sau thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm Khi lựa chọn tài sản bảo đảm, các bên cần

lưu ý rằng “việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản hình thành trong tương lai không áp dụng với quyên sử dụng đất *°

Ngoài ra, có rất nhiều cách đề phân loại tài sản bảo đảm dựa vào các tiêu chí khác

nhau Chăng hạn như theo hình thái ton tại, tài sản bảo đảm có thê chia thành tài sản bảo

đảm hữu hình (tài sản bảo đảm là vật) và tài sản bảo đảm vô hình (tài sản bảo đảm là quyền tài sản); theo khả năng di dời được của tài sản, tài sản bảo đảm có thê chia thành tài sản bảo đảm là bất động sản và tài sản bảo đảm là động sản; theo quy định pháp luật

Ÿ Khoản 3 Điều 295 Bộ luật Dân sự năm 201 5

Ê Khoản 4 Điều 10 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP.

Trang 20

về đăng ký quyền sở hữu/quyền sử dụng/quyền khác đối với tai san, tai sản bảo đảm có thế chia thành tài sản bắt buộc phải đăng ký và tài sản không bắt buộc phải đãng ký

1.2 Khái quát về xử lý tài sản bảo đảm tại các ngân hàng thương mại 1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của xử lý tài sản bảo đảm tại các ngân hàng thương mại

1.2.1.1 Khai niém xứ lý tài sản bảo đảm tại các ngân hàng thương mại

“Xứ lý tài sản bảo đảm ” là một thuật ngữ được sử dụng trong rất nhiều các văn bản pháp luật, tuy nhiên, pháp luật hiện hành lại chưa đưa ra một định nghĩa rõ ràng về “xứ lý tài sản bảo đảm ” Theo cách hiệu thông thường, xử lý tài sản bảo đảm được hiểu

là việc bán, chuyển nhượng hoặc mua lại tài sản bảo đảm đề thực hiện một nghĩa vụ của

chủ sở hữu tài sản Xử lý tài sản bảo đảm là một khâu quan trọng đề bảo vệ quyên lợi cho các chủ thê khi tham gia vào các quan hệ kinh tế, dân sự Về bản chất pháp lý, quyền xử lý tài sản bảo đảm là một quyền dân sự Quá trình xử lý tài sản bảo đảm chính là quá

trình hiện thực hóa quyên của bên nhận bảo đảm đối với tài sản bảo đảm hoặc các lợi ích

thu được từ việc bán, chuyển nhượng, hoặc mua lại tài sản bảo đảm dé khấu trừ giá trị

của nghĩa vụ được bảo đảm trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hoặc vi phạm nghĩa vụ

Trong hoạt động của NHTM, xử lý tài sản bảo đảm là một giai đoạn của quy trình cấp tín dụng Đó chính là quá trình thực hiện các biện pháp đối với tài sản bảo đảm nhằm thu hồi khoản nợ mà NHTM đã cho vay khi có sự vi phạm nghĩa vụ của khách hàng vay

hoặc bên bảo lãnh theo những cam kết tại hợp đồng tín dụng và hợp đông bảo đảm tiền

vay Các nghiệp vụ khác của NHTM như nhận tiền gửi hay cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản” không phát sinh việc xử lý tài sản bảo đảm bởi trong các hợp đồng bảo đảm nhằm thực hiện các nghiệp vụ này, NHTM không đóng vai trò là bên nhận bảo đảm Như vậy, từ các phân tích kê trên có thé rút ra định nghĩa về xử lý tài sản bảo đảm

tại các NHTM như sau: “Xứ lý tài sản bảo đảm tại các NHTM là việc NHTM cùng với các

7 Khoản 12 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010.

Trang 21

bên tham gia giao dịch bảo đảm thực hiện các biện pháp đối với tài sản bảo đảm nhằm thanh toán, bù trừ các nghĩa vụ tài sản của bên có nghĩa vụ được bảo đảm cho NHTM khi có sự vi phạm nghĩa vụ trong hợp đông tín dụng hay hợp đông bảo đảm tiên vay”

1.2.1.2 Đặc điểm của xử lý tài sản bảo đảm tại các ngân hàng thương mại

Việc xử lý tài sản bảo đảm nói chung có một số đặc điểm như sau:

Thứ nhất, hoạt động xử lý tài sản bảo đảm được tiến hành theo một trình tự, thủ

tục cụ thể và chặt chẽ do pháp luật quy định Xử lý tài sản là một quá trình có mối liên hệ chặt chẽ với hình thức xác lập của biện pháp bảo đảm; tùy thuộc vào hình thức của

biện pháp bảo đảm bằng tài sản là thế chấp hay cầm cố hay một biện pháp khác thì cách

thức xử lý tài sản, độ dài ngắn, độ phức tạp của quá trình xử lý tài sản sẽ có sự khác nhau Ví dụ như xử lý tài sản bảo đảm đối với trường hợp đặt cọc, ký cược, ký quỹ đơn

giản hơn rất nhiều so với các biện pháp bảo đảm băng tài sản còn lại do đối tượng của

các biện pháp này chủ yếu là tiền hoặc các tài sản có tính thanh khoản cao và đă được bên nhận bảo đảm chiếm hữu, do đó bên bảo đảm không phải mất công để bán/chuyền nhượng tài sản; hoặc xử lý tài sản cầm có đơn giản và nhanh chóng hơn tài sản thế chấp

bởi vì đối với cầm có, bên nhận bảo đảm sẽ không cần thiết phải thực hiện các thủ tục

đề nhận bàn giao tài sản hay thu giữ, truy đòi tài sản Việc xử lý tài sản bảo đảm không

những ảnh hưởng đến lợi ích của các bên tham gia vào quan hệ bảo đảm, mà còn ảnh

hưởng đến lợi ích của những chủ thê khác có liên quan đến tài sản bảo đảm Vì vậy, việc

xử lý tài sản bảo đảm chỉ được thực hiện khi đủ căn cứ pháp lý và phải được tiền hành theo một trình tự, thủ tục được quy định trong rất nhiều văn bản pháp luật như Bộ luật

Dân sự, Bộ luật Tố tụng Dân sự, các văn bản pháp luật chuyên ngành, văn bản hướng dẫn dưới luật liên quan đến giao dịch bảo đảm và các thủ tục hành chính có liên quan

Thứ hai, kết quả của xử lý tài sản bảo đảm không chắc chắn và bị chỉ phối bởi

nhiều yếu tố khác nhau Mục đích của việc thiết lập các biện pháp bảo đảm là nhằm tạo

ra một biện pháp dự phòng bảo vệ quyền lợi cho bên có trái quyền (bên nhận bảo đám)

khi tham gia vào các quan hệ dân sự Tuy nhiên, không phải lúc nào mục đích này cũng đạt được; trong nhiều trường hợp, vì những lí do khác nhau mà tài sản bảo đảm không thê xử lý để thực hiện nghĩa vụ được hoặc có thê xử lý nhưng số tiền thu hồi không đủ

Trang 22

đề bù đắp nghĩa vụ Đó có thê là những lý do mang tính chủ quan xuất phát từ sự sơ suất

hay có tình của các chủ thê tham gia trong quá trình xác lập giao dịch bảo đảm như việc thâm định đánh giá tài sản, đánh giá năng lực chủ thê ký kết hợp đồng, tiến hành các thủ tục ký kết hợp đồng, công chứng, công bố quyên dẫn tới không có đủ căn cứ pháp lý để xử lý; hay lý do khách quan như sự mất mát tài sản, hao mòn hay giảm giá trị của tài sản dẫn đến không đủ thực hiện nghĩa vụ: hay những khó khăn do sự thiếu hợp tác của chủ

sở hữu hay người chiếm hữu tài sản dẫn đến không thê thu giữ, truy đòi tài sản; hay cả

những vướng mắc, bất cập về luật pháp, thú tục hành chính trong nhiều trường hợp cũng

trở thành rào cản khiển cho việc xử lý tài sản bảo đảm không đạt được kỳ vọng

Thứ ba, hậu quả pháp lý của xử lý tài sản bảo đảm làm chấm dứt quyền sở hữu tài sản của bên bảo đảm Xử lý tài sản bảo đảm là quá trình hiện thực hóa quyên của bên nhận bảo đảm trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng hoặc vi phạm nghĩa vụ; để xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm có thể

thỏa thuận với bên bảo đảm đề thực hiện bán, hoặc chuyển nhượng, hoặc nhận chính tài sản bảo dam dé thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ; hoặc thông qua con đường tố tụng

dân sự (khởi kiện ra Tòa án) Đây đều là những hoạt động có nhằm định đoạt quyền sở

hữu của tài sản, do đó sau khi thực hiện các biện pháp đối với tài sản bảo đảm thành

công, tài sản sẽ có sự dịch chuyên quyền sở hữu từ bên bảo đảm sang người mua/người

nhận chuyền nhượng tài sảnŸ

Thứ tư, xử lý tài sản bảo đảm đề thu hồi nợ không phải là hoạt động kinh doanh

tài sản của bên nhận bảo đảm Đặc điểm này đã được khang định rõ tại khoản 4 Điều 49

Nghị định số 21/2021/NĐ-CP Nghị định số 163/2006/NĐ-CP trước đây cũng quy định

đặc điểm này tại khoản 5 Điều 58 Đây cũng chính là lý do mà khoản 3 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC (sửa đôi, bỗ sung điểm a khoản § Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-

BTC) quy định đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng trong trường hợp “bán tài sản bảo đảm tiên vay đo tổ chức tín dụng hoặc do cơ quan thi hành án hoặc bên đi vay vốn tự bán tài sản bảo đảm theo úy quyên của bên cho vay để trả nợ khoản vay có bảo đảm ”

Š khoản 2 Điều 221 và khoản 4 Điều 237 Bộ luật Dân sự năm 2015

Trang 23

Thứ năm việc xử lý tài sản bảo đảm chỉ áp dụng cho hai biện pháp bảo đảm là

cầm có và thế chấp) Điều này đã được quy định cụ thê tại Điều 303 Bộ luật Dân sự năm 2015, ngay tại phần tiêu đề đã thê hiện rất rõ nội dung này Hiện tại theo Điều 292 Bộ

luật Dân sự năm 2015, các biện pháp bảo đảm có đối tượng là tài sản bao gồm: “cầm cố ”, “thế chấp”, “đặt cọc”, “ký cược”, “ký quP”, “bảo lưu quyên sở hữu” và “câm giữ tài sản ” Về bản chất, các biện pháp đặt cọc, ký cược, ký quỹ đã mặc định phương án xử lý

tài sản báo đảm là nhận chính tài sản bảo đảm (nếu nghĩa vụ được bảo đảm bàng tiền, kim

khí quý như vàng, bạc, đá quý ) hoặc do bên thứ ba thanh toán phần nghĩa vụ chưa thực

hiện bằng tiền (đối với ký quỹ), tài sản bảo đảm bị giới hạn về chủng loại, có tính thanh

khoản cao, không phức tạp và thường dễ xác định giá trị (tiền, giây tờ có giá, kim khí quý đều có giá trị niêm yết trên thị trường) Còn biện pháp bảo lưu quyên sở hữu, cầm giữ tài sản không cho phép bên nhận bảo đảm được thực hiện việc chuyền giao quyền sở hữu, mà chỉ thực hiện việc nắm giữ quyền chiếm hữu tài sản để “làm tin”, gây áp lực buộc bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng các thỏa thuận, các nội dung đã cam kết!0,

Bên cạnh những đặc điểm nêu trên, do sự khác biệt về chủ thể có quyên xử lý

(một bên là NHTM, một bên là các cá nhân, tô chức nhận bảo đảm khác), nên hoạt động xử lý tài sản bảo đảm tại các NHTM còn mang một số nét đặc thù như sau:

Thứ nhất, ngoài việc phải tuân thủ một trình tự, thủ tục cụ thể và chặt chẽ do pháp luật quy định, thì hoạt động xử lý nợ trong các NHTM còn phải được thực hiện theo các

quy định nội bộ do Ngân hàng nhà nước và do chính các NHTM ban hành, vì vậy, thường

được thực hiện một cách bài bản, chuân mực hơn

Thứ hai, việc xử lý tài sản bảo đảm tại các NHTM thường phức tạp và có mức độ rủi ro cao đo quy mô của nghĩa vụ lớn, đối tượng tài sản có thê nhận làm tài sản bảo đảm cũng đa dạng hơn so với các giao dịch bảo đảm thông thường

Thứ ba trong một số thời điểm, việc xử lý tài sản bảo đảm tại các tô chức tín dụng

nói chung và NHTM nói riêng thuận lợi hơn nhờ các cơ chế hỗ trợ đặc thù từ các quy

® Hoàng Mạnh Cường (2018), Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm là quyên sử dụng đất, tài san gan lién voi dat

trong hoạt động xứ lý nợ của tô chức tín dụng, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội tr 2l

!8 Điều 331 và 346 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Trang 24

định cúa pháp luật, các chính sách của Nhà nước trong từng thời kỳ Nghị quyết số

42/2017/QH14 của Quốc hội ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tô chức

tín dụng là một ví dụ điện hình với hàng loạt các quy định đặc thù trong hoạt động xử lý

nợ tại các tô chức tín dụng chăng hạn như quy định cho phép tô chức tín dụng tiếp tục thu giữ tài sản bảo đảm; quy định về áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm tại Tòa án; quy định cho phép xử lý tài sản bảo đảm là dự

án bất động sản chưa đủ điều kiện chuyển nhượng

1.2.2 Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm tại các ngân hàng thương mại

Nguyên tắc được hiểu là những nguyên lý, tư tưởng chỉ đạo cơ bản có tính xuất phát điểm được đặt ra và mang tính bắt buộc chung Nhìn chung, việc xử lý tài sản bảo đảm tại các NHTM phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:

Thứ nhất, nguyên tắc thoả thuận'!, Bản chất của quan hệ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ là một quan hệ hợp đồng nên quyền xử lý tài sản báo đảm cũng được hình thành trên cơ sở thoả thuận Đó là sự thoả thuận giữa các NHTM và khách hàng vay về

các biện pháp bảo đảm tiền vay và các phương thức xử lý tài sản bảo đảm tiền vay khi

khách hàng vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ trong hợp đồng tín dụng hoặc hợp đồng bảo

đảm tiền vay Thỏa thuận về việc xử lý tài sản bảo đảm có thê được thiết lập tại thời

điểm ký kết hợp đồng bảo đảm tiền vay hoặc có thê được thiết lập tại thời điểm xử lý tài sản Trường hợp các bên đã có thỏa thuận về việc xử lý tài sản bảo đảm thì việc xử lý tài

sản sẽ được thực hiện theo nội dung thỏa thuận mà không cần có văn bản uy quyền hoặc

văn bản đồng ý của bên bảo đảm!? Chỉ khi các bên không có thóa thuận cụ thê thì tài sản sẽ được xử lý theo phương thức được pháp luật quy định (bán đấu giá)

Thứ hai, nguyên tắc khách quan, công khai, minh bạch nhằm bảo đảm quyền và

lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch, đồng thời bảo đảm lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tô chức có liên quan!3 Đây là nguyên tắc quan trọng nhăm bảo đảm sự công

Trang 25

bằng lợi ích giữa các chủ thê có liên quan đến tài sản bảo đảm; vừa đảm bảo quyền thu

nợ tối đa của các NHTM, vừa bảo vệ quyền lợi chính đáng của bên bảo đảm có tài sản

bị đưa ra xử lý, tránh tình trạng một bên lợi dụng việc xử lý tài sản bảo đảm ép giá hoặc

nâng giá tài sản bảo đảm làm ảnh hưởng đến quyên lợi hợp pháp của bên còn lại cũng như các cá nhân, tô chức có liên quan

Thứ ba, nguyên tắc bảo đảm tiết kiệm về thời gian và chỉ phí Đây là một nguyên tắc cần thiết trong xử lý tài sản bảo đảm tiền vay đề đảm bảo hạn chế được rủi ro và chỉ

phí cho các bên Đối với các NHTM, việc xử lý tài sản bảo đảm nhanh chóng, tiết kiệm

sẽ làm tăng khả năng thu hồi nợ, hạn chế được rủi ro mất vốn, hạn chế triệt đề thiệt hại

cho NHTM và khách hàng vay do tài sản bảo đảm bị xuống cấp, hư hỏng, mắt giá đồng thời nhanh chóng đưa nguồn tiền thu hồi được quay lại với hoạt động kinh doanh đề tiếp tục sinh lời Đối với bên vay vốn hay bên thế chấp, việc xử lý nhanh tài sản bảo đảm thu hồi nợ sẽ giúp hạn chế được gánh nặng lãi có thê phát sinh trong thời gian chờ xử lý

1.2.3 Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm tại các ngân hàng thương mại Căn cứ Điều 299 Bộ luật Dân sự năm 2015, trong trường hợp các bên không có thỏa thuận khác hoặc luật không có quy định khác thì quyền xử lý tài sản bảo đảm sẽ có

hiệu lực kề từ thời điểm phát sinh các sự kiện sau:

Thứ nhất khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không

thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ: Đây là trường hợp bên có nghĩa vụ không vi phạm nghĩa vụ hoặc có vi phạm nhưng chưa đến mức phải chấm dứt hay hủy bỏ giao

dịch Tuy nhiên, khi kết thúc thời hạn phải thực hiện nghĩa vụ, bên có nghĩa vụ vẫn không thực hiện nghĩa vụ của mình

Thứ hai, bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thoả thuận: đây là trường hợp mặc dù chưa đến thời hạn phải

thực hiện nghĩa vụ, nhưng do bên có nghĩa vụ vi phạm các điều kiện dẫn tới chấm dứt nghĩa vụ (hủy bỏ giao dịch) trước thời hạn nên bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ

trước thời hạn Chăng hạn như trường hợp khách hàng sử dụng tài sản để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ vay tại một NHTM; theo thỏa thuận trong hợp đồng cấp tín dụng, khách hàng vay phải có nghĩa vụ sử dụng vốn vay đúng mục đích, tuy nhiên sau khi cho vay,

Trang 26

NHTM phát hiện khách hàng vi phạm nghĩa vụ (sử dụng vốn sai mục đích) nên yêu cầu

chấm dứt hợp đồng cấp tín dụng trước thời hạn đồng thời yêu cầu khách hàng trả nợ Nếu khách hàng không trả được nợ, NHTM sẽ có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ

Thứ ba, xử lý tài sản trong trường hợp pháp luật quy định phải xử lý đề thực hiện các nghĩa vụ khác Đây có thê là trường hợp bên bảo đảm sử dụng tài sản để bảo đảm đồng thời cho nhiều nghĩa vụ khác nhau Khi một nghĩa vụ đến hạn và phải xử lý tài sản

bảo đảm thì các nghĩa vụ khác dù chưa đến hạn cũng sẽ được coi là đến hạn và được xử

lý tài sản bảo đảm đồng thời !*: hoặc có thê là trường hợp chủ sở hữu tài sản bảo đảm

(bên bảo đảm) phải xử lý tài sản theo quyết định của các cơ quan nhà nước có thâm quyên như nhưng không còn tài sản nào khác hoặc có tài sản nhưng không đủ để thực hiện nghĩa vụ thì chấp hành viên có quyền kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án đang cầm có, thế chấp nếu giá trị của tài sản đó lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chỉ phí cưỡng chế thi hành án!Š: hoặc trường hợp xử lý tài sản bảo đảm do bên bảo đảm bị tuyên bố phá sản !6

1.2.4 Phương thức xử lý tài sản bảo đảm tại các ngân hàng thương mại

Căn cứ khoản 1 Điều 303 Bộ luật Dân sự năm 2015, các bên có thê thỏa thuận

một trong các phương thức xử lý tài sản cầm có, thế chấp sau đây: (¡) Ban dau giá tài sản; (ii) Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản; (iii) Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản đề

thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm; hoặc (iv) Phương thức khác Như

vậy, ngoài ba phương thức thông thường được quy định tại điểm a, b và e khoản 1 Điều

303 Bộ luật Dân sự năm 2015, các bên có thê thỏa thuận về các phương thức xử lý tài

sản bảo đảm khác, chăng hạn, đưa tài sản bảo đảm vào khai thác hay cho thuê và số tiền

thu được từ việc khai thác hay cho thuê sẽ được sử dụng vào việc thanh toán nghĩa vụ

được bảo đảm Trong trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm thi tài sản sẽ được bán đâu giá!”

Trang 27

1.2.4.1 Bán đấu giá tài sản

Dau giá tài sản là phương thức bán tài sản phô biến nhất đề xử lý tài sản bảo đảm

và tài sản thi hành án Đồng thời, bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có thê thỏa thuận

trong hợp đồng bảo đảm về việc ban dau giá tài sản đề xử lý tài sản bảo đảm Như vậy,

phương thức bán đấu giá tài sản có thê được sử dụng đề xử lý tài sản bảo đảm trong 03 (ba) trường hợp chính như sau:

Thứ nhất, các bên thỏa thuận sử dụng phương thức xử lý bảo đảm này;

Thứ hai tô chức bán đầu giá hoặc chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự bán dau gia tai sản kê biên'Š; hoặc

Thứ ba trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài

sản bảo đảm theo khoản 2 Điều 303 Bộ luật dân sự năm 2015

Việc bán đấu giá tài sản bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về

bán đấu giá tài sản Hiện nay, khuôn khô pháp lý về bán đấu giá tài sản được điều chỉnh

bởi Luật đấu gia tai san nam 2016

L242 Bên nhận bảo đảm tu ban tai sản

Căn cứ Điều 195 Bộ luật Dân sự năm 2015, “người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyên định đoạt tài sản theo úy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của

luật” Tuy nhiên, điểm b khoản 1 Điều 303 đã mở ra một ngoại lệ cho bên nhận bảo đảm

là người không phải chủ sở hữu của tài sản bảo đảm được tự bán tài sản bảo đảm Như vay, dé NHTM duoc tu minh ban tài sản cầm có hay thế chấp, chỉ cần các bên có thỏa thuận về phương thức xử lý bảo đảm này, mà không cần có ủy quyền của bên bảo đảm cho Ngân hàng vì mục đích này Điều này cũng được khăng định tại khoản 2 Điều 49

Nghị định số 21/2021/NĐ-CP Đây là một quy định mới và được kỳ vọng sẽ tạo điều

kiện thuận lợi hơn cho Ngân hàng trong việc xử lý bảo đảm

1.2.4.3 Nhận chính tài sản bao dam dé thay thể cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm

!Š Điều 101 Luật thi hành án dân sự năm 2008.

Trang 28

Quy định hiện hành chỉ cho phép các bên thỏa thuận sử dụng phương thức này nếu nghĩa vụ được bảo đảm ở đây chính là nghĩa vụ của bên bảo đảm Nói cách khác, phương thức xử lý bảo đảm theo thỏa thuận này không áp dụng cho trường hợp một bên thế chấp hay cầm có tài sản của mình để bảo đảm cho một bên khác vay vốn tại NHTM Trong những trường hợp như vậy, các bên cần thoả thuận các phương thức xử lý bảo đảm khác

Về mặt nghiệp vụ kế toán — thuế thì sau khi NHTM nhận tài sản bảo đảm đề thay

thế nghĩa vụ trả nợ, NHTM sẽ hạch toán giá trị tài sản được nhận vào giá trị tài sản có định thuộc sở hữu của NHTM Do đó, giá trị tài sản có định của NHTM sẽ tăng lên tương

ứng Trong khi đó, theo Điều 140 của Luật các tô chức tín dụng năm 2010, NHTM chỉ

được mua, đầu tư vào tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động ở mức không quá 50% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bo sung vốn điều lệ Do đó, trước khi NHTM thực hiện

phương án nhận tai san bao dam dé thay thế nghĩa vụ trả nợ thì NHTM cần phải xác định xem sau khi áp dụng phương thức xử lý này có dẫn đến giá trị tài sản có định của NHTM vượt quá 50% vồn điều lệ và quỹ dự trữ bô sung vốn điều lệ của NHTM hay không, nếu vượt thì NHTM không được phép nhận

1.2.5 Các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm tại các ngân hàng thương mại

Hiện nay, có hai biện pháp cơ bản đê xử lý tài sản bảo đảm tại các NHTM là xử

lý tài sản bảo đảm bằng biện pháp phi tố tụng và xử lý tài sản bảo đảm bằng biện pháp tố tụng Trong đó, xử lý tài sản bảo đảm bằng biện pháp phi tổ tụng là cơ chế cho phép NHTM có thê xử lý tài sản bảo đảm mà không cần phải khởi kiện tại tòa án hoặc trung tâm trọng tài thương mại và không phải thông qua cơ quan thi hành án đề xử lý tài sản bảo đảm Còn với cơ chế xử lý tài sản bảo đảm bằng biện pháp tổ tụng, ngân hàng phải

khởi kiện đòi nợ vay tại tòa án nhân dân có thâm quyền hoặc tại trọng tài thương mại;

sau khi có quyết định, bản án đã có hiệu lực thì phải thông qua cơ quan thi hành án để thực hiện kê biên, cưỡng chế và bán đấu giá tài sản đảm bảo

1.2.5.1 Xử lý tài san bao dam bằng biện pháp phi tổ tụng

Trang 29

Ưu điểm của biện pháp này là giúp cho các NHTM chủ động được việc rút ngắn thời gian xử lý tài sản bảo đảm, giúp thu nợ nhanh hơn đề đưa vốn vào kinh doanh Ngoài ra,

NHTM, bên bảo đảm và các bên liên quan cũng tiết kiệm được chỉ phí và nhận lực xử lý

Tuy nhiên, việc xử lý tài sản bảo đảm bằng biện pháp phi tố tụng lại đem đến nhiều rủi ro về pháp lý cho NHTM'? Chăng hạn như khi NHTM bán đấu giá tài sản bảo đảm thành công cho người mua và sau khi nộp hồ sơ đăng ký sang tên cho văn phòng đăng ký đất đai mới được vài ngày thì có quyết định ngăn chặn của tòa án với lý do có xuất hiện bên thứ ba kiện tranh chấp hợp đồng mua, bán giấy tay căn nhà với bên bảo đảm và điều này có thê dẫn đến bên mua trúng thầu không sang tên được nên quay lại yêu cầu NHTM phải bồi thường Do đó, việc áp dụng biện pháp xử lý tài sản bảo đảm bằng biện pháp phi tổ tụng không nên tùy tiện, mà chỉ nên áp dụng trong các trường hợp sau:

Thứ nhất, tài sản bảo đảm là nhà ở, công trình xây dựng, đất trống đang không có

người chiếm hữu:

Thứ hai, động sản là xe cơ giới, tàu thuyền, máy móc công nghiệp, hàng hóa trong kho, vật nuôi, cây trồng mà ngân hàng chiếm hữu được; hoặc

Thứ ba, tất cả các tài sản bảo đảm mà bên bảo đảm và bên thứ ba (nếu có) đang trực tiếp chiếm hữu, sử dụng nhưng hợp tác bàn giao cho ngân hàng trên thực tế đề xử lý Lý do năm ở chỗ sau khi bán đấu giá thành công tài sản bảo đảm, ngân hàng có thể bàn giao trên thực tế được tài sản bảo đảm cho người mua trúng đấu giá Nếu bên bảo đảm hoặc bên thứ ba vẫn chiếm giữ không bàn giao tài sản bảo đảm thì ngân hàng và bên mua

tài sản thông thường phải tiếp tục một vụ kiện riêng tại tòa để yêu cầu cưỡng chế giao tài

sản trên thực tế bởi cơ quan thi hành án chỉ thực hiện việc cưỡng chế trên cơ sở bản án, quyết định của tòa án hoặc trung tâm trọng tài thương mại đã có hiệu lực pháp luật

Các trường hợp không thuộc phạm vi nêu trên thì nên và cần phải xử lý thông qua biện pháp tố tụng - khởi kiện tại tòa án nhân dân có thâm quyên hoặc tại trung tâm trọng tài thương mại đề yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm bằng biện pháp cưỡng chế

lần cuối ngày 01/4/2022).

Trang 30

1.2.5.2 Xử lý tài sản bảo đảm bằng biện pháp tổ tụng

Ưu điểm của biện pháp này là có tính cưỡng chế bắt buộc và được đảm bảo việc thực thi trên thực tế khi đã có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật Rủi ro về pháp lý ít xảy ra cho bên nhận bảo đảm trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm do cơ quan có thâm quyền xử lý tài sản bảo đảm thay cho NHTM

Nhược điểm của biện pháp này thời gian kéo dài do phải theo đúng trình tự, thủ

tục tố tụng của Bộ luật Tố tụng Dân sự, Luật Trọng tài thương mại; bị động về thời gian, việc xử lý tài sản bảo đảm nhanh hay chậm phụ thuộc vào sự nhiệt tình giải quyết của

tòa án, trung tâm trọng tài và cơ quan thi hành án Có vụ án ngân hàng kiện đòi nợ vay cả 10 năm tòa án chưa mở phiên tòa xét xử được với lý do chưa xác minh được hết người

có quyền và nghĩa vụ liên quan trong vụ án, đặc biệt các vụ án mà có tài sản bảo đảm là

tòa nhà, trung tâm thương mại, dự án bất động sản chưa hoàn thiện đền bù giải tỏa Ngoài

ra, việc xử lý tài sản bằng biện pháp tố tụng gây tốn kém nhiều chỉ phí, nhân lực đề xử lý tài sản bảo đảm cho ngân hàng, bên bảo đảm và các bên liên quan (như mất thêm chỉ phí thâm định tại chỗ của tòa án, án phí, phí trọng tài, phí tham vấn chuyên gia, phí thi hành án, chi phí cưỡng chế

Từ những phân tích ở trên có thê thấy mỗi cơ chế xử lý tài sản bảo đảm đều có

các đặc thù riêng và NHTM cần chủ động lựa chọn cơ chế phù hợp trong từng trường hợp cụ thể Cho dù chọn cơ chế xử lý tài san bao dam qua con đường phi tố tụng hay tô tụng thì các NHTM cũng cần chuẩn bị thật kỹ các hồ sơ và thận trọng trong từng bước

đề có thê xử lý được tài sản bảo đảm một cách hiệu quả.

Trang 31

Tiểu kết chương 1

Trong hoạt động tín dụng cúa các NHTM, xử lý tài sản bảo đảm được coi là một giai đoạn của quy trình cấp tín dụng Đó chính là quá trình thực hiện các biện pháp đối

với tài sản bảo đảm nhằm thu hồi khoản nợ mà NHTM đã cho vay khi có sự vi phạm

nghĩa vụ của khách hàng vay Về bản chất pháp lý thì quyền xử lý tài sản bảo đảm được

coi là một quyền dân sự Quá trình xử lý tài sản bảo đảm chính là quá trình hiện thực hóa quyền của bên nhận bảo đảm đối với tài sản bảo đảm hoặc các lợi ích thu được từ việc

bán, chuyên nhượng, mua lại tài sản đề khấu trừ giá trị của nghĩa vụ được bảo dam So

với hoạt động xử lý tài sản của các cá nhân, tố chức khác, việc xử lý tài sản của NHTM

thường chuẩn mực, bài bản hơn do sự tác động của các quy chế nội bộ ngân hàng Ngoài ra, việc xử lý tài sản bảo đảm thương mại được hưởng nhiều ưu đãi từ phía các quy định pháp luật, điển hình là Nghị quyết số 42/2017/QH14 quy định một loạt các quy định

riêng biệt áp dụng đối với quá trình xử lý nợ xấu tại các NHTM

Việc xử lý tài sản tại các NHTM phải đáp ứng một số nguyên tắc nhất định, đó là nguyên tắc thỏa thuận; nguyên tắc bảo đảm tiết kiệm về thời gian và chỉ phí; và nguyên tắc khách quan, công khai, minh bạch nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch, đồng thời bảo đảm lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tô chức có

liên quan Các nguyên tắc này được đặt ra nhằm tối ưu hóa việc xử lý tài sản bảo đảm,

hướng tới đảm bảo quyên lợi tối đa cho cả NHTM lẫn bên tham gia giao dịch bảo đảm Việc xử lý tài sản tại các NHTM có thể thực hiện thông qua nhiều phương thức như bán đầu giá, bán tài sản bảo đảm, nhận chính tài sản bảo đảm hoặc các phương thức

khác được các bên thỏa thuận như cho thuê tài sản bảo đảm và sử dụng tiền thuê đề khấu

trừ cho nghĩa vụ trả tiền của bên bảo đảm NHTM có thê lựa chọn biện pháp tô tụng hoặc phi tố tụng khi xử lý tài sản bảo đảm

Những cơ sở lý luận nêu trên chính là những nội dung quan trọng về mặt lý thuyết đề làm căn cứ phân tích, đánh giá những điêm khó khăn, vướng mắc trong quá trình xử

lý tài sản bảo đảm tại các NHTM sẽ được trình bày cụ thê ở Chương 2.

Trang 32

CHƯƠNG 2: THỰC TIEN XU LY TAI SAN BAO DAM TẠI CÁC NGAN HANG THUONG MAI O VIET NAM

2.1 Những thành tích đạt được trong hoạt động xử lý tài sản bảo đảm tại các ngân hàng thương mại

Nhờ có sự chỉ đạo kịp thời, sát sao của Quốc hội, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan có liên quan, nhiều văn bản quy phạm pháp luật, chính sách mới ra đời đã tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc mà các NHTM gặp phải trong quá trình xử

lý tài sản bảo đảm Số tiền mà các NHTM thu hồi được thông qua quá trình xử lý tài sản

đã có sự tăng trưởng vượt trội, đặc biệt là trong hoạt động xử lý nợ xấu Theo thống kê

của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam??, tong nợ xấu xác định theo Nghị quyết số

42/2017/QH14 của toàn hệ thống các NHTM đến 31/8/2021 là 424,1 nghìn tỷ, đã xử lý được 364.1 nghìn tỷ đồng kê từ 15/08/2017 - 31/08/2021, trong đó: (ï) Xử lý nợ xấu nội bảng là 189,2 nghìn tỷ đồng (chiếm 51,97%); (ii) Xử lý các khoản nợ đang hạch toán ngoài bảng cân đối kế toán xác định theo Nghị quyết số 42 là 94.99 nghìn tỷ đồng (chiếm

26,09%): và (i1) Xử lý các khoản nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 đã bán cho VAMC được thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt là 79,9 nghìn tỷ đồng (chiếm 21,94%)

Tốc độ xử lý trung bình khoảng 7.150 tỷ đồng/tháng, cao hơn 3.630 tỷ đồng/tháng (gấp hơn 2 lần) so với kết quả xử lý nợ xấu giai đoạn 2012- 2017 Việc xử lý nợ xấu và tái

cơ cấu lại các NHTM của toàn hệ thống đã có nhiều tín hiệu tích cực, đạt được kế hoạch

thực hiện Quyết định số 843/QĐ-TTg và Quyết định số 1058/QĐ-TTg của Thủ tướng

Chính phủ, tỷ lệ nợ xâu luôn ở mức thấp hơn 3%

Những kết quả tích cực nêu trên có được một phan la nho su hoan thién cac quy định pháp luật trong hoạt động xử lý tài sản bảo đảm tại các NHTM, ngoài ra, còn có sự

tích cực trong hoạt động xử lý tài sản bảo đảm của NHTM cũng như sự phối hợp của các cơ quan hữu quan (cơ quan thi hành án, tòa án ) Cu thé:

?® Tham luận của Tông thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tại Hội thảo “Khung pháp lý về giải quyết nợ xấu và

sự tham gia của khu vực tư nhân” ngảy 04/1 1/2021.

Trang 33

- Các văn bản pháp luật đã có sự hỗ trợ, bô sung, khắc phục những vấn đề còn thiếu xót, vướng mắc trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm Nghị định số 21/2021/NĐ-

CP đã có những giải thích đối với một số khái niệm mà trong Nghị định trước chưa được

làm rõ như “tài sản gắn liền với đất”, “hợp đồng bảo đảm”, “giấy chứng nhận”, hay “thời hạn hợp lý” là những khái niệm do không được giải thích cụ thể trong Nghị định cũ nên đã có sự dung túng hoặc không rõ ràng trong thực tế áp dụng?! Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ra đời cũng cho phép các NHTM được phép bán tài sản bảo đảm mà không cần có ủy quyền của bên bảo đảm, miễn là đã có thỏa thuận trước đó về biện pháp

xử lý tài sản bảo đảm này Ngoài ra, các quy định mới tại Điều 133 của Bộ luật dân sự

năm 2015 cũng như Điều 36 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP đã được đưa ra đề bảo vệ quyên lợi tốt hơn cho người thứ ba ngay tính Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tô chức tín dụng ra đời được đánh giá như chiếc chìa khóa tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bất cập trong các quy định của pháp luật về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của NHTM, thúc đây nhanh quá trình xử lý nợ xấu, đảm bảo sự an toàn hoạt động của hệ thống các NHTM nói riêng và nền kinh tế nói chung Việc thay đôi, bé sung, cập nhật những quy định không còn phù hợp là một trong những cơ sớ pháp lý quan trọng thúc đấy NHTM xử lý nhanh chóng tài sản bảo đảm, hạn chế các khiếu nại, tranh chấp đối với các chủ thê có liên quan khác

- Hoạt động xử lý tài sản bảo đảm trên thực tế của các NHTM cũng đã có nhiều chuyền biến tích cực?, hỗ trợ đắc lực đề thực hiện chủ trương giải quyết các khoản nợ xấu, đặc biệt là các khoản nợ xấu liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản Việc

giải quyết nợ xấu được các NHTM chú trọng, được coi là một trong những mục tiêu quan trọng cần phải đạt được trong quá trình hoạt động Việc hoàn thành xử lý các khoản nợ xấu, trong đó chiếm tỷ trọng cao là các khoản nợ thế chấp băng bất động sản không chỉ giúp các NHTM ôn định nguồn vốn, đảm bảo các chỉ số an toàn trong hoạt động kinh

202 1-nd-cp-ngay- Ì9-3-202 -cua-chinh-phu- 1625 1 3404 I _html (truy cập lần cuối ngày 01/4/2022)

~ Hoang Mạnh Cường (2018) Pháp luật vẻ xử lý tài sản bảo đảm là quyên sử dụng đất, tài sản gắn liên với đất

trong hoạt động xử l nợ của tô chức tín dụng, Luận văn thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr 49

Trang 34

doanh mà còn nâng cao vị thế, uy tín về danh tiếng, đánh giá xếp hạng của các NHTM trên thị trường

- Việc giải quyết, hỗ trợ hoạt động xử lý nợ xấu được các cấp, các ngành, chính quyền từ Trung ương tới các địa phương quan tâm và nghiêm túc triển khai thực hiện Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 19/7/2017 triển khai thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 cúa Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các NHTM Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch ủy ban nhân

dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung chỉ đạo triên khai thực hiện kịp

thời, hiệu quả Nghị quyết nhằm xử lý dứt điểm nợ xấu và tài sản bảo đảm của các khoản

nợ xấu thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết Đồng thời, chỉ đạo triên khai các biện

pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh và nâng cao chất lượng tín dụng 2.2 Những tồn tại, khó khăn trong hoạt động xử lý tài sản bảo dam tại các ngân hàng thương mại

Mặc dù hệ thống pháp luật đã có sự sửa đồi, bỗ sung và hoàn thiện tương đối đầy đủ, cũng như việc phối hợp, triển khai công tác xử lý tài sản bảo đảm của NHTM với bên bảo đảm, khách hàng vay và các cơ quan Nhà nước có thâm quyên ngày càng có hiệu quả, góp phân thúc đây quá trình xử lý tài sản bảo đảm diễn ra thuận lợi, tăng tính

thanh khoản đối với thị trường vốn, tuy nhiên trong quá trình áp dụng pháp luật, các

NHTM vẫn còn gặp một số khó khăn, vướng mắc Cụ thê như sau:

2.2.1 Khó khăn trong hoạt động thu giữ tài sản thế chấp để xử lý

Theo khoản 1 Điều 317 Bộ luật Dân sự năm 2015, tài san thé chấp không được

chuyền giao cho bên nhận bảo đảm trong suốt quá trình thế chấp Do đó, khi NHTM tiến

hành xử lý tài sản thế chấp mà không nhận được sự hợp tác của bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp thì việc xử lý tài sản sẽ gặp rất nhiều khó khăn Đề giải quyết vấn đề này, Điều 63 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP và Điều 9 Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT- BTP-BTNMT-NHNN đã có quy định về quyên thu giữ tài sản bảo đảm

của người xử lý tài sản Theo đó, trong trường hợp bên giữ tài sản không tự nguyện bàn giao tài sản, NHTM sẽ được phép tiến hành các thủ tục thông báo, thu giữ tài sản, thậm

Trang 35

chí có thê đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan Công an?3 nơi tiến hành thu giữ

tài sản thế chấp cùng tham gia vào quá trình thu giữ tài sản Tuy nhiên, trên thực tế, trường hợp bên giữ tài sản có tình không hợp tác, chống đối, cản trở việc thu giữ tài sản thì việc thu giữ tài sản vẫn đi vào bé tắc bởi bên thế chấp không được quyền cưỡng chế tịch thu tài sản Hơn nữa, việc tham gia của các cơ quan như Ủy ban nhân dân cấp xã hay cơ quan Công an cũng chỉ dưới hình thức hỗ trợ, giữ gìn an ninh trật tự chứ không

thê can thiệp trực tiếp buộc bên giữ tài sản thế chấp phải bàn giao tài sản

Sau khi Bộ luật Dân sự năm 2015 được ban hành và chính thức có hiệu lực, quyền

thu giữ tài sản thể chấp của bên nhận thế chấp đã bị bãi bỏ Theo Điều 301 Bộ luật Dân

sự năm 2015, trong trường hợp người đang giữ tài sản thế chấp không giao tài sản thì bên nhận thế chấp chỉ có thể yêu cầu Tòa án giải quyết nếu pháp luật liên quan không có quy định khác Bồ sung cho quy định này, Điều 52 Nghị định số 21/2021/ND-CP quy định bên nhận thế chấp có thêm quyền xem xét, kiểm tra thực tế tài sản bảo đảm đề ngăn

chặn việc tâu tán tài sản bảo đảm Như vậy, theo quy định mới của pháp luật dân sự hiện

hành thì bên nhận thế chấp đã không còn quyên tự thu giữ tài sản thế chấp mà phải tiến

hành giải quyết thông qua phương thức tổ tụng tại Tòa án Quy định như vậy kéo theo

một số điềm bắt cập như sau:

- Bên thế chấp tự nguyện sử dụng tài sản để thế chấp nghĩa là đã chấp nhận việc NHTM có quyên xử lý tài sản thế chấp Việc gỡ bỏ quy định về thu giữ tài san thé chap của các NHTM đi ngược lại những cố gắng của pháp luật dân sự trong việc bước đầu tiếp cận những đặc điểm cơ bản của vật quyền bảo đảm?! thông qua các quy định mang dáng dấp của vật quyền bảo đảm như quy định về hiệu lực đối kháng với người thứ ba và quyền truy đòi tài sản bảo đảm khi biện pháp bảo đảm đã phát sinh hiệu lực đối kháng

với người thứ ba (Điều 297 Bộ luật Dân sự năm 2015), quy định về thứ tự ưu tiên thanh

toán khi xử lý tài sản bảo đảm (Điều 308 Bộ luật Dân sự năm 2015)

? Khoản 2 Điều 14 Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT- BTP-BTNMT-NHNN ? Phạm Tuấn Anh (2017), tlđd, tr 33.

Ngày đăng: 26/07/2023, 07:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w