1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chính sách tỷ giá hối đoái của việt nam trong 5 năm trở lại đây

64 1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 730,42 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA SAU ĐẠI HỌC   BÀI TIỂU LUẬN MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam trong 5 năm trở lại đây Giảng viên: TS. Mai Thu Hiền Nhóm thực hiện: Nguyễn Thị Bắc Trịnh Thanh Hòa Nguyễn Thị Kim Liên Hoàng Thị Hằng Nga Nguyễn Thị M inh Phương Đào Thị Trọng Nguyễn Thị Bích Vân Lớp: 19A – CH TCNH Hà Nội, tháng 10 năm 2013 MỤC LỤC CHƯƠNG I 2 LÝ THUYẾT CHUNG VỀ TỶ GIÁCHÍNH SÁCH TỶ GIÁ 2 1. Tỷ giáchính sách tỷ giá 2 1.1. Khái niệm về tỷ giá 2 1.2. Phân loại 2 1.2.1 Theo tính chất thực tế 2 a) Tỷ giá danh nghĩa 2 b) Tỷ giá thực tế 3 1.2.2 Theo cơ chế điều hành 3 a) Tỷ giá chính thức: 3 b) Tỷ giá chợ đen: 4 1.2.3 Theo tính chất dao động 4 a) Tỷ giá cố định: 4 b) Tỷ giá thả nổi tự do: 4 c) Tỷ giá thả nổi có điều tiết: 4 1.3. Các nhân tố tác động lên tỷ giá 4 1.3.1. Những nhân tố tác động lên tỷ giá trong dài hạn 4 a) Tương quan lạm phát giữa hai đồng tiền: 4 b) Giá thế giới của hàng hóa xuất nhập khẩu: 5 c) Thu nhập thực của người cư trú và người không cư trú: 5 d) Thuế quan và hạn ngạch trong nước hay nước ngoài: 5 e) Năng suất lao động: 5 f) Tâm lí: 5 g) Cán cân thương mại 6 1.3.2. Những nhân tố tác động lên tỷ giá trong ngắn hạn 6 a) Những cú sốc về kinh tế, chính trị, xã hội, thiên tai 6 b) Sự can thiệp của ngân hàng trung ương trên Forex 7 1.4. Vai trò của tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế 7 1.4.1. Tỷ giá hối đoái có tác động tới cán cân thương mại quốc 7 1.4.2. Tỷ giá hối đoái tác động tới lạm phát 7 1.4.3. Tỷ giá hối đoái tác động tới đầu tư quốc tế 8 1.5. Chính sách tỷ giá 8 1.5.1. Khái niệm 8 1.5.2. Chế độ tỷ giá 9 1.5.2.1. Phản ứng của tỷ giá hối đoái đối với các cơn sốc: 12 1.5.2.2. Tỷ giá hối đoái với chính sách tài chính - tiền tệ: 13 1.5.2.3. Tỷ giá hối đoái với thực trạng một đồng tiền mạnh hay yếu: 13 1.5.3. Công cụ của chính sách tỷ giá 14 1.5.3.1. Nhóm công cụ tác động trực tiếp lên tỷ giá 14 (1) Thị trường ngoại hối 14 (2) Nghiệp vụ thị trường mở (OMO) 15 (3) Các biện pháp kết hối 16 (4) Một số quy định khác 16 1.5.3.2. Nhóm công cụ tác động gián tiếp lên tỷ giá 16 (1) Lãi suất tái chiết khấu 16 (2) Thuế quan 17 (3) Hạn ngạch 17 (4) Giá cả 17 (5) Tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ với các NHTM 17 (6) Quy định trạng thái ngoại tệ đối với các NHTM 17 CHƯƠNG II 19 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ TẠI VIỆT NAM 19 2. Biến động tỷ giá trong 5 năm gần đây 19 2.1. Chính sách tỷ giá Việt Nam năm 2009 21 2.1.1. Tình hình kinh tế xã hội 21 2.1.2. Diễn biến tỷ giá năm 2009 22 2.1.3. Các công cụ của chính sách tỷ giá năm 2009 23 2.1.3.1. Công cụ Trực tiếp 23 2.1.3.2. Công cụ gián tiếp 24 2.1.4. Đánh giá chung về hoạt động điều hành tỷ giá 2009: 27 2.2. Chính sách tỷ giá Việt Nam năm 2010 - 2011: 27 2.2.1. Tình hình kinh tế xã hội năm 2010 – 2011 27 2.2.2. Diễn biến tỷ giá năm 2010 – 2011 29 2.2.3. Các công cụ của chính sách tỷ giá năm 2010 - 2011 34 2.2.3.1. Công cụ Trực tiếp 34 2.2.3.2. Công cụ gián tiếp 36 2.2.4. Đánh giá chung về hoạt động điều hành tỷ giá 2010 - 2011: 38 2.3. Chính sách tỷ giá Việt Nam năm 2012: 39 2.3.1. Tình hình kinh tế xã hội 39 2.3.2. Diễn biến tỷ giá năm 2012 40 2.3.3. Các công cụ của chính sách tỷ giá năm 2012 41 2.3.3.1. Công cụ Trực tiếp 41 2.3.3.2. Công cụ gián tiếp 42 2.3.4. Đánh giá chung về hoạt động điều hành tỷ giá 2012: 43 2.4. Chính sách tỷ giá Việt Nam 6 tháng đầu năm 2013: 44 2.4.1. Tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2013 44 2.4.2. Diễn biến tỷ giá 6 tháng đầu năm 2013 44 2.4.3. Các công cụ của chính sách tỷ giá 6 tháng đầu năm 2013: 45 2.4.3.1. Công cụ Trực tiếp 45 2.4.3.2. Công cụ gián tiếp 45 2.4.4. Đánh giá chung về hoạt động điều hành tỷ giá 6 tháng đầu năm 2013: 46 CHƯƠNG III 47 GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ CHO VIỆT NAM HIỆN NAY 47 3. Sự mất ổn định tỷ giá hối đoái ở các nước và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 47 3.1. Sự mất ổn định tỷ giá hối đoái ở các nước trên thế giới 47 3.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc 47 3.1.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc 50 3.1.3. Kinh nghiệm của Malaysia 51 3.1.4. Kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở Mehico và Thái Lan 51 3.2. Bài học về chính sách tỷ giá của các nước đối với Việt Nam trong tình hình kinh tế hiện nay 53 KẾT LUẬN 57 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 58 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT NHTW Ngân hàng trung ương NHTM Ngân hàng thương mại TGBQLNH T ỷ giá bình quân liên ngân hàng TGHĐ T ỷ giá h ố i đoái XNK Xu ấ t nh ậ p kh ẩ u OMO Nghiệp vụ thị trường mở NHNN Ngân hàng nhà nư ớ c 1 LỜI MỞ ĐẦU Tỷ giá là một biến số kinh tế vĩ mô quan trọng có tác động tới nhiều mặt hoạt động của nền kinh tế. Tỷ giá ra đời từ hoạt động ngoại thương và quay trở lại tác động lên hoạt động xuất nhập khẩu và cán cân thương mại cán cân thanh toán của mỗi quốc gia. Xây dựng thành công một chính sách điều hành tỷ giá thích hợp là một vấn đề vô cùng khó khăn, phức tạp, luôn được Chính phủ các nước và các nhà kinh tế quan tâm, xem xét. Sau khi mở cửa nền kinh tế, đặc biệt là sau khi gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam ngày càng thâm nhập sâu rộng hơn và chịu ảnh hưởng nhiều hơn, trực tiếp hơn vào kinh tế thế giới. Kinh tế thế giới bắt đầu bước vào khủng hoảng năm 2007, và cho đến nay tuy đã phần nào được cải thiện nhưng vẫn chưa vững chắc, tăng trưởng chậm và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Điều này tác động không tốt tới tỷ giá của Việt Nam nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. M ột câu hỏi đặt ra là Chính phủ cần điều hành chính sách tỷ giá như thế nào cho hợp lí để có thể thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Nghiên cứu vấn đề này đang là một đề tài mang tính cấp thiết trong thời gian gần đây. Chính vì vậy, nhóm em chọn đề tài nghiên cứu là : “Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam trong 5 năm trở lại đây” 2 CHƯƠNG I LÝ THUYẾT CHUNG VỀ TỶ GIÁCHÍNH SÁCH TỶ GIÁ 1. Tỷ giáchính sách tỷ giá 1.1. Khái niệm về tỷ giá Khối lượng thương mại quốc tế không ngừng tăng lên qua các năm làm cho các nền kinh tế ngày càng phụ thuộc lẫn nhau. Trong xu hướng toàn cầu hoá dần xoá nhoà các đường biên giới quốc gia và làm cho các dòng tư bản lưu chuyển linh hoạt hơn. Trong quá trình đó , mỗi quốc gia đều cố gắng đưa đồng nội tệ có thể chuyển đổi và tìm kiếm một chính sách tỷ giá thích hợp. Vậy tỷ giá bắt đầu xuất hiện khi có thương mại quốc tế. Nó là mức giá giữa hai nước mà tại đó họ trao đổi với nhau Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về tỷ giá tùy các cách tiếp cận. Dưới đây là định nghĩa phổ biến nhất: tỷ giá là số đơn vị đồng tiền định giá trên một đơn vị đồng tiền yết giá; đối với một quốc gia cụ thể thì tỷ giá là số đơn vị đồng nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ, nghĩa là đồng ngoại tệ đóng vai trò là đồng tiền yết giá còn đồng nội tệ đóng vai trò là đồng tiền định giá. (Theo PGS.TS Nguyễn Văn Tiến- gtrình Tài chính Quốc tế) 1.2. Phân loại 1.2.1 Theo tính chất thực tế a) Tỷ giá danh nghĩa - Tỷ giá danh nghĩa song phương (Bilateral nominal exchange rate): là giá cả hàng hóa của một đồng tiền được biểu thị thông qua một đồng tiền khác mà chưa đề cập đến sức mua hàng hóa dịch vụ giữa chúng. Khi tỷ giá tăng, một đồng tiền yết giá sẽ đổi được nhiều đồng tiền định giá hơn nên đồng tiền yết giá gọi là tăng giá và ngược lại khi tỷ giá giảm, một đồng tiền yết giá đổi được ít đồng tiền định giá hơn nên đồng tiền yết giá gọi là giảm giá. - Tỷ giá danh nghĩa đa phương (nominal effective exchange rate): Tại một thời điểm xác định, một đồng tiền có thể là lên giá so với đồng tiền này nhưng lại là xuống giá so với đồng tiền khác. Vậy làm thế nào để biết được một đồng tiền là lên giá hay giảm giá đối với tất cả các đồng tiền còn lại từ thời điểm 3 này sang thời điểm khác. Để giải quyết vấn đề này dùng tỷ giá danh nghĩa đa phương trung bình.(NEER) Cách tính NEER i = ∑e ij *w j ( j =1 > n) Trong đó: e: chỉ số tỷ giá danh nghĩa song phương w: tỷ trọng của tỷ giá song phương j : số thứ tự của các tỷ giá song phương i: là kì tính toán Thực chất: NEER không phải là tỷ giá mà là chỉ số. b) Tỷ giá thực tế - Tỷ giá thực tế song phương: Là tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát giữa trong nước với nước ngoài. Do đó, nó là chỉ số phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ. Công thức: e r =E *P * /P Trong đó: e r : là tỷ giá thực E: là tỷ giá danh nghĩa P * : mức giá cả ở nước ngoài bằng ngoại tệ P: mức giá cả trong nước bằng nội tệ Thực chất: tỷ giá thực thể hiện sự so sánh mức hàng hóa trong nước và ngướic ngoài khi cả 2 đều tính bằng nội tệ. - Tỷ giá thực đa phương (real effective exchange rate- REER) Là tỷ giá danh nghĩa đa phương đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát ở trong nước với tất cả các nước còn lại. Do đó, nó phản ánh tương quan giữa nội tệ với tất cả các đồng tiền còn lại. 1.2.2 Theo cơ chế điều hành a) Tỷ giá chính thức: Là tỷ giá do NHTW công bố, nó phản ánh chính thức về giá trị đối ngoại của đồng nội tệ. Tỷ giá chính thức được dùng để tính thuế XNK và một số hoạt động khác nữa liên quan. Ngoài ra, ở Việt Nam tỷ giá chính thức (tỷ giá bình quân liên 4 ngân hàng) còn là cơ sở để các NHTM xác định tỷ giá kinh doanh trong biên độ cho phép. b) Tỷ giá chợ đen: Là tỷ giá được hình thành bên ngoài hệ thống ngân hàng do quan hệ cung- cầu trên thị trường chợ đen quyết định. 1.2.3 Theo tính chất dao động a) Tỷ giá cố định: Là tỷ giá do NHTW công bố cố định trong một dao động hẹp. Dưới áp lực cung cầu của thị trường, để duy trì tỷ giá cố định buộc NHTW phải thường xuyên can thiệp, do đó làm cho dự trữ ngoại hối quốc gia liên tục thay đổi. b) Tỷ giá thả nổi tự do: Là tỷ giá được hình thành hoàn toàn theo quan hệ cung cầu trên thị trường, NHTW không hề can thiệp. c) Tỷ giá thả nổi có điều tiết: Là tỷ giá được thả nổi nhưng NHTW tiến hành can thiệp để tỷ giá biến động theo hướng có lợi cho nền kinh tế. 1.3. Các nhân tố tác động lên tỷ giá 1.3.1. Những nhân tố tác động lên tỷ giá trong dài hạn a) Tương quan lạm phát giữa hai đồng tiền: Tỷ giá thực phản ánh tương quan sức mua của hai đồng tiền thông qua tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh lạm phát giữa hai đồng tiền đó. Tỷ lệ lạm phát thường ít thay đổi trong ngắn hạn và thường chỉ thay đổi từ từ trong dài hạn vì vậy tương quan lạm phát giữa hai đồng tiền phản ánh xu hướng vận động của tỷ giá trong dài hạn. Khi một nước có lạm phát, sức mua đồng nội tệ giảm, với tỷ giá hối đoái không đổi, hàng hoá dịch vụ trong nước đắt hơn trên thị trường nứơc ngoài trong khi hàng hoá dịch vụ nước ngoài rẻ hơn trên thị trường trong nứơc. Theo quy luật cung cầu, cư dân trong nước sẽ chuyển sang dùng hàng ngoại nhiều hơn vì giá rẻ hơn, nhập khẩu tăng, cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái tăng. Tương tự vì tăng giá, cư dân nước ngoài sẽ dùng ít hàng nhập khẩu hơn. Hoạt động xuất khẩu giảm sút, [...]... chung trong từng thời kỳ nhất định mà Chính phủ sử dụng các công cụ điều hành tỷ giá hối đoái khác nhau Chương 2 dưới đây sẽ tìm hiểu thực trạng việc sử dụng các công cụ trong điều hành chính sách tỷ giá của Việt Nam trong 5 năm trở lại đây 18 CHƯƠN G II THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ TẠI VIỆT NAM 2 Biến động tỷ giá trong 5 năm gần đây Trước khi đi sâu tìm hiểu thực trạng chính sách tỷ giá của Việt Nam, ... sẽ làm cho lãi suất trong nước sẽ phụ thuộc bởi sự biến động của lãi suất trên thị trường thế giới và ngược lại 1 .5. 2.2 Tỷ giá hối đoái với chính sách tài chính - tiền tệ: Chính sách tiền tệ là một chính sách điều tiết lượng tiền cung ứng còn chính sách tài chính thì tập trung vào cơ cấu thu chi ngân sách Tỷ giá hối đoái cố định sẽ tạo nên một sự ràng buộc chặt chẽ đối với chính sách tiền tệ và làm... thống các công cụ tài chính, chính sách còn yếu kém và sự phối hợp giữa các bộ, ngành còn khó khăn thì nên có một chế độ tỷ giá tương đối cố định nhằm tạo một mốc neo danh nghĩa cho việc phối hợp các chính sách Chính sách tiền tệ là một chính sách lớn, cần phải đi trước, cũng như tính kỷ luật tài chính là yêu cầu phải có trong việc điều hành chính sách kinh tế vĩ mô 1 .5. 2.3 Tỷ giá hối đoái với thực trạng... ngoại hối một cách hiệu quả nhanh nhất để điều chỉnh tỷ giá theo các mục tiêu của mình 1.4 Vai trò của tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế 1.4.1 Tỷ giá hối đoái có tác động tới cán cân thương mại quốc Khi tỷ giá tăng, hạ giá đồng nội tệ, kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, làm thặng dư cán cân thương mại, tăng ngoại tệ chảy vào trong nước làm giảm áp lực tỷ giá Khi tỷ giá giảm thì ngược lại sẽ... toán, độc quyền thông báo nên trong chừng mực nhất định thì mức TGBQLNH chưa thoát ly khỏi ý chí chủ quan trong điều hành tỷ giá của NHN N Ngoài ra NHN N còn sử dụng hệ thống công cụ (trực tiếp, gián tiếp) dưới đây để tác động lên tỷ giá 1 .5. 3 Công cụ của chính sách tỷ giá 1 .5. 3.1 Nhóm công cụ tác động trực tiếp lên tỷ giá (1) Thị trường ngoại hối 14 Trong điều kiện tình hình giá cả thị trường luôn không... chủ động cao của chính sách tiền tệ, từ đó tạo nên một kỷ luật tài chính tốt hơn Trong tỷ giá thả nổi, ngân hàng trung ương không có trách nhiệm duy trì tỷ giá hối đoái nên tính tự chủ trong chính sách tiền tệ sẽ cao hơn Tuy nhiên, chính sách tài chính, tiền tệ có thể vận động ngược chiều nhau Ví dụ, một chính sách tiền tệ thắt chặt chống lạm phát có thể bị vô hiệu hóa nếu bộ tài chính lại mở rộng đầu... độ rủi ro trong lĩnh vực đầu tư và thu hút vốn đầu tư nước ngoài 1 .5 Chính sách tỷ giá 1 .5. 1 Khái niệm Chính sách tỷ giá là tập hợp các biện pháp sử dụng tỷ giá như một công cụ để thực hiện các mục tiêu kinh tế đã đề ra, là cách thức mà chính phủ hoặc N HTW sử dụng để tác động vào nội tệ và can thiệp vào thị trường ngoại hối Việc điều hành chính sách tỷ giá là để đạt tới các mục tiêu vĩ mô của nền kinh... dịch vụ trong nước xuất khẩu ra nước ngoài Trên thị trường cung ngoại tệ sẽ tăng, làm tỷ giá hối đoái giảm Ngược lại, khi nhập khẩu hàng hoá dịch vụ, các nhà nhập khẩu cần ngoại tệ để thanh toán cho đối tác và đi mua ngoại tệ trên thị trường Hành động này làm cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái tăng Tác động của hai hiện tượng trên là ngược chiều trong việc hình thành tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái cuối... biến tỷ giá trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2010, đó là sự liên thông mật thiết giữa giá vàng thế giới, giá vàng trong nước và tỷ giá USD trên thị trường tự do Cứ mỗi khi giá vàng thế giới tăng đẩy giá vàng trong nước tăng thậm chí là tăng nhanh hơn giá vàng thế giới làm thị trường ngoại hối tự do lại biến động Những bất ổn diễn ra liên tục đã làm suy giảm niềm tin của người dân vào giá trị của. .. xã hội đã trở thành thách thức lớn đối với nền kinh tế nước ta trong năm 2011 2.2.2 Diễn biến tỷ giá năm 2010 – 2011 Năm 2010: Kể từ đầu năm 2010 đến 2/2011, theo tỷ giá chính thức thì tiền đồng đã giảm 5, 5% giá trị so với đồng USD, từ mức 18.482 lên 19 .50 0 VND /USD Xét theo tỷ giá thị trường tự do thì VND đã giảm giá 8,37%, từ mức 19.340 lên 21.000 VND/USD, và vào đầu tháng 12/2010, tỷ giá có lúc . niệm 8 1 .5. 2. Chế độ tỷ giá 9 1 .5. 2.1. Phản ứng của tỷ giá hối đoái đối với các cơn sốc: 12 1 .5. 2.2. Tỷ giá hối đoái với chính sách tài chính - tiền tệ: 13 1 .5. 2.3. Tỷ giá hối đoái với thực. TRẠNG CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ TẠI VIỆT NAM 19 2. Biến động tỷ giá trong 5 năm gần đây 19 2.1. Chính sách tỷ giá Việt Nam năm 2009 21 2.1.1. Tình hình kinh tế xã hội 21 2.1.2. Diễn biến tỷ giá năm. trong thời gian gần đây. Chính vì vậy, nhóm em chọn đề tài nghiên cứu là : Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam trong 5 năm trở lại đây 2 CHƯƠNG I LÝ THUYẾT CHUNG VỀ TỶ GIÁ VÀ CHÍNH

Ngày đăng: 02/06/2014, 16:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w