1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải Pháp Tăng Cường Xuất Khẩu Sản Phẩm May Mặc Của Công Ty Tnhh May Mặc Việt Pacific.docx

61 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Tăng Cường Xuất Khẩu Sản Phẩm May Mặc Của Công Ty Tnhh May Mặc Việt Pacific
Trường học Công Ty Tnhh May Mặc Việt Pacific
Chuyên ngành Xuất Khẩu Sản Phẩm May Mặc
Thể loại báo cáo
Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 135,95 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN HO ẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU (6)
    • 1.1 Khái quát hoạt động xuất khẩu (6)
      • 1.1.1 Vai trò xuất khẩu đối với các doanh nghiệp (7)
      • 1.1.2 Vai trò xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân (8)
    • 1.2 Xu hướng và đặc điểm xuất khẩu hàng may mặc trên thế giới và Việt Nam (10)
    • 1.3 Các hình thức xuất khẩu hàng dệt may chủ yếu của các doanh nghiệp Việt Nam (11)
  • CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MAY MẶC TẠI CÔNG TY TNHH MAY MẶC VIỆT - PACIFIC (18)
    • 2.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của công ty (18)
    • 2.2 Chức năng nhiệm vụ và các loại hình sản xuất của công ty (19)
      • 2.2.1 Chức năng, nhiệm vụ (19)
        • 2.2.1.1 Cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh (0)
        • 2.2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban (21)
      • 2.2.2 Các loại hình sản xuất (24)
      • 2.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh (25)
    • 2.3 Thực trạng hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH may mặc Việt – Pacific (32)
      • 2.3.1 Các sản phẩm xuất khẩu (32)
      • 2.3.2 Nhân lực của công ty (34)
      • 2.3.3 Marketing xuất khẩu, thị trường xuất khẩu (36)
      • 2.3.4 Quy trình xuất khẩu (37)
      • 2.3.5 Kết quả xuất khẩu (39)
    • 2.4 Thực trạng hoạt động sản xuất (40)
      • 2.4.1 Đánh giá hoạt động xuất khẩu (41)
        • 2.4.1.1 Đánh giá chung hoạt động xuất khẩu của công ty (41)
        • 2.4.1.2 Những ưu điểm và tồn tại (43)
  • CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH MAY MẶC VIỆT – PACIFIC (45)
    • 3.1 Mục tiêu phát triển của công ty trong thời gian tới (46)
    • 3.2 Giải pháp (47)
      • 3.2.1 Nghiên cứu thị trường , mở rộng thị trường xuất khẩu (48)
      • 3.2.2 Nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm (52)
      • 3.2.3 Đào tạo nguồn nhân lực (55)
      • 3.2.4 Tiếp thu công nghệ mới (57)
  • KẾT LUẬN (59)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (60)

Nội dung

Sinh viên Thái Doãn Hồng 1 MỤC LỤC Lời nói đầu 1 Nội dung 6 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN HO ẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 6 1 1 Khái quát hoạt động xuất khẩu 6 1 1 1 Vai trò xuất khẩu đối với các doanh nghiệp 7 1 1 2 V[.]

CƠ SỞ LÝ LUẬN HO ẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU

Khái quát hoạt động xuất khẩu

Như chúng ta đã biết, ngoại thương là hoạt động trao đổi giữa nước này với nước khác thông qua mua và bán, hoạt động xuất khẩu là một phần trong ngoại thương Hoạt động xuất khẩu là việc bán hàng hoá, dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác Xuất khẩu cũng là một phần quan trọng trong thương mại quốc tế Hoạt động xuất khẩu xuất hiện từ rất lâu, từ khi có sự trao đổi hàng hoá Sự xuất hiện của hoạt động xuất khẩu là một phần tất yếu trong ngoại thương

Một số nguyên nhân xuất hiện hoạt động xuất khẩu

 Sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội cho nên mỗi quốc gia có những lợi thế khác nhau vế sản xuất sản phẩm Mỗi quốc gia có thế mạnh ở một số loại sản phẩm nhất định Cho nên để tối ưu hoá lợi ích họ tiến hành trao đổi nhằm bù đắt giữa phần dư thừa và phần thiết hụt về các sản phẩm.

 Sự đa dạng hoá trong nhu cầu tiêu dùng của người dân ở mỗi quốc gia cho nên đòi hỏi phải có sự trao đổi sản phẩm lẫn nhau Mỗi quốc gia không thể sản xuất tất cả các sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trong nước mà họ chỉ sản xuất những sản phẩm mà họ có lợi thế trong cạnh tranh để trao đổi những hàng hoá họ kém lợi thế hơn Trong xu thế toàn cầu hoá và nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu của người dân ngày một cao hơn thì hòi hỏi sản phẩm tiêu dùng cũng phải đa dạng phong phú và chất lượng cao hơn, điều đó càng làm thúc đẩy thêm hoạt động xuất nhập khẩu

 Cùng với những nguyên nhân trên là sự khác nhau về công nghệ, ở mỗi nước khác nhau thì trình độ phát triển công nghệ cũng khác nhau, sự phát triển công nghệ không đồng đều dẫn đến sự khác nhau về điều kiện tái sản xuất giữa chúng Sự khác nhau về công nghệ chủ yếu là sự khác nhau về trình độ kỹ thuật, trình độ quản lý, khă năng tài chính, những bí quyết công nghệ, nhân lực … Trong xu thế hiện nay, với việc toàn cầu hoá ngày càng cao và việc phân công lao động diễn ra ngày càng sâu rộng đòi hỏi việc chuyên môn hoá giữa các quốc gia nhằm đạt được một cách tối ưu nhất cho mỗi sản phẩm

Nhờ hoạt động xuất khẩu mà sản phẩm tiêu dùng ngày càng đa dạng hơn ở mỗi quốc gia, chất lượng cũng đảm bảo hơn Người tiêu dùng sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn nữa những sản phẩm phù hợp với khả năng tài chính, sở thích và nhu cầu của mình.

1.1.1 Vai trò xuất khẩu đối với các doanh nghiệp

Xuất khẩu là hoạt động không thể thiếu trong kinh doanh thương mại quốc tế Mỗi doanh nghiệp khi kinh doanh có rất nhiều vấn đề quan trọng cẩn đạt được như nguồn nhân lực, vốn, kinh nghiệm thị trường nhưng quan trọng nhất vẫn là lợi nhuận Để duy trì và phát triển doanh nghiệp thì chỉ có lợi nhuận mới có thể bảo đảm điều đó Để đạt được lợi nhuận tối đa thì doanh nghiệp phải giảm chi phí sản xuất đến mức tối thiểu, nâng cao chất lượng sản phẩm và đạt được một doanh số bán lớn nhất Để đạt được điều đó thì doanh nghiệp phải tiến hành rất nhiều cách như mở rộng thị trường,xúc tiến thương mại và một trong những hoạt động có thể thu được lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp là xuất khẩu hàng hoá Bởi vì xuất khẩu hàng hoá sẽ làm cho giá bán của hàng hoá tăng lên và cao hơn trong thị trường nội địa và sản phẩm của doanh nghiệp được mở rộng ở nhiều thị trường giúp doanh nghiệp phát triển từ đó sẽ làm cho sản phẩm của doanh nghiệp có giá trị hơn Ngoài việc giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, nâng cao giá trị sản phẩm thì hoạt động xuất khẩu còn mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích quan trọng như nâng cao được uy tín của công ty, thương hiệu của công ty sẽ được rất nhiều người tiêu dùng biết đến.Từ đó sẽ giúp doanh nghiệp tìm kiếm được nhiều đối tác, lợi nhuận của doanh nghiệp ngày một nâng cao và từ đó sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong những hoạt động xuất khẩu tiếp theo Thực tế cho ta thấy với hoạt động xuất khẩu thì rất nhiều doanh nghiệp đã thành công và đã trở thành những tập đoàn, những công ty xuyên quốc gia Sản phẩm của những công ty này có mặt trên hầu khắp thị trường thế giới

Tuy có rất nhiều lợi ích nhưng với xu hướng toàn cầu hoá hiện nay thì sự cạnh tranh trên thị trường là rất lớn và rủi ro cho các doanh nghiệp cũng rất nhiều, vì vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải có một chiến lược đúng đắn, tìm hiểu rõ thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng Vượt qua những khó khăn, sẽ giúp doanh nghiệp thanh công.

1.1.2 Vai trò xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân

Thực tế cho thấy bất kỳ quốc gia nào muốn phát triển nền kinh tế thì không chỉ dựa vào sản xuất trong nước mà còn phải dựa vào giao dịch quan hệ với các nước khác Mỗi quốc gia trên thế giới đều có những sự khác biệt nhất định với nhau, khác nhau về vị trí địa lý, về tài nguyên thiên nhiên, về nguồn nhân lực,… nên nếu chỉ dựa vào hoạt động xuất khẩu trong nước thì hàng hoá ở nước đó không được đa dạng hoá và không đủ hàng hoá và dịch vụ cung cấp cho người tiêu dùng Và chỉ dựa vào sản xuất trong nước sẽ không đáp ứng được nguyên nhiên liệu, máy móc, vật tư, kỹ thuật hàng hoá tiêu dùng mà trong nước không thể sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng giá cao Mặt khác hàng hoá sản xuất trong nước không mang đi xuất khẩu sẽ làm cho giá trị của hàng hoá đó giảm đi đáng kể Hoạt động xuất khẩu sẽ làm cho hàng hoá của quốc gia nhiều lợi thế Đó là :

 Hoạt động xuất khẩu sẽ làm cho hàng hoá của quốc gia đó có mặt trên nhiều thị trường, quảng bá cho doanh nghiệp cũng như quốc gia đó. Hình ảnh của quốc gia đó sẽ có mặt trên nhiều vùng lãnh thổ, nhiều thị trường, người tiêu dùng sẽ biết đến quốc gia đó nhiều hơn, từ đó sẽ nhiều người hiểu về quốc gia đó và nên văn hoá của quốc gia đó sẽ được truyền bá sâu, rộng hơn Điều đó giúp thu hút vốn đầu tư, tìm kiếm đối tác và khách du lịch sẽ đến quốc gia đó Sẽ làm thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung

 Hoạt động xuất khẩu sẽ đưa nền kinh tế đơn lẻ của quốc gia đó thành một bộ phận của nền kinh tế thế giới, tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế sâu rộng hơn Biến những lợi thế của mình thành điểm mạnh thực sự, từ đó tăng giá trị hàng hoá, giá trị xuất khẩu, giảm những lĩnh vực mà quốc gia đó kém lợi thế hơn Với sự chuyên môn hoá ngày càng cao thì hoạt động xuất khẩu sẽ làm cho nền kinh tế thế giới có sự phân công rõ ràng vì vậy hoạt động xuất khẩu sẽ làm cho quốc gia đó có cơ hội hội nhập ngày càng cao.

 Hoạt động xuất khẩu sẽ làm cho giá trị hàng hóa tăng lên đáng kể, từ đó góp phần thu được lợi nhuận cao cho doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung Hoạt động xuất khẩu càng lớn thì ngân sách của Nhà nước càng cao, vì sẽ thu được từ thuế xuất khẩu Xuất khẩu mang lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.

Từ những lý do trên cho ta thấy hoạt động xuất khẩu có vai trò rất lớn đối với những doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá nói riêng và đối với nền kinh tế nói chung Vì vậy để thực hiện tốt hoạt động xuất khẩu thì các biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu là một trong những chính sách quan trọng của mỗi quốc gia.

Xu hướng và đặc điểm xuất khẩu hàng may mặc trên thế giới và Việt Nam

Thị trường hàng may mặc trong những năm gần đây phát triển rất sôi động Thị trường hàng may mặc trên thế giới tập trung ở một số quốc gia như Mỹ, Nhật Bản và khu vực EU Đây là những quốc gia, khu vực có nền kinh tế phát triển, nhu cầu của người dân cao và thu nhập đầu người cao. Tuy nhiên trong những năm qua đã xuất hiện nhiều quốc gia, nhiều thị trường có tiềm năng mới các nước Châu Á như Hàn Quốc, Singapo, Hồng Kông, các nước Châu Phi, Canada, … đây là những thị trường đầy tiềm năng, không quá khắt khe về chất lượng cũng như thành phấn sản phẩm, các nhà sản xuất phải tìm kiếm bạn hàng, mở rộng thêm những chỗ đứng ở các thị trường này.

Sản phẩm may mặc xuất khẩu những năm gần đây rất đa dạng và phong phú, từ chủng loại đến màu sắc, đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng Các sản phẩm may mặc từ Comple, jacket, áo sơ mi, quần tây,

…đến các sản phẩm từ dệt kim

Có rất nhiều quốc gia sản xuất, gia công và xuất khẩu hàng may mặc,Trung Quốc là một trong những quốc gia có kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc cao nhất thề giới Các hàng may mặc cao cấp thường sản xuất ởChâu Âu, các nước Châu Á có lợi thế là giá nhân công rẻ, sự cạnh tranh trên thị trường hết sức gay gắt, vì vậy để bảo vệ thi trường truyền thông một số nước đã áp dụng hạn ngạch nhập khẩu như EU, Hoa Kỳ.

Việt Nam có hơn 1000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hàng dệt may và hầu như các công ty này đều xuất khẩu Các thị trường chủ yếu là EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, một số nước Châu Á (như Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông…) Các sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chủ yếu là các sản phẩm chất lượng không cao Vì các doanh nghiệp Việt Nam vẫn sử dụng những công nghệ còn lạc hậu, hoạt động trong việc tìm kiếm thị trường, mở rộng thị trường và nghiên cứu thị trường còn thất, chưa nhạy bén với những biến động của thị trường.Tuy nhiên, trong những năm qua các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam cũng dần chủ động trong việc sản xuất cũng như tìm kiếm thiết kế mẫu mã Việt Nam vừa gia nhập WTO đây là một trong những lợi thế mà các doanh nghiệpViệt Nam cần tận dụng và phát huy hết khả năng của mình để có thế đẩy mạnh xuất khẩu hơn nữa và tìm kiếm nhiều thị trường hơn nữa.

Các hình thức xuất khẩu hàng dệt may chủ yếu của các doanh nghiệp Việt Nam

 Hình thức xuất khẩu dệt may bán đứt :

Hình thức xuất khẩu dệt may bán đứt là hình thức công ty chủ động toàn bộ từ khâu sản xuất sản phẩm đến cung ứng sản phẩm ra thị trường. công ty tự nghiên cứu thị trường, dùng các phương pháp marketing để tìm kiếm thị trường, quan hệ với bạn hàng, bằng những sản phẩm của chính công ty tự tìm kiếm nguyên liệu, thiết kế mẫu mã và tự sản xuất.

Hình thức xuất khẩu bán đứt sẽ giúp doanh nghiệp thu được toàn bộ giá trị của sản phẩm điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ động trong việc sản xuất sản phẩm của mình Bên cạnh đó hình thức xuất khẩu bán đứt cũng giúp cho doanh nghiệp tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, điều này sẽ giúp công ty nắm bắt được nhu cầu của thị trường, xu hướng tiêu dùng sản phẩm từ đó có thể thay đổi sản phẩm phù hợp với thực tế Mặt khác hình thức xuất khẩu bán đứt sẽ giúp doanh nghiệp chủ động trong việc cung ứng nguyên vật liệu, không phụ thuộc vào một đơn vị nào khác điều này sẽ làm cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu, không qua khâu trung gian nào và để tăng doanh thu thì doanh nghiệp phải tìm kiếm nguyên vật liệu với giá rẻ.

Tuy nhiên, do chủ động từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ cho nên rủi ro sẽ lớn khi không tiêu thụ được sản phẩm. Để thực hiện tốt quá trình tiêu thụ sản phẩm khi công ty lựa chọn hình thức xuất khẩu bán đứt thì công ty phải nắm rõ được nhu cầu của thị trường, thị hiếu, sở thích, phong tục tập quán của thị trường nơi công ty tung sản phẩm ra Công tác nghiên cứu thị trường phải đặt lên hàng đầu vì như thế thì công ty mới có thể đi tắt, đón đầu được xu thế và tung sản phẩm ra Lúc đó lợi nhuận của công ty sẽ tăng lên đáng kể

 Hình thức gia công hàng dệt may

Gia công hàng xuất khẩu là một phương thức sản xuất hàng hoá xuất khẩu, trong đó người đặt gia công ở một nước cung cấp đơn hàng,hàng mẫu, máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu hoặc bán thành phẩm,… theo định mức cho trước cho nguời nhận gia công ở nước khác Người nhận gia công tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách Toàn bộ sản phẩm làm ra người nhận gia công sẽ giao lại cho người đặt gia công tiền công.

Ký hợp đồng gia công :

Mối quan hệ giữa bên đặt gia công và bên nhân gia công được cụ thể hoá bằng hợp đồng gia công Trong mối quan hệ hợp đồng gia công, bên nhân gia công chịu mọi chi phí và rủi ro của quá trình sản xuất gia công.Vì vậy hợp đồng gia công về nguyên tắc khác với hợp đồng lao động Trong gia công cần chú ý đến những điểm sau :

- Về thành phẩm : xác định cụ thể về tên hàng, số lượng, phẩm chất, đóng gói với sản phẩm được sản xuất ra.

- Về nguyên vật liệu : xác định về số lượng, chất lượng của nguyên vật liệu và định mức tiêu hao về nguyên vật liệu cụ thể Trong hợp đồng gia công người ta xác định rõ hai nguyên vật liệu

+ Nguyên vật liệu chính : là nguyên vật liệu chủ yếu để làm nên thành phẩm, thường do bên đặt gia công cung cấp.

+ Nguyên vật liệu phụ : có chức năng bổ sung làm hoàn chỉnh thành phẩm do bên nhận gia công lo liệu.

- Vấn đề giá cả gia công : bao gồm tiền thu lao gia công, chi phí về nguyên vật liệu phụ mà bên nhận gia công tự mua sắm, chi phí bao bì đóng gói, chí phí làm thủ tục xuất khẩu.

- Về nghiệm thu : người ta phải thoả thuận về địa điểm nguyêm thu, phương pháp kiểm tra hàng, thời gian nghiệm thu và chi phí nghiệm thu

- Về thanh toán : quy định rõ phương thức thanh toán.

- Về giao hàng : quy định thời gian, địa điểm, phương thức giao cho cả nguyên vật liệu và thành phẩm.

Hợp đồng gia công ràng buộc và quy định trách nhiệm và quyền lợi giữa các bên tham gia Do đó bên nhận gia công cần phải tính toán kỹ lưỡng năng lực thực tế của doanh nghiệp mình có thể đáp ứng được các điều khoản trong hợp đồng hay không Sau đó mới tiến hành ký kết hợp đồng và tiến hành tổ chức thực hiện hợp đồng

Các bước thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu hàng may mặc

Bước 1 : Mở và kiểm tra L/C :

Trong các hoạt động xuất khẩu thì nguyên vật liệu : khi bên đặt gia công thông báo có nguyên vật liệu và sẽ chuyển cho bên gia công thì bên nhận gia công chọn một ngân hàng có uy tín, gửi đơn xin mở L/C, và yêu cầu ngân hàng này mở L/C thanh toán cho người đặt gia công. Đối với các trường hợp giao hàng : sau khi hoàn thành các công việc gia công và chuẩn bị hàng, bên gia công thông báo cho bên đặt gia công mở L/C, bên nhận gia công phải kiểm tra xem L/C đúng với nội dung đã ký trong hợp đồng không.

Bước 2 : Xin giấy phép xuất nhập khẩu :

Khi đã ký xong hợp đồng gia công, người đạt gia công phải tiến hành chuyển nguyên vật liệu cho người nhận gia công Người nhận gia công có nhiệm vụ xin giấy phép xuất nhập khẩu để đưa số nguyên vật liệu đó vào trong nước.

Bước 3 : Gia công và chuẩn bị giao hàng : Đây là bước quan trọng quyết định đến việc hoàn thành hợp đồng gia công hay không Để hoàn thành tốt những bước này người gia công phải tiến hành những bước sau :

- Gia công thử một số sản phẩm nhằm định mức số nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, các chi phí khác.

- Bàn giao nguyên vật liệu cho các đơn vị gia công xuất khẩu.

- Kiểm tra chất lượng hàng hoá khi đã gia công.

- Tính các chi phí thù lao lao động.

- Đóng, gói bao bì hàng hoá chuẩn bị xuất khẩu.

- Kẻ ký mã hiệu để thông báo cho việc giao nhận, bốc dỡ, bảo quản có thể thực hiện tốt.

Bước 4 : Thuê tàu chở hàng và mua bảo hiểm :

Trong các hợp đồng gia công xuất khẩu ở Việt Nam thì người nhận gia công là phía Việt Nam thường nhập khẩu theo điều kiện CIF, theo đó mà bên đặt gia công sẽ tiến hành thuê tàu và mua bảo hiểm (nếu cần).

Bước 5 : Làm thủ tục khai báo hải quan :

Mỗi hàng hoá xuất nhập khẩu đều phải làm thủ tục hải quan trước khi xuất hoặc nhập hàng Việc làm thủ tục hải quan gồm 3 bước :

- Khai báo hải quan : chủ hàng khai báo các chi tiết về hàng hoá lên tờ khai để cơ quan kiểm tra làm thủ tục giấy tờ Tờ khai này phải chính xác và trung thực Tờ khai hải quan quan phải được xuất trình cùng với một số chứng từ khác như : hoá đơn tính thuế, giấy phép xuất nhập khẩu ,…

- Xuất trình hàng hoá : Hàng hoá xuất nhập khẩu phải được sắp xết trật tự, đúng quy cách để thuận tiện trong việc kiểm tra, bốc dỡ hàng hoá lên tàu.

- Thực hiện đúng các quy định của hải quan.

Bước 6 : Giao nhận hàng hoá với tàu :

Hàng hóa gia công xuất khẩu hầu như được vận tải bằng đường biển, cũng có thể vận chuyển bằng hàng không nhưng rất ít Khi đó người chủ hành một số việc sau :

- Căn cứ vào các chi tiết hàng gia công, lập bảng đăng ký hàng chuyên chở cho người vận tải để đổi lấy hồ sơ xuất hàng

- Trao đổi với cơ quan kiểm tra cảng để nắm vững ngày và giờ lấy hàng.

- Bố trí phương tiện đem hàng vào cảng, xếp hàng lên tàu.

- Lấy biên lai ở trưởng tàu để đổi vận đơn đường biển

- Ký kết hợp đồng uỷ thác cho cơ quan vận tải ( cảng, ga ) về việc giao nhận hàng từ tàu nước ngoài về.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MAY MẶC TẠI CÔNG TY TNHH MAY MẶC VIỆT - PACIFIC

Khái quát quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty Trách nhiệm hữu hạn May mặc Việt – Pacific là công ty 100

% vốn nước ngoài có trụ sở chính tại Số 10 Mỗ Lao, Thị xã Hà Đông, Hà Tây Công ty mẹ đại diện cho Việt – Pacific là Pan – Pacific Trading Co., Ltd, trụ sở đặt tại 726, Wonsi-Dong, Ansan City, Kyung Ki-do, Cộng hòa Triều Tiên Công ty TNHH May mặc Việt – Pacific được thành lập theo giấy phép đầu tư số 728/GP ngày 26 tháng 11 năm 1993 của Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Tên giao dich: Công ty TNHH May mặc Việt – Pacific

- Tên giao dịch quốc tế: Viet – Pacific Apparel Co., Ltd

- Loại hàng sản xuất kinh - doanh là hàng may mặc.

- Vốn điều lệ: 1.200.000 USD (một triệu hai trăm ngàn đô la Mỹ)

- Trong đó: Vốn pháp định là: 360.000 USD (ba trăm sáu mươi ngàn đô la Mỹ)

Thời hạn hoạt động của công ty là hai mươi năm kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư Toàn bộ sản phẩm của công ty để xuất khẩu và do công ty chịu trách nhiệm vể thị trường tiêu thụ.

Ngày 25 tháng 9 năm 1996, căn cứ giấy phép điều chỉnh số728/GPĐC1 chuẩn y việc bổ sung mục sản xuất, tăng vốn đầu tư và vốn pháp định của Công ty May mặc Việt – Pacific do Công ty Pan – Pacific Trading Co., Ltd do ông Byong Tae Lim, quốc tịch Hàn Quốc làm đại diện được mở rộng mặt hàng sản xuất kinh doanh chế biến lông vũ.

- Vốn điều lệ của công ty tăng lên mức 2.700.000 USD (hai triệu bảy trăm ngàn đô la mỹ).

- Trong đó, Vốn pháp định của công ty là 1.500.000 USD (một triệu năm trăm ngàn đô la mỹ).

Toàn bộ sản phẩm may của Công ty để xuất khẩu, sản phẩm lông vũ được phép xuất khẩu và tiêu thụ tại thị trường Việt Nam Công ty có con dấu riêng và mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng.

Chức năng nhiệm vụ và các loại hình sản xuất của công ty

- Công ty trách nhiệm hữu hạn May mặc Việt – Pacific là một công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân có nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm may mặc và chế biến lông vũ để xuất khẩu và bán trong nước

- Công ty có nghĩa vụ nộp cho Nhà nước Việt Nam tiền thuê đất hàng năm với mức 2,7 USD/năm đối với diện tích đất sử dụng tại làng Mỗ Lao, Văn Yên, thị xã Hà Đông, Hà Tây và 2,4 USD/m2/năm đối với diện tích đất sử dụng tại HTX Văn Mỗ, phường Văn Mỗ, thị xã Hà Đông, Hà Tây.

- Thực hiện các nghĩa vụ về thuế theo quy định hiện hành.

GIÁM ĐỐC BỘ PHẬN A GIÁM ĐỐC BỘ PHẬN B

KHỐI VĂN PHÒNG KHỐI P XƯỞNG

2.2.1.1 Cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh

Sơ đồ 1 : SƠ ĐỒ CÁC PHÒNG BAN

Nguồn : phòng nhân sự C.ty TNHH Việt - Pacific

2.2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

 Ban Giám đốc: gồm 3 người:

- Tổng Giám đốc: nắm quyền cao nhất, điều hành chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, xây dựng chiến lựợc phát triển của Công ty nhằm sử dụng nguồn vốn, nguồn nhân lực, vật lực đạt hiệu quả cao nhất.

- Giám sát điều hành hoạt động của khối văn phòng, khối phân xưởng Đảm bảo nhân viên làm việc nghiêm túc, công việc tiến hành trôi chẩy thuận lợi.

- Xây dựng chiến lược phát triển của công ty nhằm sử dụng có hiệu quả, bảo đảm nguồn vốn hiện có.

- Giám sát điều hành mọi hoạt động chế biến kinh doanh lông vũ, hoạt động sản xuất hàng may mặc.

- Tham mưu cho tổng giám đốc về tổ chức sản xuất quản lý lao động, nhân sự phù hợp với dây chuyền công nghệ hiện đại.

- Lập và thực hiện kế hoạch lao động, đào tạo, nâng cấp và tuyển dụng các loại lao động phù hợp với tổ chức sản xuất.

- Thưc hiện các chính sách đối với người lao động, các chế độ bảo hiểm y tế, xã hội, bảo hộ lao động

- Tham mưu cho tổng giám đốc về lĩnh vực kế toán và tài chính thực hiện các chế độ tài chính của Nhà nước quy định như nộp Ngân sách các khoản thuế xuất nhập khẩu, thuế vốn…

- Trực tiếp quản lý vốn các loại, các nguồn phục vụ cho sản xuất kinh doanh

- Tổ chức theo dõi hạch toán các chi phí sản xuất kinh doanh, kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty

- Tham mưu cho tổng giám đốc các dự án phát triển với các đối tác nước ngoài, các kế hoạch thực hiện hợp đồng có hiệu quả.

- Thực hiện các nghiệp vụ xuất nhập khẩu như làm thủ tục hải quan, thủ tục hàng hoá xuất nhập khẩu, thủ tục thanh toán tiền hàng với khách nước ngoài, giao dịch vận chuyển, hải quan thuế…

- Trực tiếp theo dõi, đôn đốc kế hoạch sản xuất, tiến độ giao hàng.

- Cân đối nguyên phụ liệu để đảm bảo phục vụ tốt cho tiến độ sản xuất.

- Tổng hợp thống kê báo cáo thực hiện kế hoạch các mặt hàng của toàn bộ công ty lên cấp trên và công ty mẹ.

- Xây dựng và quản lý các quy trình công nghệ, quy phạm kỹ thuật, quy cách tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm, xác định các định mức kỹ thuật

- Nắm bắt và phát hiện kịp thời những sai sót trong quá trình sản xuất để hoàn thiện chất lượng quy cách của sản phẩm.

- Thiết kế mẫu mã sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm một cách tốt nhất.

- Quản lý các hợp đồng mua nguyên vật liệu để chế biến lông vũ với chi phí hợp lý.

- Giao dịch, xúc tiến việc ký kết các hợp đồng kinh doanh mặt hàng này đồng thời đôn đốc tiến độ thực hiện công việc.

- Giao dich, xúc tiến các hợp đồng may mặc, thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty.

- Quản lý việc giao nhận hang đến các đại lý, các chủ hàng

- Tham mưu cho tổng giám đốc các hợp đồng kinh doanh có lợi nhuận cho công ty.

- Tìm kiếm các thị trường mới và mở rộng thị trường.

- Bao gồm các bộ phận cắt, bộ phận may, bộ phận giáp nối hoàn thiện sản phẩm

- Quản lý, bảo vệ các loại nguyên phụ liệu nhập khẩu phục vụ cho quá trình gia công hàng xuất khẩu.

- Các sản phẩm sản xuất chưa bán được và bị trả về.

- Kiểm kê định kỳ, theo dõi số lượng tồn kho để lập kế hoạch cho việc dự trữ nguyên phụ liệu cần thiết cho sản xuất.

- Kiểm kê định kỳ, để có kế hoạch thanh lý hàng tồn kho.

- Có trách nhiệm bảo vệ sản xuất, an toàn hàng hóa của Công ty.

- Tổ chức lực lượng bảo vệ chuyên nghiệp, kiểm tra con người và hàng hóa ra vào Công ty

2.2.2 Các loại hình sản xuất

Công ty Việt – Pacific là một doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chuyên sản xuất công nghiệp Sản phẩm chính của công ty là hàng may mặc và chế biến lông vũ Để sản xuất các mặt hàng về may mặc căn cứ trên hợp đồng kinh tế cụ thể với khách hàng, công ty phân ra các loại hình tổ chức sản xuất :

- Gia công hàng may mặc

Công ty ký kết hợp đồng với khách hàng nước ngoài trong đó có quy định rõ các điều kiện cụ thể : mẫu mã sản phẩm, quy cách bao bì đóng gói, cung cấp đầy đủ nguyên liệu, phụ liệu theo định mức thống nhất- và thu nhận các sản phẩm đúng tiêu chuẩn theo số lượng, thời hạn và địa điểm giao hàng Hoàn thành công việc trên chủ hàng sẽ thanh toán cho công ty giá trị da công.

- Sản xuất hàng may mặc :

Công ty nhận các đơn đặt hàng của các doanh nghiệp kinh doanh hàng may mặc Công ty có mẫu mã, quy cách sản phẩm, nguyên liệu,phụ liệu v.v… để các doanh nghiệp ký hợp đồng có thể lựa chọn và để sản xuất.

2.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh

Muốn đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty có hiệu quả hay không thì trước hết ta phải xem xét việc sử dụng nguồn vốn và cân đối các nguồn thông qua:

Bảng 1 : BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NĂM 2005 – 2006 Đơn vị tính: đồng

CHỈ TIÊU NĂM 2005 NĂM 2006 SO SÁNH

I.Tài sản LĐ & đ.tư NH 26 613 136 136 30 274 002 486 3 660 866 350

4 Tài sản LĐ khác 77 632 350 10 426 000 -67 206 350 II.Tài sản CĐ& đ.tư DH 23 680 487 915 19 861 107 175 -3 819 380 740 1.Tài sản CĐ hữu hình 46 076 818 489 46 611 662 239 534 843 750 (Khấu hao lũy kế) (23 032 479 830) (27 279 554 031) 4 247 074 200 2.Chi phí trả trước DH 636 149 256 528 998 967 -107 150 289 TỔNG TÀI SẢN 50 293 624 051 50 135 109 661 -158 504 390 NGUỒN VỐN

3 Nợ khác 49 275 739 175 937 810 126 662 071 II.Vốn chủ sở hữu 39 535 482 201 39 844 464 832 308 982 631

2 Lợi nhuận để lại 11 289 182 001 11 598 164 632 308 982 631 TỔNG NGUỒN VỐN 50 293 624 051 50 135 109 661 -158 514 390

Nguồn :Trích BCĐKT 2005 - 2006 của C.ty TNHH Việt - Pacific

So sánh tình hình biến động tài sản nguồn vốn thông qua Bảng CĐKT trong hai năm 2005 & 2006 ta nhận thấy:

Nhìn vào tổng tài sản của năm 2005 so với 2006 thì giảm đáng kể nhưng xét về cơ cấu thì thấy tình hình tài sản của Công ty có nhiều biến chuyển tích cực Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng 3 660 866 350 VNĐ, trong đó riêng tiền tăng 523 082 848 VNĐ Có được sự gia tăng về nguồn tiền này một phần là do Công ty đã thu hồi được một số khoản nợ, thể hiện ở mục các khoản phải thu giảm 2 862 473 071 VNĐ Ngoài sự gia tăng về tiền, hàng lưu kho cũng tăng lên 6 067 462 923 VNĐ Về phần tài sản cố định, nguyên giá của tài sản cố định của năm 2005 tăng 534 843 750 VNĐ so với năm 2006 Chỉ có tài sản lưu động khác là giảm 67 206 350 VNĐ, không đáng kể so với sự tăng lên của các tài sản khác Vậy sự suy giảm ở đây chủ yếu là do tài sản lưu động khác giảm và chi phí trả trước dài hạn được phân bổ dần vào chi phí của các kỳ báo cáo.

Tổng nguồn vốn của năm 2006 giảm so với năm 2005 là 158 514

390 VNĐ Nguồn vốn giảm là do Công ty đã thanh toán được những khoản nợ ngắn hạn 627 409 092 VNĐ Đây là một trong những biểu hiện tốt về tình hình thanh khoản của Công ty Tuy nhiên cũng cần phải xem xét tới sự gia tăng về những khoản nợ dài hạn và nơ khác Lợi nhuận để lại của năm

2006 tăng 308 982 631 VNĐ so với năm 2005, đây là một trong những nguồn bổ sung vốn kinh doanh quan trọng Nó thể hiện xu hướng đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh của Công ty.

Bảng 2: BẢNG CƠ CẤU TÀI SẢN – NGUỒN VỐN

Chỉ tiêu Năm 2005(%) Năm 2006(%) % Chênh lệch

Nguồn : Phòng kế toán cty Việt - Pacific

Qua bảng cơ cấu Tài sản – Nguồn vốn ta thấy tỷ trọng tài sản cố định trên tổng tài sản của năm 2006 giảm xuống mức 38,6 %, nhỏ hơn tỷ trọng của năm 2005 là 7,2 % Trong khi đó tỷ trọng tài sản lưu động trên tổng tài sản tăng 7,5% so với năm 2005 Đây là một thay đổi tích cực cho thấy sự chuyển hướng tăng lượng dự trữ tài sản lưu động, tăng hàng lưu kho để phục vụ cho mở rộng sản xuất kinh doanh.

Cũng qua bảng cơ cấu Tài sản – Nguồn vốn ta thấy được tỷ trọng nợ phải trả trên tổng nguồn vốn giảm 0,9 %, còn tỷ trọng vốn chủ sở hữu tăng 0,9 % điều này cho thấy sự tăng trưởng vốn chủ sở hữu là tăng trưởng lành mạnh, không có sự gia tăng của chiếm dụng vốn, nó góp phần gia tăng tự chủ tài chính cho doanh nghiệp. Để đánh giá một cách đầy đủ về tình hình tài chính của Công ty, ngoài bảng cân đối kế toán ta cần phải xem xét

Bảng 3 : BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2005 – 2006 Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch

Nguồn :Trích BCKQKD của C.ty TNHH VIệt - Pacific)

Qua Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty ta thấy: Lợi nhuận trước thuế của Công ty năm 2006 là 343 314 034 VNĐ, tăng so với năm

Thực trạng hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH may mặc Việt – Pacific

2.3.1 Các sản phẩm xuất khẩu

Các sản phẩm xuất khẩu của công ty trong những năm gần đây khá đa dạng và phong phú, tuy nhiên những mặt hàng chủ yếu vẫn là hàng lông vũ, jăcket, áo sơ mi, quần các loại,… Công ty đang tập trung nghiên cứu những sản phẩm có giá trị cao nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường

+) Tỷ suất sinh lời trên VCSHLN trước thuế

Bảng 6 : DOANH THU THEO MẶT HÀNG XUẤT KHẨU Đơn vị : USD

Thị trường Mặt hàng Doanh thu

Jăcket, áo khoác các loại 150 245 149 332

Jăcket, áo khoác các loại 243 536 236 856

Jăcket, áo khoác các loại 215 981 248 229

Sơ mi 142 963 86 781 quần áo các loại 82 655 96 667

Nguồn : Báo cáo xuất khẩu năm 2005 và 2006

Qua bảng ta thấy, các mặt hàng của công ty có sự tăng giảm khác nhau, nhưng nhìn chung các thị trường có sự đồng đều về số lượng hàng hoá xuất khẩu Mặt hàng lông vũ vẫn là mặt hàng có khối lượng xuất khẩu lớn nhất Điều này cũng phần nào giải thích được bởi mặt hàng lông vũ của công ty áp dụng công nghệ cao, nguồn hàng tương đối ổn định, Tuy trong 2 năm 2005 và 2006 dịch gia cầm bùng phát nhưng công ty đã có những bước chuẩn bị và đã không bị ảnh hưởng quá nhiều đến nguồn cung nguyên vật liệu Mặt khác công nhân trong khâu chế biến lông vũ đều là những công nhân có tay nghề cao

Thị trường Nhật Bản tuy công ty chỉ xuất khẩu 4 nhóm mặt hàng nhưng giá trị xuất khẩu lại đứng cao nhất trong những thị trường xuất khẩu của công ty.

Một số thị trường như Nga, Hông Kông,… tuy công ty đã chủ động tìm kiếm bạn hàng nhưng giá trị xuất khẩu vẫn còn thấp, công ty cần tập trung hơn nữa những thị trường này vì đây là những thị trường có tiềm năng

2.3.2 Nhân lực của công ty

Công ty TNHH May mặc Việt – Pacfic có bộ máy hết sức gọn nhẹ. Tổng giám đốc là người Hàn Quốc điều hành chung mọi hoạt động của công ty Công ty có một số chuyên gia là người Hàn Quốc phụ trách những mảng kỹ thuật và thực hiện giám sát sản xuất Đây là các chuyên gia công ty mẹ cử sang nhằm giúp đỡ công ty.

Bảng 7 : CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY

Nguồn : Phòng nhân sự công ty TNHH May mặc Việt – Pacific

Từ bảng ta thấy lao động tại Công ty được phân theo quan hệ với quá trình sản xuất thành hai loại:

- Lao động trực tiếp sản xuất: là bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm.

- Lao động gián tiếp: đây là bộ phận lao động tham gia gián tiếp vào quá trình sản xuất của Công ty như nhân viên kỹ thuật, đội xe, nhân viên văn phòng, nhân viên quản lý hành chính.

Tổng số lao động hiện thời tại Công ty vào khoảng: 1200 lao động, với gần 90 % là lao động nữ, phù hợp với tính chất công việc đòi hỏi sự cẩn trọng tỷ mỷ Trong đó lao động trực tiếp vào khoảng 97,5 % và lao động gián tiếp có 30 người chiếm 2,5 % tổng số lao động tại Công ty Tỷ trọng này cho thấy bộ máy hành chính của Công ty khá tinh giảm và gọn nhẹ. Trình độ Đại học và trên đại học có trên 20 người, còn lại là Cao đẳng và Trung cấp Riêng khối lao động trực tiếp sản xuất đa phần được tuyển dụng từ những công nhân có tay nghề cao.

Lương của công nhân trực tiếp sản xuất được tính theo giờ dựa trên thẻ chấm công cộng với lương phép và lương thưởng hàng năm Trung bình khoảng một triệu đồng / người / một tháng Ngoài ra còn cộng tiền ăn ca, tiền làm thêm giờ khi vào vụ Lương của nhân viên văn phòng được tính theo lương cơ bản nhân với hệ số thâm niên cộng với lương phép và lương thưởng hàng năm, khoảng hai triệu đồng / một người / một tháng. Công ty thực hiện đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn cho người lao động theo tỷ lệ quy định (Công ty chịu 20%, người lao động chịu 5 % trừ vào lương)

Hàng năm, Công ty đều tổ chức cho cán bộ công nhân viên được đi du lịch nghỉ mát một lần , hàng tháng phòng nhân sự thay mặt Công ty mua quà tặng nhân viên nhân dịp sinh nhật Công nhân nữ có thai được cộng thêm 10 % lương, nghỉ đẻ được hưởng 50 % lương, có con nhỏ được nghỉ sớm một tiếng trong ngày Đây là một số những chính sách rất ưu đãi đối với người lao động nhằm tạo ra sự gắn bó với Công ty và hăng say trong công việc

2.3.3 Marketing xuất khẩu, thị trường xuất khẩu

Trong những năm qua công tác marketing của công ty chưa thực sự tốt, công ty vẫn đang chú trọng đến gia công xuất khẩu Hoạt động marketing thực sự mới được công ty chú ý đến ba bốn năm gấn đây khi xu hướng toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam Công ty chưa có những cán bộ thiên về marketing thực sự, trong năm tới đây thì công ty mới thành lập phòng marketing Điều này sẽ giúp công ty có cơ hội tìm kiếm thị trường, khuyếch trương được thương hiệu của công ty.

Thị trường xuất khẩu của công ty vẫn là một số nước như Mỹ, Nhật,Canada,…

Bảng 8 : KIM NGẠCH XUẤTKHẨU THEO THỊ TRƯỜNG Đơn vị : USD

Nguồn : Phòng xuất nhập khẩu cty Việt – Pacific

Thị trường Nhật Bản và Canada vẫn là thị trường chiếm tỷ trọng xuất khẩu cao của công ty Thị trường Mỹ tuy trong những năm gần đây cũng đã có xu hướng tăng lên Một số thị trường mới như Eu, Châu Phi,… công ty đã có những bạn hàng tốt nhưng công ty vẫn chưa đẩy mạnh để tăng thị phần ở thị trường này Thị trường EU là một trong những thị trường tiềm năng, hàng năm EU nhập khẩu hơn 70 Tỷ USD quần áo các loại, vì vậy đây là một trong những thị trường tiềm năng lớn Mặc dù vậy, EU là một trong những thị trường khó tính, đòi hỏi chất lượng hàng hoá cao, mẫu mã phong phú, đa dạng.

Là một doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc và nhận gia xuất khẩu,chịu sự quản lý của công ty mẹ ở Hàn Quốc Các hợp đồng của công ty ngoài những hợp đồng ký được trong nước còn hầu như là hợp đồng do công ty mẹ phía Hàn Quốc gửi sang Những hợp đồng do bên công ty mẹ gửi sang thì đồng thời gửi nguyên vật liệu cần thiết Công ty chỉ giống như một phân xuởng sản xuất sản phẩm nên vấn đề kinh doanh hầu như tập trung vào việc chỉ đạo sản xuất trong nội bộ, đẩy mạnh cải tiến kỹ thuật, cải tiến công tác quản lý để nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm để thu được nhiều lợi nhuận từ giá trị gia công Trong những năm gần đây công ty đã chủ động hơn trong việc xuất khẩu và gia công xuất khẩu ngoài sự chỉ đạo của công ty mẹ, công ty đã tự tìm kiếm hợp đồng gia công xuất khẩu cho một số bạn hàng mới có mối quan hệ với công ty mẹ và nhận mốt số hợp đồng gia công của các công ty bạn gửi sang Ngoài ra công ty đã chủ động hơn trong khâu sản xuất sản phẩm. Công ty đã tự thiết kế một số mẫu mã, những sản phẩm mang chính thương hiệu của công ty Tuy nhiên đây chỉ là một trong những bước đi còn mới của công ty Công ty cần chủ động hơn nữa vì tự sản xuất sản phẩm sẽ mang cho công ty lợi nhuận cao hơn rất nhiều so với gia công nhưng mức độ mạo hiểm cũng cao hơn so với gia công Công ty cấn có những bước đi đúng đắn, những chiến lược cần thiết để có thể thành công hơn nữa trong khâu này Gia công vẫn là thế mạnh của công ty, sau đây là quy trình cụ thể của công ty khi tham gia vào gia công xuất khẩu :

Một trong những khâu quan trọng của quá trình gia công xuất khẩu là nhập khẩu nguyên liệu và vận chuyển về kho của công ty Dưới đây là một số những nét cơ bản của công việc này:

Mỗi khi hợp đồng gia công được ký kết và phía đối tác xếp hàng lên tàu thì invoice, packing list và B/L gốc sẽ được gửi fax đến cho Công ty Khi nhận được giấy báo hàng đến của hãng tàu hoặc đại lý vận tải, phòng XNK sẽ tiến hành làm thủ tục hải quan để nhập khẩu nguyên liệu đưa về kho.Chứng từ để thông quan hàng hóa bao gồm:

 Hai Vận đơn phô tô có đóng dấu “Sao y bản chính”

 Một Giấy báo hàng đến phô tô có đóng dấu “Sao y bản chính”

 Hai Hóa đơn phô tô có đóng dấu “Sao y bản chính”

 Một Packinglist phô tô có đóng dấu “Sao y bản chính”

 Một Đơn xin chuyển cửa khẩu

Tùy theo loại hàng hóa và nguyên vật liệu nhập về mà Chi cục Hải quan cử người đến tận doanh nghiệp kiểm tra xác suất, kiểm tra toàn bộ hoặc miễn kiểm Sau khi được kiểm tra, nguyên vật liệu sẽ được bốc dỡ vào kho.

Thực trạng hoạt động sản xuất

Trong bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ta thấy tình hình tài chính của công ty TNHH May mặc Việt – Pacific tương đối ổn định So với những năm trước thì 2 năm 2005 và 2006 tình hình sản xuất của công ty tăng lên rõ rệt Công ty không chỉ tham gia vào gia công xuất khẩu mà còn sản xuất những mặt hàng may mặc có nhu cầu lớn trên thị trường

Trong hoạt động gia công xuất khẩu, với sự giúp đỡ từ công ty mẹ Pan – Pacific thì trong 2 năm qua công ty đã có rất nhiều hợp đồng gia công có tỷ trọng cao Công ty mẹ Pan – Pacific là một công ty lớn nên khi nguyên liệu vừa đến cảng là đã có kế hoạch sản xuất luôn, cho nên công ty cũng phải chạy hết tiến độ sản xuất để giao hàng đúng kế hoạch cho công ty mẹ Có những hợp đồng lớn công ty không thể một mình gia công vì phải giao hàng đúng ngày, công ty đã chủ động đưa một phần hàng đi gia công ở một số đơn vị bạn, góp phần tạo ra công ăn việc làm, tăng thu nhập cho đơn vị bạn Với những hình thức này công ty đã có mối quan hệ rất tốt với khách hàng, tạo uy tín cho doanh nghiệp mặc dù lợi nhuận không cao so với trực tiếp gia công nhưng như thế công ty sẽ duy trì được mối hàng.

Ngoài ra công ty đã chủ động sản xuất một số sản phẩm mà nhu cầu của thị trường cần Một số sản phẩm công ty đã xuất khẩu sang Nhật Bản,

EU Trong thị trường EU thì chủ yếu xuất khẩu sang Nga, sản phẩm của công ty được tiêu thụ ở một số đại lý của người Việt ở Nga Trong năm tới thì công ty sẽ chủ động hơn trong xuất khẩu theo phương thức này, vì với việc xuất khẩu theo phương thức này thì công ty sẽ thu được lợi nhuận cao hơn, thương hiệu của công ty cũng sẽ có dấu ấn trên thị trường cùng với đó công ty sẽ chủ động hơn trong việc nghiên cứu và mở rộng thị trường Đó là một trong những bước đi sắp tới của công ty.

2.4.1 Đánh giá hoạt động xuất khẩu

2.4.1.1 Đánh giá chung hoạt động xuất khẩu của công ty

Công ty Trách nhiệm hữu hạn May mặc Việt – Pacific là một Công ty 100 % vốn nước ngoài chuyên về sản xuất và gia công xuất khẩu các mặt hàng may mặc và chế biến lông vũ Trước đây khi mới thành lập năm 1996 công ty chỉ mới như một xưởng may của công mẹ, lúc đó số công nhân của công ty chỉ mới hơn 200 công nhân, bộ máy chỉ mới có giám đốc quản lý phân xưởng Nhưng những năm tiếp theo với sự giúp đỡ của công ty mẹ và sự chủ động của công ty, công ty dần dần đổi mới công nghệ, tăng số lượng công nhân, bộ máy của công ty cũng được hình thành và hoạt động đi vào quy củ Cùng với sự năng động của cán bộ công nhân viên công ty, từ một xưởng may đến một công ty chuyên gia công và sản xuất hàng may mặc xuất khẩu Đó là một quá trình cố gắng của toàn thể công ty

Riêng về gia công xuất khẩu, Công ty ít có sự cạnh tranh trực tiếp nào từ thị trường trong nước bởi hầu như các đơn đặt hàng gia công đều do

Công ty mẹ là Pan – Pacific của Hàn Quốc gửi sang Tuy nhiên, trong mười bốn năm hình thành và phát triển vừa qua, Công ty cũng đã tạo được một số uy tín nhất định với các bạn hàng, một vị thế vững chắc trên thị trường, đảm bảo cho sự phát triển mở rộng thị trường kinh doanh trong tương lai. Ngoài những hợp đồng gia công do công ty mẹ gửi sang công ty đã thiết lập và ký được nhiều hợp đồng gia công xuất khẩu được công ty mẹ đánh gia cao

Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, đòi hỏi bất kỳ công ty nào cũng phải vận động và không thể dừng lại ở những gì đang có Trong hoạt động xuất khẩu cũng vậy, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu may mặc, vì ở Việt Nam có hơn 1000 công ty xuất khẩu hàng may mặc cho nên sự cạnh tranh trên thị trường hết sức gay gắt Công ty TNHH May mặc Việt – Pacific đã nhận ra điều này, vì vậy công ty đã đẩy mạnh hoạt động marketing của công ty hơn nữa Tuy hoạt động marketing trong những năm qua của công ty chưa thực sự tốt, do đó đã kìm hãm phần nào sự phát triển của công ty. Nhưng trong năm nay công ty đã thành lập phòng marketing, điều này sẽ giúp công ty chủ động trong việc tìm kiếm, mở rộng thị trường và sẽ thiết lập được nhiều mối quan hệ bạn hàng hơn nữa

Với xu thế hiện nay, công ty luôn làm ăn với các đối tác nước ngoài,quan hệ bạn hàng với các nước ngày càng nhiều cho nên đòi hỏi cán bộ công nhân viên phải có trình độ chuyên môn để theo kịp xu hướng đó Đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty tuy rất năng động nhưng chất lượng chưa cao, trình độ nắm bắt, tiếp thị sản phẩm, hiểu về luật pháp, phong tục tập quán, thông lệ quốc tế,…còn nhiều hạn chế khiến cho hoạt động xuất khẩu của công ty trở nên khó khăn hơn Công nhân của công ty có số lượng khá lớn gần 1200 người nhưng số lượng công nhân được đào tạo tốt vẫn còn ít điều này dẫn đến chất lượng sản phẩm, năng suất lao động giảm và tăng chi phí trung gian dẫn đến ảnh hưởng đến giá trị gia tăng trong hoạt động xuất khẩu của công ty. Đối với mặt hàng lông vũ, do Công ty đã đầu tư một dây chuyền máy móc công nghệ hiện đại, đa phương hóa trong quan hệ với các nhà cung cấp nguyên liệu nên tuy có vô vàn khó khăn trong đợt cúm gia cầm vừa qua, hoạt động sản xuất và kinh doanh lông vũ của Công ty vẫn ổn định và không ngừng phát triển Công ty cũng dần dần tạo được chỗ đứng cho mình ở thị trường trong nước Tuy nhiên với thực trạng của công ty may mặc hiện nay, nguồn nguyên phụ liệu cung cấp cho ngành dệt may hiện nay chỉ mới đáp ứng gần 20% nhu cầu sản xuất sản phẩm vì vậy công ty đã phải nhập những nguyên phụ liệu từ nước ngoài Hiện nay nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất của công ty nhập khẩu từ nhiều nước như Nhật Bản, Thái Lan,… và từ sự giúp đỡ của công ty mẹ Tuy chất lượng vải đã đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhưng giá thành khá cao và ở một số nguồn hàng chưa ổn định điều này ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất lao động của công ty và do giá thành cao hơn trong nước làm cho giá sản phẩm của công ty cao hơn từ đó làm cho sản phẩm của công ty khó tiêu thụ hơn và doanh thu của công ty đã bị ảnh hưởng.

Sản phẩm của công ty tương đối đa dạng nhưng số lượng chủng loại còn hạn chế và số lượng chủng loại không cần bằng ở các mặt hàng kinh doanh Sản phẩm của công ty xuất khẩu không ổn định, các sản phẩm truyền thống của công ty vẫn được duy trì tuy và có sự tăng lên trong các năm Tuy nhiên việc đa dạng hoá ở các sản phẩm khác còn chậm điều này làm giảm số lượng sản phẩm xuất khẩu của công ty.

2.4.1.2 Những ưu điểm và tồn tại

Qua một số đánh giá sơ lược về tình hình hoạt động sản xuất khẩu của Công ty TNHH May mặc Việt – Pacific, ta thấy được những:

- Bộ máy hành chính tinh giảm, gọn nhẹ.

- Tổng giám đốc trao phần lớn quyền quyết định cho Giám đốc và các trưởng phòng, tạo ra sự linh động trong khi giải quyết các công việc và thực tế cho thấy nó đem lại hiệu quả cao trong quản lý.

- Vấn đề chi phí được xem xét và quản lý một cách khá hiệu quả đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.

- Là một công ty có 100% vốn nước ngoài nên những hợp đồng nước ngoài sẽ có công ty mẹ ở Hàn Quốc giúp đỡ, tạo cho công ty nhiều thuận lợi trong việc nhận gia công và xuất khẩu sang thị trường một số nước.

- Công ty không quá phụ thuộc vào công ty mẹ ở nước ngoài mà đã chủ động tìm kiếm những hợp động, những bạn hàng mới Trong những năm gần đây công ty đã khá độc lập, tự tìm kiếm những thị trường tiềm năng Là một trong những công ty con của Hãng Pan – Pacific công ty đã được nhiều bạn hàng quan tâm và để ý, đây cũng là điểm mạnh mà công ty cần phát huy để mở rộng thị trường, ký kết hợp động nhiều hơn nữa

 Tồn tại cần phải khắc phục

- Các thủ tục thông quan hàng hóa hiện thời vẫn phải làm thủ công,giấy tờ Chỉ cần một sai sót là hàng hóa không được kiểm tra, khiến phát sinh những chi phí không đáng có Bắt đầu từ năm 2006, các Chi cục Hải quan đã có các cửa khai báo điện tử, Doanh nghiệp có thể sử dụng hình thức này để tiết kiệm thời gian và chi phí.

- Công ty mới chỉ chú trọng gia công xuất khẩu và phần nhiều hợp đồng gia công đều từ phía công ty mẹ chuyển sang nên có những lúc vẫn bị động trong kế hoạch sản xuất Thêm vào đó là Công ty chưa chú trọng đến thị trường Việt Nam trong khi đây là một thị trường rất tiềm năng, và sôi động đối với mặt hàng may mặc Để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, công ty nên xem xét mở rộng thị trường và mở rộng lĩnh vực kinh doanh

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH MAY MẶC VIỆT – PACIFIC

Mục tiêu phát triển của công ty trong thời gian tới

Việt Nam vừa gia nhập WTO, đó là một trong những lợi thế mà bất kỳ công ty xuất khẩu nào cũng nhận thấy, các công ty xuất khẩu may mặc cũng vậy, họ đã có những chiến lược, nghiên cứu thị trường để có thế mở thêm những thị trường mới tăng giá trị xuất khẩu hơn nữa Công Ty TNHH May mặc Việt – Pacific cũng đã nhận ra điều này, công ty đã có những chiến lược cụ thể để dần chiếm lĩnh thị trường nhiều hơn nữa

Với thực tế của công ty và những biến động của thị trường công ty đã đề ra những đường đi đúng đắn để đẩy mạnh quá trình sản xuất của công ty

 Công ty đã tăng vốn kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất để đáp ứng nhiều hơn nữa nhu cầu cũng như khả năng phát triển của công ty

 Mở rộng thị trường, tiếp cận những thị trường mới có nhu cầu lớn. Khai thác tối đa những thị trường mà công ty đã có.

 Đầu tư nâng cấp nhà xưởng,máy móc thiết bị, điều kiện làm việc và tay nghề của công nhân nhằm tăng năng suất lao động.

 Đảm bảo việc làm ổn định, liên tục cho công nhân viên

 Tăng cường gia công những sản phẩm có chất lượng cao nhằm tăng giá trị xuất khẩu.

 Quản lý, giáo dục tư tưởng, chính trị cho công nhân viên trong công ty Để có một tập thể đoàn kết đồng lòng.

 Tuyên thêm những công nhân có tay nghề cao Nhân viên quản lý có chất lượng tốt vào công ty Để có một đội ngũ cán bộ công nhân viên đủ mạnh, đủ năng lực đáp ứng được những thực tế đặt ra.

 Tìm kiềm và sử dụng những nguyên phụ liệu trong nước thay thế cho những nguyên phụ liệu mà công ty vẫn còn nhập khẩu

 Xúc tiến hoạt động quảng bá và đưa sản phẩm của công ty tham gia những hội chợ triển lãm nhằm tìm kiếm bạn hàng, khách hàng.

 Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về sản xuất và gia công sản phẩm Các tiêu chuẩn về sản phẩm mà công ty đã đạt ra.

Ngoài ra, trong thời gian tới công ty sẽ thành lập phòng kế hoạch thị trường nhằm đẩy mạnh hơn nữa khả năng tìm kiếm thị trường, giới thiệu sản phẩm. Đến đầu năm 2008 công ty sẽ đưa vào sử dụng thêm 10 giây chuyền sản xuất áo jacket và Veston

Các mục tiêu đó xuất phát từ thực tế của thị trường cũng như thực tế của công ty hiện nay Thế mạnh của công ty là gia công xuất khẩu công ty luôn đáp ứng một cách tốt nhất Vì vậy công ty muốn đẩy mạnh hơn nữa hoạt động sản xuất sản phẩm của công ty, nhằm nâng công ty lên một tầm cao mới Phát triển thương hiệu, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường

Giải pháp

Với sự vận động hiện nay của cơ chế thị trường, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt Mỗi công ty phải tìm ra cho mình những chiến lược kinh doanh phù hợp Và công ty TNHH May mặc Việt – Pacific cũng vậy Công ty đã có những chiến lược kinh doanh phù hợp để tăng cường khả năng cạnh tranh của công ty, nâng cao năng lực hiện có.

Trong thời gian tới, mục tiêu của công ty TNHH May mặc Việt – Pacific đặt ra rất nhiều Muốn thực hiện tốt và hoàn thành các mục tiêu này thì ban lãnh đạo công ty cũng như toàn bộ cán bộ công nhân viên của công ty cùng nhau đoàn kết nhất trí, phát huy một cách tốt nhất khả năng hiện có cùng với đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao sức mạnh cạnh tranh của sản phẩm Công ty chủ động trong công việc của mình, không phụ thuộc vào công ty mẹ quá nhiều Đó sẽ là bước đà giúp công ty có chỗ đứng trên thị trường Gia công vẫn là thế mạnh của công ty nhưng trong thời gian tới bên cạnh gia công hàng may mặc thì công ty sẽ tiến hành sản xuất, tự thiết kế mẫu mã, dần dần khẳng định thương hiệu của mình

Sau đây là một số giải pháp giúp công ty có thể thực hiện một số mục tiêu mà công ty đã đề ra.

3.2.1 Nghiên cứu thị trường , mở rộng thị trường xuất khẩu

Trong xu thế hội nhập kinh tế hiện nay, và vừa rồi Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại WTO, ty là một công ty NTHH và không phải là một công ty lớn nhưng công ty TNHH May mặc Việt - Pacific đã có những bước chuận bị để tìm kiếm cơ hội nhiều hơn Trong đó nghiên cứu thị trường và mở rộng thị trường sẽ giúp cho công ty có thêm nhiều bạn hàng và chỗ đứng của mình

Với những khó khăn hiện nay, sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường Công ty không thể tự trông chờ vào công ty mẹ Công ty đã có những chiến lược phát triển cụ thể Việc nghiên cứu và tìm hiểu thị trường đòi hỏi phải nắm bắt được nhu cầu, khả năng tiêu thụ và khả năng xâm nhập thị trường hàng may mặc trong từng giai đoạn cụ thể, từ đó tìm ra phương pháp tiếp cận và đáp ứng được thị trường một cách tốt nhất có thể.

Có rất nhiều phương pháp mà công ty đã vận dụng để mở rộng thị trường xuất khẩu của mình như :

 Từ những bạn hàng truyền thống, những mối quan hệ đã có công ty đã vận dụng và tìm hiểu rõ thị trường của nước bạn

 Dựa vào sự giúp đỡ của Bộ thương mại.

 Tìm kiếm thông tin qua các trang web của các công ty nhập khẩu hàng may mặc.

 Các báo chí liên quan đến hàng may mặc.

 Cùng với đó công ty đã tham gia nhiều hội thảo, hội nghị về ngành may mặc

Với sự chủ động đó công ty đã nắm bắt được nhu cầu của thị trường, điều chỉnh hợp lý vấn đề sản xuất, mẫu mã hàng hoá, đáp ứng được sản xuất và gia công xuất khẩu của những hợp đồng đã ký

Cùng với những biện pháp mang tính chiến lược, công ty đã có những biện pháp thiết thực để giới thiệu, quảng bá hình ảnh và khả năng của công ty qua nhiều cách như :

 Tham gia vào các hội chợ.

 Giới thiệu sản phẩm của qua các báo, tạp chí.

 Mang sản phẩm đến giới thiệu ở các quầy hàng, cửa hàng

Trong năm nay, công ty đang cố gắng tuyển dụng nhân sự trong lĩnh vực marketing để thành lập phòng kế hoạch thị trường nhằm nâng cao khả năng tìm kiếm thị trường, tìm kiếm các bạn hàng mới Phòng Kinh doanh sẽ chỉ tập trung vào quản lý các hợp đồng còn mảng tìm kiếm thị trường, mở rộng thị trường, giới thiệu sản phẩm mới thì phòng kế hoạch sẽ đảm nhiệm.

Một số thị trường mà công ty đã xuất khẩu sang như Mỹ, Nhật, Canada,… trong thời gian tới công ty sẽ cố gắng tăng doanh số và tiếp tục tìm kiếm bạn hàng ở những thị trường này Công ty vẫn dựa vào công ty mẹ Pan – Pacific để duy trì các bạn hàng chính, vẫn xác định một số thị trường như Mỹ là thị trường chính và cần phát huy của công ty Bên cạnh đó, với sự giúp đỡ của công ty mẹ trong những năm tới công ty sẽ có thêm những bạn hàng mới ở Châu Phi và Châu Mỹ La tinh. Ở khu vực Châu Á thì công ty mẹ Pan – Pacific đã có những mối quan hệ rất tốt với nhiều hãng như IM của Đài Loan,… và được coi là những bạn hàng tiềm năng vì vậy trong thời gian tới công ty cần đẩy mạnh hơn nữa vào thị trường này

Công ty cũng đã xác định những thị trường tiềm năng mà công ty nên tìm kiếm thị phần ở đó như thị trường EU, Châu Phi Việt Nam hiện là thành viên của khối ASEAN, vừa qua là gia nhập WTO, tham gia vào diễn đàn hợp tác Châu Á Thái Bình Dương APEC, thì chúng ta sẽ được hưởng những ưu đãi là thành viên như vậy thuế nhập khẩu nhiều mặt hàng sẽ được giảm xuống trong đó có hàng may mặc Vì vậy ở những thị trường tiềm năng này thì công ty cũng đá có những lợi thế nhất định Điều quan trọng là công ty phải biết tận dụng những lợi thế đó, có những kế hoạch cụ thể và hoàn thành tốt kế hoạch đặt ra. Để thực hiện tốt công tác tìm kiếm và mở rộng thị trường công ty có thể thực hiện các biện pháp sau :

 Thứ nhất, công ty nên hiểu rõ những thông tin về luật pháp, phong tục tập quán, đời sống văn hoá xã hội, nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng của thị trường mà công ty nghiên cứu Nắm bắt được những điều đó thì công ty mới có chiến lược cụ thể, áp dụng cho những thị trường cụ thể khi đã nghiên cứu Ví dụ như thị trường Nhật Bản người tiêu dùng thích dùng sản phẩm có màu sắc nhã nhặn, kiểu dáng nghiêm túc trong khi đó thị trường Mỹ người tiêu dùng thích màu sắc nổi bật, kiểu dáng tiện lợi, còn thị trường EU người tiêu dùng lại thích màu sắc đa dạng, kiểu dáng lịch sự.

Vì vậy công tác tìm hiểu, nắm bắt tỉ mỉ , đánh giá thị trường một cách đúng đắn sẽ giúp công ty có những quyết sách đúng đắn phù hợp để xâm nhập thị trường một cách tốt nhất từ đó có kế hoạch kinh doanh phù hợp cho công ty.

 Thứ hai, Giới thiệu sản phẩm của công ty qua nhiều cách như tham gia hội chợ triển lãm, quảng bá hình ảnh của công ty qua Internet thông qua website của công ty Hiện tại công ty đã có website nhưng công ty vẫn chưa chú trọng trong việc cập nhập thông tin Khi đã thành lập phòng kế hoạch thị trường thì công ty cần quan tâm hơn nữa vấn đề cập nhập thông tin Thông qua website công ty có thể theo dõi, liệt kê những người tham gia trang web của mình, giới thiệu sản phẩm, mẫu mã của công ty cho khách hàng một cạch tiện lợi nhất

 Thứ ba, công ty nên có mối quan hệ chặt chẽ, thường xuyên với các cơ quan liên quan đến xuất khẩu như : Bộ Thương Mại, các Đại sứ quán nước ngoài ở Việt Nam, phòng thương mại Việt Nam, các viện nghiên cứu. Để công ty có thể kịp thời nắm bắt thông tin, biến động của thị trường.

 Thứ tư, công ty nên phát triển thương hiệu của mình Công ty chưa có một thương hiệu thực sự, hầu như công ty dựa vào công ty mẹ là Pan –

Pacific để khẳng định thương hiệu của mình Thương hiệu là một trong những tài sản quý giá của các công ty Người tiêu dùng khi mua sắm hàng hoá đặc biệt là khi mua hàng may mặc thì họ luôn tìm kiếm những hàng hoá có thương hiệu được biết đến và được khẳng định về chất lượng.

3.2.2 Nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm

Ngày đăng: 24/07/2023, 08:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w