1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn hình thái, chức năng thất trái ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 tại bệnh viện đa khoa tiên du, tỉnh bắc ninh

97 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hình Thái, Chức Năng Thất Trái Ở Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Typ 2 Tại Bệnh Viện Đa Khoa Tiên Du, Tỉnh Bắc Ninh
Tác giả Nguyễn Bá Quý
Người hướng dẫn TS. Lưu Thị Bình
Trường học Đại học Y Dược Thái Nguyên
Chuyên ngành Nội Khoa
Thể loại Luận Án Chuyên Khoa Cấp II
Năm xuất bản 2014
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 1,98 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU (13)
    • 1.1. Đại cương Đái tháo đường (0)
    • 1.2. Hình thái và chức năng thất trái ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 6 1.3. Siêu âm Doppler tim và vai trò của siêu âm Doppler trong đánh giá hình thái, chức năng thất trái (16)
    • 1.4. Tình hình nghiên cứu về hình thái và chức năng thất trái ở bệnh 22 nhân đái tháo đường trên thế giới và Việt Nam………………………… CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (32)
    • 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu (35)
    • 2.3. Phương pháp nghiên cứu (36)
    • 2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu (37)
    • 2.6. Xử lý số liệu (48)
    • 2.7. Đạo đức nghiên cứu (48)
  • CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (35)
    • 3.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu……………………….. 39 3.2. Đặc điểm hình thái, chức năng thất trái ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2… 42 (49)

Nội dung

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu……………………… 39 3.2 Đặc điểm hình thái, chức năng thất trái ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2… 42

Bảng 3.1 Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi

Nhậnxét: Độ tuổi trung bình của nhóm đối tƣợng nghiên cứu là 57,2 ± 10,4.

Biểu đồ 3.1 phân bố bệnh nhân theo giới

Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu phân bố tương đối đồng đều cả ở hai giới nam và nữ.

Bảng 3.2 Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo nghề nghiệp

Nghềnghiệp Số đối tƣợng(n = 100) Tỷlệ (%)

Nhậnxét: Đối tƣợng nghiên cứu chủ yếu là làm ruộng chiếm tỷ lệ 69% Cán bộ hưu chiếm tỷ lệ 18% Cán bộ viên chức 8% và 5% là các nghề nghiệp khác.

Bảng 3.3 Phân bố bệnh nhân theo chỉ số BMI

Phân độ BMI Số lƣợng (n0) Tỷ lệ %

Nhận xét Đa số bệnh nhân (65%) có phân độ BMI ở mức bình thường Không có bệnh nhân nào bị béo phì độ II.

Thời gian < 1 năm 1 - 5 năm 6 - 10 năm > 10 năm

Nhóm có tuổi bệnh từ 1 - 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất trong tất cả các nhóm tuổi, và chiếm 75% tổng số bệnh nhân Nhóm có tuổi bệnh trên 10 năm chiếm tỷ lệ thấp nhất trong tổng số (3%), 11% là tỷ lệ của nhóm có tuổi bệnh dưới 1 năm và 6 - 10 năm.

Biểu đồ 3.2 Mức độ kiểm soát bệnh theo tiêu chuẩn WHO 2002 và khuyến cáo của hội nội tiết - ĐTĐ 2009

Mức độ kiểm soát bệnh theo tiêu chuẩn của WHO 2002 và khuyến cáo của hội nội tiết - ĐTĐ 2009 là chƣa tốt Tỷ lệ kiểm soát tốt là 27%, tỷ lệ kiểm soát ở mức chấp nhận là 34% Tỷ lệ kiểm soát ở mức kém chiếm tỷ lệ 39%.

3.2 Đặc điểm hình thái, chức năng thất trái ở bệnh nhân đái tháo đường type 2

Bảng 3.5 Hình thái thất trái trên siêu âm TM và 2D

Các chỉ số Min Max X  SD Đường kính cuối tâm trương thất trái LVDd (mm) 28 55 43,6 ± 4,94 Đường kính cuối tâm thu thất trái LVDs (mm) 19 40 29,7 ± 4,29

Bề dày cuối tâm trương của vách liên thất IVSd 4 10 6,7 ± 1,19 (mm)

Bề dày cuối tâm trương của thành sau thất trái 4 11 7,0 ± 1,29 LVPWd (mm)

Bề dày cuối tâm thu của thành sau thất trái 6 20 8,6 ± 1,75 LVPWs (mm)

Bề dày thành thất tương đối RWT 0,15 0,64 0,32 ± 0,08

Chỉ số khối cơ thất trái LVMI (g/m 2 ) 34,2 83,7 56,3 ± 11,57

Hình thái thất trái trên siêu âm TM và 2D chƣa có sự biến đổi Chỉ số trung bình đường kính cuối tâm thu thất trái, bề dày cuối tâm trương vách liên thất, bề dày cuối tâm trương thành sau thất, chỉ số khối cơ thất trái, bề dày thành thất tương đối đều trong giới hạn bình thường.

Bảng 3.6 Một số chỉ số khác trên siêu âm TM và 2D

Chỉ số siêu âm Min Max X  SD Đường kính Nhĩ trái (mm) 17 44 28,3 ± 4,35 Đường kính Động mạch chủ (mm) 19 32 26,0 ± 2,78

Nhận xét: Đường kính nhĩ trái, đường kính động mạch chủ , chưa có biến đổi nhiều trên siêu âm.

Bảng 3.7 Tỷ lệ chỉ số bất thường về hình thái thất trái trên siêu âm TM và 2D

Các chỉ số Số đối tƣợng Tỷ lệ % Đường kính cuối tâm trương thất trái LVDd 7 7,0 (mm). Đường kính cuối tâm thu thất trái LVDs (mm) 21 21,0

Bề dày cuối tâm trương của vách liên thất IVSd 3 3,0 (mm)

Bề dày cuối tâm trương của thành sau thất trái 10 10,0 LVPWd (mm)

Bề dày cuối tâm thu của thành sau thất trái 1 1,0 LVPWs (mm)

Bề dày thành thất tương đối RWT 8 8,0

Chỉ số khối cơ thất trái LVMI (g/m 2 ) 0 0

Có 21 % số bệnh nhân có biến đổi đường kính cuối tâm thu thất trái, 10% bệnh nhân biến đổi bề dày cuối tâm trương của thành sau thất trái.

Bảng 3.8 Chỉ số đánh giá chức năng tâm thu thất trái

Chỉ số Min Max X  SD

Tỷ lệ co ngắn sợi cơ (%D) 21 44 31,9± 4,63

Phân số tống máu (EF%) 42 76 59,8 ± 6,79

Tỷ lệ co ngắn sợi cơ trung bình và phân số tống máu trung bình lần lượt là 31,9± 4,63 và 59,84 ± 6,79 thấp hơn so với trị số bình thường.

Biểu đồ 3.3 Phân bố rối loạn chức năng tâm thu thất trái

Có 22% bệnh nhân có rối loạn chức năng tâm thu thất trái, trong đó rối loạn nhẹ chiếm tỷ lệ 20%, rối loạn vừa chiếm tỷ lệ 2%.

Bảng 3.9 Chỉ số đánh giá chức năng tâm trương thất trái

Chỉ số Min Max X  SD

Vận tốc đỉnh sóng E ( Em: cm/s) 47 187 96,9 ± 29,87

Vận tốc đỉnh sóng A ( Am: cm/s) 25 149 100,4 ± 22,96

Thời gian giãn đồng thể tích (IVRT: ms) 63 142 94,6± 16,22 Thời gian giảm tốc sóng E (DTE:ms) 58 358 137,9 ± 41,61

Có sự biến đổi về chức năng tâm trương thất trái thể hiện ở các chỉ số vận tốc đỉnh sóng E 96,9 ± 29,87 cm/s, vận tốc đỉnh sóng A 100,4 ± 22,96 cm/s, chỉ số Em/Am 1,0 ± 0,33, thời gian giãn đồng thể tích 94,6 ± 16,22 ms,thời gian giảm tốc sóng E137,9 ± 41,61 ms.

Bảng 3.10 Tỷ lệ bất thường về chức năng tâm trương thất trái

Chỉ số Số đối tƣợng Tỷ lệ %

Vận tốc đỉnh sóng E ( Em: cm/s) 56 56,0

Vận tốc đỉnh sóng A ( Am: cm/s) 86 86,0

Thời gian giãn đồng thể tích (IVRT: ms) 23 23,0

Thời gian giảm tốc sóng E (DTE:ms) 61 61,0

Có 86% số bệnh nhân biến đổi vận tốc đỉnh sóng A, 56% biến đổi vận tốc đỉnh sóng E, 61% biến đổi thời gian giảm tốc sóng E.

Biểu đồ3.4 Tỷ lệ rối loạn tâm trương thất trái theo tiêu chuẩn Appleton

97% số bệnh nhân số bệnh nhân có biểu hiện rối loạn chức năng tâm trương thất trái theo tiêu chuẩn Appleton.

3.3 Mối liên quan giữa hình thái, chức năng thất trái trên siêu âm tim với một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng

Bảng 3.11 Mối liên quan giữa biến đổi hình thái thất trái với các chỉ số tuổi, BMI, thời gian mắc đái tháo đườ ng

Biến đổi hình thái Tuổi BMI TG ĐTĐ thất trái r p r p r p Độ dày vách liên thất 0,400 0,05 IVRT (ms) 0,163 > 0,05 0,022 >0,05 -0,008 >0,05 DTE (ms) -0,070 >0,05 -0,058 >0,05 -0,043 >0,05

Có sự tương quan nghịch biến nhưng không chặt chẽ giữa vận tốc tối đa của dòng đổ đầy thất nhanh (Em) (r= - 0.279), và tỷ lệ Em/Am (r= -0,388) với tuổi (p< 0,05), tương quan đồng biến nhưng không chặt chẽ vận tốc tối đa của dòng nhĩ (Am) với tuổi (r= 0,222; p 0,05 DTE (ms) 162,57±49,15 139,73±35,76 135,32±41,74 > 0,05

Chỉ số Em, Am, Em/Am, IVRT, DTE trung bình của các nhóm bệnh nhân ở các mức kiểm soát bệnh ĐTĐ tốt và chấp nhận cao hơn so với nhóm bệnh nhân có mức kiểm soát bệnh ĐTĐ kém tuy nhiên sự khác biệt này là không có ý nghĩa thống kê.

4.1 Đặc điểm hình thái, chức năng thất trái ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2

4.1.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

*Đặc điểm về tuổi, giới, nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu

Qua nghiên cứu 100 bệnh nhân ĐTĐ typ 2 đƣợc quản lý, theo dõi tại bệnh viện Đa khoa Tiên Du, chúng tôi nhận thấy tuổi trung bình của nhóm đối tượng nghiên cứu là 57,2 ± 10,4 trong đó tuổi thấp nhất là 32, người có tuổi cao nhất là 81 Nghiên cứu của tác giả Tạ Văn Bình độ tuổi trung bình là 52 ± 10[2], của Hồ Trường Bảo Long là 62,33 ± 10,79[11]; của Bá Thành Chương 61,93 ± 10,42; Trần Hữu Dàng 62,2 ± 11,6[5]; Bùi Thị Quyên 62,16 ± 9,27[18] Spijkarman và cộng sự tại Hà Lan nghiên cứu về tuổi mắc bệnh của ĐTĐ typ 2 cho thấy tuổi trung bình là 61,4 ± 7 tuổi[54] Nhận thấy, tuổi của đối tƣợng nghiên cứu trong nghiên cứu thấp hơn so với các tác giả khác, có thể do đối tƣợng nghiên cứu của đề tài này là tất cả các bệnh nhân ĐTĐ không có biến chứng. Đã có nhiều nghiên cứu về tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ theo giới trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam và tỷ lệ mắc bệnh theo giới đƣợc nhiều tác giả đề cập đến với những nhận xét khác nhau Tại Việt Nam, một số nghiên cứu cho kết quả về tỷ lệ mắc ĐTĐ type 2 theo giới nhƣ sau:

Tác giả năm Địa điểm nghiên cứu Nam Nữ TLTK

Bá Thành Chương 2007 Bệnh viện Đa khoa 42,0 58,0 [4]

Trung Ƣơng Huế Đào Thị Dừa 2009 Bệnh viện Đa khoa 32,71 67,29 [6]

Hồ Trường Bảo Long 2010 Bệnh viện Đa khoa 40,58 59,42 [11]

Mai Xuân Hải 2010 Tỉnh Gia Lai 45,1 54,9 [8]

Nguyễn Thị Thu 2011 Bệnh viện Đa khoa 45,2 54,8 [13]

Nguyên Bùi Thị Quyên 2012 Bệnh viện Đa khoa 44,38 55,62 [18]

Chúng tôi 2014 Bệnh viện Đa khoa 49 51

Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

Nhƣ vậy, kết quả nghiên cứu tại một số bệnh viện cho thấy tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ có sự khác nhau Sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh giữa Nam và Nữ giữa các quốc gia, giữa các vùng, miền trong một quốc gia có lẽ phụ thuộc vào các yếu tố ảnh hưởng đến ĐTĐ typ 2 như: thói quen ăn uống, điều kiện sống, sự vận động, chủng tộc v.v. Đối tƣợng nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là làm ruộng chiếm tỷ lệ69% Cán bộ hưu chiếm tỷ lệ 18% Cán bộ viên chức 8% và 5% là các nghề nghiệp khác Tỷ lệ mắc ĐTĐ có sự khác nhau ở đối tƣợng nghiên cứu có nghề nghiệp khác nhau Theo Hoàng Thị Đợi nghiên cứu tại Thái Nguyên, tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm cán bộ hưu trí chiếm 65,3%, làm ruộng 15,7%, cán bộ viên chức 14,3%[7] Theo Lý Thị Thơ nghiên cứu tại Tuyên Quang, nhóm cán bộ hưu trí chiếm 52,7%, làm ruộng 31%, cán bộ viên chức 9,3% Sự khác biệt giữa chúng tôi và một số tác giả khác có lẽ do Tiên Du là địa bàn thuần nông, sống chủ yếu bằng nông nghiệp.

*Đặc điểm chỉ số khối cơ thể của đối tượng nghiên cứu

Các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi đa số có chỉ số BMI ở mức bình thường theo phân loại của WHO cho người châu Á trưởng thành (65%) Có 8 bệnh nhân béo phì độ I, 21 bệnh nhân thừa cân Tuy nhiên các bệnh nhân này đều có rối loạn chuyển hóa Lipid đã đƣợc kiểm soát.

*Đặc điểm thời gian mắc bệnh

Trong nghiên cứu này, chúng tôi xác địnhh thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ đƣợc tính bằng năm bắt đầu từ thời điểm đƣợc chẩn đoán xác định là bệnh nhân bị mắc ĐTĐ type 2 đƣợc nhân viên y tế chẩn đoán bệnh Thời gian phát hiện bệnh chỉ có giá trị tương đối, vì thật sự thày thuốc và ngay cả chính bản thân người bệnh khó mà biết được đâu là thời điểm chính xác khi bị bệnh ĐTĐ do bệnh diễn biến âm thầm trong nhiều năm, mặt khác còn phụ thuộc vào mức độ chăm sóc y tế của mỗi cá nhân và từng vùng, miền.

Qua nghiên cứu trên 100 bệnh nhân ĐTĐ, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ phát hiện bệnh dưới 1 năm của nhóm nghiên cứu là 11%, tỷ lệ gặp nhiều nhất là nhóm có thời gian mắc từ 1- 5 năm chiếm tỷ lệ 75%, thấp nhất ở khoảng thời gian > 10 năm có tỷ lệ 3% Theo nghiên cứu của Bá Thành Chương năm

2007 thời gian mắc ĐTĐ lâu nhất là 16 năm, tỷ lệ phát hiện ĐTĐ trong nhóm nghiên cứu trong khoảng thời gian 1- 5 năm cao nhất ( 50,7%), nghiên cứu của Bùi Thị Quyên năm 2012 cũng cho thấy bệnh nhân có thời gian phát hiện ĐTĐ từ 1-5 năm là 46,25%[18] Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Bế Thu Hà tại Bắc Kạn Bệnh nhân có thời gian mắc từ 1- 5 năm chiếm 67%, từ 5 - 10 năm chiếm 13,2% Tuy nhiên tỷ lệ phát hiện bệnh trên 10 năm của chúng tôi chỉ chiếm 3% Điều này là do tại địa bàn Tiên Du chưa triển khái kiểm soát đường máu bằng Insulin, tất cả các trường hợp chống chỉ định thuốc uống đều phải chuyển tuyến trên.

*Đặc điểm kiểm soát bệnh ĐTĐ theo tiêu chuẩn WHO 2002 và ADA 2009

Ngày đăng: 20/07/2023, 22:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w