1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty giầy Thượng Đình

113 366 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 1,27 MB

Nội dung

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty giầy Thượng Đình

Trang 1

TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY GIẦY THƯỢNG ĐÌNH

LỜI NÓI ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường, bất kỳ một chủ sở hữu vốn nào cũng luônquan tâm đến sự tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp mình Mục đích củacác nhà quản lý là làm sao có được lợi nhuận cao nhất Để đạt được mục đíchnày, các doanh nghiệp phải sử dụng nhiều biện pháp khác nhau Một trongnhững biện pháp hiệu quả mà hầu hết các doanh nghiệp đều áp dụng đó là phấnđấu không ngừng tiết kiệm chi phí sản xuất (CPSX), hạ giá thành sản phẩm

Trong các doanh nghiệp sản xuất, chi phí chiếm một tỷ trọng lớn và cótính quyết định đến giá thành sản phẩm Chi phí và giá thành được coi là haichỉ tiêu cơ bản, có mối quan hệ khăng khít với nhau trong hệ thống chỉ tiêukinh tế tài chính của một doanh nghiệp nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế củadoanh nghiệp trong từng chu kỳ kinh doanh Tiết kiệm CPSX và hạ giá thànhsản phẩm có ý nghĩa to lớn đối với việc tăng tích lũy của doanh nghiệp, đónggóp cho nền kinh tế Để tiết kiệm CPSX, hạ giá thành sản phẩm, yêu cầudoanh nghiệp phải thực hiện tổ chức kế toán tập hợp CPSX và tính giá thànhsản phẩm Công tác này đã được ngày càng quan tâm hơn song chưa toàndiện, chưa được hoàn thiện cả về mặt lý luận và thực tiễn Thông tin về kếtoán CPSX và tính giá thành sản phẩm chưa được thu thập, xử lý và cung cấpmột cách kịp thời có hiệu quả cho các đối tượng sử dụng thông tin, nhất là đốivới các nhà quản lý kinh tế

Trong xu hướng phát triển của nền kinh tế Việt Nam, đòi hỏi phải có sựnghiên cứu mang tính lý luận và thực tiễn về tổ chức kế toán tập hợp CPSX vàtính giá thành sản phẩm phục vụ cho việc đề ra các quyết định kinh tế, nhằmnghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện cả về mặt lý luận và thực tiễn, từ đó giúp

Trang 2

cho công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm có thể cungcấp những thông tin kinh tế tin cậy, có hiệu quả cho các đối tượng cần sửdụng thông tin.

Sau một quá trình học tập nghiên cứu tại nhà trường và thông qua quá

trình thực tập tại Công ty giầy Thượng Đình, em xin chọn đề tài: “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty giầy Thượng Đình”.

Ngoài lời nói đầu và lời kết luận, kết cấu cơ bản của bản luận văn gồm

3 chương:

Chương I: Các vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Chương II: Thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm của Công ty giầy Thượng Đình

Chương III: Nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán chi phí sản xuất

và tính giá thành sản phẩm của Công ty giầy Thượng Đình

Trang 3

CHƯƠNG I:

CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT

VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

1.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất của ngành sản xuất công nghiệp.

Trong doanh nghiệp sản xuất (DNSX) công nghiệp, việc tổ chức côngtác kế toán, vận dụng các phương pháp kỹ thuật hạch toán, đặc biệt là vậndụng phương pháp kế toán tập hợp, phân bổ chi phí sản xuất và phương pháptính giá thành sản xuất trong phạm vi ngành sản xuất công nghiệp bắt nguồn

từ những đặc điểm của quy trình công nghệ kỹ thuật và tổ chức sản xuất, từtính đa dạng và khối lượng sản phẩm được sản xuất ra, nói cách khác là bắtnguồn từ loại hình sản xuất của doanh nghiệp Như vậy, nghiên cứu loại hìnhsản xuất của doanh nghiệp sẽ giúp cho việc tổ chức công tác kế toán trong(doanh nghiệp) DN được hợp lý, vận dụng các phương pháp kỹ thuật hạchtoán trong DN được hợp lý, đúng đắn và do đó phát huy được chức năng, vaitrò và vị trí của kế toán trong công tác kế toán, quản lý kinh tế, quản lý doanhnghiệp nói chung và quản lý CPSX và giá thành sản phẩm nói riêng

Để nghiên cứu các loại hình sản xuất công nghiệp cần phải tiến hànhphân loại sản xuất công nghiệp theo những tiêu thức khác nhau Ta có sơ đồtóm tắt phân loại sản xuất công nghiệp như sau:

Trang 4

SƠ ĐỒ TÓM TẮT PHÂN LOẠI SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP

Theo loại hình công nghệ sản xuất

Theo tính chất quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất

Theo phương pháp sản xuất sản phẩm

Theo định kỳ sản xuất và sự lặp lại của sản phẩm sản xuất ra

PLSX công nghiệp theo định kỳ sản xuất và sự lặp lại của sản phẩm sảnxuất ra chỉ có ý nghĩa với DN công nghiệp chế biến có quy trình công nghệ

kỹ thuật sản xuất phức tạp kiểu song song, vì các DN công nghiệp chế biến có

Trang 5

quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất phức tạp kiểu liên tục là doanh nghiệpcông nghiệp sản xuất nhiều.

1.2 Khái niệm chi phí sản xuất và cách phân loại chi phí sản xuất chủ yếu.

1.2.1 Khái niệm chi phí sản xuất.

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh (HĐSXKD), DN phảikhai thác và sử dụng các nguồn lao động vật tư, tài sản, tiền vốn để thực hiệnviệc sản xuất, chế tạo sản phẩm, cung cấp dịch vụ Trong quá trình đó DNphải bỏ ra các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa cho HĐKD củamình, chi phí bỏ ra cho HĐSXKD được gọi là CPSX

CPSX là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, laođộng vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà DN chi ra để tiến hànhHĐSXKD trong một thời kỳ

1.2.2 Các cách phân loại chi phí sản xuất chủ yếu.

Trong DN, CPSX bao gồm nhiều loại có tính chất kinh tế, mục đích sửdụng, công dụng trong quá trình sản xuất khác nhau Để phục vụ cho công tácquản lý CPSX, phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm, kế toán cầnphân loại CPSX CPSX trong DN có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khácnhau tùy thuộc vào mục đích phân loại chi phí, cụ thể:

a Phân loại CPSX theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí (Phân loại CPSX theo yếu tố chi phí).

Theo cách phân loại này, CPSX được chia thành các yếu tố chi phí cơbản sau:

- Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị của các loạinguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công

cụ dụng cụ xuất dùng cho SXKD trong kỳ báo cáo

- Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ chi phí trả cho người lao động(thường xuyên hay tạm thời) về tiền lương (tiền công), các khoản phụ cấp, trợcấp có tính chất lương, tiền ăn giữa ca và các khoản trích theo lương (KPCĐ,BHXH, BHYT) trong kỳ báo cáo

- Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm chi phí khấu hao toàn bộ TSCĐcủa doanh nghiệp dùng trong SXKD kỳ báo cáo

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm các chi phí về nhận cung cấpdịch vụ từ các đơn vị khác phục vụ HĐSXKD của DN trong kỳ báo cáo, như:điện, nước, điện thoại, vệ sinh và các dịch vụ khác

Trang 6

- Chi phí khác bằng tiền: Bao gồm các chi phí SXKD chưa được phảnánh ở các chỉ tiêu trên, đã chi bằng tiền trong kỳ báo cáo, như: tiếp khách, hộihọp, thuê quảng cáo…

Tác dụng của cách phân loại CPSX theo nội dung, tính chất kinh tế nhưsau:

+ Trong phạm vi quản lý vi mô: Phục vụ quản lý CPSX, phân tích đánhgiá tình hình thực hiện dự toán CPSX, làm căn cứ để lập báo cáo CPSX theoyếu tố, lập kế hoạch dự trữ vật tư, kế hoạch tiền mặt, kế hoạch sử dụng laođộng… kỳ kế hoạch

+ Trong phạm vi quản lý vĩ mô: Cung cấp tài liệu để tính toán thu thậpquốc dân do có sự tách biệt giữa hao phí lao động vật hóa và hao phí lao độngsống

b Phân loại CPSX theo công dụng kinh tế (theo khoản mục chi phí).

Theo cách phân loại này, CPSX trong DNSX công nghiệp, CPSX đượcchia thành 3 khoản mục chi phí sau:

- Khoản mục chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí vềnguyên vật liệu chính, vật liệu phụ sử dụng trực tiếp cho HĐSX sản phẩm

- Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm các khoản phải trả chongười lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, dịch vụ như: lương, các khoản phụcấp lương, tiền ăn giữa ca và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYTKPCĐ)

- Khoản mục chi phí sản xuất chung: Gồm những chi phí phát sinh tại

bộ phận sản xuất (phân xưởng, đội, trại sản xuất…), ngoài 2 khoản mục trên

Theo mối quan hệ với sản lượng sản xuất, khoản mục chi phí sản xuấtchung bao gồm CPSX cố định và CPSX biến đổi

+ CPSX cố định là những CPSX gián tiếp, thường không thay đổi theo

số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí khấu hao theo phương pháp bìnhquân, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng,… và chi phí hànhchính ở các phân xưởng sản xuất

+ CPSXC biến đổi là những CPSX gián tiếp thường thay đổi trực tiếphoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất ra như chi phí nguyênliệu vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp

Theo nội dung kinh tế, khoản mục CPSXC bao gồm các nội dung sau:

Trang 7

+ Chi phí nhân viên phân xưởng: Gồm các khoản tiền lương, các khoảnphụ cấp, các khoản trích theo lương, tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lýphân xưởng, đội, bộ phận sản xuất.

+ Chi phí vật liệu: Gồm những chi phí vật liệu dùng chung cho phânxưởng như vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, vật liệu văn phòngphân xưởng và những vật liệu dùng cho nhu cầu quản lý chung ở phân xưởng

+ Chi phí dụng cụ sản xuất: Gồm những chi phí về công cụ, dụng cụxuất dùng cho hoạt động quản lý của phân xưởng như khuôn mẫu, dụng cụ gálắp, dụng cụ cầm tay, dụng cụ bảo hộ lao động…

+ Chi phí khấu hao TSCĐ: Gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐ

sử dụng trong phân xưởng, như máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vậntải, truyền dẫn, nhà xưởng…

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Gồm các chi phí dịch vụ mua ngoài phục

vụ cho hoạt động của phân xưởng, bộ phận sản xuất như chi phí sửa chữaTSCĐ thuê ngoài, chi phí điện nước, điện thoại, các khoản chi mua và sửdụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ,nhãn hiệu thương mại… không đủ điều kiện ghi nhận TSCĐ

+ Chi phí bằng tiền khác: Gồm các chi phí bằng tiền ngoài các chi phí

đã kể trên phục vụ cho hoạt động của phân xưởng

Phân loại CPSX theo công dụng kinh tế của chi phí có tác dụng phục

vụ cho việc quản lý CPSX theo định mức, dự toán chi phí, cung cấp số liệucho việc tính giá thành sản xuất sản phẩm và phân tích tình hình thực hiện kếhoạch giá thành, là tài liệu tham khảo để lập định mức CPSX và lập kế hoạchgiá thành sản phẩm cho kỳ sau

c Phân loại CPSX theo mối quan hệ giữa CPSX với khối lượng sản phẩm, lao vụ sản xuất trong kỳ.

Theo các phân loại này toàn bộ CPSX chia làm 2 loại:

- Chi phí biến đổi (biến phí): Là những chi phí có sự thay đổi về lượngtương quan tỉ lệ thuận với sự thay đổi của khối lượng sản phẩm sản xuất trong

kỳ như: chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp…

- Chi phí cố định (định phí): Là những chi phí không thay đổi về tổng sốkhi có sự thay đổi khối lượng sản phẩm sản xuất trong mức độ nhất định nhưchi phí khấu hao TSCĐ theo phương pháp bình quân, chi phí điện thắp sáng…

Trang 8

Cách phân loại này có tác dụng lớn trong công tác quản trị điều kiện,phân tích điểm hòa vốn và phục vụ cho việc ra quyết định quản lý cần thiết để

hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh

1.3 Ý nghĩa của công tác quản lý CPSX trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trong nền kinh tế thị trường, có nhiều DN cùng sản xuất một loại mặthàng giống nhau nên các sản phẩm có sự cạnh tranh lẫn nhau về chất lượng

và giá cả, ngoài ra sản phẩm còn do DN sản xuất ra còn phải cạnh tranh vớihàng ngoại nhập Cho nên, muốn tồn tại và phát triển được thì vấn đề đặt racho các DN là phải giảm tối đa các khoản chi để hạ giá thành sản phẩm, từ đó

hạ được giá bán sản phẩm, tăng lợi nhuận mà vẫn đảm bảo chất lượng sảnphẩm để có thể đứng vững trên thị trường Do vậy, yêu cầu đặt ra là phải quản

lý tốt CPSX và giá thành sản phẩm Việc quản lý và sử dụng hợp lý, tiết kiệmCPSX là cơ sở để hạ giá thành sản phẩm Đây là con đường cơ bản để tăngdoanh lợi cho DN và tăng tích lũy cho nền kinh tế

1.4 Giá thành sản phẩm, phân loại giá thành sản phẩm.

1.4.1 Khái niệm giá thành sản phẩm.

Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chấtlượng hoạt động sản xuất và quản lý sản xuất, là căn cứ quan trọng để xácđịnh giá bán và xác định hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất

1.4.2 Phân loại giá thành sản phẩm.

a Phân loại giá thành sản phẩm theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành.

Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm chia làm 3 loại:

- Giá thành kế hoạch: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sởCPSX kế hoạch và sản lượng kế hoạch Giá thành kế hoạch do bộ phận kếhoạch xác định trước khi tiến hành sản xuất

Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của DN, là căn cứ để phântích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành

- Giá thành định mức: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở địnhmức CPSX hiện hành và chỉ tính cho 1 đơn vị sản phẩm Việc tính giá thànhđịnh mức được thực hiện trước khi tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm

Giá thành định mức là công cụ quản lý định mức của DN, là thước đochính xác để đánh giá kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động và giúp cho

Trang 9

việc đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế, kỹ thuật mà DN đã thực hiệntrong quá trình sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả SXKD.

- Giá thành thực tế: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệuCPSX thực tế phát sinh tập hợp được trong kỳ và sản lượng sản phẩm thực tế

đã sản xuất trong kỳ Giá thành thực tế được tính toán sau khi kết thúc quátrình sản xuất sản phẩm

Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp để xác định kết quảHĐSXKD của doanh nghiệp

b Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán.

Theo cách phân loại này giá thành sản phẩm chia làm 2 loại:

- Giá thành sản xuất (còn gọi là giá thành công xưởng): Bao gồm chiphí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp; chi phí sảnxuất chung tính cho sản phẩm hoàn thành, dịch vụ đã cung cấp

Giá thành sản xuất được sử dụng để ghi sổ kế toán thành phẩm đã nhậpkho hoặc giao cho khách hàng và là căn cứ để DN tính giá vốn hàng bán, tínhlợi nhuận gộp của hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ

- Giá thành toàn bộ: Bao gồm giá thành sản xuất và chi phí bán hàng,chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đã bán

Giá thành toàn bộ của sản phẩm là căn cứ để xác định kết quảHĐSXKD của doanh nghiệp

Giá

thành

toàn bộ

= Giá thànhsản xuất +

Chi phíbán hàng +

Chi phíQLDN

1.4.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

Xét về bản chất, CPSX và giá thành sản phẩm có bản chất tương tự,đều là hao phí về lao động mà DN đã bỏ ra cho hoạt động sản xuất

Tuy vậy, giữa CPSX và giá thành sản phẩm cũng có sự khác nhau:

- CPSX luôn gắn với thời kỳ phát sinh chi phí, còn giá thành gắn vớikhối lượng sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành

- CPSX v giá th nh s n ph m có th khác nhau v là giá thành sản phẩm có thể khác nhau về lượng do chênh à giá thành sản phẩm có thể khác nhau về lượng do chênh ản phẩm có thể khác nhau về lượng do chênh ẩm có thể khác nhau về lượng do chênh ể khác nhau về lượng do chênh ề lượng do chênh ượng do chênhng do chênh

l ch v tr giá s n ph m s n xu t d dang ề lượng do chênh ị giá sản phẩm sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ và do có các ản phẩm có thể khác nhau về lượng do chênh ẩm có thể khác nhau về lượng do chênh ản phẩm có thể khác nhau về lượng do chênh ất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ và do có các ở dang đầu kỳ và cuối kỳ và do có các đầu kỳ và cuối kỳ và do có cácu k v cu i k v do có cácỳ và cuối kỳ và do có các à giá thành sản phẩm có thể khác nhau về lượng do chênh ối kỳ và do có các ỳ và cuối kỳ và do có các à giá thành sản phẩm có thể khác nhau về lượng do chênhkho n chi phí th c t phát sinh nh ng không ản phẩm có thể khác nhau về lượng do chênh ực tế phát sinh nhưng không được tính vào giá thành sản ế phát sinh nhưng không được tính vào giá thành sản ư đượng do chênhc tính v o giá th nh s nà giá thành sản phẩm có thể khác nhau về lượng do chênh à giá thành sản phẩm có thể khác nhau về lượng do chênh ản phẩm có thể khác nhau về lượng do chênh

ph m.ẩm có thể khác nhau về lượng do chênh

Giá thành sản

xuất sản phẩm

= Trị giá SPDD đầu

+ CPSX phát sinh trong kỳ

- Trị giá SPDD cuối kỳ

- Chi phí loại trừ

Trang 10

kỳCPSX và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau CPSXphát sinh trong kỳ là căn cứ để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành.Quản lý tốt CPSX tạo điều kiện để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ đã hoànthành Quản lý tốt CPSX tạo điều kiện để thực hiện kế hoạch hạ giá thành sảnphẩm.

1.5 Đối tượng tập hợp CPSX, đối tượng tính giá thành sản phẩm.

1.5.1 Đối tượng tập hợp CPSX.

- Khái niệm: Đối tượng tập hợp CPSX là phạm vi, giới hạn mà CPSXcần phải tập hợp nhằm để kiểm tra, giám sát CPSX và phục vụ công tác tínhgiá thành sản phẩm

Thực chất của việc xác định đối tượng tập hợp CPSX là xác định nơiphát sinh chi phí và đối tượng chịu chi phí

- Vai trò: Xác định đối tượng tập hợp CPSX là khâu đầu tiên cần thiếtcủa công tác kế toán CPSX Xác định đúng đối tượng tập hợp CPSX thì mới

có thể đáp ứng yêu cầu quản lý CPSX, tổ chức tốt công tác kế toán tập hợpCPSX từ khâu ghi chép ban đầu, mở sổ và ghi sổ kế toán, tổng hợp số liệu

- Căn cứ để xác định đối tượng kế toán tập hợp CPSX

+ Đặc điểm và công dụng của chi phí trong quá trình sản xuất

+ Đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất của DN

+ Quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm

+ Đặc điểm của sản phẩm (đặc tính kỹ thuật, đặc điểm sử dụng, đặcđiểm thương phẩm…)

+ Yêu cầu và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh

- Các đối tượng tập hợp CPSX: Đối với ngành công nghiệp, đối tượngtập hợp CPSX có thể là loại sản phẩm, dịch vụ; nhóm sản phẩm cùng loại; chitiết bộ phận sản xuất; phân xưởng, bộ phận; giai đoạn công nghệ; đơn đặt hàng

1.5.2 Đối tượng tính giá thành sản phẩm.

- Khái niệm: Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm do DNSX ra dịch

vụ đã cung cấp cho khách hàng cần phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị

- Vai trò: Xác định đối tượng tính giá thành là công việc cần thiết đầutiên để từ đó kế toán tổ chức các Bảng (thẻ) tính giá thành và lựa chọnphương pháp tính giá thành thích hợp để tiến hành tính giá thành sản phẩm

- Căn cứ để xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm

Trang 11

Để xác định đối tượng tính giá thành đúng đắn phải dựa vào các căn cứ sau:Đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm; yêu cầu vàtrình độ quản lý; trình độ ứng dụng máy vi tính trong công tác kế toán của DN.

+ Xét về mặt quy trình công nghệ sản xuất

Nếu quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giáthành là thành phẩm hoặc ở cuối quy trình sản xuất

Nếu quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, kiểu liên tục thì đối tượng tínhgiá thành là thành phẩm hoàn thành hoặc có thể là nửa thành phẩm tự chế biến

Nếu quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu song song thì đốitượng tính giá thành có thể là bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc sản phẩm lắpráp hoàn chỉnh

1.5.3 Mối quan hệ giữa đối tượng kế toán tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành.

Đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành có mối quan hệ rấtmật thiết Việc xác định đúng đắn đối tượng tập hợp CPSX để cung cấp số liệucho việc tính giá thành theo từng đối tượng tính giá thành trong DN, ngược lạixác định đúng đắn đối tượng tính giá thành là cơ sở để kế toán DN xác định đốitượng tập hợp CPSX cho phù hợp để đáp ứng yêu cầu của công tác tính giáthành

Trong thực tế, một đối tượng tập hợp CPSX có thể trùng với một đốitượng tính giá thành hoặc một đối tượng tập hợp CPSX lại có nhiều đối tượngtính giá thành hoặc ngược lại có nhiều đối tượng tập hợp CPSX nhưng chỉ cómột đối tượng tính giá thành

Mối quan hệ giữa đối tượng kế toán tập hợp CPSX và đối tượng tínhgiá thành ở một DN sẽ là nhân tố quan trọng quyết định trong việc lựa chọnphương pháp tính giá thành và kỹ thuật tính giá thành trong DN

1.6 Nhiệm vụ kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm.

Trang 12

- Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất sảnphẩm của DN để xác định đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành.

- Tổ chức tập hợp và phân bổ từng loại CPSX theo đúng đối tượng tậphợp CPSX và bằng phương pháp thích hợp Cung cấp kịp thời những số liệu,thông tin tổng hợp về các khoản mục chi phí, yếu tố chi phí đã quy định, xácđịnh đúng đắn trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

- Vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp để tính toán giá thành

và giá thành đơn vị của các đối tượng tính giá thành theo đúng khoản mụcquy định và đúng kỳ tính giá thành sản phẩm đã xác định

- Định kỳ cung cấp các báo cáo về CPSX và giá thành cho các cấp quản

lý DN, tiến hành phân tích tình hình thực hiện các định mức và dự toán chiphí, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thànhsản phẩm Phát hiện các hạn chế và khả năng tiềm tàng, đề xuất các biện pháp

để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm

1.7 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất.

1.7.1 Tài khoản kế toán chủ yếu sử dụng.

a TK621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.

- Công dụng: Kế toán chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sử dụngTK621 – chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp để phản ánh chi phí nguyênliệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho HĐSXSP, dịch vụ của các ngành côngnghiệp, xây lắp, nông, lâm, ngư nghiệp…

- Kết cấu và nội dung phản ánh của TK621-CP NL, VL trực tiếp:

Bên Nợ:

Trị giá thực tế NL, VL xuất dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sảnphẩm, hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ hạch toán

Bên Có:

+ Trị giá NL, VL sử dụng không hết nhập lại kho

+ Kết chuyển CP NL, VL trực tiếp trên mức bình thường không đượctính vào trị giá hàng tồn kho, tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ

+ kết chuyển CP NL, VL trực tiếp phát sinh ở mức bình thường vàobên Nợ TK154-CPSXKD dở dang (hoặc bên Nợ TK631 – giá thành sản xuất)

TK621 không có số dư cuối kỳ và phản ánh chi tiết cho từng đối tượngtập hợp chi phí

b TK622 - Chi phí nhân công trực tiếp.

Trang 13

- Công dụng: Kế toán sử dụng TK622 – Chi phí nhân công trực tiếp đểphản ánh chi phí lao động trực tiếp tham gia vào quá trình HĐSXKD trongcác ngành công nghiệp, nông, lâm, ngư nghiệp, XDCB, dịch vụ.

- Kết cấu và nội dung của TK622 - Chi phí nhân công trực tiếp:

Bên Nợ: Chi phí nhân công trực tiếp tham gia trực tiếp vào quá trìnhsản xuất sản phẩm

Bên Có:

+ Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp trên mức bình thường khôngđược tính vào trị giá hàng tồn kho, tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ;

+ Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp ở mức bình thường vào bên

Nợ TK154 – CPSKD dở dang (hoặc bên Nợ TK631 – giá thành sản xuất) đểtính vào giá thành của sản phẩm, dịch vụ

TK622 không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết cho từng đối tượngchịu chi phí

c TK627 – Chi phí sản xuất chung.

- Công dụng: Kế toán chi phí sản xuất chung sử dụng TK627- CPSXC

để phản ánh chi phí phục vụ sản xuất, kinh doanh chung phát sinh ở phânxưởng, bộ phận sản xuất, đội, công trường

- Kết cấu và nội dung TK627-CPSXC

Bên Nợ:

Các CPSXC phát sinh trong kỳ

Bên Có:

+ Các khoản ghi giảm CPSXC

+ CPSXC cố định phát sinh ở mức bình thường và CPSXC biến đổi đượckết chuyển vào TK154- CPSXKD dở dang (hoặc vào TK631-giá thành sảnxuất);

+ CPSXC cố định phát sinh trên mức bình thường được kết chuyển vàoTK632 - Giá vốn hàng bán

TK627 – Chi phí sản xuất chung, không có số dư cuối kỳ

TK627 có các TK cấp II: 6271-Chi phí nhân viên phân xưởng

6272-Chi phí vật liệu6273-Chi phí dụng cụ sản xuất 6274-Chi phí khấu hao TSCĐ6277-Chi phí dịch vụ mua ngoài

Trang 14

Số dư bên Nợ: Chi phí SXKD còn dở dang cuối kỳ.

TK154 được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp CPSX (phânxưởng, giai đoạn sản xuất, sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng)

e TK631- Giá thành sản xuất.

- Công dụng: TK631 – giá thành sản xuất được dùng để phản ánh tổnghợp CPSX và tính giá thành sản phẩm, dịch vụ ở đơn vị sản xuất trong trườnghợp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ

- Kết cấu và nội dung phản ánh của TK631-giá thành sản xuất

Bên Nợ:

+ Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ

+ CPSX thực tế phát sinh trong kỳ

Bên Có:

+ Giá trị SPDD cuối kỳ kết chuyển vào TK154;

+ Giá thành sản phẩm đã bán, dịch vụ hoàn thành kết chuyển vàoTK632- giá vốn hàng bán

TK631 không có số dư cuối kỳ và được chi tiết cho từng đối tượng tậphợp chi phí

1.7.2 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất.

a Phương pháp kế toán tổng hợp CPSX toàn DN theo phương pháp kê khai thường xuyên.

Trang 15

(1) Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí NL, VL trực tiếp theo từng đốitượng tập hợp chi phí.

Nợ TK154- CPSXKD dở dang

(Chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí)

Có TK621-Chi phí NL, VL trực tiếp(Chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí)(2) Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp theo từngđối tượng tập hợp chi phí

Nợ TK154-Chi phí SXKD dở dang

(Chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí)

Có TK622-Chi phí nhân công trực tiếp(Chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí)(3) Cuối kỳ, kế toán kết chuyển và phân bổ chi phí sản xuất chung chotừng đối tượng tập hợp chi phí có liên quan:

Nợ TK154-Chi phí SXKD dở dang

(Chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí)

Có TK627-Chi phí sản xuất chung(Chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí)(4) Trị giá sản phẩm hỏng không sửa chữa được, người gây ra thiệt hạisản phẩm hỏng phải bồi thường

Nợ TK138 (1388), 334

Có TK154-Chi phí SXKD dở dang(Chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí)(5) Trị giá thuần ước tính của phế liệu thu hồi từ sản phẩm hỏng khôngsửa chữa được:

Nợ TK152-Nguyên liệu, vật liệu

Có TK154-Chi phí SXKD dở dang(Chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí)(6) Giá thành sản xuất thành phẩm nhập kho hoặc đã giao cho khách hàng

Nợ TK155, 157, 632

Có TK154-Chi phí SXKD dở dang(Chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí)

Sơ đồ kế toán tổng hợp CPSX toàn DN

Trang 16

(Chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí)

(2) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí NL, VL trực tiếp thực tế phátsinh trong kỳ cho các đối tượng chịu chi phí :

Nợ TK 631-Giá thành sản xuất

(Chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí)

Có TK621-Chi phí NL, VL trực tiếp

(Chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí)

(3) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp cho các đốitượng chịu chi phí:

Nợ TK 631-Giá thành sản xuất

(Chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí)

Có TK622-Chi phí NCTT(Chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chiphí)

(4) Cuối kỳ, kế toán kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất chung đểtính giá thành sản xuất sản phẩm, dịch vụ:

Nợ TK 631-Giá thành sản xuất

(Chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí)

Có TK627-Chi phí sản xuất chung

Trang 17

(5) Trường hợp phát sinh sản phẩm hỏng khômg sửa chữa được, căn cứvào quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền, kế toán ghi:

Nợ TK611-Mua hàng(Phế liệu thu hồi)

Nợ TK111,112,138(Bồi thường vật chất)

Nợ TK632-Gía vốn hàng bán

Có TK631-Giá thành sản xuất

(Chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí)

(6) Cuối kỳ kế toán, tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dangcuối kỳ, kế toán ghi sổ:

Nợ TK154-Chi phí SXKD dở dang

(Chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí)

Có TK631-Giá thành sản xuất

(Chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí)

(7) Giá thành sản xuất thực tế sản phẩm, công việc đã hoàn thành trong kỳ

Nợ TK632-Giá vốn hàng bán

Có TK631-Giá thành sản xuất (Chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí)

Trang 18

Sơ đồ kế toán tổng hợp CPSX toàn DN

(Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp KKĐK)

(4)

TK632(7)

1.8 Các phương pháp đánh giá sản phẩm đang chế tạo dở dang.

Sản phẩm dở dang theo nghĩa hẹp là những sản phẩm đang dở dangtrên dây chuyền sản xuất, theo nghĩa rộng sản phẩm dở dang còn bao gồmnửa thành phẩm tự chế biến

Đánh giá sản phẩm dở dang là việc xác định phần CPSX tính vào trị giáSPDD cuối kỳ Tùy đặc điểm về loại hình DN, tổ chức sản xuất, quy trìnhcông nghệ, yêu cầu và trình độ quản lý của DN, kế toán vận dụng phươngpháp đánh giá SPDD cuối kỳ thích hợp

Trang 19

1.8.1 Đánh giá SPDD theo chi phí NL, VL trực tiếp.

Phương pháp này áp dụng thích hợp với trường hợp chi phí NL, VLtrực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, sản lượng sản phẩm

dở dang giữa các kỳ kế toán ít biến động

Trị giá SPDD cuối kỳ tính theo phương pháp này chỉ gồm trị giá thực tế

NL, VL trực tiếp dùng cho sản xuất sản phẩm dở dang, các chi phí chế biến(chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) tính toàn bộ cho sảnphẩm hoàn thành trong kỳ

Công thức tính trị giá SPDD cuối kỳ như sau:

DCK = DĐK + Cn x QD

Qsp +QD

Trong đó:

+ DCK, DĐK: Trị giá SPDD cuối kỳ và đầu kỳ

+ Cn: Chi phí NL, VL trực tiếp phát sinh trong kỳ

+ Qsp, QD: Sản lượng sản phẩm hoàn thành và sản lượng sản phẩm dởdang cuối kỳ

Công thức này áp dụng trong trường hợp DN có quy trình công nghệsản xuất phức tạp kiểu liên tục, chi phí NL, VL trực tiếp được bỏ vào ngay từđầu của quy trình công nghệ sản xuất

Trường hợp chi phí vật liệu phụ trực tiếp bỏ dần vào quá trình sản xuấtthì trị giá sản phẩm làm dở chỉ tính theo chi phí NL, VL chính trực tiếp bỏdần vào từ đầu quá trình sản xuất

Đối với DN có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục,gồm nhiều giai đoạn công nghệ, kế tiếp nhau theo một trình tự nhất định, sảnphẩm hoàn thành của giai đoạn trước là đối tượng tiếp tục chế tạo của giaiđoạn sau, thì trị giá SPDD ở giai đoạn đầu tính theo chi phí NL, VL trực tiếp

và trị giá SPDD ở các giai đoạn sau được tính theo giá thành nửa thành phẩmcủa giai đoạn trước chuyển sang

- Ưu điểm: Tính toán đơn giản, khối lượng tính toán ít

- Nhược điểm: Độ chính xác không cao bởi CPSX tính cho trị giáSPDD chỉ bao gồm khoản mục chi phí NL, VL trực tiếp

1.8.2 Đánh giá SPDD theo sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.

Trang 20

Phương pháp này thích hợp với những sản phẩm có chi phí chế biếnchiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng CPSX và sản lượng sản phẩm dởdang biến động nhiều giữa các kỳ kế toán Nội dung phương pháp:

- Căn cứ sản lượng sản phẩm dở dang và mức độ hoàn thành để quy đổisản lượng SPDD thành sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương

+ CPSX bỏ vào từ đầu quy trình công nghệ sản xuất (như chi phí NL,

VL trực tiếp hoặc chi phí NL, VL chính trực tiếp): Chi phí đã tập hợp được,tính cho sản phẩm hoàn thành và SPDD tỷ lệ với sản lượng sản phẩm hoànthành và sản lượng SPDD thực tế theo công thức sau:

DCK = DĐK + Cn x QD

Qsp +QD

+ Đối với các chi phí bỏ dần trong quá trình sản xuất chế biến (chi phívật liệu phụ trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung): Chiphí đã tập hợp được tính cho sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang tỷ lệvới sản lượng sản phẩm hoàn thành và sản lượng sản phẩm hoàn thành tươngđương theo từng khoản mục chi phí chế biến (ngoài ra còn kể cả chi phí vậtliệu phụ trực tiếp phát sinh bỏ dần trong kỳ)

Trường hợp sản phẩm sản xuất có sản lượng SPDD trên các khâu củadây chuyền sản xuất tương đối đều đặn, có thể đơn giản hóa xác định mức độhoàn thành chung cho tất cả SPDD là 50% Phương pháp này còn gọi làphương pháp đánh giá sản lượng SPDD theo 50% chi phí, thực chất đây cũng

Trang 21

là phương pháp đánh giá SPDD theo sản lượng sản phẩm hoàn thành tươngđương.

1.9 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm và ứng dụng trong các loại hình doanh nghiệp chủ yếu.

1.9.1 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm.

Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệuCPSX đã tập hợp được trong kỳ và các tài liệu liên quan để tính toán tổng giáthành sản xuất và giá thành đơn vị sản xuất thực tế của sản phẩm, lao vụ đãhoàn thành theo từng đối tượng tính giá thành và từng khoản mục chi phí

Các căn cứ để lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp

- Đặc điểm tổ chức sản xuất;

- Quy trình công nghệ sản xuất;

- Đặc điểm sản phẩm;

- Yêu cầu quản lý sản xuất và giá thành;

- Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giáthành

a Phương pháp tính giá thành giản đơn (phương pháp tính trực tiếp).

Phương pháp này thích hợp với những sản phẩm, công việc có quytrình công nghệ sản xuất giản đơn khép kín, tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳsản xuất ngắn và xen kẽ, liên tục (như sản phẩm điện, nước, than, bánhkẹo…)

Đối tượng tập hợp CPSX phù hợp với đối tượng tính giá thành, kỳ tínhgiá thành là hàng tháng (quý) phù hợp với kỳ báo cáo

Trang 22

Trên cơ sở số liệu CPSX đã tập hợp được trong kỳ và trị giá của SPDD

đã xác định, giá thành sản phẩm hoàn thành được tính theo từng khoản mụcchi phí

Z(Z): Tổng giá thành sản xuất thực tế hoặc giá thành đơn vị của sảnphẩm, dịch vụ đã hoàn thành

C: Tổng CPSX đã tập hợp được trong kỳ theo từng đối tượng

DĐK, DCK: Trị giá của SPDD đầu kỳ và cuối kỳ

Qi: Sản lượng sản phẩm, lao vụ hoàn thành

Trường hợp cuối kỳ không có SPDD hoặc có ít và ổn định thì khôngnhất thiết phải xác định trị giá SPDD cuối kỳ, vậy tổng CPSX đã tập hợpđược trong kỳ cũng chính là tổng giá thành của sản phẩm hoàn thành

Để phục vụ cho việc tính giá thành, kế toán DN lập bảng tính giá thànhtheo từng loại sản phẩm, dịch vụ

2 Chi phí nhân công trực tiếp

3 Chi phí sản xuất chung

Cộng

b Phương pháp tính giá thành theo hệ số.

Phương pháp này được áp dụng trong những DN có quy trình côngnghệ sản xuất, trong quá trình sản xuất sử dụng cùng loại nguyên liệu, vật liệunhưng kết quả sản xuất thu được nhiều sản phẩm chính khác nhau (công nghệsản xuất hóa chất, công nghệ hóa dầu, công nghệ nuôi ong…), trong trườnghợp này đối tượng tập hợp CPSX là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất còn

Trang 23

đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành Kỳ tính giá thànhphù hợp với kỳ báo cáo.

Trình tự của phương pháp tính giá thành theo hệ số:

- Căn cứ vào tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật để xác định hệ số kinh tế, kỹthuật (hệ số tính giá thành) cho từng loại sản phẩm, trong đó lấy 1 loại sảnphẩm làm sản phẩm tiêu chuẩn (có hệ số =1)

- Quy đổi sản lượng sản phẩm sản xuất thực tế thành sản lượng sảnphẩm tiêu chuẩn theo công thức:

Q =  Qi Hi

Trong đó:

Q: Tổng số sản lượng sản phẩm thực tế hoàn thành quy đổi ra sảnlượng sản phẩm tiêu chuẩn

Qi: Sản lượng sản xuất thực tế của sản phẩm i

Hi: Hệ số kinh tế, kỹ thuật của sản phẩm i

- Tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm

c Phương pháp tính giá thành theo tỉ lệ.

Phương pháp này thích hợp với loại hình DN mà trong cùng một quytrình công nghệ sản xuất, kết quả sản xuất được một nhóm sản phẩm cùngloại với nhiều chủng loại, phẩm cấp, quy cách khác nhau (như DNSX ốngnước, sản xuất áo dệt kim, sản xuất bê tông…)

Đối tượng tập hợp CPSX là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất của

cả nhóm sản phẩm, còn đối tượng tính giá thành là từng quy cách sản phẩmtrong nhóm sản phẩm đó Kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo kế toán

Trình tự của phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ:

- Căn cứ vào tiêu chuẩn phân bổ hợp lý (giá thành kế hoạch hoặc giáthành định mức) và CPSX đã tập hợp để tính tỉ lệ tính giá thành theo từngkhoản mục chi phí theo công thức sau:

= Giá thành thực tế cả nhóm sản phẩm

(theo từng khoản mục chi phí) x 100

Trang 24

d Phương pháp loại trừ chi phí.

Phương pháp này được áp dụng trong các trường hợp

- Trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất, đồng thời với việc chế tạo

ra sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ;

- Trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất, kết quả thu được sản phẩmtiêu chuẩn chất lượng quy định, ngoài ra còn có sản phẩm hỏng không sửa chữađược, khoản thiệt hại này không được tính vào giá thành sản phẩm hoàn thành

- Trường hợp các phân xưởng sản xuất phụ có cung cấp sản phẩm, dịch

vụ cho nhau, cần loại trừ trị giá sản phẩm, dịch vụ cung cấp giữa các bộ phậnsản xuất phụ khi tính giá thành thực tế của sản phẩm, dịch vụ sản xuất phụcung cấp cho bộ phận sản xuất chính hoặc bán ra ngoài

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sảnxuất, còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính, thành phẩm hoặc sảnphẩm, dịch vụ của bộ phận sản xuất phụ đã cung cấp cho các bộ phận sảnxuất chính và các bộ phận khác trong DN hoặc bán ra ngoài

Kế toán căn cứ vào tổng CPSX đã tập hợp được sau đó loại trừ phầnchi phí của sản phẩm phụ, chi phí thiệt hại về sản phẩm hỏng không được tínhtrong giá thành sản phẩm hoặc chi phí phục vụ lẫn nhau trong nội bộ các phânxưởng sản xuất phụ để tính giá thành theo công thức:

Z = DĐK + C – DCK - CLT

Trong đó, CLT là các loại chi phí cần loại trừ

Để đơn giản việc tính toán, các loại chi phí cần loại trừ thường đượctính như sau:

+ Trị giá sản phẩm phụ có thể tính theo giá trị thuần có thể thựchiện được

+ Trị giá sản phẩm hỏng tính theo CPSX thực tế, khi tính cần phải căn

cứ vào mức độ chế biến hoàn thành của chúng

Trang 25

+ Trị giá sản phẩm hoặc lao vụ sản xuất phụ cung cấp lẫn nhau có thểtính theo giá thành đơn vị kế hoạch hoạc chi phí ban đầu hoặc tính theophương pháp đại số.

* Bộ phận sản xuất, kinh doanh phụ là phân xưởng sản xuất độc lậpđược tổ chức ra để sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ phục vụ sản xuấtchính hoặc bán ra ngoài hoặc để tận dụng năng lực sản xuất dư thừa, tận dụngphế liệu, phế thải để sản xuất ra sản phẩm phụ nhằm mục đích tăng thu nhậpcủa DN, tạo việc làm cho người lao động

Trường hợp DN có nhiều phân xưởng phụ, các phân xưởng phụ ngoàiviệc cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho bộ phận sản xuất chính còn cung cấptrong nội bộ các bộ phận sản xuất phụ, kế toán khi tính giá thành sản phẩm,dịch vụ của phân xưởng phụ trợ sử dụng cho bộ phận sản xuất chính phải sửdụng phương pháp tính giá thành là phương pháp loại trừ chi phí

Theo phương pháp này, đối tượng tập hợp CPSX là từng phân xưởngsản xuất phụ, còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm, dịch vụ của phânxưởng sản xuất phụ cung cấp cho sản xuất chính hoặc bán ra ngoài

Việc tính toán giá thành sản phẩm, dịch vụ của các phân xưởng sảnxuất phụ trợ có thể theo một trong các phương pháp:

- Phương pháp phân bổ trị giá sản phẩm, dịch vụ cung cấp lẫn nhau theochi phí ban đầu Phương pháp này được tiến hành theo trình tự các bước nhưsau:

Bước 1: Tính đơn giá ban đầu đơn vị sản phẩm, dịch vụ của sảnc 1: Tính đơn giá ban đầu đơn vị sản phẩm, dịch vụ của sảnn giá ban đầu kỳ và cuối kỳ và do có các đơn giá ban đầu đơn vị sản phẩm, dịch vụ của sảnu n v s n ph m, d ch v c a s nị giá sản phẩm sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ và do có các ản phẩm có thể khác nhau về lượng do chênh ẩm có thể khác nhau về lượng do chênh ị giá sản phẩm sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ và do có các ụ của sản ủa sản ản phẩm có thể khác nhau về lượng do chênh

xu t ph :ất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ và do có các ụ của sản

Đơn giá ban đầu = Tổng chi phí ban đầuSản lượng ban đầuTổng chi phí

ban đầu =

Trị giá SPDD

CPSX phátsinh trong kỳ -

Trị giá SPDDcuối kỳBước 2: Tính trị giá sản phẩm, dịch vụ sản xuất phụ cung cấp lẫn nhau.Trị giá sản phẩm, dịch vụ sản

xuất phụ cung cấp lẫn nhau =

Sản lượng cungcấp lẫn nhau x

Đơn giában đầu

Bước 1: Tính đơn giá ban đầu đơn vị sản phẩm, dịch vụ của sảnc 3: Tính giá th nh à giá thành sản phẩm có thể khác nhau về lượng do chênh đơn giá ban đầu đơn vị sản phẩm, dịch vụ của sảnn v th c t c a s n ph m, d ch v s nị giá sản phẩm sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ và do có các ực tế phát sinh nhưng không được tính vào giá thành sản ế phát sinh nhưng không được tính vào giá thành sản ủa sản ản phẩm có thể khác nhau về lượng do chênh ẩm có thể khác nhau về lượng do chênh ị giá sản phẩm sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ và do có các ụ của sản ản phẩm có thể khác nhau về lượng do chênh

xu t ph cung c p cho các b ph n khác:ất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ và do có các ụ của sản ất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ và do có các ộ phận khác: ận khác:

Giá thành đơn

vị thực tế sản

Tổng chi phí ban đầu + vụ nhận của phân xưởngTrị giá sản phẩm, dịch

sản xuất phụ khác

-Trị giá sản phẩm, dịch vụ cung cấp kho phân xưởng, sản xuất phụ khác

Trang 26

Giá thành đơn vị thực

tế sản phẩm, dịch vụsản xuất phụ

- Phương pháp phân bổ trị giá sản phẩm, dịch vụ của sản xuất phụ cungcấp lẫn nhau theo giá thành kế hoạch

Trước hết căn cứ vào đơn giá kế hoạch và sản lượng cung cấp lẫn nhau

để tính trị giá sản phẩm, dịch vụ sản xuất phụ cung cấp lẫn nhau Sau đó tínhgiá thành đơn vị sản phẩm, dịch vụ sản xuất phụ để tính trị giá sản phẩm, dịch

vụ sản xuất phục vụ cho các loại bộ phận khác tương tự như phương phápphân bổ giá trị sản phẩm, dịch vụ sản xuất phụ cung cấp lẫn nhau theo chi phíban đầu

e Phương pháp tổng cộng chi phí.

Phương pháp này áp dụng đối với DN có quy trình công nghệ sản xuấtphức tạp, quá trình sản xuất chế biến sản phẩm phải đi qua nhiều bộ phận sảnxuất, nhiều giai đoạn công nghệ (như DN dệt, cơ khí chế tạo, may mặc…)

Đối tượng tập hợp CPSX là từng bộ phận (từng giai đoạn công nghệsản xuất), còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành ở các bướcchế biến và thành phẩm hoàn thành ở bước cuối kỳ

Trình tự tính giá thành của phương pháp này:

- Tập hợp CPSX theo từng bộ phận sản xuất, giai đoạn công nghệ sản xuất

- Cộng CPSX của các bộ phận sản xuất, các giai đoạn công nghệ sảnxuất theo công thức:

Z =  CiTrong đó: Ci là CPSX tập hợp được ở từng bộ phận, giai đoạn côngnghệ sản xuất (i = 1,n)

f Phương pháp liên hợp.

Phương pháp này được áp dụng trong những DN có tổ chức sản xuất,tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tínhgiá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau (như DN hóa chất, dệtkim, đóng giày…)

Trang 27

Trên thực tế, các DN có thể kết hợp các phương pháp giản đơn vớiphương pháp cộng chi phí, phương pháp cọng chi phí với phương pháp tỉ lệ.

g Phương pháp tính giá thành theo định mức.

Phương pháp này thích hợp với những DN đã xây dựng được định mứckinh tế kỹ thuật hoàn chỉnh và ổn định

Trình tự tính giá thành của phương pháp này:

- Căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành và dự toán chi phíhiện hành được duyệt để tính ra giá thành định mức của sản phẩm;

- Tổ chức hạch toán rõ ràng CPSX thực tế phù hợp với định mức và sốCPSX chênh lệch do thoát ly định mức

- Trên cơ sở giá thành định mức, số chênh lệch do thay đổi định mức,

số chênh lệch do thoát lý định mức để xác định giá thành thực tế của sảnphẩm sản xuất trong kỳ theo công thức áp dụng

Giá thành sản

xuất thực tế =

Giá thànhđịnh mức 

Chênh lệch dothay đổi địnhmức

 Chênh lệch dothoát ly định mức

1.9.2 Ứng dụng các phương pháp tính giá thành trong các loại hình DN chủ yếu.

Trên cơ sở các phương pháp tính giá thành sản phẩm đã nghiên cứu ởtrên, khi áp dụng vào từng DN, kế toán cần căn cứ vào các điều kiện thực tếcủa DN về các mặt như: đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình côngnghệ cũng như đối tượng tập hợp CPSX để lựa chọn và áp dụng phương pháptính giá thành thích hợp

1.9.2.1 Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng.

Đối với loại hình DN này, sản phẩm được sản xuất thường theo quytrình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu song song, tổ chức sản xuất đơn chiếchoặc từng loạt nhỏ, từng loạt vừa theo các đơn đặt hàng

Đối tượng tập hợp CPSX là từng đơn đặt hàng, đối tượng tính giá thành

là từng sản phẩm hoặc từng loạt hàng đã sản xuất hoàn thành theo đơn đặthàng của khách hàng Kỳ tính giá thành phù hợp với chu kỳ sản xuất

Kế toán CPSX cần phải mở bảng kê để tập hợp CPSX theo từng sảnphẩm, từng loạt hàng theo từng đơn đặt hàng

- Đối với chi phí trực tiếp (như chi phí NL, VL trực tiếp, chi phí nhâncông trực tiếp) phát sinh liên quan trực tiếp đến đơn đặt hàng nào thì hạchtoán trực tiếp cho đơn đặt hàng đó theo các chứng từ gốc

Trang 28

- Đối với chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng phân xưởng,cuối tháng phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu chuẩn phù hợp (như giờcông sản xuất, chi phí nhân công trực tiếp…).

Phương pháp tính giá thành: Tùy theo tính chất, số lượng sản phẩm củatừng đơn đặt hàng để áp dụng phương pháp thích hợp như phương pháp giảnđơn, phương pháp cộng chi phí, phương pháp tỉ lệ hay phương pháp liên hợp

Cuối mỗi tháng căn cứ CPSX đã tập hợp ở từng phân xưởng, đội sản xuấttheo từng đơn đặt hàng trên bảng kê CPSX để ghi vào các bảng tính giá thànhcủa đơn đặt hàng có liên quan Khi đơn đặt hàng đã thực hiện hoàn thành thìtoàn bộ chi phí đã tập hợp trên bảng tính giá thành là tổng giá thành thực tế củađơn đặt hàng hoàn thành Đơn đặt hàng nào chưa hoàn thành thì chi phí đã tậphợp được trong bảng tính giá thành là trị giá của sản phẩm đang chế tạo dở dang

1.9.2.2 Doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu giản đơn.

Đối với loại hình DN này, quá trình sản xuất sản phẩm phải qua nhiềugiai đoạn (phân xưởng) chế biến liên tục, kế tiếp nhau Sản phẩm hoàn thànhcủa giai đoạn trước là đối tượng chế biến của giai đoạn sau và cứ như vậy chođến khi chế tạo thành thành phẩm Đối tượng tập hợp CPSX là từng giai đoạncủa quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm

Đối tượng tính giá thành thì tùy vào các điều kiện cụ thể cũng như trình

độ và yêu cầu quản lý của DN có thể chỉ là thành phẩm hoặc có thể còn baogồm nửa thành phẩm của từng giai đoạn sản xuất Kỳ tính giá thành là sau khikết thức tháng, phù hợp với kỳ báo cáo

Phương pháp tính giá thành áp dụng có thể là phương pháp tổng cộngchi phí hoặc phương pháp liên hợp

- Phương án tính giá thành có tính giá thành nửa thành phẩm;

- Phương án tính giá thành không tính giá thành nửa thành phẩm;

a - Phương án tính giá thành có tính giá thành nửa thành phẩm.

Đối tượng tính giá thành trong phương án này là nửa thành phẩm hoànthành ở từng giai đoạn và thành phẩm

Kế toán có thể áp dụng nhiều phương pháp tính giá thành khác nhau,như: phương pháp giản đơn và phương pháp cộng chi phí

Kế toán căn cứ vào CPSX đã tập hợp theo từng giai đoạn sản xuất, lầnlượt tính tổng giá thành, giá thành đơn vị của nửa thành phẩm giai đoạn trước,sau đó kết chuyển sang giai đoạn một cách tuần tự cho đến giai đoạn cuốicùng để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị thành phẩm Do cách kết cấu

Trang 29

chi phí như vậy nên phương án này còn gọi là phương pháp phân bước có tínhgiá thành nửa thành phẩm hoặc phương pháp kết chuyển tuần tự.

SƠ ĐỒ KẾT CHUYỂN CHI PHÍ THEO PHƯƠNG ÁN

TÍNH GIÁ THÀNH CÓ TÍNH GIÁ THÀNH NỬA THÀNH PHẨM

DĐK1, DCK1: CPSX dở dang đầu kỳ và cuối kỳ GĐI

Q1: Sản lượng nửa thành phẩm hoàn thành GĐI

Kế toán ghi sổ như sau:

Nợ TK154 (chi tiết GĐII): Trị giá nửa thành phẩm GĐI chuyển sang GĐII

Nợ TK155, 157 (chi tiết GĐI): Trị giá NTP GĐI nhập kho hoặc bán rangoài

Có TK154 (chi tiết GĐI): Trị giá NTP GĐI sản xuất hoàn thành

Chi phí chế

biến giai đoạn I

Chi phí NL, VL

trực tiếp

Tổng giá th nh à giá thành sản phẩm có thể khác nhau về lượng do chênh

& giá th nh à giá thành sản phẩm có thể khác nhau về lượng do chênh

đơn vị giai

đoạn I

Chi phí chế biến giai đoạn

II

Trị giá nửa

th nh phà giá thành sản phẩm có thể khác nhau về lượng do chênh ẩm GĐI chuyển sang

Tổng giá th nh à giá thành sản phẩm có thể khác nhau về lượng do chênh

& giá th nh à giá thành sản phẩm có thể khác nhau về lượng do chênhđơn vị giai đoạn II

Chi phí chế biến giai đoạn n

Trị giá nửa

th nh à giá thành sản phẩm có thể khác nhau về lượng do chênh phẩm GĐ

n-1 chuyển sang

Tổng giá th nh à giá thành sản phẩm có thể khác nhau về lượng do chênh

& giá th nh à giá thành sản phẩm có thể khác nhau về lượng do chênhđơn vị th nh à giá thành sản phẩm có thể khác nhau về lượng do chênhphẩmGiai đoạn I Giai đoạn II …… Giai đoạn n

Trang 30

Tiếp theo căn cứ vào giá thành thực tế nửa thành phẩm của GĐI chuyểnsang GĐII và các chi phí chế biến đã tập hợp được của GĐII để tính tổng giáthành và giá thành đơn vị nửa thành phẩm hoàn thành GĐII.

- Công thức tính: Z2 = DĐK2 + Z1 + C2 – DCK2

Z2

z2 =

Q2

Kế toán căn cứ vào kết quả đã xác định được để ghi sổ như sau:

Nợ TK154 (chi tiết GĐIII): Trị giá NTP GĐII chuyển sang GĐIII

Nợ TK155, 157, 632: Trị giá NTP GĐII nhập kho hoặc bán ra ngoài

Có TK154 (chi tiết GĐI): Trị giá NTP GĐII sản xuất hoàn thành

Cứ tuần tự từng bước như vậy cho đến khi tính giá thành thành phẩm

Nợ TK157, 632: Trị giá thành phẩm nhập kho hoặc bán ra ngoài

Có TK154 (Chi tiết giai đoạn n): Trị giá thành phẩm SX hoàn thành.Việc kết chuyển tuần tự giá thành nửa thành phẩm từ giai đoạn trướcsang giai đoạn sau có thể theo số tổng hợp hoặc theo từng khoản mục chi phí

+ Nếu kết chuyển tuần tự tổng hợp dẫn đến giá thành của NTP từ GĐIIđến giá thành thành phẩm không phản ánh đúng các khoản mục chi phí, phảitính hoàn nguyên ngược trở lại theo đúng các khoản mục chi phí quy định.Công việc hoàn nguyên rất phức tạp, do vậy ít được sử dụng trong thực tế

+ Nếu kết chuyển tuần tự từng khoản mục chi phí có nhược điểm khốilượng tính toán nhiều, nhưng giá thành NTP của các giai đoạn và giá thànhthành phẩm được phản ánh theo từng khoản mục chi phí, đáp ứng được yêucầu của công tác quản lý chi phí nên được áp dụng phổ biến trong các DNSX

b Phương án tính giá thành không tính giá thành NTP.

Trong phương án này, đối tượng tính giá thành là thành phẩm sản xuấthoàn thành và phương pháp tính giá thành áp dụng là phương pháp cộng chi phí

Trang 31

Trước hết kế toán căn cứ vào CPSX đã tập hợp được trong kỳ theo từnggiai đoạn sản xuất để tính ra CPSX của từng giai đoạn sản xuất nằm trong giáthành thành phẩm theo từng khoản mục chi phí, sau đó tổng cộng cùng mộtlúc (song song) từng khoản mục chi phí của các giai đoạn sản xuất để tính ragiá thành thành phẩm.

Vì cách kết chuyển chi phí để tính giá thành như trên nên phương ánnày còn gọi là phương pháp phân bước không tính giá thành NTP hay phươngpháp kết chuyển song song

SƠ ĐỒ KẾT CHUYỂN CHI PHÍ THEO PHƯƠNG PHÁP

KẾT CHUYỂN SONG SONG

Kết chuyển song song từng khoản mục

Trình tự tính giá thành theo phương pháp kết chuyển song song:

Bước 1: Xác định CPSX của từng giai đoạn nằm trong giá thành thànhphẩm

* Tính chi phí NL, VL trực tiếp (hoặc chi phí VL phụ trực tiếp) từnggiai đoạn nằm trong giá thành thành phẩm

CZi = DQĐKi TP +Q+ CDi x QTP

Trong đó:

CZi: CPSX của giai đoạn i trong giá thành của thành phẩm

DĐKi: CPSX dở dang đầu kỳ của giai đoạn i

th nh th nh à giá thành sản phẩm có thể khác nhau về lượng do chênh à giá thành sản phẩm có thể khác nhau về lượng do chênhphẩm

CPSX phát sinh của GĐII

n

Giai đoạn I Giai đoạn II …… Giai đoạn n

Giá th nh sà giá thành sản phẩm có thể khác nhau về lượng do chênh ản xuất của th nh phà giá thành sản phẩm có thể khác nhau về lượng do chênh ẩm

Trang 32

Ci: CPSX phát sinh ở giai đoạn i

QTP: Sản lượng thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối

QD: Sản lượng SPDD ở các giai đoạn

Sản lượng SPDD ở các giai đoạn (QD) được tính phụ thuộc phươngpháp đánh giá SPDD mà DN áp dụng; bao gồm: sản lượng SPDD ở tại giaiđoạn đó và đang tiếp tục chế biến dở dang ở các giai đoạn sau

* Tính vào chi phí chế biến (Chi phí VL phụ trực tiếp, chi phí nhâncông trực tiếp, chi phí sản xuất chung) vào giá thành sản phẩm

CZi = QDTP ĐKi +Q+ CDsii x QTP

QDsi: Sản lượng SPDD cuối kỳ của các giai đoạn sau giai đoạn i

- Trường hợp trị giá SPDD đánh giá theo sản lượng sản phẩm hoànthành tương đương:

CHƯƠNG II:

THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY GIẦY THƯỢNG ĐÌNH

Trang 33

2.1 Đặc điểm chung của doanh nghiệp

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty Giầy Thượng Đình.

Công ty Giầy Thượng Đình tiền thân là xí nghiệp X30 được thành lập

từ năm 1957 Với lịch sử gần 50 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty đãtrải qua một chặng đường không ngừng vươn lên tự đổi mới, phát triển vàkhẳng định mình

Thời kỳ 19571960: Xí nghiệp chịu sự quản lý của Cục Quân nhu Tổng cục Hậu cần QĐNDVN, có nhiệm vụ sản xuất mũ cứng, giầy vải cungcấp cho bộ đội Trong thời kỳ này, quy mô xí nghiệp còn nhỏ và lao động thủcông là chủ yếu nên sản lượng còn rất thấp, khoảng 55.000 chiếc mũ/năm vàtrên 200.000 đôi giầy/năm

-Thời kỳ 1961-1972: Xí nghiệp X30 chính thức được chuyển giao từCục Quân nhu Tổng cục Hậu cần QĐNDVN sang Cục Công nghiệp Hà Nội –UBND thành phố Hà Nội

Tháng 6/1965: Xí nghiệp X30 đổi tên thành “Nhà máy Cao su ThụyKhê” Quy mô của xí nghiệp khi đó được mở rộng, sản lượng tăng đáng kểđạt 150% kế hoạch

Cuối năm 1970, nhà máy cao su Thụy Khê sáp nhập với xí nghiệp giầyvải Hà Nội cũ và đổi tên mới là: Xí nghiệp giầy vải Hà Nội Thời điểm nàysản phẩm của xí nghiệp phong phú hơn: giầy vải ngắn cổ, giầy vải cao cổ, ba

ta, giầy cao su trẻ em và đặc biệt đã có giầy Basket xuất khẩu theo Nghị địnhsang Liên Xô và Đông Âu cũ

Tháng 6/1978: Xí nghiệp giầy vải Hà Nội hợp nhất với xí nghiệp giầyvải Thượng Đình cũ và lấy tên là xí nghiệp giầy vải Thượng Đình - Hà Nội.Khi đó số lượng CBCNV của xí nghiệp là 3.000 người, quy mô sản xuất cũngđược mở rộng với 8 phân xưởng, 10 phòng ban nghiệp vụ, sản lượng giầy đạttới 2,4 triệu đôi/năm Toàn bộ các máy khâu đạp chân của xí nghiệp đượcthay thế bằng máy may công nghiệp, phân xưởng cán với máy cán O400,O560, O610 và máy luyện kín đã được lắp đặt; cùng thời gian này 30 máy épđúc nhãn hiệu Svit của Tiệp Khắc cũ cũng được lắp đặt Chính điều này đãtạo điều kiện thuận lợi để xí nghiệp phát huy thế mạnh sản xuất ra những đôigiầy đẹp, chất lượng cao hơn hẳn so với các bạn hàng khác trong ngành

Năm 1991, sau khi hệ thống XHCN sụp đổ hoàn toàn ở Liên Xô và cácnước Đông Âu thì Việt Nam rơi vào một tình thế hết sức khó khăn: Mất thịtrường xuất khẩu, thị trường nội địa lại chưa hình thành nên sản xuất bị đình

Trang 34

trệ, số lượng công nhân nghỉ việc lên đến vài trăm Mặt khác, chế độ bao cấp

bị xóa bỏ, phải đứng ra hạch toán độc lập, xí nghiệp bước vào giai đoạn mớitrong tình hình hết sức khó khăn: Vốn không có, thiết bị cũ kỹ, lạc hậu

Tháng 7/1992, xí nghiệp chính thức hoàn thành chương trình hợp táckinh doanh giầy vải xuất khẩu với công ty Kỳ Quốc - Đài Loan Với tổng chiphí đầu tư xây dựng nhà xưởng và trang thiết bị là 1,2 triệu USD đã nângcông suất hoạt động của xí nghiệp lên khoảng 4-5 triệu đôi/năm

Tháng 9/1992, lô hàng đầu tiên của xí nghiệp đạt tiêu chuẩn quốc tếđược xuất sang thị trường Pháp và Đức

Tháng 11/1992, theo quyết định của UBND thành phố Hà Nội, xínghiệp giầy vải Thượng Đình được đổi tên thành Công ty giầy Thượng Đìnhtheo giấy phép thành lập số 2753 ngày 10/11/1992 Như vậy công ty đã chínhthức trở thành một doanh nghiệp Nhà nước thực hiện hạch toán độc lập chịu

sự quản lý của Nhà nước

Tên giao dịch của công ty: ZIVIHA.COMPANY

Trụ sở: 277 đường Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội

Năm 1996, sản phẩm của công ty đã đạt giải TOPTEN là một trong mườimặt hàng được người tiêu dùng yêu thích do báo Đại Đoàn Kết đứng ra tổ chức

Đầu năm 1999 được cấp chứng chỉ ISO9000 và 9002 của tổ chứcQUAVERT (cơ quan chứng nhận của Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượngViệt Nam) và tổ chức PSB Singapore (thành viên chính thức của tập đoànchứng nhận quốc tế IQNET), ngoài ra công ty còn có nhiều giải thưởng khácnữa

Từ một xí nghiệp chuyên sản xuất quân trang phục vụ quân đội nhữngnăm 1950-1960 với công nghệ ban đầu hết sức thô sơ đến nay có thể nói công

ty đã thực sự trở thành một doanh nghiệp có vị trí cao, vững chắc trong ngànhcông nghiệp nhẹ Nhà nước với những dây chuyền sản xuất hiện đại, công

Trang 35

nghệ tiên tiến Hàng năm công ty sản xuất từ 4-5 triệu đôi giầy hoàn chỉnh,trong đó khoảng 40% dành cho tiêu thụ trong nước còn 60% đôi giầy đượcxuất sang các thị trường nước ngoài như: Nga, EU, Cuba…

Sự tăng trưởng của công ty được biểu hiện qua một số chỉ tiêu nhữngnăm gần đây như sau:

TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004

Công ty Giầy Thượng Đình là một đơn vị sản xuất kinh doanh tồn tại

và phát triển theo nguyên tắc hạch toán kinh tế độc lập, lấy thu bù chi và cólãi Để phù hợp với cơ chế thị trường và hệ thống theo quy định của Nhànước, công ty đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Tổ chức lao động theo đúng pháp luật và đúng ngành nghề theo giấyphép thành lập công ty số 2753/QĐ ngày 10/11/1992

- Đảm bảo hoạt động có hiệu quả, giữ vững vai trò chủ đạo của ngành,trước hết là những sản phẩm giầy, dép chủ yếu ở những thời điểm và ở thịtrường nội địa, đáp ứng tốt nhất nhu cầu tiêu dùng về hàng hóa của nhân dân

cả nước; đồng thời công ty cũng phải đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường ngoàinước như: Đài Loan, EU, Hàn Quốc, Nhật…

- Thực hiện tốt mục tiêu nộp ngân sách và chịu mọi trách nhiệm về kếtquả lao động của mình; quản lý và kinh doanh có hiệu quả về tài sản, nguồnvốn, đội ngũ lao động và bảo toàn vốn

- Thực hiện phân phối theo lao động, chăm lo đời sống của CBCNV,bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa khoa học kỹ thuật cho CBCNV

- Mở rộng hợp tác kinh doanh với các thành phần kinh tế trong nước vàcác đối tác nước ngoài để chứng tỏ công ty là một trong những doanh nghiệp

Trang 36

Công ty Giầy Thượng Đình là một đơn vị kế toán độc lập có đặc điểmsản xuất tập trung với quy mô sản xuất lớn, hoạt động định hướng theo nềnkinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước nên Công ty đã xây dựng bộmáy quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng Đứng đầu Công ty là giám đốctrực tiếp chỉ đạo 3 phòng ban là phòng kinh doanh- xuất nhập khẩu, phòng tổchức hành chính và phòng kế toán tài chính Dưới giám đốc là 4 phó giám đốcgiúp việc và tham mưu điều hành các phòng ban còn lại và các phân xưởng sảnxuất.

Nhiệm vụ và chức năng cơ bản của các phòng ban, phân xưởng trongcông ty được phân cấp như sau:

- Phòng kinh doanh xuất – nhập khẩu: Có nhiệm vụ khai thác các đơnđặt hàng, tổ chức chào bán hàng xuất khẩu, tiến hành nhập máy móc thiết bị,nguyên vật liệu

- Phòng quản lý chất lượng: Có nhiệm vụ bám sát quá trình sản xuất đểcùng các phân xưởng kiểm tra chất lượng của từng công đoạn sản xuất sảnphẩm, quản lý chất lượng ở mọi khâu của quá trình sản xuất

- Phòng tiêu thụ: Có chức năng nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch tiêuthụ sản phẩm, cải tiến phương thức bán hàng và xác định giá bán kịp thời đểtiêu thụ sản phẩm nhanh

- Phòng kế hoạch vật tư: Cung ứng vật tư phục vụ sản xuất, quản lý khonguyên vật liệu, quản lý hệ thống máy vi tính trong công ty

- Phòng kế toán tài chính: Quản lý toàn bộ số vốn của công ty, chịu tráchnhiệm trước giám đốc về chế độ thực hiện hạch toán kế toán độc lập Phòng phảithường xuyên hạch toán việc chi tiêu của công ty, tăng cường công tác quản lývốn, xây dựng bảo toàn có hiệu quả và phát triển vốn Thường xuyên theo dõi cáckhoản thu và chi, hướng dẫn các phòng ban làm theo đúng thủ thục thanh toán vớikhách hàng, đồng thời tính toán lãi lỗ báo cáo trước giám đốc

- Phòng kỹ thuật – công nghệ: Có nhiệm vụ đảm bảo kỹ thuật côngnghệ sản xuất, thiết kế, chế thử mẫu

- Phòng chế thử mẫu: Nhận mẫu giầy và sản xuất thử các loại giầy theođơn đặt hàng, nghiên cứu tạo mẫu giầy mới Phòng này cũng có đủ máy mócthiết bị để hoàn thành một đôi giầy nhưng ở mức độ nhỏ (giầy mẫu)

- Phòng hành chính – tổ chức: Có trách nhiệm tiếp khách, quản lý cácgiấy tờ thuộc hành chính, quản lý và bố trí sắp xếp lao động trong toàn công

Trang 37

ty; quản lý tiền lương và thực hiện theo mọi chế độ về lao động như: Lương,thưởng, phụ cấp, bảo hộ lao động

- Phòng bảo vệ: Có trách nhiệm bảo vệ của cải vật chất cũng như conngười, đảm bảo an ninh an toàn cho toàn công ty

- Ban vệ sinh công nhân – vệ sinh môi trường: Làm công tác vệ sinhmôi trường, đảm bảo cho môi trường cảnh quan công ty luôn sạch đẹp

- Trạm y tế: Tổ chức thực hiện các biện pháp cụ thể để phòng khámchữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho CBCNV trong công ty

- Xưởng cơ năng: Bố trí điện, nước, năng lượng cho sản xuất và phục

vụ cho các hoạt động khác của toàn công ty

- Tại các phân xưởng thì được chia thành các tổ, đội sản xuất, có cácquản đốc phân xưởng, phó quản đốc phân xưởng, tổ trưởng, tổ nhóm quản lý,nhân viên thống kê, nhân viên kỹ thuật

2.1.3.2 Công tác tổ chức sản xuất tại Công ty Giầy Thượng Đình.

Công ty Giầy Thượng Đình tổ chức sản xuất theo các phân xưởng, quátrình sản xuất sản phẩm được diễn ra liên tục từ khâu đưa vật liệu vào cho đếnkhi hoàn thiện sản phẩm Hiện nay, Công ty có 7 phân xưởng sản xuất chính

và một phân xưởng phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm

- Phân xưởng cắt 1, 2: Đảm nhiệm 2 khâu đầu của quy trình công nghệ

là bồi tráng và cắt vải bạt Nguyên vật liệu (NVL) của công đoạn này chủ yếu

là vải bạt các mầu, vải lót, mút xốp… NVL được chuyển đến máy bồi, máybồi có chức năng kết dính các NVL này lại với nhau bằng một lớp keo dính,vải được bồi trên máy với nhiệt độ lò sấy từ 1800-20000C và được bồi ở 3 lớp

là lớp mặt, lớp lót và lớp giữa Các tấm vải sau khi được bồi xong thì chuyểncho bộ phận cắt Sau khi cắt xong, sản phẩm của phân xưởng được chuyểnsang phân xưởng may để lắp ráp mũ giầy

- Phân xưởng may giầy vải và phân xưởng may giầy thể thao: đảmnhận công đoạn tiếp theo của phân xưởng cắt để may các chi tiết thành mũgiầy hoàn chỉnh NVL chủ yếu ở công đoạn này là: vải phin, dây, xăng… Quátrình may ở công đoạn này cũng phải trải qua nhiều thao tác kỹ thuật liên tiếpnhư can góc, may nẹp, kẻ chỉ… Bán sản phẩm hoàn thành ở phân xưởng này là

mũ giầy

- Phân xưởng cán: Có nhiệm vụ chế biến các hóa chất, sản xuất đế giầybằng cao su NVL của phân xưởng là cao su, các hóa hất ZnO, BaSO4 Bán

Trang 38

thành phẩm ở công đoạn này là các đế giầy sẽ được chuyển đến phân xưởng

gò để lắp ráp giầy

- Phân xưởng gò, bao gói giầy vải và phân xưởng gò, bao gói giầy thểthao: đảm nhiệm khâu cuối cùng của quy trình công nghệ sản xuất giầy, sảnphẩm của khâu này là từng đôi giầy hoàn chỉnh Mũ giầy và đế giầy kết hợpvới một số NVL khác như: dây giầy, dây gai, giấy lót giầy… được lắp ráp lạivới nhau và quét keo, dán đế, dán viền sau đó được đưa vào bộ phận lưu hóa

để hấp ở nhiệt độ khoảng 1300C trong vòng 3-4 giờ nhằm đảm bảo độ bền củagiầy Sau khi giầy lưu hóa xong sẽ được xâu dây và đóng gói

- Phân xưởng phục vụ cho quá trình sản xuất là phân xưởng cơ năngchịu trách nhiệm cung cấp điện, nước, lắp đặt sửa chữa, bảo dưỡng thiết bịcung cấp hơi nóng, áp lực

Sản phẩm của công ty có chu kỳ sản xuất ngắn, quy trình sản xuất phứctạp kiểu liên tục, trên dây chuyền sản xuất có thể sản xuất giầy hàng loạt vớicác mã giầy khác nhau theo đơn đặt hàng hoặc theo thiết kế của công ty Ởmỗi giai đoạn sản xuất đều hình thành các bán thành phẩm nhưng chỉ cóthành phẩm hoàn chỉnh mới được bán ra ngoài

Trong quá trình sản xuất giầy thể thao, do yêu cầu về mẫu mã có một

số chi tiết khác với giầy vải Nhưng nhìn chung các công đoạn trong quá trìnhsản xuất giầy vải hay thể thao đều phải trải qua một quá trình như sau:

Sơ đồ tổ chức bộ máy sản xuất

Hấp Cao su Đế

hóa chất giầy

2.1.3.3 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Giầy Thượng Đình.

a Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu của bộ máy kế toán.

Phân xưởng

cắt

Phân xưởng may

Phân xưởn

g gò

Sản phẩm

ho n à giá thành sản phẩm có thể khác nhau về lượng do chênhchỉnhPhân

xưởng cán

Trang 39

Nhiệm vụ chung của bộ máy kế toán Công ty Giầy Thượng Đình làgiám đốc về mặt tài chính của công ty, thực hiện đầy đủ các chính sách củaNhà nước, thực hiện công tác kế toán, thống kê theo nhiệm vụ được giao, lậpbáo cáo cần thiết theo yêu cầu của chế độ và theo yêu cầu quản trị, tiến hànhphân tích kinh doanh, giúp ban giám đốc ra quyết định kinh tế.

Công ty Giầy Thượng Đình là một doanh nghiệp có quy mô tương đốilớn, phạm vi hoạt động tập trung tại một địa điểm Để phù hợp với đặc điểmsản xuất kinh doanh, đáp ứng yêu cầu quản lý, công ty vận dụng hình thức kếtoán tập trung

Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

`

Ghi chú:

Quan hệ chỉ đạoQuan hệ cung cấp số liệu

Thủ quỹ

Kế toán vật tư

Kế toán

tiền lương, thanh toán tạm ứng

Kế toán TSCĐ, CCDC

Kế toán

TGNH, tập hợp CPSX

v à giá thành sản phẩm có thể khác nhau về lượng do chênh tính giá

th nh à giá thành sản phẩm có thể khác nhau về lượng do chênh

Nhân viên thống kê phân

xưởng

Kế toán th nh ph ành ph ẩm, tiêu thụ v thu ành ph ế

Trang 40

* Kế toán trưởng: Giúp Ban giám đốc tổ chức thực hiện toàn bộ côngtác kế toán, thống kê, tài chính ở công ty, đồng thời thực hiện kiểm tra giámsát toàn bộ hệ thống kinh tế, tài chính ở doanh nghiệp, cung cấp thông tin vềtình hình tài chính của công ty để ban giám đốc ra quyết định kinh doanh.

* Kế toán TSCĐ, CCDC: Ghi chép kế toán chi tiết tổng hợp TSCĐ,CCDC tồn kho, phân bổ CCDC Căn cứ vào số lượng và nguồn TSCĐ đểtrích khấu hao sau đó phân bổ cho các đối tượng liên quan, theo dõi và hạchtoán việc nhập, xuất và sử dụng CCDC hàng tháng

* Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Tính lương và cáckhoản trích theo lương cho người lao động, theo dõi thanh toán lương và bảohiểm xã hội

* Kế toán tiền mặt: Có trách nhiệm lập các phiếu thu, chi tiền mặt, phảnánh ghi chép đầy đủ số liệu ghi vào sổ kế toán tiền mặt theo trình tự phát sinh cảkhoản thu, chi (nhập, xuất) quỹ tiền mặt, tính ra số tồn quý vào cuối (tháng)ngày

* Kế toán tiền gửi ngân hàng: Có nhiệm vụ theo dõi, phản ánh tình hìnhtăng, giảm và số dư tiền gửi ngân hàng hàng ngày

* Thủ quỹ: Tiến hành thu, chi, tập hợp kiểm kê quỹ tiền mặt

* Kế toán thanh toán với người bán: Theo dõi tình hình thanh toán công

nợ với từng đơn vị bán hàng trong và ngoài nước, hạch toán và ghi sổ TK331

* Kế toán vật tư: Có nhiệm vụ giám sát vật tư nhập kho hàng ngày, đốichiếu các phiếu xuất kho với định mức vật tư cấp theo đơn đặt hàng và phòng

kế hoạch vật tư, phát hiện đề xuất với lãnh đạo công ty các loại vật tư tồn kho,

ứ đọng, các loại vật tư nhập kho không đảm bảo chất lượng, hạch toán mọi sựbiến động về vật liệu và ghi sổ kế toán đầy đủ, kịp thời

* Kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành, tiêu thụ, xác định kết quả kinhdoanh và nộp NSNN: có nhiệm vụ tập hợp và phân bổ các chi phí sản xuấtcho từng đơn đặt hàng, tính giá thành thực tế cho sản phẩm hoàn thành và kếtchuyển chi phí các đơn đặt hàng chưa hoàn thành vào tháng sau Lập biểu tínhgiá thành thực tế và so sánh với giá bán Cuối kỳ xác định kết quả kinh doanh,xác định số thuế phải nộp cho NSNN và ghi sổ kế toán

* Nhân viên thống kê: Lập thống kê thời gian lao động, thống kê khốilượng sản phẩm của mỗi lao động để chuyển cho kế toán tiền lương và kếtoán giá thành, thống kê vật tư xuất dùng giúp kế toán nguyên vật liệu tínhđược chi phí nguyên vật liệu và thống kê các số liệu cần thiết khác

Ngày đăng: 26/01/2013, 10:34

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Theo loại hình công nghệ sản xuất - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty giầy Thượng Đình
heo loại hình công nghệ sản xuất (Trang 4)
SƠ ĐỒ TểM TẮT PHÂN LOẠI SẢN XUẤT CễNG NGHIỆP - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty giầy Thượng Đình
SƠ ĐỒ TểM TẮT PHÂN LOẠI SẢN XUẤT CễNG NGHIỆP (Trang 4)
Sơ đồ kế toán tổng hợp CPSX toàn DN - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty giầy Thượng Đình
Sơ đồ k ế toán tổng hợp CPSX toàn DN (Trang 18)
SƠ ĐỒ KẾT CHUYỂN CHI PHÍ THEO PHƯƠNG ÁN - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty giầy Thượng Đình
SƠ ĐỒ KẾT CHUYỂN CHI PHÍ THEO PHƯƠNG ÁN (Trang 29)
SƠ ĐỒ KẾT CHUYỂN CHI PHÍ THEO PHƯƠNG PHÁP  KẾT CHUYỂN SONG SONG - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty giầy Thượng Đình
SƠ ĐỒ KẾT CHUYỂN CHI PHÍ THEO PHƯƠNG PHÁP KẾT CHUYỂN SONG SONG (Trang 31)
Sơ đồ tổ chức bộ máy sản xuất - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty giầy Thượng Đình
Sơ đồ t ổ chức bộ máy sản xuất (Trang 38)
Bảng kê số 4:Tập hợp CPSX theo mã sản phẩm Bảng kê số 6:Tập hợp chi phí trả trước - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty giầy Thượng Đình
Bảng k ê số 4:Tập hợp CPSX theo mã sản phẩm Bảng kê số 6:Tập hợp chi phí trả trước (Trang 41)
Theo hình thức này từ phòng kế toán trung tâm của công ty thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ việc thu nhận, lập chứng từ kế toán đến xử lý,  kiểm tra, phân loại chứng từ vào máy, thực hiện hệ thống hóa thông tin kế  toán trên máy. - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty giầy Thượng Đình
heo hình thức này từ phòng kế toán trung tâm của công ty thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ việc thu nhận, lập chứng từ kế toán đến xử lý, kiểm tra, phân loại chứng từ vào máy, thực hiện hệ thống hóa thông tin kế toán trên máy (Trang 42)
Bảng dữ liệu kế toán chi tiết -> Báo cáo chi tiết - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty giầy Thượng Đình
Bảng d ữ liệu kế toán chi tiết -> Báo cáo chi tiết (Trang 42)
Bảng định mức CPSX (trích) - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty giầy Thượng Đình
ng định mức CPSX (trích) (Trang 47)
Bảng định mức CPSX (trích) - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty giầy Thượng Đình
ng định mức CPSX (trích) (Trang 47)
-Bảng tổng hợp chi phí vật tư theo mã - Sổ chi tiết nguyên vật liệu, CCDC - Sổ cái TK621 - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty giầy Thượng Đình
Bảng t ổng hợp chi phí vật tư theo mã - Sổ chi tiết nguyên vật liệu, CCDC - Sổ cái TK621 (Trang 49)
Từ các số liệu trên Bảng tập hợp chi phí vật tư chung cho toàn bộ các mã sản phẩm thì khi cần kế toán chỉ việc in ra sổ chi tiết TK621 cho từng mã   sản phẩm, sổ cái TK621. - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty giầy Thượng Đình
c ác số liệu trên Bảng tập hợp chi phí vật tư chung cho toàn bộ các mã sản phẩm thì khi cần kế toán chỉ việc in ra sổ chi tiết TK621 cho từng mã sản phẩm, sổ cái TK621 (Trang 55)
Công ty trả lương cho công nhân sản xuất theo hình thức lương sản phẩm: Tiền lương  - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty giầy Thượng Đình
ng ty trả lương cho công nhân sản xuất theo hình thức lương sản phẩm: Tiền lương (Trang 57)
Bảng lương sản  phẩm - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty giầy Thượng Đình
Bảng l ương sản phẩm (Trang 57)
Cuối tháng, căn cứ vào bảng chấm công, các số liệu tập hợp được do nhân viên thống kê phân xưởng gửi lên, kế toán tính lương cho công nhân sản  xuất và lập “Bảng thanh toán tiền lương”. - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty giầy Thượng Đình
u ối tháng, căn cứ vào bảng chấm công, các số liệu tập hợp được do nhân viên thống kê phân xưởng gửi lên, kế toán tính lương cho công nhân sản xuất và lập “Bảng thanh toán tiền lương” (Trang 59)
Cuối tháng, căn cứ vào “Bảng thanh toán tiền lương cho công nhân sản xuất”, “Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương” và các chứng  từ có liên quan, kế toán tiến hành mở và in ra sổ cái TK622. - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty giầy Thượng Đình
u ối tháng, căn cứ vào “Bảng thanh toán tiền lương cho công nhân sản xuất”, “Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương” và các chứng từ có liên quan, kế toán tiến hành mở và in ra sổ cái TK622 (Trang 62)
BẢNG TẬP HỢP CHI PHÍ DỊCH VỤ MUA NGOÀI (TK627) Tháng 02/2005 - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty giầy Thượng Đình
627 Tháng 02/2005 (Trang 70)
BẢNG TẬP HỢP CHI PHÍ DỊCH VỤ MUA NGOÀI (TK627) Tháng 02/2005 - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty giầy Thượng Đình
627 Tháng 02/2005 (Trang 70)
-Bảng tập hợp chi phí vật tư theo mã - Bảng tổng hợp tiền  lương theo mã - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty giầy Thượng Đình
Bảng t ập hợp chi phí vật tư theo mã - Bảng tổng hợp tiền lương theo mã (Trang 75)
Bảng tổng hợp CPSX  to n doanh nghià ệp - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty giầy Thượng Đình
Bảng t ổng hợp CPSX to n doanh nghià ệp (Trang 75)
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH CHI TIẾT ĐƠN ĐẶT HÀNG SỐ 2 Từ ngày 02/02/2005 đến ngày 28/02/2005 - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty giầy Thượng Đình
2 Từ ngày 02/02/2005 đến ngày 28/02/2005 (Trang 82)
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH CHI TIẾT ĐƠN ĐẶT HÀNG SỐ 2 Từ ngày 02/02/2005 đến ngày 28/02/2005 - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty giầy Thượng Đình
2 Từ ngày 02/02/2005 đến ngày 28/02/2005 (Trang 82)
BẢNG PHÂN BỔ SỐ 2-BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU – CÔNG CỤ DỤNG CỤ Tháng 02/2005 - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty giầy Thượng Đình
2 BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU – CÔNG CỤ DỤNG CỤ Tháng 02/2005 (Trang 97)
BẢNG PHÂN BỔ SỐ 2-BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU – CÔNG CỤ DỤNG CỤ Tháng 02/2005 - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty giầy Thượng Đình
2 BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU – CÔNG CỤ DỤNG CỤ Tháng 02/2005 (Trang 97)
Bảng tập hợp chi phí vật tư theo mã - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty giầy Thượng Đình
Bảng t ập hợp chi phí vật tư theo mã (Trang 98)
Bảng tập hợp chi phí vật tư theo mã - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty giầy Thượng Đình
Bảng t ập hợp chi phí vật tư theo mã (Trang 98)
Bảng thanh toán tiền lương công nhân sản xuất - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty giầy Thượng Đình
Bảng thanh toán tiền lương công nhân sản xuất (Trang 99)
Bảng thanh toán tiền lương công nhân sản xuất - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty giầy Thượng Đình
Bảng thanh toán tiền lương công nhân sản xuất (Trang 99)
Bảng phân bổ số 1-Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty giầy Thượng Đình
Bảng ph ân bổ số 1-Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương (Trang 100)
Bảng phân bổ số 1-Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty giầy Thượng Đình
Bảng ph ân bổ số 1-Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương (Trang 100)
Bảng tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp theo mã - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty giầy Thượng Đình
Bảng t ổng hợp chi phí nhân công trực tiếp theo mã (Trang 101)
Bảng tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp theo mã - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty giầy Thượng Đình
Bảng t ổng hợp chi phí nhân công trực tiếp theo mã (Trang 101)
Bảng thanh toán tiền lương nhân viên phân xưởng - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty giầy Thượng Đình
Bảng thanh toán tiền lương nhân viên phân xưởng (Trang 102)
Bảng thanh toán tiền lương nhân viên phân xưởng - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty giầy Thượng Đình
Bảng thanh toán tiền lương nhân viên phân xưởng (Trang 102)
Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương (trích) - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty giầy Thượng Đình
Bảng ph ân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương (trích) (Trang 103)
Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương (trích) - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty giầy Thượng Đình
Bảng ph ân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương (trích) (Trang 103)
BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU – CÔNG CỤ DỤNG CỤ (TRÍCH) Tháng 02/2005 - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty giầy Thượng Đình
h áng 02/2005 (Trang 104)
BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU – CÔNG CỤ DỤNG CỤ (TRÍCH) Tháng 02/2005 - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty giầy Thượng Đình
h áng 02/2005 (Trang 104)
BẢNG PHÂN BỔ SỐ 3-BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ Tháng 02/2005 - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty giầy Thượng Đình
3 BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ Tháng 02/2005 (Trang 105)
BẢNG PHÂN BỔ SỐ 3-BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ Tháng 02/2005 - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty giầy Thượng Đình
3 BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ Tháng 02/2005 (Trang 105)
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH TOÀN DOANH NGHIỆP - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty giầy Thượng Đình
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH TOÀN DOANH NGHIỆP (Trang 107)
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH TOÀN DOANH NGHIỆP - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty giầy Thượng Đình
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH TOÀN DOANH NGHIỆP (Trang 107)
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH TOÀN DOANH NGHIỆP - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty giầy Thượng Đình
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH TOÀN DOANH NGHIỆP (Trang 107)
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ TÍNH GIÁ THÀNH Tháng 02/2005 - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty giầy Thượng Đình
h áng 02/2005 (Trang 108)
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ TÍNH GIÁ THÀNH Tháng 02/2005 - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty giầy Thượng Đình
h áng 02/2005 (Trang 108)
Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty Gíầy Thượng Đình - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty giầy Thượng Đình
Sơ đồ b ộ máy quản lý của Công ty Gíầy Thượng Đình (Trang 109)
Bảng kê số4 - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty giầy Thượng Đình
Bảng k ê số4 (Trang 110)
Bảng kê số 4 - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty giầy Thượng Đình
Bảng k ê số 4 (Trang 110)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w