MỤC LỤC
- Vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp để tính toán giá thành và giá thành đơn vị của các đối tượng tính giá thành theo đúng khoản mục quy định và đúng kỳ tính giá thành sản phẩm đã xác định. - Định kỳ cung cấp các báo cáo về CPSX và giá thành cho các cấp quản lý DN, tiến hành phân tích tình hình thực hiện các định mức và dự toán chi phí, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thành sản phẩm.
- Công dụng: Kế toán sử dụng TK622 – Chi phí nhân công trực tiếp để phản ánh chi phí lao động trực tiếp tham gia vào quá trình HĐSXKD trong các ngành công nghiệp, nông, lâm, ngư nghiệp, XDCB, dịch vụ. - Công dụng: TK631 – giá thành sản xuất được dùng để phản ánh tổng hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm, dịch vụ ở đơn vị sản xuất trong trường hợp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
Đối với DN có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục, gồm nhiều giai đoạn công nghệ, kế tiếp nhau theo một trình tự nhất định, sản phẩm hoàn thành của giai đoạn trước là đối tượng tiếp tục chế tạo của giai đoạn sau, thì trị giá SPDD ở giai đoạn đầu tính theo chi phí NL, VL trực tiếp và trị giá SPDD ở các giai đoạn sau được tính theo giá thành nửa thành phẩm của giai đoạn trước chuyển sang. + Đối với các chi phí bỏ dần trong quá trình sản xuất chế biến (chi phí vật liệu phụ trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung): Chi phí đã tập hợp được tính cho sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang tỷ lệ với sản lượng sản phẩm hoàn thành và sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương theo từng khoản mục chi phí chế biến (ngoài ra còn kể cả chi phí vật liệu phụ trực tiếp phát sinh bỏ dần trong kỳ).
Phương pháp này được áp dụng trong những DN có quy trình công nghệ sản xuất, trong quá trình sản xuất sử dụng cùng loại nguyên liệu, vật liệu nhưng kết quả sản xuất thu được nhiều sản phẩm chính khác nhau (công nghệ sản xuất hóa chất, công nghệ hóa dầu, công nghệ nuôi ong…), trong trường hợp này đối tượng tập hợp CPSX là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất còn. Trường hợp DN có nhiều phân xưởng phụ, các phân xưởng phụ ngoài việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho bộ phận sản xuất chính còn cung cấp trong nội bộ các bộ phận sản xuất phụ, kế toán khi tính giá thành sản phẩm, dịch vụ của phân xưởng phụ trợ sử dụng cho bộ phận sản xuất chính phải sử dụng phương pháp tính giá thành là phương pháp loại trừ chi phí.
- Đảm bảo hoạt động có hiệu quả, giữ vững vai trò chủ đạo của ngành, trước hết là những sản phẩm giầy, dép chủ yếu ở những thời điểm và ở thị trường nội địa, đáp ứng tốt nhất nhu cầu tiêu dùng về hàng hóa của nhân dân cả nước; đồng thời công ty cũng phải đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường ngoài nước như: Đài Loan, EU, Hàn Quốc, Nhật…. Nhiệm vụ chung của bộ máy kế toán Công ty Giầy Thượng Đình là giám đốc về mặt tài chính của công ty, thực hiện đầy đủ các chính sách của Nhà nước, thực hiện công tác kế toán, thống kê theo nhiệm vụ được giao, lập báo cáo cần thiết theo yêu cầu của chế độ và theo yêu cầu quản trị, tiến hành phân tích kinh doanh, giúp ban giám đốc ra quyết định kinh tế. * Kế toán vật tư: Có nhiệm vụ giám sát vật tư nhập kho hàng ngày, đối chiếu các phiếu xuất kho với định mức vật tư cấp theo đơn đặt hàng và phòng kế hoạch vật tư, phát hiện đề xuất với lãnh đạo công ty các loại vật tư tồn kho, ứ đọng, các loại vật tư nhập kho không đảm bảo chất lượng, hạch toán mọi sự biến động về vật liệu và ghi sổ kế toán đầy đủ, kịp thời.
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính (như vải các loại, bạt, phin, chéo…), vật liệu phụ (như chỉ may, cao su, hóa chất…), CCDC (như dao dập, vòng bi, kìm máy khâu…), phụ tùng thay thế (các chi tiết phụ tùng dùng cho máy khâu như ổ máy, suốt máy, dây cua roa…)… phục vụ trực tiếp cho sản xuất sản phẩm. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, nhu cầu thực tế cũng như các đơn đặt hàng, phòng kế hoạch vật tư sẽ tự định mức vật tư cho sản xuất, sau đó gửi sang cho phòng kế toán “Bảng cấp vật tư cho sản xuất” đối với từng mã, từng phân xưởng .Do quy mô sản xuất của Công ty giầy Thượng Đình là lớn nên một công việc quan trọng sau khi lập bảng cấp nguyên vật liệu đến xưởng sản xuất là lập phiếu xuất kho. Công ty giầy Thượng Đình sản xuất giầy với rất nhiều chủng loại, kiểu dáng, kích cỡ khác nhau và chủ yếu là sản xuất theo đơn đặt hàng nên để thuận tiện cho việc theo dừi, kiểm tra đối chiếu tỡnh hỡnh sử dung, xuất dựng nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm, kế toán lập “Bảng tập hợp chi phí vật tư theo mã sản phẩm”.
Để đảm bảo tính hiệu quả cũng như nâng cao tinh thần trách nhiệm của các nhân viên phân xưởng đối với công việc được giao, từ đó thúc đẩy nhanh tiến độ sản xuất, góp phần nâng cao năng suất lao động, lương của nhân viên quản lý phân xưởng còn phụ thuộc vào tình hình sản xuất thực tế của phân xưởng họ quản lý. Sau khi nhận được đơn đặt hàng của khách hàng hoặc thiết kế của phòng thiết kế, phòng kế hoạch lập kế hoạch giá thành đối với đơn đặt hàng hoặc loạt sản phẩm đó, phòng kế hoạch định mức NVL, đơn giá tiền lương đối với đơn đặt hàng hoặc loạt sản phẩm, chuyển toàn bộ số liệu sang cho phòng kế toán và các phòng ban liên quan tiến hành sản xuất theo đơn đặt hàng hoặc theo thiết kế.
Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí của Công ty là các phân xưởng và đối tượng tính giá thành là từng mã sản phẩm như vậy rất hợp lý vì Công ty sản xuất theo quy trình công nghệ khép kín, mỗi phân xưởng chỉ tiến hành sản xuất một công đoạn của sản phẩm hoàn thành, vả lại Công ty không tính giá thành nửa thành phẩm mà chỉ tính giá thành sản phẩm hoàn chỉnh. Một là: Cụng ty chưa xỏc định rừ khoản mục chi phớ nhằm quản lý chặt chẽ từng khoản mục chi phí cấu thành giá thàhnh sản phẩm như chi phí bốc dỡ, chi phí bán hàng, khấu hao tài sản cố định… Đối với chi phí NVL trực tiếp thì được chi tiết một cách chính xác trong giá thành nhưng chi phí nhân công trực tiếp thì tiền lương và các khoản trích theo lương chưa được cụ thể húa trong bảng tớnh giỏ thành. Việc phân bổ ban đầu là có thể chấp nhận được; tuy nhiên, sau khi tiến hành chia chi phí sản xuất chung làm ba phần thì Công ty lại tính chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm đơn lẻ lại rất bất hợp lý, ở chỗ, tất cả các cỡ giầy nếu có cùng một mã thì chi phí sản xuất chung là như nhau.
Tỷ lệ trích trước kế hoạch tiền lương nghỉ phép CNSX Ví dụ: Trong tháng 2/2005, căn cứ theo số lượng công nhân sản xuất, mức lương trung bình của công nhân, thời gian nghỉ phép trung bình, công ty xác định được tỉ lệ trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất trong tháng là 2%. Việc tính toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ cũng giống như trích trước tiền lương cho công nhân nghỉ phép đòi hỏi kế toán phải hạch toán cả tài khoản 335 vào bảng tổng hợp CPSX tính giá thành để đảm bảo tính chính xác cho các chi phí phát sinh. Như vậy nó sẽ làm chi phí sản xuất chung tăng lên nhưng không gây ảnh hưởng lớn đến CPSX cũng như giá thành sản phẩm hơn là để khi chi phí phát sinh mới tính vào CPSX sẽ đẩy CPSX cũng như giá thành sản phẩm kỳ đó lên rất cao.
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm 9. Phân loại chi phí sản xuất và công tác quản lý chi phí sản xuất của. Phương pháp tính giá thành sản phẩm tại Công ty giầy Thượng Đình 76 Chương 3: một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác.