SỔ CÁI TK622-CPNCTT

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty giầy Thượng Đình (Trang 63 - 70)

TK622-CPNCTT Tháng 02/2005 Mã sản phẩm: ISA.01 ĐVT: đồng Ghi Có các TKĐƯ Nợ với TK này Tháng 1 Tháng 2 Tháng 12 Cộng TK334 478.061.239 (ISA.01) 30.474.786 TK338 90.831.639 (ISA.01) 5.790.212 TK3382 9.561.225 (ISA.01) 609.496 TK3383 71.709.189 (ISA.01) 4.571.220 TK3384 9.561.225 (ISA.01) 609.496 Cộng phát sinh Nợ 568.892.878 (ISA.01) 36.264.998 Cộng phát sinh Có 568.892.878 (ISA.01) 36.264.998 Số dư cuối tháng Nợ Có Kế toán trưởng (Đã ký) Thủ trưởng đơn vị (Đã ký)

Tại phòng kế toán, kế toán ghi sổ như sau:

+ Khi tập hợp tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất, kế toán ghi: Nợ TK622-ISA.01 : 30.474.786

+ Trích 19% KPCĐ, BHXH, BHYT tính vào chi phí SXKD trong tháng, kế toán ghi: Nợ TK622-ISA.01 : 5.790.212 Có TK338 : 5.790.212 (Chi tiết TK3382 : 609.496 TK3383 : 4.571.220 TK3384 : 609.496)

+ Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ chi phí nhân công trực tiếp sang TK154, kế toán ghi:

Nợ TK154-ISA.01 : 36.264.998 Có TK622-ISA.01 : 36.264.998

c. Kế toán chi phí sản xuất chung.

Do chi phí sản xuất chung không thể tập hợp được cho từng đối tượng ghánh chịu chi phí nên kế toán sẽ phải tập hợp chi phí sản xuất chung theo từng nội dung cụ thể. Cuối kỳ kế toán sẽ tiến hành phân bổ theo tiêu thức quy định của công ty.

Chi phí sản xuất chung tại công ty bao gồm các nội dung sau: - Chi phí nhân viên phân xưởng TK627 (1)

- Chi phí vật liệu TK627 (2) - Chi phí công cụ dụng cụ TK627 (3) - Chi phí khấu hao TSCĐ TK627 (4) - Chi phí dịch vụ mua ngoài TK627 (7) - Chi phí bằng tiền khác TK627 (8)

* Kế toán chi phí nhân viên phân xưởng.

Tiền lương của công nhân viên phân xưởng bao gồm: Lương cơ bản theo bậc lương, lương ngừng nghỉ theo chế độ, các khoản phụ cấp Nhà nước, phụ cấp của công ty, các khoản thưởng, làm thêm giờ, trừ đi các khoản giảm trừ như BHXH, tạm ứng, thuế thu nhập cao…

Việc tính chi phí nhân viên phân xưởng được tính toán giống như tính lương cho nhân viên bộ phận quản lý. Từng phân xưởng sẽ tiến hành theo dõi lương nhân viên phân xưởng song song với việc theo dõi lương của công nhân sản xuất trên bảng chấm công nhân viên phân xưởng, định kỳ gửi lên cho phòng kế toán cùng với “Bảng xác nhận lương sản phẩm”.

Để đảm bảo tính hiệu quả cũng như nâng cao tinh thần trách nhiệm của các nhân viên phân xưởng đối với công việc được giao, từ đó thúc đẩy nhanh tiến độ sản xuất, góp phần nâng cao năng suất lao động, lương của nhân viên quản lý phân xưởng còn phụ thuộc vào tình hình sản xuất thực tế của phân xưởng họ quản lý. Việc quyết định tỷ lệ % hưởng trên số sản phẩm hoàn thành của nhân viên phân xưởng là do giám đốc thực hiện.

Việc tính lương và các khoản trích theo lương cho nhân viên phân xưởng do kế toán tiền lương thực hiện căn cứ vào bảng chấm công, “Bảng xác nhận lương sản phẩm” để tính lương phải trả cho nhân viên phân xưởng trên “Bảng thanh toán tiền lương nhân viên phân xưởng”. Sau đó, cuối mỗi tháng, kế toán căn cứ vào số liệu ghi chép để tổng hợp số liệu, chuyển số liệu liên quan đến kế chi phí tiền lương nhân viên phân xưởng cho kế toán. Từ đó, kế toán sẽ tiến hành ghi chép vào sổ chi tiết TK627, sổ cái TK627 và in ra khi cần thiết.

* Kế toán chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ.

Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ cho quản lý phân xưởng sẽ được hạch toán tương tự như đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Trong tháng kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ căn cứ vào phiếu xuất kho vật liệu để biết vật liệu đó sử dụng cho mục đích gì, sau đó căn cứ vào chứng từ xuất kho cập nhật số liệu vào máy tính và được in ra trên bảng phân bổ NVL, CCDC từng tháng.

* Kế toán chi phí khấu hao TSCĐ.

Toàn bộ TSCĐ của công ty được theo dõi trên Bảng danh sách TSCĐ. Hiện nay công ty giầy Thượng Đình tiến hành trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp tuyến tính cố định. Việc trích khấu hao được thực hiện theo tháng. TSCĐ của công ty ít có sự biến động, khi có sự tăng hay giảm TSCĐ thì kế toán TSCĐ theo dõi trên danh sách TSCĐ tăng và danh sách TSCĐ giảm trong năm, từ đó sẽ tiến hành trích hoặc thôi trích khấu hao theo nguyên tắc tròn tháng.

Khi có TSCĐ tăng, kế toán sẽ đánh giá số năm sử dụng và tỷ lệ trích hàng năm cho TSCĐ, tính số tiền khấu hao cho cả năm, chia đều cho 12 tháng, sẽ ra số khấu hao phải trích trong tháng. Tiền trích khấu hao không được chi tiết cho các phân xưởng mà chỉ tính chung là TSCĐ dùng cho sản xuất (như máy móc thiết bị, thiết bị động lực…) và TSCĐ dùng cho quản lý (như thiết bị quản lý, phương tiện vận tải…).

Phương pháp tính khấu hao TSCĐ tại công ty Giầy Thượng Đình. Mức khấu hao

TSCĐ hàng năm

= Nguyên giá TSCĐ Thời gian sử dụng ước

tính Mức khấu hao

TSCĐ hàng tháng

= Mức khấu hao bình quân 12 tháng

Ví dụ: Khu nhà phân xưởng cắt của công ty được đưa vào sử dụng từ năm 1998 có nguyên giá 348.260.000 đồng với thời gian sử dụng ước tính là 25 năm.

Như vậy ta có:

Mức khấu hao hàng năm của khu nhà phân xưởng cắt

= 348.260.000 = 13.930.400 (đồng) 25

Mức khấu hao hàng tháng của khu nhà phân xưởng cắt

= 13.930.400 = 1.160.867 (đồng) 12

Các tài sản khác cũng được tính toán tương tự như vậy. Kế toán TSCĐ tính khấu hao bằng cách tổng hợp chung số liệu đối với tài sản dùng cho sản xuất và TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp, tính toán số tiền trích khấu hao trên bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, tổng hợp lên tài khoản chữ T TK214 rồi chuyển sang cho kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành. Từ đó, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sẽ thực hiện ghi chép giống như đối với ghi chép chi phí tiền lương, chi phí NVL, CCDC cho sản xuất chung.

Hàng tháng, căn cứ vào số khấu hao đã trích trước và tình hình tăng, giảm TSCĐ trong tháng, kế toán xác định số khấu hao phải trích trong tháng như sau:

Số khấu hao phải trích trong tháng =

Số khấu hao đã trích tháng trước +

Số khấu hao tăng trong tháng -

Số khấu hao giảm trong tháng Trong tháng 02/2005, TSCĐ tại công ty có một số sự biến động. Căn cứ vào Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ tháng 01/2005 cùng một số tài liệu liên quan, kế toán lập Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ tháng 02/2005 như sau:

Từ đây, kế toán vào sổ chi tiết TK627, sổ cái TK627 để tập hợp chi phí sản xuất chung toàn công ty.

* Kế toán chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác.

Chi phí dịch vụ mua ngoài của công ty phát sinh chủ yếu hiện nay là chi phí về điện, nước, điện thoại, chi phí thuê ngoài sửa chữa máy móc thiết bị…

Chi phí bằng tiền khác của công ty chủ yếu là tiền ăn ca ba, bồi dưỡng độc hại, chi tiếp khách, lễ tân…

Việc tập hợp các chi phí này do máy tính thực hiện dựa trên các chứng từ liên quan như Nhật ký chứng từ số 1, số 5, từ đó tập hợp chi tiết trên Bảng tổng hợp TK627.

BẢNG TẬP HỢP CHI PHÍ DỊCH VỤ MUA NGOÀI (TK627)Tháng 02/2005

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty giầy Thượng Đình (Trang 63 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w