Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty giầy Thượng Đình (Trang 85 - 88)

9 Băng dính quai cài Trắng 10cm 715 5.60 4.068

3.1.3. Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí của Công ty là các phân xưởng và đối tượng tính giá thành là từng mã sản phẩm như vậy rất hợp lý vì Công ty sản xuất theo quy trình công nghệ khép kín, mỗi phân xưởng chỉ tiến hành sản xuất một công đoạn của sản phẩm hoàn thành, vả lại Công ty không tính giá thành nửa thành phẩm mà chỉ tính giá thành sản phẩm hoàn chỉnh.

Công ty hạch toán chi phí đúng chế độ quy định theo các khoản mục rõ ràng. Việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung là tương đối đầy đủ. Công việc ghi chép bắt đầu từ các phân xưởng, lập chứng từ và tổng hợp số liệu, nhập số liệu lên máy vi tính theo một quy trình thống nhất và liên tục.

Mục tiêu cũng như nhiệm vụ của doanh nghiệp là tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Công ty đã tổ chức tốt việc quản lý nguyên vật liệu về mặt hiện vật, việc cấp vật tư cho sản xuất là có định mức, tận dụng công suất máy móc; theo dõi đối với NVL xuất dùng cũng như gia công khá chặt chẽ, có tài khoản theo dõi riêng. Hình thức trả lương cho công nhân sản xuất theo lương sản phẩm đã khuyến khích công nhân nâng cao năng suất lao động, khai thác được nội lực của Công ty cũng như nâng cao hiệu suất sử dụng sức lao động.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, những mặt mạnh cần phát huy Công ty giầy Thượng Đình còn một số hạn chế trong tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Cụ thể là:

Một là: Công ty chưa xác định rõ khoản mục chi phí nhằm quản lý chặt chẽ từng khoản mục chi phí cấu thành giá thàhnh sản phẩm như chi phí bốc dỡ, chi phí bán hàng, khấu hao tài sản cố định… Đối với chi phí NVL trực tiếp thì được chi tiết một cách chính xác trong giá thành nhưng chi phí nhân công trực tiếp thì tiền lương và các khoản trích theo lương chưa được cụ thể hóa trong bảng tính giá thành. Việc theo dõi tập hợp chi phí theo từng khoản mục ở từng phân xưởng chưa được quan tâm.

Hai là: Công ty xác định kỳ tính giá thành là tháng để tính giá thành cho sản phẩm hoàn thành trong tháng. Mặt khác, Công ty tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiêu thức sản lượng sản phẩm hoàn thành với mã nội địa chịu 1/3, còn mã xuất khẩu chịu 2/3 chi phí và phân bổ theo tháng. Như vậy toàn bộ sản phẩm dở không được phân bổ một cách chính xác vì như thế có nghĩa là sản phẩm nào sản xuất lâu hơn sẽ phải chịu chi phí sản xuất

chung nhiều hơn. Thêm vào đó, chi phí sản xuất chung không phải phát sinh đều đặn theo tháng mà có sự biến động, nếu chi phí sản xuất chung biến động lớn thì việc phân bổ như vậy là thiếu khoa học. Sở dĩ Công ty phân bổ chi phí như vậy vì các mã xuất khẩu chiếm tỉ trọng chi phí thông thường gấp 2 lần so với chi phí các mã giầy nội địa; hơn nữa các sản phẩm dành cho xuất khẩu bán với giá cao hơn rất nhiều so với sản phẩm tiêu thụ nội địa. Việc phân bổ ban đầu là có thể chấp nhận được; tuy nhiên, sau khi tiến hành chia chi phí sản xuất chung làm ba phần thì Công ty lại tính chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm đơn lẻ lại rất bất hợp lý, ở chỗ, tất cả các cỡ giầy nếu có cùng một mã thì chi phí sản xuất chung là như nhau. Điều này có nghĩa là Công ty đã cào bằng chi phí sản xuất chung, như thế là không chính xác vì bao giờ cỡ giầy nhỏ hơn thì chi phí sản xuất chung cũng phải ít hơn.

Ba là: Công ty không tiến hành đánh giá sản phẩm hỏng cũng như các chi phí thiệt hại do sản phẩm hỏng. Sản phẩm hỏng do công nhân tự chịu bằng cách trừ vào tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Theo cách này thì công nhân chỉ chịu phần giá trị sản phẩm hỏng do họ làm hỏng chứ không thể gánh chịu phần sản phẩm hỏng do chủ quan từ phía Công ty hoặc do khách quan từ các yếu tố chi phí ban đầu. Và như vậy có nghĩa là Công ty không thể hạch toán được những chi phí thiệt hại này.

Bốn là: Công ty không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Như vậy, trong điều kiện sản xuất mang tính thời vụ cao, việc không trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ sẽ không ổn định được chi phí phát sinh giữa các tháng.

Năm là: Công ty không trích trước tiền lương công nhân nghỉ phép mà căn cứ vào xét duyệt của phòng tổ chức để tính toán khoản chi phí này ngay trong kỳ phát sinh. Như vậy trong nhiều trường hợp sẽ không ổn định được chi phí nhân công trực tiếp. Hơn nữa, khoản trích trước tiền lương công nhân nghỉ phép là một khoản mục cấu thành nên chi phí nhân công trực tiếp. Công ty không đưa vào cũng có nghĩa là công ty chưa thực hiện một cách triệt để yêu cầu về quản lý các khoản mục chi phí.

Sáu là: Công ty không theo dõi TSCĐ của từng phân xưởng, bộ phận, phòng ban cũng như không tiến hành trích khấu hao một cách chi tiết mà chỉ có con số tổng quát. Như vậy khi cần số liệu phân tích thì sẽ không có số liệu chi tiết.

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty giầy Thượng Đình (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w