1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài "KINH TẾ VÀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU"

84 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 0,92 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Hoạt động xuất khẩu (6)
  • 1.2. Hoạt động nhập khẩu (8)
  • 2. Tình hình xuất khẩu 9 mặt hàng xuất khẩu chủ lực (11)
    • 2.1. DẦU THÔ (11)
      • 2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu (11)
      • 2.1.2. Thị trường tiêu thụ (12)
      • 2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn (12)
      • 2.1.4. Những giải pháp đẩy mạnh xúât khẩu (14)
    • 2.2. DỆT MAY (14)
      • 2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu (14)
      • 2.2.2. Thị trường tiêu thụ (15)
      • 2.2.3. Thuận lợi và khó khăn (17)
      • 2.2.4. Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu (19)
    • 2.3. LÚA GẠO (21)
      • 2.3.1. Kim ngạch xuất khẩu (21)
      • 2.3.2. Thị trường tiêu thụ (22)
      • 2.3.3. Thuận lợi và khó khăn (23)
      • 2.3.4. Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu (25)
    • 2.4. ĐỒ GỖ (26)
      • 2.4.1. Kim ngạch xuất khẩu (27)
      • 2.4.2. Thị trường tiêu thụ (28)
      • 2.4.3. Thuận lợi và khó khăn (32)
      • 2.4.4. Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu (35)
    • 2.5. GIÀY DA (36)
      • 2.5.1 Kim ngạch xuất khẩu (38)
      • 2.5.2. Thị trường tiêu thụ (39)
      • 2.5.3. Thuận lợi và khó khăn (40)
      • 2.5.4. Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu (45)
    • 2.6. THỦY SẢN (47)
      • 2.6.1 Kim ngạch xuất khẩu (47)
      • 2.6.2. Thị trường tiêu thụ (48)
      • 2.6.3. Thuận lợi và khó khăn (51)
      • 2.6.4. Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu (52)
    • 2.7. CÀ PHÊ (54)
      • 2.7.1. Kim ngạch xuất khẩu (54)
      • 2.7.2. Thị truờng tiêu thụ (55)
      • 2.7.3. Thuận lợi và khó khăn (60)
      • 2.7.4. Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu (61)
    • 2.8. ĐIỆN TỬ (62)
      • 2.8.1. Kim ngạch xuất khẩu (62)
      • 2.8.2. Thị trường tiêu thụ (62)
      • 2.8.3. Thuận lợi và khó khăn (64)
      • 2.8.4. Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu (64)
    • 2.9. CAO SU (65)
      • 2.9.1. Kim ngạch xuất khẩu (66)
      • 2.9.2. Thị trường tiêu thụ (68)
      • 2.9.3. Thuận lợi và khó khăn (68)
      • 2.9.4. Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu (70)
  • 3. NGÀNH HÀNG TIÊU-ĐIỀU (71)
    • 3.1 TIÊU (71)
      • 3.1.1. Kim ngạch xuất khẩu (71)
      • 3.1.2. Thị trường tiêu thụ (71)
      • 3.1.3. Thuận lợi và khó khăn (76)
    • 3.2. MẶT HÀNG ĐIỀU (79)
      • 3.2.1. Kim ngạch xuất khẩu (79)
      • 3.2.2. Thị trường tiêu thụ (80)
      • 3.2.3. Thuận lợi và khó khăn (80)
      • 3.2.4. Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu (82)
  • 4. KẾT LUẬN (83)
  • Tài liệu tham khảo (84)

Nội dung

Hoạt động xuất khẩu

Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 1997-2006 ĐVT : Triệu USD

Năm Xuất khẩu Tốc độ tăng (%)

Nguồn : Thời báo kinh tế Việt Nam

Trong 10 năm kể từ năm 1997, xuất khẩu của Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc Nếu từ năm 1997 đến 2003, phải mất đến 6 năm thì kim ngạch xuất khẩu mới tăng gấp đôi thì chỉ cần 3 năm từ 2003 đến 2006, kim ngạch xuất khẩu của chúng ta lạI tăng gấp đôi từ 20 tỷ USD lên 40 tỷ USD. Đặc biệt, năm 2006 được xem là cột mốc đánh dấu bước phát triển mới của Việt Nam về kinh tế, chính trị Đây là năm đầu tiên chúng ta có 9 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.

9 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD : Đơn vị tính : triệu USD

Nguồn : Tổng cục Thống kê.

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hữu hình giai đoạn 2001-2005 đạt bình quân 17.4%/năm và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong GDP Trong khi đó xúât khẩu dịch vụ trong giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân 15.7%/năm

Về thị trường xuất khẩu : hiện nay chúng ta đã xuất đi trên 230 nuớc trên thế giới Trong đó thị trường tiêu thụ chủ yếu là châu Á với kim ngạch 56,067 triệu USD chiếm 50.6% tổng lượng xuất khẩu trong giai đoan 2001-

2005, kế đến là thị trường châu Âu và châu Mỹ với kim ngạch lần lượt là 22,765 triệu USD và 20,995 triệu USD.

Nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng tham gia mạnh vào hoạt động xuất khẩu : các doanh nghiệp có vốn FDI năm 2004 xuất khẩu 14,486 tỷ USD ( chiếm tỷ trọng 54.6% ) năm 2005 :18,553 tỷ USD (chiếm 57.6% kim ngạch xuất khẩu ) Hiện có trên 35700 doanmh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia xuất khẩu, có doanh nghiệp tư nhân có kim ngạch xuất khẩu trên 100 triệu USD/năm.

Trong 8 tháng đầu năm 2007, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 32 tỷ USD bằng vớI kim ngạch năm 2005 và tăng 19.3% so vớI cùng kỳ năm ngoái. Trong đó nhiều ngành hàng đang về đích đạt kế hoạch và đã có 8 mặt hàng có kim ngạch trên 1 tỷ USD Với tốc độ xuất khẩu như những tháng qua, các chuyên gia kinh tế kỳ vọng có thể đạt mức tăng 20% trong năm nay nếu những tháng còn lại giữ được tốc độ xuất khẩu như đầu năm, bình quân 4,4 tỷ USD/tháng Với tốc độ này, xuất khẩu cả năm nay có thể đạt kim ngạch

Hai ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất vẫn chính là dầu thô và dệt may Dầu thô đạt kim ngạch 5,091 tỷ USD, giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái Ngược lại, phải ghi nhận sự nỗ lực của ngành dệt may, đã bứt phá để đạt 5,084 tỷ USD, tăng gần 30% so với cùng kỳ Với diễn tiến này,ngành dệt may có thể sẽ vươn lên vượt qua kim ngạch xuất khẩu dầu thô,dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu các ngành hàng trong năm nay.

Hoạt động nhập khẩu

Từ năm 2000 đến 2003, tỉ lệ nhập siêu của nước ta liên tục gia tăng, từ 8% lên đến 25.3%, sau đó giảm dần còn 10.41% năm 2006.

Năm Tỉ lệ nhập siêu (%)

Nhập siêu đang gia tăng mạnh, nếu năm 2000 nhập siêu là 1154 triệu USD thì năm 2002 là 3040 triệu USD, năm 2003 đã lên tới 5051 triệu USD, năm 2004 là 5520 triệu USD.

Theo các chuyên gia kinh tế, tình trạng nhập siêu là do VN thiếu ngành công nghiệp phụ trợ Vì trong cơ cấu nhập khẩu, nguyên vật liệu sản xuất chiếm tỉ trọng lớn, đặc biệt là các ngành dệt may, da giày, điện tử, gỗ phải nhập nguyên phụ liệu từ 70%-90%.

Mặt hàng Trị giá (triệu

Máy móc, thiết bị, phụ tùng

Nguyên, phụ liệu dệt may da

Thép thành phẩm 1.706 71,1 Điện tử, máy tính và linh kiện

(Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu - 6 tháng đầu năm 2007)

Theo Bộ Công thương, trong 8 tháng đầu năm 2007, nhập siêu cả nước đang ở mức 6,4 tỉ USD Tỉ lệ nhập siêu tính theo kim ngạch xuất khẩu bằng 20,5%, cao gần bằng tỉ lệ này cùng kỳ năm 2003 (25,3%) và tăng gần gấp đôi năm 2006 (10,41%) Nhập siêu tăng mạnh như vậy là do bình quân xuất khẩu tháng (3,9 tỉ USD) tăng chậm hơn bình quân nhập khẩu tháng (4,7 tỉ USD) So với cùng kỳ năm 2006, bình quân xuất khẩu tháng chỉ tăng khoảng 382 triệu USD, trong khi nhập khẩu bình quân tháng tăng 1,083 tỉ USD.

Trong quan hệ buôn bán với khu vực chậu Á, Việt Nam luôn ở vị thế nhập siêu Chẳng hạn năm 2002 ta nhập siêu của Hàn Quốc là 1810 triệu USD, năm 2003 là 2132 triệu USD; với Trung Quốc là 640,5 triệu USD (năm 2002) và 946,3 triệu USD (2003) Thái Lan 727,9 triệu USD (2002) và 478,7 triệu (2003), Đài Loan 1707 triệu USD (2002) và 2166 triệu USD (2003) Với thị trường này ta nhập siêu hơn xuất siêu; nhưng kỹ thuật công nghệ ở đây chưa phải là công nghệ nguồn, trong một số trường hợp còn là những hàng hoá, thiết bị không tiêu thụ được ở các thị trường khác do trình độ công nghệ thấp, do không bõ công mang đi xa, do đã lạc hậu không tiêu thụ được ở trong nước.

Số liệu kim ngạch nhập khẩu qua các năm

Do tình trạng bất ổn về chính trị trên thế giới, tình trạng khủng bố ngày càng gia tăng khiến cho giá trên thị trường quốc tế có nhiều biến động theo chiều hướng tăng Năm 2004, một số mặt hàng nhập khẩu chủ lực củaViệt Nam như nguyên, nhiên vật liệu phục vụ cho sản xuất trong nước tăng cao so với năm 2003 Kết quả là, tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2004 đạt

31,9 tỷ USD, tăng 26,5% so với năm 2003 Trong đó, nhập khẩu mặt hàng vải lên tới 1,92 tỷ USD, tăng 41,1% so với năm 2003; nguyên phụ liệu dệt may da đạt 2,25 tỷ USD tăng 10,8%, chất dẻo nguyên liệu đạt 1,19 tỷ USD, tăng 43,7%; mặt hàng xăng dầu các loại đạt 3,57 tỷ USD, tăng 46,5%; phân bón các loại đạt 823 triệu USD, tăng 30,4%; máy vi tính và linh kiện đạt 912 triệu USD, tăng 103%

Nhập khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 11 tỷ USD, tăng 25,8% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 34,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.

Kim ngạch nhập khẩu cả nước năm 2005 đạt 36,9 tỷ USD Theo Bộ Thương mại, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 12/2005 đạt khoảng 3,1 tỷ USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2004 đưa tổng kim ngạch nhập khẩu cả năm 2005 đạt 36,9 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 2004 Tính chung cho năm 2005, giá cả tăng làm cho kim ngạch nhập khẩu chung tăng 11,5%, tương ứng với kim ngạch trên 3,8 tỷ USD, trong khi đó, khối lượng hàng nhập khẩu tăng làm cho kim ngạch tăng trên 1,1 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2004.

Kim ngạch nhập khẩu đạt trên 44,4 tỷ USD, tăng 20,1% so với năm

2005, vượt 4,5% so với dự báo từ đầu năm Nhập siêu khoảng trên 4,8 tỷ USD (dự báo từ đầu năm là 4,75 tỷ USD), bằng 12,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Nhập khẩu dịch vụ năm 2006 ước tính đạt 5,12 tỷ USD, tăng 14,3% so với năm 2005, trong đó du lịch tăng 16,7% và cước phí vận tải, bảo hiểm (cif) chiếm 33,7%, tăng 20,1% Nhập siêu dịch vụ năm 2006 chỉ còn khoảng

22 triệu USD, so với mức 220 triệu USD của năm 2005.

Năm 2006, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ ước tính đạt 580,7 nghìn tỷ đồng (tính theo giá thực tế) tăng 20,9% so với năm 2005. Trong tổng mức, kinh tế nhà nước tăng 8,2%; kinh tế tập thể tăng 20,8%; kinh tế tư nhân tăng 25%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 21,5%.

Trong 7 tháng đầu năm, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 32,243 tỷUSD, tăng 29,8% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2006 đạt 24,77 tỷUSD, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm 2006) Riêng tháng 7 đạt 5,05 tỷ

USD, tiếp tục tăng so với tháng 6 năm 2007 Trong đó kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 20,823 tỷ USD, tăng 31,8% so với cùng kỳ năm 2006, chiếm tỷ trọng 64,6% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước (cùng kỳ năm 2006 chiếm 63,5%) Kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 11,42 tỷ USD, tăng 26,3% so với cùng kỳ năm 2006, chiếm 35,4% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước(cùng kỳ năm 2006 đạt 9 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 36,5% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2005).

Tình hình xuất khẩu 9 mặt hàng xuất khẩu chủ lực

DẦU THÔ

Qua tìm kiếm thăm dò cho đến nay, các tính toán dự báo đã khẳng định tiềm năng dầu khí Việt Nam tập trung chủ yếu ở thềm lục địa, trữ lượng khí thiên nhiên có khả năng nhiều hơn dầu Với trữ lượng đã được thẩm định, nước ta có khả năng tự đáp ứng được nhu cầu về sản lượng dầu khí trong những thập kỷ đầu tiên của thiên niên kỷ thứ 3

Tổng tiềm năng dầu khí tại các bể trầm tích: Sông Hồng, Phú Khánh, Nam Côn Sơn, Cửu Long, Ma lay - Thổ Chu, Vùng Tư Chính - Vũng Mây đã được xác định tiềm năng và trữ lượng đến thời điểm này là từ 0,9 đến 1,2 tỷ m 3 dầu và từ 2.100 đến 2.800 tỷ m 3 khí Trữ lượng đã được xác minh là gần 550 triệu tấn dầu và trên 610 tỷ m 3 khí Trữ lượng khí đã được thẩm lượng, đang được khai thác và sẵn sàng để phát triển trong thời gian tới vào khoảng 400 tỷ m 3 Với các biện pháp đồng bộ, đẩy mạnh công tác tìm kiếm - thăm dò, khoảng từ 40 đến 60% trữ lượng nguồn khí thiên nhiên của nước ta sẽ được phát hiện đến năm 2010.

Hiện nay, ngành Dầu khí nước ta đang khai thác dầu khí chủ yếu tại 6 khu mỏ bao gồm: Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bunga Kekwa - Cái Nước và chuẩn bị chính thức đưa vào khai thác mỏ khí Lan Tây - lô 06.l Công tác phát triển các mỏ Rạng Đông, Ruby và Emeral, Lan Tây - Lan Đỏ, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, Hải Thạch, Rồng Đôi, Kim Long, Ác Quỷ, Cá Voi đang được triển khai tích cực theo chương trình đã đề ra, đảm bảo duy trì và tăng sản lượng khai thác dầu khí cho những năm tới Dự kiến, mỏ Sư Tử Đen (lô 15-1) sẽ được đưa vào khai thác trong quý 4 năm nay.

2004: 5,7 tỉ đô la, 19,6 triệu tấn dầu thô,

Năm 2006, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam bố trí kế hoạch khai thác 20,86 triệu tấn dầu thô quy đổi (tăng 1,5 triệu tấn so với mức đã thực hiện trong năm 2002) Đây là năm đầu tiên nước ta khai thác trên 20 triệu tấn dầu thô quy đổi Trong đó có 17,6 triệu tấn dầu thô và 3,7 tỷ m3 khí thiên nhiên.

Dự kiến đến năm 2010, ngành Dầu khí nước ta sẽ khai thác từ trên 30 đến 32 triệu tấn dầu thô quy đổi, nhằm đáp ứng các ngành năng lượng và sản xuất công nghiệp của cả nước.

Hiện nay, thị trường tiêu thụ dầu thô Việt Nam chủ yếu là khu vực châu Á - Thái Bình Dương như: Trung Quốc, Singapore, Australia, Indonesia, Thái Lan, Nhật Bản Các khách hàng mua dầu chủ yếu là các hãng và tập đoàn dầu khí lớn trên thế giới như: Shell, BP (Anh quốc); Exxon Mobil, Chevron (Mỹ); Chinaoil, Sinopec, Sinochem (Trung Quốc); Sumitomo, Sojitz, Mitsubishi (Nhật Bản)

Bên cạnh các khách hàng mua dầu truyền thống, Petechim cùng Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã và đang thiết lập các mối quan hệ hợp tác kinh doanh dầu thô với các khách hàng mới trong và ngoài khu vực

Ví dụ như trước đây, công ty đã tham gia kinh doanh dầu thô với đối tác Iraq trong chương trình “Đổi dầu lấy lương thực” của Liên hợp quốc Đó là những bước triển khai ban đầu, tạo đà thuận lợi cho Tổng công ty dầu khí Việt Nam trong công tác nhập khẩu dầu thô sau này từ Trung Đông, châu Phi cho nhà máy lọc dầu Dung Quất khi nhà máy này đi vào hoạt động.

2.1.3 Những thuận lợi và khó khăn :

Trong suốt 10 năm qua, đặc biệt là giai đoạn 2000-2005, sản lượng khai thác và xuất khẩu dầu thô của Việt Nam đã liên tục tăng trưởng, trung bình khoảng 11%/năm.

Nếu sản lượng xuất khẩu dầu thô năm 1995 mới đạt 7,65 triệu tấn thì năm 2005, theo Petechim (Công ty Thương mại Dầu khí) đã đạt tới con số gần 18 triệu tấn Theo đó, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này cũng tăng dần từng năm (năm 2000 là 3,47 tỉ USD; năm 2004 là 5,6 tỉ USD và dự kiến năm nay đạt xấp xỉ 6 tỷ USD). Ông Nguyễn Văn Quân, Giám đốc Petechim cho biết: thuận lợi lớn nhất mà ngành dầu khí đã tạo dựng được trong hoạt động xuất khẩu dầu thô là dù giá lên cao hay xuống thấp, dầu thô Việt Nam được khai thác từ mỏ Bạch Hổ, Rạng Đông, Ruby, Đại Hùng và gần đây là Sư Tử Đen, vẫn luôn hấp dẫn được khách hàng gần xa bởi chất lượng, uy tín trong giao dịch.

Trong đó, dầu thô Bạch Hổ chiếm tới 60% tổng sản lượng dầu thô xuất khẩu của Việt Nam.

Một thuận lợi nữa là Petechim đã xây dựng cho mình một hệ thống khách hàng truyền thống, gắn kết chặt chẽ với công ty trong mọi hoàn cảnh, nhất là những lúc khó khăn, giá dầu sụt xuống, thị trường dầu thô thế giới gần như bị “đóng băng”, nhưng dầu thô Việt Nam vẫn xuất khẩu đều, tránh được hiện tượng phải đóng mỏ (trong hoàn cảnh bình thường, đây là điều tối kỵ nhất trong quá trình khai thác và xuất khẩu dầu thô).

Một sự kiện rất quan trọng, mang tính bổ sung hết sức kịp thời cho việc khai thác dầu khí của Việt Nam là trong khi lượng dầu khai thác gần 20 năm qua từ mỏ Bạch Hổ đang giảm dần thì từ năm 2003, dầu thô từ mỏ Sư

Tử Đen bắt đầu được khai thác và đưa vào xuất khẩu với sản lượng khoảng 70.000 thùng/ngày Bên cạnh đó, trong vài năm tới, mỏ Sư Tử Vàng và Sư

Tử Trắng sẽ đi vào khai thác, hứa hẹn một sự tăng trưởng mới cho ngành dầu khí Việt Nam.

Hoạt động xuất khẩu dầu thô của nước ta thời gian qua cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, trở ngại, nhất là khi giá dầu thô trong xu thế ngày càng tăng, đó là do tác động của sự không ổn định của tình hình chính trị của các nước trung đông-những nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu dầu thô.

Theo quy luật cung cầu, khi giá cao, xuất khẩu dầu thô không hẳn hoàn toàn thuận lợi Cũng như nhiều mặt hàng khác, dầu thô của Việt Nam đang vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt về giá của nhiều nước khác, nhất là khu vực châu Phi Khi giá dầu lên cao, các khách hàng tiêu thụ có xu hướng tìm các nguồn dầu khác thay thế rẻ hơn, ví dụ từ châu Phi, Trung Đông

DỆT MAY

Dệt may là 1 trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong những năm gần đây bên cạnh dầu mỏ, thủy sản… Hiện nay ngành dệt may đã và đang tạo ra hơn 2 triệu việc làm trên cả nước, số lượng lao động này tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, đặc biệt là Hà NộI và Thành phố

Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận Việt Nam vớI thị trường rộng lớn, lực lượng lao động sẵn có vớI giá rẻ, đặc biệt sau khi chúng ta đã gia nhập WTO rào cản về hạn ngạch được xóa bỏ thì xúât khẩu dệt may được xem là mục tiêu trọng tâm phát triển trong thờI kỳ mới.

Về xuất khẩu, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2006 đạt 5,8 tỉUSD, trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Vinatex chiếm trên 1,7 tỉ USD.Nhưng do chủ yếu làm gia công hoặc làm hàng FOB sử dụng nguyên phụ liệu nhập khẩu nên kim ngạch nhập khẩu của ngành dệt may cũng xấp xỉ kim ngạch xuất khẩu (khoảng 5,65 tỉ USD) Trong đó, nhập vải 52%,nguyên phụ liệu 34%, sợi 10%, bông xơ 4%

Hiện Việt Nam đang được xếp hạng 16/153 nước xuất khẩu dệt may trên thế giới Mục tiêu hướng đến là đưa Việt Nam lên top 10 nước xuất khẩu hàng dệt may

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may giai đoạn 2000 – 2006 Đơn vị : Triệu USD

Mặc dù kết quả xuất khẩu của ngành dệt may đầu năm 2007 không như mong đợi, bởi sự lo ngại cơ chế giám sát của Hoa Kỳ, nhưng niềm tin tăng trưởng cao về kim ngạch của ngành dệt may sẽ vẫn được giữ vững, thậm chí sẽ vượt qua dầu khí để trở thành ngành xuất khẩu số một Việt Nam.

Xuất khẩu dệt may trong sáu tháng đầu năm nay đạt 3,43 tỷ USD, tăng 25,9% so với cùng kỳ năm ngoái Nếu không vì các nhà nhập khẩu Hoa

Kỳ lo ngại cơ chế giám sát của Bộ Thương mại nước này thì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu không thể thấp hơn 30% Ông Phạm Thế Dũng, Vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu (Bộ Thương mại) cho biết tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam sẽ đạt 7,5 tỷ USD trong năm 2007 và 8-9 tỷ USD trong năm tới hoặc chậm nhất là

2009 Khi mục tiêu này đạt được dệt may sẽ qua mặt ngành dầu khí với kim ngạch 8 tỷ USD và ngôi vị đứng đầu mà ngành dầu khí thống trị nhiều năm nay sẽ thuộc về ngành dệt may.

2.2.2.1 Thị trường dệt may thế giới :

Thị trường dệt may toàn cầu vẫn phát triển mạnh sau khi chế độ hạn ngạch hàng dệt may toàn cầu được bãi bỏ từ đầu năm 2005 Thị trường dệt may thế giới phát triển khả quan hơn dự đoán, trong đó Trung Quốc là nước được lợi nhất khi chế độ hạn ngạch hàng dệt may được xóa bỏ Trong 7 tháng đầu năm 2005, Trung Quốc đã chiếm 28% tổng kim ngạch xuất khẩu quần áo và 15,8% tổng kim ngạch hàng dệt của thế giới, nhờ kim ngạch xuất khẩu hàng dệt tăng 20,5% và kim ngạch xuất khẩu quần áo tăng 22%.

Nhiều doanh nghiệp dệt may Liên minh châu Âu (EU) cũng đạt mức tăng hơn 10%, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Đức, Italia và Pháp tăng tương ứng 16,5%, 10,3% và 8%.

Ngành dệt may các nước nhỏ như Băngla Đét và Campuchia không bị thua thiệt nhiều như dự đoán ban đầu, trong đó Campuchia đã tăng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ thêm 17% Kim ngạch xuất khẩu của Băngla Đét thoạt đầu có bị giảm, nhưng sau đó đã phục hồi.

Tuy vậy, các nước cận Xahara châu Phi lại bị thiệt hại khá nặng nề do chưa chuẩn bị đầy đủ để đối phó với thị trường dệt may phi hạn ngạch Kim ngạch xuất khẩu quần áo của Hàn Quốc, vùng lãnh thổ Đài Loan, Mêhicô và một số nước châu Âu có phần sa sút.

Báo cáo mới nhất của Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (ITC) về khả năng cạnh tranh xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ sau ngày 1/1/2005 đã đánh giá trong các nước châu Á chỉ có Việt Nam có thể cạnh tranh được với Trung Quốc trong xuất khẩu dệt may vào Mỹ.

Hội đồng phát triển buôn bán (TDC) về ngành dệt may thế giới công bố kết quả nghiên cứu cho biết hơn 70% đại diện các hãng dệt may và khách hàng tham dự “Tuần lễ mốt và triển lãm thế giới hàng dệt may” vừa tổ chức tại Hồng Kông vẫn tin tưởng rằng thị trường dệt may toàn cầu năm 2006 sáng sủa và xuất khẩu hàng dệt may tăng trưởng hơn năm 2005

Theo TDC, việc huỷ bỏ chế độ hạn ngạch hàng dệt may xuất khẩu giữa thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO) từ ngày 1/1/2005 tiếp tục làm tăng lợi ích xuất khẩu hàng dệt may sang các khu vực áp dụng chế độ hạn ngạch trước đây như Mỹ, Canada, Liên minh châu Âu (EU) Có tới 60% các hãng sản xuất hàng dệt may cho rằng mặt hàng dệt may xuất khẩu của họ trong năm nay sẽ tăng trung bình 19% so với năm 2005

Các khu vực có mức tăng trưởng cao nhất trong các thị trường bán lẻ hàng dệt may là Trung Quốc, Tây Âu và Mỹ, mức tăng trung bình khoảng 20% so với năm ngoái Có tới 60% khách hàng dệt may nói họ đã đặt hàng nhập khẩu mặt hàng này cao hơn năm trước cả về số lượng và giá trị mỗi đơn đặt hàng.

2.2.2.2 Thị trường của hàng dệt may Việt Nam :

LÚA GẠO

Ngành sản xuất lúa gạo nước ta trong những năm vừa qua đã có những bước chuyển tích cực Nó đã thực sự giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nước Hàng năm, ngành lúa gạo đã đóng góp từ 12 – 13% trong tổng GDP

Giá xuất khẩu gạo của chúng ta đã không thua kém nhiều so với Thái Lan Là mặt hàng có giá trị xuất khẩu đứng thứ 5, lúa gạo đã đem về cho đất nước mỗi năm từ 600 – 800 triệu USD Không những thế nó còn có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực trên toàn thế giới Đứng thứ 2 về xuất khẩu gạo, nước ta mỗi năm góp từ 13 – 17% lượng gạo xuất khẩu trên toàn thế giới.

Xuất khẩu gạo qua các năm

Năm 2005 là năm năm đầu tiên sau 17 năm có mặt ở thị trường gạo thế giới, kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam vượt ngưỡng 1,3 tỷ USD Cũng là lần đầu tiên khi giá gạo thế giới xuống, cả Bộ Thương mại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lẫn Hiệp hội Lương thực Việt nam đã đề nghị nông dân giữ lúa gạo lại, chờ được giá mới bán.

Nhờ nguồn hàng trong nước dồi dào, Hiệp hội lương thực Việt Nam và Tổng công ty Lương thực Miền nan bước đầu chủ động trong việc xuất khẩu và lựa chọn bạn hàng Chủ động tham gia đấu thầu và thắng thầu nhờ chất lượng và giá cả cạnh tranh

Giá gạo xuất khẩu ở mức cao và ổn định trong một thời gian dài, do đó, đã khuyến khích nông dân đầu tư thâm canh tăng năng suất Mặc dù, giá các loại đầu vào tăng, song tính chung thì người nông dân vẫn có lãi cao trong sản xuất lúa Tính bình quân người sản xuất có lãi hơn 75% đối với nông dân DBSH, và hơn 95% đối với nông dân ĐBSCL.

Riệng trong 8 tháng đầu năm 2007, kim ngạch xuất khẩu đã đạt 1.1 tỷ USD tăng 12.2% so vớI cùng kỳ năm trước.

DỰ BÁO CUNG/CẦU GẠO THẾ GIỚI NĂM 2006/2007 ĐVT: Triệu tấn

Các nước XK lớn 17,84 137,39 118,13 20,15 17,35 Ấn Độ 10,52 91,00 87,50 4,30 9,72

Nguồn: Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA)

Các thị trường vốn khó tính như Hàn Quốc, Nhật Bản bắt đầu mở cửa nhập khẩu gạo Việt Nam Năm 2006 lượng gạo Việt Nam vào Nhật tăng gấp bốn lần, trở thành một trong những khách hàng chính cung cấp gạo cho thị trường này Riêng thị trường Philippines các doanh nghiệp Việt Nam liên tiếp trúng thầu, vượt qua nhiều doanh nghiệp Thái Lan và các nước khác, cung ứng hàng triệu tấn gạo.

Thị trường xúât khẩu gạo của Việt Nam là rất lớn, đặc biệt là các nước châu Á như Indonesia, Philippines, Trung Quốc, Arập Xêut….Bên cạnh đó, kể từ tháng 5 năm 2006 thì các nước châu Phi vốn trước đây là bạn hàng truyền thống của Ấn Độ và Pakistan thì nay đã quay sang nhập khẩu gạo Việt Nam Đây quả thực là 1 tín hiệu rất đáng mừng và theo dự báo của các chuyên gia thì trong tương lai gần Việt Nam sẽ vượt mặt Thái Lan trở thành nhà xuất khẩu gạo số 1 thế giới.

2.3.3 Thuận lợi và khó khăn :

Việt Nam là 1 nước nông công nghiệp vớI 1 nền nông nghiệp lúa nước lâu đời Do đó kinh nghiệm và truyền thống bên cạnh 1 diện tích canh tác rộng lớn đã góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh của gạo Việt Nam.

Việt Nam vẫn còn tiềm năng tăng năng suất lúa trong những năm tới, do cơ cấu các giống lúa có năng suất cao tăng và trình độ thâm canh của nông dân ngày càng cao Để phát huy thế mạnh xúât khẩu gạo, Nhà nước khẩn trương hoàn thiện quy hoạch vùng lúa xuất khẩu của toàn vùng và trong cả nước: vùng ĐBSCL, Nam-Trung Bộ và đồng bằng sông Hồng

Hệ thống thuỷ lợi trên diện tích 1 triệu ha lúa xuất khẩu ở ĐBSCL sẽ được đầu tư hoàn chỉnh; sử dụng các giống lúa năng suất, chất lượng cao và áp dụng các biện pháp thâm canh, hạ giá thành nhằm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm lúa gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế

Việc ứng dụng công nghệ sinh học vào nông nghiệp đã được triển khai cùng vớI độI ngũ cán bộ khuyến nông đáp ứng kịp thờI và đầy đủ đã góp phần thúc đẩy sản xúât phát triển.

Giá gạo Việt Nam luôn thấp hơn giá gạo các nứơc xuất khẩu gạo khác.

Sự cạnh tranh khốc liệt từ Thái Lan và 1 số nước như Ấn Độ, Pakistan…

Thiên tai, lũ lụt thường xuyên khiến cho nguồn cung rất bấp bênh dẫn đến giá gạo tăng cao làm giảm đi lợi thế cạnh tranh của chúng ta trên thị trường và phải đốI diện vớI nguy cơ không đáp ứng được sản lượng cung cấp khi phải bảo đảm an ninh lương thực của quốc gia.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có ý thức hợp tác, nhiều lúc còn đấu đá lẫn nhau, tranh giành thị trường của nhau.

Chất lượng gạo của Việt Nam chưa được đảm bảo so vớI gạo của Thái Lan Gần đây đã có nhiều trường hợp gạo của Việt Nam vi phạm những tiêu chuẩn về chất lượng và an tòan thực phẩm như việc 299 tấn gạo tẻ Việt Nam xuất khẩu vào Nhật đã bị cơ quan chức năng nước này phát hiện có dư lượng chất acetamiprid lên đến 0,03 ppm, vượt 2 lần mức cho phép.

Việt Nam khó long chen chân được vào thị trường gạo chất lượng cao vì hiện nay Thái Lan đang chiếm đa số thị phần Hơn nữa nhu cầu thị trường đã bão hoà, nếu VN "nhảy" vào cạnh tranh sẽ làm giảm giá.

Vì thế hiện nay át chủ bài của Việt Nam trên thị trường chính là gạo giá rẻ, mà giá rẻ thì phải lấy mục tiêu số lượng làm chính, làm thế nào để xuất khẩu được ngay cả những sản phẩm gạo chất lượng thấp nhất, đó là

1 chiến lược cần phải làm

2.3.4 Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu :

ĐỒ GỖ

Trong những năm gần đây, ngành chế biến gỗ Việt Nam tăng trưởng với tốc độ nhanh, vươn lên là một trong 7 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đưa nước ta trở thành một trong 4 quốc gia xuất khẩu hàng gỗ chế biến lớn nhất khu vực Đông Nam Á, sau Malaysia, Indonesia và Thái Lan.

Hiện nay cả nước có khoảng 2.000 doanh nghiệp chế biến gỗ với năng lực chế biến 2,2 -2,5 triệu mét khối gỗ tròn mỗi năm, trong đó có 450 công ty chuyên sản xuất hàng xuất khẩu (120 công ty chuyên sản xuất hàng ngoài trời và 330 công ty sản xuất hàng nội thất), thuộc nhiều thành phần kinh tế, thu hút khoảng 170.000 lao động.

Các doanh nghiệp sản xuất và chế biến gỗ ở Việt Nam bao gồm các công ty nhà nước (374 doanh nghiệp), các công ty trách nhiệm hữu hạn và do chính sách đầu tư nước ngoài mở cửa của Chính phủ, đến nay đã có 49 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ Singapore, Đài Loan, Malayxia,

Na Uy, Trung Quốc, Thụy Điển đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và chế biến các sản phẩm gỗ tại Việt Nam, với tổng số vốn đăng ký lên đến 105 triệu USD Đa số các công ty sản xuất và chế biến các sản phẩm gỗ tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền miền Nam (TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai ), các tỉnh miền Trung và Tây nguyên (Bình Định, Gia Lai, Đắc Lắc ), một số công ty thường là các công ty sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ mỹ nghệ, tập trung ở các tỉnh phía Bắc và khu vực đồng bằng sông Hồng như Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phúc

Nhìn chung quy mô của các xí nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu là các xí nghiệp vừa và nhỏ, sản xuất kết hợp giữa thủ công và cơ khí Các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng đồ gỗ công nghiệp thường có sự đầu tư mới về các trang thiết bị và công nghệ tiên tiến phục vụ sản xuất, trong khi đó đại bộ phận các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ có hệ thống thiết bị khá lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu của các đơn hàng lớn hay các thị trường yêu cầu chất lượng cao…

Bảng: Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam 2001-2005

Các nước khác 106,61 191,81 271,45 - 297,79 Nguồn:Niên giám thống kê 2005, Bộ Thương mại

Bảng: Kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam 2001-2005 (Đvt: Triệu USD)

Bảng: Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ qua các năm (ĐVT: Triệu USD)

Trong 8 tháng đầu năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng gỗ đạt được 1.5 tỷ USD tăng 23.3% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mặt hàng đã khẳng định được vị trí tương đối vững chắc trong cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong những năm gần đây, đặc biệt là kể từ năm 2004 với kim ngạch xuất khẩu vượt mức 1 tỷ USD và tăng trưởng bình quân đạt gần 40%/năm trong vòng 5 năm qua Chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu đặt ra cho mặt hàng này là đến năm 2010 xuất khẩu đạt giá trị 5,5 tỷ USD, tăng bình quân 28,9%/năm.

Hầu hết các sản phẩm đồ gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp của Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, các nước Đông Âu và Mỹ La Tinh Chỉ tính riêng Trung Quốc đã có trên 50.000 cơ sở sản xuất với hơn 50 triệu nhân công và sản xuất với doanh số gần 20 tỷ USD.

Thị trường xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam đã có nhiều biến chuyển mạnh mẽ trong những năm gần đây, từ chỗ tập trung vào các thị trường trung chuyển như Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc để tái xuất khẩu sang một nước thứ ba, đến nay đã xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường của người tiêu dùng.

Hiện tại, các sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam có mặt ở 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với các chủng loại sản phẩm đa dạng, từ hàng trang trí nội thất trong nhà, hàng ngoài trời đến các mặt hàng dăm gỗ Kim ngạch xuất khẩu gỗ liên tục tăng Chỉ tính riêng các mặt hàng gỗ và đồ gỗ được sản xuất trên dây chuyền công nghiệp, năm 1998 mới đạt 135 triệu USD thì đến năm 2002 con số này đã lên đến 431 triệu USD, năm 2003 đạt

567 triệu USD và năm 2004 đánh dấu thành công của ngành chế biến gỗ Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu đạt 1,05 tỉ USD, tăng 86% so với năm

2003 Theo Tổng cục hải quan, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của cả nước trong 9 tháng đầu năm đã vượt ngưỡng 1,5 tỷ USD Trong đó mặt hàng gỗ nội thất phòng ngủ chiếm 28,8%; nội thất phòng khách 22,7%; nội thất văn phòng 12,6%; thấp nhất là các loại sản phẩm gỗ trang trí (2,1%); nội thất nhà bếp 2,9%

EU, Nhật Bản, Mỹ là những thị trường dẫn đầu mức tiêu thụ sản phẩm gỗ của Việt Nam, chiếm hơn 70% tổng giá trị sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam, trong đó EU chiếm xấp xỉ 28%, Nhật Bản chiếm 24% và Mỹ chiếm hơn 20% Đồ nội thất dùng trong phòng khách, phòng ăn là một trong những sản phẩm nội thất được tiêu thụ nhiều nhất trên các thị trường Đồ nội thất dùng trong phòng khách, phòng ăn của Việt Nam ngày càng có mặt tại các thị trường chính như Mỹ, EU và Nhật Bản và tiềm năng cho xuất khẩu sản phẩm gỗ loại này còn rất lớn cho các doanh nghiệp.

Tại thị trường truyền thống Nhật Bản, Việt Nam l bạn hạng thứ 4 về xuất khẩu đồ gỗ Năm 2004, giá trị đồ gỗ xuất sang thị trường này đạt khoảng 150 triệu USD, tăng gần 11% so với năm 2003 Dự kiến, con số này năm 2005 sẽ tăng lên 175 triệu USD và còn tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo, và tăng lên gấp đôi với năm 2010 Trong 90% sản phẩm đồ gỗ nhập khẩu vô Nhật Bản trong những năm gần đây có xuất xứ từ các nước Châu Á Trong đó, Trung Quốc đang dẫn đầu thị phần xuất khẩu vô Nhật Bản, chiếm 32%, kế đến là Thái Lan (17,4%), Malaixia (9,2%) và Việt Nam cũng nằm trong tốp 5 nước dẫn đầu, với thị phần khoảng 7,3%

Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản ước đạt khoảng 291,5 triệu USD, chiếm 14,6% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam, trong đó tháng 11 kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt trên 32 triệu USD, tăng 23% so với tháng 11/05, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu 11 tháng năm 2006 ln 257,3 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái

Về cơ cấu sản phẩm, 10 tháng đầu năm, dăm gỗ là sản phẩm đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất sang Nhật, đạt gần 48,7 triệu USD, chiếm đến23,5% tỷ trọng.

Tiếp đến l đồ nội thất phòng ngủ, kim ngạch xuất khẩu trong tháng 10 đạt trên 5,5 triệu USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ loại này

10 tháng đầu năm đạt trên 41 triệu USD, chiếm 17,5% tỷ trọng Đây là loại sản phẩm nội thất tăng mạnh nhất về giá trị kim ngạch. Đồ nội thất văn phòng đạt 3,2 triệu USD trong tháng 10, 10 tháng đạt kim ngạch trên 27 triệu USD, chiếm 11,5% tỷ trọng; đồ nội thất phòng khách, phòng ăn 10 tháng đầu năm cũng đạt gần 27 triệu USD, chiếm 11,5% tỷ trọng; ghế đạt gần 13 triệu USD, chiếm 5,6% tỷ trọng; gỗ, ván đạt 11 triệu USD, chiếm 4,7%;…

Dưới đây là cơ cấu sản phẩm gỗ xuất khẩu sang Nhật Bản 10 tháng 2006 (tỷ trọng tính theo tỷ giá)

Cùng với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu khả quan ở thị trường Nhật Bản, tại thị trường Mỹ, đồ gỗ Việt Nam cũng đang có dấu hiệu tăng mạnh.

GIÀY DA

Ngành công nghiệp da giày Việt Nam đã phát triển rất nhanh và được xem là một trong những ngành công nghiệp chính đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển Da giày là một trong 3 ngành đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn nhất hiện nay sau dầu thô và dệt may, chiếm trên 10% tổng kim ngạch xuất khẩu Với khoảng 240 doanh nghiệp đang hoạt động, ngành da giày đang là một ngành xuất khẩu mũi nhọn, thu hút khoảng 500.000 lao động.

Trước khi mở cửa nền kinh tế vào những năm 1990, ngành da giày Việt Nam chủ yếu may mũi giày để xuất sang Liên bang Xô Viết nhưng chất lượng không cao và chủng loại ít Khi đó ngành da giày Việt Nam phải đối mặt với cuộc khủng hoảng gay gắt do không có nhà nhập khẩu Nhờ chính sách cải cách của chính phủ Việt Nam, nhiều liên doanh với các đối tác nước ngoài được thành lập và ngành da giày bắt đầu tìm được chỗ đứng trên thị trường quốc tế.

Hiện ngành giày da Việt Nam đứng thứ tư trong số 8 nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Hồng Kông và Italia, thế nhưng 90 % sản phẩm của giày da Việt Nam là hàng gia công Kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày vẫn đạt mức tăng trưởng đều đặn hàng năm Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hiện ngành này đang phải đối mặt với bài toán hóc búa về thương hiệu, chiến lược phát triển và đang mất dần lợi thế

Các doanh nghiệp nội địa ngành da giày Việt Nam có 3 bất lợi lớn: Thứ nhất là không chủ động được nguồn nguyên liệu nên phụ thuộc vào khách hàng và các nhà cung cấp nguyên liệu từ Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc Thứ hai, công nghệ yếu nên không có sức cạnh tranh và doanh nghiệp phải làm gia công cho các công ty liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài là chính Và cuối cùng là do công tác xúc tiến thương mại kém, nên hầu hết các doanh nghiệp sản xuất làm gia công ở tầng thứ 2, thứ 3 Như vậy, cái gọi là sức cạnh tranh, tiềm lực mạnh của ngành da giày thực ra đều thuộc về các công ty lớn của Đài Loan, Hàn Quốc đặt tại Việt Nam Chính họ đã khai thác các lợi thế về lao động, môi trường xã hội ổn định, giá nhân công rẻ vv của Việt Nam.

Theo số liệu thống kê, trên 70% các doanh nghiệp xuất khẩu lớn là công ty liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài Do đó những doanh nghiệp này phụ thuộc nhiều vào các đối tác của họ về thiết bị kỹ thuật, công nghệ, thiết kế sản phẩm, nguồn cung cấp nguyên liệu thô, phụ liệu và thị trường

Theo bộ Công nghiệp, mỗi năm nước ta vẫn phải nhập 6 triệu feet vuông da thuộc Nhà máy thuộc da chưa đáp ứng được 10% nhu cầu và hiện chỉ hoạt động được 25% công suất do thiếu nguyên liệu Hàng năm, Việt Nam chỉ có thể cung cấp 5000 tấn da bò và 100 tấn da trâu nhưng nguồn nguyên liệu nội địa không được tận dụng và giá trị xuất khẩu thấp 60% nguồn da này được xuất sang Trung Quốc và Thái Lan, phần còn lại thì không đủ tiêu chuẩn để sản xuất sản phẩm xuất khẩu Vì thế mỗi năm Việt Nam chi từ 170 tới 230 triệu USD để nhập da giả và từ 80 tới 100 triệu USD để nhập da từ Thái Lan, Đài Loan và Hàn Quốc

Ngoài ra, trong số 30% công ty Việt Nam tham gia vào sản xuất da giày lại có tới 70% làm gia công vì thế giá trị lợi nhuận đích thực mà ngành này mang lại không lớn Và chưa đến 20 doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam đủ sức làm hàng dạng FOB Doanh số xuất khẩu của ngành da giày tập trung chủ yếu ở những công ty nước ngoài như Samyang, Pouchen,Pouyuen Giày vải, mặt hàng vốn là thế mạnh của Việt Nam cũng bị hàng của Trung Quốc chiếm chỗ và Việt Nam hiện xuất khẩu chủ yếu là hàng thể thao, giày dép, hài đi trong nhà

Theo các chuyên gia, ở thị trường trong nước, các doanh nghiệp nội địa chưa phát huy được tiềm lực, thậm chí đang mất dần những lợi thế đã có. Trước ngưỡng cửa hội nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cũng như ngành dệt may, các doanh nghiệp sản xuất giày đang phải đối mặt với bài toán hóc búa về cạnh tranh với hàng Trung Quốc.

Việt Nam chiếm vị trí thứ tư trên thế giới về xuất khẩu hàng giày dép sau Trung Quốc, Hồng Kông và Italia, với kim ngạch xuất khẩu qua các năm

Giá trị xuất khẩu da giày Việt Nam 2001-2006 Đơn vị: Triệu USD

Trong 8 tháng đầu năm 2007 thì kim ngạch xuất khẩu của hàng giày da đạt 2.72 tỷ USD vớI mức tăng trưởng 14.3% so vớI cùng kỳ năm 2006.

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của ngành này trong vài năm gần đây đạt khá cao Việt Nam hiện là một trong 10 nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu giày dép Trong đó, 20% lượng giày dép nhập khẩu của EU là từ Việt Nam, chiếm tới 80% tổng giá trị xuất khẩu của toàn ngành với trên 200 triệu đôi năm 2002, đứng thứ 2 sau Trung Quốc.

Theo đề án phát triển ngành da giày Việt Nam giai đoạn 2002-2010 đã được Bộ Công nghiệp trình Chính phủ phê duyệt, để đạt được mục tiêu trên, ngành da giày sẽ cần phải đầu tư khoảng 12.000 tỷ đồng từ đây đến năm

2005 và 14.000 tỷ đồng giai đoạn 2005-2010.

Với chiến lược phát triển này, ngành da giày dự kiến sẽ sản xuất được khoảng 50% nguyên liệu cho sản xuất giày vào năm 2005 và tăng lên 80% vào năm 2010

Các chuyên gia của ngành này cho biết, mặc dù có đến 90% sản lượng xuất khẩu nhưng lợi nhuận thu về từ ngành da giày chỉ đạt ở mức 25% giá trị gia tăng, vì ngành này chủ yếu vẫn gia công hàng cho các đối tác nước ngoài Nguyên vật liệu sản xuất trong ngành da giày (chiếm đến 80% giá trị gia tăng của sản phẩm) hiện nay đang là khâu yếu nhất của ngành da giàyViệt Nam, trong đó đặc biệt là khâu chế biến da, nguyên liệu chính cho ngành sản xuất giày

Các loại giày như giày thể thao, giày nữ là những mặt hàng Việt Nam đang có lợi thế cạnh tranh do có thị trường tiêu thụ lớn.

Thị trường EU vẫn là thị trường xuất khẩu chính của các DN trong ngành song có nhiều biến động do ảnh hưởng vụ kiện, sức mua và cơ cấu sản phẩm thay đổi, đồng thời phụ thuộc nhiều vào các đối tác đặt hàng, hợp tác sản xuất và sức ép về thực hiện các tiêu chuẩn quốc tế.

Kim ngạch xuất khẩu và số doanh nghiệp tham gia xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ tăng đáng kể Chỉ tính riêng trong 8 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ tăng trưởng 37% Thị trường Hoa kỳ được nhiều DN trong ngành hướng tới, một phần do tác động vụ kiện, một phần do nhu cầu đa dạng, phong phú, và quan hệ song phương được cải thiện, các DN chuyển hướng nhằm đa dạng hoá thị trường, hạn chế rủi ro khi bị áp thuế phá giá cao tại thị trường EU, đặc biệt tranh thủ các lợi thế về ưu đãi thuế quan, cải thiện quan hệ thương mại khi VN chính thức gia nhập WTO Tuy nhiên, để xâm nhập thị trường Hoa kỳ, các DN cần tìm kiếm đối tác tin cậy, gắn với các kênh phân phối lớn và các nhãn hiệu giầy nổi tiếng (Hiện tại, gần 80% lượng hàng tiêu thụ thụ tại Hoa kỳ do các nhà phân phối lớn chi phối, trên 50% lượng giầy tiêu thụ tại Hoa kỳ là hàng hiệu).

Thị trường Nhật vẫn là thị trường yêu cầu chất lượng cao và khó tính, hiện tại kim ngạch xuất khẩu giầy dép vào Nhật chiếm tỷ trọng rất thấp và khó có khả năng tăng trưởng nhanh trong thời gian tới đây Để xâm nhập thị trượng này, các DN phải có sự chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho sản xuất, sẵn sàng thực hiện các lô hàng nhỏ và đáp ứng nhanh yêu cầu, đồng thời sản xuất các loại giầy có chất lượng cao

THỦY SẢN

Thủy sản là một trong những ngành hàng chủ lực của Việt Nam, đóng góp không nhỏ vào GDP quốc gia Theo Bộ Thủy sản, hàng thuỷ sản ViệtNam hiện đã có mặt tại gần 100 nước và vùng lãnh thổ Kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong năm 2004 đạt 2,397 tỷ USD, qua năm 2005 đạt khoảng2,6 tỷ USD Qua năm 2006, xuất khẩu thủy sản Việt Nam hoàn thành rất sớm kế hoạch, nhờ xuất khẩu tới hầu hết các thị trường chủ lực đều tăng trưởng cao, đặc biệt là các thị trường khu vực EU và Đông Âu, với sự tăng trưởng mạnh mẽ trong xuất khẩu cá tra và basa Kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong tháng 11/2006 ước đạt 320 triệu USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản 11 tháng đầu năm lên gần 739 nghìn tấn thủy sản các loại, đạt giá trị 3,1 tỷ USD, vượt 10% so với kế hoạch, tăng 29,2% khối lượng và23,4% giá trị so với cùng kỳ năm ngoái Đây là những con số tốt hơn cả dự báo do VASEP đưa ra từ đầu năm Và cho dù mức 3 tỷ USD đưa ra từ đầu năm vốn vẫn bị coi là lạc quan, nhất là khi so với chỉ tiêu đặt ra cho toàn ngành, nhưng thực tế thì thủy sản đã cán đích 3 tỷ ngay trong tháng 11.

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2005, 2006 và 8 tháng đầu năm 2007

Mục tiêu và định hướng của ngành thủy sản là đến năm 2010 đảm bảo cung cấp khoảng 35 tỷ con tôm giống, hơn 50 triệu con giống giáp xác, trên

11 tỷ con giống nhuyễn thể, khoảng 400 triệu cá giống biển và trên 6.000 tấn giống rong tảo biển, phục vụ nuôi trồng thủy sản Hiện nay, Bộ Thuỷ sản đang soạn thảo Chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản tới năm 2010 và tầm nhìn 2020, theo đó năm 2010, kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt 4 tỷ USD và đến năm 2020 sẽ đạt từ 4,5 đến 5 tỷ USD.

Hiện nay, người tiêu dùng trên thế giới rất ấn tượng với con tôm và cá ba sa của Việt Nam Nếu so sánh con tôm Việt Nam với con tôm các nước khác, Việt Nam có lợi thế hơn rất nhiều từ những yếu tố khác nhau của điều kiện nuôi Đã có nhiều nhà xuất khẩu “tôm sạch” từ Việt Nam sang thị trường Liên minh Châu Âu (EU) Việt Nam có thể nuôi được tôm sú cỡ lớn dành cho những thị trường hàng đầu trong khi những quốc gia khác như Thái Lan và Indonesia đang chuyển đổi sang nuôi con tôm chân trắng

Sự tăng trưởng của nhóm mặt hàng cá đông lạnh nói chung và cá tra, basa nói riêng và là nhân tố quyết định đẩy giá trị xuất khẩu thủy sản của toàn ngành vượt ngưỡng 3 tỷ USD Trong 11 tháng đầu năm, xuất khẩu cá đông lạnh xuất khẩu tăng mạnh cả về khối lượng, trong đó riêng nhóm mặt hàng cá tra, basa, theo thống kê đã tăng hơn gấp đôi cả về khối lượng và giá trị.

Tỷ trọng nhập khẩu thủy sản của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản của một số thị trường chính tăng lên khá nhanh trong những năm vừa qua và đã khẳng định được vị trí của Việt Nam trong việc cung cấp thủy sản cho các thị trường này

Năm 2004, giá trị xuất khẩu cá sang thị trường EU đạt 110 triệu USD,gấp 3 lần so với năm trước, chiếm gần một nửa giá trị xuất khẩu thủy sản sang thị trường này Mặt hàng cá xuất sang EU đã vượt trên Nhật Bản (66 triệu USD), chỉ xếp sau Mỹ (141 triệu USD) và chiếm 20% tổng giá trị xuất khẩu cá của Việt Nam (552 triệu USD).

Năm 2006, trong khi xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng trưởng chậm chạp, thì thị trường Nga có bước nhảy vọt mạnh mẽ, tăng 274,6%, trong đó chủ yếu là các sản phẩm cá đông lạnh Các thị trường Đông Âu như đã được dự báo, đang trở thành khu vực tăng trưởng mạnh mẽ của cá nước ngọt Việt Nam.

Trong số các thị trường xuất khẩu thủy sản chính của Việt Nam, các thị trường đáng lưu ý bao gồm: Nhật Bản, Mỷ và EU

Nhật Bản: Thị trường hàng đầu của thủy sản Việt Nam vẫn là Nhật Bản Theo thống kê của VASEP, 11 tháng đầu năm 2006, tổng giá trị thủy sản xuất sang Nhật Bản đạt 775 triệu USD, song đáng chú ý là tỉ lệ tăng trưởng chỉ có 2,8%.

Mỹ: Người tiêu dùng ở Mỹ thuộc nhiều tầng lớp rất phân biệt về văn hóa và thu nhập nên các sản phẩm thủy sản tiêu thụ ở Mỹ rất đa dạng Hệ thống các quy định, luật lệ điều tiết nhập khẩu khá nhiều và phức tạp, việc tranh chấp thương mại giữa các nước đang phát triển với phía Mỹ về xuất khẩu thủy sản vào Mỹ thường xảy ra Tuy nhiên các quy định môi trường của Mỹ không khắt khe như thị trường EU.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản VN (VASEP) dẫn nguồn tin nước ngoài cho biết, 4 tháng đầu năm 2005, các sản phẩm cá ngừ vây vàng ướp lạnh của VN xuất khẩu sang Mỹ gia tăng đáng kể, chiếm vị trí số một trong tất cả các nước xuất khẩu sản phẩm này vào Mỹ Với gần 1.544 tấn, tăng 43% so cùng kỳ năm 2004, mặt hàng cá ngừ vây vàng ướp lạnh của VN xuất sang Mỹ chiếm 28,6% thị phần tại thị trường này; giá trị kim ngạch đạt trên 11 triệu USD, tăng 48% so với cùng kỳ năm ngoái

Hiện nay, sản lượng và giá trị cá ngừ vây vàng tươi nhập khẩu từ VN của Mỹ cũng vượt xa so với nước đứng hàng thứ hai là Trinidad với sản lượng 684 tấn, đạt giá trị 5 triệu USD

Trong năm 2004, VN xuất khẩu sang Mỹ 2.217 tấn cá ngừ vây vàng tươi và ướp lạnh, chiếm 14,2% thị phần, với tổng giá trị khoảng 16 triệuUSD

Theo Bộ Thuỷ sản, cá ngừ VN đang có mặt tại 40 thị trường, trong đó, thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, Nhật Bản, Australia, NewZealand, Đài Loan, Israel, Đức Hiện cá ngừ đại dương (bao gồm cá ngừ vây vàng và cá ngừ mắt to) được Bộ Thuỷ sản chọn là đối tượng mục tiêu ưu tiên để phát triển nghề cá xa bờ.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Việt Nam vẫn là 1 trong 6 nước cung cấp tôm hàng đầu cho thị trường Mỹ trong quí I/2005, cùng với các nước bị đơn khác trong vụ kiện bán phá giá tôm vào thị trường Mỹ là Indonesia, Thái Lan, Êcuađo, Trung Quốc và Ấn Độ.

Trong số các nước xuất khẩu tôm vào Mỹ, Thái Lan vẫn giữ vị trí số

1, trong khi Indonesia đã vượt qua Trung Quốc để trở thành nhà cung cấp tôm đông lạnh lớn thứ hai cho thị trường Mỹ, với sản lượng trong quí I là 14.405 tấn, tăng 117% so với cùng kỳ năm ngoái

Năm 1999, Mỹ đã nhập khẩu 331.706 tấn tôm, năm 2001 là 400.335 tấn và năm 2004 lên tới 617.620 tấn.

Giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm vào Mỹ những tháng đầu năm giảm so với cùng kỳ năm trước Cụ thể, tháng 1 giảm 47,9% về khối lượng, 42,1% về giá trị; con số tương ứng ở tháng 2 là 46,2% và 44,5%; tháng 3 là 33,4% và 30,8%; tháng 4 là 36,3% và 35,9%.

CÀ PHÊ

Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc Bán Cầu, khí hậu rất thích hợp với việc phát triển cây cà phê và đem lại cho cà phê Việt Nam một hương vị rất riêng Đặc biệt là ở phía Nam nơi gần xích đạo, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thích hợp với cây cà phê Robusta trong đó tập trung ở vùng Tây nguyên mà tỉnh Đắc Lắc đã chiếm hơn 50% sản lượng của cả nước, còn miền Bắc có mùa đông lạnh và mưa phùn thích hợp vớI cà phê Arabica.

Cà phê vối (C.Canephora Robusta) của Việt Nam nổi tiếng trên thế giới, đó là sản phẩm bắt nguồn từ chủng cà phê Robusta đã được chọn lọc qua nhiều thập kỷ Do được sản xuất tập trung trên những vùng đất tốt, có khí hậu thích hợp, thâm canh cao, đặc biệt phần lớn trồng ở độ cao 400 m trở lên, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm lớn nên vừa có năng suất cao vừa có hương vị thơm ngon được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng

Cà phê Việt Nam đã phát triển nhanh chóng, năm 1975 cả nước có 13.000 ha cà phê, sản lượng trên 6.000 tấn, thì đến nay đã có trên dưới 500.000 ha với sản lượng trên 700.000 tấn/năm.

Trong các mặt hàng nông sản Việt Nam, cà phê là mặt hàng có vị trí khá quan trọng, cà phê đem lại hàng năm một lượng kim ngạch xuất khẩu trên 500 triệu USD, chiếm vị trí thứ nhì sau lúa gạo.

Cùng với sự tăng trưởng của sản lượng thì số lương và kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt nam tăng lên không ngừng, cách đây 10 năm (vụ 1992 – 1993) Việt Nam xuất khẩu 116.000 tấn đến niên vụ 2002 – 2003 Việt Nam đã xuất khẩu 691.421 tấn, niên vụ xuất khẩu cao nhất là niên vụ 2000 – 2001 là 847.670 tấn.

Như vậy tính đến niên vụ cà phê 2002 – 2003 Việt Nam vẫn là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới sau Braxin Mặt hàng cà phê Việt Nam đước đánh giá là một trong hai mươi mặt hàng cạnh tranh của Việt Nam

Về kim ngạch xuất khẩu cộng 10 niên vụ (1992 – 1993 đến 2002 –

2003) giá trị xuất khẩu đạt 4.334 tiệu USD, chiếm khoảng 3,4% lim ngạch xuất khẩu của Việt Nam Niên vụ đạt trị giá xuất khẩu cao nhất là niên vụ

1997 – 1998 với trị giá là 601,4 triệu USD Hiện nay cà phê là một trong mườI mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (gạo, dầu thô, thủy sản, dệt may, giày dép, cà phê, cao su, gỗ, hạt tiêu, nhân điều)

Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của cà phê Việt Nam từ niên vụ 1992 – 1993 đến niên vụ 2002 – 2003

Niên vụ Xuất (tấn) Kim ngạch (1.000

USD) Đơn giá bình quân (USD/MT)

Năm 2004 cả nước xuất khẩu được 889.705 tấn cà phê, đạt giá trị 576.087.360 USD, giá bình quân là 647,5 USD/tấn Đến cuối năm 2005 cả nước xuất khẩu được hơn 892 nghìn tấn với trị giá 735,5 triệu USD

Năm 2006 cà phê có kim ngạch xuất khẩu là 1.1 tỷ USD tăng gần 50% so vớI năm 2005

Tính đến tháng 8 năm 2007, chúng ta đã xuất khẩu được khoảng 900.000 tấn cà phê, đạt kim ngạch 1,4 tỷ USD, tăng 90.7% so vớI cùng kỳ năm 2006.

2.7.2.1 Thị trường cà phê thế giới :

Ngày nay, cà phê là một trong những mặt hàng phổ biến nhất thế giới.

Từ Hoa Kỳ, châu Âu cho tới châu Á, cà phê với nhiều màu sắc và hương vị khác nhau có thể được tìm thấy ở khắp các siêu thị, cửa hàng Điều này đối với các khách hàng thật là tuyệt vời Nhưng đối với những nhà sản xuất thì đây lại là một câu chuyện hoàn toàn khác

Hiện nay, trên thế giới có khoảng hơn 25 triệu người trồng cà phê Đa số họ sống ở những nước đang phát triển, trồng cà phê ở quy mô nhỏ.Trong

10 năm trở lại đây, thị trường cà phê thế giới đã tăng lên gấp đôi Cũng trong thời gian đó, những công ty chiếm lĩnh thị trường bán lẻ đã thu được các khoản lợi nhuận khổng lồ Nhưng vấn đề chính là ở chỗ: tiền mà người nông dân được trả khi bán cà phê đã tụt xuống thấp hơn số vốn đầu tư Cũng trong thập kỷ qua, lợi nhuận mà cà phê mang lại ở những quốc gia trồng cà phê đã giảm từ mức 1/3 tổng thu nhập xuống chỉ còn 1/10 Khi những người bán buôn và bán lẻ cà phê tiếp tục thu lợi thì tiền lãi vẫn tiếp tục bị hao hụt Và, tất nhiên, người nông dân là những người phải gánh chịu hoàn toàn những thiệt hại này Nói một cách đơn giản hơn, những người nông dân và gia đình của họ đang phải tự "bù lỗ" cho việc trồng cà phê của mình Không có phương tiện chuyên chở đến tận thị trường tiêu thụ lớn, lại không được trang bị những hiểu biết cần thiết về giá cả trên thị trường thế giới, đại đa số những người nông dân đang dần bị đẩy đến chỗ phải "bán tống bán tháo" sản phẩm của mình cho những nhà buôn lọc lõi.Trên thế giới hiện nay, cà phê đã lâm vào cuộc "khủng hoảng thừa", mà người đầu tiên gánh chịu những hậu quả khủng khiếp của nó là người nông dân, sau đó là thị trường cà phê toàn thế giới Giá người nông dân được trả cho những cây cà phê của họ đã giảm50% trong 3 năm trở lại đây, mức thấp nhất trong suốt 30 năm qua

Cà phê là nguồn thu nhập từ xuất khẩu chính của rất nhiều nước đang phát triển Do đó, những nước như Uganđa, Haiti, Honđurat và Việt Nam đang chịu nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng do cuộc khủng hoảng hiện nay: người nông dân bị mất đất, những nhà xuất khảu bị phá sản, và toàn bộ nền kinh tế bị rơi vào trạng thái khủng hoảng Lấy một ví dụ: vào những năm giữa thập niên 90, giá cà phê tăng vọt đã thu hút rất nhiều doanh nghiệp phương Tây đến với ngành sản xuất cà phê của Việt Nam, làm cho ngành này phát triển vô cùng nhanh chóng Với những khoản vay khổng lồ từ ngân hàng thế giới (World bank), chính phủ Việt Nam và khối Big Four đã tạo điều kiện để hàng ngàn nông dân nghèo nước này chuyển sang trồng cà phê. Việt Nam nhanh chóng trở thành quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới 6 năm trước, người nông dân Việt Nam thu được 2000 đôla từ mỗi tấn cà phê xuất khẩu Nhưng hiện tại,con số ấy là 450 đô la,

Hiện tại, số lượng cà phê đang được sản xuất vượt hơn 80% so với số lượng tiêu thụ Cần phải có sự hợp tác của tất cả các thành viên trong thị trường cà phê quốc tế để đảo ngược tình hình hiện nay Những nhà máy sản xuất cà phê khổng lồ, những quốc gia sản xuất cà phê cần phải giảm ngay lượng sản xuất Các tổ chức như Ngân hàng thế giới và IMF cần cho các nước sản xuất cà phê biết về diễn biến của thị trường và xu hướng dao động của giá cà phê Chúng ta cần phải tìm ra một giải pháp sao cho thị trường cà phê được ổn định, và quyền lợi người nông dân được đảm bảo về lâu dài

Dưới đây là danh sách những nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới Sản lượng của các nước này chiếm tới 88% sản lượng cà phê xuất khẩu của cả thế giới Trong đó riêng sản lượng của Brasil đã chiếm tới hơn 30%. Tổng sản lượng của ba quốc gia đứng đầu là Brasil, Việt Nam và Colombia nhiều hơn tất cả các nước khác cộng lại.

Sản lượng cà phê (nghìn bao)

Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO)

 A/R: Nước xuất khẩu cả hai loại cà phê, nhưng sản lượng Arabica là chủ yếu

 R/A: Nước xuất khẩu cả hai loại cà phê, nhưng sản lượng Robusta là chủ yếu

2.7.2.2 Thị trường tiêu thụ của Việt Nam :

Cà phê Việt Nam đã xuất khẩu sang 59 nước và vùng lãnh thổ, trong đó mườI nước dẫn đầu về nhập khẩu cà phê Việt Nam chủ yếu là các nước trong khốI EU và Mỹ so với những năm 1992, 1993 thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam tập trung vào các nước Singapore, HongKong, Nhật Bản chiếm 60% trong mườI nước nhập khẩu lớn nhất. Điều đó cho thấy uy tín của ngành cà phê Việt Nam ngày càng nâng lên từ thị trường trung gian vào được thị trường tiêu thụ trực tiếp và có dung lượng lớn mặc dù đây là những thị trường yêu cầu chất lượng, vệ sinh an toàn rất cao.

10 nước nhập khẩu hàng đầu của ngành cà phê Việt Nam niên vụ 2002 – 2003

Số TT Nước Số lượng (tấn) Trị giá (USD)% so vớI tổng xuất khẩu

Tính đến thời điểm tháng 8 năm 2005 các nước dẫn đầu nhập khẩu cà phê Việt Nam là:

4/ Tây Ban Nha 43.000 tấn (giảm 12.000 tấn)

Thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2005

Lượng (tấn) Trị giá (ngàn

2.7.3 Thuận lợi và khó khăn :

Việc thiếu hụt cà phê trên thị trường thế giới làm cho giá cà phê tăng cao đem lai lợi nhuận hơn cho những nhà xuất khẩu cà phê

Theo nhà phân tích Andrea Thompson của CoffeeNetwork, thị trường cà phê thế giới niên vụ 2007/08 dự kiến sẽ thiếu hụt khoảng 5,58 triệu bao cà phê Trong đó, thị trường arabica thiếu 4,5 triệu bao và cà phê robusta là

1 triệu bao, thay đổi so với mức thiếu hụt tương ứng 5,6 triệu bao arabica và 600.000 bao robusta niên vụ 2006/07.

ĐIỆN TỬ

Từ năm 1987 đến nay, công nghiệp sản xuất máy tính và linh kiện điện tử Việt Nam bước đầu hình thành và phát triển, tốc độ phát triển hàng năm đạt khá cao, đặc biệt trong thời gian vừa qua Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của xuất khẩu cả nước, xuất khẩu máy tính và linh kiện điện tử cũng đã liên tục tăng trưởng với tốc độ khá cao trong thời gian qua, đạt 13%/ năm trong giai đoạn 2000-2005 Năm 1995 tổng kim ngạch xuất khẩu mới chỉ đạt 13,45 triệu USD thì đến năm 2000 đạt 595,6 triệu USD và năm 2005 đạt 1,427 tỷ USD; năm 2006 đạt 1,770 tỷ USD, tăng 24% so với năm 2005;

5 tháng đầu năm 2007 đạt 744 triệu USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm

2006 Dự báo trong giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu mặt hàng này đạt 26,7%/năm và đạt 4,651 tỷ USD vào năm 2010.

Trong đó, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu mặt hàng máy tính và linh kiện điện tử Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong giai đoạn 2001-2005 rất cao, đạt 153,22%/năm, tuy nhiên không đều qua từng năm, thể hiện: năm 2002 tăng 33,3% so với năm 2001 và tăng đột biến trong năm 2003, đạt tới 486,1% so với năm 2002 và năm 2004 lại giảm rất mạnh chỉ đạt 2,4%, tiếp đó lại tăng tới 245,4% năm 2005 sau đó lại đạt giá trị âm 1,1% vào năm 2006.

Ngành hàng điện tử - CNTT nước ta lại còn rất non trẻ, cả nước mới chỉ có gần 200 nhà sản xuất, còn phần lớn các doanh nghiệp khác hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ Phần lớn các doanh nghiệp của ta đều là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, vốn ít, công nghệ không cao; chỉ có số ít doanh nghiệp lớn là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Fujitsu, Canon ).

Chính vì vậy, các doanh nghiệp điện tử - CNTT đã đi tìm những "thị trường khe", "thị trường ngách" là những thị trường và các sản phẩm mà các công ty đa quốc gia ít quan tâm hoặc bỏ không làm.

Một trong những điển hình của cách phát triển này là Công ty điện tử Hòa Bình (thuộc TCty điện tử và tin học VN) đã tìm được nhiều bạn hàng và nhiều sản phẩm xuất khẩu tại các thị trường Mỹ, Nhật bản, EU, ASEAN để gia công hoặc sản xuất các mặt hàng linh kiện, phụ tùng điện tử xuất khẩu như các loại biến thế, cuộn cảm, bộ nguồn mini, cụm linh kiện Một số doanh nghiệp khác như: Công ty điện tử Hà Nội (Hanel), Nhà máy thiết bị bưu điện cũng đã xuất khẩu được sản phẩm như máy tính, thiết bị phụ trợ, phụ tùng linh kiện sang các thị trường Mỹ La tinh, Lào, Campuchia cho đến những thị trường xa xôi như Nam Phi, Sri Lanka, Cu ba v.v…

Hiện nay 3 thị trường lớn nhất là Thái Lan, Hà Lan, Mỹ

Thái Lan luôn là thị trường lớn nhất về xuất khẩu với kim ngạch trong tháng 7/2007 đạt 32,2 triệu USD, tăng 17,1% so với tháng trước và đã chiếm 25,5% kim ngạch xuất khẩu thiết bị tin học trong tháng sang tất cả các thị trường Tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này từ đầu năm 2007 đến hết tháng 7 đạt 178,5 triệu USD Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Thái Lan là bảng mạch các loại (28,2 triệu USD) và linh kiện vi tính (3,8 triệu USD).

Thị trường Hà Lan: trong tháng 7/2007, xuất khẩu tới Hà Lan đạt 18,6 triệu USD, tăng 10,7% so với tháng trước và đã chiếm 14,7% kim ngạch xuất khẩu thiết bị tin học trong tháng sang tất cả các thị trường Mặt hàng chủ yếu xuất sang thị trường này là máy in (18,1 triệu USD) và đã chiếm 97,3% kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này.

Thị trường Mỹ: xuất khẩu trong tháng 7/2007 sang Mỹ đạt 16,8 triệuUSD, tăng 34,4% so với tháng trước nâng tổng kim ngạch xuất khẩu thiết bị tin học sang thị trường này 7 tháng đầu năm đạt 116,5 triệu USD Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang thị trường này là máy in (15,1 triệu USD) và đã chiếm 89,9% kim ngạch.

2.8.3 Thuận lợi và khó khăn :

Các doanh nghiệp sản xuất đã tạo được kênh phân phối, bảo hành bảo trì sản phẩm rộng.

Lĩnh vực công nghệ thông tin chiếm tỷ trọng nhỏ, song các sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp sản xuất đã bước đầu có tên tuổi và thương hiệu trên thị trường nội địa.

Có lợi thế về nguồn nhân lực lớn và có trình độ, hoàn toàn đáp ứng cho nhu cầu phát triển ngành.

Ngành Điện tử tin học chủ yếu là lắp ráp, trình độ công nghệ ở mức trung bình trong khu vực.

Các dây chuyền công nghệ tuy đã trang bị cơ khí hoá bán tự động, song vẫn sử dụng nhiều nhân công thao tác

Phần lớn hoạt động chế tác là mua bản quyền.

Các doanh nghiệp chưa chủ động sản xuất được linh kiện điện tử để chủ động sản xuất mà đang phải nhập khẩu một khối lượng lớn linh kiện điện tử và nguồn cung ứng phụ thuộc vào thị trường nước ngoài.

2.8.4 Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu :

Chính sách và giải pháp về đầu tư và thu hút vốn đầu tư nhằm huy động mọi thành phần kinh tế mở rộng và tăng cường qui mô vốn đầu tư cho sản xuất hàng điện tử, trong đó, các giải pháp tăng cường nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò quan trọng.

Chính sách và giải pháp phát triển năng lực công nghệ của ngành điện tử để nâng cao tính hiệu quả của chuyển giao công nghệ từ đầu tư nước ngoài và dần tạo thế tự chủ về công nghệ cho ngành công nghiệp điện tử trong nước

Chính sách và giải pháp đổi mới tổ chức sản xuất kinh doanh trong ngành công nghiệp điện tử, mà đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước để có thể vượt qua những khó khăn hiện nay, đạt được các kết quả về tăng năng suất,tăng khả năng cạnh tranh, thu nhập và việc làm, tiến tới nâng cao năng lực,thực hiện vai trò chủ đạo.

Chính sách và giải pháp phát triển nguồn nhân lực phù hợp nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng điện tử trong nền kinh tế thị trường hiện đại.

Chính sách và giải pháp nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng, giảm chi phí đầu vào cho các doanh nghiệp điện tử nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành.

CAO SU

Theo thống kê, cả nước hiện có hơn 500.000 ha cao su được trồng tập trung ở Đông Nam bộ (339.000 ha), Tây Nguyên (113.000 ha), Bắc Trung bộ (41.500 ha) và Duyên Hải Nam Trung bộ (6.500 ha)

Thấy được tiềm năng của thị trường cao su thế giới và lợi ích của việc phát triển cây cao su, Chính phủ đã lên kế hoạch mở rộng diện tích trồng cao su lên 600.000 ha vào năm 2015 và đầu tư phát triển 200.000 ha cao su tạiLào và Campuchia.

Với việc tăng diện tích và sản lượng cao su, Việt Nam hy vọng sẽ đạt 1,5 triệu tấn cao su thiên nhiên và hơn 1,5 triệu m3 gỗ cao su (gỗ tròn) trước năm 2020.

Theo Viện Điều tra quy hoạch rừng, Tây Nguyên được xác định là vùng trọng điểm cao su của cả nước (cùng với vùng Đông Nam bộ) vì có lợi thế nhất về tiềm năng đất đai để mở rộng diện tích cao su Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công ty cao su khu vực Tây Nguyên trong những năm qua cho thấy, việc mở rộng diện tích trồng cây cao su khu vực này là đúng đắn

Viện cùng với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã tiến hành khảo sát thực địa tại các tỉnh Tây Nguyên xác định quỹ đất có khả năng chuyển đổi để trồng cao su vùng là 170.000 ha nằm trên địa bàn 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng Nếu tận dụng tốt quỹ đất có thể trồng được khoảng 102.000 ha cao su nguyên liệu; trong đó chủ yếu chuyển đổi từ rừng tự nhiên kém chất lượng (82.900 ha), phần còn lại từ đất lâm nghiệp chưa có rừng (28.100 ha) và đất màu, nương rẫy, cây cà phê kinh doanh kém hiệu quả (59.000 ha)

Bên cạnh đó, việc phát triển cây cao su còn góp phần xây dựng và mở mang các vùng kinh tế mới, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo

Hiệp hội Cao su Việt Nam cho biết, hiện cao su là mặt hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam (sau gạo) Riêng năm 2006, cao su thiên nhiên xuất khẩu của Việt Nam (bao gồm cả nguồn cao su thiên nhiên nhập khẩu từ các nước láng giềng), đã đạt sản lượng gần 708.000 tấn, với tổng giá trị xấp xỉ 1,3 tỷ USD.

Tính đến hết tháng 8, cả nước ta xuất khẩu được 419 ngàn tấn cao su các loại đạt kim ngạch 793 triệu USD, giảm 0,84% về lượng và giảm 1,19% về trị giá so với 8 tháng đầu năm 2006.

Trong tháng 8, giá xuất khẩu trung bình cao su sang một số thị trường giảm nhẹ Cao su SVR10, giảm 49 USD/tấn, xuống còn 1.841 USD/tấn,trong đó giá xuất sang Trung Quốc đạt 1.769 USD/tấn, giảm 56 USD/tấn;sang Đài Loan đạt 1.852 USD/tấn, giảm 146 USD/tấn; sang Malaysia đạt1.906 USD/tấn, giảm 95 USD/tấn so với giá xuất khẩu trung bình tháng trước.

Kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt nam qua các năm ( triệu USD):

Số liệu xuất khẩu cao su sang các thị trường tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2007

Tiểu vương quốc Arập thống nhất

Theo số liệu năm 2005 thì kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam đứng thứ 4, chiếm 6- 7% thị phần xuất khẩu của thế giới, sau Thái Lan (35- 40%), Indonesia (27%), Malaysia (15%) Có khoảng 50 nước/ vùng lãnh thổ nhập khẩu cao su của Việt Nam, trong đó nhiều nhất là Trung Quốc (40%), tiếp đến là Đức (20%), Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc, EU, Nhật Bản, Malaysia.

2.9.3 Thuận lợi và khó khăn :

Hiện nay, cao su của Việt Nam được tự do thâm nhập thị trường và thường được hưởng mức thuế thấp hoặc thuế tương đương các đối thủ cạnh tranh Tuy nhiên, khi gia nhập WTO, mức thuế nhập khẩu tại các nước thành viên sẽ thấp hơn Đối với sản phẩm lớn thứ hai (cao su chế biến và các sản phẩm cao su), Việt Nam sẽ không phải chịu phân biệt đối xử trên thị trường Đài Loan do đã là thành viên của WTO, đây là thuận lơi đáng kễ so với trước khi gia nhập WTO vì đài loan nhập khẩu một lượng lớn cao su từ việt nam.

Với việc Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội ký kết hợp đồng với các đối tác ở nhiều nước là thành viên của WTO, tránh được việc lệ thuộc xuất khẩu phần lớn vào một thị trường (như Trung Quốc hiện nay), dễ gây ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn khi việc xuất khẩu vào nước đó không thuận lợi hoặc có những khó khăn bất ngờ không tiên liệu trước sẽ gây ra những cú sốc lớn, ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của ngành và các chiến lược, chính sách phát triển trong nước của ngành.

Bên cạnh đó, cơ hội về tăng thu hút đầu tư, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ cao từ các nước phát triển và đang phát triển cho Việt Nam sẽ tăng lên Việc tham gia và chấp nhận các luật lệ, quy tắc của WTO sẽ như một chứng chỉ giúp cho Việt Nam tạo dựng được lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài đến từ các nước thành viên WTO Trên cơ sở đó, những nhà đầu tư này sẽ yên tâm đầu tư vào Việt Nam mà cao su là một ngành chắc chắn sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư bởi lẽ việc chế biến cao su ở Việt Nam có thể được nói là còn nhiều tiềm năng và cơ hội để phát triển như đã phân tích ở trên

Các nhà sản xuất cao su việt Nam sẽ có cơ hội hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài để liên doanh, liên kết xây dựng các nhà máy chế biến mủ cao su để tạo ra cao su chế biến có hàm lượng cao, chuyển đổi cơ cấu sản phẩm, tạo điều kiện dịch chuyển thị trường Việc các nhà đầu tư tích cực đầu tư vào Việt Nam sẽ tạo điều kiện tăng giá trị gia tăng của ngành cao su Việt Nam, giảm bớt tỉ lệ xuất khẩu cao su thô, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu từ xuất k hẩu thô sang xuất khẩu tinh Bên cạnh đó, việc các nhà đầu tư tham gia vào thị trường Việt Nam còn có hiệu ứng dẫn đến việc nhập khẩu các máy móc, công nghệ, kỹ thuật chế biến cao su tại Việt Nam Việc chuyển giao công nghệ giữa các nhà đầu tư nước ngoài với các nhà sản xuất Việt Nam qua đó cũng được phát triển Hệ quả là Việt Nam có thể chế biến, sản xuất ra các loại cao su có chất lượng cao, nâng cao giá thành, cạnh tranh với các đối thủ truyền thống như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, xuất khẩu sang các thị trường đòi hỏi chất lượng như Nhật Bản, Mỹ, EU Ngoài ra, việc đầu tư chuyển giao công nghệ diễn ra không chỉ ở khâu chế biến mà còn ở khâu trồng và khai thác Với công nghệ và kỹ thuật mới, chắc chắn rằng Việt Nam có thể tạo ra những chủng loại cao su phù hợp với nhu cầu thị trường thế giới hiện nay (SVR 10, 20) nâng cao chất lượng mủ cao su, tăng năng suất,sản lượng, khắc phục được nhược điểm cố hữu tồn tại bấy lâu nay của ngành trồng và khai thác cao su, góp phần cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Việc gia nhập WTO cũng tạo ra cơ hội tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, các hình thức tín dụng, tài trợ của các tổ chức tài chính quốc tế như WB, IMF, … Hiện nay, Tổng công ty cao su Việt Nam và các công ty khác còn hạn chế về vốn trong việc xây dựng, đầu tư, mở rộng các nhà máy cao su trong nước, mua máy móc công nghệ hiện đại để sản xuất ra các loại cao su có giá trị cao như SVR 10, 20 và mủ latex phù hợp với nhu cầu của các nước phát triển như EU, Mỹ, Nhật Việc này đã hạn chế rất nhiều khả năng cạnh tranh của cao su Việt Nam trên thị trường thế giới Do vậy, với việc có thêm nguồn vốn vay, hỗ trợ từ các tổ chức tài chính nói trên, ngành cao su Việt Nam sẽ có một bước tiến mới trong việc sản xuất và xuất khẩu.

Những nước như trung quốc, nhật bản có nhu cầu rất lớn về nhập khẩu cao su

Các nhà sản xuất cao su Việt Nam còn ít, khả năng cạnh tranh còn chưa cao.

NGÀNH HÀNG TIÊU-ĐIỀU

TIÊU

Theo Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, giá xuất khẩu hạt tiêu của

Việt Nam hiện đạt khoảng 2.600 USD/tấn, tăng cao so với giá trung bình

1.600 USD/tấn của tháng 9, 10/2006 nhờ chất lượng tăng và sản lượng hạt tiêu thế giới giảm.

Hiện hạt tiêu Việt Nam đã khẳng định vị trí số 1 trên thị trường quốc tế với việc có mặt tại gần 80 nước và vùng lãnh thổ, chiếm 50% sản lượng xuất khẩu toàn cầu.

Bảng : Thị trường xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam giai đoạn 2003 – 2006

“Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam”

Theo Hiệp hội Hạt tiêu Việt Nam, mặt hàng hạt tiêu của Việt Nam đã có mặt trên 80 thị trường trên thế giới, trong đó Hoa Kỳ là nhà nhập khẩu hạt tiêu lớn nhất của Việt Nam, chiếm gần 20% tổng lượng xuất khẩu của

Việt Nam Tiếp đến là Đức, Hà Lan, Ấn Độ, Singapore, Nga, và Trung Đông.

Hoa Kỳ hiện đang là nước nhập khẩu hạt tiêu lớn nhất thế giới Năm

2006 Hoa Kỳ đã nhập khẩu 70.540 tấn, trị giá 135,5 triệu USD từ các nguồn hàng trên thế giới, bao gồm 55.500 tấn tiêu đen, 7.800 tấn tiêu trắng và 7.240 tấn tiêu xay, chiếm 22% tổng lượng tiêu nhập khẩu của thế giới. Lượng nhập khẩu của năm 2006 đã tăng 5% so với 66.890 tấn của năm

2005, trong đó tiêu đen tăng 6%, tiêu trắng tăng 8% trong khi tiêu xay giảm 3%.

Thâm nhập vào Hoa Kỳ chậm hơn cà phê nhưng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam vào thị trường này đã tăng nhanh chóng Nếu như năm

1997, trị giá hạt tiêu Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ mới chỉ đạt 2,1 triệu USD thì đến năm 2002 đã lên 16,947 triệu USD, năm 2005 đạt 29,582 triệu USD, và năm 2006 đạt 33,552 triệu USD Sự tăng vọt này là do các thương nhân Hoa Kỳ ngày càng tăng cường nhập hạt tiêu thẳng từ Việt Nam và giảm nhập qua các công ty trung gian nước ngoài

Tuy nhiên, hiện nay hầu như chưa có doanh nghiệp Việt Nam nào xuất khẩu trực tiếp và thâm nhập đến thị trường tiêu dùng cuối cùng của Hoa

Kỳ mà hình thức chủ yếu vẫn là xuất khẩu thô hoặc sơ chế sau đó các công ty Hoa Kỳ sẽ chế biến lại Trong vài năm gần đây, Hoa Kỳ đã tăng nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam thay thế Ấn Độ Kể từ năm 2001 tới năm 2005, lượng tiêu nhập khẩu của Hoa Kỳ từ Ấn Độ đã giảm mạnh trong khi nhập khẩu từ Việt Nam lại tăng nhanh chóng Năm 2000, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sang Hoa Kỳ chỉ đạt 1.763 tấn trong khi Ấn Độ xuất sang Hoa Kỳ 11.035 tấn thì tới năm 2005 lượng tiêu xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa

Kỳ đã tăng lên 21.186 tấn trong khi Ấn Độ giảm xuống 3.828 tấn (Xem bảng 2.2) Năm 2006, lượng xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam sang Hoa Kỳ tuy giảm nhưng giá trị xuất khẩu tăng do giá tiêu những tháng cuối năm tăng

Bảng 2.2 Xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam và Ấn Độ sang Hoa Kỳ giai đoạn 2000-2006 Đơn vị: tấn

“Nguồn:Trung tâm thương mại quốc tế - ITC ”

Hà Lan là thị trường xuất khẩu hạt tiêu lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Hoa Kỳ Trong giai đoạn 2001-2006 Hà Lan luôn giữ vị trí là một trong những nhà nhập khẩu tiêu hàng đầu của Việt Nam với mức tăng trưởng cao.

Từ năm 2001 lượng tiêu xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đã chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam, với 5.108 tấn, trị giá 8,164 triệu USD Tuy nhiên lượng hạt tiêu nhập khẩu của Hà Lan từ Việt Nam trong giai đoạn này dao động không nhiều (Xem bảng 2.3). Năm 2006 Hà Lan nhập khẩu 8.932 tấn tiêu từ Việt Nam với giá trị 14,898 triệu USD.

Hạt tiêu là một trong những gia vị được ưa thích nhất của người Đức phải nhập khẩu từ nước ngoài Năm 2006, Đức nhập khẩu 26.030 tấn hạt tiêu, trị giá 48,3 triệu euro, gồm 23.450 tấn tiêu hột và 2.580 tấn tiêu xay, chiếm gần 30% tổng giá trị các loại gia vị nhập khẩu khác (năm 2005 là 25%) Lượng nhập khẩu của Đức năm 2006 tăng 15% so với mức nhập khẩu 22.730 tấn năm 2005 Năm 2006, kim ngạch nhập khẩu các loại gia vị của Đức (không kể những loại gia vị đã pha trộn) trị giá 161 triệu euro Theo số liệu thống kê, hiện Việt Nam đứng đầu trong số các nước cung cấp hạt tiêu cho thị trường Đức Lượng hạt tiêu Đức nhập từ Việt Nam chiếm 35% thị phần, tiếp đến là từ Braxin 19% và Indonesia 17%.

Xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam sang thị trường Đức tăng rất mạnh trong giai đoạn 2001-2006 Năm 2001 Việt Nam mới chỉ xuất 1.617 tấn hạt tiêu sang Đức, trị giá 2,528 triệu USD thì năm 2006 đã tăng lên 10.957 tấn, trị giá 19.021 triệu USD Nếu năm 2001, Đức mới chỉ là thị trường xuất khẩu hạt tiêu đứng thứ 10 của Việt Nam, sau Singapore, Các tiểu Vương quốc Ả- rập Thống nhất, Hà Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Ai Cập, Pakistan và Indonesia thì năm 2006, Đức đã là thị trường lớn thứ hai của Việt Nam về xuất khẩu hạt tiêu Thời gian gần đây, số lượng và kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của Việt nam sang Đức tiếp tục tăng với tốc độ kỷ lục, hứa hẹn một thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng cho mặt hàng tiêu Việt Nam.

Mặc dù Việt Nam hiện là nước xuất khẩu tiêu hàng đầu thế giới nhưng tiêu của Việt Nam vẫn phải xuất khẩu qua các nước trung gian và sau đó được tái xuất với mức giá cao hơn và Ấn Độ là một trong những nước nhập khẩu tiêu sau đó tái xuất lớn nhất của Việt Nam Lượng hàng tái xuất trong tổng xuất khẩu của Ấn Độ ngày càng tăng Nếu như năm 2000 tổng lượng hạt tiêu nhập để tái xuất của Ấn Độ là 6.570 tấn trong tổng xuất

19.900 tấn thì tới năm 2004 con số tương ứng là 14.200 tấn trong tổng xuất 14.049 tấn.

Lượng tiêu mà Ấn Độ nhập từ Việt Nam đã tăng gần gấp đôi trong giai đoạn 2001-2006 Năm 2001 Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ 4.228 tấn, trị giá 6,451 triệu USD và năm 2006, con số này đã tăng lên 7.843 tấn, trị giá 11.066 triệu USD Các công ty Ấn Độ đã nhập khẩu tiêu của Việt Nam, sau đó tái xuất và thu được lợi nhuận khá cao Đây cũng là vấn đề mà các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm.

Trong các nước ASEAN, Singapore luôn là thị trường buôn bán số 1 của Việt Nam Từ nhiều năm nay, Singapore luôn duy trì chính sách thương mại mậu dịch tự do thông thoáng, 96% hàng hoá xuất nhập khẩu ra vào thị trường Singapore không phải chịu thuế Nhiều năm qua Singapore được coi là thị trường truyền thống trung gian cho hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới vì đây là nơi chuyển tải hàng hoá hết sức thuận lợi của khu vực ASEAN Singapore cũng đã từng là một trong những nước nhập khẩu hạt tiêu lớn của Việt Nam song trong những năm gần đây, lượng tiêu xuất khẩu sang thị trường này giảm khá mạnh Nếu như năm 2001 Singapore nhập từ Việt Nam 12.266 tấn tiêu, trị giá 19,832 triệu USD thì năm 2005 con số tương ứng chỉ còn 2.039 tấn (trong tổng nhập khẩu 12.782 tấn) và 3,455 triệu USD Năm 2006, nhập khẩu hạt tiêu của Singapore từ các nước trên thế giới đạt 15.702 tấn, gồm 8.457 tấn tiêu đen và 7.245 tấn tiêu trắng, tăng 23% so với năm 2005 Lượng nhập khẩu của Singapore từ Việt Nam năm

2006 tăng mạnh so với năm 2005, đạt 6.032 tấn, trị giá 9.637 USD. Singapore thuộc khối ASEAN, có vị trí địa lý gần Việt Nam, chi phí vận chuyển thấp, do đó các doanh nghiệp xuất khẩu cần khai thác tiềm năng và cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để có biện pháp khôi phục xuất khẩu mặt hàng hạt tiêu sang thị trường này

Bảng 2.4 Tỷ trọng xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam ra một số thị trường quan trọng trên thế giới Đơn vị tính: %

Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100 Châu Mỹ 16.5 15.4 14.2 14.1 22.9 22.0 18.3 18.3 Châu Âu 36.1 35.1 37.0 36.4 41.5 42.3 41.2 42.0 Châu Á 39.2 40.8 41.0 41.5 27.3 28.0 31.9 29.3

Tỷ trọng xuất sang một số nước (%)

Hà Lan 8.5 7.1 8.3 7.7 8.2 7.4 8.1 8.4 Đức 6.7 6.6 6.3 6.4 6.8 7.1 10.3 10.3 Ấn Độ 6.3 7.2 9.3 9.1 6.8 7.8 6.0 7.4

“Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam”

3.1.3 Thuận lợi và khó khăn :

3.1.3.1 Thuận lợi : Điều kiện tự nhiên: Thiên nhiên ưu đãi, đất đai và khí hậu phù hợp cho cây tiêu sinh trưởng và phát triển tốt.

Nguồn nhân lực dồi dào: Lực lượng lao động sản xuất nông nghiệp của

Việt Nam lớn, nông dân chăm chỉ cần cù, có nhiều kinh nghiệm trong việc canh tác loại cây trồng đòi hỏi kỹ thuật như cây tiêu đồng thời có khả năng tiếp cận công nghệ sản xuất và chế biến hạt tiêu.

MẶT HÀNG ĐIỀU

Xuất khẩu điều nhân của nước ta năm 2004 ước đạt trên 105.000 tấn, đạt trị giá 430 triệu USD, tăng 23% về lượng và 52% về trị giá so với năm

2003 và đứng thứ 3 thế giới sau Brazil và Ấn Độ Như vậy, kim ngạch xuất khẩu điều năm 2004 tăng mạnh phần lớn là do giá nhân điều thế giới tăng cao Giá xuất khẩu trung bình cả năm đạt 4.100 USD/tấn, cao hơn 700 USD/ tấn so với mức giá bình quân năm 2003

Năm 2005, do giá điều thế giới tăng, nên kim ngạch xuất khẩu tăng 10,3%, đạt 418 triệu USD, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu điều thứ

2 thế giới, sau Ấn Độ

Từ đầu năm 2006 đến nay, các doanh nghiệp trong nước đã xuất khẩu được trên 21.000 tấn hạt điều, đạt kim ngạch 85 triệu USD.

Mặc dù sản lượng hạt điều xuất khẩu tăng 14% nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu lại giảm 3% Bình quân giá điều xuất khẩu chỉ đạt 4.079 USD/tấn, giảm 15% so với cùng kỳ năm trước.

Những thị trường chính tiêu thụ điều nhân xuất khẩu của Việt Nam là

Mỹ (41%), Trung Quốc (22%) và châu Âu (21%).

Trước đây, điều Việt Nam chủ yếu tập trung xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc nhưng hiện nay, đầu ra cho hạt điều đã được mở rộng, ngoài các thị trường truyền thống nêu trên, điều Việt Nam đã có mặt tại hơn 20 nước và khu vực trên thế giới Thị trường Mỹ đã trở thành thị trường tiêu thụ điều Việt nam mạnh nhất chiếm 41% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Thị trường Hà Lan cũng dần chiếm tới 11% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, ngoài ra các thị trường như Nhật Bản, Trung Đông cũng đã nhập khẩu điều Việt Nam khá mạnh.

3.2.3 Thuận lợi và khó khăn :

Sự đóng góp tích cực của địa phương, các cơ quan khoa học trong việc vừa tiến hành nhập nội một số giống điều mới từ Thái-lan, Australia, vừa điều tra, sưu tập, chọn lọc cây điều đầu dòng phục vụ cho công tác nghiên cứu, tạo giống và chuyển giao kỹ thuật canh tác đến nông dân Các vườn điều cũ, vùng điều trồng mới được cải tạo và trồng bằng giống có năng suất cao, chất lượng tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao, tạo sức hấp dẫn, lôi cuốn các hộ nông dân tập trung vốn đầu tư trồng và thâm canh tăng năng suất điều

Thực hiện đề án phát triển điều đến năm 2005 và 2010, các tỉnh đã hoàn thành tốt việc rà soát quy hoạch phát triển điều, dành ngân sách hỗ trợ đầu tư nghiên cứu khoa học công nghệ, hỗ trợ đưa giống mới vào sản xuất và hỗ trợ mở rộng diện tích điều cao sản Các doanh nghiệp đã đầu tư hàng tỷ đồng cho phát triển vùng nguyên liệu, hỗ trợ giống cho nông dân Nhờ đó,đến nay trong số hơn 400 nghìn ha điều cho thu hoạch, có khoảng 130 nghìn ha điều cao sản, năng suất đạt 2-2,5 tấn, cá biệt có vùng đạt gần ba tấn/ha, tăng hơn năm lần so với giống điều cũ Đầu tư nâng cấp các cơ sở công nghiệp chế biến; hệ thống cơ sở chế biến có bước phát triển nhanh, đáp ứng yêu cầu thị trường Ðến nay, cả nước có khoảng 100 cơ sở chế biến, với tổng công suất hơn 400 nghìn tấn điều thô/năm, tăng 80,2% so với năm 1999 Trong hai năm gần đây, bình quân mỗi năm toàn ngành đã chế biến hơn 400 nghìn tấn điều thô Các cơ sở chế biến điều áp dụng công nghệ Việt Nam Máy móc thiết bị được sản xuất trong nước với giá rẻ, dễ thao tác, phù hợp trình độ người lao động, thời gian thu hồi vốn nhanh Một số đơn vị được cấp giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO, GMP, HACCP Nhờ đó, mặc dù ra đời và phát triển muộn so với các ngành hàng nông sản khác, nhưng sản xuất, kinh doanh điều đã nhanh chóng mở rộng được thị trường

Hiệp hội cây điều Việt Nam đã phát huy vai trò của mình trong việc phối hợp hỗ trợ và khuyến cáo các hội viên tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo Quyết định 80 của Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm lợi ích cho nông dân trồng nguyên liệu, doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu.

Hiện nay, cả nước vẫn còn 2/3 diện tích vườn điều là giống cũ, còn quảng canh, chưa được cải tạo; việc đầu tư để tăng nhanh năng suất trong giai đoạn tới đang là một thách thức lớn Tốc độ phát triển cơ sở chế biến nhanh, nhưng chưa cân đối, chưa thật sự gắn bó với vùng nguyên liệu Trình độ công nghệ chế biến chưa cao, lao động thủ công còn nhiều, năng suất thấp, giá thành chế biến cao, số nhà máy chế biến đạt tiêu chuẩn quản lý theo hệ thống ISO, GMP, HACCP còn ít

Một số doanh nghiệp chưa quan tâm việc xây dựng, củng cố thương hiệu, làm giảm uy tín mặt hàng điều Việt Nam trên thị trường quốc tế Sự quan tâm của các cơ quan quản lý Nhà nước đối với quá trình đầu tư phát triển còn hạn chế Một số cơ chế, chính sách quy định trong Quyết định 120 của Thủ tướng Chính phủ chưa được thực hiện có kết quả Hầu hết những người trồng điều trên các vùng đất trống, đồi trọc, vùng phòng hộ chưa được sự hỗ trợ

Mua, chế biến, xuất khẩu là khâu yếu nhất của ngành điều trong thời gian qua đã có sự chia rẻ, mất đoàn kết trong Hiệp hội ngành điều Việt Nam.

Việc xé rào của nhiều hội viên khi nâng giá mua điều thô lên quá cao, trung bình 17.000 đồng/kg thay vì 14.000 đồng/kg nên khi giá điều nhân thế giới giảm xuống dưới 5.000 USD/tấn, bị lỗ vài trăm USD/tấn, làm nhiều doanh nghiệp khốn đốn Trước đó, việc xù hợp đồng giao hàng cuối năm

2004 khi giá điều nhân thế giới tăng cao lên 5.400 USD/tấn, nhiều doanh nghiệp thành viên không thực hiện hợp đồng mà bán cho khách hàng khác, để lợi nhuận cao hơn.

Việc này làm ảnh hưởng lớn đến uy tín Hiệp hội và ngành điều Việt Nam, vì vậy Hiệp hội cần phải chấn chỉnh lại tổ chức và that đổi điều lệ, trong đó có sự ràng buộc và chế tài nếu phạm vi chế Ðó là những tồn tại và thách thức đòi hỏi các cấp, các ngành, các địa phương có giải pháp giúp người sản xuất điều khắc phục khó khăn, khai thác tốt hơn lợi thế, để cây điều phát triển theo hướng hiệu quả, bền vững, tham gia hội nhập kinh tế thế giới.

3.2.4 Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu :

Vườn cây ghép giống ngày càng cho năng suất cao, và căn cứ vào lợi thế vùng sản xuất nguyên liệu, nhu cầu tiêu dùng thế giới thì năm 2007 thì ngành điều hoàn toàn có khả năng đạt 700 triệu USD, năm 2001 là 1 tỷ USD xuất khẩu. Để tiếp tục nâng cáo sức cạnh tranh và có chổ đứng vững vàng trên thị trường thế giới, nhiều chuyên gia cho rằng ngành điều cần sớm đưa ra chiến lược quy hoạch các cơ sở sản xuất gắn chặt với vùng nguyên liệu Có thể đầu tư thâm canh ở những vùng đang trồng điều tập trung như Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ Tăng cường chuyển giao giống cây trồng mới nhằm tăng năng suất và chất lượng Hỗ trợ cho các doanh nghiệp và hộ nông dân vay vốn cải tạo trồng mới điều Nhưng không thể không chú ý đến việc đầu tư công nghệ, nâng cấp nhà xưởng, đa dạng hóa sản phẩm bằng cách tận dụng nhiều nguồn nguyên liệu từ cây điều Tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm bằng cách đưa sản phẩm ngày càng gần với những nhu cầu của thị trường, chấm dứt việc xuất khẩu hạt điều nguyên liệu.

Tuy nhiên từ bài học cây cà phê phát triển tràn lan, nên dù thị trường còn lớn, hàng năm phải nhập khẩu thêm vài chục ngàn tấn điều thô, nhưng nước ta không điều chỉnh tăng diện tích cây điều, chỉ ở mức 450.000 đến500.000 ha vào năm 2010 như kế hoạch.

Ngoài ra ngành điều cần đầu tư, kể cả nhập thiết bị chế biến sản phẩm sau dầu điều như: bột ma sát, sơn vecni cao cấp cho cách điện, cách nhiệt… phục vụ công nghiệp điện, ôtô, dầu khí, đóng tàu, đa dạng hóa sản phẩm hạt điều, nâng cao giá trị sử dụng gỗ, trái điều.

Ngày đăng: 19/07/2023, 05:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w