1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần kỹ nghệ hạ tầng telin

72 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Kỹ Nghệ & Hạ Tầng Telin
Tác giả Phạm Thị Nguyện Hà
Người hướng dẫn PGS.TS. Phan Tố Uyên
Trường học Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Thương mại và Kinh tế Quốc tế
Thể loại Chuyên đề thực tập
Năm xuất bản 2011
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 418,25 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ & HẠ TẦNG TELIN (6)
    • 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty cổ phần Kỹ nghệ & Hạ tầng Telin (6)
      • 1.1.1. Tên, trụ sở, tư cách pháp nhân và hình thức hoạt động (6)
      • 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần Kỹ nghệ & Hạ tầng (7)
    • 1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy kinh doanh của Công ty cổ phần Kỹ nghệ & Hạ tầng Telin (7)
      • 1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty cổ phần Kỹ nghệ & Hạ tầng Telin… (7)
      • 1.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy kinh doanh của Công ty cổ phần Kỹ nghệ & Hạ tầng Telin (9)
    • 1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Kỹ nghệ & Hạ tầng Telin (12)
      • 1.3.1. Giới thiệu tình hình kinh doanh của Công ty cổ phần Kỹ nghệ & Hạ tầng Telin (12)
      • 1.3.2. Đánh giá kết quả hoạt động của Công ty cổ phần Kỹ nghệ & Hạ tầng Telin (19)
        • 1.3.2.1. Những kết quả đạt được về kinh doanh của Công ty cổ phần Kỹ nghệ & Hạ tầng Telin (19)
        • 1.3.2.2. Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân (20)
  • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ & HẠ TẦNG TELIN (21)
    • 2.1. Sự cần thiết khách quan phải nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Kỹ nghệ & Hạ tầng Telin (21)
    • 2.2. Phân tích hiệu quả kinh doanh bất động sản (22)
    • 2.3. Phân tích hiệu quả kinh doanh thương mại (29)
    • 2.4. Phân tích hiệu quả kinh doanh các dịch vụ kỹ thuật (37)
    • 2.5. Phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần Kỹ nghệ & Hạ tầng Telin (45)
    • 2.6. Đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần Kỹ nghệ & Hạ tầng Telin (52)
      • 2.6.1. Những kết quả đạt được (52)
      • 2.6.2. Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân (54)
  • CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ (56)
    • 3.1. Phương hướng phát triển của Công ty cổ phần Kỹ nghệ & Hạ tầng Telin những năm sắp tới (56)
    • 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Kỹ nghệ & Hạ tầng Telin (58)
      • 3.2.1. Các biện pháp nhằm tăng doanh thu (58)
      • 3.2.2. Các biện pháp nhằm giảm chi phí kinh doanh (63)
    • 3.3. Một số kiến nghị với cơ quan nhà nước và Công ty (65)
      • 3.3.1. Kiến nghị với cơ quan nhà nước (65)
      • 3.3.2. Kiến nghị với Công ty (66)
  • KẾT LUẬN (67)

Nội dung

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ & HẠ TẦNG TELIN

Lịch sử hình thành và phát triển Công ty cổ phần Kỹ nghệ & Hạ tầng Telin

1.1.1 Tên, trụ sở, tư cách pháp nhân và hình thức hoạt động

Tên công ty: Công ty cổ phần Kỹ nghệ và Hạ tầng Telin

Tên giao dịch: Telin technology and infrastructure joint stock company Tên viết tắt: Telin.,JSC Địa chỉ trụ sở chính:

VP TP Hồ Chí Minh:

Tầng 12 tòa nhà số 45 đường Nguyễn Sơn Quận Long Biên - TP Hà Nội

Số 400/3 đường Ung Văn Khiêm, phường 25 Quận Bình Thạnh - TP HCM

Webside: www.telin.vn Điện thoại: 04- 38216192/ 38216302

Tư cách pháp nhân: Là công ty cổ phần

Hình thức hoạt động: Công ty hoạt động dưới hình thức là Công ty cổ phần chính thức từ ngày 22/8/2007 và đổi tên thành Công ty cổ phần Kỹ nghệ &

SV: Phạm Thị Nguyện Hà – Lớp QTKD TM 49B

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần Kỹ nghệ & Hạ tầng Telin

Ban đầu tiền thân của Công ty cổ phần Kỹ nghệ & Hạ tầng Telin là Công ty TNHH Kỹ nghệ và Hạ tầng có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số

Năm 2007 ban giám đốc Công ty nhận thấy sự cần thiết phải thay đổi hình thức hoạt động kinh doanh Bởi vậy, ngày 22/8/2007 ban lãnh đạo Công ty quyết định chuyển đổi từ Công ty TNHH Kỹ nghệ và Hạ tầng Telin thành Công ty cổ phần Kỹ nghệ và Hạ tầng Telin Và từ đây thì Công ty cổ phần Kỹ nghệ và Hạ tầng Telin ra đời và hoạt động cho đến ngày nay.

Trong quá trình hoạt động hơn 15 năm, Công ty đã trải qua nhiều khó khăn, sóng gió nhưng Công ty vẫn tồn tại và phát triển bền vững Công ty Cổ phần Kỹ nghệ và Hạ tầng Telin ngày càng mở rộng các ngành nghề kinh doanh và ngày càng có được chỗ đứng trên thị trường.

Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy kinh doanh của Công ty cổ phần Kỹ nghệ & Hạ tầng Telin

Công ty cổ phần Kỹ nghệ & Hạ tầng Telin

1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty cổ phần Kỹ nghệ & Hạ tầng

Chức năng của Công ty:

Công ty có trách nhiệm nhận, sử dụng có hiệu quả, bảo quản và phát triển vốn do nhà nước giao; nhận và sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất đai và các nguồn lực khác do nhà nước giao để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và những nhiệm vụ khác.

Tổ chức quản lý, triển khai công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật, thực hiện đầu tư chiều sâu, đổi mới khoa học công nghệ tiên tiến và trang thiết bị hiện đại, đổi mới công tác quản lý điều hành sản xuất kinh doanh

Nhiệm vụ của Công ty: Đầu tư:

Lập, quản lý thực hiện đầu tư các dự án xây dựng và phát triển nhà, khu dân cư.

Liên doanh, liên kết đầu tư vào phát triển nhà và đô thị.

Tư vấn đầu tư, tư vấn xây dựng

Cung cấp thông tin về văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách về đầu tư và xây dựng về nhà đất.

Tư vấn và cung cấp dịch vụ cho các chủ đầu tư về công tác giải phóng mặt bằng.

Tư vấn sử dụng và chuyển giao các dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị ngành xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp, khai thác, ngành dược.

Tư vấn lắp đặt điện tử, cơ, lạnh, máy công nghiệp và thang máy.

Tư vấn đầu tư và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật.

Xây dựng các công trình dân dụng, thể thao vui chơi giải trí.

Xây dựng các công trình công nghiệp.

Xây dựng các công trình điện công nghiệp, giao thông, thủy lợi.

Xây dựng, lắp đặt đường dây và trạm biến áp đến 35 KV.

Mua bán nhà cửa, dịch vụ chuyển đổi quyền sở hữu.

Kinh doanh thiết bị y tế, thiết bị môi trường, hóa chất.

Sản xuất kinh doanh cấu kiện vật liệu xây dựng các loại.

Kinh doanh nhà, khách sạn, dịch vụ du lịch và vui chơi giải trí.

Sản xuất và buôn bán đồ gỗ nội ngoại thất.

SV: Phạm Thị Nguyện Hà – Lớp QTKD TM 49B

Liên doanh liên kết với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để phát triển sản xuất kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.

1.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy kinh doanh của Công ty cổ phần Kỹ nghệ &

Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình Công ty cổ phần Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty cổ phần Kỹ nghệ & Hạ tầngTelin như sau:

CHỦ TỊCH KIÊM TỔNG GIÁM ĐỐC

TRUNG TÂM KINH DOANH PHÒNG PHÁT TRIỂN

TRUNG TÂM DỊCH VỤ KỸ THUẬT

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH BẤT ĐỘNG SẢN

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH THƯƠNG MẠI

PHÒNG KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN

PHÒNG KẾ TOÁN TÀI CHÍNH PHÒNG HÀNH CHÍNH TỔNG HỢP

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty cổ phần Kỹ nghệ & Hạ tầng Telin

(Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp Công ty cổ phần Kỹ nghệ & Hạ tầng Telin)

SV: Phạm Thị Nguyện Hà – Lớp QTKD TM 49B

- Vai trò của các phòng ban chức năng:

Chủ tịch kiêm tổng giám đốc: Có vai trò điều hành mọi hoạt động của Công ty, thực hiện cũng như phê duyệt các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn của Công ty Chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động cũng như kế hoạch thực hiện các dự án, kế hoạch của Công ty.

Phó tổng giám đốc phụ trách thương mại: Hỗ trợ và chịu sự chỉ đạo từ phía tổng giám đốc Phó tổng giám đốc chịu trách nhiệm quản lý và điều hành trực tiếp về mặt tiếp thị, nguồn hàng…

Phó tổng giám đốc phụ trách bất động sản: Chịu trách nhiệm về mảng bất động sản của công ty, từ việc đưa trình các dự án đến đấu thầu các dự án. Quản lý các dự án đang thi công cũng như các dự án trong tương lai.

Trung tâm kinh doanh: xây dựng các kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; giải quyết các hợp đồng kinh doanh; tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường; tìm kiếm các nguồn hàng đảm bảo chất lượng và giá cả hợp lý…

Trung tâm dịch vụ kỹ thuật: là nơi thực hiện các dịch vụ bảo hành, bảo trì các máy móc, thiết bị cũng như dây chuyền sản xuất của công ty Trung tâm còn có nhiệm vụ tư vấn, hướng dẫn sử dụng, chuyển giao công nghệ cho khách hàng về các sản phẩm, máy móc thiết bị mà công ty kinh doanh.

Phòng phát triển dự án: tìm kiếm các dự án, lên kế hoạch và lập hồ sơ dự thầu Phòng có nhiệm vụ theo sát các dự án mà công ty đang tham gia, phát triển các dự án mới, hoàn thiện các dự án cũ…

Phòng kinh doanh bất động sản: tìm hiểu và thu thập thông tin liên quan cho việc mua bán bất động sản cũng như môi giới bất động sản, hướng dẫn thủ tục hành chính cũng như các bước trong kinh doanh bất động sản Trực tiếp tìm kiếm các khách hàng có nhu cầu tư vấn, mua bán nhà cửa, chung cư,đất phân lô…

Phòng đối ngoại: tiếp khách, duy trì các mối quan hệ với các đối tác cũ và tìm kiếm thêm các đối tác mới; đề xuất các phương án cũng như kế hoạch đầu tư ra nước ngoài…

Phòng kế toán tài chính: tham mưu với tổng giám đốc cũng như các phó tổng giám đốc trong quản lý và điều hành quá trình sử dụng vốn của công ty; theo dõi và báo cáo với cấp trên về tình hình sử dụng vốn của công ty; cung cấp chính xác kịp thời các thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty; ghi chép đầy đủ, kịp thời các phát sinh về thu chi của dòng tiền; hướng dẫn, đôn đốc, giám sát các hoạt động tài chính của công ty theo đúng chế độ và quy định; tổng hợp các báo cáo theo qui định…

Phòng tổ chức hành chính: lập kế hoạch nhân sự hàng năm; lập kế hoạch đào tạo, nâng bậc, tuyển dụng; lập các báo cáo liên quan đến tổ chức nhân sự;lập và lưu trữ hồ sơ cán bộ công nhân viên của công ty; thực hiện việc giao tiếp về hành chính với bên ngoài; quản lý theo dõi tài sản văn phòng của công ty…

Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Kỹ nghệ & Hạ tầng Telin

1.3.1 Giới thiệu tình hình kinh doanh của Công ty cổ phần Kỹ nghệ &

Lĩnh vực kinh doanh của Công ty cổ phần Kỹ nghệ & Hạ tầng Telin gồm 3 mảng chính là: Bất động sản, Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Cụ thể các lĩnh vực kinh doanh như sau:

Công ty đầu tư và phát triển các dự án bất động sản; Kinh doanh bất động sản: văn phòng cho thuê, mua bán bất động sản…; các dịch vụ liên quan đến bất động sản: môi giới, định giá…

Các thành quả đã đạt được: dự án 45 Nguyễn Sơn: chung cư và nhà chia lô; dự án Thụy Phương: nhà chia lô; dự án khu công nghiệp Minh Quang

SV: Phạm Thị Nguyện Hà – Lớp QTKD TM 49B

8.5 hecta; dự án cải tạo chung cư Nguyễn Văn Cừ; dự án tòa nhà Jasmine Hà Nội; dự án đổi đất lấy hạ tầng đường BT liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên…

Kinh doanh thiết bị hạ tầng: cung cấp các thiết bị nâng hạ, máy móc xây dựng và các thiết bị khác cho các ngành xây dựng, giao thông cầu đường, khai thác mỏ, các nhà máy sản xuất, kho cảng…; thiết bị cơ khí: cung cấp máy móc, dây chuyền sản xuất cho các nhà máy cơ khí, đóng tàu và chế tạo kết cấu thép với nhiều chủng loại khác nhau; thiết bị dược và các dự án: tư vấn và chuyển giao công nghệ, cung cấp và lắp đặt thiết bị dây chuyền công nghệ.

Thành quả đã đạt được: Công ty là đại lý độc quyền của hãng Kato – Nhật Bản tại thị trường Việt Nam; tham gia vào các dự án như: dự án cầu cảng, dự án thiết bị nâng nhà máy đóng tàu, dự án thủy điện, dự án nhà máy xi măng.

Công ty có một đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên lành nghề được đào tạo chính quy bởi nhà sản xuất và được trang bị các thiết bị chuyên dụng Trung tâm luôn đáp ứng tốt các nhiệm vụ lắp đặt, bảo hành, bảo trì các thiết bị do công ty cung cấp và các dịch vụ sau bán hàng.

Thành quả đạt được chính là thương hiệu Telin được biết đến như một nhà cung cấp các thiết bị và phụ tùng chính hiệu. Đó là những kết quả đạt được mang tính chất định tính, những kết quả nhìn thấy ngay trong quá trình hoạt động của công ty Sau đây là bảng số liệu về những kết quả đạt được mang tính chất định lượng của công ty, bảng số liệu phản ánh tình hình tài chính của công ty những năm gần đây từ năm 2006 đến năm 2010:

Bảng 1.1: Bảng báo cáo về năng lực tài chính của Công ty cổ phần Kỹ nghệ & Hạ tầng Telin 2006-2010 Đơn vị tính: VNĐ

STT Nội dung Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

2 Tổng số nợ phải trả 21.675.435.234 41.954.756.440 47.497.256.735 33.618.571.195 46.745.123.346

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính Công ty cổ phần Kỹ nghệ & Hạ tầng Telin)

SV: Phạm Thị Nguyện Hà – Lớp QTKD TM 49B

Theo dõi bảng số liệu trên ta thấy chỉ tiêu phân tích qua các năm tăng giảm tương ứng với nhau: ta có thể dễ dàng nhận thấy các chỉ tiêu phân tích trên đều có xu hướng tăng ngoại trừ có sự biến đổi vào năm 2009 của hai chỉ tiêu tổng tài sản và tổng nợ phải trả còn chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế thì có sự sụt giảm trong năm 2008 Lý giải cho vấn đề này chính là hiện tượng khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào cuối năm 2008 song sự khủng hoảng này đã ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận sau thuế của công ty còn về chỉ tiêu doanh thu của công ty ta không nhận thấy sự thay đổi hay sụt giảm nhanh chóng nào. Còn hai chỉ tiêu tổng tài sản và tổng nợ phải trả bị ảnh hưởng vào năm 2009 cũng chỉ có một nguyên nhân là do khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho tất cả các ngành nghề các lĩnh vực kinh doanh đều gặp khó khăn Trong năm năm thì doanh thu của công ty vẫn tăng đều qua các năm song lợi nhuận lại bị giảm sút vào năm 2008, doanh thu vẫn tăng trong khi lợi nhuận bị giảm chứng tỏ trong năm 2008 công ty đã phải bỏ ra chi phí nhiều hơn so với tỷ lệ của các năm khác Đứng trước khủng hoảng thì các công ty phải bỏ ra nhiều công sức, chi phí hơn cho các đồng doanh thu đem lại có thể nói công ty không đạt được hiệu quả như các năm khác Nhưng trong lúc nền kinh tế đang gặp khó khăn mà công ty vẫn có thể tăng được lượng doanh thu như vậy đòi hỏi công ty đã có những chính sách khắc phục khủng hoảng tương đối hiệu quả Ta xem xét sự tăng giảm cụ thể của các chỉ tiêu qua bảng số liệu sau:

Bảng 1.2: Bảng đánh giá chênh lệch tương đối và tuyệt đối giữa các năm 2006-2010 Đơn vị tính: VNĐ

STT Nội dung Chệnh lệch Chênh lệch Chênh lệch Chệnh lệch

2 Tổng số nợ phải trả 20.279.321.206 193,56% 5.542.500.29

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính Công ty cổ phần Kỹ nghệ & Hạ tầng Telin)

SV: Phạm Thị Nguyện Hà – Lớp QTKD TM 49B

Theo dõi bảng số liệu trên ta có thể thấy Công ty cổ phần Kỹ nghệ &

Hạ tầng Telin có sự tăng trưởng rất tốt qua các năm, cụ thể:

Các chỉ tiêu phân tích trong năm 2007 đều tăng so với năm 2006: tổng tài sản tăng 136,11%; tổng nợ phải trả tăng 193,56%; vốn lưu động tăng 155,97%; doanh thu tăng 158,56% và lợi nhuận sau thuế tăng 186,66% Chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận sau thuế tăng lên phản ánh công ty đang kinh doanh có hiệu quả Hơn thế nữa ta có thể dễ dàng nhận thấy trong năm 2007 tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế tăng cao hơn tốc độ tăng doanh thu có nghĩa là một đồng doanh thu của công ty đem lại nhiều lợi nhuận hơn trong năm 2006 hay nói cách khác trong năm 2007 công ty đã kiểm soát tốt hơn lượng chi phí cho việc kinh doanh Kết quả đạt được này của công ty là do công ty đã thực hiện các chính sách mới trong bán hàng và các chính sách giảm thiểu chi phí tối đa, công ty đã tính toán hiệu quả trữ lượng hàng tồn kho cần thiết, không gây trở ngại trong kinh doanh và cũng không gây dư thừa không cần thiết.

Năm 2008 tốc độ tăng của các chỉ tiêu phân tích đã giảm đáng kể do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào cuối năm 2008 Các chỉ tiêu vẫn tăng do những kết quả đạt được của sáu tháng đầu năm đã bù đắp được những tổn thất của sáu tháng cuối năm 2008 Tốc độ gia tăng cụ thể của các chỉ tiêu như sau: tổng tài sản tăng không đáng kể 106,04%; tổng nợ phải trả tăng 113,21%; vốn lưu động gần như không thay đổi 100,70%; doanh thu gần như không tăng so với năm trước 103,42% còn lợi nhuận sau thuế giảm59,93% Những con số trên đã phản ánh được tình hình kinh tế khó khăn của công ty trong năm 2008, tài sản tăng không đáng kể cho thấy về quy mô của công ty hầu như không thay đổi; tổng nợ phải trả cũng không tăng lên trong năm cho thấy trong sự khó khăn chung của nhiều quốc gia khiến cho lượng tín dụng thương mại hầu như không có, các công ty đều phải quan tâm đến việc quản lý nguồn vốn chặt chẽ hơn Trong năm này doanh thu của công ty

1 6 hầu như không thay đổi song lợi nhuận sau thuế thu được lại giảm đáng kể, điều này cho thấy một đồng doanh thu không đem lại lợi nhuận cho công ty mà thậm chí không đủ bù đắp chi phí Trong năm 2008 công ty tăng trưởng âm.

Sang năm 2009 thì có nhiều thay đổi và khả quan hơn: doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng vượt bậc, doanh thu tăng 224,93% và lợi nhuận sau thuế tăng 269,53% Đây là tín hiệu đáng mừng cho sự khôi phục kinh tế của công ty, công ty đã không ngừng nỗ lực phấn đấu để đi qua cuộc khủng hoảng, các chính sách của ban lãnh đạo đã đưa ra đúng đắn và kịp thời giúp công ty vượt qua thời kỳ khó khăn này Doanh thu tăng lên trong khi đó lượng tài sản giảm chứng tỏ công ty đã giải quyết được lượng hàng tồn kho cuối năm 2008 và tổng nợ phải trả giảm đã chứng minh thực lực tài chính của công ty trong năm.

Năm 2010 tình hình kinh doanh của công ty đang dần dần đi vào quỹ đạo ổn định hơn, các chỉ tiêu phân tích tiếp tục tăng lên so với năm 2009: tổng tài sản tăng 115,21%; tổng nợ phải trả tăng 139,05%; vốn lưu động tăng 106,58%; doanh thu tăng 130,03%; lợi nhuận sau thuế tăng 152,95% Tốc độ tăng của lợi nhuận tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu cho thấy hiệu quả kinh doanh của công ty đã tăng lên trong năm 2010 Những kết quả đạt được đó là do sự nỗ lực không ngừng của toàn thể nhân viên công ty cố gắng vượt qua khó khăn Lượng chi phí công ty phải bỏ ra trong năm giảm làm cho lợi nhuận tăng cao, chi phí giảm cho thấy các biện pháp giảm chi phí mà công ty đang áp dụng tương đối hiệu quả Những kết quả đạt được cho thấy công ty ngày càng tăng trưởng và phát triển tốt.

SV: Phạm Thị Nguyện Hà – Lớp QTKD TM 49B

1.3.2 Đánh giá kết quả hoạt động của Công ty cổ phần Kỹ nghệ & Hạ tầng Telin

1.3.2.1 Những kết quả đạt được về kinh doanh của Công ty cổ phần Kỹ nghệ & Hạ tầng Telin

Nhìn chung Công ty cổ phần Kỹ nghệ & Hạ tầng Telin hoạt động kinh doanh tốt, có chiều hướng đi lên trong các năm từ 2006 đến 2010.

Bất động sản: Công ty đã tham gia vào các dự án như: dự án 45 Nguyễn Sơn: chung cư và nhà phân lô; dự án khu công nghiệp Minh Quang 8.5 hecta; dự án cải tạo chung cư Nguyễn Văn Cừ; dự án tòa nhà Jasmine Hà Nội; dự án đổi đất lấy hạ tầng đường bê tong liên tỉnh

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ & HẠ TẦNG TELIN

Sự cần thiết khách quan phải nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Kỹ nghệ & Hạ tầng Telin

ty cổ phần Kỹ nghệ & Hạ tầng Telin

Thứ nhất, nâng cao hiệu quả kinh doanh là một điều kiện không thể thiếu để một doanh nghiệp tồn tại trên thị trường Cũng như bao doanh nghiệp khác trong cả nước Công ty cổ phần Kỹ nghệ & Hạ tầng Telin cũng đặt mục tiêu tăng hiệu quả hay cải thiện hiệu quả kinh doanh lên hàng đầu Chắc hẳn ai cũng biết một doanh nghiệp muốn tồn tại và tìm được cho mình một vị trí trên thị trường thì điều đầu tiên là doanh nghiệp đó cần phải kinh doanh có hiệu quả Ban đầu thì hiệu quả ở đây chưa cần phải hiểu là mang lại cho doanh nghiệp một nguồn lợi nhuận khổng lồ mà ta hiểu hiệu quả kinh doanh đem lại là giúp cho doanh nghiệp chủ động trang trải các chi phí để đảm bảo cho điều kiện tồn tại trước sau đó mới nhằm thỏa mãn các mục tiêu khác nữa. Chính vì vậy, sự cần thiết đầu tiên trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần Kỹ nghệ & Hạ tầng Telin là giúp cho doanh nghiệp tồn tại trên thị trường.

Thứ hai, nâng cao hiệu quả kinh doanh giúp cho doanh nghiệp phát triển mở rộng được thị phần của mình trên thị trường Mục tiêu của mọi doanh nghiệp đều là cố gắng khếch trương lực lượng và thu gom thật nhiều thị phần trên thị trường Nâng cao hiệu quả kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp có được nguồn vốn và nguồn lực tốt để hoàn thành được mục tiêu đó.

Thứ ba, nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng giúp cho doanh nghiệp nâng cao uy tín đối với khách hàng, từ đó doanh nghiệp sẽ thu hút được nhiều

2 0 đối tác lớn hơn Chính nhờ điều này doanh nghiệp sẽ ngày càng phát triển bền vững lâu dài Vì vậy, Công ty cổ phần Kỹ nghệ & Hạ tầng Telin đang ngày một nỗ lực nâng cao hiệu quả kinh doanh để hướng tới một mục tiêu trong tương lai đó là: nâng tầm thương hiệu.

Thứ tư, nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng giúp cho doanh nghiệp tạo được niềm tin và động lực cho nhân viên trong công ty Quan tâm tới điều này có nghĩa là Công ty cổ phần Kỹ nghệ & Hạ tầng Telin đang hướng tới quan tâm đến tiềm năng về nhân lực của công ty Một công ty hoạt động hiệu quả sẽ thu hút được nhiều nhân tài và kèm theo đó họ cũng có điều kiện đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Phân tích hiệu quả kinh doanh bất động sản

Hệ số sinh lời của

Doanh thu Bất động sản = Lợi nhuận sau thuế Bất động sản

Doanh thu Bất động sản

Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu mang lại cho công ty bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ số này càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của công ty càng cao.

Lợi nhuận sau thuế Bất động sản trên chi phí = Lợi nhuận sau thuế Bất động sản

Tổng chi phí kinh doanh

Lợi nhuận trên chi phí cho biết một đồng chi phí đem lại cho công ty bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ số này càng cao chứng tỏ lợi nhuận công ty thu về hấp dẫn hơn lượng chi phí bỏ ra.

Lợi nhuận sau thuế Bất động sản trên vốn kinh doanh = Lợi nhuận sau thuế Bất động sản

Lợi nhuận sau thuế Bất động sản trên vốn kinh doanh cho biết một đồng vốn bỏ ra thì công ty thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong lĩnh vực kinh doanh này Chỉ số này càng cao chứng tỏ lĩnh vực kinh doanh này hiệu

SV: Phạm Thị Nguyện Hà – Lớp QTKD TM 49B quả, nếu chỉ tiêu này cao hơn hai lĩnh vực còn lại có nghĩa là với một đồng vốn bỏ ra thì thu được lợi nhuận từ Bất động sản là cao hơn.

Lợi nhuận sau thuế Bất động sản trên Tổng tài sản = Lợi nhuận sau thuế Bất động sản

Lợi nhuận sau thuế Bất động sản trên Tổng tài sản cho biết một đồng tài sản bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ việc kinh doanh Bất động sản Cũng như chỉ tiêu trên chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả kinh doanh của công ty trong lĩnh vực này càng cao.

Bảng 2.1: Bảng phân tích hiệu quả kinh doanh trong lĩnh vực Bất động sản Đơn vị tính: VNĐ

Nội dung Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Doanh thu Bất động sản 13.018.699.84

Lợi nhuận sau thuế Bất động 5 sản 140.132.284 244.516.305 81.776.452 248.013.289 210.737.864

Hệ số sinh lời của doanh thu 0,0108 0,0118 0,0067 0,0083 0,0075

Lợi nhuận trên chi phí 0,0441 0,0323 0,0164 0,0292 0,0187

Lợi nhuận trên vốn kinh doanh 0,0027 0,0048 0,0016 0,0048 0,0041

Lợi nhuận trên tổng tài sản 0,0020 0,0026 0,0008 0,0029 0,0021

(Nguồn: tự tổng hợp số liệu và tính toán từ số liệu của phòng Kế toán tài chính)

SV: Phạm Thị Nguyện Hà – Lớp QTKD TM 49B

Thông qua bảng số liệu phân tích trên ta nhận thấy:

Hệ số sinh lời của doanh thu trong 2 năm 2006 và 2007 có xu hướng tốt hơn 3 năm sau đó, điều này có nghĩa với cùng một đồng doanh thu thì trong năm 2006 và 2007 thu được nhiều lợi nhuận sau thuế hơn so với các năm

2008, 2009 và 2010 Như vậy lĩnh vực kinh doanh Bất động sản có vẻ như không còn màu mỡ như trước do có quá nhiều các công ty đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực này Lợi nhuận trên chi phí trong năm 2007 là có sự giảm sút so với năm 2006 cho thấy một đồng chi phí bỏ ra thì lợi nhuận thu về là giảm sút, có thể nói tỷ lệ chi phí cho lĩnh vực này có xu hướng cao hơn năm trước đó Lợi nhuận trên vốn kinh doanh của 2 năm 2006 và 2007 có xung hướng tăng và trong năm 2007 thì tăng đáng kể so với năm 2006 ước chừng tăng khoảng 77,78% Đây là một dấu hiệu tốt trong kinh doanh Bất động sản năm

2007 Lợi nhuận trên tổng tài sản từ năm 2006 sang năm 2007 có tăng nhưng không đáng kể chỉ khoảng 30%, số liệu này cho thấy hiệu suất sinh lời của tài sản trong lĩnh vực này là không cao Trong 2 năm này thì lĩnh vực này đang dần dần trở đáng chú ý, ngày càng thu được hiệu quả kinh doanh cho công ty. Cũng trong 2 năm này thì công ty đã trúng thầu một số dự án nhưng chỉ đóng vai trò góp vốn cổ đông nên doanh thu mạng lại chưa cao tuyệt đối.

Năm 2008 hệ số sinh lợi của doanh thu là giảm 0,0051 so với năm 2007 tương đương giảm khoảng 43,22% Trong năm 2008 thì cả 3 chỉ tiêu Lợi nhuận trên chi phí, lợi nhuận trên vốn kinh doanh và Lợi nhuận trên tổng tài sản đều giảm mạnh Nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh trong mọi lĩnh vực đều vấp phải khủng hoảng chính vì vậy hệ số sinh lời của doanh thu trong năm này giảm đột ngột tới 43,22%; Lợi nhuận trên chi phí giảm 49,15%; lợi nhuận trên vốn kinh doanh giảm 66,92%; lợi nhuận trên tổng tài sản giảm 68,46%.

Năm 2009 hệ số sinh lợi của doanh thu tăng 0,0016 so với năm 2008 tương đương tăng khoảng 23,88% Lợi nhuận trên chi phí tăng 77,72%; lợi

2 4 nhuận trên vốn kinh doanh tăng 202,40%; lợi nhuận trên tổng tài sản tăng 246,72% Trong năm 2009 nền kinh tế đang dần dần thích nghi được với khủng hoảng do đó các doanh nghiệp cũng có những đối sách, chính sách hợp lý cho công ty mình trong thời điểm này Chính vì vậy mặc dù nền kinh tế cũng chưa hồi phục nhưng hệ số sinh lời của doanh thu của công ty đang dần dần được cải thiện và cụ thể là năm 2009 đã tăng khoảng 23,88% Các chỉ tiêu khác cũng tăng đáng kể đánh dấu một mốc mới cho thời kỳ khôi phục của kinh tế sau khủng hoảng Lượng tăng lên chưa bằng lượng giảm đi trong năm

2008 nhưng nó đã là những con số khả quan, tạo niềm tin cho cán bộ nhân viên công ty nỗ lực vượt qua khủng hoảng.

Năm 2010 hệ số sinh lợi của doanh thu giảm 0,0008 với năm 2009 tương đương giảm khoảng 10,67% Hầu như các chỉ tiêu đều có xu hướng giảm cho thấy lĩnh vực kinh doanh bất động sản không còn thu được nhiều lợi nhuận như những năm trước đó Lợi nhuận trên chi phí giảm khoảng 35,92%; lợi nhuận trên vốn kinh doanh giảm khoảng 15,23%; lợi nhuận trên tổng tài sản giảm khoảng 26,25% Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này có thể là do những biến động quá lớn của giá vàng trong năm 2010, những biến động này khiến cho nhiều nhà đầu tư lo lắng và họ chuyển sự quan tâm từ Bất động sản sang vàng

SV: Phạm Thị Nguyện Hà – Lớp QTKD TM 49B

Biểu đồ 2.1: Doanh thu Bất động sản năm 2006 – 2010

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Biểu đồ 2.2: Lợi nhuận sau thuế Bất động sản năm 2006 – 2010

SV: Phạm Thị Nguyện Hà – Lớp QTKD TM 49B

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Doanh thu của lĩnh vực Bất động sản tăng cao trong 2 năm 2006 và

2007 còn năm 2008 thì giảm đột ngột do bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sang năm 2009 là nền kinh tế vẫn nằm trong ảnh hưởng nghiêm trọng của sự khủng hoảng song nó lại là thời cơ cho ngành Bất động sản do tâm lý chung của người dân là sợ sự ảnh hưởng của vàng và đô la nên thị trường bất động sản lại trở nên sôi động trong năm này, nhưng trong năm

2010 thị trường đã dần trở nên đóng băng làm doanh thu của ngành giảm nhưng chưa nhiều do nó chỉ bị ảnh hưởng cuối năm 1010 khi giá vàng đột ngột tăng cao liên tục Như trên biểu đồ doanh thu và lợi nhuận ta thấy, mặc dù có doanh thu và có lãi nhưng lĩnh vực này đang trở nên khó khăn do khó có thể kiểm soát được thị trường Lợi nhuận sau thuế cũng tăng giảm tương ứng với tốc độ tăng của doanh thu Nhìn trên biểu đồ cột ta thấy lợi nhuận của lĩnh vực bất động sản tăng rất cao vào năm 2007 và 2009 Đây là hai năm có thể nói là hai năm thị trường bất động sản sôi sục Năm 2006 và năm 2007 là hai năm mà các nhà đầu tư dần dần quan tâm hơn đến lĩnh vực này vì thế mà ta có thể thấy doanh thu và lợi nhuận thu về trong hai năm này tương đối cao. Còn năm 2008 có sự sụt giảm là do ảnh hưởng chung của nền kinh tế toàn cầu, còn sang năm 2009 là năm mà nền kinh tế đang có khởi sắc mới, bắt đầu cho sự khôi phục sau khủng hoảng Nếu như theo đà này thì đúng ra năm

2010 phải là năm gặt hái thành công lớn nhưng đến mấy tháng cuối năm năm

2010 lại có sự khủng hoảng giá và và đô la Phải nói sự khủng hoảng này một lần nữa gây sóng gió trên thị trường bất động sản, các nhà đầu tư bắt đầu đổ xô đi đầu tư vàng khiến cho thị trường bất động sản trở nên nguội lạnh Kết quả là cả doanh thu và lợi nhuận trong năm 2010 đều có sự giảm sút nhẹ.

Phân tích hiệu quả kinh doanh thương mại

Lĩnh vực kinh doanh thương mại của công ty đang là lĩnh vực đang được quan tâm và đang có xu hướng tăng trưởng Lĩnh vực này kinh doanh 4 mảng chính là Thiết bị hạ tầng, Thiết bị cơ khí, Thiết bị dược và các dự án.

Những chỉ tiêu phân tích dưới đây sẽ phân tích tổng quan về lĩnh vực Thương mại.

Hệ số sinh lời của

Doanh thu Thương mại = Lợi nhuận sau thuế Thương mại

Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu mang lại cho công ty bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ số này càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của công ty càng cao.

Thương mại trên chi phí = Lợi nhuận sau thuế Thương mại

Tổng chi phí kinh doanh

Lợi nhuận trên chi phí cho biết một đồng chi phí đem lại cho công ty bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ số này càng cao chứng tỏ lợi nhuận công ty thu về hấp dẫn hơn lượng chi phí bỏ ra.

Lợi nhuận sau thuế Thương mại trên vốn kinh doanh = Lợi nhuận sau thuế Thương mại

Lợi nhuận sau thuế Thương mại trên vốn kinh doanh cho biết một đồng vốn bỏ ra thì công ty thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong lĩnh vực kinh doanh này Chỉ số này càng cao chứng tỏ lĩnh vực kinh doanh này hiệu quả, nếu chỉ tiêu này cao hơn hai lĩnh vực còn lại có nghĩa là với một đồng vốn bỏ ra thì thu được lợi nhuận từ Thương mại là cao hơn.

Lợi nhuận sau thuế Thương mại trên Tổng tài sản = Lợi nhuận sau thuế Thương mại

Lợi nhuận sau thuế Thương mại trên Tổng tài sản cho biết một đồng tài sản bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ việc kinh doanh Thương mại Cũng như chỉ tiêu trên chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả kinh doanh của công ty trong lĩnh vực này càng cao.

SV: Phạm Thị Nguyện Hà – Lớp QTKD TM 49B

Bảng 2.2: Bảng phân tích hiệu quả kinh doanh trong lĩnh vực Thương mại Đơn vị tính: VNĐ

Nội dung Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

2 Lợi nhuận sau thuế Thương mại 124.901.405 216.073.754 160.172.685 385.742.538 491.564.375

Hệ số sinh lời của doanh thu 0,0104 0,0110 0,0065 0,0075 0,0081

Lợi nhuận trên chi phí 0,0393 0,0286 0,0322 0,0455 0,0437

Lợi nhuận trên vốn kinh doanh 0,0024 0,0042 0,0031 0,0074 0,0095

Lợi nhuận trên tổng tài sản 0,0018 0,0023 0,0016 0,0044 0,0049

(Nguồn: tự tổng hợp số liệu và tính toán từ số liệu của phòng Kế toán tài chính)

Thông qua bảng phân tích số liệu và hai biểu đồ trên ta thấy:

Hệ số sinh lợi của doanh thu trong 2 năm 2006 và 2007 là cao nhất và có xu hướng tăng nhưng đến năm 2008 thì giảm mạnh do ảnh hưởng của khủng hoảng làm lạm phát gia tăng gây thiệt hại về lợi nhuận của công ty. Sang năm 2009 và 2010 thì có sự chuyển biến tốt theo xu hướng phục hồi của nền kinh tế Ngoài ra còn có thể do một nguyên nhân nữa là công ty qua nhiều năm hoạt động đã dần dần chiếm được vị thế trên thị trường, có ưu thế hơn các đối thủ cạnh tranh Những con số chỉ hệ số sinh lợi của doanh thu đang mỗi năm một cải thiệt tạo niềm lạc quan cho ban lãnh đạo cũng như thành viên công ty Những con số này cho thấy những đồng doanh thu thu được ngày càng trở nên hiệu quả hơn, cải thiện hơn, thu được nhiều lợi nhuận hơn. Chỉ tiêu lợi nhuận trên chi phí có xu hướng giảm trong năm 2007 nhưng lại tăng dần lên trong năm 2008, 2009 và 2010, chỉ tiêu này có xu hướng tăng cho thấy một đồng chi phí bỏ ra ngày càng thu về được nhiều lợi nhuận hơn trước đây Đây là một dấu hiệu cho thấy lĩnh vực kinh doanh này đang tăng trưởng tốt Hai chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn kinh doanh và lợi nhuận trên tổng tài sản bị giảm vào năm 2008 do ảnh hưởng của khủng hoảng còn các năm tiếp đó thì tiếp tục tăng Cụ thể các năm như sau:

Năm 2007 hệ số sinh lợi của doanh thu tăng không đáng kể khoảng 6,23%, có nghĩa là một đồng doanh thu của công ty thì lợi nhuận thu được gần như năm trước, công ty kinh doanh vẫn giữ ở mức bình ổn Lợi nhuận trên chi phí giảm 27,28% so với năm 2006 cho thấy một đồng chi phí bỏ ra thì thu về được nhiều lợi nhuận hơn, như vậy xét riêng chỉ tiêu này thì công ty đã kinh doanh hiệu quả hơn năm trước Lợi nhuận trên vốn kinh doanh và lợi nhuận trên tổng tài sản đều tăng mạnh trong năm 2007 cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản và sử dụng vốn của công ty tăng cao Các chỉ tiêu này đều có xu hướng tốt cho thấy lĩnh vực Thương mại công ty đang hoạt động đang có xu hướng tăng trưởng tốt Năm 2007 cũng là năm mà công ty mở rộng kinh

SV: Phạm Thị Nguyện Hà – Lớp QTKD TM 49B doanh cho ngành Thương mại thêm nhiều mặt hàng kinh doanh mới, đây có thể là một sự khởi đầu tốt, tiền đề tốt cho công ty phát triển các năm sau đó.

Năm 2008 là năm mà toàn thế giới gặp phải khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đây là năm mà tất cả các doanh nghiệp lớn nhỏ đều gặp phải khó khăn. Hầu hết các chỉ tiêu phân tích trong năm 2008 đều có tăng trưởng âm, chỉ riêng chỉ tiêu lợi nhuận trên chi phí của công ty là tăng 12,71%; còn hệ số sinh lợi của doanh thu giảm 40,75%; lợi nhuận trên vốn kinh doanh giảm 26,69%; lợi nhuận trên tổng tài sản giảm 30,09% Những con số phản ánh trên cho thấy những khó khăn công ty gặp phải cuối năm 2008, khi khủng hoảng kinh tế diễn ra thì bất kỳ doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực nào cũng gặp khó khăn, các sản phẩm dịch vụ cũng khó bán, dẫn đến các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh sụt giảm.

Năm 2009 thì các chỉ số phân tích đã tăng lên báo hiệu sự hồi phục của nền kinh tế nói chung và của công ty nói riêng Hệ số sinh lợi của doanh thu tăng 14,46%; lợi nhuận trên chi phí tăng 41,12%; lợi nhuận trên vốn kinh doanh tăng 140,13%; lợi nhuận trên tổng tài sản tăng 175,32% Các chỉ tiêu tăng lên nhanh chóng cho thấy trong năm 2009 công ty đã kinh doanh có hiệu quả, khắc phục được những tổn thất của năm 2008 Nguyên nhân chính là do nền kinh tế toàn cầu dần dần hồi phục, tiếp theo là các mặt hàng công ty mở rộng kinh doanh là hợp lý và đúng với nhu cầu thị trường trong năm.

Năm 2010 các chỉ tiêu tiếp tục tăng nhưng tốc độ đã giảm hơn nhiều so với năm 2009 Điều này cho thấy trong năm 2010 thì tình hình kinh doanh của công ty đang dần dần đi vào quỹ đạo ổn định Hệ số sinh lợi của doanh thu tăng 8,31%; lợi nhuận trên chi phí giảm không đáng kể 3,90%; lợi nhuận trên vốn kinh doanh tăng 27,13%; lợi nhuận trên tổng tài sản tăng 10,61%.Những chỉ tiêu trên tăng lên cho thấy xu hướng kinh doanh của công ty trong lĩnh vực Thương mại đang phát triển tăng trưởng Công ty nên có các chính sách phát triển phù hợp đối với lĩnh vực kinh doanh này.

Biểu đồ 2.3: Doanh thu Thương mại năm 2006 – 2010

SV: Phạm Thị Nguyện Hà – Lớp QTKD TM 49B

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Biểu đồ 2.4: Lợi nhuận sau thuế Thương mại năm 2006 – 2010

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Nhìn vào biểu đồ doanh thu và lợi nhuận của lĩnh vực Thương mại ta có thể thấy đây là một lĩnh vực kinh doanh mà công ty nên đầu tư nhiều hơn. Doanh thu của các năm từ 2006 đến 2010 đều tăng mặc dù lợi nhuận trong năm 2008 không tăng đều đặn như chiều tăng của doanh thu Song một nguyên nhân đơn giản và dễ hiểu là cuối năm 2008 là năm bắt đầu của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên các doanh nghiệp không thể tránh khỏi sự tác động của nó Nhưng sang các năm sau thì công ty tỏ ra mình là một đối thủ mạnh có thể đứng vững trong khủng hoảng, doanh thu và lợi nhuận tăng đều đặn qua các năm thể hiện chỗ đứng của công ty trong lĩnh vực này càng trở nên vững chắc Ta có thể tham khảo cụ thể các con số như sau:

Năm 2007 doanh thu tăng 7.567.824.684 VNĐ tương đương tăng khoảng 62,84% so với doanh thu năm 2006 Lợi nhuận sau thuế năm 2006 tăng 91.172.349 VNĐ tương đương tăng khoảng 73,00% so với lợi nhuận sau thuế năm 2006.

Doanh thu năm 2008 tăng 4.925.143.512 VNĐ tương đương tăng khoảng 25,12% so với doanh thu năm 2007 Lợi nhuận sau thuế năm 2008 giảm 55.901.069 VNĐ tương đương giảm khoảng 25,87% so với lợi nhuận sau thuế năm 2007 Nguyên nhân là do khủng hoảng kinh tế làm cho các công ty khó khăn trong việc bán hàng, khó khăn thu hồi vốn, lạm phát gia tăng.

Doanh thu năm 2009 tăng 27.086.087.036 VNĐ tương đương tăng khoảng 110,40% so với doanh thu năm 2008 Sang năm 2009 thì doanh thu tăng lên đáng kể do ngành Thương mại đã chiếm được vị thế quan trọng trên thị trường, công ty dần dần chiếm được nhiều ưu thế và trở thành đối tác tin cậy của nhiều bạn hàng Lợi nhuận sau thuế năm 2009 tăng 225.569.853 VNĐ tương đương tăng khoảng 140,83% so với lợi nhuận sau thuế năm 2008.

Phân tích hiệu quả kinh doanh các dịch vụ kỹ thuật

Lĩnh vực Dịch vụ kỹ thuật cũng là một lĩnh vực đang có xu hướng phát triển của công ty Trong lĩnh vực này công ty cung cấp các loại hình dịch vụ bảo dưỡng, bảo trì trang thiết bị máy móc và dây chuyền sản xuất, thay thế phụ tùng chính hãng Những số liệu bên dưới là số liệu phân tích hiệu quả kinh doanh nói chung của lĩnh vực Dịch vụ kỹ thuật của công ty.

Hệ số sinh lời của

Doanh thu Dịch vụ kỹ thuật = Lợi nhuận sau thuế Dịch vụ kỹ thuật

Doanh thu Dịch vụ kỹ thuật

Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu mang lại cho công ty bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ số này càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của công ty càng cao.

Lợi nhuận sau thuế Dịch vụ kỹ thuật trên chi phí = Lợi nhuận sau thuế Dịch vụ kỹ thuật

Tổng chi phí kinh doanh

Lợi nhuận trên chi phí cho biết một đồng chi phí đem lại cho công ty bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ số này càng cao chứng tỏ lợi nhuận công ty thu về hấp dẫn hơn lượng chi phí bỏ ra.

Lợi nhuận sau thuế Dịch vụ kỹ thuật trên vốn kinh doanh = Lợi nhuận sau thuế Dịch vụ kỹ thuật

Lợi nhuận sau thuế Dịch vụ kỹ thuật trên vốn kinh doanh cho biết một đồng vốn bỏ ra thì công ty thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong lĩnh vực kinh doanh này Chỉ số này càng cao chứng tỏ lĩnh vực kinh doanh này

3 6 hiệu quả, nếu chỉ tiêu này cao hơn hai lĩnh vực còn lại có nghĩa là với một đồng vốn bỏ ra thì thu được lợi nhuận từ Dịch vụ kỹ thuật là cao hơn.

Lợi nhuận sau thuế Dịch vụ kỹ thuật trên Tổng tài sản = Lợi nhuận sau thuế Dịch vụ kỹ thuật

Lợi nhuận sau thuế Dịch vụ kỹ thuật trên Tổng tài sản cho biết một đồng tài sản bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ việc kinh doanh Dịch vụ kỹ thuật Cũng như chỉ tiêu trên chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả kinh doanh của công ty trong lĩnh vực này càng cao.

SV: Phạm Thị Nguyện Hà – Lớp QTKD TM 49B

Bảng 2.3: Bảng phân tích hiệu quả kinh doanh trong lĩnh vực Dịch vụ kỹ thuật Đơn vị tính: VNĐ

Nội dung Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Doanh thu Dịch vụ kỹ thuật 7.485.752.579 11.353.196.912 16.561.747.066 38.416.403.325 67.269.369.055 Lợi nhuận sau thuế Dịch vụ kỹ thuật 39.603.885 108.040.886 98.852.779 284.814.957 702.628.843

Hệ số sinh lời của doanh thu 0,0053 0,0095 0,0060 0,0074 0,0104

Lợi nhuận trên chi phí 0,0125 0,0143 0,0199 0,0336 0,0624

Lợi nhuận trên vốn kinh doanh 0,0008 0,0021 0,0019 0,0055 0,0135

Lợi nhuận trên tổng tài sản 0,0006 0,0012 0,0010 0,0033 0,0070

(Nguồn: tự tổng hợp số liệu và tính toán từ số liệu của phòng Kế toán tài chính)

Thông qua bảng phân tích số liệu và hai biểu đồ trên ta thấy:

Hệ số sinh lợi của doanh thu nhìn chung là tăng đều trong 2 năm 2006 và

2007, sang đến năm 2008 là có suy giảm do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng không đáng kể Sang các năm tiếp theo thì có xu hướng tăng dần Đây là một dấu hiệu tốt cho lĩnh vực Dịch vụ kỹ thuật của công ty phát triển Có thể nói do đặc thù của lĩnh vực này là: lĩnh vực mà sản phẩm là dịch vụ có nghĩa sản phẩm vô hình chứ không phải hữu hình như lĩnh vực Thương mại nên hệ số sinh lợi của doanh thu không bị ảnh hưởng nhiều của khủng hoảng Các chỉ tiêu khác như: lợi nhuận trên chi phí, lợi nhuận trên vốn kinh doanh, lợi nhuận trên tổng tài sản đều có chiều hướng tăng lên Những chỉ tiêu này tăng lên dự báo lĩnh vực kinh doanh Dịch vụ kỹ thuật ở công ty đang dần dần chiếm thế mạnh và có xu hướng tăng trưởng cao trong nhiều năm tới Các thông số cụ thể như sau:

Năm 2007 hệ số sinh lời của doanh thu tăng khoảng 79,87%; lợi nhuận trên chi phí tăng 14,67%; lợi nhuận trên vốn kinh doanh tăng 172,80%; lợi nhuận trên tổng tài sản tăng 100,43% Hai chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng tài sản tăng cao chứng tỏ công ty ngày càng kinh doanh có hiệu quả Công ty ngày càng có uy tín trên thị trường.

Năm 2008 hệ số sinh lợi của doanh thu giảm 37,28%; lợi nhuận trên chi phí tăng 39,12%; lợi nhuận trên vốn kinh doanh giảm 9,51%; lợi nhuận trên tổng tài sản giảm 13,72% Các chỉ tiêu cho thấy sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng không nhiều đến lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật – một lĩnh vực mà sản phẩm của nó chính là các dịch vụ trước trong và sau khi bán hàng, chủ yếu là sau khi bán hàng

Năm 2009 hệ số sinh lợi của doanh thu tăng 24,21% phản ánh tình hình kinh doanh của lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật đang có chiều hướng tăng trưởng.

Ba chỉ tiêu còn lại có sự tăng lên nhanh chóng so với năm 2008 cho thấy sự phục hồi nhanh chóng của công ty Các chỉ tiêu tăng với tỷ lệ rất cao: lợi

SV: Phạm Thị Nguyện Hà – Lớp QTKD TM 49B nhuận trên chi phí tăng 68,83%; lợi nhuận trên vốn kinh doanh tăng 187,29%; lợi nhuận trên tổng tài sản tăng 229,38% Những con số trên cho thấy lĩnh vực này đang kinh doanh rất có hiệu quả và công ty nên chú trọng hơn nữa vào lĩnh vực này.

Năm 2010 hệ số sinh lợi của doanh thu tăng 40,88%; lợi nhuận trên chi phí tăng 86,04%; lợi nhuận trên vốn kinh doanh tăng 146,11%; lợi nhuận trên tổng tài sản tăng 114,13% Các chỉ tiêu tiếp tục tăng trong năm 2010 lại khẳng định chắc chắn hơn tương lai của lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật trong những năm tới.

Biểu đồ 2.5: Doanh thu Dịch vụ kỹ thuật năm 2006 – 2010

SV: Phạm Thị Nguyện Hà – Lớp QTKD TM 49B

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Biểu đồ 2.6: Lợi nhuận sau thuế Dịch vụ kỹ thuật năm 2006 – 2010

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Nhìn vào biểu đồ doanh thu ta có thể nhận thấy doanh thu qua các năm có xu hướng tăng nhanh cho thấy đây là một lĩnh vực kinh doanh có triển vọng của công ty Đặc biệt là doanh thu hai năm 2009 và 2010 thì doanh thu tăng đột biến cho thấy lĩnh vực Dịch vụ kỹ thuật của công ty đang dần dần gặt hái được thành công và đang chiếm ưu thế trên thị trường Do có kinh nghiệm nhiều năm trên thị trường thêm vào đó công ty bỏ rất nhiều công sức chi phí để đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp và dịch vụ bảo hành, thay thế phụ tùng chính hãng nên công ty đã tạo được uy tín, thương hiệu trên thị trường trong lĩnh vực này Các con số được thể hiện rõ nhất dưới đây:

Năm 2007 doanh thu tăng 51,66% và lợi nhuận sau thế tăng 172,80%. Doanh thu tăng kéo theo đó là lợi nhuận tăng cao Tốc độ tăng của lợi nhuận cao hơn tốc độ tăng của doanh thu cho thấy công ty ngày càng kinh doanh có hiệu quả, lợi nhuận tăng cao chứng tỏ công ty kiểm soát rất tốt chi phí kinh doanh.

Năm 2008 doanh thu tăng 45,88% và lợi nhuận giảm 8,50% Doanh thu tăng trong khi lợi nhuận lại giảm, điều này chứng tỏ sức ảnh hưởng của nền kinh tế nói chung đã làm cho công ty phải bỏ ra quá nhiều chi phí để có thể bán được hàng và chí phí đó còn vượt qua lợi nhuận làm cho năm 2008 lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật tăng trưởng âm.

Phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần Kỹ nghệ & Hạ tầng Telin

Để đánh giá một cách khách quan nhất hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần Kỹ nghệ & Hạ tầng Telin thì ta không thể đánh giá dựa vào một chỉ tiêu duy nhất là Hệ số sinh lời của doanh thu trong từng lĩnh vực mà ta cần phân tích khái quát chung toàn công ty với một số tiêu chí khác:

- Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí:

Sức sản xuất của chi phí = Doanh thu / Chi phí kinh doanh

Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí bỏ ra thì ta thu về được bao nhiêu đồng doanh thu.

Bảng 2.4: Bảng phân tích sức sản xuất của chi phí năm 2006 - 2010 Đơn vị tính: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Sức sản xuất của chi phí 10,24 6,82 10,73 14,15 13,87

(Nguồn: tự tổng hợp số liệu từ báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty cổ Kỹ nghệ & Hạ tầng Telin)

SV: Phạm Thị Nguyện Hà – Lớp QTKD TM 49B

Từ bảng số liệu phân tích bên trên ta có thể nhận thấy Sức sản xuất của chi phí qua 5 năm đều có hệ số dương và nhìn chung là có xu hướng tăng. Đặc biệt trong 2 năm là năm 2009 và năm 2010 thì hệ số này tương đối cao so với các năm trước, điều này cho thấy công ty đang ngày càng làm ăn có hiệu quả hay nói cách khác kết quả kinh doanh của công ty đang có xu hướng tăng dần Hệ số này càng cao chứng tỏ công ty kinh doanh ngày càng hiệu quả vì một đồng chi phí bỏ ra công ty ngày càng thu được nhiều đồng doanh thu hơn trước

Một chỉ tiêu nữa cũng giúp ta đánh giá được hiệu quả kinh doanh đó là doanh thu Như các số liệu được tính toán trong 2 bảng phân tích trên ta thấy doanh thu qua các năm đều tăng trưởng dương, điều này chứng tỏ mặc dù nền kinh tế hội nhập làm cho sự cạnh tranh trên thị trường là gay gắt nhưng công ty vẫn tìm được giải pháp cho riêng mình.

Một điểm nữa ta cần quan tâm và xét đến chính là xu hướng phát triển của công ty trên cả ba lĩnh vực hoạt động Ta có bảng số liệu sau:

Bảng 2.5: Bảng phân tích cơ cấu doanh thu của ba lĩnh vực kinh doanh năm 2006 – 2010 Đơn vị tính: VNĐ

Doanh thu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

(Nguồn: tự tổng hợp số liệu từ phòng Kế toán tài chính công ty cổ phần Kỹ nghệ & Hạ tầng Telin)

SV: Phạm Thị Nguyện Hà – Lớp QTKD TM 49B

Bảng số liệu trên cho biết cơ cấu kinh doanh của cả ba lĩnh vực: bất động sản, thương mại, dịch vụ kỹ thuật Nhìn bảng số liệu ta thấy doanh thu của công ty trong năm năm có xu hướng tăng trưởng tốt.

Năm 2007 doanh thu tăng khoảng 58,56%, trong năm này công ty mới chuyển đổi nhiều ngành nghề kinh doanh đa dạng hơn nên doanh thu tăng lên nhanh chóng, thêm vào đó năm 2007 là năm công ty chính thức trở thành nhà phân phối độc quyền cho nhãn hàng xe nâng, xe cẩu của hang Kato Nhật Bản. Chính vì vậy doanh thu trong năm tăng nhanh chóng

Năm 2008 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên doanh thu của công ty hầu như không tăng chỉ khoảng 3,42%

Năm 2009 doanh thu lại tiếp tục tăng cao báo hiệu cho sự phục hồi của nền kinh tế cũng như sự nỗ lực của công ty, doanh thu tăng mức kỷ lục 124,93%

Năm 2010 thì tốc độ tăng doanh thu đã giảm xuống so với năm 2009 nhưng vẫn tăng ở mức cao khoảng 30,03% Với tốc độ tăng doanh thu này cho thấy công ty đang dần dần đi vào quỹ đạo ổn định.

Biểu đồ 2.7: Cơ cấu doanh thu năm 2006 - 2010

SV: Phạm Thị Nguyện Hà – Lớp QTKD TM 49B

Nhìn trên biểu đồ ta nhận thấy cơ cấu doanh của công ty đang dần chuyển dịch sang lĩnh vực Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật còn lĩnh vực Bất động sản đang ngày càng thu hẹp lại Điều này cho thấy lĩnh vực kinh doanh bất động sản ngày càng trở nên kém hiệu quả hơn so với hai lĩnh vực còn lại.Mặc dù doanh thu qua các năm có sự chệnh lệch nhưng ta vẫn vẽ doanh thu của các năm cùng một bán kính của biểu đồ điều này là thiếu chính xác song điều ta quan tâm ở đây chính là hiệu quả kinh doanh trong tình lĩnh vực được biểu hiện qua doanh thu các năm Trên biểu đồ thì màu xanh lá cây tượng trưng cho doanh thu của lĩnh vực Dịch vụ kỹ thuật, nhìn trên biểu đồ ta thấy doanh thu của lĩnh vực này ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu doanh thu của công ty Điều này cho thấy công ty ngày càng thể hiện được lợi thế của mình trong việc kinh doanh dịch vụ, đây là một lĩnh vực có lợi nhuận cao đối với các công ty và đặc biệt nó có một mục tiêu lâu dài hơn chính là nâng cao uy tín và thương hiệu của công ty.

Đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần Kỹ nghệ & Hạ tầng Telin

2.6.1 Những kết quả đạt được

SV: Phạm Thị Nguyện Hà – Lớp QTKD TM 49B

Bảng 2.6: Bảng đánh giá chênh lệch doanh thu và chi phí 2006 – 2010 Đơn vị tính: VNĐ

Chỉ tiêu Chênh lệch Chênh lệch Chênh lệch Chênh lệch

(Nguồn: phòng kế toán tài chính Công ty cổ phần Kỹ nghệ & Hạ tầng Telin)

Từ bảng số liệu trên ta thấy hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần

Kỹ nghệ & Hạ tầng Telin trong những năm qua không ngừng tăng trưởng. Năm 2007 doanh thu tăng mức kỷ lục tăng hơn 19 tỷ đồng tương đương tăng khoảng 158,56% Còn chi phí trong năm 2007 tăng hơn 4 tỷ đồng tương đương tăng khoảng 237,90% Hai con số này cho thấy tốc độ tăng của chi phí cao hơn tốc độ tăng của doanh thu, điều này cho thấy tuy doanh thu tăng kỷ lục trong năm 2007 nhưng lại không hiệu quả bằng kết quả kinh doanh năm

2006 Năm 2008 doanh thu tăng lên gần 2 tỷ đồng tương đương tăng 103,42% còn chi phí giảm hơn 2,5 tỷ đồng tương đương giảm khoảng 65,77% Doanh thu trong năm 2008 tăng không đáng kể do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế vào cuối năm 2008 nhưng tốc độ tăng của doanh thu lại nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí cho thấy trong thời gian này những chính sách nâng cao hiệu quả kinh doanh và khắc phục trước khủng hoảng của công ty đã thành công. Những đối sách của công ty đã giúp công ty vượt qua khủng hoảng và không bị ảnh hưởng quá nhiều từ cuộc khủng hoảng kinh tế Năm 2009 cả doanh thu và chi phí đều tăng, doanh thu tăng gần 67 tỷ đồng tương đương tăng 224,93% và chi phí tăng gần 4 tỷ đồng tương đương tăng 170,65% Tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí cho thấy trong năm

2009 công ty kinh doanh có hiệu quả cao Kết quả này đánh dấu cho sự hồi phục kinh tế của công ty Năm 2010 doanh thu và chi phí đều tăng nhưng không tăng đột biến như năm 2009, doanh thu tăng khoảng 130,03% còn chi phí tăng khoảng 132,60% Tốc độ tăng doanh thu và chi phí gần bằng nhau cho thấy năm 2010 thì tốc độ tăng trưởng của công ty đang ổn định dần sau khủng hoảng, công ty cần tìm đúng hướng đi chính cho mình để có thể đạt được hiệu quả kinh doanh tốt hơn.

2.6.2 Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân

Nguồn vốn của công ty còn thiếu gây cho công ty nhiều khó khăn về mặt tài chính điều này cản trở công ty khi tham gia vào những dự án lớn Do

SV: Phạm Thị Nguyện Hà – Lớp QTKD TM 49B nguồn vốn khan hiếm nên công ty chỉ được tham gia với vai trò góp vốn ở một số dự án tầm cỡ, điều này hạn chế các cơ hội đến với công ty.

Chi phí kinh doanh của công ty còn lãng phí nhiều do thiết bị cơ sở hạ tầng nhà kho bến bãi còn thiếu, chí phí đi thuê lại cao làm cho lợi nhuận thu được không cao.

Xét về góc độ quản lý thì công ty cũng đang dần dần nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên song điều này đòi hỏi cần có một khoảng thời gian dài Ngân quỹ dành cho đào tạo cho cán bộ công nhân viên còn hạn hẹp Tỷ lệ cán bộ công nhân viên được tham gia đào tạo nâng cao trình độ chỉ đạt 25%. Các nhân viên mới cũng không được hưởng chế độ đào tạo lại, mà chủ yếu nhờ sự hướng dẫn kèm cặp của những người đi trước Điều này ảnh hưởng tương đối đến việc cải tiến hoạt động kinh doanh của công ty, do nhân viên sẽ ít được tiếp cận với những cải tiến mới trong công nghệ, kỹ năng quản lý…

Công tác nghiên cứu thị trường khách hàng, nắm bắt nhu cầu về chất lượng, chủng loại hàng hóa còn yếu, hiệu quả chưa cao Một phần nguyên nhân của hạn chế này là do công ty chưa có phòng marketing riêng, mà công tác này vẫn thuộc nhiệm vụ của phòng kinh doanh Điều này làm giảm đi mức độ chuyên môn hóa công việc, kèm theo đó là hạn chế về nhân lực Các nhân viên của phòng kinh doanh sẽ bị dàn mỏng cho cả 2 nhiệm vụ Mặc dù công ty đã có bản nghiên cứu thị trường hàng tháng, các bản điều tra thu thập thông tin phản hồi khách hàng, cũng như các hoạt động xúc tiến bán hàng đạt hiệu quả chưa cao do không có nhân viên chuyên trách về mảng marketing

Công ty còn bỏ phí một nguồn lực mà hiện nay có thể nói là nguồn lực có tiềm năng nhiều cần khai thác triệt để đó là thương mại điện tử Mặc dù công ty đã có trang Website riêng nhưng trang Website này chưa được sử dụng triệt để, mới chỉ mang ý nghĩa quảng cáo tên của Telin cho các bạn hàng mà chưa có các hình thức quảng cáo các sản phẩm dịch vụ của công ty đến khách hàng…

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ

Phương hướng phát triển của Công ty cổ phần Kỹ nghệ & Hạ tầng Telin những năm sắp tới

Trong điều kiện như hiện nay thì công ty quyết định sẽ định hướng công ty hoạt động tập trung vào hai lĩnh vực chính là Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật còn lĩnh vực Bất động sản sẽ rút lui dần dần Đây là một chủ trương đúng đắn của ban lãnh đạo công ty, do theo như phân tích xu hướng phát triển của công ty năm năm gần đây thì công ty đang có xu hướng phát triển hơn trong hai lĩnh vực này còn lĩnh vực Bất động sản đang có xu hướng đi xuống. Ban lãnh đạo công ty cũng nhận định Dịch vụ kỹ thuật đang là lĩnh vực ngày càng trở nên có xu hướng phát triển tốt, trở thành hành lang tốt để công ty phát triển trong hiện tại và lâu dài.

Phương hướng cụ thể trong lĩnh vực Dịch vụ kỹ thuật như sau: công ty cố gắng tận dụng mọi sự giúp đỡ hỗ trợ về mặt kỹ thuật cũng như đào tạo nhân viên của đối tác Nhật bản Mặt khác công ty gửi một số nhân viên ưu tú đi đào tạo nâng cao tay nghề ở một số nước phát triển Ngoài ra công ty sẽ trích một phần lợi nhuận để bổ sung cho việc đào tạo và nâng cao cơ sở vật chất hiện đại cho trường dạy nghề mà công ty dự định sẽ phát triển trong năm tới (hiện tại đó mới chỉ là xưởng dạy nghề với quy mô nhỏ) Công ty thành lập thêm một ban chuyên trách quan tâm chăm sóc những khách hàng cũ của công ty Ban chuyên trách này có nhiệm vụ lên kế hoạch liên lạc định kỳ với từng khách hàng để tìm hiểu các nhu cầu mới về phía khách hàng cũng như chủ động lập kế hoạch kiểm tra bảo dưỡng định kỳ các sản phẩm mà doanh công ty đã cung cấp cho khách hàng Trong năm tới công ty dự kiến sẽ mở

SV: Phạm Thị Nguyện Hà – Lớp QTKD TM 49B rộng quy mô nhà xưởng vừa phục vụ cho việc đào tạo các chuyên viên mới vừa phục vụ mặt bằng, cơ sở trang thiết bị máy móc cho việc bảo trì, bảo dưỡng, thay thế phụ tùng được hiệu quả.

Phương hướng phát triển lĩnh vực Thương mại trong nhưng năm tới: công ty cố gắng tiếp tục là đối tác tin cậy của công ty Kato Nhật Bản, trong năm tới cố gắng trở thành đại lý tin cậy của một số công ty bên Hàn Quốc và Nga Ngoài ra công ty giữ các mối quan hệ bền vững với các đối tác cũ để phát triển những hợp đồng lớn khác trong tương lại Trong năm tới công ty cũng đặt ra các chỉ tiêu cụ thể cho doanh thu của lĩnh vực thương mại, dự kiến tăng khoảng 170% so với năm 2010 Trong năm tới công ty cũng có kế hoạch thâm nhập sâu hơn các khu vực mà trước nay là tiềm năng lớn như: các khu công nghiệp quanh khu vực Hà Nội, các tỉnh thành khác như Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Nguyên…

Chủ trương của ban lãnh đạo công ty là “không ngại khó, ngại khổ và không ngại những hợp đồng ít lợi nhuận” vì mục tiêu lâu dài của công ty là phát triển thương hiệu Telin để thương hiệu của Telin gắn liền với dịch vụ kỹ thuật để Telin trở thành nhà phân phối cung cấp các dây chuyền sản xuất than khoáng sản, dầu mỏ và các loại xe phục vụ công nghiệp lớn nhất khu vực miền Bắc và xa hơn là lớn nhất cả nước, có uy tín nhất cả nước Chính vì vậy công ty đang cố gắng mang lại cho khách hàng những dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng, chuyển giao công nghệ nhanh nhất, thuận tiện nhất và hiệu quả nhất. Để làm được những mục tiêu đó thì công ty đang dần dần chuẩn bị cho mình những nền tảng tốt: tuyển những nhân viên giàu kinh nghiệm giỏi chuyên môn và đào tạo những kỹ thuật viên chuyên nghiệp.

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Kỹ nghệ & Hạ tầng Telin

Kỹ nghệ & Hạ tầng Telin

3.2.1 Các biện pháp nhằm tăng doanh thu

Doanh thu là yếu tố quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp do đó công ty nào cũng phải chú trọng đến những biện pháp tăng doanh thu. Công ty có thể tăng doanh thu bằng nhiều biện pháp và ứng dụng cụ thể cho từng lĩnh vực kinh doanh cụ thể Theo như phương hướng phát triển của công ty cổ phần Kỹ nghệ & Hạ tầng Telin trong những năm sắp tới thì công ty chú trọng đến hai lĩnh vực: Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật còn lĩnh vực Bất động sản thì công ty đang dần dần rút lui khỏi thị trường, chính vì vậy mà những biện pháp tăng doanh thu dưới đây chỉ đề cập đến hai lĩnh vực là Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật.

Biện pháp tăng doanh thu Thương mại:

Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường: giai đoạn nghiên cứu thị trường là giai đoạn quan trọng nhất trong công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Vì vậy công ty muốn hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì trước tiên phải nghiên cứu thị trường tốt Nghiên cứu thị trường giúp công ty hiểu được nhu cầu của thị trường, giúp công ty biết được lượng nhu cầu đó là như thế nào để duy trì một lượng hàng tồn kho hợp lý Nghiên cứu thị trường để tìm hiểu thị hiếu từ đó đa dạng hóa các sản phẩm của công ty cho phù hợp.

Cụ thể, những công việc này là phần việc của phòng Marketing nhưng công ty chưa có phòng Marketing nên những công việc này sẽ giao cho nhân viên kinh doanh Vì các sản phẩm mà công ty kinh doanh chủ yếu là dây chuyền sản xuất, các máy móc công nghiệp chính vì vậy công tác nghiên cứu thị trường không thể sử dụng các biện pháp thông thường như các mặt hàng gia dụng mà công ty cần nghiên cứu nhu cầu đổi mới và chu kỳ đổi mới trang thiết bị ở các khách hàng Các nhân viên nên khoanh vùng các đối tượng khách hàng của doanh nghiệp để từ đó nghiên cứu thị trường trong phạm vi

SV: Phạm Thị Nguyện Hà – Lớp QTKD TM 49B hẹp đó Mỗi nhân viên kinh doanh sẽ có nhiệm vụ chăm sóc một nhóm khách hàng nào đó và đưa ra các nhu cầu mới của khách hàng từ đó công ty có thể xác định lượng hàng cần trong kỳ kinh doanh Việc phân công cho mỗi nhân viên phụ trách một nhóm khách hàng cụ thể sẽ giúp công ty nắm bắt kịp thời nhất những nhu cầu phát sinh của khách hàng từ đó sẽ đáp ứng được nhanh nhất nhu cầu đó Phương pháp này cũng giúp công ty giữ được mối quan hệ chặt chẽ với các nhóm khách hàng, tạo niềm tin đối với khách hàng.

Hoàn thiện phướng pháp kế hoạch tiêu thụ sản phẩm tức là phòng kế hoạch có nhiệm vụ lập kế hoạch tiêu thụ cho các mặt hàng, từ đó làm cơ sở để lập kế hoạch marketing tìm kiếm các khách hàng mới Cụ thể hơn là phòng phải đưa ra các số lượng chỉ tiêu cụ thể và các phòng kinh doanh của công ty phải đưa ra các kế hoạch biện pháp rõ ràng như: trong tháng công ty cần phải tiếp thị bao nhiêu sản phẩm mới cho các đối tác cũ của công ty hay các nhân viên phòng kinh doanh phải lập danh sách những khách hàng mới cần tiếp thị cần lôi kéo… Nhiệm vụ của mỗi nhân viên là phải có một danh sách các khách hàng do mình chăm sóc bao gồm cả khách hàng truyền thống và khách hàng tiềm năng Từng nhân viên phải cố gắng hoàn thành chỉ tiêu của phòng giao cho về số lượng và chủng loại các sản phẩm công ty kinh doanh Đặc biệt đối với lĩnh vực thương mại thì các sản phẩm là hữu hình vì thế dễ dàng phân công chỉ tiêu bằng số lượng hàng hóa tiêu thụ trong tháng nhưng đối với lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật thì khó khăn hơn, chúng ta tính chỉ tiêu hoàn thành công việc của nhân viên bằng số lượng dịch vụ mà nhân viên cung cấp cho khách hàng Để phương pháp này có hiệu quả thì công ty phải đưa ra các chính sách khen thưởng phù hợp và rõ ràng, cách này sẽ giúp cho nhân viên công ty có động lực tốt để phấn đấu.

Phát triển đội ngũ nhân viên kinh doanh: Nguồn nhân lực là yếu tố rất quan trọng trong một doanh nghiệp Đặc biệt trong thời kỳ nền kinh tế cạnh tranh như hiện nay thì nhân viên trong công ty lại càng đóng vai trò quan

5 8 trọng Công ty cổ phần Kỹ nghệ & Hạ tầng Telin kinh doanh cả lĩnh vực thương mại và lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật do đó nguồn nhân lực lại càng đóng vai trò quan trọng, họ là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng họ chính là người đại diện cho hình ảnh của công ty Thực tế thì công ty cũng đang sở hữu một đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm song nhân viên kinh doanh là người trực tiếp giao tiếp với khách hàng và khai thác thị trường vì vậy ta cần đào tạo một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, giỏi giao tiếp và am hiểu sản phẩm Công ty phải thường xuyên tuyển dụng và đào tạo nhân viên theo hướng sau: Đối với những nhân viên đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực bán hàng thì cần trú trọng tới các kỹ năng về sản phẩm, các đặc tính và thị trường cho các sản phẩm đó Đối với những nhân viên có năng lực nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm, họ là những người tiếp thu nhanh, có khả năng áp dụng lý thuyết vào thực tế, tuy nhiên khả năng xử lý các tình huống còn chưa nhạy bén do chưa có nhiều kinh nghiệm, chính vì thế cần phải có những chính sách đào tạo họ như: sự trao đổi kinh nghiệm giữa các nhân viên cũ và nhân viên mới, kết hợp giữa nhân viên cũ và mới tạo thành một nhóm làm việc trong đó nhân viên cũ đóng vai trò là người hướng dẫn, giúp đỡ nhân viên mới Lãnh đạo công ty phải có những chính sách nhằm thu hút và giữ chân những người có năng lực để vừa không phải tốn chi phí đào tạo, vừa tạo được sự gắn kết giữa ban lãnh đạo và nhân viên để từ đó hiệu quả kinh doanh được nâng cao.

Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa sản phẩm: ngày nay khi thị trường mang tính cạnh tranh thì khách hàng là thượng đế. Công ty muốn thu hút được nhiều khách hàng và muốn có được sự trung thành của khách hàng cũ thì công ty cần phải tạo cho khách hàng sự hài lòng trong khi mua, sử dụng sản phẩm của mình Điều mấu chốt ở đây là công ty phải tạo một quy trình dịch vụ trước trong và sau khi bán hàng thật hoàn hảo chuyên nghiệp Khi mà thị trường có rất nhiều các công ty cạnh tranh thì

SV: Phạm Thị Nguyện Hà – Lớp QTKD TM 49B thương hiệu, dịch vụ chăm sóc khách hàng chính là sự khác biệt chính vì vậy đây là điều mà doanh nghiệp cần lưu ý Để làm được điều này công ty cần phải nghiên cứu và đưa ra một quy trình cho khách hàng mua sản phẩm và bảo hành sản phẩm một cách đơn giản nhất, nhanh nhất Những nhân viên kinh doanh sẽ phải có nhiệm vụ quản lý khách hàng của mình, thường xuyên quan tâm xem họ có nhu cầu mới phát sinh như thế nào? Nhân viên kinh doanh cần có mối liên hệ mật thiết với cả trung tâm bảo trì bảo hành của công ty, để có thể xếp lịch bảo trì bảo hành hay thay thế phụ tùng cho khách hàng của mình Việc này sẽ làm giảm thời gian đi lại cũng như thời gian khách hàng phải tự liên lạc hay báo cáo tình hình lại cho nhân viên kỹ thuật Những nhân viên kỹ thuật thì được phân ra chuyên môn hóa nhiều mảng, nhiều sản phẩm khác nhau và nhân viên này cũng cần quản lý danh sách khách hàng để nhắc nhở khách hàng thời gian bảo trì bảo hành hay chu kỳ đổi mới của máy móc thiết bị Công ty làm được điều này là tạo được niềm tin nơi khách hàng vì khách hàng có sự an tâm khi sử dụng hàng hóa cũng như dịch vụ của công ty, một quy trình khép kín và có sự liên kết chặt chẽ giữa các phòng ban sẽ tạo cho khách hàng cảm nhận được tinh thần trách nhiệm của từng thành viên công ty đối với hàng hóa dịch vụ mà mình cung cấp Công ty thực hiện được điều này cũng có nghĩa công ty đã gây dựng đượcc tên tuổi của mình trong mắt của khách hàng từ đó giúp gia tăng doanh thu cho công ty. Đẩy mạnh hoạt động thương mại điện tử: ngày nay thì thương mại điện không còn xa lạ hay mới mẻ gì với người tiêu dùng, công ty cần phải phát huy được kênh bán hàng này Hiện nay công ty có website riêng tuy nhiên lại chưa khai thác được hết chức năng, công dụng của nó, bằng chứng là việc tiến hành giao dịch thương mại điện tử bằng 0% Phần lớn trên giao diện wedsite của công ty được trình bày rất sơ sài chỉ nhằm mục đích quảng bá các thương hiệu mà công ty hiện đang phân phối và các vị trí cần tuyển dụng nhân sự,thậm chí còn không có cả các danh mục các sản phẩm đang phân phối trên thị

6 0 trường một cách chi tiết Vì vậy ban giám đốc cần xem xét kế hoạch phát triển website thành một kênh bán hàng, giới thiệu sản phẩm, liên hệ bảo hành, bảo trì… Kế hoạch này sẽ giúp công ty giảm bớt được chi phí quảng cáo, giúp các bạn hàng dễ dàng tìm hiểu, tiếp cận các sản phẩm dịch vụ của công ty Để thực hiện thành công kế hoạch này thì công ty cần tuyển dụng thêm những nhân viên kinh doanh trực tuyến có nhiệm vụ phát triển website và có nhiệm vụ giải đáp các khúc mắc cho khách hàng trực tuyến Một website hoàn hảo phải là một website khai thác được khả năng trở thành một kênh bán hàng của công ty và các thông tin về sản phẩm hay các thông tin ưu đãi khuyến mại phải được cập nhật thường xuyên.

Hoàn thiện chính sách giá cả và hoạt động xúc tiến thương mại:Đối với các sản phẩm công ty đang cung cấp trên thị trường cũng với rất nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường hiện nay bao gồm: cạnh tranh trong nội bộ ngành cùng kinh doanh các sản phẩm đó, cạnh tranh giữa các hãng khác nhau, cạnh tranh với những hàng nhái giá rẻ … việc đưa ra một chính sách giá tốt nhất luôn đòi hỏi công ty phải không ngừng nghiên cứu thị trường tiêu thụ, đàm phán với nhà sản xuất, xem xét tỷ lệ chiết khấu đối với các nhà phân phối, các chính sách xúc tiến bán hàng như: khuyến mại, giảm giá hàng bán … là luôn cần thiết để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.

Biện pháp tăng doanh thu Dịch vụ kỹ thuật:

Trước tiên ta phải hiểu đặc tính của sản phẩm trong lĩnh vực Dịch vụ kỹ thuật mà ta cung cấp cho khách hàng chính là các dịch vụ chăm sóc khách hàng bao gồm: bảo hành, bảo trì trang thiết bị máy móc mà ta đã bán cho khách hàng ngoài ra còn có dịch vụ khác là thay thế phụ tùng chính hãng Do đặc thù của loại hình sản phẩm này mà yếu tố quyết định tạo ra sự khác biệt hóa sản phẩm chính là người lao động Chính vì vậy công ty cần quan tâm hơn đến việc đào tạo đội ngũ nhân viên kỹ thuật lành nghề giỏi kinh doanh. Những nhân viên kỹ thuật của công ty không những giỏi chuyên môn nghiệp

SV: Phạm Thị Nguyện Hà – Lớp QTKD TM 49B vụ của mình mà còn giỏi cả việc Marketing quảng cáo thương hiệu của công ty đến với những khách hàng đã sử dụng dịch vụ của công ty Công ty làm được điều này sẽ làm nâng cao uy tín của công ty giúp công ty có thêm nhiều khách hàng, giúp nâng cao doanh thu.

Công ty phải nghiên cứu đưa ra một quy trình cung cấp dịch vụ hoàn hảo giúp khách hàng giảm thiểu được thời gian đến làm việc với công ty Đội ngũ nhân viên kỹ thuật cần phải năng động linh hoạt trong việc liên hệ và sắp xếp lịch cho khách hàng một cách phù hợp và tiện ích nhất Công ty cần phân ra những mảng cung cấp dịch vụ rõ ràng, có tổ đội phụ trách điều hành để giúp quy trình ngắn gọn và hiệu quả Cụ thể công ty cần có một số nhân viên tiếp nhận và phân loại dịch vụ và nhân viên này sẽ phụ trách chuyển yêu cầu của khách hàng đến khu vực giải quyết nhanh gọn, có thể nói là thay đổi thành quy trình một cửa tức là khách hàng tiếp xúc với nhân viên tiếp nhận và sau đó sẽ trực tiếp làm việc với đội chuyên trách Một quy trình hoàn hảo là quy trình đem lại sự hài long từ phía khách hàng, mà có được điều này cũng đồng nghĩa công ty sẽ có them nhiều doanh thu trong lĩnh vực này.

3.2.2 Các biện pháp nhằm giảm chi phí kinh doanh Đối với công ty cổ phần Kỹ nghệ & Hạ tầng Telin thì có các loại chi phí sau: chi phí mua hàng, chi phí bảo quản, chi phí lưu kho, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp Công ty cần tìm mọi cách giảm thiểu chi phí một cách tối ưu nhất, các biện pháp giảm chi phí trong từng lĩnh vực như sau:

Biện pháp giảm chi phí Thương mại:

Một số kiến nghị với cơ quan nhà nước và Công ty

3.3.1 Kiến nghị với cơ quan nhà nước

Cơ quan nhà nước cần có các hành lang pháp lý hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước phát triển Trong thời kỳ tiến gần đến hội nhập toàn diện thì những điều này là rất cần thiết do sẽ có rất nhiều các công ty nước ngoài có thế mạnh tài chính nhảy vào thị trường nước ta Các chính sách ưu đãi của nhà nước đối với các nước trong khu vực sẽ làm tăng khó khăn trong cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước.

Công ty cần phải thu gọn bộ máy cồng kềnh tạo điều kiện thuận lợi nhanh chóng cho các bạn hàng cũng như giảm thiểu những chi phí không cần thiết khi có quá nhiều khâu trong một quy trình

3.3.2 Kiến nghị với Công ty

Công ty cần tách riêng bộ phận marketing và bộ phận kinh doanh để thuận lợi cho việc nghiên cứu thị trường tăng hiệu quả trong việc kinh doanh Việc tách riêng bộ phận này sẽ giúp cho bộ phận này phát huy được khả năng, bộ phận này sẽ giúp công ty phát triển khách hàng, tìm hiểu nhu cầu khách hàng đưa ra được những kế hoạch vế sản phẩm dịch vụ hợp lý nhất Bộ phận này sẽ giúp khách hàng tìm hiểu dễ dàng hơn về công ty, giúp cho thương hiệu của công ty trở nên gần gũi hơn với khách hàng từ đó giúp cải thiện hiệu quả kinh doanh.

Công ty cần quan tâm phát triển thêm kênh thông tin trên website của công ty Công ty cần bổ sung các thông tin về sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ trên website ngoài ra công ty cũng cho thêm các giá tham khảo Công ty cần phát triển website thành một kênh bán hàng các hình thức mua bán, chuyển giao công nghệ, các dịch vụ bảo hành bảo trì chính hãng đều được mở trên website để khách hàng dễ dàng giao dịch hay đặt lịch sử dụng dịch vụ, có biểu phí rõ ràng và thường xuyên cập nhật thông tin mới trên website… Những thông tin này sẽ giúp khách hàng an tâm khi sử dụng sản phẩm, cách này cũng giúp công ty củng cố tên tuổi và giúp công ty tiếp cận được nhiều khách hàng mới.

Công ty cần thường xuyên đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên kỹ thuật, nhân viên kinh doanh Tất cả các nhân viên có sự tiếp xúc với khách hàng đều cần có sự am hiểu về sản phẩm công ty mình Cần đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, am hiểu về ưu nhược điểm của các sản phẩm công ty mình cung cấp và cũng cần có những hiểu biết về các đối thủ cạnh tranh Để làm tốt được điều này thì công ty phải mở các buổi thảo luận cho nhân viên công ty, khi công ty có thêm mặt hàng mới hay dịch vụ mới thì người đầu tiên biết và am hiểu về sản phẩm dịch vụ phải là nhân viên công ty Những việc làm thường xuyên này sẽ giúp tạo dựng một hình ảnh chuyên nghiệp về nhân viên cũng như về công ty.

SV: Phạm Thị Nguyện Hà – Lớp QTKD TM 49B

Ngày đăng: 18/07/2023, 12:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w