1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu một số chỉ số thể lực và trí tuệ của học sinh tiểu họcvà trung học cơ sở xã minh đạo huyện tiên du tỉnh bắc ninh

131 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu một số chỉ số thể lực và trí tuệ của học sinh tiểu học và trung học cơ sở xã Minh Đạo, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
Tác giả Nguyễn Thị Hiền
Người hướng dẫn PGS. TS. Trần Thị Loan
Trường học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Chuyên ngành Sinh học thực nghiệm
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2010
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 1,1 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 1. MỞ ĐẦU (12)
  • PHẦN 2. NỘI DUNG (16)
  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU (16)
    • 1.1. Đặc điểm thể lực của trẻ em (16)
      • 1.1.1. Các chỉ số thể lực (16)
      • 1.1.2. Những công trình nghiên cứu thể lực của trẻ em ở Việt Nam (18)
    • 1.2. Các chỉ số về chức năng của một số hệ cơ quan (21)
      • 1.2.1. Tần số tim và huyết áp động mạch (21)
      • 1.2.2. Những công trình nghiên cứu về chức năng của một số hệ cơ (23)
    • 1.3. Các chỉ số trí tuệ của trẻ em (25)
      • 1.3.1. Trí tuệ (25)
      • 1.3.2. Trí nhớ (29)
    • 1.4. Chỉ số vượt khó (AQ) của trẻ em (31)
  • CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (33)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (33)
      • 2.1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (33)
      • 2.1.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu (33)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (34)
      • 2.2.1. Các chỉ số được nghiên cứu (34)
      • 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu các chỉ số (34)
      • 2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu (40)
  • CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (43)
    • 3.1. Các chỉ số thể lực của học sinh (43)
      • 3.1.1. Chiều cao của học sinh (43)
      • 3.1.2. Cân nặng của học sinh (50)
      • 3.1.3. Vòng ngực trung bình của học sinh (56)
      • 3.1.4. Chỉ số pignet của học sinh (62)
      • 3.1.5. BMI của học sinh (64)
    • 3.2. Các chỉ số về chức năng của một số hệ cơ quan của học sinh (67)
      • 3.2.1. Tần số tim của học sinh (67)
      • 3.2.2. Huyết áp động mạch của học sinh (69)
    • 3.3. Các chỉ số trí tuệ của học sinh (72)
      • 3.3.1. Trí tuệ của học sinh (72)
      • 3.3.2. Trí nhớ ngắn hạn của học sinh (77)
    • 3.4. Chỉ số vượt khó (AQ) của học sinh (83)
      • 3.4.1. Chỉ số AQ của học sinh (83)
      • 3.4.2. Chỉ số AQ của học sinh theo giới tính (84)
      • 3.4.3. Các chỉ số thành phần AQ của học sinh (85)
    • 3.5. Mối liên quan giữa năng lực trí tuệ với các chỉ số nghiên cứu của học sinh (0)
  • CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN (98)
    • 4.1. Các chỉ số thể lực của học sinh 7-15 tuổi (98)
    • 4.2. Chức năng một số hệ cơ quan của học sinh 7-15 tuổi (102)
    • 4.3. Các chỉ số trí tuệ của học sinh (103)
    • 4.4. Chỉ số vượt khó của học sinh 7-15 tuổi (104)
    • 4.5. Mối liên quan giữa năng lực trí tuệ với các chỉ số nghiên cứu của học sinh (0)
  • PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (106)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (109)
  • PHỤ LỤC (119)

Nội dung

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

2.1.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là học sinh tiểu học và trung học cơ sở ở xã Minh Đạo, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh Tất cả có 9 nhóm với 9 độ tuổi khác nhau từ 7-15 tuổi Các đối tượng nghiên cứu đều có sức khỏe và trạng thái tâm sinh lý bình thường Tuổi của các đối tượng được tính theo quy ước chung của Tổ chức y tế thế giới.

2.1.2 Phân bố đối tượng nghiên cứu

Tổng số đối tượng nghiên cứu là 897 học sinh, trong đó có 460 học sinh nam và 437 học sinh nữ Phân bố các đối tượng nghiên cứu theo tuổi và theo giới tính thể hiện trong bảng 2.1.

Bảng 2.1 Phân bố đối tượng theo tuổi và theo giới tính

TT Tuổi Đối tượng nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Các chỉ số được nghiên cứu

- Các chỉ số về thể lực (chiều cao, cân nặng, vòng ngực trung bình, chỉ số pignet, chỉ số BMI).

- Các chỉ số chức năng của một số hệ cơ quan (tần số tim, huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương).

- Các chỉ số trí tuệ (Chỉ số IQ, trí nhớ ngắn hạn).

- Chỉ số vượt khó (AQ) và các chỉ số thành phần của AQ ( C, O, R, E)

2.2.2 Phương pháp nghiên cứu các chỉ số

2.2.2.1 Phương pháp nghiên cứu các chỉ số thể lực

- Chiều cao được đo ở tư thế đứng thẳng trên nền phẳng, hai gót chân sát vào nhau, mắt nhìn thẳng, đồng thời đảm bảo 4 điểm (chẩm, lưng, mông, gót) chạm vào thước đo Tư thế thẳng đứng được xác định khi đuôi mắt và lỗ tai ngoài cùng ở trên đường thẳng nằm ngang, song song với mặt bàn cân. Thước đo bằng vải có độ chính xác đến 0,1 cm do Trung tâm thiết bị trường học - Bộ Giáo dục và Đào tạo sản xuất Lấy trị số chiều cao chính xác đến 0,1 cm.

- Cân nặng được xác định bằng cân đồng hồ có vạch chia đến 0,1 kg. Khi đo, đối tượng chỉ mặc quần áo mỏng, không mang dày, dép và đặc biệt phải đứng yên (không cử động) ở giữa bàn cân Lấy trị số cân nặng chính xác đến 0,1 kg.

- Vòng ngực trung bình được xác định bằng số trung bình cộng của số đo vòng ngực lúc hít vào tận lực và lúc thở ra gắng sức Vòng ngực được đo ở tư thế thẳng đứng, đo bằng thước dây quấn quanh ngực qua mũi ức, dưới núm vú sao cho mặt phẳng của thước dây tạo ra song song với mặt đất Thước đo bằng vải có độ chính xác đến 0,1 cm do Trung tâm thiết bị trường học - BộGiáo dục và Đào tạo sản xuất Trước khi đo hướng dẫn học sinh cách hít vào

Cân nặng (kg) [Chiều cao (m)]2 tận lực và thở ra gắng sức Khi đo, học sinh chỉ mặc áo mỏng Lấy trị số vòng ngực chính xác đến 0,1 cm.

- Chỉ số pignet được tính theo công thức sau:

Pignet = Chiều cao (cm) - [Cân nặng (kg) + Vòng ngực trung bình (cm)]

Chỉ số Pignet được đánh giá dựa theo thang phân loại của Nguyễn Quang Quyền và Đỗ Như Cương (theo [20]).

Bảng 2.2 Phân loại thể lực theo chỉ số pignet

Số TT Chỉ số pignet Loại

- Chỉ số BMI gọi là chỉ số khối cơ thể tính theo công thức:

- BMI được tính theo công thức sau:

BMI Chỉ số BMI được đánh giá theo CDC [96] (hình 2.1 và 2.2).

Biểu đồ BMI đã chia ra làm 4 cấp độ

BMI < bách phân vị thứ 5: suy dinh dưỡngBMI = bách phân vị thứ 5 – 85: bình thườngBMI = bách phân vị thứ 85 – 95: nguy cơ béo phìBMI > bách phân vị thứ 95: béo phì

Hình 2.1 Biểu đồ BMI đối với nam từ 2 đến 20 tuổi

Hình 2.2 Biểu đồ BMI đối với nữ từ 2 đến 20 tuổi

2.2.2.2 Phương pháp nghiên cứu các chỉ số chức năng của một số hệ cơ quan

Tần số tim và huyết áp được đo vào đầu buổi học, sau khi đối tượng đã được nghỉ ngơi thoải mái ít nhất 15 phút.

- Tần số tim, được xác định bằng ống nghe tim phổi Khi đo, đối tượng được ngồi ở tư thế thoải mái Người đo đặt ống nghe vào ngực trái của đối tượng, ở vị trí giữa xương sườn thứ 5 và thứ 6, đếm nhịp tim trong 1 phút Đo

3 lần rồi lấy kết quả trung bình Nếu thấy kết quả 3 lần đo khác nhau nhiều thì cho đối tượng ngồi nghỉ 15-20 phút rồi đo lại [17], [18].

- Huyết áp, được xác định bằng phương pháp Korotkov Dùng huyết áp kế đồng hồ đo ở tay trái trong tư thế nằm thoải mái Người đo quấn bao cao su quanh cánh tay đối tượng, chặt vừa phải và đặt ống nghe ở động mạch cánh tay ngay sát bên dưới bao cao su để nghe mạch đập và đặt đồng hồ trước mặt Vặn chặt ốc ở bóp cao su rồi từ từ bơm cho đến khi không nghe thấy tiếng mạch đập và kim đồng hồ của huyết áp kế chỉ vào số 140-150 mmHg. Sau đó mở nhẹ ốc cho hơi ra từ từ và lắng nghe Trị số trền đồng hồ lúc nghe thấy tiếng mạch đập đầu tiên chỉ huyết áp tối đa và lúc bắt đầu không nghe thấy tiếng mạch đập nữa thì chỉ huyết áp tối thiểu.

2.2.2.3 Phương pháp nghiên cứu các chỉ số trí tuệ

- Trí tuệ , được xác định bằng phương pháp trắc nghiệm và sử dụng test

“Khuôn hình tiếp diễn” của Raven loại A, B, C, D và E (dùng cho người từ 6 tuổi trở lên).

Toàn bộ bài trắc nghiệm test Raven gồm 5 bộ, mỗi bộ gồm 12 bài tập.Mức độ phức tạp tăng dần từ bộ A đến bộ E, và trong mỗi bộ độ phức tạp cũng tăng dần (dễ nhất là bài tập 1của bộ A và khó nhất là bài tập 12 của bộE) [91] Tuy nhiên, mỗi bộ được xây dựng theo nguyên tắc khác nhau.

Bộ A được xây dựng theo nguyên tắc trọn vẹn và toàn bộ của cấu trúc, các chi tiết trong cấu trúc ấy được sắp xếp một cách liên tục, gắn liền với nhau trong một chỉnh thể Nên giải được các bài trong bộ A là tìm được mối liên hệ liên tục trong các chỉnh thể ấy Bộ này đòi hỏi ở đối tượng khả năng tri giác toàn bộ sự vật Bộ này có khả năng đo tri giác khái quát chung của đối tượng.

Bộ B được xây dựng theo nguyên tắc giống nhau của các cặp hình Do đó, bộ B có thể giúp chúng ta đo khả năng phân tích trong tư duy để tìm ra mối quan hệ giống và tương đồng của các sự vật hiện tượng.

Bộ C được xây dựng theo nguyên tắc tiếp diễn logic của sự biến đổi các cấu trúc Bài tập của bộ C chứa đựng những sự thay đổi của các hình phù hợp với nguyên tắc phát triển phong phú, độ khó tăng dần theo chiều nằm ngang và thẳng đứng Bộ C có thể đo được khả năng khái quát hoá, trừu tượng hoá để suy diễn ra một logic, tức là một tư duy theo kiểu toán học.

Bộ D được xây dựng dựa trên sự thay đổi của các hình.

Bộ E được xây dựng dựa trên cơ sở phân tích cấu trúc các bộ phận của hình Bộ này phức tạp nhất, muốn giải được nó thì cần phải có hoạt động tư duy phân tích, tổng hợp.

Sau khi hướng dẫn cách thực hiện, mỗi học sinh được phát một quyển test Raven và một phiếu trả lời rồi làm bài hoàn toàn độc lập Học sinh thực hiện test theo nhịp điệu vốn có của mình, không hạn chế thời gian Song, trong thực tế không có đối tượng nào làm bài quá 60 phút.

Cứ mỗi bài tập trả lời đúng được một điểm Chỉ có bài tập nào có độ biến thiên cho phép thì mới được tính, nếu không đáp ứng được yêu cầu đó sẽ bị loại và phải làm lại Căn cứ vào điểm test Raven tính chỉ số IQ theo công thức của Wechsler [93].

Trong đó: X- điểm trắc nghiệm cá nhân; X : điểm trắc nghiệm trung bình trong cùng một độ tuổi; SD- độ lệch chuẩn.

Căn cứ vào chỉ số IQ đối chiếu với thang phân loại trí tuệ theo bảng phân loại chỉ số IQ của D.Wechsler trên bảng 2.4 có 7 mức trí tuệ [93].

Bảng 2.3 Phân loại trí tuệ theo chỉ số IQ

STT Mức trí tuệ Chỉ số IQ Loại trí tuệ

- Trí nhớ được xác định bằng phương pháp Nechaiev.

Trí nhớ thị giác, nghiệm viên sử dụng một bảng số trên đó có viết 12 số Trong đó, mỗi số gồm hai chữ số, 6 số lẻ và 6 số chẵn, được sắp xếp một cách ngẫu nhiên, không theo một quy luật nào Không được dùng các chữ số chẵn chục (tận cùng bằng chữ số không (0)) và các số có hai chữ số giống nhau Phổ biến cho nghiệm thể cách làm sau đó giơ bảng số cho nghiệm thể quan sát với thời gian 30 giây để cho nghiệm thể nhìn và cố gắng ghi nhớ các số ghi trên bảng số và không được ghi chép lại Sau 30 giây nghiêm viên cất bảng số đi và giành thời gian cho nghiệm thể ghi lại các số đã nhớ được mà không cần đúng theo thứ tự như trong bảng số vào phiếu trả lời Quá trình tiến hành yêu cần sự nghiêm túc Đánh giá kết quả dựa vào chữ số đúng trong thời gian 30 giây đó.

Trí nhớ thính giác, cũng được nghiên cứu tương tự như trí nhớ thị giác, nhưng thay cho việc cho học sinh nhìn bảng số thì nghiệm viên đọc to, rõ ràng và ngắt nhịp đúng cách 3 lần để học sinh nghe và cố gắng ghi nhớ và không được ghi chép.

2.2.2.4 Phương pháp nghiên cứu chỉ số AQ

Chỉ số AQ được xác định qua hồ sơ AQ (phụ lục) AQ gồm 4 chỉ số C,

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Các chỉ số thể lực của học sinh

3.1.1 Chiều cao của học sinh

3.1.1.1 Chiểu cao của học sinh nam

Kết quả nghiên cứu chiều cao của học sinh nam từ 7-15 tuổi thể hiện trong bảng 3.1 và hình 3.1

Bảng 3.1 Chiều cao của học sinh nam

Học sinh có chiều cao nằm ngoài giá trị [

Các số liệu trong bảng 3.1 cho thấy, chiều cao của học sinh nam tăng dần theo tuổi Cụ thể là chiều cao của học sinh nam tăng từ 114,85 cm lúc 7 tuổi lên tới 157,29 cm lúc 15 tuổi, mỗi năm tăng trung bình 5,31 cm Tuy nhiên, tốc độ tăng chiều cao của học sinh nam diễn ra không đều giữa các lứa tuổi Từ 12 tuổi, chiều cao của học sinh nam bắt đầu tăng nhanh và mức tăng nhanh nhất là lúc 13-14 tuổi (tăng 6,85 cm) Đây là thời điểm tăng trưởng nhảy vọt chiều cao của học sinh nam, gắn liền với tuổi dậy thì, thời điểm mà các nhân tố tác động mạnh đến sự phát triển chiều cao Đặc biệt ở thời điểm này các hoocmon ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của cơ thể như hoocmon sinh trưởng (GH), hoocmon sinh dục testosterone được tiết ra nhiều nhất.

Hình 3.1 Biểu đồ thể hiện chiều cao của học sinh nam theo tuổi

Mức chênh lệch về chiều cao giữa học sinh cao nhất với học sinh thấp nhất trong cùng một độ tuổi rất lớn Cụ thể là mức chênh lệch chiều cao giữa học sinh cao nhất và học sinh thấp nhất cũng tăng dần từ 7 tuổi đến 13 tuổi sau đó giảm dần Sự khác nhau này có thể do học sinh bắt đầu bước vào tuổi dậy thì không giống nhau Các học sinh bước vào tuổi dậy thì sớm hơn thì thời điểm tăng trưởng nhảy vọt về chiều cao cũng tới sớm hơn Trong khi một số khác lại chưa bước vào tuổi dậy thì nên chiều cao còn tăng chậm Kết quả, sự khác nhau về chiều cao trong cùng lớp tuổi lớn.

Số học sinh nam có chiều cao nằm ngoài giá trị trung bình chiếm 30,00% Như vậy, đa số học sinh có chiều cao nằm trong khoảng giá trị trung bình Tỉ lệ học sinh thuộc nhóm này ở độ tuổi 7 (71,74%), độ tuổi 8 (67,40%), độ tuổi 9 (68,52%), độ tuổi 10 (72,00%), độ tuổi 11 (70,38%), độ tuổi 12 (71,70%), độ tuổi 13 (71,70%), độ tuổi 14 (66,00%), độ tuổi 15 (68,52%) đều rất cao Tính chung cho toàn bộ số học sinh nam từ 7 tuổi đến 15 tuổi thì tỉ lệ này là 70,00% Điều này chứng tỏ, sự phát triển chiều cao của học sinh nam phù hợp với quy luật phát triển không đồng đều của trẻ em.

3.1.1.2 Chiều cao của học sinh nữ

Kết quả nghiên cứu chiều cao của học sinh nữ từ 7 đến 15 tuổi được thể hiện trong bảng 3.2 và hình 3.2.

Các số liệu trong bảng 3.2 cho thấy, chiều cao của học sinh nữ tăng dần theo tuổi Cụ thể là chiều cao của học sinh nữ tăng từ 144,61 cm lúc 7 tuổi lên 152,14 cm lúc 15 tuổi Như vậy, tốc độ tăng chiều cao trung bình của học sinh nữ là 4,69 cm/năm Tốc độ tăng chiều cao diễn ra không đều Chiều cao của học sinh nữ bắt đầu tăng nhanh lúc 10 tuổi, tăng nhanh nhất lúc 12-13 tuổi (tăng 6,77 cm), sau độ tuổi này tốc độ tăng giảm dần.

Mức chênh lệch về chiều cao giữa học sinh cao nhất với học sinh thấp nhất trong cùng độ tuổi rất lớn Cụ thể, ở độ tuổi 13 mức chênh lệch này là 24,0 cm, ở độ tuổi 14 là 24,5 cm Sự khác nhau này do từ 11-14 tuổi học sinh nữ bắt đầu bước vào giai đoạn dậy thì Học sinh bước vào giai đoạn dậy thì sớm hơn thì thời điểm tăng trưởng nhảy vọt về chiều cao cũng sớm hơn.Trong khi một số khác lại chưa bước vào tuổi dậy thì nên chiều cao còn tăng chậm Do vậy, mức chênh lệch về chiều cao trong cùng độ tuổi rất lớn.

Bảng 3.2 Chiều cao của học sinh nữ

Học sinh có chiều cao nằm ngoài giá trị X SD 

Hình 3.2 Biểu đồ thể hiện chiều cao của học sinh nữ theo tuổi

Số học sinh nữ có chiều cao nằm ngoài giá trị trung bình chiếm 29,98% Như vậy, đa số học sinh có chiều cao nằm trong khoảng giá trị trung

7 8 9 10 11 12 13 14 15 Tuổi bình Tỉ lệ học sinh thuộc nhóm này ở các độ tuổi 7 (68,75%), độ tuổi 8 (72,15%), độ tuổi 9 (69,23%), độ tuổi 10 (72,72%), độ tuổi 11 (70,22%), độ tuổi 12 (71,70%), độ tuổi 13 (69,81%), độ tuổi 14 (68,00%), độ tuổi 15 (68,00%) đều rất cao Tính chung cho toàn bộ số học sinh nữ từ 7 tuổi đến 15 tuổi thì tỉ lệ này là 70,02% Điều này chứng, sự phát triển chiều cao của học sinh nữ phù hợp với quy luật phát triển chung.

3.1.1.3 So sánh chiều cao của học sinh nam và nữ

Chiều cao của học sinh nam và học sinh nữ được thể hiện trong bảng 3.3 và hình 3.3.

Bảng 3.3 Chiều cao của học sinh theo tuổi và giới tính

Nam (1) Nữ (2) n X SD  Tăng n X SD  Tăng

Tổng 460 Tăng trung bình/năm 5,31 4,69

Các số liệu trong bảng 3.3 cho thấy, ở cả nam và nữ chiều cao đều tăng dần theo tuổi Tốc độ tăng chiều cao trung bình của nam là 5,31 cm/năm và của nữ là 4,69 cm/năm Điều này chứng tỏ, ở giai đoạn 7-15 tuổi tốc độ tăng chiều cao của học sinh nam lớn hơn so với của học sinh nữ Tốc độ tăng chiều cao hàng năm của học sinh nam và học sinh nữ không đều Cả nam và nữ đều có giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt về chiều cao Ở nam thời điểm tăng trưởng nhảy vọt về chiều cao diễn ra từ 13-14 tuổi, còn ở nữ diễn ra lúc 12-13 tuổi. Thời điểm tăng trưởng nhảy vọt về chiều cao của nữ bắt đầu sớm hơn so với của nam Sự tăng trưởng nhảy vọt về chiều cao của học sinh nam và học sinh nữ diễn ra vào giai đoạn dậy thì, đó là thời điểm cơ thể có sự biến đổi mạnh mẽ về mặt sinh lý Hoạt động mạnh của hoocmon sinh dục (testosterone ở nam và ơstrogen ở nữ) đã kích thích sự phát triển chiều dài của xương, nhất là các xương ống.

Giai đoạn bắt đầu tuổi dậy thì của nữ thường đến sớm hơn của nam Do vậy, giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt về chiều cao của nữ cũng sớm hơn của nam khoảng 1 năm Ở giai đoạn 7-9 tuổi chiều cao của nam lớn hơn của nữ, ở giai đoạn 10-13 tuổi chiều cao của nữ lại lớn hơn của nam Đến giai đoạn 14-

15 tuổi khi nam bước vào giai đoạn dậy thì và có sự tăng nhảy vọt về chiều cao thì chiều cao của nam lại cao hơn của nữ Như vậy, trên đồ thị biểu diễn sự tăng trưởng chiều cao của nam và nữ xuất hiện hai điểm giao chéo Điểm giao chéo tăng trưởng chiều cao lần thứ nhất xuất hiện vào lúc 9-10 tuổi và điểm giao chéo tăng trưởng chiều cao lần thứ hai xuất hiện lúc 13-14 tuổi (hình 3.3)

Mức chênh lệch về chiều cao giữa học sinh nam và học sinh nữ trong cùng một độ tuổi từ 7 tuổi đến 14 tuổi không rõ và không có ý nghĩa thống kê(p>0,05), còn ở độ tuổi 15 rõ rệt (p 0,05). Ở giai đoạn 11-15 tuổi, tần số tim của học sinh nam thấp hơn của học sinh nữ,

Tần số tim (nhịp/phút)

NamNữ nhưng chỉ có từ giai đoạn 13-15 tuổi mức chênh lệch mới thể hiện rõ và có ý nghĩa thống kê (p0,05) Còn từ 10-15 tuổi, huyết áp tâm thu của học sinh nam thấp hơn của học sinh nữ một cách rõ rệt (p0,05).

3.3.1.3 Phân bố học sinh theo các mức trí tụê

Căn cứ vào thang chuẩn của của Wechsler, có thể xếp học sinh theo 7 mức trí tuệ Kết quả nghiên cứu được thể hiện trong bảng 3.17 và hình 3.22

Các số liệu trong bảng 3.17 cho thấy, sự phân bố học sinh theo các mức trí tụê tuân theo phân phối chuẩn Ở tất cả các độ tuổi từ 7-15 tuổi, số học sinh có trí tuệ loại trung bình (mức IV) chiếm tỉ lệ cao nhất Cụ thể là số học sinh có trí tuệ trung bình ở độ tuổi 7 là 59,57%, ở độ tuổi 8 là 59,14%, ở độ tuổi 9 là 52,38%, ở độ tuổi 10 là 54,84%, ở độ tuổi 11 là 57,00%, ở độ tuổi 12 là 53,33%, ở độ tuổi 13 là 58,10%, ở độ tuổi 14 là 56,57%, ở độ tuổi 15 là 56,31% Ngược lại, số học sinh có mức trí tuệ xuất sắc (mức I) và số học sinh có mức trí tuệ ngu độn (mức VII) chiếm tỉ lệ rất thấp Cụ thể, số học sinh có mức trí tuệ xuất sắc có ở độ tuổi 7 là 1,06%, ở độ tuổi 9 là 0,95%, ở độ tuổi

11 là 1,00%, ở độ tuổi 12 là 0,95%, ở độ tuổi 13 là 0,95%, ở độ tuổi 15 là0,97% Còn số học sinh có mức trí tuệ ngu độn có ở độ tuổi 9 là 0,95%, ở độ tuổi 11 là 1,00%, ở độ tuổi 12 là 0,95%, ở độ tuổi 14 là 1,01%.

Bảng 3.17 Phân bố học sinh theo các mức trí tuệ

Tỉ lệ % học sinh thuộc các mức trí tuệ

I II III IV V VI VII

Hình 3.22 Biểu đồ thể hiện sự phân bố học sinh theo các mức trí tuệ và giới tính

Tỉ lệ học sinh nam và học sinh nữ ở từng mức trí tuệ khác nhau không đáng kể Điều này chứng tỏ, không có sự khác biệt về năng lực trí tuệ theo giới tính (hình 3.22)

3.3.2 Trí nhớ ngắn hạn của học sinh

3.3.2.1 Trí nhớ thị giác của học sinh

Kết quả nghiên cứu trí nhớ thị giác của học sinh được thể hiện trong bảng 3.18 và hình 3.23.

Các số liệu trong bảng 3.18 cho thấy, điểm trí nhớ thị giác của học sinh tăng dần theo tuổi Cụ thể, điểm trí nhớ thị giác ở độ tuổi 7 là 5,10 điểm tăng lên 7,07 điểm ở độ tuổi 15 Như vậy, tốc độ tăng trung bình điểm trí nhớ thị giác của học sinh từ 7-15 tuổi là 0,25 điểm/năm.

I II III IV V VI VII

Xét về mặt giới tính, sự tăng điểm trí nhớ thị giác cũng không giống nhau Ở học sinh nam, điểm trí nhớ từ 5,11 điểm lúc 7 tuổi tăng lên 7,08 điểm lúc 15 tuổi, tốc độ tăng trung bình là 0,25 điểm/năm Còn ở học sinh nữ điểm trí này từ 5,10 điểm lúc 7 tuổi tăng lên 7,06 điểm lúc 15 tuổi, tốc độ tăng trung bình là 0,24 điểm/năm Ở cùng một độ tuổi, mức độ khác nhau về điểm trí nhớ thị giác của học sinh nam và nữ là không rõ và không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) (hình 3.24).

Bảng 3.18 Trí nhớ thị giác của học sinh theo tuổi và giới tính

Tuổi Điểm trí nhớ thị giác

Nam (1) Nữ (2) Chung n X SD  n X SD  n X SD 

Hình 3.23 Biểu đồ thể hiện trí nhớ thị giác của học sinh theo tuổi

Hình 3.24 Biểu đồ thể hiện trí nhớ thị giác của học sinh theo tuổi và giới tính Điểm trí nhớ thị giá c

7 8 9 10 11 12 13 14 15 Tuổi Điểm trí nhớ thị giá c

3.3.2.2 Trí nhớ thính giác của học sinh

Kết quả nghiên cứu trí nhớ thính giác của học sinh được thể hiện trong bảng 3.19 và hình 3.25.

Bảng 3.19 Trí nhớ thính giác của học sinh theo tuổi và giới tính

Tuổi Điểm trí nhớ thính giác

Nam (1) Nữ (2) Chung n X SD  n X SD  n X SD 

Hình 3.25 Biểu đồ thể hiện trí nhớ thính giác của học sinh theo tuổi Điểm trí nhớ thính giác

Các số liệu trong bảng 3.19 cho thấy, điểm trí nhớ thính giác của học sinh tăng dần theo tuổi Cụ thể, điểm trí nhớ thính giác lúc 7 tuổi là 5,08 điểm tăng lên 6,78 điểm lúc tuổi 15 Như vậy, tốc độ tăng trung bình điểm trí nhớ thính giác của học sinh từ 7-15 tuổi là 0,21 điểm/năm.

Hình 3.26 Biểu đồ thể hiện trí nhớ thính giác của học sinh theo tuổi và giới tính

Sự tăng điểm trí nhớ thính giác theo giới tính cũng khác nhau Ở học sinh nam điểm này từ 5,07 điểm lúc 7 tuổi tăng lên 6,81 điểm lúc 15 tuổi, tốc độ tăng trung bình là 0,22 điểm/năm Còn ở học sinh nữ nó thay đổi từ 5,09 điểm lúc 7 tuổi lên 6,75 điểm lúc 15 tuổi, tốc độ tăng trung bình là 0,21 điểm/năm Ở cùng một độ tuổi mức độ khác nhau về điểm trí nhớ thính giác của học sinh nam và học sinh nữ là không rõ và không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

3.3.2.3 So sánh trí nhớ thị giác và trí nhớ thính giác của học sinh

Kết quả nghiên cứu so sánh trí nhớ thị giác và trí nhớ thính giác của học sinh được thể hiện trong bảng 3.20. Điểm trí nhớ thính giác

Bảng 3.20 So sánh trí nhớ thị giác và trí nhớ thính giác của học sinh theo tuổi

Các số liệu trong bảng 3.20 cho thấy, trí nhớ thị giác và trí nhớ thính giác của học sinh đều tăng dần theo tuổi Tốc độ tăng trung bình trí nhớ thị giác của học sinh là 0,25 điểm/năm và trí nhớ thính giác của học sinh là 0,21 điểm/năm Ở giai đoạn 7 - 15 tuổi, trí nhớ thị giác của học sinh tốt hơn trí nhớ thính giác Trong giai đoạn từ 7 - 15 tuổi ở cả học sinh nam và học sinh nữ, trí nhớ thị giác đều cao hơn trí nhớ thính giác Tuy nhiên, mức chênh lệch không đáng kể và không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Chỉ số vượt khó (AQ) của học sinh

3.4.1 Chỉ số AQ của học sinh 7- 15 tuổi

Kết quả nghiên cứu chỉ số AQ của học sinh được thể hiện trong bảng 3.21 và hình 3.27.

Bảng 3.21 Chỉ số AQ của học sinh

Tuổi n Chỉ số AQ Tăng

Các số liệu trong bảng 3.21 cho thấy, chỉ số AQ của học sinh từ 7-15 tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi đạt 141,33 dưới mức trung bình, theo nghiên cứu của Paul Stoltz [95] Chỉ số AQ của học sinh tăng dần theo tuổi,thấp nhất ở độ tuổi 7 (133,15 điểm) và cao nhất ở độ tuổi 15 (148,87 điểm),tăng trung bình hàng năm là 1,97 điểm.

Hình 3.27 Biểu đồ thể hiện chỉ số AQ của của học sinh theo tuổi

3.4.2 Chỉ số AQ của học sinh theo giới tính

Kết quả nghiên cứu chỉ số AQ theo giới tính được thể hiện trong bảng 3.22 và hình 3.28.

Các số liệu trong bảng 3.22 cho thấy, chỉ số AQ của học sinh nam và học sinh nữ tăng dần theo tuổi, thấp nhất ở độ tuổi 7 (ở nam là 134,07 điểm còn ở nữ là 132,27điểm) và cao nhất ở độ tuổi 15 (ở nam là 148,48 điểm còn ở nữ là 149,30 điểm).

Trong cùng một độ tuổi, chỉ số AQ của học sinh nam thường cao hơn của học sinh nữ Tuy nhiên, mức chênh lệch về chỉ số AQ giữa học sinh nam và học sinh nữ không lớn và không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Bảng 3.22 Chỉ số AQ của học sinh theo tuổi và giới tính

Hình 3.28 Biểu đồ thể hiện chỉ số AQ của học sinh theo tuổi và giới tính

3.4.3 Các chỉ số thành phần AQ của học sinh

Chỉ số AQ gồm 4 chỉ số thành phần C, O, R, E.

Chỉ số C (Control) khả năng kiểm soát, điều khiển Đây là một trong số những nhân tố quan trọng chỉ ra cách một người nào đó phản ứng lại với những trở ngại Chỉ số C đánh giá khả năng kiểm soát và hạn chế bất lợi chi phối cuộc sống, đánh giá sự quyết tâm kiên cường đối mặt với trở ngại.

Chỉ số O (Ownership): Khả năng xử lý tình huống Đo chỉ số O để xác định mức độ chịu trách nhiệm và khả năng xử lý tình huống, hành động. Điểm AQ

Chỉ số R (Reach) là khả năng chịu đựng Đo chỉ số R để xác định mức độ phạm vi tiếp cận sự kiện và sức chịu đựng các mức độ căng thẳng.

Chỉ số E (Endurance) khả năng nhẫn lại, tinh thần lạc quan Đo chỉ số E để xác định thời gian chịu đựng các tình huống xấu, là thước đo về sự lạc quan Kết quả nghiên cứu các chỉ số thành phần của AQ được thể hiện trong bảng 3.23 và hình 3.29.

Bảng 3.23 Các chỉ số thành phần của AQ

Tuổi n Điểm các chỉ số

X SD  X SD  X SD  X SD  X SD 

Hình 3.29 Biểu đồ thể hiện các chỉ số thành phần của AQ theo tuổi

Các số liệu trong bảng 3.23 cho thấy, các chỉ số thành phần của AQ đều tăng dần theo tuổi Cụ thể, chỉ số C ở độ tuổi 7 là 16,07 tăng lên 17,64 ở độ tuổi 15, tốc độ tăng trung bình 0,20 điểm/năm Chỉ số O ở độ tuổi 7 là 16,12 tăng lên 18,42 ở độ tuổi 15, tốc độ tăng trung bình 0,29 điểm/năm Chỉ số R ở độ tuổi 7 là 17,09 tăng lên 18,43 ở độ tuổi 15, tốc độ tăng trung bình 0,18 điểm/năm Chỉ số E ở độ tuổi 7 là 17,30 tăng lên 19,95 ở độ tuổi 15, tốc độ tăng trung bình 0,33 điểm/năm.

Trong cùng một độ tuổi, các chỉ số thành phần của AQ cũng tăng dần từ chỉ số C đến chỉ số E (hình 3.29).

3.4.3.1 Khả năng kiểm soát, điều khiển của học sinh

Kết quả nghiên cứu khả năng kiểm soát (chỉ số C) của học sinh theo giới tính được thể hiện trong bảng 3.24 và hình 3.30.

Các số liệu trong bảng 3.24 cho thấy, chỉ số C của học sinh tăng dần theo tuổi Đối với học sinh nam ở độ tuổi 7 là 16,14 điểm tăng lên 17,82 điểm lúc 15 tuổi, tốc độ tăng trung bình 0,21 điểm/năm Đối với học sinh nữ ở độ

C ORE tuổi 7 là 16,00 điểm tăng lên 17,64 điểm, tốc độ tăng trung bình 0,21 điểm/năm.

Bảng 3.24 Khả năng kiểm soát của học sinh theo tuổi và theo giới tính

Nam (1) Nữ (2) Chung n X SD  n X SD  n X SD 

Hình 3.30 Biểu đồ thể hiện chỉ số C của học sinh theo tuổi và giới tính

Trong cùng một độ tuổi, chỉ số C của học sinh nam và học sinh nữ có sự khác nhau Tuy nhiên, sự khác nhau về chỉ số C giữa học sinh nam và học sinh nữ không rõ và không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

3.4.3.2 Khả năng xử lý tình huống của học sinh

Kết quả nghiên cứu khả năng xử lí tình huống (chỉ số O) của học sinh theo giới tính được thể hiện trong bảng 3.25 và hình 3.31.

Các số liệu trong bảng 3.25 cho thấy, chỉ số O (khả năng xử lí tình huống) của học sinh tăng dần theo tuổi Đối với học sinh nam, ở độ tuổi 7 chỉ số này là 16,30 điểm tăng lên 18,56 điểm lúc 15 tuổi, tốc độ tăng trung bình 0,28 điểm/năm Đối với học sinh nữ ở độ tuổi 7 là 15,97 điểm tăng lên 18,25 điểm, tốc độ tăng trung bình 0,29 điểm/năm.

Trong cùng một độ tuổi, chỉ số O của học sinh nam và học sinh nữ có sự khác nhau Tuy nhiên, sự khác nhau về chỉ số O giữa học sinh nam và học sinh nữ không rõ và không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Bảng 3.25 Khă năng xử lý tình huống của học sinh theo tuổi và theo giới tính Tuổi Điểm chỉ số O (Ownership)

Nam (1) Nữ (2) Chung n X SD  n X SD  n X SD 

Hình 3.31 Biểu đồ thể hiện chỉ số O của học sinh theo tuổi và giới tính

3.4.3.3 Khả năng chịu đựng của học sinh

Kết quả nghiên cứu khả năng chịu đựng (chỉ số R) của học sinh theo giới tính được thể hiện trong bảng 3.26 và hình 3.32.

Bảng 3.26 Khă năng chịu đựng của học sinh theo tuổi và theo giới tính

Nam (1) Nữ (2) Chung n X SD  n X SD  n X SD 

Hình 3.32 Biểu đồ thể hiện chỉ số R (Reach) của học sinh theo tuổi, giới tính

Các số liệu trong bảng 3.26 cho thấy, chỉ số R (khả năng chịu đựng) của học sinh tăng dần theo tuổi Đối với học sinh nam, ở độ tuổi 7 chỉ số này là 17,18 điểm tăng lên 18,62 điểm lúc 15 tuổi, tốc độ tăng trung bình 0,18 điểm/năm Đối với học sinh nữ, ở độ tuổi 7 chỉ số này là 17,01 điểm tăng lên 18,22 điểm lúc 15 tuổi, tốc độ tăng trung bình 0,15 điểm/năm.

Trong cùng một độ tuổi, chỉ số R của học sinh nam và học sinh nữ có sự khác nhau Tuy nhiên, sự khác nhau về chỉ số R giữa học sinh nam và học sinh nữ không rõ và không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

3.4.3.4 Khả năng nhẫn nại, lạc quan của học sinh

Kết quả nghiên cứu khả năng nhẫn nại, sự lạc quan (chỉ số E) của học sinh theo giới tính được thể hiện trong bảng 3.27 và hình 3.33.

Các số liệu trong bảng 3.27 cho thấy, chỉ số E (khả năng nhẫn nại, sự lạc quan) của học sinh tăng dần theo tuổi Đối với học sinh nam, ở độ tuổi 7 điểm của chỉ số này là 17,46 điểm tăng lên 20,22 điểm lúc 15 tuổi, tốc độ tăng trung bình 0,35 điểm/năm Đối với học sinh nữ, ở độ tuổi 7 chỉ số này là 17,15 điểm tăng lên 19,63 điểm lúc 15 tuổi, tốc độ tăng trung bình 0,31 điểm/năm.

Bảng 3.27 Khă năng nhẫn nại, sự lạc quan của học sinh theo tuổi và theo giới tính Tuổi Điểm chỉ số E

Nam (1) Nữ (2) Chung n X SD  n X SD  n X SD 

Hình 3.33 Biểu đồ thể hiện chỉ số E của học sinh theo tuổi, giới tính

Mối liên quan giữa năng lực trí tuệ với các chỉ số nghiên cứu của học sinh

4.1 CÁC CHỈ SỐ THỂ LỰC CỦA HỌC SINH 7-15 TUỔI

4.1.1 Chiều cao của học sinh 7-15 tuổi

Chiều cao của cơ thể là một chỉ số cơ bản của sự phát triển thể lực, thể hiện đặc điểm lứa tuổi, giới tính, chủng tộc và điều kiện sống [69] Do đó chiều cao được coi là một chỉ số quan trọng để đánh giá thể lực của con người.

Qua nghiên cứu trên 897 học sinh từ 7-15 tuổi, chúng tôi nhận thấy chiều cao của học sinh tăng dần theo tuổi, với tốc độ khá lớn, trung bình mỗi năm chiều cao của học sinh nam tăng 5,31cm và của học sinh nữ tăng trung bình 4,67cm Chiều cao của các em học sinh tăng nhanh là do ở thời kì này, quá trình sinh trưởng và phát triển diễn ra mạnh Tuy nhiên, tốc độ tăng chiều cao của học sinh không đồng đều và có thời điểm tăng trưởng nhảy vọt Hiện tượng tăng trưởng nhảy vọt chiều cao của các em học sinh liên quan trực tiếp đến tuổi dậy thì [69] Ở tuổi dậy thì, xương phát triển mạnh đặc biệt là các xương ống dài ra rất nhanh làm chiều cao của các em tăng trưởng nhảy vọt

Thời kỳ tăng trưởng nhảy vọt về chiều cao của học sinh nữ (12-13 tuổi) xuất hiện sớm hơn của học sinh nam (13-14 tuổi) một năm là do tuổi dậy thì của nữ thường đến sớm hơn của nam Thời điểm tăng nhảy vọt chiều cao của học sinh 7 - 15 tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Thẩm Thị Hoàng Điệp và cs [24], Trần Thị Loan [62], Đoàn Yên và cs [88], và đến muộn hơn so với kết của Trần Văn Dần và cs [14], Đào Huy Khuê [41], Trần Đình Long và cs [65].

Tốc độ tăng chiều cao của học sinh nam và học sinh nữ không đồng đều Ở giai đoạn đầu (7-10 tuổi), tốc độ tăng chiều cao của học sinh nữ là 4,94 cm/năm lớn hơn so với học sinh nam (4,55 cm/năm) Ở giai đoạn sau (11-15

BÀN LUẬN

Các chỉ số thể lực của học sinh 7-15 tuổi

4.1.1 Chiều cao của học sinh 7-15 tuổi

Chiều cao của cơ thể là một chỉ số cơ bản của sự phát triển thể lực, thể hiện đặc điểm lứa tuổi, giới tính, chủng tộc và điều kiện sống [69] Do đó chiều cao được coi là một chỉ số quan trọng để đánh giá thể lực của con người.

Qua nghiên cứu trên 897 học sinh từ 7-15 tuổi, chúng tôi nhận thấy chiều cao của học sinh tăng dần theo tuổi, với tốc độ khá lớn, trung bình mỗi năm chiều cao của học sinh nam tăng 5,31cm và của học sinh nữ tăng trung bình 4,67cm Chiều cao của các em học sinh tăng nhanh là do ở thời kì này, quá trình sinh trưởng và phát triển diễn ra mạnh Tuy nhiên, tốc độ tăng chiều cao của học sinh không đồng đều và có thời điểm tăng trưởng nhảy vọt Hiện tượng tăng trưởng nhảy vọt chiều cao của các em học sinh liên quan trực tiếp đến tuổi dậy thì [69] Ở tuổi dậy thì, xương phát triển mạnh đặc biệt là các xương ống dài ra rất nhanh làm chiều cao của các em tăng trưởng nhảy vọt

Thời kỳ tăng trưởng nhảy vọt về chiều cao của học sinh nữ (12-13 tuổi) xuất hiện sớm hơn của học sinh nam (13-14 tuổi) một năm là do tuổi dậy thì của nữ thường đến sớm hơn của nam Thời điểm tăng nhảy vọt chiều cao của học sinh 7 - 15 tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Thẩm Thị Hoàng Điệp và cs [24], Trần Thị Loan [62], Đoàn Yên và cs [88], và đến muộn hơn so với kết của Trần Văn Dần và cs [14], Đào Huy Khuê [41], Trần Đình Long và cs [65].

Tốc độ tăng chiều cao của học sinh nam và học sinh nữ không đồng đều Ở giai đoạn đầu (7-10 tuổi), tốc độ tăng chiều cao của học sinh nữ là 4,94 cm/năm lớn hơn so với học sinh nam (4,55 cm/năm) Ở giai đoạn sau (11-15 tuổi), tốc độ tăng chiều cao của học sinh nam là 5,76 cm/năm lớn hơn so với học sinh nữ (4,54 cm/năm) Tạo nên hai điểm giao chéo trên đường biểu diễn sự biến đổi chiều cao theo tuổi của học sinh (điểm giao chéo lần thứ nhất lúc

10 tuổi và điểm giao chéo lần thứ hai lúc 14 tuổi).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về thời điểm giao chéo tăng trưởng chiều cao của học sinh phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Loan

[62], Trần Đình Long và cs [65], của “HSSH” [85], nhưng sớm hơn so với Thẩm Thị Hoàng Điệp và cs [25], Đoàn Yên và cs [88] Trong khi đó, điểm giao chéo tăng trưởng chiều cao lần thứ hai của học sinh trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi phù hợp kết quả của Trần Văn Dần và cs [14], Trần Đình Long và cộng sự [65] và của cuốn “HSSH” [85], nhưng sớm hơn so với kết quả nghiên cứu của Thẩm Thị Hoàng Điệp và cs [25], Trần Thị Loan [62], Đoàn Yên và cs [88].

Chiều cao trung bình của học sinh nam, học sinh nữ trong nghiên cứu của chúng tôi lớn hơn so với số liệu trong công trình nghiên cứu của “HSSH”

[85], Đoàn Yên và cs [88], Thẩm Thị Hoàng Điệp và cs [25] Còn so với số liệu trong nghiên cứu của Đỗ Hồng Cường [12], Trần Thị Loan [62] thì đa số chiều cao của học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn Điều này chứng tỏ, chiều cao của học sinh trong thập niên này lớn hơn so với thập niên trước Chiều cao của học sinh ở thành thị cũng lớn hơn của học sinh ở nông thôn Nguyên nhân của hiện tượng này là do điều kiện kinh tế, chất lượng cuộc sống của đất nước ta đã thay đổi so với trước Ở nông thôn, đời sống của nhân dân còn thấp hơn so với ở thành thị Nhiều tác giả Việt Nam [14], [15],

[25], [31], [32], [33], [41], [64], [74], [77], [86] đều có nhận xét chiều cao của trẻ em thuộc mọi lứa tuổi đều tăng so với mấy chục năm trước đây.

4.1.2 Cân nặng của học sinh 7-15 tuổi

Cùng với chiều cao, cân nặng cũng là một chỉ số cơ bản phản ánh sự phát triển thể lực của con người [74].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, cân nặng của học sinh tăng liên tục từ 7 -15 tuổi Tốc độ tăng cân nặng trung bình của học sinh nam là 3,26kg/năm, của học sinh nữ là 2,95kg/năm Tuy nhiên, tốc độ tăng cân nặng không đồng đều, có thời điểm tăng nhảy vọt, gắn liền với tuổi dậy thì của trẻ em Khi trẻ em dậy thì, hệ cơ phát triển mạnh nên cân nặng tăng nhanh Thời điểm tăng cân nặng nhảy vọt ở học sinh nam là 14-15 tuổi, muộn hơn so với học sinh nữ một năm, do tuổi dậy thì của nam thường muộn hơn của nữ.

Thời điểm tăng nhảy vọt của học sinh nam là 14-15 tuổi và của học sinh nữ là 13-14 tuổi Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với số liệu nghiên cứu của nhiều tác giả khác như “HSSH’’[85], Đoàn Yên và cs [88], nhưng muộn hơn một năm so với số liệu của Đỗ Hồng Cường [12], Trần Văn Dần và cs [14],Trần Đình Long và cs [65], sớm hơn so với số liệu của Đào Huy Khuê [41].

Do tốc độ tăng cân nặng của học sinh nam và học sinh nữ không giống nhau nên đường biểu diễn sự biến đổi theo tuổi về cân nặng có hai điểm giao chéo: giao chéo lần thứ nhất lúc 12 tuổi và giao chéo lần thứ hai lúc 14 tuổi.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi so với kết quả nghiên cứu của Trần Văn Dần và cs [14], của “HSSH” [85], của Đoàn Yên và cs [88] thì cân nặng của học sinh trong diện nghiên cứu của chúng tôi có lớn hơn, còn so với nghiên cứu của Trần Thị Loan [62], Đỗ Hồng Cường [12] cân nặng trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn Có sự khác biệt này là do các yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của học sinh ở các công trình nghiên cứu trên là khác nhau Cụ thể đó là các yếu tố như chế độ dinh dưỡng, tình trạng sức khoẻ, tính di truyền…

4.1.3 Vòng ngực trung bình của học sinh 7-15 tuổi

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, vòng ngực trung bình của học sinh tăng dần từ 7-15 tuổi.Tốc độ tăng vòng ngực trung bình của học sinh nam 2,14 cm/năm, của học sinh nữ 1,99 cm/năm và không đều qua các năm. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác [14], [24], [68],

Vòng ngực trung bình của học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi lớn hơn so với số liệu nghiên cứu của một số tác giả khác như Trần Văn Dần và cộng sự [14], Thẩm Thị Hoàng Điệp và cộng sự [24], Trần Thị Loan [62] Sự khác nhau có thể do thời điểm nghiên cứu, địa bàn nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu khác nhau Vòng ngực của học sinh nam và học sinh nữ trong nghiên cứu của chúng tôi tăng nhanh vào giai đoạn 14-15 tuổi ở học sinh nam và 13-14 tuổi ở học sinh nữ.

Cũng giống như chiều cao và cân nặng, tốc độ tăng vòng ngực trung bình của học sinh nam và học sinh nữ qua các năm không giống nhau Do đó đường biểu diễn sự biến đổi vòng ngực trung bình của học sinh nam và nữ có hai điểm giao chéo vào lúc 12 tuổi và 14 tuổi.

4.1.4 Chỉ số pignet và BMI của học sinh 7-15 tuổi

Chức năng một số hệ cơ quan của học sinh 7-15 tuổi

4.2.1 Tần số tim của học sinh từ 7-15 tuổi

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.12), cho thấy, từ 7-15 tuổi, tần số tim của học sinh giảm dần, với mức giảm trung bình mỗi năm ở học sinh nam là 1,99 nhịp/phút, ở học sinh nữ là 1,46 nhịp/phút Điều này có thể giải thích do cơ thể các em học sinh đang phát triển, tim của các em cũng đang phát triển về cấu trúc và chức năng, buồng tim ngày càng to, cơ tim ngày càng khoẻ, sức chứa máu của tim tăng lên, lực co tim ngày càng mạnh do đó tần số tim giảm.

Sự biến đổi tần số tim của học sinh ở các giai đoạn có những đặc điểm riêng Đối với học sinh nữ, mức biến đổi tần số tim không đều như học sinh nam Điều này phù hợp với nhận xét của Trần Thị Loan [62].

Tần số tim của học sinh trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi có sự khác nhau so với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác như Đỗ Hồng Cường [12], Trần Thị Loan [62] Sự khác biệt này có thể do đối tượng nghiên cứu khác nhau, thời điểm nghiên cứu khác nhau.

4.2.2 Huyết áp động mạch của học sinh từ 7-15 tuổi Ở giai đoạn 7-15 tuổi, huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương của học sinh nam và nữ tăng dần theo tuổi Huyết áp tâm thu của học sinh nam tăng trung bình 1,76 mmHg/năm, của học sinh nữ tăng 2,03 mmHg/năm Huyết áp tâm trương của học sinh nam tăng trung bình 1,93 mmHg/năm, của học sinh nữ tăng 1,96 mmHg/năm Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhận xét của nhiều tác giả khác [23], [47], [53], [88].

Huyết áp của học sinh tăng dần theo tuổi là do sự biến đổi về cấu trúc và chức năng của hệ tim mạch trong quá tình phát triển cá thể Ở trẻ em, tuổi càng lớn, tim càng khỏe, buồng tim càng rộng, lưu lượng tim càng tăng nên lượng máu đẩy vào động mạch càng tăng, dẫn đến tăng huyết áp (theo [62]).

Tốc độ tăng huyết áp không đều theo tuổi Thời điểm tăng nhanh huyết áp của học sinh nam lúc 13-14 tuổi và ở học sinh nữ lúc 12-13 tuổi Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Loan [62].

So sánh với số liệu của Đỗ Hồng Cường [12], Trần Thị Loan [62],huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương của nhóm học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi có giá trị tương đương nhau Điều này chứng tỏ, huyết áp là một chỉ số chức năng ít biến đổi theo thời gian.

Các chỉ số trí tuệ của học sinh

4.3.1 Trí tuệ và các mức trí tuệ của học sinh 7-15 tuổi

Trí tuệ thuộc lĩnh vực hoạt động thần kinh cấp cao của con người, có liên quan đến cả vật chất lẫn tinh thần Do đó việc nghiên cứu được coi là công việc của các khoa học liên ngành, đòi hỏi sự tham gia của nhiều nhà tâm lý, sinh lý học…

Trí ruệ của học sinh được đánh giá qua hai chỉ số là IQ và mức trí tuệ. Theo một số tác giả, sự phát triển trí tuệ của học sinh liên quan chặt chẽ với sự phát triển của não bộ [44].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, chỉ số IQ của học sinh tăng dần theo tuổi và không khác nhau theo giới tính Điểu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả [56], [62].

Kết quả nghiên cứu chung cho thấy, sự phân bố các đối tượng theo chỉ số IQ có dạng phân phối chuẩn, trong đó số học sinh có chỉ số IQ ở mức IV- mức trung bình chiếm tỉ lệ cao nhất (56,30%) Không có sự khác biệt rõ về năng lực trí tuệ giữa học sinh nam và học sinh nữ.

So với phân phối chuẩn quốc tế, số học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi có chỉ số IQ dưới mức trung bình chiếm tỉ lệ thấp hơn và số học sinh có chỉ số IQ trên mức trung bình chiếm tỉ lệ cao hơn.

4.3.2 Trí nhớ ngắn hạn của học sinh 7-15 tuổi

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy khả năng ghi nhớ ngắn hạn của học sinh tăng dần theo tuổi, nhưng không đều qua các năm từ 7-11 tuổi khả năng ghi nhớ của cả học sinh nam và học sinh nữ đều nhanh, từ 11-15 tuổi khả năng ghi nhớ của học sinh tiếp tục tăng nhưng chậm hơn so với giai đoạn trước đó Điều này có liên quan đến quá trình phát triển và hoàn thiện về mặt cấu trúc và chức năng của các tế bào thần kinh, cũng như các đường liên hệ giữa chúng với nhau và giữa các cấu trúc thần kinh liên quan với chức năng tiếp nhận và duy trì thông tin trong não Nhờ vậy mà khả năng ghi nhớ ngày càng tốt [40] Sự phát triển và hoàn thiện cấu trúc và chức năng của các tế bào thần kinh, các vùng chức năng trong vỏ não người diễn ra nhanh chóng trong giai đoạn từ 5-6 tuổi đến 10-12 tuổi [56].

Các kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, cũng giống như trí tuệ, giữa học sinh nam và học sinh nữ từ 7-15 tuổi không có sự khác biệt về khả năng ghi nhớ Kết quả này được xem là một trong những dữ liệu chứng minh không có sự khác biệt trong hoạt động trí tuệ giữa nam và nữ. Điểm trí nhớ thị giác ngắn hạn và thính giác ngắn hạn của học sinh trong cùng một độ tuổi có sự chênh lệch nhau Cụ thể điểm trí nhớ thị giác ngắn hạn cao hơn điểm trí nhớ thính giác ngắn hạn.

Chỉ số vượt khó của học sinh 7-15 tuổi

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, chỉ số vượt khó (AQ) của học sinh tăng dần theo tuổi Từ 7-14 tuổi chỉ số AQ trung bình của học sinh thấp hơn mức trung bình chung (147,5) do Viện Peaklearning đưa ra [95] Ở độ tuổi 15 cuối cấp THCS có chỉ số AQ vượt mức trung bình chung Điều này có thể giải thích do học sinh trong giai đoạn này đang chịu áp lực lớn trong việc chuyển cấp, mặc khác học sinh ở độ tuổi này đã có hệ thần kinh phát triển và hoàn thiện hơn nên đã có sự thích ứng và xử lý tình huống tốt hơn học sinh ở các độ tuổi nhỏ.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, trong cùng một độ tuổi chỉ số AQ của học sinh nam và học sinh nữ có sự chênh lệch, thường học sinh nam có chỉ số AQ cao hơn học sinh nữ, cũng giống như trí tuệ và trí nhớ ngắn hạn sự chênh lệch đó đều không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

4.5 BÀN LUẬN VỀ MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA NĂNG LỰC TRÍ TUỆ VỚI MỘT SỐ CHỈ SỐ SINH HỌC CỦA HỌC SINH 7-15 TUỔI

Mối liên quan giữa chỉ số IQ và khả năng ghi nhớ là mối liên quan thuận và chặt chẽ (r có giá trị dương), trong đó hệ số tương quan giữa chỉ số

IQ với trí nhớ thị giác ngắn hạn là r = 0,76731, với trí nhớ thính giác ngắn hạn là r = 0,76556 Điều đó có nghĩa là học sinh có chỉ số IQ càng cao thì khả năng ghi nhớ càng tốt.

Mối liên quan giữa chỉ số IQ với chỉ số AQ, đây là mối liên quan thuận và chặt chẽ hệ số tương quan giữa chỉ số IQ với các chỉ số AQ thành phần cụ thể là giữa IQ với chỉ số C là r = 0,60695, giữa IQ với chỉ số O có r 0,60577, giữa IQ với chỉ số R có r = 0,61602, giữa IQ với chỉ số E có r 0,62052 Điều đó có nghĩa là học sinh có chỉ số IQ càng cao thì chỉ số AQ càng lớn Khả năng vượt qua những khó khăn trở ngại và đối mặt với hoàn cảnh xấu, sẽ tăng lên khi bản thân học sinh tự tin vào bản thân và có những phương pháp xử lý tình huống tốt.

Mối liên quan giữa năng lực trí tuệ với các chỉ số nghiên cứu của học sinh

Dựa vào kết quả nghiên cứu có thể rút ra các kết luận sau:

1 Các chỉ số thể lực của học sinh 7-15 tuổi

- Các chỉ số chiều cao, cân nặng, vòng ngực trung bình của học sinh trong diện nghiên cứu của chúng tôi tăng dần theo tuổi, nhưng tốc độ tăng của ba chỉ số này không đều.

+ Chiều cao của học sinh nam, tăng trung bình mỗi năm là 5,31 cm, tăng nhảy vọt vào lúc 13-14 tuổi (tăng 6,85 cm) Chiều cao của học sinh nữ, tăng trung bình mỗi năm là 4,69 cm, tăng nhảy vọt vào lúc 12-13 tuổi (tăng 6,77 cm) Thời điểm tăng nhảy vọt chiều cao của học sinh nam xuất hiện muộn hơn so với học sinh nữ khoảng một năm Tốc độ tăng chiều cao của học sinh nam và nữ trong các năm không giống nhau, tạo nên điểm giao chéo tăng trưởng chiều cao lần thứ nhất lúc 10 tuổi và lần thứ hai lúc 14 tuổi.

+ Cân nặng của học sinh nam, tăng trung bình mỗi năm là 3,26 kg, tăng nhảy vọt vào thời điểm 14-15 tuổi (tăng 5,77 kg) Cân nặng của học sinh nữ tăng trung bình mỗi năm là 2,95 kg, tăng nhảy vọt vào thời điểm 13-14 tuổi (tăng 4,26 kg) Thời điểm tăng nhảy vọt cân nặng của học sinh nam xuất hiện muộn hơn so với học sinh nữ khoảng một năm Tốc độ tăng cân nặng của học sinh nam và nữ trong các năm không giống nhau, tạo nên giao chéo tăng trưởng cân nặng lần thứ nhất lúc 12 tuổi và lần thứ hai lúc 14 tuổi.

+ Vòng ngực trung bình của học sinh nam tăng trung bình mỗi năm là2,14 cm, tăng nhảy vọt vào thời điểm 14-15 tuổi (tăng 3,59 cm) Vòng ngực trung bình của học sinh nữ tăng trung bình mỗi năm là 1,99 cm, tăng nhảy vọt vào thời điểm 13-14 tuổi (tăng 2,82 cm) thời điểm tăng nhảy vọt vòng ngực trung bình của học sinh nam xuất hiện muộn hơn so với của học sinh nữ khoảng một năm

Ngày đăng: 18/07/2023, 12:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đỗ Hồng Anh (1990), Bản hướng dẫn sử dụng test Raven, Lược dịch, N- T, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản hướng dẫn sử dụng test Raven
Tác giả: Đỗ Hồng Anh
Năm: 1990
2. Đỗ Hồng Anh (1991) “Tình hình dùng test tâm lý ở Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 10, tr. 44-45 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình dùng test tâm lý ở Việt Nam”, "Tạp chínghiên cứu giáo dục
3. Nguyễn Trọng Bảo (1993), Một số vấn đề lý luận về năng khiếu, tài năng.Tuổi trẻ nhân tài và tài năng quân sự, Nxb Quân đội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề lý luận về năng khiếu, tài năng."Tuổi trẻ nhân tài và tài năng quân sự
Tác giả: Nguyễn Trọng Bảo
Nhà XB: Nxb Quân đội
Năm: 1993
4. Trịnh Văn Bảo (1993), “Một số ý kiến về ảnh hưởng của di truyền và môi trường đến việc hình thành tài năng”, Phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu, tài năng văn hoá nghệ thuật, Nxb Văn hoá, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số ý kiến về ảnh hưởng của di truyền và môitrường đến việc hình thành tài năng”, "Phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng năngkhiếu, tài năng văn hoá nghệ thuật
Tác giả: Trịnh Văn Bảo
Nhà XB: Nxb Văn hoá
Năm: 1993
5. Trịnh Văn Bảo (1997),“Vấn đề di truyền với sự tăng trưởng”, Bàn về đặc điểm tăng trưởng người Việt Nam, Đề tài KX-07-07, Hà Nội, tr. 150-161 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề di truyền với sự tăng trưởng”, "Bàn về đặcđiểm tăng trưởng người Việt Nam
Tác giả: Trịnh Văn Bảo
Năm: 1997
6. Bộ môn Nhi khoa, Trường Đại học Y Dược Hà Nội (1961), Đặc điểm về phát triển và phát dục ở trẻ em, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm vềphát triển và phát dục ở trẻ em
Tác giả: Bộ môn Nhi khoa, Trường Đại học Y Dược Hà Nội
Nhà XB: Nxb Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 1961
7. Nguyễn Bát Can (1958), Sự trưởng thành của cơ thể với các chế độ ăn uống, Nxb Văn hoá, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự trưởng thành của cơ thể với các chế độ ănuống
Tác giả: Nguyễn Bát Can
Nhà XB: Nxb Văn hoá
Năm: 1958
8. Trần tích Cảnh (1996), “Đặc điểm hình thái trẻ em cấp I (8-11 tuổi người Mường, người Việt”, Hình thái học, Tổng hội Y dược học Vịêt Nam, 3, (2), tr. 26-64 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm hình thái trẻ em cấp I (8-11 tuổi ngườiMường, người Việt”, "Hình thái học
Tác giả: Trần tích Cảnh
Năm: 1996
9. Quốc Chấn (1994), “Mấy nhận xét về hình thái sức khoẻ của học sinh tiểu học”, Nghiên cứu giáo dục, (8), tr. 29-30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy nhận xét về hình thái sức khoẻ của học sinh tiểuhọc”, "Nghiên cứu giáo dục
Tác giả: Quốc Chấn
Năm: 1994
10. Nguyễn Chương (1997), “Sự tăng trưởng và sự phát triển của não và vấn đề phát triển trí tuệ ”, Bàn về đặc điểm tăng trưởng người Việt Nam, Đề tài KX-07-07, Hà Nội, tr. 401-442 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự tăng trưởng và sự phát triển của não và vấnđề phát triển trí tuệ ”, "Bàn về đặc điểm tăng trưởng người Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Chương
Năm: 1997
11. Trần Thị Cúc (2002), “Nghiên cứu một số đặc điểm điện não và năng lực trí tuệ của học sinh và sinh viên thành phố Huế”, Luận án Tiến sĩ Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số đặc điểm điện não và năng lựctrí tuệ của học sinh và sinh viên thành phố Huế
Tác giả: Trần Thị Cúc
Năm: 2002
12. Đỗ Hồng Cường (2009), “Nghiên cứu một số chỉ số sinh học của học sinh phổ thông cơ sở các dân tộc tỉnh Hoà Bình”, Luận án Tiến sĩ Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số chỉ số sinh học của học sinhphổ thông cơ sở các dân tộc tỉnh Hoà Bình
Tác giả: Đỗ Hồng Cường
Năm: 2009
13. Cơ quan báo cáo phát triển con người liên hợp quốc (1995), Chỉ tiêu và chỉ số phát triển con người, Nxb thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ tiêu vàchỉ số phát triển con người
Tác giả: Cơ quan báo cáo phát triển con người liên hợp quốc
Nhà XB: Nxb thống kê
Năm: 1995
14. Trần Văn Dần và cộng sự (1996), “Các chỉ tiêu hình thái ở trẻ em lứa tuổi học sinh”, Kết quả bước đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 26-29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các chỉ tiêu hình thái ở trẻ em lứa tuổihọc sinh”, "Kết quả bước đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học ngườiViệt Nam
Tác giả: Trần Văn Dần và cộng sự
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 1996
15. Trần Văn Dần và cộng sự (1997), “Một số nhận xét về sự phát triển thể lực của học sinh ở lứa tuổi 8 -14 trên một số vùng dân cư miền Bắc Việt Nam trong thập kỷ 90”, Bàn về đặc điểm tăng trưởng người Việt Nam, Đề tài KX-07-07, Hà Nội, tr. 480-490 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số nhận xét về sự phát triển thểlực của học sinh ở lứa tuổi 8 -14 trên một số vùng dân cư miền Bắc ViệtNam trong thập kỷ 90”, "Bàn về đặc điểm tăng trưởng người Việt Nam
Tác giả: Trần Văn Dần và cộng sự
Năm: 1997
16. Trần Lê Diên (1979), “Bước đầu nghiên cứu đặc điểm trí nhớ của học sinh cấp II”, Nghiên cứu giáo dục, tr. 108 - 110 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu nghiên cứu đặc điểm trí nhớ của họcsinh cấp II”, "Nghiên cứu giáo dục
Tác giả: Trần Lê Diên
Năm: 1979
17. Trương Xuân Dung, Nguyễn Quang Mai, Lê Đình Tuấn, Quách Thị Tài, Trần Thị Loan (1996), Thực hành sinh lý người và động vật, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, tr. 62-63 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hành sinh lý người và động vật
Tác giả: Trương Xuân Dung, Nguyễn Quang Mai, Lê Đình Tuấn, Quách Thị Tài, Trần Thị Loan
Nhà XB: Nxb Đại họcQuốc gia
Năm: 1996
18. Phan Văn Duyệt, Lê Nam Trà (1996), “Một số vấn đề chung về phương pháp luận trong nghiên cứu các chỉ số sinh học”, Kết quả bước đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 13- 18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề chung về phươngpháp luận trong nghiên cứu các chỉ số sinh học”, "Kết quả bước đầu nghiêncứu một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam
Tác giả: Phan Văn Duyệt, Lê Nam Trà
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 1996
19.Trịnh Bỉnh Dy, Lê Thành Uyên (1978), “Bàn về mốc phân chia các lứa tuổi người Việt Nam”, Sinh lý học, Tổng hội Y Dược học Việt Nam, Hà Nội, tr. 66-68 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về mốc phân chia các lứatuổi người Việt Nam”, "Sinh lý học
Tác giả: Trịnh Bỉnh Dy, Lê Thành Uyên
Năm: 1978
20. Trịnh Bỉnh Dy, Đỗ Đình Hồ, Phạm Khuê, Nguyễn Quang Quyền (1982), Về những thông số sinh học người Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 19-22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về những thông số sinh học người Việt Nam
Tác giả: Trịnh Bỉnh Dy, Đỗ Đình Hồ, Phạm Khuê, Nguyễn Quang Quyền
Nhà XB: Nxb Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 1982

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w