1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển tư duy lý luận cho học sinh bằng phương pháp giải thích trong môn lịch sử

32 517 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 258,38 KB

Nội dung

Việc thông tin tái hiện được thực hiện bằng trình bày miệng với hệ thống dạy học tương ứng: tường thuật, miêu tả, kể chuyện, giải thích…& sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng tài liệu văn

Trang 1

Phòng giáo dục & đào tạo yên mỹ

Trường THCS đồng than

-*** -

Sáng kiến kinh nghiệm

Phát triển tư duy lí luận của học sinh thcs bằng phương pháp giảI thích trong dạy học lịch sử bài 18

đảng cộng sản việt nam ra đời (Lớp 9)

Trang 2

Thực ra không phải như vậy, bởi vì: bản chất quá trình học tập của học sinh là quá trình nhận thức, là quá trình mà người học phải thông qua các thao tác của tư duy để nhận thức Cho dù chỉ có học thuộc, chỉ tái hiện những kiến thức mà loài người đã tích lũy được thì cũng là một quá trình của nhận thức Nó đòi hỏi một quá trình tư duy thì, mới chiếm lĩnh

được nhận thức, cho nên, trong quá trình học tập kiến thức lịch sử cũng

đòi hỏi học sinh phải trải qua nhều thao tác tư duy, nhờ đó mà tư duy của học sinh phát triển Hơn nữa, kiến thức lịch sử không chỉ là học thuộc một cách máy móc, không chỉ biết lịch sử diễn ra như thế nào thông qua

sự kiện mà còn đòi hỏi phải hiểu bản chất, mối liên hệ bên trong của các

sự vật hiện tượng, tức là biết giải thích, đánh giá, bình luận, nhận xét các

sự kiện lịch sử

Lịch sử là tất cả những gì đã xảy ra trong xã hội loài người, nó tồn tại độc lập với ý muốn chủ quan của con người với những đặc tính riêng của nó như: tính không lặp lại, tính quá khứ, tính cụ thể Chính vì vậy để

Trang 3

hiểu được lịch sử học sinh phải trải qua một quá trình thao tác tư duy như: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa…Nhờ những thao tác đó mà khả năng hoạt động tư duy độc lập, tư duy sáng tạo, trí thông minh của học sinh phát triển Để đạt được điều đó, dạy học lịch sử cần đảm bảo đúng phương pháp đặc trưng bộ môn

Trong hệ thống các phương pháp dạy học lịch sử: phương pháp thông tin – tái hiện, phương pháp nhận thức lịch sử & phương pháp tìm tòi nghiên cứu thì phương pháp thông tin - tái hiện được dùng rộng rãi hơn cả ở trường phổ thông Việc thông tin tái hiện được thực hiện bằng trình bày miệng với hệ thống dạy học tương ứng: tường thuật, miêu tả, kể chuyện, giải thích…& sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng tài liệu văn

bản… Phương pháp giải thích trong dạy học lịch sử là phương pháp quan

trọng để phát triển tư duy lí luận của học sinh THCS nhưng ít được sử dụng trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông

Bài 18 Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) ra đời là bài có nhiều

đơn vị kiến thức mới mà chỉ được dạy – học trong một tiết vì vậy cần phải vận dụng phương pháp dạy học sao cho phù hợp để đạt yêu cầu bài học

A I 2 Lí do thực tiễn

Bộ môn Lịch sử đã đựơc thừa nhận có vị trí, ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ Nội dung và phương pháp dạy học mang tính chất thời đại và giai cấp rõ rệt Việc nhận thức vị trí, chương trình, sách giáo khoa (SGK) Lịch sử nước ta từ sau Cách mạng tháng Tám 1945,

nhất là sau những cải cách giáo dục là việc cần thiết

Trang 4

Thực hiện đại trà chương trình và SGK Trung học cơ sở (THCS) mới, môn Lịch sử với sự chuyển đổi SGK theo hướng giảm kênh chữ, tăng kênh hình, cho học sinh tiếp cận cận nguồn sử liệu gốc, giảm bớt phần lịch sử quân sự, tăng phần lịch kinh tế - văn hóa…đã đặt ra yêu cầu phải đổi mới phương pháp dạy học bộ môn từ “thầy nói, trò nghe” (phương pháp thuyết trình) sang phương pháp trầy và trò cùng làm việc,

đa dạng hóa loại hình dạy học, đòi hỏi bắt buộc phải có đồ dùng học tập

và bổ sung, nâng cao kiến thức khoa học, kinh tế - văn hóa Tuy vậy, một

số hiện tượng phức tạp, những khái niệm, những qui luật lịch sử không thể không cần đến phương pháp giải thích Bởi giải thích phù hợp với trình độ & yêu cầu học tập lịch sử ở trường phổ thông sẽ góp phần vào việc phát triển tư duy lí luận của học sinh, giúp học sinh hiểu rõ bản chất,

ý nghĩa của các hiện tượng, khái niệm,qui luật lịch phức tạp ấy

Năm 2010 là năm kỉ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng, năm tiến hành Đại hội Đảng các cấp Chính vì vậy mỗi giáo viên chúng ta cần thấy

rõ tầm quan trọng cũng như ý nghĩa lịch sử của việc ĐCSVN ra đời đối với lịch sử dân tộc để từ đó nâng cao chất lượng giáo dục nói chung mà

cụ thể là nâng cao chất lượng giảng dạy lịch sử nói riêng

Trong Chương trình Lịch sử 9 ở Bài 18 Đảng cộng sản Việt Nam

ra đời có ba đơn vị kiến thức mới mà chỉ được dạy – học trong một tiết vì

vậy nhiều giáo viên không biết làm thế nào để học sinh ghi nhớ sự kiện một cách tốt nhất, không biết làm thế nào để có thể giúp học sinh hiểu rõ vì sao nói ĐCSVN ra đời là “bước ngoặt” vĩ đại trong lịch sử của giai cấp công nhân & cách mạng Việt Nam mà vẫn đảm bảo thời lượng của chương trình

Để công tác thực hiện chương trình, SGK THCS mới nói chung cũng như việc đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử ở bậc THCS nói riêng đi vào thuận lợi và có kết quả tốt, đặc biệt làm cho học sinh THCS không chỉ “biết” mà còn “hiểu” sâu sắc lịch sử dân tộc nhất là lịch sử về

Trang 5

sự ra đời, ý nghĩa sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam đối với công cuộc chiến đấu bảo vệ xây dựng đất nước, mặt khác để góp phần phát

triển tư duy lí luận của học sinh THCS tôi đã chọn nội dung “Phát triển

tư duy lí luận của học sinh THCS bằng phương pháp giải thích trong dạy học lịch sử bài 18 ĐCSVN ra đời (Lớp 9)” - thực trạng và giải pháp để

nghiên cứu

A II Lịch sử vấn đề

Từ năm học 2005 - 2006 Bộ giáo dục và Đào tạo (BGD & ĐT) đã tổ chức thực hiện đại trà SGK môn Lịch sử 9 THCS mới Hè năm 2006 hầu hết các Phòng giáo dục, các Sở giáo dục - Đào tạo trong cả nước đã tiến hành tổng kết công tác thực hiện bồi dưỡng thay sách và giảng dạy theo SGK mới ở các trường THCS và độ ngũ giáo viên bộ môn Song các vấn

đề nêu ra còn mang tính chung chung, chưa sát thực, cụ thể với từng bộ môn, từng nội dung lịch sử cụ thể trong môn Lịch sử, chưa đề cập đến tất cả những thuận lợi cần phát huy và khó khăn cần giải quyết của bộ môn Lịch sử do thời gian có hạn

Trên thực tế, thực trạng và giải pháp về việc vận dụng hệ thống các phương dạy học trong bộ môn lịch sử đã được nhiều thầy cô đề cập,

nghiên cứu, nhưng việc “Phát triển tư duy lí luận của học sinh THCS

bằng phương pháp giải thích trong dạy học lịch sử Bài 18 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời - Lớp 9 ” mới nói riêng thì chưa có một tác giả nào

nghiên cứu để phục vụ tốt cho giáo viên và học sinh trong việc dạy - học lịch sử phần ĐCS VN ra đời.

Trang 6

A III Mục đích ý nghĩa

Nghiên cứu thực trạng việc “Sử dụng phương pháp giải thích trong

dạy học lịch sử Bài 18 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời - Lớp 9” sẽ làm

sáng tỏ vấn đề rất quan trọng trong việc thực hiện đổi mới chương trình, SGK và phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử như: SGK và phương pháp dạy học; những thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện SGK, Sách giáo viên (SGV); thực trạng đội ngũ giáo viên THCS về trình độ chuyên môn

và phương pháp dạy – học; trình độ nhận thức của học sinh; việc sử dụng phương pháp dạy học… Từ đó đề xuất các giải pháp phục vụ cho việc sử dụng SGK và đổi mới phương pháp dạy học bộ môn

Đưa ra một số phương pháp để góp phần đổi mới phương pháp dạy

- học và thay SGK môn Lịch sử có hiệu quả: Phương pháp giải thích

trong dạy học lịch sử

A iV những vấn Đề cần giải quyết

- Nghiên cứu vấn đề “Phát triển tư duy lí luận của học sinh THCS

bằng phương pháp giải thích trong dạy học lịch sử Bài 18 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời - Lớp 9” - lí luận và thực tiễn

- Phương pháp sử dụng “Sử dụng phương pháp giải thích trong dạy

học lịch sử Bài 18 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời - Lớp 9”

A V Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 7

- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Để thấy được sự khác nhau giữa

các lớp có và không áp dụng đề tài, từ đó khẳng định giá trị khả thi của

đề tài

- Phương pháp lôgic: Sử dụng để nghiên cứu vấn đề trong hình thức

tổng quát của nó nhằm nêu nên cái chung, cái tất yếu, bản chất của vấn

đề

- Phương pháp thực nghiệm: Sử dụng phương pháp này để đối chiếu

kết quả của đề tài

- Phương pháp tổng hợp, qui nạp, phương pháp phân tích, giải thích Trong các phương pháp đó đặc biệt coi trọng phương pháp giải

thích, phương pháp phân tích, và phương pháp lôgic

Trang 8

B Phần nội dung

Chương I Vấn đề phát triển tư duy lí luận của học sinh THCS bằng phương pháp giải thích trong dạy học lịch sử bài 18

ĐCSVN ra đời (lớp 9) – lý luận và thực tiễn

I Cơ sở lý luận chung

I.1 Nhân loại bước vào thế kỷ XXI với những chuyển biến mới cực

kỳ quan trọng, ảnh hưởng lớn đến tình hình các nước, các dân tộc và cuộc sống của mỗi con người Trong những chuyển biến lớn lao đó, nổi bật lên sự hình thành một xã hội thông tin, một nền kinh tế tri thức và sự phát triển chưa từng thấy của khoa học công nghệ cũng như xu hướng không cưỡng lại được của quá trình toàn cầu hoá Tất cả các yếu tố đó đã tác động mạnh mẽ đến giáo dục và tạo ra một làn sóng cải cách giáo dục chung ở các nước trên thế giới Điểm chung của công cuộc cải cách giáo dục này là đặc điểm chú ý đến bốn khuyến cáo của Hội đồng về giáo dục cho thế kỷ XXI của tổ chức Liên hợp quốc về giáo dục, khoa học, văn hoá (tổ chức UNESCO): “Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để làm người ”

Để giúp cho con người để có thể sống tốt, có trách nhiệm với cộng

đồng trong một xã hội phát triển, các nhà giáo dục trên thế giới đã khẳng

định vai trò quyết định của việc hình thành các năng lực cho người học Trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến việc hình thành bốn năng lực chìa khoá, đó là: Năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự khẳng định mình, năng lực hành động có hiệu quả Đây cũng chính là những điểm

Trang 9

được nhấn mạnh trong mục tiêu giáo dục của nhiều nước trên thế giới, trong đó có nước ta

Để đạt được mục tiêu trên, yêu cầu đặt ra là phải đổi mới nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học Đối với nước ta, đổi mới nội dung và phương pháp dạy học là yêu cầu sống còn của xây dựng đất nước trong thế giới hợp tác đa phương, trong cuộc cạnh tranh gay gắt về kinh tế, về nguồn nhân lực có chất lượng trí tuệ cao Mặt khác, chúng ta

đang xây dựng một nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN để ứng phó với đặc điểm không chắc chắn và những năng lực cơ bản, có khả năng “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” Chính vì thế, yêu cầu đổi mới nội dung

và phương pháp dạy học có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với nước ta trong thời kỳ mới

Phương pháp dạy học là con đường, cách thức hoạt động thống nhất của thầy và trò, trong đó thầy tổ chức, hướng dẫn học sinh học tập nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học

Xuất phát từ thành tựu của lí luận dạy học và đặc trưng của môn học, chúng ta xác định hệ thống phương pháp dạy học lịch sử gồm: Phương pháp thông tin - tái hiện lịch sử, phương pháp nhận thức lịch sử

và phương pháp tìm tòi nghiên cứu

Trong việc sử dụng hệ thống phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông nói trên cần chú ý đến những nguyên tắc về dạy học thường xuyên có mặt trong quá trình dạy học lịch sử Những nguyên tắc này làm cho việc sử dụng hệ thống phương pháp sinh động, cụ thể, có hiệu quả sư phạm cao Một trong những nguyên tắc dạy học được sử dụng trong môn Lịch sử ở trường phổ thông đó phương pháp giải thích

Trang 10

Giải thích là làm cho hiểu rõ (Từ điển Tiếng Việt) Đây là một trong những hình thức, những cách thức cơ bản của hệ thống dạy học trình bày miệng – cách thực hiện phương pháp thông tin – tái hiện

Giải thích được sử dụng trong việc trình bày tài liệu mới, nhắc lại

những kiến thức đã học có liên quan đến việc tiếp thu kiến thức mới để học sinh tìm hiểu bản chất, ý nghĩa của những hiện tượng phức tạp, những khái niệm, các qui luật làm cho học sinh có quan điểm khoa học

về sự phát triển của xã hội loài người, về những mối liên hệ nhân quả giữa các hiện tượng Giải thích bao giờ cũng gắn liền với các thao tác của tư duy & thuộc giai đoạn hai của quá trình nhận thức Giải thích phù hợp

sẽ phát triển tư duy lí cho học sinh

Giải thích thường trả lời cho câu hỏi: Vì sao?

I.2 Đặc điểm của tư duy lịch sử & mối quan hệ của nó với phương pháp giải thích

Tư duy là quá trình tâm lí phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ & quan hệ bên trong có tính qui luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết

Môn học nào ở trường phổ thông cũng hình thành cho học sinh tư duy bộ môn, như tư duy toán học, tư duy sinh học…Vì vậy môn lịch sử cũng cho các em tư duy lịch sử

Ngoài những tính chất của tư duy nói chung, hoạt động tư duy lịch

sử của học sinh trong quá trình học tập lịch sử cũng có những đặc trưng riêng: Tư duy lịch sử là hoạt động trí tuệ của học sinh nhằm nhận thức

đúng quá khứ, hiểu rõ hiện tại & dự đoán sự phát triển hợp quy luật của tương lai

Trang 11

Trong việc hình thành & phát triển tư duy lịch sử, sự kiện lịch sử có vai trò quan trọng, vì chỉ có thể tư duy đúng đắn trên cơ sở tài liệu – sự kiện Song, nắm bắt sự kiện lịch sử phải tiến tới trình độ hiểu biết lịch sử: bản chất, đặc trưng của sự kiện, quá trình phát triển lịch sử, những biểu hiện cụ thể của quy luật ở mỗi thời kì… - tức là phải biết giải thích

II Cơ sở thực tiễn

Trong những năm gần đây, bộ môn Lịch sử đã đổi mới nhiều trong các khâu cơ bản của quá trình dạy học, trong đó có đổi mới phương pháp dạy học lịch sử Tuy nhiên, phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử vẫn chậm đổi mới Nhìn chung, giáo viên có kết hợp nhiều phương pháp dạy học song chưa hiệu quả Giải thích khi dạy học lịch sử chưa được chú ý mặc dù hầu hết ở các trường, giáo viên dạy môn Lịch sử hầu hết đều đã qua đào tạo chuyên môn Sư phạm Nhưng trong quá trình dự giờ thăm lớp đồng nghiệp, khi tham dự các kỳ giáo viên dạy giỏi bộ môn Lịch sử tôi thấy việc giải thích trong dạy học lịch sử còn quá khiêm tốn Nhất là dạy bài 18 ĐCSVN ra đời, bởi:

+ Giáo viên ở trường phổ thông hiện nay vẫn quan tâm SGK, SGV là chuẩn để dạy học Mà thực tế khảo sát SGK và SGV lịch sử bậc THCS việc giải thích một sự kiện, nội dung lịch sử còn quá ít, chung chung, hời hợt Chính vì vậy học sinh không hiểu rõ, hiểu sâu sự kiện, khái niệm, thuật ngữ… Trong khi đó ở nhiều bài lịch sử rất cần giáo viên giải thích hoặc hướng dẫn học sinh giải thích, đặc biệt ở lớp 9 phần lịch sử Việt

Nam (ví dụ: bài 18 ĐCSVN ra đời (thuật ngữ: Chính cương, luận cương

Trang 12

chính trị, “bước ngoặt” vĩ đại trong lịch sử của giai cấp công nhân & cách mạng Việt Nam )

+ Số giáo viên thoát ra khỏi quan niệm đó thì hoặc là quá ít “vốn” lịch sử (do đào tạo 30% sử, 70% văn) hoặc có “vốn” nhưng phương pháp

sử dụng chưa hiệu quả (do chưa xác định được đúng các ô trong sơ đồ

Đai-ri nên lúc nào cũng sợ bài dài không dạy hết, nhất là lịch sử Việt Nam lớp 9) nên cũng không dám giải thích hoặc giải thích chưa thấu đáo Thực trạng đó đã làm cho học sinh không có hứng thú học tập lịch sử

so với học văn, không xác định được mục tiêu học tập bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông Và từ không có hứng thú học tập, học sinh không thích thậm chí “sợ” hoặc “ghét” học lịch sử hoặc chỉ học để đạt mức “không bị

điểm kém” Điều này thể hiện rất rõ ở kỳ thi đầu vào bậc Trung học phổ thông và Đại học, Cao đẳng hàng năm Số lượng học sinh có điểm dưới trung bình rất đông Có khi một phòng thi chỉ có 1-5 học sinh đạt điểm từ trung bình trở lên Chính điều đó khả năng tư duy lịch sử của học sinh rất hạn chế

Trang 13

Chương II Phương pháp phát triển tư duy lí luận của học sinh THCS bằng phương pháp giải thích trong dạy học lịch sử Bài 18

Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (Lớp 9)

I Nội dung cơ bản của bài 18 đảng cộng sản việt nam ra đời

Bài 18: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, được đưa vào nội dung chương trình lịch sử lớp 9 thuộc phần hai, Chương II Nội dung cụ thể:

Phần II: Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay

Chương II: Việt Nam trong những năm 1930 – 1939

Bài 18 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời

I Hội nghị thành lập ĐCSVN

II Luận cương chính trị (10.1930)

III ý nghĩa lịch sử của việc thành lập đảng

Nội dung lịch sử này, theo hướng dẫn thực hiện phân phối chương trình mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo áp dụng từ năm học 2009 -

2010 theo hướng giảm tải, điều chỉnh nội dung kiến thức trong từng tiết

học cho phù hợp sẽ được học ở Học kì II trong 1 tiết (tiết 22 tuần 21)

II Phương pháp sử dụng

Việc giải thích trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông phải đảm bảo hai tiêu chuẩn cơ bản: tính giáo dưỡng & tính vừa sức Giải thích là một phương pháp khó vì nó phải giải thích về những vấn đề trừu tượng về lịch sử Giải thích phải phục vụ được nội dung, yêu cầu của từng bài học, phải phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh Vì vậy, trong mỗi bài giảng, giáo viên cần xác định rõ những vấn nào cần giải thích

Trang 14

Có nhiều cách để thực hiện phương pháp giải thích trong bài dạy lịch sử

Thứ nhất, khi trình bày & khắc sâu cho học sinh một sự kiện, một

biến cố lịch sử quan trọng, giáo viên cung cấp cho học sinh những kiến thức cần thiết rồi dừng lại phân tích sự kiện ấy, hoặc hướng dẫn học sinh

tự phân tích Chẳng hạn khi giải thích về ý nghĩa của việc thành lập Đảng

Cộng sản Đông Dương, giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích ý nghĩa

“bước ngoặt” của sự thành lập Đảng trong phong trào cách mạng giải phóng dân tộc & tiến bộ xã hội Từ đó, đi đến khái quát, kết luận về tính tất yếu, hợp quy luật của sự ra đời của Đảng & phê phán những luận

điểm sai trái về sự kiện này như cho Đảng ra đời là do sự áp đặt, chưa chín muồi đối với điều kiện Đông Dương lúc bấy giờ…)

Thứ hai, việc giải thích được tiến hành ở cuối một mục, một bài,

một chương để rút ra những điểm quan trọng nhất mà học sinh cần ghi nhớ Chẳng hạn: sau khi học xong các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mĩ,

giáo viên cần giải thích đặc điểm chung của chủ nghĩa đế quốc, sự phát triển không đồng đều về mặt kinh tế sẽ dẫn tới những cuộc chiến tranh phân chia lại thị trường thế giới

Thứ ba, trong khi giảng dạy, giáo viên có thể kết hợp giải thích một

số từ, thuật ngữ, khái niệm mới, khó đối với học sinh, hoặc nâng cao sự hiểu biết của các em về những sự kiện cụ thể lên mức lí luận, khái quát

Ví dụ, khi giải thích về tính chất không triệt để của cuộc cách mạng tư sản Anh, cần cho học sinh thấy cuộc cách mạng này được tiến hành dưới

sự lãnh đạo của một liên minh giai cấp giữa tư sản & quý tộc mới, đặc

điểm đó nảy sinh trên cơ sở của mối liên hệ kinh tế Hai giai cấp này có

Trang 15

nguồn gốc khác nhau nhưng lại có cùng lợi ích trên con đường kinh doanh tư bản chủ nghĩa

Trong khi tiến hành giải thích, giáo viên nên hướng dẫn động viên tính tích cực của hoạt động nhận thức của học sinh Giải thích là bước quan trọng dẫn đến nắm nội dung khái niệm, từ chỗ hiểu hiện tượng đến hiểu bản chất của sự kiện lịch sử Do đó, giải thích giúp học sinh đạt đến mức suy lí, nghĩa là qua việc hiểu biết lịch sử cụ thể rút ra những kết luận

có tính chất lí luận khái quát Chính vì thế ngôn ngữ của giải thích phải

rất ngắn gọn, khúc chiết & xúc tích; ngữ điệu phải rõ ràng, mạch lạc

III kết quả Thực hiện

Từ thực trạng việc điều tra nghiên cứu việc áp dụng phương pháp giải thích trong dạy học lịch sử nói chung và việc dạy lịch sử Sự ra đời của ĐCSVN nói riêng tôi đã tìm hiểu nguyên nhân, cơ sở lí luận và phương pháp sử dụng chúng

Để khẳng định tính đúng đắn của vấn đề tôi đã tiến hành soạn hai giáo án, một giáo án soạn có sử dụng phương pháp giải thích trong dạy học lịch sử, một giáo án soạn không sử dụng phương pháp giải thích

trong dạy học lịch sử cho Tuần 21 Tiết 22 Bài 18 Đảng cộng sản Việt nam ra đời (Có giáo án kèm theo)

Với giáo án soạn có sử dụng phương pháp giải thích trong dạy học lịch sử tôi đem áp dụng vào dạy thử cho học sinh lớp 9B Giáo án soạn không sử dụng phương pháp giải thích trong dạy học lịch sử tôi đem áp

dụng vào dạy thử cho học sinh lớp 9C trường THCS Đồng Than Kết quả

thu được: Về hứng thú học tập, khả năng nắm kiến thức, thái độ tình cảm của học sinh ở lớp có sử dụng phương pháp giải thích trong dạy học lịch

Trang 16

sử khả quan hơn so với lớp không sử dụng phương pháp giải thích trong dạy học lịch sử Cụ thể:

Hứng thú học tập Có khả năng

nắm kiến thức

Thái độ tình cảm rõ ràng Lớp Sĩ số

IV những hạn chế, vấn đề còn bỏ ngỏ

Lịch sử là một ngành khoa học của khoa học xã hội, là hình thức quan trọng của việc con người nhận thức sự phát triển của xã hội Mà sự phát triển ấy chính là những cái đã qua từ rất xa, những cái đang diễn ra

& cả những cái chưa xảy ra Chính vì vậy, dạy - học Lịch sử, nhất là Lịch

sử về sự ra đời của Đảng không phải là dễ Phương pháp giải thích trong giảng dạy Lịch sử là một trong những phương pháp khó làm nhưng có hiệu quả cao khi phát triển tư duy lí luận cho học sinh THCS Các bài dạy

có thể sử dụng phương pháp này còn nhiều nhưng đề tài này mới chỉ áp dụng vào một bài : Bài 18 ĐCSVN ra đời (lớp 9) mà chưa có điều kiện trình bày việc áp dụng phương pháp này vào những bài khác trong chương trình lịch sử THCS

Ngày đăng: 30/05/2014, 23:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w