Những thông tin sau đây đúng hay sai: - Tác giả bài thơ là một nhà thơ lãng mạn của phong trào Thơ Mới 32-45 - Bài thơ được viết theo thể tự do - Bài thơ gieo vần chân - Bài thơ viết về
Trang 1ĐỀ 1:
Đọc bài thơ sau của Thanh Thảo:
Bông súng và siêu bão
bông súng tím mọc lên từ nước
bão Haiyan mọc lên từ biển
bão Haiyan cho tôi kinh hoàng
bông súng tím cho tôi bình yên
rồi có thể người ta quên mà nhớ
trong siêu bão một bông súng nở
bông súng ấy màu tím
bão Haiyan màu gì?
( Báo Thanh niên chủ nhật, 17/11/2013 )
1 Những thông tin sau đây đúng hay sai:
- Tác giả bài thơ là một nhà thơ lãng mạn của phong trào Thơ Mới 32-45
- Bài thơ được viết theo thể tự do
- Bài thơ gieo vần chân
- Bài thơ viết về đề tài tình yêu
2 Những chữ đầu các câu thơ không viết hoa, em đã gặp hiện tượng này trong bài thơ nào đã học, đã đọc? Hiện tượng ấy thể hiện dụng ý nghệ thuật gì của nhà thơ?
3 Tìm và phân tích ý nghĩa biểu đạt của hai hình tượng "siêu bão" và "hoa súng"?
4 Chủ đề bài thơ được tạo dựng từ những suy nghĩ, xúc cảm về "siêu bão" và "hoa súng", đó là hai hình tượng có mối quan hệ như thế nào trong bài thơ?
5 Chỉ ra và phân tích giá trị của thủ pháp nghệ thuật chính nhà thơ đã sử dụng để khắc họa hai hình tượng này?
Trang 2D Sử dụng phép tương phản, đối lập.
9 Hai câu thơ "rồi có thể người ta quên- mà nhớ"gợi đến điều gì?
10 Cảm nhận ý nghĩa câu thơ "trong siêu bão một bông súng nở." Ý thơ thể hiện một cảm hứng nhân sinh như thế nào?
11 Câu thơ này có gợi cho em liên tưởng đến một tứ thơ, một câu chuyện, hay một câu tục ngữ nào cùng một ý nghĩa?
12 Hai câu kết: "bông súng ấy màu tím-bão Haiyan màu gì?"có thể gợi ra những xúc cảm hoặc suy ngẫm gì?
3 Chủ đề bài thơ: Xúc cảm, suy ngẫm về sự kì diệu của cuộc sống với sự song hành, hòa nhập, vận động diễn biến khó lường của bình yên và bão tố, cái đẹp và tai họa, sự sống và sự hủy diệt cùng niềm tin vào sự tốt đẹp của cuộc sống
4 Chủ đề đó được tạo dựng từ những suy nghĩ, xúc cảm về siêu bão và hoa súng, đó là hai hình tượng có mối quan hệ vừa tương đồng, vừa tương phản, vừa loại trừ, vừa hàm chứa Những mối quan hệ ấy thể hiện diễn biến khôn lường của cuộc sống, những sức mạnh, sự phát sinh, hồisinh kì diệu, con người cần thấu hiểu những bí ẩn, những biến diễn khôn lường ấy để có được tâm thế an nhiên, bình thản, có sự tỉnh táo sáng suốt, có niềm tin vào cuộc đời
5 Thủ pháp nghệ thuật cơ bản được sử dụng để khắc họa hai hình tượng chính là phép đối- khi đối tương đồng, khi đối tương phản Thủ pháp thể hiện những loại trừ và bao hàm, hủy diệt và sinh sôi bản chất vĩnh hằng, sự kì diệu, sự bất ưng của cuộc sống
6 Ý nghĩa biểu đạt của hai hình tượng:
- Nghĩa đen: là ý nghĩa hiển ngôn trong hai hình ảnh siêu bão và hoa súng
- Nghĩa bóng:
* Hoa súng: cái đẹp, sự sống, sự bình dị bình yên nhiều khi rất mong manh của cuộc đời
* Siêu bão: tai hoạ, sự huỷ diệt, sức mạnh chết chóc
Trang 37 Hai câu thơ: bông súng tím mọc lên từ nước-bão Haiyan mọc lên từ biển được viết theo thủ pháp nghệ thuật đối tương đồng Ý thơ gợi những suy nghĩ sâu xa về cội nguồn của cái đẹp và hiểm họa Nước và biển dường như có sự đồng nhất, nhưng vẫn hàm chứa sự khác biệt, nước gợi một không gian sinh tồn bình dị, biển gợi không gian của những bất ưng, những hiểm họa ngoài khả năng lường đoán Chính sự đồng nhất và khác biệt cũng góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của bài thơ.
12 Hai câu kết: bông súng ấy màu tím-bão Haiyan màu gì? có thể gợi ra những xúc cảm hoặc suy ngẫm sâu sắc Những dạng thái của cái Đẹp, sự sống có thể nắm bắt, thấu nhận bởi sự hữu hình; tai họa, sự hủy diệt khó nắm bắt bởi vô ảnh vô hình, bất ưng, ngoài mọi qui luật
Trang 4Trái tim em anh đã từng biết đấy
Anh là người coi thường của cải
Nên nếu cần anh bán nó đi ngay
Em cũng không mong nó giống mặt trời
Vì sẽ tắt khi bóng chiều đổ xuống
Lại mình anh với đêm dài câm lặng
Mà lòng anh xa cách với lòng em
Em chở về đúng nghĩa trái tim
Biết làm sống những hồng cầu đã chết
Biết lấy lại những gì đã mất
Biết rút gần khoảng cách của yêu tin
Em chở về đúng nghĩa trái tim em
Biết khao khát những điều anh mơ ước
Biết súc động qua nhiều nhận thức
Biết yêu anh và biết được anh yêu
1 Phát hiện và chữa các lỗi chính tả trong bài
2 Những thông tin sau đây đúng hay sai:
- Bài thơ thuộc đề tài tình yêu
- Tác giả là một nhà thơ thời chống Pháp
- Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú
- Bài thơ viết theo ngôn ngữ tự sự
3 Tác giả sử dụng phương thức liên kết nào trong đoạn thơ?
4 Trong bài thơ, hình ảnh " trái tim" được dùng với những ý nghĩa gì?
5 Xác định hình thức ngôn ngữ biểu đạt trong bài thơ? Hình thức ngôn ngữ biểu đạt này được phát huy tác dụng bởi những thủ pháp nghệ thuật nào là chủ yếu?
6 " Một túp lều tranh hai trái tim vàng" hay "Tấm lòng vàng" là những thành ngữ thường dùng
để chỉ điều gì? Từ "vàng" trong câu thơ đầu có cùng ý nghĩa với từ "vàng" trong thành ngữ trên hay không?
Trang 57 Nhận xét về mối quan hệ giữa hai câu thơ: "Biết làm sống những hồng cầu đã chết - Biết lấy lại những gì đã mất"? Từ mối quan hệ đó, em hiểu hãy chỉ ra nội dung chính của khổ thơ?
8 Ý nghĩa phủ định trong hai khổ đầu cùng với tâm nguyện trong hai khổ sau thể hiện quan niệm của nhà thơ về tình yêu như thế nào?
9 Ý nghĩa nhan đề Tự hát?
10.Từ hai câu thơ của Xuân Quỳnh:
Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Biết khao khát những điều anh mơ ước,
hãy viết một bài văn khoảng 200 từ trình bày quan niệm của em về cái tôi của người phụ nữ trong tình yêu
5 Ngôn ngữ biểu cảm - phép điệp khiến sắc thái biểu cảm thêm tha thiết
6 Thành ngữ “tấm lòng vàng” thường dùng chỉ những người tốt bụng luôn biết sẻ chia, giúp đỡ mọi người xung quanh bằng tấm lòng nồng hậu, chân thành
Thành ngữ “một túp lều tranh hai trái tim vàng” là ẩn dụ cho những tình yêu cao quý, thuần khiết, vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn, nghèo khổ
Từ “vàng” trong câu thơ XQ có sự luân chuyển tinh tế từ nét nghĩa ẩn dụ trong thành ngữsang tầng nghĩa thực, từ sự quí giá của tấm lòng, tình cảm sang sự quí giá của vàng bạc, vật chất
7 Hai câu thơ “ Biết mất” có mối quan hệ tương đồng Trái tim dẫn truyền máu, duy trì
sự sống cho con người giống như tình yêu có thể giúp tìm lại những gì mất mát, xoa dịu những tổn thương, làm hồi sinh những xúc cảm tưởng đã khô cằn, rút ngắn những khoảngcách trong chính tình yêu
8 Ý nghĩa phủ định trong hai khổ đầu và tâm nguyện trong hai khổ sau thể hiện quan niệm đẹp đẽ, cao thượng, vừa truyền thống, vừa hiện đại , mới mẻ của XQ trong tình yêu Theo
XQ mục đích trong tình yêu không phải để hướng tìm sự quí giá của vật chất hay rực rỡ
Trang 69 Nhan đề “Tự hát” vừa nồng nàn xúc cảm trong việc bộc lộ tình yêu, vừa sâu sắc bởi hànhtrình tự nhận thức, tự tìm kiếm giá trị đích thực của tình yêu Nhan đề cho thấy toàn bộ bài thơ là lời bày tỏ tha thiết, đắm say những tâm nguyện tình yêu của người phụ nữ hồn hậu, chân thành, giàu đức hi sinh và giàu lòng vị tha, người phụ nữ luôn khao khát được dâng hiến, yêu thương, khao khát bến bờ bình yên, hạnh phúc của TY.
10 Từ ý thơ của XQ bàn luận về cái tôi của người phụ nữ trong TY có thể hướng tới một số
+ Hãy biết hi sinh cho một TY cao thượng và đừng đánh mất mình trong TY mù quáng
Trang 7ĐỀ 3:
Phần I – Đọc hiểu (5 điểm)
Đọc đoạn thơ sau đươc cho là trích trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
"Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi".
Câu 1: Cho biết vị trí của đoạn thơ trên trong bài Tây Tiến của Quang Dũng?
Câu 2: Nêu chủ đề của đoạn thơ?
Câu 3: Anh/chị hiểu 2 từ Tây Tiến (có bản viết Tây tiến) trong đoạn thơ trên nghĩa là gì? Chữ
Tiến có nên viêt hoa không? Tại sao?
Câu 4: Anh/chị hiểu Sầm Nứa trong câu thơ Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi" là gì ?
Câu 5: Ở khổ thơ một có những tính từ mang tính tạo hình như khúc khuỷu, thăm thẳm, heo
hút, nghĩa là khổ thơ đang vẽ ra cái thế hiểm trở của đèo dốc, của đường rừng, Theo anh/chị, từ láy thăm thẳm trong câu thơ Đường lên thăm thẳm một chia phôi có cùng ý nghĩa như vậy không?
Câu 6: Trong câu thơ cuối: Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi có một chữ “về” rất đáng chú ý.
Hãy cho biết những câu thơ có chữ “về” trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng Ý nghĩachung của những từ “về” đó là gì ?
Câu 7: Đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ trên ?
Câu 8: Chọn lựa và phân tích một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên?
Câu 9: Chỉ bằng 5 câu đơn, hãy ghi lại cảm xúc của anh/chị khi đọc đoạn thơ trên.
Câu 10: Trong thơ ca 1945-1975, có nhiều tác phẩm viết về đề tài người linh Hãy kể tên một
số tác phẩm viết về đề tài này mà anh/chị đã học hoặc đã đọc Viết hai câu thơ về đề tài này mà
em thích trong những bài thơ đó
Phần II – Viết (5 điểm): HS chọn 1 trong 2 câu sau để làm bài:
Câu 1: Vụ việc hai bảo mẫu ở cơ sở mầm non tư thục Phương Anh, thành phố Hồ Chí Minh
hành hạ nhiều cháu bé được gửi tại cơ sở này đã khiến dư luận vô cùng đau xót, căm phẫn Những em bé còn non nớt, vô tội chưa đủ khả năng để có thể tự bảo vệ mình, phải nhờ vào bàn tay chăm sóc của các cô bảo mẫu, người được coi là “mẹ thứ hai” của chúng lại bị chính
Trang 8mạng, rồi “bảo mẫu” Quảng Thị Kim Hoa ở Biên Hòa (Đồng Nai) cũng hành hạ, đánh đập dã man các em nhỏ….
Từ những sự việc trên, anh/chị hãy trình bày những hiểu biết của mình về quyền trẻ em và việcthực hiện quyền đó trong cuộc sống hôm nay
Câu 2: Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn văn sau : Trong rừng ít có loại cây
sinh sôi nảy nở khỏe như vậy Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời Cũng ít có loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay
ra Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao lông vũ Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như những vết thương trên một thân thể cường tráng Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã Cứ thế, hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng
(Trích Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành)
Trang 9ĐỀ 4:
PHẦN I: ĐỌC - HIỂU (5điểm)
1 Cho đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi:
Tiếp theo lái xuồng là một bầy sấu, con này buộc nối đuôi con kia, đen ngòm như khúc cây khô dài Mỗi con sấu, hai chân sau thúc ké trên lưng, hai chân trước tự do, quạt nước cầm chừng như tiếp sức với Tư Hoạch để đẩy chiếc bè quái dị kia đi nhẹ nhàng Thực tế hay là chiêm bao? Người thì đứng há miệng sửng sốt rồi toan chạy vào nhà trốn Người khác khấn vái lâm râm, e nay mai xóm này bị trừng phạt của quỷ thần Vài người dạn hơn, bơi xuồng ra giữa sông, nhìn bầy sấu nọ cho tỏ rõ rồi rước Tư Hoạch vào bờ hỏi han rối rít.
(Trích Bắt sấu rừng U Minh Hạ - Sơn Nam)
Câu 1: Thông tin nào dưới đây về đoạn văn trên là đúng/ sai?
1 Tác giả đoạn văn trên được mệnh danh là nhà Nam Bộ học.
2 Đoạn văn thuộc loại văn bản không hư cấu
3 Đối tượng miêu tả chính của đoạn văn là Tư Hoạch
4 Ngôn ngữ của đoạn văn mang sắc thái Trung bộ
Câu 2: Đoạn văn trên đã miêu tả lại cảnh tượng gì? Qua đó, tác giả thể hiện chủ đề gì?
Câu 3: Trong đoạn văn, tác giả có sử dụng những biện pháp tu từ gì? Hãy nêu tác dụng của
những biện pháp tu từ ấy?
Câu 4: Các nhân vật trong đoạn văn có những thái độ khác nhau Nếu anh/ chị là một trong
những nhân vật ấy, anh chị có thái độ như thế nào? Vì sao?
Câu 5: Từ đoạn văn, anh/ chị có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người
trong thời đại hiện nay?
PHẦN II: VIẾT (5 ĐIỂM) Thí sinh chọn một trong hai câu sau để làm bài:
Câu 1: Trong tháng 4/2014, báo Người Lao Động đưa tin:
Vừa qua, UBND TP HCM đã chi 300 triệu đồng để thả 450.000 con cá giống gồm: cá rô đồng,
rô phi, trê, chép xuống kênh Tàu Hũ - Bến Nghé nhằm cải tạo dòng kênh Cá vừa được thả xuống kênh thì nhiều người đổ xô thả câu… Không chỉ câu, nhiều người còn chèo ghe thả lưới, chích điện khiến cá vừa thả vào kênh không kịp sinh sôi.
Anh/ chị hãy đóng vai một tuyên truyền viên viết một bài văn thuyết phục nhân dân bảo vệ đàn
Trang 10Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.” (Trích Tây Tiến – Quang Dũng)
Câu 2: Đoạn văn trên miêu tả cảnh đàn sấu rừng U Minh Hạ bị người bắt sấu trói lại, giong về
và thái độ của dân trong xóm trước cảnh tượng đó
Chủ đề: Hình ảnh thiên nhiên U Minh bí ẩn, dữ dội và hình ảnh con người Việt Nam nơi nàyhiền lành, chân chất mà dũng cảm, tài trí
Câu 3: Biện pháp tu từ:
- So sánh: “Sấu… đen ngòm như khúc cây khô dài”
Tác dụng: miêu tả sinh động hình ảnh sấu rừng U Minh
- Liệt kê: Người thì…, người khác…., vài người…
Tác dụng: miêu tả những thái độ khác nhau của mọi người, nhấn mạnh tính li kì của câuchuyện
Câu 4: Các thái độ: Sửng sốt, khấn vái, dạn…
Thí sinh tự chọn theo trải nghiệm, lý giải phù hợp, thể hiện am hiểu về đoạn văn và có cáchdiễn đạt trong sáng, mạch lạc
- Sửng sốt, khấn vái: sợ hãi trước cảnh tượng kì lạ
- Dạn: Dũng cảm, ân cần, hỏi han
Lý giải: người thời đó sợ hãi vì chưa hiểu hết sức mạnh thiên nhiên, cho rằng đó là điều kì lạ.Hỏi han: tính cách người Nam Bộ phóng khoáng, ân cần
Câu 5: So sánh mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên trong thời xưa và nay, rút ra nhận
xét, bài học
- Xưa: Con người chinh phục thiên nhiên
- Nay: Con người có nhiều hành động tàn phá thiên nhiên
PHẦN II: VIẾT (5 ĐIỂM)
Câu 2: Thí sinh viết được bài nghị luận có yếu tố thuyết minh thật sinh động, có sử dụng lập
luận chặt chẽ, dẫn chứng phù hợp, giàu sức thuyết phục, thực hiện tốt mục đích tuyên truyềnnhân dân bảo vệ môi sinh, gìn giữ sự trong lành của những dòng sông thành phố
Trang 11Câu 3: Thí sinh có cảm thụ tốt về vẻ đẹp bi tráng của thế hệ những người lính kháng chiến
chống Pháp được thể hiện trong đoạn thơ Tây Tiến Sử dụng kĩ năng phân tích thơ để bày tỏcảm xúc và suy nghĩ của cá nhân về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ trên
Trang 12ĐỀ 5:
Phần I – Đọc hiểu (5 điểm)
Đọc bài thơ sau:
Mẹ và quả
Nguyễn Khoa Điềm
Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi
Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh
(Trích từ Mẹ của nhà thơ, NXB Phụ nữ, 2008)
Câu 1: Những thông tin sau đây về “Mẹ và quả” đúng hay sai?
1.Tác giả của bài thơ là một nhà thơ lãng mạn, giai đoạn 1930 - 1945
2 Bài thơ được viết theo thể thơ tự do
3 Trong bài thơ, tác giả chủ yếu sử dụng hình thức ngôn ngữ tự sự
4 Bài thơ gieo vần chân
5 Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người mẹ
Câu 2: Nêu chủ đề của bài thơ?
Câu 3: Trong nhan đề và bài thơ, chữ “quả” xuất hiện nhiều lần Chữ “quả” ở dòng nào mang ý
nghĩa tả thực? Chữ “quả” ở dòng nào mang ý nghĩa biểu tượng?
Câu 4: Nghĩa của “trông” ở dòng thơ Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng là gì?
Câu 5: Trong hai dòng thơ Những mùa quả lặn rồi lại mọc - Như mặt trời, khi như mặt trăng,
tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh Hãy nêu tác dụng của biện pháp so sánh đó
Câu 6: Ở khổ thơ thứ nhất, hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào? Cảm xúc của nhà thơ dành
cho mẹ là gì?
Trang 13Câu 7: Đặc sắc nghệ thuật của hai dòng thơ: Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên - Còn những bí và
bầu thì lớn xuống là gì?
A Sử dụng từ trái nghĩa B Sử dụng hình ảnh nhân hóa
C Sử dụng thủ pháp miêu tả D Sử dụng phép tương phản, đối lập
Câu 8: Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong hai dòng thơ ? Chúng mang dáng giọt
mồ hôi mặn - Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi?Ghi lại cảm xúc của em khi đọc hai dòng thơnày
Câu 9: Ở khổ thơ thứ hai, hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào? Hãy ghi lại cảm xúc của
nhà thơ mà em cảm nhận được?
Câu 10: Phần in đậm trong dòng thơ: Và chúng tôi, một thứ quả trên đời được gọi là:
A Phụ chú B Khởi ngữ C Tình thái D Gọi đáp
Câu 11: Chữ “hái” trong dòng thơ Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được háicó nghĩa là gì?
Câu 12: Chữ “mỏi” trong dòng thơ Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏicó nghĩa là gì?
Câu 13: Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai dòng thơ cuối bài? Tác dụng của
những biện pháp đó là gì?
Câu 14: Ở khổ thơ thứ ba, hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào? Hình dung và ghi lại tâm
trạng của nhà thơ trong hai dòng thơ cuối bài
Câu 15: Suy nghĩ, cảm xúc nào của nhà thơ để lại ấn tượng sâu đậm nhất với em?
Câu 16: Đọc xong bài thơ, em nghĩ đến câu tục ngữ hay ca dao nào? Hãy ghi lại câu tục ngữ
hay ca dao đó
Câu 17: Trong văn học có nhiều tác phẩm viết về tình mẫu tử Hãy kể tên một số tác phẩm viết
về đề tài này mà em đã học hoặc đã đọc Từ đó, chỉ ra sự khác biệt lớn nhất về mặt nghệ thuật
và nội dung của bài thơ Mẹ và quả (Nguyễn Khoa Điềm) với những tác phẩm ấy
Câu 18: Đọc xong bài thơ, em có suy nghĩ gì về cách ứng xử với cha mẹ của một số người qua
những mẩu tin sau?
Phần II – Viết (5 điểm)
HS chọn 1 trong 2 câu sau để làm bài:
Câu 1: Các cơ quan quản lí du lịch ở nước ta cũng như nhiều quốc gia trên thế giới hàng năm
đều dành rất nhiều tiền để ủng hộ, đầu tư cho những địa danh nổi tiếng của đất nước Bằng cách
sử dụng các phương tiện truyền thông như áp phích, tạp chí quảng cáo, truyền hình, đài phát
Trang 14Câu 2: Mục đích của Nguyễn Minh Châu khi xây dựng nhân vật Phùng trong truyện
ngắn Chiếc thuyền ngoài xa?
Trang 15ĐỀ 6:
I Đọc – hiểu văn bản: (5.0 điểm)
Câu 1 Đọc và trả lời các câu hỏi sau:
“Ai có việc ở xa về vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa cạnh tàu ngựa Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa dệt vải, chẻ củi hay cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi Người ta thường nói: nhà Pá Tra làm thống lí, ăn của dân nhiều, đồn Tây lại cho muối về bán, giàu lắm, nhà có nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất làng Thế thì con gái nó có bao giờ phải xem cái khổ mà biết khổ, mà buồn Nhưng rồi hỏi ra mới rõ cô ấy không phải con gái Pá Tra: cô ấy
là vợ A Sử, con trai thống lí Pá Tra”
1 Đoạn văn sau nói về vấn đề gì ? Hãy đặt tên cho đoạn trích (1.0 điểm)
2 Chỉ ra nghệ thuật đặc sắc trong đoạn văn trên (1.0 điểm)
Câu 2 “Bước vào thế kỉ mới,nước ta sẽ hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới….
nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức đều sẽ cản trở sự phát triển của đất nước” (Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới
Trích trong Một góc nhìn tri thứcNXB Trẻ- TPHCM 2002).
Đoạn văn trên của Vũ Khoan đang nói đến thói quen nào của người ViệtNam?
Nếp nghĩ sùng ngoại, hay bài ngoại sẽ ảnh hưởng gì đến sự phát triển của đất nước ?
Câu 3 Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, có lời thoại:
“Khôn! Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế, đặng bề nước non”.
Lời nói trên của nhân vật nào, nói về những ai, thể hiện thái độ gì với người được nói tới? (1.0 điểm)
II Phần làm văn: (5.0 điểm)
Học sinh được chọn 1 trong 2 câu sau
Câu 1 Trình bày suy nghĩ về ý kiến:
“Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu”
Câu 2 Những suy nghĩ và đánh giá của anh (chị) về người vợ nhặt – người đàn bà không tên
trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân (5.0 điểm)
Trang 16ĐỀ 7:
I ĐỌC - HIỂU (5,0 ĐIỂM)
Câu 1 Cho đoạn văn văn sau: (2,0 điểm)
" Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái,đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chínhnghĩa
Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào Chúng
thi hành những luật pháp dã man Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăncản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết
Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học Chúng thẳng tay chém giết những người yêunước thương nòi của ta Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu
Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân Chúng dùng thuốc phiện, rượucồn để làm cho nòi giống ta suy nhược
Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn,
nước ta xơ xác, tiêu điều Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu Chúng giữ độcquyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân
ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầulên Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn " (Trích Tuyên ngôn Độc lập - HồChí Minh)
a/ Đoạn văn trên viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Em hãy đặt tiêu đề phù hợp cho đoạn văn? ( 1đ)
b/ Nội dung của đoạn trích trên như thế nào? Nghệ thuật cơ bản nhất của đoạn trích trên là gì,
tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy?(1đ)
a/ Đoạn văn trên của Vũ Khoan đang nói đến thói quen nào của người Việt Nam?
b/ Nếp nghĩ sùng ngoại, hay bài ngoại sẽ ảnh hưởng gì đến sự phát triển của đất nước ?
II PHẦN LÀM VĂN (5 ĐIỂM) HS chọn 1 trong 2 câu sau để làm bài:
Câu 1: Vụ việc hai bảo mẫu ở cơ sở mầm non tư thục Phương Anh, thành phố Hồ Chí Minh
hành hạ nhiều cháu bé được gửi tại cơ sở này đã khiến dư luận vô cùng đau xót, căm phẫn.
Trang 17Những em bé còn non nớt, vô tội chưa đủ khả năng để có thể tự bảo vệ mình, phải nhờ vào bàn tay chăm sóc của các cô bảo mẫu, người được coi là “mẹ thứ hai” của chúng lại bị chính những người này đang tâm hành hạ…
Không phải đến bây giờ, những vụ việc đau lòng như thế này mới xảy ra, mà mới đây, dư luậnchưa hết sửng sốt về hành động vô nhân tính của Hồ Ngọc Nhờ làm bé trai 18 tháng tuổi thiệtmạng, rồi “bảo mẫu” Quảng Thị Kim Hoa ở Biên Hòa (Đồng Nai) cũng hành hạ, đánh đập dãman các em nhỏ…
Từ những sự việc trên, anh/chị hãy trình bày những hiểu biết của mình về quyền trẻ em và việcthực hiện quyền đó trong cuộc sống hôm nay
Câu 2
Tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" - Nguyễn Minh Châu xây đựng rất thành công nhân vậtngười đàn bà hàng chài Có nhận định cho rằng: "Người phụ nữ này hiện lên trong tác phẩmvừa đáng thương, nhưng cũng vừa đáng trách" Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên
Trang 18ĐỀ 8:
I ĐỌC - HIỂU (5,0 ĐIỂM)
Câu 1 (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
[ ] Tôi không thể ngờ được lại là hai cô thiếu nữ mà tôi mới thoáng trông thấy ở trong vườn Bữa cơm xong, ông Ba bắc ghế ra ngoài sân cùng tôi ngồi nói chuyện Ngọn đèn dầu có cái chao lụa xanh xinh xắn - chắc hẳn là một công trình của hai cô thiếu nữ - để trên chiếc bàn con, chiếu ra một vùng ánh sáng, làm nổi trắng mấy gốc trè cằn cổi Chiều đã tối hẳn, trên trời cao, hàng ngàn ngôi sao thi nhau lấp lánh qua không khí trong và mát Ðêm của vùng đồi bao bọc lấy tôi, đầy những hương thơm lạ theo cơn gió từ đâu đưa lại Muôn tiếng đều khe khẽ làm cho cái yên lặng vang động như tiếng đàn; những con bướm nhỏ vụt từ bóng tối ra, đến chập chờn ở trước ngọn đèn, rồi lại lẩn vào bóng tối, như những sự gia lẹ làng của cảnh rừng nói chung quanh Tôi thấy vui sướng và thư thái trong lòng Lần đầu, đêm tối và cảnh vật đối với tôi thân mật như một người bạn, khác với khi ở Hà Nội, đêm chỉ là những cuộc vui chơi mệt mỏi và nặng nề [ ]
(Thạch Lam, Nắng trong vườn, NXB Đời nay, 1983)
a) Phương thức diễn đạt trong đoạn văn trên có điểm gì nổi bật? Cách diễn đạt đó đem lại hiệuquả như thế nào cho đoạn văn?
b) Viết một đoạn văn ngắn khoảng (150 - 200) từ trình bày cảm nhận của Anh/Chị về đoạn văntrên?
Câu 2 (2,0 điểm) Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của Anh/ Chị về ý kiến của một
học sinh cho rằng: “ Sống thử sẽ giúp cho chúng ta rèn luyện được kĩ năng sống và biết cách
làm chủ cuộc đời mình ”
II PHẦN LÀM VĂN (5 ĐIỂM) (h/s chọn một trong hai câu dưới đây để làm)
Câu 3a (5,0 điểm) “Điều đặc sắc của chương sách là diễn đạt được chung quanh hạnh phúc chung của tang gia, mỗi thành viên trong gia đình lại có một hạnh phúc riêng không ai giống
ai gắn liền với tính cách riêng của mỗi nhân vật và mỗi nhân vật lại có một mâu thuẫn trào phúng”.
Qua tác phẩm “Hạnh phúc của một tang gia, trích tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng”
Anh/Chị hãy hãy làm sáng tỏ nhận định trên
Câu 3b (5,0 điểm) Cảm nhận của Anh/Chị về nét đẹp truyền thống trong đoạn thơ sau của
Nguyễn Khoa Điềm:
Em ơi em! Đất nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình sứ sở
Trang 19Làm nên Đất nước muôn đời
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha.
Ôi! Đất nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta
(Trích trong bài thơ Đất nước - Ngữ văn 12, cơ bản, tập 1, NXB GD 2011)
Trang 20ĐỀ 9:
I PHẦN CHUNG (5,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Mở đầu tác phẩm « Tuyên Ngôn Độc Lập « Hồ Chí Minh đã trích dẫn những bản tuyên ngôn
tiến bộ nào ? Tại sao tác giả lại trích dẫn những bản tuyên ngôn này ?
Câu 2 (3,0 điểm)
“Trên con đường thành công không có vết chân của người lười biếng” (Lỗ Tấn)
Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) phát biểu ý kiến của anh, chị về ý kiến trên
II PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc 3.b)
Câu 3.a Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau trong bài Đất Nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm :
“ Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn, to lớn
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em Đất nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên đất Nước muôn đời…”
(Đoạn trích Đất Nước - Trích trường ca Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm, tr 119
và 120, Ngữ văn tập 1, NXB Giáo dục).
Câu 3.b Theo chương trình nâng cao (5,0 điểm)
Trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” Nguyễn Minh Châu đã xây dựng được một
tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống Anh (chị) hãy làm rõ điều đó
Trang 21ĐÁP ÁN :
1 Mở đầu tác phẩm « Tuyên Ngôn Độc Lập « Hồ Chí Minh đã trích dẫn
những bản tuyên ngôn tiến bộ nào ? Tại sao tác giả lại trích dẫn những bảntuyên ngôn này ?
- Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền củaPháp
( Thí sinh nêu đúng được tên một bản tuyên ngôn thì cho 0,25 đ )
- Hồ Chí Minh trích dẫn hai bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ và Tuyên ngônNhân quyền và Dân quyền của Pháp để làm căn cứ pháp lý cho bản Tuyênngôn của ViệtNamvì đây là những bản Tuyên ngôn tiến bộ, được cả thế giớithừa nhận
- Người trích dẫn bản Tuyên ngôn của Mỹ là để tranh thủ sự ủng hộcủa Mỹ và phe Đồng minh
- Người trích Tuyên ngôn của Pháp để sau đó là buộc tội Pháp đã lợidụng lá cờ “tự do, bình đẳng, bác ái”đến cướp nước ta, làm trái với tinh thầntiến bộ của chính bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạngPháp
0,5
0,50,50,5
2 “Trên con đường thành công không có vết chân của người lười biếng”
(Lỗ Tấn)
a Yêu cầu về kĩ năng :
Biết cách làm bài nghị luận xã hội Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát ;không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp
b Yêu cầu về kiến thức :
Thí sinh có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần làm rõ được các ý chínhsau
1 Mở bài : (0,25 điểm)
Nêu được vấn đề cần nghị luận, trích dẫn câu nói của Lỗ Tấn 0,25
Trang 22- Thành công là mục đích, kết quả mà người ta phải đổ mồ hôi, công sức,thời gian, trí tuệ, gian nan vất vả, thậm chí phải nếm trải những thất bại mới
có được
0,25
b Bình luận : (1,5 điểm)
- Câu nói trên hoàn toàn đúng vì :
Con đường dẫn tới thành công là con đường chông gai, đầy khó khăn, thửthách chứ không phải bằng nhung lụa là cả quá trình học tập, Lao động,nghiên cứu, sáng tạo không ngừng, đòi hỏi con người phải cần cù, miệt mài,chịu khó và có ý chí quyết tâm cao mới thành Không có một thành công,thành quả nào mà không phải đổi băng mồ hôi , công sức
c Liên hệ bản thân (0,5 điểm)
- Trong cuộc sống và học tập , lười biếng luôn mang lại nhiều kết quả khôngnhư mong muốn
Dẫn chứng thực tế như : Vì lười biếng nên các bệnh như đoán đề , học tủ làmcho kết quả thi không được tốt … => Thất bại
- Phê phán những thói lười biếng (trong công việc, học tập, lao động…)
0,25
0,25
3 Kết bài : (0,25 điểm)
Khẳng định lại giá trị câu nói : Bất cứ sự thành công nào cũng cần có sự cần
cù, chăm chỉ, kiên trì, chịu khó.Lười biếng, ỉ lại, ngại khó ngại khổ sẽ chẳngbao giờ làm được việc gì có ý nghĩa
3a Phân tích đoạn thơ trong bài “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm.
A Mở bài : (0,5 điểm)
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Khoa Điềm và bài thơ “Đất Nước ”.
- Giới thiệu đoạn thơ, trích dẫn thơ
0,25 0,25
B Thân bài : (4,0 điểm)
1 - Đất Nước không phải là cái gì xa lạ mà có ngay trong sự sống, trong 1,0
Trang 232 - Đất Nước là sự hài hòa, thống nhất giữa riêng và chung, giữa công dân và
cộng đồng Đó là sự gắn bó giữa số phận cá nhân và vận mệnh chung củacộng đồng, dân tộc
3 - Đất Nước được gìn giữ, lưu truyền và phát huy qua nhiều thế hệ
4 - Suy ngẫm về trách nhiệm mỗi người đối với Đất Nước : Đất Nước là
máu xương, là sinh mệnh nên trách nhiệm với Đất Nước trước tiên là tráchnhiệm với bản thân Đồng thời mỗi người phải biết gắn bó, san sẻ và hi sinh
để làm nên Đất Nước bền vững muôn đời
1,0
1,01,0
C Kết bài (0,5 điểm)
Đánh giá khái quát về đoạn thơ và bài thơ
0,5
3b Trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” Nguyễn Minh Châu đã xây
dựng được một tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống Anh (chị) hãy làm rõ điều đó (5đ)
1 Yêu cầu về kĩ năng :
Biết cách làm bài nghị luận phân tích nhân vật Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưuloát ; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp
2 Yêu cầu về kiến thức :
Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Nguyễn Minh Châu và tác phẩm
“Chiếc thuyền ngoài xa”, học sinh có thể làm bài theo nhiều cách song cần
làm rõ được các ý cơ bản sau:
A Mở bài : (0,5 điểm)
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Minh Châu và tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”
- Giới thiệu nội dung trọng tâm bài viết : Tình huống truyện
0,250,25
B Thân bài : (4,0 điểm)
Trang 24sương sớm, đẹp như tranh vẽ Phùng nhanh chóng bấm máy, thu lấy một hình ảnh không dễ gì gặp được trong đời.
- Khi chiếc thuyền vào bờ, Phùng thấy hai vợ chồng hàng chài bước xuống Anh chứng kiến cảnh người chồng đánh vợ, đứa con ngăn bố Những ngày sau, cảnh đó lại tiếp diễn Phùng không ngờ sau cảnh đẹp như mơ là bao ngang trái, nghịch lý của đời thường.
- Từ đó, trong người nghệ sĩ đã có sự thay đổi cách nhìn đời Anh thấy rõ những cái ngang trái trong gia đình thuyền chài để hiểu sâu thêm về người đàn bà, chị em thằng Phác, hiểu thêm người đồng đội (Đẩu) và hiểu thêm chính mình.
0,5
0,25
2 Thông qua tình huống , tính cách các nhân vật được bộc lộ (2đ)
Tình huống truyện được tạo nên bởi nghịch cảnh giữa vẻ đẹp chiếc thuyền ngoài xa với cái thật gần là sự ngang trái trong gia đình người thuyền chài Từ tình huống trên mà các nhân vật bộc lộ phẩm chất, tính cách, tạo ra những bước ngoặt trong tư tưởng, tình cảm của mình.
=> Người đàn ông là nạn nhân của đói nghèo, lam lũ nên trở thành kẻ độc ác, hành hạ, thô bạo với vợ con để giải toả tâm lý và nỗi khổ đời thường Nhân vật này trở thành điển hình cho bạo lực gia đình cần lên
án Qua đó tác giả thể hiện cái nhìn của mình về đời sống: đói nghèo góp phần làm tha hoá nhân cách của con người.
Trang 25- Số phận bất hạnh của chị: Ngoài 40, thô kệch, mặt rỗ, xuất hiện với
“khuôn mặt mệt mỏi”, thầm lặng chịu mọi đau đớn khi bị chồng đánh
không kêu một tiếng, không chống trả, không trốn chạy.
Tác giả khắc hoạ thật ấn tượng về người đàn bà một đời nhọc nhằn, lam lũ, nhiều cay đắng.
- Vẻ đẹp tâm hồn: Yêu thương con tha thiết:
+ Không muốn các con thấy cảnh chị bị chồng đánh vì chị sợ làm tổn thương tình cảm của các con.
+ Không muốn ly hôn, chấp nhận bị đánh đập, hành hạ để nuôi con
khôn lớn: “Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được!”
=> Qua nhân vật người vợ, tác giả đã khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ ViệtNam: Dù trong hoàn cảnh đói nghèo, lạc hậu, con người vẫn khát khao hạnh phúc bình dị, sống nhân hậu, giàu lòng vị tha.
c Nhân vật chánh án Đẩu và nghệ sĩ Phùng (1đ):
Là người tốt bụng nhưng lại đơn giản trong cách nghĩ Anh khuyên người đàn bà bỏ chồng là xong, mà không biết bà cần một chỗ dựa kiếm sống để nuôi con khôn lớn.
Chú ý phân tích nghệ sĩ Phùng:
* Mang ý nghĩa khám phá, phát hiện của tình huống
- Ở tình huống truyện này, cái nhìn và cảm nhận của nghệ sĩ Phùng, chánh án Đẩu là sự khám phá, phát hiện sâu sắc về đời sống và con người.
- Đẩu hiểu được nguyên do người đàn bà không thể bỏ chồng là vì những đứa con Anh vỡ lẽ ra nhiều điều trong cách nhìn nhận cuộc sống.
- Phùng như thấy chiếc thuyền nghệ thuật thì ở ngoài xa, còn sự thật cuộc đời lại ở rất gần Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện giúp anh hiểu rõ hơn cái có lý trong cái tưởng như nghịch lý ở gia đình
0,250,25
0,25
0, 5
0,5
Trang 26này đã nhấn mạnh thêm mối quan hệ gắn bó giữa nghệ thuật và cuộc đời, khẳng định cái nhìn đa diện, nhiều chiều về đời sống, gợi mở những vấn đề mới cho sáng tạo nghệ thuật.
- Đánh giá khái quát về tác phẩm
- Thông điệp mà tác giả gửi gắm qua tác phẩm
“ Người nghệ sĩ nhìn nhận cuộc đời phải đa diện nhiều chiều , không được giản đơn và phiến diện
0,25
0,25
Trang 27II.PHẦN RIÊNG : (5,0 điểm)
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu 3.a hoặc 3.b ).
Câu 3.a: Theo chương trình chuẩn.(5 điểm)
Anh (chị) hãy phân tích những nét đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi?
Câu 3.b: Theo chương trình nâng cao (5 điểm).
Phân tích nhân vật người nghệ sĩ nhiếp ảnh trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa để thấy được
quan điểm của Nguyễn Minh Châu về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời
ĐÁP ÁN:
I PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu 1 : (2 điểm)
Yêu cầu về kiến thức:
- Ơ-nít-Hê-minh-uê (1899-1961) là nhà văn Mĩ nổi tiếng thế giới
- Ông từng tham gia nhiều cuộc chiến tranh (thế giới thứ nhất, thế giới thứ hai)
- Là người đề ra nguyên lí sáng tác: tảng băng trôi.
- Dù viết về đề tài gì, ông đều nhằm mục đích viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người.
- Ông được nhận giải Nôben về văn học năm 1954
- Hai tác phẩm tiêu biểu: Giã từ vũ khí, Ông già và biển cả…
Câu 2 (3 điểm).
Trang 28Thí sinh có thể trình bày theo nhiều kiểu khác nhau nhưng phải hợp lý, chặt chẽ, thuyếtphục Cần nêu được các ý chính sau:
- Mỗi con vật đều có vẻ đẹp riêng, vẻ đẹp ấy để phân biệt với các con vật khác Trong sốcác con vật cùng loài, con công có vẻ đẹp rực rỡ nhất toát lên từ bộ lông của nó
- Học vấn làm đẹp con người (trọng tâm của vấn đề)
+ Sự hiểu biết tri thức rất quan trọng đối với mỗi người
+ Người có tri thức và có tri thức cao sẽ được mọi người tôn trọng, xã hội trọng dụng
+ Thái độ học tập đúng đắn để chiếm lĩnh tri thức làm đẹp cho bản thân
II.PHẦN RIÊNG : (5,0 điểm)
Câu 3.a: Theo chương trình chuẩn.(5 điểm)
a Yêu cầu về kĩ năng:
Hiểu đúng yêu cầu của đề bài, biết cách phân tích các chi tiết trong truyện để làm sáng tỏ nétđặc sắc về nghệ thuật và biết cách làm bài văn nghị luận văn học; kết cấu chặt chẽ, bố cục rõràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dung từ, ngữ pháp
b Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song cần nêu được các ý chính sau:
- Vài nét về tác giả, tác phẩm: Những đứa con trong gia đình là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Thi – nhà văn của người nông dân Nam Bộ, đã thể hiện thành
công đời sống gia đình của người dân Nam Bộ trong những năm tháng chống Mĩ cứu nướcbằng những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc của mình
- Phân tích những đặc sắc nghệ thuật:
+ Nghệ thuật kể chuyện (trần thuật): câu chuyện được kể theo dòng hồi ức của Việt - chú giảiphóng quân còn trẻ bị trọng thương, lạc đồng đội, một mình nằm giữa chiến trường… Cách kểlinh hoạt, giàu cảm xúc, không theo thời gian, không gian mà tự nhiên theo logic chủ quan củatâm lí nhân vật
+ Nghệ thuật xây dựng tính cách của nhân vật phong phú, hấp dẫn: qua dòng hồi ức của Việtcác nhân vật trong gia đình cách mạng: ba má Việt, chú Năm, chị Chiến, Việt… hiện lên vừa cónét riêng trong tính cách vừa có cùng bản chất: yêu nước, căm thù giặc, thuỷ chung với cáchmạng, tự hào về truyền thống cách mạng của gia đình
+ Mang đậm màu sắc Nam Bộ: Tính cách nhân vật, ngôn ngữ, bức tranh thiên nhiên, đời sốngsinh hoạt và văn hoá của người dân Nam Bộ đều được miêu tả sinh động, chân thực
Câu 3.b: Theo chương trình nâng cao (5 điểm).
a/ Yêu cầu về kĩ năng: