1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hiện trạng môi trường và thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy tinh bột sắn quảng ngãi

109 980 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 1,52 MB

Nội dung

Nội dung các phần thuyết minh và tính toán : Tổng quan về ngành tinh bột sắn và những vấn đề môi trường Hiện trạng sản xuất và môi trường của nhà tinh bột sắn Quảng Ngãi Đề xuất các biện

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Họ và tên: Nguyễn Thị Xuân Hòe Khoa: Viện Khoa học & Công nghệ Môi Trường

Khóa : 49 – QN

1 Đầu đề thiết kế:

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝNƯỚC THẢI NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN QUẢNG NGÃI

2 Các số liệu ban đầu:

Các số liệu khảo sát thực tế tại nhà máy tinh bột sắn Quảng Ngãi

3 Nội dung các phần thuyết minh và tính toán :

Tổng quan về ngành tinh bột sắn và những vấn đề môi trường

Hiện trạng sản xuất và môi trường của nhà tinh bột sắn Quảng Ngãi

Đề xuất các biện pháp giảm thiểu chất thải và phương án xử lý nước thải nhà máy tinhbột sắn Quảng Ngãi

Tính toán một số thiết bị chính của hệ thống xử lý nước thải

4 Các bản vẽ ( ghi rõ các loại bản vẽ và kíc thước bản vẽ ):

Bản vẽ các thiết bị chính đã tính toán ( khổ A4)

5 Cán bộ hướng dẫn:

TS Đặng Minh Hằng

6 Ngày giao nhiệm vụ đồ án: Ngày… tháng……năm 2009

7 Ngày hoàn thành: Ngày… tháng……năm 2009

Trang 2

Ngày… tháng……năm 2009CHỦ NHIỆM BỘ MÔN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ( ký, ghi rõ họ tên) ( ký, ghi rõ họ tên)

Sinh viên đã hoàn thành và nộp đồ án tốt nghiệp

Ngày tháng năm 2009

Người duyệt

(ký, ghi rõ họ tên)

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Sau hơn 3 tháng tìm tòi, đến nay đồ án của em đã được hoàn thành đúng tiến độhọc tập của Viện khoa học & Công nghệ môi trường – Trường đai học Bách Khoa.Trong quá trình làm đồ án, em nhận được sự giúp đỡ của cô giáo Đặng Minh Hằng cùngvới sự giúp đỡ của giám đốc và các anh chị công nhân trong nhà máy tinh bột sắn QuảngNgãi

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình và quý báu trên

Với quỹ thời gian không nhiều, khối lượng công lượng công việc cũng khá lớn,vốn kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, nên đồ án của em không tránh khỏi nhữngthiếu sót, rất mong được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô và các bạn Một lần nữa emxin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, Ngày tháng năm 2009

Sinh viên Nguyễn Thị Xuân Hòe

Trang 4

BOD Nhu cầu ôxy hóa sinh học

Trang 5

MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nước tađang diễn ra mạnh mẽ trên hầu hết các miền Bộ mặt kinh tế và xã hội của đất nước cónhiều thay đổi, mức tăng trưởng GDP trung bình hàng năm đạt 8,0% , tỷ trong GDPcông nghiệp và xây dựng tăng 38,5% năm 2003 lên 41,3% năm 2007 Tuy nhiên kèmtheo đó là vấn đề môi trường ngày càng trở nên gay gắt và luôn là một vấn đề bức xúccần phải giải quyết kịp thời

Là một trong những ngành kinh tế đang được đánh giá là quan trọng của đất nước,song song với sự phát triển thì công nghiệp tinh bột sắn cũng tác động phần lớn đến ônhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nước thải, chất thải của ngành tinh bột sắn đượcđánh giá là gây ô nhiễm lớn đến nguồn nước tự nhiên Do các công nghệ sử dụng hầu hết

đã lạc hậu, thiết bị cũ và không đồng bộ, định mức nước cho một đơn vị sản phẩm cònlớn, hiệu suất tận chiết bột còn kém, và do các nhà máy thường tập trung gần nội thành,gần khu dân cư nên ô nhiễm của ngành tinh bột sắn lại càng trở lên nghiêm trọng Dovậy, việc áp dụng các biện pháp giảm thiểu và xử lý ô nhiễm nước thải ngành tinh bộtsắn đang là một yêu cầu cấp bách cần được giải quyết nhằm đảm bảo phát triển một cáchbền vững

Mục tiêu đề tài: Thiết kế một hệ thống xử lý nước thải cho một cơ sở sản xuất có

quy mô vừa Nước thải dòng ra đáp ứng TCVN 5945-2005 loại B (cột F, Q<50m3/s)

Phạm vi : Đánh giá hiện trạng sản xuất và môi trường; thiết kế hệ thống xử lý

nước thải – nhà máy sản xuất tinh bột sắn Quảng Ngãi, thôn Thế Long, xã Tịnh Phong,huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi

Nội dung :

+ Tổng quan về hiện trạng sản xuất và môi trường ngành tinh bột sắn Việt Nam.+ Đánh giá hiện trạng sản xuất và môi trường của nhà máy tinh bột sắn Quảng Ngãi.+ Lựa chọn hệ thống xử lý nước thải – nhà máy tinh bột sắn Quảng Ngãi

+ Tính toán các thiết bị chính trong hệ thống xử lý nước thải đã lựa chọn

+ Ước tính chi phí của hệ thống xử lý nước thải

Trang 6

CHƯƠNG I

TỔNG QUAN VỀ NGÀNH TINH BỘT SẮN

I.1 Giới thiệu về ngành tinh bột sắn

Lương thực luôn có một vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng trong cuộc sốngcủa mỗi con người Trong đó, tinh bột sắn là một loại lương thực không thể thiếu Xãhội càng phát triển, nhu cầu ấy càng cao hơn, không chỉ dừng lại ở “ăn đủ” mà đãnâng lên thành “ăn ngon, ăn chất lượng” Ngày nay tinh bột sắn còn được sử dụngrộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp như: dệt, giấy, dược phẩm, thực phẩm, keodán, mì chính… Đứng trước những cơ hội và thách thức, nghành công nghiệp tinhbột sắn đã ra đời và đang từng bước ngày càng hoàn thiện hơn để đáp ứng tối đa vàtốt nhất nhu cầu cuộc sống

Sắn là cây lương thực quan trọng ở nhiều nước trên thế giới, hiện nay sắn được trồng

ở hơn 100 quốc gia trên thế giới với diện tích khoảng 18,96 triệu ha, sắn chủ yếu đượcdùng để sản xuất tinh bột xuất khẩu sang các nước khác Sản lượng sắn trên thế giớiđược thể hiện qua bảng 1.1

Trang 7

Bảng 1.1 Sản lượng sắn trên thế giới năm 2001

và thu hút đầu tư của nhiều nhà sản xuất Cùng với ưu thế đất đai, khí hậu thuận lợi ViệtNam đã trở thành nước xuất khẩu tinh bột sắn lớn thứ 3 trên thế giới, sau Thái Lan vàInđonexia Sản phẩm tinh bột sắn của nước ta chủ yếu là dành cho xuất khẩu sang cácnước như: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, các nước Châu Âu, Châu Á Thái BìnhDương…tinh bột sắn đã trở thành một trong 7 mặt hàng xuất khẩu mới có triển vọngđược chính phủ quan tâm Sự phát triển của ngành tinh bột sắn đã góp phần giải quyếtviệc làm cho nhiều người dân lao động, đặc biệt là người nông dân Sự phát triển củangành tinh bột sắn sẽ góp phần giúp nước ta hội nhập với khu vực và thế giới một cáchhiệu quả hơn bởi chính đặc điểm “toàn cầu” của nó

Trang 8

Ngành tinh bột sắn là một trong các ngành công nghiệp mới ra đời và đang nhanhchóng được mở rộng Cả nước hiện có 64 nhà máy sản xuất tinh bột sắn và dự kiến sẽxây dựng thêm một số nhà máy tại miền Trung, Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ…

I 2 Vai trò và vị trí của ngành tinh bột sắn trong nền kinh tế quốc dân

Ngành tinh bột sắn được coi là một trong các ngành có lợi thế nhất nước ta bởiđiều kiện đất đai, khí hậu thích hợp để trồng và phát triển cây sắn, hơn nữa nước ta làmột nước đông nông dân vốn có nghề truyền thống trồng sắn, số vốn đầu tư không lớn

và có vị trí ngày càng quan trọng trong chiến lược xuất khẩu của nước ta Sự phát triểncủa ngành tinh bột sắn Việt Nam trong những năm gần đây đã thu hút nhiều lao động,trong các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ngành tinh bột sắn đã tạo việc làm cho gần 7nghìn lao động nữ ( chiếm 20% ) Sự phát triển của ngành tinh bột sắn sẽ góp phần thúcđẩy nền kinh tế nước ta một cách hiệu quả và giúp nước ta hội nhập kinh tế với khu vực

và thế giới một cách dễ dàng hơn

Ngành tinh bột sắn là một trong các ngành công nghiệp tuy chỉ mới ra đời nhưng

đã nhanh chóng chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân bởi doanh thu hằngnăm là không nhỏ Trong những năm qua ngành tinh bột sắn Việt Nam đã đạt đượcnhững kết quả khá ấn tượng : giá trị sản xuất công nghiệp tinh bột sắn tăng trưởng bìnhquân hàng năm được thể hiện trong bảng 1.2

Bảng 1.2 Giá trị sản xuất công nghiệp của ngành

tinh bột sắn qua một số năm

Trang 9

tinh bột sắn ngày càng được mở rộng , thu hút nhiều lao động và vốn đầu tư nướcngoài Năm 2008 là một năm thành công đối với ngành tinh bột sắn Việt Nam, kimngạch xuất khẩu đạt 2,6 tỷ USD, đặc biệt là thị trường Châu Âu tuy bị áp đặt mứcthuế và sự cạnh tranh khốc liệt nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt 2,6 triệu EUR vàvươn lên trong tốp 2 nhà cung cấp tinh bột sắn lớn cho EU sau Thái Lan.

Bảng 1.3 Kim ngạch xuất khẩu tinh bột sắn việt nam

Năm Kim ngạch xuất khẩu

I.3 Đặc điểm của ngành tinh bột sắn Việt Nam:

Hiện nay cả nước có gần 70 doanh nghiệp tinh bột sắn lớn nhỏ có vốn đầu tưtrong nước ( chưa tính các doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài và công ty liêndoanh với nước ngoài ) Ngành tinh bột sắn nước ta có sự đa dạng về quy mô sản xuất từcác nhà máy có quy mô sản xuất lớn ( Nhà máy tinh bột sắn Đắc Lắc có gần 1000 laođộng, trên 400 thiết bị, công suất 500 tấn sản phẩm /ngày, thị trường xuất khẩu: TrungQuốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU; Nhà máy tinh bột sắn Hoài Hảo: 700 lao động, côngsuất 800 tấn củ / ngày, thị trường xuất khẩu: Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, ĐàiLoan ) đến các cơ sở sản xuất vừa ( Nhà máy tinh bột sắn Quảng Ngãi : 06 máy mài,08máy phân ly, 02 phòng sấy, gần 200 lao động, kim ngạch xuất khẩu 20 triệu USD năm

2007 ) đến các doanh nghiệp nhỏ hơn ( Nhà máy tinh bột sắn Ngọc Thạch có công suất

100 tấn củ / ngày, nhà máy tinh bột sắn Earbia với công suất 100 – 150 tấn củ / ngày,

Trang 10

nhà máy tinh bột sắn Yên Bình công suất 160 tấn củ / ngày), và nhỏ hơn nữa là các hộgia đình làm thủ công….Ngành công nghiệp tinh bột sắn hầu như phát triển trên toàn bộlãnh thổ Việt Nam.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được ngành tinh bột sắn vẫn còn tồn tại một sốvấn đề cơ bản, đó là tốc độ phát triển còn chậm, chưa ổn định, mặt khác là do thiếunguồn vốn đầu tư trang thiết bị, công nghệ và nguyên liệu cho sản xuất Công nghệ vàthiết bị vẫn còn sử dụng thiết bị của thập niên 70, 80 thậm chí có những thiết bị đượcsản xuất từ những năm 1960 Sự đầu tư trang thiết bị mới chỉ dừng lại ở mức độ chắp vá,không đồng bộ, thiết bị mới nằm xen kẽ thiết bị cũ nên hiệu suất sản xuất chưa cao, hiệuquả việc đầu tư còn hạn chế Ngành tinh bột sắn Việt Nam mới chỉ cung cấp đượckhoảng 20% nhu cầu tinh bột trong nước và chỉ chiếm một phần nhỏ nhu cầu của thịtrường xuất khẩu

Thực tế này đòi hỏi ngành tinh bột sắn phải được đổi mới công nghệ, trang thiết

bị và cần có sự quan tâm, đầu tư đúng mức hơn nữa Đó là con đường để nghành tinh bộtsắn phát triển

Trong tương lai ngành tinh bột sắn sẽ phát triển theo hướng hoàn thiện các côngnghệ cổ điển, rút ngắn các khâu bằng các tổ hợp thiết bị đa năng, tự động hoá các quytrình kỹ thuật và hệ thống điều khiển, hạn chế hoá chất, giảm định mức nước và nângcao hiệu suất thu hồi tinh bột, nhằm mục đích nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm,tiết kiệm năng lượng và hoá chất sử dụng, tạo môi trường làm việc an toàn và bảo vệ môitrường sống

I.4 Hiện trạng môi trường của ngành tinh bột sắn

I.4.1 Quy trình công nghệ và chất thải phát sinh

Ngành tinh bột sắn cũng là nghành công nhiệp có quy trình sản suất gồm nhiềucông đoạn, áp dụng nhiều loại hình công nghệ khác nhau Sơ đồ nguyên lý công nghệ

chế biến tinh bột sắn được thể hiện trên hình 1.1

Trang 11

Nguyên liệu đầu

chất thải rắn (bã sắn)

nướcnước

Dịch bột loãng

Sản phẩm

( H 2 SO 4 ,tinh bột, các chất hữu cơ)

Trang 12

Trong quá trình sản xuất tinh bột sắn, một số công đoạn phát sinh chất thải ở các

dạng nước thải, khí thải và chất thải rắn Trong đó nước thải là dạng gây ô nhiễm lớnnhất do:

Nước thải phát sinh trong công đoạn rửa củ và chiết bột, trong đó lượng nước thảichủ yếu do quá trình phân ly chiết bột diễn ra liên tục Nhu cầu sử dụng nước trong nhàmáy tinh bột sắn là rất lớn và thay đổi theo mùa vụ nguyên liệu Nhu cầu sử dụng nướccho 1 tấn sản phẩm bột khoảng 25-40m3 và thải ra khoảng từ 20-38m3

Mặt khác do có một lượng tinh bột đáng kể thoát ra nên nước thải càng có độ ônhiễm cao Mỗi ngày các nhà máy sử dụng hàng trăm nghìn tấn nguyên liệu sắn để sảnxuất, độ tận trích tinh bột nằm trong khoảng 80-95% Như vậy một lượng lớn tinh bột đãthải ra ngoài gây ô nhiễm môi trường (Bảng 1.4) Đặc tính nước thải của hai công đoạnrửa củ và tách chiết bột được thể hiện trong bảng 1.5

Bảng 1.4 Lượng tinh bột thải ra qua các năm

Năm Lượng sắn tiêu thụ

(triệu tấn/năm)

Lượng tinh bột thải ra môi trường (triệu tấn/năm)

Bảng 1.5 Đặc trưng nước thải mỗi công đoạn.

Các công đoạn Chất ô nhiễm trong

nước thải Đặc tính của nước thải Rửa củ Vỏ lụa, tạp chất, đất, cát,

cỏ rác…

Trung tính, COD chiếm 3 - 7% tổng tảilượng COD, BOD thấp chiếm 2 - 5%tổng tài lượng BOD

Tinh chế bột Tinh bột, dịch bào, xơ

mịn, pectin, Cyanua, cặnkhông tan và các thànhphần hữu cơ khác…

Có tính axít, TS cao, COD chiếm 85 –95% tải lượng COD, BOD cao chiếm90-95% tổng tải lượng BOD

I.3.2 Hiện trạng môi trường ngành tinh bột sắn

Trang 13

Ngành công nghiệp tinh bột sắn đang tác động đến môi trường bởi những dạng chấtthải sau:

I.3.2.1 Nước thải

Theo số liệu thống kê, hàng năm ngành tinh bột sắn thải ra môi trường khoảng 240– 300 triệu m3 nước thải/năm Trong đó mới chỉ khoảng 10% tổng lượng nước thải đãqua xử lý, số còn lại đều thải thẳng vào nguồn tiếp nhận

Đặc trưng quan trọng nhất của nước thải từ các cơ sở tinh bột sắn là sự daođộng rất lớn về lưu lượng theo mùa vụ Do đặc điểm nước thải ngành tinh bộtsắn chứa nhiều tinh bột, các axít hữu cơ ,xơ,cặn nên hầu hết nước thải từ các

cơ sở tinh bột sắn hàm lượng chất hưu cơ, tổng chất rắn đều cao và có tính axít.Lưu lượng và đặc trưng nước thải của một số doanh nghiệp được thể hiện trongbảng 1.7 Nước thải các doanh nghiệp có thông số ô nhiễm đều vượt quá giới hạn chophép:

+ Hàm lượng TS vượt quá TCVN 5945 – 2005 (loại B) từ 30 – 65 lần

+ COD cao hơn TCVN 5945-2005 (Loại B) từ 106,2 - 175 lần

+ BOD5 vượt TCVN 5945 – 2005 (loại B) 100-170 lần

+ Chỉ số PH dao động trong khoảng nhỏ và nằm trong khoảng cho phép của TCVN

5945 – 2005 (loại B)

Như vậy nước thải của ngành tinh bột sắn hiện nay là vấn đề môi trường mang tínhthời sự và cấp thiết, cần thiết phải được giải quyết nhằm bảo vệ môi trường và tạo cơ sở

để ngành tinh bột sắn phát triển một cách bền vững

Trang 14

Bảng 1.6 Đặc trưng nước thải của một số doanh nghiệp tinh bột sắn

STT Tên doanh nghiệp

Lưu lượng

• Các khí sinh ra do quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước thải và bãngoài môi trường

• Hơi HCN phát sinh trong quá trình chiết bột

Trang 15

• Bụi sinh ra bởi phương tiện vận chuyển nguyên liệu.

• Bụi từ công đoạn sàng, sấy , đóng bao

Chất lượng không khí tại khu vực sản xuất của các doanh nghiệp tinh bột sắn ViệtNam hầu như chưa ô nhiễm, tuy nhiên cũng có một số cơ sở đã có dấu hiệu nhiễm bởikhí sinh ra do phân hủy chất thải để ngoài môi trường chưa được xử lý Hàm lượng cácchất ô nhiễm trong không khí tại khu vực sản xuất của một số doanh nghiệp được thểhiện trong bảng 1.7

Bảng 1.7 Chất lượng môi trường không khí tại khu vực sản xuất

2 N.máy tinh bột sắn Yên Bình 0,15 0,086 0,14 0,3

+ Vỏ, tạp chất, đất cát từ công đoạn bóc vỏ, rửa, xỉ của lò hơi

+ Các cặn trong nước thải

+ Rác thải sinh hoạt

Lượng chất thải rắn phát sinh của một số doanh nghiệp tinh bột sắn được thể hiệnbảng 1.8

Mỗi năm lượng chất thải của ngành tinh bột sắn khoảng trên 1.1 triệu tấn Lượngchất thải rắn được các doanh nghiệp rất chú trọng và thu gom, phân loại Phần lớn đượctái sử dụng còn một phần được mang đi chôn lấp, nên vấn đề ô nhiễm chất thải rắn của

Trang 16

ngành tinh bột sắn ảnh hưởng không nhiều đến chất lượng môi trường xung quanh, ônhiễm chỉ mang tính cục bộ.

Bảng 1.8 Lượng chất thải rắn phát sinh của một số cơ sở tinh bột sắn

STT Tên doanh nghiệp Bã

Vỏ, tạp chất, đất cát

Xỉ than

Tổng lượng rác Tấn/ngày Tấn/ngày Tấn/ngày Tấn/ngày

Tiếng ồn: Tiếng ồn là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến môi trường lao

động của công nhân tại các cơ sở tinh bột sắn Với hiện trạng sử dụng thiết bị ở ViệtNam hiện nay thì tiếng ồn của các cơ sở tinh bột sắn đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép

từ 5- 10 dBA Nguồn phát sinh tiếng ồn chủ yếu là ở các công đoạn phân phối, tách vỏ

và ly tâm chiết bột Tiếng ồn tại khu vực sản xuất của một số cơ sở tinh bột sắn được thểhiện trong bảng 1.9

Nhiệt độ: Chủ yếu được sinh ra từ lò hơi và công đoạn sấy, chênh lệch nhiệt độ

tại khu vực này thường cao hơn nhiệt độ môi trường xung quanh từ 5 -10oC Tuy nhiên ônhiễm này chỉ mang tính cục bộ và chỉ ảnh hưởng trong nội bộ khu vực sản xuất vàngười lao động

Bảng 1.9 Tiếng ồn tại một số cơ sở tinh bột sắn

Trang 17

2 N.máy tinh bột sắn Ear Bia 70-74

TCVN 3985 - 2005 (Tiếng ồn công nghiệp) 70

độ phát triển còn chậm, công nghệ và thiết bị lạc hậu không đồng bộ, thiếu vốn đầu tư,thiếu nguồn nguyên liệu cho sản xuất, vấn dề môi trường chưa được quan tâm và đầu tưđúng mức…Do vậy, hoạt động sản xuất của ngành đã tác động xấu đến môi trường, đặcbiệt là ảnh hưởng của nước thải Trước những thực tế trên đòi hỏi ngành tinh bột sắn cần

có sự quan tâm, đầu tư đúng mức nhằm phát triển một cách bền vững

Trang 18

CHƯƠNG II HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT CỦA NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN

QUẢNG NGÃI

II.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất

Vị trí: Nhà máy sản xuất tinh bột sắn Quảng Ngãi được xây dựng tại km 1047,

đường quốc lộ 1, thôn Thế Long, Xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi( hình vẽ số 1 ở phụ lục ) Vị trí của nhà máy tương đối thuận lợi cho sản xuất, kinhdoanh:

Diện tích mặt bằng : Khoảng 10 ha

Hướng Đông Nam : Tiếp giáp với quốc lộ 1a

Hướng Tây Nam : Tiếp giáp với sông Bán Thuyền

Hướng Nam : Tiếp giáp với đồng ruộng và đường dân sinh

Hướng Bắc và Tây Bắc : Tiếp giáp với đồng ruộng và khu đất giãn dân

Đặc điểm: Nhà máy được xây dựng trên khu vực có địa hình bằng phẳng, cao ráo,

dễ dàng tiêu thoát nước

Điều kiện tự nhiên: Nhà máy được xây dựng trên địa bàn huyện Sơn Tịnh, tỉnh

Quảng Ngãi, đây là khu vực có đặc trưng chung của khí hậu đồng bằng trung du Nam Bộ

- nhiệt đới nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam Nhiệt độ trung bình hàngnăm là 270C Độ ẩm trung bình hàng năm là 86%

Lịch sử hình thành và phát triển: Nhà máy tinh bột sắn Quảng Ngãi chính thức

hoạt động từ năm 1998 Ban đầu nhà máy chỉ sản xuất với công suất 50 tấn sản phẩm/ngày

Đến năm 2002 nhà máy tăng công suất lên 100 tấn sản phẩm/ngày Năm 2005 tăngcông suất lên 150 tấn sản phẩm/ngày Năm 2007 đến nay nhà máy sản xuất với công suất

200 tấn sản phẩm/ ngày Các thiết bị, công nghệ sản xuất được các chuyên gia Thái Lanlắp đặt và hướng dẫn sử dụng

Doanh thu của nhà máy ngày càng tăng, thị trường tiêu thụ sản phẩm của nhà máyngày càng được mở rộng, đặc biệt thị trường xuất khẩu hàng hoá Thị trường xuất khẩucủa nhà máy chủ yếu là các nước: Trung Quốc, Nhật Bản, các nước châu Á Doanh thucủa nhà máy năm 2007 là 114 tỷ đồng, năm 2008 là 121,5 tỷ dồng, dự kiến doanh thucủa nhà máy năm 2009 sẽ là 129 tỷ đồng

Trang 19

Sơ đồ sử dụng đất của nhà máy sản xuất Tinh bột sắn Quảng Ngãi được thể hiện trênhình vẽ số 1 ở phần phụ lục.

II.2 Hiện trạng sản xuất của nhà máy

II.2.1 Nguyên liệu, nhiên liệu, sản phẩm và hoá chất sử dụng

Nguyên liệu chính: Là sắn tươi được thu hoạch từ đồn điền trồng sắn và thu mua

từ các vùng trong tỉnh Nhà máy tiêu thụ khoảng 700 tấn/ngày

Nguyên liệu phụ: Chủ yếu là bao P.P, bao nhựa P.E, chỉ may, nhãn mác nguồn

nguyên liệu này được nhập từ các nhà máy trong nước, nhu cầu sử dụng khoảng684.000kg/ngày

Nhiên liệu: Nhiên liệu chính dùng để sản xuất là dầu FO Dầu FO mà nhà máy sử

dụng được nhập từ Trung Quốc, nhu cầu sử dụng khoảng 6480kg/ngày Hiện tại nhà máyđang tạm sử dụng than đá làm nhiên liệu đốt, than đá được mua tại các công ty trongnước, có nguồn gốc từ Quảng Ninh, nhu cầu sử dụng khoảng 630 kg/ngày

Năng lượng: Là điện công nghiệp 3 pha Lượng điện sử dụng khoảng 43.200kWh /

ngày

Sản phẩm: Bột mỳ tinh khiết xuất khẩu và tiêu thụ nội địa

Nước cấp: Nguồn nước mà nhà máy sử dụng là nguồn nước từ suối bên cạnh.

Nước sau khi qua hệ thống xử lý của nhà máy đã đạt tiêu chuẩn nước cấp cho sản xuất.Lượng nước mà nhà máy sử dụng tương đối lớn chủ yếu cấp cho công đoạn rửa và tinhchiết bột Lượng nước trung bình nhà máy sử dụng khoảng 5000m3/ngày

Hoá chất: Nhà máy không sử dụng hoá chất

II.2.2 Quy trình sản xuất

Sơ đồ quy trình sản xuất của nhà máy tinh bột sắn Quảng Ngãi được trình bày ở hình 1.2

Trang 20

Ly tâm

Sấy, làm nguội đóng bao

Sản phẩm đưa đi tiêu thụ

Trang 21

Sắn củ tươi sau khi thu mua được chế biến ngay, sắn từ khi thu hoạch đến khi chếbiến khoảng 2 ngày Sắn được đưa vào phểu phân phối cung cấp cho dây chuyền mộtcách từ từ Sắn được băng chuyền xích đưa vào thùng quay hình trụ nằm ngang gồmnhững thanh sắt song song với nhau, thành lồng tròn rổng có các khe hở để bụi đất, tạpchất và vỏ rơi ra ngoài Trong thiết bị có các gờ hình tròn xoắn gắn với một động cơ,dưới sự điều khiển của công nhân để điều chỉnh lượng thích hợp vào công đoạn rửa Khi thiết bị quay, lực ma sát giữa sắn với thành lồng và giữa các củ sắn với nhau sẽlàm tróc vỏ một cách hiệu quả, đất và tạp chất rơi ra ngoài Gồm có một máy tách vỏhoạt động liên tục.

Sắn sau khi tách vỏ được băng chuyền chuyển đến thiết bị rửa để rửa sạch phần vỏ,đất và tạp chất còn bám trên củ, thiết bị rửa gồm 2 thùng hình máng, trong có các cánhkhuấy Sắn khi vào thùng được đảo trộn nhờ các cánh khuấy nối trên hai trục quay nốivới động cơ, củ sắn va đập với nhau và với cánh khuấy, phía trên có các vòi phun nướcxuống, sắn được rửa sạch hoàn toàn Củ sắn sau khi được rửa sạch được cánh khuấy vậnchuyển từ từ đến băng tải

Sắn được băng tải chuyển đến công đoạn băm, mài Máy băm (02 máy) băm sắnthành nhiều khúc nhỏ có bề dày bằng nhau nhờ các dao gắn chặt vào trục quay nối vớiđộng cơ, phía dưới có các tấm thép đặt song song với nhau tạo những khe hở bằng bềdày lát cắt Sắn sau khi băm thành khúc lọt qua các khe xuống máy nghiền mài Ở đâysắn được nghiền mài xát để phá vỡ cấu trúc tế bào nhằm giải phóng tinh bột thành cáchạt riêng biệt với các thành phần không tan khác và không bị hư hại Quá trình màinghiền đóng vai trò quan trọng đối với hiệu suất thu hồi tinh bột Nghiền càng mịn thìhiệu suất thu hồi tinh bột càng cao Tuy nhiên nếu nghiền mịn quá thì chất xơ cũng trởnên quá mịn và khó tách ra khỏi tinh bột Thiết bị nghiền mài gồm một khối kim loạihình trụ tròn, mặt ngoài có các răng cưa nhỏ, trục ngoài có bao vỏ thép chịu lực Do bềmặt tang quay của máy có dạng răng cưa cùng với máy cũng có hình dạng răng cưa, tạo

ra lực nghiền mài sát làm nhỏ sắn đã băm thành khối dịch bột nhão

Dịch bột nhão chứa nhiều chất xơ và dịch bào này khi ra khỏi máy mài rơi vào bểchứa, sau đó được qua thiết bị tách bã thô, là thiết bị ly tâm kiểu nón đứng, hỗn hợpđược tách thành hai phần: phần không bị lọt lưới gồm xơ lớn, mảnh vụn được đưa đến hệthống tách tinh bột tận dụng Phần tinh bột tự do và xơ mịn lọt qua lưới vào thùng chứa Quá trình này có hiệu chỉnh nồng độ chất khô 3-5Be bằng H2O Dịch sữa tinh bột nàyđược bơm đi tách xác lần 2 bằng thiết bị tách xác tinh để tách bã mịn còn lại trong dịch Phần bã không lọt qua lưới cũng được đưa đi chiết lọc lần cuối cùng với bã thô ở trên

Trang 22

Dịch sữa tinh bột lọt qua vải lọc được đưa đi tách dịch bao lần 1 (quá trình này có chonước vào liên tục để hiệu chỉnh nồng độ), quá trình này được thực hiện bằng nhiều máytách xác liên tục

Dịch sữa tinh bột được bơm qua decenter (2 decenter) để tách dịch bào lần 1, lưulượng khoảng 20-25m3/h Dịch sữa tinh bột vào bên trong thiết bị với tốc độ ly tâm lớn(04 máy ly tâm), tinh bột bị văng ra bám xung quanh thành trong thiết bị do sự chênhlệch tỉ trọng giữa dịch bào và tinh bột, có vít tải chạy ngược với chiều quay liên tục càotinh bột ra ngoài Trong quá trình ly tâm có cho nước để đạt nồng độ 5-15Be

Dịch sữa bột này được đưa đi tách phần bã mịn còn lưu lại một ít gọi là tách xác lầncuối cùng, thực hiện bởi nhiều thiết bị phân ly.Các thiết bị phân ly này có kích thước lổvải lọc nhỏ hơn (so với tách xác thô và tách xác tinh), chỉ cho tinh bột đi qua còn phần

bã mịn được giữ lại, cùng với bã thô qua khu chiết ép kiệt (tách tận dụng)

Bã thô, bã tinh và bã mịn được đưa đến thiết bị tách xác tận dụng, dịch sữa thuđược có nồng độ tinh bột thấp được bơm về phục vụ máy mài Phần bã đi ra sẽ thu được

bã ướt nếu ở thiết bị ống kép hoặc bã thô nếu qua thiết bị ép băng

Sau khi tách bã tinh dịch sữa bột được tách dịch bào lần cuối Dịch sữa bột trướctiên qua hai cyclone để tách cặn trước, tốc độ máy là 4500v/ph, dịch bột đi xuống dưới,nước thải ra phía trên ra ngoài Sau đó dịch bột mới đi vào máy phân ly (02 máy) đểtách dịch bào lần cuối Trong công đoạn này vẫn cho nước vào để đảm bảo nồng độ 8 –14Be, pH = 6,0 – 6,5, lưu lượng vào 5m3/h

Dịch tinh bột đã thuần khiết nhưng vẫn còn khá nhiều nước (18 – 22Be) Nước sẽđược tách bớt bằng máy ly tâm tách nước (02 máy), phần nước lọt qua lớp vải và lướilọc được đưa về máy mài Tinh bột thu được có độ ẩm 31-34%

Bột nhão sau ly tâm được vít tải chuyển đến ống làm khô nhanh Quá trình sấynhanh theo nguyên lý sấy phun Tinh bột được cuốn theo luồng khí nóng chuyển độngdọc theo chiều của ống sấy (gồm 02 ống sấy, mỗi ống cao 23m) Dòng khí nóng có nhiệt

độ 45-500C chuyển động với vận tốc 15-20m/s, tinh bột được xé tơi và làm khô nhanh(chỉ 2-3 giây), độ ẩm tinh bột giảm xuống Hỗn hợp tinh bột - không khí nóng được đưaqua xyclone (02 xycolone), tinh bột rơi vào máng góp dưới các xyclone

Tinh bột được vít tải đưa sang hệ thống làm nguội(gồm nhiều xyclone nối tiếpnhau), tinh bột được hút vào các xyclone làm nguội bởi quạt hút của hệ thống để tiếp tụctách ẩm (độ ẩm còn 10-12%) và hạ nhiệt độ (nhiệt độ còn 33-350C)

Trang 23

Sau khi sấy và làm nguội tinh bột được đưa vào sàng phân loại Những hạt nhỏ,mịn được đưa tới thùng chứa đóng bao, những hạt to được đưa qua máy nghiền nhỏ, rồiđưa trở lại sàng tiếp tục phân loại Bột thành phẩm được cho vào bao kín bảo quản ngay

II 2.3 Trang thiết bị công nghệ

Các loại thiết bị sử dụng trong dây chuyền sản xuất và các máy móc chính phục vụcho quá trình sản xuất của nhà máy được thể hiện trong bảng 2.1

Bảng 2.1 Các trang thiết bị sản xuất của nhà máy tinh bột sắn Quảng Ngãi

Các loại máy móc, thiết bị nằm trong dây chuyền điều còn mới (sản xuất năm1998), có tính năng kỹ thuật hiện đại, tính tự động hoá cao Đặc biệt nhiều máy phân ly

có công suất thiết kế khá cao nên có thể bố trí sản xuất được theo ca nhằm tiết kiệm điệnnăng, tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm

Tóm lại, nhà máy tinh bột sắn Quảng Ngãi có vị trí thuận lợi cho sản xuất và môitrường Sản phẩm của nhà máy được đánh giá là có chất lượng cao Quy trình chủ yếunhà máy là phân ly, sấy, làm nguội và hoàn tất Các trang thiết bị được nhập từ Thái Lan

và còn mới

Trang 24

CHƯƠNG III

HIỆN TRẠNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

CỦA NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN QUẢNG NGÃI.

III.1 Hiện trạng môi trường

III.1.1 Nước thải

Ô nhiễm do nước thải là vấn đề môi trường lớn nhất đối với các cơ sở tinh bột sắnnói chung và nhà máy tinh bột sắn Quảng Ngãi nói riêng Định mức nước sản xuất củanhà máy là 25 m3/ 1 tấn sản phẩm

Các nguồn phát sinh nước thải chủ yếu là:

+ Công đoạn tinh chế bột là công đoạn sử dụng nhiều nước nhất Do đó, đây là nơisinh ra nhiều nước thải nhất và chứa nhiều chất ô nhiễm

+ Nước thải từ công đoạn rửa củ

+ Nước thải từ quá trình vệ sinh thiết bị, nhà xưởng ( khi nhà máy vệ sinh nhà

xưởng, máy móc thì dây chuyền ngưng hoạt động )

+ Nước thải sinh hoạt và nước mưa Lượng nước thải sinh hoạt có lưu lượng thấp (

do công nhân là các cư dân quanh đó, họ không ăn uống tại nhà máy ) Do nhà máy chủyếu nằm trong kho xưởng có mái che nên lượng nước mưa không đáng kể, chủ yếu từsân phơi nguyên liệu khi gặp trời mưa Nhìn chung lượng nước mưa không đáng kể.Tất cả các loại nước thải này được phân luồng và được thải chung vào hệ thốngthoát nước của công ty, qua hệ thống sử lý sau đó thải ra sông Bán Thuyền thông vớisông Trà Khúc

Đặc trưng của nước thải tại nhà máy là có sự giao động lớn cả về lưu lượng và tảilượng các tác nhân gây ô nhiễm theo thời gian

Đặc tính của nước thải tại nhà máy là có nhiệt độ không lớn(≈ 310C), pH gần trungtính ( 6,08 ), hàm lượng chất hữu cơ, tổng chất rắn đều cao

Qua phân tích nước thải của nhà máy, đặc tính nước thải được thể hiện qua bảng3.1 Ta thấy: hàm lượng TS lớn, hàm lượng COD cao hơn TCVN 5945 – 2005 loại B

125 lần, hàm lượng BOD cao hơn TCVN 5945- 2005 loại B 130 lần Nhiệt độ và pHnằm trong phạm vi cho phép của TCVN 5945-2005

Trang 25

Bảng 3.1 Đặc tính nước thải của nhà máy TBS Quảng Ngãi

khảo sát

TCVN 5945– 2005 (Loại B)

o Khí thải từ lò đốt dầu cung cấp nhiệt Các chất ô nhiễm chủ yếu trong khíthải lò đốt là CO, SO2, NO và bụi lò đốt Tuy nhiên nồng độ các khí thải CO, SO2, NO vàbụi thường không lớn, dưới tiêu chuẩn cho phép và chỉ ảnh hưởng cục bộ đến khu vựcsản xuất Nhà máy dùng biogas thay thế dầu nên hạn chế được các khí ô nhiễm và bụi

Bảng 3.2 Chất lượng môi trường không khí tại nhà máy TBS Quảng Ngãi.

STT Các thông số Đơn vị nguyên liệu sân phơi

Cuối hướng gió cách lò hơi 100m TCVN 5937 – 2005

(Sở Tài nguyên & môi trường thành phố Đà Nẵng- tháng 5 năm 2008)

Qua số liệu khảo sát cho thấy ảnh hưởng do hoạt động sản xuất của nhà máy tới môitrường không khí là ở mức độ thấp Các điểm khảo sát ngoài nhà xưởng có các thông số

ô nhiễm nhỏ hơn TCVN 5945-2005

Trang 26

o Bụi phát sinh bởi phương tiện vận chuyển nguyên liệu.

o Bụi sinh ra từ công đoạn sàng, sấy, đóng bao Hiện nay nhà máy đã lắp đặtxyclone thu hồi bụi tinh bột

o Hơi mùi phát sinh tại các hồ xử lý sinh học bởi quá trình thủy phân các hợp chấthữu cơ sinh ra các khí H2S, NH3, Indol, xe ton tuy nhiên lượng hơi này không lớn vàchỉ ô nhiễn cục bộ, do đó mức độ ô nhiễm không lớn

o Ngoài ra hơi HCN phát sinh trong quá trình sản xuất, thành phần trong sắn làhợp chất Cyanegenic thủy phân giải phóng HCN là axit dễ bay hơi phát tán vào khôngkhí Tuy nhiên mức độ ô nhiễm chỉ ở khu vực nhà máy, mức độ ô nhiễm không lớn

III 1.3 Chất thải rắn

Chất thải rắn của nhà máy chủ yếu là bã từ công đoạn lọc, vỏ tạp chất từ khâu bóc

vỏ, đất từ hố lắng nước rửa củ và bùn từ các hồ xử lý sinh học Tuy nhiên tất cả bã và vỏđược thu gom và được bán cho các người thu mua về để tái chế và sử dụng làm phânbón, làm thức ăn gia súc Đất từ hồ lắng được nhà máy thu gom mang trở lại đồn điềntrồng sắn Bùn được chôn lấp đúng nơi qui định

Bảng 3.3 Lượng chất thải rắn phát sinh tại nhà máy TBS Quảng Ngãi.

tấn/ngàytấn /ngàytấn /ngày

-

2652515

-

(Thông tin từ nhà máy sản xuất tinh bột sắn Quảng Ngãi - năm 2008)

III.1.4 Nhiệt độ và tiếng ồn

Nguồn gây ô nhiễm nhiệt chủ yếu sinh ra từ lò đốt và nhà sấy Nhiệt độ xungquanh khu vực lò hơi có thể lên đến 35- 400C Khu vực nhà sấy khoảng 29-310C Tuynhiên, sự ô nhiễm này chỉ mang tính cục bộ và chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người laođộng, khu vực sản xuất

Nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn chủ yếu được sinh ra từ lò đốt và các công đoạn phânphối, bóc vỏ, rửa, băm và các máy ly tâm Tại lò hơi, tiếng ồn được sinh ra từ các quạthút gió và quạt thổi gió Tại máy phân phối, máy bóc vỏ và máy rửa tiếng ồn dược sinh

ra bởi củ sắn tươi va vào nhau và vào thành thiết bị Máy băm, máy mài và các máy lytâm tiếng ồn sinh ra chủ yếu do sắn và vào nhau và vào thành thiết bị, từ việc băm chặtvật liệu và do sự hoạt động của các động cơ như : động cơ cánh khuấy, động cơ băng

Trang 27

chuyền, hoạt động của các máy ly tâm, máy bơm bột, máy bơm nước Cường độ ồn tạicác nơi này thường vượt quá tiêu chuẩn cho phép Kết quả đo tiếng ồn và các vi khí hậutại nhà máy được thể hiện trong bảng 3.4.

Bảng 3.4 Kết quả đo tiếng ồn và vi khí hậu tại nhà máy TBS Quảng Ngãi.

STT Các thông số Đơn vị nguyên liệu Sân phơi

Cuối hướng gió cách lò hơi 100m

QĐ 3733/2002QĐ- BYT

(Sở Tài nguyên và môi trường thành phố Đà Nẵng- tháng 5 năm 2008)

Qua bảng 3.4 cho thấy, mức âm chung tại gần vị trí sản xuất có giá trị nhỏ hơnchuẩn số của Bộ y tế khoảng 10-13 dBA và tại vị trí cách lò hơi 100m thì mức âm càngnhỏ hơn chuẩn số của Bộ y tế và không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng môi trườngcũng như hiệu quả sản xuất của nhà máy Nhiệt độ tại khu vực sản xuất thường nhỏ hơntiêu chuẩn cho phép

III 1.5 Ảnh hưởng của các dạng ô nhiễm

Ảnh hưởng của nước thải

- Nước thải có BOD, COD cao làm cho nồng độ oxy hòa tan (DO) bị suy giảm,gây ức chế quá trình hô hấp của các loài thủy sinh Khi phân hủy các yếm khí sẽ sinh racác khí độc như: H2S, mêtan

- Quá trình chuyển hóa tinh bột thành axit hữu cơ làm cho pH nước thải giảm( mang tính axit) gây ảnh hưởng rất lớn đến các loài thủy sinh, gây ức chế làm chúngkhông thể sống được hoặc phải di chuyển đi nơi khác Ngoài ra pH thấp gây ăn mòn cáccông trình thoát nước và các thiết bị xử lý chất thải

- TS cao làm lắng đọng và thu hẹp diện tích các mương dẫn

- Nước thải có độ màu sẽ ngăn cản quá trình quang hợp của tảo làm thiếu oxytrong nước, giảm tầm nhìn của động vật thủy sinh và ảnh hưởng tới môi trường cảnhquan

Ảnh hưởng của khí thải:

- Tác hại của bụi và khí lò đốt:

Trang 28

Đối với con người: khi tiếp xúc với bụi và khí thải trong thời gian dài thì sẽ mắcmột số chứng bệnh sau:Viêm mũi, viêm phế quản, viêm phổi, viêm giác mạc

Đối với thực vật: bụi bám trên lá cây sẽ làm giảm khả năng quang hợp của câyxanh dẫn đến giảm năng suất cây trồng, cây trồng chậm phát triển

Đối với trang thiết bị, công trình: bụi bám trên bề mặt các thiết bị và công trình sẽlàm giảm tuổi thọ thiết bị, công trình

Khí lò đốt : COx, SO2, NOx các khí này thải ra gây tác hại lâu dài với tầng ôzônnhư: hiệu ứng nhà kính, suy giảm tầng ô zôn

Hơi HCN và các khí : H2S, NH3, Indol, xeton và khí lò đốt khi tiếp xúc lâu dài gâykhó chịu, chóng mặt, đau đầu, mỏi mệt, buồn nôn

Ảnh hưởng của nhiệt độ và tiếng ồn

Chủ yếu ảnh hưởng tới con người, như gây các bệnh về thần kinh, đau dầu, chóngmặt, mệt mỏi, giảm sự tập trung lao động dẫn đến tai nạn lao động, gây bệnh điếc nghềnghiệp, giảm năng suất làm việc của công nhân Đặc biệt nhiệt độ càng cao thì khí HCN

và khí từ các hồ bốc hơi càng nhiều và làm cho môi trường không khí càng trở nên ônhiễm hơn

III 2 Các biện pháp quản lý, xử lý và kiểm soát chất thải của nhà máy

Nhà máy đã lắp đặt các thiết bị, đồng hồ đo lượng nước sử dụng Tuy nhiên cần lắp đặtthêm các van khóa trên đường ống dẫn dầu để đề phòng khi sự cố xảy ra

Nhà máy thường xuyên vệ sinh trang thiết bị, nhà xưởng theo đúng định kì 5 ngày/

Đối với nước thải: Cống thoát nước thải của nhà máy có nắp đậy Nhà máy cũng

đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải Tuy nhiên hệ thống xử lý nước thải của nhà máychủ yếu các hồ sinh học đơn giản, hoạt động kém hiệu quả (gồm 6 hồ nối tiếp nhau, chonước thải lắng từ nhiên rồi chảy qua các hồ)

Trang 29

Đối với lò đốt: Nhà máy đã xây dựng và tận dụng lượng biogas từ bể UASB dùnglàm nhiên liệu đốt thay thế dầu FO trước đây, tiết kiệm chi phí và hạn chế ô nhiễm môitrường Tuy nhiên hiện tại bể UASB không hoạt động, nhà máy tạm thời sử dụng than đálàm nhiên liệu đốt Lò đốt có ống khói cao 15 m để pha loãng và đảm bảo nồng độ các khíthải ra đạt tiêu chuẩn.

Đối với bụi tinh bột từ công đoạn sàng, sấy, đóng bao: Nhà máy đã lắp đặt xyclone thuhồi bụi tinh bột nhằm giảm thất thoát và giảm ô nhiễm môi trường

Đối với nhà xưởng: Nhà xưởng được xây dựng cao ráo, thông thoáng Nhà máy cólắp đặt các quạt hút và thông gió Nên vấn đề ô nhiễm khí trong khu vực sản xuất củanhà máy là không đáng kể

Tóm lại, quá trình sản xuất của nhà máy phát sinh các dạng chất thải như: nướcthải, khí thải, bụi, chất thải rắn Trong đó nước thải là nguồn gây ra ô nhiễm chính, cácdạng chất thải còn lại gây ảnh hưởng không lớn, ô nhiễm chỉ mang tính cục bộ Vì nướcthải là thành phần gây ô nhiễm chính nên nhà máy cần có sự quan tâm đúng mức để tiếntới sự phát triển bền vững

Trang 30

CHƯƠNG IV MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI THƯỜNG DÙNG

IV.1 Các phương pháp xử lý nước thải thường dùng

IV.1.1 Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học

IV.1.1.1 Lọc qua song chắn hoặc lưới

Tùy thuộc vào kích thước của từng loại tạp chất mà người ta có thể dùng song chắn rác hoặc lưới.

Song chắn : Đặt trước các công trình làm sạch hoặc tại miệng xả của các phân xưởng nếu nước thải chứa tạp chất thô,dạng sợi Chiều rộng khe hở chọn theo kích thước tạp chất chứa trong nước thải.

Lưới lọc : Được dùng chủ yếu để thu hồi sản phẩm quý ở dạng chất không tan trong nước thải Lưới lọc được đặt trên khung đỡ Những chất được giữ lại trên mặt lưới được xóa rửa bằng các tia nước mạnh và chảy vào máng thoát.

IV.1.1.2 Lắng

Lắng là quá trình tách các chất hòa tan có trọng lượng lớn hơn nước, nhờ vào trọng lực các thành phần trong nước được lắng xuống đáy, khi cho dòng nước chảy qua khu vực lắng với tốc độ chậm Quá trình tuân theo quy luật rơi của các vật nặng trong môi trường Trong quá trình xử lý nước thải, quá trình lắng được sử dụng để loại các tạp chất ở dạng huyền phù thô ra khỏi nước Để tiến hành quá trình này người ta thường dùng các loại bể lắng khác nhau như bể lắng ngang, bể lắng đứng , bể lắng theo phương bán kính ,thiết bị lắng loại ống, thiết bị lắng loại tấm nghiêng…trong công nghệ xử lý nước thải, các bể lắng được phân thành : bể lắng cát, bể lắng cấp I, và bể lắng cấp II ( lắng trong ) Bể lắng ngang và bể lắng đứng là hai loại bể lắng thông dụng nhất.

Bể lắng ngang : Có kích thước hình chữ nhật, dòng nước thải chảy theo phương nằm ngang đi qua bể, thường có chiều sâu từ 1,5 đến 4m, chiều dài từ 8 đến 12m, chiều rộng từ 3 đến 6m Bể lắng ngang thường được sử dụng khi lưu lượng nước thải > 1500 m3 / ngày.

Bể lắng đứng : Có dạng hình hộp hay hình trụ có đáy hình chóp Nước thải được đưa vào ống phân phối ở tâm bể theo phương thẳng đứng từ dưới lên ,các hạt cặn sẽ chuyển động cùng với nước và lắng xuống dưới tác dụng của trọng lực ở ngăn lắng.

IV.1.1.3 Loại bỏ tạp chất nổi

Nước thải chứa các tạp chất nổi như dầu, mỡ bôi trơn, rác…cũng được xử lý bằng phương pháp cơ học Các công trình xử lý như bể thu dầu, bể thu mỡ… thực chất cũng giống như lắng các hạt rắn nhưng trong trường hợp này tỉ trọng của hạt nhỏ hơn trọng lượng của nước nên nó nôi lên trên.

IV.1.1.4 Lọc

Trang 31

Người ta dùng các bể lọc để tách các tạp chất phân tán nhỏ khỏi nước thải

mà ở các bể lắng không giữ lại được Nước được phân phối qua lớp vật liệu lọc bằng cát mịn, than cốc, than bùn…ở phía trên, phía dưới là một lớp đá xốp và cuối cùng là rãnh để thu nước sạch Nước chảy từ trên xuống, vi sinh vật và các chất bẩn khác sẽ được giữ lại trên bề mặt và tạo thành váng Váng này giúp quá trình lọc đạt hiệu quả hơn.

IV.1.1.5 Xiclon thủy lực

Dùng để xử lý nước thải công nghiệp chứa các tạp chất cơ học hoặc nén cặn Dưới tác dụng của lực ly tâm các tạp chất sẽ được loại khỏi nước Lực ly tâm xuất hiện là do nước chuyển động vòng xoáy Lực này lớn hơn nhiều so với trọng lượng của hạt Do đó tốc độ lắng cũng tăng lên, nhờ vậy giảm diện tích xây dựng và dung tích xiclon Đây là ưu điểm của xiclon.

IV.1.2 Phương pháp hóa học

Là giai đoạn sơ bộ làm sạch sinh hóa, tùy thuộc vào đặc tính chất bẩn, để làm sạch nước người ta dùng các phương pháp : đông tụ , trung hòa, oxi hóa.

IV.1.2 1 Phương pháp đông tụ

Áp dụng để tăng khả năng của các chất hòa tan trong nước, khi ta cho các chất đông tụ vào nước các chất này sẽ liên kết với các muối trong nước tạo thành những hạt keo, sau đó liên kết với các phần tử lơ lửng tạo thành những bông cặn có kích thước lớn hơn, không tan trong nước và lắng xuống khi đó nồng độ các chất lơ lửng, mùi, màu sẽ giảm xuống, tùy thuộc vào nguồn gốc xuất xứ, thông thường các hạt cặn trong nước đều có thể mang điện tích âm hoặc dương, ví dụ các hạt cặn gốc silic, các tạp chất hữu cơ đều mang điện tích âm; các hidroxit sắt, nhôm mang điện tích dương Các hạt cặn này trong nước bị ràng buộc bởi nhiều lực do đó chúng không lắng được hoặc lắng trong thời gian rất dài Khi thế cân bằng điện động của nước bị phá vỡ, các thành phần mang điện tích sẽ dính kết với nhau nhờ lực liên kết phân tử và lực điện từ, tạo thành tổ hợp các phân tử, nguyên tử hoặc ion

tự do gọi là hạt keo.Tùy thuộc vào thành phần cấu tạo, các hạt keo có tính chất khác nhau.

Các chất đông tụ thường dùng trong mục đích này là các muối sắt, hoặc muối

lý nước thải bởi vì Al2 (SO4)3 hòa tan tốt trong nước, chi phí thấp và hoạt động hiệu quả cao trong khoảng PH = 5 - 7,5 ( phù hợp với đặc tính nước thải đang nghiên cứu ).

Nhôm sunfat khi cho vào nước sẽ bị phân hủy như sau :

Al3+ + H2O Al(OH)2+ + H+

Al(OH)2+ + H2O Al(OH)2 + + H+

Al(OH)2 + + H2O Al(OH)3 + H+

Trang 32

Bông Hidroxit tạo thành ( Al(OH)3) sẽ hấp phụ và dính kết các chất huyền phù , các chất ở dạng keo trong nước thải tức là chuyển sang trạng thái tập hợp không ổn định Với các điều kiện thủy động học thuận lợi, những bông đó sẽ lắng xuống đáy

bể lắng ở dạng cặn.

Để tăng cường quá trình tạo thành bông keo với mục đích tăng tốc độ lắng, người ta tiến hành quá trình keo tụ băng cách cho thêm vào nước thải các hợp chất cao phân tử gọi là chất trợ đông tụ Việc sử dụng các chất trợ đông tụ cho phép hạ thấp liều lượng chất đông tụ, giảm thời gian quá trình đông tụ và nâng cao tốc độ lắng của các bông keo.

Các chất trợ đông tụ có nguồn gốc thiên nhiên thường dùng là tinh bột, dextrin, các ete , xenlulo, và dioxit silic hoạt tính (xSiO2.yH2O) Các chất trợ đông tụ tổng hợp

nhóm ion khi phân ly mà các chất trợ đông tụ có điện tích âm hoặc dương ( các

- Amon.

Đa số chất bẩn hữu cơ , vô cơ dạng keo trong nước thải có điện tích âm và

do đó nếu dùng các chất trợ đông tụ cation trước đó sẽ không cần phải đông tụ sơ

bộ Việc lựa chọn hóa chất, liều lượng tối ưu của chúng, trình tự cho vào nước… cũng đều phải được xác định bằng thực nghiệm Thông thường liều lượng chất đông tụ cho vào khoảng 1- 5 mg/l.

IV.1.2 2 Phương pháp trung hòa

Nước thải của nhiều ngành công nghiệp chứa axit hoặc kiềm Để tránh hiện tượng xâm thực ở các công trình thoát nước và tránh cho các quá trình sinh hóa ở các công trình làm sạch trong hồ, sông không bị phá hoại, người ta phải trung hòa các loại nước thải đó với mục đích làm cho một số kim loại lắng xuống và tách khỏi nước thải, nước thải được coi là trung hòa khi nước có độ PH = 6,5 ÷ 8,5

Lượng chất cần thiết tính bằng mg/l để trung hòa

1 mg/axit hoặc kiềm tính theo CaCO3

Trang 33

Vôi sống dolomite CaO0.6MgO2 0,497

IV.1.2 3 Phương pháp oxi hóa khử

Các chất độc có nguồn gốc vô cơ rất khó được loại ra bằng phương pháp sinh hóa, như những ion kim loại nặng: đồng, kẽm, chì, niken, mangan…Những chất thủy phân, asen, xianua…là những chất độc với con người lẫn vi sinh vật Vì vậy để xử lý các chất độc hại người ta thường dùng phương pháp oxi hóa khử Đối với hợp chất xianua đơn giản hoặc phức hợp với đồng, kẽm, có thể dùng các chất oxi hóa sau: vôi clorua, clo lỏng trong môi trường kiềm.

IV.1.2.4 Phương pháp hóa lý

1 Hấp phụ: Là hiện tượng tăng nồng độ chất tan trên bề mặt phân chia giữa

hai pha ( pha lỏng- pha khí hoặc pha lỏng- pha rắn )

Phương pháp hấp phụ thường dùng để loại các chất bẩn với hàm lượng rất nhỏ hòa tan trong nước mà các phương pháp xử lý sinh học và các phương pháp xử lý khác không loại bỏ được.

Các chất hấp phụ thường dùng là: than hoạt tính, đất sét hoạt tính…trong đó than hoạt tính được sử dụng phổ biến nhất

2 Trích ly: Là sử dụng sự hòa tan của chất bẩn trong dung môi nào đó mà

dung môi đó lại không hòa tan trong nước thải, để tách các chất bẩn.

3 Bay hơi: Là hóa hơi các chất dễ bay hơi có trong nước thải hoặc để thu

hồi các chất không bay hơi

4 Tuyển nổi: Đây là quá trình hóa lý phức tạp Khi các bọt khí cùng với các

phần tử phân tán cùng vận động trong nước thì chúng sẽ tập trung trên bề mặt các bọt khí và nổi lên ,sau đó tách ra khỏi nước Bọt khí tạo ra là nhờ vào việc thổi không khí Phương pháp tuyển nổi thường dùng để tách các tạp chất ( ở dạng rắn hay lỏng) phân tán không tan, tự lắng kém ra khỏi nước thải Trong một số trường hợp, quá trình này cũng được dùng để tách các chất hòa tan như các chất hoạt động

bề mặt Quá trình như vậy gọi là quá trình tách bọt hay quá trình làm đặc bọt.

5.Trao đổi ion : Là một quá trình trong đó các ion trên bề mặt của chất rắn

trao đổi với các ion cùng điện tích trong dung dịch khi tiếp xúc với nhau Nước thải

mềm nước cứng.

6 Tinh thể hóa : Loại bỏ chất bẩn trong nước ở dạng tinh thể.

Trang 34

IV.1.3 Phương pháp sinh hóa

Thực chất là sử dụng khả năng sống- hoạt động của vi sinh vật để phân hủy các chất bẩn hữu cơ trong nước thải Chúng sử dụng chất hữu cơ và một số chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo năng lượng Trong quá trình dinh dưỡng chúng nhận được các chất làm vật liệu để xây dựng tế bào, sinh trưởng và sinh sản nên sinh khối của chúng tăng lên Phương pháp này có thể dùng để làm sạch hoàn toàn các loại nước thải sản xuất có chứa chất hữu cơ hòa tan hoặc phân tán nhỏ.

Vai trò của vi sinh vật : Vi sinh vật bao gồm chủ yếu là vi khuẩn và nấm Vi khuẩn và nấm đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy và chuyển hóa các chất trong nước thải, ngoài ra còn có sự tham gia của động vật và thực vật phù du trong nước Tất cả chúng tạo thành quần thể tham gia vào quá trình chuyển hóa chất bẩn trong nước thải.

Ngoài ra vi khuẩn và nấm còn sử dụng chất hữu cơ để tổng hợp các tiền chất cho việc xây dựng tế bào và thu năng lượng phục vụ quá trình sống Chúng chuyển hóa các chất hữu cơ phức tạp thành chất hữu cơ đơn giản và cuối cùng thành chất

vô cơ Trong điều kiện hiếu khí ( có mặt của oxi ) thì sản phẩm cuối cùng là chất vô cơ.

Áp dụng các phương pháp xử lý sinh học để khử các chất hữu cơ có chứa cacbon trong nước thải ( được biểu thị bằng oxi hóa sinh học BOD và oxi hóa hóa học COD ) đồng thời khử nitrat, khử photpho , nitrat hóa và ổn định bùn.

1.Điều kiện nước thải đưa vào xử lý sinh học

Điều kiện đầu tiên và vô cùng quan trọng là nước thải phải là môi trường sống của quần thể vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải 1) Không có chất độc làm chết hoặc ức chế toàn bộ hệ vi sinh vật Phân loại mức độ độc hại của kim loại như sau :

Sb > Ag > Cu > Hg > Co > Ni > Pb > Cr3+ > Cd > Zn > Fe

2) Chất hữu cơ trong nước thải phải là các chất dinh dưỡng, nguồn cacbon

và năng lượng cho vi sinh vật

3) Nước thải đưa vào xử lý có hai thông số đặc trưng là COD và BOD Tỉ số giữa hai thông số này phải là: COD/BOD ≤ 2 thì mới có thể xử lý sinh học hiếu khí được.

2.Các quá trình sinh học chủ yếu dùng trong xử lý nước thải

1.Quá trình hiếu khí

Theo kiểu sinh trưởng lơ lửng thì các chất hữu cơ hòa tan, cả chất keo và phân tán nhỏ sẽ được chuyển hóa bằng cách hấp phụ và keo tụ trên bề mặt các tế bào vi sinh vật Quá trình xử lý gồm 3 giai đoạn :

1 Khuếch tán và dịch chuyển chất từ dịch thể ( nước thải ) tới bề mặt các tế bào vi sinh vật

2 Oxi hóa ngoại bào và vận chuyển các chất bẩn hấp thụ được qua màng tế bào vi khuẩn.

Trang 35

3 Chuyển hóa các chất hữu cơ thành năng lượng, tổng hợp sinh khối

từ chất hữu cơ và các yếu tố dinh dưỡng khác bên trong tế bào vi khuẩn.

Quá trình xử lý sinh học hiếu khí nước thải gồm 3 giai đoạn biểu thị bởi các phương trình phản ứng sau :

1.Quá trình oxi hóa các chất hữu cơ

∆H : Năng lượng thải ra hoặc hấp thụ vào

C5H7NO2: Công thức theo tỉ lệ trung bình của các nguyên tố chính của

tế bào vi sinh vật

Điều kiện cho quá trình sinh hóa hiếu khí diễn ra :

- Cung cấp oxi liên tục, lượng oxi hòa tan trong nước ra khỏi bể lắng đợt 2 phải không nhỏ hơn 2 mg/l.

- Cung cấp thêm các chất dinh dưỡng cho vi sinh vật hoạt động trong quá trình oxi hóa chất bẩn như photpho, nitơ.

- Nồng độ các chất hữu cơ có trong nước thải phải thích hợp cho quá trình oxi hóa sinh học, BOD toàn phần không vượt quá 1000 mg/l.

- Nồng độ các chất độc hại, pH nằm trong giới hạn cho phép, không ảnh hưởng đến quá trình oxi hóa sinh học.

- pH phải phù hợp ( 6,5 ÷ 8,5 )

- Nhiệt độ duy trì ở mức tối ưu ( 6o < t <37o ).

2 Quá trình kỵ khí hay yếm khí

Là quá trình phân hủy các chất hữu cơ và vô cơ trong điều kiện không có oxi phân tử của không khí bởi các sinh vật kị khí Quá trình này gồm 2 giai đoạn chính:

1 Giai đoạn thủy phân: dưới tác dụng của các Enzim thủy phân do các vi

sinh vật tiết ra các chất hữu cơ sẽ bị phân hủy.

Trang 36

2 Giai đoạn tạo thành sản phẩm: đó là hỗn hợp các khí CO2 và CH4 Ngoài ra còn tạo ra một số khí như H2, N2, H2S và một số ít muối khoáng.

Quá trình lên men yếm khí nước thải chứa các chất hữu cơ chia làm 3 giai đoạn:

1.Giai đoạn lên men axit

Các Hiđratcacbon ( tinh bột, đường…) phân hủy tạo thành axit béo với khối lượng phân tử thấp như axit axetic, propionic, butylic và một phần chất béo, mỡ cũng được phân hủy thành axit béo Đặc trưng của giai đoạn này là pH của môi trường giảm đến 5, môi trường có tính axit và mùi thối Vi sinh vật hô hấp tùy tiện phát triển ( E.coli ).

2.Giai đoạn chấm dứt tạo axit

Các chất hữu cơ và các hợp chất chứa nitơ tiếp tục phân hủy và tạo thành amon,

kiềm tính Vi sinh vật hiếu khí phát triển mạnh Nước có mùi rất khó chịu.

3.Giai đoạn lên men Metan

Giai đoạn này vi sinh vật hiếu khí bị tiêu diệt hoàn toàn, vi khuẩn Metan phát triển mạnh Các sản phẩm trung gian ở giai đoạn trên tiếp tục phân hủy để tạo thành

bảo đảm lượng Cacbon và nguồn Nitơ đầy đủ, tỉ lệ C/N = 1:2.

Các điều kiện ảnh hưởng tới quá trình lên men Metan như:

 Trong nước thải không chứa oxy hòa tan.

 Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình Nhiệt độ tối ưu của quần thể vi sinh vật Metan từ 35 đến 55 ( độ ) Dưới 10 ( độ ) vi sinh vật Metan hầu như không hoạt động.

 Nguyên liệu là các loại nước thải có độ ô nhiễm cao ( BOD từ 4000 đến

5000 mg/l ), các loại cặn, phân, rác thải…Trong bể phản ứng sinh Metan cần phải khuấy trộn nguyên liệu.

Trang 37

 Nguồn Nitơ tốt nhất cho lên men CH4 là amonicacbonat, amoniclorua Tỷ số

N và C tối ưu trong môi trường là 1: 12 đến 1: 20 Có đủ chất dinh dưỡng theo tỷ lệ COD : N: P là 350 : 5 : 1.

 pH môi trường : pH tối ưu của quá trình là 6.4 ÷ 7.5 Song thực tế người ta

có biện pháp kĩ thuật cho lên men ở pH = 7.5 ÷ 8.5 vẫn có hiệu quả.

 Các ion kim loại có ảnh hưởng rất lớn đến hệ vi sinh vật Metan Người ta đã xác định độ độc của các kim loại như sau: Cr > Cu > Zn > Cd > Ni.

Ưu điểm của phương pháp kị khí

3 Các công trình xử lý sinh học nước thải

Xử lý trong điều kiện tự nhiên là phương pháp dựa trên cơ sở hoạt động của vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ nhiễm bẩn trong nước, trong điều kiện không

có tác động của con người Do vậy điều kiện đầu tiên và vô cùng quan trọng là nước thải phải là môi trường sống của quần thể vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ, nghĩa là:

Trong nước thải không có chứa chất độc làm chết hoặc ức chế hoàn toàn vi sinh vật trong nước thải.

Chất hữu cơ trong nước thải là nguồn dinh dưỡng cung cấp nguồn cacbon và năng lượng cho sinh vật.

Nước thải đưa vào xử lý phải có COD/BOD ≤ 2 hoặc BOD/COD ≥ 0.5.

1 Các công trình xử lý nước thải trong điều kiện tự nhiên

1 Cánh đồng tưới và bãi lọc

Trang 38

Đặc điểm: Cần phải có diện tích thật lớn đảm bảo thoáng khí, không được ứ đọng nhiều và có hệ thống mương dẫn hở nên gây ô nhiễm cho không khí xung quanh Nhưng hiệu quả xử lý cao ( 90% các chất hữu cơ được phân hủy ).

Cơ chế: Dựa vào khả năng giữ cặn nước trên mặt đất, nước thấm qua đất như

đi qua lọc, nhờ có oxy trong các lỗ hổng và mao quản của lớp đất mặt, các vi sinh vật hiếu khí hoại động phân hủy các chất bẩn hữu cơ Càng xuống sâu lượng oxy càng ít

và quá trình oxy hóa các chất hữu cơ cũng giảm dần Cuối cùng ở độ sâu nào đó chỉ diễn ra quá trình nitrat hóa.

2 Ao hồ sinh học

Là phương pháp đơn giản nhất được áp dụng từ lâu Quá trình xử lý được tóm tắt: Nước thải loại bỏ rác, cát sỏi các ao hồ ổn định nước đã xử lý.

Ưu điểm của phương pháp ao hồ sinh học

có khả năng loại bỏ chất hữu cơ và vô cơ trong nước thải.

Giảm vi sinh vật gây bệnh xuống mức thấp nhất.

Nhược điểm :

3 Ao hồ hiếu khí

Là hồ có quá trình oxy hóa diễn ra trong điều kiện hiếu khí.

nhiên vào lớp nước phía trên và nhờ sự quang hợp của tảo từ ánh sáng Mặt Trời Do

đó để đảm bảo ánh sáng thì chiều sâu của hồ phải nhỏ thường là 30 ÷ 40cm.

Trang 39

− Hiếu khí nhân tạo: Nguồn oxy cung cấp cho quá trình sinh hóa là bằng các thiết bị bơm khí nén hay máy khuấy cơ học Vì được tiếp khí nhân tạo nên chiều sâu của hồ có thể từ 2 ÷ 4.5m.

4.Ao hồ tùy tiện

Đó là loại kết hợp cả hai quá trình song song: quá trình hiếu khí các chất hữu cơ

Vùng kị khí diễn ra ở đáy hồ Ở đây các chất hữu cơ bị phân hủy kị khí sinh ra các khí CH4, H2S, H2, N2, CO2 Chủ yếu là CH4.

Trong hồ hình thành hai tầng phân cách nhiệt: tầng nước phía trên có nhiệt

sang dạng kiềm Tảo phát triển mạnh rồi chết, tự phân hủy làm cho nước thiếu oxy hòa tan ảnh hưởng đến vi sinh vật hiếu khí.

5.Hồ kị khí

Là những ao sâu, ít hoặc không có điều kiện hiếu khí Các vi sinh vật sống

và hoạt động không cần oxi không khí Chúng sử dụng oxi từ các hợp chất nitrat,

Trang 40

Ao hồ kị khí dùng để lắng và phân hủy cặn lắng ở vùng đáy Có thể sử dụng

để xử lý nước thải có độ nhiễm bẩn cao.

2 Các công trình hiếu khí trong điều kiện nhân tạo

Xử lý nước thải trong điều kiện hiếu khí nhân tạo dựa trên nhu cầu oxi của vi sinh vật do bơm khí nén hoặc máy khuấy cơ học cung cấp để hoạt động và phát triển, hoạt động của vi sinh vật gồm có 2 quá trình: quá trình dinh dưỡng sử dụng các chất hữu cơ, các nguồn nitơ và photpho cùng những ion kim loại khác ở mức vi lượng để xây dựng tế bào mới, phát triển sinh khối và quá trình phân hủy ở dạng oxi hóa Cả 2 quá trình vi sinh vật đều cần oxi nên cần cung cấp oxi.

1 Xử lý hiếu khí với bùn hoạt tính sinh trưởng lơ lửng

1 Bể phản ứng sinh học hiếu khí- Aeroten

Xử lý sinh học Aeroten được nhà khoa học người Anh đề xuất năm 1887 nhưng đến năm 1914 mới được áp dụng trong thực tế và tồn tại, phát triển đến ngày nay Quá trình hoạt động sống của vi sinh vật trong Aerote thực chất là quá trình nuôi vi sinh vật trong các bình phản ứng sinh học hay các bình lên men thu sinh khối Nước thải sau khi được xử lý sơ bộ còn chứa phần lớn chất hữu cơ ở dạng hòa tan cùng các chất lơ lửng chảy vào bể Aeroten Các chất lơ lửng là nơi vi khuẩn bám vào

bể để cư trú, sinh sản và phát triển dần thành các hạt cặn bông Các hạt cặn bông này chính là bùn hoạt tính ( bùn này tuần hoàn hoặc không tuần hoàn ).

Bùn hoạt tính là tập hợp các vi sinh vật khác nhau ( vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn ) chủ yếu là các vi khuẩn kết lại thành dạng bông với trung tâm là các hạt chất rắn lơ lửng trong nước Các bông này có màu vàng nâu, dễ lắng có kích thước từ 3 đến 150µm.

Quá trình hình thành bùn hoạt tính : Trong nước thải sau một thời gian

làm quen, các tế bào vi khuẩn bắt đầu tăng trưởng, sinh sản và phát triển Trong nước thải bao giờ cũng có các hạt chất rắn lơ lửng khó lắng.

Ngày đăng: 30/05/2014, 15:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga (2002 ), Giáo trình công nghệ xử lý nước thải, NXB Khoa Học Kỹ Thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga (2002 ), "Giáo trình công nghệ xử lý nước thải
Nhà XB: NXBKhoa Học Kỹ Thuật
2. Trần Hếu Nhuệ ( 2001 ), Thoát nước và xử lý nước thải công nghiệ, NXB Khoa Học Kỹ Thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Hếu Nhuệ ( 2001 ), "Thoát nước và xử lý nước thải công nghiệ
Nhà XB: NXB KhoaHọc Kỹ Thuật
3. Bộ khoa học công nghệ môi trường – Cục môi trường, Tuyển tập các báo cáo khoa học tại hội nghị Môi trường toàn quốc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ khoa học công nghệ môi trường – Cục môi trường
4. Viện kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường (1998 ), Đánh giá tác động môi trường - nhà máy tinh bột sắn Quảng Ngãi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Viện kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường (1998 )
5. TS. Trịnh Xuân Lai (2000 ), Tính toàn thiết kế các công trình xử lý nước thải, tập 1 , 2, NXB Xây Dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: TS. Trịnh Xuân Lai (2000 ), "Tính toàn thiết kế các công trình xử lý nước thải, tập1 , 2
Nhà XB: NXB Xây Dựng
6. Vũ Thị Thu Hiền ( 2002 ), Nghiên cứu xử lý nước thải tinh bột, Luận văn thạc sỹ khoa học Công nghệ môi trường, trường đại học Bách Khoa Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vũ Thị Thu Hiền ( 2002 ), "Nghiên cứu xử lý nước thải tinh bột
7. Nguyễn Thị Thuý Hà ( 2006 ), Đánh giá hiện trạng môi trường các nhà máy tinh bột sắn và kiến nghị các phương pháp giảm chất thải, Luận văn thạc sỹ khoa học Công nghệ môi trường, trường đại học Bách Khoa Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Thuý Hà ( 2006 ), "Đánh giá hiện trạng môi trường các nhà máy tinhbột sắn và kiến nghị các phương pháp giảm chất thải
8. Cục môi trường – Viện công nghệ và tài nguyên ( 1998 ), Công nghệ môi trường, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cục môi trường – Viện công nghệ và tài nguyên ( 1998 ), "Công nghệ môi trường
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
12. Bùi Đức Hợi ( 1985 ), Chế biến lương thực, tập 3, NXB Khoa Học Kỹ Thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bùi Đức Hợi ( 1985 ), "Chế biến lương thực, tập 3
Nhà XB: NXB Khoa Học Kỹ Thuật
13. Hoàng Kim Anh, Ngô Thế Xương ( 2006 ), Tinh bột sắn và các sản phẩm từ tinh bột sắn, NXB Khoa Học Kỹ Thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàng Kim Anh, Ngô Thế Xương ( 2006 ), "Tinh bột sắn và các sản phẩm từ tinhbột sắn
Nhà XB: NXB Khoa Học Kỹ Thuật
14. Hoàng Văn Huệ ( 2002 ), Thoát nước – xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp, tập 1, 2, NXB Khoa Học Kỹ Thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàng Văn Huệ ( 2002 ), "Thoát nước – xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp,tập 1, 2
Nhà XB: NXB Khoa Học Kỹ Thuật
15. Bộ môn Quá trình và công nghệ hóa chất ( 1978 ), Sổ tay Quá trình và Thiết bị công nghệ hóa chất, tập 1, 2, NXB Khoa Học Kỹ Thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ môn Quá trình và công nghệ hóa chất ( 1978 ), "Sổ tay Quá trình và Thiết bịcông nghệ hóa chất, tập 1, 2
Nhà XB: NXB Khoa Học Kỹ Thuật
16. Nguyễn Ngọc Dung ( 1999 ), Xử lý nước cấp, NXB Xây Dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Ngọc Dung ( 1999 ), "Xử lý nước cấp
Nhà XB: NXB Xây Dựng
17. Nguyễn Thị Thu Thủy ( 2000 ), Xử lý nước cấp sinh hoạt và công nghiệp, NXB Khoa Học Kỹ Thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Thu Thủy ( 2000 ), "Xử lý nước cấp sinh hoạt và công nghiệp
Nhà XB: NXBKhoa Học Kỹ Thuật
18. Hoàng Đức Liên, Tống Ngọc Tuấn ( 2000 ), Kỹ thuật và thiết bị xử lý chất thải bảo vệ môi trường, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàng Đức Liên, Tống Ngọc Tuấn ( 2000 ), "Kỹ thuật và thiết bị xử lý chất thảibảo vệ môi trường
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
19. Bộ Y Tế ( 2002 ), “QĐ số 3733/2002/QĐ – BYT”, 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Y Tế ( 2002 ), “QĐ số 3733/2002/QĐ – BYT”
20. Bộ Tài Nguyên Môi Trường ( 2002 ) – “Quyết định số 35/2002/QĐ – BKHCNMT”, Tuyển tập 31 tiêu chuẩn Việt Nam về Môi Trường bắt buộc áp dụng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Tài Nguyên Môi Trường ( 2002 ) – “Quyết định số 35/2002/QĐ –BKHCNMT"”, Tuyển tập 31 tiêu chuẩn Việt Nam về Môi Trường bắt buộc ápdụng

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Sản lượng sắn trên thế giới năm 2001 - hiện trạng môi trường và thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy tinh bột sắn quảng ngãi
Bảng 1.1. Sản lượng sắn trên thế giới năm 2001 (Trang 7)
Bảng 1.2. Giá trị sản xuất công nghiệp của ngành tinh bột sắn qua một số năm - hiện trạng môi trường và thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy tinh bột sắn quảng ngãi
Bảng 1.2. Giá trị sản xuất công nghiệp của ngành tinh bột sắn qua một số năm (Trang 8)
Hình 1.1. Sơ đồ nguyên lý công nghệ chế biến tinh bột sắn có kèm theo dòng  thảiBóc vỏ, tách tạp chất - hiện trạng môi trường và thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy tinh bột sắn quảng ngãi
Hình 1.1. Sơ đồ nguyên lý công nghệ chế biến tinh bột sắn có kèm theo dòng thảiBóc vỏ, tách tạp chất (Trang 11)
Bảng 1.4 Lượng tinh bột thải ra qua các năm Năm Lượng sắn tiêu thụ - hiện trạng môi trường và thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy tinh bột sắn quảng ngãi
Bảng 1.4 Lượng tinh bột thải ra qua các năm Năm Lượng sắn tiêu thụ (Trang 12)
Bảng 1.6. Đặc trưng nước thải của một số doanh nghiệp tinh bột sắn - hiện trạng môi trường và thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy tinh bột sắn quảng ngãi
Bảng 1.6. Đặc trưng nước thải của một số doanh nghiệp tinh bột sắn (Trang 14)
Bảng 1.7. Chất lượng môi trường không khí tại khu vực sản xuất TT Tên doanh nghiệp - hiện trạng môi trường và thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy tinh bột sắn quảng ngãi
Bảng 1.7. Chất lượng môi trường không khí tại khu vực sản xuất TT Tên doanh nghiệp (Trang 15)
Hình 2.2 . Sơ đồ quy trình sản xuất của nhà máy tinh bột sắn Quảng Ngãi có kem theo dòng thải - hiện trạng môi trường và thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy tinh bột sắn quảng ngãi
Hình 2.2 Sơ đồ quy trình sản xuất của nhà máy tinh bột sắn Quảng Ngãi có kem theo dòng thải (Trang 20)
Bảng 2.1. Các trang thiết bị sản xuất của nhà máy tinh bột sắn Quảng  Ngãi - hiện trạng môi trường và thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy tinh bột sắn quảng ngãi
Bảng 2.1. Các trang thiết bị sản xuất của nhà máy tinh bột sắn Quảng Ngãi (Trang 23)
Bảng 3.1 Đặc tính nước thải của nhà máy TBS Quảng Ngãi - hiện trạng môi trường và thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy tinh bột sắn quảng ngãi
Bảng 3.1 Đặc tính nước thải của nhà máy TBS Quảng Ngãi (Trang 25)
Bảng 3.2 Chất lượng môi trường không khí tại nhà máy TBS Quảng Ngãi. - hiện trạng môi trường và thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy tinh bột sắn quảng ngãi
Bảng 3.2 Chất lượng môi trường không khí tại nhà máy TBS Quảng Ngãi (Trang 25)
Bảng 3.4. Kết quả đo tiếng ồn và  vi khí hậu tại nhà máy TBS Quảng Ngãi. - hiện trạng môi trường và thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy tinh bột sắn quảng ngãi
Bảng 3.4. Kết quả đo tiếng ồn và vi khí hậu tại nhà máy TBS Quảng Ngãi (Trang 27)
Bảng 1.2 Một số thông số cần thiết trong tính toán thiết kế bể Metan - hiện trạng môi trường và thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy tinh bột sắn quảng ngãi
Bảng 1.2 Một số thông số cần thiết trong tính toán thiết kế bể Metan (Trang 45)
Hình 5 .1. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải tinh bột sắn của nhà máy tinh bột sắn Đăc Lăc - hiện trạng môi trường và thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy tinh bột sắn quảng ngãi
Hình 5 1. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải tinh bột sắn của nhà máy tinh bột sắn Đăc Lăc (Trang 50)
Hình 6. 1 .Sơ đồ kích thước buồng đặt song chắn - hiện trạng môi trường và thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy tinh bột sắn quảng ngãi
Hình 6. 1 .Sơ đồ kích thước buồng đặt song chắn (Trang 57)
Sơ đồ : hệ thống dòng vào, ra của bể đông keo tụ - hiện trạng môi trường và thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy tinh bột sắn quảng ngãi
h ệ thống dòng vào, ra của bể đông keo tụ (Trang 64)
Hình 6. 3. Các thông số chính của bể và cánh khuấy - hiện trạng môi trường và thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy tinh bột sắn quảng ngãi
Hình 6. 3. Các thông số chính của bể và cánh khuấy (Trang 66)
Bảng 6.5 ước tính chi phí trực tiếp xây dựng cơ bản - hiện trạng môi trường và thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy tinh bột sắn quảng ngãi
Bảng 6.5 ước tính chi phí trực tiếp xây dựng cơ bản (Trang 98)
Bảng 6.6. Chi phí các trang thiết bị - hệ thống xử lý nước thải đã chọn - hiện trạng môi trường và thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy tinh bột sắn quảng ngãi
Bảng 6.6. Chi phí các trang thiết bị - hệ thống xử lý nước thải đã chọn (Trang 99)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w