1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Moi quan he giua viet nam camphuchia 1 159824

69 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mối Quan Hệ Giữa Việt Nam - Campuchia
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thường Lạng
Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 86,6 KB

Cấu trúc

  • Phần 1.Lời mở đầu (1)
  • Phần 2 Nội dung (3)
  • Chương 1:Vuơng quốc Camphuchia (3)
    • 1.1.1 Các vương quốc đầu tiên (4)
    • 1.1.2 Giai đoạn thuộc địa Pháp (13)
    • 1.1.3 Chính phủ đầu tiên của Sihanouk (13)
    • 1.1.4 Cộng hòa Khmer và cuộc chiến (15)
    • 1.1.5. Camphuchia dân chủ (1975-1979) (17)
    • 1.1.7 Vương quốc Campuchia (1993 - hiện tại) (21)
    • 1.2 ĐẶc điểm vị trí địa lí vương quốc Camphuchia (22)
      • 1.2.1: Vị trí địa lí (22)
      • 1.2.3 Vùng đồng bằng Đông Nam (22)
      • 1.2.4 Vùng trung bộ bao quanh Biển Hồ (23)
      • 1.2.5 Vùng duyên hải Tây Nam (23)
      • 1.2.6 Vùng núi và cao nguyên Đông Bắc (24)
    • 1.3 Thể chế chính trị của Campuchia (24)
      • 1.3.1 Chế độ luật pháp của Campuchia (24)
      • 1.3.2 Hành pháp (25)
      • 1.3.5 Chinh sách đối ngoại của campuchia (25)
      • 1.3.6 Tình hình chính trị của Campuchia những năm gần đây (26)
    • 1.4 Nền văn hóa Campuchia (28)
      • 1.4.1: Phong tục tập quán và lễ hội (28)
      • 1.4.2 Trang phục truyền thống (28)
      • 1.4.3: Nhà ở (29)
      • 1.4.4 Ẩm thực (29)
      • 1.4.5 Tết cổ truyền (30)
      • 1.4.6: Điệu múa Apsara (30)
      • 1.4.7: Lễ hội (32)
      • 1.4.8: Các loại hình văn hoá, nghệ thuật ở Vương quốc Campuchia (33)
  • Chương 2 Nền kinh tế camphuchia (48)
    • 2.1. Khái quát về nền kinh tế camphuchia (48)
    • 2.2. Những thuận lợi và khó khăn đối với nền kinh tế Campuchia (48)
    • 2.3 Luật đầu tư của Camphuchia (54)
  • Chưong 3 QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM (63)
  • Phần 3: Kết luận (67)

Nội dung

quốc Camphuchia

Các vương quốc đầu tiên

Người ta biết về nước Phù Nam trước hết là nhờ những ghi chép của thư tịch cổ Trung Hoa như Lương thư (sử nhà Lương 502-556) là đầy đủ hơn cả "Nước Phù Nam ở phía Nam quận Nhật Nam, trong một vịnh lớn ở phía Tây biển. Nước cách Nhật Nam chừng 7.000 lý và cách Lâm Ấp hơn 3.000 lý về phía Tây Nam Đô thành cách biển 500 lý Một con sông lớn từ Tây Bắc chảy về phía Đông và đổ ra biển Nước rộng hơn 3.000 lý Đất thấp và bằng phẳng Khí hậu và phong tục đại để giống Lâm Ấp".

Tấn thư còn cho biết thêm: "Đất rộng 3.000 lý, có những thành phố xây tường, có lâu đài và nhà ở Đàn ông Phù Nam xấu và đen, quấn tóc, ở truồng và đi chân không Tính đơn giản và không trộm cắp Họ chăm công việc nhà nông, gieo 1 năm gặt 3 năm Họ thích trang trí bằng điêu khắc, chạm trổ; nộp thuế bằng vàng, bạc, hạt châu, hương liệu Họ có sách vở, thư viện và nhiều vật khác Chữ viết giống người Hồ Ma chay cưới hỏi đại để giống Lâm Ấp".

Theo truyền thuyết cổ được ghi chép lại bởi Khang Thái (Kang Tai), một quan lại Trung Hoa đã từng tới Phù Nam giữa thế kỷ thứ 3 thì xứ này do một người phụ nữ tên Liễu Diệp (Liu Yeh) cai trị Sau đó một người nước ngoài tên là Hỗn Điền (Hun Tien), có thể là từ Ấn Độ, sang đã cưới Liễu Diệp và lập ra một triều đại tại đây Theo các truyền thuyết địa phương thì vị ẩn sĩ Ấn Độ này tên là Kambu đã kết hôn với nữ thần Mera và con cháu của họ được gọi là Kambuja (con cháu của Kambu) và tên ghép của hai vợ chồng trở thành tên dân tộc là Kambu-Mera, Kmer hay Khmer.

Thực sự thì Phù Nam là một quốc gia hỗn hợp gồm nhiều tộc người khác nhau, do một xứ Phù Nam chánh tông nắm địa vị tôn chủ và các tiểu quốc kia phải thần phục và cống nạp cho nó.

Triều đại Phù Nam đầu tiên có 4 đời vua kế tiếp nhau là:

 Con Hỗn Điền (chưa rõ tên họ)

Tiếp đó một viên tướng khác lên ngôi, lập một triều đại khác bắt đầu là Phạm Sư Man (khoảng 220-280)

Vào thế kỷ thứ 5 tài liệu Trung Hoa có nói tới một ônPhù Ng vua tên là Trì Lê Đà Bạt Ma ở ngôi từ 424-438 rồi tới Đồ Da Bạt Ma và Lưu Đà Bạt Ma Thư tịch cổ còn nói tiếp sau đó nước Phù Nam bị một nước khác ở phía Bắc đánh bại (cuối thế kỷ thứ 6, giữa thế kỷ thứ 7) am tới đây là dứt.

Nước đã đánh bại Phù Nam là Chân Lạp, một quốc gia do người Khmer sáng lập Trung tâm của họ nằm ở Sae Mun (nay thuộc Thái Lan) và Champassak (nay thuộc Hạ Lào) Quốc gia này do Bhavavarman sáng lập trong thế kỷ thứ 6, gọi là nước Bhavapura tức Chân Lạp.

Bhavavarman đã chấm dứt sự lệ thuộc Phù Nam Sau khi ông mất, con ông là Mahendravarman lên kế ngôi và tấn công Phù Nam, buộc vua Phù Nam phải chạy trốn tới Naravana tức nước Chí Tôn (nay là Ba Thê, xã Vọng Thê, An Giang) Isanavarman kế ngôi Mahendravarman tiếp tục tấn công "Với sức mạnh của mình đã vượt qua ranh giới lãnh thổ của Tổ tiên" Các vua thất trận đã bỏ chạy ra vùng hải đảo.

Jayavarman I lật đổ Isanavarman để cai trị một lãnh thổ rộng lớn Bia ký của ông được tìm thấy trên một vùng lãnh thổ bao gồm cả Sae Mun, Battambang, Seam Reap, Kompong Thom, Takeo, Prey Veng và Kampot.

Sau khi đánh thắng Phù Nam, người Chân Lạp đã ồ ạt di cư xuống phía Nam.

Họ đã dừng lại ở Takeo (cụm di tích Angkor Borey) và Prey Veng (cụm di tích

Ba Phnom), trung lưu sông Mekong và Đông Bắc biển Hồ Isanavarman đã xây dựng kinh đô Isanapura ở gần Kompong Thom Theo Tùy thư của Trung Hoa thì nơi đây có tới 20.000 gia đình sinh sống Ngoài ra vương quốc còn có 30 thành thị do các tổng đốc cai quản và quan tước cũng tựa như Lâm Ấp.

Thời kỳ khủng hoảng của Chân Lạp

Jayavarman qua đời năm 680 Hoàng hậu Jayadevi, nắm quyền trong khoảng 681-713, đã gây bất bình trong giới quý tộc và quan lại Do những mâu thuẫn này mà năm 713, Puskaraksa đã truất phế bà và tự lên ngôi, lập kinh đô mới là Sambhupura ở gần Sambaur.

Do sự biến này mà phần phía Bắc của vương quốc (tức nước Bhavapura cũ) tách ra khỏi Chân Lạp, lập lại nước riêng Tài liệu Trung Hoa ghi lại là nước chia làm 2: Thủy Chân Lạp và Lục Chân Lạp Biên giới nằm ở núi Dang Reak (nay là biên giới Thái Lan-Campuchia). Ở miền Nam, Puskaraksa không thể kiểm soát nổi lãnh thổ của mình Nhiều nơi nổi lên, tự lập nước riêng Trong lúc đó vương triều Sailendra của nước Kalinga ở đảo Java, Indonesia mạnh lên đã tấn công vương quốc của Puskaraksa năm

774, chiếm được kinh đô Sambhupura và đẩy đất nước này tới hồi diệt vong.

Phục quốc (802-944) Đầu thế kỷ thứ 9, nhân khi vương triều Sailendra suy yếu, một người trong hoàng tộc Chân Lạp bị bắt làm tù binh đã trốn về nước, tập hợp lực lượng đấu tranh để thoát ra khỏi ảnh hưởng của Sailendra và thống nhất lại Campuchia, mở đầu thời kỳ Angkor(802-1434), lấy hiệu là Jayavarman II.

Jayavarman II đã cố công tìm kiếm một địa điểm mới để đặt kinh đô Trong thời của ông, vương quốc đã dời đô nhiều lần, từ Indrapura cho tới Hariharalaya vàMahendrapura ở núi Kulen rồi cuối cùng là quay trở lại Hariharayala.

Thời kỳ Jayavarman II tại vị, sự sùng bái thần Shiva có khuynh hướng biến thành sự sùng bái nhà vua (Devaraja) Do đó mà ông cũng được tôn sùng như một vị thần Khi ông qua đời năm 854, người ta đã phong tặng cho ông danh hiệu Paramesvara tức "Chúa tể".

Cháu của Jayavarman II là Yasovarman I cai trị từ 889-900 lại tiếp tục dời đô thêm 50 km, tại một nơi mà ông gọi là Yasohadrapura tức là Angkor Đây là biến âm từ chữ Phạn Nagara, tức "Quốc đô".

Phát triển (944-1181) Đế quốc Khmer cuối thế kỷ 12

Giai đoạn thuộc địa Pháp

Năm 1863 Vua Norodom ký một hiệp ước với Pháp để thành lập một chính quyền bảo hộ trên toàn vương quốc Dần dần đất nước này rơi vào quyền cai trị thuộc địa của Pháp Năm 1906, Pháp gây chiến với Xiêm và dành lại 4 tỉnh vùng tây bắc từng bị người Xiêm chiếm trong thế kỷ 18,19 là Battambang, Siem Reap, Meanchey, Oddar Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, người Nhật cho phép chính phủ Pháp (chính phủVichy) đang hợp tác với Đức Phát xít tiếp tục cai quản Campuchia và các lãnh thổ Đông Dương khác, nhưng họ cũng nuôi dưỡng chủ nghĩa quốc gia Khmer Campuchia lại được hưởng một thời kỳ độc lập ngắn năm 1945 trước khi quân Đồng Minh tái lập quyền kiểm soát của Pháp.Vua Norodom Sihanouk, người từng được Pháp lựa chọn để kế vị VuaMonivong năm 1941, nhanh chóng chiếm lấy vị trí chính trị trung tâm khi ông tìm cách trung lập hóa những người cánh tả và những đối thủ cộng hòa và cố gắng đàm phán những điều kiện có thể chấp nhận được để giành lấy độc lập từ tay người Pháp “Cuộc thập tự chinh giành độc lập” của Sihanouk dẫn tới việc người Pháp miễn cưỡng bằng lòng trao lại chủ quyền cho ông Một thoả thuận từng phần được đưa ra tháng 10 năm 1953 Sau đó Sihanouk tuyên bố rằng công việc đòi độc lập đã hoàn thành và thắng lợi trở về Phnom Penh.

Chính phủ đầu tiên của Sihanouk

Những nỗ lực của Việt Minh trong Kháng chiến chống Pháp đã đem lại kết quả.Theo Hiệp ước Geneva về Đông Dương, Việt Minh đang đóng trên lãnh thổ củaCampuchia tập kết ra Bắc Việt Nam, quân Pháp phải rút khỏi Đông Dương.Chính quyền do Sihanouk xây dụng một Campuchia độc lập, thân thiện với BắcViệt Nam và các đồng minh.

Trung lập là yếu tố cơ bản của chính sách đối ngoại Campuchia trong các thập kỷ 1950 và 1960 Tuy nhiên, chính phủ Campuchia xây dựng quan hệ tốt đẹp với khối Xã Hội Chủ Nghĩa, nhận viện trợ to lớn từ Liên Xô và Trung Quốc, giúp đỡ to lớn quân Giải Phóng Việt Nam Tới giữa thập kỷ 1960, nhiều phần tại các tỉnh phía đông Campuchia được dùng làm những căn cứ cho quân đội Bắc Việt Nam và các lực lượng Việt Cộng (NVA/VC) hoạt động chống lại Nam Việt Nam, cảng Sihanoukville được xây dựng và sử dụng để tiếp tế cho họ Song song với việc dó là hàng hóa từ Hạ Lào quan đông bắc Campuchia vào Việt Nam Campuchia trở thành mắt xích quan trọng của các tuyến Đường Hồ Chí Minh, trước năm 1970, phần lớn hàng hóa được chuyển qua đây.

Khi các hoạt động của NVA/VC tăng lên, Hoa Kỳ và Nam Việt Nam bắt đầu lo ngại, và vào năm 1969, Hoa Kỳ bắt đầu một chiến dịch ném bom rải thảm dài mười bốn tháng nhắm vào các cơ sở của NVA/VC khiến nước này rơi vào tình trạng bất ổn định Hoa Kỳ tuyên bố rằng chiến dịch ném bom chỉ diễn ra ở vùng không lớn hơn mười, và sau này là hai mươi dặm bên trong biên giới Campuchian, các vùng nơi có dân Campuchian sinh sống đã được NVA di tản

Những cuộc ném bom này gây ra thương vong rất lớn cho dân Campuchia, vốn không quen với chiến tranh như dân Việt Nam Hoàn toàn không có việc sơ tán dân như tuyên bố, đơn giản vì quân Mỹ và Nam Việt Nam không đến những vùng bị ném bom, được cho là còn quân Bắc Việt Nam và các lực lượng Việt Cộng (NVA/VC) Từ vị thế trung lập Campuchia bị lôi kéo vào cuộc Chiến tranh Việt Nam.

Trong suốt thập kỷ 1960, chính trị trong nước Campuchian bị chia rẽ Chống đối nổi lên bên trong tầng lớp trung lưu và cánh tả gồm cả những lãnh đạo từng được đào tạo ở pháp như Son Sen, Ieng Sary, và Saloth Sar (sau này được gọi làPol Pot), những người này đã lãnh đạo một cuộc nổi dậy dưới sự lãnh đạo bí mật của Đảng cộng sản Kampuchea (CPK) Sihanouk gọi những người nổi dậy đó là

Khmer Roure, dịch chính xác là "Khmer đỏ." Nhưng cuộc bầu cử quốc hội năm

1966 cho thấy cánh tả được ủng hộ nhiều hơn, và tướng Lon Nol đã lập ra một chính phủ, tồn tại tới tận năm 1967 Trong giai đoạn 1968 và 1969, cuộc nổi dậy ngày càng tồi tệ Tháng 8, 1969, tướng Lon Nol lập ra một chính phủ mới.Hoàng tử Sihanouk đi ra nước ngoài để chăm sóc sức khoẻ từ tháng 1, 1970.

Cộng hòa Khmer và cuộc chiến

Tháng 3, 1970, khi hoàng tử Sihanouk đang vắng mặt, tướng Lon Nol lật đổ hoàng tử Sihanouk và nắm lấy quyền lực Sơn Ngọc Thành tuyên bố ông ủng hộ chính phủ mới 9 tháng 10, chế độ quân chủ ở Campuchia bị bãi bỏ, và đất nước được đổi tên thành Cộng hòa Khmer.

Hà Nội từ chối yêu cầu của chính phủ mới đòi họ rút quân 2.000-4.000 người Campuchia từng tới Bắc Việt Nam năm 1954 trở về Campuchia, được các binh sĩ Bắc Việt Nam hỗ trợ Để đáp lại, Hoa Kỳ cung cấp viện trợ vũ khí cho các lực lượng của chính phủ mới, và họ lao vào cuộc chiến chống lại cả những kẻ nổi loạn bên trong và cả những lực lượng Bắc Việt Nam.

Tháng 4, 1970, Tổng thống Mỹ Nixon tuyên bố với công chúng rằng các lực lượng trên bộ của Mỹ và Nam Việt Nam đã tiến vào Campuchia trong một chiến dịch nhằm tiêu diệt các vùng căn cứ của NVA tại Campuchia (xem Cuộc xâm nhập Campuchia) Người Mỹ ném bom Campuchia trong hơn một năm Những cuộc phản đối diễn ra tại các trường đại học Mỹ, dẫn tới cái chết của bốn sinh viên tại Kent State, ủng hộ rút quân Mỹ khỏi Việt Nam.

Dù một số lượng lớn trang thiết bị đã bị Hoa Kỳ và các lực lượng Nam Việt Nam chiếm được và phá huỷ, chính sách ngăn chặn các lực lượng Bắc Việt vẫn tỏ ra không thành công Bắc Việt di chuyển sâu hơn vào bên trong Campuchia để tránh các cuộc hành quân của Hoa Kỳ và Nam Việt Các đơn vị NVA tràn

1 6 qua các vị trí quân sự của Campuchia trong khi CPK mở rộng các cuộc tấn công quy mô nhỏ vào những đường thông tin liên lạc.

Trong ban lãnh đạo Cộng hòa Khmer có tình trạng không thống nhất giữa ba thành viên chính: Lon Nol, Sirik Matak anh em họ của Sihanouk, và lãnh đạo Quốc hội In Tam Lon Nol vẫn nắm quyền lực một phần nhờ bởi không có ai đã được chuẩn bị để thế chỗ ông Năm 1972, một hiến pháp ra đời, nghị viện được bầu ra, và Lon Nol trở thành tổng thống Nhưng tình trạng không thống nhất, những vấn đề về việc biến lực lượng quân đội 30.000 người lên hơn 200.000, và tình trạng tham nhũng tràn lan làm suy yếu chính quyền hành chính và quân đội.

Cuộc nổi dậy của những người cộng sản bên trong Campuchia tiếp tục lớn mạnh, và được cung cấp trang bị cũng như ủng hộ quân sự từ phía Bắc Việt Nam Pol Pot và Ieng Sary nắm được quyền lãnh đạo lực lượng cộng sản do người Việt Nam đào tạo, nhiều người trong số đó đã bị thanh lọc Cùng lúc đó các lực lượng của Đảng cộng sản Kampuche trở nên mạnh hơn và độc lập hơn khỏi quyền kiểm soát của người Việt Nam Tới năm 1973, CPK đã đánh những trận lớn chống lại các lực lượng chính phủ mà không cần hoặc có rất ít sự hỗ trợ từ phía quân Bắc Việt Nam, họ kiểm soát gần 60% lãnh thổ Campuchia và 25% dân số.

Chính phủ đã ba lần nỗ lực đàm phán với những người nổi dậy nhưng không mang lại kết quả, nhưng tới năm 1974, CPK đã hoạt động thành những nhóm tách biệt với nhau và một số lực lượng Bắc Việt Nam đã chuyển vào trong Nam Việt Nam Quyền kiểm soát của Lon Nol bị giảm xuống chỉ còn những vùng bao quanh thành phố và những đường vận chuyển chính Hơn hai triệu người tị nạn chiến tranh sống ở Phnom Penh và các thành phố khác.

Vào ngày đầu năm 1975, quân cộng sản tung ra một cuộc tấn công kéo dài 117 ngày và vô cùng ác liệt làm sụp đổ chính quyền Cộng hòa Khmer Những cuộc tấn công đồng thời xung quanh vành đai Phnom Penh ghìm chặt các lực lượng cộng hòa, trong khi các đơn vị của CPK vượt qua và chiếm quyền kiểm soát vùng tiếp tế chiến lược là hạ lưu sông Cửu Long Một chiến dịch không vận cung cấp vũ khí và lượng thực do Hoa Kỳ thực hiện đã chấm dứt khi Quốc hội nước này từ chối viện trợ thêm cho Campuchia Phnom Penh và các thành phố khác bị tấn công bằng roket hàng ngày gây ra thương vong cho hàng nghìn thường dân Chính phủ Lon Nol ở đầu hàng ngày 17 tháng 4 5 ngày sau khi phái đoàn Hoa Kỳ rời khỏi Campuchia.

Camphuchia dân chủ (1975-1979)

Ngay sau khi giành chiến thắng, CPK ra lệnh sơ tán dân ra khỏi tất cả các thành phố và thị trấn, đưa những người dân thành thị tới những vùng nông thôn để làm việc như những nông dân, bởi vì CPK đang muốn tái lập lại xã hội thành một hình thức mà Pol Pot đang thai nghén.

Hàng nghìn người đã chết đói và chết vì bệnh tật trước khi CPK giành được chính quyền Hàng nghìn người chết đói hay chết vì bệnh tật trong thời gian tản cư sau đó và vì những hậu quả của nó Nhiều người trong số đó bị buộc phải rời khỏi các thành phố và định cư tại những ngôi làng mới được lập nên, thiếu lương thực, dụng cụ lao động, và chăm sóc y tế Nhiều người từng sống trong các thành phố và đã đánh mất khả năng tự kiếm sống để tồn tại trong môi trường nông nghiệp Hàng nghìn người chết đói trước khi mùa màng được thu hoạch. Thiếu ăn và suy dinh dưỡng - ở bờ vực của nạn đói – là điều xảy ra liên tục trong nhiều năm Đa số các lãnh đạo quân sự và dân sự của chế độ cũ, những người không thể che giấu được nhân thân của mình đã bị hành quyết.

Bên trong CPK, những lãnh đạo từng được đào tạo tại Pháp Pol Pot, Ieng Sary, Nuon Chea, và Son Sen nắm quyền lực Một hiến pháp mới vào tháng 1 năm

1976 biến nước Campuchea dân chủ thành một nước Dân chủ nhân dân cộng sản, và một quốc hội gồm 250 thành viên đại diện cho Nhân dân Kampuchea

(PRA) được chọn ra vào tháng 3 để lựa chọn một kiểu lãnh đạo nhà nước tập thể, chủ tịch của ban lãnh đạo đó trở thành nguyên thủ quốc gia.

Hoàng tử Sihanouk từ chức nguyên thủ quốc gia ngày 4 tháng 4 Vào ngày 14 tháng 4, sau khoá họp đầu tiên, PRA thông báo rằng Khieu Samphan sẽ làm chủ tịch hội đồng lãnh đạo quốc gia trong nhiệm kỳ 5 năm Nó cũng lựa chọn ra 15 thành viên chính phủ do Pol Pot lãnh đạo với chức vụ Thủ tướng Hoàng tử Sihanouk bị quản thúc tại gia.

Chính phủ mới tìm cách tái cơ cấu hoàn toàn lại xã hội Campuchia Những tàn tích của xã hội cũ bị xoá bỏ và tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo và Thiên chúa giáo, bị đàn áp Nông nghiệp được hợp tác hóa, và những gì còn sót lại của một cơ sở công nghiệp bị vứt bỏ hay bị đưa vào dưới quyền kiểm soát của nhà nước. Campuchia không có hệ thống tiền tệ cũng như hệ thống ngân hàng.

Cuộc sống dưới chính quyền Campuchea dân chủ rất ngặt nghèo và bạo tàn Ở nhiều vùng trong nước, người dân bị bố ráp và bị hành quyết vì tội nói tiếng nước ngoài, đeo kính, bới rác kiếm thức ăn, và thậm chí là than khóc khi có người thân qua đời Những nhà doanh nghiệp thời trước và các quan chức bị săn đuổi một cách tàn nhẫn và bị giết chết cùng toàn bộ gia đình họ Khmer đỏ sợ rằng những người đó có lòng tin là họ có thể sẽ đứng lên phản đối lại chế độ của chúng Một số kẻ trung thành với Khmer đỏ thậm chí còn bị giết vì tội không thể kiếm đủ số ‘phản cách mạng’ để hành quyết.

Những ước tính chính sác về số lượng người đã chết trong giai đoạn 1975 và

1979 vẫn chưa có được, nhưng có lẽ hàng trăm ngàn người đã bị hành quyết tàn nhẫn bởi chế độ đó Hàng trăm ngàn người chết vì đói và bệnh tật (cả dưới thờiKhmer đỏ và thời cai trị của Việt Nam từ năm 1978) Một số ước tính về số người chết trong khoảng từ 1 đến 3 triệu người, trong tổng số dân năm 1975 của nước này là 7.3 triệu Theo ước tính của CIA, có chừng 50.000-100.000 đã bị hành quyết, cùng với khoản 1,2 triệu người bị chết từ năm 1975 đến năm 1979.

Quan hệ của nước Campuchia dân chủ với Việt Nam và Thái Lan trở nên xấu đi nhanh chóng vì các cuộc xung đột biên giới và khác biệt về ý thức hệ Mặc dù theo chủ nghĩa cộng sản, CPK có tư tưởng dân tộc rất nặng, và thanh trừng đa số các thành viên của họ từng sống tại Việt Nam bị Campuchea dân chủ thiết lập những mối quan hệ chặt chẽ với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, và cuộc xung đột Campuchia-Việt Nam đã trở thành một phần của sự đối đầu giữa Trung Hoa-

Sô viết, Moscow hỗ trợ Việt Nam Các cuộc xung đột biên giới ngày càng tệ hại khi Campuchea dân chủ tấn công quân sự vào các làng nằm sâu trong lãnh thổ Việt Nam Tháng 12 năm 1977, Campuchia chấm dứt quan hệ ngoại giao với Hà Nội, buộc tội Việt Nam có mưu đồ thành lập một Liên bang Đông Dương Giữa năm 1978, các lực lượng Việt Nam tấn công Campuchia, tiến sâu khoảng 30 km rồi rút lui trước khi mùa mưa diễn ra.

Lý do để Trung Quốc ủng hộ CPK là vì họ muốn ngăn chặn phong trào liên kết toàn thể Đông Dương, và giữ vững ưu thế quân sự Trung Quốc trong vùng Liên bang xô viết ủng hộ mạnh mẽ cho Việt Nam để giữ một mặt trận thứ hai chống lại Trung Quốc trong trường hợp xảy ra xung đột giữa họ với Trung Quốc và ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc Từ khi Stalin qua đời, các quan hệ giữa nước Trung Quốc của Mao Trạch Đông và Liên bang xô viết trở nên lạnh nhạt hơn bao giờ hết Cuối thập niên 1970 và đầu 1980, giữa Trung Quốc và Việt Nam đã xảy ra một cuộc chiến tranh ngắn về vấn đề này.

1.1.6-Cộng hòa Nhân dân Campuchia (1979 - 1993)

Tháng 12, 1978, Việt Nam thông báo thành lập Mặt trận Campuchea thống nhất bảo vệ quốc gia (KUFNS) dưới sự lãnh đạo của Heng Samrin, một cựu chỉ huy trong quân đội Kampuchea dân chủ Nó bao gồm những người Khmer cộng sản còn ở lại Việt Nam sau năm 1975 và các viên chức ở khu vực phía đông – như Heng Samrin và Hun Sen – người từng chạy sang Việt Nam từ Campuchia năm

1978 Cuối tháng 12, 1978, các lực lượng Việt Nam tấn công tổng lực vào

Campuchia, chiếm Phnom Penh ngày 7 tháng 1, đuổi những tàn quân của nước Kampuchea dân chủ chạy về phía tây sang Thái Lan. Được Việt Nam hậu thuẫn, ngày 8 tháng 1 năm 1979 Hội đồng Nhân dân Cách mạng nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia do Heng Samrin làm Chủ tịch đã được thành lập Tuy vậy chính quyền này chỉ được một số nước cộng sản công nhận và chưa tự bảo vệ được mà vẫn cần đến sự có mặt của quân đội Việt Nam. Năm 1981, Cộng hòa Nhân dân Campuchia tổ chức bầu quốc hội và ban hành hiến pháp.

Trong thời gian này, Campuchea Dân chủ của Khmer Đỏ vẫn giữ được ghế đại diện cho Campuchia ở Liên Hiệp Quốc.

Năm 1989, Việt Nam hoàn thành việc rút quân khỏi Campuchia Các nỗ lực khôi phục hòa bình diễn ra sôi động trong thời gian 1989 và 1991 với hai hội nghị quốc tế ở Paris, và một phái đoàn gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc giúp đỡ duy trì ngừng bắn.

Ngày 23 tháng 10 năm 1991, Hội nghị Paris tái họp để ký kết một thỏa ước tổng thể, trao cho Liên Hiệp Quốc quyền giám sát ngừng bắn, hồi hương người tị nạn Khmer dọc theo biên giới Thái Lan, giải giáp và giải ngũ các phe xung đột, chuẩn bị tiến hành bầu cử tự do Hoàng thân Sihanouk, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Tối cao Campuchia (SNC), và các thành viên khác của SNC trở về Phnom Penh tháng 11 năm 1991, bắt đầu quá trình hòa giải tại Campuchia Phái đoàn Tối cao Liên Hiệp Quốc về Campuchia (UNAMIC) được triển khai cùng thời gian đó để duy trì liên lạc giữa các phe phái, bắt đầu các chiến dịch tháo mìn và đưa người tị nạn, khoảng 370 ngàn người, trở về từ Thái Lan.

Vương quốc Campuchia (1993 - hiện tại)

Đảng Nhân dân Camphuchia - CPP dần dần dẹp yên Khmer đỏ và thanh trừng các thành phần Hoàng Gia chống đối Các lực lượng Khmer đỏ cuối cùng phải đầu hàng năm 1998 Sau các cuộc xung đột vũ trang giữa các đảng kình địch nhau khiến hơn 100 người chết, Hun Sen tiến hành đảo chính giành chính quyền, hoàng thân Norodom Ranarit bị phế trất, và Hun Sen trở thành Thủ tướng duy nhất.

Giới lãnh đạo đảng FUNCINPEC quay trở lại Cambodia sau cuộc bầu cử Quốc hội năm 1998 Trong cuộc bầu cử đó, đảng CPP giành được 41% số phiếu, đảng FUNCINPEC được 32%, và đảng của Sam Rainsy (SRP) được 13% Do tình hình bạo lực chính trị và việc thiếu tiếp cận từ giới truyền thông, nhiều quan sát viên quốc tế cho rằng có nhiều sai phạm nghiêm trọng trong cuộc bầu cử Đảng CPP và FUNCINPEC lập một chính phủ liên hiệp mới, trong đó CPP đóng vai trò đối tác chính.

Do tình hình sức khỏe ngày càng kém đi, năm 2004, vua Sihanouk tuyên bố thoái vị, ở lại Bắc Kinh và Bình Nhưỡng để chữa bệnh Hoàng thân NorodomSihamoni được truyền ngôi và trở thành vua mới của Campuchia.

Ngày 4 tháng 10 năm 2004, Quốc hội Campuchia phê chuẩn thỏa thuận với Liên hiệp quốc về việc thiết lập một tòa án xét xử tội ác của các quan chức cao cấp Khmer Đỏ Các quốc gia bảo trợ cam kết tài trợ $43 triệu dollar tài chính cho tòa án, dự kiến kéo dài trong 3 năm, trong khi chính quyền Campuchia cũng đóng góp phần của mình là $13.3 triệu dollar Tòa án dự kiến sẽ bắt đầu xét xử các quan chức cấp cao của Khmer Đỏ năm

ĐẶc điểm vị trí địa lí vương quốc Camphuchia

Campuchia nằm ngay trung tâm của Đông Nam Á, diện tích 181,035 km2, dân số 13,124,764 triệu người (số liệu năm 2003) Hình dạng lãnh thổ Campuchia gần như một hình chữ nhật với các cạnh tròn, Kom Pong Thom là trung tâm của hình chữ nhật đó Chiều dài theo hướng Bắc Nam là 440 km và theo hướng Đông Tây là 560 km Với hình dạng này, du khách có thể để dàng đi lại trong lãnh thổ Campuchia với các cự ly không qúa xa, thuận lợi cho phát triển lữ hành, đặc biệt là du lịch sinh thái Trong khối ASEAN gồm 10 quốc gia, Campuchia xếp thứ 8 về điện tích lãnh thổ và xếp thứ 9 về dân số Vị trí địa lý của Campuchia là từ 10° đến 15° vĩ Bắc, 102° đến 108° kinh Đông.

Campuchia có địa hình đồng bằng thấp trũng tại miền Trung, bao quanh bởi khu vực núi và cao nguyên phía Đông Bắc Phía Tây Nam là khu vực đồng bằng duyên hải Địa hình Campuchia có thể được chia thành 4 khu vực theo yếu tố phát triển du lịch như sau:

1.2.3Vùng đồng bằng Đông Nam:

Khu vực này chiếm diện tích 25,069 km2, dân số 5,898,305 người chiếm 51.6% tổng dân số Campuchia, mật độ dân cư 235 người/1km2 (thống kê năm

1998) Khu vực này bao gồm 6 tỉnh, thành phố: Phnom Penh, Kandal, Kom Pong Cham, Svay Rieng, Prey Veng và Takeo, gồm 63 quận huyện, 700 xã với 6,414 xóm, làng Vùng đồng bằng là nơi có mật độ dân cư cao nhất Campuchia với nhiều dân tộc như: Khmer, Hoa, Việt, Chăm, Thái, Lào… Tại Kom Pong Cham còn có các nhóm dân tộc thiểu số sinh sống như: người Kuoy và người Steang ở huyện Krek và huyện Memut

1.2.4Vùng trung bộ bao quanh Biển Hồ:

Khu vực này chiếm diện tích 67,668 km2, dân số 3,505,448 người, chiếm 30.7% tổng dân số Campuchia, mật độ dân cư 57 người/1km2 (thống kê năm

1998) Khu vực này bao gồm 8 tỉnh: Kom Pong Thom, Siem Reap, Banteay Meanchey, Battambang, Pousat, Kom Pong Chnang, Oddar Meanchey và Pailin, gồm 60 huyện, 488 phường xã với 4,041 xóm, làng Tại đây, cư dân chủ yếu là người Khmer, Việt và Chăm, một vài nhóm thiểu số sống trên các khu vực đồi núi như Sa Och, Steang và Samre.

1.2.5Vùng duyên hải Tây Nam:

Khu vực duyên hải của Campuchia có diện tích 17,237 km2, dân số 845,000 người, mật độ dân cư 49 người/km2 (thống kê năm 1998) Khu vực này gồm 4 tỉnh: Sihanoukville, Kampot, Koh Kong và Kep năm dọc theo bờ biển phía Tây Nam, kéo dài 440 km Sihanoukville là tỉnh trung tâm của khu vực, cách Phnom Penh 232 km Khoảng 80% dân số tại vùng này là người Khmer, mặc dù người Chăm, Việt, Hoa, Thái và các dân tộc thiểu số cũng sinh sống tại đây. Dân cư tại vùng duyên hải có cuộc sống khá sung túc do thu nhập cao từ nghề đánh bắt và nuôi trồng hải sản Địa hình vùng duyên hải Campuchia bao gồm cả núi, đồng bằng, bờ biển và vịnh biển với rất nhiều bãi biển cát trắng.

Dầu cọ, dừa, tiêu, sầu riêng và nhiều loại cây trồng khác rất phát triển tại đây, kể cả loại cây nước lợ như đước Bờ biển Campuchia bị xâm thực và rút ngắn dần qua từng năm, khảo sát năm 1997 chỉ còn 435 km, tuy nhiên con số 440 km vẫn được chấp nhận rộng rãi.

Vịnh Thái Lan nằm sát duyên hải Campuchia, ngăn cách Campuchia với tiểu lục địa Malacca của Malaysia Đây là một vịnh khá lớn, độ sâu chỉ từ 50m đến 81m với đáy biển bằng phẳng Campuchia có 60 hòn đảo lớn nhỏ nằm trong khu vực này, bao gồm: 23 hòn đảo thuộc tỉnh Koh Kong, 2 hòn đảo thuộc Kampot, 22 hòn đảo thuộc Sihanoukville và 13 hòn đảo thuộc Kep.

1.2.6 Vùng núi và cao nguyên Đông Bắc:

Khu vực này có diện tích 68,061 km2, dân số 1,189,042 chiếm 10.3% tổng dân số, mật độ dân cư 17 người/1km2 (số liệu năm 1998) Bao gồm 6 tỉnh: Kom Pong Speu, Kratie, Stung Treng, Preah Vihear, Rattanakiri và Mondolkiri, 39 huyện, 283 phường, xã với 2,246 xóm, làng Đây và vùng có nhiều các dân tộc sinh sống nhất Campuchia, bao gồm: ngườiKhmer, Hoa, Việt, Lào, Thái và 18 dân tộc thiểu số khác như: Pnong, Steang,Kraol, Ro Oung, Tumpun, Tmuon, Bruv, Smil, Kuoy, Ar Norng, Charay,Kreung, Roder, Kha, Sa Och, Kachok, Kavet and Lun Người Pnong là chủng tộc đông nhất trong số các dân tộc thiểu số nói trên, chiếm khoảng 45% dân số của nhóm các dân tộc thiểu số.

Thể chế chính trị của Campuchia

1.3.1 Chế độ luật pháp của Campuchia

Cămpuchia theo chế độ quân chủ lập hiến, đa nguyên chính trị, và nền kinh tế thị trường Đứng đầu nhà nước là Vua, biểu tượng của sự đoàn kết và thống nhất dân tộc

Hệ thống quyền lực được phân định rõ giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp.

- Đứng đầu Chính phủ: Thủ tướng Hun Sen (từ 14/01/1985) và 7 Phó Thủ tướng.

- Các thành viên Chính phủ do Vua ký sắc lệnh bổ nhiệm.

- Quốc hội: nhiệm kỳ 3 gồm 123 ghế, bầu theo chế độ phổ thông đầu phiếu (CPP được 73, FUN 26, SRP 24), nhiệm kỳ 5 năm; do Xăm-đéc Heng Samrin làm

- Thượng viện: gồm 61 ghế (2 do Quốc vương và 2 do Quốc hội chỉ định, 57 ghế do bầu), nhiệm kỳ 5 năm; do Xăm-đéc Chea Sim làm Chủ tịch.

1.3.4: Tư pháp: gồm Hội đồng thẩm phán tối cao (được Hiến pháp quy định, thành lập 12/1997); Toà án tối cao và các toà án địa phương. Các đảng chính trị: Cămpuchia hiện có khoảng 60 đảng chính trị, trong đó Đảng Nhân dân Cămpuchia (CPP) và Đảng Mặt trận đoàn kết dân tộc vì một nước Cămpuchia độc lập, trung lập, hoà bình và thống nhất (FUNCINPEC) là hai đảng lớn đang liên minh cầm quyền ở Cămpuchia; Đảng Sam Rainsy (SRP) là đảng đối lập chính.

1.3.5 Chinh sách đối ngoại của campuchia

Theo quy định của Hiến pháp, Cămpuchia thực hiện chính sách trung lập, không liên kết vĩnh viễn, không xâm lược hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác Cămpuchia đã trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN (4/1999),

2 6 cấp cao ASEM 5 ở Hà Nội tháng 10/2004; là thành viên của các tam, tứ giác phát triển (Tam giác Ngọc bích Thái-Lào-Cămpuchia, Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Cămpuchia, Tiểu vùng sông Mekong mở rộng, Chiến lược hợp tác kinh tế ACMECS, Chương trình phát triển các vùng nghèo liên quốc gia dọc hành lang Đông Tây WEC) Cămpuchia chú trọng quan hệ với các nước, chủ yếu là các nước tài trợ, các nước láng giềng và hội nhập khu vực. Hiện Cămpuchia đang vận động gia nhập tổ chức Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và dự kiến sẽ ứng cử làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2013-2014.

1.3.6 Tình hình chính trị của Campuchia những năm gần đây.

 Liên minh CPP – FUNCINPEC tiếp tục nắm quyền

Nhân sự Chính phủ nhiệm kỳ IV cơ bản như danh sách đã công bố ngày 29/7. Ông Hun Sen tiếp tục là Thủ tướng Chính phủ mới với 29 bộ và cơ quan ngang bộ Các Phó thủ tướng gồm 8 người của CPP (Sokhenh, Soc An, Tia Banh, Hô Nam Hông, Bin Chin, Men Som On, Kiết Chun và Dưm Chay Ly) và Nhiếc Bun Chay của FUNCINPEC, cùng với 16 Bộ trưởng cấp cao Đảng Norodom Ranarith (NRP) không tham gia Chính phủ, nhưng sẽ được giữ 2 ghế trong số 9 Chủ nhiệm Ủy ban chuyên trách của Quốc hội mới Hoàng thân Norodom Ranarith, Chủ tịch NRP, được ân xá trở về Campuchia, nhưng sẽ không được tham gia hoạt động chính trị

Ngày 15/9, đảng Sam Raincy (SRP), về đích thứ 2 trong cuộc bầu cử quốc hội vừa qua, và đảng Nhân quyền (HRP) tuyên bố sẽ không tham gia phiên họp Quốc hội đầu tiên và không dự lễ tuyên thệ nhậm chức của Chính phủ mới. Lãnh đạo SRP và HRP cũng đã có cuộc tiếp xúc với một số quan chức nước ngoài để bày tỏ quan điểm của họ không đồng thuận với Chính phủ mới ở Campuchia Mặc dù vậy, dấu hiệu của một thời kỳ phát triển và ổn định dưới sự lãnh đạo của liên minh CPP – FUNCINPEC là rất rõ nét

 Những mục tiêu khả quan

Về chính trị, trong giai đoạn 5 năm tới, Campuchia sẽ tiếp tục giữ vững sự ổn định Thắng lợi vang dội trong cuộc bầu cử quốc hội vừa qua đã tạo tiền đề tốt để CPP tiếp tục khẳng định quyền lãnh đạo tuyệt đối trên chính trường Campuchia Các chính sách của CPP đã đi vào cuộc sống và ngày càng phát huy hiệu quả

Về kinh tế, Campuchia vẫn có thể duy trì tốc độ tăng trưởng bằng, hoặc cao hơn

5 năm vừa qua (2003-2008) Các chính sách kinh tế của Chính phủ nhiệm kỳ III đã phát huy tác dụng và sẽ tiếp tục được triển khai trong thời gian tiếp theo, đặc biệt là chính sách nông nghiệp hướng tới mục tiêu xuất khẩu 3-4 triệu tấn gạo một năm vào cuối nhiệm kỳ Nền công nghiệp non trẻ ở Campuchia cũng đã góp phần vào bức tranh kinh tế nhiều gam màu sáng, nhất là trong bối cảnh thị trường tài chính - tiền tệ khu vực và thế giới có biến động

Về đối ngoại, Chính phủ mới ở Campuchia tiếp tục mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước và các tổ chức quốc tế để thu hút đầu tư, phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Trọng tâm của chính sách đối ngoại vẫn là duy trì quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng và các nước lớn; nâng cao vị thế của Campuchia trên trường quốc tế, nhất là tại Liên Hợp Quốc Campuchia đã đăng ký ứng cử vào ghế ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ

 Khó khăn chỉ là tạm thời

Những biến động của kinh tế thế giới sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế Campuchia Kinh tế thế giới đang trải qua giai đoạn biến động phức tạp, nhiều nền kinh tế lớn gặp khó khăn hay suy thoái Do đó, để duy trì tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, Campuchia sẽ chủ động đẩy mạnh xây dựng hệ thống pháp luật với mục tiêu tạo sự minh bạch và củng cố lòng tin của giới đầu tư. Campuchia có kế hoạch nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông và vạch ra những chính sách lớn trong đào tạo nguồn nhân lực

Tương tự các quốc gia đang phát triển khác, Campuchia cũng phải đối mặt với nhiều bức xúc xã hội như chênh lệch giàu nghèo, người dân thiếu công ăn việc làm…Nhưng đây là những khó khăn tạm thời Tuy nhiên, thực tế này đòi hỏi

Chính phủ nhiệm kỳ IV phải kịp thời giải quyết để tránh hậu quả lâu dài Trong khi đó, tranh chấp biên giới lãnh thổ giữa Campuchia và Thái Lan vẫn tiếp diễn, đặc biệt là ở khu vực đền Preah Vihear Đây là một thách thức không nhỏ đối với Campuchia

Tóm lại, về tổng thể, tình hình Campuchia thời gian tới có rất nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội, cải thiện đời sống nhân dân và nâng cao vị thế của đất nước trong khu vực và trên thế giới.

Nền văn hóa Campuchia

Trong suốt lịch sử Campuchia, các trào lưu tôn giáo đã ảnh hưởng và in dấu sâu sắc vào nghệ thuật của Campuchia Phong cách nghệ thuật Khmer rất độc đáo là sự kết hợp giữa tín ngưỡng duy tâm bản địa với các tôn giáo gốc Ấn Độ là đạo Hindu và đạo Phật Hai tôn giáo này cùng với chữ Phạn và các yếu tố khác của văn minh Ấn Độ du nhập vào Đông Nam Á từ đầu thế kỷ thứ nhất Các nhà buôn từ các vùng biển Ấn Độ là những người truyền bá các luồng văn hóa này tới các thương cảng dọc bờ biển trong vịnh Thái Lan, sau đó được chế độ quân chủ của vương quốc Phù Nam tiếp nhận và phát triển Tuỳ vào từng thời kỳ sau đó, văn hóa Campuchia bị ảnh hưởng bới văn hóa các quốc gia như Trung Quốc, Nhật và Thái

1.4.1: Phong tục tập quán và lễ hội Ở Vương quốc Campuchia hiện nay có 25 dân tộc anh em cùng sinh sống, vì vậy các lễ hội và nghi lễ ở đất nước này cũng phong phú và đa dạng, mang nhiều nét đặc thù khác nhau, tuy rằng một số phong tục tập quán và lễ hội đã mất đi, hoặc có nhiều sự thay đổi.

1.4.2 Trang phục truyền thống Ở Campuchia màu sắc của trang phục thay đổi theo các ngày trong tuần, từ thứ 2 đến chủ nhật, tương ứng: màu vàng nhạt, màu xanh lục, màu xám màu xanh lam, xanh lá cây, đen và màu đỏ

Sà-rông là trang phục truyền thống cho tất cả mọi người Phụ nữ thường mặc sà- rông có màu sắc rực rỡ với nhiều họa tiết sinh động Có thể thấy váy “Kbinh” của nam hay nữ trên sân khấu hoặc trên các bức chạm khắc ở đền Angkor

Người dân Campuchia quanh năm đều quàng khăn Krama trên cổ Khăn Krama có rất nhiều công dụng, có thể làm khăn để rửa mặt, dùng để thấm nước trên đầu hạ nhiệt, dùng để đựng hàng… Krama đã trở thành vật quý giá của người dân Campuchia và là nét đặc trưng độc đáo trong trang phục truyền thống của người dân.

Thiên nhiên ban tặng cho đất nước Campuchia đất đai màu mỡ, trù phú Ở các làng quê, người dân vẫn giữ được nét kiến trúc truyền thống, phần lớn nhà ở là nhà sàn, làm bằng gỗ, cao khoảng 2 m, lợp ngói đỏ, bạn sẽ ngạc nhiên hầu hết không có hàng rào cách biệt giữa hai nhà Xung quanh nhà có nhiều cây ăn trái, xanh tốt quanh năm, chủng loại đa dạng và phong phú như chuối, dừa, chôm chôm, măng cụt, sầu riêng, nhãn, đặc biệt nhiều nhất là xoài

Cũng như nhiều nước trong khu vực châu Á, Vương quốc Campuchia sử dụng gạo tẻ Vào các ngày lễ Tết, nông thôn cũng như thành thị đều có gói bánh tét, bánh ít.

Phần lớn trong mỗi gia đình đều có mắm bòhóc (prohóc) để ăn quanh năm.Mắm bò hóc được làm từ những con cá con, mổ ruột ướp muối rồi để trong hủ

3 0 đậy kín, vài tháng sau đem ra ăn Có thể nói đây là món ăn truyền thống được chế biến trong đời sống ẩm thực ở Vương quốc Campuchia.

Món ăn dân tộc của Campuchia rất phong phú, độc đáo và có hương vị đặc sắc, đặc trưng theo các vùng địa phương Những món ăn chế biến từ thịt cá là những món ăn được ưa chuộng nhất của người Campuchia.

Ngoài ra, ở Campuchia còn có nhiều món ăn đặc biệt khác không kém phần hấp dẫn như cá lóc quấn trong bẹ chuối và nướng trực tiếp trên bếp than

Các món gỏi như gỏi nhoime sầu đâu, nhoime lahong (đu đủ), nhoime samyong chaigne (bắp chuối), nhoime kahay chouk (sen), nhoime xaiko (bò tái chanh), bò xào kruong và bún nam choóc Đặc biệt cá amok - hấp nước cốt dừa với càri có vị rất riêng Khmer Trong các món như bò xào kruong, cá amok hấp, mắm bò hóc đều có nước cốt dừa, nghệ, riềng, chanh rừng, lá ngót và càri, cá khô Trèng, côn trùng, thốt nốt non

1.4.5 Tết cổ truyền Ở Campuchia, tín ngưỡng có ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống người dân Trong ngày đầu năm mới này,, khắp Campuchia cũng tưng bừng lễ đón năm mới – Tết Chol Chnam Thmay kéo dài 3 ngày (13 – 15/4 hàng năm), mỗi nhà thường đem thức ăn lên chùa để nhờ các nhà sư làm lễ cúng thức ăn lên tổ tiên của mình. Không khí náo nhiệt, đèn hoa sáng rực từ các ngôi chùa kéo dài đến các nẻo đường dẫn đến Hoàng Cung Thủ đô Phnôm Pênh treo đèn kết hoa lộng lẫy. Người dân và du khách đổ ra đường tham gia vào các hoạt động lễ hội đường phố lễ té nước, bôi bột màu…

Tết cổ truyền Campuchia đặc biệt nhất là các điệu múa Apsara quyến rũ, cùng các món ăn truyền thống đậm hương vị Khmer dùng chung với rượu thốt nốt thơm lừng Đến Campuchiam dịp này, du khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng kỳ quan Angkor vĩ đại nguy nga, thành cổ Angkor Wat với những ngọn tháp chọc trời Sau lễ hội té nước buổi sáng, người dân và du khách chìm đắm trong ánh hoàng hôn dịu dàng trên đỉnh đồi Bakheng, và thưởng thức chương trình ca múa nhạc truyền thống của người Khmer… khi đêm về.

Tết cổ truyền Campuchia mang tên Chol Chnam Thmay cũng trùng thời điểm tết Thái Lan Hoạt động đón tết mang tính cộng đồng chủ yếu diễn ra tại chùa, trường học, các khu vực sinh hoạt văn hóa Khoảng năm ngày trước tết, người Campuchia đã bắt đầu đi viếng chùa, cúng dường Dịp tết, hầu hết mọi người cùng đổ về chùa để tỏ lòng thành kính Đức Phật, cầu chúc những điều tốt đẹp trong năm mới, ai càng đi nhiều chùa gắn dấu ấn cá nhân (như chùa gần nhà) và những ngôi chùa lớn thì càng có nhiều niềm tin năm mới được nhiều tiền-tài-lộc. Trước những ngôi chùa, trong dịp tết người Campuchia đắp năm núi cát hình chóp tượng trưng vũ trụ Meru, ai có nhu cầu tìm kiếm tình duyên - tài lộc thì đi quanh ụ cát khấn vái, cắm vào đấy những tờ riel (giấy bạc Campuchia) Những địa điểm khác thu hút nhiều người Campuchia trong dịp tết là Hoàng cung tại thủ đô Phnom Penh và cụm đền Angkor huyền thoại tại Siêm Riệp. Đối với thanh niên nam nữ, đặc biệt là các thiếu nữ, trong dịp tết họ sẽ cùng nhau ăn mặc đẹp, nắm tay nhau nhảy vòng quanh theo điệu múa Lam Thon cùng các điệu múa khác vui nhộn Âm nhạc trỗi lên khắp nơi, du khách cùng hòa vào ngày hội tưng bừng!

Người Campuchia còn có tục đắp những núi cát nhỏ với ý nghĩa là xây dựng những cái tốp đẹp Vì thế, trong ngày Tết, người ta thấy xuất hiện hàng loạt những núi cát nhỏ khắp nơi

Nền kinh tế camphuchia

Khái quát về nền kinh tế camphuchia

Cămpuchia là nước nông nghiệp (20% diện tích là đất nông nghiệp, 75% dân số làm nghề nông), sản phẩm chủ yếu là lúa, ngô, lạc, cao su, thuốc lá…; có nhiều tài nguyên quý hiếm như dầu mỏ, gỗ, đá quý, hồng ngọc, vàng, bô-xít Khu đền Angkor được xếp là một trong số các kỳ quan nổi tiếng của thế giới. Kinh tế Cămpuchia bắt đầu phát triển từ những năm 90 khi nền kinh tế thị trường được thiết lập Từ năm 2000 đến năm 2004, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình đạt 6,4%; năm 2005, đạt mức tăng trưởng kỷ lục là 13,4%, trong đó 4 lĩnh vực phát triển nhanh là dệt may, nông nghiệp, du lịch và xây dựng Ngành công nghiệp của Cămpuchia còn yếu kém, chủ yếu dựa vào đầu tư và viện trợ của nước ngoài Hàng năm, Cămpuchia phải nhập siêu hàng trăm triệu USD Để phát triển kinh tế, trong Chiến lược Tứ giác, Chính phủ nhiệm kỳ 3 đề ra 4 nhiệm vụ là:

- Khôi phục, phát triển hạ tầng cơ sở;

- Tăng cường khu vực cá thể nhằm thu hút đầu tư, tạo việc làm;

- Phát triển nguồn nhân lực.

Những thuận lợi và khó khăn đối với nền kinh tế Campuchia

Thứ nhất, đó là tình hình chính trị, an ninh được cải thiện đáng kể, nền kinh tế thị trường được thiết lập tốt Cămpuchia thực hiện chính sách tự do kinh tế và được coi là 1 trong những nền kinh tế cởi mở nhất ở châu Á Thứ hai, từ sau khi có Hiệp định Hoà bình về Cămpuchia năm 1991, quan hệ của Cămpuchia với các nước tài trợ, với giới kinh doanh đặc biệt là khu vực tư nhân được duy trì tốt Các nhà tài trợ luôn dành cho Cămpuchia những cam kết viện trợ đáng kể Trung bình mỗi năm Cămpuchia nhận được 500 triệu USD tiền viện trợ từ các nước tài trợ (năm 2006 được 601 triệu USD) Thứ ba, Cămpuchia có nguồn tài nguyên thiên nhiên khá phong phú Ở Cămpuchia có các mỏ đá vôi, cao lanh, thiếc, bạc, vàng, quặng sắt và thậm chí cả đá quý ở Pailin và Bokeo Gần đây còn phát hiện có dầu mỏ ngoài khơi và tại khu vực Biển Hồ

Ngoài ra, Cămpuchia nằm ở trung tâm Đông Nam Á, một khu vực có nền kinh tế phát triển nhanh và năng động với một thị trường đầy tiềm năng của trên 550 triệu dân Đầu tư vào Cămpuchia, các nhà đầu tư không chỉ được hưởng lợi từ thị trường nội địa của Cămpuchia mà còn có cơ hội xâm nhập thị trường ASEAN và được ưu đãi tiếp cận thị trường Châu Âu và các nước phát triển khác vì Cămpuchia là thành viên của WTO b.Khó khăn:

- Hạ tầng cơ sở và hệ thống dịch vụ còn yếu Nhiều tuyến đường chưa được trải nhựa, nhất là ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa; hệ thống tưới tiêu kém (chỉ đạt 7% ); dịch vụ y tế chưa phát triển

- Hệ thống pháp luật còn thiếu; một số đạo luật liên quan đến các hoạt động kinh tế được ban hành nhưng chưa có nghị định hướng dẫn thực hiện.

- Tỷ lệ mù chữ cao (chiếm 26,4%); thiếu nguồn lao động có tay nghề, trình độ kỹ thuật.

- Giá cả sinh hoạt như điện, nước, viễn thông và vận tải cao so với các nước láng giềng trong khu vực.

- Sự yếu kém về quản lý, hành chính quan liêu, và tham nhũng là một vấn đề nổi cộm, làm tăng chi phí kinh doanh ở Cămpuchia.

Một vài số liệu năm 2005:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: 13,4%.

- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): 4,729 tỷ USD

+ Xuất khẩu: 2,663 tỷ USD; riêng ngành dệt may đạt 2,1 tỷ USD (tăng 12,6% so với năm 2004 và gấp 3 lần so với năm 1999)

+ Nông nghiệp: tăng 13,1%; trong đó, sản xuất lúa tăng 27%, đạt 5,9 triệu tấn (xuất khẩu trên 800.000 tấn, mức cao nhất kể từ năm 1968). + Du lịch: tăng 16%, đạt 1,4 triệu khách, thu trên 1 tỷ USD. + Xây dựng: tăng 19,2%.

- Cơ cấu kinh tế (trong GDP): nông nghiệp 35%, công nghiệp 30%, dịch vụ 35%.

- Bình quân đầu người: 350 USD.

- Dự trữ vàng và ngoại tệ: 1,145 tỷ USD.

- Nợ nước ngoài: 955 triệu USD, chủ yếu của WB và ADB

- Lực lượng lao động: khoảng 7 triệu người.

Nền kinh tế Campuchia, dù gần đây có những bước tiến, nhưng vẫn tiếp tục gánh chịu những di sản của mấy thập kỷ chiến tranh và nội chiến Thu nhập đầu người, dù đang tăng nhanh, thì vẫn thấp so với phần lớn các quốc gia láng giềng. Hoạt động gia đình chủ yếu mà phần lớn các hộ nông thôn phụ thuộc vào là nông nghiệp và các lĩnh vực phụ liên quan Ngành chế tạo đa dạng nhưng không có quy mô lớn và phần lớn được tiến hành trên quy mô nhỏ và không chính thức Lĩnh vực dịch vụ tập trung nặng vào các họat động thương mại và các dịch vụ liên quan đến cung ứng Hãng tin Reuters đã có bài báo cho rằng một số trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên đã được phát hiện ngoài khơi Việc khai thác dầu khí có thể có khả năng mang đến hiệu quả to lớn đến tương lai nền kinh tế.

Trong năm 1995, chính phủ đã thi hành các chính sách bình ổn chắc chắn trong các điều kiện khó khăn Nhìn chung, thành quả kinh tế vĩ mô đạt được là tốt. Tăng trưởng năm 1995 dự tính là 7% do sản xuất nông nghiệp được cải thiện (đặc biệt là gạo) Sự tăng trưởng mạng của ngành xây dựng và dịch vụ tiếp tục. Lạm phát giảm từ 26% năm 1994 xuống chỉ còn 6% năm 1995 Nhập khẩu tăng nhờ sự sẵn sàng của sự cung cấp nguồn tài chính từ bên ngoài Kim ngạch xuất khẩu cũng tăng nhờ sự gia tăng xuất khẩu gỗ xẻ Về ngân sách, thâm thủng ngân sách toàn bộ và hiện tại đều thấp hơn mục tiêu đặt ra ban đầu.

Sau 4 năm đạt đươc thành tựu kinh tế vĩ mô chắc chắn, kinh tế Campuchia chậm lại đột ngột trong giai đoạn 1997-98 do khủng hoảng kinh tế châu Á, bạo loạn dân sự và sự ẩu đả chính trị Đầu tư nước ngoài và ngành du lịch đã giảm sút. Cũng trong năm 1998, mùa màng thất bát do hạn hán Nhưng trong năm 1999, một năm hòa bình trọn vẹn trong 30 năm, các cải cách kinh tế đã tiến bộ và sự tăng trưởng đã tiếp tục với mức 4% Sự phát triển kinh tế dài hạn sau nhiều thập kỷ chiến tranh vẫn còn là một thách thức Dân cư thiếu giáo dục và các kỹ năng sản xuất, đặc biệt ở vùng thôn quê chịu cảnh nghèo, nơi hầu như phải chịu sự thiếu hụt cơ sở hạ tầng cơ bản Sự bất ổn chính trị và tham nhũng trở lại bên

5 2 nước ngoài Nhìn về phía tích cực hơn, chính phủ đang chú tâm đến những vấn đề này với sự hỗ trợ của các nhà tài trợ song phương và đa phưong Cũng trong một thời gian dài như sự ổn định chính trị đã giữ được, nền kinh tế Campuchia cũng có thể tăng trưởng với một nhịp độ đáng kể.

Nền dân chủ đang nổi lên của Campuchia đã nhận được sự ủng hộ của quốc tế. Dưới sự ủy nhiệm được thi hành bởi Cơ quan Quá độ Liên Hiệp Quốc ở Campuchia (UNTAC), 1,72 tỷ USD đã được chi trong một nỗ lực mang lại nền an ninh, ổn định và sự quản lý dân chủ cho quốc gia này Về trợ giúp kinh tế, các nhà tài trợ chính thức đã cam kết 880 triệu USD tại Hội nghị cấp bộ trưởng về Tái thiết Campuchia (MCRRC) tổ chức ở Tokyo tháng 6 năm 1992 mà thông qua đó, các cam kết với giá trị 119 triệu USD đã được bổ sung tháng 9 năm

1993 tại cuộc họp của Ủy ban Quốc tế về Tái thiết Campuchia (ICORC) ở Paris, và 643 triệu USD vào tháng 3 năm 1994 tại cuộc họp của ICORC ở Tokyo Đến nay, tổng số tiền cam kết cho tái thiết Campuchia đã lên đên 1,6 tỷ USD.

 GDP: sức mua tương đương - 36,78 tỷ USD (ước 2006)

 Tỷ lệ thăng thực GDP: 5,8% (ước 2006)

 GDP đầu người: sức mua tương đương – 2.600 (ước 2006)

 Cơ cấu GDP theo từng lĩnh vực: o Nông nghiệp: 35% o Công nghiệp: 30% o Dịch vụ: 35% (2004)

 Dân số sông dưới mức nghèo khổ: 40% (ước 2004)

 Household income or consumption by percentage share: o lowest 10%: 2.9% o highest 10%: 33.8% (1997)

 Tỷ lệ lạm phát (giá tiêu dùng): 5% (ước 2006)

 Lực lượng lao động: 7 triệu (ước 2003)

 Lực lượng lao động – theo nghề nghiệp: o Nông nghiệp: 75% (ước 2004)

 Tỷ lệ thất nghiệp: 2,5% (ước 2000)

 Ngân sách: o thu: 731 triệu USD o chi: $931,8 triệu USD; bao gồm chi tiêu cho vốn 291 triệu USD (ước 2006)

 Các ngành: du lịch, may, xay xát gạo,đánh cá

 gỗ và các sản phẩm gỗ, cao su, xi măng, khai thác đá quý, dệt

 Tỷ lệ tăng trưởng sản xuất công nghiệp: 22% (ước 2002)

 Sản lượng điện năng: 131 triệu kWh (2004)

 Sản lượng điện theo nguồn: o nhiên liệu hóa thạch: 59,52% o thủy điện: 40,48% o hạt nhân: 0% o khác: 0% (1998)

 Sản lượng điện tiêu thụ: 121,8 triệu kWh (2004)

 Nông sản: gạo, cao su, ngô, rau,hạt điều, sắn

 Kim ngạch xuất khẩu: 3,331 tỷ USD f.o.b (ước 2006)

 Các mặt hàng xuất khẩu: quần áo, gỗ, cao su, gạo, cá, thuốc lá, giày da

 Đối tác xuất khẩu:Mĩ 48,6%, Hồng Kông 24,4%, Đức 5,6%, Canada 4,6%

 Kim nghạch nhập khẩu: 4,477 tỷ USD f.o.b (ước 2006)

 Các mặt hàng nhập khẩu: Các sản phẩm dầu mỏ, thuốc lá điếu, vàng, vật liệu xây dựng, máy móc, xe cơ giới, dược phẩm

 Các đối tác nhập khẩu: Hồng Kông 16,1%, Trung Quốc 13,6%, Pháp 12,1%, Thái Lan 11,2%, Đài Loan 10,2%, Hàn Quốc 7,5%, Việt Nam 7,1%, Singapore 4,9%, Nhật Bản 4,1% (2005)

 Nợ nước ngoài: 3,664 tỷ USD (ước 2006)

 Nhận viện trợ kinh tế: 504 triệu USD cam kết dưới dạng các khoản trợ cấp và các khoản vay nhượng bộ trong năm 2995 bởi các nhà cung cấp vốn quốc tế

 Tiền tệ: 1 riel mới (CR) = 100 sen

 Tỷ giá hối đoái: đồng riel/USD – 4.119 (2006), 4.092,5 (2005), 4.016,25

Luật đầu tư của Camphuchia

Nhằm khuyến khích đầu tư và tạo ra môi trường thương mại tự do, công bằng, tháng 3/2003, Quốc Hội Cămpuchia đã thông qua Luật Sửa đổi Luật Đầu tư (ban hành 8/1994) với 1 số quy định mới như sau:

- Các nhà đầu tư không phải đóng thuế trong 3 năm và được hưởng thêm 3 năm nữa tuỳ thuộc vào hoạt động hoặc lĩnh vực đầu tư Việc không phải đóng thuế được tính từ năm đầu tiên có lợi nhuận nhưng không được quá năm thứ tư kể từ khi hoạt động.

- Được miễn thuế nhập khẩu 100% đối với các mặt hàng là nguyên vật liệu xây dựng, trang thiết bị sản xuất, máy móc, các sản phẩm trung gian, nguyên liệu thô và các loại phụ tùng.

- Được bảo đảm không bị quốc hữu hoá.

- Được thuê đất dài hạn 99 năm trên các vùng đất chuyển nhượng cho mục đích nông nghiệp, hoặc có thể sở hữu một phần đất thông qua liên doanh với 1 đối tác địa phương có trên 50% cổ phần.

- Không bị kiểm soát giá cả.

- Không phân biệt giữa các nhà đầu tư trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài.

- Thực hiện dịch vụ một cửa ở Hội đồng phát triển Cămpuchia (CDC) nhằm tạo thuận lợi và thúc đầy quá trình đầu tư; cấp giấy Xác nhận đăng ký đủ điều kiện hoặc Thư không đồng ý trong vòng 3 ngày (không tính ngày nghỉ) và cấp giấy Xác nhận đăng ký chính thức trong vòng 28 ngày (không tính ngày nghỉ) kể từ ngày cấp giấy Xác nhận đăng ký đủ điều kiện.

Tất cả các lĩnh vực đều được mở cho đầu tư nước ngoài, trừ những lĩnh vực liên quan đến anh ninh quốc gia Luật đầu tư nước ngoài hiện nay khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào các lĩnh vực: các dự án xuất khẩu, du lịch, các ngành sản xuất nông nghiệp, xây dựng, cơ sở hạ tầng, năng lượng và khai thác mỏ.

Một số thông tin thêm về đầu tư.

Nghị định về việc quyết định đầu tư vào các mỏ.

5 6 Điều 1: Việc xin phép thăm dò và khai thác mỏ phải thông qua “1 cửa vào-ra” tại Hội đồng Phát triển Cămpuchia sau khi đã tham vấn các Bộ liên quan. Điều 2: Cấm xuất khẩu các nguồn mỏ tự nhiên, mà phải giữ lại để cung cấp cho các nhà máy sở tại Chỉ những thành phẩm mới được phép xuất khẩu.

Các dự án đầu tư dưới 2 triệu USD. Để tạo thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư vào 24 tỉnh thành của Cămpuchia, Chính phủ đã cho lập các Tiểu ban Đầu tư tại các tỉnh thành.

Ví dụ: Tiểu ban Đầu tư tỉnh Siêm Reap có chức năng:

- Đăng ký giấy phép đầu tư hợp lệ có số vốn dưới 2 triệu USD;

- Đưa ra những khuyến khích và đảm bảo các quyền lợi cho dự án đầu tư;

- Xem xét và thông qua các đề nghị về xuất-nhập khẩu của doanh nghiệp đầu tư hợp lệ.

Tiểu ban sẽ tuân thủ các quy trình đăng ký giấy phép đầu tư như sau:

- Thực hiện cơ chế dịch vụ 1 cửa về đầu tư tại tỉnh;

- Theo các quy trình dựa trên luật lệ đầu tư hiện hành, như thực hiện tại Hội đồng Phát triển Cămpuchia/ Uỷ ban Đầu tư ở Cămpuchia.

 Đầu tư ở camphuchia Đầu tư trong nước

Chủ yếu là từ khu vực cá thể với các xí nghiệp vừa và nhỏ, tập trung vào các lĩnh vực:

- Lương thực thực phẩm như say sát gạo, ngô, mắm muối, dầu ăn, bánh kẹo, chè, đường, đồ uống, thức ăn gia súc…;

- Thêu, dệt, đồ da, và đồ thể thao;

- Chế biến gỗ, làm đồ nội thất, giấy;

- Sản phẩm hoá chất như xà phòng, hương liệu, tinh chế dầu, đồ nhựa, cao su…;

- Sản xuất gương, kính, đồ gốm, xi-măng…;

- Tái chế sắt thép làm dao, đồ gia dụng, máy móc, đồ điện,… Đầu tư nước ngoài tập trung vào các lĩnh vực:

- Dệt may, may quần áo thể thao;

- Bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng, và tư vấn pháp lý;

- Sản xuất thuốc lá, đồ uống, bia, mỳ ăn liền, sản phẩm y tế;

- Vận tải đường biển, đường không (sân bay);

- Phân phối, tiếp thị dầu khí;

- Trồng cây cọ, cây cao su…

Hiện đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 16% GDP của Cămpuchia.

Nông nghiệp: là lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu trong chính sách phát triển nhằm đảm bảo an ninh lương thực và thúc đẩy các ngành khác, đặc biệt là cung cấp nguyên liệu thô cho công nghiệp chế biến, tăng xuất khẩu và tạo công ăn việc làm Trong chiến lược tứ giác, Chính phủ đề ra

4 nhiệm vụ chính cho nông nghiệp là phải:

- Tăng năng suất và đa dạng sản phẩm nông nghiệp;

- Rà phá mìn và cải tạo đất;

- Phát triển ngành lâm nghiệp.

Chủ trương của Chính phủ là cho phép các nhà đầu tư được sử dụng đất, bao gồm đất chuyển nhượng, thuê dài hạn và ngắn hạn (có thể gia hạn), phù hợp với quy định của luật đất đai Những lĩnh vực ưu tiên đầu tư được Chính phủ xác định gồm: thuỷ lợi, nuôi trồng hải sản, tinh chế dầu cọ, chế biến thực phẩm, trồng và chế biến cao su, chế biến đường, sợi đay.

Du lịch: là lĩnh vực hấp dẫn nhất về đầu tư nước ngoài Ngoài quần thể du lịch Angkor, tỉnh Siem Reap (xây dựng trong khoảng thời gian từ TK

IX đến TK XIII, diện tích khoảng 400 km2, được coi là công trình kiến trúc tôn giáo lớn nhất ở Đông Nam Á, cách Phnom Penh 321 km),Cămpuchia còn có những khu du lịch khác như: bãi biển ởSihanoukville, Kampot; sự hấp dẫn của thành phố Phnom Penh; du lịch trên sông Mekong, Biển Hồ (mùa khô diện tích 3.000 km2, mùa mưa diện tích 10.000 km2); và du lịch sinh thái ở tỉnh Moldonkiri và Rotanakiri thuộc Đông Bắc Cămpuchia

Do đó, có thể cơ hội đầu tư trong lĩnh vực này sẽ là tổ chức các tua du lịch sinh thái, văn hoá; xây dựng sân golf, nhà hàng khách sạn

Hạ tầng cơ sở: Đây cũng là lĩnh vực hứa hẹn mở ra các triển vọng thu hút đầu tư vì hiện tại, cơ sở hạ tầng của Cămpuchia thiếu thốn và bị hư hỏng nặng do trải qua nhiều thập kỷ chiến tranh và xung đột chính trị. Hiện Cămpuchia đang có nhu cầu lớn về xây dựng đường xá, cầu cống, cảng, hệ thống tưới tiêu, nhà máy thuỷ điện, khách sạn, nhà ở; mạng lưới viễn thông cũng cần được nâng cấp để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế

Trong khuôn khổ Tiểu vùng Mekong mở rộng, các dự án khổng lồ về cơ sở hạ tầng trị giá khoảng 2 tỷ USD đã được lãnh đạo 6 nước (Trung Quốc, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và Cămpuchia) thông qua. Trong đó, riêng Cămpuchia đề nghị và kêu gọi đầu tư cho nhiều dự án nhỏ trong gói dự án này như xây dựng đường sắt, đường bộ, cầu, viễn thông và năng lượng trị giá khoảng 700 triệu USD. Khai thác mỏ: Để phục vụ cho việc thăm dò, khai thác dầu khí, các vùng đất và biển của Cămpuchia được chia thành 32 lô Đến nay mới thăm dò và khai thác các lô ngoài khơi từ lô số 1 đến lô số 4 Ba công ty lớn ký được dự án khai thác 30 năm là Enterprise Oil Exploration Ltd., Premier Oil Petroleum Cambodia Ltd., và Campex Ngoài ra, gần đây có công ty Chevron (Mỹ) ký được dự án đưa các thiết bị thăm dò dầu khí vào khu vực Sihanoukville để tiến hành thăm dò ở khu A; công ty PTTEP (Thái Lan) ký dự án thăm dò khu B; công ty Suo Ching Industry (Hàn Quốc) thăm dò ở tỉnh Pusat Công ty khai thác dầu xa bờ quốc gia Trung Quốc (CNOOC) và công ty TOTAL (Pháp) cũng đang tìm hiểu, muốn thăm dò khai thác dầu ngoài vùng biển của Cămpuchia Hiện Chính phủ đang có kế hoạch cấp thêm giấy phép khai thác trên cơ sở các hợp đồng phân

6 0 chia sản phẩm với các điều khoản ưu đãi cho các dự án khai thác và sản xuất.

QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM

- Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 24/6/1967

- Năm 1930, Đảng cộng sản Đông Dương ra đời, sau một thời gian lãnh đạo đã tách ra thành 3 đảng độc lập (Đảng Lao động Việt Nam năm

1951, Đảng nhân dân cách mạng Khơ-me năm 1951, Đảng nhân dân cách mạng Lào năm 1955) Ta đưa quân lên Campuchia lần thứ nhất giúp cách mạng Campuchia tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp

- Từ 1954-1970, chính quyền Sihanouk thực hiện chính sách hoà bình trung lập tích cực, từng bước có quan hệ tốt với các lực lượng cách mạng Việt Nam, ủng hộ cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam nhằm thống nhất đất nước.

- Từ tháng 3/1970 đến 4/1975, các lực lượng cách mạng 3 nước Đông Dương thành lập Mặt trận Đoàn kết Đông dương để hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chung chống Mỹ và tay sai Quân tình nguyện Việt Nam lần thứ hai vào Campuchia.

- Từ 1979-1989, Việt Nam lần thứ ba đưa quân vào Campuchia giúp lực lượng cách mạng Campuchia lật đổ và ngăn chặn chế độ diệt chủng Pol Pot, giúp Campuchia hồi sinh Tháng 10/1991, Hiệp định Paris về Campuchia được ký kết Campuchia tiến hành Tổng tuyển cử tháng 5/1993 do LHQ bảo trợ và Chính phủ Hoàng gia Campuchia được thành lập

- Từ 1993 đến nay, quan hệ Việt Nam-Campuchia không ngừng được củng cố và phát triển về mọi mặt Hai bên đã trao đổi nhiều chuyến thăm

6 4 cấp cao, đặc biệt là chuyến thăm chính thức Campuchia của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tháng 3/2005, hai bên đã nhất trí phương châm phát triển quan hệ hai nước trong thời kỳ mới theo hướng "láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài" Gần đây Lãnh đạo hai nước đã trao đổi một số chuyến thăm chính thức như: chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Hun Sen tháng 10/2005, hai nước đã ký Hiệp định bổ sung Hiệp định hoạch định biên giới Quốc gia năm 1985 và chuyến thăm chính thức Campuchia của Thủ tướng Phan Văn Khải (6-7/3/2006), hai nước đã ký thêm một số thỏa thuận hợp tác mới, góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước lên một tầm cao mới về chất, chuyến thăm chính thức nước ta của Quốc vương N. Sihamoni (16-18/3/2006), chuyến thăm chính thức nước ta của Chủ tịch Quốc hội Heng Samrin (6-11/7/2006) và chuyến thăm chính thức Campuchia của Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng (21- 23/9/2006) thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa hai nước Các Bộ, ngành, địa phương hai bên cũng xúc tiến việc trao đổi đoàn ở các cấp

3.2- Về hợp tác an ninh, quốc phòng, kinh tế, thương mại, khoa học- kỹ thuật, văn hoá giữa hai nước: a Hợp tác trên lĩnh vực an ninh, quốc phòng: được hai bên chú trọng đẩy mạnh Các ngành quốc phòng, an ninh hai nước tiếp tục thúc đẩy hợp tác theo các thoả thuận đã ký, phối hợp giải quyết tốt những vấn đề phát sinh trên tuyến biên giới trên bộ và trên biển Hội nghị hợp tác phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam – Campuchia lần thứ nhất (tháng9/2004) và Hội nghị lần thứ hai (9/2005) đã đánh dấu một cơ chế hợp tác mới giữa các tỉnh giáp biên nhằm bảo đảm an ninh trên biên giới hai nước. b Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế, thương mại, văn hoá: hai nước đã thành lập Uỷ ban hỗn hợp về kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật tháng 4/1994, đến nay đã tiến hành được 7 kỳ họp Tại mỗi kỳ họp của Uỷ ban hỗn hợp, hai nước kiểm điểm việc thực hiện các kế hoạch hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, thương mại, quân sự, an ninh , đồng thời đưa ra các kế hoạch mới cho những năm tiếp theo Trong những năm qua, quan hệ hai nước đã có những bước phát triển tích cực và có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực Đặc biệt kim ngạch buôn bán hai chiều giữa hai nước không ngừng tăng, năm sau cao hơn năm trước trung bình 40% (năm 2000: 180 triệu USD, năm 2001: 185 triệu USD, 2002: 240 triệu USD, năm 2003: 350 triệu USD, năm 2004: 515 triệu USD; năm 2005:

692 triệu) Hai nước cũng thống nhất nhiều biện pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đặt mục tiêu phấn đấu kim ngạch thương mại hai chiều năm 2006 đạt 1 tỷ USD

Kim ngạch buôn bán giữa hai nước(2000-2006) Đơn vị(triệu USD)

Hai nước cũng quan tâm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực mà hai bên có tiềm năng, thế mạnh như giáo dục, đào tạo, năng lượng-điện, y tế, giao thông vận tải.v.v

Hợp tác giữa các địa phương hai nước, nhất là các tỉnh giáp biên và thành phố có quan hệ kết nghĩa cũng được đẩy mạnh, góp phần củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị láng giềng truyền thống và hợp tác toàn diện giữa hai nước.

Bên cạnh quan hệ hợp tác song phương, hai bên đẩy mạnh hợp tác trong khuôn khổ ASEAN, trong các khuôn khổ hợp tác khu vực và quốc tế như hợp tác trong Ủy hội sông Mê kông (MRC), Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng (GMS), Chương trình phát triển các vùng nghèo liên quốc gia dọc Hành lang Đông-Tây (WEC), Chiến lược hợp tác kinh tế ba dòng sông Ayeyawady-Chao Praya-Mekong (ACMECS), Tứ giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia-Mi-an-ma (CLMV), Tam giác phát triển ba nước Việt Nam-Lào-Campuchia./.

Ngày đăng: 17/07/2023, 07:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w