1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác thu – chi ngân sách nhà nước tại thị xã nghĩa lộ – tỉnh yên bái

66 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện công tác thu – chi ngân sách nhà nước tại Thị xã Nghĩa Lộ – Tỉnh Yên Bái
Tác giả Nguyễn Thị Hồng Nhung
Người hướng dẫn Ngô Thị Thu Hồng
Trường học Học viện tài chính
Chuyên ngành Kế toán tài chính
Thể loại báo cáo thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2007
Thành phố Yên Bái
Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 96,32 KB

Cấu trúc

  • Chương I: Những vấn đề cơ bản có liên quan đến vấn đề nghiên cứu (0)
    • I- Khái niệm cơ bản về ngân sách và hoạt động thu – chi ngân sách nhà nước… 3 I Vị trí vai trò của hoạt động thu – chi ngân sách nhà nước và chủ chương chính sách của Đảng và nhà nước về công tác tài chính thu – chi ngân sách nhà nước……………………………………………………………………………………. 4 1- Vị trí vai trò của hoạt động thu – chi ngân sách nhà nước 2- Chủ chương chính sách của Đảng và nhà nước về công tác tài chính Thu – (7)
      • 1- Nguyên tắc tổ chức thu – chi ngân sách nhà nước tại thị xã 2- Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thu – chi ngân sách nhà nước a. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thu ngân sách nhà nước b. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động chi ngân sách nhà nước IV- Khái quát chung về ngân sách nhà nước và tình hình hoạt động thu – chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam……………………………………………………………10 Lập dự án ngân sách nhà nước (11)
    • V- Ngân sách nhà nước cấp huyện thị (20)
  • Chương II: Thực trạng công tác thu – chi ngân sách nhà nước của Thị xã Nghĩa Lộ (22)
    • I. Phương pháp nghiên cứu (22)
      • 1- Phương pháp chung a. Phương pháp duy vật biện chứng. b. Phương pháp duy vật lịch sử 2- Phương pháp nghiện vụ cụ thể a. Chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu b. Phương pháp thu thập số liệu c. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin số liệu d. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài II- Khái quát chung về tình hình cơ bản của Thị xã Nghĩa Lộ………………..17 Điều kiện tự nhiên và khái quát chung về tình hình cơ bản của Thị xã Nghĩa Lộ (22)

Nội dung

Những vấn đề cơ bản có liên quan đến vấn đề nghiên cứu

Khái niệm cơ bản về ngân sách và hoạt động thu – chi ngân sách nhà nước… 3 I Vị trí vai trò của hoạt động thu – chi ngân sách nhà nước và chủ chương chính sách của Đảng và nhà nước về công tác tài chính thu – chi ngân sách nhà nước…………………………………………………………………………………… 4 1- Vị trí vai trò của hoạt động thu – chi ngân sách nhà nước 2- Chủ chương chính sách của Đảng và nhà nước về công tác tài chính Thu –

Căn cứ vào Luật ngân sách Nhà nước thì: “Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu – chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước…”

Khái niệm ngân sách Nhà nước là một khái niệm trừu tượng nhưng Thu - Chi ngân sách Nhà nước là một hoạt động tài chính cụ thể của Nhà nước Vì thế khái niệm ngân sách Nhà nước phải thể hiện được nội dung kinh tế – xã hội của ngân sách Nhà nước, nó phải được xem xét trên các mặt hình thức, thực thể và quan hệ kinh tế chứa đựng trong ngân sách Nhà nước.

- Xét về mặt hình thức thì ngân sách Nhà nước là một bản dự toán Thu - Chi do Chính phủ lập ra đệ trình Quốc hội phê chuẩn và giao cho Chính phủ tổ chức thực hiện.

- Xét về mặt thực thể thì ngân sách Nhà nước bao gồm những khoản Thu - Chi cụ thể và có định lượng cụ thể Các nguồn thu đều được nộp vào một quĩ tiền tệ và các khoản chi đều được xuất ra từ quĩ ấy, Thu và Chi quĩ này có quan hệ với nhau gọi là cân đối Cân đối trong Thu - Chi ngân sách Nhà nước là một cân đối lớn trong hệ thống các cân đối thị trường được Nhà nước quan tâm Vì thế ngân sách Nhà nước được khẳng định là một quĩ tiền tệ lớn của Nhà nước – quĩ ngân sách Nhà nước.

- Xét về quan hệ kinh tế thì ngân sách Nhà nước là khoản thu – luồng thu nhập của ngân sách Nhà nước, các khoản chi – xuất quĩ ngân sách, cả hai đều phải ánh những quan hệ kinh tế nhất định giữa Nhà nước với người nộp, với cơ quan, với đơn vị thụ hưởng quĩ này

Hoạt động Thu - Chi ngân sách Nhà nước chứa đựng các nội dung kinh tế, các quan hệ lợi ích xã hội Trong các quan hệ lợi ích đó thì lợi ích quốc gia, lợi ích tổng thể bao giờ cũng được đặt lên hàng đầu và chi phối các mặt lợi ích khác trong Thu - Chi ngân sách Nhà nước.

II- Vị trí, vai trò của hoạt động Thu - Chi ngân sách Nhà nước và chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác tài chính Thu - Chi ngân sách Nhà nước

1- Vị trí, vai trò của hoạt động Thu - Chi ngân sách Nhà nước

Hoạt động Thu - Chi ngân sách Nhà nước được thể hiện trên cơ sở của hệ thống Luật Nhà nước qui định Ngân sách Nhà nước là công cụ huy động nguồn tài chính để đảm bảo cho yêu cầu chi tiêu của Nhà nước và thực hiện cân đối Thu - Chi của Nhà nước, đặc biệt là các hoạt động sản xuất phi vật chất, văn hoá xã hội, y tế, giáo dục và quản lý xã hội được diễn ra bình thường Định hướng phát triển sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn đình và bền vững.

Ngân sách Nhà nước là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô nền kinh tế – xã hội của Đất nước như điều tiết thị trường, bình ổn giá cả và kiềm chế lạm phát, điều chỉnh trong lĩnh vực thu nhập, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội trong lĩnh vực kinh tế ngân sách Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hình thành nên các doanh nghiệp quốc doanh trong các ngành then chốt, hỗ trợ phát triển các thành phần kinh tế khác. chính sách thuế đảm bảo định hướng khuyến khích đầu tư sản xuất trong lĩnh vực xã hội, ngân sách Nhà nước giúp cho việc thực hiện các chính sách xã hội, y tế, văn hoá, giáo dục, điều tiết thu nhập của các đối tượng xã hội, hướng dẫn tiêu dùng hợp lý và tiết kiệm cho tích luỹ Trong lĩnh vực thị trường thì ngân sách Nhà nước nhằm ổn định giá cả sản phẩm hàng hoá dịch vụ, chống lạm phát làm cho cung – cầu trong xã hội thay đổi.

Ngân sách Nhà nước đóng vai trò quan trong đối với việc củng cố tăng cường sức mạnh của bộ máy Nhà nước, bảo vệ đất nước, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội Ngân sách Nhà nước còn có vai trò kiểm tra đối với các hoạt động tài chính không chỉ trong việc làm nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp trong việc thực hiện các pháp lệnh, chính sách về ngân sách cũng như pháp luật chính sách khác có liên quan.

2- Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác tài chính Thu

- Chi ngân sách Nhà nước

Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã chỉ ra công tác tài chính, ngân sách Nhà nước trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2001 – 2010 đó là: “Tạo lập môi trường tài chình lành mạnh thông thoáng nhằm giải phóng và phát triển các nguồn lực tài chính, các tiềm năng sản xuất của các doanh nghiệp, các tầng lớp dân cư, bồi dưỡng và mở rộng nguồn thu ngân sách, thu hút các nguồn vốn bên ngoài, đa dạng hoá các công cụ và tổ chức tài chính, tiền tệ phi ngân hàng và các quĩ đầu tư nhằm động viên các nguồn lực cho phát triển kinh tế – xã hội Tiếp tục cải cách hệ thống thuế cho phù hợp với tình hình đất nước và cam kết quốc tế, bổ sung hoàn thiện đơn giản hoá các suất thuế, từng bước áp dụng hệ thống thuế thống nhất không phân biệt doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác nhau, doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- Tiếp tục cơ cấu lại ngân sách nhà nước, tăng dần tỷ lệ tích luỹ cho đầu tư phát triển, phân định rõ hoạt động sự nghiệp và quản lý hành chính công để có chính sách tài chính thích hợp, thực hiện cải cách tiền lương đi đôi với tinh giảm biên chế bộ máy và cải cách thủ tục hành chính Giảm mạnh dẫn đến xoá bỏ các khoản chi mang tính bao cấp trong ngân sách, sử dụng ngân sách nhà nước phải có hiệu quả, tăng cường kiểm soát các khoản chi, cương quyết chống lãng phí, thất thoát nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư bằng vốn ngân sách Nhà nước.

- Đổi mới và hoàn thiện cơ chế phân cấp và quản lý tài chính, ngân sách Nhà nước bảo đảm tính thống nhất của hệ thống tài chính quốc gia và vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương và các ngành trong việc quản lý tài chính và ngân sách đã được phân cấp.

- cân đối ngân sách một cách tích cực tăng dần dự trữ, giữ bội chi ở mức hợp lý đảm bảo ổn định kinh tế vi mô Quản lý chặt chẽ việc vay nợ và trả nợ nước ngoài giữ mức nợ quốc gia trong giới hạn an toàn, bảo đảm nghiêm ngặt sử dụng vốn vay, qui định rõ và thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ.

- Thực thi chính sách tiền tệ bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô Kiểm soát lạm phát, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng, kích thích đầu tư phát triển sử dụng linh hoạt có hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ như tỉ giá, lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở theo nguyên tắc thị trường nâng dần và tiến tới thực hiện đầy đủ tính chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam”. Để thực hiện chủ trương đường lối đó của Đảng và nhà nước đã có những chính sách thông qua việc ban hành các luật và nghị định cụ thể như:

Ngân sách nhà nước cấp huyện thị

Ngân sách cấp huyện, thị là cấp ngân sách Nhà nước của chính quyền gần cơ sở trong hệ thống pháp quyền Nhà nước từ Trung ương xuống Ngân sách Nhà nước cấp huyện, thị không tách rời ngân sách Nhà nước Trung ương cũng không hoàn toàn như ngân sách Nhà nước Ngân sách Nhà nước cấp huyện, thị là toàn bộ các khoản Thu - Chi được quy định vào dự toán trong một năm do HĐND huyện, thị quyết định và giao cho UBND huyện, thị tổ chức và chấp hành nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của chính quyền huyện, thị.

Ngân sách Nhà nước cấp huyện, thị không chỉ đảm nhận việc quản lý Thu - Chi và quản lý kinh tế – xã hội – văn hoá và trật tự trị an trên địa bàn của huyện, thị Điều này được thể hiện rõ ràng qua nội dung Thu - Chi ngân sách Nhà nước cấp huyện, thị tại điều 32, 33 Luật ngân sách Nhà nước cụ thể là:

+ Thuế môn bài: Trừ thuế môn bài thu từ các cá nhân và nhóm kinh doanh nhỏ ở xã, thị trấn.

+ Thuế sát sinh: Thu từ doanh nghiệp giết mổ gia súc trên địa bàn trong phạm vi cấp mình quản lý

+ Các khoản phí, lệ phí: Từ các hoạt động do các cơ quan cấp huyện, thị quản lý.

+ Tiền thu từ hoạt động sự nghiệp của các đơn vị do cấp huyện quản lý.

+ Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho cấp huyện, thị theo quy định của pháp luật.

+ Đóng góp từ các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của Chính phủ.

+ Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, các nhân trong và ngoài nước cho ngân sách Nhà nước cấp huyện, thị.

+ Thu kết dư ngân sách Nhà nước cấp huyện, thị.

+ Bổ sung từ ngân sách Nhà nước cấp tỉnh.

+ Các khoản thu theo quy định của pháp luật.

- Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách Nhà nước cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện, thị và ngân sách cấp xã.

+ Thuế sử dụng đất Nhà nước.

+ Thuế chuyển quyền sử dụng đất.

- Ngoài các khoản thu quy định tại khoản 1 và 2 điều này đối với Thị xã, Thành phố trực thuộc tỉnh được phân chia với ngân sách cấp tỉnh theo tỷ lệ phần trăm về thuế doanh thu, thuế lợi tức, lệ phí trước bạ thu trên địa bàn và được lập quỹ đầu tư theo quy định của Chính phủ.

* Điều 33- Quy định nhiệm vụ chi của ngân sách Nhà nước cấp huyện, thị bao gồm các hoạt động:

- Chi thường xuyên gồm các khoản chi sau:

+ Các hoạt động sự nghiệp kinh tế, văn hoá - thông tin – TDTT xã hội và các hoạt động sự nghiệp khác do cơ quan quản lý cấp huyện quản lý Riêng về GDĐT, y tế phân theo cấp quản lý của tỉnh.

+ Quốc phòng – an ninh và trật tự an toàn xã hội phân theo cấp huyện, thị.

+ Hoạt động của cơ quan Nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam và tổ chức chính trị cấp huyện, thị.

+ Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

+ Tài trợ cho các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp cấp huyện, thị theo quy định của pháp luật.

+ Ngoài các nhiệm vụ chi quy định tại các điểm trên, khoản 1 điều này đối vớiThị xã, Thành phố trực thuộc tỉnh còn đảm nhận thêm các nhiệm vụ về quản lý,duy tu bảo dưỡng các công trình công cộng, sự nghiệp thị chính.

- Chi đầu tư phát triển: Chi đầu tư phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo phân cấp của tỉnh Trong phân cấp đối với Thị xã, Thành phố trực thuộc tỉnh phải có nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng, các trường phổ thông quốc lập các cấp và các công trình phúc lợi công cộng, điện chiếu sáng, cấp thoát nước, giao thông đô thị, ATGT, vệ sinh đô thị.

- Chi bổ sung cho ngân sách Nhà nước cấp dưới: Tron trường hợp thu ngân sách Nhà nước cấp xã - phường không đáp ứng được nhu cầu chi mà khả năng ngân sách xã - phường không thể cân đối được thì ngân sách Nhà nước cấp huyện, thị phải chi bổ sung để bù đắp phần thiếu hụt đó cho ngân sách Nhà nước cấp xã - phường.

Thực trạng công tác thu – chi ngân sách nhà nước của Thị xã Nghĩa Lộ

Phương pháp nghiên cứu

1- Phương pháp chung a Phương pháp duy vật biện chứng

Là phương pháp nghiên cứu đánh giá sự vật hiện tượng kinh tế – xã hội trên cơ sở nhìn nhận xem xét mọi vấn đề trong mối quan hệ hữu cơ gắn bó và ràng buộc lẫn nhau trong quá trình tồn tại và phát triển Phương pháp duy vật biện chứng đã tạo khả năng cho công tác hạch toán kế toán xây dựng phương pháp thu thập và xử lý thông tin số liệu ban đầu trên cơ sở đó tìm ra quy luật và xu hướng biến động của hiện tượng và nguyên nhân của nó để xây dựng hướng và biện pháp giải quyết tích cực b Phương pháp duy vật lịch sử

Là phương pháp nghiên cứu các sự vật, hiện tượng kinh tế – xã hội phải dựa trên quan điểm lịch sử cụ thể, mỗi hiện tượng kinh tế – xã hội đều có quá trình lịch sử hình thành và phát triển kế thừa nhau và xu hướng của nó trong tương lai Như vậy mỗi sự vật hiện tượng kinh tế – xã hội đều mang trong mình cả quá khứ, hiện tại và tương lai Vì vậy khi nghiên cứu thực trạng ngân sách Thị xã cần phải nghiên cứu cả quá khứ, hiện tại và tương lai phù hợp với từng giai đoạn lịch sử cụ thể của địa phương.

2- Phương pháp nghiệp vụ cụ thể a Chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu

- Chọn điểm nghiên cứu là phòng Tài chính-Kế hoạch thị xã Nghĩa Lộ-Tỉnh Yên Bái và các cơ quan đơn vị trên địa bàn Vì phòng Tài chính-Kế hoạch là cơ quan trực thuộc UBND thị xã có chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính ngân sách Nhà nước trên địa bàn Thị xã theo Luật ngân sách Nhà nước và sự phân cấp quản lý ngân sách của Nhà nước.

- Chọn mẫu nghiên cứu tiến hành nghiên cứu hoạt động Thu – Chi ngân sáchNhà nước tại xưởng mỹ nghệ Xuân Bắc và hoạt động Thu – Chi ngân sách Nhà nước tại xưởng dệt thổ cẩm Nghĩa Bình và công tác Thu – Chi ngân sách Nhà nước tại phòng Tài chính – Kế hoạch Thị xã Nghĩa Lộ – Tỉnh Yên Bái Vì đó là những ngành nghề truyền thống của địa phương và ngân sách địa phương nhằm khôi phục, giữ gìn phát triển và mở rộng ngành nghề truyền thống của địa phương. b Phương pháp thu thập số liệu

- Số liệu thứ cấp bao gồm: Tình hình phát triển kinh tế – xã hội, tình hình dân số, lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sự nghiệp kinh tế và đời sống xã hội của nhân dân trên địa bàn, phương hướng phát triển kinh tế – xã hội của Thị xã Nghĩa

Lộ mà cụ thể số liệu thứ cấp đã được in ấn, lưu hành trên sách báo, tạp chí, trong các tài liệu, văn bản của địa phương gồm: Nghị quyết Đảng cơ sở, báo cáo tổng kết hoạt động công tác cơ sở hàng tháng, quý, năm và từ nhiều nguồn tài liệu khác đã được công bố

- Số liệu sơ cấp: Được thu thập qua phương pháp điều tra trong phương pháp thống kê kinh tế như: Phương pháp chuyên gia, phỏng vấn và trao đổi Để có được các thông tin số liệu cần thiết phục vụ cho nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp chủ yếu là phương pháp thống kê kinh tế đồng thời có sử dụng các phương pháp khác như:

+ Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo…

+ Phương pháp phỏng vấn trực tiếp hoặc gửi phiếu điều tra đối với các cơ quan thu và chi ngân sách khác. c Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

- Phương pháp phân tích số liệu: Sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp so sánh và cân đối là chủ yếu Từ đó rút ra quy luật biến động và phát triển của vấn đề mà đề tài quan tâm

- Phương pháp xử lý số liệu: Tập trung, chỉnh lý và hệ thống hoá một cách khoa học các tài liệu thu thập trong giai đoạn điều tra thống kê bằng phương pháp số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân.

Ngoài ra trong nghiên cứu đề tài chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp khác như: Phương pháp mô tả, phương pháp dự báo… d Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài

- Hệ thống chỉ tiêu đánh giá các nguồn lực phục vụ sản xuất kinh doanh của các ngành nghề kinh tế và các hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân.

- Hệ thống chỉ tiêu phản ánh tình hình và kết quả hoạt động thu và chi ngân sách Nhà nước

Ngoài ra trong đề tài chúng tôi còn sử dụng một số chỉ tiêu khác có liên quan đến vấn đề nghiên cứu

II- Khái quát chung về tình hình cơ bản của Thị xã Nghĩa Lộ

1- Điều kiện tự nhiên và khái quát chung về tình hình cơ bản của Thị xã Nghĩa Lộ a Điều kiện tự nhiên

Thị xã Nghĩa Lộ là một Thị xã được tái lập theo nghị định số 31/CP ngày 15/05/1995 của Thủ tướng Chính phủ được phê chuẩn tại Quốc hội khoá X Thị xã Nghĩa Lộ chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/07/1995, Thị xã Nghĩa Lộ nằm ở phía Tây của Tỉnh Yên Bái:

- Phía Đông giáp xã Nghĩa Lợi và xã Phù Nham thuộc Huyện Văn Chấn.

- Phía Tây giáp xã Nghĩa Sơn thuộc Huyện Văn Chấn.

- Phía Nam giáp xã Nghĩa An thuộc Huyện Văn Chấn.

- Phía Bắc giáp xã Nghĩa Phúc và xã Nghĩa Lợi thuộc Huyện Văn Chấn.

Thị xã nằm ở trung tâm thung lũng Mường Lò là trung tâm kinh tế – chính trị phía Tây của tỉnh, cách trung tâm huyện Văn Chấn 8km về phía Đông theo quốc lộ 32B, cách huyện Trạm Tấu 30km về phía Nam Nhìn chung Thị xã Nghĩa Lộ năm trong vị trí thuận lợi về nhiều mặt trong khu vực và năm trong quy hoạch phát triển kinh tế phía Tây của tỉnh Yên Bái.

Thị xã Nghĩa Lộ mang nét chung của khí hậu thời tiết vùng đông bắc Băc bộ, nhiệt độ trung bình cả năm là 22 – 23 o C, nhiệt độ trung bình mùa đông là 19,5 o C, nhiệt độ trung bình về mùa hè là 30,5 o C Lượng mưa trung bình cả năm là 250mm, lượng mưa vào mùa khô thì không đáng kể chỉ giao động từ 15,5 – 25mm nhưng về mùa mưa thì lương mưa trung bình lên tới 980mm, cao nhất lên đến 2000 – 2800mm tập trung chủ yếu vào các tháng 7, 8, 9 chiếm khoảng 64,5% lượng mưa trong cả năm. Lượng bốc hơi hàng năm là 750mm, số giờ nắng bình quân trong năm là 2.450h cao nhất từ tháng 5 đến tháng 10, thấp nhất từ tháng 1 đến tháng 3

Ngày đăng: 14/07/2023, 18:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w