Giới thiệu chung về công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt 19-5 Hà Nội
Khái quát về công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt 19-5 Hà Nội
1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty được thành lập từ 1959 được đổi tên và điều chỉnh nhiệm vụ như hiện nay theo quyết định số 2903/QĐ-UB ngày 13/05/2005 của UBND thành phố Hà nội về việc cho phép công ty Dệt 19/5 Hà Nội thuộc Sở Công nghiệp triển khai chuyển đổi sang công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt 19/5 Hà Nội.
- Tên đầy đủ Tiếng Việt: Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Dệt 19/5 Hà Nội
- Tên giao dịch Tiếng việt: Công ty Dệt 19/5 Hà Nội
- Tên giao dịch Quốc tế: Hanoi May 19 Textile Company
- Trụ sở chính tại: 203 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội
Công ty ra đời trong thời kỳ cải tạo công thương nghiệp (1959 – 1960). Tiền thân của công ty là một cơ sở được hợp nhất từ một số cơ sở tư nhân như: công ty Việt Thắng, Hòa Bình, Tây Hồ Tính đến nay, công ty đã có gần 50 năm trưởng thành và phát triển, cùng với những thay đổi không ngừng về mọi mặt của đất nước Công ty đã trải qua các giai đoạn phát triển:
1.1 Giai đoạn từ 1960 đến 1973 Đây là giai đoạn công ty hợp doanh một số công ty tư nhân và đã được Thành phố Hà nội công nhận là xí nghiệp Quốc doanh Dệt 8/5 Ngày đầu thành lập Nhà máy có cơ sở số 4 ngõ 1 Hàng Chuối Hà Nội Trong thời kỳ này nhiệm vụ sản xuất của Nhà máy chủ yếu là thực hiện làm gia công cho Nhà nước, phục vụ thời kỳ xây dựng CNXH (thực hiện kế hoạch 5 năm của đất nước Sản phẩm chủ yếu là dệt bít tất và các loại vải: Kaki, phin kẻ, Pôpơlin, khăn mặt… theo chỉ tiêu của Nhà nước, phục vụ cho quốc phòng và bảo hộ lao động… Sản lượng xí nghiệp tiêu thụ mỗi năm tăng dần từ 10% đến 15% hàng năm Số lượng công nhân viên thời kì này là 247 người Dây chuyền sản xuất với thiết bị máy móc cũ lạc hậu, quy mô nhỏ.
Năm 1964, đất nước có chiến tranh, thực hiện chủ trương của Đảng xí nghiệp chuyển sang sản xuất thời chiến “vừa sản xuất, vừa chiến đấu” Một bộ phận của xí nghiệp phải sơ tán về thôn Văn – xã Thanh Liệt – huyện Thanh Trì chuyên làm nhiệm se sợi và dệt vải bạt Xí nghiệp xin Nhà nước cho nhập thêm 50 máy dệt Trung Quốc mới đưa vào sản xuất.
Năm 1967, thành phố quyết định tách bộ phận dệt bít tất của xí nghiệp thành xí nghiệp dệt kim Hà Nội Chính vì vậy, nhiệm vụ sản xuất chính của xí nghiệp Dệt 8/5 Hà Nội lúc này chỉ dệt vải bạt các loại.
Doanh nghiệp đổi tên thành xí nghiệp dệt bạt Hà Nội Thời kỳ này doanh nghiệp vẫn nằm trong sự bao cấp của Nhà nước, sản xuất và tiêu thụ mặt hàng của mình một cách ổn định, nhiệm vụ cung cấp vải cho bộ đội và các ngành kinh tế khác.
Năm 1980, xí nghiệp được duyệt luận chứng kinh tế xây dựng cơ sở mới ở Nhân chính, Thanh Xuân và là cơ sở chính hiện nay với tổng diện tích mặt bằng 4.5 ha Quá trình xây dựng cơ bản bắt đầu từ năm 1981 đến 1985 thì hoàn thành và đi vào hoạt động Cũng thời gian này, xí nghiệp đã đầu tư 100 máy dệt Tiệp, nhu cầu sản xuất tăng, tiêu thụ hàng năm của xí nghiệp tăng từ 1,8 triệu mét lên 2,7 triệu mét vải Xí nghiệp đã đào tạo thêm công nhân, đưa tổng số cán bộ công nhân viên lên 1256 người, số máy thực tế đưa vào sản xuất là 209 máy.
Năm 1982, một vinh dự lớn đến với xí nghiệp là được UBND Thành phố quyết định xí nghiệp được vinh dự mang tên ngày sinh nhật bác “Nhà máy Dệt19/5 Hà Nội”.
1.3 Giai đoạn từ 1989 đến nay Đây là thời kỳ đất nước chúng ta chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ bao cấp sang kinh tế thị trường Nhà máy thực hiện chế độ hạch toán độc lập tự chủ về tài chính, làm các nghĩa vụ đối với Nhà nước Có thể nói đây là thời kỳ khó khăn nhất của nhà máy Nhà máy gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ trước cơ chế thị trường Tuy nhiên dần dần nhà máy đã thích ứng được với cơ chế kinh tế mới. Nhu cầu vài bạt, sản lượng tiêu thụ của nhà máy chỉ còn 1 triệu mét/năm. Đứng trước tình hình này, doanh nghiệp đã tiến hành sắp xếp lại bộ máy quản lý, bộ phận sản xuất, đa dạng hóa kinh doanh các mặt hàng mới và chủ động trong việc chào hàng, tìm bạn hàng Bên cạch đó, nhà máy tăng cường tìm kiếm thị trường tiêu thụ và làm nghĩa vụ với nhà nước.
Cũng trong thời kỳ này, theo hiệp định ký với Liên Xô, nhà máy được cung cấp dây chuyền dệt kim để sản xuất quần áo, sản phẩm sản xuất ra sẽ được bao tiêu, xong không bao lâu thời kỳ này Liên Xô tan rã, máy móc thiết bị nhập về chưa hoàn chỉnh thì nguồn bao tiêu lại không còn Trước tình hình đó, nhà máy đã đầu tư mua thiết bị Nam Triều Tiên, Nhật Bản để hoàn thiện dây chuyền sản xuất và tìm nguồn tiêu thụ mới.
Năm 1993, chuyển sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước và đổi tên thành “Công ty Dệt 19/5 Hà Nội” Đây là một sự thuận lợi cho sự phát triển của nhà máy, đồng thời mở rộng quan hệ đối ngoại, tiếp xúc với thị trường trong nước và quốc tế. Để thích nghi với cơ chế thị trường, Công ty Dệt 19/5 Hà Nội chủ động đi tìm đối tác liên doanh để giải quyết khó khăn về vốn và tiêu thụ sản phẩm. Doanh nghiệp đã liên doanh với một số công ty của Singapore, góp một phần nhà sản xuất ở Nhân Chính, chuyển toàn bộ dây chuyền sản xuất hàng dệt kim và hơn 1/2 số lao động sang Liên doanh Sau hơn 10 năm hoạt động sản xuất,liên doanh đã ngày càng lớn mạnh và đã nộp lãi về cho công ty, giải quyết được việc làm cho 500 lao động.
Từ năm 1994 đến năm 1997, Công ty được cấp trên đầu tư thêm 1,7 tỷ đồng. Công ty đã đào tạo thêm 100 lao động mới, đảm bảo việc làm đầy đủ, ổn định cho người lao động.
Năm 1998, Công ty lắp đặt dây chuyền sản xuất sợi tự cung cấp cho ngành dệt của Công ty và một phần để kinh doanh Đến nay Công ty đã có một xưởng nhà máy sợi hiện đại, đạt 1500 tấn/năm với tổng số vốn đầu tư là 50 tỷ đồng.
1.4 Giai đoạn từ năm 2000 đến nay Đây là giai đoạn phục hồi và phát triển của công ty Năm 2001- 2002 Công ty đầu tư mở rộng dây chuyền kéo sợi công suất lên tới 1750 tấn/ năm.
Năm 2003 Công ty đã cho ra đời một phân xườngnhà máy may với công suất là 500.000 sản phẩm/năm.
Năm 2004 CCông ty đã thành lập một phân xưởngnhà máy may- t Thêu với công suất 600 000 000 mũi/năm.
Năm 2005 Công ty đã đầu tư thêm 1 dây chuyền dệt vải chất lượng cao với công suất 3 triệu mét/năm tại khu Công Nghiệp Đồng Văn tỉnh Hà Nam. Đến tháng 9/2005 Công ty Dệt 19/5 Hà Nội được chuyển đổi thành Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Dệt 19/5 Hà Nội Như vậy là: Để thích ứng với cơ chế mới, Công ty là một trong những doanh nghiệp đã tìm được hướng đi đúng cho mình, đứng vững và tiếp tục tồn tại phát triển vững mạnh như ngày hôm nay Công ty đã liên tiếp cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện trả lương khoán sản phẩm từ phân xưởng đến người lao động, tinh giảm bộ máy quản lý, sử dụng đội ngũ công nhân viên có chất lượng cao, tích cực tìm khách hàng mới, tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ hàng năm từ: Doanh thu năm 2005 đạt 105 tỷ đồng và số lượng lao động của công ty là 810 lao động đến năm 2007 doanh thu lên tới 170 170 tỷ đồng và số lượng lao động lên tới 965 người Song song với sự phát triển về sản xuất, công ty còn chăm lo cải thiện đời sống vật chất cho người lao động, thu nhập bình quân cho một người lao động đạt năm sau cao hơn năm trước…chăm lo bữa ăn giữa ca, ca sáng, ca 3 cho người lao động đạt chất lượng cao, chăm lo tốt sức khỏe cho cán bộ công nhân viên (CB – CNV); hàng năm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh nghề nghiệp và giải quyết cho 100% CB – CNV đi nghỉ mát; tặng quà sinh nhật cho CB – CNV (theo cùng một tháng sinh); trang bị nhu cầu cần thiết cho lao động nữ; làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa (chăm lo cho gia đình thương binh liệt sỹ, gia đình CB – CNV có khó khăn, quyên góp tiền để xây dựng nhà tình nghĩa cho bà mẹ Việt Nam anh hùng, giúp đỡ trẻ em nghèo ở trại trẻ mồ côi Hà Cầu); và nhiều hoạt động xã hội khác như tổ chức tuyên dương tặng thưởng quà cho con CB – CNV đạt học sinh giỏi, tổ chức vui tết trung thu, tặng quà ngày 1/6 cho con CB – CNV; tổ chức phong trào văn nghệ, thể dục thể thao trong CB – CNV, đã đạt được nhiều giải về: Chạy, cầu lông, bóng bàn … Sau hơn 45 năm hoạt động, công ty đã được tặng thưởng 1 huân chương lao động hạng nhất, 1 huân chương lao động hạng nhì 1 huân chương lao động hạng ba,
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2003 - 2007
1.3.1 Kết quả về sản phẩm
Tuy hoạt động và kinh doanh trên nhiều lĩnh vực nhưng sản phẩm chủ lực, đóng góp đáng kể vào tổng doanh thu của công ty là sản phẩm sợi tổng hợp, và sản phẩm vải.
Sản phẩm sợi tổng hợp: Là sản phẩm công nghiệp (được sản xuất tại nhà máy sợi Hà Nội) được sản xuất ra để phục vụ cho nhu cầu nguyên phụ liệu sợi tại nhà máy dệt của doanh nghiệp (theo số liệu thống kê của nhà máy thì 30% đến 50% sợi thành phẩm sản xuất ra là nguyên phụ liệu đầu vào cho các phân xưởng dệt của doanh nghiệp), đồng thời một phần phục vụ cho các ngành công nghiệp dệt may, công nghiệp da giày, công nghiệp sản xuất các loại bao tải
Sản phẩm vải: Bao gồm các loại vải công nghiệp và các loại vải tiêu dùng như: vải bạt 2, vải bạt 3, vải bạt 8, vải bạt 10, vải phin, vải chéo, vải lọc, vải tẩy nhuộm. Được sản xuất ra với nhiều kiểu dáng, chất lượng, mẫu mã và chủng loại khác nhau phục vụ trên thị trường các yếu tố sản xuất, đối tượng khách hàng chủ yếu là các công ty dệt và giày vải xuất khẩu Đây chính là sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của doanh nghiệp
Bảng 6 Tỷ trọng doanh thu các loại vải trong tổng doanh thu vải giai đoạn 2005 – 2007
Loại vải Tỷ trọng doanh thu vải (%)
Vải chéo và vải khác 11 10 9
(N (Nguồn: phòng kế hoạch thị trường )
Qua tỷ trọng doanh thu của các loại vải trong tổng doanh thu tiêu thụ vải của công ty trong những năm gần đây cho thấy hai xu hướng rõ rệt Thứ nhất là sản lượng tiêu thụ các loại bạt mộc giảm dần Trong đó, loại vải bạt 3, vải phin, vải chéo và vải khác số lượng tiêu thụ có xu hướng giảm, vải bạt 2 và bạt 8 lượng tiêu thụ không tăng Điều đó cho thấy được xu hướng của thị trường tiêu thụ vải bạt và giúp công ty có định hướng trong xây dựng kế hoạch sản xuất, đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường tránh làm lãng phí công tác bảo quản, chi phí lưu kho…Thứ hai là sự tăng trưởng trong tiêu thụ vải tẩy nhuộm, đòi hỏi chất lượng sản phẩm phải hoàn thiện hơn.Vải tẩy nhuộm có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm, do đó buộc công ty cũng phải cân nhắc trong công tác gia công, lựa chọn đối tác gia công với chi phí hợp lý, đảm bảo chất lượng vải tẩy nhuộm đáp ứng yêu cầu của khách hàng Vải do công ty dệt có nhiều khổ từ 0,9m – 3m đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Bảng 7 Tình hình tiêu thụ sản phẩm vải của công ty giai đoạn 2003-2007
Tổng doanh thu (tỷ đồng ) tỉ lệ (%)
( Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường )
Qua bảng số liệu về tình hình tiêu thụ sản phẩm vải của công ty trong giai đoạn 2003-2007, cho thấy sự đóng góp của sản phẩm vải trong tổng doanh thu của toàn doanh nghiệp Cụ thể năm 2003 doanh thu từ sản phẩm vải chiếm 67,4% tổng doanh thu của toàn doanh nghiệp Đến năm 2004 tỉ lệ doanh thu từ sản phẩm vải trong tổng doanh thu của doanh nghiệp đã giảm xuống chỉ còn 56,8% Nhưng doanh thu từ vải có dấu hiệu tăng dần và ổn định trong giai đoạn từ 2005-2007 Đến năm 2007, doanh thu từ sản phẩm vải đã chiếm 67,5% trong tổng doanh thu của toàn doanh nghiệp Điều này xuất phát từ thực tế trong những năm gần đây, doanh nghiệp đã có những chiến lược nhằm đa dạng hoá sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh, điều này đã khiến cho tỉ lệ doanh thu từ sản phẩm vải trong tổng doanh thu của doanh nghiệp giảm xuống, cho đến năm 2007 thì tỷ lệ doanh thu từ vải đã tăng lên và có xu hướng tăng Do nhà máy dệt mới được đầu tư tại khu công nghiệp, Đồng Văn , tỉnh Hà Nam đưa vào sử dụng từ năm 2005, với công suất lớn 3,7 triệu mét/năm.
3.2 Kết quả về thị trường
Thị trường của công ty ngày càng mở rộng, trên phạm vi toàn quốc, nhưng chủ yếu tập trung ở Miền Nam Đây là một bất lợi cho công ty về khoảng cách đối với khách hàng Như vậy chi phí vận chuyển sẽ tăng dẫn đến giá thành sản xuất tăng làm giảm khả năng cạnh tranh Khách hàng ở khu vực này chiếm 70%, còn lại là khách hàng Miền Bắc và quân đội Hiện nay khách hàng miền bắc và quân đội có xu hướng giảm đó là điều mà công ty cũng cần phải suy nghĩ cân nhắc Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hiện tượng này chủ yếu là do số lượng công ty sản xuất giày chiếm tới 60% toàn ngành tập trung ở miền nam Số lượng khách hàng của công ty có xu hướng tăng nhanh, năm 2007 số lượng khách hàng tăng lên 147, trong khi năm 2003 số lượng khách hàng chỉ là 119, năm 2004 là 130 Khách hàng thường xuyên mua vải chất lượng cao của công ty bao gồm: Công ty cổ phần nhuộm Hà Nội, công ty dệt Minh Khai, công ty giầy An Lạc, công ty cổ phần giày Sài Gòn,… Doanh thu của các khách hàng này đem lại chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của công ty Đặc biệt năm 2007, doanh thu mà họ đem lại chiếm hơn 80% tổng doanh thu của công ty. Đồng thời công ty còn mở rộng liên doanh liên kết với các công ty khác như: liên doanh với Norfolk trong hoạt động may gia công; liên doanh với công ty TNHH tập đoàn sản xuất hàng dệt may 19/5 Hà nội; Liên kết sản xuất với các công ty Nhuộm như công ty Nhuộm Trung Thư, Nhuộm Hà nội Điều này đã mở rộng mối quan hệ của công ty, liên doanh liên kết làm tăng đối tượng khách hàng của công ty, đa dạng hóa hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tạo mối quan hệ bạn hàng thân thiết, tạo dựng hình ảnh, uy tín của công ty ở thị trường trong nước cũng như nước ngoài.
3.3 Kết quả về doanh thu, lợi nhuận
Bảng 8 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2003-2007
Chỉ tiêu Đơn vị Năm
Giá trị SXCN Triệu đồng 62.000 73.800 92.000 135.000 145.00
Lợi nhuận ST Triệu đồng 4.023 1.761 2.000 2.100 2.500
Tổng tài sản Triệu đồng 165.40
Số lao động bình 9 quân Người 623 740 810 905 965
Bảng 9 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty Dệt 19/5 Hà Nội
Các chỉ tiêu doanh lợi Đơn vị năm
Doanh lợi của doanh thu % 5,70 1,91 1,90 1,44 1,47
Doanh lợi của vốn chủ sở hữu % 13,57 5,76 6,36 6,26 6,95 Sức sinh lợi của tổng tài sản Lần 0,0243 0,0102 0,0108 0,0118 0,0105
Mức sinh lời BQ của lao động Trđ/ ng 6,46 2,38 2,47 2,32 2,59
Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh thu của doanh nghiệp tăng nhưng tỷ số doanh lợi của doanh thu giảm, chi phí sản xuất của doanh nghiệp vẫn còn khá cao. Doanh lợi của vốn chủ sở hữu tăng dần từ 2004-2007 chứng tỏ khả năng sử dụng vốn vay của doanh nghiệp là tốt, mức sinh lời bình quân của người lao động là giảm và sức sinh lợi của tổng tài sản cũng giảm Nguyên nhân là do công ty đầu tư mở rộng sản xuất, giá trị tài sản cố định đầu tư mới tăng làm cho tổng tài sản tăng số lượng công nhân tăng dần, doanh thu cũng tăng nhưng chi phí lớn, dẫn tới lợi nhuận hàng năm vẫn tăng nhưng tăng chậm hơn tốc độ tăng số lượng lao động
3.4 Kết quả đóng góp vào ngân sách và thu nhập của người lao động
Bảng 10 Kết quả nộp ngân sách và thu nhập bình quân người lao động
Chỉ tiêu Đơn vị Năm
2003 2004 2005 2006 2007 Nộp ngân sách Triệu đồng 841 1.925 4.500 3.710 4.700
Thu nhập BQ đầu người
(Nguồn phòng tài vụ, phòng lao động tiền lương) Kết quả đóng góp vào ngân sách tăng hàng năm, đem lại nguồn thu lớn cho nhà nước, đóng góp lớn vào ngân sách, tạo điều kiện cho nhà nước có kinh phí để đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, dịch vụ công cộng, ….
Thu nhập bình quân của người lao động năm sau cao hơn năm trước, công ty luôn chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động Hiện nay 100% người lao động của công ty được trả lương theo sản phẩm: số lượng, chất lượng sản phẩm, và khối lượng công tác Bao gồm 3 hình thức trả lương:
Trả lương sản phẩm cá nhân trực tiếp: trả cho CNV các công đoạn sản xuất theo số lượng và chất lượng.
Trả lương theo sản phẩm tập thể: Là đơn giá tiền lương sản phẩm trả cho một tập thể người lao động (từ hai người trở lên cùng hoàn thành một công việc),. Trả lương sản phẩm có hai phần:
+ Một phần tiền lương theo sản phẩm mình làm ra và có đơn giá tiền lương. + Một phần tiền lương thực hiện nhiệm vụ khác: 200 000 đồng/người (nếu hoàn thành nhiệm vụ trong tháng)
Trả theo lương khoán khối lượng công việc: áp dụng trả cho CB-CNV khối văn phòng.
Thực trạng công tác thù lao lao động ở công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt 19/5 Hà Nội
Các tố ảnh hưởng đến công tác thù lao lao động tại công ty
1 Các nhân tố bên ngoài
Tình hình cung và cầu lao động, thất nghiệp trên thị trường lao động là yếu tố bên ngoài quan trọng nhất ảnh hưởng đến số lượng tiền công mà người chủ sử dụng sức lao động sẽ đưa ra để thu hút và gìn giữ người lao động có trình độ Sự thay đổi cơ cấu đội ngũ lao động, các định chế về giáo dục và đào tạo cũng ảnh hưởng đến mức tiền lương của doanh nghiệp Là một doanh nghiệp hoạt động trong ngành mà sử dụng số lượng nhân công lớn, do đó mà thị trường lao động tác động rất lớn tới những biến động trong hoạt động quản lý nhân lực cũng như việc xây dựng chính sách thù lao lao động một cách hợp lý Nhà máy đặt tại Hà nội – nơi mà có khá nhiều doanh nghiệp nói chung cũng như các doanh nghiệp dệt may nói riêng, như công ty Dệt 8-3, công dệt Minh khai, công ty dệt len mùa đông, công ty dệt may Hà nội… Điều này đặt doanh nghiệp trong tình trạng phải luôn phải cạnh tranh để giữ chân người lao động Đặc biệt khi công ty được đặt ngay tại nơi mà chi phí sinh hoạt chiếm tỷ trọng lớn trong thu nhập của người lao động Điều đó buộc doanh nghiệp cần phải cân nhắc tính toán đến mức thù lao hợp lý Nếu công ty trả lương không thỏa đáng, không phù hợp với sức lao động mà người lao động bỏ ra thì rất dễ khiến người lao động bỏ sang công ty khác để tìm kiếm cơ hội, điều kiện làm việc hợp lý hơn, và đó sẽ là một thiệt hại lớn đối với doanh nghiệp Với đặc thù của ngành dệt may, nhân công là yếu tố vô cùng quan trọng trong điều kiện công nghệ máy móc chưa thực sự hiện đại và có thể thay thế hết cho lao động của con người,thì việc sử dụng tốt nguồn nhân lực vốn được coi là lợi thế về giá rẻ sẽ là một trong những mục miêu cần đạt được của công ty
1.2 Tình trạng của nền kinh tế
Tình trạng của nền kinh tế đang suy thoái hay đang tăng trưởng nhanh đều sẽ khiến cho doanh nghiệp có khuynh hướng hạ thấp hoặc tăng lương cho người lao động Bời vì, trong điều kiện nền kinh tế suy thoái nguồn cung về lao động tăng lên, còn trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng thì việc làm được tạo ra và cầu về lao động tăng lên Trong tình trạng của nền kinh tế hiện nay khi bước sang năm 2008 nền kinh tế Việt Nam đã có dấu hiệu tăng trưởng quá “nóng”, và dấu hiệu “nóng” đầu tiên là tỷ lệ lạm phát tăng mạnh từ 6.6 % tháng 12 – 2006 đến 15.7 % tính đến tháng 2- 2008 Do nền kinh tế mở cửa, sự biến động của giá cả thế giới được phản ánh nhanh chóng trong mặt bằng giá cả nước Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của người dân nói chung và người lao động của công ty nói riêng Tác động của nền kinh tế tới mức sống của người lao động, để đảm bảo không có sự biến động lớn tới cuộc sống của người lao động, thì doanh nghiệp nói chung và công ty Dệt 19/5 Hà Nội nói riêng đều phải có những thay đổi trong công tác thù lao lao động, với mức lương, thưởng hợp lý cũng như quan tâm tới đời sống thực tế của người lao động tạo điều kiện cho họ an tâm công tác, làm việc Đó là yếu tố khách quan ảnh hưởng đến công tác thù lao của công ty, buộc công ty phải xem xét điều chỉnh.
1.3 Luật pháp và các quy định của chính phủ
Ngày 16/11/2007, Chính phủ đã ban hành 3 Nghị định số 166/2007/NĐ-CP, 167/2007/NĐ-CP, 168/2007/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu mới áp dụng cho công chức, viên chức nhà nước, những người làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Theo như các quy định này, mức lương tối thiểu không những được chia theo khu vực doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà còn được chia theo các vùng khác nhau.
“Đối với những người làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, các tổ chức sử dụng lao động (không bao gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài):
Ngoài việc áp dụng mức lương tối thiểu 540.000 đồng/ tháng nêu trên, các doanh nghiệp sử dụng lao động còn phải tuân thủ theo các quy định về mức lương tối thiểu theo vùng (điều 2 - Nghị định số 167/2007/NĐ-CP), cụ thể như sau: a) Đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các quận thuộc thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh: 620.000 đồng/ tháng. b) Đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các huyện thuộc thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh; các quận thuộc thành phố Hải Phòng; thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh; một số địa bàn thuộc các tỉnh Đồng Nai, Bình Bà Rịa -
Vũng Tàu: 580.000 đồng/ tháng. c) Đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn khác: 540.000 đồng/ tháng.”…
Tất cả các mức lương trên đều được bắt đầu áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2008. Nghị định số 86/2007/NĐ-CP quy định quản lý lao động và tiền lương trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu.
Các nghị định thường xuyên được Chính phủ thay đổi theo tình hình thực tế của nền kinh tế, do tác động của nền kinh tế thế giới cũng như trong nước Các nghị định thay đổi để phù hợp đảm bảo sự hợp lý, công bằng trong công tác quản lý lao động. Tùy từng trường hợp, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mà mỗi công ty lại có quy chế trả lương riêng nhưng vẫn nằm trong sự phù hợp với các quy đinh chung của pháp luật.
Các điều khoản về tiền lương, tiền công và các phúc lợi được quy định trong
Bộ luật Lao Động đòi hỏi các tổ chức, phải tuân thủ khi xác định và đưa ra các mức tiền lương, các chế độ phúc lợi
Là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, công ty TNHH NN MTV Dệt19/5 Hà Nội cũng luôn phải hoạt động dưới sự quản lý của nhà nước, tuân theo quy định của pháp luật hiện hành Những quy định của nhà nước về tiền lương tối thiểu,chính sách đối với lao động nữ, thời gian làm việc, an toàn lao động, bảo hiểm xã hội… đều ảnh hưởng tới việc xây dựng phương pháp thù lao lao động động, đòi hỏi công ty phải cân nhắc tuân thủ một cách nghiêm túc
2 Các nhân tố bên trong
2.1 Quy mô, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp
Công ty Dệt 19/5 Hà Nội với đặc thù của ngành dệt may là sử dụng số lượng nhân công lớn Với quy mô lớn, hoạt động trong nhiều lĩnh vực như hiện nay của công ty, khiến cho công tác quản lý người lao động gặp nhiều khó khăn hơn Công ty không chỉ mở rộng quy mô sản xuất của ngành sản xuất kinh doanh chính là dệt may, mà còn mở rộng sang kinh doanh ở các lĩnh vực khác Các lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay như: Sản xuất mua bán máy móc, thiết bị điện, điện tử, điện lạnh, tin học, thiết bị viễn thông; Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa; Đào tạo công nhân phục vụ các ngành dệt, sợi nhuộm, thêu, may, tin học, công nghệ thông tin; Cho thuê nhà xưởng, văn phòng, kho tàng và máy móc thiết bị; Vận tải hàng hóa; Dịch vụ thương mại; Dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu, khai thuế hải quan Với đặc điểm kinh doanh trong đa lĩnh vực như vậy, vấn đề xây dựng phương pháp quản lý thù lao của công ty tương đối khó khăn, phức tạp Đa dạng hóa danh mục đầu tư, lĩnh vực đầu tư sẽ khiến doanh nghiệp tận dụng được tài nguyên đất đai, kho tàng như trong việc cho thuê nhà xưởng, kho tàng, văn phòng., cho đến công suất máy móc dư thừa Phát triển và tận dụng hết tài nguyên trí lực trong công tác đào tạo nhân công Tất cả những điều đó làm cho doanh thu của công ty không ngừng tăng lên và có thể hạn chế những rủi ro do biến động thị trường về nhu cầu đối với những sản phẩm chính, chủ đạo mà công ty đang tiến hành sản xuất Nhưng đồng thời với danh mục lĩnh vực đầu tư đa dạng cũng đem lại thách thức không nhỏ cho cán bộ quản lý thực hiện công tác phân tích những biến động chung về doanh thu, lợi nhuận, những nhân tố ảnh hưởng, gây ra sự biến động đó Phân tích đúng để đưa ra những quyết định chính xác trong hoạt động kinh doanh nói chung, và công tác nhân sự nói riêng Cụ thể như về đóng góp trong doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp ở từng lĩnh vực kinh doanh, đánh giá hiệu qủa , tác động của từng nhân tố: nhân tố khách quan ở thị trường hay là do nhân tố chủ quan Đồng thời trong nhân tố chủ quan ấy, thì mức độ ảnh hưởng, vai trò của từng nhân tố đó là như thế nào.
Có đánh giá được chính xác tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp thì người làm công tác quản lý mới đưa ra những quyết sách hợp lý trong hoạt động sản xuất, cũng như trong chính sách nhân sự. Phân tích, đánh giá để chính xác để có thể đưa ra chính sách phân phối thù lao lao động hợp lý Không thể có một chế độ, chính sách thù lao hợp lý nếu như hiệu quả hoạt động của công ty thì không ngừng tăng trong khi đời sống thu nhập thực tế của người lao động lại không được cải thiện Do đó với quy mô và lĩnh vực kinh doanh của công ty ngày càng mở rộng như hiện nay thì yêu cầu rất cấp thiết là có một chính sách thù lao khoa học, hợp lý đem lại hiệu quả cao hơn nữa trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả công tác quản trị nhân sự nói riêng,
2.2 Đặc điểm kỹ thuật, quy trình sản xuất
Qua nhiều năm hoạt động tổng số máy móc thiết bị của công ty có khoảng 100 máy các loại như: Máy đậu Trung Quốc, Ba Lan, Tiệp Khắc, máy se của Trung Quốc, máy ống, máy suốt, máy chải, máy ghép, máy OE Đến nay hầu hết các loại máy công ty nhập về từ khi thành lập đều là các máy của Trung Quốc, giá trị còn lại của các máy là rất thấp, thậm chí có nhiều máy đã trích khấu hao máy nhiều lần vẫn được doanh nghiệp tận dụng sử dụng trong những công đoạn trung gian mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm Năm 2005 Công ty đã đầu tư một dây chuyền dệt vải chất lượng cao tại khu công nghiệp Đồng Văn tỉnh Hà nam Do đó nâng cao công suất dệt của công ty lên đáng kể Việc đầu tư dây chuyền sản xuất mới, do đó cũng buộc doanh nghiệp cần tính toán, thay đổi định mức lao động, tiền lương, tiền thưởng phù hợp để đảm bảo sự đồng bộ, công bằng , cân đối trong việc trả lương giữa các bộ phận, khu vực.
Quy trình công nghệ phân xưởng sợi:
Kiện bông Cung bông Chải ghép Thô
Con đánh ống KCS Đóng gói Nhập kho
Cơ cấu bố trí sản xuất
Phân xưởng sợi Phân xưởng dệt Phân xưởng mayPhân xưởng hoàn thành
Quy trình công nghệ phân xưởng dệt:
Sợi đơn Đậu sợi ( Dọc + Ngang) Se sợi (Dọc + Ngang)
Sợi dọc – Mắc sợi dọc Sợi ngang – Suốt tự động Dệt
KCS Soạn hàng Đo gấp Đóng kiện
Cách bố trí và sử dụng máy móc thiết bị tại các phân xưởng sản xuất
Sơ đồ 2 Bố trí sử dụng máy móc thiết bị của công ty
Quy trình công nghệ của công ty bao gồm nhiều công đoạn sản xuất Trong mỗi công đoạn sản xuất có nhiều định mức lao động cho nhiều loại sản phẩm, do đó mà công tác tính tiền lương tiền thưởng của công ty cũng được tính theo các định mức đó Để có một chế độ, phương pháp tính toán thù lao một cách chính xác công bằng hợp lý thì đặc điểm này của công ty cũng có ảnh hưởng rất lớn Đòi hỏi công ty luôn phải quan tâm đến những thay đổi trong trang thiết bị, dây chuyền, quy trình công nghệ từ đó dẫn đến những thay đổi trong định mức lao động, và cuối cùng là thay đổi công tác thù lao của công ty Do đó công tác thù lao của công ty sẽ ít phức tạp hơn nếu được xây dựng một cách khoa học.
2.3 Đặc điểm về lao động của công ty
Lao động là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho quá trình sản xuất của công ty diễn ra liên tục Tính đến năm 2007 thì tổng số lao động của công ty là
965 người bao gồm cán bộ quản lý, nhân viên văn phòng, và công nhân sản xuất. Để thu hút người lao động làm việc tại công ty, đội ngũ cán bộ quản trị của công ty thường xuyên xây dựng, bổ sung quy chế phân phối thu nhập sao cho phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của công ty, các chế độ chăm lo cải thiện đời sống, vật chất cho người lao động, chăm lo sức khỏe, các bữa ăn giữa ca cho người lao động đạt chất lượng cao, tổ chức tặng quà sinh nhật, những nhu cầu cần thiết cho lao động nữ… tất cả đều nhằm khuyến khích người lao động an tâm làm việc.
Yêu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng khắt khe, do đó để đáp ứng những yêu cầu đó của khách hàng, đội ngũ cán bộ quản trị của nhà máy phải thường xuyên quan tâm giám sát chặt chẽ người lao động về mọi mặt Từ số lượng cho tới chất lượng lao động của nhà máy Qua các bảng thống kê bảng 1 và bảng 2 ta thấy: Thứ nhất là số lượng cán bộ công nhân viên của công ty tăng dần qua các năm, trong khi số lượng lao động trình độ trung cấp hầu như không đổi thì số lượng lao động có trình độ đại học cao đẳng tăng, số lượng thợ bậc cao cũng tăng lên Năm
2007 số lượng lao động trình độ đại học cao đẳng tăng 9.8 % so với năm 2006 tang 15.5 % so với năm 2005 , số lượng thợ bậc cao tăng 9.4 % so với năm 2006 và tăng
23 % so với năm 2005 Tỷ lệ lao động gián tiếp năm 2007 tăng 71.5 % so với năm
Thực trạng công tác thù lao lao động tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt 19/5 Hà Nội
1.1 Công tác quản lý quỹ lương của công ty
Tổng quỹ lương không vượt quá quỹ lương được nhà nước phê duyệt (tối đa không quá 18% doanh thu) trong đó có quỹ lương dự phòng cho phép tối đa không quá 12% Quỹ lương gồm hai phần: quỹ lương của công nhân trực tiếp sản xuất và quỹ lương của bộ máy quản lý Trong đó, quỹ lương của công nhân trực tiếp sản xuất hình thành từ đơn giá công nhân, còn quỹ lương quản lý được hình thành từ chi phí chung, cấu thành trong đơn giá sản phẩm.
Qũy lương kế hoạch của công ty được hình thành trên cơ sở trích từ doanh thu một tỷ lệ nhất định và thường dao động trong khoảng 8 -16 % Tùy theo tình hình thực tế hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Theo đó quỹ lương kế hoạch năm 2007 =9%*184.800 ,6 tỷ đồng
Bảng11 Tổng hợp tình hình thực hiện quỹ lương năm 2007
STT Chỉ tiêu Đơn vị Kế hoạch Thực hiện
4 Năng suất BQ Tr.đ/ng/năm 192,50 176,16
(Nguồn: phòng kế hoạch thị trường) Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch quỹ tiền lương, bằng phương pháp so sánh ta thấy quỹ lương thực tế là tăng 400 triệu đồng tương đương là tăng2,41% so với quỹ lương kế hoạch Nhưng để đánh giá chính xác tình hình quản lý quỹ lương, ta sẽ liên hệ tình hình thực hiện kế hoạch tiền lương với tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch quỹ tiền lương trong mối quan hệ với kết quả sản suất là 94,2% Mức vượt chi tương đối quỹ tiền lương là 1730 triệu đồng Qua đó cho thấy mức tình hình sử dụng quỹ tiền lương trong năm 2007 là vượt chi so với kế hoạch Nguyên nhân của vượt chi tiền lương là do số lao động tăng lên vượt mức so với kế hoạch, trong khi tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản xuất chỉ đạt 92% Mặc dù vậy nhưng với tình hình kinh doanh vẫn đạt kết quả tốt giúp cho công ty không những hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước, đầu tư nâng cấp, mở rộng quy mô công ty mà còn tạo động lực cho người lao động thông qua mức lương cao.Việc vượt chi quỹ tiền lương là thuộc khả năng của doanh nghiệp kiểm soát của doanh nghiệp
1.2 Các hình thức trả lương mà hiện nay công ty đang áp dụng
Căn cứ vào điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty, chức năng nhiệm vụ của Tổng giám đốc, căn cứ theo đề nghị của các phòng ban nhà máy Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt 19/5 Hà Nội áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp đối với công nhân sản xuất và khoán sản phẩm đối với cán bộ quản lý trong công ty.
1.2.1 Đối với công nhân sản xuất
Theo tính chất công việc và quy trình sản xuất của công ty đó là công ty sản xuất do đó công ty đã quyết định áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm đối với công nhân trực tiếp sản xuất
L = LSP + PC (nếu có)+ LCĐ + LNV + LTN (nếu có)+ LLT (nếu có)
L : Tiền lương thực tế người lao động nhận được
LSP : Lương sản phẩm sản xuất trong tháng
LCĐ : Lương ngày nghỉ trong chế độ
Lương sản phẩm : Đó là số tiền trả cho công nhân sản xuất trên cơ sở đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm và khối lượng sản phẩm thực hiện được Tuy nhiên với mỗi đối tượng khác nhau thì tiền lương được trả theo các chế độ khác nhau Công ty áp dụng hình thức trả lương sản phẩm trực tiếp cá nhân với đại bộ phận công nhân sản xuất, trả lương sản phẩm tập thể cho các công đoạn thu hóa, vệ sinh công nghiệp và trả lương sản phẩm gián tiếp cho lao động phục vụ và sửa chữa trong phân xưởng. Lương ngày nghỉ trong chế độ :
Lương trả cho thời gian không tham gia sản xuất nhưng được hưởng theo chế độ quy định như lương trả cho ngày nghỉ lễ tết, nghỉ phép năm, nghỉ việc riêng ….
LCĐ Trong đó: NNCĐ là số ngày nghỉ trong chế độ
Ví dụ: Anh Nguyễn Đức Anh Kỹ sư phòng kỹ thuật – KCS có hệ số lương là 3,48 Tiền lương tháng 7/2007của anh được tính như sau:
Dựa vào bảng chấm công thì thời gian đi làm trong tháng là 25 ngày
LCB = 3,48 x 450.000 x25/26=1.505.770 đồng Trong tháng có một ngày nghỉ lễ hưởng 100% lương
Vậy tiền lương tháng 7/2007của anh Đức Anh là:
Lương trả cho công nhân sản xuất trong những giờ không sản xuất do mất điện, máy hỏng…
Lương ngừng việc được tính như sau:
K : Hệ số lương cấp bậc của cả tổ
G NV :Số giờ ngừng việc
Ki : Hệ số cấp bậc công việc i
Li : Số lao động có cùng hệ số K
Lương trả cho người lao động làm việc lâu năm tại công ty nhằm khuyến khích họ làm việc tích cực hơn.
Cách tính lương thâm niên :
5 năm làm việc 50.000 đồng/tháng
Thêm một năm được hưởng thêm 10.000 đồng /tháng
10 năm làm việc 100.000 đồng /tháng
Thêm một năm được hưởng thêm 20.000 đồng /tháng
Theo quyết định của UBND Thành phố Hà Nội, sở công nhân Hà Nội và giám đốc công ty, đơn giá lũy tiến cho sản phẩm sợi, dệt và may thêu được xác định như sau:
Công nhân phân xưởng sợi:
STT Năng suất tăng từ Đơn giá lũy tiến(đ/kg)
CN đứng máy ống CN đứng máy con
STT Năng suất tăng từ Đơn giá lũy tiến (đ/mét)
CN đứng 4 máy CN đứng 2 máy
Công nhân xưởng may thêu:
STT Năng suất tăng từ Đơn giá lũy tiến(đ/sản phẩm)
Việc trả lương cho công nhân sản xuất được tiến hành rất đơn giản: Nhân viên kinh tế phân xưởng căn cứ vào đơn giá công đoạn mà người công nhân đảm nhận, căn cứ vào số lượng và chất lượng sản phẩm mà họ đã hoàn thành ở công đoạn đó để trả lương cho từng người
Mức lương sản phẩm được tính như sau:
LSP : tiền lương mỗi công nhân nhận được
DGi : Đơn giá của công đoạn i qi : Số lượng công đoạn i n : Số công đoạn trong một sản phẩm Để có cơ sở cho việc thanh toán lương của công ty thì ta phải tính được đơn giá tiền lương của từng công đoạn Từ đó công ty đã đưa ra hình thức tính đơn giá tiền lương như sau :
Đối với nhà máy dệt :
* Tính đơn giá trả cho công nhân :
- Tính đơn giá cho các khâu đầu dây chuyền (Đậu - se - ống - STĐ)
+ Căn cứ vào định mức lao động cho từng công đoạn
+ Lấy mức lương cho một công nhân chia cho định mức lao động ta được đơn giá tiền lương trả cho công nhân ĐGTL = Mức Lương một công nhân ĐMLĐ Trong đó : ĐGTL: Đơn giá tiền lương ĐMLĐ: Định mức lao động
+ Tính đơn giá cho một mét vải ĐGTL1m= ĐGTL trả cho công nhân *trọng lượng sợi (Dọc-Ngang )
- Khâu mắc, nối trục: ĐGTL1m = ĐGTL trả công nhân
- Khâu sâu go chải: ĐGTL1m= ĐGTL trả công nhân
10000 m (theo quy định của kỹ thuật) Đối với khâu dệt: Tính theo chất lượng sản phẩm
- Tính đơn giá tiền lương cho 1 m sản phẩm loại 2 theo công thức sau: ĐGTLSPL2 = Tiền lương 1 ngày công
Trong đó : ĐGTLSPL2: Tiền lương sản phẩm loại 2
Từ ĐGTLSPL2 ta tính được cho ĐGTLSPL1, ĐGTLSPL1v, ĐGTLSPL2v ĐGTLSPL3 ĐGTLSPL1 = ĐGTLSPL2 x 10 ĐGTLSPL1v = ĐGTLSPL1 x 2 ĐGTLSPL2v = ĐGTLSPL2 x 0,5 ĐGTLSPL3 = 0 ĐGTLSPL3v = - ĐGTLSPL1
Đối với bộ phận phục vụ và quản lý:
Mức lương của một tháng ĐGTL từng người SLKH ( quy định)
(Tính chất lượng theo CN dệt)
* Tính cho đến sản phẩm cuối cùng
L1v = ĐDC + L1v dệt + L1v phục vụ + quản lý
L1 = ĐDC + L1 dệt + L1 phục vụ + quản lý
L2 = ĐDC + L2 dệt + L2 phục vụ + quản lý
L2v = ĐDC + L2v dệt + L2v phục vụ + quản lý
L3v= - L1 dệt + (- L1) phục vụ + quản lý
Đối với nhà máy sợi:
* Tính đơn giá cho từng công đoạn
Ca ngày ĐGTL trả CN = Mức lương 1 tháng / 30 công ĐMLĐ ĐGTL Ca đêm = ĐGTL Ca ngày x 35%
* Tính đơn giá cho khâu phục vụ
Ca ngày ĐGTL trả CN = Mức lương 1 tháng
* Tính đơn giá cho khâu quản lý:
- Đối với đơn giá tiền lương sản phẩm ĐGTLSP = Mức lương 1 tháng x 50%
SLKH (qui đổi) Đơn giá quản lý = Mức lương 1 tháng x 50% x % hoàn thành nhiệm vụ
* Cách tính sản lượng quy đổi:
Lấy sợi 20/1là hệ số 1
Lấy sợi 20/1 OE là hệ số 1
* Tính cho đến sản phẩm cuối cùng ĐGSPCC = ĐGTL Công nghệ + ĐGTL phục vụ + ĐGTL quản lý
Tính đơn giá cho ngành hoàn thành +KCS
- Căn cứ vào định mức lao động
- Căn cứ vào mức lương 1 công ĐGTL trả công nhân = Tiền lương 1 công ĐML Đ
- Tính lương cho bộ phận quản lý
+ Căn cứ vào sản lượng kế hoạch hàng quý ĐGTLSP = 50 % Mức lương tháng
SLKH + Căn cứ vào % nhiệm vụ hoàn thành : ĐGTLQL = 50% Mức lương 1 tháng x %HTNV Ưu điểm: Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân là dễ dàng tính được tiền lương trực tiếp trong kỳ Khuyến khích công nhân tích cực làm việc, tận dụng mọi thời gian lao động, nâng cao tay nghề để nâng cao năng suất lao động, tăng tiền lương một cách trực tiếp.
Nhược điểm: Hình thức trả lương này dễ xảy ra tình trạng người lao động chỉ quan tâm đến số lượng mà ít chú ý tới chất lượng sản phẩm Nếu người lao động không có thái độ và ý thức làm việc tốt sẽ ít quan tâm tới tiết kiệm vật tư, hay sử dụng có hiệu quả máy móc thiết bị
1.2.2 Đối với lao động phục vụ và sửa chữa máy
Lao động phục vụ không trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng công việc của họ góp phần phục vụ, phụ trợ cho hoạt động của công nhân sản xuất Lao động phục vụ cũng góp một phần không nhỏ vào việc tăng năng suất lao động của công nhân sản xuất Nếu phục vụ tốt, điều kiện làm việc của người lao động thuật lợi, môi trường làm việc trong lành… thì NSLĐ của công nhân sản xuất sẽ tăng lên Hình thức trả lương đối với lao động phục vụ và sửa chữa máy được công ty áp dụng đó là hình trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân Tiền lương của lao động phục vụ và sửa chữa máy hàng tháng gắn với số máy phục vụ hoặc sửa chữa Ta có bảng đơn giá tiền lương sau:
Bảng 12 Đơn giá tiền lương của các loại máy
STT Loại máy Đơn giá (đồng)
Công kỹ thuật Công phục vụ
10 Các lương khác tính tương tự … …
Nguồn: Phòng lao động tiền lương 1.2.3 Đối với cán bộ quản lý các nhà máy và cán bộ nhân viên gián tiếp phòng ban
Hình thức trả lương mà công ty áp dụng đối với đối tượng này là hình thức trả lương khoán
Ban giám đốc công ty đề ra mức lương khoán cho từng nhân viên phù hợp với chức vụ và cấp bậc công việc của họ Đối với ban giám đốc của công ty:
Một số giải pháp hoàn thiện công tác thù lao lao động tại công ty
Định hướng phát triển của công ty
Một là: Tập trung mọi nguồn lực, phát triển nhanh vốn, tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, thực hiện đa dạng hóa sản phẩm, trước mắt hoàn thiện sản phẩm may thêu, sau đó mở rộng hướng sản xuất sản phẩm mới Tiếp tục mở rộng sản xuất dệt sợi, may thêu ở khu công nghiệp Đồng Văn – Hà nam Phát huy công suất tự có và đẩu tư mới, đầu tư theo chiều sâu trang thiết bị, máy móc, các dây chuyền công nghiệp phục vụ sản xuất, xây dựng và mở rộng mối quan hệ với các đối tác nước ngoài, tiến tới xuất khẩu trực tiếp để tăng kim ngạch xuất khẩu, sản xuất tối đa sản phẩm dệt sản phẩm sợi.
Hai là: Tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, áp dụng và thực hiện bộ tiêu chuẩn ISO 9001-2000, TQM, ISO14000, SA8000 để đáp ứng nhu cầu thị trường và tăng khả năng cạnh tranh.
Ba là: Tập trung nghiên cứu phát triển những sản phẩm chất lượng cao và kho cạnh tranh.
Bốn là: Bồi dưỡng, đào tạo để nâng cao trình độ tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ, trình độ quản lý để đáp úng yêu cầu của sản xuất, quản lý của nền kinh tế thị trường.
2 Định hướng về công tác thù lao của công ty
Một là: Hoàn thiện công tác trả lương của công ty, điều chính mức lương cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của nên kinh tế chung, để ổn định cuộc sống của người lao động, giúp họ yên tâm công tác, trong điều kiện cho phép của doanh nghiệp
Hai là: Ngoài công tác tiền lương, công ty còn tập trung cải thiện điều kiện môi trường làm việc, môi trường làm việc thực sự thoải mái, thực sự chuyên nghiệp, bắt kịp với công nghệ, sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong công tác quản lý
Ba là: Xây dựng công tác tiền thưởng hấp dẫn hơn, hợp lý hơn với nhiều mức thưởng hơn để khuyến khích người lao động nâng cao hơn nữa năng suất, như tinh thần hăng say trong lao động.
Bốn là: Làm tốt công tác phúc lợi, chế độ đãi ngộ đối với người lao động, quan tâm hơn nữa tới mức sống, nhu cầu thực tế của người lao động, những khó khăn vướng mắc trong cuộc sống hàng ngày, cũng như trong quá trình làm việc.
Năm là: Thu hút hấp dẫn người lao động, nhân tài đến với công ty nhiều hơn nữa, để môi trường làm việc của công ty trở lên cạnh tranh hơn, năng động hơn Và thực sự trở thành nơi có thể trưng dụng được người tài Cũng như có chính sách đào tạo hợp lý, phát huy khả năng của người lao động với chi phí thấp hơn.
3 Một số mục tiêu cụ thể của công ty trong giai đoạn 2008- 2010
Với việc đầu tư xây dựng thêm nhà máy Dệt Hà Nam năm 2005 thì quy mô sản xuất của Công ty ngày càng tăng, Công ty có điều kiện sản xuất các sản phẩm chất lượng cao phục vụ cho việc xuất khẩu sang các nước phát triển như Mỹ, Nhật, EU…Bên cạnh đó thì các nhà máy Dệt Hà Nội, Nhà máy May thêu Hà Nội, nhà máy Sợi Hà Nội được đầu tư nâng cao chất lượng máy móc thiết bị, nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên đồng thời tích cực nghiên cứu tìm và mở rộng thị trường trong và ngoài nước Công ty phấn đấu trong giai đoạn tới đạt một số chỉ tiêu như tong bảng dưới đây:
Bảng16 Phương hướng sản xuất của Công ty giai đoạn 2008 - 2010
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2008 2009 2010
Sản lượng sợi Triệu tấn/năm 4,6 4,6 4,6
Sản lượng vải Triệu mét/năm 5,5 7,3 7,3
Sản phẩm may Nghìn sản phẩm 750 1.875 1.875
Sản phẩm thêu Tỷ mũi 19 19 19
Sản phẩm KD Tỷ đồng 19 20 25
Tổng doanh thu Tỷ đồng 200 250 300
Vốn điều lệ Tỷ đồng 46 49 50
(Nguồn:Phòng kế hoạch thị trường )
Trong giai đoạn 2008-2010 công ty dự định hòan tất dây chuyền công nghệ sản xuất sợi chất lượng cao công suất 3000 tấn /năm Để dây chuyền đi vào hoạt động cần một đội ngũ nhân lực lớn và vốn đầu tư từ nhiều nguồn khác Trong đó chủ yếu là vốn vay ngân sách nhà nước
Một số giải pháp hoàn thiện công tác thù lao lao động tại công ty
Để thực hiện được mục tiêu trên, hòan thiện công tác thù lao lao động của doanh nghiệp cần phải đổi mới hoàn thiện một cách đồng bộ về mọi mặt như: Kế hoạch lao động, sản xuất tổ chức định mức lao động, hình thức và phương thức trả lương, lập kế hoạch tiền lương … chế độ phúc lợi, chính sách trợ cấp, cũng như môi trường làm việc… tất cả phải phù hợp, chính xác gắn sát với từng đối tượng lao động với kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Từ những ưu điểm và những tồn tại của công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt 19-5 Hà Nội, hoàn thiện công tác thù lao lao động được thực hiện theo các hướng sau
1 Hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm
1.1 Hoàn thiện các điều kiện trả lương sản phẩm Để hình thức trả lương theo sản phẩm thực sự phát huy tác dụng của nó, công ty cần hoàn thiện các điều kiện trả lương theo sản phẩm
* Hoàn thiện công tác định mức lao động
Muốn tính toán chính xác, công bằng tiền lương cho người lao động thì công ty phải có mức lao động chính xác có căn cứ khoa học Do đó, công ty cần thiết hoàn chỉnh công tác định mức trên cơ sở:
Phát triển đội ngũ cán bộ định mức lành nghề: các mức có chính xác và phù hợp hay không phụ thuộc vào trình độ của những người làm định mức Các cán bộ định mức không những phải có kiến thức chuyên môn mà còn phải có những hiểu biết nhất định về định mức thông qua học hỏi, nghiên cứu, kinh nghiệm Để có đội ngũ cán bộ định mức lành nghề, ông ty cần bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ định mức, tạo điều kiện cho cán bộ định mức trong việc nắm bắt tình hình thực tế, phương tiện thực hiện và các thông tin khác trong quá trình làm việc
* Hoàn thiện phương pháp xây dựng định mức Định mức lao động mới chỉ dựa trên bấm giờ thời gian tác nghiệp sản phẩm, mà chưa kết hợp giữa bấm giờ thời gian tác nghiệp sản phẩm và chụp ảnh ngày làm việc thực tế Do vậy, cần kết hợp cả hai phương pháp Bởi vì, bấm giờ bước công việc mới chỉ xác định được thời gian xác định tác nghiệp một sản phẩm, phải chụp ảnh thời gian làm việc thì mới xác định được thời gian tác nghiệp ca Từ đó xây dựng được các mức lao động chính xác Sự kết hợp hai phương pháp này không những cho phép xác định chính xác các mức lao động mà còn hoàn thiện tổ chức lao động, đúc kết các kinh nghiệp tiên tiến trong sản xuất, quản lý để phổ biến trong công ty
Theo dõi và điều chỉnh định mức trong quá trình thực hiện lao động: Do mức được xây dựng có tính không gian và thời gian nên nó chỉ đúng trong những điều kiện nhất định, do vậy mà cần phải tăng cường công tác kiểm tra, điều chỉnh việc thực hiện mức cho phù hợp với thực tế (chẳng hạn mức hao phí lao động của quản lý và phục vụ xưởng không phải lúc nào cũng bằng 10% hao phí lao động của công nhân sản xuất) Cán bộ định mức cần chú ý theo dõi thường xuyên phát hiện kịp thời và tìm nguyên nhân không hoàn thành mức hoặc vượt mức để có biện pháp điều chỉnh nhanh chóng cho phù hợp
* Hoàn thiện công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc
Tổ chức phục vụ nơi làm việc được thực hiện tốt tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện công việc của công nhân, giảm được thời gian hao phí, góp phần tăng NSLĐ và do đó tiền lương của người lao động nhận được cũng tăng lên
Về cơ bản công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc của công ty thực hiện khá tốt: cung cấp nguyên vật liệu tận nơi, tiến hành sửa chữa nhanh chóng các sự cố máy móc …Tuy nhiên, do đặc điểm sản xuất là phần lớn công việc được hoàn thành ở khu vực làm việc, nơi mà người lao động thực hiện cùng một công việc lặp đi lặp lại nhiều lần trong ca Cho nên, công ty cần chú ý hơn nữa tới tổ chức nơi làm việc(thiết kế nơi làm việc, trang bị và bố trí nơi làm việc) Bởi vì, làm việc với tư thế, cử động bất tiện cũng đồng nghĩa với năng suất và chất lượng thấp và người lao động chóng bị mệt mỏi hơn Do đó, lợi ích của những cải tiến nho nhỏ đối với những việc này cũng được nhân lên rất nhiều.Tổ chức và phục vụ nơi làm việc không những góp phần nâng cao NSLĐ, mà quan trọng hơn phải bảo vệ sức khỏe và phát triển toàn diện con người
* Hoàn thiện công tác kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm
Công tác này được tiến hành rất khắt khe và liên tục, có sự kết hợp chặt chẽ giữa tổ trưởng sản xuất, quản đốc phân xưởng và cán bộ phòng kỹ thuật-KCS. Nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm từ bán thành phẩm, thành phẩm được kiểm tra, giám sát ở từng công đoạn sản xuất
Bên cạnh việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, cần phải xem xét khả năng tiêu hao nguyên vật liệu thực tế so với định mức từng công đoạn của công việc Nếu phát hiện có hiện tượng hao hụt nguyên vật liệu so với định mức cho phép thì phải chỉ ra được những nguyên nhân và tìm cách hạn chế Đồng thời thường xuyên giáo dục ý thức lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu cho toàn bộ công nhân.
* Hoàn thiện công tác bố trí lao động
Việc bố trí lao động ở các tổ hầu như đều do các tổ tự sắp xếp, nó thường được tiến hành theo kinh nghiệm của tổ trưởng, gây ra tình trạng mất cân đối về tỷ lệ giữa công nhân chính và công nhân phụ, bố trí không hợp lý giữa cấp bậc công nhân với cấp bậc công việc.Công ty cần :Tiến hành xác định tỷ lệ công nhân chính, công nhân phụ căn cứ vào khối lượng công việc của công nhân chính và mức phục vụ của công nhân phụ.Trong từng công việc cụ thể xác định mức độ phức tạp của công việc rồi trên cơ sở đó căn cứ vào trình độ lành nghề của từng công nhân mà phân công lao động sao cho hợp lý.
1.2 Hoàn thiện cách tính lương sản phẩm
Tiền lương trả cho công nhân sản xuất có tính đến sự phù hợp giữa các đối tượng khác nhau với các chế độ trả lương sản phẩm.Tuy nhiên, để thể hiện đầy đủ nguyên tác phân phối theo số lượng và chất lượng lao động, thì phải gắn mức độ đóng góp để hoàn thành công việc của người lao động với tiền lương mà họ nhận được thông qua hệ số đóng góp Hệ số này đựơc xác định như sau:
- Xây dựng các chỉ tiêu đánh giá:
Chẳng hạn đối với công nhân sản xuất có thể đánh giá theo các chỉ tiêu sau:
STT Chỉ tiêu đánh giá Mức độ đánh giá Điểm số
1 Đảm bảo đúng ngày công chế độ
+ Từ 25 công trở lên + Từ 22-24 công + Dưới 22 công
2 Chấp hành thời giờ làm việc + Chấp hành tốt
3 Đảm bảo chất lượng sản phẩm + Bảo đảm
5 Đảm bảo vệ sinh và an toàn LĐ
- Tính điểm và xếp loại :
Người đạt từ 8 điểm trở lên được xếp loại A Hệ số 1,2
Người đạt từ 5-7 điểm được xếp loại B Hệ số 1,0
Người có số điểm dưới 5 xếp loại C Hệ số 0,7
2 Hoàn thiện việc phân tích và đánh giá thực hiện công việc
Bên cạnh các biện pháp tác động trực tiếp tới hình thức trả lương trên thì cần phải hoàn thiện công tác QTNL.Cụ thể công ty phải tiến hành phân tích công việc Lấy PTCV là công cụ để đánh giá thực hiện công việc,bởi vì các tiêu chuẩn thực hiện công việc được xây dựng trên cơ PTCV Sự đánh giá thực hiện công việc là cần thiết nhằm xác định mức độ đóng góp của mỗi người để hoàn thành công việc, từ đó mới tiền hành trả lương hợp lý
2.1 Tiến hành phân tích công việc
Mặc dù theo lý luận thì phải căn cứ vào sức lao động để xác định mức tiền lương nhưng thực tế tiền lương mà người lao động nhận được lại căn cứ vào mức lao động đóng góp (căn cứ vào số lượng chất lượng tiêu hao ) Mà thước đo số lượng và chất lượng tiêu hao chính là thời gian lao động,trình độ nghề nghiệp ( đối với lao động quản lý và phục vụ ) hoặc là số lượng và chất lượng sản phẩm được sản xuất ra (đối với công nhân trực tiếp sản xuất ).
Như vậy, để có thể chính xác số lượng và chất lượng lao động tiêu hao,cũng như tạo điều kiện để người lao động nâng cao mức lao động đóng góp thì công ty cần thực hiện công tác phân tích công việc