1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoan thien ke toan tieu thu hang hoa va xac dinh 69778

82 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 224,49 KB

Cấu trúc

  • Phần 1: Cơ sở lý luận chung về kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh (8)
    • 1.1. Những vấn đề chung về tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh (8)
      • 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản (8)
      • 1.1.2. Các phương thức tiêu thụ hàng hóa (8)
        • 1.1.2.1. Phương thức bán buôn (8)
        • 1.1.2.2. Phương thức bán lẻ (9)
        • 1.1.2.3. Phương thức bán hàng đại lý (10)
        • 1.1.2.4. Phương thức bán hàng trả chậm (10)
      • 1.1.3. Các phương thức tính giá hàng hoá (10)
        • 1.1.3.1. Phương thức tính giá hàng nhập mua (10)
        • 1.1.3.2. Phương pháp tính giá hàng xuất bán (11)
      • 1.1.4. ý nghĩa của hoạt động tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh -13 - 1.1.5. Vai trò, nhiệm vụ của kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh (13)
    • 1.2. Kế toán tiêu thụ hàng hoá tại doanh nghiệp thương mại (14)
      • 1.2.1. Kế toán giá vốn hàng bán (14)
      • 1.2.2. Kế toán doanh thu tiêu thụ hàng hoá (17)
      • 1.2.3. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu (21)
    • 1.3. Kế toán xác định kết quả kinh doanh (23)
      • 1.3.1. Kế toán chi phí bán hàng (23)
      • 1.3.2 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp (24)
      • 1.3.3. Kế toán xác định kết quả kinh doanh (25)
    • 1.4. Đặc điểm tổ chức sổ kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh (27)
    • 1.5. Đặc điểm kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh ở một số nước (0)
      • 1.5.1. So sánh giữa chuẩn mực kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh tại Việt Nam so với quốc tế (27)
      • 1.5.2. Kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ của Việt (29)
      • 1.5.3. Kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ của Việt (30)
  • Chương II: Thực trạng kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả kinh (31)
    • 2.1. Khái quát về công ty TNHH Sannam (31)
      • 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển (31)
      • 2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty (34)
      • 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại công ty (37)
      • 2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty (39)
        • 2.1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán (39)
        • 2.1.4.2. Các chính sách kế toán áp dụng tại công ty (40)
        • 2.1.4.3. Đặc điểm tổ chức sổ sách kế toán tại công ty (41)
    • 2.2. Thực trạng kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty (44)
      • 2.2.1. Kế toán tiêu thụ hàng hóa tại công ty (44)
        • 2.2.1.1. Kế toán giá vốn hàng bán (44)
        • 2.2.1.2. Kế toán doanh thu tiêu thụ (48)
        • 2.2.1.3. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu (0)
        • 2.2.1.4. Kế toán các khoản phải thu khách hàng (58)
        • 2.2.1.5. Kế toán thuế GTGT (62)
      • 2.2.2. Kế toán xác định kết quả kinh doanh (63)
        • 2.2.2.1. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp- 67 - 2.2.2.2. Kế toán xác định kết quả kinh doanh (63)
    • Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty (68)
      • 3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh (68)
        • 3.1.1. Những thành tựu (68)
        • 3.1.2. Những tồn tại (70)
      • 3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh (72)
        • 3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện (72)
        • 3.2.2. Nguyên tắc hoàn thiện (72)
        • 3.2.3. Các giải pháp hoàn thiện (73)
          • 3.2.3.1. Hoàn thiện dưới góc độ kế toán tài chính (73)
          • 3.2.3.2. Hoàn thiện dưới góc độ kế toán quản trị (78)
          • 3.2.3.3. Chiến lược của công ty trong thời gian tới (80)
  • Kết luận (81)

Nội dung

Cơ sở lý luận chung về kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh

Những vấn đề chung về tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản

Hoạt động kinh doanh thương mại: là hoạt động lưu thông phân phối hàng hóa trên thị trường buôn bán của từng quốc gia riêng biệt hoặc giữa các quốc gia với nhau Hoạt động kinh doanh thương mại bao gồm 2 lĩnh vực nội thương và ngoại thương Lưu chuyển hàng hóa trong hoạt động kinh doanh thương mại bao gồm hai giai đoạn chủ yếu là mua hàng và bán hàng

Hàng hoá: là tất cả các đối tượng được đem ra trao đổi, mua bán trên thị trường Hàng hoá có thể là hữu hình như máy móc, nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng hoặc cũng có thể là vô hình như bằng sáng chế, phát minh, giá trị về quyền sử dụng đất

Tiêu thụ hàng hóa: là quá trình thực hiện trao đổi hàng hóa, dịch vụ bằng các phương thức khác nhau Hàng hóa được coi là tiêu thụ khi doanh nghiệp chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho khách hàng, được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.

1.1.2 Các phương thức tiêu thụ hàng hoá

Bán buôn là bán hàng cho các tổ chức bán lẻ, tổ chức kinh doanh,sản xuất, dịch vụ hoặc các đơn vị nhập khẩu để tiếp tục quá trình lưu chuyển của hàng Lưu chuyển hàng hóa bán buôn được thực hiện theo hai phương thức là bán buôn qua kho và bán buôn vận chuyển thẳng.

Bán buôn hàng hóa qua kho là phương thức bán hàng thường được áp dụng với ngành hàng có đặc điểm: thời điểm giao nhận không trùng với thời điểm nhập hàng, hàng khó khai thác, hàng cần qua dự trữ Khi thực hiện phương thức kinh doanh cho các loại hàng này, doanh nghiệp cần có kế hoạch dự trữ tốt và tiến độ giao nhận hàng đúng để tránh ứ đọng gây tốn kém chi phí dự trữ, bảo quản, giảm sút chất lượng hàng.

Bán buôn vận chuyển thẳng là phương thức bán hàng không qua kho, bao gồm bán buôn vận chuyển thẳng có tham gia thanh toán và bán buôn vận chuyển thẳng không tham gia thanh toán Trường hợp bán thẳng có tham gia thanh toán thì doanh nghiệp phải tổ chức quá trình mua hàng, bán hàng, thanh toán tiền hàng mua, tiền hàng đã bán với nhà cung cấp và khách hàng của doanh nghiệp Còn bán buôn vận chuyển thẳng không tham gia thanh toán thực chất là hình thức môi giới trung gian trong quan hệ mua bán, doanh nghiệp chỉ phản ánh tiền hoa hồng môi giới cho việc mua hoặc bán, không được ghi nhận nghiệp vụ mua hoặc bán hàng.

Dù bán theo phương thức nào thì thời điểm để doanh nghiệp kết thúc nghiệp vụ bán hàng là thời điểm giao nhận quyền sở hữu hàng hóa và hoàn tất các thủ tục bán hàng Thay vì mất quyền sở hữu về hàng hóa bán, doanh nghiệp được quyền sở hữu về khoản tiền thu bán hàng hoặc khoản nợ đối với khách hàng mua của mình.

Bán lẻ hàng hóa là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng, hàng hóa ra khỏi lĩnh vực lưu thông và đi vào lĩnh vực tiêu dùng Có các hình thức bán lẻ sau:

Hình thức bán lẻ thu tiền tại chỗ: theo hình thức này, nhân viên bán hàng đồng thời thực hiện chức năng, nhiệm vụ thu tiền của một nhân viên thu ngân

Hình thức bán lẻ thu tiền tập trung: có đặc trưng khác về mặt tổ chức quầy bán so với hình thức thu tiền tại chỗ Tại điểm bán (quầy, cửa hàng ), nhân viên bán hàng và nhân viên thu ngân thực hiện độc lập công việc với nhau

Hình thức bán hàng tự chọn: theo hình thức này, khách hàng sẽ tự lựa chọn hàng hóa, sau đó mang đến bộ phận thu tiền để thanh toán Hình thức này thường xuất hiện trong các siêu thị và các cửa hàng tự chọn.

1.1.2.3 Phương thức bán hàng đại lý.

Theo phương thức này, doanh nghiệp sẽ giao hàng cho các cơ sở nhận đại lý, ký gửi để các cơ sở này trực tiếp bán hàng Doanh nghiệp vẫn nắm quyền sở hữu hàng hóa của mình cho đến khi cơ sở đại lý bán được hàng và thanh toán tiền hàng hoặc chập nhận thanh toán thì hàng hóa của doanh nghiệp mới được coi là tiêu thụ Khi đó, doanh nghiệp phải trả một khoản hoa hồng nhất định cho cơ sở đại lý.

1.1.2.4 Phương thức bán hàng trả chậm

Theo phương thức này, khi giao hàng cho người mua thì lượng hàng chuyển giao được coi là tiêu thụ Người mua sẽ thanh toán lần đầu ngay tại thời điểm mua một phần, số tiền còn lại sẽ trả dần và phải chịu một khoản lãi nhất định Thông thường, số tiền ở các kỳ bằng nhau, trong đó bao gồm một phần doanh thu gốc và một phần lãi suất trả chậm Khoản lãi trả góp được phân bổ dần vào doanh thu hoạt động tài chính ở các kỳ sau.

1.1.3 Các phương thức tính giá hàng hoá

1.1.3.1 Phương thức tính giá hàng nhập mua

Giá thực tế nhập kho của hàng mua bao gồm giá mua ghi trên hoá đơn và các phí tổn khi mua hàng Ngoài ra, còn căn cứ vào thoả thuận về giá cả giữa các bên trong hợp đồng kinh tế để tính ra giá cuối cùng thực tế nhập

Giá thực tế hàng nhập =

Giá mua ghi trên hoá đơn

Thuế nhập khẩu (nếu có)

CKTM, Giảm giá hàng mua mua Trong trường hợp hàng mua là hàng nhập khẩu thì doanh nghiệp cần tính thêm cả thuế nhập khẩu Công thức tính giá hàng nhập mua như sau:

1.1.3.2 Phương pháp tính giá hàng xuất bán.

Kế toán tiêu thụ hàng hoá tại doanh nghiệp thương mại

1.2.1 Kế toán giá vốn hàng bán

Giá vốn hàng bán là một chỉ tiêu quan trọng để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ Giá vốn hàng bán có thể được tính theo một trong các phương pháp: nhập trước xuất trước, nhập sau xuất trước, giá đơn vị bình quân, giá hạch toán như đã đề cập ở trên. Để theo dõi giá vốn hàng bán, kế toán sử dụng hệ thống các tài khoản sau:

Tài khoản 156 - Hàng hoá: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các loại hàng hoá tại doanh nghiệp. Kết cấu tài khoản 156 như sau:

Bên nợ: Trị giá hàng nhập trong kỳ hoặc thừa khi kiểm kê

Bên có: Trị giá hàng xuất trong kỳ hoặc thiếu khi kiểm kê

Dư nợ: Trị giá hàng tồn đầu kỳ hoặc cuối kỳ.

Tài khoản 156 có 2 tài khoản cấp 2:

TK 1561: Giá mua hàng hoá

TK 1562: Chi phí mua hàng

Tài khoản 157 - Hàng gửi bán: Tài khoản này được sử dụng để phản ánh trị giá của hàng hoá mang đi gửi.

Kết cấu TK 157 như sau:

Bên nợ: Trị giá thực tế của hàng hoá gửi bán

Bên có: Trị giá thực tế của hàng hoá gửi đi bán đã xác định là tiêu thụ.

Dư nợ: Trị giá hàng hoá gửi đi bán chưa được xác định là tiêu thụ đến cuối kỳ.

Tài khoản 611 - Mua hàng: dùng để phản ánh biến động của hàng hoá trong kỳ theo phương pháp kiểm kê định kỳ Kết cấu TK 611 như sau:

Bên nợ: Trị giá hàng nhập mua trong kỳ hoặc tồn đầu kỳ

Bên có: Trị giá hàng xuất bán trong kỳ tồn cuối kỳ

Tài khoản này cuối kỳ không có số dư.

Tài khoản 632 - Giá vốn hàng bán: Tài khoản này phản ánh trị giá thực tế của số hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ Kết cấu tài khoản 632:

Tiêu thụ hàng qua kho

Hàng gửi bán, gửi đại lý

Trị giá hàng gửibán đã tiêu thụ

Bán buôn vận chuyển thẳng tham gia thanh toán

Trích lập dự phòng giảm giá

HTK Chi phí mua hàng

Hàng bán bị trả lại

Bên nợ: Giá vốn của hàng hoá tiêu thụ trong kỳ

Bên có: Kết chuyển giá vốn của hàng hoá đã tiêu thụ trong kỳ

Tài khoản này cuối kỳ không có số dư.

Quy trình hạch toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kê khai thường xuyên được thực hiện theo sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 1.01: Quy trình hạch toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kê khai thường xuyên

Trị giá hàng mua trong kỳ

Theo phương pháp kiểm kê định kỳ, giá vốn của hàng tiêu thụ không ghi theo từng nghiệp vụ bán hàng mà được ghi 1 lần vào cuối kỳ thông qua kết quả kiểm kê Việc hạch toán được thực hiện theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.02: Quy trình hạch toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kiểm kê định kỳ.

1.2.2 Kế toán doanh thu tiêu thụ hàng hoá

Doanh thu là tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của lợi ích kế toán doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được.

Doanh thu bán hàng được ghi nhận theo quy định của chuẩn mực kế toán số 14 - Doanh thu và thu nhập khác như sau:

- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua.

- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn

- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng

- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

Chứng từ sử dụng: Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng thông thường, bảng kê bán lẻ hàng hóa, phiếu thu, phiếu chi, giấy báo có, báo nợ của ngân hàng, hợp đồng thanh toán, phiếu xuất kho

Tài khoản sử dụng: Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ TK 511 có các tài khoản cấp 2 như sau:

TK 5111- Doanh thu bán hàng hoá

TK 5112- Doanh thu bán thành phẩm

TK 5113- Doanh thu cung cấp dịch vụ

TK 5117- Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư

Bên nợ: Doanh thu thuần và các khoản giảm trừ doanh thu

Bên có: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thực tế phát sinh Tài khoản này cuối kỳ không có số dư.

Kế toán doanh thu tiêu thụ theo phương pháp kê khai thường xuyên, thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ được thực hiện theo các sơ đồ sau:

- Đối với phương thức bán buôn, bán lẻ hàng hóa (sơ đồ 1.03):

- Đối với phương thức bán hàng trả góp (sơ đồ 1.04):

- Đối với phương thức bán hàng đại lý (sơ đồ 1.05):

- Đối với phương thức hàng đổi hàng (sơ đồ 1.06):

Các khoản thuế tính trên DT DT tiêu thụ hàng hoá

Các khoản giảm trừ DT

Tổng số tiền phải thu

Thu tiền ở các kỳ sau

Khoản thu ngay bằng tiền

Sơ đồ 1.03: Quy trình hạch toán doanh thu tiêu thụ hàng hoá theo phương thức bán buôn, bán lẻ

Sơ đồ 1.04: Quy trình hạch toán doanh thu tiêu thụ hàng hoá theo phương thức bán hàng trả góp

Hàng gửi đại lý Khi hàng gửi đại lý bán được

DTBH đại lý Phí hoa hồng trả cho đại lý

VAT đầu ra VAT đầu vào được được khấu trừ

TK 003 Khi nhận hàng đại lý Khi quyết toán hàng đại lý

Hoa hồng bán hàng Toàn bộ tiền hàng thu được

VAT đầu ra được hưởng

Thanh toán tiền hàng cho đại lý

Sơ đồ 1.05: Quy trình hạch toán doanh thu tiêu thụ hàng hoá theo phương thức bán hàng đại lý

DT hàng xuất đi trao đổi GT hàng nhận đổi về

VAT hàng xuất VAT hàng nhận

Số tiền CL nhận về

Số tiền CL trả thêm

Sơ đồ 1.06: Quy trình hạch toán doanh thu tiêu thụ hàng hoá theo phương thức hàng đổi hàng.

1.2.3 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu

Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, và hàng bán bị trả lại.

Chiết khấu thương mại: là khoản đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho khách hàng mua hàng với số lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trong hợp đồng kinh tế.

Tài khoản sử dụng: TK 521- Chiết khấu thương mại

Kết cấu tài khoản 521 như sau:

Bên nợ: Số CKTM đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng.Bên có: Kết chuyển CKTM để giảm trừ vào doanh thu trong kỳTài khoản này cuối kỳ không có số dư. trừ doanh thu

Các khoản giảm trừ DT

Hàng bán bị trả lại: là số hàng bán đã tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại do hàng bị mất, kém phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách hay vi phạm các cam kết trong hợp đồng kinh tế.

TK sử dụng: TK 531- Hàng bán bị trả lại Kết cấu TK 531như sau: Bên nợ: Trị giá hàng bán bị trả lại

Bên có: Kết chuyển trị giá hàng bán bị trả lại để giảm trừ vào doanh thu trong kỳ Tài khoản 531 cuối kỳ không có số dư.

Giảm giá hàng bán: là khoản giảm trừ được người bán chấp thuận trên giá đã thỏa thuận cho số hàng đã bán do kém phẩm chất hay không đúng quy cách theo hợp đồng kinh tế quy định.

Tài khoản sử dụng: TK 532- Giảm giá hàng bán

Kết cấu tài khoản 532 như sau:

Bên nợ: Các khoản giảm giá hàng bán đã chấp nhận cho người mua Bên có: Kết chuyển các khoản giảm giá để giảm trừ vào doanh thu Tài khoản này cuối kỳ không có số dư.

Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu được thực hiện theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.07: Quy trình hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu Đối với các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì trong giá vốn của hàng hóa mua vào, trong doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu đều bao gồm thuế GTGT Số thuế GTGT cuối kỳ phải nộp được trừ vào doanh thu bán hàng để tính doanh thu thuần, cụ thể bút toán phản ánh như sau:

Nợ TK 511: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp

Kế toán xác định kết quả kinh doanh

1.3.1 Kế toán chi phí bán hàng

Chi phí bán hàng là những khoản chi phí phát sinh có liên quan đến hoạt động tiêu thụ hàng hóa trong kỳ Chi phí bán hàng bao gồm:

Chi phí nhân viên bán hàng

Chi phí vật liệu bao bì

Chi phí công cụ, dụng cụ, đồ dùng

Chi phí khấu hao TSCĐ

Chi phí dịch vụ mua ngoài

Chi phí khác bằng tiền

Tài khoản sử dụng: TK 641 - Chi phí bán hàng Tài khoản này được mở chi tiết cho từng nội dung chi phí ở trên

Kết cấu tài khoản 641 như sau:

Bên nợ: Chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ.

Bên có: Kết chuyển chi phí bán hàng sang TK 911

Tài khoản này cuối kỳ không có số dư.

Quy trình hạch toán chi phí bán hàng được tiến hành theo sơ đồ sau:

CP nhân viên BH Giá trị thu hồi ghi giảm chi phí

CP bao bì, VL, CCDC

Sơ đồ 1.08: Quy trình hạch toán CPBH

1.3.2 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí quản lý doanh nghiệp là một loại chi phí thời kỳ Cũng giống như chi phí bán hàng, chi phí QLDN được bù đắp bởi khoản thu nhập từ các hoạt động kinh doanh hàng hóa, hoạt động tài chính thuộc kỳ xác định kết quả Nội dung chi phí QLDN cũng bao gồm các yếu tố như chi phí bán hàng Tuy vậy, công dụng chi phí của các yếu tố có sự khác nhau Chi phí QLDN phản ánh các khoản chi chung cho quản lý văn phòng và các khoản chi kinh doanh không xác định rõ là chi cho bộ phận nào trong doanh nghiệp. Tài khoản sử dụng: TK 642- Chi phí QLDN Tài khoản này được mở chi tiết cho từng nội dung chi phí tương tự như chi phí bán hàng.

Dự phòng nợ phải thu khó

CP nhân viên QLDN Giá trị thu hồi ghi giảm chi phí

CP bao bì, VL, CCDC

Phí, lệ phí phải nộp

LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụDTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ = _ GVHB

Bên nợ: Tập hợp các chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ. Bên có: Kết chuyển chi phí QLDN sang TK 911

Tài khoản này cuối kỳ không có số dư Quy trình hạch toán chi phí QLDN được tiến hành theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.09: Quy trình hạch toán CP QLDN

1.3.3 Kế toán xác định kết quả kinh doanh

Tại các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, kết quả kinh doanh là rất quan trọng Mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp này là tối đa hóa lợi nhuận, tìm kiếm thị trường tiêu thụ hàng hóa rộng lớn Kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả của hoạt động tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ và hoạt động tài chính được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

LN thuần từ HĐKDLN gộp về BH và cung cấp DVDThu

K/c DTTC, Thu nhập khác K/c CPTC, chi phí khác

K/c lỗ từ hoạt động KD

K/c lãi từ hoạt động KD

LN hoạt động khác = Thu nhập khác - Chi phí khác.

LNTT = LN thuần từ HĐKD + LN hoạt động khác

LNST = LNTT – Chi phí thuế TNDN

Tài khoản sử dụng: TK 911 “Xác định kết quả hoạt động kinh doanh” Kết cấu tài khoản 911 như sau:

Bên nợ: GVHB và các loại chi phí phát sinh trong kỳ

Lãi từ hoạt động kinh doanh Bên có: Các loại doanh thu phát sinh trong kỳ

Lỗ từ hoạt động kinh doanh

Quy trình hạch toán xác định kết quả kinh doanh được thực hiện theo sơ đồ:

Sơ đồ 1.10: Quy trình hạch toán xác định kết quả kinh doanh

Đặc điểm kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh ở một số nước

Sổ kế toán là công cụ ghi chép, hệ thống hóa thông tin từ các chứng từ kế toán để từ đó lập các báo cáo kế toán cho phù hợp Có 2 loại sổ kế toán là sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.

Về sổ kế toán chi tiết: các sổ chi tiết bán hàng và sổ chi tiết giá vốn được mở riêng cho từng loại hàng hóa tiêu thụ trong kỳ Cơ sở để ghi sổ là các phiếu nhập, phiếu xuất, biên bản kiểm nghiệm hàng hóa, hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng thông thường Mỗi chứng từ được ghi 1 dòng trên sổ chi tiết.

Về sổ kế toán tổng hợp: có 4 hình thức ghi sổ chủ yếu là: Nhật ký chung, Nhật ký sổ cái, Chứng từ ghi sổ và Nhật ký chứng từ Doanh nghiệp cần căn cứ vào qui mô cũng như đặc điểm hoạt động kinh doanh của mình mà lựa chọn hình thức kế toán ghi sổ cho phù hợp nhằm cung cấp thông tin kế toán kịp thời, chính xác.

1.5 Đặc điểm kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ ở một số nước 1.5.1 So sánh giữa chuẩn mực kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh tại Việt Nam so với quốc tế.

Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam ngày càng hoàn thiện không những để đáp ứng cho nhu cầu trong nước mà ngày càng phù hợp với hệ thống kế toán quốc tế tạo điều kiện cho quá trình hợp tác kinh tế quốc tế.

* Chuẩn mực kế toán quốc tế 02 - Hàng tồn kho (ISA 02) quy định về các phương pháp tính giá hàng xuất kho về cơ bản là giống với chuẩn mực kế toán 02 - hàng tồn kho của Việt Nam, bao gồm các phương pháp: giá thực tế đích danh, phương pháp bình quân gia quyền, nhập trước xuất trước Một doanh nghiệp phải sử dụng thống nhất với tất cả các HTK có cùng bản chất và công dụng Tuy nhiên, nếu các HTK có bản chất và công dụng khác nhau có thể xem xét vận dụng cho phù hợp Chuẩn mực kế toán về HTK quy định: HTK phải được ghi nhận theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá thực tế có thể thực hiện được theo nguyên tắc thận trọng.

Giá gốc HTK bao gồm tất cả chi phí thu mua, chi phí chế biến và các chi phí khác phát sinh để có được HTK ở thời điểm và trạng thái hiện tại.

Chi phí dịch vụ bao gồm tất cả các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến việc cung cấp dịch vụ.

* Chuẩn mực kế toán quốc tế số 18- Doanh thu (ISA 18) qui định về doanh thu được phân biệt với các thu nhập khác, tiêu chí ghi nhận doanh thu và việc ghi nhận doanh thu là tương đối giống với chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 - Doanh thu và thu nhập khác, cụ thể như sau:

Doanh thu cần được tính theo giá trị hợp lý của khoản tiền nhận được. Chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán được trừ vào doanh thu để xác định giá trị hợp lý Tuy nhiên chiết khấu thanh toán không được tính giảm vào doanh thu

Khi hàng hoá hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy những hàng hoá hoặc dịch vụ khác có tính chất và giá trị tương đương thì không có khoản ghi nhận doanh thu Còn khi hàng hoá hoặc dịch vụ được cung cấp để đổi lấy những hàng hoá hoặc dịch vụ không tương tự thì doanh thu được tính theo giá trị hợp lý của hàng hoá và dịch vụ nhận được.

- Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi:

Những rủi ro và lợi ích quan trọng gắn liền với quyền sở hữu hàng hoá được chuyển sang cho người mua.

Doanh nghiệp không tiếp tục tham gia quản lý quyền sở hữu cũng không kiểm soát hàng bán ra.

Giá trị doanh thu có thể được tính toán một cách đáng tin cậy.

Doanh nghiệp có khả năng sẽ thu được lợi ích kinh tế từ việc bán hàng. Chi phí liên quan đến giao dịch được tính toán một cách đáng tin cậy

1.5.2 Kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ của Việt Nam so với kế toán Pháp.

Kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ ở Pháp có điểm giống với kế toán Việt Nam là: Phần chiết khấu thanh toán cho khách hàng mặc dù đã trừ vào tổng tiền trên hóa đơn nhưng vẫn được tính vào giá bán hàng và được hạch toán như một khoản chi phí tài chính Tuy nhiên có một số điểm khác với kế toán Việt Nam như sau:

Khi doanh nghiệp Pháp xuất hàng bán cho khách hàng thì tiến hành viết hoá đơn báo đòi yêu cầu khách hàng thanh toán số tiền còn trả cho doanh nghiệp, khi khách hàng trả lại hàng bán hay được giảm giá thì doanh nghiệp tiến hành lập hoá đơn báo có để thanh toán tiền hàng cho khách hàng Còn kế toán Việt Nam hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá khi sử dụng hoá đơn GTGT

Khi xuất hàng bán cho khách, hàng xuất bán bị khách hàng trả lại do không đạt yêu cầu về chất lượng, kế toán Pháp ghi bút toán đảo lại bút toán hàng xuất bán chứ không hạch toán riêng vào tài khoản hàng bán bị trả lại như kế toán Việt Nam.

Kế toán Pháp áp dụng 3 phương pháp tính giá xuất là phương pháp nhập trước xuất trước, phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ, phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập thì kế toán Việt Nam còn sử dụng thêm phương pháp nhập sau xuất trước.

Thực trạng kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả kinh

Khái quát về công ty TNHH Sannam

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Sau những năm đất nước đổi mới, thực hiện chủ trương của nhà nước trong việc khuyến khích, mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ tạo doanh thu, việc làm trong nhân dân, nhiều doanh nghiệp đã được thành lập trên cả nước Công ty Ngôi Sao Bắc Âu cũng được thành lập trên tinh thần đó vào năm 1994 để đáp ứng nhu cầu du lịch và dịch vụ phục vụ con người Lúc đó, công ty là một đơn vị mang tính pháp nhân đầy đủ.

Với sự góp vốn của 4 cổ đông, công ty đã tồn tại và phát triển không ngừng trong các lĩnh vực kinh doanh của mình như: du lịch, dịch vụ, kinh doanh nhà hàng, máy móc, thiết bị Trong đó lĩnh vực chủ yếu là kinh doanh nhà hàng Lĩnh vực này trong những năm đầu đã mang lại lợi nhuận đáng kể cho công ty. Đến năm 1998, công ty có sự thay đổi về tổ chức Một bộ phận các cổ đông tách ra khỏi công ty và kết hợp với một số cá nhân khác để tự thành lập một công ty mới lấy tên là Công ty TNHH SANNAM.

Công ty TNHH SANNAM được thành lập theo Giấy chứng nhận kinh doanh số 070318 cấp ngày 30/11/1998 của trọng tài kinh tế thành phố Hà Nội.Công ty là một thực thể kinh tế hoạt động độc lập trong nền kinh tế thị trường, có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng, có tài khoản tại ngân hàng Công ty hoạt động theo pháp luật Nhà nước nói chung, luật Doanh nghiệp và luật Thương mại nói riêng Căn cứ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 070318 cấp ngày 30/11/1998, ngành nghề kinh doanh và lĩnh vực hoạt động của công ty SANNAM như sau:

Buôn bán máy móc, thiết bị, chuyển giao công nghệ.

Dịch vụ khoa học, kỹ thuật, lắp đặt, sửa chữa, bảo hành, hướng dẫn vận hành máy móc, thiết bị kỹ thuật.

Dịch vụ cho thuê nhà ở, văn phòng

Dịch vụ cho thuê tài sản.

Nhiệm vụ của công ty là tổ chức nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, khai thác nhập hàng hợp lý, bán buôn, bán lẻ hàng hóa, tuyên truyền, giới thiệu, quảng cáo hàng, tổ chức dự trữ, bảo quản hàng hóa, bảo đảm lưu thông hàng hóa diễn ra thường xuyên, liên tục và ổn định, mở rộng thị trường tiêu thụ, quản lý và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả Bên cạnh đó, công ty còn làm tròn nghĩa vụ kinh tế đối với nhà nước thông qua các chỉ tiêu giao nộp hàng năm

Có thể thấy sự trưởng thành, phát triển của công ty qua 2 giai đoạn:

Giai đoạn đầu: từ năm 1998 đến năm 2003: đây là giai đoạn xây dựng, trưởng thành và bước đầu phát triển, công ty gặp rất nhiều khó khăn về nguồn nhân lực, về cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như về vốn kinh doanh. Tuy nhiên, do được tách ra từ công ty Ngôi Sao Bắc Âu nên công ty có một lợi thế là quan hệ thị trường vẫn được giữ nguyên, công ty tiếp tục giữ vững mối quan hệ với những khách hàng quen thuộc Kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn này được thể hiện qua một số chỉ tiêu sau:

Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003

Biểu số 2.01 : Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 1999 -2003

Giai đoạn sau ( từ năm 2004 đến nay): công ty đã có những bước tiến đáng kể, hoạt động có hiệu quả cao, các vấn đề về nhân lực, vật lực đều được giải quyết kịp thời, đảm bảo tiến độ công việc Tốc độ tăng trưởng được thể hiện qua bảng thống kê sau:

Biểu số 2.02 : Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2004 - 2007

Từ bảng số liệu ta thấy công ty là đơn vị kinh doanh có hiệu quả và năm nào làm ăn cũng có lãi Các chỉ tiêu như Doanh thu, Lợi nhuận sau thuế và Vốn kinh doanh có xu hướng tăng qua các năm với tốc độ tăng khá nhanh cho thấy công ty đang ngày càng lớn mạnh, quy mô cũng được mở rộng với nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau, uy tín công ty ngày một nâng cao đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành công nghệ nói riêng và sự phát triển của đất nước nói chung trong thời đại mới.

Trong 10 năm qua, tuy không phải là thời gian dài nhưng công ty đã khẳng định được vị trí và vai trò của mình trong cơ chế thị trường, luôn đi đầu trong lĩnh vực công nghệ Công ty đã trưởng thành vượt bậc về mọi mặt, phát triển ổn định qua mỗi năm Nhờ sự phấn đấu bền bỉ, tự lực tự cường, phát huy nội lực, tận dụng tốt các cơ hội, công ty đã vượt qua những thời điểm khó khăn, thực hiện những nhiệm vụ vô cùng to lớn, ảnh hưởng sâu sắc không chỉ tới hoạt động thương mại nói riêng mà còn có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng tới nhiều mặt của đời sống xã hội Với khát vọng được lao động sáng tạo để làm giàu cho doanh nghiệp và cho đất nước, các thành viên Ban lãnh đạo công ty đã phấn đấu không mệt mỏi hơn mười năm qua để đưa công ty ngày một phát triển SANNAM đến nay đã trở thành một thương hiệu mạnh trên thị trường và tự hào với rất nhiều các thành tích và giải thưởng đã đạt được.

Cũng như các doanh nghiệp khác, mục đích kinh doanh của công ty TNHH SANNAM chính là tối đa hóa lợi nhuận Mục tiêu cụ thể của công ty trong thời gian tới là tiếp tục duy trì và nâng cao tốc độ tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận, mở rộng quy mô, tìm kiếm và tiếp cận thị trường tiêu thụ hàng hóa, tiến hành đa dạng hóa các ngành nghề kinh doanh Đồng thời, cần có những chính sách về quản lý, đào tạo, bồi dưỡng lao động, chính sách lương, thưởng hợp lý để khuyến khích người lao động, chính sách kiểm soát tài chính chặt chẽ từ trên xuống dưới tạo ra một cơ chế tài chính lành mạnh.

2.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty. Đối tượng kinh doanh chủ yếu của công ty là bán buôn, bán lẻ các loại máy móc thiết bị trên thị trường trong nước cũng như quốc tế, chủng loại hàng hoá của công ty rất phong phú, đa dạng Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty là:

Máy gia công kim loại tấm, bao gồm: máy sấn tôn, máy cắt tôn, máy lốc tôn, máy cắt đột liên hợp, máy ép thuỷ lực, máy thép uốn hình

Máy công cụ: máy phay, máy tiện, máy khoan, máy mài phẳng, máy mài trục khuỷ, máy cán ren

Thiết bị xử lý bề mặt kim loại như: dây truyền sơn, buồng sơn, Buồng sấy, máy phun cát, thiết bị phun, tẩy, rửa, sấy

Các thiết bị khác như: thiết bị hàn, cắt, thiết bị nâng, hạ, thiết bị đúc kim loại

Vật tư và phụ tùng

Công ty cũng có kèm theo dịch vụ sau bán hàng để thu hút và tăng thêm uy tín với khách hàng như: dịch vụ lắp đặt chạy thử và vận hành thiết bị, dịch vụ sửa chữa bảo hành miễn phí 12 tháng, dịch vụ bảo trì dài hạn theo hợp đồng

Về giá cả: công ty luôn cố gắng điều chỉnh giá cả phù hợp với sự biến động của thị trường Bên cạnh đó cũng tuỳ thuộc vào tình hình tiêu thụ từng mặt hàng Đối với những mặt hàng khan hiếm, công ty có thể nâng giá đến mức cho phép để tăng thêm doanh thu Ngược lại đối với những hàng hoá tồn đọng, tiêu thụ kém, công ty có biện pháp hạ giá thành để kích cầu Nếu khách hàng mua nhiều, công ty cũng có những chính sách ưu đãi nhất định như giảm giá bán hoặc khuyến mãi Phương thức thanh toán của công ty rất đa dạng. Tuỳ vào thoả thuận giữa hai bên trong hợp đồng kinh tế mà có các hình thức thanh toán khác nhau Đối với những khách hàng lẻ vãng lai thì thường là thanh toán ngay bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản Còn đối với những hợp đồng dự án lớn có thể thực hiện thanh toán ngay toàn bộ bằng tiền mặt, đặt trước một phần hoặc thanh toán chậm trong một khoảng thời gian nhất định, cũng có thể là bù trừ công nợ Công ty chấp nhận mọi hình thức thanh toán có thể để tìm mọi cách thu hút khách hàng tốt nhất.

Về thị trường tiêu thụ: công ty là đại diện độc quyền tại Việt Nam và nhiều nước châu Á cho nhiều hãng, tập đoàn lớn trên thế giới như: HACO (Anh, Pháp, Bỉ), LÔEC, PPAFF (Đức), VERNET (Pháp), IMCAR (Italy), SICMI (Italy), FRONIUS (Áo), ALZMETAL (Đức), SAPORITI (Italy), LDC ( Mỹ), AZ ( Italy), BEGIGN (Đài Loan), YUNNAN (Trung Quốc), Trên thị trường Việt Nam, công ty được đánh giá là một trong những công ty hàng đầu, thành công và nổi tiếng trong lĩnh vực máy móc gia công kim loại, thiết bị gia công cơ khí và thiết bị kỹ thuật Khách hàng của công ty phần lớn là các nhà máy Quốc phòng, các Tổng công ty lớn và khối các Trường Đại học,trường dạy nghề, dạy học Các dự án Công ty triển khai đa phần là các dự án

Kế hoạch bán hàng, đơn đặt hàng, Hợp đồng mua hàng

Mua hàngNhập kho hàng hóa hoặc giao cho khách hàngBán hàngThanh lý hợp đông kinh tế đầu tư nâng cấp TSCĐ Còn trên thị trường quốc tế, công ty cũng được phía đối tác nước ngoài đánh giá rất cao

Về tổ chức quá trình kinh doanh hàng hóa: quy trình hoạt động kinh doanh của công ty có thể khái quát như sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.01: Quá trình hoạt động kinh doanh

Quá trình hoạt động hàng hóa trong công ty bao gồm hai giai đoạn quan trọng đó là quá trình mua hàng và quá trình bán hàng.

Thực trạng kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty

2.2.1 Kế toán tiêu thụ hàng hóa tại công ty.

2.2.1.1 Kế toán giá vốn hàng bán

Việc tính giá vốn hàng hóa tiêu thụ tại công ty được tính theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ Theo đó mỗi khi xuất bán hàng hóa trong kỳ, giá vốn chưa được xác định, công ty chỉ quan tâm đến khối lượng và đơn giá của các mặt hàng chứ không quan tâm đến giá vốn Cuối tháng mới tính được giá vốn hàng xuất kho thông qua đơn giá trung bình tháng.

Giá đơn vị bình quân T3 GTT đầu T3 + Giá nhập thực tế trong T3

Số lượng tồn đầu T3 + Số lượng nhập trong T3 64.655.808 + 428 824.406

Ví dụ: Căn cứ vào sổ chi tiết hàng hoá tháng 3 năm 2008 kế toán tính được giá xuất bán của Máy hàn Tubo 195 như sau:

Số lượng tồn kho đầu kỳ là: 32 chiếc giá trị 64.655.808đ

Tổng giá trị nhập trong kỳ là: 200 chiếc giá trị 428.824.406đ

Giá đơn vị bình quân dự trữ cả kỳ của Máy hàn Tubo 195 là:

Cuối tháng sau khi xác định được giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ của từng mặt hàng, kế toán sẽ ghi vào cột đơn giá xuất kho và điền vào sổ chi tiết hàng hóa (biểu số 2.03).

Quy trình ghi sổ chi tiết giá vốn hàng bán như sau : Khi có nghiệp vụ bán hàng, kế toán lập phiếu xuất kho (biểu số 2.04) Sau đó chuyển xuống cho thủ kho làm thủ tục xuất hàng và làm căn cứ để ghi thẻ kho cho số lượng hàng xuất bán (biểu số 2.05) Do công ty áp dụng giá bình quân cả kỳ dự trữ để tính giá hàng xuất kho nên tại thời điểm lập phiếu xuất kho chưa có thông tin gì về giá thực tế của hàng xuất bán nên ở cột Đơn giá và Thành tiền sẽ để trống.Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên: liên 1 lưu ở bộ phận lập phiếu, liên 2 thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho, liên 3 giao cho khách hàng

Tài khoản 156 Tên hàng hoá: Máy hàn Tubo 195

Từ ngày 01/03/2008 đến ngày 31/03/2008 hiệu Số Ngày tháng Số l ợ ng Đ ơn giá Thành tiền Số l ợ ng Đ ơn giá Thành tiền Số l ợ ng Thành tiền

Chứng từ Nhập Xuất Tồn

TK§ ¦Diễn giải Đơn vị: Công ty TNHH SANNAM Mẫu số 02_VT Địa chỉ: Km 9, Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội

Họ tên người nhận hàng: Anh Thung Đơn vị: Công ty cổ phần chế tạo điện máy Việt Nam - Hungari Địa chỉ: Tổ 53 - Thị trấn Đông Anh -Hà Nội

Lý do xuất kho: xuất bán

Xuất tại kho: Hàng hoá

Biểu số 2.10: Sổ cái TK 632

2.2.1.2 Kế toán doanh thu tiêu thụ:

Kế toán các nghiệp vụ bán buôn hàng hóa: Đ ơn vị tính: đồng

399 15/03 Xuất bán máy hàn TIG ACCUTIG 300P 156 467,786,900

399 15/03 Xuất bán nam châm từ Max X1000 156 578,432,679

399 15/03 Xuất bán nam châm từ Max X1500 156 643,567,974

400 31/03 GVHB bị trả lại (L ỡ i c a AMADA) 156 37,324,000

402 31/03 Xuất bán máy hàn Tubo 195 156 235,476,421

402 31/03 Xuất bán máy cắt con rù a IK 12- Beetle 156 456,333,800

Ng ời lập Kế toán tr ởng

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

SHTK ứng đối hiệu Số

CTGS sổ c á i Tài khoản 632 Giá vốn hàng bán

Từ ngày 01/03 đến ngày 31/03/2008 sau: Hợp đồng kinh tế với khách hàng, Đơn đặt hàng của khách hàng, Biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế, Hóa đơn GTGT, Phiếu xuất kho

Về Hóa đơn GTGT: Đối với khách hàng mua ít chủng loại hàng hóa thì trên hóa đơn GTGT sẽ ghi trực tiếp Số lượng, Đơn giá và Thành tiền của từng loại hàng hóa đó Đối với khách hàng mua cùng lúc nhiều loại hàng hóa khác nhau thì kế toán chỉ ghi tên chung của các loại hàng hóa đó và lập bảng kê đính kèm Với mỗi hóa đơn GTGT sẽ được lập thành 3 liên: 1 liên dùng để thanh toán với khách hàng, 1 liên dùng để lưu và 1 liên dùng cho thanh toán nội bộ.

Ví dụ: Ngày 20 tháng 03 năm 2008, Công ty TNHH SANNAM xuất bán cho Công ty cổ phần chế tạo điện máy Việt Nam - Hungari 1 lô hàng bao gồm:

Máy hàn Tubo 195 : 25 chiếc, đơn giá 2.400.000đ/chiếc

Máy hàn xoay chiều HQ - 160 : 10 chiếc, đơn giá 3.500.000đ/chiếc

Khi đó kế toán lập hoá đơn theo mẫu (biểu mẫu 2.11):

 Tài khoản sử dụng: Tất cả các doanh thu tiêu thụ hàng hóa của công ty đều được hạch toán vào tài khoản 511- Doanh thu bán hàng Tài khoản này cuối kỳ không có số dư và được mở chi tiết cho từng mặt hàng hay nhóm hàng hóa

Ngoài ra công ty còn sử dụng các tài khoản liên quan khác như:

TK 131: chi tiết cho từng khách hàng

TK 111, 112: theo dõi thanh toán tiền hàng

TK 3331: theo dõi thuế GTGT đầu ra phải nộp

 Quy trình tổ chức hạch toán DTBH:

Khi có nghiệp vụ bán hàng, kế toán lập phiếu xuất kho và hóa đơn GTGT Từ tài liệu kế toán vào sổ chi tiết bán hàng (biểu số 2.12), sổ này được mở chi tiết cho từng mặt hàng, cơ sở để ghi sổ là Hóa đơn bán hàng, các chứng từ thanh toán, các chứng từ phản ánh khoản giảm trừ doanh thu Mỗi chứng từ này sẽ được ghi 1 dòng trên sổ Cuối tháng cộng sổ để ghi vào sổ tổng hợp chi tiết bán hàng (biểu số 2.13) và bảng kê hàng hóa, dịch vụ bán ra (biểu số 2.14). chứng từ ghi sổ (biểu số 2.15), sau đó lập Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ (biểu số 2.16) và cuối cùng là lập Sổ cái TK 511 (biểu số 2.17).

Sè: 066177 Đ ơn vị bán hàng: Công ty TNHH SANNAM Đ ịa chỉ: Km 9 Phạm Văn Đ ồng, Cầu Giấy, Hà Nội

Sè TK: Đ iện thoại: 048374486 Mã số thuế: 0100784044

Họ tên ng ời mua: Anh Thung

Tên đơn vị: Công ty CP chế tạo điện máy Việt Nam - Hungari Đ ịa chỉ: Tổ 53 - Thị trấn Đ ông Anh - Hà Nội

Hình thức thanh toán: Tiền mặt

STT Tên hàng hoá, dịch vụ Đ ơn vị tÝnh Sè l ợ ng Đ ơn giá Thành tiền

2 Máy hàn xoay chiều HQ-160 Chiếc 10 3,500,000 35,000,000

ThuÕ suÊt GTGT: 10% TiÒn thuÕ GTGT: 9,500,000

Số tiền viết bằng chữ: Một trăm linh t triệu năm trăm ngàn đồng chẵn

(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)(Ký, đóng dấu,ghi rõ họ tên) Ng ời bán hàng Thủ tr ởng đơn vị

Biểu số 2.12: Sổ chi tiết bán hàng

D § K: 0 hiệu Số Ngày tháng SL Đ ơn giá Thành tiền Thuế Khác 521

CTCP chế tạo điện máy Việt- Hung 111 10 2,400,000 24,000,000

CTCP chế tạo điện máy Việt- Hung 131 25 2,400,000 60,000,000 Cộng số phát sinh 174 417,600,000

Kế toán tr ởng Ng ời ghi sổ

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) sổ c hi t iết bá n hàng Tên hàng hoá: Máy hàn Tubo 195

Từ ngày 01/03 đến ngày 31/03/2008 § ¦ TK

Biểu số 2.13: Sổ tổng hợp chi tiết bán hàng Đ ơn giá Số l ợ ng Thành tiền Thuế

Ng ời lập Kế toán tr ởng

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

42,000,000 42,000,000 sổ t ổng hợ p c hi t iết bá n hàng

Doanh thu Các khoản giảm trừ

Các khoản khác cầu trả lại hàng do các nguyên nhân như vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị mất, kém phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách đã yêu cầu Công ty còn cho khách hàng trả lại hàng đã mua trong trường hợp sử dụng không hết Đây là một chính sách linh hoạt, phù hợp với đặc điểm mặt hàng kinh doanh của công ty. Trong trường hợp này công ty làm thủ tục nhập lại hàng Thủ tục nhập lại hàng diễn ra như sau: đầu tiên, khách hàng lập Biên bản trả lại hàng Sau khi kiểm tra tính hợp lệ của biên bản, kế toán lập phiếu nhập kho cho số hàng đó và thanh toán cho khách hàng theo thỏa thuận giữa hai bên Cuối kỳ, tổng giá trị hàng bán bị trả lại được kết chuyển sang tài khoản doanh thu bán hàng.

Ví dụ : Ngày 23/03/2008 Công ty cổ phần chế tạo điện máy Việt - Hung có trả lại toàn bộ số hàng hóa mua ngày 10/03/2008 do hàng mua không đúng quy cách Thủ tục nhập lại hàng như sau: khi Công ty cổ phần chế tạo điện máy Việt - Hung xuất hóa đơn GTGT ngược lại cho công ty SANNAM kèm theo Biên bản trả lại hàng (biểu số 2.19), công ty SANNAM sẽ kiểm tra số hàng đó, nếu thấy còn nguyên trạng thái ban đầu thì cho nhập kho Sau đó, kế toán sẽ lập phiếu nhập kho rồi giao cho thủ kho để vào thẻ kho Thủ kho lại giao cho phòng kế toán để theo dõi các phần hành kế toán công nợ phải thu, kế toán hàng bán bị trả lại Kế toán sẽ vào Sổ chi tiết TK 531 và Sổ cái TK 531 (biểu số 2.21).

Biểu số 2.19: Biên bản trả lại hàng Đ ịa chỉ: Tổ 53, Thị trấn Đ ông Anh, Hà Nội

Biê n bản t r ả l ạ i hàng Ngày 23 tháng 03 năm 2008

STT Tên hàng, chủng loại, quy cách Đ VT Số l ợ ng Đ ơn giá Thành tiền

Tổng tiền 46,200,000 Đ ại diện bên bán

Thủ kho Ng ời mua hàng Ng ời giao hàng

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

- Căn cứ vào Biên bản giao nhận hàng của Công ty TNHH

SANNAM vớ i công ty cổ phần chế tạo điện máy Việt - Hung

- Căn cứ vào sự kiểm tra của hai bên khi giao nhận hàng

- Ngày 10/03/2008 Công ty nhập mua lô hàng là L ỡ i c a

AMADA2360, mã số NF 32 trị giá 42.000.000 (Số HĐ PX

7963) là không đúng quy cách mà công ty yêu cầu vớ i số l ợ ng và đơn giá nh sau: Đ ại diện bên mua

Biểu số 2.20: Phiếu nhập kho Đ ịa chỉ: Km 9 , Phạm Văn Đ ồng, Hà Nội Mẫu số 01_VT phiÕu nhËp k ho

Tổng tiền (viết bằng chữ): Ba m ơi bảy triệu ba trăm hai m ơi t ngàn đồng chẵn

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

Lý do nhập: nhập lại hàng bán bị trả lại Đ ịa chỉ: Công ty cổ phần chế tạo điện máy Việt - Hung

Họ tên ng ời giao hàng: Anh C ờng

Nhập tại kho: Kho hàng hoá

Thủ kho Kế toán tr ởng Thủ tr ởng đơn vị Đ ơn tính vị

Ng ời giao hàng Ng ời nhận hàng ( Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

Tên nhã n hiệu, quy cách, phÈm chÊt vËt t , dông cụ, sản phẩm, hàng hoá Mã số

Biểu số 2.21: Sổ cái TK 531

Giảm giá hàng bán: Phương thức giảm giá hàng bán tại công ty có thể là trả lại bằng tiền mặt nếu khách hàng đã thanh toán đầy đủ số tiền hàng, hoặc có thể thanh toán bù trừ cho khách hàng nếu khách hàng chưa thanh toán hết hàng cho công ty Cuối kỳ, kế toán kết chuyển số giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho khách hàng sang tài khoản doanh thu bán hàng để xác định doanh thu thuần.

2.2.1.4 Kế toán các khoản phải thu khách hàng

Kế toán các khoản phải thu của khách hàng: có rất nhiều hình thức thanh toán khác nhau như: trả trước, trả ngay, trả sau và thanh toán bù trừ công nợ Để hạch toán theo dõi thanh toán với khách hàng kế toán sử dụng TK 131 Đ ơn vị tính: đồng

102 23/03 Nhập lại hàng xuất bán ngày 10/3 131 42,000,000

31/3 Kết chuyển vào Doanh thu bán hàng 511 42,000,000

Ng ời lập Kế toán tr ởng

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

Tài khoản 531 Các khoản giảm trừ doanh thu

Từ ngày 01/03 đến ngày 31/03/2008 thu, Giấy báo Có của Ngân hàng Đối với khách hàng không thường xuyên (chủ yếu là khách lẻ), công ty áp dụng hình thức thanh toán ngay Khi đó kế toán thanh toán lập Phiếu thu Phiếu thu được lập thành 3 liên: thủ quỹ giữ lại 1 liên để ghi sổ quỹ, 1 liên giao cho người nộp tiền, 1 liên lưu ở nơi lập phiếu Cuối ngày, toàn bộ phiếu thu kèm theo chứng từ gốc chuyển cho kế toán thanh toán để ghi sổ kế toán.

Ví dụ : Ngày 20 tháng 03 năm 2008 Công ty có bán cho khách hàng một số hàng trị giá 19.650.000 thuế GTGT là 1.965.000 Tổng số tiền khách hàng phải thanh toán là 21.615.000 Khi đó kế toán bán hàng lập phiếu thu như sau:

Biểu số 2.22: Phiếu thu Đối với các khách hàng thường xuyên có mối quan hệ thân thiết thì hình thức thanh toán được áp dụng chủ yếu là trả sau và trả chậm Kế toán sẽ mở sổ chi tiết công nợ phải thu để theo dõi tình hình thanh toán với khách hàng Sổ này

Công ty TNHH SANNAM Mẫu số 01-TT

PhiÕu t hu Ngày 20 tháng 03 năm 2008

Họ tên ng ời nộp tiền: Nguyễn Ngọc Hoa Đ ịa chi: Công ty TNHH bọc phủ Alderlay

Nội dung thu: Thanh toán tiền hàng

(Bằng chữ: Hai mốt triệu ba trăm sáu m ơi tám ngàn đồng chẵn)

Kè m theo chứng từ gốc

Ng êi lËp phiÕu Đ ịa chỉ: Km 9 Phạm Văn Đ ồng, Cầu Giấy, Hà Nội (Ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ /CĐ KT ngày

20/03/2006 của Bộ tr ởng Bộ TC)

Giám đốc Kế toán tr ởng

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

Ng êi nép tiÒn các chứng từ thanh toán Cuối tháng cộng sổ của từng khách hàng để vào sổ tổng hợp chi tiết công nợ phải thu.

Ví dụ: Công ty cổ phần chế tạo điện máy Việt - Hung là một khách hàng thường xuyên của công ty Tình hình công nợ và thanh toán công nợ của công ty

Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty

KẾ TOÁN TIÊU THỤ HÀNG HÓA VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH

3.1 Đánh giá chung về thực trạng kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty.

Kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty được tiến hành tương đối hoàn chỉnh, dựa trên đặc điểm thực tế ở công ty và tình hình vận dụng chế độ kế toán hiện hành Điều này được thể hiện trên các mặt sau:

Trước hết về tổ chức hoạt động của công ty: Những thành tích mà công ty có được một phần nhờ vào đường lối lãnh đạo của Ban giám đốc công ty Về mặt quản lý luôn có sự phối hợp nhịp nhàng và chặt chẽ giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các phòng ban trong công ty và các công ty thành viên với nhau Các quyết định và chỉ đạo liên quan đến toàn công ty luôn được đưa xuống các phòng ban một cách thống nhất và đồng bộ Các công văn và chỉ thị của cấp trên được thi hành ngay theo quyết định.

Tổ chức bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán tại công ty tổ chức tương đối chặt chẽ và gọn nhẹ Mỗi công ty thành viên đều có một đội ngũ kế toán riêng. Đội ngũ nhân viên kế toán công ty được phân công chức năng, nhiệm vụ từng người rõ ràng, cụ thể cộng với trình độ năng lực nhiệt tình, sự trung thực trong công tác đã góp phần đắc lực vào công tác hạch toán và quản lý tài chính của công ty Trong đó phần hành tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh được đặc biệt quan tâm Nhờ vậy, kế toán phản ánh nhanh chóng, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh lên các chứng từ, sổ sách kế toán để theo dõi kết quả kinh doanh trong kỳ.

Hệ thống chứng từ: Hệ thống chứng từ được công ty sử dụng hợp pháp, hợp lệ, phù hợp với yêu cầu và phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Hệ thống chứng từ công ty sử dụng tuân theo quy định của Bộ tài chính Các chứng từ được bảo quản và lưu trữ cẩn thận.

Công ty đã xây dựng và áp dụng quy trình lập và luân chuyển chứng từ trong hoạt động tiêu thụ hàng hóa một cách khoa học, đảm bảo việc phát huy đầy đủ chức năng thông tin và kiểm tra của chứng từ, đảm bảo tất cả các nhân viên trong công ty phải tuân thủ.

Hệ thống tài khoản kế toán: Hệ thống tài khoản kế toán của công ty tương đối gọn nhẹ, đơn giản, dễ hiểu, bao gồm cả các tài khoản cấp 1 và tài khoản cấp 2, các tài khoản trong bảng cân đối kế toán và ngoài bảng cân đối kế toán Kế toán áp dụng hệ thống tài khoản theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Tài Chính là phù hợp với đặc điểm kinh doanh trong lĩnh vực thương mại của doanh nghiệp.

Hệ thống sổ sách kế toán: Trong quá trình hạch toán, công ty áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ Đây là hình thức tương đối đơn giản và thuận tiện với những điều kiện của công ty, phù hợp hoàn toàn với qui mô và trình độ của cán bộ kế toán Hiện nay, kế toán công ty ghi sổ theo một trình tự từ chứng từ gốc đến sổ chi tiết, do đó số hiệu trên các sổ cho một nghiệp vụ là giống nhau. Cách vào sổ này thuận tiện cho việc tra cứu chứng từ, sổ sách khi cần thiết và thuận tiện trong việc thanh toán đối chiếu công nợ Các sổ của công ty nói chung và các sổ phản ánh tình hình tiêu thụ hàng hóa nói riêng nhìn chung đã đảm bảo yêu cầu đầy đủ về số lượng, chính xác về thông tin và cung cấp kịp thời.

Hệ thống báo cáo kế toán: Hệ thống báo cáo kế toán của công ty nhìn chung là hợp lý, hợp lệ, tuân thủ theo đúng chế độ kế toán đã quy định, đảm bảo yêu cầu đủ về số lượng, chính xác về thông tin và kịp thời về thời gian cung cấp số liệu

Về phương thức thanh toán: Công ty áp dụng hình thức bán hàng linh hoạt với nhiều phương thức thanh toán đã tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hóa Trong khi đó, công nợ của khách hàng vẫn được quản lý chặt chẽ.

Nhìn chung phần hành kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh đã thể hiện là một phần hành kế toán quan trọng nhất tại công ty Nhờ thực hiện tốt phần hành này mà kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh kết hợp với một số phần hành kế toán khác đã giám đốc chặt chẽ và phản ánh toàn diện tài sản, nguồn vốn của công ty Từ đó không chỉ cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời phục vụ tốt nhu cầu quản lý nội bộ mà còn là nguồn cung cấp thông tin quan trọng và tin cậy cho các đối tượng bên ngoài.

Bên cạnh những mặt tích cực ở trên, công tác kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty vẫn còn có một số vấn đề cần hoàn thiện sau đây:

Về tổ chức hoạt động của công ty: Bộ máy quản lý công ty được tổ chức theo quan hệ trực tuyến chức năng, phân thành các phòng ban và các công ty thành viên Tuy nhiên bản thân các công ty này lại tồn tại bộ phận quản lý thu nhỏ nên chức năng nhiều khi trùng lặp và lực lượng lao động gián tiếp trong công ty chiếm tỷ trọng khá cao Các phòng ban đơn vị trực thuộc đôi lúc lơ là, chậm thực thi quyết định của lãnh đạo Đôi khi công văn chỉ thị đến các phòng ban còn chậm, vẫn còn hiện tượng đi muộn về sớm.

Tồn tại về hệ thống chứng từ: Công tác tổ chức chứng từ chưa thực sự đồng bộ Hệ thống chứng từ kế toán sử dụng chưa thống nhất, đặc biệt có sự không thống nhất trong việc sử dụng mẫu hóa đơn, chứng từ ở các chế độ kế toán khác nhau Định kỳ có thể là cuối mỗi tháng, kế toán chuyên quản yêu cầu các công ty thành viên nộp báo cáo lên công ty để hạch toán, các công ty thành viên phải tập hợp chứng từ gửi kèm với báo cáo để chứng minh cho các khoản mục phát sinh Tuy nhiên, việc thanh toán chứng từ của các công ty thành viên lên công ty bị chậm trễ là điều không thể tránh khỏi, nhất là thời gian thanh toán các chứng từ lại do các kế toán chuyên quản của các công ty đó qui định nên rất dễ dẫn đến công việc bị dồn vào cuối kỳ Mặt khác việc hạch toán nhiều khi không được chính xác gây ra những sai sót không đáng có như: ghi thiếu, ghi nhầm làm ảnh hưởng đến việc cung cấp thông tin cho lãnh đạo ra quyết định

Việc lập hóa đơn GTGT của công ty đôi khi vẫn còn vi phạm chế độ kế toán như: đối với một số khách hàng quen thuộc, công ty không tiến hành lập hóa đơn GTGT ngay tại thời điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh mà thường tiến hành lập sau Nhiều hóa đơn GTGT vẫn còn thiếu chữ ký của người mua

Tồn tại về tài khoản sử dụng: Các hoạt động bán hàng thực hiện theo phương pháp bán buôn vận chuyển thẳng, kế toán sử dụng tài khoản 156 là không hợp lý vì đến cuối kỳ, khi hàng hóa chưa về nhập kho thì số liệu trên sổ sách và số liệu thực tế hàng hóa trong kho không khớp nhau gây khó khăn cho việc quản lý hàng hóa.

Ngày đăng: 13/07/2023, 05:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS.TS Đặng Thị Loan, “Kế toán tài chính doanh nghiệp”, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân - 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế toán tài chính doanh nghiệp
Nhà XB: Nxb Đại họcKinh tế quốc dân - 2006
2. Nguyễn Phú Giang “Kế toán thương mại và dịch vụ”, NXB Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế toán thương mại và dịch vụ
Nhà XB: NXB Tài chính
3. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành, Nxb Tài chính Khác
4. Hướng dẫn thực hành chế độ kế toán mới, Nxb Tài chính Khác
5. Quyết định số 15/2006/ QĐ-BTC của Bộ tài chính ban hành ngày 20 tháng 3 năm 2006 Khác
6. Một số khoá luận, luận văn các khoá 2006, 2007 7. Các trang Web của Bộ Tài chính Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w