NỘI DUNG
ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ KINH DOANH Ở CÔNG TY
II Thực tế công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm khăn ở Công ty
III Một số nhận xét về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm khăn ở Công ty
IV Một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩmkhăn ở Công ty
I ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ KINH
1 Lịch sử hình thành công ty
Công ty Cung ứng dịch vụ Hàng không là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam được thành lập theo quyết định số 1076QĐ/ TCCB – LB ngày 26/5/1981 của Bộ Giao Thông Vận Tải
Hiện nay trụ sở chính của Công ty đặt tại Số 1, Ngõ 196 đường Nguyễn Sơn, phường Bồ Đề, Quận Long Biên, Hà Nội Điện thoại: 04 8731 675 Fax:
04 8731 675 Theo Quyết định ngày 19/09/1994 của Bộ Giao Thông Vận Tải, Công ty được thành lập với tên giao dịch là: SERVICES – SUPPLY COMPANY, tên viết tắt là AIRSERCO Công ty hiện có một chi nhánh tài Thành phố Hồ Chí Minh và hai cơ sở sản xuất sản phẩm tại Hưng Yên và Hà Nam Diện tích đất khi được giao là 8000m 2 trên đó bao gồm văn phòng làm việc, xưởng dệt, xưởng chế biến thực phẩm xuất khẩu, phan xưởng may gia công hàng xuất khẩu và cơ sở liên doanh sản xuất đồ nhựa phục vụ nội địa.
Theo giấy phép kinh doanh số 100102 cấp ngày 06/10/1994 thì các ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty bao gồm:
- Sản xuất kinh doanh hàng xuất, hàng nhập khẩu may mặc, hàng dệt, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng dân dụng.
- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng
- Sản xuất kinh doanh đồ hộp, giải khát, ăn uống công cộng
- Kinh doanh du lịch, đại lý vé máy bay.
Với các ngành nghề trên, ban đầu số vốn của Công ty bao gồm: 3.776.000.000đ
Trong đó: Vốn cố định: 2.686.000.000đ
Từ ngày thành lập đến nay, Công ty liên tục phát triển, kinh doanh đạt hiệu quả tốt và mở rộng thêm các ngành nghề kinh Đến nay, Công ty sau12 lần bổ sung, ngoài những ngành nghề đã đăng ký, Công ty còn bổ sung thêm
19 khoản mục kinh doanh mới Và hiện nay, số vốn kinh doanh của Công ty đã lên đến 6.169.784.000 đ Trong đó:
Vốn cố định là: 3.833.702.000đ Vốn lưu động: 2.200.000.000đ
Về mặt lao động, hiện nay Công ty có 343 cán bộ công nhân viên chủ yếu là hợp đồng dài hạn và ngắn hạn, Công ty có đội ngũ cán bộ công nhận viên có trình độ chuyên môn tương đối tốt, tinh thần làm việc có trách nhiệm cao trong công việc, có bề dày kinh nghiệp trong công việc và phù hợp với loại hình sản xuất kinh doanh của Công ty.
Về các sản phẩm do Công ty sản xuất chủ yếu bao gồm:
- Khăn bông các loại phục vụ chuyến bay trong nước và nước ngoài cho VIETNAM AIRLINES.
- Các sản phẩm thực phẩm như: Lạc bao đường, dưa chuột ngâm dấm đóng lọ thuỷ tinh, các loại sản phẩm đóng hộp khác từ trái cây, rau, củ (gần 70 mặt hàng).
- Các sản phẩm về gỗ
- Các hoạt động về dịck vụ, bao gồm:
* Hoạt động tổ chức đưa người lao động và chuyên gia đi làm việc tại nước ngoài kèm theo tổ chức định hướng nghề nghiệp trước khi sang nước ngoài làm việc
* Đại lý vé máy bay cho VIETNAM AIRLINES và PACIFIC AIRLINES
* Du lịc nội địa và quốc tế, vận chuyển hành khách liên vận quốc tế, đại lý vận chuyển và giao nhận hàng hoá.
* Đại lý các sản phẩm như thuốc lá, xe máy, ôtô
Trong những năm gần đây, công ty đã ngày một khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong ngành và trên thị trường Đó là thành quả của sự nỗ lực hết mình trong công việc, trong cạnh tranh để tìm vị trí cho chính Công ty mình Để dẫn chứng cụ thể cho nhận xét trên, em xin tóm tắt BC KQKD của Công ty trong ba năm như sau:
Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
DT thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Giá vốn hàng bán 213.105.618.834 280.245.924.893 369.589.734.912 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp DV
Tổng lợi nhuận trước thuế 1.463.760.993 1.737.710.023 1.807.797.920 Lợi nhuận sau thuế 1.053.907.915 1.251.151.217 1.412.342.125
Qua bảng tổng kết số liệu trên, ta thấy rằng doanh thu qua cá năm đều tăng lên đáng kể (trên 10% qua các năm), trong đó cơ cấu mặt hàng và loại hình kinh doanh thực tế như sau:
- Doanh thu về kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu chiếm khoảng
85% trên tổng doanh thu của Công ty
- Doanh thu về các hoạt động sản xuất chiếm khoảng trên 8% trên tổng doanh thu
- Về doanh thu về các hoạt động dịch vụ khác chiếm khoảng 7% trên tổng doanh thu.
Như vậy cơ cấu doanh thu của Công ty nghiêng về hoạt động xuất - nhập khẩu, thương mại thể hiện mối quan hệ của Công ty với bên ngoài tương đối mạnh Bên cạnh đó Công ty còn tập trung vào các hoạt động tài chính, các hoạt động khác và doanh thu từ các hoạt động này cũng đóng góp đáng kể vào doanh thu của toàn Công ty Biểu hiện trực tiếp cho kết quả kinh doanh của toàn Công ty đó là Lợi nhuận sau thuế Qua ba năm, lợi nhuận sau thuế tăng lên đáng kể điều đó chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Công ty ngày một tăng trưởng tốt Như vậy, hiệu quả kinh doanh của năm sau là cao hơn năm trước và đã định hướng được một thị trường truyền thống ổn định, phát triển lâu dài Đặc biệt thị trường trong ngành hàng không, trong năm tới sẽ có mức tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng trong cả nước sẽ tạo điều kiện cho việc cung ứng các sản phẩm trong nội bộ ngành và tăng trưởng ổn định Tuy nhiên theo đánh giá thì thị trường kinh doanh của Công ty chưa ổn định về mặt hàng và địa bàn hoạt động, những mặt hàng chiếm doanh thu lớn (80%) thì luôn bị xáo trộn do hoàn toàn phụ thuộc vào sự biến động của thị trường.
Trong thời gian tới Công dự định mở rộng sản xuất, iện toàn bộ máy tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn của ISO về quản lý chất lượng để tiến tới Công ty sẽ cổ phần hoá (dự định là vào cuối năm nay), bán cổ phần cho các nhân viên trong Công ty và bán cổ phiếu ra thị trường chứng khoán.
2 Đặc điểm về ngành nghề kinh doanh và quy trình công nghệ
Về ngành nghề kinh doanh, ngoài những ngành nghề đã đăng ký khi thành lập Công ty, hiện nay sau 12 lần bổ sung thì có những ngành nghề như sau:- Dịch vụ vận tải hành khách, hàng hoá đường bộ, đường không
- Kinh doanh cho thuê bất động sản
- Kinh doanh chế biến hàng nông sản, lâm sản
- Kinh doanh nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên – vật liệu, phương tiện vận tải, hàng công nghiệp thực phẩm
- Tổ chức tuyển người đi lao động ở nước ngoài có thời hạn
- Sản xuất, gia công, kinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hàng dan dụng
Nhập sợi mua ngoài Dệt Xuất tẩy May và hoàn thiện
- Kinh doanh vật liêuj xây dựng, nhập khẩu hoá chất phục vụ hàng dệt may, hàng miễn thuế tại nhà ga T1 Nội Bài.
- Kinh doanh thuốc lá, đại lý vé tàu, xuất nhập khẩu khoáng sản, dịch vụ du lịch
Công ty thực hiện sản xuất kinh doanh thương mại đa dạng về loại hình sản phẩm nhằm nâng cao lợi nhuận và đạt hiệu quả kinh doanh Mỗi loại hình đều đóng góp tỷ lệ doanh thu đáng kể vào kết quả kinh doanh của Công ty. Chính sự đa dạng hoá về ngành nghề kinh doanh của Công ty đã đem lại thành công không chỉ bây giờ mà sẽ trong lai
Về quy trình sản xuất của Công ty chủ yếu là hai loại sản phẩm là khăn các loại và các sản phẩm chế biến từ thực phẩm Trước hết, về quy trình sản xuất khăn Sản phẩm khăn của Công ty bao gồm rất nhiều loại: Khăn trải bàn, khăn lót khay, khăn vải ba tầng, khăn bông C, khăn ăn C, khăn mặt, khăn lót giỏ Mỗi loại khăn đều có đòi hỏi về nguyên vật liệu, máy dệt và trình độ tay nghề của công nhân là khác nhau nhưng ta có thể khái quát thành sơ đồ chung như sau:
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT KHĂN
Nguyên vật liệu chính để sản xuất khăn là các loại sợi Sợi được mua ngoài, do Viện kinh tế dệt may cung cấp và được nhập về kho nguyên liệu chính của xưởng dệt, các loại sợi bao gồm: Sợi 34/1 cotton, sợi 34/2 cotton 300x/m, sợi 34/2 cotton 450 x/m
Các loại sợi được xuất cho xưởng dệt theo các tổ phụ trách để dệt từng loại vải theo yêu cầu Sợi được đưa vào dệt để tạo ra Vải mộc các loại, sau đó đem nhập kho theo từng loại vải (vải khăn trải bàn mộc, khăn lót khay mộc, khăn vải ba tầng mộc, khăn ăn C mộc, khăn bông C mộc, khăn lót giỏ mộc, khăn mặt mộc) Sau đó khăn mộc các loại được xuất đi thuê tẩy trắng gia công bên ngoài Sản phẩm vải nhận về là vải trắng các loại, sau khi đã kiểm tra chất lượng đạt yêu cầu được nhập kho Sau đó vải trắng các loại sẽ được xuất cho xưởng may, tại đây vải trắng sẽ được công nhân tại xưởng cắt may thành khăn thành phẩm các loại, khăn thành phẩm các loại này sẽ được bộ phận KCS kiểm tra đủ tiêu chuẩn chất lượng thì đựơc đóng gói hoàn thiện và nhập vào kho thành phẩm.
THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH THÀNH PHẨM KHĂN
CÔNG TÁC TÍNH GIÁ SẢN PHÂM THÀNH KHĂN
1 Nguyên tắc hạch toán chi phí ở xưởng dệt
1.1 Phương pháp phân loại chi phí ở Công ty Để phục vụ cho công tác tập hợp chi phí sản xuất Công ty đã thực hiện phân loại chi phí theo các tiêu thức sau:
Phân loại theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí.
- Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm toàn bộ vật liệu chính là các loại sợi, các loại vật liệu phụ như: băng dính, chỉ may, xăng dầu, thùng giấy đựng thành phẩm
- Chi phí về tiền lương và các khoản phụ cấp: Bao gồm toàn bộ số lương phải trả cho công nhân tại các phân xưởng dệt, may và bộ phận sản xuất khăn hoàn thiện, lương trả cho bộ phận KSC, bộ phận quản lý tại các phân xưởng và các khoản trích kinh phí công đoàn, bỏ hiểm y tế, bảo hiểm xã hội theo chế độ.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: Bao gồm toàn bộ chi phí hao mòn tài sản cố định sử dụng vào mục đích khăn và các loại sản phẩm khác của Công ty trong tháng.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm toàn bộ số tiền Công ty phải trả cho các nhà cung cấp bên ngoài về các dịch vụ như: điện, nước, điện thoại sau khi đã trừ đi phần phân bổ cho các bộ phận khác ngoài sản xuất trong Công ty - Chi phí khác bằng tiền: Bao gồm tất cả các khoản chi phí khác bằng tiền mà công ty phải chi ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong tháng.
Theo phương pháp này nội dung của từng khoản mục phí đều gắn với nội dung và tính chất của nó rất tiện lợi cho việc vào hệ thống tài khoản kế toán Từ đó kế toán chi phí và giá thành sẽ dễ dàng hơn trong các bút toán phân bổ.
Phân loại chi phí theo mục đích, công dụng của chi phí sản xuất.
Theo cách phân loại này chi phí được chia làm ba loại như sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm tất cả các loại chi phí về nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ như là: Sợi các loại, bao bì, nhãn mác, thùng giấy, băng dính, chỉ may sử dụng vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện công việc, lao vụ Không tính vào khoản mục này chi phí nguyên vật liệu, vật liệu dùng vào mục đích phục vụ nhu cầu sản xuất chung hay ngoài sản xuất.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm lương chính, lương phụ, tiền thưởng, Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn phát sinh trong kỳ của công nhân sản xuất trực tiếp theo quy định Không tính vào khoản mục này khoản lương, khoản phụ cấp và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng, nhân viên bán hàng, nhân viên quản lý doanh nghiệp hay những nhân viên phụ khác.
- Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí dùng vào việc quản lý và sản xuất chung tại bộ phận snả xuất (tại các phân xưởng) bao gồm:
+ Chi phí nhân viên phân xưởng: Bao gồm chi phí về tiền lương, phụ cấp phải trả và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương của nhân viên quản lý, nhan viên thống kê, nhân viên bảo vệ tại phân xưởng.
+ Chi phí vật liệu: Bao gồm các loại vật liệu sử dụng cho nhu cầu sản xuất chung của phân xưởng sản xuất như dùng để sửa chữa máy dệt, máy may, dùng cho công tác quản lý tại phân xưởng.
+ Chi phí dụng cụ sản xuất: Gồm các loại chi phí về công cụ, dụng cụ dùng cho nhu cầu sản xuất chung ở phân xưởng sản xuất như: khuôn mẫu, dụng cụ lắp máy, bảo hộ lao động Chi phí dụng cụ sản xuất có thể bao gồm giá trị thực tế của công cụ, dụng cụ xuất kho (đối với những công cụ phân bổ một lần) và số phân bổ chi phí công cụ, dụng cụ kỳ này (đối với loại phân bổ nhiều lần) dùng cho nhu cầu sản xuất chung ở xưởng dệt.
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định: Bao gồm khấu hao tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, máy móc thiết bị phục vụ cho việc sản xuất khăn bông C
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài như: điện, nước, điện thoại phụ vụ cho nhu cầu sản xuất chung ở phân xưởng dệt.
+ Chi phí khác bằng tiền: Bao gồm các khoản chi bằng tiền khác ngoài các chi phí trên phục vụ cho nhu cầu chung của phân xưởng.
Phân loại chi phí theo tiêu thức này có tác dụng cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành, làm căn cứ để mã hoá các tài khoản chi phí Phương pháp này sẽ giúp kế toán phần hành này dễ dàng cho công tác lên thẻ tính giá thành Bên cạnh đó việc phân loại theo phương pháp này còn có tác dụng quản lý chi phí theo định mức, là cơ sở để kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành theo khoản mục, là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện ké hoạch giá thành và định mức chi phí cho kỳ sau.
1.2 Công tác mã hoá cài đặt sử dụng kế toán máy để tính giá thành sản phẩm khăn
Sản xuất khăn bông C phải trải qua quy trình chế biến liên tục với những công đoạn khác nhau Chi phí sản xuất cũng bao gồm nhiều loại khác nhau và được chia thành nhiều chi tiết khoản mục theo đối tượng tập hợp chi phí hoặc phân xưởng Và chúng được chia như sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (621), chi phí nhân công trực tiếp (622), chi phí sản xuất chung (627). Đối với tài khoản dùng để tập hợp chi phí sản xuất và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (621, 622, 627, 154) đều được mở các tiểu khoản chi tiết để theo dõi cho việc tập hợp chi phí theo các phân xưởng và theo nhóm sản phẩm Trình tự mở các tài khoản chi tiết như sau: Tài khoản tập hợp chi phí sản xuất và tại khoản chi phí sản xuât kinh doanh dở dang chi tiết theo từng phân xưởng sản xuất và tiếp tục được chi tiết theo nhóm sản phẩm Do sản phẩm của công ty đa dang nên phải tính giá thành cho từng sản phẩm nên phải sử dụng trường tính toán theo vụ việc Hệ thống mã hoá kế toán máy được mở chi tiết cho từng tài khoản Tuy nhiên đối với công đoạn tẩy trắng vải mộc công ty thuê ngoài gia công nên không mở tài khoản chi phí nhân công trực tiếp và tài khoản nguyên vật liệu trực tiếp cho công đoạn này Còn chi phí sản xuất chung (627) được tập hợp cho toàn bộ, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp và chỉ được mở đến tài khoản cấp hai
MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN HƠN NỮA KẾ TOÁN
Trong quá trình thực tập tại Công ty Cung ứng Dịch vụ hàng không đã giúp em nhận thức được tầm quan trọng của giai đoạn tìm hiểu thực tế Trong thời gian này được tiếp xúc với công việc thực tế diễn ra hàng ngày cùng với sự hướng dẫn trực tiếp của các cán bộ công nhân viên trên phòng kế toán, em có thể hiểu sâu hơn phần nào kiến thức lý thuyết trong thực tế Và em cung nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm đối với một Công ty sản xuất như Công ty Cung ứng Dịch vụ Hàng không.
Có thể nói rằng công cuộc đổi mới đã với những chính sách mở cửa đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức lớn đỗi với sự sinh tồn và phát triển của Công ty, đòi hỏi Công ty luôn tìm tòi sáng tạo, hoàn thiện phương thức sản xuất kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu kinh tế.
Trong công cuộc đổi mới này, Công ty đã không ngừng hoàn thiện việc đổi mới trên mọi phương diện cho phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và phù hợp với những tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế như hiện nay.
Vì thế nó đã tạo ra một động lực mới giúp cho công tác hạch toán kinh tế nói chung, công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng tại Công ty ngày một sắc bén, nhanh nhạy và đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu kinh tế, quản lý sản xuất kinh doanh.
Do hạn chế về kinh nghiệm và khả năng chuyên môn nên bài viết của em không thể tránh khỏi những thiếu sót, khuyết điểm Bên cạnh đó hạn chế về mặt thời gian nên đề tài cũng không được phản ánh một cách đầy đủ công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cũng như việc lý giải các công việc liên quan Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô cũng như các cán bộ công nhân viên trong phòng Kế toán để bài viết của em thực sự có ý nghĩa trong thực tế.
Em xin chân thành cám ơn thầy giáo Nguyễn Quốc Trung cùng banGiám đốc và toàn thể phòng Kế toán tài chính của Công ty Cung ứng Dịch vụHàng không đã giúp em hoàn thành đề tài này.