Nội dung đầu tư theo chiều sâu
- Theo quan điểm tái sản xuất của Mác, đầu tư theo chiều sâu là đầu tư nhằm nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sử dụng các nguồn lực.
- Theo quan điểm ngày nay, đầu tư theo chiều sâu là hoạt động đầu tư được thực hiện trên cơ sở cải tạo nâng cao, đồng bộ hoá, hiện đại hoá, cơ sở vật chất kĩ thuật hiện có, hoặc xây dựng lại hoặc đầu tư mới một dây chuyền công nghệ, xây dựng một nhà máy mới nhưng kĩ thuật công nghệ phải hiện đại hơn kĩ thuật công nghệ hiện có hoặc kĩ thuật trung bình của ngành, vùng nhằm duy trì năng lực đã có b, Nội dung của đầu tư theo chiều sâu
- Xây dựng thêm hoặc mua sắm thêm những tài sản mới nằm trong thành phần tài sản cố định có sẵn nhằm tăng cường khối lượng sản xuất.
- Đầu tư bố trí lại toàn bộ hoặc một bộ phận các dây chuyền sản xuất ở cơ sở cho phù hợp với dây chuyền sản xuất mới.
- Hiện đại hoá là thực hiện tổng thể các biện pháp kĩ thuật nhằm cơ khí hoá, tự động hoá các bộ phận sản xuất đang hoạt động, thay thế những thiết bị cũ đã hao mòn hoặc lạc hậu bằng những thiết bị mới có năng suất, hiệu quả cao hơn
- Duy trì năng lực đã có của các cơ sở đang hoạt động là thực hiện các biện pháp nhằm bù đắp các tài sản cố định đã bị loại bỏ do hao mòn hoặc lạc hậu bằng các thiết bị mới có năng suất hoạt động và hiệu quả cao hơn c, Ưu điểm và nhược điểm
- Đầu tư chiều sâu làm giảm chi phí sản xuất tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả đầu tư.
- Khối lượng vốn đầu tư không lớn Đầu tư chiều sâu thường được thực hiện theo trọng điểm, do đó chỉ tập trung vào một số yếu tố nhất định, do đó khối lượng vốn đầu tư đòi hỏi không lớn và có thể thực hiện dễ dàng nhanh chónh hơn so với đầu tư theo chiều rộng.
- Thời gian thực hiện đầu tư theo chiều sâu tương đối ngắn hơn so với đầu tư theo chiều rộng do khối lượng công việc ít đa dạng hơn Do đó hình thức đầu tư theo chiều sâu ít mạo hiểm hơn và có độ rủi ro thấp hơn so với đầu tư theo chiều rộng Ngoài ra đầu tư theo chiều sâu còn thuận lợi hơn cho việc quản lí.
- Thông thường trong quá trình thực hiện đầu tư việc sản xuất vẫn có thể song song, thêm vào đó do khối lượng vốn đầu tư tương đối nhỏ khiến cho việc thu hồi vốn diễn ra nhanh chóng.
- Với đầu tư chiều sâu thì tốc độ tăng vốn lớn hơn tốc độ tăng lao động Mà trong điều kiện nước ta cũng như các nước phát triển và đang phát triển trên thế giới thì sức ép về lao động đang là vấn đề cấp bách d, Vai trò của đầu tư theo chiều sâu
- Đối với nền kinh tế nói chung: Đầu tư theo chiều sâu là điều kiện không thể thiếu trong điều kiện hiện nay để thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hiện đại hoá nền kinh tế Không chỉ mở rộng quy mô của nền kinh tế về mặt lượng tức là đầu tư theo chiều rộng mà song song với nố phải tiến hành đầu tư theo chiều sâu để nâng cao mặt chất của nền kinh tế,tức là phải tăng năng suất lao động trên cơ sở cải tạo nâng cao trình độ của đội ngũ nhân công, sử dụng có hiệu quả các nguồn nhiên liệu khan hiếm trên cơ sở tìm các loại nguyên vật liệu mới có hiệu quả thay thế và tăng cường hàm lượng công nghệ trong các sản phẩm của nền kinh tế trên cơ sở đổi mới máy móc công nghệ.
- Đầu tư theo chiều sâu có ảnh hưởng quan trọng không chỉ đến tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hay thấp mà còn ảnh hưởng đến chất lượng tăng trưởng kinh tế. Trên góc độ phân tích đa nhân tố,vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế thường được phân tich theo biểu thức sau: g= Di + Dl + TFP
Trong đó: g là tốc độ tăng trưởng GDP
Di là phần đóng góp của vốn đầu tư vào tăng trưởng GDP
Dl là phần đóng góp của lao động vào tăng trưởng GDP
TFP là phần đóng góp của tổng các yếu tố năng suất vào tăng trưởng GDP ( Gồm đóng góp của công nghệ,cơ chế chính sách…)
Chỉ tiêu TFP có thể phản ánh được hiệu quả của đầu tư TFP là quan hệ giữa tổng đầu ra với đầu vào bao gồm cả các yếu tố không định lượng được như quản lí và khoa học công nghệ TFP là tỉ số giữa số lượng tất cả các đầu ra với số lượng đầu vào Trong hàm sản xuất Cobb-Douglas thì Y=A*K^a*L^(1-a) thì A chính là
TFP Hay TFP=Y/ K^a*L^(1-a) Nâng cao TFP tức là nâng cao hơn hiệu quả sản xuất với cùng đầu vào Điều này rất quan trọng đối với doanh nghiệp và đối với toàn bộ nền kinh tế Đối với doanh nghiệp thì nâng cao TFP se giúp cho doanh nghiệp có khả năng mở rộng được tái sản xuất Còn đối với nền kinh tế thì sẽ nâng cao được sức cạnh tranh trên trường quốc tê,nâng cao phúc lợi xã hội.
- Đối với doanh nghiệp đầu tư theo chiều sâu là chiến lược tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp.Sau 1 thời gian mở rộng sản xuất kinh doanh nhằm chiếm lĩnh 1 thị phần lớn hơn của sản phẩm trên thị trường hay sau nhiều chu kỳ kinh doanh máy moác thiết bị của các doanh nghiệp bị hao mòn thì doanh nghiiệp cần phải tiến hành đầu tư theo chiều sâu nhằm đổi mới lại thiết bị tăng cường hàm lượng kỹ thuật công nghệ cho các yếu tố đầu vào Có như thế sản phẩm của doanh nghiệp làm ra mới luôn được đổi mới và nâng cao về chất lượng qua đó mới cạnh tranh được với các đối thủ và có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường Nhờ đầu tư theo chiều sâu mà doanh nghiệp có thể nâng cao được năng suất lao động nâng cao chất lượng sản phẩm,do đó có điều kiện giảm chi phí sản xuất,hạ giá thành sản phẩm nhờ đó nâng cao dược khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu 1 ĐTCR và ĐTCS có mối uan hệ mật thiết với nhau , đan xen với
Sự tác động 2 chiều giữa hai hinh thức đầu tư này
2.1/ ĐTCR là nền tảng , là cơ sở , là bước đi đầu tiên để ĐTCS : ĐTCR tạo tiền đề làm nền tảng để có những bước đi đúng đắn để ĐTCS thể hiện ở
* Đối với nền kinh tế : Đầu tư theo chiều rộng la cơ sở, là nền tảng để phát triển kinh tế trong giai đoạn đầu của những nền kinh tế đang phát triển Trong giai đoạn đầu tính cạnh tranh của những thị trường này la ko cao, cơ sở hạ tầng cũng như máy móc khá đơn sơ, vốn để đầu tư chưa nhiều,do đó yêu cầu cần đầu tư theo chiều rộng trước mắt là để đáp ứng đc tốt nhất về mặt lượng trong nhu cầu của nền kinh tế trên cơơ sở đó xây dựng một nền tảng cơ bản cho tiến trình thực hiện :công nghiệp hoá, hiện đại hóa Tuy nhiên phát triển nền kinh tế theo chiều rộng củng cần phải có tính quy hoạch và 1 mục tiêu rõ ràng đến một thời điểm nhất định sẽ taọ đc 1 nền tàng vưng chắc cho nền kinh tế ,không nên phát triển 1 cách tràn lan , tự phát điều đó sẽ làm cho nên kinh tế trở nên lạc hạu chậm phát triển khi 1 nền kinh tế đã tạo đc 1 nền tảng cơ bản vững chắc thì nền kinh tế tất yếu sẽ chuyền sang phát triển theo chiều sâu và việc đầu tư theo chiều sâu sau đó sẽ dễ dàng đạt hiệu quả cao
* Đối với phạm vi doanh nghiệp :
Doanh nghiệp mới thành lập thì phần lớn là chưa có được những điều kiện tốt về cơ sở hạ tầng , trang thiết bị kỹ thuạt giây truyền công nghệ có thể thiếu thốn hoặc còn lạc hậu , thiếu vốn và đặc biệt việc tìm kiếm nguôn nhân lưc có trình độ cao là vô cùng khó khăn vì vậy việc đầu tư theo chiều rộng là lựa chọn tối ưu cho sự phát triển của doanh nghiệp , phù hợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp va đưa ra đuọc cách quản lý tốt nhât dựa trên khả năng và tiềm lực ban đầu của nhưng doanh nghiệp này đem lại được những hiệu quả nhất định trong việc khai thác thị trường và tìm ra lối đi riêng mang bản sắc của doanh nghiệp Trong quá trình hoạt đông đó việc ĐTCR sẽ :
- Tạo điều kiện tích luỹ vốn để đầu tư theo chiều sâu :
Bước khởi đầu thường rất khó khăn , khi mới thành lập các doanh nghiệp muốn hoạt động được thì trước tiên phải có cơ sở hạ tầng ( máy móc ,nhà xưởng , trang thiết bị …) và luôn trong tình trạng khan hiếm vốn đầu tư để nâng cao chất lượng sản xuất Thời gian này chính những cơ sở hạ tầng ban đầu sẽ giúp cho việc sản xuất hoạt động được liên tục, trôi chảy, nhờ đó nhà sản xuất có thể tích luỹ được vốn để mở rộng kinh doanh hay đầu tư mới Đến 1 thời điểm khi nhà đầu tư đã tích luỹ đủ vốn cần thiết, bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng cũng như công nghệ trở nên lạc hậu, thị trường đã bão hoà, khách hàng trở nên khó tính, tất yếu phải đầu tư theo chiều sâu để tạo ra sp mới có tính ưu việt hơn sp trước đó , để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường
-Tích luỹ được kinh nghiệm trong việc lựa chọn chiến lược và phương thức đầu tư theo chiều sâu có hiệu quả:
Quá trình ĐTCR doanh nghiệp không chỉ tích lũy được lượng vốn cần thiết mà còn tích lũy được kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh Nắm bắt được các thông tin về nhu cầu cua thị trường qua việc khách hàng sử dụng và phản hồi , nắm bắt được những phương thức sxkd mới từ những doanh nghiệp đối thủ từ đó xác định được phương hướng sản xuất , cách thức tổ chức quản lý , đầu tư để đạt hiệu quả cao tạo ra những sản phẩm hoàn chỉnh cả về mẫu mã và chất lượng và đặc biệt là phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong tương lai Nếu DN dự đoán đúng và ĐTCS hợp lý đúng lúc thì sẽ thu được siêu lợi nhuận do có lợi thế của người đi tiên phong
- Hiểu được trình độ công nghệ của ngành và doanh nghiệp khác từ đó lựa chọn trình độ công nghệ đầu tư:
Trong quá trình ĐTCR doanh nghiệp quan sát tìm hiểu được những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp đối thủ đồng thời biết được vị thế và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình Học hỏi tiếp nhận được công nghệ mới hiện đại từ những doanh nghiệp đi trước phát triển hơn từ đó lựa chọn được công nghệ phù hợp với mục tiêu phát triển về chiều sâu của doanh nghiệp mình , tổ chức nghiên cứu triển khai các công nghệ hiện đại hơn hẳn mức trung bình của ngành, lựa chọn được những công nghệ làm ra được sản phẩm mới hẳn, độc đáo hơn hẳn những sản phẩm đã có của ngành từ đó nâng cao vị thế, uy tín của doanh nghiệp mình và thu lợi nhuận cao nhất.
=>> Như vậy : Khi doanh nghiệp đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường thì đầu tư không thể chỉ bao gồm đầu tư theo chiều rộng mà thường phải kết hợp hai hình thức đầu tư trong đó cần nhấn mạnh đầu tư theo chiều sâu Đầu tư theo chiều rộng giúp doanh nghiệp duy trì năng lực kinh doanh, giữ được uy tín và thị phần của mình: thay thế máy móc, thiết bị đã quá cũ, tu sửa, cải tạo nhà xưởng, mở rộng hoạt động sản xuất để đáp ứng nhu cầu của thị trường như xây dựng thêm nhà máy mới, mua thêm dây chuyền sản xuất với trình độ công nghệ như cũ Tuy nhiên, trước tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt buộc doanh nghiệp phải lưu ý đầu tư theo chiều sâu để tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm của mình, như đổi mới công nghệ, đổi mới cơ chế quản lý, hay nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân Để từ đó tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm Mặt khác, hoạt động đầu tư theo chiều rộng chỉ đem lại hiệu quả trong một giới hạn nhất định của công nghệ, trình độ sản xuất Nếu đầu tư theo chiều rộng quá mức sẽ làm cho doanh nghiệp cồng kềnh mà hoạt động không hiệu quả thậm chí còn giảm năng suất, nhanh chóng bị tụt hậu so với những doanh nghiệp cùng ngành
2.2 / Đầu tư theo chiều sâu là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, lại tiếp tục đầu tư theo chiều rộng :
- ĐTCS tạo dựng uy tín thương hiệu cho doanh nghiệp tiếp tục ĐTCR :
Tạo dựng uy tín thương hiệu là mục tiêu phát triển vô cùng quan trong của bất kỳ 1 doanh nghiệp kinh doanh nào Nó là 1 trong những yếu tố quyết định về sự thành bại của mỗi doanh nghiệp đế gây dựng được uy tín trên thương trường thì mỗi doanh nghiệp cần phải có những chiến lược đúng đắn , có định hương đầu tư hợp lý có trọng tâm để nâng cao chất lượng sản phẩm đem lại cho khách hàng sự hài lòng cao nhất trên mỗi sản phẩm của doanh nghiệp Để có được điều đó thì không có cách nào khác là doanh nghiệp phải chú trọng đầu tư vào máy móc công nghệ , nâng cao chất lượng lao động , đầu tư có trọng điểm ( ĐTCS ) khi uy tin thương hiệu đã lên 1 tầm cao nhất định , nhu cầu của thị trường về sản phẩm của doanh nghiệp mình ngày càng tăng khi đó doanh nghiệp cần phải mở rộng sản xuất , mở rộng quy mô doanh nghiệp đầu tư theo chiều rộng để thâu tóm thị trường tăng khả năng cạnh tranh lam tăng lợi nhuận tối ưu cho doanh nghiệp
-ĐTCS tích lũy vốn nhanh chóng và tạo được nền tảng công nghệ hiện đại để ĐTCR : Đầu tư chiều sâu sinh lợi nhuận nhanh trong khi đó đầu tư chiều rộng đòi hỏi lượng vốn lớn mà khả năng thu hồi vốn chậm Vì vậy ĐTCS trước hết tạo vốn làm cơ sở mở rộng sản xuất Sau khi đầu tư chiều sâu, áp dụng công nghệ hiện đại, DN đang chiếm được lợi thế canh tranh thì mở rộng sản xuất sẽ tăng thêm lợi nhuận,đồng thời mở rộng thì phần cho DN Công nghệ sử dụng đang là hiện đại hơn công nghệ hiện có cho nên đầu tư theo chiều rộng với công nghệ đó mà không cần nghiên cứu triển khai công nghệ mới Như vậy kết quả của đầu tư chiều sâu là động lực thúc đẩy DN mở rộng sản xuất, dầu tư theo chiều rộng
-ĐTCS tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp thuận lợi để ĐTCR mở rộng sản xuất thâu tóm thị trường : Đầu tư chiều sâu sử dụng công nghệ hiện đại hơn công nghệ hiện có Công nghệ là kết quả của hoạt động nghiên cứu – phát triển và sản phẩm đặc trưng của nó quy tụ dưới dạng hoặc là sản phẩm mới, hoặc là vật liệu mới, hoặc là phương pháp ( quy trình ) mới Công nghệ phải đảm bảo tính mới và khả thi.
Công nghệ hiện đại hơn công nghệ hiện có tạo ra sức canh tranh cho Doanh nghiệp Trong khi công nghệ hiện thời sử dụng nhiều hơn, tốn nhiều chi phí hơn,thì công nghệ mới tạo ra sự thay đổi, nâng cao năng lực của con người, hoặc có thể tạo ra sảp phẩm chất lượng cao, mẫu mã tốt hơn Từ đó tạo ra sức mạnh canh tranh chiếm lĩnh thị trường.
Đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu là hai hình thức
Tái sản xuất vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của hoạt động tăng trưởng và phát triển kinh tế Đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu là hai hình thức của quá trình tái sản xuất Hai hình thức này tuy có những khác biệt tương đối song chúng luôn gắn liền với nhau , đi kèm thúc đẩy lẫn nhau.Đầu tư theo chiều rộng thường được tiến hành khi bắt đầu kinh doanh hoặc trong quá trình kinh doanh muốn mở rộng qui mô Đến một lúc nào đó dây chuyên công nghệ đã cũ , khó có thể duy trì năng suất hiện có, chubngs ta nên tiến hanh đầu tư theo chiều sâu.Không một doanh nghiệp nào có thể sử dụng một trong hai phương thức riêng lẻ, mà kết hợp giữa đầu tư theo chiều sâu và chiều rộng để đạt được hiệu quả tối đa
3.1 / Tái sản xuất mở rộng theo chiều rộng: Đó là sự mở rộng quy mô sản xuất chủ yếu bằng cách tăng thêm các yếu tố đầu vào (vốn, tài nguyên, sức lao động )của sản xuất Do đó, số sản phẩm làm ra tăng lên Còn năng suất lao động và hiệu quả sử dụng các yếu đầu vào không thay đổi Căn cứ vào định nghĩa ĐTCR thì đây chính là ĐTCR
+ Tái sản xuất của cải vật chất: ĐTCR là tăng vốn để mua thêm máy móc thiết bị cùng loại với những máy móc thiết bị mà DN đã có hoặc sửa chữa bảo trì các máy móc thiết bị của DN đã và đang dùng cùng với việc đó là xây dựng thêm nhà xưởng( với công nghệ dây truyền như cũ), tăng nguyên vật liệu đầu vào sau đó đưa chúng vào vận hành tạo ra số lượng sản phẩm nhiều hơn trước nhưng chất lượng mẫu mã không thay đổi, công suất làm việc tính trung bình của từng thiết bị là không thay đổi.
+ Tái sản xuất sức lao động: ĐTCR là thuê thêm lao động có cùng trình độ tay nghề, kĩ năng với đội ngũ lao động trước đó, mức chi phí doanh nghiệp chi trả cho mỗi công nhân hầu như không thay đổi do giá trị thặng dư của lao động tạo ra là không đổi thậm chí là thấp hơn trước.
+ Tái sản xuất quan hệ sản xuất: quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý sản xuất và phân phối sản phẩm là hầu như không đổi.
+ Tái sản xuất môi trường sinh thái: ĐTCR không chú trọng đến vịêc xử lý chất thải các công nghệ sản xuất tiên tiến hơn để bảo vệ môi trường vì vậy môi trường thường có nguy cơ bị ô nhiễm.Hơn nữa ĐTCR sử dụng them nhiều nguyên vật liệu, năng lượng mà khong có biện pháp kĩ thuật để tiết kiệm và phục hồi do vậy còn dẫn tới nguy cơ cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.
3.2 / Tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu : Đó là sự mở rộng quy mô sản xuất làm cho sản phẩm tăng lên chủ yếu nhờ tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của sản xuất Còn các yếu tố đầu vào của sản xuất căn bản không thay đổi, giảm đi hoặc tăng lên nhưng mức tăng chậm hơn mức tăng năng suất lao động và hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào Điều kiện chủ yếu để thực hiện tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu là ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến.Căn cứ vào dịnh nghĩa ĐTCS thì đây là ĐTCS
+ Tái sản xuất ra của cải vật chất: ĐTCS là việc sử dụng vốn để mua sắm them các máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện đại hơn hẳn những cái đã có làm cho sản phẩm làm ra có tính độc đáo chất lượng cao và có thể giảm được cả giá thành.
+ Tái sản xuất sức lao động: thuê lao động có trình độ cao hoặc đào tạo lại các lao động đã có trong doanh nghiệp, chi trả đảm bảo mức sống cao hơn cho công nhân viên hiệu quả là làm tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm làm ra.
+ Tái sản xuất quan hệ sx: thay đổi quan hệ sở hữu cũng như quan hệ quản lý vì công nghệ thay đổi theo nhiều chiều hướng.
+ Tái sản xuất môi trường sinh thái: ĐTCS chú trọng áp dụng những công nghệ cao tiết kiệm nguyên liệu và năng lượng, các công nghệ sản xuất sạch và bảo vệ môi trường.
3.3/ Hai hình thức ĐTCR và ĐTCS của quá trình tái sản xuất tuy có những khác biệt tương đối song chúng luôn gắn liền với nhau , đi kèm thúc đẩy lẫn nhau Đầu tư theo chiều rộng thường được tiến hành khi bắt đầu kinh doanh hoặc trong quá trình kinh doanh muốn mở rộng qui mô Đến một lúc nào đó dây chuyên công nghệ đã cũ , khó có thể duy trì năng suất hiện có, chúng ta nên tiến hành đầu tư theo chiều sâu Không một doanh nghiệp nào có thể sử dụng một trong hai phương thức riêng lẻ, mà kết hợp giữa đầu tư theo chiều sâu và chiều rộng thì mới đạt được hiệu quả tối đa.
Vậy bước đi của các Doanh nghiệp luôn có cả đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu, bao giờ cũng là ĐTCR trước, sau đó tiến hành ĐTCS, tiếp tục lại ĐTCR ở mức cao hơn… ĐTCR, ĐTCS luôn có quan hệ chặt chẽ với nhau trong sự phát triển, tồn tại của DN.
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CHIỀU RỘNG,ĐẦU TƯ CHIỀU SÂU VÀ VIỆC KẾT HỢP CHÚNG TẠI VIỆT NAM I- Đầu tư chiều rộng 1 Thành tựu
Hạn chế
Mặc dù đầu tư theo chiều rộng của chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể nhưng vẫn còn có những hạn chế vốn có của nó:
- Điều dễ dàng nhận thấy nhất là chỉ số ICOR của Việt Nam luôn ở mức cao Năm 2009 dù đầu tư xã hội ở mức cao nhưng chỉ số ICOR của Việt Nam lại lên đến 8.trong giai đoạn 2000- 2007 ICOR của Việt Nam luôn dao động trong khoảng từ 5-6 chỉ số ICOR cao như vậy phản ánh điều gì Thứ nhât cần 8 đồng vốn đầu tư để tăng được một đồng GDP, cao gấp 2 đến 2,5 nhiều nước xung quanh trong thời kỳ đầu công nghiệp hoá Các nước làm giỏi, ICOR của họ thời kỳ đầu CNH là trên dưới 3:
Quốc gia giai đoan tăng trưởng đầu tư/gdp ICOR
(Nguồn: World bank) Điều này có thể nhận thấy rằng đầu tư trong nền kinh tế còn chưa hiệu quả Nền kinh tế còn tiềm ẩn nhiều rủi ro Chỉ số ICOR cao còn làm giảm cạnh tranh trong thu hút đầu tư nước ngoài Đặt trong tương quan với việc Việt Nam tụt hạng về năng lực cạnh tranh theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, cũng như của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, việc hệ số ICOR tăng thể hiện rõ xu hướng đi xuống của nền kinh tế Để đảm bảo hiệu quả đầu tư, có hai yếu tố cân nhắc: đầu tư đúng đối tượng, và môi trường kinh doanh liên tục được cải thiện (tính cạnh tranh) để tiền rót vào được sử dụng hiệu quả Đáng tiếc, soi vào thực tế Việt Nam, cả hai yếu tố đó đều có vấn đề Việt Nam nói là kích cầu, nhưng thực chất lại dùng kích cung để thông qua đó hy vọng đẩy cầu lên Cầu có thật thì cung mới có thật Trong bối cảnh khủng hoảng, các DN co cụm, kích cung chỉ có thể mang lại hiệu quả giới hạn Rút cuộc, bỏ ra lượng vốn lớn, nhưng chúng ta không tăng được sự linh hoạt của thị trường, kéo theo đó là hiệu quả đầu tư giảm đi". Đặc biệt, đối tượng thụ hưởng chính của các chính sách kích cầu của Chính phủ là khối các DNNN, khu vực vốn được nhiều ưu đãi và gây nhiều quan ngại cho các kinh tế gia Việt Nam.
Chỉ riêng tám tháng đầu năm 2009, tổng số vốn rót ra cho đầu tư công đã tương đương với cả năm ngoái 2008 Theo báo cáo của Chính phủ gửi UBTV Quốc hội mới đây, tổng vốn đầu tư phát triển cho cả năm chiếm gần 43% GDP Trong đó, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đạt khoảng 161 ngàn tỉ đồng, tăng tới 63% so với thực hiện năm 2008 và tăng 42,7% so với kế hoạch năm
Trong khi đó, Báo cáo của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia cho hay, doanh thu sản xuất thuần được tạo ra bởi 1 đồng vốn tại DNNN thấp. Trong năm 2006 cứ 1 đồng vốn tại DNNN tạo ra được 0,61 VNĐ doanh thu, chưa bằng một nửa của DN tư nhân trong nước, chỉ bằng 2/3 DN có vốn đầu tư nước ngoài Lực lượng lao động do DNNN sử dụng chỉ bằng khoảng 28,4% tổng số lao động của các DN trong khi đó DN tư nhân thu hút 50%, DN có vốn đầu tư nước ngoài thu hút 21,4%. Đầu tư công cũng chính là khu vực mà cách đây một năm, Nhà nước quyết tâm siết chặt, rà soát lại, để tăng cường hiệu quả Nhưng chỉ trong vòng vài tháng, khu vực này lại được tái đầu tư với một số lượng tiền khổng lồ.
Hơn nữa, hệ thống ngân hàng của Việt Nam được xếp hạng sức khỏe thấp nhất châu Á, chỉ trên Pakistan, thế nhưng, trong điều kiện suy thoái, các ngân hàng đều báo cáo đạt mức lợi nhuận kỷ lục điều này làm chỉnh phủ cần phải cân nhắc lại gói kích cầu và phải có biện pháp rà soát kiểm soát chạt chẽ Tránh gây hậu quả lớn cho nền kinh tế
Chỉ số ICOr cao thể hiện sự lãng phí trong đầu tư Trong bối cảnh mà đầu tư công vẫn chiếm gần 40% tổng đầu tư toàn xã hội thì chính phủ nên có biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn nữa nguồn vốn từ ngân sách tránh gây thất thoát lãng phí
Sản phẩm nếu chỉ được đầu tư theo chiều rộng thì sẽ cho chất lượng không cao, không đủ sức cạnh tranh trên thị trường, khả năng thu hồi vốn của các dự án đầu tư theo chiều rộng thấp, độ mạo hiểm cao Khả năng cạnh tranh, của doanh nghiệp trên thị trường dẫn tới lợi nhuận kém.
Vốn đầu tư tổng xã hội chưa tập trung cho việc phát triển các ngành mũi nhọn,các ngành là thế mạnh là chủ lực cũng như hình thành các nguồn vốn và lĩnh vực tạo thế và lực cho sự phát triển lâu dài, bền vững và có hiệu quả.
Cơ cấu hàng xuất khẩu chủ yếu chuyển dịch theo chiều rộng Nhờ vào đó giá trị xuất khẩu tăng qua các năm Gia tăng xuất khẩu của cả nước ta trong thời gian qua chủ yếu nhờ vào gia tăng nhu cầu của thị trường thế giới hơn là do các yếu tố nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ nước ta.
Dệt may được coi là một trong những ngành trọng điểm của nền công nghiệp Việt Nam thời kì đầy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Ngành dệt may hiện nay đang được xem là ngành sản xuất mũi nhọn và có tiềm lực phát triển mạnh Với những lợi thế riêng biệt như vốn đầu tư không lớn, thời gian thu hồi vốn nhanh, thu hút nhiều lao động và có điều kiện mở rộng thị trường trong và ngoài nước với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế khác nhau Tuy vậy, trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế,, ngành dệt may đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, cạnh tranh ngang bằng với các cường quốc xuất khẩu lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonexia, Pakixtan, Hàn Quốc…Việt Nam hiện có hơn 1000 nhà máy dệt may thu hút trên 50 vạn lao động, chiếm đến 22% tổng số lao động trong toàn ngành công nghiệp Sản lượng sản xuất hàng năm tăng trên 10% nhưng quy mô còn nhỏ bé, thiết bị và công nghệ khâu kéo sợi và dệt vải lạc hậu, không cung cấp được vải cho khâu may xuất khẩu Những năm qua tuy bổ sung thay thế
1500 máy dệt không thoi hiện đại để nâng cấp mặt hàng dệt trên tổng số máy hiện có là 10500 máy, thì cũng chỉ đáp ứng khoảng 15% công suất dệt Ngành may tuy liên tục đầu tư mở rộng sản xuất nhưng cũng chưa đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu ngày càng cao…
Nền kinh tế nước ta cũng như bất kì nền kinh tế nào khác, không thể tăng trưởng mãi theo chiều rộng bằng cách tăng vô hạn độ vốn đầu tư, đất đai, lao động, tài nguyên vì các nguồn lực này đều có hạn Để đạt được tăng trưởng bền vững và phát triển lên các nấc thang cao hơn, nền kinh tế phải vận hành theo những thước đo và chính sách thích hợp để chuyển sang đầu tư phát triển theo chiều sâu, nâng cao năng suất, hiệu quả, giá trị gia tăng trên mỗi đơn vị tiền vốn, lao động, năng lượng.
II ĐẦU TƯ THEO CHIỀU SÂU:
Năng suất tổng hợp (TFP) là yếu tố phản ảnh sự tăng trưởng theo chiều sâu. Đặc trưng của đầu tư theo chiều sâu chính là đầu tư làm tăng yếu tố năng suất tổng hợp TFP Trong đó các yếu tố quyết định tới sự tăng trưởng của yếu tố TFP là sự thay đổi của chất lượng nguồn nhân lực và tiến bộ KHCN Để xem xét thực trạng đầu tư theo chiều sâu ở Việt Nam ta sẽ xem xét thực trạng đầu tư nguồn nhân lực và đầu tư cho KHCN
1 Thực trạng đầu tư nguồn nhân lực:
Những năm gần đây việc đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta rất được coi trọng Các chương trình, kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đã được thực hiện Rất nhiều trường đào tạo và trung tâm dạy nghề… được nhận nguồn vốn đầu tư từ ODA, FDI…Bên cạnh đó là các chương trình hợp tác quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực
Ngân sách chi cho giáo dục năm 2008 chiếm 20% , còn trong năm 2007, tiền đầu tư từ ngân sách nhà nước cho ngành giáo dục và đào tạo đạt 66.770 tỉ đồng, chiếm khoảng 20% tổng chi ngân sách, tăng gần 21% so với năm 2006
Bảng 2.8: Chi ngân sách nhà nước cho giáo dục
Chi cho xây dựng cơ bản 3008 3200 4900 6623 9705 11530
(Nguồn: Tổng cục Thống Kê)
Đầu tư chiều sâu 1 Thực trạng đầu tư nguồn nhân lực - Thành tựu
Nhà nước chưa thực sự mở cửa cho các nhà đầu tư đầu tư vào giáo dục:
Nhiều văn bản đã khuyến khích các doanh nghiệp mở trường, lớp, đầu tư cho giáo dục nhưng thực tế khi triển khai thì ngược lại Hiện nay nhiều tổ chức, cá nhân có nguyện vọng tham gia đầu tư thành lập mới các trường ĐH gặp nhiều vướng mắc, như không có đất để triển khai hoặc khi được giao đất lại gặp nhiều khó khăn về giải phóng mặt bằng Về chính sách thuế, các quy định ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp còn nhiều bất cập, chưa công bằng và chưa khuyến khích các hoạt động xã hội hóa Các cơ sở tư nhân hoạt động trong lĩnh vực xã hội hóa theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp là 28%; không được hưởng mức thuế 10% như quy định tại nghị định của Chính phủ.Trong 2 năm (2005 - 2006) diện tích đất dành cho GD-ĐT chỉ tăng 2.564 ha, đạt 13,3% so với kế hoạch mở rộng quy mô về GD-ĐT giai đoạn 2005-2010 Tình trạng "quy hoạch treo" đối với đất dành cho mục đích giáo dục còn phổ biến ở nhiều địa phương Có thể thấy rằng cơ sở vật chất và chất lượng giáo dục ở 1 số trường dân lập, tư thục (đặc biệt là các trường dạy nghề, đại học) rất tốt, vì thế việc đầu tư cho giáo dục của các nhà doanh nghiệp bị hạn chế sẽ là một thiệt thòi rất lớn cho nền giáo dục nước nhà.
2 Đầu tư Khoa học công nghệ
Chi đầu tư cho KH-CN rất được nhà nước ta coi trọng Hàng năm mức đầu tưKH-CN cho nông nghiệp tăng từ 10-15% Một khối lượng lớn các chương trình nghiên cứu được triển khai Trong hai năm qua, Viện Khoa học nông nghiệp ViệtNam (VAAS) để triển khai thực hiện một khối lượng đề tài, nhiệm vụ KH-CN khá lớn (30 - 40 đề tài, chương trình cấp Nhà nước, khoảng hơn 100 đề tài, nhiệm vụ cấp bộ về công tác nghiên cứu cơ bản các chương trình giống cây trồng, bảo vệ thực vật, KH-CN) trong đó có lĩnh vực quan trọng là tạo ra giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao Tạo được một số giống cây trồng có giá trị , đã chọn và tạo ra gần 20 giống lúa thuần (bảy giống được công nhận chính thức, hơn 10 giống cây nhận tạm thời Chương trình phát triển các giống ngô lai cũng đã thu được một số kết quả đáng khích lệ, bằng các phương pháp tạo dòng tự phối, thụ phấn, cận huyết, nuôi cấy bao phấn đã xác định được một số giống ngô có triển vọng (LVN14, LVN15, LVN18, LVN37, LVN885 ); đội ngũ cán bộ khoa học nông nghiệp cũng đã thực hiện được một số tiến bộ kỹ thuật về cây ăn quả Công nghệ sinh học( mà trọng tâm là công nghệ chuyển gen ) và cấy mô được ứng dụng ngày một rộng rãi Bên cạnh đó còn có rất nhiều những chương trình nghiên cứu, đề tài khoa học được triển khai ở các trường đại học đã đạt được nhiều thành tựu ( ĐH nông nghiệp Hà nội, ĐH Đà Nẵng, ĐH Cần Thơ…) Chính nhờ có các giống mới, quy trình canh tác mới đã góp phần đưa nước ta thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới (chỉ sau Thái Lan), xuât khẩu cà phê thứ 2 thế giới, với sản lượng xuất khẩu đạt 850.000tấn/ năm, đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD; hạt điều xuất khẩu đứng thứ nhất thế giới,với sản lượng xuất khẩu, 153.000 tấn/năm, thu về kim ngạch trên 650 triệu USD… Đồng thời giá nông phẩm cũng được nâng cao đáng kể trên thị trường trong nước và ngoài nước
Các công trình nghiên cứu về nguồn lợi thủy sản đã đạt được nhiều thành công; sinh sản nhân tạo nhiều loài tôm-cá bản địa có giá trị kinh tế ( nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá cóc, sản xuất giống cá đù đỏ…); đưa ra nhiều mô hình và kỹ thuật nuôi mới (mô hình nuôi tôm sinh thái, nuôi cá basa ở đồng bằng Sông Cửu Long, mô hình nuôi lươn và cá bống tượng ở Hậu Giang…); nghiên cứu dịch bệnh và cách phòng trị; tác động môi trường và phát triển các phương pháp phân tích về độc tố, an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản (công nghệ sản xuất thuốc trừ sâu sinh học , phương pháp thuỷ canh cải tiến ……)
Trong lâm nghiệp một loạt giống mới được cải thiện trên cơ sở lai tạo và chọn lọc góp phần nâng cao năng suất trồng rừng từ 8 -10 m 3 /năm đã lên tới 15 – 20m 3 /năm.
Chúng ta đã hoàn thiện và đưa vào áp dụng công nghệ vào sản xuất công nghệ khai thác, bảo quản và chế biến gỗ nhỏ, rừng trồng, rừng ngập mặn Chế tạo thành công và đưa vào sản xuất các loại máy băm dăm gỗ, sản xuất ván băm nhân tạo, chất phủ tổng hợp, sử dụng gỗ rừng trồng thay thế rừng tự nhiên giúp nâng cao năng suất ván nhân tạo Ngoài ra công nghệ chế biến gỗ bằng cơ, hoá, nhiệt cũng đạt đuợc nhiều tiến bộ, nhờ đó có thể tận dụng được nhiều loại gỗ tạp, xốp
Bên cạnh những thành tựu về nông lâm nghiệp chúng ta có những thành tựu đáng kể về mặt công nghiệp, dịch vụ Số lượng các phát minh sáng chế được nghiên cứu va sản xuất thành công trong nước không ngừng được tăng cao, có thể kể 1 số thành quả nghiên cứu khoa học mà việt nam đạt được gần đây như : hệ thống điều khiển, tự động hóa công trình cơ khí thủy công trình thủy điện Pleikrông,chế tạo thành công vật liệu xốp các nhiệt, chế tạo băng tải hành lí sân bay chỉ bằng 50% giá ngoại, lọc kim loại nặng trong nước bằng đá ong, chế tạo nguyên liệu xử lí nước thải từ đất sét, máy phát điện chạy bằng biogas Việt Nam cũng đã làm chủ được một số công nghệ cao chuyên ngành trong các lĩnh vực như điện tử - tin học - viễn thông, thăm dò, khai thác dầu khí, công nghiệp đóng tầu… Trong lĩnh vực dầu khí, hiện nay đã và đang có rất nhiều dự án đầu tư xây dựng các nhà máy lọc dầu tại Việt nam, tiêu biểu là nhà máy lọc dầu Dung Quất tại Quảng Ngãi, nhà máy lọc dầu Nghi Sơn tại Thanh Hóa, nhà máy lọc dầu Vũng Rô tại Phú Yên Đặc biệt, nhờ việc làm chủ công nghệ tiên tiến mà ngành đóng tàu nước ta đang có cơ hội xếp vào top 10 nước trên thế giới Đến nay, ngành đóng tàu
VN đã có thể hạ thuỷ những con tàu lớn tải trọng hàng chục nghìn tấn ( Vinashin vừa bàn giao chiếc tàu 53.000 DWT - tàu lớn nhất từ trước tới nay)
Thời gian gần đây rất nhiều khu công nghệ được đầu tư xây dựng, trong 10 tháng đầu năm 2007, cả nước có 13 dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng được cấp giấy chứng nhận đầu tư, thành lập mới 10 KCN và mở rộng 3 KCN với tổng diện tích đạt 1.569 ha Tính đến nay cả nước có 154 KCN được thành lập với tổng diện tích là 32.808 ha Có khoảng 3.600 dự án trong các khu công nghệ đi vào sản xuất kinh doanh với tổng số vốn đầu tư thực hiện đạt gần 12 tỷ USD và gần 80.000 tỷ đồng Ước tínhthực hiện luỹ kế hết năm 2007 đạt 650 triệu USD vốn ĐTNN và
19.500 tỷ đồng vốn ĐTTN cho phát triển cơ sở hạ tầng các KCN Trong năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp KCN ước đạt gần 20 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2006, chiếm 30% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước; giá trị xuất khẩu 10 tỷ USD, tăng khoảng 28%; giá trị nhập khẩu 16,8 tỷ USD; nộp ngân sách 1,4 tỷ USD; thu hút trên 920 ngàn lao động trực tiếp Các dự án công nghệ cao cũng ngày một thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.Nhiều khu công nghệ cao đang được xây dựng như khu công nghệ cao Hòa Lạc, khu công nghệ cao tp Hồ Chí Minh…tiêu biểu là dự án đầu tư công nghệ bán dẫn tại Việt Nam của công ty Intel - hãng sản xuất chip lớn nhất thế giới với số vốn lên tới 1tỷ USD.
Những thành quả trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học mà đã được chuyển giao và ứng dụng vào thực tế sản xuất nên hiệu quả sản xuất cùng với uy tín chất lượng sản phẩm đã được nâng lên đem lại hiệu quả đáng kể về kinh tế Theo từng giai đoạn, giá trị sản xuất công nghiệp luôn được tăng lên và vượt mức kế hoạch đã định, của năm 2007 là 574.990 nghìn tỷ đồng, tăng 17,1% so vơi năm 2006; 9 tháng đầu năm 2008, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 493,2 nghìn tỉ đồng, tăng 16,% so với cùng kỳ năm 2007 Thị trường xuất khẩu mở rộng Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt 48,38 tỷ USD, tăng 20,5%so với năm 2006 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may, giày dép, đồ gỗ, thủ công, mỹ nghệ… tăng rất mạnh trong khi đó các mặt hàng dầu thô, than đá có kim ngạch không tăng hoặc tăng chậm Ví dụ như kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN năm 2007 đạt 7,8 tỷ USD, tăng 21,7% so với năm 2006 Một số mặt hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu tương đối cao như: Giày dép 3,9 tỷ USD, tăng 47,73% so với năm 2006 Hàng điện tử linh kiện máy tính 2,2 tỷ đạt 28,8% Nhóm sản phẩm cơ khí 2,2 tỷ USD đạt 120%, sản phẩm nhựa 45,8%, dây điện và cáp điện tăng 27,7% trong 10 mặt hàng có giá trị xuất khẩu đạt tỷ lệ tăng cao
Về mặt dịch vụ, du lịch có nhiều khởi sắc do chúng ta đã có nhiều chủ trương đầu tư theo chiều sâu khuyến khích phát triển ngành du lịch, dịch vụ như nâng cao chất lượng dịch vụ, cải tạo và nâng cấp các khu du lịch đồng thời quảng bá rộng rãi Vì vậy mà hoạt động du lịch phát triển mạnh, lượng khách quốc tế đến Việt
Nam năm 2007 đạt khoảng 4,4 triệu lượt người, tăng 18% so với 2006; trong 9 tháng đầu năm 2008 con số này là 3,3 triệu lượt người, tăng 5,9% so với cùng kì năm trước Khoa học công nghệ được ứng dụng đã góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ lao động Hoạt động du lịch (trong năm 2007)đã tạo ra 1,7 triệu việc làm mới, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 14.7%, góp phần nâng cao dân trí, đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, mở rộng giao lưu giữa các vùng, miền trong nước và với nước ngoài.
Tháng 9 năm 2005, chính phủ đã ban hành Nghị định 115/2005/NĐ-CP về chuyển đổi các tổ chức khoa học và công nghệ công lập sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm hay gọi là ”khoán 10 trong khoa học công nghệ” Nghị đinh này cho phép ngoài việc thực hiện các chức năng chính là nghiên cứu như trước đây, khi đăng ký chuyển đổi sang mô hình tự chủ, tự chịu trách nhiệm, các tổ chức khoa học công nghệ được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh như một doanh nghiệp. Đây được coi là bước chuyển lớn đối với các tổ chức khoa học và công nghệ để họ tự thương mại hóa kết quả nghiên cứu của mình hoặc sử dụng kết quả nghiên cứu của mình để góp vốn liên doanh qua đó họ có điều kiện để nâng cao hiệu quả đầu tư cho khoa học và công nghệ
Hoạt động nghiên cứu và ứng dụng KH-CN ở nước ta còn chậm, mức đầu tư thấp, các nhà khoa học chưa được quan tâm, hỗ trợ kịp thời Về tỷ lệ tương đối so với GDP: ở Việt Nam nhà nước đầu tư cho KHCN là 2% tổng chi ngân sách, tương đương khoảng 0,5% GDP, đầu tư của khu vực ngoài nhà nước mới chỉ đạt khoảng 0,1% GDP, tổng cộng Việt Nam đầu tư khoảng 0,6% GDP cho KHCN Trong khi đó , tỷ lệ đàu tư cho R&D của các nước EU là 1,95% GDP , Nhật Bản là 3,15% GDP, Trung Quốc là 1,31% GDP, Hoa Kì là 2,595 GDP, hàn Quốc là gần 5%GDP.
Về mức đầu tư cho hoạt động KHCN tính trên đầu người : Việt Nam đạt khoảng
5USD(năm 2007), con số này ở trung Quốc là 20USD(năm 2004), Hàn Quốc là 1000USD(năm 2007)
Sự quan tâm đầu tư của xã hội đối với KHCN thấp, quá trình đổi mới dài dài, nhưng lại ít nhận được phản hồi của công luận Mức độ xã hội hóa đầu tư cho KHCN ở Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với các nước trên thế giới Tỷ lệ đầu tư cho KHCN từ ngân sách nhà nước so với khu vực ngoài nhà nước ở nước ta lên tới 5:1, còn ở các nước phát triển, Trung Quốc là khoảng 1:3
Thực trạng kết hợp đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu ở Việt Nam
(Nguồn: Công nghiệp Việt Nam 20 năm đổi mới và phát triển - Tổng cục Thống kê)
III- Thực trạng kết hợp đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu ở Việt Nam:
Trong những năm gần đây kinh tế nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn đạt mức cao trong khu vực và trên thế giới. Năm 2005 đạt 8,43 %, năm 2006 đạt gần 8,2 %, năm 2007 đạt 8,5 % Có được những thành công này là nhờ đóng góp rất lớn của hoạt động đầu tư trong nền kinh tế Đầu tư phát triển của nền kinh tế tăng mạnh trong những năm gần đây Năm
2005 tỷ lệ huy động vốn đầu tư xã hội so với GDP đạt 38.2%, năm 2006 con số nay là 41.7%, năm 2007 tổng số vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 464.5 nghìn tỷ đồng , bằng 40.6% GDP, tăng 16.4% so với năm 2006 Sau một năm trở thành thành viên của WTO, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và nguồn vốn ODA huy động đã đạt mức kỷ lục mới Điều này thể hiện lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài đối với môi trường đầu tư ở Việt Nam Đã có 20,3 tỷ FDI đăng ký vào Việt Nam trong năm 2007, tăng xấp xỉ 70% so với năm 2006 Vốn ODA cam kết dành cho Việt Nam cũng đã lên trên 5,4 tỷ USD, tăng hơn 20% so với năm 2006. Năm 2007 việc giải ngân ODA vượt kế hoạch với gần 2 tỷ USD, tăng 10% so với năm trước.
Trong 9 tháng đầu năm 2008, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đã đạt mức 57,12 tỷ USD, tăng gần 5 lần so với cùng kỳ năm 2007.Thực hiện vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước 9 tháng ước đạt 71.440 nghìn tỷ đồng, bằng 71,6% kế hoạch năm Tính đến hết tháng 9 năm 2008 nguồn vốn tín dụng đầu tư thực hiện ước đạt 25,6 nghìn tỷ đồng, bằng 59,7% kế hoạch năm,trong đó nguồn vốn trong nước cho vay theo kế hoạch chỉ đạt 9,6 nghìn tỷ đồng bằng 35,7% kế hoạch năm Nguồn vốn ODA cho vay lại đạt 5 nghìn tỷ đồng, bằng55,6% kế hoạch năm, riêng dư nợ bình quân hỗ trợ xuất khẩu đạt 9,3 nghìn tỷ đồng, bằng 116,2% kế hoạch năm Từ đầu năm đến ngày 23/9/2008, nguồn vốn ODA được hợp thức hoá thông qua các hiệp định ký kết với các nhà tài trợ đạt tổng giá trị 1.826 triệu USD, trong đó vốn vay đạt 1.642 triệu USD và vốn viện trợ không hoàn lại đạt 184 triệu USD.Tính chung 9 tháng đầu năm 2008, giá trị giải ngân ODA đạt 1.415 triệu USD, bằng 74,5% kế hoạch giải ngân năm 2008, trong đó vốn vay đạt 1.227 triệu USD, vốn viện trợ đạt 188 triệu USD Trong tổng mức giải ngân, phần giải ngân vốn vay của 3 nhà tài trợ lớn (JBIC, WB, ADB) đạt khoảng 1.040 triệu USD, chiếm 73,5% tổng giá trị giải ngân. Tổng vốn của dự án cấp phép mới và vốn đăng ký tăng thêm của các dự án đang hoạt động trong tháng 9 ước đạt 9.966 triệu USD (vốn cấp phép mới là 9.944 triệu USD; vốn tăng thêm là 22 triệu USD) Tính chung 9 tháng năm 2008, số vốn cấp phép mới và tăng thêm đạt 57.124 triệu USD, tăng 398,5% so với cùng kỳ; trong đó vốn đầu tư cấp phép mới là 56.268 triệu USD với 885 dự án, tăng 472% về vốn và giảm 20% về số dự án so với cùng kỳ năm trước; vốn tăng thêm đạt 855,7 triệu USD với 225 lượt dự án Vốn đầu tư đăng ký tiếp tục tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng (chiếm 54% về số dự án và 57,48% về vốn), tiếp đó là lĩnh vực dịch vụ (tỷ lệ tương ứng là 40,7% và 42,1%), còn lại thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. Điều nay nói lên thị trường Việt Nam đang ngày một hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
Tuy nhiên hoạt động đầu tư ở nước ta vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề trong việc kết hợp đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu.
Nếu xét ở đầu vào có 3 yếu tố đóng góp vào tăng trưởng kinh tế là số lượng vốn đầu tư, số lượng lao động và sự đóng góp của các yếu tố năng suất tổng hợp (tiến bộ khoa học công nghệ, nguồn nhân lực…) Theo tính toán ban đầu, yếu tố số lượng vốn đầu tư đã đóng góp khoảng 57%, yếu tố số lượng lao động đóng góp khoảng 20%, yếu tố TFP đóng góp 23%.Có thể thấy, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dựa chủ yếu vào sự đóng góp của yếu tố số lượng vốn đầu tư Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP từ năm 2004 đến nay đều đã vượt qua mốc 40% (năm 2004 đạt
40,7%, năm 2005 đạt 40,9%, năm 2006 đạt 41%, ước năm 2007 đạt 40,4%), kế hoạch năm 2008 còn cao hơn, lên đến 42%.Đây là tỷ lệ thuộc loại cao nhất thế giới, chỉ sau tỷ lệ trên dưới 44% của Trung Quốc Bên cạnh đó là sự đóng góp của yếu tố lao động cũng chiếm tỷ trọng lớn đối với sự tăng trưởng kinh tế ở việt Nam, trong khi tỳ trọng đóng góp của yếu tố TFP vào tăng trưởng kinh tế còn thấp(23%) Điều nay cho thấy nền kinh tế Việt Nam hiện vẫn đi theo hướng tăng trưởng về số lượng, vẫn chủ yếu phát triển theo chiều rộng, trong khi chưa chú trọng phát triển về chiều sâu.
Bảng 2.11: Tỷ trọng đóng góp của các yếu tố đầu vào cơ bản cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1994-2004 Đơn vị: %
Vốn đầu 28 28 34 42 56 68 48 49 48 49 47. tư 8 4 4 5 3 8 5 3 7 6 2 Lao động 23.
24. 5 (Nguồn: Giáo trình Kinh tế đầu tư 2007)
Hiệu quả sử dụng vốn chưa cao.
TFP là tổng hợp của các nhân tố hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và năng suất lao động Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư được thể hiện ở nhiều chỉ tiêu Gần đây, khi đề cập đến hiệu quả đầu tư các chuyên gia thường dùng hệ số ICOR.hệ số ICOR càng lớn thì hiệu quả đầu tư càng thấp và ngược lại.Tính chung ICOR của Việt Nam trong thời kỳ 1991-2007 là 4,86 lần, cao hơn nhiều so với 2,7 lần của Đài Loan (trong thời kỳ 1961-1980), 3 lần của Hàn Quốc (trong thời kỳ 1961- 1980), 3,7 lần của Indonesia (trong thời kỳ 1981-1995), 4 lần của Trung Quốc (trong thời kỳ 2001-2006), 4,1 lần của Thái Lan (trong thời kỳ 1981-1995); cũng cao hơn so với 4,6 lần của Malaysia (trong thời kỳ 1981-1995).Điều đó chứng tỏ, hiệu quả đầu tư của Việt Nam còn thấp.
Hiệu quả đầu tư còn được tính theo cách lấy GDP chia cho vốn đầu tư hàng năm (đều tính theo giá thực tế) Theo cách này, thì GDP/Vốn đầu tư (có nghĩa là 1 đồng vốn đầu tư tạo ra được bao nhiêu đồng GDP) của Việt Nam đã bị sút giảm qua các thời kỳ: nếu thời kỳ 1991-1995 đạt 3,55 đồng/đồng, thì năm 1996-2000 còn 3,0 đồng/đồng, 2001-2005 còn 2,56 đồng/đồng, 2006-2007 còn 2,46 đồng/đồng.
Các ngành kinh tế của nước ta không ngừng gia tăng về sản lượng và chất lượng nhưng còn thiếu tính bền vững do mới chỉ chú trọng vào đầu tư chiều rộng mà chưa quan tâm thích đáng tới đầu tư chiều sâu Chất lựong các sản phẩm về công nghiệp, nông nghiệp nói chung còn thấp, nên rất khó cạnh tranh trên thị trường Nguyên nhân chính cũng là do điều kiện kinh tế , cơ sở vật chất nước ta chưa cho phép
→ Tiêu biểu về sự kết hợp đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu trên góc độ doanh nghiệp ở trong và ngoài nước:
-Tập Đoàn VNPT tiền thân la tông công ty bưu chính viễn thông Việt Nam trong những năm qua khi đất nước bước sang hooij nhập đã có nhưng bước chuyển mình mạnh mẽ Là một nhân tố vô cùng quan trong đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế và đời sông của nhân dân Trong 2 giai đoạn của chiến lược tăng tốc từ 1993-2000, VNPT đã xây dựng được cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia với công nghệ hiện đại làm nền tảng thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế, đáp ứng nhu cầu phục vụ của xã hội và phục vụ an ninh quốc phòng Mặt khác, TCT BCVT đã hoạt động theo mô hình tổng công ty 91 từ năm 1995 nên đã qua thời kỳ thừ nghiệm, sắp xếp, chuyển đổi và nay đã trưởng thành lớn mạnh, chín muồi cho việc chuyển sang hoạt động theo mô hình tập đoàn.Ngày 26/3/2006 Tập đoàn bưu chính viễn thông chính thức được thành lập theo quyết định 06/2006/QĐ-TTg ngày 9/1/2006 của Thủ tướng Chính phủ (về việc thành lập công ty mẹ - Tập đoàn BCVT VN) và Quyết định 349/QĐ-TTg ngày 21/2/2006 của Chính phủ (về việc bổ nhiệm các thành viên Hội đồng Quản trị của Tập đoàn BCVT VN) cho các thành viên Hội đồng Quản trị của Tập đoàn BCVT VN Từ khi ra đời cho đến nay với khẩu hiệu “ cuộc sống đích thực “ song song với viêc mở rông quy mô hoạt động chiếm lĩnh thị trường tập đoàn luôn không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm , liên tục đầu tư mới thay đổi công nghệ dây truyền sản xuất Một thành tựu to lón không chỉ của tập đoàn mà còn là thành tựu to lớn về đột phá công nghệ của đất nước la việc phóng thành công vệ tinh Vinasat 1 vào đầu năm 2008 giúp tập đoàn có được 1 nền tảng vững chắc để phát triển cả về quy mô và chất lượng dịch vụ tạo đà cho những bước tăng trưởng vững mạnh cho những bước tiến phát triển lâu dài và vươn ra thế giới Không chỉ có vậy gần đây VNPT đã đầu tư hàng tỉ USD vào cuối năm 2009 dịch vụ 3G chính thức ra đời mong muôn tạo ra những bước tiến vượt bậc cho sự phát triển của nền kinh tế đem lại những dịch vụ tiện ích nhất về thông tin và viễn thông cho toàn xã hội dưa ngành TTVT Viet Nam lên 1 tầm cao mới trên thị truong TTVT quốc tế tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
-Trên thế giới tiêu biểu về sự kết hợp đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu ví dụ như mô hình phát triển của Tập đoàn TOYOTA Nhật Bản.Nổi tiếng toàn thế giới dựa trên định hướng phát triển nâng cao chất lượng sản phẩm đem đến những dịch vụ tốt nhất đến khách hàng làm thỏa mãn mọi nhu cầu về công nghệ nhờ đó toyota luôn là thương hiệu yêu thích của hàng triệu người dân trên toàn cầu trong quá trình phát triển luôn luôn đầu tư nâng cấp công nghệ sản xuát để nâng cao năng xuất lao động và chất lượng sản phẩm song song với đó là việc chú trọng phát triển hệ thông phân phối chăm sóc khách hàng và đem đến cho khách hàng nhưng dịch vụ chăm sóc bảo hành chất lượng cao đã tạo được niềm tinlowns của khách hàng đối với những sản phẩm của hãng tạo được sưc mạnh cạnh tranh tuyệt đối trên thi trường ôtô thế giới Nhưng những năm gần đây trước sự suy yếu của tập đoàn ôtô lớn nhất thế giới GM của Mĩ để chớp lây cơ hội vươn lên là hãng otoo lớn nhất thế giới toyota đã chạy đua theo việc gia tăng sản lượngnhằm giành lấy thị phần cung cấp từ tay đối thủ , hãng đã không còn tập trung tuyệt đối vào chất lượng sản phẩm ( điều đã tạo nên thương hiệu va niềm tin cua khach hàng đối với hãng trong nhưng năm qua) hậu quả của cuộc chạy đua về số lượng đã khiến toyota rơi vào khả năng thua lỗ hang trăm tỉ USD trong nam
2010 Hãng đã phải dừng việc bán tám mẫu xe và thu hồi lại 2,3 triệu xe đã được đưa ra thị trường Ngừng básn các loại xe trên cũng đang buộc Toyota phải ngừng hoạt động sản xuất tại năm nhà máy, với trên 20.000 nhân công và khiến khoảng 1.200 nhà môi giới bán xe phải tạm thời nghỉ cùng 250.000 chiếc xe trị giá gần 50 tỷ đôla nằm chờ tại các cửa hàng.
GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT HÀI HOÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ THEO CHIỀU RỘNG VÀ ĐẦU TƯ THEO CHIỀU SÂU I GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ THEO CHIỀU RỘNG 1 Hoàn thiện chính sách năng lực quản lý nhà nước
Huy động vốn
Như chúng ta đã phân tích ở trên , đầu tư theo chiều rộng là dạng đầu tư mà vốn chiếm tỷ trọng lớn vì vậy vấn đề thu hút vốn đầu tư là yếu tố then chốt để quyết đinh đầu tư , sau đây sẽ là các giải pháp để huy động vốn , tạo tiền tề cho công cuộc đầu tư sao cho có hiệu quả nhất:
Cần tích cực đổi mới doanh nghiệp nhà nước , đặc biệt đẩy nhanh công cuộc cổ phần hoá để thu hút nguồn vốn đầu tư mới từ xã hội thông qua thị trường chứng khoán. Đối với các dự án nganh điện với tổng nhu cấu đầu tư giai đoạn năm 2006-2010 khoảng 350 nghìn tỷ đông sẽ được huy động từ các nguồn đầu tư điện độc lập (IPP) và BOT khoảng trên 30% huy động vốn KHCB để lại khoảng 36% , vay ODA khoảng 21% , bán cổ phiếu khoảng 7% Ngoài ra còn có thể phát hành trái phiếu công trình nhất là công trình nguồn điện Ngành điện sẽ ưu tiên sử dụng vốn ODAvà FDI trước , từng bước cổ phần hoá các nhà máy điện , thu hút vốn của các nhà đầu tư mới. Đối với ngành cơ khí do đặc thù cần vốn lớn nhưng thu hồi vốn chậm nên được ưu tiên sử dụng nguồn vốn trong nước, chủ yếu là tín dụng nhà nước Muốn vậy phải tiếp tục đổi mới cơ chế vay trả, có chính sách tỷ giá ổn định, điều chỉnh linh hoạt, ít rủi ro cho nhà đầu tư mà lại kiểm soát được để vừa tiếp tục huy động nguồn vốn trong dân cư qua các ngân hàng, vừa thực hiện được việc cho vay để đầu tư. Đối với các dự án sản xuất phân bón cũng cần ưu tiên sử dụng vốn trong nước kết hợp kêu gọi vốn ODA của nước ngoài như sản xuất DAP (vốn đầu tư 156 triệu USD) và cho phép nước ngoài đầu tư l00% như sản xuất phân đạm từ than; một số dự án hóa chất quy mô lớn như xút- Clo-EDC/VCM công suất 200 ngàn tấn xút/năm (vốn đầu tư khoảng 220 triệu USD), so đa 200 ngàn T/N (vốn khoảng 89 triệu USD); săm lốp ô tô radian 2-3 triệu bộ/năm (vốn khoảng l 80 triệu USD) hướng ưu tiên kêu gọi vốn FDI. Đối với các ngành sản xuất hàng tiêu dùng như dệt may, giày dép, bia rượu nước giải khát, sữa, nhựa chủ yếu huy động nguồn vốn từ doanh nghiệp, từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh; DNNN tập trung đầu tư vào khâu sản xuất nguyên liệu (dệt nhuộm, vải sợi) bằng vốn tín dụng nhà nước, vốn của doanh nghiệp và kêu gọi vốn nước ngoài. Để huy động được các nguồn vốn trong nước cũng như ngoài nước như đã nêu, chúng ta cần tập trung giải quyết một số vấn đề sau đây: Đối với nguồn vốn trong nước:
- Trên cơ sở các quy hoạch phát triển ngành, nghiên cứu xây dựng các cơ chế, chính sách định hướng cho nhà đầu tư, các chủ doanh nghiệp một cách hấp dẫn hơn, yên tâm hơn khi bỏ vốn ra đầu tư, hạn chế tối đa được những rủi ro, không tạo nên sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, tạo nên một sân chơi bình đẳng giữa các loại hình DN Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp hoạt động ở những địa bàn kinh tế khó khăn cần có cơ chế chính sách thật ổn định với mức độ khuyến khích cao, nhất là trong việc tiếp cận với đất đai, mặt bằng sản xuất, với các nguồn vốn.
- Thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu nhằm thực hiện đúng tiến độ và bảo đảm được hiệu quả của dự án, đặc biệt rút ngắn thời gian giải phóng mặt bằng Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra giám sát của chủ đầu tư, của các cơ quan quản lý nhà nước để chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm, tạo niềm tin cho nhân dân khi tham gia vốn và đầu tư.
- Tiếp tục hoàn thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi loại hình doanh nghiệp phát triển, tập trung vào xây dựng cơ chế một cửa thực sự; tiến hành rà soát giảm thiểu các loại giấy phép, thời gian cũng như chi phí gia nhập thị trường cho tất cả các nhà đầu tư; không hạn chế về quy mô đầu tư; cần đổi mới cơ chế sử dụng vốn, thủ tức cho vay của các ngân hàng thương mại để huy động và cho vay tốt hƠn.
- Tiếp tục hoàn thiện và phát triển các loại thị trường, trong đó có thị trường vốn và thị trường bất động sản Nên có các quy định để các DN thuộc mọi thành phần kinh tế từng bước phải niêm yết cổ phiếu và huy động qua thị trường chứng khoán. Tăng cường hoàn thiện thị trường tiền tệ, lành mạnh hóa các dịch vụ giao dịch, tăng cường mối liên kết giữa các tổ chức tài chính với người sản xuất bằng các hoạt động đầu tư vốn Các ngân hàng tăng cường nguồn và hình thức cho vay trung và dài hạn để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển, nhất là cho các dự án có quy mô và nhu cầu vốn lớn Đối với thị trường bất động sản cần sớm hình thành cơ chế giá bất động sản theo thị trường; có chính sách để dễ dàng chuyển quyền sử dụng đất thành hàng hóa thì đất đai mới có thể trở thành nguồn vốn quan trọng cho phát triển.
- Cần thay đổi tư duy coi doanh nghiệp là đối tượng quản lý thành doanh nghiệp 1à đối tượng phục vụ Trước khi ban hành chính sách mới cần thăm dò dư luận rộng rãi xem tác động đến doanh nghiệp như thế nào; tạo điều kiện để doanh nghiệp tư nhân có cơ hội tiếp cận, đầu tư và các lĩnh vực liên quan đến cơ sở hạ tầng mà các DNNN đang độc quyền và đầu tư không hiệu quả Đổi mới phương thức xúc tiến thương mại, gắn XTTM, du lịch, thu hút đầu tư nước ngoài với phát triển thị trường, thu hút các nguồn lực trong nước. Đối với nguồn vốn nước ngoài:
- Từng ngành cần xây dựng và công bố ''Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài'' Đối với một số ngành nghề nhạy cảm như đối với ngân hàng, bảo hiểm, hàng không cần có quy định rõ tỷ lệ khống chế vốn của nhà đầu tư nước ngoài một cách phù hợp Đối với các ngành nghề còn lại cần mở rộng hơn tỷ lệ 30% như quy định hiện nay Nghiên cứu sớm rút ngắn diện các dự án phải cấp phép đầu tư để chuyển sang hình thức chủ đầu tư đăng ký dự án, nghĩa là chuyển từ cơ chế ''tiền kiểm'' sang cơ chế ''hậu kiểm''
- Đối với ngành công nghiệp, bên cạnh những dự án quy mô lớn cần kêu gọi các nhà đầu tư có trình độ công nghệ cao, năng lực tài chính mạnh, không hạn chế các nhà đầu tư đầu tư vào khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, chuyển giao công nghệ tiên tiến, phát triển công nghiệp nông thôn, nhất là các nhà đầu tư trong khu vực Đông Á, một khu vực đang được coi là năng động nhất trong giai đoạn vừa qua và tiếp tục trong giai đoạn tới
- Xây dựng các phương thức và chính sách phù hợp để có thể kêu gọi các tập đoàn kinh tế lớn đầu tư vào Việt Nam Một trong những yêu cầu rất quan trọng là chúng ta phải chủ động kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng các dự án công nghệ cao, đặc biệt trong các ngành công nghiệp mũi nhọn như điện tử, tin học, phần mềm, vật liệu mới Đối với các nhà đầu tư này, chúng ta càng chuẩn bị tốt các điều kiện cho họ bao nhiêu thì tác động, lôi cuốn tới các nhà đầu tư khác sẽ càng tăng bấy nhiêu
- Tập trung nguồn lực trong nước và ODA để giải quyết những bất cập về cơ sở hạ tầng như cầu, đường, điện, nước, viễn thông, bến bãi Tạo điều kiện thông thương cho các nhà đầu tư tham gia thực hiện các dự án BOT, BT Chúng ta cần có biện pháp mạnh mẽ để đạt được một cái gì đó là nhanh nhất, là rẻ nhất trong khu vực làm sức hấp dẫn các nhà đầu tư ví dụ như đền bù và giải phóng mặt bằng nhanh nhất; có giá cước điện thoại rẻ nhất
- Cần bảo đảm thực hiện các nguyên tắc đối xử quốc gia, đối xử tối huệ quốc trong thu hút đầu tư nước ngoài, làm sao tạo nên một phản ứng dây chuyền tốt cho các nhà đầu tư trước, lôi kéo các nhà đầu tư sau Việt Nam đang được đánh giá có những lợi thế cơ bản để thu hút đầu tư nước ngoài như thể chế chính trị, xã hội ổn định; vị trí địa lý thuận lợi; lực lượng lao động có tinh thần cần cù, chịu học hỏi, có trình độ nên rất cần hoàn thiện các yêu cầu khác để hấp dẫn các nhà đầu tư Các địa phương, các chủ đầu tư cần tăng cường xúc tiến đầu tư trực tiếp với các đối tác, cùng với việc xây dựng và truyền thông cơ sở dữ liệu tập trung qua mạng điện tử quốc gia để cung cấp cho các nhà đầu tư những thông tin hữu ích về địa phương mình, doanh nghiệp mình, về mục tiêu và yêu cầu đầu tư dự án, về các cơ chế chính sách ưu đãi, về thủ tục đầu tư nhằm thu hút sự quan tâm của các đối tác và nhà đầu tư tiềm năng đang cân nhắc trong việc lựa chọn địa điểm và hướng đầu tư
- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát của Chính phủ để đảm bảo các Luật mới về đầu tư, đấu thầu thực thi một cách nghiêm túc Khắc phục tình trạng thực thi kém hiệu quả ở các cấp, các ngành, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư
Với các giải pháp thu hút vốn đầu tư để phát triển ngành công nghiệp giai đoạn 2006-20l0 như vừa báo cáo, Ban cán sự Đảng Bộ Công nghiệp xin hứa với Đại hội sẽ triển khai đầy đủ và hiệu quả nhất Với sự phối hợp cùng các bộ, ngành liên quan, ngành công nghiệp xin hứa với Đại hội bằng tất cả nỗ lực và trách nhiệm đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển và tiến tới cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ THEO CHIẾU SÂU 1 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
1.Giải pháp phát triển nguồn nhân lực: a) Tình trạng nguồn nhân lực của Việt nam:
Nhận thức về nguồn nhân lực của Việt Nam đang còn có những ý kiến khác nhau Trên phương tiện thông tin đại chúng, người ta thường nói đến thế mạnh của Việt Nam là nguồn nhân công rẻ mạt và kêu gọi các nhà đầu tư hãy đầu tư vào Việt Nam vì Việt Nam có nguồn nhân công rẻ mạt Tại sao lại nói như vậy? Một số người chưa đánh giá đúng về nguồn nhân lực của Việt Nam Quan điểm chỉ đạo về vấn đề này cũng chưa rõ ràng Khả năng để tổ chức khai thác nguồn nhân lực còn bất cập Vì vậy, để nghiên cứu nó, phải tìm hiểu xem nguồn nhân lực ở Việt Nam xuất phát từ đâu và đang ở trong tình trạng nào?
- Nguồn nhân lực từ nông dân:
Tính đến nay, số dân của cả nước là 84,156 triệu người1, trong đó, nông dân chiếm khoảng hơn 61 triệu 433 nghìn người, bằng khoảng 73% dân số của cả nước Số liệu trên đây phản ánh một thực tế là nông dân nước ta chiếm tỷ lệ cao về lực lượng lao động xã hội Theo các nguồn số liệu mà tôi thống kê được, hiện nay, cả nước có khoảng 113.700 trang trại, 7.240 hợp tác xã nông, lâm nghiệp, thủy sản; có 217 làng nghề và 40% sản phẩm từ các ngành, nghề của nông dân được xuất khẩu đến hơn 100 nước Như vậy, so với trước đây, nông thôn nước ta đã có những chuyển biến tích cực
Tuy nhiên, nguồn nhân lực trong nông dân ở nước ta vẫn chưa được khai thác, chưa được tổ chức, vẫn bị bỏ mặc và từ bỏ mặc đã dẫn đến sản xuất tự phát, manh mún Người nông dân chẳng có ai dạy nghề trồng lúa Họ đều tự làm, đến lượt con cháu họ cũng tự làm Có người nói rằng, nghề trồng lúa là nghề dễ nhất, không cần phải hướng dẫn cũng có thể làm được ở các nước phát triển, họ không nghĩ như vậy Mọi người dân trong làng đều được hướng dẫn tỷ mỷ về nghề trồng lúa trước khi lội xuống ruộng Nhìn chung, hiện có tới 90% lao động nông, lâm, ngư nghiệp và những cán bộ quản lý nông thôn chưa được đào tạo Điều này phản ánh chất lượng nguồn nhân lực trong nông dân còn rất yếu kém Sự yếu kém này đẫ dẫn đến tình trạng sản xuất nông nghiệp nước ta vẫn còn đang trong tình trạng sản xuất nhỏ, manh mún, sản xuất theo kiểu truyền thống, hiệu quả sản xuất thấp Việc liên kết "bốn nhà" (nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp) chỉ là hình thức
Tình trạng đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, làm cho một bộ phận lao động ở nông thôn dôi ra, không có việc làm Từ năm 2000 đến năm 2007, mỗi năm nhà nước thu hồi khoảng 72 nghìn ha đất nông nghiệp để phát triển công nghiệp, xây dựng đô thị và rơi vào túi những ông có chức, có quyền ở địa phương, gây nên bất hợp lý trong chính sách đối với người nông dân
Chính vì nguồn nhân lực trong nông thôn không được khai thác, đào tạo, nên một bộ phận nhân dân ở nông thôn không có việc làm ở các khu công nghiệp, công trường Tình trạng hiện nay là các doanh nghiệp đang thiếu nghiêm trọng thợ có tay nghề cao, trong khi đó, lực lượng lao động ở nông thôn lại dư thừa rất nhiều.
Vấn đề lao động và việc làm ở nông thôn Việt Nam đang rất đáng lo ngại Nông dân ở những nơi bị thu hồi đất thiếu việc làm; chất lượng lao động thấp, nhưng cho đến nay, qua tìm hiểu, tôi thấy vẫn chưa được khắc phục có hiệu quả
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là chính sách đối với nông dân, nông thôn, nông nghiệp chưa rõ ràng.
- Nguồn nhân lực từ công nhân:
Về số lượng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay có khoảng dưới 5 triệu người, chiếm 6% dân số của cả nước, trong đó, công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ lệ thấp, khoảng gần 2 triệu người, bằng khoảng 40% so với lực lượng công nhân nói chung của cả nước; lực lượng công nhân của khu vực ngoài nhà nước có khoảng 2,70 triệu, chiếm gần 60% Xu hướng chung là lực lượng công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước ngày càng ít đi, trong khi đó, lực lượng công nhân của khu vực ngoài nhà nước ngày càng tăng lên Công nhân có tay nghề cao chiếm tỷ lệ rất thấp so với đội ngũ công nhân nói chung Trình độ văn hóa, tay nghề, kỹ thuật của công nhân còn thấp Số công nhân có trình độ cao đẳng, đại học ở Việt Nam có khoảng 150 nghìn người, chiếm khoảng 3,3% so với đội ngũ công nhân nói chung ở Việt Nam Số công nhân xuất khẩu lao động tiếp tục tăng, tuy gần đây có chững lại Từ năm 2001 đến năm 2006, Việt Nam đã đưa được gần 375 nghìn người lao động đi làm việc tại trên 40 nước và vùng lãnh thổ, tăng gấp 4 lần so với thời kỳ 1996-2000 (95 nghìn người) Hiện nay, lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài có khoảng 500 nghìn người, làm việc tại trên 40 nước và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề
Vì đồng lương rẻ mạt, công nhân không thể sống trọn đời với nghề, mà phải kiêm thêm nghề phụ khác như đi làm xe ôm trong buổi tối và ngày nghỉ, làm nghề thủ công, buôn bán thêm, cho nên đã dẫn đến tình trạng nhiều người vừa là công nhân, vừa không phải là công nhân Trong các ngành nghề của công nhân, tỷ lệ công nhân cơ khí và công nghiệp nặng còn rất thấp, khoảng 20% trong tổng số công nhân của cả nước, trong khi đó, công nhân trong các ngành công nghiệp nhẹ, chế biến thực phẩm lại chiếm tỷ lệ cao, khoảng 40% Sự già đi và ít đi của đội ngũ công nhân Việt Nam đã thấy xuất hiện Với tình hình này, công nhân khó có thể đóng vai trò chủ yếu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Về mặt chính trị, thực chất, công nhân Việt Nam chưa có địa vị bằng trí thức, công chức, viên chức, rất khó vươn lên vị trí chủ đạo trong đời sống xã hội và trong sản xuất, kinh doanh
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do sự quan tâm chưa đầy đủ và chưa có chính sách có hiệu quả trong việc xây dựng giai cấp công nhân
- Nguồn nhân lực từ trí thức, công chức, viên chức:
Nếu tính sinh viên đại học và cao đẳng trở lên được xem là trí thức, thì đội ngũ trí thức Việt Nam trong những năm gần đây tăng nhanh Riêng sinh viên đại học và cao đẳng phát triển nhanh: năm 2000, cả nước có 899,5 nghìn người; năm 2002: 1.020,7 nghìn người; năm 2003: 1.131 nghìn người; năm 2004: 1.319,8 nghìn người Năm 2005: 1,387,1 nghìn người; năm 2006 (mới tính sơ bộ: prel): 1,666, 2 nghìn người,… Cả nước đến nay có 14 nghìn tiến sĩ và tiến sĩ khoa học; 1.131 giáo sư; 5.253 phó giáo sư; 16 nghìn người có trình độ thạc sĩ; 30 nghìn cán bộ hoạt động khoa học và công nghệ; 52.129 giảng viên đại học, cao đẳng, trong đó có 49% của số 47.700 có trình độ thạc sĩ trở lên, gần 14 nghìn giáo viên trung cấp chuyên nghiệp, 11.200 giáo viên dạy nghề và 925 nghìn giáo viên hệ phổ thông; gần 9.000 tiến sĩ được điều tra, thì có khoảng 70% giữ chức vụ quản lý và 30% thực sự làm chuyên môn Đội ngũ trí thức Việt Nam ở nước ngoài, hiện có khoảng
300 nghìn người trong tổng số gần 3 triệu Việt kiều, trong đó có khoảng 200 giáo sư, tiến sĩ đang giảng dạy tại một số trường đại học trên thế giới Số trường đại học tăng nhanh Tính đến đầu năm 2007, Việt Nam có 143 trường đại học, 178 trường cao đẳng, 285 trường trung cấp chuyên nghiệp và 1.691 cơ sở đào tạo nghề Cả nước hiện có 74 trường và khối trung học phổ thông chuyên với tổng số 47,5 nghìn học sinh tại 63/64 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và 7 trường đại học chuyên Tỷ lệ học sinh trung học phổ thông chuyên so với tổng dân số của cả nước đạt 0,05%, còn chiếm rất thấp so với thế giới
Cả nước có 1.568/3.645 học sinh đọat giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông năm học 2007-2008 Đầu năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã trình lên Thủ tướng Chính phủ Việt Nam dự án đào tạo 20 nghìn tiến sĩ trong giai đoạn 2007-2020 ở cả trong nước và ngoài nước
Nhà nước đã dành một khoản ngân sách chi cho giáo dục và đào tạo là 76.200 tỷ đồng, chiếm 20% tổng chi ngân sách nhà nước, tăng 14,1% so với thực hiện năm
Bên cạnh nguồn nhân lực là trí thức trên đây, nguồn nhân lực là công chức, viên chức (cũng xuất thân từ trí thức) công tác tại các ngành của đất nước cũng tăng nhanh:
Tổng số công chức, viên chức trong toàn ngành xuất bản là gần 5 nghìn người làm việc tại 54 nhà xuất bản trong cả nước (trung ương 42, địa phương 12)
Tổng số nhà báo của cả nước là 14 nghìn phóng viên chuyên nghiệp và hàng nghìn cán bộ, kỹ sư, nghệ sĩ, nhân viên làm việc trong các cơ quan báo chí và hàng chục nghìn người khác là cộng tác viên, nhân viên, lao động tham gia các công đoạn in ấn, tiếp thị quảng cáo, phát hành, làm việc tại 687 cơ quan báo chí, hơn 800 báo, tạp chí, báo điện tử, đài phát thanh, truyền hình Đội ngũ công chức, viên chức của ngành thuế Việt Nam hiện có gần 39 nghìn người; ngành hải quan của Việt Nam là 7.800 người, ngành kho bạc là 13.536 người