Dự án xây dựng mô hình trồng một số cây dược liệu có giá trị kinh tế cao trên địa bàn xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyê
Trang 1UBND XÃ PHÚ THƯỢNG - HUYỆN VÕ NHAI
-DỰ ÁN
Xây dựng mô hình trồng một số cây dược liệu bản địa
có giá trị kinh tế cao
Tháng 03 năm 2014
Trang 2THÔNG TIN CHUNG
1 Tên dự án: Xây dựng mô hình trồng một số cây dược liệu bản địa
có giá trị kinh tế cao.
2 Đơn vị thực hiện: UBND xã Phú Thượng - huyện Võ Nhai
Địa chỉ: xã Phú Thượng - huyện Võ Nhai - tỉnh Thái Nguyên
Điện thoại: 0280.3627.152; Fax:
Tài khoản : 3723.4.1031816
3 Thời gian thực hiện: 03 năm (từ 2014 đến 2016)
4 Kinh phí: 620 triệu đồng
Trong đó:
+ Kinh phí hỗ trợ xây dựng mô hình sản xuất do Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng nông thôn hỗ trợ 372 triệu đồng
+ Nhân dân đối ứng: 248 triệu đồng
Trang 3NỘI DUNG DỰ ÁN
I Tính cấp thiết của dự án:
Xã Phú Thượng - huyện Võ Nhai là xã vùng cao đặc biệt khó khăn trong chương trình 135 của Chính phủ, nằm ở phía Đông huyện Võ Nhai (chỗ này xã thêm thông tin về đặc điểm tự nhiên, xã hội, kinh tế )
Xã Phú Thượng được xác định là xã điểm hoàn thành tiêu chí xây dựng nông thôn mới vào năm 2015 Vì vậy, xã Phú Thượng đã xác định mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp kỹ thuật cao, xây dựng vùng hàng hóa nông nghiệp an toàn, giá trị kinh tế cao, nâng cao thu nhập cho bà con nhân dân
Những năm gần đây, bên cạnh việc phát triển lâm nghiệp, việc đầu tư phát triển các cây lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu là một hướng đi mang tính bền vững Theo ThS Nguyễn Huy Văn, Phó TGĐ Công ty cổ phần Traphaco thì: “Dược liệu nói chung, cây thuốc nói riêng có giá trị kinh tế to lớn hơn bất
kỳ cây lương thực, thực phẩm nào (Có thể thu nhập trên 200 triệu đồng/ha)” Trồng cây dược liệu vừa bảo tồn và phát triển được nguồn gen các cây thuốc quý của Việt Nam vừa chủ động tạo nguồn nguyên liệu chất lượng phục vụ y học trong bối cảnh suy thoái và cạn kiệt tài nguyên dược liệu ở nước ta đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao, bền vững cho đồng bào
Thực tế, nhiều cây dược liệu quý như Đinh lăng, ba kích, hà thủ ô đỏ, gừng … đã có từ lâu đời ở các địa phương miền núi và được bà con sử dụng làm thuốc theo các bài thuốc gia truyền Trước đây dược liệu không có thâm canh, chủ yếu lấy từ tự nhiên Các loài cây này phân bố rải rác tại địa phương, chủ yếu sinh sống dưới tán rừng, chưa phát huy hiệu quả kinh tế
Nhằm phát huy thế mạnh tiềm năng của địa phương, bảo tồn và phát triển các cây trồng bản địa, phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa bền vững góp phần nâng cao đời sống của đồng bào và phát triển kinh tế
xã hội địa phương theo định hướng xây dựng nông thôn mới, UBND xã Phú
Thượng đề xuất dự án: "Xây dựng mô hình trồng một số cây dược liệu bản
địa có giá trị kinh tế cao" Trên cơ sở đó, ngày 26 tháng 3 năm 2014, UBND huyện Võ Nhai đã có công văn số: 381/UBND - NN&PTNT gửi UBND tỉnh Thái Nguyên, Sở Nông nghiệp và PTNT, Văn phòng điều phối CTXDNTM
Trang 4tỉnh TN về việc xin hỗ trợ kinh phí thực hiện mô hình trồng cây dược liệu tại
xã Phú Thượng
II Tổng quan về các loài cây dược liệu được lựa chọn, phát triển
1) Cây Đinh lăng lá nhỏ:
- Đinh lăng là cây sống nhiều năm, ưa ẩm, ưa sáng, chịu bóng nhưng không chịu úng ngập Có thể phát triển trên nhiều loại đất nhưng tốt nhất là đất pha cát, đất thịt nhẹ có thành phần cơ giới trung bình Cây đinh lăng trồng bằng cách giâm cành Có thể trồng được cả bốn mùa nhưng tốt nhất là vụ Xuân và vụ Thu Cây đinh lăng là một loài dược liệu bản địa, thông dụng được bà con nông dân trồng rải rác trong vườn nhà phục vụ nhu cầu làm thuốc và gia vị trong bữa ăn hàng ngày Cây trồng sau 3 năm cho thu hoạch dược liệu, cây đinh lăng 7 năm tuổi trở lên có giá trị dược liệu rất cao
Một số bài thuốc chữa bệnh dân gian từ cây Đinh lăng:
- Chữa sốt lâu ngày, nhức đầu, háo khát, đau tức ngực, nước tiểu vàng: rễ đinh lăng tươi 30g, lá hoặc vỏ chanh 10g, vỏ quýt 10g, rễ sài hồ 20g, lá tre 20g, cam thảo dây 30g, rau má 30g, chua me đất 20g Tất cả thái nhỏ, đổ ngập nước, sắc đặc lấy 250ml, chia làm 3 lần uống trong ngày
- Chữa thiếu máu: Rễ đinh lăng, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh mỗi vị 100g; tam thất 20g, tán nhỏ, rây bột sắc uống ngày 100g
- Chữa viêm gan mạn tính: Rễ đinh lăng 12g, nhân trần 20g, ý dĩ 16g, chi tử, hoài sơn, biển đậu, rễ cỏ tranh, xa tiền tử, ngũ gia bì mỗi vị 12g; uất kim, ngưu tất mỗi vị 8g Sắc uống ngày 1 thang
- Chữa liệt dương: rễ đinh lăng, hoài sơn, ý dĩ, hoàng tinh, hà thủ ô, kỷ tử, long nhãn, cám nếp, mỗi vị 12g; trâu cổ, cao ban long mỗi vị 8g, sa nhân 6g Sắc uống trong ngày
2) Cây Hà thủ ô đỏ:
Hà thủ ô đỏ còn có tên là Dạ giao đằng, mọc hoang ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc từ Nghệ An trở ra Hà thủ ô là một loài dây leo, sống nhiều năm, thân xoắn vào nhau, mặt ngoài thân có màu xanh tía, mặt thân nhẵn không có lông Lá mọc so le, có cuống dài, phiến lá hình tim hẹp, dài 4-8cm, rộng 2,5-5cm, đầu nhọn, phía cuống hình tim, hoặc hình mũi tên, mép nguyên
Trang 5hoặc hơi lượn sóng, cả hai mặt đều nhẵn và không có lông Là kèm mỏng màu nâu nhạt, ôm lấy thân Hoa mọc thành chùm nhiều nhánh, hoa nhỏ, đường kính 2mm, có cuống ngắn 1-3mm Cánh hoa màu trắng Nhị 8 với 3 nhị hơi dài hơn Bầu hình 3 cạnh, vòi ngắn gồm 3 cái rời nhau Mùa hoa vào tháng
10, mùa quả vào tháng 11
Một số bài thuốc từ Hà thủ ô đỏ:
- Thiếu máu biểu hiện như da nhợt nhạt, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, sớm bạc tóc, đau và yếu vùng lưng và đầu gối: Dùng Hà thủ ô với Sinh địa hoàng, Nữ trinh tử, Câu kỷ tử, Thỏ ti tử và Tang kí sinh
- Táo bón do trường vị táo: Dùng Hà thủ ô với Đương qui và Hoả ma nhân
- Sốt rét mãn tính do suy yếu cơ thể: Dùng Hà thủ ô với Nhân sâm, Đương qui trong bài Hà Nhân Ẩm
- Lao hạch: Dùng Hà thủ ô với Hạ khô thảo và Xuyên bối mẫu
- Để làm đen tóc, râu, khỏe gân xương, người ta sử dụng bài thuốc sau: 600g hà thủ ô đỏ, 600g hà thủ ô trắng ngâm với nước vo gạo bốn ngày đêm, cạo bỏ vỏ Đậu đen đãi sạch, cho một lượt hà thủ ô, một lượt đậu đen vào chõ,
đồ chín rồi bỏ đậu lấy hà thủ ô phơi khô, rồi lại đồ Tiếp tục làm như vậy chín lần rồi lấy hà thủ ô sấy khô, tán bột Việc này nhằm tận dụng chất antycyanidin trong đậu đen để giảm tính chát và gây táo bón trong hà thủ ô
- Bài thuốc Thất Bảo: Làm cho tóc râu tốt, khỏe gân xương, bổ tinh khí, sống lâu
3) Cây Gừng:
Cây Gừng còn có tên khác là Sinh khương, can khương Gừng là loại cây gia vị cổ điển được trồng ở nhiều nước trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, từ Đông Á đến Đông Nam Á và Nam Á Ở Việt Nam, cây Gừng được trồng ở khắp các địa phương, từ vùng núi cao đến đồng bằng và ngoài các hải đảo Đất thích hợp để trồng gừng phải là đất tốt vì cây có nhu cầu dinh dưỡng tương đối cao, có pH = 5,5 -6, tầng canh tác dày 20 -40 cm, không bị ngập úng và tơi xốp, nhiều mùn Rất phù hợp trồng ở các vùng đất dưới chân núi đá
Trang 6Một số bài thuốc từ cây gừng:
- Chữa ngoại cảm lạnh do lạnh (nấu cháo cảm)
Gừng sống 10g, hành lá 10g, tiêu sọ 10 hạt Gạo tẻ 1 nắm nấu cháo, lúc sắp bắt xuống cho gừng sống (xắt nhuyễn) hành lá (cắt ngắn) và tiêu sọ (đâm nát) vào quậy đều Ăn cháo lúc còn nóng Ăn xong đắp chăn cho ra mồ hôi
Chữa trúng hàn đi tả hoặc phong hàn gây tê thấp, ho suyễn, tay chân -móp lạnh: Gừng khô tán nhỏ 5g, hòa với nước ấm hoặc nước cháo nóng mà uống
- Chữa nôn mửa khi đi tàu xe: Gừng sống cắt lát mỏng Ngậm gừng sống nhấm nháp từng chút một, nuốt nước dần cho tới khi hết nôn
- Chữa mất tiếng hoặc khan tiếng: Củ cải trắng 2 củ, gừng sống 7 lát Rửa sạch, giã nhuyễn vắt lấy nước cốt uống làm 2 hoặc 3 lần trong ngày
- Chữa buồn nôn trong thời kỳ có thai: Gừng sống 20g, giã nát hoặc khoảng 8g bột gừng khô Bỏ gừng vào một ly nước sôi hoặc nước trà nóng, có thể thêm một chút đường cho dễ uống
- Chữa trúng gió, tay chân tê, choáng váng, đột nhiên nói khó, liệt một bên: Gừng sống 40g, đồng tiện 80cc Gừng sống giã nát, cho vào một ít nước sôi, vắt lấy nước, hòa với đồng tiện uống lúc đồng tiện còn ấm
III Lựa chọn công nghệ, đối tác kỹ thuật:
Những năm gần đây, do nhu cầu của thị trường đối với các loại dược liệu có nguồn gốc thực vật tăng cao nên hầu hết các loài dược liệu được khai thác ồ ạt vì lợi nhuận làm cho nhiều loài trở nên khan hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng và bị liệt vào sách đỏ Việt Nam Xây dựng mô hình trồng thâm canh cây dược liệu tại địa phương sẽ giúp bảo tồn, phát triển các nguồn gen quý và là cơ sở để thay đổi tập quán thu hoạch, khai thác các cây dược liệu của nhân dân trong vùng Đây chính là những ưu điểm tiên tiến của dự án khi được thực hiện trên địa bàn
Xác định việc đưa các quy trình thâm canh vào xây dựng mô hình trồng dược liệu tập trung là một thay đổi lớn về mặt công nghệ mang tính đột phá trong việc phát triển các cây dược liệu có giá trị tại địa phương Vì vậy, UBND xã Phú Thượng đã đề nghị và nhận được sự cam kết, hỗ trợ hợp tác
Trang 7của các tổ chức, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và triển khai kỹ thuật ứng dụng trong lĩnh vực ươm trồng, thu hoạch và sơ chế dược liệu trong và ngoài tỉnh, bảo đảm sự thành công của dự án Các đối tác bao gồm:
- Ban Quản lý khoa học và Quan hệ Quốc tế Đại học Nông lâm Thái Nguyên
- Dự án Green land Công ty CP Traphaco
- Trạm Khuyến nông huyện Võ Nhai
Trang 8QUY MÔ - KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN
1 Điều tra, khảo sát xác định mô hình:
- Quy hoạch vùng trồng dược liệu tập trung dựa trên tiềm năng đất đai, lao động và các kiến thức bản địa của người dân địa phương
- Xác định được những xóm có khả năng trồng dược liệu và các hộ gia đình xây dựng mô hình mẫu
- Kết quả: Đã lựa chọn 02ha đất tại xóm Cao Lầm trồng cây đinh lăng;
05 ha tại xóm Ba Nhất trồng cây gừng; 02 ha tại các xóm, bản vùng cao trồng
Hà thủ ô đỏ
2 Đào tạo, tập huấn:
- Tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật cho cán bộ và nông dân và hướng dẫn thực hành tại thực địa
- Đối tượng: Các cán bộ xã, thôn và các nông dân tham gia xây dựng mô hình
- Nội dung đào tạo: Tập huấn qui trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch cây Đinh lăng lá nhỏ
- Phương pháp: Tập huấn có sự trao đổi, tham gia của người dân và thực hành tại mô hình Số lượt người tham gia: 200 lượt
- Chuyên gia kỹ thuật: Ban quản lý khoa học và QHQT Trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên, Dự án Green land Công ty CP Traphaco, Trạm khuyến nông
Võ Nhai
3 Thời vụ gieo trồng:
TT Nội dung công
việc
Thời gian
1 Điều tra, khảo sát
chọn điểm
Tháng 1-tháng 4/2014
Đánh giá được điều kiện tự nhiên và xác định được mô hình để trồng cây dược liệu
2 Lịch ươm trồng
Cây đinh lăng lá nhỏ Tháng 5-tháng
6/2014
Hoàn thành trồng 02ha đinh lăng tại xóm Cao Lầm.
Cây Hà thủ ô đỏ Tháng 10/2014 Hoàn thành trồng 02 ha tại 03 bản vùng
cao đặc biệt khó khăn.
Cây gừng Tháng 12/2014 Trồng tập trung 05ha tại bản Ba Nhất.
Trang 9NHÂN LỰC - KINH PHÍ - HIỆU QUẢ
1 Về nhân lực :
- Thành lập Ban quản lý dự án gồm: Đại diện của Ban điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên, Công ty nông dược Vạn Xuân Ban quản lý có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch và tổ chức, chỉ đạo thực hiện các nội dung của dự án; kiểm tra, đôn đốc, giám sát thực hiện; tổ chức sơ kết đánh giá kết quả thực hiện; quản lý và điều hành các hoạt động của dự án
- Thành lập Tổ kỹ thuật thực hiện dự án gồm: Cán bộ kỹ thuật của Công
ty Nông dược Vạn Xuân Tổ kỹ thuật có nhiệm vụ thực hiện các nội dung của
dự án; chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra và giúp đỡ các nông hộ tham gia xây dựng
mô hình thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật
2 Về kinh phí:
- Từ tháng 01 đến tháng 04/2014, trong quá trình điều tra, khảo sát, vận động nhân dân tham gia mô hình, UBND xã Phú Thượng đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ rất cao của bà con nông dân
- Bà con mong muốn được hỗ trợ 60% tiền mua giống từ nguồn ngân sách nhà nước Về phân bón, chủ yếu tận dụng chất thải của gia súc, gia cầm làm phân bón hữu cơ Ngoài ra, bà con nông dân sẽ tự đầu tư mua phân bón hóa học theo yêu cầu khuyến cáo kỹ thuật của cán bộ kỹ thuật
- Nhu cầu cây giống: Cây đinh lăng trồng mật độ 20.000 hom/ha Cây Hà thủ ô đỏ: 10.000 hom/ha Cây gừng: 01 tấn giống/ha
lượng
Đơn giá Tổng kinh phí Nguồn vốn
Dự án hỗ trợ ND đối ứng
01 Hom đinh lăng 40.000 8.000đ 320.000.000đ 192.000.000đ 128.000.000đ
02 Hom Hà thủ ô đỏ 20.000 10.000đ 200.000.000đ 120.000đ 80.000.000đ
03 Gừng giống 5 tấn 20.000.000 100.000.000đ 60.000.000đ 40.000.000đ
Tổng cộng 620.000.000đ 372.000.000đ 248.000.000đ
3 Về hiệu quả:
- Cây Đinh lăng: Thời gian gieo trồng 3 năm, năng suất trung bình 45-50 tấn/ha Giá thị trường đinh lăng nguyên liệu 25.000 đồng/ha Sau khi trừ chi
Trang 10có thể tự bán ra thị trường cho người tiêu dùng đinh lăng tươi giá 120-150
nghìn đồng/kg củ đinh lăng tươi
- Cây Hà thủ ô đỏ: Thời gian gieo trồng 3 năm, năng suất trung bình
50-55 tấn/ha Giá hà thủ ô nguyên liệu: 30.000 đồngkg Sau khi trừ chi phí giống,
phân bón, làm giàn, cho thu nhập khoảng 300 triệu đồng/năm
- Cây gừng: Thời gian gieo trồng 01 năm, năng suất trung bình 30 tấn/ha
Giá thị trường gừng nguyên liệu: 8.000 đồng/kg Sau khi trừ chi phí cho thu
nhập 200 triệu đồng/ha/năm
Từ kết quả của dự án, nếu các năm tiếp theo tiếp tục nhân rộng diện tích
trồng dược liệu trên xã Phú Thượng sẽ mang lại hiệu quả lớn về kinh tế và
góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, mở một hướng đi mới trong xây dựng
nông thôn mới tại địa phương
Đặc biệt, dự án còn góp phần bảo tồn và khai thác có hiệu quả các nguồn
gen cây dược liệu bản địa quý của nước ta ở địa phương, góp phần bảo vệ môi
trường
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Dự án "Xây dựng mô hình trồng một số cây dược liệu bản địa có giá
trị kinh tế cao" có tính khả thi cao, khai thác tốt tiềm năng sẵn có về điều kiện
tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương Dự án được thực hiện sẽ mang lại lợi
ích rõ rệt về kinh tế xã hội và môi trường, bảo tồn và khai thác có hiệu quả
nguồn gen cây dược liệu bản địa
Thông qua thực hiện dự án, nâng cao được trình độ kỹ thuật cho cán bộ
cơ sở và nông dân tại địa phương, mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông
nghiệp theo hướng hàng hóa bền vững, góp phần xây dựng thành công mô
hình nông thôn mới tại xã Phú Thượng Vì vậy, UBND xã Phú Thượng đề
nghị Văn phòng điều phối CTXDNTM tỉnh Thái Nguyên hỗ trợ kinh phí thực
hiện dự án từ năm 2014./
Nơi nhận:
- Văn phòng điều phối NTM tỉnh;
- UBND huyện;
- Phòng NN&PTNT huyện;
- HĐND xã khoá XVIII;
- TT Đảng uỷ, HĐND&UBND xã;
- Lưu: VP
TM ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Hoàng Anh Tuấn