TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN o0o ĐẶNG THÁI HOÀNG QUẢN LÝ TÀU CÁ CỦA CHI CỤC THUỶ SẢN NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Hà Nội, năm 2022 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ[.]
CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀU CÁ CỦA CHI CỤC THỦY SẢN
Cơ sở lý luận về tàu cá
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của tàu cá
Hiện nay có nhiều quan niệm và quy định về khái niệm tàu cá trong các nghiên cứu học thuật và cả các văn bản pháp luật “Tàu cá là phương tiện thủy có lắp động cơ hoặc không lắp động cơ, bao gồm tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản, tàu hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản” (Quốc hội, 2017).
Nguyễn Trọng Lương (2010) tổng hợp và đề xuất khái niệm tàu cá là tất cả các loại tàu, thuyền, canô, xà lan và các phương tiện khác có động cơ, dùng vào mục đích: khai thác, chế biến, nuôi trồng, thu gom, vận chuyển thuỷ sản, hậu cần phục vụ nghề cá, nghiên cứu, điều tra, thăm dò nguồn lợi thuỷ sản và kiểm tra, kiểm soát bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản hoạt động trong các vùng nước: biển, sông, hồ, kênh, rạch, đàm, phá, v.v…
Trong luận văn này, với phạm vi nghiên cứu là tàu cá đánh bắt thủy hải sản thuộc quản lý của chi cục thủy sản, tác giả định nghĩa tàu cá là phương tiện thủy có lắp động cơ hoặc không lắp động cơ, bao gồm tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản, tàu hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản.
Tàu cá được thiết kế cho mục đích khai thác thuỷ hải sản Do đó, đây là loại tàu có kết cấu và tính năng phù hợp với yêu cầu hoạt động của từng loại ngư cụ nhằm đạt hiệu quả đánh bắt cao
Về vật liệu chế tạo, tàu cá của đa số ngư dân thường được làm bằng gỗ hoặc các vật liệu tổng hợp nhẹ, đảm bảo tiết kiệm nhiên liệu và phù hợp với cự ly đánh bắt gần bờ Một số loại tàu phục vụ đánh bắt xa bờ được chế tạo bằng các vật liệu tổng hợp (composite) với sức chịu đựng cao.
Về tốc độ, với đặc thù các hoạt động đánh bắt thuỷ sản không cần di chuyển tốc độ cao như tàu chở khách, do đó động cơ được trang bị trên các tàu đánh cá cũng không có được sức mạnh như trên các tàu chở khách hoặc hàng hoá viễn dương Tuy vậy, các tàu cá thường có khoang chứa để bảo quản thành phẩm thuỷ hải sản sau khi đánh bắt, với yêu cầu có thể trữ đông trong thời gian nhiều tuần đối với các tàu đánh bắt xa bờ.
Các tàu cá do phải hoạt động thường xuyên ngoài biển và cần được quản lý chặt chẽ trên nhiều khía cạnh từ các cơ quan chức năng, nên đặc điểm quan trọng của các tàu cá là phải tuân thủ các tiêu chuẩn quản lý của cơ quan nhà nước tuỳ theo từng giai đoạn Các tiêu chuẩn bao gồm về kích thước, các thiết bị định vị, các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm trên tàu
1.1.1.3 Vai trò của tàu cá
Ngành khai thác thuỷ hải sản nói chung và các tàu cá nói riêng có nhiều vai trò quan trọng đối với các ngư dân cũng như nền kinh tế xã hội. Đối với ngư dân, tàu cá là phương tiện mưu sinh, tạo công ăn việc làm, giúp những khu vực dân cư ven biển ổn định đời sống, là nguồn thu nhập chính Tàu cá là tài sản lớn của các gia đình ven biển, những chủ tàu cũng có thể tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân nếu công việc đánh bắt cá được thuận lợi. Đối với nền kinh tế xã hội, tàu cá là tế bào cấu thành ngành khai thác thuỷ hải sản Các tàu cá được thiết kế theo những tiêu chuẩn nhất định tạo điều kiện cho cơ quan quản lý kiểm soát và đánh giá được thực trạng ngành khai thác Sự phát triển của ngành khai thác đánh bắt thuỷ hải sản cũng mang lại nguồn cung cấp đáng kể thực phẩm cho cuộc sống của nhân loại.
1.1.2 Hoạt động khai thác thủy sản của tàu cá
Khai thác hải sản là thuật ngữ mô tả những hoạt động đánh bắt, thu nhặt các tài nguyên sinh vật có ở biển Quốc hội (2017) quy định “ khai thác thủy sản là hoạt động đánh bắt hoặc hoạt động hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản”.FAO (2022) định nghĩa khai thác thủy sản bao gồm khai thác thủy sản vùng biển và khai thác thủy sản nội địa
Từ những quy định của pháp luật Việt Nam, cũng như cách hiểu theo FAO và khái niệm về “hải sản”, thì ta có thể hiểu khai thác hải sản là một hoạt động khai thác thủy sản và hoạt động khai thác này được thực hiện ở vùng biển Bên cạnh đó, ta cũng có thể hiểu khai thác thủy sản nội địa là hoạt động khai thác thủy sản, được tiến hành trên sông, hồ, đầm, phá và các vùng tự nhiên khác.
Việc phân biệt giữa khai thác hải sản và khai thác thủy sản nội địa sẽ giúp cho việc quản lý tốt hơn Bởi đặc thù khai thác hải sản sẽ khác so với khai thác thủy sản nội địa Trong hoạt động khai thác thủy sản, thì khai thác hải sản luôn giữ vai trò quan trọng, sản lượng luôn cao hơn khai thác nội địa, bởi thế, cần phải có những chính sách, kế hoạch phát triển khác nhau.
Trong luận văn này, hoạt động khai thác thủy sản của tàu cá được hiểu là hoạt động liên quan đến việc khai thác nguồn lợi thủy sản trên biển và các vùng nước lợ, nước ngọt, hoạt động hậu cần thủy sản của các tàu cá.
Quản lý tàu cá của chi cục thủy sản
1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản lý tàu cá của chi cục thủy sản
Theo Giáo trình Quản trị học [Đại học Kinh tế Quốc dân, 2013], quản lý là quá trình hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểm soát công việc và những nổ lực của con người, đồng thời vận dụng một cách có hiệu quả mọi tài nguyên, để hoàn thành các mục tiêu đã định Khái niệm này tổng hợp quan điểm của các nhà quản trị quốc tế ở trên
Thuật ngữ quản lý đã trở nên phổ biến và được nhiều học giả đề cập đến. Trong giới hạn nghiên cứu của luận văn này, có thể hiểu khái niệm quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của người quản lý đến đối tượng quản lý, bằng hệ thống luật lệ, chính sách, nguyên tắc, phương thức và biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng. Đối với lĩnh vực tàu cá, quản lý được xem là một hoạt động chức năng của nhà nước trong quản lý xã hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt
Tổng kết và kế thừa từ hai khái niệm quản lý nhà nước và khái niệm, trong luận văn này ta hiểu quản lý tàu cá là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh của cơ quan quản lý đối với các quá trình chấp hành và điều hành nhà nước đối với phương tiện thủy có lắp động cơ hoặc không lắp động cơ, bao gồm tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản, tàu hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản.
Nguyễn Trọng Lương (2010) tổng hợp 4 mục tiêu cơ bản của quản lý tàu cá, cũng bao hàm hết 4 khía cạnh của quản lý tàu cá, cụ thể như sau:
Thứ nhất, kiểm soát đầy đủ số lượng các tàu cá đóng mới, cải hoán, thuê, mua trên địa bàn.
Thứ hai, kiểm soát và tạo thuận lợi cho các tàu cá đăng ký, đăng kiểm tại Chi cục.
Thứ ba, giám sát, quản lý, kiểm soát các hoạt động khai thác thủy hải sản đối với tàu cá
Thứ tư, đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm thủy sản trên tất cả các tàu cá thuộc diện quản lý.
1.2.2 Bộ máy quản lý tàu cá
1.2.2.1 Cơ cấu tổ chức của bộ máy
Bộ máy quản lý tàu cá nói riêng và hoạt động khai thác thủy hải sản nói chung được quy định tại nhiều văn bản, trong đó có Luật Thủy sản 2019 và được mô tả sơ lược như hình 1.2.
Phòng Quản lý tàu cá và CSDVHC nghề cá
Phòng khai thác và PTNL Thuỷ sản
Phòng Thanh tra, pháp chế
Phòng Nuôi trồng thuỷ sản
Hình 1.1 Bộ máy quản lý tàu cá tại Tổng cục Thủy sản Việt Nam
Nguồn: Tổng cục Thủy sản Việt Nam
Theo đó, các nghị định liên quan cũng đề cập rõ yêu cầu đối với cơ cấu nhân sự tham gia bộ máy quản lý tàu cá ở các cấp Bộ máy nhân sự cần đảm bảo các tiêu chuẩn quy định tại từng thời kỳ về số lượng, chất lượng và cơ cấu, đáp ứng công việc và đủ khả năng thực hiện các nhiệm vụ được giao
1.2.2.2 Nhân sự của bộ máy Để đảm bảo thực hiện tốt chức năng quản lý và đạt được các mục tiêu quản lý của mình, chi cục cần có bộ máy nhân sự phù hợp.
Thứ nhất, bộ máy nhân sự cần phải đảm bảo về số lượng theo cơ cấu Mỗi phòng ban hoặc mỗi mắt xích trong bộ máy đều có những chức năng nhiệm vụ khác nhau, và đều cần một số lượng nhân sự nhất định Do đó, để đảm bảo bộ máy quản lý nhà nước về tàu cá hoạt động trơn tru hiệu quả, cần phải đáp ứng yêu cầu về số lượng và cơ cấu nhân sự cho từng mắt xích.
Thứ hai, nhân sự cần đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, cụ thể là tiêu chuẩn trình độ giáo dục, về kinh nghiệm làm việc và các kiến thức, kỹ năng cần thiết trong công việc Các tiêu chuẩn này cần được đánh giá và xây dựng cho từng vị trí và nhất quán Các bộ phận tuyển dụng của tổ chức cũng phải theo dõi, kiểm soát thường xuyên sự phù hợp của các tiêu chí ở môi trường làm việc hiện tại để có những cải thiện tốt hơn trong tương lai.
1.2.3 Nội dung quản lý tàu cá của chi cục thủy sản
1.2.3.1 Quản lý đóng mới, cải hoán, thuê, mua tàu cá Đóng mới tàu cá là quá trình thực hiện thi công đóng tàu cá từ lúc bắt đầu dựng sống đến khi bàn giao đưa tàu cá vào khai thác.
Cải hoán tàu cá là việc sửa chữa làm ảnh hưởng đến tính năng kỹ thuật của tàu cá có thể làm thay đổi kích thước cơ bản của vỏ, thay đổi máy chính, thay đổi công dụng, thay đổi vùng hoạt động của tàu cá.
Thuê tàu cá được xem là một giao dịch hợp đồng, trong đó một bên giao tàu cá cho bên tổ chức, cá nhân muốn thuê trong một thời hạn nhất định và tổ chức, cá nhân thuê phải trả một khoản tiền.
Mua tàu cá là hoạt động của cá nhân, tổ chức bỏ ra một lợi ích vật chất, cụ thể là tiền để nhận tàu cá (nhận quyền sở hữu tàu cá) đưa vào khai thác, sử dụng. Đóng mới, cải hoán tàu cá là hoạt động kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật, chỉ được phép hoạt động khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện và được xác nhận bởi cơ quan có thẩm quyền thông qua việc cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá.
Thuê tàu cá là hoạt động của cá nhân, tổ chức trả một số tiền cho một cá nhân, tổ chức khác là chủ sở hữu hoặc được chủ sở hữu uỷ quyền của tàu cá cho thuê để sử dụng Mua tàu cá là việc cá nhân, tổ chức trả một số tiền cho chủ sở hữu tàu cá để nhận tàu cá và chuyển quyền sử dụng tàu cá.
Các hoạt động đóng mới, cải hoán, thuê, mua tàu cá đều làm thay đổi số lượng và cơ cấu các loại tàu cá trên địa bàn Do đó, để đảm bảo mục tiêu quản lý nhà nước, các chi cục thủy sản tại các tỉnh được giao quản lý hoạt động này.
Kinh nghiệm quản lý tàu cá của một chi cục thủy sản các địa phương và bài học cho Chi cục Thủy sản Nghệ An
1.3.1 Kinh nghiệm quản lý tàu cá của một chi cục thủy sản các địa phương 1.3.1.1 Tại tỉnh Bình Định
Trong những năm qua, tỉnh Bình Dịnh đã đầu tư nhiều trang thiết bị hỗ trợ cho các nội dung quản lý tàu cá của Chi cục thủy sản tỉnh. Đối với quản lý hoạt động khai thác thủy sản trên biển, năm 2018, UBND tỉnh đã cho phép ngành Nông nghiệp tỉnh đầu tư gần 1,5 tỉ đồng thiết lập hệ thống thông tin và giám sát tàu cá trên biển Hệ thống gồm có 1 máy phát ICOM IC- M710; máy thu phát vô tuyến sóng ngắn và khuếch đại công suất 1.000W; thiết bị điều khiển gọi chọn số; hệ thống máy vi tính và phần mềm quản lý và các thiết bị lắp đặt trên tàu cá. Đối với quản lý đăng kiểm, đăng ký tàu cá, hiện nay quy mô quản lý của hệ thống khoảng 1.000 tàu đánh bắt xa bờ, với phạm vi quản lý trên 2.000 km Bằng nguồn kinh phí nói trên, ngành Nông nghiệp đã xây dựng hệ thống thông tin liên lạc quản lý tàu cá trên biển với 1 trạm trên bờ và 230 tàu cá của ngư dân đã được lắp đặt thiết bị Đối với quản lý đóng mới, cải hoán, thuê mua tàu cá, Chi cục thủy sản tỉnh cũng đầu tư xây dựng hệ thống quản lý toàn diện, đồng bộ liên tục và liên thông với nhau tại các huyện để đảm bảo tất cả các thông tin về tàu cá đóng mới, cải hoán được cập nhật nhanh chóng nhất Bên cạnh đó, Chi cục cũng chủ động trong ban hành các quy định về quản lý tàu cá đóng mới, cải hoán, giảm thiểu số lượng tàu đăng ký lại và sửa chữa thường xuyên.
Hiện nay, toàn tỉnh Bình Thuận có khoảng 8.720 tàu cá với tổng công suất 610.400 CV, trong tàu cá có công suất từ 90 CV trở lên là 1.580 chiếc Để làm tốt công tác quản lý tàu cá hoạt động trên biển, Chi cục Thủy sản Bình Thuận đã phối hợp với Phòng Kinh tế, các huyện, thị xã, thành phố vùng biển của tỉnh hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân và ngư dân làm nghề khai thác hải sản trên địa bàn thực hiện việc đánh dấu tàu cá theo đúng quy định Việc đánh dấu được tiến hành trên hai loại tàu: tàu cá vùng khơi và tàu cá vùng lộng. Đối với tàu khai thác thủy sản có công suất máy chính từ 90 CV trở lên hoạt động khai thác thủy sản tại vùng khơi, sơn 2 vạch thẳng đứng ở khoảng giữa của hai bên cabin tàu, màu của vạch sơn là màu vàng cam phản quang (các tàu cá không được sơn cabin trùng với màu của vạch sơn đánh dấu) Đối với tàu không có cabin thì sơn 2 vạch ở hai bên mạn tàu sau số đăng ký của tàu. Đối với tàu khai thác thủy sản có công suất máy chính từ 20 CV đến dưới 90
CV hoạt động khai thác thủy sản tại vùng lộng, sơn 1 vạch thẳng đứng hai bên cabin tàu Đối với tàu không có cabin thì vẫn sơn ở hai bên mạn tàu sau số đăng ký của tàu Đối với tàu khai thác thủy sản lắp máy dưới 20 CV hoặc không lắp máy: Không phải đánh dấu tàu, nhưng không được sơn cabin trùng màu với qui định ở trên.
Dự kiến thời gian hoàn thành đánh dấu tàu cá chậm nhất là ngày 31/3/2011 Từ ngày 1/4/2011, lực lượng Thanh tra Thuỷ sản sẽ bắt đầu kiểm tra và xử lý đối với các tàu cá vi phạm quy định về đánh dấu tàu.
1.3.1.3 Tại tỉnh Quảng Ngãi Đối với công tác quản lý đăng ký, đăng kiểm tàu cá, tỉnh Quảng Ngãi hiện có hơn 5.500 chiếc tàu đánh cá, trong đó có khoảng 2.000 tàu thường xuyên hoạt động khắp các ngư trường trong cả nước Hầu hết các tàu hoạt động ở tuyến lộng và tuyến khơi đều có trang bị máy thông tin liên lạc, nhưng chủ yếu là máy bộ đàm tầm ngắn để liên lạc giữa các tàu với nhau, hiện nay chỉ có khoảng 800 tàu là có trang bị máy bộ đàm thông tin tầm xa (chủ yếu là ICOM 718) Phương thức liên lạc hiện nay giữa các tàu cá trên biển với bờ là thông qua các đài trực canh cộng đồng, việc liên lạc này do thuyền trưởng chủ động hoàn toàn và chỉ thực hiện được đối với tàu cá có trang bị máy bộ đàm tầm xa Các máy này cũng chưa được kết nối theo quy định chung, cơ bản chỉ liên lạc với gia đình và một số tàu cá với nhau Đối với quản lý hoạt đọng khai thác thủy sản đối với tàu cá, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã cho phép Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (KT&BVNLTS) thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ngãi đầu tư gần 7 tỷ đồng để triển khai thực hiện dự án hệ thống thông tin và giám sát tàu cá trên biển Hệ thống quản lý thông tin và giám sát tàu cá trên biển của Chi cục KT&BVNLTS tỉnh Quảng Ngãi là hệ thống tự động, sử dụng rất đơn giản
Theo Chi cục KT&BVNLTS Quảng Ngãi, hệ thống này có khả năng tự động báo vị trí của tàu về trung tâm (trạm bờ) quản lý, giúp cho tàu cá thu nhận các thông tin về dự báo thời tiết, khu vực sắp bão, thời gian bão, từ đất liền, đồng thời gửi các thông tin khẩn cấp khi tàu bị nạn, với tọa độ chính xác nơi tàu gặp nạn, tạo thuận lợi cho công tác tìm kiếm cứu nạn Vị trí của các tàu đánh cá trên biển sẽ được chuyển về theo lệnh của trạm bờ một cách tự động, người sử dụng không cần thao tác phức tạp Có thể khẳng định rằng hệ thống quản lý thông tin và giám sát tàu cá trên biển của Chi cục KT&BVNLTS tỉnh Quảng Ngãi được xem là phương tiện liên lạc có đầy đủ tính năng nhất, như bộ đàm tầm xa, radio, định vị, la bàn…
Hệ thống quản lý thông tin và giám sát tàu cá trên biển sẽ tập trung vào 3 mục tiêu chính: Quản lý các hoạt khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; phục vụ công tác phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn và bảo vệ ngư dân, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của tổ quốc Trước mắt, bằng nguồn vốn của dự án, giai đoạn đầu sẽ có 300 bộ giao tiếp và chuyển đổi kết nối giữa máy định vị và máy bộ đàm được hỗ trợ lắp đặt trên 300 tàu cá của ngư dân đánh bắt xa bờ các xã ven biển trong tỉnhQuảng Ngãi.
1.3.2 Bài học cho Chi cục Thủy sản Nghệ An Để quản lý, bảo vệ an toàn cho người và tàu thuyền (tàu cá) hoạt động khai thác thủy sản trên biển, góp phần giảm thiểu những thiệt hại, Chi cục Thủy sản Nghệ An có thể rút ra một số bài học như sau: Để thực hiện tốt công tác quản lý đăng ký, đăng kiểm tàu cá, các chủ tàu phải trang bị đầy đủ các phương tiện, thực hiện nghiêm các yêu cầu về đăng ký, đăng kiểm định kỳ để được cấp phép hoạt động Quản lý hoạt động tàu cá bằng hệ thống thông tin địa lý. Đối với quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tàu cá, Chi cục thủy sản tỉnh Nghệ An cần nghiên cứu đầu tư mạnh mẽđề xuất chính sách khuyến khích ngư dân tổ chức sản xuất trên biển theo hình thức tổ, đội; Xây dựng dự án quản lý hoạt động tàu cá trên biển bằng hệ thống thông tin địa lý. Đối với quản lý an toàn thực phẩm thủy sản của tàu cá, tỉnh cũng yêu cầu các sở, ban ngành tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về chủ quyền vùng biển và những quy định của pháp luật có liên quan để mọi người dân biết và thực hiện; xây dựng chuyên mục truyền hình về các quy định có liên quan đến quản lý hoạt động khai thác thủy sản Đặc biệt phải đưa nội dung tuyên truyền về quản lý hoạt động khai thác thủy sản vào chương trình pháp luật và đời sống trên sóng đài Truyền hình.
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀU CÁ CỦA CHI CỤC THỦY SẢN NGHỆ AN
Khái quát về Chi cục Thủy sản Nghệ An
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Chi cục Thủy sản Nghệ An
Chi cục Thủy sản được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản và Chi cục Nuôi trồng thủy sản.
Tiền thân Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản là Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, được thành lập theo Quyết định số 334/QĐ.UBND ngày 30/10/1991 của UBND tỉnh Nghệ An Năm 2009, Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản được đổi tên thành Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản; theo đó chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức được quy định lại theo Quyết định số 03/2009/QĐ-UBND ngày 05/01/2009 của UBND tỉnh Nghệ An;
Chi cục Nuôi trồng thủy sản được thành lập theo Quyết định số 30/2009/QĐ- UBND ngày 25/02/2009 sau khi hợp nhất Sở Thủy sản và Sở Nông nghiệp và PTNT thành Sở Nông nghiệp và PTNT;
Năm 2016, UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định số 30/2016/QĐ- UBND ngày 22/3/2016, theo đó, hợp nhất Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản và Chi cục Nuôi trồng thủy sản thành Chi cục Thủy sản Nghệ An.
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Chi cục Thủy sản Nghệ An
Về vị trí, chức năng, Chi cục Thủy sản là tổ chức hành chính trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giúp Giám đốc Sở tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành và tổ chức thực thi pháp luật về nuôi trồng, thức ăn thủy sản, chất lượng giống thủy sản, khai thác, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn.
Về nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục thủy sản tỉnh Nghệ An:
Tham mưu, giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.
Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật về thủy sản đã được phê duyệt; thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.
Trình Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản cá biệt về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.
Thẩm định các dự án đầu tư trong lĩnh vực thủy sản; thực hiện đánh giá tác động của các dự án quy hoạch trong lĩnh vực thủy sản.
Tổ chức, thực hiện công tác điều tra, thông tin, thống kê, quản lý cơ sở dữ liệu và báo cáo về thủy sản, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Về khai thác thủy sản: Điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản; cung cấp thông tin về dự báo ngư trường, vùng khai thác, mùa, vụ khai thác thủy sản theo quy định của pháp luật.
Tổ chức sản xuất, chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp trong hoạt động khai thác thủy sản; hướng dẫn việc phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai trong khai thác thủy sản;
Quản lý hoạt động tàu cá trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho người và tàu cá khai thác thủy sản
Hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy phạm kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật; các quy định về phân cấp quản lý tàu cá, cảng cá, bến cá, chợ thủy sản đầu mối, vùng, tuyến khai thác thủy sản, khu neo đậu trú bão của tàu cá, đăng ký, đăng kiểm tàu cá trên địa bàn tỉnh thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao.
Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy chế vùng khai thác thủy sản ở sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác thuộc phạm vi quản lý của tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Về bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản: Tuyên truyền, phổ biến những quy định của pháp luật về danh mục các loài thủy sản cần được bảo tồn, bảo vệ, cần được tái tạo; các biện pháp bảo vệ môi trường các hệ sinh thái thủy sản, bảo tồn quỹ gen, đa dạng sinh học thủy sản; danh mục các loài thủy sản đã được ghi trong sách đỏ Việt Nam và các loài thủy sản khác bị cấm khai thác, cấm khai thác có thời hạn; các quy định về phương pháp khai thác, nghề, phương tiện, mùa vụ, khu vực khai thác để bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
Thực trạng quản lý tàu cá của Chi cục Thủy sản Nghệ An
2.3.1 Thực trạng bộ máy quản lý tàu cá của Chi cục Thuỷ sản Nghệ An
Công tác quản lý tàu cá có sự tham gia của cán bộ nhiều bộ phận thuộc Chi cục Thuỷ sản Nghệ An, bởi đây là một trong những nội dung chức năng quan trọng và xuyên suốt của Chi cục Bộ máy nhân sự tham gia hoạt động quản lý tàu cá của Chi cục Thuỷ sản Nghệ An được trình bày như hình 2.3.
Chức năng của từng bộ phận sơ lược như sau:
- Chi cục trưởng và Phó chi cục trưởng: cán bộ ở cấp lãnh đạo Chi cục có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch quản lý tàu cá hàng năm và theo dõi, đôn đốc các cấp lãnh đạo phòng, ban xây dựng kế hoạch, thực hiện kế hoạch định kỳ Cán bộ lãnh đạo Chi cục là những người chịu trách nhiệm cho toàn bộ hoạt động quản lý
Phòng Quản lý tàu cá và CSDVHC nghề cá
Phòng khai thác và PTNL Thuỷ sản
Phòng Thanh tra, pháp chế
Phòng Nuôi trồng thuỷ sản tàu cá trên địa bàn Nghệ An khi báo cáo với cấp trung ương, tức là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
- Phòng Quản lý tàu cá và CSDVHC nghề cá: Đây là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong triển khai thực hiện quản lý tàu cá của Chi cục Phòng Quản lý tàu cá cũng là đầu mối xây dựng kế hoạch, trình và hoàn thiện kế hoạch, cũng với đó là phổ biến kế hoạch tới toàn bộ nhân sự trong bộ máy quản lý tàu cá của Chi cục Thuỷ sản Nghệ An Nhân sự của phòng cũng chiếm đa số trong cơ cấu nhân sự thực hiện công tác quản lý tàu cá.
- Phòng khai thác và PTNL thuỷ sản và Phòng Nuôi trồng thuỷ sản: 2 phòng này có chức năng hỗ trợ cho công tác quản lý tàu cá của Chi cục Công tác hỗ trợ chủ yếu liên quan đến cung cấp và cập nhật các tiêu chuẩn kỹ thuật về tàu cá, số liệu về kết quả hoạt động tàu cá và đánh bắt cá của các tàu thuộc diện quản lý của Chi cục.
- Phòng Thanh tra, pháp chế: là đơn vị có chức năng kiểm soát quản lý tàu cá. Phòng Thanh tra là đầu mối và đơn vị chính trong xây dựng kế hoạch kiểm soát tàu cá hàng năm Cán bộ phòng thanh tra cũng thực hiện công tác kiểm soát các nội dung quản lý tàu cá, tỷ lệ thực hiện nhiệm vụ mục tiêu hàng năm và báo cáo trực tiếp lên Ban lãnh đạo của Chi cục.
Hình 2.3 Bộ máy quản lý tàu cá của Chi cục Thuỷ sản Nghệ An
Nguồn: Phòng Hành chính tổng hợp.
Về cơ cấu nhân lực của bộ máy quản lý tàu cá, được trình bày như trong bảng 2.5
Bảng 2.7 Thực trạng nhân sự bộ máy quản lý tàu cá của Chi cục Thuỷ sản
Số người Số người Số người Số người
3 - Theo thâm niên công tác tại Quỹ
4 - Theo trình độ học vấn
Thạc sĩ, Tiến sĩ 6 6 8 0 0,0% 2 33,3% Đại học 28 34 34 6 21,4% 0 0,0%
Nguồn: Phòng Hành chính tổng hợp
Từ bảng 2.5 và so sánh với bảng 2.1, ta có thể thấy bộ máy có liên quan đến công tác quản lý tàu cá của Chi cục chiếm tỷ trọng lớn so với tổng số nguồn nhân lực của Chi cục Phần lớn cán bộ có tham gia bộ máy quản lý tàu cá tại Chi cục đều có thâm niên công tác dưới 10 năm, và trình độ học vấn chủ yếu là đại học và sau đại học Điều này tạo cơ sở quan trọng để Chi cục hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và đảm bảo hoạt động kinh doanh được hiệu quả, thông suốt.
2.3.2 Thực trạng nội dung quản lý tàu cá của Chi cục Thuỷ sản Nghệ An
2.3.2.1 Thực trạng quản lý đóng mới, cải hoán, thuê, mua tàu cá
Thực hiện Luật Thủy sản 2017, các Nghị định, Thông tư và các văn bản hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định số 5423/QĐ-UBND ngày 27/12/2019 về việc công bố hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản trên biển tại vùng lộng và vùng ven bờ của tỉnh Nghệ An và Quyết định số 18/2020/QĐ-UBND ban hành Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ đề nghị cấp văn bản chấp thuận đóng mới, cải hoán, thuê, mua tàu cá hoạt động trên biển thuộc địa bàn tỉnh Nghệ An.
Chi tiết về số lượng tàu đóng mới, cải hoán, thuê mua trong giai đoạn 2019 –
2021 như bảng 2.8 Từ đó có thể t hấy xu hướng đóng mới và thuê mua tàu trong giai đoạn này tăng đáng kể, đây hầu hết là số lượng tàu của các ngư dân tham gia mới tại địa bàn Điều này cho thấy ngư nghiệp có xu hướng được người dân quan tâm trở lại sau đại dịch Covid 19, với làn sóng dân cư trở về quê từ các thành phố lớn tham gia vào thị trường lao động tại địa phương.
Bảng 2.8 Chi tiết số lượng tàu đóng mới, cải hoán, thuê mua trong năm
Danh mục Đơn vị tính 2019 2020 2021
Nguồn: Chi cục Thủy sản Nghệ An
Sau thời gian thực hiện, để phù hợp với tình hình thực tế tại các địa phương,
Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Quyết định số 1223/QĐ-BNN-TCCS ngày 23/3/2021 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 1481/QĐ-BNN- TCTS ngày 02/5/2019 về việc giao hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản tại vùng khơi cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Trên cơ sở đó, Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo Chi cục Thuỷ sản có văn bản công khai hạn ngạch giấy phép khai thác thuỷ sản gửi UBND các xã phường ven biển trên địa bàn tỉnh Theo đó, tỉnh Nghệ An được cấp 1.242 Giấy phép khai thác thủy sản ở vùng khơi; 654 Giấy phép khai thác vùng lộng; 1.953 Giấy phép khai thác thủy sản vùng ven bờ với các nghề sau: lưới kéo, lưới rê, lưới vây, câu, chụp, hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản, lồng bẫy và nghề khác.
Hiện nay, số lượng và công suất tàu cá của tỉnh được phân chia theo cơ cấu nhóm công suất, nghề khai thác và theo địa phương.
Tàu thuyền theo nhóm công suất: Giai đoạn 2019 – 2021, tổng số tàu thuyền của tỉnh giảm từ 1.450 chiếc xuống còn 1.234 chiếc, tốc độ giảm bình quân là 3,4%/ năm; Cơ cấu tàu thuyền theo nhóm công suất có sự thay đổi, nhóm tàu công suất trên 90 cv tăng nhanh đạt 7,3%/năm, đặc biệt là nhóm trên 250 cv tăng rất nhanh. Điều này thể hiện xu hướng phát triển lĩnh vực khai thác theo hướng vươn khơi của tỉnh, phù hợp với chủ trương phát triển khai thác của Trung ương Các nhóm công suất dưới 30 CV đều có xu hướng giảm, trừ nhóm tàu 30