1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

câu hỏi và đáp án môn thương mại quốc tế

59 2K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 393,69 KB

Nội dung

=>L.TMVN 2005, Đ63: Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hoạt động TM, theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc MB một lượng nhất định của một loại hh nhất định qua Sở GDHH t

Trang 1

TRẢ LỜI 120 CÂU HỎI VẤN ĐÁP GIAO DỊCH TMQT

1.Các bước tiến hành hợp đồng mua bán quốc tế?

* Trong hợp đồng xuất khẩu:

- Giục người mua mở thư tín dụng

- Xin giấy phép xuất khẩu

- Chuẩn bị hàng hóa

Thuê tàu và lưu cước

- Mua bảo hiểm cho hàng hóa

- Kiểm dịch và kiểm nghiệm hàng hóa, kiểm tra chất lượng hàng hóa

- Xin giấy phép nhập khẩu

- Tiến hành các thủ tục thuộc nghĩa vụ thanh toán

- Thuê tàu/ lưu cước

- Mua bảo hiểm

- Thông quan nhập khẩu hàng hóa

2.So sánh đấu giá và đấu thầu

+ PT giao dịch đặc biệt được tổ chức công khai

tại một thời điểm, địa điểm nhất định, tại đó hh

được bá thành từng lô, từng đợt để người mua

cạnh tranh nhau và hh sẽ được bán cho người

nào trả giá cao nhất

- Do người bán tổ chức công khai

- Người mua được xem hàng trước

- Cạnh tranh mua

- Hàng hóa có giá ở mức cao hơn giá

quốc tế của nó

- Thị trường thuộc về người bán

+ ĐT hh/dv là hoạt động TM, theo đó bên mua thông qua mời thầu (bên mời thầu) nhằm lựa chọn trong số thương nhân tham gia đấu thầu (bên dự thầu) thương nhân đáp ứng tốt nhất cácyêu cầu do bên mua đặt ra, để ký kết và thực hiện hợp đồng TN được lựa chọn gọi là bên trúng thầu

- Thể lệ đấu thầu được ghi rõ trong hồ sơmời thầu

- Thường cáo nhiều bên tham gia ( bên

kỹ sư tư vấn, bên cấp vốn)

- Hàng hóa có số lượng lớn, quy cách phẩm chất phức tpaj, gồm cả hàng hóa

Trang 2

vô hình và hữu hình.

- Thị trường thuộc về người mua

3.So sánh môi giới và đại lý

4.Mua bán đối lưu là gì? Các hình thức?

Câu 3,4 ở phần sau đã có Mọi người đọc tham khảo

5.Sở giao dịch hang hóa là gì? có những hình thức giao dịch nào?

=>L.TMVN 2005, Đ63: Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hoạt động TM, theo

đó các bên thỏa thuận thực hiện việc MB một lượng nhất định của một loại hh nhất định qua Sở GDHH theo những tiêu chuẩn của SGDHH với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết HĐ vàthời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai

* Các hình thức giao dịch gồm có:

- Giao dịch giao ngay

- Giao dịch kỳ hạn

6.Hợp đồng mua bán là gì? Ý nghĩa của nguồn luật điều chỉnh trong thương mại quốc tế

* Là sự thỏa thuận giữa các đương sự có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau, theo đó một bên gọi là bên bán ( bên XUẤT KHẨU) có nghĩa vụ chuẩn vào quyền sở hữu của một bên khác gọi là bên mua ( bên NHẬP KHẨU) một tài sản nhất định ( hàng hóa); bên mua có nghĩa

vụ nhận hàng, thanh toán cho bên bán và có quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận

* Ý nghĩa của nguồn luật:

7.Incoterms là gì? Những chú ý khi sử dụng? ( câu này có thể xem rõ hơn ở phần phía sau)

* Incoterms ( điều kiện cơ sở giao hàng) là những quy định mang tính nguyên tắc về việc phân chia trách nhiệm, chỉ phí và rủi ro giữa bên bán và bên mua trong quá trình giao nhận hàng

* Chú ý khi sử dụng:

- Chỉ sử dụng khi mua bán hàng hóa hữu hình

- Là tập quán thương mại và không mang tính bắt buộc

- Phải được dẫn chiếu trong hợp đồng

- Ghi rõ là bản năm nào

- Căn cứ vào thực tiễn thương mại để chọn ra điều kiện phù hợp nhất

- Chỉ giải quyết các vấn đề liên quan đến giao nhận hàng hóa

Trang 3

- Hai bên có quyền bổ sung, cắt giảm hoặc loại bỏ các quy định nhưng với điều kiện khônglàm thay đổi tính chất của các điều kiện ấy.

- Không nên sử dụng các thuật ngữ vận tải: FO, FI, FIO

8.Có những chỉ tiêu chất lượng nào đối với hàng kỹ thuật(cái này t chịu, xong hỏi thêm ví dụ là

xe Honda:-s)

9.Bài tập về trọng lượng thương mại, cái này dễ

10.Dung sai là gì? Giá dung sai quy định ntn trong hợp đồng :

Dung sai: Khi thực hiện hợp đồng, các bên có thể giao nhận theo một số lượng cao hoặc thấp hơn số lượng quy định trong hợp đồng

* Giá dung sai: t chịu, tìm mãi mà trên mạng chẳng có gì cả

11.Phân biệt LC với nhờ thu

LC là sự thỏa thuận mà ngân hàng theo yêu cầu

của bên mua cam kết sẽ trả tiền cho bên bán

hoặc bất cứ người nào theo lệnh của bên bán

khi người bán xuất trình bộ chứng từ và thực

hiện đầy đủ các yêu cầu được quy định trong

thư tín dụng

+ Gồm có:

- LC hủy ngang: là LC mà ngân hàng

phát hành có thể thay đổi nội dung bất

cứ lúc nào mà không phụ thuộc vào ý

 Nhiều rủi ro cho người bán

 Thường chỉ được sử dụng cho những lôhàng có giá trị không quá lớn

12.LC là gì? LC ko hủy ngang là gì? ( câu này có thể xem rõ hơn ở phần phía sau)

Trang 4

* LC là sự thỏa thuận mà ngân hàng theo yêu cầu của bên mua cam kết sẽ trả tiền cho bên bánhoặc bất cứ người nào theo lệnh của bên bán khi người bán xuất trình bộ chứng từ và thực hiệnđầy đủ các yêu cầu được quy định trong thư tín dụng.

* LC không hủy ngang: là loại thư tín dụng mà trong thời hạn hiệu lực của nó ngân hàng pháthành không được quyền thay đổi hay hủy bỏ nội dung của nó cho dù người yêu cầu mở tín dụng

có ra lệnh hủy bỏ/ thay đổi đi chăng nữa Như vậy, thư tín dụng hủy ngang sẽ là một đảm bảo vềthanh toán cho người bán

13.Thế nào là bkk? Ý nghĩa của bất khả kháng trong hợp đồng(câu này của t, hỏi thêm, các cáchquy định bkk trong hợp đồng-> tạch:-<)

== Bất khả kháng (BKK) là những hiện tượng, sự kiện có tính chất khách quan, không thểlường trước được nằm ngoài tầm kiểm sóat của con nguời, không thể khắc phục được, xảy ra saukhi ký kết Hợp đồng và cản trở việc thực hiện các nghĩa vụ của Hợp đồng

* Ý nghĩa của BKK trong hđ?

* Các quy định:

Dẫn chiếu văn bản của ICC, ấn phẩm số 421 ( cách 2)

Điều khoản bất khả kháng (hộp 2.1) quy định miễn phạt theo hợp đồng và bao gồm các điều khoản đình chỉ và chấm dứt hợp đồng Các bên có thể đưa vào hợp đồng nguyên văn điều khoản bất khả kháng của ICC trong ấn phẩm số 421, hoặc dẫn chiếu như sau:

Điều khoản "bất khả kháng" (miễn trách nhiệm) của Phòng thương mại quốc tế (ấn phẩm số 421 ICC) là một phần của hợp đồng này

Hộp 2.1

Bất khả kháng (điều khoản miễn trách nhiệm)

Điều khoản mẫu dưới đây là điều khoản bất khả kháng chuẩn do ICC khuyến nghị, xuất bản lần đầu tiên vào năm 1985 Các điều khoản force majeure (bất khả kháng), thường được sử dụng trong thực tế, thậm chí cả ở những nước không nói tiếng Pháp, đôi khi được gọi là “điều khoản miễn trừ” hoặc "điều khoản miễn trách nhiệm"

Các lý do để miễn trách nhiệm

(1) Một bên không phải chịu trách nhiệm vì không thực hiện nghĩa vụ của mình nếu bên đó chứng minh được:

Trang 5

((việc không thực hiện nghĩa vụ là do trở ngại vượt quá khả năng kiểm soát mình; và

((bên đó đã không thể trù liệu được trở ngại và các tác động của nó tới khả năng thực hiện hợp đồng vào thời điểm ký kết hợp đồng; và((bên đó không thể tránh hoặc khắc phục nó hay ít nhất

là tác động của nó một cách hợp lý

(2) Trở ngại được đề cập đến trọng đoạn (1) nêu trên có thể nảy sinh từ các sự kiện sau (sự liệt

kê này chưa hoàn toàn đầy đủ):

a) Chiến tranh, dù được tuyên bố hay không, nổi loạn và cách mạng, hành động cướp bóc, các hành vi phá hoại;

b) Thiên tai như bão lớn, gió lốc, động đất, sóng thần, lũ lụt, sét đánh;

c) Nổ, cháy, phá huỷ máy móc, nhà xưởng hoặc bất kỳ hệ thống máy móc hoặc thiết bị nào khác;

d) Tẩy chay, đình công và các vụ đóng cửa để gây áp lực, lãn công, chiếm giữ nhà máy và các khu nhà, và dừng sản xuất xảy ra ở nhà máy của bên muốn được miễn trách nhiệm;

e) Hành động của cơ quan có thẩm quyền, dù hợp pháp hay không hợp pháp, ngoài các hành vi

mà bên muốn được miễn trách nhiệm cho là rủi ro theo các điều khoản khác của hợp đồng; và ngoài các vấn đề được đề cập trong đoạn 3 dưới đây

(3) Nhằm mục đích như đoạn 1 nêu trên và trừ khi có các quy định khác trong hợp đồng, khó khăn trở ngại không bao gồm việc thiếu sự cấp phép, thiếu giấy phép, giấy phép cư trú hoặc nhậpcảnh, hoặc văn bản chấp thuận cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng và được cấp bởi cơ quan cóthẩm quyền ở quốc gia của bên muốn được miễn trách nhiệm

Nhiệm vụ thông báo

(4) Bên muốn được miễn trách nhiệm [phải thông báo ngay cho bên kia] về trở trại và các tác động của trở ngại tới khả năng thực hiện hợp đồng Bên đó cũng phải có thông báo khi không còn lý do để miễn trách nhiệm

(5) Lý do để miễn trách nhiệm bắt đầu có hiệu lực từ thời điểm xảy ra trở ngại, hoặc từ thời điểmnhận được thông báo nếu thông báo không được gửi kịp thời Nếu không gửi thông báo sẽ thì bên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất mà lẽ ra có thể tránh được

Tác động của các lý do để miễn trách nhiệm

(6) Nếu có lý do miễn trách nhiệm theo điều khoản này miễn cho bên không thực hiện hợp đồng

Trang 6

không phải bồi thường thiệt hại, không bị phạt hợp đồng và chịu các hình thức phạt khác, ngoại trừ trách nhiệm trả lãi cho số tiền nợ cho đến lúc tìm ra lý do miễn trách.

(7) Hơn nữa, nếu có lý do miễn trách nhiệm thì một bên có quyền hoãn thực hiện hợp đồng trongmột khoảng thời gian thích hợp, do đó, bên kia bị tước đi quyền (nếu có) chấm dứt hoặc huỷ hợp đồng Khi quyết định thế nào là khoảng thời gian thích hợp, cần xem xét đến khả năng tiếp tục thực hiện hợp đồng của bên không thực hiện hợp đồng và lợi ích của bên kia trong việc tiếp tục thực hiện hợp đồng sau khi có sự trì hoãn Trong khi chờ bên không thể thực hiện hợp đồng tiếp tục thực hiện hợp đồng trở lại, bên kia cũng có thể tạm dừng việc thực hiện hợp đồng của mình

(8) Nếu các lý do miễn trách nhiệm tồn tại trong khoảng thời gian dài hơn thời hạn do các bên quy định [khoảng thời gian thích hợp do các bên xác định], hoặc không có điều khoản quy định khoản thời gian dài hơn khoảng thời gian thích hợp, bất cứ bên nào cũng có quyền chấm dứt hợp đồng bằng cách gửi thông báo cho bên kia

(9) Mỗi bên có thể giữ lại những gì đã nhận được từ việc thực hiện hợp đồng trước khi hợp đồng

bị chấm dứt Mỗi bên phải giải thích cho bên kia khoản thu không chính đáng từ việc thực hiện hợp đồng Các bên phải thanh toán số dư cuối cùng ngay lập tức

Trích: Trọng tài và các phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn – Trung tâm trọng tài thươngmại quốc tế và Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam

14 Thế nào là trọng tài? Đặc điểm? phân loại (hỏi thêm, các bước xử = trọng tài)

* Trọng tài là các tự nhiên nhân hoặc pháp nhân được các bên thỏa thuận sẽ giải quyết tranhchấp phát sinh từ hợp đồng

* Đặc điểm của trọng tài

- Thẩm quyền giải quyết của trọng tài dựa trên sự thỏa thuận của các bên

- Phán quyết của trọng tài có giá trị trung thẩm đối với các bên

- Trọng tài thương mại quốc tế là một chế định bị giới hạn Trong trường hợp thỏa thuận trọng tài

có quy định những vấn đề nằm ngoài thẩm quyền giải quyết của trọng tài theo luật trọng tài nướcđó

- Pháp luật về trọng tài ngày một phát triển và hoàn thiện

* Phân loại trọng tài:

- Trọng tài quy chế

Trang 7

Trọng tài quy chế là hình thức trọng tài được thành lập dưới dạng các trung tâm, tổ chức hoặc hiệp hội, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có trụ sở cố định Hầu hết các tổ chức trọng tài đều có Quy tắc tố tụng trọng tài riêng, một số có Danh sách trọng tài viên riêng.

- Trọng tài vụ việc:

“Trọng tài vụ việc” có thể được hiểu là hình thức trọng tài được lập ra theo yêu cầu của cácđương sự để giải quyết một vụ tranh chấp cụ thể và tự giải thể khi tranh chấp đó đã được giảiquyết “Trọng tài vụ việc có nghĩa là trọng tài không được tiến hành theo quy tắc của một tổchức trọng tài thường trực Do các bên không bắt buộc phải tiến hành trọng tài theo quy tắc củamột tổ chức trọng tài thường trực, họ có thể tự do quy định quy tắc tố tụng riêng Nói cách khác,trọng tài vụ việc là trọng tài tự tiến hành (do it yourself arbitration)”

15.Thế nào là điều khoản khiếu nại? nghĩa vụ bên bán và mua?

* Khiếu nại là việc một bên giao dịch yêu cầu bên kia giải quyết những thiệt hại, tổn thất do bênkia gây ra hoặc do vi phạm cam kết quy định trong hợp đồng

* Nghĩa vụ của các bên:

 Bên bán:

- Xem xét đơn khiếu nại trong thời gian quy định và khẩn trương phúc đáp lại bên khiếunại

- Xác nhận lại vấn đề khiếu nại

- Phối hợp với bên khiếu nại để giải quyết vấn đề

 Bên mua:

- Giữ nguyên hiện trạng và bảo quản hàng hóa cẩn thận

- Thu thập các chứng cứ cần thiết làm căn cứ khiếu nại

- Khẩn trương thông báo cho các bên liên quan

- Lập hồ sơ khiếu nại trong thời gian khiếu nại

- Phối hợp với bên bị khiếu nại

16.Nghiên cứu thương nhân (đọc xong bạn t kêu chả hiểu thương nhân là gì, cô gợi ý đó là đốitác kinh doanh) thì cần nghiên cứu j?

* Nội dung của nghiên cứu đối tác:

- Tư cách pháp lý

- Cơ cấu tổ chức, quy mô hoạt động, lĩnh vực kinh doanh

- Khả năng tài chính, lĩnh vực kinh doanh

Trang 8

* Các hình thức đàm phán:

- Đàm phán bằng điện thoại

- Đàm phán bằng thư tín.( ngày nay vẫn là hình thức đàm phán chủ yếu)

- Đàm phán bằng gặp mặt trực tiếp

18 Soạn thảo các điều khoản hợp đồng than với các điều khoản số lượng chất lượng, giá.(hỏithêm, ai cấp giấy phép xuất khẩu than:-s)

Cái này là tùy mỗi người soạn nên t hok làm nữa ( tiết kiệm time vì cũng đang phải thi mà)

19 Quy trình xuất hang bằng container? FCL, LCL

Trang 9

- Nhận giấy thông báo hàng đến, cầm B/L, giấy giới thiệu đi lấy lệnh giao hàng ( D/O )

- Nhận hàng hóa tại bãi CFS

21 Việt Nam thường xuất khẩu sử dụng cơ sở giao hang nào khi xuất café:-s

22.C/O là gì? Các loại CO chính, ai cấp?

C/O là chứng từ do nhà sản xuất hoặc cơ quan có thẩm quyền thường là phòng thương mại &công nghiệp việt nam (VCCI) cấp để các nhận nơi sản xuát hoặc khai thác ra hàng hóa

* Các loại chính gồm có:

( Mẫu A đến mẫu S – xem cụ thể và vô cùng chi tiết tại giáo trình trang 283-285)

23.Bài tập quy đổi cùng điều kiện tín dụng, FOB-> CIF

24 Nội dung của L/C? quy tắc lập L/C? Những thông tin cần kiểm tra của L/C đối với người XK

* Nội dung của L/C:

- Số hiệu thư tín dụng

- Địa điểm mở LC, ngày mở LC

- Loại LC

- Tên những người liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ

- Số tiền của thư tín dụng

- Thời hạn hiệu lực

- Thời hạn trả tiền

- Thời hạn giao hàng

25 Nghĩa vụ của người bán trong điều kiện CIF? hàng hóa bị hỏng hóc do chất lượng tàu bảo quản kém thì chi phí và tổn thất thuộc về ai?

Trang 10

* Nghĩa vụ của người bán:

- Ký hợp đồng thuê tàu

- Thông quan xuất khẩu hàng hóa

- Hoàn thành các nghĩa vụ giao hàng khi hàng đc đặt lên tàu hoặc mua hàng đã được giao như vậy

- Cung cấp chứng từ vận tải

- Mua bảo hiểm cho hàng hóa và cung cấp chứng từ bảo hiểm cho người mua

* ( Câu này t hok chắc chắn nên đã mail hỏi thầy nhưng chưa thấy thầy rep gì cả nên t trả lời theo

ý hiểu thôi, mọi người góp ý hộ t)

Trong điều kiện CIF, người bán có nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hóa để đảm bảo quyền lợi của người mua, người mua/ người có lợi ích liên quan đều có quyền khiếu nại với công ty bảo hiểm nếu bị vi phạm lợi ích.Trong trường hợp người mua chưa quy định gì về chất lượng tàu trong hợp đồng thì khi hàng hóa hỏng do tàu có chất lượng bảo quản kém => người mua khiếu nại với công ty bảo hiểm để hưởng bảo hiểm

26 Bảo hiểm theo điều kiện CIF?

- Người bán mua bảo hiểm theo quy định của hợp đồng mua bán

Trong trường hợp hợp đồng không quy định thì mua bảo hiểm như sau:

- Mua tại 1 công ty bảo hiểm có uy tín

- Giá trị bảo hiểm = 110% tổng giá cif

- Mua bằng đồng tiền của hợp đồng

- Mua bảo hiểm theo điều kiện tối thiểu ( đk C của hiệp hội những người bảo hiểm

London)

- Thời hạn bảo hiểm: phải bảo vệ được người mua về mất mát hư hỏng hàng hóa trong suốtquá trình vận chuyển

- Giấy chứng nhậ bảo hiểm hay bảo hiểm đơn có tính chuyển nhượng

27 Điều kiện giá cả?

28 Phân biệt đại lý và môi giới? ( trùng)

29 Khái niệm Incoterms? Lưu ý khi sử dụng Incoterms? (trùng)

30 Điều khoản trọng tài?(trùng)

31 Quá trình giao hàng đóng trong container?

Trang 11

Giao hàng đóng trong container có 2 loại:

1 Giao hàng lẻ( LCL: Less than container load): Áp dụng trong trường hợp hàng của chủ hàng không chất đầy 1 container nên phải đem tới CFS( Container Freight Station: Là nơi thu gom hàng lẻ, được tập trung lại để đóng hàng vào Container, xuất khẩu bằng đường biển.) để đóng hàng và giao hàng cho ng chuyên chở Ng chuyên chở có nhiệm vụ cấp cho chủ hàng chứng từ vận tải và đóng hàng của chủ hàng vào với container của chủ hàng khác

2 Giao nguyên container( FCL: Full container load): áp dụng cho trường hợp lượng hàng hóa đủlớn đóng vào 1 container Ngbán thuê container rỗng về cơ sở của mình, thực hiện đóng hàng dưới sự chứng kiến của các bên, khi hoàn thành, tiến hành niêm phong kẹp chì cho container Sau đó ng bán sẽ chở container tới CY( Container Yard) để giao hàng cho ng chuyên chở Ng bán nhận đc 1 chứng từ vận tải thông thường( theo Incoterms) nhưng thực tế cần phải lấy đc vận đơn ( theo UCP 600) Ng bán phải thông báo cho ng mua những thông tin liên quan tới lô hàng

để ng mua sắp xếp hợp đồng bảo hiểm cho lô hàng, thực hiện thủ tục thông quan và nhập hàng ở nơi đến

32 Liệt kê phiếu đóng gói? đóng gói chi tiết?

Phiếu đóng gói( Packing list): là bảng kê khai tất cả hàng hóa đựg trong một kiện hàng( hòm, hộp, container) v v…Phiếu đóng gói đc đặt trong bao bì sao cho ng mua có thể dễ dàng tìm thấy,cũng có khi đc để trong một túi gắn bên ngoài bao bì

Phiếu đóng gói ngoài dạng thông thường, có thể là dạng Phiếu đóng gói chi tiết( Detailed

packing list) nếu nó có tiêu đề như vậy và nội dung tương đối chi tiết, hoặc là Phiếu đóng gói trung lập( Neutral packing list) nếu nó không chỉ ra tên ng bán Cũng có khi ng ta phát hành loại Phiếu đóng gói kiêm bản kê trọng lượng (Packing and Weight list)

33 Điều khoản bao bì?( Tham khảo chi tiết hơn trong sgt 109-112, phần dưới đây là ghi chép bàigiảng của cô Ngọc )

Trong hoạt động thương mại, bao bì giữ một vị trí rất quan trọng vì nó có những chức năng sau đây:

- Chứa đựng hàng hoá theo tiêu chuẩn đơn vị

- Bảo vệ hàng hoá, tránh những tổn thất thiệt hại do tác động của môi trường bên ngoài, của tự nhiên hoặc do những hành độn cố ý của con người

Trang 12

- Làm tăng giá trị của sản phẩm do tính thẩm mỹ của bao bì

- Gợi ý, kích thích nhu cầu người tiêu dùng

- Hướng dẫn người tiêu dùng cách sử dụng hàng hoá

- Phân biệt hàng hoá của hợp đồng này với hàng hoá của hợp đồng khác

Chính vì vậy việc cung cấp bao bì là yêu cầu không thể thiếu đối với doanh nghiệp nói chung và đối với thương nhân kinh doanh xnk nói riêng do đó khi thương thảo hợp đồng ngoại thương các bên cần thoả thuận điều khoản này một cách cẩn thận Về điều khoản này trong hợp đồng ngoại thương người ta thường quy định theo 2 cách:

Cách 1: Quy định chung chung, chẳng hạn: Bao bì phải phù hợp với tính chất hàng hoá, phương tiện vận chuyển và theo tiêu chuẩn xuất khẩu, do ai cung cấp (người bán hay người mua) phải quy định cụ thể trong hợp đồng

Cách thứ 2: Quy định cụ thể: Thỏa thuận những yêu cầu chi tiết về bao bì:

- Chất liệu sản xuất bao bì: Tùy đặc điểm từng hàng hóa

- Hình thức bao bì: Dạng thùng, sọt…tận dụng tối da dung tícch thùng hàng và thiết kế đơn giản

- Số lớp bao bì và câu tạo mỗi lớp

- Sức chứa của bao bì: khối lượng mỗi bao phải phù hợp với quy định của ngành hàng và tập quán của cảng giao nhận

- Gia cố bao bì: Đai, nẹp…

Yêu cầu các bên phải có kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vục thương phẩm học và phương thứcvận tải

Về phương thức cung ứng bao bì và giá cả bao bì( Tham khảo gt)

34 Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là gì?

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế còn gọi là hợp đồng xuất, nhập khẩu hay hợp đồng mua bánngoại thương, là sự thỏa thuận giữa đương sự có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau, trong

đó một bên đc gọ là bên Xuất khẩu( bên bán) có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu một bên khác đc gọi là bên nhập khẩu( bên mua) một tài sản nhất định là hàng hóa ; Ben mua có nghĩa vụtrả tiền và nhận hàng

-Đặc điểm+ Điều kiện hiệu lực+ nội dug chủ yếu tham khảo giáo trình trang 67- 72

35 Các chứng từ pháp lý khi nhận hàng?

Trang 13

Khi nhận hàng nhập khẩu, người giao nhận phải tiến hành kiểm tra, phát hiện thiếu

hụt, mất mát, tổn thất để kịp thời giúp đỡ người nhập khẩu khiếu nại

đòi bồi thường

Một số chứng từ có thể làm cở sở pháp lý ban đầu để khiếu nại đòi bồi

thường, đó là:

Biên bản kết toán nhận hàng với tàu

Biên bản kê khai hàng thừa thiếu

Biên bản hàng hư hỏng đổ vỡ

Biên bản giám định phẩm chất

Biên bản giám định số trọng lượng

Biên bản giám định của công ty bảo hiểm

Thư khiếu nại

Thư dự kháng

a Biên bản kết tóan nhận hàng với tàu (Report on receipt of cargo-

ROROC)

Ðây là biên bản được lập giữa cảng với tàu sau khi đã dỡ xong lô hàng

hoặc toàn bộ số hàng trên tàu để xác nhận số hàng thực tế đã giao nhận§

tại cảng dỡ hàng qui định

Văn bản này có tính chất đối tịch chứng minh sự thừa thiếu giữa số

lượng hàng thực nhận tại cảng đến và số hàng ghi trên bản lược khai

của tàu Vì vậy đây là căn cứ để người nhận hàng tại cảng đến khiếu

nại người chuyên chở hay công ty bảo hiểm (nếu hàng hoá đã được mua

bảo hiểm) Ðồng thời đây cũng là căn cứ để cảng tiến hành giao nhận§

hàng nhập khẩu với nhà nhập khẩu và cũng là bằng chứng về việc cảng đã

hoàn thành việc giao hàng cho người nhập khẩu theo đúng số lượng mà

mình thực tế đã nhận với người chuyên chở

b Biên bản kê khai hàng thừa thiếu (Certificate of shortlanded cargo-

CSC)

Khi giao nhận§ hàng với tàu, nếu số lượng hàng hoá trên ROROC chênh

lệch so với trên lược khai hàng hoá thì người nhận hàng phải yêu cầu

lập biên bản hàng thừa thiếu Như vậy biên bản hàng thừa thiếu là một

biên bản được lập ra trên cơ sở biên bản kết toán nhận hàng với tàu và

lược khai

c Biên bản hàng hư hỏng đổ bỡ (Cargo outum report- COR)

Trong quá trình dỡ hàng ra khỏi tàu tại cảng đích, nếu phát hiện thấy

hàng hoá bị hư hỏng đổ vỡ thì đại diện của cảng (công ty giao nhận§,

kho hàng) và tàu phải cùng nhau lập một biên bản về tình trạng đổ vỡ

của hàng hoá Biên bản này gọi là biên bản xác nhận hàng hư hỏng đỏ vỡ

do tàu gây nên

Trang 14

d Biên bản giám định phẩm chất (Survey report of quality)

Ðây là văn bản xác nhận phẩm chất thực tế của hàng hoá tại nước người

nhập khẩu (tại cảng đến) do một cơ quan giám định chuyên nghiệp cấp

Biên bản này được lập theo qui định trong hợp đồng hoặc khi có nghi

ngờ hàng kém phẩm chất

e Biên bản giám định số lượng/ trọng lượng

Ðây là chứng từ xác nhận số lượng, trọng lượng thực tế của lô hàng

được dỡ khỏi phương tiện vận tải (tàu) ở nước người nhập khẩu Thông

thường biên bản giám định số lượng, trọng lượng do công ty giám định

cấp sau khi làm giám định

f Biên bản giám định của công ty bảo hiểm

Biên bản giám định của công ty bảo hiểm là văn bản xác nhận tổn thất

thực tế của lô hàng đã được bảo hiểm do công ty bảo hiểm cấp để làm

căn cứ cho việc bồi thường tổn thất

g.Thư khiếu nại

Đây là văn bản đơn phương của người khiếu nại đòi người bị khiếu nại

thoả mãn yêu sách của mình do người bị khiếu nại đã vi phạm nghĩa vụ

hợp đồng (hoặc khi hợp đồng cho phép có quyền khiếu nại)

h Thư dự kháng (Letter of reservation)

Khi nhận hàng tại cảng đích, nếu người nhận hàng thấy có nghi ngờ gì

về tình trạng tổn thất của hàng hoá thì phải lập thư dự kháng để bảo

lưu quyền khiếu nại đòi bồi thường các tổn thất về hàng hoá của mình

Như vậy thư dự kháng thực chất là một thông báo về tình trạng tổn thất

của hàng hoá chưa rõ rệt do người nhận hàng lập gửi cho người chuyên

chở hoặc đại lý của người chuyên chở

Sau khi làm thư dự kháng để kịp thời bảo lưu quyền khiếu nại của mình,

người nhận hàng phải tiến hành giám định tổn thất của hàng hoá và lập

biên bản giám định tổn thất hoặc biên bản hàng đổ vỡ hư hỏng để làm cơ

sở tính toán tiền đòi bồi thường

36 Hoàn giá?

Hoàn giá( Counter-offer) là bước thứ ba trong các bước giao dịch thông thường trực tiếp, đó là sự mặc cả về giá cả hoặc điều kiện giao dịch Khi ng nhận được chào hàngko chấp nhận hoàn toàn chào hàng đó, mà đưa ra đề nghị mới thì đề nghị này là trả giá( Bid) Khi có sự trả giá, chào

Trang 15

hàng trước coi như hủy bỏ Trong buôn bán quốc tê, mỗi lần giao dịch thường phải trải qua nhiềulần trả giá mới kết thúc Như vậy, hoàn giá bao gồm nhiều sự trả giá.

37 Mua bán đối lưu?

Mua bán đối lưu (Counter-trade) là một phương thức giao dịch trao đổi hàng hóa trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, ng bán đồng thời là ng mua, lượng hàng giao đi có giá trị tương xứng với lượng hàng nhận về Ở đây mục đích xuất khẩu không phải để thu về một khoản ngoại tệ mà nhằm thu về một hàng hóa khác có gía trị tương đương

( tham khảo thêm gt 15-22)

38 Các bước giao dịch thông thường?

Có 5 bước giao dịch thông thường trực tiếp:

39 Khái niệm, đặc điểm, phân loại tái xuất?

1 Định nghĩa: Giao dịch tái xuất là xuất khẩu trở ra nước ngoài những hàng hóa trước đây đã nhập khẩu, chưa qua chế biến ở nước tái xuất

Giao dịch tái xuất bao gồm nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu về một lượng ngoại tệ lớn hơn vốn bỏ ra ban đầu Giao dịch này luôn thu hút ba nước: nước xuất khẩu, nước nhập khẩu và nước tái xuất Vì vậy giao dịch tái xuất còn đc gọi là giao dịch 3 bên hay giao dịch tam

giác( Triangular transaction)

Trang 16

Tham khảo thêm gt 28-30.

40 Ý nghĩa của việc thông báo giao hàng?

-Về thông báo giao hàng :Tham khảo gt trang 124

- Ý nghĩa: Ví dụ với đk FOB có quy định 2 lần thông báo:

+ thông báo trước khi giao hàng: Ng mua thông báo về tên tàu, địa điểm và t/gian giao hàng yếu cầu Nếu ng mua chậm thông báo, ng bán sẽ chọn phương tiện và mọi chi phí phát sinh do ng mua chịu

+ thông báo sau khi giao hàng: ng bán thông báo cho ng mua về hàng hóa đã đc giao: SL, địa điểm giao…nhờ đó ng mua sẽ hoàn thiện thủ tục bảo hiểm cho lô hàng sau khi nhận đc thông báo này Nếu ng bán chậm thông báo mà trong thời gian giao hàng và hoàn thiện hợp đồng bảo hiểm có xảy ra rủi ro thì ng bán phải chịu trách nhiệm

Do vậy, có thể thấy việc thông báo giao hàng có ý nghĩa hỗ trợ cho cả hai bên trong việc nhận thông tin và có những hành động phù hợp trong quá trình giao nhận hàng hóa

41 L/C hủy ngang

Thư tín dụng L/C là một công cụ quan trọng của phương thức thanh toán thư tín dụng

L/C là một bản cam kết của ngân hàng mở L/C sẽ trả tiền cho ng xuất khẩu nếu họ xuất trình đủ

bộ chứng từ phù hợp với quy định trong L/C

Là văn bản pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa ngân hàng và ng mua

Ngân hàng mở L/C căn cứ và hợp đồng mua bán hàng hóa nhưng L/C sau khi lập thì hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán

L/C hủy ngang ( Revocable L/C ) là loại thư tín dụng mà ngân hàng mở( tức là ngân hàng phát hành) có thể sửa đổi hoặc hủy bỏ vào bất cứ lúc nào mà không cần sự chấp thuận của bên

bán( người hưởng) Vì vậy, L/C hủy ngang không phải là một cam kết có lợi cho ng bán trong việc thanh toán tiền hàng

42 Các biện pháp nghiệp vụ tại sở giao dịch hàng hóa?

1 Các hoạt động mua bán:

+ Giao dịch kỳ hạn

+ Giao dịch giao ngay

2 Các hoạt động bảo hiểm

+ hợp đồng về quyền chọn

+Nghiệp vụ tự bảo hiểm

Trang 17

(Tham khảo chi tiết gt 40-41)

43 Trọng lượng giao hàng?

Điều kiện Số lượng :

1 Đơn vị tính

2 PP quy định số lượng

3 PP xác định trọng lượng

(giáo trình 104-109)

44 Khi nghiên cứu thị trường trong nước thì phải nghiên cứu những j?

Trước khi bước vào một giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế, cần có các bước chuẩn bị, bao gồm

2 bộ phận chủ yếu:

1 Nghiên cứu tiếp cận thị trường

2 Lập phương án kinh doanh

Trong bước 1, khi nghiên cứu thị trường trong nước, ngoài việc nắm vững tình hình thị trường trong nước và các đường lối, chính sách, luật lệ quốc gia có liên quan tới hoạt động kinh tế đối ngoại, đơn vị kinh doanh cần phải:

1 Nhận biết hàng hóa

2 Nắm vững thị trường

3 Lựa chọn khách hàng

Chi tiết mỗi phần: gt 150-157

45 Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu?

Thực hiện cam kết trong hợp đồng xuất khẩu, chủ hàng xuất khẩu phải tiến hành chuẩn bị hàng xuất khẩu Căn cứ là hợp đồng đã ký hoặc/và L/C

Công việc chuẩn bbị hàng hóa xuất khẩu bao gồm 3 khâu:

1 Thu gom tập trung àm thành lô hàng xuất khẩu

2 Đóng gói bao bì hàng xuất khẩu

3 Ký kẻ mã hiệu hàng xuất khẩu

Trang 18

Ở Việt Nam, sản xuất lúa gạo đang là một trong các hoạt động kinh tế đứng hàng đầu.

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tính đến 22/10/2010 cả nước xuất 5,56 triệu tấn gạo, đạt giá trị 2,35 tỉ USD Theo kế hoạch cả năm 2010 xuất 6,5 triệu tấn, kim ngạch đạt 2,6 tỷ USD.Lúa gạo là một trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Hiện tại Việt Nam là nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới chỉ sau Thái Lan Nhưng hàng thứ hai này quá cách xa nhiều điểm: năng lực xuất khẩu chỉ 5 triệu tấn so 10 triệu tấn của Thái Lan nhưng giá lại rẻ hơn Thái Lan Gần đây, Việt Nam bắt đầu chiếm thị phần của Thái Lan tại Ấn Độ và Pakistan, một số nước khác, xuất khẩu gạo chất lượng thấp chủ yếu đi Trung Đông, châu Phi Như vậy hiện tại vị trí của lúa gạo Việt Nam mới chỉ được khẳng định trên thị trường gạo ở phẩm cấp trung bình, giá trịthương mại của hạt gạo là chưa cao và chưa thực sự trở thành một thứ hàng hóa có giá trị Như vậy, những gì đã đạt được so với tiềm năng của chúng ta vẫn còn rất nhỏ bé

48 Phân biệt tàu chuyến, tàu chợ?

Trong một số đk cơ sở giao hàng ( CIF or FOB) thì chủ hàng xuất khẩu phải thuê tàu biển để chởhàng Có thể thuê:

Tàu chuyến ( Bulk Cargo): hàng thuê nguyên một con tàu và lý hợp đồng vận tải về thời gian, địa điểm và cách thức bốc dỡ hàng Thông thường tàu chuyến là tàu nhỏ, không có cần cẩu nên chi phí bốc dỡ hàng đc tính riêng

Tàu chợ( Liner): Chủ hàng tìm 1 con tàu có lịch trình cố định và thời gian phù hợp để giao hàng Chi phí bốc dỡ hàng đc tính trong chi phí và rủi ro đc chuyển cho ng chuyên chở khi cần cẩu móc vào hàng hóa

49 Đặc điểm điều kiện CFR?

Các bạn có thể tham khảo tất cả trong Incoterms Còn theo slide cô Ngọc, đặc điểm dk CFR:

 Việc vận tải do ng bán sắp xếp Hợp đồng vận tải phải ghi rõ điẻm giao hàng nơi đi và nhận hàng nơi đến, hợp đồng phải đc lập theo các đk thông thường, lịch trình thông thường và phải phù hợp với đặc điểm của hàng hóa

 Chứng từ vận tải giống CIP, CPT

 Rủi ro chuyển từ ng bán sang ng mua kể từ khi hàng lên tàu tại cảng đi

 Ranh giới phân chia chi phí là tại cảng đích

 Chi phí: giá FOB+ cước phí

50 Việt nam dùng hệ thống đo lường j?

BẢNG ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM:

Trang 19

Ban hành theo Nghị định 186/CP ngày 26.12.1964 của thủ tướng Chính phủ Được xây dựngtrên cơ sở hệ đơn vị quốc tế SI Bảng này có 6 đơn vị cơ bản: mét, kilôgam, giây, ampe, kenvin,canđela; và khoảng 100 đơn vị dẫn xuất cho 72 đại lượng thuộc sáu lĩnh vực: cơ (19 đại lượng),điện và từ (18 đại lượng), nhiệt (11 đại lượng), quang (9 đại lượng), âm (9 đại lượng) và phóng

xạ (6 đại lượng) Các đơn vị trên được bổ sung, hoàn thiện bởi những tiêu chuẩn Việt Nam(TCVN) ban hành vào những năm sau này

51 So sánh trách nhiệm người bán của CIF và FOB?

Chi tiết trong gt tr 283

54 Ưu điểm của trọng tài?

Điêu kiện trọng tài : gt tr 139-141

55 Đấu giá với đấu thầu khác nhau ntn?

Giống: Đều là một phương thức hoạt động thương mại

Bên mua hàng hóa thông qua mời thầu lựac chọn trong các thương nhântham gia đáu thầu ng có thể đáp ứng tốt nhất các y/c do bên mời thầu đặt ra

và đc lựa chọn để ký kết và thực hiện

Trang 20

hợp đồng( trúng thầu)Mặt hàng Khó tiêu chuẩn hóa, ví dụ: da,

lông thú, len thô, chè, hương liệu, rau quả…

Mặt hàng lớn( thiết bị toàn bộ), hàng đặc biệt( thức ăn cho tù nhân), mặt hàng tập hợp thành chuỗi thiết bị…

Bản chất Chọn ng mua tốt nhất Chọn ng bán tốt nhất

56 Hệ thống đo lường thương mại?

Giáo trình tr 105

57 Các điều khoản thuê tàu theo CIF?

Điều kiện CIF : Hợp đồng vận tải, khoản A3 tr 108 Incoterms 2010

58 Hiện trạng xem hàng trước?

Cái này không biết ở phần nào nữa ( Chỉ có “ Thủ tục xem hàng trước khi khai hải quan”???

59 Quy định chất lượng theo các chỉ tiêu đại khái quen dùng?

Giáo trình tr 100-101

60 Phân biệt hợp đồng thương mại và hợp đồng thương mại quốc tế?

Hợp đồng thương mại quốc tế là:

 Hợp đồng mua bán: + Bên bán cam kết chuyển vào quyền sở hữu của bên mua một loại hàng hóa, dịch vụ và được nhận một khoản tiền tương đương trị giá hàng hóa và dịch vụ đó

+ Mang tính chất đền bù, song vụ

 Có các yếu tố quốc tế: +Các bên ký kết hợp đồng có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau

+Hàng hóa : di chuyển qua biên giới

+Đồng tiền thanh toán là ngoại tệ

61 Trình bày tiêu chuẩn chất lượng của hàng công nghiệp? ( Cần bổ sung)

62 Lịch sử hình thành Incoterms?

Năm 1936, phòng Thương mại quốc tế ICC – International Champer of Commerce tại Paris đãphát hành Incoterms nhằm thống nhất tập quán thương mại quốc tế , tránh được những vụ tranhchấp và kiện tụng làm lãng phí thời gian và của cải của

Trang 21

con người và xã hội.Từ đó đến nay, Incoterms đã được sửa đổi và bổ sung 7 lần vào các năm 1953, 1967, 1976,1980, 1990, 2000 và 2010 nhằm phù hợp với thực tiễn thương mại quốc tế Incoterms ra đời lần sauhoàn thiện hơn lần trước, nhưng không phủ định lần trước.

Incoterms 2010 là phiên bản mới nhất của Incoterm, được Phòng thương mại Quốc

tế ( ICC ) ở Paris , Pháp và có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2011

- Incoterms 1980

Gồm 14 điều kiện: Ex Works; Free Carrier; Free on Rail/Free on Truck; Fob

Airport; Free alongside Ship; Free on Board; Cost and Freight; Cost, insurance and freight; Freight Carriage paid to; Freight Carriage and insurance paid to; Ex Ship;

Ex Quay; Delivered at frontier; Delivered Duty paid.

- Incoterms 2010 bao gồm 11 điều kiện, là kết quả của việc thay thế bốn điều kiện

cũ trong Incoterms 2000 (DAF, DES, DEQ, DDU) bằng hai điều kiện mới là DAT

và DAP.

63.Nội dung của L/C và những thông tin cần kiểm tra đối với người xuất

khẩu Một số quy tắc L/C tại VN

A nội dung L/C:

a Số hiệu của thư tín dụng

b Ðịa điểm và ngày mở thư tín dụng (ngân hàng phát hành)

Ngày mở L/C là ngày bắt đầu phát sinh và có hiệu lực sự cam kết của ngân hàng mở L/C đối với người hưởng lợi; là ngày ngân hàng mở chính thức chấp nhận đơn xin mở của người NK; là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C và cũng là căn cứ để người XK kiểm tra xem người NK có mở L/C

đúng thời hạn không

c Loại thư tín dụng

d Tên, địa chỉ của những người liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ

- Người yêu cầu mở thư tín dụng

- Người hưởng lợi

Trang 22

- Ngân hàng mở thư tín dụng

- Ngân hàng thông báo

- Ngân hàng trả tiền (nếu có)

- Ngân hàng xác nhận (nếu có)

e Số tiền của thư tín dụng

Số tiền phải được ghi vừa bằng số và bằng chữ và phải thống nhất với nhau Tên đơn vị tiền tệ phải ghi cụ thể, chính xác Không nên ghi số tiền dưới dạng một con số tuyệt đối, vì như vậy sẽ có thể khó khăn trong việc giao hàng và nhận tiền của bên bán Cách tốt nhất là ghi một số lượng giới hạn

mà người bán có thể đạt được.

f Thời hạn hiệu lực của thư tín dụng

Là thời hạn mà ngân hàng mở cam kết trả tiền cho người hưởng lợi, nếu người này xuất trình được bộ chứng từ trong thời hạn hiệu lực đó và phù hợp với quy định trong thư tín dụng đó

g Thời hạn trả tiền của thư tín dụng

Thời hạn trả tiền có thể nằm trong thời hạn hiệu lực của thư tín dụng (nếu trả tiền ngay) hoặc nằm ngoài thời hạn hiệu lực (nếu trả chậm).

h Thời hạn giao hàng:

Ðây là thời hạn quy định bên bán phải chuyển giao xong hàng cho bên mua,

kể từ khi thư tín dụng có hiệu lực Nếu hai bên thoả thuận kéo dài thời gian giao hàng thêm một số ngày thì thời hạn hiệu lực của thư tín dụng cũng được kéo dài thêm một số ngày tương ứng.

i Những nội dung liên quan tới hàng hoá:

Tên hàng,số lượng,trọng lượng, giá cả, quy cách phẩm chất, bao bì, ký mã hiệu cũng được ghi cụ thể trong nội dung thư tín dụng

j Những nội dung về vận chuyển giao nhận hàng hoá:

Điều kiện cơ sở về giao hàng (FOB, CIF ), nơi giao hàng, cách vận chuyển, cách giao hàng,

k Các chứng từ mà người hưởng lợi phải xuất trình:

Các loại chứng từ phải xuất trình:căn cứ theo yêu cầu đã được thoả thuận trong hợp đồng thương mại, thông thường một bộ chứng từ gồm có:

 Hối phiếu thương mại (Commerial Bill of Exchange)

 Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice)

 Vận đơn hàng hải (Ocean Bill of Lading)

 Chứng nhận bảo hiểm (Insurance Policy)

Trang 23

 Chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)

 Chứng nhận trọng lượng (Certificate of qulity)

 Danh sách đóng gói (packing list)

 Chứng nhận kiểm nghiệm (Inspection Certificate)

h.Sự cam kết của ngân hàng mở thư tín dụng

Ðây là nội dung ràng buộc trách nhiệm mang tính pháp lý của ngân hàng mở thư tín dụng đối với thư tín dụng mà mình đã mở

Chúng tôi cam kết với những người ký phát hoặc người cầm phiếu trung thực rằng các hối phiếu được ký phát và chiết khấu phù hợp với các điều khoản của thư tín dụng này sẽ được thanh toán khi xuất trình và các hối phiếu được chấp nhận theo điều khoản của tín dụng sẽ được thanh toán

B.Những chú ý của nhà xuất khẩu:

a Số hiệu, địa điểm và ngày mở L/C ( No of L/C, place and date of issuing)

- Ðịa điểm mở L/C: có ý nghĩa trong việc chọn luật áp dụng khi xảy ra tranh chấp (nếu có)

- Ngày mở L/C : là căn cứ để nhà xuất khẩu kiểm tra xem nhà nhập khẩu

có mở L/C đúng hạn hay không

b Tên ngân hàng mở L/C ( opening bank; issuing bank)

c Tên và địa chỉ ngân hàng thông báo ( advising bank), ngân hàng trả tiền ( negotiating bank or paying bank), ngân hàng xác nhận

( confirming bank)

d Tên và địa chỉ người thụ hưởng

e Tên và địa chỉ người mở L/C

f Số tiền của L/C ( amount)

Số tiền của L/C vừa ghi bằng số vừa ghi bằng chữ và phải thống nhất với nhau Tên của đơn vị tiền tệ phải ghi rõ ràng, phải kiểm tra kỹ xem có phù hợp với hợp đồng không.

g Loại L/C :

Ðối với nhà xuất khẩu, ngân hàng khuyến cáo loại L/C có lợi nhất là L/C không huỷ ngang miễn truy đòi ( Irrevocable without recourse L/C)

Nếu lô hàng có giá trị lớn, ngân hàng phát hành không phải là ngân hàng

có uy tín thì nên lựa chọn L/C có xác nhận.

h Ngày và địa điểm hết hiệu lực của L/C

Trang 24

- Khi kiểm tra phải lưu ý: Ngày hết hiệu lực của L/C phải sau ngày mở L/

C ( date of issue) và sau ngày giao hàng một khoảng thời gian hợp lý, thường được tính bằng khoảng thời gian giao hàng cộng với thời gian lập

và kiểm tra chứng từ của người bán, cộng với thời gian lưu giữ và chuyển chứng từ từ ngân hàng người bán qua ngân hàng mở L/C.

i Thời hạn giao hàng ( shipment date or time of delivery)

Trong trường hợp đồng quy định thời gian giao hàng bằng cách nào thì L/

C phải quy định bằng cách ấy Căn cứ vào hợp đồng ,người xuất khẩu kiểm tra xem người nhập khẩu có mở L/C theo đúng như vậy không?

j Cách giao hàng

- giao hàng một lần: partial shipment not allowed

- Giao hàng nhiều lần trong thời gian quy định, số lượng quy định;

partial shipment allowed:

+ during October 2000: 100 MTS

+ during November 2000: 100 MTS

- Giao hàng nhiều lần nhưng quy định giới hạn trọng lượng của mỗi chuyến, giới hạn số chuyến: Total 1000MTS, each shipment minimum 50 MTS to maximum 100 MTS the interverning period between 20 to 10

- Giao nhiều lần, mỗi lần có số lượng như nhau: Shipment is equal monthly in September, October, November and December 2000 for total

4000 MTS.

k Cách vận tải

- Trong L/C cho phép chuyển tải hay không, nếu cho phép thì phải ghi transshipment permitted; không cho phép ghi : transhipment not allowed

l Phần mô tả hàng hoá ( Description of goods)

Người xuất khẩu phải kiểm tra: tên hàng, quy cách, số lượng hoặc trọng lượng hàng, giá cả hàng hoá phù hợp với hợp đồng ngoại thương đã thoả thuận không? Người bán có năng lực thực hiện hay không?

m Các chứng từ thanh toán ( documents for payment)

Khi nhận L/C, người xuất khẩu phải kiểm tra kỹ quy định về bộ chứng từ trên các khía cạnh:

- Số loại chứng từ phải xuất trình

- Số lượng chứng từ phải làm đối với từng loại ( thông thường lập 3 bản)

- Nội dung cơ bản được yêu cầu đối với từng loại

- Thời hạn muộn nhất phải xuất trình các chứng từ

- Quy định cách thức trả tiền

Trong hợp đồng quy định cách nào thì L/C phải quy định bằng cách đó.

C.Những quy tắc L/C ở vn

Trang 25

64.Phí bảo hiểm theo đk CIF Điều kiện về giá cả trong CIF

* phí bảo hiểm: người bán phải bằng chi phí của mình mua bảo hiểm cho hàng hóa với mức bảo hiểm tối thiểu là điều kiện C của viện những ng bảo hiểm London hoặc bất kì đk nào tương tự.Giá trị bảo hiểm tối thiểu= giá hàng quy định trong hợp đồng+ 10% = 110% giá hàng quy định (bằng đồng tiền của hợp đồng)

* điều kiện giá cả trong CIF: giá của bên bán hàng đã bao gồm giá thành của sản phẩm,

cước phí vận chuyển và phí bảo hiểm (tớ ko bít phải nêu j nữa trong phần này vì

các điều kiện quy định khác về giá cả như đồng tiền tính giá, giảm giá, phương pháp quy định giá là phải quy định trong hợp đồng giống như tất cả các điều khoản giao hàng khác)

65.So sánh hình thức thanh toán nhờ thu và thanh toán bằng L/C

* l/c: ngân hàng đứng ra bảo lãnh thanh toán tiền hàng cho người nhập khẩu => người xuất khẩu chắc chắn nhận đc tiền từ ngân hàng phát hành L/C (Chỉ cần trình đc bộ chứng từ phù hợp)

*nhờ thu: ngân hàng chỉ có vai trò là trung gian thu tiền hộ, ko bảo lãnh hay cam kết j với người bán cũng như người mua => người mua vẫn có thể ko trả tiền, trong TH này,người bán có thể kiện ng mua ra tòa

66.Nội dung, phân loại, mục đích sử dụng của hóa đơn thương mại

*nội dung

* Tên cửa khẩu hàng đến;

* Tên người mua;

* Tên người bán;

* Mô tả chi tiết sản phẩm: tên thông thường của sản phẩm, cấp hạng hay chất lượng, và mã hiêu, số hiệu và ký hiệu của hàng hóa khi lưu thông trên thị trường nội địa nước xuất khẩu, cùng với số mã hiệu bao gói hàng hóa;

* Số lượng tính theo trọng lượng hoặc kích thước của nước giao hàng hoặc của Hoa Kỳ;

* Giá của từng mặt hàng;

* Các giảm giá, chiết khấu;

* Nước xuất xứ hàng hóa;

* Hóa đơn thương mại phải thể hiện rõ có sự “hỗ trợ” của người mua cho việc sản xuất hàng hóa hay không; Nếu có thì phải ghi rõ giá trị (nếu biết) và tên nhà cung cấp; Sự hỗ trợ đó được miễn phí hay trên cơ sở thuê muớn hay phải trả tiền riêng? Nếu phải trả tiền riêng thì gửi kèm hóa đơn “Hỗ trợ” bao gồm như khuôn đúc,

Trang 26

khuôn ép, dụng cụ sản xuất, trống in, chế bản, sơ đồ, bản thiết kế, hỗ trợ tài chính v.v.

Hoá đơn tạm thời gđược áp dụng trong các trường hợp sau:

Khi hợp đồng quy định thanh toán cuối cùng sữ căn cứ vào tọng lượng hocặc khối lượng xác định tại cảng đến, nhưng người bán sau khi hoàn thành giao hàng muốn tạm thời thu tiền ngay,

Khi lô hàng được giao làm nhiều lầnn, hoá đơn tạm thời sẽ được sử dụng thanh toán từng lần và thanh toán chính thức sẽ được thực hiện khi hoàn thành giao hàng lần cuối

Khi giá cả hàng hoá sẽ được xác định tại một thời điểm sau khi hoàn thành giao hàng

Khi tỷ lệ tăng hoặc giảm giá sẽ được xác định ở nơi hàng đến căn cứ vào sự biến đổi của phẩm chất hàng hoá hay khối trọng lưưọng hàng hoá phát sinh trong quá trình chuyên chở

Khi giá cả hợp đồng là giá tạm tính, còn giá chính thức sẽ đc quyết định bởi giá thị trường, giá sở giao dịch vào thời điểm giao hàng tại địa diểm đến cuối cùng.

b Hoá đơn chính thức

Là hoá đơn sử dụng để thanh toán cuối cùng của toàn bộ lô hàng thuộc một hợp đồng gọi là hoá đơn chính thức

c Hoá đơn chi tiết

Hoá đơn chi tiết là loại hoá đơn thương mại, trong đó giá cả được chi tiết hoá theo từng chủng loại hàng hoá, từng bộ phận của giá hàng căn cứ vào sự thoả thuận quy

Trang 27

định trong hợp đồng hay trong LC.

Ví dụ: Nếu điều kiện cơ sở giao hàng là CIF, sự chi tiết hoá có thể phân thành 3 phần C, I, và F thậm chí cả lãi mua chịu, nếu có

d Hoá đơn xác nhận

Là hoá đơn có sự xác nhận của Phòng Thương mại và công nghiệp nước ngừoi bán hoặc một cơ quan có thẩm quyền của nước người mua đóng ở nước người bán về xuất xứ hàng hóa.

e Hoá đơn trung lập

Trong phương thức buôn bán thông qua trung gian hoặc tạm nhập tái xuất hoặc chuyển khẩu, người bán hàng thực tế không muốn đứng teen trên hoá đơn, do đó học sử dụng hoá đơn trung lập, tứclà laọi hoá đơn do một ngưìơi khác ký phát hcứ không phải là người bán hàng thực tế (là hóa đơn ko ghi rõ tên ng bán).

f Hoá đơn chiếu lệ

Thay cho một đơn chào hàng

g Hoá đơn hải quan

Là loại chứng từ dùng để khia báo hải quan ở một số nước châu Mỹ La Tinh, Úc Mục địch : nhằm tạo thuận tiện cho việc khai báo hải quan nứơc nhập khẩu phân loại hàng nhập khẩu theo luồng xanh, đỏ và xác định nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá, nếu như không có giấy chứng nhận xuất xứ

h Hoá đơn lãnh sự

Trang 28

Ở một số nước Châu Phi hoặc Mỹ La Tinh, người mua hàng thừơng yêu cầu người bán nước ngoài xuất trình hoá đơn lãnh sự nhằm xác định nguồn gốc xuất xứ hàng hoá, tính thuế nhập khẩu hoặc thực hiện các quy định của cơ chế quảng lý ngoại thương hoặc ngoại hối của nước nhập khẩu

*mục đích sử dụng

- xuất trình hóa đơn cho ngân hàng để đòi tiền hàng, cho công ty bảo hiểm để tính phí bảo hiểm khi mua bảo hiểm hàng hóa, cho cơ quan quản lí ngoại hối của nước nhập khẩu để xin cấp ngoại tệ, cho hải quan để tính thuế

67.So sánh và phân loại đại lý, môi giới

* môi giới:

- thương nhân trung gian giữa người mua và người bán, đc ủy thác để bán hoặc mua hàng hóa, dvu

- Có quan hệ với người ủy thác dựa trên sự ủy thác từng lần chứ ko phải hợp đồng dài hạn

- không tham gia vào việc thực hiện hợp đồng trừ khi được ủy quyền

- khong được đứng tên mình mà đứng tên người ủy thác khi thực hiện nghiệp vụ

- không chiếm hữu hàng hóa

- không chịu trách nhiệm cá nhân trước người ủy thác về việc khách hàng không thực hiện hợp đồng

a theo quyền hạn đc ủy thác:

+ đại lí toàn quyền: đc thay mặt ng ủy thác làm mọi công việc mà người ủy thác làm

+ tổng đại lí: đc ủy quyền làm 1 phần việc nhất định

+ đại lí đặc biệt: đc ủy thác làm 1 việc cụ thể

b theo quan hệ giữa đại lí và môi giới:

+ đại lí thụ ủy: hành động với chi phí và danh nghĩa của người ủy thác và nhận thù lao là 1 khoản tiền or % trên kim ngạch của công việc

+ đại lí hoa hồng: danh nghĩa của mình, chi phí của ng ủy thác, nhận thù lao theo thỏa thuận+ đại lí kinh tiêu: chi phí và danh nghĩa của mình, thù lao là chênh lệch giữa giá bán và giá mua.Ngoài ra, trên thị trường còn có:

+ Factor: được giao quyền chiếm hữu hàng hóa hoặc chứng từ sở hữu hàng hóa, đc đứng tên bán hay cầm cố hàng hóa với giá cả có lợi nhất cho người ủy thác, được trực tiếp nhận hàng từ người mua

+ đại lí gửi bán: đc ủy thác bán hàng hóa mà người ủy thác giao cho với danh nghĩa của mình và chi phí của người ủy thác

+ đại lí bảo đảm thanh toán: đại lí đứng ra bảo đảm bồi thường cho ng ủy thác nếu người mua t3

Trang 29

Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms - Các điều khoản thương

mại quốc tế) là một bộ các quy tắc thương mại quốc tế được công nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới Incoterm quy định những quy tắc có liên quan đến giá

cả và trách nhiệm của các bên (bên bán và bên mua) trong một hoạt động thương mại quốc tế.

*nguồn luât điều chỉnh:

T ko bit cái này, search ko có, mọi ng ai bit bổ sung hộ t nhé>.<

*chú ý sử dụng:

- incoterms chỉ ad đối với hợp đồng ngoại thương mà ko áp dụng cho hợp đồng nội thương

- incoterms chỉ áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa dạng vật chất hữu hình, không áp dụng cho hàng hóa phi vật chất vô hình

- 7 bản incoterm sau 6 lần sửa đổi có giá trị như nhau

- khi áp dụng incoterms, cá bên có theer thỏa thuận thêm những quy định khác trái với

incoterms

- incoterms do ICC ban hành, được các bên thỏa thuận dẫn chiếu trong hợp đồng nhưng ko có nghĩa mặc nhiên rằng ICC là trọng tài phân xử tranh chấp

- incoterms ko thể thay thế cho hợp đồng mua bán quốc tế mà chỉ là 1 phần trong hợp đồng

- hạn chế sử dụng các tập quán, thói quen thương mại hình thành tự phát trong hoạt động mua bán

- trong trường hợp chuyên chở hàng hóa bằng container sử dụng vận tải đường thủy nên chọn điều kiện FCA, CPT, CIP thay cho FOB, CFR, CIF

- ở VN, nên lựa chọn điều kiện Incoterms sao cho VN dành được quyền thuê tàu và mua bảo hiểm hàng hóa

69.Điều kiện trọng tài thương mại

Trong giao dịch, các bên thỏa thuận giải quyết các tranh chấp bằng trọng tài Khi đó, 2 bên phải

xđ rõ hình thức trọng tài làTrọng tài quy chế (trọng tài hoạt động thường xuyên theo 1 quy chế định sẵn và các bên phải tuân theo quy chế đó, trình tự tố tụng tuân theo quy định của trung tâm trọng tài) hay trọng tài vụ việc (các bên phải quy định tất cả những gì liên quan đến việc thành lập và cách hoạt động của ban trọng tài đó)

Nếu thỏa thuận chọn hình thức trọng tài vụ việc thì những vấn đề các bên cần quy định, thỏa thuận gồm:

- Địa điểm trọng tài (nước nk, nc xk hay nc thứ 3 nào đó)

- Trình tự tiến hành trọng tài

- Luật dùng để xét xử: đc 2 bên thỏa thuận trc hoặc do ủy ban trọng tài chọn hoặc đc chọn căn cứ vào địa điểm trọng tài

- Chấp hành tài quyết: do 2 bên thỏa thuận trc

70.Quy trình đóng trong container và khiếu nại:

Ngày đăng: 29/05/2014, 08:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w