CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP
Một số vấn đề chung về tài sản cố định
1.1.1.Khái niệm, đặc điểm về tài sản cố định a Khái niệm về tài sản cố định.
Tại điều 3, mục II – Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính số 206/2004/QĐ - BTC ngày 12/12/2003 về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định, quy định về tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định.
Tư liệu lao động là từng tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả 4 tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định.
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó
- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy.
- Có thời gian sử dụng từ một năm trở lên.
- Có gía trị từ 10.000.000 đồng ( mười triệu đồng ) trở lên
Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng
4 thoả mãn đồng thời 4 tiêu chuẩn của tài sản cố định thì được coi là tài sản cố định hữu hình độc lập. b Đặc điểm của tài sản cố định.
Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tài sản cố định có những đặc điểm sau:
- Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, nếu là tài sản cố định hữu hình thì không thay đổi hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hư hỏng.
- Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, giá trị tài sản cố định bị hao mòn dần và chuyển dịch từng phần về giá trị của sản phẩm mới sáng tạo ra.
Do đặc điểm của tài sản cố định, nên doanh nghiệp cần phải quản lý chặt chẽ tài sản cố định về cả gía trị và hiện vật.
- Về giá trị: phải quản lý chặt chẽ nguyên giá, tình hình hao mòn, giá trị còn lại của tài sản cố định, việc thu hồi vốn đầu tư ban đầu để tái sản xuất tài sản trong các doanh nghiệp.
- Về hiện vật: phải quản lý chặt chẽ số lương, tình hình biến động tài sản cố định, hiện trạng kỹ thuật của tài sản cố định cần kiểm tra, giám sát việc bảo quản, sử dụng tài sản cố định ở từng bộ phận trong doanh nghiệp.
1.1.2 Phân loại tài sản cố định
Tại điều 6, mục II – Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính số 206/2003/QĐ - BTC ngày 12/12/2003 về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định, quy đinh việc phân loại tài sản cố đinh trong doanh nghiệp như sau:
Căn cứ vào tính chất của tài sản cố định trong doanh nghiệp, doanh nghiệp tiến hành phân loại tài sản cố định theo các chỉ tiêu sau:
Sinh viên:Lê Ngọc Luyến - Lớp Kế toán 4
1, Tài sản cố đinh dùng cho mục đích kinh doanh là những tài sản cố định do doanh nghiệp sử dụng cho các mục đích kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đối với tài sản cố định hữu hình doanh nghiệp phân loại như sau: Loại 1: Nhà cửa, vật kiến trúc: là tài sản cố định của doanh nghiệp được hình thành sau quá trình thi công xây dựng như trụ sở lảm việc, nhà kho, hàng rào, thác nước, sân bãi, các công trình trang trí cho nhà cửa, đường xá, cầu cống, đường sắt, cầu tầu, cầu cảng…
Loại 2: Máy móc, thiết bị: là toàn bộ các loại máy móc, thiết bị dùng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghịêp như máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, dây chuyền công nghệ, máy móc đơn lẻ…
Loại 3: Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: là các loại phương tiện vận tải gồm phương tiện vận tải đường sắt, đường bộ, đường thuỷ, đường ống và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống thông tin, hệ thống điện, đường ống nước, băng tải…
Loại 4: Thiết bị, dụng cụ quản lý: là những thiết bị , dụng cụ dùng trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy tính phục vụ quản lý, thiết bị điện tử, thiết bị, dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng, máy hút ẩm, hút bụi, chống mối mọt…
Loại 5: Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và/ hoặc cho sản phẩm: là các vườn cây lâu năm như vườn cà phê, vườn chè, vườn cao su, vườn cây ăn quả, thảm cỏ, thảm cây xanh… súc vật làm việc và / hoặc cho sản phẩm như đàn voi, đàn ngựa, đàn trâu,đàn bò…
Yêu cầu quản lý tài sản cố định và nhiệm vụ kế toán tài sản cố định
1.2.1 Yêu cầu quản lý tài sản cố định :
Tài sản cố định là một bộ phận tài sản chủ yếu biểu hiện năng lực sản xuất của doanh nghiệp , nếu quản lý tốt tài sản là tiền đề và là biểu hiện để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh từ đó tài sản cố định cần có các yêu cầu sau:
- Về mặt giá trị: phải quản lý chặt chẽ nguyên giá, tình hình hao mòn, giá trị còn lại của tài sản cố định, việc thu hồi vốn đầu tư ban đầu để tái sản xuất tài sản cố định trong các doanh nghiệp.
- Về mặt hiện vật: phải quản lý chặt chẽ số lượng, tình hình biến động tài sản cố định, hiện trạng kỹ thuật của tài sản cố định cần kiểm tra giám sát việc bảo quản, sử dụng tài sản cố định ở từng bộ phận trong doanh nghiệp.
1.2.2 Nhiệm vụ của kế toán tài sản cố định
Tài sản cố định trong các doanh nghiệp ngày càng được đổi mới, hiện đại hoá, tăng nhanh về mặt số lượng theo sự phát triển của nền sản xuất xã hội và những tiến bộ khoa học kỹ thuật Điều đó đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với công tác quản lý tài sản cố định Để đáp ứng yêu cầu quản lý tài sản cố định, kế toán tài sản cố định phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ số lượng, hiện trạng và giá trị tài sản cố định hiện có, tình hình tăng giảm và di chuyển tài
Sinh viên:Lê Ngọc Luyến - Lớp Kế toán 4 sản cố định trong doanh nghiệp và từng nơi sử dụng, kiểm tra việc bảo quản, bảo dưỡng, sử dụng tài sản cố định hợp lý, hiệu quả.
- Tính đúng và phân bổ chính xác số khấu hao tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh của các bộ phận sử dụng tài sản cố định Quản lý và sử dụng nguồn vốn đầu tư hình thành từ việc trích khấu hao tài sản cố định có hiệu quả.
- Lập kế hoạch và dự toán chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định, phản ánh chính xác chi phí thực tế sửa chữa tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ theo đúng đối tượng sử dụng tài sản cố định Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và chi phí sửa chữa tài sản cố định.
- Hướng dẫn và kiểm tra các bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu về tài sản cố định vào chi phí, mở các sổ cần thiết và hạch toán tài sản cố định theo chế độ quy định Kiểm tra giám sát tình hình tăng giảm tài sản cố định.
- Tham gia kiểm kê đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của Nhà nước Lập báo cáo về tài sản cố định, phân tích tình hình trang bị, huy động, sử dụng tài sản cố định nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của tài sản cố định.
Nội dung kế toán tài sản cố định
1.3.1 Kế toán chi tiết tài sản cố định a Đánh số tài sản cố định
Khi có tài sản cố định tăng lên kế toán doanh nghiệp phải quy định cho mỗi đối tượng tài sản cố định một số hiệu riêng phục vụ công tác quản lý tài sản cố định trong doanh nghịêp Số hiệu của mỗi đối tượng tài sản cố định không thay đổi trong suốt thời gian bảo quản sử dụng tại doanh nghiệp Số hiệu của những tài sản cố định đã thanh lý hoặc nhượng bán không dùng lại cho những tài sản cố định mới tiếp nhận.
1 4 b Kế toán chi tiết tài sản cố định.
Khi có tài sản cố định mới tăng thêm do xây dựng hoàn thành, mua sắm, được cấp trên cấp phát…đưa vào sử dụng, doanh nghiệp phải lập Hội đồng bàn giao tài sản cố định gồm đại diện bên giao và bên nhận.
Tài sản cố định trong doanh nghiệp giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau như do thanh lý, nhượng bán, đem đi góp vốn liên doanh, điều chuyển cho đơn vị khác, phát hiện thiếu khi kiểm kê.
Trong mọi trường hợp tăng giảm tài sản cố định, kế toán tài sản cố đinh được thực hiện cho từng tài sản cố định, từng nhóm, từng loại và từng nơi sử dụng tài sản cố định.
1.3.2 Kế toán tăng giảm tài sản cố định
1.3.2.1 Tài khoản sử dụng. Để hạch toán tăng, giảm tài sản cố định, kế toán sử dụng các tài khoản: TK211- TSCĐ hữu hình; TK 213 – TSCĐ vô hình; TK 411 – nguồn vốn kinh doanh; TK 341 – vay dài hạn và các tài khoản liên quan khác. a Tài khoản 211 – TSCĐ hữu hình
Tài khoản này phản ánh giá trị hiện có và tình hình tăng giảm tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp theo nguyên giá.
- Nguyên giá tài sản cố đinh hữu hình tăng do tăng tài sản cố định (được cấp, xây dựng, mua sắm, các đơn vị khác góp vốn, được biếu tặng…)
- điều chình tăng nguyên giá tài sản cố đinh do xây lắp trang bị thêm hoặc cải tạo, nâng cấp.
- Điều chỉnh tăng nguyên giá tài sản cố định do đánh giá lại.
Sinh viên:Lê Ngọc Luyến - Lớp Kế toán 4
- Nguyên giá tài sản cố định hữu hình giảm do giảm tài sản cố định (điều chuyển đi nơi khác, do nhượng bán, thanh lý hoặc đem đi góp vốn liên doanh…)
- Nguyên giá tài sản cố định giảm do tháo dỡ một số bộ phận.
- Điều chỉnh giảm nguyên giá tài sản cố định co đánh gía lại tài sản cố định.
Số dư bên nợ: nguyên giá tài sản cố định hữu hình hiện có ở doanh nghịêp
TK 211 – TSCĐ hữu hình có 6 tài khoản cấp II
TK 2112 – Nhà cửa, vật kiến trúc
TK 2113 – Máy móc, thiết bị
TK 2114 – Phương tiện vận tải, truyền dẫn
TK 2115 – Thiết bị, dụng cụ quản lý
TK 2116 – Cây lâu năm, súc vật làm việc cho sản phẩm
TK 2118 – Tài sản cố định khác b Tài khoản 213 – TSCĐ vô hình
Tài khoản này phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của toàn bộ tài sản cố định vô hình của doanh nghiệp.
- Bên nợ: nguyên gía tài sản cố định vô hình tăng
- Bên có: nguyên giá tài sản cố định vô hình giảm
Số dư bên nợ: nguyên giá tài sản cố đinh vô hình hiện có ở doanh nghiệp
TK 213 – TSCĐ vô hình có 7 tài khoản cấp II
TK 2131 – Quyền sử dụng đất
TK 2133 – Bản quyền, bằng sáng chế
TK 2134 – Nhãn hiệu hàng hoá
TK 2135 – Phần mềm máy vi tính
TK 2136 – Giấy phép và giấy phép nhượng quyền
TK 2138 – Tài sản cố định vô hình khác
1.3.2.2 Kế toán tăng, giảm tài sản cố định.
Kế toán tài sản cố định trong các doanh nghiệp tăng do mua săm, do trao đổi, do nhận lại vốn góp, được biếu tặng, viện trợ
Sinh viên:Lê Ngọc Luyến - Lớp Kế toán 4
Sơ đồ 1.1 kế toán tổng hợp tăng, giảm tài sản cố định
(1) – Nguyên giá tài sản cố định tăng do mua sắm
(2) – Nguyên giá tài sản cố định tăng do XDCB hoàn thành bàn giao
(3) – Nhận lại TSCĐ cho thuê tài chính, góp vốn liên doanh
(4) – Nguyên giá TSCĐ tăng do được cấp, tặng, viện trợ, nhận vốn góp
(5) – Nguyên giá TSCĐ tăng do đánh giá lại
(6a)- Giá trị còn lại của TSCĐ giảm do thanh lý, nhượng bán
(6b)- Giá trị hao mòn (số đã khấu hao) của TSCĐ thanh lý, nhương bán
(7) – Giảm TSCĐ do thanh lý (TSCĐ đã trích khấu hao đủ)
(8a)- Giá trị TSCĐ mang góp vốn liên doanh Hội đồng liên doanh xác nhận hoặc cho thuê tài chính
(8b)- Giá trị hao mòn TSCĐ mang đi góp vốn liên doanh
(9) – Nguyên giá TSCĐ giảm do đánh giá lại
(10) – Giá trị TSCĐ do phát hiện thiếu chưa rõ nguyên nhân chờ xử lý.
1.3.3 Kế toán khấu hao tài sản cố định
Tại mục II – Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính số 206/2003/QĐ - BTC về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định, quy định về trích khấu hao và sử dụng tiền trích khấu hao tài sản cố định. Điều 9: Nguyên tắc trích khấu hao tài sản cố định.
1, Mọi tài sản cố định của doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động kinh doanh đều phải trích khấu hao Mức trích khấu hao tài sản cố định được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ
Doanh nghiệp không được tính và trích khấu hao đối với những tài sản cố định đã khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng vào hoạt động kinh doanh Đối với những tài sản cố định chưa khấu hao hết đã hỏng, doanh nghiệp phải xác định nguyên nhân, quy trách nhiệm đền bù, đòi bồi thường thiệt hại,
… và tính vào chi phí khác.
Sinh viên:Lê Ngọc Luyến - Lớp Kế toán 4
2, Những tài sản cố định không tham gia vào hoạt động kinh doanh thì không phải trích khấu hao, bao gồm:
- Tài sản cố định thuộc dự trữ Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý hộ, giữ hộ.
- Tài sản cố định phục vụ các hoạt động phúc lợi trong doanh nghiệp như: nhà trẻ, câu lạc bộ, nhà truyền thống, nhà ăn,… được đầu tư bằng quỹ phúc lợi.
- Những tài sản cố định phục vụ nhu cầu chung toàn xã hội, không phục vụ cho hoạt động kinh doanh của riêng doanh nghiệp như: đê đập, cầu cống, đường xá,…mà Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý.
- Tài sản cố định khác không tham gia vào hoạt động kinh doanh.
Doanh nghiệp thực hiện việc quản lý, theo dõi các tài sản cố định trên đây như đối với các tài sản cố định dùng trong hoạt động kinh doanh và tính mức hao mòn của tài sản cố định này (nếu có): Mức hao mòn hàng năm được xác định bằng cách lấy nguyên giá chia (:) cho thời gian sử dụng của tài sản cố định xác định theo quy định tại phụ lục 1 ban hành kèm theo quyết định số 206/2003/QĐ - BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Nếu các tài sản này có tham gia vào hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện tính và trích khấu hao vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.
3, Doanh nghiệp cho thuê tài sản cố định hoạt động phải trích khấu hao đối với tài sản cố định cho thuê.
4, Doanh nghiệp đi thuê tài sản cố định tài chính như tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp theo quy định hiện hành Trường hợp ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, doanh nghiệp đi thuê tài sản cố định tài chính cam kết không mua tài sản thuê trong hợp đồng thuê tài chính, thì doanh nghiệp đi thuê được trích khấu hao tài sản cố định thuê tài chính theo thời hạn thuê trong hợp đồng
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 838
Đặc điểm tình hình chung của công ty
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triền của Công ty Xây Dựng Công trình Giao Thông 838 có ảnh hưởng đến công tác kế toán tài sản cố định:
Công ty Xây Dựng Công Trình Giao Thông 838 (trực thuộc Công ty Xây Dựng Công Trình Giao Thông 8) có trụ sở chính đặt tại 360 đường Bà Triệu – Thành phố Thanh Hoá Công ty là doanh nghiệp Nhà nước có quá trình hình thành và phát triển lâu dài qua những lần đổi tên như sau:
- Ngày 16/7/1977 QĐ thành lập Ban kiến thiết nhà máy C250
- Ngày 04/8/1977 QĐ thành lập Nhà máy đại tu ô tô xe máy C250
- Ngày 30/01/1982 QĐ đổi thành Xí nghiêp cơ khí sửa chữa C250
- Ngày 02/10/1989 QĐ đổi tên thành Xí nghiệp cơ khí 8
- Ngày 09/01/1992: Đổi tên thành Xí nghiệp cơ khí sửa chữa và xây dựng 8
- Ngày 17/8/1994 Đổi tên thành Công ty Xây Dựng Công Trình 838
- Ngày 09/5/1996 Đổi tên thành Công ty Xây Dựng Công Trình Giao thông 838 và tên này được giữ cho đến nay Hiên nay công ty đang bước vào giai đoạn cổ phần
Từ ngày thành lập cho đến nay, công ty liên tục phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, xây dựng mới, đại tu, sửa chữa, nâng cấp, mở rộng trên 200 cầu đường lớn nhỏ Bất cứ chủng loại công trình nào, dù khó khăn phức tạp đến đâu công ty cũng hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo đúng chất lượng, góp phần phát triển kinh tế,văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, bảo vệ tổ quốc.
Sinh viên:Lê Ngọc Luyến - Lớp Kế toán 4
Sự phát triển của công ty được thể hiện qua một số chỉ tiêu trong 3 năm gần đây:
Biểu số1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phần lỗ lãi (qua ba năm) ĐVT : Đồng
Chỉ tiêu Năm2007 Năm 2008 Năm 2009
Doanh thu BH và CCDV 39.728.854.069 46.496.248.168 10.993.602.639 Doanh thu thuần vế BH và
Giá vốn hàng bán 33.837.452.304 40.273.861.934 7.389.588.058 Lợi nhuận gộp về BH và CCDV 5.891.401.765 6.222.446.234 3.624.014.581 Doanh thu hoạt động tài chính 17.652.307 21.133.224 9.731.261 Chi phí tài chính 3.296.339.452 3.762.395.142 2.513.695.861 Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.491.802.226 2.334.465.004 1.149.967.037
LN thuần từ hoạt động kinh tế 120.852.394 146.719.312 -29.197.056 Thu nhập khác 130.219.492 193.805.730 81.272.057 Chi phí khác 72.425.111 92.774.188 51.355.001 Lợi nhuận khác 57.794.381 101.031.542 -29.197.056 Tổng lợi nhuận trước thuế 178.646.775 247.750.854 0 Thuế thu nhập doanh nghiệp 35.729.355 49.582.370 0
2.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty a Ngành nghề kinh doanh.
Công ty Xây Dựng Công Trình Giao Thông 838 hoạt động sản xuất kinh doanh trên lĩnh vực xây dựng, chủ yếu là xây dựng công trình giao thông nhng 838 ảnh hởng đến kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. b Quy mô và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Công ty Xây Dựng Công Trình Giao Thông 838 là công ty có quy mô tương đối lớn về số công nhân, vật tư, tiền vốn, số lượng công trình….Điều đó được thể hiện:
Công ty đã hoàn thành và bàn giao nhiều cầu đường như: Dự án quốc lộ 51, dự án đường xuyên Á, dự án quốc lộ 1 Bắc Giang – Lạng Sơn, dự án quốc lộ 15 Nam Đàn, dự án đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 6 Sơn La – Hoà bình…
Dự án quốc tế: đường 9 Lào, dự án quốc lộ 8 Lào, cải tạo nâng cấp quốc lộ 6 Lào… Nổi bật nhất là tháng 9 năm 2002 công ty đã thi công dự án công trình đường 6 Lào với tổng chiều dài 240km, với tổng giá trị tới 10.500.000 USD Một lần nữa công ty đã khẳng định được vị trí, trình độ, năng lực của mình trước cấp trên, trước đồng nghiệp trong và ngoài nước.
Bằng những nổ lực phấn đấu, sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, công ty đã được Nhà nước tặng thưởng: Huân chương lao động hạng 3, lá cờ thi đua khá nhất Bộ Giao thông vận tải; Bằng khen của Chính phủ; Bằng khen của UBND tỉnh Sơn La, Thanh Hoá, Hà Nam; lá cờ thi đua của tổng công ty. Được Chính phủ CHDCND Lào tặng Huân chương Hữu Nghị, Huân chương
Tự Do hạng nhất, Hạng nhì…
Sinh viên:Lê Ngọc Luyến - Lớp Kế toán 4
Phó GĐ kỹ thuật Phó GĐ vật tư
Phó GĐ các dự án lớn
KH- KT Phòng kế toán- TV Phòng vật tư thiết b ị
Phòng tổ chức CB-LĐ Phòng thí nghiệm KCS Đội
XDCT: I xây dựng nền mặt đường Đội XDCT:II sản xuất và khai thác VL Đội XDCT:
III aDCT cầu và cống hộp cống tròn Đội XDCT:
IV xây dựng nền mặt đường Đội XDCT: V đội thi công nền lớp Đội XDCT:
VI đội thi công nền lớp Đội
VII xây dựng nền mặt Đội XDCT:
VIII xây dựng nền mặt Đội XDCT:
IX xây dựng nền mặt Đội XDCT: X
XD đường GTNT đê kè thuỷ Đội XDCT:
XI san lấp mặt bằng, XD Đội cơ giới xưởng cơ khí dịch
Phó GĐ các dự án lớn
KH- KT Phòng kế toán- TV
Phòng thí nghiệm KCS Đội
XDCT: I xây dựng nền mặt đường Đội XDCT:II sản xuất và khai thác VL Đội XDCT:
III XDCT cầu và cống hộ p cống tròn Đội XDCT:
IV xây dựng nền mặt đường Đội XDCT:
V đội thi công nền lớp Đội XDCT:
VI đội thi công nền lớp Đội
VII xây dựng nền mặt Đội XDCT:
VIII xây dựng nền mặt Đội XDCT:
IX xây dựng nền mặt Đội XDCT: X
XD đường GTNT đê Đội XDCT: XI san lấp mặt bằng,
XD các ct Đội cơ giới xưởng cơ khí
2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Công ty Xây Dựng Công Trình Giao Thông 838 là công ty xây dựng nên hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu là xây dựng mới, đại tu, sửa chữa, nâng cấp và mở rộng cơ sở hạ tầng cho đất nước bao gồm các công trình như cầu, đường bộ, bến cảng, sân bay vừa và nhỏ.
Do đặc điểm của ngành xây dựng, của sản phẩm xây dựng có tính chất đơn chiếc, kết cấu khác nhau, thời gian thi công dài nên việc tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý có những đặc điểm riêng (tổ chức trực tuyến).
Bộ máy quản lý của công ty được mô tả qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty
Kế toán thanh toán kiêm thủ quỹ
Kế toán dự án đường 8
Kế toán đội XDCT II
Kế toán đội XD cầu
Kế toán dự án đường 9
2.1.4 Tổ chức công tác kế toán của công ty a Hình thức tổ chức công tác kế toán của công ty.
Do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng như quy mô hoạt động của công ty, trình độ của cán bộ kế toán Cho nên hình thức kế toán mà công ty áp dụng là hình thức Nhật ký – chứng từ. b Tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Công ty Xây Dựng Công Trình Giao Thông 838 tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung Hầu hết công việc kế toán được thực hiện trong phòng kế toán Công ty không tổ chức bộ máy kế toán riêng ở từng công trường mà chỉ có kế toán viên làm nhiệm vụ thanh quyết toán các chứng từ, gửi về phòng kế toán của công ty.
Các chứng từ nói trên được cán bộ phòng kế toán kiểm tra chính xác, tiến hành phân loại và ghi sổ kế toán tổng hợp Trên cơ sở đó để lập các báo cáo tài chính và phân tích hoạt động kinh tế.
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty
Sinh viên:Lê Ngọc Luyến - Lớp Kế toán 4 c Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ.
Công ty vận dụng hệ thống chứng từ: Hệ thống chứng từ hạch toán vốn bằng tiền như: Phiếu thu, phiếu chi, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, giấy báo nợ, giấy báo có… Hệ thống chứng từ hạch toán nguyên vật liệu như: phiếu xuất vật liệu, phiếu cấp nhiên liệu, hoá đơn mua hàng… Hệ thống chứng từ hạch toán tài sản cố định như biên bản giao nhận tài sản cố định, biên bản thanh lý tài sản cố định… d Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản
Từ ngày 01/01/1996 công ty áp dụng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp được Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành theo Quyết định 1141/TC/CĐKT ngày 1/11/1995, cùng với những văn bản sửa đổi bổ sung.
Hiện nay công ty đang sử dụng 47 tài khoản để hạch toán.
Thực trạng kế toán tài sản cố định tại công ty xây dựng công trình
2.2.1 Đặc điểm và công tác quản lý tài sản cố đinh tại Công ty Xây Dựng Công Trình Giao thông 838 a Đặc điểm tài sản cố định tại công ty.
Với đặc trưng vốn có của ngành xây dựng, Công ty Xây Dựng Công Trình Giao Thông 838 không chỉ có tài sản cố định như trụ sở làm việc, trang thiết bị máy móc, nhà cửa phục vụ cho công nhân viên mà phần lớn là máy móc thiết bị tgi công các công trình mà công ty đang thực hiện như: máy khoan cầu, máy cắt, máy hàn, máy trục, cẩu…; các loại máy như: xe uóat, xe tải, xe ben, Rơ moóc, máy kéo, máy ủi…Phần lớn tài sản cố định của công ty được hình thành từ nguồn vốn tự có.
Nói chung so với công ty cùng ngành nghề kinh doanh thì lượng tài sản cố định của công ty là lớn, rất đa dạng và phong phú Hơn thế nữa trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để tồn tại và phát triển cạnh tranh với các công ty khác và đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của thị trường xây dựng
3 8 thì tiến độ thi công các công trình của Công ty Xây Dựng Công Trình Giao Thông 838 không ngừng đầu tư, mở rộng, đổi mới trang thiết bị có công suất lớn, kỹ thuật cao được nhập từ các nước tiên tiến. b Công tác quản lý tài sản cố định tại công ty.
Công ty Xây Dựng công Trình Giao Thông 838 là công ty xây dựng có quy mô lớn, nên khối lượng tài sản cố định của công ty cũng tương đối lớn.
Do vậy, công tác quản lý tài sản cố định của công ty tương đối phức tạp.
Do đặc điểm của tài sản cố định, nên công tác quản lý tài cố định tại công ty tương đối chặt chẽ trên cả hai mặt: giá trị và hiện vật.
- Phòng kỹ thuật quản lý tài sản cố định về mặt hiện vật, trực tiếp lập sổ theo dõi, ghi chép về công tác quản lý, điều phối các tài sản thuộc công ty quản lý Phòng kế toán quản lý toàn bộ hồ sơ máy móc và phương tiện thi công trong công ty, theo dõi bằng sổ sách và các biến động về xe, máy móc, phương tiện thi công các công trình Ngoài ra các công trình do công ty đảm nhiệm thi công, phòng kinh tế kỹ thuật cân đối năng lực xe máy, phương tiện thi công, do ban giám đốc chi phối giữa các đơn vị và các công trình, theo dõi và nắm vững năng lực xe, tham gia phục vụ thi công các công trình, khai thác tài liệu và sử dụng các thiết bị theo từng hạng mục công trình.
- Kết hợp với phòng vật tư thiết bị và các đơn vị lập kế hoạch dự án đầu tư máy móc để đáp ứng kịp thời cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, đồng thời tìm các biện pháp nâng cao năng lực máy móc, sửa chữa kịp thời máy móc đang trong tình trạng xuống cấp, thay thế kịp thời.
Công tác kế toán tài sản cố định đựơc thực hiện tại phòng kế toán tài vụ, tại đây kế toán trực tiếp lập sổ sách theo dõi tình hình tăng, giảm và hao mòn tài sản cố định của công ty Đồng thời theo dõi nguyên giá, tính toán, ghi
Sinh viên:Lê Ngọc Luyến - Lớp Kế toán 4 chép việc khấu hao, giá trị còn lại của từng tài sản cố định và kế toán theo dõi trên TK 214 – hao mòn tài sản cố định, TK 009 – nguồn vốn khấu hao cơ bản. Ngoài ra, phòng kế toán tài vụ còn tổ chức công tác kiểm kê tài sản cố định, kiểm tra giám sát việc bảo quản, sử dụng tài sản cố định ở từng bộ phận trong công ty.
Như vậy, tài sản cố định trong Công ty Xây Dựng Công Trình Giao Thông 838 được quản lý rất chặt chẽ về mặt số lượng, giá trị, chất lượng đảm bảo nhu cầu sản xuất phục vụ các công trình trong và ngoài nước Hiện nay việc làm này góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư vào tài sản cố định, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho công ty.
Tuy nhiên, trong công tác quản lý tài sản cố định, công ty luôn tuân thủ các nguyên tắc quản lý và hạch toán tài sản cố định Cụ thể:
1, Trong từng trường hợp, kế toán tài sản cố định tại công ty phải tôn trọng nguyên tắc đánh giá theo nguyên giá (giá thực tế hình thành tài sản cố định) và giá trị còn lại của tài sản cố định.
2, Kế toán tài sản cố định của công ty phản ánh được cả ba chỉ tiêu giá trị của tài sản cố định là nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại của tài sản cố định.
3, Loại tài khoản tài sản cố định phản ánh nguyên giá và giá trị hao mòn không những của toàn tài sản cố định hiện có thuộc sở hữu của công ty được hình thành từ các nguồn khác nhau (nguồn ngân sách cấp, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, nguồn vốn cổ phần liên doanh,…) mà còn của các tài sản cố định công ty đi thuê dài hạn của bên ngoài (trường hợp đi thuê tài chính).
4, Kế toán của công ty phân loại tài sản cố định theo đúng phương pháp phân loại đã được quy định trong các báo cáo kế toán, thống kê và phục vụ cho công tác quản lý, tổng hợp chi tiêu của Nhà nước.
MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Đánh giá thực trạng tình hình kế toán tài sản cố định tại công ty xây dựng công trình giao thông 838
Trong những năm vừa qua cùng với xu thế đổi mới và phát triển kinh tế của đất nước, Công Ty Xây Dựng Công Trình Giao Thông 838 đã được sự quan tâm ưu đãi của Nhà nước Công ty đã hoà nhập với sự phát triển của nền kinh tế thị trường theo xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Và những bước chuyển mình kịp thời của công ty đã vượt qua những cạnh tranh gay gắt của thị trường Hiện nay, Công Ty Xây Dựng Công Trình Giao Thông
838 đã khẳng định được vị thế của mình ở trong và ngoài nước Công ty đã nhận đấu thầu những công trình thi công lớn trong nước như: đường mòn Hồ Chí Minh đoạn Cúc Phương, đương tránh Thái Bình, Quốc lộ 1 Bắc Giang – Lạng Sơn, Quốc lộ 15 Nam Đàn….và thi công các công trình quốc tế như: đường 9 Lào, Quốc lộ 8 Lào… Công ty đã hoàn thiện tốt các công việc được giao, tạo công ăn việc làm cho người lao động Đội ngũ cán bộ, công nhân của công ty đã được rèn luyện qua thử thách, trưởng thành qua nhiều dự án lớn, nên có được tác phong công nghiệp trong thi công, đặc biệt là ý thức về tiến độ và chất lượng.
Công Ty Xây Dựng Công Trình Giao Thông 838 đã áp dụng một cách linh hoạt chế độ kế toán mới, công ty đã áp dụng hệ thống tài khoản kế toán được Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành kèm theo quyết định 1141 TC/ QĐ CĐKT ngày 1/11/1995.
Công ty đã khai thác có hiệu quả các nguồn lực, dây truyền, máy móc thiết bị sẵn có, tăng năng xuất lao động, tăng ca, phát huy sáng kiến tiết kiệm chi phí dẫn đến hạ giá thành công trình Trong năm 2009 công ty đã tu sữa, điều vận máy móc giữa công trình này với công trình kia một cách hài hoà.
Sinh viên:Lê Ngọc Luyến - Lớp Kế toán 4
Trong năm 2009 công ty đã tăng cường công tác tiếp thị đến các Ban quản lý dự án, cơ sở giao thông, các khu quản lý đường bộ, Bộ giao thông vận tải để tìm kiếm việc làm, tích cực tham gia đấu thầu thi công các công trình trên mọi địa bàn trong nướccũng như nước ngoài Kiến nghị với tổng công ty giao nhiệm vụ đảm bảo công việc, đời sống cho cán bộ công nhân viên, thu được khấu hao cơ bản máy móc thiết bị đã đầu tư, bảo toàn và phát triển vốn.
Trong công tác hạch toán tài sản cố định, để đáp ứng và nắm bắt kịp thời nhu cầu thị trường trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước công ty đã đầu tư cải tiến công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, bởi vậy mà công ty có những ưu điểm nhất định sau:
Một là, đối với việc phân loại tài sản cố định, công ty đã tiến hành phân loại theo hai cách.
Phân loại tài sản theo nguồn hình thành Theo cách phân loại này giúp cho công ty nắm được tổng quát về tình hình tài sản cố định được đầu tư bằng những nguồn vốn nào Từ đó, công ty sẽ có hướng khai thác từng loại nguồn vốn và kiểm tra được khả năng thanh toán các khoản vay đầu tư vào tài sản cố định đúng kỳ hạn.
Phân loại tài sản cố định theo đặc trưng kỹ thuật Theo cách này công ty có thể biết được kết cấu của tài sản cố định trong từng bộ phận của công ty. Đây là cách phân loại khoa học và hợp lý, là cơ sở để công ty dễ quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định.
Hai là, hạch toán chi tiết tài sản cố định được sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban nên công tác hạch toán được sử dụng trên máy vi tính, phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh tế của công ty Trong chương trình tài sản, công ty theo dõi chi tiết từng tài sản : mã số, tên tài sản, số hiệu tài sản, năm sản xuất tài sản, nước sản xuất tài sản…Theo dõi chi tiết nguyên giá tài sản cố định, số khấu hao và giá trị còn lại.
Ba là, báo cáo tài chính của công ty còn lập cả bảng tổng hợp tăng giảm tài sản cố định Điều này đã giúp cho kế toán kiểm tra đối chiếu giữa sổ chi tiết và bảng tổng hợp.
Bốn là, hạch toán khấu hao tài sản cố định của công ty được phản ánh và theo dõi chặt chẽ trên bảng tính khấu hao tài sản cố định.
Năm la, Công Ty Xây Dựng Công Trình Giao Thông 838, đã tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định.
Bên cạnh những ưu điểm mà công ty đã đạt đưởc trong công tác quản lý nói chung và công tác kế toán tài sản cố định nói riêng, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh công ty vẫn còn một số thiếu sót nhất định như:
Thứ nhất, trong công tác tổ chức hạch toán bộ máy kế toán do đặc điểm kinh doanh của công ty có nhiều công trình rải rác trong nước cũng như ngoài nước, nhiều khi nhân viên kế toán phải đi giám sát thực tế, nên đôi lúc phần việc của các nhân viên kế toán khai thác trong phòng tăng lên, có khi không đảm nhận hết phần việc.
Thư hai,khi lập báo cáo tài chính, các đơn vị trực thuộc ở nhiều nơi khác nhau nên hạch toán theo phương pháp báo sổ, quá trình tập hợp số liệu để lập báo cáo ở mỗi đơn vị nhanh hay chậm là khác nhau, có khi đơn vị này hoàn thành, đơn vị kia chưa hoàn thành Vậy nên công việc được dồn vào cuối mỗi tháng, ảnh hưởng tới lập báo cáo cuối quý chậm trễ, thậm chí báo cáo tài chính quý này mãi tới cuối quý sau mới lập xong.
Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại Công Ty Xây Dựng Công Trình Giao Thông 838
Nhìn chung công tác kế toán tại Công Ty Xây Dựng Công Trình Giao Thông 838 mà cụ thể là công tác kế toán tài sản cố định Vì vậy, về phía cá
Sinh viên:Lê Ngọc Luyến - Lớp Kế toán 4 nhân em xin trình bày một số ý kiến nhỏ góp phần khắc phục những hạn chế trong công tác hạch toán tài sản cố địnhtại công ty.
- Đối với việc sử dụng và bảo quản tài sản cố định có sự quản lý, giám sát chặt chẽ thực hiện cơ cấu giao máy giao người, quy định rõ trách nhiệm, dùng biện pháp vật chất có thưởng, có phạt rõ rệt để góp phần trách nhiệmcủa người sử dụng với máy móc thiết bị.
Lập kế hoach mua sắm tài sản một cách khoa học hợp lý trên cơ sở xác định nhu cầu thực tế của công việc thi công các công trình Thực hiện đúng quy chế quản lý đầu tư và xây dựng từ khâu chuẩn bị lập dự án đầu tư đến lập dự án thẩm định.
- Ngoài việc kiểm kê đánh giá hiệu quả của tài sản cố định hàng năm, có giá trị lơn cần tổ chức phân tích đánh giá hiệu quả tài sản cố định có giá trị lớn cần phục vụ cho công trình Kế toán giao cho đơn vị sử dung theo dõi chi tiết năng lực, tình trạng sử dụng máy, tìm ra nguyên nhân để nâng cao hiệu quả, cân nhắc nên đầu tư mua sắm hay thuê, lựu chọn phương án nào có thể tiết kiệm được chi phí mà hiệu quả sử dụng lại cao, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh.
- Còn những tài sản cố định chờ thanh lý, cần xin quyết định nhanh chống kịp thời để công việc thanh lý diễn ra nhanh, kịp thời thu hồi vốn đầu tư vào tài sản cố định khác trang bị thêm tài sản cố định cho công ty.