Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề này từ lâu đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngoài nước.
Trước hết phải kể đến tác giả Oshima.T.Hary với tác phẩm: “Tăng trưởng kinh tế Châu Á gió mùa” (3 tập), NXB KHXH, Hà Nội, 1989 Trên cơ sở phân tích sự tăng trưởng kinh tế châu Á, ông cho rằng: mấy năm gần đây, kinh tế Việt Nam đã thừa nhận nền kinh tế nhiều thành phần đặc biệt đã có chính sách khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển.
Cũng nghiên cứu về vai trò, vị trí của nền kinh tế tư nhân ở ViệtNam, nhà kinh tế học Woronff trong tác phẩm “Những nền kinh tế thần kỳ châu Á” (2 tập), NXB KHXH, Hà Nội, 1990 đã nhận xét: Việt Nam muốn đuổi kịp các nước có nền kinh tế phát triển trong một thời gian ngắn nhất không có con đường nào khác là tư nhân hóa nền kinh tế Tác giả cũng cho rằng: hiện nay, Việt Nam đã đi vào quỹ đạo của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần Kinh tế tư nhân được tự do phát triển, hàng hóa phong phú hơn, đời sống nhân dân bước đầu được cải thiện Sau này khi nền kinh tế thị trường ở nước ta đã thành hiện thực, vấn đề kinh tế tư nhân ở Việt Nam được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng hơn Tuy nhiên, phần lớn các tác giả khi nghiên cứu đều đứng trên quan điểm của các nhà kinh tế học tư sản: tuyệt đối hóa sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân mà xem nhẹ vai trò của nền kinh tế quốc doanh Theo họ chỉ có sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân mới tạo được động lực cho sản xuất Trong khi chính sách của Đảng ta lại là: xây dựng một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, lấy kinh tế quốc doanh làm chủ đạo.
Ngược lại, cũng đi vào nghiên cứu kinh tế Việt Nam sau công cuộc cải cách Viện phát triển kinh tế Harvard cũng xuất bản tác phẩm: “Theo hướng rồng bay cải cách kinh tế tại Việt Nam”, các tác giả đã phát hiện khá chính xác quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đối với thành phần kinh tế tư nhân, thấy được đúng vị trí của thành phần kinh tế tư nhân so với các thành phần kinh tế khác như trong thực tế : Ở Việt Nam đang phát triển một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong đó kinh tế quốc doanh đang nắm các ngành then chốt.
Một mảng đề tài cũng được các nhà nghiên cứu quan tâm đó là năng lực quản lý của giới doanh nghiệp Việt Nam, với sự khác nhau về kỹ năng quản lý của giới doanh nghiệp Miền Bắc và giới doanh nghiệp miền Nam. Điều này đã được hai chuyên gia Nguyễn Hoàng Chí Đức và Fridric William nhận xét khá sắc sảo: nhìn chung các nhà quản lí xí nghiệp ở VIệt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân vẫn còn thích kiến thức toàn diện về kinh tế học thị trường ở các nước tiên tiến.
Những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài đã giúp ích cho chúng ta rất nhiều trong việc nghiên cứu toàn diện và khách quan hơn trong quá trình phát triển kinh tế tư nhân.
Cho tới nay vấn đề kinh tế tư nhân cũng đã thu hút được sự quan tâm của nhiều học giả trong nước Theo những thống kê chưa đầy đủ đã có gần
200 bài viết, đầu sách, các đề tài nghiên cứu, hơn 60 văn bản pháp lí và khoảng 30 văn kiện của Đảng và nhà nước nói về kinh tế tư nhân.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (tháng 12/1986) được đánh giá là tác phẩm mở đầu cho công cuộc đổi mới Văn kiện đã xác định nền kinh tế nhiều thành phần là đặc trưng của thời kì quá độ, cần phải có chính sách sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế Nghị quyết
217 của Hội đồng bộ trưởng (11/1987) về quyền tự chủ sản xuất của đơn vị cơ sở, cho phép các đơn vị cơ sở được quyền đề ra kế hoạch sản xuất và giải quyết đầu vào, đầu ra, tự hạch toán kinh tế lời ăn, lỗ chịu.
Nghiên cứu về sự phục hồi và phát triển của các thành phần kinh tế tư nhân phải kể đến những nhà nghiên cứu như: Hoàng Kim Giao, Danh Sơn,
Lê Văn Toàn, Lê Viết Cường,…Trong đó tiêu biểu nhất là đền tài cấp Nhà nước của PGS-TS Hoàng Kim Giao “phát triển và quản lí kinh tế goài quốc doanh” Tác giả đã tiến hành điều tra trên 100 doanh nghiệp tại 16 tỉnh, thành phố trong phạm vi cả nước.
Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu một vấn đề trong kinh tế tư nhân:
GS Hoàng Đạt nghiên cứu về thương nghiệp tư nhân Theo tác giả thương nghiệp tư nhân có sức sống dai dẳng chứng tỏ sự tồn tại của nó có tính chất khách quan Đồng thời tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị với Đảng và Nhà nước phát triển ngành kinh tế này.
PGS Nguyễn Hữu Hải nghiên cứu vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trường Tác giả nhận định: kinh tế tư nhân ở ViệtNam đa phần là quy mô vừa và nhỏ Từ đó tác giả rút ra kết luận: phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ là phù hợp với trình độ quản lí của các tư doanh ở Việt Nam và thu hút được nhiều nguồn lao động xã hội.
Luận văn thạc sĩ: “Doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ với vấn đề việc làm ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Tạ Đức Khánh đã nói lên hiện trạng nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay và vai trò của các doanh nghiệp tư nhân trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động.
Tác giả Nguyễn Minh Phong với tác phẩm: “Phát triển kinh tế tư nhân ở Hà Nội” đã nghiên cứu một cách kĩ lưỡng về đặc điểm, sự phát triển của thành phần kinh tế tư nhân trong giai đoạn đổi mới, đặc biệt là ở khu vực Hà Nội.
Những nghiên cứu của các tác giả nói trên đã góp phần cung cấp nguồn tư liệu phục vụ quá trình nghiên cứu về vấn đề này gia đoạn tiếp theo Qua đó thấy được sự phát triển sôi động của kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay và những mặt hạn chế yêu cầu được khắc phục của nó Tuy nhiên các nghiên cứu chỉ tập chung nghiên cứu kinh tế tư nhân ở góc độ kinh tế học hoặc chỉ nghiên cứu một khía cạnh của kinh tế tư nhân trong một giai đoạn nhất định chưa có sự tổng quát về kinh tế tư nhân tạo cho người đọc có sự so sánh, phân tích Vì vậy cần phải có những tác phẩm, những công trình, những bài viết mang tính bao quát về vấn đề này.
Đóng góp của đề tài
- Đề tài chủ yếu tập trung vào việc tìm hiểu những chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với thành phần kinh tế tư nhân trong thời kì từ 1986 đến 2010 Qua đó góp phần khôi phục quá trình vận động của kinh tế tư nhân trong giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2010 để thấy được những thực trạng cũng như vai trò, vị trí của thành phần kinh tế này trong từng giai đoạn khác nhau Từ đó có những chính sách phù hợp phát huy ưu điểm, hạn chế nhược điểm.
- Nghiên cứu kinh tế tư nhân ở Việt Nam giai đoạn 1986 – 2010 giúp chúng ta rút ra được những bài học kinh nghiệm góp phần phát triển kinh tế hơn nữa trong giai đoạn tiếp.
- Đề tài cũng góp phần bổ sung thêm nguồn tư liệu phục vụ nghiên cứu các vấn đề xoay quanh nền kinh tế tư nhân ở nước ta thời kì đổi mới.
Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài này người viết đã sử dụng các phương pháp cơ bản sau:
- Phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với phương pháp lịch sử: để nghiên cứu thành phần kinh tế tư nhân trong quá trình phát triển, vận động theo góc độ lịch sử.
- Phương pháp logic kết hợp với phương pháp lịch sử: đó là sự kết hợp giữa phương pháp khái quát, hệ thống với phương pháp mô tả, phân tích và chứng minh.
- Ngoài ra còn phương pháp bổ trợ: phân tích, so sánh, thống kê, xã hội học, bảng biểu để làm rõ quá trình khôi phục và phát triển của kinh tế tư nhân.
KINH TẾ TƯ NHÂN TRƯỚC NĂM 1986 VÀ CHỦ TRƯƠNG ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG VỚI KINH TẾ TƯ NHÂN
Kinh tế tư nhân trước năm 1986
1.1.1 Kinh tế tư nhân thời kì phục hồi kinh tế 1955 – 1957.
Sau 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, tháng 7-1954 hoà bình lập lại trên miền Bắc, nền kinh tế đứng trước những hậu quả nặng nề do chiến tranh để lại, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương đã họp vào tháng 9-1954 đề ra kế hoạch 3 năm (1955-1957) tập trung khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, tiếp tục hoàn thành cải cách ruộng đất, tạo cơ sở vững chắc đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Thắng lợi của cuộc cải cách ruộng đất là đã chia 81 vạn ha ruộng và
74 nghìn con trâu bò cho 2,1 triệu hộ nông dân Thủ tiêu chế độ sở hữu phong kiến về ruộng đất, xoá bỏ phương thức bóc lột địa tô và quan hệ chủ đất và tá điền Nông dân thực hiện được mơ ước về làm chủ ruộng đất, đã tích cực sản xuất nông nghiệp trên mảnh ruộng của mình đem lại hiệu quả sử dụng đất đai tốt.
Song song với việc chia ruộng đất cho nông dân, tháng 5-1955 Chính phủ đã ban hành 8 chính sách khuyến khích sản xuất bao gồm:
(1) Bảo đảm quyền sở hữu ruộng đất
(2) Bảo hộ tài sản nông dân và các tầng lớp khác.
(3) Khuyến khích khai hoang, phục hoá bằng miễn giảm thuế 3 năm cho ruộng đất khai hoang Không phải đóng thuế phần tăng vụ, tăng năng suất.
(4) Tự do thuê mướn nhân công, thuê mướn trâu bò, vay và cho vay.
(5) Khuyến khích phát triển tổ đổi công.
(6) Khuyến khích phát triển nghề phụ và nghề thủ công trong nông dân và nông thôn.
(7) Bảo hộ và khuyến khích, khen thưởng những hộ nông dân làm ăn giỏi.
(8) Nghiêm cấm phá hoại sản xuất.
Thời kỳ này lực lượng kinh tế ngoài quốc doanh còn nhỏ, kinh tế hợp tác chưa phát triển, tham gia lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu là kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể.
Nhờ có những chính sách đúng đắn, sau ba năm khôi phục và phát triển nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, đồng thời củng cố và khôi phục các cơ sở công nghiệp nặng cần thiết…, các ngành và các lĩnh vực kinh tế - xã hội miền Bắc đều đạt được những kết quả quan trọng, kinh tế miền Bắc đã khôi phục nhanh chóng, kinh tế cá thể tiểu chủ và tư bản tư doanh phát triển rầm rộ.
Năm 1955 công nghiệp tư doanh và tiểu chủ công nghiệp ở miền Bắc có tới 51.688 cơ sở với 128.622 công nhân; năm 1956 tăng lên 54.985 cơ sở với 161.241 công nhân Trong giai đoạn này, thương nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng khá cao, tới 71,8% tổng mức bán buôn và 79,7% tổng mức bán lẻ. Năm 1957, trong cơ cấu giá trị sản xuất toàn xã hội, kinh tế quốc doanh và công ty hợp doanh chiếm 17,9%, kinh tế tập thể hợp tác xã chiếm 0,2%, kinh tế tư nhân cá thể 71,9% Trong giai đoạn 1955-1960, tốc độ tăng GDP ở miền Bắc nước ta cũng đạt đỉnh điểm nhất:10,1% [1,40] Đây là bài học về sự phát huy sức mạnh tổng hợp các thành phần kinh tế, đặc biệt là phát triển kinh tế tư nhân Về sản xuất nông nghiệp: 85% diện tích hoang hoá được đưa vào sử dụng; giá trị tổng sản lượng nông nghiệp năm 1957 tăng16,7% so với năm 1955; trong đó trồng trọt tăng 14,7%, chăn nuôi tăng27,7% Sản lượng lương thực quy thóc từ 3.759 nghìn tấn năm 1955 lên4.293 nghìn tấn, năm 1957 Sản lượng hầu hết các loại cây công nghiệp đều tăng khá so với năm 1955 Bông đạt 5,6 nghìn tấn, tăng 0,6%; chè búp khô2,9 nghìn tấn, tăng 11,5%; Đậu tương 7,6 nghìn tấn, tăng 40,7%; lạc 21,1 nghìn ấn, tăng 75,8%; mía 422 nghìn tấn, tăng gấp 2,4 lần; thuốc là 1,4 nghìn tấn, tăng gấp 2,3 lần; đay 4,9 nghìn tấn tăng gấp 5,4 lần Đàn trâu từ 1.052 nghìn con tăng lên 1.237 nghìn con; Công nghiệp đạt tốc độ tăng bình quân năm là 64,1% Trong đó công nghiệp trung ương tăng 171,2%; công nghiệp địa phương tăng 50,4%; công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất tăng 53,4%, công nghiệp sản xuất tư liệu tiêu dùng tăng 67,7%.
Thành công của thời kỳ khôi phục kinh tế (1955 - 1957) không những đem lại nhiều biến đổi sâu sắc trong đời sống kinh tế xã hội miền Bắc mà còn để lại nhiều bài học quý giá: Góp phần đặt nông nghiệp, nông thôn vào đúng vị trí, gắn được sức lao động với tư liệu sản xuất cơ bản của nông dân là ruộng đất đồng thời phát huy được sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế Lúc này kinh tế quốc doanh chiếm tỷ trọng nhỏ bé, nhưng nhờ phát triển được vai trò của kinh tế tư nhân trên cơ sở chính sách của Nhà nước nên nền kinh tế phát triển đúng hướng với tốc độ cao.
1.1.2 Kinh tế tư nhân thời kì cải tạo xã hội nền kinh tế (1958 -
Trên cơ sở thắng lợi của thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế (1955
- 1957), miền Bắc bước vào thực hiện kế hoạch 3 năm cải tạo xã hội chủ nghĩa với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh Tháng 4 – 1958, Quốc hội thông qua kế hoạch 3 năm phát triển và cải tạo kinh tế, phát triển văn hoá (1958 - 1960).Nội dung chủ yếu của công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đặt ra trong thời kỳ này là biến nền kinh tế nhiều thành phần thành nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.
Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa gồm hai hình thức sở hữu chủ yếu là quốc doanh và tập thể Kinh tế cá thể và kinh tế tư bản tư doanh là đối tượng trực tiếp của công cuộc cải tạo này trong đó nội dung đưa nông dân vào hợp tác xã được coi là khâu chính Cải tạo đối với các hộ cá thể trong các ngành công nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng và các ngành khác cũng rất khẩn trương Đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh với mục tiêu nhanh chóng xoá bỏ thành phần kinh tế này được tiến hành bằng chính sách chuộc lại (trả dần) và áp dụng hình thức công tư hợp doanh.
Kết quả đến năm 1960 đã có: 40,4 nghìn hợp tác xã nông nghiệp, chiếm 85,5% tổng số hộ nông dân và 68,1% tổng diện tích canh tác; 2.760 hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, 267 tổ sản xuất và 285 hợp tác xã nghề muối Tính chung đến năm 1960 số xã viên hợp tác xã chuyên sản xuất công nghiệp lên 72 nghìn người.
Về thương nghiệp đã có 65% trong số 185 nghìn tiểu thương tham gia hợp tác xã Hợp tác xã mua bán đã được thành lập ở hầu hết các xã phường miền Bắc. Đến cuối năm 1960 đã cải tạo xong toàn bộ 729 hộ tư bản công nghiệp, trong đó 661 hộ theo hình thức công tư hợp doanh và 68 hộ theo hình thức xí nghiệp hợp tác xã.
Toàn bộ lực lượng vận tải cơ giới tư nhân gồm 1.602 ôtô và 132 phương tiện vận tải thuỷ đã chuyển thành 31 xí nghiệp công tư hợp doanh với tổng số 2.610 công nhân.
Như vậy miền Bắc đến cuối năm 1960 đã hoàn thành cải tạo kinh tế ngoài quốc doanh dưới hình thức hợp tác xã và công tư hợp doanh, hoặc các đại lý, kinh tiêu của kinh tế nhà nước Tuy nhiên kinh tế tư nhân vẫn tồn tại dưới hình thức kinh tế cá thể Tỷ trọng lao động trong khu vực kinh tế tư nhân tuy đã giảm nhiều nhưng vẫn còn chiếm giữ một tỷ lệ đáng kể Năm1960: 28,7%; năm 1970: 16,4%; năm 1975: 14,8% Thường xuyên có khoảng 50 -80 nghìn người lao động trong khu vực này Năm 1971: 71,5 nghìn người; năm 1974: 66,4 nghìn người; năm 1975: 64,3 nghìn người.Cũng trong thời gian này số người buôn bán nhỏ và kinh doanh dịch vụ cũng thường xuyên ở mức trên dưới 20 vạn người Năm 1960 : 20 vạn người; năm1965: 16,2 vạn người; năm 1973: 19,4 vạn người; năm 1974: 20 vạn người;năm 1975: 19 vạn người. Ở miền Nam, năm 1976 riêng ngành công nghiệp có tới 94.857 hộ tư nhân, cá thể Trong đó ngành chế biến lương thực và thực phẩm 29.530 hộ; dệt 17.035 hộ; vật liệu xây dựng 5.964 hộ; hoá chất 2.413 hộ; cơ khí 23.312 hộ… Một số địa phương có số hộ tư như cá thể sản xuất công nghiệp lớn như thành phố Hồ Chí Minh 31.922 hộ; Quảng Nam - Đà Nẵng 10.466 hộ; Phú yên và Khánh Hoà 7.147 hộ; Ninh Thuận và Bình Thuận 7.904 hộ; Đồng Nai 6.142 hộ; Quảng Ngãi và Bình Định 5.925 hộ.
1.1.3 Kinh tế tư nhân thời kỳ 1976 - 1985 Đất nước thống nhất, công cuộc phát triển kinh tế và cải tạo quan hệ sản xuất được thực hiện trên phạm vi cả nước Kế hoạch 5 năm 1976 - 1980 ngoài nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh, tiến hành cải tạo kinh tế miền Nam theo mô hình kinh tế miền Bắc Tiếp tục cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với những người sản xuất nhỏ ở miền Bắc, đồng thời triển khai mạnh mẽ ở miền Nam Nhưng kinh tế tư nhân vẫn tồn tại, trong công nghiệp vẫn có trên 60 vạn người sản xuất cá thể chiếm 20% tổng số lao động ngành công nghiệp, và tạo ra khoảng 15% giá trị sản lượng toàn ngành Số người kinh doanh thương nghiệp trong những năm này ở mức 60 vạn Trong nông nghiệp, hộ nông dân là xã viên hợp tác xã nông nghiệp thu nhập từ kinh tế tập thể thường chỉ chiếm 30 – 40%, kinh tế phụ gia đình – thực chất là kinh tế tư nhân chiếm 60 – 70% [1, 41] Số lao động hoạt động trong kinh tế tư nhân hàng năm vẫn chiếm trên 20% tổng số lao động ngành công nghiệp; năm 1980: 22,3%; năm 1984: 26%; năm 1985: 23%; năm 1986: 23,2% Giá trị sản lượng công nghiệp do khu vực kinh tế tư nhân tạo ra hàng năm chiếm trên dưới 15% giá trị sản lượng toàn ngành công nghiệp.
Số lượng kinh doanh thương nghiệp những năm 1980 cũng ở mức 60 vạn Năm 1980: 63,7 vạn; năm 1985: 63,7 vạn; năm 1986: 56,8 vạn.
Những số liệu trên cho thấy sức sống của kinh tế cá thể rất bền bỉ, sự hiện diện của thành phần kinh tế này trong suốt thời gian dài đã góp phần khẳng định vị trí của nó trong nền kinh tế Chính vì vậy chúng ta phải có những chính sách tích cực để tận dụng và phát huy những mặt tích cực của thành phần kinh tế tư nhân góp phần làm cho dân giàu, nước mạnh.
Chủ trương, đường lối của Đảng với kinh tế tư nhân trong giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2010
1.2.1 Những chủ trương của Đảng trong phát triển kinh tế tư nhân
Nói về vấn đề này văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ IV từng khẳng định “trong thời gian nhất định, trong một số lĩnh vực sản xuất nhất định kinh tế miền Nam còn có nhiều thành phần”.[8,109] Đến Đại hội V Đảng ta đã chỉ ra một cách cụ thể hơn: “Trong một thời nhất định ở miền Bắc có ba thành phần kinh tế (quốc doanh, tập thể và cá thể), ở miền Nam có năm thành phần kinh tế (quốc doanh, tập thể, công tư hợp doanh, cá thể và tư bản tư nhân)” [13, 67] Tuy nhiên đó vẫn chưa thực sự trở thành nhận thức chung nhất quán trong toàn Đảng nên chưa có một chủ trương rõ ràng, dứt khoát đối với việc cải tạo và sử dụng các thành phần kinh tế đó Nhận thức được điều đó Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng đã chủ trương: “Đi đôi với việc phát triển kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể… cần có chính sách sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế khác” [11, 56].
Chính sách này đã cho phép sử dụng nhiều hình thức kinh tế với quy mô và trình độ kĩ thuật thích hợp trong từng khâu của quá tình sản xuất và lưu thông nhằm khai thác mọi khả năng của các thành phần kinh tế phát triển.
Bước đột phá cho tư duy kinh tế mới là Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IV tháng 9 năm 1979 Nghị quyết đã đánh giá tình hình khủng hoảng ở nước ta và nêu ra một số giải pháp cấp bách trong quản lí kinh tế trong đó thừa nhận kinh tế nhiều thành phần, bao gồm kinh tế quốc doanh, công tư hợp doanh, tập thể và cá thể. Nghị quyết cũng thừa nhận lợi ích kinh tế và khuyến khích vật chất là những động lực quan trọng trong cải tiến quản lí kinh tế, mở rộng quyền tự chủ cho doanh nghiệp, địa phương và ngành [44,122]
Tháng 12/1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng với đường lối đổi mới toàn diện đã mở ra bước ngoặt mới đối với nền kinh tế nước ta Bước đột phá của Đại hội VI là chấp nhận và tận dụng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần nhằm khai thác mọi khả năng của các thành phần kinh tế Đại hội VI đã thừa nhận sự tồn tại khách quan của kinh tế tư nhân bao gồm kinh tế tiểu sản xuất - hàng hóa, tiểu thương, tư sản nhỏ Đây được coi là cái mốc lịch sử đánh dấu nước ta bước vào thời kì đổi mới chính sách đối với kinh tế tư nhân được coi là nhiệm vụ quan trọng Trên cơ sở đánh giá những khó khăn, khuyết điểm mà chúng ta mắc phải trong quá trình đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội trước đó đồng thời thấy được lực cản của cơ chế cũ đối với sự tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức sống nhân dân, Đảng ta đã xác định: “coi nền kinh tế cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kì quá độ” Điều đó đã khẳng định “sự xé rào”, những bước thử nghiệm vạch lối tìm đường trong tư tưởng của Đảng.
Triển khai Nghị quyết của Đại hội Đảng VI, hàng loạt các nghị quyết được ra đời nhằm tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân có điều kiện phát triển:
Nghị quyết hội nghị Trung ương 3 (khóa VI) năm 1987 xác định: áp dụng nhiều hình thức liên kết, liên doanh giữa các đơn vị thuộc các thành phần kinh tế và các cấp quản lí nhằm mở rộng sự phân công, hợp tác về kinh tế và khoa học kĩ thuật, các xí nghiệp quốc doanh phải giữ vai trò chủ đạo trong quan hệ liên kết với các thành phần kinh tế khác Như vậy đến thời điểm này kinh tế tư nhân đã được cho phép liên kết kinh doanh với các các thành phần kinh tế khác, góp phần mở rộng, tạo điều kiện cho thành phần kinh tế này có điều kiện phát triển hơn nữa.
Nghị quyết số 10 của Bộ chính trị (5.4.1988) về đổi mới quản lí kinh tế nông nghiệp Nghị quyết số 10 là một mô hình mới về quản lí nông nghiệp, là sự cụ thể hóa nghị quyết đại hội VI trong nông nghiệp, là một bước hoàn thiện và nâng cao cơ chế khoán sản phẩm trong hợp tác xã, tập đoàn sản xuất, khẳng định chính sách kinh tế nhiều thành phần nông nghiệp theo hướng chuyển sang kinh tế hàng hóa Nội dung cơ bản của Nghị quyết
10 là giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất, khai thác hợp lí tiềm năng lao động, đất đai, tăng nhanh sản lượng nông sản, hàng hóa thực hiện tốt chương trình lương thực thực phẩm trên cơ sở hộ xã viên là đối tượng kinh tế tự chủ. Nghị định đã tạo điều kiện cho kinh tế hộ gia đình ra đời góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp.
Ngày 29/3/1989 Hội nghị Trung ương 6 (khóa VI) nêu rõ quan điểm:
“thực hiện nhất quán chính sách cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, giải phóng mọi năng lực sản xuất” và coi chính sách chính sách kinh tế nhiều thành phần có ý nghĩa chiến lược lâu dài, có tính quy luật từ sản xuất nhỏ đi lên chủ nghĩa xã hội và thể hiện tinh thần dân chủ về kinh tế, đảm bảo cho mọi người được tự do làm ăn theo pháp luật, Nghị quyết nhấn mạnh: các hình thức kinh tế tư nhân, cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân vẫn cần thiết lâu dài cho nền kinh tế và nằm trong cơ cấu của nền kinh tế hàng hóa đi lên chủ nghĩa xã hội Như vậy kinh tế tư nhân không những được thừa nhận là một thành phần kinh tế mà còn được Nhà nước xác định cần phải được phát triển lâu dài Đây có thể coi là một bước tiến bộ vượt bậc trong tư tưởng của Đảng ta khi xác định, đánh giá vai trò của nền kinh tế tư nhân.
Từ năm 1986 các đường lối trong đổi mới kinh tế tư nhân của Đảng đã được thực hiện và mang lại những hiệu quả rõ rệt Nhiều doanh nghiệp tư nhân được thành lập và hoạt động có hiệu quả Tuy nhiên do bước đầu thực hiện nên chính sách đổi mới kinh tế tư nhân còn nhiều hạn chế Những thiếu sót chủ quan và những tác động bất lợi của những yếu tố khách quan đã gây những khó khăn cho sự phát triển kinh tế tư nhân Từ quý 2 năm
1990 tới trước Đại hội VII sự phát triển của kinh tế tư nhân có những diễn biến phức tạp, nhiều cơ sở sản xuất tư nhân đình đốn kéo dài, một số lớn bị phá sản, nhiều người có vốn nhưng chưa dám đầu tư vào sản xuất do môi trường chính sách và môi trường kinh doanh chưa đảm bảo.
Trước tình hình này Đại hội VII của Đảng khẳng định sự nhất quán trong việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần bao gồm: kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể và tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước Đại hội còn xác định rõ hơn quan điểm của Đảng đối với kinh tế tư nhân kinh tế cá thể và kinh tế tư bản tư nhân được khuyến khích và phát triển không hạn chế việc mở rộng kinh doanh và có thể áp dụng nhiều hình thức liên doanh với các doanh nghiệp khác trong ngành nghề mà nhà nước và pháp luật không cấm.
Hưởng ứng đường lối thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân mà Đảng đã đề ra, các chỉ thị, Nghị quyết áp dụng với từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể lần lượt ban hành Tiêu biểu:
Chỉ thị của Bộ trưởng bộ xây dựng số 04/2003/CT-BXD ngày 18/11/2003 về tiếp tục đổi mới, phát triển nâng cao hiệu quả của kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân ngành xây dựng Theo đó Bộ xây dựng phải thực hiện những nhiệm vụ sau: “Xây dựng, định hướng chương trình mục tiêu quy hoạch và phát triển kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân ngành xây dựng đến năm 2005 – 2010” đồng thời “tăng cường hỗ trợ cung cấp thông tin về cơ chế, chính sách pháp luật về xây dựng, hướng dẫn, ứng dụng chuyển giao công nghệ về xây dựng, kĩ thuật sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, doanh nghiệp xây dựng ngoài quốc doanh bằng những hình thức thiết thực và hiệu quả” “các doanh nghiệp trực thuộc Bộ cần mở rộng liên doanh liên kết hợp tác trong các hợp tác xã xây dựng, doanh nghiệp xây dựng ngoài quốc doanh bằng những hình thức thiết thực và hiệu quả” (công báo số 191- ngày 25/11/2003).
Cùng với việc phát triển kinh tế tư nhân trong xây dựng, ngành giáo dục, y tế tư nhân cũng được tạo điều kiện phát triển: Quyết định số 240/QĐ- TTg ngày 24/5/1993 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành quy chế Đại học tư thục là cơ sở đại học do tư nhân lập ra và kinh phí hoạt động do tư nhân đầu tư hoặc đóng góp, được đặt trong hệ thống đại học của nước ta. Lệnh số 26/L-CTN ngày 13/10/1993 của Chủ tịch nước công bố pháp lệnh về hành nghề y, dược tư nhân Các quy định này đã cho phép kinh tế tư nhân được tham dự vào những hoạt động nhạy cảm mang tính xã hội là giáo dục và y tế.
Tiểu kết
Nhìn nhận lại quá trình phát triển nền kinh tế tư nhân ở Việt Nam trong thời kỳ từ năm 1986 đến năm 2010 ta thấy có những chuyển biến nhất định Giai đoạn từ năm 1954 – 1957, kinh tế tư nhân Việt Nam có điều kiện phát triển do Nhà nước thực hiện chương trình khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh Kinh tế tư nhân hỗ trợ cho kinh tế quốc doanh đưa nền kinh tế phát triển đúng hướng với tốc độ cao Tuy nhiên, với chủ trương biến nền kinh tế nhiều thành phần thành nền kinh tế xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn 1958 – 1960 đã khiến cho nền kinh tế tư nhân bị suy yếu Phạm vi của quá trình cải tạo diễn ra trên toàn miền Bắc Kết quả của công cuộc ấy là kinh tế tư nhân vẫn tồn tại dưới hình thức cá thể Đến sau năm 1975, Nhà nước tiếp tục công cuộc cải tạo nền kinh tế nhằm xóa bỏ nền kinh tế tư nhân trên phạm vi cả nước Với chủ trương này, kinh tế tư nhân một lần nữa phải đối mặt với thách thức và đòi hỏi phải có hướng đi phù hợp Từ năm 1986 trở đi, với những thành quả đã đạt được, kinh tế tư nhân đã khẳng định được vai trò và vị trí của mình trong nền kinh tế Chính vì vậy, từ năm 1986 đến năm 2010, Nhà nước đã có những giải pháp nhất định trong việc giải quyết những cản trở để tạo điều kiện cho nền kinh tế tư nhân phát triển.
Cùng với những giai đoạn phát triển của kinh tế tư nhân, Nhà nước đã có những chính sách phù hợp, quan trọng để điều chỉnh nền kinh tế đất nước Nhà nước chủ trương phát triển nền kinh tế tư nhân trên mọi ngành nghề với những bước đi phù hợp Qua đó ta thấy được nền kinh tế tư nhân đã dần dần được định hình và bước đầu đã mang lại nhiều hiệu quả kinh tế.Với những tiền đề trên, kinh tế tư nhân ngày càng được chú trọng phát triển.
CHƯƠNG 2KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2010
Các thành phần kinh tế tư nhân
Kinh tế tư nhân: bao gồm toàn bộ hoạt động của các doanh nghiệp đang hoạt động theo luật doanh nghiệp mà vốn chủ sở hữu là của các thể nhân hoặc pháp nhân trong nước, vốn đó có thể là của tư nhân, của một pháp nhân không phải là Nhà nước hoặc của một pháp nhân mà vốn Nhà nước dưới 50% vốn cổ phần hoặc Nhà nước không nắm cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt Hai bộ phận cấu thành nên kinh tế tư nhân là: Kinh tế cá thể tiểu chủ và kinh tế kinh tế tư bản tư nhân.
2.1.1 Thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ
Kinh tế cá thể là thành phần kinh tế dựa trên tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và khả năng lao động của bản thân người lao động.
Kinh tế tiểu chủ cũng chính là hình thức kinh tế dựa trên tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất nhưng có thuê mướn lao động, tuy nhiên thu nhập vẫn chủ yếu dựa vào sức lao động và vốn của bản thân và gia đình.
Kinh tế cá thể, tiểu chủ đang có vị trí rất quan trọng trong nhiều ngành nghề ở nông thôn và thành thị, có điều kiện phát huy nhanh tiềm năng về vốn sức lao động, tay nghề của từng gia đình, từng người lao động Do đó, việc mở rộng sản xuất, kinh doanh của kinh tế cá thể và tiểu chủ cần được khuyến khích.
Hiện nay, ở nước ta, thành phần kinh tế này phần lớn hoạt động dưới hình thức hộ gia đình, đang là một bộ phận đông đảo, có tiềm năng to lớn, có vị trí quan trọng, lâu dài Đối với nước ta, cần phát triển mạnh mẽ thành phần kinh tế này để vừa góp phần tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội,vừa giải quyết nhiều việc làm cho người lao động - một vấn đề bức bách hiện nay của đời sống kinh tế xã hội Trong những năm gần đây, thành phần kinh tế này phát triển nhanh chóng trong nông – lâm - ngư nghiệp và thương mại, dịch vụ Nó đã góp phần quan trọng vào các thành tựu kinh tế xã hội Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng, kinh tế cá thể tiểu chủ dù cố gắng đến bao nhiêu cũng không loại bỏ được những hạn chế vốn có như: tính tự phát, manh mún, hạn chế về kỹ thuật Do đó Đảng ta chỉ rõ: cần giúp đỡ kinh tế cá thể, tiểu chủ, giải quyết các vấn đề khó khăn về vốn, về khoa học kỹ thuật và công nghệ, về thị trường tiêu thụ sản phẩm Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX viết: “Nhà nước tạo điều kiện và giúp đỡ để phát triển, khuyến khích các hình thức tổ chức hợp tác tự nguyện, làm vệ tinh cho các doanh nghiệp hoặc phát triển lớn hơn” Phát triển các loại hình thông tin với qui mô phù hợp trên từng địa bàn.
Về hộ gia đinh kinh doanh cá thể, tiểu chủ Hộ kinh doanh cá thể có số lượng lớn và tăng nhanh Tính đến cuối năm 2003, cả nước có 2,7 triệu hộ kinh doanh cá thể công thương nghiệp, 130.000 trang trại và trên 10 triệu hộ nông dân sản xuất hàng hóa Nếu tính ở thời điểm năm 2000, thì số hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ chiếm 51,89%, số hộ sản xuất công nghiệp chiếm 30,21%, giao thông vận tải chiếm 11,63%, xây dựng chiếm 0,81% các hoạt động khác chiếm 5,64% [44,151]
2.1.2 Thành phần kinh tế tư bản tư nhân
Kinh tế tư bản tư nhân là thành phần kinh tế mà sản xuất kinh doanh dựa trên cơ sở chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và bóc lột sức lao động làm thuê Thành phần kinh tế này bao gồm:
- Doanh nghiệp tư nhân được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn có một thành viên mà chủ sở hữu không phải là nhà nước; hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên là thể nhân và pháp nhân không phải nhà nước được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
- Công ty cổ phần mà các bên góp cổ phần là tư nhân hoặc công ty cổ phần được cổ phần hóa từ doanh nghiệp Nhà nước mà nhà nước giữ cổ phần dưới 50% hoặc không nắm giữ cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
- Công ty hợp danh được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, thành phần này có vai trò đáng kể xét về phương diện phát triển lực lượng sản xuất, xã hội hoá sản xuất cũng như về phương diện giải quyết các vấn đề xã hội Đây cũng là thành phần kinh tế rất năng động nhạy bén với kinh tế thị trường, do đó sẽ có những đóng góp không nhỏ vào quá trình tăng trưởng kinh tế của đất nước Hiện nay, kinh tế tư bản tư nhân bước đầu có sự phát triển, nhưng phần lớn tập trung vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ và kinh doanh bất động sản; đầu tư vào sản xuất còn ít và chủ yếu quy mô vừa và nhỏ.
Chính sách của Đảng và Nhà nước ta là khuyến khích tư bản tư nhân bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất, đáp ứng các nhu cầu của dân cư Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của họ; xoá bỏ định kiến và tạo điều kiện thuận lợi về tín dụng, về khoa học công nghệ, về đào tạo cán bộ - cho thành phần kinh tế này Tuy nhiên, đây là thành phần kinh tế có tính tự phát rất cao Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX có đoạn viết: “Khuyến khích phát triển kinh tế tư bản tư nhân rộng rãi trong các ngành nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách pháp lý để kinh tế tư bản tư nhân phát triển trên những định hướng ưu tên của Nhà nước, kể cả đầu tư ra nước ngoài; khuyến khích chuyển thành doanh nghiệp cổ phần, bán cổ phiếu cho người lao động, liên doanh, liên kết với nhau, với kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước, xây dựng quan hệ tốt với chủ doanh nghiệp và người lao động”.
Quá trình phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam giai đoạn 1986 - 2010.33 1 Doanh nghiệp tư nhân tăng lên về mặt số lượng, quy mô sản xuất.33
2.2.1 Doanh nghiệp tư nhân tăng lên về mặt số lượng, quy mô sản xuất
Trong điều kiện toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, kinh tế tư nhân ngày càng thể hiện rõ vai trò tích cực của mình trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế Đặc biệt trong những thập niên cuối thế kỉ XX, khi thuyết tự do hóa được vận dụng rộng rãi ở nhiều nước và trào lưu cải cách, mở cửa thúc đẩy kinh tế thị trường trở thành phương thức chính thúc đẩy tăng trưởng của nhiều nước đang phát triển, các nền kinh tế chuyển đổi, kinh tế tư nhân một lần nữa khẳng định là một trong những yếu tố cấu thành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Điều này cũng không ngoại lệ đối với Việt Nam.
Trước đổi mới, các doanh nghiệp tư nhân chủ yếu giới hạn trong khu vực hộ kinh doanh, thường không có tư cách pháp nhân chắc chắn, hoạt động chủ yếu ở thị trường ngầm Số hộ kinh doanh tăng từ khoảng 0,84 triệu năm 1990 lên 2,2 triệu hộ năm 1996 và 3 triệu hộ tính đến cuối năm
2004 Ngoài ra, cả nước còn có khoảng 130.000 trang trại và trên 10 triệu hộ nông dân sản xuất hàng hóa.[23,25]
Sau khi Luật công ty được phê chuẩn năm 1990, số lượng các công ty tư nhân tăng lên nhanh chóng Năm 1991 chỉ có 414 doanh nghiệp thì đến năm 1992 là 5.189 doanh nghiệp, năm 1995 là 15.276 doanh nghiệp, năm
1999 là 28.700 doanh nghiệp [23,25] Từ những số liệu trên ta có bảng so sánh số lượng doanh nghiệp tư nhân qua các năm như sau:
Như vậy từ năm 1991 đến năm 1992 số doanh nghiệp tư nhân tăng đột biến: 12,5 lần Trong khi đó số doanh nghiệp tư nhân năm 1995 so với năm 1992 tăng gấp 3 lần, năm 1999 so với năm 1991 tăng gấp 69,3 lần.Trong vòng 9 năm từ 1991 đến 1999 bình quân mỗi năm tăng thêm 3188 doanh nghiệp tư nhân.
Biểu đồ số lượng các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân giai đoạn 1992 - 2003
Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội, năm 2003
Luật doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 1/1/2000 là một khâu đột phá thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân Sự bùng nổ tức thời trong 4 năm qua của khu vực này là khá mạnh mẽ Sau 5 năm thi hành Luật doanh nghiệp, đến cuối năm 2004 đã có gần 110.000 doanh nghiệp mới đăng kí, đưa tổng số doanh nghiệp đăng kí lên khoảng 155.000 doanh nghiệp tư nhân Số doanh nghiệp đăng kí trung bình mỗi ngày năm 2005 bằng 3,75 lần so với trung bình hàng năm của thời kì 1991-1999 Số doanh nghiệp mới đăng kí trong 5 năm (2000-2004) cao gấp
2 lần so với 9 năm trước (1991-1999) tăng bình quân 25,6% năm.
Bảng 1: Số doanh nghiệp đăng kí mới
Nguồn: Trung tâm Thông tin Doanh nghiệp – Bộ kế hoạch và Đầu tư
Nhìn vào bảng 1 ta thấy trong 5 năm từ 1999 đến 2004 số doanh nghiệp đăng kí mới tăng gần 6,4 lần, tăng 31204 doanh nghiệp Trong đó loại hình doanh nghiệp tư nhân năm 2004 gấp gần 5 lần so với năm 1999 (tăng 7714 doanh nghiệp); loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn tăng 16998 doanh nghiệp gấp 6,4 lần; công ty cổ phần tăng 6262 doanh nghiệp, gấp 29,7 lần.
Trong số các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân thì loại hình doanh nghiệp tư nhân chiếm khoảng 70%, tiếp đó là công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn Cho đến nay chưa có số liệu chính xác về số doanh nghiệp không còn hoạt động Tuy nhiên theo số liệu của sở kế hoạch và đầu tư một số tỉnh, thành phố thì tỷ lệ số doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn không còn liên hệ với cơ quan thuế là không đáng kể Ở Thành phố Hồ Chí Minh, đến tháng 7/2002 có khoảng
900 trong tổng số 27.000 doanh nghiệp chiếm khoảng 3%, ở Hà Nội tỷ lệ này khoảng 3,3% Theo số liệu của tổ công tác thi hành luật doanh nghiệp, trên phạm vi cả nước số doanh nghiệp đang hoạt động chiếm khoảng 80 – 85% số doanh nghiệp đăng kí Như vậy số doanh nghiệp giải thể không hoạt động ở nước ta thấp hơn nhiều nước khác (chẳng hạn như ở Mỹ có 10% số doanh nghiệp giải thể trong năm đầu hoạt động, ở các nước OECD có 20%
- 40% số doanh nghiệp giải thể trong hai năm đầu hoạt động)
Bảng 2: Số doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12 hàng năm phân theo loại hình doanh nghiệp (đơn vị: doanh nghiệp)
Doanh nghiệp ngoài nhà nước 105167 123392 147316 196179
Doanh nghiệp loại khác 64187 79850 100160 136717 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 3697 4220 4964 5625
Nguồn: Niên giám thống kê 2009 trang 81
Từ năm 2005 đến năm 2008 số lượng doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động vẫn có xu hướng gia tăng thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của thành phần kinh tế này Theo số liệu thống kê cuối năm 2005 có 34646 doanh nghiệp tư nhân hoạt động thì đến năm 2006 con số này lên tới 37323 doanh nghiệp (tăng 2677 doanh nghiệp), năm 2007 là 40.468 doanh nghiệp (tăng 3145 doanh nghiệp) và đến năm 2008 là 46.530 doanh nghiệp (tăng
Trong khi đó các doanh nghiệp nhà nước lại có xu hướng giảm dần qua các năm: năm 2005 cả nước có 4086 doanh nghiệp, năm 2006 là 3706 doanh nghiệp (giảm 380 doanh nghiệp), năm 2007 là 3494 doanh nghiệp (giảm 212 doanh nghiệp) và đến năm 2008 còn 3328 doanh nghiệp (giảm
166 doanh nghiệp) Doanh nghiệp nhà nước có xu hướng giảm dần từ 2005 – 2008 giảm 158 doanh nghiệp trong khi đó doanh nghiệp tư nhân lại tăng mạnh (chỉ trong vòng 3 năm mà cả nước đã có thêm 11.884 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này) Trung bình hàng năm lại có hàng nghìn doanh nghiệp tư nhân được thành lập Nó góp phần khẳng định vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân đối với nền kinh tế nói chung trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.
Cùng với sự tăng lên về số lượng doanh nghiệp tư nhân, lượng vốn huy động được qua đăng kí thành lập mới và mở rộng quy mô kinh doanh tăng mạnh mẽ Trong 4 năm 2000 – 2004 các doanh nghiệp đã đầu tư (gồm cả đăng kí mới và đăng kí bổ sung) đạt trên 182.715 tỷ đồng (tương đương khoảng 12,1 tỷ USD, cao hơn số vốn đầu tư nước ngoài đăng kí trong cùng thời kì); trong đó năm 2000 là 1,3 tỷ USD, năm 2001 là 2,3 tỷ USD, năm
2002 là gần 3 tỷ USD, năm 2003 khoảng 2,3 tỷ USD, năm 2002 là gần 3 tỷ
USD, năm 2003 khoảng 3,6 tỷ USD và hết tháng 5 – 2004 khoảng 1,8 tỷ USD Riêng số vốn mới đăng kí giai đoạn 2000-2003 đã cao gấp hơn 4 lần so với 9 năm trước đây (1991-1999) Vốn đăng kí mới ở tất cả các tỉnh, thành phố từ năm 2000 đến tháng 7/2003 đều cao hơn số vốn đăng kí thời kì 1991-1999 Trong đó, có 33 tỉnh thành phố đạt tốc độ tăng cao gấp hơn 4 lần, có 11 tỉnh đạt tốc độ tăng cao gấp hơn 10 lần, thậm chí có những tỉnh như Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên,…đạt tốc độ tăng hơn 20 lần Xét về tỷ lệ gia tăng, vốn đăng kí mới ở các tỉnh, thành phố phía Bắc ở thời kì này tăng nhanh và cao hơn nhiều so với tỉnh khác, nhất là các vùng đồng bằng Sông Cửu Long và miền Trung.
Kết quả là tỷ trọng đầu tư của dân cư và doanh nghiệp trong tổng đầu tư toàn xã hội đã tăng từ 20% năm 2000 lên 23% năm 2001 và 25,3% năm
2002 và năm 2003 trên 27% Tỷ trọng đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân trong nước liên tục tăng và đã vượt lên hơn hẳn tỷ trọng đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước [7,3], gần bằng tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước tín dụng nhà nước Vốn đầu tư của các doanh nghiệp dân doanh đã đóng vai trò quan trọng, thậm chí là nguồn đầu tư chủ yếu đối với phát triển kinh tế địa phương Ví dụ đầu tư của doanh nghiệp dân doanh năm
2002 ở thành phố Hồ Chí Minh đã chiếm 38% tổng số vốn đầu tư toàn xã hội, cao hơn tỷ trọng vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân và ngân sách nhà nước gộp lại (36,5%) Như vậy có thể thấy số vốn mà các doanh nghiệp tư nhân đầu tư phát triển kinh tế có xu hướng tăng nhanh qua các năm nhưng không ổn định Đây là một nguồn vốn lớn thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển.
VAI TRÒ CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
Kinh tế tư nhân tác động đến sự phát triển của kinh tế Việt Nam trong thời kì 1986 – 2010
3.1.1 Huy động nguồn vốn trong xã hội cho đầu tư phát triển
Số lượng doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể gia tăng, phản ánh khả năng huy động vốn từ trong dân cư cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân là rất lớn Yếu tố tích cực này đặc biệt rõ nét khi Luật doanh nghiệp được thực thi Năm 2000, tổng vốn đăng kí của doanh nghiệp đăng kí theo Luật doanh nghiệp gần 1,33 tỷ USD, trong đó gần 1 tỷ USD là vốn mới đăng kí và 0,33 tỷ USD là vốn mới đăng kí bổ sung, cao gấp ba lần so với năm 1999 Năm 2001 tổng vốn đăng kí huy động được của các doanh nghiệp là 2,33 tỷ USD Năm 2002 là gần 3 tỷ USD và 7 tháng đầu năm 2003 là khoảng 2,8 tỉ USD Riêng số vốn mới đăng kí giai đoạn 2000 – 2003 cao gấp hơn 4 lần so với 9 năm trước đây (1991-1999).
Vốn đăng kí mới ở tất cả các tỉnh, thành phố trong thời kì 2000 đến tháng 7 năm 2003 đều cao hơn số vốn đăng kí thời kì 1991-1999 Trong đó
33 tỉnh, thành phố đạt tốc độ tăng cao hơn 10 lần Đặc biệt một số tỉnh như Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên,…đạt tốc độ tăng gấp hơn 20 lần Ở Hà Nội, giai đoạn 1990-1995 có 2.100 doanh nghiệp tư nhân có vốn đăng kí là 1.039 tỷ đồng thì trong giai đoạn 1996 – 2000 có 4.559 doanh nghiệp với số vốn là 5517, 5 tỷ đồng Trong giai đoạn 1996 – 2000 tổng số vốn đầu tư xã hội trên địa bàn Hà Nội là 66.268,1 tỷ đồng thì đầu tư của khu vực tư nhân là 11.654 tỷ đồng chiếm 18% Tính đến 30/9/2003 thành phố có 18.881 doanh nghiệp với số vốn đăng kí là 27.265,443 tỷ đồng Tại thành phố Hồ
Chí Minh, đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân cũng tăng, năm 2000 chiếm 14,2%, năm 2001 tăng lên 18,5%.[19,112-113]
Vốn của doanh nghiệp tăng nhanh cả về vốn đăng ký kinh doanh, tổng vốn thực tế sử dụng vốn đầu tư phát triển.
Trong vốn đăng ký của các loại hình doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần từ năm 1991 đến hết tháng 9 - 2001 đạt 50.795, 142 tỷ đồng; năm 2000 tăng 87,5 lần so với năm 1991 Trong đó doanh nghiệp tư nhân đăng ký 11.470,175 tỷ đồng chiếm 22,58%; công ty trách nhiệm hữu hạn đăng ký 29.064,160 tỷ đồng chiếm 57, 22%; công ty cổ phần đăng ký 10.260,770 tỷ đồng, chiếm 20,20%
Bảng 17: Vốn đăng ký thành phần doanh nghiệp qua các năm. Đơn vị: Triệu đồng
Năm Tổng vốn đăng ký
Công ty cổ phần ty hợp Công doanh
Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình và phương hướng, giải pháp phát triển kinh tế tư nhân, ban kinh tế Trung ương, ngày 26 - 11 -2001.
Nhìn vào bảng thống kê ta thấy quá trình phát triển của kinh tế tư nhân từ năm 1991 đến năm 2000 trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau với những bước thăng trầm nhất định Nhưng xét trong khoảng thời gian 9 năm từ từ 1991 – 2000 tổng số vốn đăng kí của các thành phần kinh tế trong cả nước tăng gấp hơn 261 lần Trong đó vốn của các doanh nghiệp tư nhân chiếm gần 23,1%, vốn của các doanh nghiệp FDI chiếm 20,2% Các số liệu đã chứng tỏ sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp tư nhân: Nếu năm 1991 số vốn đăng kí của thành phần kinh tế này chỉ là 24.095 tỷ đồng (chưa bằng 1/3 số vốn đăng kí của các doanh nghiệp FDI) thì đến năm
2000 sự chênh lệch giữa số vốn đăng kí của các doanh nghiệp tư nhân với các doanh nghiệp FDI là không đáng kể - về thế cân bằng Điều đó chứng tỏ tốc độ phát triển mạnh mẽ của thành phần kinh tế tư nhân trong thời đại hiện nay.
Tính từ khi có luật doanh nghiệp đến hết tháng 4 -2002 cả nước có trên 41.000 doanh nghiệp mới thành lập với tổng số vốn đăng ký tương đương 3,6 tỷ USD.
Theo số liệu thống kê năm 2005 trên phạm vi cả nước số vốn đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân từ 1996 – 2005 đã tăng lên một cách đáng kể (trừ giai đoạn 1999 – 2000 kinh tế đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng số vốn đầu tư có phần giảm sút hơn).
Bảng 18: Vốn đầu tư phát triển theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế.
Năm Tổng số Khu vực kinh tế nhà nước Khu vực ngoài quốc doanh
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
Năm Tổng số Khu vực kinh tế nhà nước
Khu vực ngoài quốc doanh
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
Từ bảng số liệu thống kê cho thấy vốn đầu tư trong khu vực kinh tế tư nhân ngày càng tăng một cách đáng kể góp phần không nhỏ trong việc huy động nguồn vốn lớn vào phát triển kinh tế đất nước.
Mức vốn đăng kí trung bình trên một doanh nghiệp đang có xu hướng tăng lên Nhìn chung, vốn đăng kí bình quân một doanh nghiệp thời kì 1991 – 1999 gần 0,57 tỷ đồng, năm 2000 là 0,96 tỷ đồng, năm 2001 là 1,3 tỷ đồng, năm 2002 là 1,8 tỷ đồng, đến tháng 7 năm 2003 là 2,21 tỷ đồng. Doanh nghiệp có vốn đăng kí thấp nhất là 5 triệu đồng, doanh nghiệp có vốn đăng kí cao nhất là 200 tỷ đồng (tức 13 tỷ USD) Nhìn chung số vốn đăng kí phổ biến là 10 tỷ đồng Quảng Nam là địa phương có vốn đăng kí bình quân thấp nhất (422 triệu đồng) Hưng Yên là tỉnh có vốn đăng kí bình quân cao nhất (gần 3 tỷ đồng), sau đó là Quảng Ninh và Bình Dương (gần 2,5 tỷ đồng) Con số này ở hai thành phố lớn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là khoảng 1,25 tỷ đồng.
Tốc độ tăng vốn của từng loại hình doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân diễn ra mạnh mẽ đã làm thay đổi tỷ trọng vốn của khu vực kinh tế tư nhân trong tổng vốn xã hội Tỷ trọng đầu tư của doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp Nhà nước trong tổng đầu tư toàn xã hội tương ứng là 20% và 18,5% năm 2000, 23% và 19,3% năm 2001; 25,3% và 16,87% năm 2002 và khoảng 27% và 17,7% năm 2003 Như vậy, tỷ trọng đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân trong nước liên tục tăng đã vượt lên hơn hẳn tỷ trọng đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước.
Tuy nhiên, so với tiềm năng, tốc độ tăng vốn trong khu vực kinh tế tư nhân vẫn còn chậm Tình hình này vẫn kéo dài cho đến nay Tuy tổng vốn đầu tư tăng mạnh trong những năm qua, nhưng vốn đầu tư vẫn tập trung vào khu vực Nhà nước, nguồn vốn khu vực tư nhân nói riêng và khu vực ngoài quốc doanh nói chung chiếm tỷ lệ nhỏ Năm 1995 vốn thuộc khu vực Nhà nước là 30.447 tỷ đồng chiếm 42%, đến năm 2003 vốn thuộc khu vực kinh tế Nhà nước vẫn là 123000 tỉ đồng chiếm 56% Cả khu vực ngoài quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư ngước ngoài là 96.675 tỉ đồng, cũng mới chỉ chiếm 44% tính đến năm 2003 Đây là một thực trạng cần được điều chỉnh trong những năm tới [19,113-114]
3.1.2 Thúc đẩy sản xuất đóng góp vào ngân sách Nhà nước và địa phương
Khu vực kinh tế tư nhân có mặt rộng khắp các vùng trong cả nước, hoạt động ở hầu hết các ngành kinh tế, tạo ra lượng sản phẩm lớn, đa dạng, phong phú, đáp ứng phần cơ bản đời sống của các tầng lớp nhân dân.
Những năm qua, chính sự phát triển của kinh tế tư nhân đã góp phần quyết định trong việc cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của các vùng dân cư và của toàn xã hội, đồng thời đóng góp không nhỏ và ngày càng tăng vào nguồn thu ngân sách nhà nước và GDP.
Theo số liệu của Tổng cục Thuế, khu vực kinh tế tư nhân đã nộp vào ngân sách Nhà nước: năm 2000 là 11.003 tỷ đồng chiếm 16,1% tổng thu ngân sách; năm 2001 nộp 11.075 tỷ đồng chiếm 14,8% tổng thu ngân sách.
(tài liệu tham khảo nghiên cứu NQTU 5, khóa IX, NXB Chính trị quốc gia, H.2002, tr34) Các loại hình doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp vào ngân sách nhà nước với tye lệ ngày một tăng: năm 2001 là 6,4%; năm 2002 là 7%(trong khi tỷ lệ tương ứng của doanh nghiệp Nhà nước là 21,6% và 23,4%; các doanh nghiệp FDI là 5,2% và 6%) Đồng thời các doanh nghiệp dân doanh đang đóng góp phần quan trọng vào ngân sách địa phương, chẳng hạn như ở thành phố Hồ Chí Minh là 15%, Tiền Giang 24%, Đồng Tháp 16%, Gia Lai 22%; Ninh Bình 19%; Thái Nguyên 17%, Quảng Nam 22%, Bình Định 33% (Bộ kế hoạch và Đầu tư) Ngoài ra các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân còn đóng góp không nhỏ vào các phong trào ủng hộ xây dựng các công trình công cộng như: cầu, đường, trường học, trạm xá, khu văn hóa, thể thao, nhà tình nghĩa, nhà tình thương, các quỹ khuyến học, vì người nghèo,…ở các địa phương.[52,14]
Khu vực kinh tế tư nhân có đóng góp rất lớn trong việc thu hút các nguồn vốn đầu tư xã hội Tính đến cuối năm 2004, đầu tư của kinh tế tư nhân chiếm 29% tổng đầu tư toàn xã hội của Việt Nam (khoảng 10 tỷ USD) cao hơn tỷ trọng đầu tư của doanh nghiệp nhà nước Vốn đầu tư của các doanh nghiệp dân doanh đã đóng vai trò là nguồn vốn đầu tư chủ yếu đối với sự phát triển kinh tế địa phương Chẳng hạn đầu tư của các doanh nghiệp dân doanh ở TP Hồ Chí Minh đã chiếm 38%tổng số vốn đầu tư xã hội trên địa bàn, cao hơn tỷ trọng vốn đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước và ngân sách gộp lại (36,5%).
Tạo việc làm cho người lao động tiến tới xóa đói giảm nghèo
Khu vực kinh tế tư nhân phát triển khắp các vùng của đất nước Tính từ năm 1996 đến 2002 số lao động làm việc số lao động làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân phi nông nghiệp trong các năm đều tăng trừ năm 1997.
So với tổng số lao động xã hội thì khu vực này chiếm tỷ lệ khoảng 11% các năm, riêng năm 2000 là 12% (xem bảng dưới) Năm 2000, lao động trong khu vực kinh tế tư nhân kể cả khu vực nông nghiệp là 21.017.326 người, chiếm 56,3% lao động có việc làm thường xuyên trong cả nước Trong các ngành phi nông nghiệp số lao động kinh tế tư nhân năm 2000 là 4.643.844 lao động, tăng 20,12% so với năm 1996; bình quân mỗi năm tăng 194.670 lao động, tăng 4,75%/năm Trong 4 năm từ 1997 đến 2000 riêng khu vực này thu hút thêm 997.019 lao động, gấp 6,6 lần so với khu vực kinh tế nhà nước.
Bảng 19: Lao động khu vực kinh tế tư nhân
TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 1996 Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 1
Tỷ trọng so với tổng lao động xã hội
TT trong khu vực tư nhân
TT trong khu vực tư nhân
TT trong khu vực tư nhân
Lao động trong doanh nghiệp
Lao động trong hộ kinh doanh cá thể
Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình và phương hướng, giải pháp phát triển kinh tế tư nhân, Ban kinh tế Trung ương, ngày 26 – 11 – 2001 [2,56-57]
Tính từ năm 1996 đến 2002 lao động trong công nghiệp tăng nhiều hơn ngành thương mại, dịch vụ Năm 2000 so với năm 1996 lao động trong công nghiệp thêm được 363.442 người, tăng 20,68%; trong khi lao động thương mại, dịch vụ thêm được 143250 người Lao động công nghiệp ở doanh nghiệp tư nhân tăng nhanh hơn ở hộ kinh doanh cá thể; năm 2000 so với năm 1996, lao động công nghiệp ở doanh nghiệp tăng 114,02%, lao động công nghiệp ở hộ kinh doanh cá thể chỉ tăng được 6,4% [2,56]
Năm 2002 số lao động thuộc khu vực kinh tế tư nhân là 9.616.733 triệu người, chiếm hơn 79,89% tổng số lao động Theo số liệu thống kê,năm 2003 khu vực Nhà nước có 3.858 lao động, chiếm gần 10% lực lượng lao động xã hội, và theo chủ trương tinh giảm biên chế, cải cách hành chính thì tỷ lệ này sẽ có xu hướng giảm Như vậy hơn 90% lực lượng lao động đang làm việc trong khu vực tư nhân do cơ cấu dân số trẻ hàng năm bổ sung trên 1,5 triệu lao động mới, gần 6% tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thời gian nông nhàn trên 26% sẽ tạo sức ép lớn đối với vấn đền tạo việc làm nói chung trong đó có khu vực kinh tế tư nhân So sánh về suất đầu tư cho một chỗ làm ở doanh nghiệp tư nhân là 35 triệu VNĐ, ở công ty TNHH là 45 triệu VNĐ và ở doanh nghiệp Nhà nước là 87,5 triệu VNĐ chứng tỏ ưu thế tương đối trong việc tạo việc làm ở khu vực kinh tế tư nhân [42,7]
Từ năm 2003 trở lại đây số lao động tham gia hoạt động trong lĩnh vực kinh tế tư nhân có xu hướng gia tăng một cách đáng kể trong khi số lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước lại có xu hướng giảm Theo số liệu thống kê tại thời điểm 1/7 hàng năm năm 2007 thấy số lao động ở khu vực kinh tế ngoài Nhà nước cơ tăng đều qua các năm từ 2000 – 2007 Đặc biệt lao động trong khu vực kinh tế tư nhân Năm 2003 khu vực kinh tế tư nhân thu hút 1615,5 nghìn lao động, đến năm 2004 con số này lên đến 1984,4 nghìn người, năm 2005 là 2398,0 nghìn người, 2006 là 2753,6 nghìn và
2007 là 3060,5 nghìn lao động Điều này đã phần nào chứng tỏ sức hấp dẫn của các doanh nghiệp tư nhân đối với lao động trong thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa ngày nay.
Bảng 21: Lao động đang làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm phân theo ngành và thành phần kinh tế (nghìn người)
Phân theo thành phần kinh tế
- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
Nguồn: Niên giám thống kê 2007, trang 23
Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Kinh tế tư nhân có tốc độ phát triển nhanh hơn các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của cả nước trong giai đoạn 1995 – 2000 là 6,9%/năm, của khu vực kinh tế tư nhân là 7,2%/năm Đặc biệt là sau khi Luật doanh nghiệp ra đời kinh tế tư nhân đạt tốc độ tăng trưởng GDP 8,6% năm 2000 (cả nước đạt 6,8%), các năm 2001 và 2002 đạt gần như tốc độ tăng gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước, 13,2% năm 2001 so với cả nước 6,9% và 13,8% so với cả nước là 7%.[24,93-94]
Năm 2005, kinh tế tư nhân đóng góp khoảng 49% GDP cả nước, chiếm khoảng 28,8% trong các ngành công nghiệp (xấp xỉ bằng tỷ trọng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, không kể dầu khí), tăng 4,4% so với năm 2000 Trong lĩnh vực thương nghiệp, vị thế của kinh tế tư nhân còn lớn hơn nhiều, kinh tế tư nhân chiếm đến 84% tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ.[23,26-27] Đến năm 2002, hoạt động của các loại hình doanh nghiệp có mặt ở hầu hết các ngành sản xuất kinh doanh Trong đó, doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp chiếm trên 90% giá trị sản xuất toàn ngành Thương mại, khách sạn nhà hàng chiếm từ 20 đến 30%, xây dựng vận tải trên 60%,hoạt động tài chính ngân hàng 95 – 98% một số ngành như hoạt động khoa học và công nghệ, văn hóa thể thao, cứu trợ xã hội, hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng cũng xuất hiện trên 500 doanh nghiệp với số vốn đăng kí hoạt động gần 7500 tỷ, nộp ngân sách 206 tỷ.
Các loại hình kinh tế trong doanh nghiệp phát triển đa dạng gồm nhiều thành phần mặc dù thành phần kinh tế kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo nhưng các loại hình doanh nghiệp và kinh tế tư nhân tuy còn nhỏ nhưng phát triển nhanh và rộng khắp ở các ngành và các địa phương trong cả nước, loại hình kinh tế tập thể đang được khôi phục và đã có bước phát triển mới Đến năm 2002, những cơ cấu lớn của các chỉ tiêu cơ bản trong khối doanh nghiệp cả nước như sau:
Bảng 21: Một số chỉ tiêu của khu vực và ngành kinh tế năm 2002 (%)
Số doanh nghiệp Lao động Nguồn vốn Doanh thu Nộp ngân
A Chia theo khu vực kinh tế
1 Khu vực doanh nghiệp Nhà nước
2 Khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh
3 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
6 Vận tải, bưu chính, viễn thong
Nguồn: thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra năm 2001,
2002, 2003, NXB Thống kê, tháng 1/2004, trang40
Bảng 22: Cơ cấu cơ sở sản xuất kinh doanh ở nông thôn phân theo hình thức tổ chức sản xuất
1 Phân theo loại hình kinh tế
2 Phân theo lĩnh vực sản xuất:
- Chế biến nông – lâm – thủy sản
- Công nghiệp – thủ công nghiệp và xây dựng
Nguồn: Môi trường kinh doanh ở nông thôn Việt Nam, thực trạng và giải pháp, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 2003, trang 30
Doanh nghiệp phát triển nhanh trong tất cả các ngành và ở khắp các địa phương đã tạo ta cơ hội phân công lại lao động giữa các khu vực nông – lâm – thủy sản và sản xuất kinh doanh nhỏ của hộ gia đình là khu vực lao động có năng suất thấp, thu nhập không cao, chiếm số đông, thiếu việc làm sang khu vực doanh nghiệp nhất là công nghiệp và dịch vụ có năng suất cao và thu nhập khá hơn Thực tế năm 2000 – 2002 mỗi năm có 700 nghìn lao động được tuyển dụng vào khu vực doanh nghiệp, chiếm khoảng 50% lao động được giải quyết có việc làm hàng năm, đây chính là giải pháp tích cực nhất để thực hiện chuyển dịch lao động nông nghiệp từ gần 70% hiện nay xuống còn 56 – 57 %.
Những năm gần đây, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ do các thành phần kinh tế tư nhân cùng với các loại hình doanh nghiệp khác trong thời kì đổi mới tạo ra ngày càng phong phú, đa dạng về chủng loại mặt hàng, chất lượng hàng hóa, dịch vụ được nâng lên, do đó đã giải quyết cơ bản nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ ngày càng cao của toàn xã hội, góp phần nâng cao mức sống vật chất của nhân dân và tăng nhanh lượng hàng hóa xuất khẩu. Nhiều sản phẩm trước đây thường phải nhập khẩu cho tiêu dùng thì nay đã được các doanh nghiệp trong nước sản xuất, trong đó có các thành phần kinh tế tư nhân cùng sản xuất như: lắp ráp ô tô, xe máy, phương tiện vận tải, các mặt hàng về đồ điện, điện tử, may mặc, thực phẩm đồ uống, hóa mĩ phẩm, đồ dùng gia đình, nguyên vật liệu trong ngành xây dựng…có thể nói: “kinh tế tư nhân phát triển theo đường lối đổi mới đã góp phần không nhỏ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà Đảng và Nhà nước đã đề ra trong thời kì hội nhập.[48,42- 46]
Tiểu kết
Qua quá trình phân tích trên ta thấy kinh tế tư nhân có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước ta trong thời gian từ 1986 đến 2010.
Về kinh tế: kinh tế tư nhân đã tạo ra những chuyển biến lớn lao trong việc tạo ra hiệu quả kinh tế; tạo ra sự cạnh tranh và thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.
Về xã hội: kinh tế tư nhân góp phần giải quyết các vấn đề nhức nhối của xã hội hiện nay như: giải quyết vấn đề việc làm, cải thiện đời sống nhân dân và đặc biệt là giải quyết vấn đề xóa đói giảm nghèo…
Cùng với quá trình đi lên của đất nước, từ khi xuất hiện tới nay, kinh tế tư nhân đã có mặt ở tất cả mọi miền của tổ quốc như đồng bằng, miền núi, thành thị, nông thôn…và ngày càng phát huy được vai trò trong việc xóa khoảng cách giữa các vùng, các miền Đó chính là mục tiêu xây dựng đất nước của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới.