Xây dựng mô hình làng du lịch Văn hóa
Trang 1XÂY DỰNG MÔ HÌNH LÀNG DU LỊCH VĂN HOÁ
Hiện nay, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều tỉnh đã coi trọng vấn đề xây dựng làng du lịch văn hoá Vậy làng du lịch văn hoá là gì? Mô hình làng du lịch văn hoá ra sao? Các giải pháp xây dựng mô hình này như thế nào? Qua kinh nghiệm nghiên cứu chỉ đạo điểm ở Sa Pa, chúng tôi giải quyết vấn đề đặt ra dưới góc độ thực tiễn và bước đầu khái quát một
số lý luận liên quan
Sa Pa là một vùng du lịch hấp dẫn của quốc gia, cách thị xã Lào Cai
37 km, có hơn 39.000 dân với 6 tộc người anh em chung sống, như: người Hmông gần 20.000 người, người Dao có gần 10.000 người, người Kinh có
5343 người, người Tày có gần 2000 người, người Giáy 621 người, người Xá Phó có 472 người Sa Pa giàu tài nguyên du lịch tự nhiên và du lịch văn hoá
Hàng năm, SaPa đón nhận từ 70 đến 100.000 lượt khách Riêng lễ hội 100 năm du lịch SaPa vừa qua, SaPa đã đón hơn 5 vạn lượt du khách.
Du khách đến với Sa Pa có nhiều nhu cầu, nhưng nhu cầu về du lịch văn hoá ngày càng nổi bật Điều này phản ánh xu thế chung về nhu cầu du lịch trên thế giới hiện nay Theo số liệu điều tra của Tổ chức du lịch thế giới, ngày nay có trên 80% số khách đi du lịch nhằm mục đích hưởng thụ các giá trị văn hoá độc đáo và khác biệt với nền văn hoá của dân tộc họ Họ muốn được xem và hưởng thụ những giá trị văn hoá giàu bản sắc, đích thực, sống động trong cuộc sống hàng ngày của người dân Người dân tự tổ chức các sinh hoạt văn hoá đích thực vì cuộc sống của người dân chứ không phải
"đóng giả" vì du khách Do đó các hoạt động văn hoá sống động như phiên chợ, cảnh làm ruộng bậc thang, lễ cưới, sinh hoạt ở từng gia đình, sản xuất
đồ rèn, thêu dệt thổ cẩm… luôn thu hút du khách Nhưng rất tiếc là các nguồn lực văn hoá này vẫn mang tính chất tự phát, chưa tạo thành dịch vụ
Do đó chưa tăng được nguồn thu từ du khách Nguồn thu chủ yếu của du khách vẫn là dịch vụ lưu trú và dịch vụ ăn uống Mức chi tiêu trung bình của khách du lịch quốc tế tại Sa Pa năm 2001 là 200.000đ / 1 ngày Cơ cấu chi tiêu cụ thể như sau:
- Chi phí dịch vụ ngủ là 30%
- Chi phí ăn uống là 25%
- Vận chuyển, đi lại là 18%
- Chi phí mua bán là 7,2%
Trang 2- Chi phí khác là 19,8%
Như vậy, chi phí về ăn, ngủ, đi lại của du khách ở SaPa rất cao, chiếm tới 73% chi phí Còn chi phí mua sắm hàng hóa của du khách lại chiếm tỷ trọng rất thấp (chỉ có 7,2%) So sánh với việc chi tiêu của du khách ở các nước cùng khu vực, càng thấy cơ cấu chi tiêu của khách du lịch ở Sa Pa còn rất hạn chế Ở Sa Pa đã có một số hàng hóa, nhưng chi tiêu để mua hàng của
du khách lại quá thấp, thấp hơn cả Mai Châu - Hoà Bình
Biểu: Cơ cấu chi tiêu của khách quốc tế ở một số nước và địa phương.
ĐVT:
%
Số
TT Cơ cấu chi tiêu
Các địa phương, nước ngoài
Ngủ Ăn
uống Đi lại Tham quan Mua hàng
giải trí
Khác
Vì vậy, từ nghiên cứu nhu cầu cũng như cơ cấu chi tiêu của du khách, muốn tăng khả năng doanh thu du lịch ở Sa Pa phải giảm giá phòng, đồng thời tăng nhiều loại hình vui chơi giải trí ở bản làng để kéo dài thời gian lưu trú của du khách Một vấn đề quan trọng hơn, cần tăng cường đầu tư sản xuất các mặt hàng lưu niệm, hàng đặc sản mang thương hiệu SaPa, và vấn đề cấp bách là xây dựng mô hình làng du lịch văn hoá
1 Mô hình và làng du lịch văn hoá
- Mô hình là những yếu tố căn bản cấu thành sự vật Nhờ các yếu tố này có thể dựng lại sự vật theo một nguyên tắc chung nhất, khiến sự vật không bị biến đổi mặc dù nó vẫn bao chứa được những khác biệt đa dạng của điều kiện cụ thể
Trang 3- Làng du lịch văn hoá là một điểm du lịch có tài nguyên du lịch văn hoá và có tổ chức khai thác các tài nguyên du lịch văn hoá phục vụ du
khách
Vì vậy khi xây dựng làng Cát Cát, Bản Dền, Na Rin (Sa Pa - Lào Cai) thành mô hình làng du lịch văn hoá phải tiến hành khảo sát các tài nguyên nguồn lực du lịch văn hoá (cảnh quan đẹp, các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể có giá trị độc đáo, hấp dẫn), tổ chức các hoạt động phục vụ du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu xem, nghỉ ngơi, ăn uống sinh hoạt của du khách…
2 Các yếu tố của mô hình:
Ở Bản Dền, Cát Cát, Na Rin, đề tài tập trung đưa ra các yếu tố căn bản cấu thành mô hình làng du lịch văn hoá Các yếu tố của mô hình có nội dung
cụ thể như sau:
2.1 Yếu tố thứ nhất là làng du lịch văn hoá phải có các cảnh quan môi trường sạch đẹp, có sắc thái tộc người:
+ Cảnh quan thiên nhiên đẹp: Có rừng cây, suối, thác, núi, hang động… đồng thời phải mang bản sắc đặc trưng văn hoá từng tộc người, từng vùng Làng của người Hmông có đặc trưng khác với làng người Tày, người Giáy Đặc trưng này phản ánh cả ở cấu trúc không gian vật chất của làng gồm: đường làng, không gian ở, không gian sản xuất (nương rẫy, ruộng bậc thang, cánh đồng…) Thậm chí ngay cả các cây trồng ở làng cũng trở thành những đặc điểm để phân biệt làng người Hmông với làng người Giáy
+ Môi trường cư trú của dân làng phải đảm bảo yếu tố sạch, hợp vệ sinh (có nguồn nước sạch, chuồng trại gia súc làm xa nhà, nhà nghỉ phải có công trình vệ sinh, đường làng sạch sẽ…) Đồng thời môi trường đó cũng an toàn , không có các sự cố như lũ quét, cháy rừng, nhiễm xạ…
2.2 Yếu tố thứ hai là làng du lịch văn hoá phải có các di sản văn hoá phong phú và mang tính độc đáo, hấp dẫn đối với du khách.
+ Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị văn hoá khoa học lịch sử bao gồm: kiến trúc nhà cửa, các công trình văn hoá tôn giáo, các
di tích, danh lam thắng cảnh, các di vật về nghề thủ công, trang phục truyền thống…
+ Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề(1)… Di sản văn hoá phi vật thể ở các làng du lịch
Trang 4văn hoá bao gồm lễ hội, phong tục tập quán, tín ngưỡng dân gian, văn nghệ dân gian, các tri thức về bí quyết ẩm thực, chữa bệnh…
Các di sản này càng hấp dẫn với du khách hơn khi nó khác lạ với các làng du lịch văn hoá xung quanh, có sắc thái riêng Càng lạ, càng độc đáo sẽ càng thu hút du khách
2.3 Yếu tố thứ ba là khai thác các nguồn lực tài nguyên du lịch văn hoá nhằm phục vụ các hoạt động du lịch:
+ Khai thác các tài nguyên, nguồn lực nhằm đáp ứng nhu cầu xem, giải trí của du khách như tổ chức tham quan cảnh đẹp thiên nhiên, tổ chức lễ hội, sinh hoạt văn hoá, giới thiệu trình diễn văn nghệ dân gian…
+ Khai thác các nguồn lực, tài nguyên du lịch văn hoá đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, ăn uống Xây dựng các nhà nghỉ, phòng nghỉ mang phong cách dân tộc, tổ chức các cửa hàng ăn uống, nấu ăn, phòng ăn…
+ Tổ chức các dịch vụ phục vụ du lịch khác như dẫn đường leo núi, xây dựng quầy bán hàng lưu niệm gắn với nghề thủ công truyền thống…
2.4 Yếu tố thứ tư là đảm bảo đi lại cho du khách thuận lợi (có lối đi
sạch sẽ thuận tiện, có đường leo núi phù hợp với môi trường tự nhiên) Đặc biệt, làng du lịch văn hoá phải nằm trong tuyến du lịch, có thị trường du lịch Yếu tố này rất quan trọng, vì một làng dù giàu tài nguyên du lịch văn hoá đến mấy nhưng không nằm liền kề thị trường du lịch cũng rất khó thu hút du khách Du khách không thể đi hàng trăm cây số đường vùng cao khó khăn chỉ để đến thăm một làng
Như vậy, trong thực tế làng du lịch văn hoá được quyết định bởi ba nhóm nhân tố khác nhau:
- Nhóm nhân tố thứ nhất là các nhân tố liên quan đến sức hấp dẫn của làng du lịch văn hoá Nhóm này bao gồm các vị trí địa lý (gần trung tâm du lịch, nằm trên tuyến du lịch), tài nguyên du lịch văn hoá (sự độc đáo và phong phú của nguồn tài nguyên)
- Nhóm nhân tố thứ hai là những nhân tố liên quan đến việc bảo đảm
du khách lưu lại ở làng du lịch văn hoá Đó là các cơ sở phục vụ việc nghỉ ngơi (cơ sở lưu trú như phòng ngủ, nhà nghỉ…), các cơ sở phục vụ ăn uống, phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí (xem văn nghệ, lễ hội…), mua sắm hàng thủ công lưu niệm…
- Nhóm nhân tố thứ ba gồm những nhân tố đảm bảo giao thông cho khách đến điểm du lịch (bao gồm những điều kiện đã có và khả năng mở các tuyến đường mới thuận tiện…)
Trang 5Nhóm nhân tố thứ nhất là tạo ra vẻ hấp dẫn của làng du lịch văn hoá Nhưng nhóm nhân tố thứ hai, thứ ba lại có ý nghĩa quyết định đến việc hình thành làng du lịch văn hoá Nhân tố thứ nhất đóng vai trò tiềm năng, còn nhóm nhân tố thứ hai, thứ ba mới biến "tiền năng" thành khả năng hiện thực
Vì vậy đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (hệ thống đường giao thông, thông tin liên lạc) và xây dựng cơ sở lưu trú, khai thác các nguồn lực văn hoá phục vụ
du lịch vẫn là vấn đề cấp thiết nhằm xây dựng làng du lịch văn hoá
3 Nội dung mô hình: Cát Cát, Bản Dền, Na Rin đã xây dựng được
các làng du lịch với nội dung cụ thể như sau:
3.1 Xây dựng cảnh quan môi trường sạch đẹp:
- Các làng đều thành lập Ban chỉ đạo "toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư" Ban chỉ đạo trực tiếp vận động các gia đình xây dựng gia đình văn hoá Bản Dền vận động 10 hộ làm điểm chuyển chuồng trại gia súc ra xa nhà, sau đó vận động toàn bộ 107 hộ xây dựng phong trào sạch nhà, sạch ngõ, sạch đường làng Làng Na Rin cũng vận động các gia đình chuyển chuồng trại gia súc ra xa nhà, phát quang cổng ngõ, khuôn viên Làng Cát Cát, cuộc vận động xây dựng làng văn hoá với tiêu chí vệ sinh sạch đẹp diễn ra rất khó khăn Năm 2000, Mặt trận Tổ quốc huyện và xã chỉ đạo điểm làng Cát Cát chuyển chuồng gia súc ra xa nhà, đảm bảo nhà cửa gọn gàng sạch Bố trí dân làng định kỳ quét đường làng, làm vệ sinh ngõ xóm Nhưng phong trào chỉ duy trì được 3 - 4 tháng, người dân lại sinh hoạt như cũ Trưởng làng và Ban chỉ đạo rút kinh nghiệm lựa chọn một số gia đình cán bộ thực hiện sắp xếp nhà cửa và công trình phụ gọn gàng, đảm bảo
vệ sinh Từ một số gia đình làm điểm, Ban chỉ đạo nhân ra diện rộng, vận động các hộ gia đình trong làng thực hiện Một số hộ có điều kiện còn láng
xi măng nền nhà, xây các chuồng gia súc Cuối năm 2000 có 43 hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá Đường làng được đầu tư xây dựng Một số điểm tham quan như suối, thác nước ở Cát Cát được xây dựng cầu nhỏ, xây dựng bậc lên xuống…
- Khu rừng vầu Háng Sung, khu rừng già trồng thảo quả Chô Lú, khu vực ba con suối gặp nhau cũng được tôn tạo bước đầu tạo thành cảnh quan đẹp cho làng Cát Cát Bờ suối, thác nước, các tảng đá giữa lòng suối… cũng được bảo vệ và trở thành một tham quan, chụp ảnh hấp dẫn du khách khi đến thăm làng Cát Cát
- Làng Na Rin được Nhà nước hỗ trợ mở đường giao thông, tôn tạo cảnh quan cho di tích “động tiên” Mường Vi Hệ thống đường điện, nguồn nước sạch cũng được đầu tư xây dựng
Trang 6- Bản Dền vừa tôn tạo cầu treo, tôn tạo một số cảnh đẹp bên suối và các khu rừng, các công trình dẫn nước, xây dựng chương trình nước sạch Đặc biệt 10 hộ gia đình kinh doanh nhà nghỉ đều xây dựng công trình vệ sinh đảm bảo yêu cầu sạch sẽ Hầu hết các gia đình trong làng đều chuyển chuồng trại gia súc ra xa nhà Đường làng, ngõ xóm sạch đẹp
Cảnh quan môi trường sạch đẹp phải gắn liền với cơ sở hạ tầng, đường giao thông liên thôn, liên xã Làng Na Rin được Nhà nước đầu tư hàng tỷ đồng xây dựng hệ thống đường giao thông, đường điện lưới quốc gia vào “động tiên” Mường Vi và làng Na Rin Các làng Bản Dền, Cát Cát đều được Nhà nước hỗ trợ 400 - 500 triệu đồng xây dựng cơ sở hạ tầng Làng Cát Cát đang được quy hoạch lại mặt bằng dân cư, phân bố địa bàn cư trú vừa đảm bảo tính truyền thống vừa đảm bảo yêu cầu vệ sinh phục vụ thuận lợi cho du lịch
3.2 Bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá, tăng cường tính hấp dẫn đối với các di sản quan trọng:
Sở Văn hoá - Thông tin - Thể thao đã tổ chức nghiên cứu đánh giá các tài nguyên du lịch đồng thời tiến hành tổng kiểm kê các di sản vật thể và phi vật thể ở các làng Na Rin, Cát Cát, Bản Dền
a) Về di sản văn hoá vật thể (có yếu tố phi vật thể đan xen)
- Khảo sát các huyền thoại, các giá trị thẩm mỹ, lịch sử nhằm xây dựng động Mường Vi thành một điểm du lịch hấp dẫn Đồng thời tiến hành khảo sát một số hang động trong vùng tạo thành quần thể di tích Trên cơ sở
đó đề xuất một số giải pháp giúp ban quản lý di tích động Mường Vi tiến hành bảo tồn, lập dự án trùng tu động Mường Vi
- Khảo sát khai thác một số di tích liên quan đến không gian "thiêng", đến văn hoá tâm linh của các làng Cát Cát, Bản Dền, Na Rin
+ Rừng "đoong căm" còn sót lại một phần ở đầu làng Na Rin với biểu tượng cây vợ cây chồng - "co máy pẩu giá" mọc từng đôi (cây chồng cao, cây vợ thấp) Đồng thời có cả hệ thống huyền thoại, hương ước luật tục bảo
vệ rừng "đoong căm" của người Giáy ở Na Rin
+ Rừng cấm, vùng cây to, tục thờ đá (hòn đá thần) ở làng Cát Cát -
nơi thờ cúng thần làng, nơi diễn ra các điểm sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng chung của cộng đồng làng
+ Cây to thờ thần làng của người Tày, thờ thần thổ địa cũng như hệ thống tín ngưỡng ở khuôn viên từng gia đình người Tày ở Bản Dền
Trang 7Các di tích liên quan đến văn hoá tâm linh này tạo thành không gian
"thiêng" của làng Ở các làng du lịch Côn Minh, Thẩm Quyến (Trung Quốc), các di tích văn hoá tâm linh được đề cao tối đa nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của du khách Đây là điểm "thiêng" có khả năng thu hút đông đảo
du khách Vì vậy cần bảo tồn, có biện pháp tôn tạo phù hợp với truyền thống từng dân tộc chủ thể tại đây
- Khảo sát nghiên cứu các di tích liên quan đến không gian ở của các làng
+ Không gian ở là khu cư trú của làng với các di tích về kiến trúc nhà cửa, các công trình phụ mang đặc trưng của từng tộc người, như kiến trúc nhà sàn mái vuông của người Tày ở Bản Dền, kiến trúc nhà đất nhưng có dấu vết nửa sàn nửa đất của người Giáy ở Na Rin, kiến trúc nhà đất tường giáp gỗ của người Hmông làng Cát Cát
+ Trong không gian ở còn chú trọng khảo sát hệ thống đường làng, ngõ xóm
- Nghiên cứu khảo sát không gian sản xuất của làng, chú ý loại hình canh tác và đối tượng canh tác đặc thù ở từng làng như hệ thống ruộng bậc thang làng Cát Cát tạo thành cảnh quan đẹp, mang đặc trưng của làng người Hmông ở Sa Pa, hoặc khu rừng thảo quả Chô Lú, khu nương trồng lanh Háng Sung, nguồn nước A Quả ở làng Hmông Cát Cát Chú ý nghiên cứu đề xuất bảo tồn hệ thống thuỷ lợi dẫn nước cổ truyền “rừng ổi”, nơi gặp gỡ của hai con suối Hoa và La Vo ở Bản Dền của người Tày, kiểu canh tác trên nương nhiều đá ở Na Rin của người Giáy
Trong các không gian ở, không gian sản xuất và không gian “thiêng” của làng, không chỉ chú ý nghiên cứu đề xuất các ý kiến bảo tồn các di tích
mà còn coi trọng việc sưu tầm các phong tục, huyền thoại, luật tục (sẽ trình bày phần sau) nhằm làm tăng tính hấp dẫn của các di sản vật thể, phổ biến lại kiến thức cho các hướng dẫn viên du lịch