CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG 3 1.1Vốn lưu động của doanh nghiệp
Khái niệm vốn lưu động
Để tiến hành sản xuất kinh doanh trong nền sản xuất hàng hóa tiền tệ , ngoài tư liệu lao động, các doanh nghiệp cũng cần phải có đối tượng lao động và sức lao động Nghĩa là ngoài những tư liêu lao động đã có ( máy móc, thiết bị, nhà xưởng…), doanh nghiệp cần phải có lượng vốn đủ lớn để mua sắm đối tượng lao động và trả lương cho nhân viên, lượng vốn này gọi là vốn lưu đông Như vậy vốn lưu động của doanh nghiệp là khoản đầu tư vào tài sản ngắn hạn như: tiền mặt, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu hàng tồn kho và tài sản lưu động khác, có khả năng chuyển đổi thành tiền trong vòng 1 năm.
Vốn lưu động ròng là phần chênh lệch giữa tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn với nợ ngắn hạn, chỉ số cân bằng này thể hiện cách thức sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
Kết cấu vốn lưu động
Đối tượng lao động trong một doanh nghiệp được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau ở nhiều khâu khác nhau trong cả một chu kỳ sản xuất, ở khâu dự trữ Đó là những vật tư, nguyên vật liệu, dự trữ cho sản xuất và kinh doanh Ở khâu sản xuất, đó là những vật tự, bán thành phẩm, sản phẩm đang trong quá trình sản xuất Ở khâu lưu động đó là thành phẩm vốn bằng tiền.
Do đó vốn lưu động của doanh nghiệp dùng để mua sắm đối tượng lao động cũng có kết cấu phức tạp và được chia thành những bộ phận chính sau:
1.1.2.1 Tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn
Tiền là lượng tiền mà doanh nghiệp có được do ngân sách cấp, do tự có, do bổ sung từ lợi nhuận của doanh nghiệp hoặc cho đi vay Nó tồn tại dưới hình thức tiền mặt, tiền quỹ và tiền gửi Ngân hàng Tiền có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thuận lợi và liên tục trong quá trình sản xuất kinh doanh và trong quá trình mua bán hàng hóa. Đầu tư tài chính ngắn hạn: là việc doanh nghiệp bỏ vốn để mua các chứng khoán có giá trị đầu tư góp vốn liên doanh, đầu tư bất động sản có thể thu hồi trong thời hạn không quá 1 năm hoặc 1 chu kỳ kinh doanh ( như tín phiếu kho bạc Nhà nước, kỳ phiếu Ngân hàng, cổ phần hóa của cac công ty khác).
Hàng tồn kho của doanh nghiệp là tài sản mà doanh nghiệp dự trữ để sản xuất hoặc bán ra sau này Hàng tồn kho của doanh nghiệp thường bao gồm nguyên vật liêu, phụ tùng thay thế hàng hóa thành phẩm, hay một số công cụ dùng cho sản xuất kinh doanh Tất cả các doanh nghiệp đều có hàng tồn kho bởi vì trong quá trình sản xuất kinh doanh luôn biến động và chịu sự tác động của yếu tố môi trường bên ngoài cũng như bên trong doanh nghiệp.
Do vậy để quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục, bình thường, tránh sự thiếu hụt và ứ động vốn không hợp lý thì doanh nghiệp cần phải có lượng hàng tồn kho nhất định.
Trong các khoản phải thu thì khoản phải thu khách hàng là quan trọng nhất và chiếm tỷ lệ đáng kể Do đó trong phạm vi hẹp ta chỉ nghiên cứu phải thu khách hàng.
Khoản phải thu khách hàng là một bộ phận thuộc TSLĐ của doanh nghiệp phát sinh do doanh nghiệp bán chịu hàng hóa hoặc dịch vụ cho khách hàng của mình Bởi vì yếu tố cạnh tranh cũng như nhu cầu tăng doanh số bán ra, các doanh nghiệp luôn phải chấp nhận bán hàng theo phương thức tín dụng, cho nên các khoản phải thu là một tất yếu được xác định trong vốn lưu động của doanh nghiệp bán hàng theo phương thức tín dụng, được các doanh nghiệp sử dụng như là điều kiện thanh toán, điều kiện bán hàng với khách hàng, đồng thời nó cũng là công cụ của doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh.
1.1.2.4 Tài sản lưu động khác
Vốn lưu động của doanh nghiệp ngoài những thành phần chính trên còn tồn tại trong các khoản khác như: các khoản tạm ứng, tạm chi, tạm gửi theo những nguyên tắc riêng mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thu hồi, thanh toán và xử lý.
Vai trò của vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động của doanh nghiệp trong cùng một lúc được phân bổ trên khắp các giai doạn và tồn tại dưới những hình thức khác nhau, làm cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra va diễn ra một cách liên tục không bị gián đoạn Do đó ta có thể nói răng: vốn lưu động là điều kiện cần và đủ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do vai trò vô cùng to lớn này nên việc sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp là một công việc đòi hỏi sự tính toán chính xác và hợp lý giữa các khâu, cac giai đoạn trong quá trình sản xuất kinh doanh thì mới có thể phát huy hết tác dụng và mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp.
Mặc khác trong doanh nghiệp, sự vận động của vốn phản ánh sự vận động của vật tư mà chủ yếu là vốn lưu động Do đó vốn lưu động còn là công cụ phản ánh và kiểm tra quy trình vận động của vật tư Nghĩa là trong doanh nghiệp vốn lưu động nhiều hay ít thể hiện số vật tư hay hàng hóa dự trữ ở các khâu nhiều hay ít, hoặc là vốn lưu động luân chuyển nhanh hay chậm thì phản ánh vật tư được sử dụng có tiết kiệm hay không, thời gian nằm ở các khâu trong sản xuất và lưu động sản phẩm có hợp lý hay không Vì vậy qua tình hình luân chuyển vốn lưu động, chúng ta có thể kiểm tra 1 cách toàn diện đối với việc cung ứng, sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp.
Tóm lại: vốn lưu động có vai tròn vô cùng quan trọng quyết định đên sự sống còn của doanh nghiệp Việc khai thác dử dụng nguồn vốn này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Nếu khai thác xu hường và hợp lý thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được nâng cao và ngược lại Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh của mình cần phải định hướng đúng đắn quy mô cơ cấu của lượng vốn này,đồng thời phân bổ hợp lý thiếu hụt vốn hay dư thừa dẫn đến lãng phí Có như vậy sẽ phát huy hết các tác dụng của vốn lưu động trong cơ cấu nguồn vốn kinh doanh.
Mục tiêu của quản lý sử dụng vốn lưu động
- Xác định đúng nhu cầu lượng vốn lưu động thường xuyên cần thiết để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được liên tục, tiết kiệm với hiệu quả kinh tế cao.
- Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn ở mọi khâu trong quá trình sản xuất và tiêu thụ
- Đưa ra các chính sách kịp thời để điều chỉnh tình hình quản trị các khoản phải thu, quản trị tiền mặt, và quản trị hàng tồn kho.
Nội dung công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động
1.3.1 Dự toán vốn lưu động
1.3.1.1 Sự cần thiết phải dự toán vốn lưu động
Trước mỗi kỳ kinh doanh, mỗi doanh nghiệp luôn dự tính khối lượng sản phẩm sản xuất theo nhu cầu thị trường và năng lực sản xuất của doanh nghiệp Theo đó để quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty được tiến hành đúng kế hoạch, đúng sản lượng đồng thời diễn ra 1 cách liên tục và hiệu quả thì doanh nghiệp không thể không dự toán trước nguồn vốn lao động phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Do vậy, việc dự toán vốn lưu động của doanh nghiệp là một việc làm vô cùng cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp, tiết kiệm tránh lãng phí vốn và đảm bảm nguồn vốn cho doanh nghiệp thường xuyên.
Việc dự toán vốn lưu động là công việc rất cần thiết trong công tác quản lý sử dụng vốn lưu động Tuy nhiên để dự toán vốn lưu động hợp lý và phù hợp với yêu cầu thực tế của kỳ sản xuất kinh doanh thì các doanh nghiệp phải sử dụng một chỉ tiêu có cơ sở khoa học, đồng thời lựa chọn và áp dụng các phương pháp thích hợp với điều kiện thực tế của từng doanh nghiệp Nếu lấy dự toán nhu cầu vốn lưu động quá cao sẽ gây nên tình trạng ứ đọng vật tư, hàng hóa, lãnh phí vôn, vòng quay vốn chậm và phát sinh nhiều chi phí không hợp lý như chi phí bảo quản, sử dụng vốn… làm giá thành sản phẩm tăng cao ảnh hưởng không tốt đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Ngược lại nếu dự toán nhu cầu vốn lưu động quá thấp sẽ gây nên tình trạnh trì trệ trong sản xuất kinh doanh hay trong thanh toán sẽ làm cho uy tín doanh nghiệp giảm đi và có thể dẫn đến tình trạng ngừng sản xuất.
1.3.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn lưu động
Lượng vốn lưu động cần thiết cho mỗi doanh nghiệp sẽ khác nhau. Điều này ảnh hưởng đến rất nhiều nhân tố, như qui mô, uy tín của doanh nghiệp, quan hệ của doanh nghiệp trong kinh doanh, đặc điểm của ngành mà doanh nghiệp đang kinh doanh và điều kiện kinh tế chính trị của mỗi quốc gia.
1.3.1.3 Một số nguyên tắc khi xác định nhu cầu vốn lưu động
- Khi xác định nhu cầu vốn lưu động phải xuất phát từ sản xuất, từ tình hình thực tế của doanh nghiệp để đảm barp cho nhu cầu sản xuất một cách hợp lý Bởi vì một doanh nghiệp vào những giai đoạn kinh doanh khác nhau, ở những thời kỳ khác nhau do điều kiện sản xuất kinh doanh thay đổi thì nhu cầu vốn sẽ thay đổi.
- Trong quá trình xác định nhu cầu vốn lưu động cần phải điều tra,phân tích tình hình thực tế của các khâu dự trữ, sản xuất và lưu thông, phát hiện những vấn đề tồn đọng để có thể xử lý kịp thời những lãng phí về vốn, để làm sao có thể sử dụng vốn một cách tiết kiệm nhất, cố gắng giảm bớt số lượng vốn chiếm dụng để có thể đảm bảo nhu cầu cho sản xuất
- Xuất phát từ những yêu cầu tối thiểu cần thiết của các kế hoạch sản xuất, kế hoạch cung cấp vật tư kỹ thuật, kế hoạch giá thành, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm ; trên cơ sở đó tổ chức huy động đủ nguồn vốn để đảm bảo cho việc thực hiện tốt các kế hoạch nói trên và đề ra các giải pháp tiết kiệm các nguồn vốn Từ đó tổng hợp nhu cầu vốn và cân đối giữa các bộ phận kế hoạch, nhằm cân đối giữa các bộ phận cấu thành nguồn vốn của doanh nghiệp.
- Nguyên tắc thiết thực và quan trọng hơn nữa là cần phải có được sự tham gia đóng góp ý kiến vủa các đơn vị trực thuộc như các phân xưởng, phòng ban, cán bộ phục vụ, cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, trong công tác xác định nhu cầu vốn lưu động Bởi vì vốn lưu động có tác động trong phạm vi rộng và hẹp suốt trong chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu không việc kiểm toán vốn lưu động của doanh nghiệp sẽ thiếu cơ sở thực tế, kém tính chính xác và không được hợp lý ở các bộ phận, các khâu trong sản xuất kinh doanh.
1.3.1.4 Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động
Có thể nói không có một nhu cầu vốn chung trong doanh nghiệp, ở mỗi doanh nghiệp tùy thuộc theo đặc điểm sản xuất kinh doanh, tùy theo hoàn cảnh cụ thể mà lựa chọn phương pháp xác định thích hợp với quy mô sản xuất kinh doanh của mình Các phương pháp thường được sử dụng:
Phương pháp này được xây dựng trên lý thuyết tương quan toán học. Nội dung của phương pháp này là tập hợp các tài liệu trong thực tế về vốn lưu động, doanh thu tiêu thị sản phẩm qua nhiều năm để xác định tính quy luật về mối quan hệ biến động giữa chúng, từ đó suy ra nhu cầu vốn lưu động ở những thời điểm cần biết. Ưu điểm: dễ thực hiện
+ Thời điểm cần xác định nhu cầu vốn lưu động càng xa thì càng kém chính xác.
+ Số liệu được sử dụng là số liệu lịch sử chủa thức tế kinh doanh nên nhiều khi chưa đựng những yếu tố bất hợp lý, dễ làm sai lệch thông tin. + Có những khoản vốn lưu động không trực tiếp, chịu sự ảnh hưởng của việc tăng doanh thu, nên dẫn đến kết quả dự đoán kém chính xác.
Là phương pháp ước tính lượng vốn lưu động bằng tỷ lệ (%) trên doanh thu, nghĩa là căn cứ vào tỷ lệ % giữa vốn lưu động và doanh thu của năm trước để xác định mức vốn lưu động năm nay thông qua số doanh thu kế hoạch, nhưng chỉ dự đoán đối với những khoản vốn chịu sự biến động trực tiếp của doanh thu.
Phương pháp này tương đối dễ làm và đơn giản nhưng nó chỉ thấy được sự biến động của vốn thông qua doanh thu nên không thể đảm bảo tính chính xác được.
Căn cứ vào quá trình sản xuất kinh doanh ta có thể chia vốn lưu động ra làm 3 loại lớn:
+ Vốn lưu động nằm ở khâu dự trữ, sản xuất: gồm các khoản vốn nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng, vật rẻ tiền, mau hỏng, bao bì.
+ Vốn nằm trong khâu sản xuất: gồm các khoản vốn sản xuất đang chế tạo bán thành phẩm tự chế chi phí đội phân bổ
+ Vốn lưu thông: bao gồm vốn thành phẩm, hàng hóa, tiền tệ.
Trên cơ sở phân tích như vậy, áp dụng các công thức, chỉ tiêu thích hợp để dự đoán vốn tại các khâu, sau đó tổng hợp lại ta có nhu cầu vốn lưu động cần thiết cho cả quá trình sản xuất kinh doanh.
1.3.2 Nội dung quản lý sử dụng vốn lưu động
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau,dưới đây là cách tiếp cận phổ biến nhất xét theo các thành phần của vốn lưu động
1.3.2.1 Quản lý vốn bằng tiền
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động
* Thông số khả năng thanh toán
Bao gồm các chỉ tiêu đánh giá khả năng của doanh nghiệp, đó là:
* Khả năng thanh toán hiện hành =
TSLĐ + Đầu tư ngắn hạn
Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa toàn bộ tài sản có thời gian chu chuyển ngắn của doanh nghiệp với nợ ngắn hạn, chỉ tiêu này càng lớn càng chứng tỏ khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp càng cao, tuy nhiên kinh phí cho thấy chỉ tiêu khoảng bằng 2 là vừa phỉ, vì quá lớn cũng chưa hẳn tốt vì hiệu quả sử dựng tài sản không tốt.
* Khả năng thanh toán nhanh =
TSLĐ+ ĐTNH- Hàng tồn kho
Vì hàng tồn kho là tài sản dự trữ thường xuyên cho kinh doanh Giá trị của nó cũng như thời gian hoán chuyển thành tiền là không chắc chắn nhất trong các loại tài sản lưu động, nên khả năng thanh toan nhanh của doanh nghiệp phải trừ đi bộ phận này.
* Khả năng thanh toán tức thời =
Nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này chỉ xem xét đến các khoản mà doanh nghiệp có thể sử dụng để thanh toán một cách nhanh nhất đó là vốn bằng tiền của doanh nghiệp
* Thông số khả năng hoạt động
Là tất cả các chỉ tiêu đánh giá khả năng hoạt động của vốn lưu động và các bộ phận cấu thành nên vốn lưu động.
Thông số về hàng tồn kho
+ Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán
Số dư bình quân hàng tồn kho
+ Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho
Số dư bình quân hàng tồn kho *360
Thông số về khoản phải thu khách hàng
+ Số vòng quay khoản phải thu = Doanh thu
Số dư bình quân nợ phải thu
= Số dư bình quân nợ phải thu x 360(ngaỳ/vòng)
+ Số ngày 1 vòng quay nợ phải thu
Tốc độ lưu chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp
+ Số vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần
(vòng/kỳ) Vốn lưu động bình quân
+ Số ngày 1 vòng quay vốn lưu động
Số dư bình quân nợ phải thu x 360(ngày/vòng)
+ Hệ số đảm nhận của vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Thông số về khả năng sinh lợi của vốn lưu động
+ Mức doanh lợi của vốn lưu động = Lợi nhuận sau thuế x 100%Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Phương hướng tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động
1.5.1 Ý nghĩa của việc tăng tốc độ vốn lưu động
Việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động có 1 số ý nghĩa thiết thực sau đây:
+Tiết kiệm được vốn lưu động tiền luân chuyển, giảm bớt số vốn lưu động chiếm dùng, tránh lãng phí do rút ngắn thời gian vốn lưu động bằng tiền ở các lĩnh vực dự trữ, sản xuất, lưu thông.
+ Số vốn lưu động cần thiết của mỗi doanh nghiệp nhiều hay ít trong điều kiện sản xuất kinh doanh không đổi thì phụ thuộc chủ yếu vào tốc độ luân chuyển vốn lưu động.
Do đó, thông qua việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, doanh nghiệp có thể giảm bớt số vốn lưu động chiếm dụng nhưng vẫn đảm bảo được quy mô sản xuất kinh doanh như cũ, hoặc có thể với số vốn như cũ, doanh nghiệp có thể mở rộng được quy mô sản xuất kinh doanh mà không cần tăng thêm vốn.
+ Việc tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng nhanh còn ảnh hưởng tích cực đến việc hạ thấp giá thành và chi phí lưu thông, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có đủ vốn cho nhu cầu sản xuất, hoàn thành nghĩa vụ nộp các khoản phải nộp cho Ngân sách Nhà nước, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong cả nước.
1.5.2 Phương hướng và biện pháp tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động Để tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, cần phải thực hiện các phương hướng và biện pháp sau đây:
- Tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động ở khâu dự trữ sản xuất bằng cách: chọn điểm cung cấp hợp lý để rút ngắn số ngày hàng đi trên đường, số ngày cung cấp cách nhau, căn cứ vào nhu cầu vốn lưu động đã xác định trước và tình hình cung cấp vật tư tổ chức hợp lý việc mua sắm, dự trữ vật liệu nhằm rút bớt số lượng dự trữ luân chuyển thường ngày, kịp thời phát hiện và giải quyết những vật tư ứ đọng để giảm vốn ở khâu này.
- Tăng tốc độ luân chuyển bằng cách áp dụng công nghệ sản xuất kinh doanh hiện đại để rút ngắn chu kỳ sản xuất, tiết kiệm chi phí sản xuất để hạ giá thành để giảm vốn lưu động
- Tăng tốc độ luân chuyển vốn trong khâu tiền lưu thông bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất, làm tốt công tác tiếp thị để rút ngắn số ngày dự trữ thành phẩm ở kho, thực hiện được kế hoạch trung tâm Đồng thời, theo dõi tình hình thanh toán nhằm rút ngắn số ngày sản xuất vận chuyển và thanh toán thu tiền hàng kịp thời, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động ở khâu lưu thông này.
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
DỊCH VỤ KỸ THUẬT VIỄN THÔNG TST.
Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại công ty
- Consultancy & Design Enterpise - Huawei-TST JSC 51% share holder
- Installation Equipment Enterpise - Vina-OFC JSC 25% share holders
- Telecom Construction Enterpise - TFP JSC 5.8% share holders
- Mainternance & Measurement Enterpise - MOBI-I JSC 1.2% share holders
Other Business Unit belong to
TST Other Business Unit TST has
Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty
2.2.1 Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính
Lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng, hỗ trợ vận hành các công trình viễn thông, điện, điện tử, tin học từ năm 1990.
Xây dựng các công trình viễn thông, điện điện tử, tin học Từ năm 1990.
Nghiên cứu, sản xuất lắp ráp các thiết bị bưu chính, viễn thông, điện, điện tử, tin học Từ năm 1990.
Tư vấn kỹ thuật, lập các dự án đầu tư, thiết kế, thẩm định các dự án công trình, chuyên giao kỹ thuật chuyên ngành viễn thông, điện điện tử, tin học Từ năm 1997.
Cho thuê các sản phẩm thiết bị viễn thông Từ năm 1997.
Xuất nhập khẩu thiết bị, vật tư , phụ tùng, linh kiện phục vụ cho sản xuất kinh doanh của công ty Từ năm 2000.
Lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa, trợ giúp vận hành và ứng cứu đột xuất hệ thống thiết bị truyền dẫn quang, hệ thống thiết bị nguồn điện, chống sét, thiết bị phụ trợ Từ năm 2003.
Cung cấp và triển khai các giải pháp phần mềm quản lý phục vụ mạng viễn thông và các dịch vụ giá trị gia tăng khác như dịch vụ báo hỏng 119, phần mềm cho các bưu cục, hệ thống Call Center, dịch vụ chăm sóc khách hàng, phần mềm quản lý văn bản, phần mềm quản lý dự án, phần mềm quản lý nhân lực… Từ năm 2005.
Tư vấn, triển khai các giải pháp thuộc lĩnh vực viễn thông vàCNTT Từ năm 2005.
Tư vấn, thiết kế các công trình xây lắp, lắp đặt thiết bị Từ năm 2005.
Cung cấp các thiết bị truền dẫn và thiết bị truy nhập Từ năm 2002.
Cung cấp, lắp đặt, bảo dưỡng các thiết bị nguồn.
Cung cấp thiết bị vô tuyến- điểm, điểm- đa điểm.
Lắp đặt, bảo dưỡng hệ thống tram BTS (GSm và CDMA) cho thông tin di động.
Đo kiểm thiết bị phục vụ công tác quản lý chất lượng thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ thông tin và truyền thông.
Sản xuất cáp quang và phụ kiện cáp quang.
Sản xuất, lắp ráp thiết bị truy nhập thế hệ mới.
2.2.2 Các sản phẩm dịch vụ cung cấp
Xây lắp,lắp đặt các hệ thống thiết bị viễn thông:
Thiết kế các công trình viễn thông, tin học và lắp ráp thiết bị. o Sửa chữa các thiết bị viễn thông, tin học: AWA, Fujitsu, Nortel, Lucent, Siemens,Alcatel, NEC, UT… & các thiết bị cung cấp nguồn. o Bảo dưỡng các thiết bị viễn thông
Thiết bị Viba: RMD 1504, DM 1000, CTR 210, DXR 100, Mini link & Nera, Pasolink…
Thiết bị truyền dẫn quang:
Nortel: TN-4X, TN-1X, TN1-C, TN1-P
Các loại thiết bị quang khác o Cung cấp các thiết bị viễn thông và vật tư phụ trợ:
Thiết bị viễn thông: Thiết bị tổng đài, thiết bị truyền dẫn quang, thiết bị chuyển mạch, hệ thống truyền dẫn nhánh ( Fujitsu, Nortel, Lucent, Siemens, AWA, Hitron Technologies, Ericsson, Sagem, UTStarcom )
Các loại cáp: cáp đồng, metallic multipair cables.
Thiết bị cung cấp nguồn: bộ chỉnh lưu điện áp, ắc quy, Solar.
Cung cấp các giải pháp hạ tầng cho mạng viễn thông, tin học, Datacenter…
Cung cấp các giải pháp cho viễn thông nông thôn, viễn thông biển. o Xây lắp, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị nguồn, thiết bị ADSL
Bộ chỉnh lưu điện áp: Emerson, Benning, TST.
Thiết bị ăc quy: Exide, Rocket
Thiết bị ADSL o Xây lắp đường truyền cáp quang, cáp đồng, mạng cáp,… o Xây lắp các thiết bị chuyển mạch. o Lắp đặt, bảo dưỡng hệ thống trạm BTS ( GSM và CDMA) cho thông tin di động. o Đo kiểm thiết bị phục vụ công tác quản lý chất lượng thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ TT&TT.
Sản xuất, cung cấp các loại cáp quang và phụ kiện cáp quang: cáp quang chôn trực tiếp, cáp quang luồn công, cáp quang treo trên đường dây điện lực, cáp quang thả sông…
Sản xuất, lắp ráp và cung cấp các loại thiết bị truy nhập thế hệ mới.
Cơ cấu nhân sự
TT Diễn giải Tổn g số
Trình độ ĐH và trên ĐH
2 Lao động hành chính, phục vụ
II Bộ máy sản 266 126 21 14 105 xuất
2 Lao động hành chính và phục vụ
3 Lao động thời vụ/ hợp đồng ngắn hạn
Đánh giá chung về nguồn lực, tình hình kinh doanh của công ty
2.4.1 Đánh giá sơ lược về tình hình kinh doanh của công ty
2.4.1.1 Bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh ( Bảng 1)
STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 168.117.515.230 217.785.417.168 440.841.180.363
2 Các khoản giảm trừ doanh thu - - 346.660.862
3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp DV 168.117.515.230 217.785.417.168 440.494.591.501
4 Giá vốn hàng bán và DV cung cấp 145.966.390.834 186.973.775.426 376.594.275.194
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp DV 22.151.124.396 30.811.641.742 63.900.244.307
6 Doanh thu hoạt động tài chính 6.724.621.229 4.103.811.747 1.219.664.283
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 12.522.527.204 14.174.308.926 26.168.075.138
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 12.687.769.923 16.780.609.001 27.003.400.860
12 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 13.117.681.982 16.640.549.976 27.381.648.278
14 Lợi nhuận sau thuế THDN 11.014.413.510 14.149.611.055 24.395.689.646
15 Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu 2.116 2.948
Bảng 1: Bảng báo cáo kết quả SX-KD từ 2008-2010 ( ĐVT: VNĐ) (Nguồn: BCTC năm 2008,2009,2010 của
Công ty cổ phần DVKT viễn thông TST được công ty kiểm toán Ernst & Young và A&C kiểm tra))
* Nhận xét sơ lược về kết quả kinh doanh của công ty
Tỉ trọng (%) Doanh thu thuần đ 272.723.665.133 129,54 223.055.763.195 202,42
Bảng 2: Bảng đánh giá sơ lược kết quả sản xuất kinh doanh
(Nguồn: tự tổng hợp từ bảng 1)
Từ bảng 3,4 cho thấy : Các chỉ tiêu Doanh thu thuần, Lợi nhuận trước thuế, Lợi nhuận sau thuế giai đoạn 2008-2010 đều tăng.Trong điều kiện kinh tế đang khủng hoảng, việc doanh thu tăng mạnh chứng tỏ tiềm lực kinh doanh của công ty đang rất tốt, công ty đang có nhiều hợp đồng, nhiều cơ hội làm ăn Hoạt động SX-KD vẫn tiếp tục phát triển Đặc biệt năm 2010 tăng mạnh Lợi nhuận sau thuế năm 2010 tăng 172,41% so với năm 2009 ( tăng hơn 10 tỉ) nguyên nhân chủ yếu do doanh thu tăng
Về khả năng sinh lời:
Các chỉ tiêu về TSLN/VKD từ năm 2008 đến 2010 đều tăng Tuy nhiên năm
2010 tăng tương đối ít mặc dù TSLN/VCSH tăng cao Nguyên nhân do nguồn vốn CSH tăng ít, nguồn vốn đi vay tăng nên hệ số TSLN/VKD tăng ít
2.4.1.2 Bảng cân đối kế toán ĐVT: VNĐ
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NĂM 2008
Mã số Tài sản Số đầu năm Số cuối năm
II.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 26.780.790.781 -
2.Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn - -
130 III.Các khoản phải thu 74.842.874.773 109.329.739.954
132 2.Trả trước cho người bán 3.244.244.023 4.901.970.924
133 3.Phải thu nội bộ ngắn hạn - -
4.Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng - -
135 5.Các khoản phải thu khác 2.080.564.147 7.036.527.595
139 6.Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (1000.000.000) (100.000.000)
149 2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho - -
150 V Tài sản ngắn hạn khác 10.991.099.363 8.001.913.080
151 1 Chi phí trả trước ngắn hạn 40.965.865 310.806.088
152 2.Thuế GTGT được khấu trừ - 151.310.684
3 Thuế và các khoản khác phải thu của Nhà nước - 0
158 4 Tài sản ngắn hạn khác 10.950.133.498 7.539.796.308
221 1 Tài sản cố định hữu hình 10.543.449.362 16.060.285.862
223 Giá trị hao mòn lũy kế (18.756.437.758) (25.071.343.541)
227 2 Tài sản cố định vô hình - 19.816.359.030
229 Giá trị hao mòn lũy kế - (53.333.333(
230 3 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 26.663.592.860 -
II Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 34.070.000.000 32.680.000.000
251 1 Đầu tư vào công ty con 7.000.000.000 12.650.000.000
252 2 Đầu tư vào công ty liên kết 14.140.000.000 14.140.000.000
258 3 Đầu tư dài hạn khác 12.930.000.000 5.890.000.000
260 III Tài sản dài hạn khác 63.375.000 1.421.635.099
261 1 Chi phí trả trước dài hạn - 1.356.260.099
268 2 Tài sản dài hạn khác - 65.375.000
Mã số NGUỒN VỐN Số đầu năm Số cuối năm
311 1 Vay và nợ ngắn hạn 16.264.153.149 9.049.821.900
313 3 Người mua trả tiền trước 1.083.444.303 619.667.900
4 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 7.279.442.557 10.006.656.391
315 5 Phải trả người lao động 1.811.417.404 5.785.580.925
317 7 Phải trả các bên liên quan 0 0
318 8 Phải trả nhà thầu xây dựng 0 0
319 9 Các khoản phải trả phải nộp khác 24.279.872.911 31.964.414.502
337 2 Dự phòng trợ cấp thôi việc 167.233.711 253.034.158
412 2 Thặng dư vốn cổ phần 49.698.020.000 49.698.020.000
417 3 Quỹ đầu tư phát triển 3.929.619.201 6.429.619.201
418 4 Quỹ dự phòng tài chính 11.437.114.012 1.194.486.454
419 5 Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 405.656.009 191.342.933
420 6 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 11.437.114.012 1.914.486.454
431 1 Quỹ khen thưởng, phúc lợi -276.318.733 0
Bảng 3: Bảng cân đối kế toán năm 2008
( Nguồn: BCTC năm 2008 Công ty cổ phần DVKT viễn thông TST được công ty kiểm toán A&C kiểm toán) ĐVT:VNĐ
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 2009
Mã số Tài sản Số đầu năm Số cuối năm
130 II Các khoản phải thu ngắn hạn 109.329.739.954 146.964.687.589
132 2 Trả trước cho người bán 4.901.970.924 379.504.470
135 3 Các khoản phải thu khác 7.036.527.595 34.773.115.163
4 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (100.000.000) (439.000.000)
150 IV Tài sản ngắn hạn khác 8.001.913.080 15.269.135.668
151 1 Chi phí trả trước ngắn hạn 310.806.088 641.375.632
152 2.Thuế GTGT được khấu trừ 151.310.684 125.536.437
3 Thuế và các khoản khác phải thu của Nhà nước - 357.539.947
158 4 Tài sản ngắn hạn khác 7.539.796.308 14.144.683.652
221 1 Tài sản cố định hữu hình 16.060.285.862 14.094.123.083
223 Giá trị hao mòn lũy kế (25.071.343.541) (31.133.744.398)
227 2 Tài sản cố định vô hình 19.816.359.030 20.076.025.678
229 Giá trị hao mòn lũy kế (53.333.333) (106.666.685)
230 3 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang - 3.241.617.109
II Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 32.680.000.000 34.000.408.000
252 1 Đầu tư vào công ty liên kết 26.790.000.000 28.110.408.000
258 2 Đầu tư dài hạn khác 5.890.000.000 5.890.000.000
260 III Tài sản dài hạn khác 1.421.635.099 204.328.004
261 1 Chi phí trả trước dài hạn 1.356.260.099 138.953.004
268 2 Tài sản dài hạn khác 65.375.000 65.375.000
270 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 214.787.968.421 259.625.817.508 Mã số NGUỒN VỐN Số đầu năm Số cuối năm
311 1 Vay và nợ ngắn hạn 9.049.821.900 30.861.910.670
313 3 Người mua trả tiền trước 619.667.900 8.753.512.084
4 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 10.006.656.391 13.709.102.500
315 5 Phải trả người lao động 5.785.580.925 5.408.876.350
317 7 Phải trả các bên liên quan 9.346.013.204 2.343.761.534
318 8 Phải trả nhà thầu xây dựng 3.031.044.604 358.477.379
319 9 Các khoản phải trả phải nộp khác 30.269.684.526 31.005.287.928
337 2 Dự phòng trợ cấp thôi việc 253.034.158 597.343.500
412 2 Thặng dư vốn cổ phần 49.698.020.000 49.698.020.000
417 3 Quỹ đầu tư phát triển 6.429.619.201 6.429.619.201
418 4 Quỹ dự phòng tài chính 1.190.450.093 1.190.450.093
419 5 Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 191.342.933 518.159.689
420 6 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 1.914.486.454 4.736.922.433
431 1 Quỹ khen thưởng, phúc lợi - 29.870.037
Bảng 4: Bảng cân đối kế toán năm 2009
( Nguồn: BCTC năm 2009 công ty cổ phẩn DVKT viễn thông TST được kiểm toán bởi công ty A&C) ĐVT:VNĐ
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 2010
Chỉ tiêu Số đầu năm Số cuối kỳ
Tiền và các khoản tương đương tiền 11.505.414.059 11.697.216.934
2 Các khoản tương đương tiền - -
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - -
Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn - -
III Các khoản phải thu 146.964.687.589 353.279.671.871
2 Trả trước cho người bán 379.504.470 6.733.790.136
3 Phải thu nội bộ ngắn hạn - -
Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng - -
5 Các khoản phải thu khác 34.773.115.163 31.590.604.123
Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (439.000.000) (439.000.000)
2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho - -
V Tài sản ngắn hạn khác 15.269.135.668 5.362.361.655
1 Chi phí trả trước ngắn hạn 641.375.632 245.320.006
2 Thuế GTGT được khấu trừ 125.536.437 16.119.500
Thuế và các khoản khác phải thu
4 Tài sản ngắn hạn khác 14.144.683.652 5.100.922.149
I Các khoản phải thu dài hạn - -
1 Phải thu dài hạn của khách hàng - -
Vốn kinh doanh ở đơn vi trực thuộc - -
3 Phải thu dài hạn nội bộ - -
4 Phải thu dài hạn khác - -
Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi - -
II Tài sản cố định 37.411.765.870 53.857.049.967
1 Tài sản cố định hữu hình 14.094.123.083 26.034217.355
Giá trị hao mòn lũy kế (31.133.744.398) (39.865.976.298)
2 Tài sản cố định cho thuê tài chính - -
Giá trị hao mòn lũy kế - -
3 Tài sản cố định vô hình 20.076.025.678 25.444.996.299
Giá trị hao mòn lũy kế (106.666.685) (494.496.064)
4 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 3.241.617.109 2.377.836.313
III Bất động sản đầu tư - -
Giá trị hao mòn lũy kế - -
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 39.662.772.291 20.030.000.000
1 Đầu tư vào công ty con
2 Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 33.772.772.291 14.140.000.000
3 Đầu tư dài hạn khác 5.890.000.000 5.890.000.000
Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư dài hạn - -
V Tài sản dài hạn khác 204.328.004 630.467.180
1 Chi phí trả trước dài hạn 138.953.004 565.092.180
2 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại - -
3 Tài sản dài hạn khác 65.375.000 65.375.000
VI Lợi thế thương mại
311 1 Vay và nợ ngắn hạn 30.861.910.670 39.150.065.696
313 3 Người mua trả tiền trước 8.753.512.084 1.222.890.759
4 Thuế và các khoản phải nộp
315 5 Phải trả người lao động 5.408.876.350 9.666.191.169
317 7 Phải trả các bên liên quan 2.343.761.534 1.246.611.132
318 8 Phải trả nhà thầu xây dựng 358.477.379 -
9 Các khoản phải trả phải nộp khác 31.005.287.928 33.470.453.779
337 2 Dự phòng trợ cấp thôi việc 597.343.500 694.151.525
412 2 Thặng dư vốn cổ phần 49.698.020.000 49.699.560.000
416 3 Chênh lệch tỉ giá hối đoái - 1.290.291.179
417 4 Quỹ đầu tư phát triển 6.429.619.201 8.550.811.501
418 5 Quỹ dự phòng tài chính 1.190.450.093 3.162.296.243
419 6 Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 518.159.689 1.930.210.784
7 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 4.736.922.433 13.857.305.407
431 II Quỹ khen thưởng phúc lợi - 1.574.496.714
439 C Lợi ích cổ đông thiểu số 14.772.658.333
Bảng 5: Bảng cân đối kế toán năm 2010
(Nguồn: BCTC năm 2010 của công ty cổ phần DVKT viễn thông TST được công ty Ernst and Young kiểm toán)
Từ bảng 5, 6,7 ta thấy: Trong giai đoạn 2008-2010, quy mô tài sản của công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật viễn thông đạt tốc độ tăng trưởng cao Đến ngày 31/12/2010, tổng tài sản của công ty đạt 504 tỷ đồng ( năm 2008 là hơn 214 tỷ đồng) Tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu tổng tài sản của công ty Trong 3 năm qua tổng TSNH tăng mạnh là do sự tăng đột biến của các khoản phải thu
2.4.2 Thực tế tình hình đảm bảo nguồn vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh Đvị:VNĐ
STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Nhu cầu VLĐ thường xuyên
Bảng 6: Đánh giá công tác đảm bảo VLĐ cho HĐSXKD
( Nguồn: Tự tổng hợp từ bảng 3,4,5)
Qua bảng 6 ta thấy:Nhu cầu VLĐTX 3 năm qua đều dương và tăng, chứng tỏ nguồn vốn ngắn hạn từ bên ngoài công ty không đủ để tài trợ cho các sử dụng ngắn hạn của công ty Vì vậy để tài trợ cho SX-KD công ty phải dùng vốn ngắn hạn
VLĐTX dương làm cho vốn bằng tiền dương lớn, làm tăng khả năng thanh toán tức thời của công ty, hoặc có thể làm tăng chi phí vay vốn Mặt khác còn chứng tỏ toàn bộ TSCĐ của công ty được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn. Trên bảng cân đối kế toán năm 2010, VLĐ của công ty được tài trợ bởi cả nợ
NH, vốn CSH, và TSDH Việc sử dụng vốn dài hạn để đầu tư ngắn hạn làm cho chi phí sử dụng vốn cao nhưng lại có rủi ro thấp, tạo sự tự chủ về tài chính cho công ty.
Giai đoạn từ năm 2008-2010, nhu cầu VLĐTX dương và tăng NhưngVLĐTX và Vốn bằng tiền dương, lại tăng lớn hơn nên tình hình tài chính của công ty tương đối tốt và lành mạnh.
Trong các năm tiếp theo, trên góc độ phân tích này, để huy động và đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì công ty có thể vay ngắn hạn hay dài hạn đều được, tùy thuộc vào chi phí của các khoản vay đó.
Lượng Tỉ trọng Lượng Tỉ trọng Lượng Tỉ trọng
3 Người mua trả tiền trước 619.667.900 0,22% 8.753.512.084 2,66% 1.222.890.759 0,22%
6 Phải trả, phải nộp khác 31.964.414.502 11,24% 31.005.287.928 9,41% 33.470.453.779 5,97%
7 Dự phòng phải trả NH 1.893.817.554 0,67% 308.688.558 0,09% 308.668.558 0,06%
9 Phải trả các bên liên quan 0 0,00% 2.343.761.534 0,71% 1.246.611.132 0,22%
Bảng 7: Nguồn vốn lưu động (Đvị: đồng) ( Nguồn : tự tổng hợp.)
Trong giai đoạn 2008-2010, tổng NVLĐ tăng trưởng 1 cách nhanh chóng Cuối năm 2008 tổng NVLĐ đạt 284.260.180.096 đồng, đến cuối năm
2010 đạt 560.865.363.830 đồng, tăng 276.605.183.734 đồng, tương ứng tỉ lệ tăng 15,96% quy mô sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ của công ty mở rộng và phát triển nhanh chóng Đặc biệt trong giai đoạn này, năm 2010 có sự phát triển vượt bậc So với đầu năm 2010 thì cuối năm, tổng NVLĐ đã tăng lên 70,16% Điều này chứng tỏ tình hình phát triển của công ty rất tốt, mặc dù năm 2010 là năm khủng hoảng kinh tế
Trong 2 năm 2008, 2009, tỉ trọng VLĐ thường xuyên lớn hơn VLĐ tạm thời Tuy nhiên xét về tổng quát từ năm 2008-2010, tỉ trọng VLĐ tạm thời tăng Xét về mặt an toàn tài chính, điều này thể hiện tính chủ động của công ty trong việc sử dụng VLĐ Còn xét về mặt hiệu quả tài chính thì đây lại là một điểm tiêu cực bởi điều này sẽ làm tăng chi phí sử dụng vốn. Đi sâu vào khoản mục cơ cấu VLĐ tạm thời, ta nhận thấy trong giai đoạn này nguồn VLĐ tạm thời tăng lên chủ yếu ở 3 khoản: vay và nợ ngắn hạn, phải trả người bán, phải trả người lao động
Khoản vay và nợ ngắn hạn: có xu hướng tăng Đến năm 2010 chiếm 6,98% tỉ trọng tổng NVLĐ Chứng tỏ công ty muốn bổ sung vốn kinh doanh bằng nguồn vay ngắn hạn
Khoản phải trả người bán: chỉ tiêu này ở đầu năm 2009 chiếm tỉ trọng0,22% Đến cuối năm 2010 là 41,1% Nguyên nhân là do công ty gia tăng các khoản phải trả người bán về vật tư, công cụ dụng cụ trong thi công công trình., công ty thực hiện mua hàng theo phương thức thanh toán sau. Công ty có uy tín và mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp,đặc biệt là các mối quan hệ trong thanh toán Sự tăng mạnh về khoản vốn chiếm dụng này giúp công ty có thêm một khoản vốn không phải trả lãi vào phục vụ sản xuất kinh doanh Để duy trì uy tín, công ty nên đáp ứng đúng nghĩa vụ thanh toán nợ khi đến hạn.
Khoản phải trả người lao động: chiếm tỉ trọng không lớn Nếu tính cả giai đoạn thì khoản mục này tăng 67,07% Nguyên nhân chủ yếu do công ty mở rộng sản xuất kinh doanh nên số lượng lao động tăng Các công trình thi công,các dịch vụ lắp đặt luôn thay đổi, xáo trộn dẫn đến công tác quyết toán lương cho công nhân chậm trễ, gặp khó khăn Ngoài ra còn có nguyên nhân công ty chưa chú trọng đúng mức tới việc thanh quyết toán tiền lương tiền công cho người lao động để tạo động lực, giải tỏa tâm lý, giúp người lao động nâng cao hiệu quả công việc.
2.4.3 Thực trạng quản lý sử dụng VLĐ
Lượng Tỉ trọng Lượng Tỉ trọng Lượng Tỉ trong
I Tiền và các khoản tương đương tiền 15.114.817.380 10,44% 11.505.414.059 6,12% 11.697.216.934 2,72%
II Phải thu ngắn hạn 109.329.739.954 75,50% 146.964.687.589 78,17% 353.279.671.871 82,24%
4 Dự phòng phải thu NH khó đòi -100.000.000 -0,07% -439.000.000 -0,23% -439.000.000 -0,10%
Bảng 8: Cơ cấu vốn lưu động ( Nguồn: Tự tổng hợp)
Qua bảng trên, ta nhận thấy, VLĐ của công ty tăng chủ yếu do khoản mục phải thu khách hàng tăng lên.Điều này chứng tỏ 2 khả năng: một là công ty làm ăn tốt, ngày càng có thêm nhiều khách hàng uy tín, nên chấp nhận cho thanh toán sau Hai là, tiềm lực tài chính của các đối tác không được tốt.
2.4.3.1 Tình hình quản lý vốn bằng tiền và khả năng thanh toán
Trong suốt giai đoạn 2008-2010, trong tổng vốn bằng tiền lượng tiền mặt chiếm tỉ lệ 100% Điều này chứng tỏ công ty chưa đẩy mạnh công tác thanh toán qua ngân hàng bằng chuyển khoảnkhông phù hợp với xu thế hiện nay nhưng là một bước đi mạo hiểm của công ty, thể hiện sự kỳ vọng vào việc sử dụng khoản tiền đó vào hoạt động SX-KD Việc thanh toán qua Ngân hàng sẽ tạo được sự an toàn tiện lợi , giúp công ty có thêm khoản lãi và quan hệ tốt với các Ngân Hàng., tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn Tuy nhiên việc thanh toán qua Ngân hàng sẽ mất thêm một khoản chi phí choNgân hàng.Trong bảng báo cáo tài chính không đề cập đến khoản mục tiền đang chuyển, chứng tỏ các khoản tiền phát sinh được đưa về công ty một cách nhanh chóng để phục vụ hoạt động SX-KD Để đánh giá lượng tiền mặt tại quỹ đã đủ hợp lý và an toàn hay chưa thì còn phải phụ thuộc vào các khả năng thanh toán của công ty.
3.Tiền và các khoản tương đương tiền VNĐ 15.114.817.380 11.505.414.059 11.697.216.934
5.Các khoản phải thu ngắn hạn VNĐ 109.329.739.954 146.964.687.589 353.279.671.871
6.Tổng nợ phải trả VNĐ 107.364.049.740 149.022.776.055 365.400.753.691
7.Tổng nợ ngắn hạn VNĐ 107.111.015.582 148.225.432.555 365.706.602.166
8.Lợi nhuận trước lãi vay và thuế VNĐ 13.117.681.982 16.640.549.976 27.381.648.278
9.Lãi vay phải trả trong kì VNĐ 1.814.569.977 2.401.760.955 6.812.185.148
10.Hệ số khả năng thanh toán tổng quát
11.Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
12.Hệ số khả năng thanh toán nhanh (12)=[(2)-
13.Hệ số khả năng thanh toán tức thời
Bảng 9: Bảng hệ số khả năng thanh toán ( nguồn: Tự tồng hợp)
Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Thứ nhất, xuất phát từ vai trò của vốn lưu động đối với hoạt động sản xuất kinh doanh :
Vốn lưu động là một bộ phận không thể thiếu được vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Đối với đơn vị sản xuất thì vốn lưu động chiếm tỷ trọng không nhiều, còn đối với doanh nhgiệp thương mại thì nó chiếm một tỷ trọng khá lớn Vốn lưu động đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên liên tục và tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh Nếu thiếu vốn lưu động thì quá trình sản xuất không luân chuyển được nên gặp nhiều khó khăn và có thể bị gián đoạn gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Vốn lưu động còn là công cụ phản ảnh và đánh giá quá trình luân chuyển của vật tư hàng hoá Thông qua tình hình luân chuyển của vốn lưu động có thể kiểm tra một cách toàn diện đối với việc cung cấp, sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp Mặt khác với vai trò của vốn luân chuyển, vốn lưu động giúp tổ chức tốt việc mua hàng hoá từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực lưu thông Sử dụng vốn lưu động hợp lý làm tăng lợi nhuận, góp phần làm tốt công tác bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh.
Thứ hai, Xuất phát từ bảo toàn vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh:
Bảo toàn vốn lưu động là phải duy trì và giữ vững được sức mua của đồng vốn, sao cho số vốn thu về ở mỗi vòng tuần hoàn đủ sức mua sắm một lượng tài sản như cũ theo giá hiện tại trong điều kiện hiện nay khi các doanh nghiệp phải thực hiện các nguyên tăc stự cấp phát tài chính thì bảo toàn vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng còn có ý nghĩa sống còn, đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển với quy mô như cũ hoặc phát triển vốn để tái sản xuất mở rộng.
Thứ ba, xuất phát từ thực tế về sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp nhà nước hiện nay : Trước đây trong thời kỳ bao cấp với cơ chế cấp phát vốn cho các DNNN để tạo lập nguồn vốn lưu động cho nên hiệu quả sử dụng vốn lưu động chưa được quan tâm đúng mức Trong thời đại kinh tế thị trường thì số VLĐ của DNNN hiện nay ngày càng chiếm tỷ trọng nhỏ và càng có xu hướng giảm dần Vì vậy tình hình thiếu vốn lưu động của doanh nghiệp hiện nay là rất phổ biến Theo số liệu tổng hợp của Bộ tài chính và các ban ngành địa phương là hàng ngàn tỷ đồng
Trên cơ sở những mặt còn hạn chế của Công ty đã nêu trên, với giới hạn của kiến thức và hiểu biết của mình, em xin đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng VLĐ tại công ty như sau:
- Dự toán nhu cầu VLĐ ròng
- Biện pháp quản lý khoản phải thu
- Biện pháp quản lý hàng tồn kho
- Bố trí cơ cấu nguồn vốn lưu động hợp lý
- Quản lý chặt chẽ vốn bằng tiền
- Trích lập các khoản quỹ dự phòng theo quy định
- Chú trọng và quan tâm hơn nữa về công tác đào tạo nhân sự quản trị tài chính
Dự toán nhu cầu VLĐ ròng
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, tất cả các doanh nghiệp hiện nay không thể thiếu vốn, và lượng vốn nhiều hay ít thể hiện quy mô kinh doanh của doanh nghiệp lớn hay nhỏ Do đó mà việc quản lý vốn vô cùng quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp.
Dự toán nhu cầu VLĐ là một trong những công tác quản lý vôn quan trọng giúp cho nhà quản lý xác định số VLĐ cần cho kỳ kinh doanh tới là bao nhiêu, nhằm tránh tình trạng dư thừa dẫn đến lãng phí hay thiếu hụt làm gián đoạn hoạt động SX-KD.
Dự toán nhu cầu VLĐ ròng tại công ty
Tại công ty hiện nay trong công tác quản lý vốn, nhu cầu VLĐ ròng được xác định dựa vào công thức:
Nhu cầu VLĐ = Tổng chi phí
- Tổng chi phí: là tổng chi phí SX được dự toán cho kỳ tới, bao gồm chi phí NVL, chi phí nhân công, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền.
- Vòng quay: là tổng số bình quân kế hoạch dựa trên các số vòng quay bình quân ở các năm trước.
Ta biết rằng tại công ty, dự toán tổng doanh thu và tổng chi phí cho kỳ tới dựa vào những đơn đặt hàng có ký trước và tình hình thị trường kinh doanh, do đó công ty có thể dự toán tương đối chính xác tổng doanh thu và chi phí cho kỳ tới Tuy nhiên việc dự toán số vòng quay bình quân kế hoahcj là rất khó chính xác vì phụ thuộc rất nhiều vào các nhân tố như : công tác quản lý hàng tồn kho, tiền,các khoản phải thu, chi …ở năm tớidẫn đến nhu cầu VLĐ tại công ty không được đảm bảo hợp lý, từ đó gây ra tình trạng dư thừa VLĐ dẫn đến lãng phí vốn.
Từ hạn chế trên em xin đưa ra 1 phương pháp dự toán nhu cầu VLĐ tại công ty, đó là phương pháp dự toán VLĐ ròng theo doanh thu, nên nếu sử dụng phương pháp này sẽ cho kết quả gần với thực tế hơn Vấn đề đặt ra là ta chọn tỷ lệ VLĐ trên doanh thu của năm nào làm chuẩn tạo thuận lợi cho công tác dự toán Thông thường người ta chọn tỷ lệ VLĐ trên doanh thu của năm trước để làm chuẩn vì năm trước có điều kiện kinh doanh dự kiến gần với năm kế hoạch nhất.
Phương pháp này được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Tính số dư của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán kỳ thực hiện.
Bước 2: Chọn các khoản mục chịu sự tác động trực tiếp và có quan hệ chặt chẽ với doanh thu và tỷ lệ % của các khoản mục đó so với doanh thu được thực hiện trong kỳ.
Bước 3: Dùng tỉ lệ % nhu cầu VLĐ cho năm kế hoạch trên cơ sở doanh thu dự kiến năm kế hoạch.
Bước 4: Sau khi xác định được nhu cầu,định hướng nguồn trang trải cho nhu cầu vốn kinh doanh trên cơ sở kết quả kinh doanh trong kỳ kế hoạch. Để minh họa cho phương pháp này, ta sẽ dự toán nhu cầu VLĐ ròng của năm 2011 và chọn tỉ lệ VLĐ trên doanh thu của năm 2010 làm chuẩn:
Nhu cầu VLĐ ròng = Hàng tồn kho + Khoản phải thu- Nợ ngắn hạn
Dựa vào Bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm
2010, ta lập bảng chỉ số các khoản mục chịu biến động doanh thu trong công thức tính nhu cầu VLĐ ròng trong năm 2010 như sau
Tài sản Giá trị Tỷ lệ % Nguồn vốn Giá trị Tỷ lệ %
Doanh thu năm 2010 là 440.494.519.501 VNĐ
Số liệu trên bảng cho thất tỷ lệ các khoản thuộc tài sản tính trên toàn doanh thu đạt 94,86% trong khi nguồn vốn trang trải cho tài sản này chỉ đạt 5,14 % so với doanh thu năm 2010 Như vậy VLĐ ròng công ty cần là: 94,86%-
5,14%= 89,72% Có nghĩa là để tạo ra 100 đồng doanh thu thì cần có 89,72 đồng VLĐ ròng bổ sung.
Dựa vào số liệu phòng kế hoạch ta có được doanh thu dự kiến năm 2011 tăng lên 30% so với năm 2010, vậy doanh thu dự kiến năm 2011 là: 572.642.875.351VNĐ.
Như vậy VLĐ ròng cần trong năm 2011 là:
Biện pháp quản lý khoản phải thu
Khoản phải thu là tài sản lưu động không có khả năng sinh lãi, vì vậy trong công tác quản lý vợ phải thu, việc phấn đấu hạ thấp số ngày dự trữ nợ phải thu làm vòng quay nợ phải thu nhanh gơn là công việc rất cần thiết nhằm tăng hiệu quả sử dụng VLĐ tại doanh nghiệp Để làm được việc này, doanh nghiệp cần có các biện pháp như đôn đốc khách hàng trả tiền sớm hơn, thường xuyên kiểm tra nợ tồn đọng để quản lý kịp thời, xây dựng chính sách tín dụng bán hàng bằng hình thức chiết khấu,… nhằm giảm số ngày dự trữ nợ phải thu. Thời gian thu hồi nợ càng ngắn thì DN ngày càng co nhiều tiền để quay vòng vồn Để rút ngắn thời gian trung bình từ khi bán hàng đến khi thu được nợ từ khách hàng, công ty nên đưa ra một giải pháp toàn diện từ chính sách, hệ thống, con người, công cụ hỗ trợ đến kỹ năng, quy trình thu nợ Các chính sách nên sử dụng:
- Quy định về điều kiện khách hàng đủ tiêu chuẩn được nợ, hạn mức nợ sau khi đã kiểm tra các thang bậc đánh giá cho từng tiêu chí cụ thể về khả năng thanh toán, doanh thu dự kiến, lịch sử thanh toán, cơ sở vật chất… của từng khách hàng.
- Quy định về người phê chuẩn các hạn mức nợ khác nhau.
- Nên lập một bộ phận chuyên trách về quản lý thu nợ và theo dõi công nợ, chia theo ngành nghề kinh doanh của khách hàng, vị trí địa lý hoặc giá trị công nợ
Biện pháp quản lý hàng tồn kho
Qua việc phân tích tỉ trọng hàng tồn kho tại công ty ta nhận thấy, hiện nay tỉ trọng hàng tồn kho chiếm khoảng 14% là tỉ lệ không cao trong tổng TSLĐ. Tuy nhiên việc quản lý hàng tồn kho được hiệu quả là một công tác vô cùng quan trọng trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty
Các nguyên vật liệu để sản xuất, thi công hầu hết là nhập từ nước ngoài, giá trị lớn, mặt khác công ty sản xuất theo đơn đặt hàng được ký trước nên cần một lượng hàng tồn kho để đáp ứng đủ cho các hợp đồng Để quản lý hàng tồn kho tốt hơn trong thời gian tới, công ty có thể sử dụng mô hình EOQ. Nhưng trong thực tế mô hình này sẽ không đạt hiệu quả do nhu cầu hàng hóa thường thay đổi ,thời gian vận chuyển không cố định, tính vụ mùa trong sản xuất…Do đó em xin đưa ra 1 số yêu cầu nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý hàng tồn kho tại công ty:
- Thực hiện việc xác định mức dự trữ vật tư ở mức hợp lý Thực tế công tác này ở công ty chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chưa có sự dự đoán chính xác.
Do đó để xác định mức dự trữ hợp lý cho sự mở rộng sản xuất kinh doanh công ty nên áp dụng phương thức đặt hàng linh hoạt thông qua lựa chọn các nhà cung cấp uy tín, có sự dự đoán biến động giá cả NVL, khối lượng NVL cần cho công trình.
- Sử dụng tiết kiệm vật tư bằng cách giao khoán cho các đơn vị thi công.
- Định kỳ kiểm tra, phân loại vật tư để tránh thất thoát, có kế hoạch giải phóng vật tư kém chất lượng Công tác kiểm tra bảo dưỡng phải thực hiện thường xuyên vì đây là doanh nghiệp kinh doanh về thiết bị viễn thông, điện tửkhả năng hỏng hóc cao.
- Đẩy nhanh tiến độ thi công công trình xây dựng để giảm chi phí SX-KD dở dang cho công ty Trong những năm qua khoản mục này luôn chiếm tỉ trọng lớn trong hàng tồn kho Vì vậy trong kỳ kinh doanh tới công ty cần phải lập bảng tiến độ và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về vốn, NVL, máy móc thiết bị, nhân công để đảm bảo tiến độ thi công Cần phải lựa chọn các phương pháp thi công phù hợp với thời điểm và đặc điểm kỹ thuật của công trình.
- Đẩy mạnh khâu kiểm tra kiểm soát và thẩm định để có thể sớm bàn giao công trình cho chủ đầu tư, từ đó có thể nhanh chóng thu hồi vốn.
Bố trí cơ cấu nguồn vốn lưu động hợp lý
Trong cơ cấu nguồn vốn thì nguồn vốn lưu động tạm thời ngày càng có xu hương tăng lên,hiện nay là tỉ trọng 64,74% Nếu chỉ số này ngày càng tăng thì rủi ro trong kinh doanh sẽ rất lớn khi áp lực thanh toán trong thời gian ngắn hạn Vì vậy công ty phải có chính sách điều chỉnh cơ cấu vốn để đảm bảo tài chính cho doanh nghiệp mà chi phí lại không cao Nên giữ mức ổn đinh ở 60,70%
Có 2 khoản mục chính làm tăng tỉ trọng VLĐ tạm thời là nợ ngắn hạn và phải trả người bán Khoản phải trả người bán tăng mạnh vì uy tín của công ty được thiết lập, các nhà cung cấp cho phép trả tiền sau Còn khoản nợ ngắn hạn, có một số phương án để giảm nợ ngắn hạn:
- Trả nợ ngay các khoản nợ khi đến hạn trả
- Chuyển dần các khoản nợ ngắn hạn thành nợ dài hạn bằng cách vay dài hạn để trả các khoản nợ ngắn hạn từ đó làm tăng nguồn vốn thường xuyên của công ty.
- Thực hiện hình thức thanh toán qua ngân hàng, vừa giảm rủi ro vừa tạo tiền lãi, quan hệ tốt với các ngân hàng, tạo điều kiện huy động vốn.
- Huy động vốn từ cán bộ công nhân viên của công ty: sao cho mức lãi này lớn hơn mức lãi suất tiết kiệm nhưng bé hơn lãi suất vay ngắn hạn tại các ngân hàng.
Mặt khác để tăng nguồn vốn lưu động thường xuyên có 1 số giải pháp:
- Sử dụng phần lớn lợi nhuận sau thuế để bổ sung vốn CSH cho công ty.
- Trả cổ tức cho cổ đông bằng cổ phiếu.
Quản lý và nâng cao khả năng sinh lời vốn bằng tiền
Hiện nay cơ cấu vốn bằng tiền trong công ty chiếm tỉ trọng quá thấp (2,72%) Với tỉ lệ nay công ty có thể sẽ gặp phải những khó khăn trong việc thanh toán, và bỏ qua những cơ hội kinh doanh tốt.
Quy trình quản lý dự trữ thu chi tiền mặt
1.Thiết lập dự toán thu chi tiền mặt
2.Thiết lập dự toán thu nhập tiền mặt
3.Thiết lập phương án dự toán thu chi tiền mặt
4.Thẩm duyệt phương án dự toán thu chi tiền mặt
5.Thực hiện dự toán thu chi tiền mặt
6.Kiểm tra giám sát dự toán thu chi tiền mặt
Bước 1: Các bộ phận sản xuất, các phòng ban khi lập kế hoạch kinh doanh và kế hoạch công tác thì đồng thời cũng lập dự toán thu chi tiền mặt để báo cáo với bộ phận TC-KT, công tác này phải được thiết lập theo tiêu chuẩn, định mức và các hạng mục có liên quan.
Bước 2: Bộ phận kế toán sẽ kết hợp với bộ phận tiêu thụ tiến hành thiết lập dự toán thu nhập tiền mặt căn cứ trên kế hoạch kinh doanh và dự đoán tiêu thụ.
Dự toán thu chi tiền mặt được thiết lập trên nguyên tắc thực hiện thu chi, do đó nó không những yêu cầu bộ phận tiêu thụ phải hoàn thành mục tiêu thu nhập tiêu thụ của mình mà còn phải thu hồi tiền hàng về kịp thời Qua việc thiết lập thu nhập tiền mặt chúng ta sẽ có kế hoạch giao trách nhiệm thu hồi tiền hàng tiêu thụ và thu hồi công nợ tiền hàng cho mỗi bộ phận, nhân viên của bộ phận đó Đồng thời nên thực hiện chế độ phân phối thưởng phạt thu hồi tiền hàng đối với nhân viên tiêu thụ.
Bước 3:Giám đốc , và bộ phận kế toán chịu trách nhiệm chính cùng với các trưởng phòng và chủ quản bộ phận khác tiến hành thiết lập phương án dự toán thu chi tiền mặt
Bước 4: Phương án dự toán thu chi tiền mặt được hội đồng quản trị thong qua, giao cho bộ phận kế toán thực hiện và khống chế.
Bước 5: Tất cả các đơn vị, bộ phận có nhu cầu chi tiền mặt đều phải tiến hành chi theo thời gian, hạng mục và số tiền quy định trong dự toán Những hạng mục không có trong dự toán, bộ phận kế toán có quyền từ chối chi Sau khi dự toán được thong qua, trong quá trình thực hiện , bộ phận kế toán chịu trách nhiệm thực hiện và khống chế chính, giám đốc lúc này có thể tạm thời không can thiệp Những khoản chi tiền mặt của đơn vị hay bộ phận chỉ cần thông qua người phụ trách ký nhận là có hiệu lực Đối với những khoản chi không nằm trong dự toán, giám đốc cũng không dễ dàng dược ký duyệt.
Bước 6: Tiến hành kiểm tra tình hình thực hiện dự toán vào cuối kế hoạch. Các bộ phận viết phân tích tài chính và truy cứu trách nhiệm đương sự trên cơ sở phân thích tình nhình thực hiện dự toán.
Trích lập các khoản quỹ dự phòng theo quy định
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sản phẩm của ngành viễn thông chịu sự biến động của giá ngoại tệ, những rủi ro về giá cả Để vốn của công ty được bảo toàn và phát triển trong mọi trường hợp có biến động thì công ty phải thường xuyên trích lập các khoản quỹ dự phòng Đối với nợ khó đòi:
Tăng mức dự phòng phải thu nợ khó đòi vào chi phí kinh doanh để có thể giảm được những khoản nợ xấu gây ra và đảm bảo an toàn về mặt tài chính cho công ty Công ty có thể dự toán khoản này theo phương pháp giản đơn. doanh nghiệp ước tính có một tỷ lệ nhất định các khoản phải thu hiện có vào thời điểm cuối kỳ sẽ trở thành nợ khó đòi Tỷ lệ ước tính này dựa trên kinh nghiệm của những năm trước và kinh nghiệm của các doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực Chi phí nợ khó đòi ước tính cuối kỳ được xác định như sau:
Chi phí nợ khó đòi ước tính = Số dư khoản phải thu cuối kỳ x Tỷ lệ nợ khó đòi
Trong đó : tỉ lệ nợ khó đòi là tỉ lệ về số thiệt hại mà khách hàng có thể gây ra dựa trên số dư cuối.
Tăng mức lập quỹ dự phòng tài chính của công ty từ lợi nhuận sau thuế của những năm sau , để số dư này tăng và không vượt mức 25%
Thiết lập quỹ trợ cấp mất việc theo quy định của bộ tài chính không quá 3% quỹ lương đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp.
Nâng cao khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Công tác đào tạo nhân lực quản lý tài chính
Nhân tố con người được xem là một nhân tố vô cùng quan trọng và có ý nghĩa quyết định trong bất cứ môi trường nào Đặc biệt trong hoạt động kinh doanh thì mọi thành công hay thất bại phần lớn đều do con người đem lại Trong điều kiện canh tranh gay gắt của cơ chế thị trường ngày nay, người ta không chỉ cần có vốn, công nghệ là quan trọng hơn cả là phải có những con người sáng tạo dám nghĩ dám làm
Thực tế trong nhiều năm qua cũng giống như các doanh nghiệp khác, Công ty vẫn chưa khai thác hết được sức sáng tạo, trí tuệ của cán bộ công nhân viên trong Công ty, chưa phát huy hết tiềm năng trong mỗi cá nhân Đây là một vấn đề tồn tại cần phải có những biện pháp khắc phục Để huy động được sức mạnh của nhân tố con người, tạo nên một khối thống nhất thật sự vững mạnh, tạo nên sự lành mạnh của văn hoá doanh nghiệp theo tôi trong thời gian tới Công ty cần giải quyết một số vấn đề sau.
- Thường xuyên đánh giá tổng kết về cơ cấu tổ chức, về trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ công nhân viên, từ đó có các khoá học chuyên sâu nâng cao trình độ chuyên môn Việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ là một việc làm quan trọng, việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ của Công ty phải đảm bảo đáp ứng được yêu cầu mới, luôn thay đổi của nền kinh tế, phải dựa trên cơ sở phù hợp với tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá của đất nước Trước hết phải rà soát lại cán bộ hiện có để sắp xếp, bố trí lại cho phù hợp với yêu cầu của từng đơn vị và trình độ của từng cá nhân, tìm ra những bất hợp lý để kịp thời điều chỉnh Nói chung từ cán bộ quản lý đến công nhân trực tiếp sản xuất phải được đào tạo và đào tạo lại nhằm đáp ứng được yêu cầu công tác trong giai đoạn mới Trong đào tạo cần ưu tiên đúng mức đội ngũ những người trực tiếp làm công tác quản lý tài chính.
- Quản lý công tác cán bộ một cách nghiêm khắc, công minh, nhìn nhận đánh giá đúng đắn những điểm tích cực và tiêu cực trong quá trình hoạt động của đội ngũ lao động trong Công ty để từ đó phát huy những điểm tích cực và hạn chế những tiêu cực Cần có những khuyến khích vật chất đối với tập thể cũng như cá nhân có những thành tích, phát minh, sáng kiến, đóng góp cho sự phát triển chung của Công ty; Đồng thời cũng phải nghiêm khắc phê bình, kiểm điểm những hành vi sai trái làm cản trở sự phát triển của Công ty.
- Bên cạnh việc quan tâm tới đời sống vật chất Công ty cũng cần quan tâm tới đời sống tinh thần của cán bộ công nhân viên thường xuyên có các hoạt động văn hoá văn nghệ, nghỉ mát để từ đó tạo nên sự đoàn kết, không khí làm việc tập thể thoải mái, tương trợ và thật sự hiệu quả.
Làm tốt công tác nhân sự là một nhân tố quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung, hiệu quả sử dụng VLĐ nói riêng Do vậyCông ty cần quan tâm nhìn nhận vấn đề này một cách đúng đắn, coi đây là một trong những chiến lược phát triển của Công ty.