1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

4 7 1 hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại nh nt hn

79 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Lý luận cũng như thực tiễn phát triển kinh tế thế giới đã cho thấyhoạt động xuất nhập khẩu là một trong những lĩnh vực trung tâm quantrọng nhất trong toàn bộ các hoạt động kinh tế của nhiều quốc gia Hoạtđộng xuất nhập khẩu đã góp phần đáng kể vào việc tăng nguồn thu ngânsách, đặc biệt là thu ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh tốn giải quyết cơngăn việc làm cho người dân, thúc đẩy nhanh quá trình tăng trưởng và pháttriển kinh tế, nâng cao vị thế của đất nước trong nền kinh tế toàn cầu

Việt Nam từ nền kinh tế lạc hậu và kém phát triển chuyển sang xâydựng nền kinh tế thị trường thì việc mở rộng bn bán, quan hệ với nướcngồi là hết sức cần thiết Sau khi nhận thức được những sai lầm trongđường lối kinh tế, Đảng và Nhà nước ta quyết tâm thực hiện công cuộc đổimới theo hướng "mở cửa" nền kinh tế hướng mạnh về xuất khẩu, khôngngừng mở rộng quan hệ hợp tác toàn diện với các nước trên thế giới, pháttriển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sựquản lý của Nhà nước Nhờ vậy, hoạt động ngoại thương nói chung và hoạtđộng XNK nói riêng của Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được nhữngthành tựu đáng kể và ngày càng khẳng định vị trí của mình trong toàn bộnền kinh tế

Trang 3

Hoạt động tín dụng tài trợ XNK là một hoạt động hết sức phức tạp,chứa đựng nhiều rủi ro Nó khơng chỉ chịu tác động của chính sách kinh tếtrong nước mà còn chịu sự điều chỉnh của nhiều quy phạm, nguồn luật khácnhau và bị ảnh hưởng mạnh theo sự biến động của thị trường quốc tế Dođó, hoạt động kinh doanh của NHNT trong việc tài trợ tín dụng đối với cácdoanh nghiệp XNK ngày càng trở nên phong phú và địi hỏi phải đượcnghiên cứu hồn thiện cả về nội dung lẫn hình thức

Qua một thời gian ngắn đi thực tế tại NHNT Hà Nội một Chi nhánhđóng vai trị rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của hệ thống NHNTViệt Nam em nhận thấy việc nghiên cứu một cách có hệ thống nội dung vàbiện pháp nhằm tháo gỡ những vướng mắc, tồn tại của cơng tác tín dụng tàitrợ XNK, tiến tới mở rộng và phát triển công tác này cho phù hợp với yêucầu mới của nền kinh tế thị trường là vấn đề bức xúc có ý nghĩa thực tiễnđối với quá trình phát triển kinh tế nước nhà

Từ nhận thức đó cùng với kiến thức được trang bị qua 4 năm học ởtrường Đại học Kinh tế Quốc dân, đặc biệt được sự hướng dẫn nhiệt tìnhcủa cơ giáo Phạm Hồng Vân và các thầy cô trong trường cũng như sự chỉbảo tận tình của anh chị phịng Tín dụng Chi nhánh NHNT Hà Nội, em xin

mạnh dạn chọn đề tài: "Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuấtnhập khẩu tại Ngân hàng ngoại thương Hà Nội"

Về hình thức, bài viết này được trình bày theo kết cấu sau:

Chương I: Một số vấn đề cơ bản về tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại

Chương II: Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại NHNT Hà Nội

Chương III: Giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng tín dụng xuất nhập khẩu tại NHNT Hà Nội

Trang 4

nghiệm thực tế của hoạt động này để từ đó đưa ra một số khuyến nghịnhằm góp phần hồn thiện hoạt động tín dụng XNK tại Chi nhánh Song dokiến thức cịn hạn chế, bài viết khơng tránh khỏi những thiếu sót nhất định,em rất mong được sự chỉ dạy của thầy cơ giáo và góp ý của các bạn để bàiviết được hoàn thiện tốt hơn

Nhân đây, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cơ giáo PhạmHồng Vân người đã tận tình giúp đỡ em trong việc chọn đề tài, hướng dẫnphương hướng triển khai đề tài và tổng kết các kết quả nghiên cứu mộtcách có hệ thống

Em cũng xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị tại NHNT HàNội, đặc biệt là phịng Tín dụng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cũng nhưchỉ bảo hướng dẫn em hoàn thành đề tài này

Hà Nội, tháng 4/2003Sinh viên

Trang 5

CHƯƠNG I

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI TRỢ CHO XUẤT NHẬP KHẨUCỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1 Một số vấn đề cơ bản về hoạt động xuất nhập khẩu

1 1 Sự cần thiết của hoạt động xuất nhập khẩu

Bất cứ một quốc gia nào muốn phát triển kinh tế không thể chỉ dựavào nền sản xuất trong nước mà còn phải quan hệ với các nước bên ngồi.Do có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên như tài nguyên, khí hậu mà mỗiquốc gia có thế mạnh trong việc sản xuất một số mặt hàng nhất định

Để đạt được hiệu quả kinh tế đồng thời đáp ứng được nhu cầu ngàycàng đa dạng ở trong nước, các quốc gia đều mong muốn có được nhữngsản phẩm chất lượng cao với giá rẻ hơn từ các nước khác đồng thời mởrộng được thị trường tiêu thụ đối với các sản phẩm thế mạnh của mình.Chính từ mong muốn đó đã làm nảy sinh hoạt động thương mại quốc tế

Hoạt động thương mại quốc tế thông qua mối quan hệ rộng rãi vượtra ngoài biên giới quốc gia sẽ là cầu nối giữa nền kinh tế trong nước vớinền kinh tế bên ngoài, đồng thời tạo ra động lực thúc đẩy quá trình hộinhập kinh tế ở mỗi khu vực và trên toàn thế giới

Thương mại quốc tế được cấu thành bởi hai bộ phận cơ bản xuấtkhẩu và nhập khẩu Do vậy, xác định được vai trò quan trọng cũng như cósự quan tâm thích đáng đến hoạt động XNK là nhiệm vụ hàng đầu của hoạtđộng thương mại quốc tế

Trang 6

Vai trò của XNK đối với sự phát triển kinh tế được thể hiện qua mộtsố khía cạnh cơ bản sau:

* Xuất khẩu

- Xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ chủ yếu cho đất nước tạođiều kiện đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hố- hiện đại hố đất nước

- Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuấtphát triển Thông qua việc đẩy mạnh xuất khẩu, Nhà nước sẽ khuyến khíchcác ngành, nghề phát triển bởi họ phần nào có được thị trường tiêu thụ ổnđịnh và mở rộng hơn Đồng thời, sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốctế sẽ tạo cho các nhà sản xuất sự năng động và sáng tạo trong kinh doanh,sự quan tâm đúng đắn đến việc nâng cao hiệu quả quản lí, đổi mới cơngnghệ cũng như nâng cao chất lượng của sản phẩm

- Xuất khẩu tạo điều kiện cho việc nhập khẩu có thể diễn ra thuận lợihơn nhờ nguồn ngoại tệ thu được và mối quan hệ quốc tế mà nó tạo ra

* Nhập khẩu

Song song với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu cũng đóng một vai trịvơ cùng quan trọng trong nền kinh tế Cụ thể:

- Nhập khẩu tạo ra hàng hoá bổ sung cho hàng hoá thiếu hụt trongnước và thay thế những sản phẩm trong nước không sản xuất được hay sảnxuất với chi phí cao hơn để đáp ứng nhu cầu sản xuất tiêu dùng nội địa mộtcách tốt nhất, từ đó tạo sự ổn định về cung-cầu trong nước và cao hơn là sựổn định kinh tế vĩ mơ

- Nhập khẩu có tác động đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở hạ tầngkĩ thuật, đổi mới công nghệ tạo tiền đề thuận lợi cho sản xuất

Trang 7

Cuối cùng, một vai trò hết sức quan trọng của cả xuất và nhập khẩuđối với sự phát triển kinh tế-xã hội đó là tạo công ăn việc làm, cải thiện đờisống nhân dân và mở rộng hợp tác quốc tế

1 2 Nhu cầu tài trợ xuất nhập khẩu

Như đã nói trên, trong nền kinh tế mở các doanh nghiệp luôn phảiđối đầu với sự cạnh tranh gay gắt Họ không chỉ phải cạnh tranh với cácnhà sản xuất trong nước mà còn phải cạnh tranh với các đối thủ nướcngoài Để chiến thắng trong cạnh tranh, ngồi việc cần thiết phải có sự hỗtrợ của Nhà nước như sự ưu đãi về thuế, sự điều chỉnh tỉ giá hối đoái phùhợp các doanh nghiệp cịn cần phải có một tiềm lực tài chính mạnh đểthực hiện các hoạt động như đổi mới dây chuyền cơng nghệ, mua sắm máymóc hiện đại, mua sắm nguyên vật liệu, cải tiến nâng cao chất lượng sảnphẩm, hạ giá thành Song trên thực tế do khả năng tài chính có hạn nênhầu hết các doanh nghiệp đều cần có sự hỗ trợ từ bên ngồi

Nhu cầu tài trợ cho hoạt động XNK nảy sinh từ những địi hỏi đó vànó gắn liền với các giai đoạn của hoạt động này

Do hoạt động thương mại quốc tế hiện nay là rất đa dạng và vì thếcũng hết sức phức tạp (nó bao gồm nhiều mối quan hệ như: thương mạigiữa các nước phát triển, thương mại giữa các nước đang phát triển, thươngmại giữa các nước phát triển và đang phát triển ) nên để phù hợp với điềukiện Việt Nam cũng như với đề tài nghiên cứu, ở đây tôi chỉ xin đề cập đếnhoạt động thương mại quốc tế giữa các nước phát triển và đang phát triển

Trang 8

cầu tài trợ thường để đáp ứng các chi phí cho quảng cáo, thiết kế mẫu mã,sản xuất và cung cấp cơng trình

- Xuất khẩu hàng hố từ các nước đang phát triển sang các nước pháttriển chủ yếu là các mặt như nông, lâm, thuỷ hải sản, hàng thô hay mới quasơ chế Và nhu cầu tài trợ thường là để thu mua chế biến xuất khẩu, đápứng nhu cầu vốn tạm thời

Để có cái nhìn tổng qt về nhu cầu tài trợ nảy sinh trong hoạt độngXNK ta sẽ xem xét nhu cầu tài trợ của các nhà xuất khẩu và nhập khẩu hìnhthành trong cùng một hoạt động XNK hàng hố máy móc, thiết bị kĩ thuật,công nghệ

* Nhu cầu tài trợ cho xuất khẩu

Việc thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hố máy móc thiết bị thườngkéo dài từ nhiều tháng cho tới vài năm, do đó thơng thường nhu cầu tài trợthường nảy sinh ở nhiều giai đoạn khác nhau Cụ thể:

+- Giai đoạn phân tích nhu cầu, thiết kế, tìm kiếm khách hàng, đại

diện tại các hội chợ, đàm phán sơ bộ, lập kế hoạch: Để hoàn thành tốt

giai đoạn này các chuyên gia phải thực hiện các chuyến đi dài ngày và tiếnhành nhiều cuộc đàm phán, phải làm ra hàng mẫu và mơ hình để trưng bày,giới thiệu Sau đó họ cịn phải hồn tất các tài liệu thiết kế và tính tốnchính xác cho đàm phán hợp đồng Chi phí cho những hoạt động này khơngphải nhỏ, đặc biệt với các cơ sở kinh doanh tiềm lực tài chính cịn hạn hẹp

- Giai đoạn ký kết hợp đồng: Trong trường hợp nhà xuất khẩu chưa

có uy tín cao ở nước ngồi, đối tác có thể u cầu một bảo đảm giao hànghoặc bảo đảm hoàn thành cơng trình Đảm bảo này sẽ có hiệu lực nếu việcgiao hàng hoặc hồn thành cơng trình khơng đúng như thoả thuận

Trang 9

thể đề nghị ngân hàng của mình cung cấp tín dụng tương đương với số tiềnđặt cọc và nhà nhập khẩu có nghĩa vụ chi trả cho khoản tín dụng đó

- Giai đoạn chuẩn bị sản xuất: Sau khi đã kí hợp đồng, nhà xuất khẩu

sẽ tiến hành chuẩn bị sản xuất Nhất là việc xây dựng các cơng trình lớnnhư, nhà máy, xí nghiệp việc này thường đi kèm với chi phí lớn vượt quámức đặt cọc

- Giai đoạn sản xuất: Mặc dù đã có những thoả thuận về việc thanh

toán tiếp theo của người mua, trong thời gian này thường nảy sinh các nhucầu tài chính cao về vật tư và chi phí liên quan khác vượt qua các khoảnthanh toán giữa chừng

- Giai đoạn cung ứng: Ngay cả trong giai đoạn cung ứng cũng có

thể nảy sinh các chi phí cần được tài trợ như chi phí vận tải, bảo hiểm tuỳtheo điều kiện cung ứng

- Giai đoạn lắp ráp, chạy thử, bàn giao cơng trình: Sau khi hàng

hoá được giao tới địa điểm qui định, nhà xuất khẩu cịn cần chi phí cho lắpráp chạy thử cho tới khi được người mua thu nhận và chấp nhận thanh toán.

- Giai đoạn bảo hành: Trong giai đoạn này người mua có quyền yêu

cầu được bảo hành ở ngân hàng của nhà xuất khẩu trước khi thanh toán

- Giai đoạn thanh toán: Hiện nay, để việc cung cấp hàng hoá xuất

khẩu được thuận lợi người xuất khẩu thường phải dành cho người mua mộtưu đãi thanh toán trong nhiều năm mà người xuất khẩu và ngân hàng củahọ có thể chấp nhận được Trong thời gian chờ được thanh tốn nhà xuấtkhẩu thường có nhu cầu được tài trợ để đảm bảo vốn cho quá trình tái sảnxuất tiếp theo

* Nhu cầu tài trợ nhập khẩu

Trang 10

cầu tài trợ để mua hàng khi khả năng tài chính khơng đáp ứng được Vì vậyvề phía nhà nhập khẩu cũng hình thành nhu cầu tài trợ trên nhiều mặt

- Giai đoạn trước khi kí kết hợp đồng: Ở giai đoạn này các nhà nhập

khẩu cần có những chi phí cho việc th các chun gia phân tích chínhxác nhu cầu của mình để tiến hành đấu thầu một cách phù hợp

- Giai đoạn sau khi kí kết hợp đồng: Sau khi kí kết được hợp đồng,

nhà nhập khẩu cần được tài trợ để đặt cọc, tạm ứng cho nhà xuất khẩu

- Giai đoạn sản xuất và hồn thành cơng trình: Trong giai đoạn

này nhà nhập khẩu có thể phải thực hiện những khoản thanh toán giữachừng cho nhà xuất khẩu hay tài trợ cho các công việc ở điạ phương đểchuẩn bị cho đầu tư

- Giai đoạn cung ứng và vận chuyển hàng hoá: Tuỳ theo điều kiện

cung ứng hàng hố có thể nảy sinh nhiều phí tổn về vận chuyển và bảohiểm đối với các nhà nhập khẩu

- Nhận hàng hoá: Nếu tiến hành thanh tốn cung ứng hàng hố khi

xuất trình chứng từ (có thư tín dụng kèm theo hoặc theo điều kiện D/P) thì

thường nhà nhập khẩu chỉ có thể nhận được hàng khi giá trị trên hố đơn đãghi rõ hoặc có thể tài trợ được

- Xử lí tiếp, bán tiếp, tài trợ tiêu thụ: Đối với hàng hoá chủ định bán

tiếp thì nhà nhập khẩu cịn có nhu cầu tài trợ giữa chừng cho khoảng thờigian từ khi nhập hàng về tới khi hàng hoá được tiêu thụ

Trang 11

thì để đáp ứng cho nhu cầu đó có những nguồn tài trợ nào Dưới đây là mộtsố nguồn tài trợ thường dùng cho XNK

Trang 12

1.3 Các nguồn tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu

Hoạt động XNK là một trong những hoạt động kinh tế cơ bản, dovậy nó cũng được tài trợ từ rất nhiều nguồn khác nhau Trong đó, nhữngnguồn tài trợ thường được sử dụng là:

* Tín dụng thương mại (hay tín dụng nhà cung cấp): là nguồn tài trợ

được thực hiện thơng qua hình thức mua bán chịu hàng hố, dịch vụ vớicác cơng cụ chủ ú là kỳ phiếu và hối phiếu Đây là nguồn tài trợ ngắnhạn được ưa dùng vì dễ thực hiện, khả năng chuyển thành tiền mặt cao

(thông qua chiết khấu tại các ngân hàng), linh hoạt về thời hạn Tuy nhiên,

các công cụ như hối phiếu thường được sử dụng trên cơ sở có ngân hàngđứng ra chấp nhận hay bảo đảm

* Vốn tự có: Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp khác nhau mà vốn tự

có có thể là vốn Ngân sách cấp, vốn cổ phần của các sáng lập viên công tycổ phần hay vốn của chủ doanh nghiệp tư nhân

Vốn tự có chủ yếu bao gồm vốn khi thành lập doanh nghiệp như nóitrên và phần lợi nhuận để lại + khấu hao Sử dụng vốn tự có doanh nghiệpcó thể giảm được hệ số nợ, tạo sự chủ động trong kinh doanh Tuy vậy,nguồn tài trợ này có hạn chế là qui mơ khơng lớn và nhiều khi chi phí cơhội của việc giữ lại lợi nhuận cao

* Phát hành cổ phiếu: Với các doanh nghiệp trong điều kiện hiện

Trang 13

ta, do thị trường tài chính cịn chưa phát triển nên hình thức tài trợ này cịnít được sử dụng hoặc nếu có sử dụng thì hiệu quả chưa cao

* Phát hành trái phiếu cơng ty: Đây cũng là một hình thức tài trợ

khá phổ biến trong nền kinh tế thị trường gần như cổ phiếu

Trái phiếu là một giấy chứng nhận nợ của doanh nghiệp Sử dụng pháthành trái phiếu doanh nghiệp có thể huy động vốn cho hoạt động kinhdoanh mà không dẫn đến phải chia quyền kiểm soát doanh nghiệp như khisử dụng cổ phiếu thường Tuy nhiên, với trái phiếu doanh nghiệp thườngphải trả lợi tức cố định cho dù hoạt động kinh doanh có lãi hay không Điềunày dễ làm tăng khả năng phá sản đối với doanh nghiệp khi gặp khó khănvề tài chính Ngồi ra, với thị trường tài chính chưa phát triển như đã nóitrên thì hình thức này cũng khó phát huy tốt được ưu thế của nó

* Tín dụng ngân hàng: Ngân hàng có thể tài trợ cho các doanh

nghiệp thơng qua nhiều hình thức và với những mục đích sử dụng khácnhau như: cho vay ngắn hạn theo hạn mức tín dụng, cho vay theo hợpđồng, cho vay có đảm bảo để thu mua dự trữ, sản xuất, nhập khẩu nguyênvật liệu, đáp ứng nhu cầu vốn lưu động Hoặc cho vay dài hạn để đầu tư dựán, mua sắm máy móc thiết bị, dây chuyền cơng nghệ Tuỳ vào từngdoanh nghiệp mà Ngân hàng có thể áp dụng những hình thức nhất định saocho thuận lợi với cả hai bên Một đặc điểm khá nổi bật của tín dụng ngânhàng là có khả năng linh hoạt về lãi suất cũng như thời hạn

* Các nguồn tài trợ khác: Ngoài các nguồn tài trợ trên các doanh

nghiệp XNK cịn có thể được tài trợ bằng các nguồn như đầu tư nướcngoài, vay nợ viện trợ của nước ngồi, hỗ trợ của Chính phủ Hiện nay cácnguồn này thường cũng được sử dụng thông qua các Ngân hàng

Trang 14

đặ c biệt đối với sự phát triễn của đất nước nói chung vá hoạt động XNKnói riêng

Trang 15

2 Tín dụng ngân hàng đối với hoạt động xuất nhập khẩu

2.1 Khái niệm, Vai trò của tín dụng ngân hàng 2.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng

Tín dụng nói chung là một phạm trù kinh tế được rất nhiều nhà kinhtế học đề cập đến và do đó cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về tín dụng.Tuy nhiên, theo cách hiểu chung nhất thì: tín dụng là một quan hệ xã hộigiữa người cho vay và người đi vay, giữa họ có mối liên hệ với nhau thơngqua sự vận động của giá trị vốn tín dụng được biểu hiện dưới hình thái tiềntệ hoặc hiện vật

Trên cơ sở đó ta có thể hiểu “ Tín dụng ngân hàng là quan hệ tíndụng bằng tiền tệ giữa một bên là ngân hàng, một tổ chức chuyên doanhtrên lĩnh vực tiền tệ với một bên là các tổ chức, đơn vị kinh tế-xã hội, cáccơ quan Nhà nước và các tầng lớp dân cư ”

Tín dụng ngân hàng ra đời và ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhờ cókhả năng đáp ứng tốt mọi nhu cầu đa dạng về vốn của nền kinh tế mà nó đãkhơng ngừng được mở rộng sang tất cả các ngành, lĩnh vực khác nhautrong đó có hoạt động XNK, nó đã trở thành một nguồn tài trợ không thểthiếu đối với hoạt động XNK của các quốc gia Sự tham gia hỗ trợ của cácngân hàng cho hoạt động XNK có tác động tích cực khơng chỉ về mặt tàichính mà cịn về cả việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế

2.1.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hoạt động xuất nhập khẩu

Vai trị của tín dụng ngân hàng đối với hoạt động XNK được thểhiện qua các mặt sau:

Trang 16

- Thứ hai, tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường

Kinh doanh có hiệu quả là yêu cầu của hạch toán kinh tế đồng thờicũng là một trong những điều kiện cung cấp tín dụng của ngân hàng Dođó, tín dụng ngân hàng thúc đẩy các doanh nghiệp quan tâm hơn đến hiệuquả kinh doanh, nâng cao mức doanh lợi Bên cạnh đó, với khả năng linhhoạt về thời hạn và lãi suất của tín dụng ngân hàng sẽ khuyến khích sự chủđộng và sáng tạo của các doanh nghiệp trong việc sử dụng vốn sao cho phùhợp với nhu cầu về vốn trong mỗi thời kỳ khác nhau

- Thứ ba, tín dụng ngân hàng thúc đẩy hoạt dộng XNK diễn ra thuậnlợi và nhanh chóng hơn

- Thứ tư, xuất phát từ tính rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNKcao và do việc thiếu hiểu biết lẫn nhau giữa người mua và người bán sự cómặt của ngân hàng sẽ là một đảm bảo cho cả hai bên, nhà xuất khẩu sẽ hạnchế được những rủi ro khơng thanh tốn khi ngân hàng đứng ra đảm bảocung cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu và ngược lại nhờ nguồn tín dụng củangân hàng nhà nhập khẩu thực hiện được những nhập khẩu quan trọngtrong khi khả năng tài chính của họ chưa đáp ứng được

- Thứ năm, ngân hàng là một đầu mối tiếp nhận các nguồn tài trợ củanước ngồi cho hoạt động XNK Bởi vì hiện nay phần lớn các nguồn tài trợcủa các tổ chức tài chính- tiền tệ quốc tế cho một quốc gia nào đó đượcthực hiện qua các ngân hàng nước sở tại

Trang 18

2.2 Các hình thức tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại

Thương mại quốc tế bao gồm những mối quan hệ rất đa dạng, phứctạp Với tư cách là trung gian tài chính, ngân hàng đóng vai trị quan trọngtrong việc đảm bảo cho hoạt động XNK diễn ra liên tục nhanh chóng, thuậnlợi cho cả nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu Dựa trên các tiêu chí ta có thểchia tín dụng XNK ra thành các hình thức như sau:

2.2.1 Cho vay trong khn khổ thanh tốn bằng L/C

Thư tín dụng (L/C) là một văn bản pháp lý trong đó một ngân hàngcam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho nhà xuất khẩu hoặc chấp nhận hốiphiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuấttrình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh tốn phù hợp với quy định đề ratrong thư tín dụng

* Đối với L/C trong thanh toán hàng nhập khẩu

- Cho vay ký quỹ L/C

Ký quỹ là một quy định của ngân hàng phát sinh trong trường hợpkhách hàng xin được bảo lãnh, khách sẽ phải nộp một khoản tiền nhất địnhvào tài khoản của họ tại ngân hàng mà họ xin được bảo lãnh và khoản tiềnđó se được phong toả cho đến khi nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng chấmdứt Thông thường khoản tiền này được tính tỷ lệ với giá trị hợp đồng màkhách hàng xin được bảo lãnh Trong trường hợp thiếu sự tin cậy hoặcthương vụ tiềm ẩn rủi ro cao ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng ký quỹ100% giá trị hợp đồng Đối với những khách hàng đáng tin cậy hoặc cóquan hệ thường xun thì ngân hàng có thể chấp nhận mức ký quỹ thấphơn so với giá trị họp đồng

Trang 19

+ Đối tượng khách hàng

+ Loại L/C: L/C trả chậm thì mức ký quỹ thấp, loại L/C trảngay thì bắt buộc mức ký quỹ cao hơn

+ Loại hàng hoá nhập khẩu, khả năng tiêu thụ

Trên cơ sở các yếu tố trên, ngân hàng sẽ quyết định mức ký quỹ, nếunhư khách hàng khơng có đủ số dư trên tài khoản thì phải tiến hành làmđơn xin vay ngoại tệ ký quỹ L/C

- Cho vay thanh toán hàng nhập khẩu hoặc tài trợ thanh tốn tồn bộchứng từ giao hàng

Theo hình thức này khách hàng phải lập phương án sản xuất kinhdoanh mang tính khả thi cho lơ hàng nhập về phục vụ sản xuất kinh doanh.Đồng thời khách hàng phải lên kế hốch tài chính nhằm xác định khả năngthanh toán khi đến thời điểm thanh toán dự kiến, xác định khoản thiếu hụtvới ngân hàng tài trợ Trên cơ sở xem xét và phân tích kế hoạch và phảnánh của khách hàng, ngân hàng sẽ ra quyết định tài trợ và xác định mứcngân hàng chấp nhận tài trợ

* Đối với L/C trong thanh toán hàng xuất khẩu

- Cho vay thực hiện hàng xuất khẩu theo L/C đã mở trên cơ sở L/Cđã được chấp nhận do ngân hàng mở L/C phát hành theo yêu cầu của nhànhập khẩu Ngân hàng có thể cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu để tiêu thụsản phẩm và có thể thực hiện nghĩa vụ hợp đồng

- Cho vay chiết khấu hoặc ứng trước tiền hàng xuất khẩu:

Để đáp ứng nhu cầu vốn, nhà xuất khẩu sau khi giao hàng xong cóthể thương lượng với ngân hàng thực hiện chiết khấu bộ chứng từ hoặc ứngtrước tiền cho mình trước khi bộ chứng từ được thanh tốn

Trang 20

2.2.2 Cho vay trong khuôn khổ phương thức nhờ thu kèm chứng từ

- Nhờ thu đi trong thanh toán hàng xuất khẩu: Ngân hàng cho vaythu mua, sản xuất hàng xuất khẩu, chiết khấu hoặc ứng trước bộ chứng từhàng xuất khẩu

- Nhờ thu đến trong thanh toán hàng nhập khẩu: Ngân hàng tiếp nhậnchứng từ từ ngân hàng nước ngồi, xuất trình hối phiếu địi tiền nhà nhậpkhẩu Nếu nhà nhập khẩu không đủ khả năng thanh tốn, thì cần phải có sựtài trợ của ngân hàng cho vay thanh toán hàng nhập khẩu

2.2.3 Cho vay trên cơ sở hối phiếu

Trong kinh doanh ngoại thương hối phiếu đóng vai trò rất quantrọng, trên cơ sở hối phiếu ngân hàng có các hình thức cho vay sau:

* Chiết khấu hối phiếu

Chiết khấu hối phiếu là một loại tín dụng ngân hàng cung cấp chokhách hàng dưới hình thức mua lại hối phiếu trước khi nó đến hạn thanhtốn, tức là ngân hàng mua lại khoản nợ phải đòi Chiết khấu hối phiếu tạođiều kiện cho nhà xuất khẩu nhận được tiền sớm hơn nhằm đáp ứng đượcnhu cầu về vốn đối với khoản tín dụng cung ứng hàng mà anh ta cấp chonhà nhập khẩu

Cơ sở để xác định khối lượng tín dụng này là giá trị của hối phiếusau khi đã trừ đi giá trị chiết khấu và lệ phí nhờ thu mà ngân hàng chiếtkhấu hưởng Các ngân hàng sẽ xác định khối lượng tín dụng cấp ra(giá trịchiết khấu) theo công thức sau:

Tck = M(1-Lck * t/3600) - P

Trong đó:

Trang 21

Lck: Lãi suất chiết khấut: Thời hạn chiết khấu(ngày)P: lệ phí

Có 2 hình thức chiết khấu: - Chiết khấu miễn truy đòi

Ngân hàng mua lại bộ chứng từ của người xuất khẩu, giá mua sẽ thấphơn giá trị bộ chứng từ, do ngân hàng tính trừ lại chi phí chiết khấu và thờigian cần thiết trung bình để địi tiền nhà nhạap khẩu nước ngồi Chiết khấumiễn truy địi có nghĩa là người xuất khẩu bán hãn bộ chứng từ cho ngânhàng, nhạn tiền và khơng cịn trách nhiệm hồn trả, trách nhiệm thu tiền vàquyền sữ dụng số tiền thu được hoàn toàn thuộc về ngân hàng ở Việt Namcác ngân hàng ít sữ dụng hình thức chiết khấu này vì nó tiềm ẩn nhiều rủiro cho ngân hàng

- Chiết khấu được phép truy đòi

Cũng tương tự như hình thức trên nhưng trách nhiệm thanh tốn hốiphiếu vẩn còn đối với người chiết khấu hối phiếu(nhà xuất khẩu ) và giá trịchiết khấu cao hơn

- Chấp nhận hối phiếu:

Tín dụng chấp nhận hối phiếu là khoản tín dụng mà ngân hàng kýchấp nhận hối phiếu Người vay khoản tín dụng này chính là nhà nhập khẩuvà khoản vay chỉ là một hình thức, một sự đảm bảo về tài chính Thực chấtngân hàng chưa phải xuất tiền thực sự cho người vay Tuy nhiên khi đếnhạn, nếu nhà nhập khẩu khơng đủ khả năng thanh tốn thì người cho vay(ngân hàng) - người đứng ra chấp nhận hối phiếu phải trả nợ thay

Trang 22

phát Nếu ngân hàng đồng ý, điều đó cũng có nghĩa là ngân hàng đã chấpnhận một khoản tín dụng cho bên mua để họ thanh tốn cho bên bán khihối phiếu đến hạn

Đối với ngân hàng, kể từ khi ký chấp nhận trả tiền hối phiếu cũng chính là thời điểm bắt đầu gánh chịu rủi ro nếu như bên mua khơng có tiền thanh tốn cho bên bán khi hối phiếu đến hạn thanh toán

Đương nhiên nếu đến hạn thanh toán hối phiếu, bên mua có đủ tiềnthì ngân hàng thực sự khơng phải ứng tiền ra Như vậy, khoản tín dụng nàychỉ là hình thức, là một sự đảm bảo về tài chính Trong trường hợp này,ngân hàng sẽ chỉ nhận được một khoản phí chấp nhận, khoản tiền bù đắpcho chi phí gánh chịu rủi ro tín dụng mà thơi

2.2.4 Một số hình thức tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu khác

* Bao thanh tốn tồn phần và bao thanh tốn từng phần

- Bao thanh tốn tồn phần (factoring): là một hình thức tài trợchính trong hoạt động xuất khẩu Đó là hoạt động mua bán những khoảnthanh tốn chưa tới hạn và ngắn hạn từ những hoạt động xuất khẩu, cungứng hàng hoá dịch vụ

Khác với hoạt động mua bán lại chứng từ thanh toán ở phần trên,hoạt động factoring chỉ sử dụng cho những hoạt động xuất khẩu thườngxuyên theo định kỳ, theo hợp đồng ngắn hạn và cho nhiều nhà xuất khẩukhác nhau trong cùng một nước hoặc nhiều nước trong cùng một thời điểm.Chỉ có những khoản thanh toán đáp ứng những điều kiện sau mới đượcphép mua bán:

+ Những khoản mua bán phải tồn tại một cách hợp pháp, phảicó đủ tư cách pháp lý độc lập với quyền một người thứ ba

+ Hàng hoá đã được cung ứng đầy đủ và đảm bảo chất lượngcho những khoản thanh toán này

Trang 23

+ Khơng có quyền cấm chuyển nhượng các khoản thanh toánnày của người nhập khẩu hoặc nước nhập khẩu

- Bao thanh toán từng phần (forfaiting): cũng là nghiệp vụ mua bánnhững khoản thanh toán chưa tới thời hạn như factaring nhưng khác ở mộtsố điểm sau:

+ Forfaiting chỉ bao những khoản thanh toán cụ thể riêng lẻtrong tồn bộ q trình XNK dài hạn và cho từng đối tượng nhập khẩu riêng

+ Thời hạn thanh toán của factoring tối đa là 6 tháng trong khithời hạn đối với forfaiting là 6 tháng đến 10 năm Forfaiting được coi làhình thức tín dụng trung và dài hạn

+ Factaring phục vụ cho những hoạt động XNK khơng sử dụng tớitín dụng chứng từ cịn forfaiting lại dựa vào chúng và sự bảo đảm của ngân hàng.

* Tín dụng th mua

Th mua là hình thức tài trợ vốn, ra đời ở Mỹ vào năm 1952, sau đónhanh chóng thâm nhập vào Châu Âu đầu những năm 1960 và dần dần hiệnnay đang được các nước trên thế giới áp dụng

Thuê mua là hình thức thuê tài sản dài hạn mà trong thời gian đóngười cho thuê chuyển giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho người đith sử dụng Người th có trách nhiệm thanh toán tiền thuê trong suốtthời gian thuê và khi kết thúc thời hạn họ có thể được quyền sở hữu tài sảnthuê hoặc được mua lại tài sản thuê hay là được quyền thuê tiếp Điều nàytuỳ thuộc vào thoả thuận của hai bên khi ký hợp đồng th Có hai loạihình thức th mua Đó là: cho thuê vận hành và cho thuê tài chính

- Cho thuê tai chính: là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thơngqua việc cho th máy móc, thiết bị và các động sản khác Bên đi thuêđược chuyển quyền sở hữu hoặc tiếp tục thuê khi kết thúc thời hạn thuê

Trang 24

So với hình thức cho vay truyền thống, hình thức thuê mua này cónhững ưu điểm sau:

+ Các doanh nghiệp sẽ khơng phải bỏ tiền mua thiết bị ngaylập tức mà trả tiền thuê thiết bị theo định kỳ, tạo điều kiện cho các doanhnghiệp chủ động hơn về vốn để tập trung cho sản xuất Hình thức này có ýnghĩa nhất đối với doanh nghiệp khơng đủ vốn nhưng vẫn có thể đi thuêthiết bị thiết bị để sản xuất và dùng một phần lợi thu được từ sản xuất để trảtiền thuê định kỳ

+ So với đi vay ngân hàng, việc thế chấp để được thuê máymóc thiết bị đơn giản hơn nhiều do thiết bị thuê thuộc quyền sở hữu củabên cho thuê trong suốt thừoi gian thuê, nên khi bên thuê không trả đượcnợ, bên cho thuê có thể lấy lại tồn bộ tài sản cho th Ngày nay các ngânhàng thường lập cơng ty tài chính riêng để hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệpvà làm phong phú thêm hoạt động của mình

* Tài trợ bảo lãnh và tái bảo lãnh

Trong thương mại quốc tế, rủi ro là một yếu tố luôn luôn xuất hiệntrong các thương vụ khác nhau (rủi ro thanh toán, rủi ro khơng thực hiệnhợp đồng) Từ đó nảy sinh nhu cầu bảo lãnh để hạn chế rủi ro

Trong mua bán quốc tế, đôi khi nhà xuất khẩu không nắm chắc đượckhả năng tài chính để thanh tốn và mức độ tín nhiệm của nhà nhập khẩu Dovậy, nhà xuất khẩu sẽ yêu cầu nhà nhập khẩu phải có một tổ chức thường làngân hàng đứng ra bảo lãnh thanh tốn Ngược lại, do khơng biết rõ hoặckhơng tin tưởng nhau, nhà nhập khẩu có thể yêu cầu nhà xuất khẩu có ngânhàng đứng ra bảo lãnh giao hàng hoặc bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Trang 25

Bảo lãnh cũng có nhiều hình thức khác nhau: + Mở thư tín dụng trả chậm

+ Ký bảo lãnh hay ký chấp nhận trên các hối phiếu+ Phát hành thư bảo lãnh với người nước ngoài+ Lập giấy cam kết trả nợ với nước ngoài Các lợi thế của các bên liên quan trong nghiệp vụ này

- Đối với nhà nhập khẩu (bên được bảo lãnh): được hưởng mộtkhoản vốn của bên xuất khẩu mà không phải trả lãi (thực chất có thể giábán đã tính lãi rồi) chi trả một khoản phí cho người bảo lãnh

- Đối với nhà xuất khẩu: hoàn toàn yên tâm rằng đến hạn sẽ đượcthanh toán nợ Nếu cần tiền, nhà xuất khẩu cũng có thể đem bộ chứng từchiết khấu tại một ngân hàng khác để đáp ứng nhu cầu vốn của mình

- Đối với ngân hàng bảo lãnh: với bất kì ngân hàng nào, khi tiếnhành bảo lãnh, nghĩa là được sự tín nhiệm, được sự tin tưởng về phía bênxuất khẩu, bên nhập khẩu Khi bảo lãnh cho khách hàng, ngân hàng chỉ chovay trừu tượng nghĩa là ngân hàng không bỏ ra một khoản vốn nào cả, màchỉ lấy uy tín, danh dự của ngân hàng ra cho vay, làm cơ sở cho vay

Thủ tục bảo lãnh cho vay ngắn hạn theo phương thức cho vay thôngthường nghĩa là khi bảo lãnh cho khách hàng thì khách hàng phải có mục đíchxin vay, có khả năng thanh tốn và có tài sản thế chấp Khi đến hạn, nếu nhànhập khẩu khơng có đủ khả năng thanh tốn, thì cần phải làm thủ tục xin vaytại ngân hàng Như vậy, mục đích bảo lãnh đã được thực hiện, nghĩa là ngânhàng bảo lãnh muốn khách hàng của mình vay nhằm thu thêm được mộtkhoản lãi, có khách hàng mới về mặt tín dụng và chi phí bảo lãnh

3 Rủi ro trong tín dụng tài trợ XNK của ngân hàng thương mại

Trang 26

với xu hướng tồn cầu hố ngày càng rõ rệt và quan hệ thương mại quốc tếngày càng được mở rộng thì đồng thời hoạt động XNK cũng đồng thời cũngphát triển với quy mô ngày càng lớn Điều này đóng vai trị quan trọng trongviệc phát huy lợi thế của các quốc gia trong quan hệ kinh tế đối ngoại với cácquốc gia khác Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng của hoạt động XNK thì vai tròcủa ngân hàng trong việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong hoạt động XNKngày càng lớn, và cũng do vậy những rủi ro với các ngân hàng cũng ngàycàng lớn hơn những rủi ro tín dụng tài trợ XNK là rất đa dạng và khó quản lý.Bởi vì khác với hoat động tín dụng thơng thường, hoạt động tín dụng tài trợXNK chịu tác động của nhiều yếu tố ngẫu nhiên, bất ngờ khó nắm bắt như:tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới, các cuộc khủng hoảng kinh tế chínhtrị ảnh hưởng rất lớn đến các quan hệ kinh tế đối ngoại, tác động trực tiếp đếntâm lý, nhu cầu cũng như nguồn cùn cấp các mặt hàng nhập khẩu Bên cạnhđó, các yếu tố liên quan đến tỷ giá, yếu tố thời vụ cũng ảnh hưởng đến giá trịhàng hố XNK, qua đó tác động xấu đến hoạt động của doanh nghiệp và ảnhhưởng đến lợi ích của ngân hàng, dẫn tới tổn thất cho ngân hàng và nền kinhtế.

Trang 27

và doanh nghiệp thực hiện hợp đồng một cách suôn sẻ thì rủi ro vẫn có thểxảy ra do sự vi phạn các điều khoản trong hợp đồng tín dụng, ngay cả khi cácđơn vị được tài trợ hồn tồn có khả năng thực hiện các cam kết đó.

Xét một cách tổng thể, ta có thể thấy rằng, rủi ro trong tín dụng tài trợXNK cũng giống ngư của tín dụng ngân hàng nói chung nó ln là một yếu tốbất lợi, tiềm ẩn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, với hậu quả không thể lườngtrước được Vị vậy, địi hỏi các ngân hàng phải tìm ra biện pháp phòng ngừa,hạn chế tối đa rủi ro và thiệt hại có thể xảy ra Muốn vậy các ngân hàng phảitêưjc hiện có hiệu quả trong việc tìm hiểu thơng tin về đối tác, về thị trường,về dự báo và đưa ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro.

Các biện pháp phải được thiết lập một cách đồng bộ và phải được thưchiện một cách nghiêm túc và có sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng chuyêntrách Có như vậy mới có thể thực hiện tốt được cơng tác phòng ngừa ruỉ ro,hạn chế tối đa tổn thất, thúc đẩy sự phát triển của hoạt động XNK nhằm tăngnguồn thu ngoại tệ cho đất nước, đổi mới công nghệ, thúc đẩy nền kinh tế pháttriển.

4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại ở Việt Nam

Do việc cho vay có liên quan chặt chẽ đến cả ngân hàng và kháchhàng mà nó phục vụ, các chính sách cho vay phải được phác hoạ một cáchcẩn thận sau khi đã xem xét nhiều yếu tố Sau đây là một số yếu tố quantrọng nhất ảnh hưởng đến tín dụng tài trợ XNK của NHTM

4.1 Chủ trương chính sách phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước

Các hoạt động kinh tế nói chung và XNK nói riêng chịu tác động rất lớnbởi chính sách chủ trương đường lối phát triển kinh tế của Nhà nước

Trang 28

trữ, khả năng cho vay của ngân hàng sẽ gia tăng Các ngân hàng có thể cóchính sách cho vay tự do hơn Chính sách lãi suất linh hoạt, lãi suất thựcdương ln là địn bẩy thúc đẩy hoạt động tín dụng của ngân hàng Hoạtđộng tín dụng tài trợ XNK chủ yếu diễn ra theo hình thức cho vay bằngngoại tệ Vì vậy nếu Nhà nước cho phép tập trung ngoại tệ vào ngân hàng,quản lý ngoại tệ một cách chặt chẽ thì ngân hàng sẽ có nhiều nguồn ngoạitệ đáp ứng nhu cầu nhập máy móc, thiết bị, nguyên liệu của nhà nhập khẩu.

- Về mặt tiêu cực: Chính sách kinh tế vĩ mơ của Nhà nước có thể gâyra nhiều rủi ro cho hoạt động tín dụng XNK của ngân hàng Nếu Nhà nướckhơng có chiến lược hướng về xuất khẩu thì hoạt động kinh doanh của cácdoanh nghiệp XNK rất hạn chế Từ đó dẫn đến hoạt động cho vay của ngânhàng sẽ ít đi lợi nhuận của ngân hàng sẽ giảm xuống Khi Nhà nước áp đặtmột hàng rào thuế quan, phi thuế quan thì nó sẽ dẫn đến tăng giá của mộtsố loại hàng nhập khẩu, lượng hàng nhập khẩu giảm dẫn đến nhu cầu vayvốn giảm

Ngoài ra, việc thay đổi nhỏ trong chính sách lãi suất, tỷ giá hối đốicũng tác động khơng ít đến hoạt động tín dụng tài trợ XNK của Ngân hàng.Môi trường pháp không ổn định, cơ chế chính sách hay thay đổi làm ảnhhưởng đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, làm đảo lộn chínhsách tín dụng của từng ngân hàng Đây chính là nguyên nhân gây ra rủi rotín dụng cho các NHTM

4.2 Mơi trường kinh tế chính trị, xã hội trong và ngoài nước

Trang 29

loạt ngân hàng của Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia bị tàn phá do không thulại được các khoản nợ, không cho vay được để bù đắp chi phí khi nhu cầutín dụng của khu vực giảm

Tình hình chính trị xã hội chiến tranh cũng như thiên tia, dịch hoạcũng là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro bất khả kháng đối vớicác khoản cho vay của Ngân hàng

4.3 Khả năng ý thức thanh toán của doanh nghiệp XNK

Nhu cầu tín dụng của ngân hàng là yếu tố quyết định đến hoạt độngtín dụng ngân hàng được mở rộng hay thu hẹp Song nếu có nhu cầu vayvốn để nhập máy móc thiết bị từ nước ngoài để sản xuất hàng xuất khẩunhưng khả năng hoàn trả của doanh nghiệp khơng cao thì ngân hàng cũngsẽ không cho vay Mặt khác, khi ngân hàng cấp vốn cho vay các doanhnghiệp XNK, nhưng vì một nguyên nhân nào đó các ngân hàng này gặp rủiro trong quá trình hoạt động kinh doanh (bị huỷ bỏ hợp đồng, hàng bị mấtcắp giảm giá trị ) làm cho họ không thu hồi đủ vốn để trả lại các khoảnvay cho ngân hàng Đối với ngân hàng khi mà có q nhiều khách hàng đếnhạn trả mà khơn có khả năng thanh toán hoặc cố ý chây ỳ thiếu ý thức tôntrọng các điều khoản thoả thuận trong hợp đồng tín dụng thì ngân hàng sẽmất khả năng thanh tốn của mình thậm chí ngân hàng cịn rơi vào tìnhtrạng phá sản

Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và củadoanh nghiệp hoạt động XNK nói riêng với thái độ ý thức thanh toán củadoanh nghiệp sẽ thúc đẩy hay kìm hãm hoạt động tín dụng của ngân hàng

4.4 Năng lực cho vay của ngân hàng

Trang 30

cầu của doanh nghiệp Tín dụng XNK của NHTM gắn liền với nguồn vốnngoại tệ Do đó làm thế nào để huy động đủ ngoại tệ đáp ứng nhu cầu vaycủa doanh nghiệp nhập khẩu đang là vấn đề lớn đối với nhiều NHTM

4.5 Các nhân tố khác

Trình độ quản lý kinh doanh, quản lý vốn cũng như trình độ chunmơn của đội ngũ nhân viên tín dụng khơng phải là khơng có ý nghĩa đối vớihoạt động cho vay XNK của ngân hàng Với một đội ngũ nhân viên có kinhnghiệm, có trình độ trong thẩm định dự án, xem xét đơn vay vốn của kháchhàng thì chất lượng tín dụng sẽ cao và ngược lại

Bên cạnh đó, hoạt động tín dụng tài trợ XNK của NHTM cũng luônphải đối mặt với rủi ro lãi suất hay tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đối ln lnbiến động, sự biến động này có thể diễn ra hàng ngày Nếu tỷ giá hối đoái hợplý sẽ khuyến khích cả nhập khẩu và xuất khẩu, tạo điều kiện cho nền kinh tếnói chung và hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói riêng sẽ phát triển

Trang 31

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠINGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI.

1 Khái quát về NHNT Hà Nội

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của NHNT Hà Nội

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh TP Hà Nội (gọi tắt làNHNT Hà Nội) được thành lập theo quyết định số 177/QĐ/NH ngày 22tháng 12 năm 1984 của Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam(nay là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), chính thức đi vào hoạtđộng từ 01/ 03/1985 theo sự quản lý và phân công của NHNT Việt Nam

NHNT Hà Nội là một tổ chức tài chính có tư cách pháp nhân, thực hiệnhạch toán kế toán và kinh tế thống nhất trong hệ thống NHNT Việt Nam,hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính, đảm bảo và phát triển vốn, tựbù đắp chi phí và tự chịu rủi ro

NHNT Hà Nội là ngân hàng trực thuộc và là Chi nhánh cấp I trong hệthống NHNT Việt Nam, cùng với NHNT TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa- VũngTàu được xếp loại doanh nghiệp hạng I

1.2 Cơ cấu tổ chức của NHNT Hà Nội

Trang 32

Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức NHNT Hà Nội:

2 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNT Hà Nội

Trong những năm vừa qua, cùng với hệ thống NHNT Việt Nam nóichung, NHNT Hà Nội đã có nhiều thành cơng tích cực trong hoạt động kinhdoanh, tiếp tục khẳng định vị trí của mình trong q trình phát huy cácnguồn nội lực, thu hút nguồn ngoại lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tếxã hội trên địa bàn Thủ đô Hà Nội Đây là kết quả được duy trì trong nhữngnăm vừa qua, được thực hiện cụ thể trên các mặt nghiệp vụ:

2.1 Về huy động vốn

- Nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế luôn là yêu cầu bức thiết, nhất làđối với địa bàn Hà Nội Hiện nay, NHNT Hà Nội thực hiện huy động vốnbằng VND và các ngoại tệ mạnh thơng qua các hình thức như: Tiết kiệm(có kỳ hạn và khơng kỳ hạn), phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, mở tài khoản

Ban Giám ĐốcPhịng Tín Dụng Tổng HợpPhịng Thanh Tốn Quốc TếPhịng Tin HọcPhịng Hành Chính Nhân SựPhịng Kế Tốn -Tài ChínhPhịng Ngân quỹPhòng Dịch Vụ Khách Hàng

Tổ Kiểm Tra Nội Bộ

Trang 33

- Về ngoại tệ, NHNT Hà Nội thực hiện huy động và thu đổi 11 loạingoại tệ, chủ yếu là các loại ngoai tệ mạnh và các ngoại tệ phục vụ cho nhucầu XNK của nền kinh tế

Trong năm 2002 vừa qua, với vị trí và uy tín được tạo dựng trongnhiều năm, NHNT Hà Nội đã hồn thành tốt cơng tác huy động vốn theo kếhoạch, đóng góp lớn vào thành tích huy động vốn chung của toàn hệ thốngNHNT Kết quả như sau:

Tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh trong năm 2002 là 3996 tỷđồng, tăng 22% so với cùng kỳ 2001 Trong đó:

+ Huy động từ dân cư đạt 3.254 tỷ đồng, tăng 24% và chiếm81% tổng số vốn huy động

+ Huy động từ các tổ chức kinh tế đạt 740 tỷ đồng, tăng 13%và chiếm 18% trong tổng nguồn vốn huy động

Nhờ vậy, tổng nguồn vốn hoạt động của Chi nhánh trong năm 2002là 4.242 tỷ đồng Trong đó:

+ Vốn điều lệ : 13 tỷ VND

+ Vốn và các quỹ khác: 107 tỷ VND (do tích lũy qua các năm).+ Vốn huy động: 4.122 tỷ VND

2.2 Về công tác sử dụng vốn

NHNT Hà Nội sử dụng vốn theo nguyên tắc: An toàn và Hiệu quả Ngân Hàng chủ yếu cho vay các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội vàmột số tỉnh lân cận Hiện nay NHNT Hà Nội cho vay 1 khách hàng tối đa là80 tỷ đồng, và cho vay trung – dài hạn tối đa một dự án là 35 tỷ đồng

Trang 34

vay của Ngân hàng là khá phong phú, tuy vậy hai phương thức cho vay chủyếu của NHNT Hà Nội là cho vay từng lần và cho vay theo hạn mức tíndụng

Với kết quả sử dụng vốn sinh lời của Chi nhánh trong năm 2002 đạt99% tổng nguồn vốn huy động, tăng 62% so với năm 2001 Chi nhánh đãchủ động mở rộng hoạt động tín dụng nhằm đáp ứng vốn có hiệu quả cho nềnkinh tế và tăng cường nguồn vốn cho NHNT Việt Nam, thơng qua 2 kênh sửdụng vốn chính là đầu tư tín dụng trực tiếp và điều chuyển vốn nội bộ

Cơng tác tín dụng của Chi nhánh trong năm 2002 đã thực sự khởi sắc:Doanh số cho vay đạt 3 625 tỷ đồng, tăng 64% Doanh số thu nợ đạt 3 255tỷ đồng, tăng 62%, dư nợ tín dụng đạt 985 tỷ đồng, tăng 60% so với năm2001 Trong đó:

- Dư nợ tín dụng ngắn hạn đạt 793 tỷ đồng, tăng 74% Chi nhánh đã đápứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn cho các khách hàng, tạo điều kiện cho cácdoanh nghiệp nắm bắt được thời cơ kinh doanh Đặc biệt, Chi nhánh đã thựchiện cho vay USD để thu mua và làm hàng xuất khẩu với lãi suất ưu đãi nhằmhỗ trợ hoạt động xuất khẩu của thành phố với doanh số cho vay đạt 4 triệu USD.- Dư nợ tín dụng trung và dài hạn đạt 192 tỷ đồng, tăng 107% Chinhánh đã chủ động tìm kiếm các dự án đầu tư có hiệu quả, đáp ứng nhu cầuvốn đầu tư đổi mới công nghệ và mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế xãhội ở Thủ đơ

Hiệu quả tín dụng của Chi nhánh là rõ rệt, mặc dù mở rộng và tăngnhanh cả về doanh số và số dư cho vay nhưng vẫn đảm bảo an tồn và cóchất lượng, dư nợ quá hạn chỉ chiếm 0,6% tổng dư nợ, đặc biệt trong năm2002 không phát sinh một khoản nợ quá hạn nào

Trang 35

Phát huy thế mạnh và uy tín đã tạo dựng được trên trường quốc tế củatoàn hệ thống, NHNT Hà Nội đã thực sự trở thành địa chỉ tin cậy cho cácdoanh nghiệp hoạt động XNK trên địa bàn Cơng tác thanh tốn quốc tế năm2002 có chất lượng tốt với tổng doanh số thanh toán XNK cả năm đạt 374triệu USD, tăng 18% so với năm 2001 (Chủ yếu là thông qua L/C, D/P, D/A,TTR) Trong đó doanh số thanh tốn nhập khẩu tăng 30%, riêng doanh sốthanh toán xuất khẩu bằng 78% so với doanh số thanh tốn xuất năm 2001 dokhó khăn hoạt động xuất khẩu chung của cả nước

Bảng 1: Doanh số thanh toán XNK qua các năm

(Đơn vị: Nghìn USD)

Chỉ tiêu 2000 2001 2002

Nhập khẩu 210 144 239 589 292 196

Xuất khẩu 83 434 87 721 68 863

(Nguồn: Báo cáo tín dụng của NHNT Hà Nội qua các năm)

Đi đơi với hoạt động thanh tốn XNK, công tác kinh doanh ngoại tệcung được chú trọng nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu về ngoại tệ trong thanhtoán XNK Doanh số mua bán ngoại tệ năm 2002 tăng mạnh, đạt 131 triệuUSD, tăng 13% so với năm 2001 Chi nhánh đã tự chủ động cân đối cácnguồn ngoại tệ để cung ứng cho nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng thiết yếucho sản xuất và tiêu ding của các doanh nghiệp và khách hàng có quan hệ

2 4 Về cơng tác Kế tốn, Thanh tốn Ngân hàng

Hiện nay NHNT Hà Nội đã tích cực chủ động tham gia cùng vớiNHNT Việt Nam và Ngân Hàng Nhà nước ứng dụng công nghệ ngân hànghiện đại vào cơng tác thanh tốn của ngân hàng đảm bảo thanh tốn nhanh,chính xác và tăng nhanh vịng quay sử dụng vốn của các doanh nghiệp quaNgân hàng

Trang 36

Việt Nam NHNT Hà Nội là đơn vị đầu tiên trong toàn hệ thống ứng dụngchương trình “Tầm nhìn 2010 – Hệ thống VCB Vision 2010”, đây là dự áncủa Ngân Hàng Thế Giới do Vietcombank triển khai dựa trên nền tảng côngnghệ hiên đại nhất của Mỹ Các ứng dụng nổi bật của chương trình này là:

- Là hệ thống xử lý trực tuyến và các dịch vụ hỗ trợ - Có hệ thống định hướng khách hàng

- Giao dịch một cửa

- Gửi một nơi, rút nhiều nơi (điều này các Ngân hàng khác chưa làmđược)

- Thanh tốn tự động

Nhờ đó, năm 2002 lượng khách hàng đến mở tài khoản tăng 46% sovới năm 2001, số lượng khách hàng có tài khoản đến 31/12/2002 là 31.982,trong đó có 570 đơn vị và 4106 cá nhân mở tài khoản giao dịch tại Chinhánh

Bảng 2: Số lượng tài khoản giao dịch qua các năm:

(Đơn vị: tỷ đồng)

Năm 2002 2001 2000

Số lượng 16 248 21 215 31 982

( nguồn: báo cáo của NHNT Hà nội)

Doanh số thanh toán trong hệ thống Ngân Hàng Ngoại Thương đạt34.509 tỷ đồng, tăng 45%; Thanh toán bù trừ đạt 5.045 tỷ đồng, tăng 16%;Thanh toán qua NHNN đạt 2.294 tỷ đồng, tăng 47% so với năm 2001;Thanh toán liên Ngân hàng áp dụng từ tháng 5 - 2002 đạt 656 tỷ đồng

Trang 37

Với chính sách đa dạng hố và nâng cao chất lượng các sản phẩmdịch vụ ngân hàng, công tác dịch vụ Ngân hàng của Chi nhánh trong năm2002 tăng mạnh

Chất lượng thanh tốn và trình độ phục vụ ngày càng được nâng cao,công tác thanh toán chi trả kiều hối của Chi nhánh trong năm 2002 đạtdoanh số 15,546 triệu USD Tuy còn nhỏ so với hơn 2 tỷ USD kiều hốiđược chuyển về trong năm qua nhưng cũng đã tăng tới 94% so với năm2001

NHNT Hà Nội đã mở rộng và phát triển các sản phẩm và dịch vụngân hàng hiện đại vào cuộc sống Ngồi các chương trình dịch vụ mới nhưVCB-Online, Home-banking, E-banking, Ci-tad Ngân hàng đã chú trọngtạo điều kiện cho khách hàng giao dịch, tiếp cận với các dịch vụ thanh tốnmới nhất của ngân hàng Cơng tác phát hành thẻ lần đầu tiên được Chinhánh triển khai đã có hiệu quả tốt:

- Thẻ rút tiền mặt tự động ATM số lượng phát hành đạt 3.086 thẻ,doanh số thanh toán là 35 tỷ đồng,

Trang 38

Hiện nay Chi nhánh đang áp dụng việc tín chấp, giảm mức ký quỹxuống nhằm thu hút nhiều khách hàng hơn nữa

3 Thực trạng hoạt động tín dung xuất nhập khẩu tại NHNT Hà nội

Trong toàn bộ chuyên đề này tỷ giá giữa đồng Việt Nam và USD được sử dụng thống nhất như sau:

Tỷ giá USSD/VNĐ = 14501 (năm 2000) = 15054 (năm 2001) = 15349 (năm 2002)

3.1 Về công tác huy động vốn

Huy động vốn là một khâu quan trọng trong hoạt động ngân hàngnhằm tạo nguồn cho hoạt động tài trợ của ngân hàng Xét về mặt nàyNHNT Hà Nội đã thực hiện khá tốt

Bảng3: Cơ cấu nguồn vốn huy động

(Đơn vị: triệu đơng, nghìn USD)

Chỉ tiêu

200020012002

Trang 39

3/Các nguồn khác3408249701145, 821981739, 87

- Đồng Việt Nam914023-1774, 91

- Ngoại tệ 24942- (3300)49678 199, 17 (1290)19800 62, 50Tổng27567353268935118, 583996342121, 53

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh hàng năm của NHNT Hà nội)

Biểu 1: Cơ cấu nguồn vốn huy động

Trong cơ cấu nguồn vốn huy động của NHNT Hà Nội tiền gửi dâncư chiếm bộ phận chủ yếu trong tổng nguồn vốn huy động Mặc dù gặpphải những khó khăn vào cuối năm 2002 do tình hình chính trị trên thế giớicó biến động và sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, nhưng nhìnchung nguồn vốn của ngân hàng tăng nhanh qua các năm Để đạt được kếtquả huy động vốn như trên, Chi nhánh đã áp dụng nhiều biện pháp, hìnhthức huy động khác nhau như phát hành kỳ phiếu, cung cấp dịch vụ ATM,ngân hàng trực tuyến, nâng cao chất lượng phục vụ, điều này đã tạo rathuận lợi cho khách hàng, tạo uy tín cho ngân hàng

Trang 40

+ Nguồn vốn VND huy động năm 2002 đạt 11600 triệu đồngchiếm 29% tổng nguồn vốn, tăng 59,34% so với năm 2001 Nguyên nhân chủyếu là lãi suất huy động tăng và đạt mức cao kỷ lục trong vài năm gần đây

+ Huy động vốn ngoại tệ đạt 184790 nghìn USD tăng 10,78%so với năm 2001

+ Trong cơ cấu nguồn vốn huy động thì huy động vốn ngoạitệ chiếm tỷ trọng lớn hơn so với huy động băng VND, đạt doanh số2836342 triệu đồng (Quy VND theo tỷ giá 15349VND/USD), chiếm tỷtrọng 71% tổng nguồn vốn huy động

3.2 Về hoạt động sử dụng vốn tài trợ các hoạt động xuất nhập khẩu

Hoạt động tín dụng XNK tại Ngân hàng ngoại thương Hà Nội ngàycàng diễn ra sôi nổi và đa dạng Để đáp ứng nhu cầu vốn trong hoạt độngXNK của các doanh nghiệp, Ngân hàng đã tiến hành đa dạng hố các hìnhthức tài trợ, áp dụng nhiều hình thức tài trợ mới, đồng thời khơng ngừng cảitiến các hình thức tài trợ mới

Hiện nay, tại NHNT Hà Nội có áp dụng nhiều hình thức tín dụng tàitrợ XNK, bao gồm:

 Cho vay phục vụ nhập khẩu, gồm có:

- Cho vay Ngoại tệ để nhập khẩu máy móc thiết bị, hàng hố, khuyếnkhích cho vay đối với những mặt hàng mà trong nước chưa sản xuất được

-Cho vay bằng Đồng Việt Nam để mua Ngoại tệ phục vụ nhập khẩu -Mở L/C thanh toán hàng nhập khẩu, cho vay ký quỹ L/C

-Bảo lãnh

 Cho vay phục vụ xuất khẩu, gồm có:

- Cho vay vốn lưu động để thu mua, chế biến, sản xuất hàng xuấtkhẩu theo đúng L/C quy định, hợp đồng ngoại thương đã ký kết

- Chiết khấu chứng từ hàng xuất khẩu

Ngày đăng: 06/07/2023, 22:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w