1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đổi mới phương pháp giáo dục theo tư tưởng hồ chí minh

19 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 39,93 KB

Nội dung

Trang 1

Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về giáo dục ln có ý nghĩa lýluận và thực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam Trong sự nghiệpđào tạo nguồn nhân lực cho cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước,thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh" ởnước ta, tư tưởng đó của Người càng có ý nghĩa thiết thực.

Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất thân trong một gia đình khoa bảng, có truyềnthống hiếu học, từ nhỏ đã say mê học tập, khao khát tìm tịi cái mới, cái tiến bộ.Người đã sớm nhận ra rằng muốn cứu nước, phải nâng cao dân trí trước hết là chothanh thiếu niên

Cách đây hơn nửa thế kỷ, khi bị giam cầm trong nhà lao của chính quyềnTưởng Giới Thạch, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết những vần thơ:

Ngủ thì ai cũng như lương thiện,Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền;Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn,Phần nhiều do giáo dục mà nên

Đối với Người, giáo dục đào tạo có một vị trí hết sức quan trọng trong cải tạocon người cũ, xã hội cũ, xây dựng con người mới, góp phần đắc lực vào cơng cuộcbảo vệ và xây dựng đất nước

"Quốc dân Việt Nam!

Muốn giữ vững nền độc lập,

Muốn làm cho dân mạnh nước giàu,

Mọi người Việt Nam phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào côngcuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ".

Trang 3

tại Đại hội, Hội nghị giáo dục, thư thăm hỏi, chúc mừng, Người luôn nhấn mạnh

đến sứ mệnh thiêng liêng, cao cả của ngành giáo dục Người viết: “Một dân tộc dốt

là một dân tộc yếu”, “Dốt thì dại, dại thì hèn”, “Dốt nát cũng là kẻ địch”,…Trước

lúc “đi xa”, trong bản Di chúc thiêng liêng, Người căn dặn: “Đảng cần phải chăm

sóc, giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kếxây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng”, vừa “chuyên” Bồi dưỡng thế hệ cáchmạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết”

Nhấn mạnh vai trị, vị trí của giáo dục, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định vàđưa ra những nội dung giáo dục mang tính tồn diện từ đức, trí, thể, mĩ… Bêncạnh đó, tuy khơng có những tác phẩm lớn mang tính văn kiện về giáo dục nhưngqua những bức thư, những bài nói, bài viết, Người cũng đã chỉ ra những phươngpháp giáo dục thiết thực, cụ thể, phù hợp cho mọi loại đối tượng, các lớp học, cấphọc trong hệ thống giáo dục quốc dân

Đảng ta coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, luôn dành sự đầu tư lớn cho giáodục Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong những năm qua thìnền giáo dục của Việt Nam hiện nay còn tụt hậu xa so với nhiều nước trong khuvực và trên thế giới, ngồi những ngun nhân khách quan thì vấn đề phương phápgiáo dục còn nhiều bất cập là một trong những nguyên nhân chủ quan ảnh hưởngtới chất lượng giáo dục đào tạo ở nước ta Vì vậy, đổi mới căn bản, tồn diện nềngiáo dục chính là nhiệm vụ mang tính chiến lược và lâu dài.

Tiếp tục học tập tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách sống và làm việccủa Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhiệm vụ quan trọng cũng là yêu cầu cấp thiếtđối với toàn Đảng, toàn dân Để đổi mới toàn diện và căn bản nền giáo dục, bêncạnh việc đổi mới cơ chế quản lý, nội dung chương trình thì đổi mới phương phápgiáo dục đào tạo giữ vị trí hết sức quan trọng Những phương pháp giáo dục màChủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra trở thành những triết lý giáo dục làm cơ sở choviệc xây dựng và phát triển, đổi mới và hoàn thiện phương pháp giáo dục ở ViệtNam.

Trang 4

“Đổi mới phương pháp giáo dục theo tư tưởng Hồ Chí Minh” làm đề tài tiểu

luận học phần X.

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu

 Nhiệm vụ nghiên cứu

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu

 Phạm vi nghiên cứu

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận nghiên cứu

Trang 5

I PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa, phát triển phương pháp giáo dục truyền thốngcủa dân tộc Việt Nam, những tinh hoa phương pháp giáo dục của phương Đông,phương Tây và quan điểm giáo dục của chủ nghĩa Mác – Lênin; xuất phát từ mụcđích, nội dung giáo dục - đào tạo, qua kinh nghiệm thực tiễn dạy học và trực tiếpđào tạo bồi dưỡng những lớp cán bộ đầu tiên của cách mạng Việt Nam; Chủ tịchHồ Chí Minh đã nêu lên những quan điểm toàn diện, sáng tạo, độc đáo về phươngpháp giáo dục - đào tạo, có ý nghĩa chỉ đạo toàn bộ sự nghiệp giáo dục - đào tạocủa nước nhà.

Tuy Hồ Chí Minh khơng để lại cho chúng ta một tác phẩm, một hệ thống lýluận về phương pháp giáo dục, nhưng những việc làm thiết thực, những bài viếtngắn gọn, súc tích của Người đã hàm chứa các phương pháp giáo dục mẫu mực.Người lấy nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn làm nguyên tắc cơ bảncho việc xây dựng các phương pháp về giáo dục Nguyên tắc này được Người sửdụng trong việc giáo dục cán bộ, đảng viên, thanh thiếu niên, cơng nhân, nơng dân,bộ đội, trí thức, học sinh, sinh viên… Nó được coi như "kim chỉ nam" để lồng dẫnnhận thức, hành động và bồi dưỡng tinh thần yêu nước cho tất cả mọi người Hơnnữa, nguyên tắc này có tính chất quyết định trong việc chuyển hướng giáo dục vàtrở thành đặc trưng của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa

Các phương pháp giáo dục cụ thể theo tư tưởng Hồ Chí Minh:

I.1 Học đi đơi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, nói đi đôi với làm

Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác- Lênin trong triết học, trong quy luật nhận thức Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vậndụng sáng tạo, nhuần nhuyễn nguyên tắc này trong phương pháp cách mạng nóichung và phương pháp giáo dục - đào tạo nói riêng Người chỉ rõ: học đi đôi với

hành, lý luận gắn liền với công tác thực tế; học là cốt để áp dụng vào thực tế “Họckhơng phải để nói mép, nhưng biết lý luận mà không thực hành là lý luận suông.Học là để áp dụng vào việc làm”

Trang 6

người đi học, người dạy học phải coi trọng việc kết hợp giữa học và hành Học làđể tiếp thu tri thức khoa học, hành là biến những trí thức khoa học đó thành hiện

thực trong cuộc sống Học và hành có mối quan hệ biện chứng với nhau: “Học đểhành Học với hành phải đi đơi Học mà khơng hành thì học vơ ích Hành màkhơng học thì hành khơng trơi chảy” Vì vậy, khi dạy và học phải liên hệ với thực

tế trong và ngoài nước, những vấn đề mà thực tế cách mạng hiện nay Đảng và nhândân phải giải quyết

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lấy tiêu chuẩn học đi đơi với hành để phân biệt cách

đào tạo giữa các nền giáo dục: “Trường học của ta là trường học xã hội chủnghĩa Trường học xã hội chủ nghĩa là thế nào? Trường học xã hội chủ nghĩa lànhà trường: Học đi đôi với lao động, lý luận đi đôi với thực hành; cần cù đi đôivới tiết kiệm” Đây là những quan điểm về nền giáo dục - đào tạo xã hội chủ nghĩa

của Người, đồng thời thể hiện rõ quan điểm phê phán lối đào tạo kiểu tầm chương,trích cú, lối đào tạo ấy chỉ tạo ra một lớp người ưa chuộng chữ nghĩa, sách vở, xarời cuộc sống, xa rời lao động sản xuất, dẫn đến coi khinh người lao động.

Trong quá trình chỉ đạo tổ chức nền giáo dục quốc dân, Chủ tịch Hồ Chí Minhđặc biệt quan tâm tới việc xây dựng nhà trường lao động, nhà trường gắn liền vớisản xuất, đời sống, song phải lấy mục tiêu chính là giáo dục.

Người căn dặn các cán bộ ngành giáo dục phải chú trọng xây dựng các trườnghọc vừa học vừa làm, gắn giáo dục với lao động sản xuất Đưa lao động vào nhàtrường chính là để nhằm đào tạo một thế hệ trẻ vừa có kiến thức văn hố, vừa cókiến thức khoa học kỹ thuật, vừa có kỹ năng lao động cơng nơng nghiệp, có thóiquen lao động,sẵn sàng bước vào sự nghiệp xây dựng CNXH Đó là một tư tưởnghết sức tiến bộ, khoa học của Người nhằm gắn lý luận với thực tiễn, phát triển conngười toàn diện về kiến thức và kỹ năng.

Giáo dục kỹ thuật tổng hợp, kết hợp giáo dục với lao động và khoa học kỹthuật khơng chỉ góp phần giáo dục nhân cách, góp phần hình thành nhân cách màcịn giúp các em rèn luyện thể chất để thông minh hơn, khoẻ mạnh hơn, kết quảhọc tập cũng sẽ tốt hơn

Trang 7

về nông thôn sản xuất nông nghiệp “Một số khá đông thanh niên chưa hiểu thấurằng tất cả lao động có ích cho xã hội đều là vẻ vang, vì vậy họ chưa thiết tha yêunghề, thường “đứng núi này, trông núi nọ” Nhiều thanh niên nông thôn chưa hiểurằng nông nghiệp là cực kỳ quan trọng cho quốc kế dân sinh, vì vậy mà họ chưathật thích thú với sản xuất nông nghiệp Thanh niên ta cần phải hiểu rằng: Bất kỳcơng việc gì, mà ra sức khắc phục khó khăn, hồn thành tốt nhiệm vụ, đều là vẻvang, đều là anh hùng”

Bên cạnh việc coi trọng phương châm, phương pháp học đi đôi với hành, lýluận gắn với thực tiễn, Người không quên nhắc nhở mọi người tránh nhận thứclệch lạc, đòi hỏi trong học tập phải giải quyết tất cả mọi vấn đề của thực tế Vì thựctế của cách mạng rất rộng, giải quyết các vấn đề thực tế ấy là cả một quá trình lâudài của tồn Đảng, tồn dân Người cịn căn dặn: Khi học tập lý luận thì nhằm mụcđích học hỏi để vận dụng chứ khơng phải học lý luận vì lý luận, hoặc vì tạo cho

mình một cái vốn lý luận để sau này đưa ra mặc cả với Đảng “Như thế tất cảnhững động cơ, mục đích học tập không đúng đắn đều phải tẩy trừ cho sạch”

Theo Hồ Chí Minh, một trong những nội dung rất quan trọng của phương

pháp gắn lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành là:“Người đi huấn luyện phảihuấn và luyện Huấn là dạy dỗ, luyện là rèn giũa cho sạch những vết xấu xa trongđầu óc” Điều đó có nghĩa là người thầy không chỉ đơn thuần trang bị kiến thức, trí

thức, cách vận dụng trí thức, kiến thức đó vào cơng việc mà cịn có trách nhiệmtrực tiếp rèn luyện về tư cách, đạo đức, lối sống, tác phong cho người học, đồngthời phải là tấm gương cho người học noi theo

Nói đi đơi với làm là nguyên tắc đầu tiên trong ba nguyên tắc đạo đức cáchmạng, theo quan niệm của Hồ Chí Minh nói thì phải làm, xây đi cùng với chống vàtu dưỡng đạo đức suốt đời Trong bài giảng “Tư cách một người cách mệnh” Bácviết:

“Tự mình phải:Cần kiệm.

Hịa mà khơng tư.Cả quyết sửa lỗi mình.

Trang 8

Hay hỏi.

Nhẫn nại (chịu khó).Hay nghiên cứu, xem xét.Vị cơng vong tư.

Khơng hiếu danh, khơng kêu ngạo.Nói thì phải làm”.

“Nói thì phải làm” là thể hiện sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, tưtưởng và hành động, nhận thức và việc làm Đối với mỗi người để thực hiện đượcviệc thống nhất giữa lời nói với việc làm phải có nhận thức đúng và quyết tâm vượtqua chính mình Có nhận thức đúng nhưng không vượt qua được sự cám dỗ của lợiích cá nhân ích kỷ sẽ dẫn đến nói khơng đi đơi với làm Để nói đi đơi với làm, cịncần có sự cố gắng, bền bỉ và quyết tâm, bởi bất kỳ cơng việc nào, nhiệm vụ gì, dùlớn hay nhỏ, khó hay dễ, phức tạp hay đơn giản, nhưng nếu khơng ra sức phấn đấuthì cũng khơng thể thành cơng được.

Nói đi đơi với làm thể hiện bằng kết quả công việc Kết quả công việc làthước đo sự cống hiến của mỗi người Với các cán bộ, đảng viên, người lãnh đạothì lời nói đi đơi với việc làm lại càng quan trọng và cần thiết, vì cán bộ là gốc củamọi cơng việc, là những tấm gương để quần chúng noi theo.

Nói đi đơi với làm còn là biểu hiện của sự gương mẫu, trung thực, trong sángcủa cán bộ, đảng viên, công chức, nêu gương trước nhân dân Trong thực hành đạođức “một tấm gương sống cịn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”.

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, về bản chất, “nói đi đơi với làm” khơng chỉ làngun tắc đạo đức, lẽ sống, phương châm hoạt động mà còn là biểu hiện sinhđộng cụ thể của việc quán triệt sâu sắc nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thựctiễn, giữa suy nghĩ và hành động, giữa tư tưởng đạo đức và hành vi đạo đức củamỗi người.

Trang 9

khả năng, trình độ văn hóa của nhân dân và cán bộ ta còn thấp nên Người đã Việthóa, đơn giản hóa, đồng bào hóa nhiều khái niệm trừu tượng của lý luận Mác -Lênin để cán bộ và đồng bào ai cũng hiểu được Ví dụ khi giảng giải cách mạng làgì, Người nói cách mạng là phá cái cũ đổi ra cái mới, phá cái lạc hậu đổi ra cái tântiến, hoặc Người dùng hình ảnh con đỉa hai vịi để nói về Chủ nghĩa đế quốc

Sự gắn kết chặt chẽ giữa lý luận với thực tiễn đối tượng và yêu cầu cách mạnglàm cho công tác huấn luyện của Người luôn đạt kết quả cao, phong trào học tậpcủa toàn dân cũng nhanh chóng phát triển.

I.2 Giáo dục phải thiết thực, cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu, không sáo rỗng.

Trong Huấn thị về công tác huấn luyện học tập (1950), Bác nêu rõ cách dạyhọc: “Cốt thiết thực chu đáo hơn ham nhiều Việc cốt yếu là phải làm cho người

học hiểu thấu vấn đề” “Bất kỳ việc gì, chúng ta cũng phải bắt đầu từ gốc, dần dầnđến ngọn, từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng Chớ nên tham mau, tham nhiều trongmọi lúc” Và Bác cũng chỉ ra cách dạy để cho người học hiểu vấn đề một cách thiếtthực: “Hiểu thấu cũng có nhiều cách: có cách hiểu thấu một cách tỉ mỉ, nhưng dạytheo cách đó thì tốn nhiều thì giờ Trái lại cũng có cách dạy, theo lối bao quát màvẫn làm cho người học hiểu thấu được” Bác đưa ra thí dụ dạy về con voi: “muốndạy cho người ta biết con voi là thế nào thì có thể nói tỉ mỉ bộ xương của nó ra sao,

nó có mấy cái răng, nó sống thế nào, sống được mấy năm, v.v Nhưng nếu chưathể dạy kỹ như thế được thì cũng có thể nói cho người ta biết bao quát hình thù củacon voi như: mình nó to bằng ba bốn con trâu, nó có chân lớn như cột nhà, hai tai

to như hai cái quạt, một cái vòi và hai cái ngà ở đầu, v.v Như thế, người họckhông thể lầm con voi với con tơm, con mèo hay con bị được Hơn nữa, khi nói

đến chuyện săn voi hay bắt voi, người ta cũng khơng nghĩ lầm được rằng có thểdùng lưỡi câu mà móc hay dùng roi, dùng gậy mà đánh Như thế là người học dùngđược sự hiểu biết của mình vào việc làm một phần nào Trái lại, nếu thì giờ ít, trìnhđộ cịn kém, mà cứ cặm cụi lo nghiên cứu tỉ mỉ cái ngà voi không chẳng hạn, thìkhi trở về lại tưởng lầm con voi là cái ngà, khơng ích lợi gì cả”.

Trang 10

"thặng dư giá trị" nhồi sọ cho thanh niên và phụ nữ nông dân Họ đã đưa "tân dânchủ chủ nghĩa" nhồi sọ các em nhi đồng Họ đã đưa "biện chứng pháp" nhồi sọcông nhân đang học quốc ngữ”.

Dạy học phải đạt yêu cầu rõ ràng, dễ hiểu Quan trọng nhất là cách nói, cáchviết Phải diễn đạt sao cho quần chúng có thể hiểu được, Bác Hồ đã nói: “Ngườituyên truyền bao giờ cũng phải tự hỏi: viết cho ai xem, nói cho ai nghe? Nếukhơng vậy thì cũng như cố ý khơng muốn cho người ta nghe, không muốn chongười ta xem” Bác dạy: Muốn tuyên truyền quần chúng phải học cách nói củaquần chúng.

Tục ngữ có câu: Học ăn, học nói, học gói, học mở.Nói cũng phải học và phảichịu khó học mới được Vì cách nói của dân chúng giản dị, dễ nghe, dễ hiểu Bácrất ghét thói ba hoa, rỗng tuếch, dài dịng Bác phê phán một số người hay nói chữ:“Tiếng ta có thì khơng dùng, mà cứ ham dùng chữ Hán Dùng đúng, đã là một cáihại, vì quần chúng khơng hiểu Nhiều người biết không rõ, dùng không đúng, màcũng ham dùng, cái hại lại càng to” “Tục ngữ nói: "Xấu hay làm tốt, dốt hay nóichữ" Cái bệnh nói chữ đó đã lây ra, đã làm hại đến quần chúng”.

Người cũng chỉ ra những cách khắc phục,chống thói ba hoa: “ 1 Phải họccách nói của quần chúng Chớ nói như cách giảng sách Mỗi tư tưởng, mỗi câunói, mỗi chữ viết, phải tỏ rõ cái tư tưởng và lịng ước ao của quần chúng.

2 Phải ln ln dùng những lời lẽ, những thí dụ giản đơn, thiết thực và dễhiểu

3 Khi viết, khi nói, phải luôn luôn làm thế nào cho ai cũng hiểu được Làmsao cho quần chúng đều hiểu, đều tin, đều quyết tâm theo lời kêu gọi của mình.Bao giờ cũng phải tự hỏi: "Ta viết cho ai xem? Nói cho ai nghe?"

4 Chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ nói, chớ viết

5 Trước khi nói, phải nghĩ cho chín, phải sắp đặt cẩn thận Phải nhớ câu tụcngữ: "Chó ba quanh mới nằm Người ba năm mới nói"

Trang 11

Làm được như thế - đảng viên và cán bộ ta quyết phải làm như thế - thì thóiba hoa sẽ bớt dần dần cho đến khi hồn tồn hết sạch mà cơng việc của Đảng, tưcách của cán bộ và đảng viên sẽ do đó mà tăng thêm”.

I.3 Phương pháp kết hợp gia đình, nhà trường và xã hội, lấy nhà trườnglàm trung tâm.

Môi trường giáo dục thống nhất, lành mạnh là mơi trường trong đó có sự kếthợp đồng đều cả 3 chủ thể giáo dục: Gia đình, nhà trường và xã hội Cả ba chủ thểnày tạo nên một cơ chế giáo dục thống nhất, tác động, hỗ trợ cho nhau Bản chấtcủa sự phối hợp này là đạt được sự thống nhất về yêu cầu giáo dục, khiến cho địnhhướng đạo đức của giới trẻ được xác lập đúng đắn và vững chắc.

Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc kết hợp các hình thức giáo dục, khơngtuyệt đối hố bất cứ một hình thức giáo dục nào Xuất phát từ quan điểm cáchmạng là sự nghiệp của quần chúng Hồ Chí Minh cho rằng, giáo dục – đào tạo là sựnghiệp của tồn dân trong đó Người địi hỏi phải đặc biệt coi trọng sự phối hợpgiữa gia đình, nhà trường và xã hội, có như vậy, kết quả giáo dục mới hồn hảo

Mơi trường xã hội, đời sống gia đình là là một trong những nhân tố cơ bảnquyết định đến việc hình thành bản chất, nhân cách con người Như Mác nói “bảnchất con người không phải là một cái trừu tượng, cố hữu của một cá nhân riêngbiệt Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hồ những quan hệ xãhội” Cho nên “giáo dục trong nhà trường, chỉ là một phần, cịn cần có sự giáo dụcngồi xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốthơn Giáo dục trong nhà trường dù tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình vàngồi xã hội thì kết quả cũng khơng hoàn toàn”.

Trong Thư gửi Đại hội giáo dục quốc dân tháng 7-1951, Người viết : “Đại hộinên chú ý làm thế nào cho việc giáo dục liên kết với đời sống của nhân dân, vớicông cuộc kháng chiến và kiến quốc của dân tộc Làm thế nào để phối hợp việcgiáo dục của trường học với việc tuyên truyền và giáo dục chính trị chung của nhândân”.

Trang 12

thì mới có thể dạy tốt Quần chúng nhân dân là nơi cho chúng ta nhiều kiến thức,kinh nghiệm thực tiễn, học hỏi ở quần chúng là một việc cần làm Ngồi ra, việckết hợp gia đình,nhà trường và xã hội là nhằm dựa vào các lực lượng xã hội đểgiáo dục dục thanh thiếu niên thông qua dư luận và các hoạt động xã hội.

Trong việc gắn giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội, cần chú trọng phươngpháp nêu gương, nhân rộng gương người tốt việc tốt, các điển hình tiên tiến sẽ tạonên phong trào thi đua học tập tốt, làm việc tốt Trong quá trình này, nhà trườngđóng vai trị quan trọng trong việc cung cấp những tri thức khoa học làm nền tảngđể học sinh tiếp thu những tri thức thực tiễn, hình thành và hồn thiện nhân cách

Gia đình là tế bào của xã hội Gia đình có hành phúc thì xã hội mới có trật tựvà phát triển Đó là cái nôi trọng trong giáo dục con cái Sự giáo dục bằng việckhuyên răn, dạy bảo con cái những lời hay, lẽ phải và bằng cả việc làm gương củachính cha mẹ Gia đình cần phải kết hợp chặt chẽ với nhà trường, vì nhà trường lànơi trang bị những kiến thức văn hóa cơ bản Do đó, một mơi trường giáo dục hợplý là nhà trường sẽ phải thường xun thơng tin,liên lạc với gia đình để gia đìnhcác em có thể nắm bắt tình hình học tập rèn luyện của con em mình Một mơitrường xã hội lành mạnh là điều kiện cần thiết cho việc hình thành và hoàn thiệnnhân cách của học sinh, sinh viên Xã hội là một mơi trường rộng lớn mà ở đó cáccá nhân có mối quan hệ giao tiếp với nhau trong học tập, sinh hoạt, thơng qua cáchoạt động đồn thể, các em được thâm nhập thực tế, từ đó nâng cao ý thức tráchnhiệm của mình với cộng đồng

Việc kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục được xem làvấn đề có tính nguyên tắc đảm bảo cho mọi hoạt động giáo dục có điều kiện đạthiệu quả tốt Sự phối hợp chặt chẽ giữa ba môi trường trên sẽ đảm bảo được sựthống nhất trong nhận thức cũng như trong hành động giáo dục, thúc đẩy q trìnhhồn thiện nhân cách, đào tạo thế hệ trẻ thành những cơng dân có ích cho đất nước.

I.4 Dạy học phải đi từ dưới lên trên, từ thấp đến cao, từ dễ đến khó, phùhợp với từng đối tượng

Trang 13

kháng chiến, nền giáo dục chưa phát triển thì phải biết phát huy mọi người cùngtham gia công tác huấn luyện Bằng cách lấy người biết nhiều dạy người biết ít,người biết ít dạy người chưa biết, phải lấy người cấp dưới lên huấn luyện rồi trở lạicấp dưới để họ huấn luyện cấp dưới nữa “Muốn huấn luyện theo lối này thì phảihuấn luyện chu đáo, đừng bơi bác, nếu bơi bác thì càng xuống dưới càng sai lệch” Những tư tưởng trên thực chất Hồ Chí Minh mong muốn giáo dục - đào tạo,huấn luyện và học tập phải có chương trình, kế hoạch, phương pháp phù hợp vớitừng đối tượng, đòi hỏi yêu cầu cao cả đối với người dạy và người học Người phêphán cách “tham làm nhiều mà làm không chu đáo” Không biết “quý hồ tinh, bấtquý hồ đa” Bất cứ cấp học nào cũng phải bắt đầu từ gốc đến ngọn, từ ít đến nhiều,từ hẹp đến rộng, từ nông đến sâu, chớ nên tham lam, nhồi nhét một lúc Cho nênphải hiểu rõ người học không được chủ quan, tùy tiện, ba hoa, gặp sao nói vậy, bạgì viết nấy, phải biết lựa chọn, sắp xếp tài liệu, phải biết dùng các thuật ngữ, phảibiết trình bày cho dễ hiểu, phải biết kết hợp giữa giảng tỉ mỉ với giảng khải quát.Người nhấn mạnh, phải coi trọng chất lượng, cốt thiết thực, phê phán cách dạykhông tốt như: Tham lam tri thức, đem lý luận khơ khan nhét đầy óc người học,thính dùng chữ Hán, thuật ngữ khó hiểu, nói và viết theo cách “Tây” nói dài, viếtrỗng.

Bác từng nói “muốn cho dạy học không xa rời quần chúng, điều kiện cơ bảnđối với người thầy giáo là phải sát đối tượng, phải đóng giầy theo chân chứ khôngphải khoét chân cho vừa giầy” Trong khi giáo dục thiếu nhi, phải giữ được tínhchất tự nhiên, vui vẻ, hoạt bát của trẻ, không được làm cho các cháu thành ông giàbé” Với lứa tuổi măng non đó, giữa cái chơi và cái học có sự hỗ trợ, thúc đẩy lẫnnhau “trong lúc học cần cho chúng vui, trong lúc vui cũng cần cho chúng học” Vìthế cách dạy phải nhẹ nhàng và vui vẻ, chớ gị ép thiếu nhi vào khn khổ củangười lớn”.

Đối với việc huấn luyện người lớn thì Bác nói: “tài liệu phải lựa chọn, xếp đặtlại, vì trình độ người học khơng đều nhau, cần có tài liệu thích hợp với từng hạng.Tài liệu khơng thích hợp thì học khơng có ích lợi gì”

Bác cũng phê phán tình trạng lớp học quá đông, ảnh hưởng đến chất lượng

Trang 14

chênh lệch, nên thu nhận không đều Trình độ cơng tác thực tế của người học cũngkhác nhau, nên chương trình khơng sát” Nhận định này của Bác không những chỉ

đúng với các lớp học lý luận ngày trước mà còn đúng ngay cả với các lớp học phổthơng ngày hơm nay, tình trạng q tải học sinh ở các lớp học làm cho chất lượngdạy học bị ảnh hưởng.

Người coi thanh niên là lực lượng có ý chí và nghị lực vượt mọi khó khăn,ln xung phong đi đầu trong sự nghiệp chiến đấu và xây dựng chủ nghĩa xã hội,coi thiếu niên nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà Người coi việc giáodục thanh niên là cả một khoa học Người nói: "Óc của người tuổi trẻ trong sạchnhư một tấm lụa trắng Nhuộm xanh thì nó sẽ xanh Nhuộm đỏ thì nó sẽ đỏ” Điềuđó địi hỏi giáo dục thanh niên phải có nội dung, chương trình phù hợp.

Như vậy, trong giáo dục, theo Hồ Chí Minh, cần có phương pháp phù hợp vớiđiều kiện giáo dục và đối tượng giáo dục Giáo dục phải căn cứ vào "trình độ vănhố, thói quen sinh hoạt, trình độ giác ngộ, kinh nghiệm tranh đấu, lịng ham, ýmuốn, tình hình thiết thực của quần chúng" Cần có phương pháp tổ chức giáo dụcsao cho bảo đảm được sự phù hợp giữa điều kiện, hoàn cảnh giáo dục với đốitượng giáo dục.

I.5 Phải lấy tự học làm cốt, phải nâng cao hướng dẫn việc tự học, tự đàotạo, phát huy tích cực, chủ động và năng lực tư duy sáng tạo của người học

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định phương pháp dạy và học có hiệu quả nhấtlà phải có tính sáng tạo, biến q trình đào tạo thành tự đào tạo, địi hỏi cả ngườidạy và người học phải áp dụng vào thực tế cơng tác của mình cho linh hoạt Người

u cầu: “Phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng, phải biết tựđộng học tập, phải đào sâu suy nghĩ, luôn đặt vấn đề tại sao? Phải bảo vệ chân lý,phải có nguyên tắc, học không được ba phải, giúp đỡ nhau trong học tập, mạnhdạn phê bình và thật thà tự phê bình, khơng dấu dốt” Người dạy: “Việc cốt yếuphải làm cho người học thấu hiểu vấn đề, không tin một cách mù qng vào từngcâu trong sách, có vấn đề gì chưa thơng suốt thì mạnh dạn đề ra thảo hội cho vỡlẽ” Trong cách tự học, Người chỉ rõ: “Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau

Trang 15

động quần chúng đều phải học từ dân, có dân là có tất cả Phải xác định việc học là

suốt đời, “Học không bao giờ cùng, học mãi để tiến bộ mãi, càng tiến bộ, càngthấy cần phải học thêm”

Bản thân Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về tự học suốt đời Vì thế, Ngườiđã tiếp thu được vốn tri thức đồ sộ của nhân loại cả Đơng - Tây - Kim - Cổ, trên cơsở đó rút ra nguyên lý phải lấy tự học làm cốt, đã cổ vũ, lơi cuốn tồn dân ta trongphong trào “Bình dân học vụ” trước kia và ngày nay đang soi sáng chủ trương xâydựng nước ta thành một xã hội học tập.

1.6 Kế hoạch phát triển giáo dục phải gắn với kế hoạch phát triển kinhtế, văn hoá, xã hội

Đây chính là nguyên tắc để xây dựng và phát triển ngành giáo dục Kinh tế lànền tảng vật chất cịn văn hố là nền tảng tinh thần của xã hội Giáo dục là yếu tốquyết định trong việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cùng với kiến thứckhoa học kỹ thuật để phát triển kinh tế, ngược lại đến lượt nó, kinh tế và chính sáchkinh tế có vai trị quan trọng đối với sự phát triển của giáo dục đào tạo trong việcxây dựng cơ sở hạ tầng, đổi mới phương pháp, trang thiết bị dạy và học

Ngay sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ:“Kinh tế có kế hoạch, giáo dục cũng phải có kế hoạch Kế hoạch giáo dục phải gắnliền với kế hoạch kinh tế Giáo dục phải cung cấp cán bộ cho kinh tế Kinh tế tiếnbộ thì giáo dục mới tiến bộ được Nếu kinh tế khơng phát triển thì giáo dục cũngkhơng phát triển được Giáo dục khơng phát triển thì khơng đủ cán bộ giúp chokinh tế phát triển Hai việc đó liên quan mật thiết với nhau Giáo dục có khó khăn,giáo dục phải khắc phục Kinh tế có khó khăn thì kinh tế phải khắc phục Chúng tađồng tâm hiệp lực khắc phục khó khăn, thì kinh tế cũng thành công, giáo dục cũngthành công”.

Đánh giá vai trò của giáo dục đối với Kinh tế, Người cũng khẳng định:“không có giáo dục, khơng có cán bộ thì cũng khơng nói gì đến kinh tế” Tuy nhiênNgười cũng nhắc nhở tâm lý phát triển nóng vội giáo dục, khơng phù hợp với điều

Trang 16

Từ đây ra cửa thì thứ nhất là bước thứ nhất, thứ hai mới đến bước thứ hai rồi thứba mới là bước thứ ba Vội thì ngã Làm phải có kế hoạch, có từng bước”.

Văn hố là nền tảng tinh thần của xã hội, giáo dục phải gắn với kế hoạch pháttriển văn hố Giáo dục chính là phương tiện, là cơng cụ để truyền tải những giá trịvăn hố, giữ gìn, phát huy và phát triển các giá trị văn hoá truyền thống cũng nhưtiếp thu những tinh hoa văn hoá của nhân loại Xây dựng một xã hội văn minh, dânchủ, đảm bảo quyền con người, thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần cho conngười bao hàm trong nó là mang đến cho con người những điều kiện giáo dục tốtnhất để hoàn thiện nhân cách.

Kế hoạch giáo dục gắn với kế hoạch phát triển kinh tế, văn hố, xã hội, bởi vìgiáo dục nhằm mục đích giải phóng con người, mang đến sự tự do phát triển toàndiện về mọi mặt cho con người, khi điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội được chuẩnbị ở mức tốt nhất thì sẽ tạo nền tảng vững chắc cho sự nghiệp giáo dục, và ngượclại, khi giáo dục phát triển ngang tầm thì sẽ tạo động lực – nội lực vô cùng mạnhmẽ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.

Trang 17

được thói quen, làm những "việc tốt" bình thường nhất, để từ triệu người tốt, việctốt sẽ là tiền đề, manh nha cho những cái tốt về sau này Người dạy: “Nếu miệngthì tuyên truyền bảo người ta siêng làm, mà mình thì ăn trưa, ngủ trễ; bảo người tatiết kiệm, mà mình thì xa xỉ, lung tung, thì tun truyền một trăm năm cũng vơích” Người cịn cảnh tỉnh cán bộ, đảng viên: “Quần chúng chỉ quý mến nhữngngười có tư cách đạo đức Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thướccho người ta bắt chước”.

Hiện nay, sự nghiệp đổi mới đất nước đang đứng trước vơ vàn điều mới mẻmà nhiều người dân cịn chưa kịp nhận thức và làm quen, hơn nữa, mặt trái củakinh tế thị trường và sự chống phá của các thế lực thù địch bằng chiến lược “diễnbiến hòa bình” đang khơng ngừng gia tăng Điều đó địi hỏi cán bộ, đảng viên phảithực sự chuẩn mực trong phát ngôn, đồng thời, phải bằng hành động thực tế, chủđộng, tích cực biến đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước thành hiện thực.Cán bộ, đảng viên phải tận tâm, tận lực thực hiện thật tốt cương vị, chức tráchđược giao, đi trước, làm gương cho quần chúng noi theo, không nên chỉ hứa hẹnrồi để đấy theo kiểu “đánh trống bỏ dùi”, “nói cho có” mà phải dám làm, dám chịutrách nhiệm, làm gì cũng phải nghĩ đến lợi ích của dân, của nước, tránh vì lợi íchcá nhân mà vi phạm tư cách, đạo đức, lối sống của người cán bộ cách mạng Có thểnói rằng, về phương pháp giáo dục của Hồ Chí Minh, Người lấy nguyên tắc thốngnhất giữa lý luận và thực tiễn làm nguyên tắc cơ bản cho việc xây dựng cácphương pháp về giáo dục Nguyên tắc này được Người sử dụng trong việc giáo dụccán bộ, đảng viên, thanh thiếu niên, công nhân, nơng dân, bộ đội, trí thức, học sinh,sinh viên… Nó được coi như “nền tảng” để làm tiền đề cho nhận thức, hành độngvà bồi dưỡng tinh thần yêu nước cho tất cả mọi người Hơn nữa, nguyên tắc này cótính chất quyết định trong việc chuyển hướng giáo dục và trở thành đặc trưng củanền giáo dục xã hội chủ nghĩa

II ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Trang 18

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới đất nước nói chungvà đổi mới nền giáo dục nước nhà nói riêng Đảng Cộng sản Việt Nam đã có nhiềuchủ trương đúng đắn để lãnh đạo, phát triển giáo dục - đào tạo đáp ứng u cầu,nhiệm vụ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Văn kiện Hội nghị lần thứ 2, BCH Trung ương khoá VIII đã xác định nhiệmvụ và mục đích cơ bản của giáo dục Việt Nam là "nhằm xây dựng những conngười và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cơngnghiệp hố, hiện đại hố đất nước, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá của dântộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hố nhân loại phát huy tiềm năng của dân tộcvà con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân,làm chủ tri thức khoa học và cơng nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năngthực hành giỏi, có tác phong cơng nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật, có sức khoẻ,là những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên" nhưlời căn dặn của Bác Hồ

Tại Đại hội Đảng lần thứ IX, một lần nữa Đảng ta khẳng định: "Phát triểngiáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệpcơng nghiệp hố, hiện đại hố, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếutố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững" "Tiếp tụcnâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy vàhọc, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục, thực hiện chuẩn hoá, hiệnđại hoá, xã hội hoá Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh,sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề, đẩy mạnhphong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức giáo dục chính quy vàkhơng chính quy, thực hiện "giáo dục cho mọi người", "cả nước trở thành một xãhội học tập”, thực hiện phương châm "học đi đôi với hành", giáo dục kết hợp vớilao động sản xuất, nhà trường gắn với xã hội.

Trang 19

trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống,năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành Đẩy mạnh đào tạo nghề đáp ứng nhu cầuphát triển của đất nước Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặtchẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội; xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội vàđiều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời”.

Ngày đăng: 06/07/2023, 21:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w