Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu chung
Tìm ra giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT ở Hà Nội trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, kinh tế, kỹ thuật và tổ chức của người sản xuất RAT trên địa bàn HàNội trong thời gian qua.
Mục tiêu cụ thể
- Khái quát vấn đề lý luận cơ bản về sản xuất và tiêu thụ RAT trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Đánh giá chung thực trạng sản xuất và tiêu thụ RAT trên địa bàn Hà Nội một số năm gần đây.
- Tìm ra các yếu tố kinh tế, kỹ thuật và tổ chức ảnh hưởng đến phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT trên địa bàn HàNội đến 2010 và những năm tiếp theo.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, phương pháp mô tả, phương pháp phân tích so sánh, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp dự báo, phương pháp logic.
- Thu thập số liệu từ cơ sở thực tập và thông qua tham quan thực tiễn tại cơ sở sản xuất RAT tại huyện Gia Lâm.
Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và một số mục lục có liên quan đề tài của em gồm 3chương:
+ Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của sản xuất và tiêu thụ RAT trên địa bàn thành phố Hà Nội
+ Chương 2: Thực trạng sản xuất và tiêu thụ RAT trên địa bàn thành phố Hà Nội + Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu thu RAT trên địa bàn thành phố Hà Nội
Thông qua bài viết này em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô Th.S
Võ Thị Hoà Loan đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này Tuy nhiên do khuôn khổ đề tài và kiến thức có hạn nên chắc chắn còn nhiều thiếu sót Chính vì vậy em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Cơ sở lý luận sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại Hà Nội
1.Vai trò của sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại Hà Nội
1.1.Vai trò của sản xuất rau an toàn
- Đối với người tiêu dùng: Chính rau tươi, khô, ăn sống hay nấu chín sẽ cung cấp một lượng Vitamin thiên nhiên và các khoáng vi lượng cần thiết cho cơ thể Khi được bổ sung Vitamin cần thiết cho cơ thể, các phản ánh sinh hoá trong cơ thể diễn ra trọn vẹn, hỗ trợ hoạt động bình thường của các tuyến nội tiết, bảo vệ hệ thần kinh Từ đó cơ thể giảm bớt bệnh tật (chống lão hoá, chống tim mạch, chống ung thư, chống loãng xương…), cắt đứt vòng luẩn quẩn đói nghèo, bệnh tật.
- Đối với người sản xuất: sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tạo điều kiện cho người nông dân có thu nhập cao (nếu đạt được tiêu chuẩn rau an toàn thì giá cao hơn gấp 1,5- 2 lần so với rau thường), người sản xuất có thể tiếp cận với công nghệ kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất: công nghệ trồng trong nhà lưới, vườn treo không dùng đất, kỹ thuật trồng rau…Và với xu thế tiêu dùng những “sản phẩm sạch” khi đất nước ngày càng phát triển, thu nhập ngày càng tăng, sức khoẻ là vấn đề đặt lên hàng đầu thì việc tăng cường sản xuất rau an toàn là để đáp ứng mặt cầu của người tiêu dùng.
1.2.Vai trò của tiêu thụ rau an toàn.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, khâu sản xuất và khâu tiêu thụ có mối liên hệ mật thiết, tác động qua lại phụ thuộc lẫn nhau, ý nghĩa quan trọng của sản xuất là ở chỗ nó tạo ra sản phẩm xã hội và phục vụ tiêu dùng xã hội Tiêu thụ là mục đích tạo ra động cơ mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển, nó định ra cơ cấu, khối lượng, chất lượng sản phẩm và quy mô sản xuất của doanh nghiệp Việc định ra kế hoạch sản xuất cái gì, với khối lượng bao nhiêu, chất lượng như thế nào phải căn cứ vào khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường Nếu sản xuất ồ ạt không tính đến tiêu thụ sẽ dẫn tới tình trạng ế thừa, tồn đọng sản phẩm, gây lãng phí và thiệt hại cho doanh nghiệp.
- Tiêu thụ sản phẩm là khâu quyết định khâu cung ứng yếu tố đầu vào Tiêu thụ quyết định khối lượng, chất lượng, nhịp độ sản xuất ra sản phẩm, do đó sản xuất lại quyết định khâu cung ứng, phải cung cấp cho nó bao nhiêu những phương tiện, thiết bị, nguyên vật liệu, và với thời gian và nhịp điệu cung cấp như thế nào? Như vậy thị trường gián tiếp thông qua sản xuất quyết định hoạt động cung ứng.
- Tiêu thụ sản phẩm quyết định đến kết quả, hiệu quả của sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Hoạt động tiêu thụ càng có hiệu quả cao thì doanh nghiệp thu được khoản lợi nhuận càng lớn.
- Tiêu thụ là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế Đó là quá trình thực hiện giá trị sản phẩm, là giai đoạn đưa sản phẩm ra khỏi quá trình sản xuất bước vào lưu thông và từ lưu thông tới người tiêu dùng. Tiêu thụ hết và kịp thời giá trị sản phẩm là một tín hiệu tốt cho các cơ sở sản xuất điều chỉnh kế hoạch hợp lý cho quá trình sản xuất tiếp theo, giúp cho cơ sở sử dụng hợp lý các yếu tố nguồn lực.
- Tiêu thụ là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng Trong sản xuất hàng hoá tiêu thụ đóng vai trò quyết định Sản phẩm mà sản xuất ra không tiêu thụ được báo hiệu sự bế tắc không phát triển được của cơ sở sản xuất, nguy cơ thua lỗ phá sản là không thể tránh khỏi Mặc dù tiêu thụ là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh nó chỉ diễn ra sau quá trình sản xuất kết thúc nhưng lại là khâu đóng vai trò định hướng phát triển cho các cơ sở.
- Mặt khác, hoạt động tiêu thụ phát triển có tác dụng thúc đẩy hoạt động sản xuất hàng hoá, năng suất lao động và hiệu quả sản xuất tăng lên, tạo ra nhiều sản phẩm làm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội Bên cạnh đó, nếu công tác này hoạt động có hiệu quả sẽ là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần gián tiếp vào việc đẩy lùi các tệ nạn xã hội Đồng thời nó giúp các doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước thông qua việc đóng các khoản thuế theo quy định của pháp luật Nhờ đó, ngân sách Nhà nước ngày càng được mở rộng đồng nghĩa với việc hoàn thiện dần các công trình công cộng và các chương trình phúc lợi xã hội.
2 Đặc điểm của sản xuất và thị trường tiêu thụ rau an toàn.
2.1 Đặc điểm về sản xuất rau.
RAT trước hết là sản phẩm của quá trình sản xuất nông nghiệp bởi vậy nó có những đặc điểm chung của sản phẩm nông nghiệp: đối tượng của sản xuất nông nghiệp là sinh vật, sản xuất phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, phân bố sản xuất không tập trung, cung về nông sản hàng hoá và cầu về đầu vào có tính thời vụ và sản phẩm nông nghiệp có liên quan chặt chẽ với các doanh nghiệp dịch vụ.
Sản phẩm rau các loại (ở dạng tươi hoặc đã qua chế biến) ngày càng giữ một vị trí quan trọng trong tiêu dùng của đại bộ phận dân cư, nhu cầu về rau có xu hướng tăng lên và thị trường rau thế giới đang mở ra nhiều cơ hội mới cho các nhà sản xuất kinh doanh Tuy nhiên sản phẩm rau có những điểm đặc thù, đặt ra những đòi hỏi riêng trong sản xuất và chế biến:
- Rau là cơ thể sống có quá trình phát sinh, phát triển riêng, là một trong những mặt hàng dễ hỏng, dễ có sự hao hụt tổn thất (nhất là trong chế biến và vận chuyển) sau khi thu hoạch và có giá trị kinh tế tương đối thấp, vì thế muốn thu được hiệu quả kinh doanh cao, các nhà sản xuất và kinh doanh phải có chế độ bảo quản tốt.
- Sản xuất rau yêu cầu lao động cao, sản phẩm là thân lá, củ có thời hạn sử dụng ngắn, có hàm lượng nước cao do vậy chất lượng dễ thay đổi dưới tác động của môi trường bên ngoài (nếu thời tiết nóng kích thích làm cho rau nhanh ủng hơn đặc biệt là các loại rau ăn lá nên chi phí bảo quản rau là rất lớn Mặt khác trong rau hàm lượng nước tới 80 – 90% do vậy yêu cầu chế độ nước tưới nghiêm ngặt.
- Sản xuất rau mang tính thời vụ cao: mùa nào thì rau ấy, và so với các loại khác rau có chu kỳ sống tương đối ngắn nên khả năng quay vòng trong sản xuất rau rất lớn Tính thời vụ trong sản xuất rau thể hiện: mỗi loại rau thích ứng với thời vụ và điều kiện phát triển riêng Từ đó bố trí trồng xen trồng gối các loại rau như thế nào để đạt năng suất cao nhất trên một đơn vị diện tích mà vẫn đảm bảo được tính thời vụ.
- Sản xuất rau phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và tính vùng cụ thể Điều đó thể hiện mỗi vùng có điều kiện khí hậu thời tiết rất khác nhau, điều kiện thời tiết khí hậu, lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng trên từng địa bàn gắn rất chặt chẽ với điều kiện hình thành và sử dụng đất Mặt khác việc sản xuất rau cũng chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện tự nhiên: ví dụ như trong vụ trồng rau xảy ra mưa to, mưa đá có thể gây ra mất trắng vụ rau đó…
Tóm lại để sản phẩm rau có thể đến tay người tiêu dùng thì việc sản xuất và kinh doanh rau phải được hình thành trên cơ sở đồng bộ,khép kín.Từ kỹ thuật gieo trồng, trình độ thâm canh cao, tạo nguồn cung tập trung, đến quy trình xử lý hợp lý sau thu hoạch, hệ thống bảo quản và vận tải thích hợp.
2.2 Đặc điểm về thị trường rau
Cơ sở thực tiễn của sản xuất và tiêu thụ rau an toàn
1 Tình hình tiêu thụ và nhu cầu rau an toàn trên thế giới
Tuỳ theo phong tục, tập quán của từng nước mà rau được sử dụng theo các phương thức chế biến khác nhau Ở các nước phát triển, rau thường được nấu chín và ăn như món ăn thêm hoặc lẫn với thịt, cá hay thức ăn khác, những món phụ gia không nấu được gọi là salad là một phần trong bữa ăn hàng ngày.
Rau được chế biến dưới dạng như: luộc, chiên, nấu cari, rán, nướng hoặc nướng lò… Chúng được nấu với nước, dầu, nước dừa, hoặc đôi khi nấu với rượu Chúng được ăn với các loại gia vị và nước sốt khác nhau Một số loại rau như: mùi tây, tỏi ăn lá, cà chua và cải củ được dùng làm đồ trang điểm cho các món ăn trong các dịp lễ hội, họ có thể ăn hoặc không Tại các nước phát triển nhu cầu rau tươi rất cao.Riêng đối với một số nước mùa đông kéo dài thường phải dùng cả rau đông lạnh, nhưng sở thích của họ vẫn là rau tươi, hầu hết các loại rau đều được dùng thông qua chế biến, một phần nhỏ được dùng để đóng hộp và giầm giấm Một số rau có thể để được đông lạnh như các loại đậu…Đối với các nước Châu Phi lại có kiểu sử dụng rau khác so với tình hình sử dụng chung, ví dụ họ trồng sắn ngoài việc ăn củ họ còn dùng cả lá.
Trong vòng hai thập kỷ qua thương mại rau quả trên thế giới có bước phát triển mạnh mẽ Theo Tổ chức Nông nghiệp quốc tế (FAO), giá trị sản lượng của sản xuất rau toàn thế giới tăng trưởng mạnh mẽ, bình quân hàng năm tăng 11,7% Theo Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, do tác động của sự thay đổi yếu tố như: cơ cấu dân số, thị hiếu tiêu dùng và thu nhập dân cư…tiêu thụ nhiều loại rau sẽ tăng mạnh trong giai đoạn 2000- 2010, đặc biệt là các loại rau ăn lá Theo Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA) nếu như nhu cầu các loại rau diếp, rau xanh khác tăng khoảng 22-23% thì tiêu thụ khoai tây và các loại rau củ khác tăng sẽ chỉ tăng khoảng 7-8%, giá rau tươi các loại sẽ tiếp tục tăng cùng với tốc độ tăng nhu cầu tiêu thụ.
Nhu cầu nhập khẩu dự báo sẽ tăng 1,8%/năm về một số loại rau có chất lượng cao và một số sản phẩm rau trái vụ như: một số loại sản phẩm rau khô như: rau tiến vua,… một số loại rau khác như: bông hẹ, cải thảo, bắp cải Trung Quốc, ngồng cải, ớt ngọt… Các nước phát triển như Đức, Pháp, Canada… vẫn là những nước nhập khẩu rau an toàn Các nước đang phát triển đặc biệt Trung Quốc, Thái Lan và các nước Nam bán cầu vẫn là các nước cung cấp rau tươi trái vụ chính Do nhu cầu thị trường thế giới những năm tới sẽ rất lớn vì vậy sẽ tạo động lực cho các nước phát triển sản xuất rau an toàn đồng thời phải tăng cao việc đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ở Việt Nam.
2.1 Sản xuất rau an toàn ở Việt Nam.
Việt Nam có điều kiện về đất đai và khí hậu thích hợp trồng các loại rau an toàn nhiệt đới và ôn đới Ở miền Bắc khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt là mùa nóng và mùa lạnh Mùa lạnh thích hợp gieo trồng các loại rau như: bắp cải, su hào, súp lơ…Ở miền Nam có nhiệt độ trung bình khá cao nên cũng thích hợp trồng một số loại rau Sản xuất rau an toàn ở Việt Nam những năm qua có những bước tiến đáng kể về quy mô, cũng như cơ cấu sản phẩm, nhiều loại rau an toàn đặc sản có chất lượng cao được quy hoạch thành những vùng chuyên canh (diện tích rau an toàn hàng năm tăng 5,6%) Khu vực sản xuất rau an toàn chủ yếu là khu vực Đồng Bằng Sông Hồng chiếm 26,25% diện tích, 30,78% sản lượng rau cả nước, tiếp đến là vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long với 23,28% diện tích và 25,46% sản lượng, ngoài ra có Đà Lạt vùng chuyên canh rau an toàn có chất lượng cao hiệu quả.
Sản lượng rau an toàn bình quân đầu người tăng từ 6,825kg/người/năm 2003 lên 9,39kg/người/năm 2005 Nếu so sánh với mức tiêu dùng rau an toàn bình quân đầu người 0,343kg/người/tháng/năm 2003- theo điều tra của tổng cục thống kê đây là con số quá ít so với các nước khác trên thế giới.
Và đến năm 1999 chính phủ phê duyệt đề án phát triển rau an toàn và sau 4 năm thực hiện, diện tích rau an toàn nước ta đạt 127000 ha, sản lượng đạt 15,83 triệu tấn- bình quân mỗi năm tăng 10,12% về diện tích và trên 2,3% về sản lượng. Trên phạm vị cả nước đã hình thành một số vùng rau an toàn đặc biệt như: bắp cải ở Hải Phòng, Hà Nội, Hải Dương, Đà Lạt, hành tây ở Nam Định, Hà Nam, ớt ở Quảng Trị, Thừa Thiên Huế Hầu hết các cơ sở sản xuất đều có hệ thống kho dự trữ sản phẩm với công suất khác nhau tuy nhiên rất ít cơ sở chế biến có hệ thống kho lạnh Đối với những cơ sở chế biến nhỏ vài trăm sản phẩm hàng năm thì họ thường sử dụng nhà ở kết hợp làm kho Chỉ những nhà máy chế biến có quy mô vừa và lớn thì có hệ thống nhà kho riêng và một số những kho lạnh có thể bảo quản sản phẩm lâu hơn Tuy nhiên việc sản xuất rau an toàn ở Việt Nam vẫn chưa phổ biến còn nhiều bất cập như diện tích manh mún, chưa hình thành các vùng tập trung lớn để cung cấp nguyên liệu ổn định cho thị trường, năng suất chưa cao, chất lượng nguyên liệu còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng đặc biệt là cho xuất khẩu.
2.2 Tiêu thụ rau an toàn Ở Việt Nam mức tiêu dùng rau qua các thời kỳ có sự thay đổi rõ rệt và theo vùng địa lý Thời kỳ 1981-1985, lượng rau tiêu thụ bình quân 78kg/người/năm, cao nhất ở miền núi 112kg/người/năm, thấp nhất ở vùng Đông bằng Nam Bộ 46kg/người/năm Theo thống kê mới nhất RAT Việt Nam chủ yếu sản xuất để tiêu dùng nội địa Về mặt giá trị, tiêu thụ rau an toàn chiếm khoảng 0,56% tổng chi tiêu bình quân của các hộ gia đình.
Mức tiêu thụ rau an toàn theo đầu người cũng có sự khác biệt đáng kể giữa các vùng.Nếu như mức tiêu thụ rau an toàn chỉ có 7,5kg/năm ở vùng núi phía Bắc thì tại hai thành phố lớn như: Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh mức tiêu thụ lên tới 32,4 kg/người Mức tiêu thụ bình quân ở các vùng đô thị nói chung cũng ở mức 31- 38,58 kg/người/năm, trong khi đó người dân nông thôn chỉ tiêu thụ 3,1-5,6 kg/người/năm Qua điều tra này cho thấy các hộ gia đình có thu nhập cao hơn thì tiêu dùng số lượng sản phẩm sạch nhiều hơn Mức tiêu thụ rau an toàn của nhóm hộ giàu nhất gấp thường gấp 5 lần so với hộ gia đình ở nông thôn.
Gần đây một số siêu thị lớn tại Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh đã xuất hiện các loại rau qua chế biến được làm sạch đóng hộp và ngâm dấm: nấm, ngô, đậu, dưa chuột…mà người tiêu dùng có thể nhanh chóng sử dụng mà không phải mất nhiều thời gian chuẩn bị Với xu hướng đô thị hoá nhu cầu tiêu dùng những loại rau sơ chế sạch sẽ tăng nhanh tại các vùng đô thị với những người có thu nhập trung bình hoặc cao.
Hệ thống phân phối tiếp thị rau an toàn ở Việt Nam phát triển tương đối mạnh nhưng chủ yếu là về số lượng Hình thức mua bán hợp đồng trực tiếp giữa nông dân và công ty chế biến - tiêu thụ đã xuất hiện nhưng còn hạn chế và chỉ đối với sản phẩm chế biến phục vụ cho xuất khẩu như: cà chua, rau cao cấp…Hình thức mua bán hợp đồng ở miền Bắc phổ biến hơn ở miền Nam chủ yếu thông qua hợp tác xã hoặc các nông hộ thuộc nông trường của Nhà nước.
Hệ thống tiếp thị rau an toàn tại Việt Nam phụ thuộc nhiều vào loại sản phẩm được tiêu thụ, phần lớn rau an toàn được tiêu thụ ở những vùng gần nơi sản xuất (ví dụ vùng sản xuất rau an toàn lớn: ĐBSH, ĐBSCL) Mặc dù điều kiện, phương tiện vận chuyển hiện nay rất thuận lợi nhưng rất ít sử dụng xe lạnh do chi phí cao, vì vậy đã hạn chế phạm vi thị trường mà loại rau an toàn có thể tiếp cận được.
Rau an toàn được thu hoạch và vận chuyển đến các vùng xung quanh bằng các phương tiện vận tải đơn giản và sau đó được bán tại các chợ bán buôn đầu mối ở các đô thị lớn hoặc ở các chợ nông sản có qui mô nhỏ hơn Nhìn chung mạng lưới phân phối và tiêu thụ rau thông thường là những người sản xuất trực tiếp mang sản phẩm tới các chợ nội ngoại thành giao dịch trực tiếp với người bán buôn, bán lẻ. Một kênh tiêu thụ phổ biến khác: Người sản xuất-> người thu mua tại địa phương-> người bán buôn-> người bán lẻ-> người tiêu dùng (về cơ bản thích hợp với điều kiện kinh tế xã hội nước ta Tại các tỉnh phía Bắc, rau an toàn được phân phối và tiêu thụ chủ yếu theo cách thức thông qua các chợ bán lẻ, chợ bán buôn hay giao theo hợp đồng Tại các tỉnh phía Nam cũng đều áp dụng các phương thức trên ngoài ra còn áp dụng thông qua những người bán buôn nhỏ lẻ trung gian.
3 Kinh nghiệm phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại một số tỉnh ở Việt Nam
- Vĩnh Phúc mở rộng vùng chuyên canh rau an toàn: Nông dân Vĩnh Phúc không để cho đất “nghỉ” Khi lứa rau vụ đông cuối cùng gần thu hoạch, họ lại bắt tay vào vụ xuân Với họ giờ đây không chỉ 2 vụ lúa mà còn nhiều vụ rau khác Đến nay trên địa bàn tỉnh có hơn 7000 ha đất canh tác đạt giá trị sản xuất 50 triệu/ha trở lên.
Năm 2005, Chi cục Bảo vệ thực vật Vĩnh Phúc triển khai dự án rau an toàn trên địa bàn 15 xã nhằm mở rộng mô hình trồng, người dân tham gia dự án được hỗ trợ, tập huấn kỹ thuật về quy trình sản xuất rau an toàn Kết quả dự án đã giúp nông dân 15 xã trồng được 934 ha rau an toàn các loại đạt hiệu quả kinh tế cao Chi cục trưởng Phùng Đắc Lĩnh khẳng định: Sản xuất rau an toàn, giúp nông dân hạn chế việc sử dụng phân hoá học, thuốc Bảo vệ thực vật, giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế Đến nay nông dân Vĩnh Phúc đã nhận thức sâu sắc về lợi ích vùng chuyên canh rau an toàn Trong năm 2006, Tỉnh tiếp tục mở rộng vùng chuyên canh rau an toàn Để giúp người dân tiêu thụ sản phẩm chi cục thành lập 5 cửa hàng bán rau an toàn trên địa bàn tỉnh Qua một thời gian triển khai, các cửa hàng bán rau an toàn tại xã Vĩnh Yên và các huyện đã thu hút nhiều người mua Đến nay tỉnh Vĩnh
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Lợi thế của Hà Nội trong sản xuất và tiêu thụ rau an toàn
Hà Nội nằm ở vị trí trung tâm đồng bằng Bắc Bộ thuộc đồng bằng Sông Hồng nằm ở 20 0 53’ vĩ độ bắc và 105 0 44’- 106 0 02’ vĩ độ đông, có chiều dài từ phía Bắc tới Nam là 50km, và chiều rộng từ phía Đông sang Tây là 30km, tiếp giáp 5 tỉnh: Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hưng Yên, Vĩnh Yên, Hà Tây Hà Nội có diện tích tự nhiên 920,97km 2 trong đó diện tích các huyện ngoại thành là 836,67km 2 Đại bộ phận diện tích của Hà Nội nằm trong vùng Đồng bằng châu thổ Sông Hồng (với độ cao từ 5-20m so với mực nước biển, một phần nhỏ ở phía Bắc và Tây Bắc huyện Sóc Sơn là khu vực đồi núi thuộc rìa phía Nam của dãy núi Tam Đảo cao từ 200- 400m so với mực nước biển.
Hà Nội, nằm ở phía Bắc Việt Nam, là thủ đô của Việt Nam, trung tâm văn hoá kinh tế chính trị của nước ta, Hà Nội còn là một tỉnh gồm 9 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành Dân số các quận, huỵện được trình bày trong bảng sau:
Bảng 1: Diện tích và dân số các quận, huyện nội ngoại thành thành phố Hà Nội năm 2007
Quận(huyện) Diện tích (km 2 ) Dân số (người)
Nguồn: Cục thống kê Hà Nội năm 2007
Các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa là các quận nằm trong nội thành Dân số trong các quận này rất đông và mật độ dân số không ngừng tăng lên Phần lớn dân số sống ở các quận này từ rất lâu Mức sống của dân cư các quận này cao hơn so với các quận khác của Hà Nội và các vùng phía Bắc khác Các cơ quan hành chính nhà nước và các văn phòng của các tổ chức nước ngoài đều nằm ở trung tâm thành phố Các cửa hàng và siêu thị bán rau tươi đầu tiên ở Hà Nội cũng nằm trong các quận này.
Số các quận huyện còn lại, phần lớn dân số chuyển từ nơi khác đến, mức sống thường cao hơn so với dân cư các tỉnh phía Bắc.
- Thổ nhưỡng: Hà Nội chia làm ba loại đất chính: đất phù sa, đất cằn cỗi và đất xám Phần lớn phù sa được bồi đắp từ sông ngòi với diện tích 52.500 ha tập trung chủ yếu ở huyện Gia Lâm, Thanh Trì, Từ Liêm và một vài xã ở huyện Đông Anh Diện tích cằn cỗi khoảng 33000 ha được phân phối ở một vài xã huyện Đông Anh, Sóc Sơn, đất xám chiếm khoảng 5900 ha Với diện tích đất phù sa như vậy tạo thuận lợi cho việc hình thành những vùng sản xuất rau an toàn rất lớn của Hà Nội.
- Điều kiện tự nhiên: khí hậu Hà Nội thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, lạnh và nắng với lượng mưa trung bình 1689 mm, có 80% lượng mưa tập trung vào các tháng 5-8 trong năm trong đó có mưa to và bão vào tháng 7, mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, thời gian khô nhất rơi vào các tháng 12,1 và tháng 2, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 24 0 , tháng 1 là tháng lạnh nhất nhiệt độ trung bình khoảng 16 0 , tháng 7 là tháng nóng nhất nhiệt độ trung bình khoảng 29 0 , độ ẩm kéo dài gần như quanh năm, các tháng có độ ẩm cao nhất vào tháng 3,4 và tháng 8, độ ẩm thấp nhất rơi vào các tháng 10, 11, 12, trời nắng trung bình 4h/ngày, từ tháng 5 đến tháng 10 trời nắng kéo dài 5-6h/ngày, tuy nhiên tháng
2, 3 lại giảm xuống chỉ còn 1,6h/ngày.
2 Điều kiện kinh tế- xã hội
- Thực trạng phát triển kinh tế trên điạ bàn thành phố Hà Nội: Hà Nội có tốc độ phát triển khá, tốc độ tăng GDP của thành phố năm 2006 đạt 14,5%, của cả nước là 8,92%, GDP bình quân đầu người năm 2006 tại Hà Nội đạt 17,2 triệu, đời sống và thu nhập của người dân Hà Nội không ngừng tăng lên, thu nhập bình quân tăng 24,5%, mức chi tiêu bình quân đầu người tăng mỗi năm 42,9%.
- Bên cạnh đó Hà Nội đang phải đối đầu với áp lực dân số rất lớn Dân số
Hà Nội năm 2006 trung bình 3.073.416 người trong đó dân số ngoại thành
1.625.718 người chiếm 52,69% dân số thành phố Ngoài những người dân sống tại
Hà Nội, trên địa bàn thành phố còn rất nhiều cơ quan ngoại giao, đại sứ quán, cơ quan Trung ương, nhà hàng lớn, khách sạn, di tích lịch sử, văn hoá… thu hút một lượng khách du lịch trong nước và quốc tế Hà Nội còn có hơn 40 trường Đại học, cao đẳng với khối lượng sinh viên các tỉnh thành trong cả nước quy tụ về học tập, sinh sống làm cho sức tiêu dùng của Thành phố tăng lên đáng kể Mặt khác đây là vùng kinh tế phát triển, là mảnh đất đây hứa hẹn cho dân chúng các tỉnh khác về sinh sống.
Thời gian gần đây dân số thành phố tăng nhưng chậm hơn mức tăng dân số cả nước, tuy nhiên mức tăng dân số các huyện ngoại thành tăng nhanh hơn so với nội thành Hà Nội vẫn là nơi có dân số đông, lực lượng lao động dồi dào Vì vậy khi phát triển vùng chuyên canh rau an toàn đã có lợi thế hơn về lao động và thị trường tiêu thụ.
Sự phát triển đô thị hoá sẽ tăng nhanh dân số phi nông nghiệp, thu hẹp diện tích đất canh tác Nếu như năm 2002 số hộ nông nghiệp có 156.809 hộ thì tới nay số hộ nông nghiệp đã giảm xuống còn 131.596 hộ, và đất canh tác giảm xuống 15,25% tương đương 1245 ha Đây là hàm số nghịch khi sức mua của người dân tăng lên nhưng khả năng cung cấp sản phẩm của các vùng ven đô bị hạn chế và giảm đi.
+ Đến nay các huyện ngoại thành đã xây dựng được 287 công trình thuỷ lợi, đảm bảo tưới tiêu chủ động cho trên 90% diện tích đất canh tác, hệ thống thuỷ lợi được cải tạo hàng năm và phát huy tác dụng
+ Hệ thống giao thông nông thôn đã được xây dựng cải tạo Năm 1995 có
775 km(54,2% ) các đường giao thông nông thôn được dải nhựa, bê tông hay rải cấp phối trừ một số xã vùng sâu thuộc huyện Sóc Sơn.
+ Thị trường Hà Nội với dân số dự kiến năm 2010 là 3,3 triệu, năm 2020 có thể lên tới gần 4 triệu mà phần đông là các tầng lớp có thu nhập cao hơn so với bình quân cả nước, đang và ngày càng là một thị trường tiêu thụ lớn về các loại nông sản thực phẩm và phi thực phẩm Bên cạnh các nguồn cung cấp của các tỉnh lân cận, việc tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, một khối lượng nông sản lớn và đa dạng cho dân cư cả nội và ngoại thành là rất cần thiết.
Thu nhập của người dân Hà Nội ngày càng tăng cùng với sự phát triển của thành phố và cả nước, thu nhập bình quân đầu người theo thống kê của Bộ Lao Động 2.245.000đ/người/tháng, điều này làm cho nhu cầu của người dân ngày càng cao và phong phú về các loại nông sản cao cấp như: rau an toàn, các loại thực phẩm chất lượng cao, đặc biệt là các loại hoa, cây cảnh…Một nền nông nghiệp đô thị sẽ đáp ứng cả về số lượng, chất lượng kể cả phục vụ cho xuất khẩu Từ đó tạo tiềm năng lớn cho nhu cầu tiêu thụ rau an toàn tại Hà Nội Qua 20 năm đổi mới, nông nghiệp Hà Nội đạt tới một trình độ nhất định trong cơ cấu ngành, hình thành các vùng chuyên canh, áp dụng kỹ thuật thâm canh, vận dụng thành tựu khoa học công nghệ khác nhau vào khâu chọn giống, chế biến sau thu hoạch, tạo nên khối lượng nông sản (rau an toàn) có chất lượng cung cấp cho dân cư đô thị.
Quy hoạch phát triển nông nghiệp Hà Nội đến năm 2010 đã nhấn mạnh chương trình sản xuất rau- hoa - cây cảnh - cây ăn quả Trong đó quy hoạch diện tích rau đến năm 2010 là 10.000ha, theo hướng bố trí các chủng loại rau hợp lý, tăng cường chủng loại rau cao cấp, tập trung đầu tư sản xuất RAT, sản lượng 220.000 tấn đáp ứng 80-85% nhu cầu tiêu dùng RAT cho thành phố.
Nhìn chung điều kiện kinh tế - xã hội của Hà Nội thuận lợi cho việc phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT bởi các lý do sau:
+ Người sản xuất và người tiêu dùng tiếp cận được với luồng thông tin, giúp người sản xuất sẽ có những phương án sản xuất phù hợp, đáp ứng nhu cầu thị trường và với người tiêu dùng sẽ hiểu rõ hơn về nguồn gốc, lợi ích và giá trị của các sản phẩm mà mình lựa chọn.
+ Điều kiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật thuận lợi, giao thông bằng đường thuỷ, đường sắt, đường bộ phát triển thuận lợi cho giao lưu hàng hoá với các vùng khác.
+ Hình thành nhiều trung tâm thương mại và hệ thống chợ trao đổi hàng hoá tại địa bàn.
+ Là đô thị có mật độ dân số cao và là nơi có nhiều khách tham quan, du lịch tạo nên sức tiêu dùng lớn
Bên cạnh đó cũng không thể tránh khỏi những bất cập:
Khó khăn của Hà Nội trong việc sản xuất và tiêu thụ rau an toàn
- Một là : sự hạn chế quỹ đất cũng như nguồn lực tự nhiên đối với nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội, bình quân diện tích tính cho một khẩu nông nghiệp Hà Nội chỉ có 332m 2 (năm 2002), trong khi đó quá trình đô thị hoá trong những năm gần đây trên các vùng ngoại thành diễn ra một cách nhanh chóng làm đất nông nghiệp giảm bình quân mỗi năm 1000 ha Chính điều này làm cho diện tích trồng rau của Hà Nội cũng giảm đi theo thời gian Từ đó đòi hỏi các HTX và các cơ sở sản xuất rau an toàn phải chuyển hướng theo chiều sâu, thâm canh cao, tăng số vụ trồng rau trong năm nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng rau.
- Hai là : Quản lý chất lượng rau an toàn còn lỏng lẻo, chưa quan tâm đầy đủ,như một số vùng trồng rau thuộc xã Duyên Hà - Huyện Thanh Trì một trong những nơi đã được quy hoạch vào vùng sản xuất RAT trong khi đó cả vùng có 50 ha diện tích RAT nhưng chỉ có 5 cán bộ kỹ thuật, việc kiểm tra chất lượng như bị thả nổi.quá trình đô thị hoá nhanh chóng, vấn đề đang được quan tâm là nước tưới cho rau lấy từ đâu? một số cánh đồng rau tại phường Hoàng Liệt Quận Hoàng Mai nguồn nước dùng để tưới cho rau chủ yếu lấy từ sông Tô Lịch…Thực tế hiện nay hàng loạt các khu công nghịêp ở Hà Nội mọc lên đồng thời cũng gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước nặng như sông Tô Lịch, sông Sét, sông Kim Ngưu… ngày nào cũng hứng chịu một lượng nước thải lớn từ đại bộ phận dân cư, khu công nghiệp, nhà máy Mặt khác chủ cơ sở sản xuất không có ý thức, không có vốn, không đầu tư vào thuỷ lợi cho tưới rau mà vẫn sử dụng nguồn nước ô nhiễm đó để tưới rau.
- Ba là: Sự thu hẹp diện tích đất nông nghiệp có thể gây ra giảm diện tích trồng rau, tạo ra sự không ổn định cho chính nguồn cung rau của Hà Nội cho chính thành phố, và sự ra nhập lớn nguồn cung rau ở các tỉnh khác ồ ạt khó kiểm soát gây ra tình trạng hỗn loạn trên thị trường rau, rau an toàn và rau bẩn trên thị trường trà trộn khó kiểm soát dễ dẫn đến mất lòng tin của người tiêu dùng.
- Bốn là: Mặc dù đã xác định 4 huyện ngoại thành sẽ là vùng vành đai sản xuất, cung ứng RAT cho thành phố, và hiện có 112/117 xã, phường tham gia sản xuất RAT nhưng tổng diện tích đến năm 2007 mới chỉ có gần 8000 ha, trong khi nhu cầu rau an toàn của người dân Hà Nội ngày càng lớn, bình quân là 1200 tấn/ngày, nhưng việc đầu tư của các cơ sở sản xuất kinh doanh hay của thành phố vẫn chưa tương xứng nên Hà Nội chỉ cung cấp 40% rau an toàn và có nguy cơ giảm theo thời gian nếu vấn đề này không tháo gỡ nhanh.
- Năm là : do tác động của cơ chế thị trường một bộ phân nông dân chạy theo cơ chế thị trường đã sử dụng nhiều hoá chất độc hại vào sản xuất nông nghiệp vừa gây ô nhiễm môi trường, vừa không tạo ra được sản phẩm rau an toàn trên thị trường Theo số liệu điều tra của Chi cục BVTV Hà Nội cho thấy có tới 50% số hộ nông dân sử dụng thuốc BVTV theo kinh nghiệm không tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật Trong đó đáng chú ý là có tới 18,1% số hộ sử dụng những loại thuốc có độ độc cao, chậm phân huỷ, ngoài ra có một số hộ còn sử dụng thuốc ngoài danh mục, thuốc bị cấm như: Thiodan, Mã lục… Do hệ thống phân phối tổ chức còn nhiều bất cập nên các sản phẩm rau an toàn chưa có sự phân biệt rõ ràng với sản phẩm rau thông thường vì vậy chưa gắn lợi ích của người sản xuất với chất lượng sản phẩm.
- Sáu là : Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện nay có phần xuống cấp, cần phải được nâng cấp sửa chữa, và xây mới Hai hệ thống chính là hệ thống tưới tiêu (giếng khoan, kênh mương), và hệ thống nhà lưới Theo nguồn Sở NN&PTNT Hà Nội năm 2006 cho biết:
+ Hệ thống giếng khoan: mới chỉ có 13% xã, phường sản xuất RAT sử dụng giếng khoan tưới cho rau và có tới 62,05% số giếng khoan đã xuống cấp chưa được sửa chữa và thay thế.
+ Hệ thống kênh mương: Hiện nay Hà Nội đã bê tông hoá được 63,4 km kênh mương, có thể đáp ứng được được nhu cầu tưới tiêu cho khoảng trên 15% diện tích, tuy nhiên có tới 38% kênh mương bê tông hoá đã xuống cấp cần phải sửa chữa.
+ Hệ thống nhà lưới: Trên địa bàn Hà Nội có tới 39,89 ha nhà lưới trong đó bao gồm 29,40 ha nhà lưới kiên cố và bán kiên cố, 10,49 ha nhà lưới đơn giản, chủ yếu tập trung ở 37% xã, phường trồng rau chính thuộc huyện Gia Lâm, Đông Anh, Quận Hoàng Mai Tuy nhiên có tới 26,5% diện tích nhà lưới đã xuống cấp đặc biệt là huyện Gia Lâm, Từ Liêm, Thanh Trì.
- Bảy là : do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau an toàn nói riêng đều mang tính thời vụ Khối lượng cũng như chủng loại rau an toàn vào vụ hè ít hơn hẳn vụ đông Điều đó ảnh hưởng tới khâu tiêu thụ, không đáp ứng nhu cầu của người dân đặc biệt về chủng loại vì vậy hàng năm Hà Nội vẫn phải nhập rau từ các tỉnh khác và Trung Quốc Thời tiết mưa lớn về mùa hè khô hạn về mùa đông điều này ảnh hưởng tới kế hoạch chủ động tưới tiêu của người sản xuất.
Tóm lại có thể nói diện tích rau an toàn của Hà Nội hiện nay ngày càng tăng lên nhưng lòng tin của người tiêu dùng vào sản phẩm rau an toàn vẫn còn đầy hoài nghi, chưa thật sự an tâm về chất lượng rau mà mình lựa chọn cả về chất lượng và mẫu mã điều này cũng được thể hiện trên rất nhiều bài báo phản ánh “rau an toàn chất lượng đến đâu? liệu có đáng tin cậy? ” Chính vì vậy vấn đề tạo lòng tin cho người tiêu dùng là thật sự cần thiết.
Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội
1.Tình hình sản xuất rau ở Hà Nội.
1.1 Tình hình phát triển về diện tích, năng suất, sản lượng rau an toàn ở Hà Nội. Để đáp ứng nhu cầu rau an toàn của người dân từ năm 1996 thành phố đã triển khai chương trình sản xuất rau an toàn, đã tiến hành hàng chục vùng sản xuất rau an toàn ở các quận, huyện ngoại thành, từng bước đầu tư về cơ sở hạ tầng và khoa học kỹ thuật.
Sản xuất rau cũng được coi là một trong những cây trồng mũi nhọn của nông nghiệp thủ đô và là sản phẩm tiêu dùng tối thiểu trong đời sống người dân nội thành Mặc dù quá trình đô thị hoá đã lấy đi phần lớn diện tích trồng rau của Hà Nội trong những năm qua vẫn không ngừng tăng lên cả về quy mô diện tích, sản lượng sản xuất.
1.1.1 Tình hình phát triển về diện tích rau an toàn.
- Về diện tích : trong giai đoạn 2003-2006, diện tích đất canh tác, diện tích đất gieo trồng liên tục tăng, diện tích rau an toàn của thành phố chiếm tỷ trọng chưa cao trong tổng diện tích gieo trồng của thành phố tuy nhiên có chiều hướng tăng lên qua các năm, năm 2003 chỉ đạt 36,06% so với tổng diện tích trồng rau, năm 2004 đạt 37,86%, năm 2005 đạt 42,97% tới năm 2006 đạt 44,05% Diện tích rau an toàn tăng nhưng chưa ổn định, nếu năm 2004 tốc độ phát triển 107,4% so với năm 2003 tăng 7,4%, thì năm 2005 chỉ đạt 104,7 tăng 4,7% và năm 2006 tốc độ phát triển đạt 140,3% tăng 40,3% so với 2005 Sự gia tăng diện tích gieo trồng phụ thuộc sự gia tăng diện tích đất canh tác và hệ số lần trồng trong năm, cả hai nhân tố này phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và trình độ canh tác, như vậy có thể thấy tốc độ tăng về diện tích canh tác, diện tích gieo trồng là chưa cao, hệ số sử dụng ruộng đất còn thấp, nguyên nhân chính là do việc chuyển giao ứng dụng tiến bộ công nghệ còn hạn chế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng chậm.
Bảng 2: Tình hình phát triển về diện tích rau an toàn ở Hà Nội
Tổng diện tích rau (ha) 8607 8806 8125 11125
Tỷ trọng DT RAT so với tổng DT rau (%) 36,06 37,86 42,97 44,05
Lượng tăng giảm DT RAT (ha) 230,2 157,4 1408,6
Tốc độ phát triển RAT (%) 107,4 104,7 140,3
Nguồn: Sở NN&PTNT Hà Nội
Nếu xét về cơ cấu diện tích theo quận, huyện, diện tích sản xuất rau an toàn chủ yếu tập trung ở Gia Lâm, Đông Anh, Từ Liêm, và Sóc Sơn Xét về tốc độ tăng diện tích, Hoàng Mai có tốc độ tăng cao nhất, bình quân 28,2%/năm, tiếp theo là Sóc Sơn là 18,24%/năm Ở đây do được quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và sự chỉ đạo sát sao của các ngành các cấp, nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ sản xuất lúa, ngô, khoai lang vụ đông và sản xuất rau thường sang sản xuất rau an toàn.
Bảng 3:Diện tích rau an toàn của các quận huyện ở Hà Nội giai đoạn 2002-2006. Quận,huyệ n
Nguồn: Sở NN&PTNT Hà Nội
Xét về khả năng mở rộng diện tích huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn có khả năng mở rộng diện tích lớn nhất, vì nơi đây các huyện ngoại thành có diện tích đất canh tác lớn hơn, Quận Hoàng Mai có tốc độ tăng diện tích cao nhưng hạn chế về diện tích canh tác và ô nhiễm nguồn nước nên khó có khả năng mở rộng diện tích trong tương lai.
1.1.2 Tình hình phát triển về năng suất rau an toàn
Nhìn chung năng suất rau an toàn luôn thấp hơn so với rau nói chung, sở dĩ như vậy là do rau an toàn đòi hỏi đúng quy trình sản xuất, đúng kỹ thuật, và không phải loại rau nào cũng có thể sản xuất theo quy trình rau an toàn ví dụ như: rau muống, rau cần…vì những loại rau này ưa nước nên người sản xuất chủ yếu họ tận dụng nguồn nước thải công nghiệp và một số nguồn nước thải khác từ các khu chế xuất…mà các nguồn nước này lại không đảm bảo tiêu chuẩn cho sản xuất rau an toàn Số lượng rau an toàn tăng qua các năm được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4: Năng suất rau an toàn bình quân ở Hà Nội
Năng suất rau (tạ/ha) 191,2 215,4 217,3 196,5
Năng suất RAT (tạ/ha) 182,9 185,6 187,1 188,2
Tốc độ tăng năng suất RAT (%) 101,47 100,8 100,58
Nguồn: Sở NN&PTNT Hà Nội
Nhìn chung năng suất RAT của các huyện, quận đều tăng qua các năm đặc biệt huyện Gia Lâm, Thanh Trì, Long Biên, Hoàng Mai có tốc độ tăng bình quân 6,2%/năm, huyện Từ Liêm có năng suất cao nhất đạt 199,6 tạ/ha năm 2006, trong khi đó Sóc Sơn năng suất chỉ đạt 172,0 tạ/ha, do điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng và trình độ sản xuất của người dân thấp Như vậy có thể thấy vẫn có khả năng tăng năng suất cây trồng ở tất cả các huyện nếu các cấp, các ngành có sự đầu tư quan tâm hơn nữa vào sự phát triển một nền “ nông nghiệp sạch và bền vững”.
Bảng 5: Năng suất rau an toàn các quận, huyện Hà Nội giai đoạn 2002-2006
Năng suất (tạ/ha) Tốc độ tăng trưởng (%)
Gia Lâm 181,2 183,0 187,4 188,5 189,6 0,9 2,4 0,6 0,5 1,1 Long Biên 178,5 182,3 186,0 187,0 188,3 2,1 102,0 0,5 0,7 1,3 Đông Anh 188,0 190,1 192,5 193,0 193,5 1,1 1,3 0,2 0,3 0,7 Sóc Sơn 159,0 163,5 167,5 171,2 172,0 2,8 2,4 2,2 0,5 1,9 Thanh Trì 181,0 186,5 188,0 189,5 191,6 3,0 0,8 0,7 1,1 1,4 Hoàng Mai 172,0 179,2 181,6 182,5 183,0 4,2 1,3 0,5 0,3 1,6
Nguồn: Sở NN&PTNT Hà Nội
Có thể nói năng suất RAT mấy năm gần đây tăng lên rõ rệt Năng suất đạt tương đối cao, thể hiện sự hiểu biết , trình độ thâm canh của người sản xuất ngày càng được nâng lên, cùng với sự quan tâm tập trung chú ý đầu tư hơn cho sản xuất của các nông hộ.
1.1.3 Tình hình phát triển về sản lượng rau an toàn của Hà Nội.
Về sản lượng, sản lượng rau an toàn chủ yếu do 3 huyện Từ Liêm, Gia Lâm và Đông Anh sản xuất ra chiếm tới 79,1 tổng lượng rau an toàn của thành phố trong năm
2005 cụ thể năm 2005 Từ Liêm cung cấp: 11145,0 (tấn), Gia Lâm: 15866,9 (tấn), Đông
Anh: 16785,3 (tấn) Mặc dù sản lượng rau an toàn tăng nhanh qua các năm và người sản xuất rau ở Hà Nội chú ý phát triển rau trái vụ, nhưng sản xuất chủ yếu vẫn là hai vụ chính đông - xuân và thu - đông tập trung vào tháng 1 đến tháng 4 và tháng 10 đến tháng 12., các tháng còn lại sản lượng rau ít đặc biệt tháng 6 và tháng 8.
Bảng 6: Sản lượng rau an toàn của Hà Nội giai đoạn 2003 - 2006
Tỷ lệ % so với tổng số (%) 33,18 33,36 37,0 39,89
Lượng tăng giảm sản lượng RAT (tấn) 4067 2511,3 23258,2
Nguồn: Sở NN&PTNT Hà Nội
Từ biểu trên ta thấy sản lượng rau an toàn chiếm tỷ trọng không cao trong tổng sản lượng rau nói chung chỉ đạt khoảng trên 30% so với tổng sản lượng rau nói chung, sản lượng rau an toàn tăng nhưng không đều qua các năm, sở dĩ như vậy là do sản xuất rau an toàn còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện thời tiết khí hậu do vậy sản lượng tăng không đều và không ổn định.
Bảng 7: Sản lượng RAT các quận huyện của Hà Nội giai đoạn 2003-2006.
Quận, huyện Sản lượng (tấn) Tốc độ tăng trưởng (%)
Long Biên 295,1 306,9 317,5 323,2 4,0 3,4 1,8 3,1 Đông Anh 15865,0 16782,6 17415,4 17925,2 6,3 3,2 2,9 4,1 Sóc Sơn 2536,2 3265,6 3675,4 3715,4 28,7 12,5 1,1 14,1 Thanh Trì 3091,0 3485,8 3966,4 3996,2 12,7 13,8 0,7 9,0 Hoàng Mai 1992,1 2615,8 3027,5 3284,6 31,3 15,7 8,5 18,5 Quận, huyện khác 447,5 468,7 492,5 515,4 4,7 5,0 4,6 4,7
Nguồn: Sở NN&PTNT Hà Nội
Sản xuất RAT của Hà Nội phát triển tốt nhờ diện tích và năng suất tăng tạo ra sản lượng RAT tăng nhanh Qua bảng 7 cho thấy sản lượng RAT của Hà Nội qua
4 năm liên tục tăng, bình quân 4 năm tăng 5,3%.
Hầu hết ở các quận, huyện có sản lượng tăng khá cao trên 5%, cao nhất là quận Hoàng Mai, sản lượng RAT bình quân của Quận 4 năm đạt 118,5%, Từ Liêm có tốc độ tăng thấp nhất, bình quân 4 năm chỉ tăng 1%/năm Nguyên nhân là do RAT mới được đưa vào trồng nên quy mô diện tích còn khá khiêm tốn, do đó tỷ trọng đóng góp vào tổng sản lượng RAT của toàn thành phố Hà Nội còn hạn chế.
Như vậy, sản lượng RAT của Hà Nội qua 4 năm đã tăng lên đáng kể, với đà này cùng với sự quan tâm của các cơ quan, các ngành, các cấp cũng như những người sản xuất về vấn đề sản xuất RAT của Hà Nội thì trong những năm tới đây sản lượng RAT của Hà Nội còn tiếp tục tăng, đáp ứng nhu cầu RAT ngày càng tăng của thị trường trong và ngoài nước.
1.2 Bố trí cơ cấu sản xuất rau an toàn tại một số quận, huyện ngoại thành Hà Nội.
1.2.1 Bố trí sản xuất rau an toàn:
Từ số liệu trong bảng 8 cho thấy cơ cấu diện tích rau an toàn theo quận, huyện ngoại thành thì có 3 huyện Đông Anh, Gia Lâm, Từ Liêm chiếm tỷ trọng lớn trong tổng diện tích đất gieo trồng rau an toàn của các quận, huyện ngoại thành. Năm 2004 Đông Anh là 835,0 ha chiếm 31,6%, Gia Lâm là 799,0 ha chiếm 30,3%,
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Phương hướng phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ở Hà Nội
Tăng cường năng lực quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể, năng lực và vai trò của các HTX Phát triển kinh tế HTX, các tổ hợp tác chuyên sản xuất rau để tạo điều kiện cho việc xây dựng mô hình chuyên canh sản xuất rau an toàn, rau an toàn với quy mô lớn Dần hình thành vùng sản xuất rau tập trung kết hợp với việc thực hiện các quy trình sản xuất, sử dụng thuốc BVTV đúng yêu cầu, áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất như nhà lưới, tăng cường vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất rau an toàn: đặc biệt là chú ý đến vấn đề nước tưới- xây dựng hệ thống nước sạch cho tưới rau.
Theo dự báo của Sở NN&PTNT Hà Nội, nhu cầu rau của Thành phố đến năm 2010 là 362.000 tấn Tuy nhiên đến nay tổng sản lượng rau sản xuất ra ở Hà
Nội đạt 205.218 tấn, đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu rau của người dân và phần còn lại được cung cấp bởi các tỉnh khác, đặc biệt là trong thời gian trái vụ Như vậy nhu cầu rau ở Hà Nội là rất lớn đặc biệt là nhu cầu rau an toàn Do vậy trong những năm tới Hà Nội cần có những giải pháp phù hợp, phải nỗ lực rất lớn để mở rộng diện tích, tăng năng suất và chất lượng rau an toàn bảo đảm tiêu chuẩn VSATTP, mới đáp ứng được nhu cầu trên.
- Phát triển sản xuất rau an toàn theo hướng bền vững không chỉ làm tăng thu nhập cho người sản xuất, mà còn góp phần giải quyết vấn đề lao động trong nông thôn, không những bảo vệ sức khoẻ cho người sản xuất, người tiêu dùng mà còn bảo vệ môi trường sinh thái, tạo cảnh quan đẹp cho Thủ đô.
- Phát triển sản xuất rau an toàn trên cơ sở lựa chọn phương thức sản xuất công nghệ phù hợp, đẩy nhanh ứng dụng tiến bộ công nghệ trong sản xuất, áp dụng phương thức sản xuất rau an toàn truyền thống kết hợp với sản xuất rau an toàn trong nhà lưới, nhà kính, thuỷ canh, đồng thời ứng dụng những công nghệ cao, công nghệ sinh học nhằm tăng năng suất, và chất lượng sản phẩm.
- Phát triển mạnh hình thức hợp tác trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
- Phát triển sản xuất rau an toàn trên cơ sở nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá chủng loại vừa đảm bảo đáp ứng nhu cầu trong nước, vừa phục vụ cho xuất khẩu những chủng loại rau an toàn có thế mạnh.
Căn cứ vào dự báo phát triển dân số Hà Nội đến 2010 Trong thời kỳ tới, dân số tăng nhanh về tự nhiên và cơ học nên nhu cầu thực phẩm tăng Mục tiêu phát triển sản xuất rau an toàn của Hà Nội là khai thác ở mức tối đa khả năng sản xuất tại chỗ với việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, đầu tư thâm canh cao đạt năng suất và chất lượng rau cao, đảm bảo chất lượng vệ sinh, phấn đấu ổn định mức cung cấp cho nhu cầu rau của người dân thủ đô như hiện nay và tiếp tục nâng cao uy tín của các cơ sở sản xuất rau an toàn.
- Có một kế hoạch Marketing, quảng cáo về rau an toàn, thông tin rộng rãi về điểm bán, đặc điểm rau an toàn và nguồn gốc của rau…
- Có chính sách giá cả hợp lý để có thể bán với khối lượng lớn, đảm bảo thu nhập ổn định cho người buôn bán.
- Tìm cách cho việc mua hàng thuận tiện hơn, rút ngắn thời gian và thủ tục thanh toán, cải thiện dịch vụ để tạo lòng tin và tăng số lượng khách hàng.
- Đào tạo nhân viên bán hàng để cung cấp cho khách hàng những thông tin về nguồn gốc và điều kiện sản xuất rau, quy trình kỹ thuật và phương pháp sơ chế, chế biến…
- Tổ chức bán khuyến mại: bằng cách giảm giá, hoặc bằng cách tặng quà là những gia vị đi kèm (có nguồn gốc khác nhau) hoặc khuyến mại thêm rau, chi phí tặng quà không nhiều nhưng sẽ đáp ứng được nhu cầu của đại bộ phận người tiêu dùng và làm hài lòng khách hàng.
Một số giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ở Hà Nội
1 Mở rộng diện tích, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm RAT
Dự kiến trên địa bàn Hà Nội có khoảng 25 loại rau an toàn được đầu tư sản xuất trong đó có 24 loại rau sản xuất trong vụ đông xuân từ 5-10 loại rau sản xuất trong vụ hè thu Trong đề án sản xuất rau an toàn của thành phố, dự kiến đầu tư tập trung giai đoạn đầu cho 2000ha canh tác ( dự kiến bố trí 1125ha diện tích ở trong đồng và 775ha điện tích ở đất bãi ngoài đê) với 7000 ha diện tích gieo trồng năng suất bình quân đạt 180 tạ/ha và sản lượng đạt 126 ngàn tấn, chiếm khoảng 70% quy mô sản xuất rau an toàn của thành phố
Các loại rau cao cấp đã được đưa vào trồng ở một số vung quy hoạch rau an toàn: Cải ngọt, súp lơ xanh, ngô bao tử, cần tây, tỏi tây được mở rộng phát triển.
1.1 Hoàn thiện quy hoạch phát triển sản xuất RAT
Với tốc độ công nghiệp hoá và hiện đại hoá diễn ra một cách nhanh chóng,hàng loạt các khu đô thị mới, các khu công nghiệp mọc lên làm diện tích đất nông nghiệp của Hà Nội hàng năm bị thu hẹp khoảng 1000 ha, và hàng ngày có hàng trăm tấn nước thải đổ ra rừ các khu công nghiệp và sinh hoạt hàng ngày của người dân đã gây nên ô nhiễm nhiều nguồn nước, nhiều vùng đất phục vụ sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất RAT nói riêng đặc biệt là một số xã thuộc huyện Gia Lâm, Thanh Trì và Quận Hoàng Mai Chính vì vậy cần phải có sự nghiên cứu đánh giá thực trạng để điều chỉnh quy hoạch một cách phù hợp với điều kiện thực tế, tạo động lực cho phát triển RAT trong thời gian tới.
- Quy hoạch sản xuất RAT ở Hà Nội nên bố trí hợp lý để vừa đảm bảo khai thác tiềm năng thế mạnh của từng địa phương, vừa phải đảm bảo yêu cầu đặt ra đối với sản xuất RAT Cụ thể Huyện Gia Lâm cần tập trung vào trồng các loại cà chua, su hào, bắp cải, đặc biệt xã Đông Dư nên tập trung phát triển các loại rau gia vị như: mùi tầu, các loại rau thơm Huyện Đông Anh nên tập trung phát triển các loại rau theo mùa như các loại su hào, cải bắp, cà chua…Huyện Từ Liêm nên tập trung phát triển sản xuất các loại rau gia vị, Huyện Sóc Sơn tập trung phát triển các loại có thế mạnh như: ngô bao tử, dưa chuột bao tử…
- Đối với một số quận, huyện vùng sản xuất rau đã bị ô nhiễm như một số xã thuộc Quận Hoàng Mai, Long Biên, Huyện Từ Liêm sẽ không đưa vào vùng quy hoạch sản xuất RAT, trước mắt có thể đầu tư hệ thống CSVCKT như hệ thống giếng khoan, hệ thống tưới phun để giúp nông dân đảm bảo nguồn nước tưới cho rau, hạn chế việc sử dụng nguồn nước tưới, hoặc có thể giúp nông dân chuyển sang ngành nghề khác, trồng một số loại các cây trồng khác ít bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm hơn.
- Đối với vùng không thể quy hoạch vào vùng sản xuất tập trung cần có những chính sách hỗ trợ đầu tư cho nông dân một số cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất, đồng thời hỗ trợ cho nông dân có thể tiếp cận được với dịch vụ như:giống, phân bón, thuốc BVTV, nguồn vốn tín dung, thông tin thị trường để người dân có thể sản xuất ra RAT đạt tiêu chuẩn chất lượng hơn Để giúp nông dân có thể tiếp cận nhanh với các dịch vụ, hiểu được vấn đề sản xuất RAT có vai trò quan trọng như thế nào cần phải tiếp tục tuyên truyền, đào tạo nâng cao nhận thức và trình độ của người sản xuất thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: đài phát thanh tại các địa phương, các xã…Bên cạnh đó Nhà nước cũng cần có những chính sách ưu đãi hơn trong việc cho nông dân vay vốn tín dụng đầu tư phát triển sản xuất như: đơn giản hoá các thủ tục vay vốn…
- Quy hoạch sản xuất RAT phải đảm bảo có sự gắn kết chặt chẽ từ khâu sản xuất, chế biến và tiêu thụ, đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện đặt ra đối với việc sản xuất RAT, đặc biệt là vấn đề VSATTP, đồng thời phát triển liên kết hợp tác thông qua các hình thức thích hợp như : HTX, Hộ nông dân, tổ hợp tác, công ty cổ phần…
- Vận động nhân dân tích cực dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ bỏ những tập quán canh tác lạc hậu, giúp người nông dân tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật, để nâng cao trình độ và năng lực sản xuất cho người nông dân, giúp họ có thêm những hiểu biết về giống, phân bón, thuốc BVTV, tiếp cận thông tin thị trường…
1.2 Đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất RAT
Sản xuất RAT đòi hỏi phải có sự tuân thủ nghiêm ngặt về quy trình sản xuất đảm bảo các điều kiện đặt ra cho sản xuất RAT, nhằm tạo ra số lượng lớn, đa dạng các chủng loại RAT có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phong phú, đa dạng và ngày càng cao của người tiêu dùng, nhằm mang lại lợi ích cho người sản xuất đó là tăng thu nhập, tạo điều kiện cho ngườ sản xuất có thể phát huy khả năng tự lập tìm tòi, áp dụng những tiến bộ KHKT vào trong sản xuất, đồng thời vừa mang lại lợi ích cho người tiêu dùng là được sử dụng sản phẩm an toàn ít ảnh hưởng tới sức khoẻ. Để đảm bảo được vấn đề này thì cần phải có một cơ sở vật chất kỹ thuật tốt để phục vụ cho sản xuất như: hệ thống giếng khoan đảm bảo nguồn nước tưới an toàn cho rau, hệ thống kênh mương tưới tiêu, hệ thống nhà lưới… giúp cho quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ được diễn ra thuận lợi Đối với hệ thống kênh mương tưới tiêu chính, hệ thống điện, giao thông chính, Nhà nước nên đầu tư 100%. Đối với hệ thống nhà lưới, giếng khoan, hệ thống tưới tiêu nội đồng Nhà nước nên đầu tư khoảng 50 – 60%, phần còn lại do nông dân đóng góp để nâng cao tính tự chủ và ý thức trách nhiệm của họ trong việc giữ gìn bảo vệ cơ sở vật chất.
+ Đầu tư nâng cấp hệ thống tưới tiêu phục vụ sản xuất RAT, nâng cấp các trạm bơm, hoàn chỉnh kiên cố hoá kênh mương, đặc biệt ở Huyện Sóc Sơn, đảm bảo tưới tiêu chủ động có khoa học cho các vùng sản xuất rau tập trung Đối với vùng sản xuất RAT tập trung cần có sự đầu tư để xây dựng, lắp đặt hệ thống giếng khoan, bể chứa nước, hệ thống ống dẫn nước và hệ thống điện phục vụ cho sản xuất.
+ Đầu tư hỗ trợ kinh phí giúp nông dân xây mới thêm hệ thống nhà lưới mới, đồng thời nâng cấp, bảo dưỡng hệ thống nhà lưới sẵn có đang xuống cấp, bê tông hoá hệ thống giao thông nội đồng ở những khu vực sản xuất tập trung đặc biệt ở Huyện Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì Khuyến khích nông dân đầu tư mở rộng diện tích sản xuất RAT trong nhà lưới, nhà kính để cung cấp RAT quanh năm cho người tiêu dùng.
1.3 Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất RAT
Trong thời đại ngày nay với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ sinh học góp phần không nhỏ vào việc nâng cao năng suất và hiệu quả công việc Trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghệ sinh học rất được quan tâm nghiên cứu và đưa vào ứng dụng thực tế, đặc biệt đối với sản xuất RAT đòi hỏi phải có sản phẩm chất lượng cao, năng suất cao và gía thành hợp lý, vì vậy việc đẩy nhanh ứng dụng TBKT là rất thiết thực:
+ Tiếp tục đầu tư nghiên cứu, thử nghiệm và tuyển chọn các giống mới, có sức chống chịu với điều kiện ngoại cảnh cao, đồng thời cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt đó là mục tiêu của những người sản xuất, để nhanh chóng đưa vào sản xuất, đặc biệt là những giống rau có thể trồng trong thời gian trái vụ., có sức chống chịu bệnh tật., hạn chế tác động của sâu bệnh, có thể phát triển trong điều kiên khắc nghiệt để có thể giảm thiểu việc sử dụng hoá chất, mang lại lợi ích cho người sản xuất đó là tăng thu nhập trong việc bán các sản phẩm rau trái vụ, đồng thời mang lại lợi ích cho cả người tiêu dùng được sử dụng những sản phẩm trái vụ mà vẫn đảm bảo được an toàn, đảm bảo sức khoẻ cho cả người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường sinh thái.
+ Tăng cường các biện pháp sinh học, kỹ thuật canh tác để khống chế dịch bệnh, hạn chế nguyên nhân gây ô nhiễm rau như: sử dụng kỹ thuật trồng xen, các thuốc BVTV sinh học trong sản xuất, sử dụng hệ thống tưới ngầm, tưới phun tại một số khu vực ô nhiễm như một số xã thuộc Quận Hoàng Mai, Long Biên, huyện
+ Mở các lớp tập huấn tạo điều kiện cho những người dân họ say mê nghiên cứu, có đầu óc sáng tạo tham gia các dự án của Nhà nước, đi tham quan nghiên cứu, dự các hội nghị chuyên đề trong và ngoài nước để họ có điều kiện tiếp cận với khoa học kỹ thuật và áp dụng vào sản xuất.