Quản lý thuế đối với các ngành kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận thấp
QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁC NGÀNH KINH DOANHCÓ TỶ SUẤT LỢI NHUẬN THẤPQuản lý thuế là hoạt động thu các loại thuế, các khoản thu khác thuộc Ngân sách Nhà nước do cơ quan quản lý thuế, quản lý thu theo quy định của Pháp luật. Trong thời gian qua, công tác quản lý thuế của ngành thuế cả nước nói chung, ngành Thuế tỉnh Tiền Giang nói riêng đã ngày càng hoàn thiện và phát triển: tạo nguồn lực to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước; tạo môi trường sản xuất kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và sự công bằng xã hội. Công tác quản lý thuế đạt được hiệu quả tốt phải có sự đồng thuận giữa cơ quan Thuế với người nộp thuế trong việc thực hiện đúng các chính sách, pháp luật thuế; sự hỗ trợ tích cực của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong toàn xã hội. Tuy nhiên trong thời gian qua sự đồng thuận giữa cơ quan Thuế và người nộp thuế còn nhiều hạn chế; nguyên nhân chủ yếu là do lợi ích của người nộp thuế và cơ quan Thuế trái ngược với nhau: người nộp thuế luôn mong muốn giảm số thuế phải nộp do vậy đã luôn tìm cách gian lận về thuế. Trong nhiều hành vi làm giảm số thuế phải nộp có hành vi lập hóa đơn ghi giá bán thấp hơn giá thu tiền thực tế nhằm làm giảm doanh thu tính thuế. Như ta đã biết, hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của Pháp luật. Nguyên tắc sử dụng hóa đơn là các tổ chức, cá nhân chỉ được lập và giao cho người mua theo đúng quy định của pháp luật; khi lập hóa đơn phải ghi đầy đủ nội dung và đúng thực tế nghiệp vụ phát sinh . Hóa đơn là chứng từ ghi nhận số liệu giá trị doanh thu hoặc chi phí của doanh nghiệp; hóa đơn được lập đúng nguyên tắc thì số liệu trong sổ sách kế toán mới phản ảnh đúng kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị. Thời gian qua, đa số doanh nghiệp đã tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về sử dụng hóa đơn bán hàng hóa và dịch vụ nhưng cũng còn không ít doanh nghiệp đã thực hiện chưa đúng. Với mục đích gia tăng lợi nhuận, khi lập hóa đơn bán ra, doanh nghiệp đã ghi giá bán ra thấp hơn giá thu tiền thực tế nhằm giảm doanh thu tính thuế, giảm số thuế phải nộp. Hành vi trên sảy ra nhiều nhất tại các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng; người mua là các đại lý bán lẻ đăng ký kê khai nộp thuế theo phương pháp khoán và người dân mua hàng về sử dụng; các đối tượng mua trên không có thói quen nhận hóa đơn khi mua hàng vì vậy doanh nghiệp bán hàng được tự do ghi giá bán trên hóa đơn bán ra; gía bán ghi trên hóa đơn thường thấp hơn giá thu tiền thực tế nhằm mục đích trốn thuế. Theo số liệu kê khai của doanh nghiệp thời gian qua: các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng có tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu rất thấp mà nguyên nhân chủ yếu là lập hóa đơn bán ra với gía chênh lệch so với giá mua vào rất thấp; cụ thể số liệu kê khai trong năm 2011 như sau:- Ngành kinh doanh vật tư nông nghiệp: tỷ lệ lợi nhuận trước thuế trên doanh thu bình quân của ngành là: 0,63% tương đương với chênh lệch giá là 1.200 đồng/ bao phân 20 kg1 - Ngành kinh doanh thuốc lá: tỷ lệ lợi nhuận trước thuế trên doanh thu bình quân là: 0,25% tương đương với chênh lệch giá là 250 đồng/1 cây thuốc;- Ngành kinh doanh bia, nước ngọt: tỷ lệ lợi nhuận trước thuế trên doanh thu bình quân là: 0,85% tương đương với chênh lệch giá là 1.100 đồng/1 két ;- Ngành kinh doanh ga: tỷ lệ lợi nhuận trước thuế trên doanh thu bình quân của ngành là: 0,18% tương đương với chênh lệch giá là 6.000 đ/ 01 bình ga;- Ngành kinh doanh VLXD: tỷ lệ lợi nhuận trước thuế trên doanh thu bình quân của ngành là: 0,9% ;- Ngành kinh doanh KKĐM: tỷ lệ lợi nhuận trước thuế trên doanh thu bình quân của ngành là: 1,5% ;- Ngành kinh doanh sữa: tỷ lệ lợi nhuận trước thuế trên doanh thu bình quân của ngành là: 0,8% ;- Ngành kinh doanh bán lẻ xăng dầu: tỷ lệ lợi nhuận trước thuế trên doanh thu bình quân của ngành là: 0,67%;Trong khi đó tỷ lệ giá trị gia tăng theo hướng dẫn tại Công văn số 763/BTC-TCT ngày 16/01/2009, áp dụng đối với các hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thuế là từ (3-7)%. Như vậy có thể nhận thấy thất thu thuế đối với những hoạt động này trong thời gian quan là rất lớn. Các giải pháp đã áp dụng trong thời gian qua:Nhận thức được rủi ro về giá đối với các hoạt động kinh doanh các ngành hàng trên, trong thời gian vừa qua Phòng kiểm tra thuế số 2 đã thực hiện một số giải pháp nhằn hạn chế một phần thất thu thuế của các ngành này như sau:- Hàng năm phòng xác định tỷ suất lợi nhuận bình quân của mỗi ngành để phục vụ công tác kiểm tra thuế. Khi kiểm tra, nếu doanh nghiệp nào có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn tỷ suất lợi nhuận bình quân thì trong quá trình kiểm tra phải xác định nguyên nhân tại sao? do lãi tiền vay lớn hay do khấu hao tài sản cố định nhiều? nếu không do các chi phí cố định tăng cao thì tập trung kiểm tra một số chỉ tiêu sau:+ Đối chiếu bảng kê với hóa đơn lưu nhằm xác định khi kê khai bảng kê bán ra kế toán đã kê đủ hay chưa?+ Đối chiếu xuất nhập tồn xác định giá vốn hàng bán có bị hạch toán trùng không?+ Kiểm tra hóa đơn mua vào xác định các khoản chiết khấu, khuyên mãi, hoa hồng đã kê khai đủ hay chưa?+ Kiểm tra giá bán của các hóa đơn bán lẻ, hóa đơn bán cho người mua không có mã số thuế với các hóa đơn bán cho các đối tượng có mã số thuế xem có chênh lệch hay không? nếu có thì yêu cầu điều chỉnh;- Căn cứ vào giá cả hàng hóa được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng (trang Web của tỉnh Tiền Giang) nếu có chênh lệch thì đấu tranh với doanh nghiệp yêu cầu họ kê khai bổ sung; 2 Tuy nhiên các giải pháp này đạt hiệu quả chưa cao. Những khó khăn trong công tác xử lý những trường hợp có biểu hiện ghi giá trên hóa đơn thấp hơn giá thu tiền thực tế:- Khó áp dụng biện pháp xác minh người mua để kết luận hành vi lập hóa đơn không đúng giá thu tiền thực tế vì số lượng người mua nhiều và địa chỉ trên hóa đơn thường không chi tiết đến từng khu phố hoặc ấp nên khó tìm;- Chưa có đủ căn cứ để ấn định theo yếu tố: Đối với trường hợp xác định giá bán của doanh nghiệp thấp hơn gia công bố của sở tài chính - vật giá. Theo quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 21 Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày28/02/2011 hướng dẫn thi hành luật Quản lý thuế thì Cơ quan thuế có thể tham khảo giá hàng hóa, dịch vụ do cơ quan quản lý nhà nước công bố cùng thời điểm làm căn cứ để ấn định; tuy nhiên nếu căn cứ vào giá Phòng Vật giá công bố để ấn định thuế là chưa bảo đảm căn cứ pháp lý; Những kiến nghị, đề xuất:Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-BTC ngày 16 tháng 3 năm 2012 của Bộ Tài Chính Về việc tăng cường công tác quản lý thu, chống thất thu và giảm nợ đọng thuế năm 2012 trong ngành thuế; nhằm mục tiêu:Ngăn chặn và phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật trong kinh doanh, tạo sức lan tỏa, nâng cao tính tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế, của cán bộ thuế, cơ quan thuế, nâng cao hiệu lực hiệu quả đối với công tác thuế.Tạo môi trường sản xuất kinh doanh bình đẳng cho người nộp thuế thuộc mọi thành phần kinh tế trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước, góp phần thúc đẩy đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh.Đảm bảo các khoản thu ngân sách phải được thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị thu ngân sách nhà nước năm 2012 , tạo nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ quan trọng của đất nước.Để thực hiện tốt Chỉ thị trên, trong thời gian tới đề nghị thực hiện một trong những giải pháp sau:- Tổ chức đối thoại đối với từng ngành nghề kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận thấp. Qua đối thoại: phân tích những bất hợp lý về giá bán của doanh nghiệp, những biện pháp mà cơ quan thuế được áp dụng trong trường hợp xác định giá bán không theo giá giao dịch thông thường trên thị trường, các căn cứ để ấn định thuế qua đó lập biên bản ghi nhận, mang tính chất hiệp thương tỷ lệ gía trị gia tăng khi lập hóa đơn bán ra (quản lý thuế theo chênh lệch giá). Phương pháp này thực hiện được sẽ đạt hiệu quả cao trong công tác quản lý thuế, giảm thời gian kiểm tra sau này, và chắc chắn sẽ được sự đồng thuận của doanh nghiệp; tuy nhiên phương pháp này chưa phù hợp với mục tiêu của chính sách thuế và pháp luật thuế hiện nay chưa có quy định về biện pháp này;3 - Tập trung kiểm tra các doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận thấp: kiểm tra theo từng ngành nghề; bắt đầu từ doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận cao nhất của ngành nghề đó; sau đó lấy giá bán của doanh nghiệp này ấn định thuế đối với doanh nghiệp có giá bán thấp hơn. Phương pháp này, đúng theo quy định của pháp luật thuế tuy nhiêu hiệu quả không cao và chỉ thực hiện được một năm, sau đó chắc chắn các doanh nghiệp cùng ngành nghề này sẽ thỏa thuận ngầm với nhau: lập hóa đơn cùng một giá với mức chênh lệch rất thấp và tình trạng thất thu thuế không khắc phục được;- Tổ chức đối thoại doanh nghiệp có mời thêm phòng Vật Giá của sở Tài Chính dự; trong hội thảo xác định trách nhiệm của mỗi cơ quan trong công tác quản lý thuế: Phòng Vật Giá đưa ra các cơ sở, các nguồn cung cấp chính thức để xác định giá và thông báo theo đúng quy định của pháp luật; Cơ quan Thuế có trách nhiệm thường xuyên đối chiếu giữa giá kê khai của doanh nghiệp với giá thông báo của sở Tài Chính nếu phát hiện có sự chênh lệch, trách nhiệm của doanh nghiệp là phải kê khai bổ sung kịp thời. Doanh nghiệp cam kết thực hiện đúng quy định của pháp luật về sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ.Trên đây là một số giải pháp trong công tác quản lý thuế đối với những doanh nghiệp kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận thấp ./. Ngày 6 tháng 5 năm 2012 PHÒNG KIỂM TRA THUẾ SỐ 2 Người viết Đỗ Văn Vượng4 . QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁC NGÀNH KINH DOANHCÓ TỶ SUẤT LỢI NHUẬN THẤPQuản lý thuế là hoạt động thu các loại thuế, các khoản thu khác thuộc. kinh doanh VLXD: tỷ lệ lợi nhuận trước thuế trên doanh thu bình quân của ngành là: 0,9% ;- Ngành kinh doanh KKĐM: tỷ lệ lợi nhuận trước thuế trên doanh