)/09/0 00m 1
0909096297905 ).).).).) 2
008082700807 — ,ÔỎ 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO 6
1.1 Các khái niệm cơ bản về rủi ro và rủi ro trong kinh doanh - 6
IV 9) ni nen Ả 20
1.3 Quản trị rủi ro trong lý luận và thực tiễn sản xuất kinh doanh 27
CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG NGÀNH 00)\09/0):1)9) 0) 002 Ô 44 2.1 Khái niệm phương pháp quản fTỊ TỦI TO - se cà 1 11 3 61 3 8 31146 44 2.2 Các phương pháp quản trị rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các SoI0i8i†4i)19)58i 0070707070788 = 45
CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY THAN CỌC 6 - DOANH NGHIỆP KHAI THÁC THAN LỘ THIÊN VÙNG QUẢNG NINH 79
3.1 Những nguy cơ rủi ro xét từ các điều kiện sản xuất kinh doanh của công ty i00 5 80
3.2 Áp dụng các phương pháp quản trị rủi ro đối với các rủi ro phát sinh trong U10 đioI9 000v 95
Trang 2Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, với các số liệu và tài liệu trung thực Kết quả nghiên cứu chưa từng được công bố trong các công trình trước đó
Trang 3Tính cấp thiết của đề tài:
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp luôn luôn phải đối mặt với tình trạng cạnh tranh lẫn nhau rất gay gắt Các yếu tố của môi trường kinh doanh đã tạo ra những cơ hội và cả những nguy cơ ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Quá trình ra quyết định ở doanh nghiệp, vì thế, ln đi cùng với quá trình đề phòng và khắc phục những rủi ro có thể phát sinh Rủi ro có thể được doanh nghiệp nhận thức và kiểm soát được, nhưng cũng tồn tại những rủi ro mà con người chưa thể nhận biết và đưa ra các đối sách thích hợp Khi đó, để phịng tránh rủi ro và giảm thiểu rủi ro, đôi khi, trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp đành phải đưa ra những quyết định mang tính duy tâm
Nền kinh tế tri thức đặt ra cho các doanh nghiệp những cơ hội mới, những thách thức mới trong kinh doanh Sự ra đời và phát triển nhanh chóng của cơng nghệ thơng tin cũng giúp cho quá trình ra quyết định trong kinh doanh ngày càng đa dạng và hiệu quả Vấn đề là, quá trình ra quyết định trong hoạt động sản xuất kinh doanh cần phải phòng tránh các rủi ro tiềm ẩn như thế nào
Ngành cơng nghiệp nói chung và cơng nghiệp mỏ nói riêng đều là những ngành có nhiều rủi ro tiềm ẩn Tuy nhiên, cho tới nay trong các doanh nghiệp công nghiệp mỏ ở nước ta, các vấn đề về rủi ro và quản trị rủi ro chưa được nghiên cứu một cách hệ thống về cơ sở lý thuyết cũng như vận dụng cơ sở lý thuyết đó để quản trị rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh Vì thế, cần thiết phổi có một nghiên cứu mang tính tổng quát, nhằm đưa ra các định hướng trong quá trình quản trị rủi ro, với mục đích giảm thiểu các thiệt hại phát sinh khi rủi ro đó xảy ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cơng nghiệp mỏ
Do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài Quản trị rủi ro trong hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp mỏ, áp dụng cho một doanh nghiệp khai thác than lộ thiên vùng Quảng Ninh làm đề tài cho
Trang 4các quyết định quản trị ở doanh nghiệp công nghiệp mỏ khi lập dự án đầu tư, xây dựng kế hoạch, tổ chức sản xuất v.v
Đốt tương nghiên cứu của luận văn là các rủi ro trong các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp khai thác than lộ thiên ở Quảng Ninh nói riêng trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay
Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể của luận văn là:
- Tổng quan các vấn đề lý luận và thực tiễn về rủi ro và quản trị rủi ro, đề xuất các định nghĩa về rủi ro và quản trị rủi ro theo quan điểm của tác giả
- Nghiên cứu và đề xuất các phương pháp quản trị rủi ro trong ngành công nghiệp mỏ
- Lựa chọn phương pháp quan trị rủi ro phù hợp cho công ty than Cọc 6 - một doanh nghiệp khai thác than lộ thiên vùng Quảng Ninh
Phương pháp nghiên cứu của luận văn:
- Để xác định mục đích, đối tượng và các nhiệm vụ nghiên cứu tác giả đã sử dụng phương pháp hệ thống hoá để tổng quan lý thuyết và thực tiễn về rủi ro và quản trị rủi ro
- Để đặt tên và mô tả thực chất, đặc điểm, lĩnh vực áp dụng các phương pháp quản trị rủi ro đã tồn tài muôn hình mn vẻ trong lý thuyết và thực tiễn, tác giả áp dụng phương pháp phân loại nhiều tiêu thức, có chú ý đến tính thuận lợi trong nghiên cứu sử dụng Những tiêu thức đó là quan điểm tiếp cận rủi ro, yếu tố động lực con người trong quản trị, đối tượng quản trị theo giai đoạn sản xuất kinh doanh, đối tượng quản trị trong dự trữ, căn cứ tiên lượng rủi ro và nội dung đối phó với rủ1 ro - Để đưa ra những đánh giá rủi ro và kiến nghị quản trị rủi ro cho
công ty than Cọc 6, tác giả áp dụng hệ thống phân loại phương pháp đã được xác lập sau khi đã tiến hành phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của công ty than Cọc 6 theo các điều kiện
Trang 5Chương 1: Tổng quan về rủi ro và quản trị rủi ro
Chương 2: Các phương pháp quản trị rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp mỏ
Chương 3: Áp dụng quản trị rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp khai thác than lộ thiên vùng Quảng Ninh
Luận văn gồm 106 trang đánh máy vi tính với 9 hình vẽ, 12 bảng biểu và danh mục 41 tài liệu tham khảo
Ý nghĩa nồi bật nhất của luận văn này là đưa ra phương pháp quản trị rủi ro trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp mỏ, nhất là đối với các doanh nghiệp khai thác than lộ thiên ở Quảng Ninh, làm cơ sở cho việc đưa quản trị rủi ro trở thành một chức năng quản trị quan trọng hàng đầu trong các chức năng quản trị của doanh nghiệp
Tác giả xin chân thành cám ơn PGS.TS Ngô Thế Bính - trường Đại học Mỏ - Địa chất, PGS.TS Nguyễn Cảnh Nam - Tổng công ty than Việt Nam, tiến sỹ J.Kretschmamn, tiến sỹ M Wedig - tập đoàn RAG Cộng hoà Liên bang Đức - và các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp trong Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, trường Đại học Mỏ - Địa chất đã tận tình hướng dẫn và hỗ trợ cho tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn đúng hạn
Tác giả đề nghị được bảo vệ luận văn thạc sỹ chuyên ngành kinh tế mỏ - địa chất trước hội đồng chấm luận văn thạc sỹ
Hà Nội tháng § năm 2005
Trang 6TONG QUAN VE RUI RO VA QUAN TRI RUI RO
1.1.Các khái niệm cơ bản về rủi ro và rủi ro trong kinh doanh 1.1.1 Rủi ro nói chung và rủi ro trong sản xuất kinh doanh
Cho đến nay khái niệm rủi ro vẫn làm cho người ta liên tưởng đến những yếu tố hiểm hoạ trong đời sống hàng ngày còn rủi ro kinh doanh chưa có một định nghĩa được coi là thống nhất Rủi ro theo nhiều quan điểm có thể được coi là bắt nguồn từ những sự không chắc chắn của những sự kiện tương lai và được phản ánh lại ở dạng những sai lệch tiêu cực so với những mục tiêu đã đề ra ban đầu Thuật ngữ rủi ro xuất hiện trong các tài liệu quản trị kinh doanh vào khoảng những năm 80, 90 của thế kỉ 20, được biết dưới các tên gọi risque (tiếng Pháp), risk (tiếng Anh), uncertain (khong chac chan - tiếng Anh), threat (de doa, nguy cơ - tiếng Anh) hay riskio (tiếng Đức) Rủi ro kinh doanh là một thuật ngữ còn khá mới ở Việt Nam và tuỳ theo các trường phái nghiên cứu khác nhau mà các nhà nghiên cứu đưa ra các định nghĩa riêng biệt Tuy những định nghĩa này đa dạng và phong phú nhưng có thể chia ra hai hướng: hướng tiêu cực và hướng trung hoà [7]
Rủi ro có thể được coi là những sự không may (Nguyễn Lân, từ điển Từ và Ngữ Việt Nam, 1998, trang 1540), không tốt, bất ngờ xảy đến (từ điển Tiếng Việt, trung tâm từ điển học Hà Nội, 1995) Theo những định nghĩa này, rủi ro mang nhiều ý nghĩa tiêu cực Ngoài ra, trong lĩnh vực kinh doanh, tác giả Hồ Diệu định nghĩa “rủi ro là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến” Người ta cũng cho rằng, rủi ro là những điều ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
Trang 7Chính vì những quan niệm mang tính tiêu cực của con người về rủi ro và rủi ro trong kinh doanh nên con người đôi khi khơng phịng tránh rủi ro trên những căn cứ xác đáng, và nếu rủi ro phát sinh, người ta hoặc là bất lực, hoặc là khắc phục hậu quả của nó cũng với những suy nghĩ thụ động
Sự phát triển của loài người cùng với rất nhiều tiến bộ trong khoa học kĩ thuật đã làm cho hoạt động của con người nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng ngày càng sinh động, phong phú và phức tạp Các rủi ro vì thế xảy đến cho con người ngày càng nhiều dưới các hình thức đa dạng Vì vậy con người cũng phải tích cực nghiên cứu về rủi ro và các biện pháp phòng tránh rủi ro Qua đó, quan điểm của con người về rủi ro tiến lên một bước, cho rằng rủi ro tuy có thể gây ra thiệt hại nhưng khơng có nghĩa là khơng thể phòng tránh được
Chẳng hạn, tác giả Allan Willett cho rằng “rủi ro là sự bất trắc có thể liên quan đến việc xuất hiện những biến cố không mong đợi” Diễn giải một
cách cụ thể hơn, các tác giả C Arthur William, Jr Michael, L Smith trong
cuốn “Risk management and insurance” - Quản trị rủi ro và bảo hiểm - có viết: “rủi ro là sự biến động tiềm ẩn của các kết quả Rủi ro có thể xuất hiện trong hầu hết mọi hoạt động của con người Khi có rủi ro, người ta khơng thể dự đốn được chính xác kết quả Sự hiện diện của rủi ro là sự bất định Nguy cơ rủi ro phát sinh bất cứ khi nào một hành động dẫn đến khả năng được hoặc mất mà không thể đoán định trước”
Trang 8phục sự phát sinh rủi ro sẽ gặp nhiều khó khăn
Các nhà quản trị doanh nghiệp và các nhà quản lí cũng cho rằng, rủi ro và lợi nhuận của các doanh nghiệp là hai mặt vừa đối lập, vừa có quan hệ mật thiết Lĩnh vực kinh doanh nào lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn Tuy nhiên không phải lĩnh vực kinh doanh có rủi ro lớn có thể mang lại lợi nhuận
66 99 66
rất xấu”, “rất tỒi t:
cao Như vậy, rủi ro khơng có nghĩa là ệ” mà nó góp phần giúp các nhà quản trị tích cực hơn trong cơng tác phịng ngừa, xác định trước những thiệt hại có thể gặp phải, từ đó tận dụng được cơ hội và khắc phục được những nguy cơ trong kinh doanh, đề ra các chiến lược và các đối sách phù hợp
Như vậy, dù định nghĩa rủi ro theo cách nào đi chăng nữa thì bẩn chất của rủi ro cũng là những thiệt hại gắn liền với khả năng nắm bắt thong tin không đầy đủ, chính xác, kip thời của con người trong hoạt động sản xuất kinh doanh Nhiệm vụ của quản trị rủi ro vì thế sẽ là quá trình nhận biết sớm các rủi ro, đánh giá đúng đắn những hậu quả của các rủi ro này cũng như liệu có hay khơng sự mạo hiểm của các doanh nghiệp trong quá trình kiểm soát và khắc phục rủi ro
Trang 9ro đến với họ có thể do đầu tư máy móc thiết bị không phù hợp khiến năng suất thấp, cung ứng vật tư không đúng thời điểm, không phù hợp về phẩm cấp khiến sản xuất đình trệ hoặc chất lượng sản phẩm đầu ra không phù hợp với yêu cầu của khách hàng, khiến khả năng cạnh tranh giảm sút, hoặc do tỉ giá hối đoái thay đổi khiến doanh nghiệp bán hàng bị thua lỗ hay giảm lợi nhuận v.v Nhưng đối với các doanh nghiệp khai thác mỏ, rủi ro thường nảy sinh do dự báo trữ lượng khơng chính xác, do điều kiện khai thác khơng ổn định, cũng có thể là bởi ý thức tự giác không tốt của người lao động (không tuân thủ các quy trình, quy phạm) v.v Rủi ro có thể được giảm thiểu dần do những tiến bộ trong kỹ thuật công nghệ, hoặc trong tổ chức sản xuất - kinh doanh, cung ứng v.v Chẳng hạn, tiến bộ Kĩ thuật - công nghệ trong ngành mỏ đã cho phép giảm xác suất phát sinh rủi ro như: thiết bị đo đạc chính xác hơn đã cho phép thi cơng chính xác các đường lò, kĩ thuật thăm dò cho phép nâng cao chính xác dự đốn trữ lượng, cơ giới hoá và tự động hoá cho phép giảm thiểu tai nạn lao động v.v Trong thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh cịn có rất nhiều các loại hình rủi ro khác xảy ra trong các doanh nghiệp công nghiệp mỏ nói chung, doanh nghiệp khai thác than lộ thiên nói riêng mà tác giả sẽ đề cập đến trong phần sau của luận văn
1.1.2 Phân loại rủi ro trong kinh doanh
Phân loại rủi ro là việc phân chia tổng thể các rủi ro thành những loại, căn cứ theo những tiêu thức nhất định, giúp ích cho việc đưa ra các quyết định quản trị rủi ro
Trang 10doanh của ngành công nghiệp mỏ, gọi tên được các rủi ro một cách chính xác, đáng tin cậy phục vụ cho quá trình quản trị rủi ro
Vi thế trong quá trình phân loại và nêu lên các vi du minh hoa, tac gia chỉ chú trọng tới các rủi ro phát sinh trong ngành công nghiệp mỏ, nhất là với các mỏ khai thác than lộ thiên
Các loại rủi ro Theo địa điểm Theo điều kiện Theo giai đoạn Theo yếu tố giảm phát sinh rủi ro phát sinh rủi ro phát sinh rủi ro lợi nhuận
Rủi ro bên trong Rủi ro về Rủi ro trong Rủi ro về giảm doanh nghiệp địa chất - chuẩn bị sản xuất lượng bán
tự nhiên
Rủi ro bên ngoài
doanh nghiệp Rủi ro về Rủi ro trong
kỹ thuật - sản xuất
Rủi ro về tang chi phi
công nghệ Rủi ro về giảm giá bán Rit _ Rủi ro trong
ủi ro về tiêu thụ tổ chức Rủi ro về kinh tế - xã hội
Hình 1.1: Sơ đồ phân loại rủi ro trong kinh doanh a) Phân loại rủi ro theo địa điểm phát sinh rủi ro
Trang 11Rủi ro bên trong doanh nghiệp là các rủi ro phát sinh do các “phần tử” bên trong doanh nghiệp Theo lý thuyết hệ thống, nếu quan niệm doanh nghiệp là một hệ thống thì các phần tử này có thể là con người, máy móc, tài nguyên v.v tạo ra nguồn lực bên trong của doanh nghiệp Các nguồn lực này có thể là các điểm mạnh của doanh nghiệp nhưng cũng có thể là các điểm yếu và rủi ro chủ yếu phát sinh từ các điểm yếu này Nguồn lực của doanh nghiệp có thể được phân loại thành các nhóm chính là nguồn nhân lực, khả năng tổ chức của doanh nghiệp và các nguồn lực tài chính và vật chất [7]
Các rủi ro bên ngoài doanh nghiệp là các rủi ro phát sinh do các phần tử bên ngoài doanh nghiệp, còn gọi là các phần tử thuộc môi trường doanh nghiệp Đó là các phân tử không nằm trong hệ thống doanh nghiệp nhưng thường xuyên gây hoặc nhận tác động với doanh nghiệp như người cung Ứng các yếu tố đầu vào, người mua, người kinh doanh các sản phẩm cạnh tranh, sản phẩm thay thế, sản phẩm bổ sung, cơ quan quản lý nhà nước về thuế, về bảo vệ tài nguyên môi trường v.v Những tác động qua lại của các phần tử ngoài doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có thể gây tác động tích cực cho sự phát triển của doanh nghiệp song cũng có thể gây tác dụng tiêu cực (rủi ro) cho doanh nghiệp
Michael Porter, chuyên gia về chiến lược kinh doanh và lợi thế cạnh tranh, trong [33] đã đưa ra mơ hình cho thấy những nguy cơ rủi ro mà các phần tử ngoài doanh nghiệp có thể đưa đến cho doanh nghiệp như ở hình 1.2
Trang 12đối phó với các nguy cơ từ bên ngoài Nhờ đó, doanh nghiệp vừa có thể đạt được mục tiêu đề ra, vừa có thể phòng tránh các rủi ro phát sinh
Các đối thủ
tiềm ẩn
Nguy cơ có các đối thủ cạnh tranh mới Các đối thủ cạnh tranh trong ngành — Khả năng ép giá —
Người của người mua Người
Cung Khả năng ép giá mua
A + ` nw
Cap của người cung cấp
Sự ganh đua giữa các hãng hiện có trong ngành Nguy cơ do các sản phẩm và dịch vụ thay thế Các doanh nghiệp sản xuất hàng thay thế
Hình 1.2: Mơ hình các rủi ro tác động đến doanh nghiệp từ các phần tử trong môi trường kinh doanh
Rủi ro lớn nhất đối với doanh nghiệp do người cung ứng gây ra chính là khả năng doanh nghiệp bị nhà cung ứng thơn tính (nhà cung ứng sử dụng chiến lược kết hợp về phía trước) Bằng chiến lược này nhà cung ứng có khả năng khép kín sản xuất hoặc đe doạ khép kín sản xuất, mục tiêu là kiểm soát tiêu thụ và liên hệ trực tiếp người tiêu dùng
Trang 13hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần xem xét, đánh giá tác động của các môi trường này trong mối liên hệ với quốc gia và quốc tế
Mơi trường chính trị có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam được coi là một trong những quốc gia có mơi trường chính trị ổn định nên đây có thể coi là một lợi thế cho các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài Rủi ro phát sinh do thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam hầu như không thể xảy ra, nên khó có thể làm đảo lộn hoạt động của các doanh nghiệp Tuy nhiên, ở Việt Nam lại có rủi ro về sự khơng ổn định, không đồng bộ, khơng nhất qn trong chính sách và việc thực hiện chính sách khơng nghiêm túc, hoặc cơ chế, thủ tục hành chính cịn rườm rà khiến doanh nghiệp mất cơ hội trong kinh doanh Ngoài ra, trong hoạt động kinh doanh quốc tế, các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ, nắm vững và có những chiến lược thích hợp với mơi trường chính trị của các quốc gia đến kinh doanh để hạn chế các rủi ro phát sinh
Luật pháp đề ra các chuẩn mực mà mọi người phải thực hiện và các biện
pháp trừng phạt những ai vi phạm Luật pháp đảm bảo sự công bằng cho các doanh nghiệp, chống lại sự cạnh tranh không lành mạnh Nắm vững luật pháp giúp các doanh nghiệp hoạch định đúng chiến lược kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật cho phép, nhận biết cơ hội và tránh được các nguy cơ vi phạm pháp luật Các doanh nghiệp không thể đối đầu với các chính sách, mà họ phải tuân theo và có các điều chỉnh trong hoạt động sản xuất kinh doanh để thích ứng với pháp luật Do vậy, tính chất đồng bộ, tiên tiến, nhất quán của hệ thống pháp luật trong mơi truờng luật pháp đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 14tranh với các đối thủ trong hoạt động khuếch trương và xúc tiến bán hàng, dẫn đến giảm lợi nhuận trong các doanh nghiệp Trong trường hợp các quy định của pháp luật về phế liệu và rác thải cơng nghiệp cịn đang có nhiều mâu thuẫn, việc doanh nghiệp sản xuất thép nhập thép phế liệu về tái chế bị cơ quan chức năng nhận định là nhập khẩu rác thải, buộc phải tái xuất và gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất Ngành than Việt Nam cũng đã từng phải đối mặt với nạn “than thổ phỉ” hoành hành ở Quảng Ninh do chính quyền khơng kiểm sốt, điều chỉnh được hành vi khai thác than bừa bãi, trái phép
Đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, họ lại càng phải chú ý đến luật pháp của nước nhập khẩu để tránh các rủi ro về bản quyền, luật cạnh tranh, luật chống bán phá giá và các quy định khác, nhất là các quy định ngặt nghèo về tiêu chuẩn chất lượng và môi trường Bởi khi không đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng, hàng hoá bị trả lại gây tốn kém chi phí và mất uy tín của doanh nghiệp Trong trường hợp bị kiện về bản quyền, kiện bán phá giá, cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam thắng kiện là rất ít, do các doanh nghiệp bị hạn chế về nguồn lực tài chính và con người để theo kiện Ngồi ra, việc chính phủ các quốc gia nhập khẩu có thể áp thuế suất cao và khẩn cấp để bình ổn giá cả trong nước họ, nhưng lại gây rủi ro cho doanh nghiệp
b) Phân loại rủi ro theo điều kiện phát sinh rủi ro
Theo điều kiện phát sinh rủi ro có các rủi ro từ điều kiện địa chất - tự nhiên, rủi ro về kỹ thuật công nghệ, rủi ro về tổ chức và rủi ro về kinh tế - xã hội
Trang 15thể mô tả hết) và một số hiện tượng địa chất công trình, địa chất thuỷ văn khác gây ra như hiện tượng bùng nền, sập lò, trượt lở bờ mỏ, ngập nước v.v
Có một loại rủi ro về địa chất mà doanh nghiệp buộc phải chấp nhận ngay từ khi mở mỏ, đó là rủi ro do chất lượng khoáng sản thành tạo Rõ ràng là khoáng sản được thành tạo và phân bố trên nhiều khu vực khác nhau với chất lượng khác nhau Chẳng hạn, trong các mỏ than khai thác lộ thiên ở khu vực Cẩm Phả, than khai thác được ở khu vực mỏ Cọc Sáu là loại than có chất lượng thấp, chủ yếu là than cám So với các mỏ khác có cùng công nghệ khai thác, Cọc Sáu là một mỏ có quy mô lớn song lợi nhuận của doanh nghiệp không tương xứng với quy mơ đó
Bên cạnh các rủi ro về địa chất, các rủi ro mà doanh nghiệp công nghiệp mỏ có thể gặp phải còn là các rủi ro về kỹ thuật và công nghệ
Rủi ro về kỹ thuật - công nghệ là rủi ro do doanh nghiệp lựa chọn áp dụng kỹ thuật công nghệ lạc hậu làm cho sản phẩm kém sức cạnh tranh về giá hoặc chất lượng
Các máy móc thiết bị trong doanh nghiệp cũng có thể gặp rủi ro trong vận hành, dẫn đến hỏng hóc Khơng những phát sinh những thiệt hại tài chính như chi phí sửa chữa hoặc thay mới mà còn phát sinh những thiệt hại phi tài chính như đình trệ sản xuất, giảm năng suất lao động, tai nạn lao động v.v
Trang 16động gây thiệt hại cho hoạt động san xuất kinh doanh đó chính là ngun nhân làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp
Các quyết định sai lầm của nhà quản trị có thể xuất phát từ những nhận định chủ quan về thị trường và đối thủ cạnh tranh, trong nhiều trường hợp là do bị thiếu thông tin Như vậy, các kế hoạch tiêu thụ và sản xuất sản phẩm cũng như các kế hoạch huy động nguồn lực khác có thể không phù hợp với thực tế kinh doanh và phát sinh thiệt hại Quyết định về tổ chức sản xuất và tổ chức lao động nếu sai lầm cũng sẽ đưa đến những thất bại trong huy động và sử dụng hợp lý nguồn lực
Rủi ro theo điều kiện kinh tế - xã hội là các rủi ro phát sinh bởi các yếu tố kinh tế - tài chính như giá cả, biến động về cung - cầu trên thị trường, tỉ giá hối đoái, giá cả hàng hoá (cả đầu vào và đầu ra), các vấn đề liên quan đến hợp đồng, các vấn đề khác thuộc về thị trường v.v Ngồi ra cịn là các yếu tố liên quan đến pháp luật, văn hoá, xã hội v.v Đó cũng là những rủi ro phát sinh ở ngoài doanh nghiệp đã được mô tả ở trên
c) Phân loại rủi ro theo giai đoạn của quá trình sản xuất - kinh doanh Theo giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh phát sinh rủi ro chia ra: rủi ro trong chuẩn bị sản xuất, rủi ro trong sản xuất và rủi ro trong tiêu thụ
Trang 17thiết để xác định và loại bỏ rủi ro ngay từ đầu, nhằm có các quyết định đúng đắn trong đầu tư và quản trị sản xuất
Một ví dụ khác về rủi ro trong chuẩn bị sản xuất là rủi ro khi kí kết và thực hiện các hợp đồng mua các vật tư đầu vào Trong trường hợp phát sinh rủi ro do các nhà thầu, do thiết bị không đồng bộ và không phù hợp với điều kiện sản xuất, do mua vật tư không đúng yêu cầu, không được cung ứng đúng thời gian, đúng chất lượng, doanh nghiệp có thể phải ngừng sản xuất để khắc phục các rủi ro này Như trên đã nói, ngồi việc gây ra các thiệt hại về kinh tế như tăng chi phí, giảm lợi nhuận, giảm sức cạnh tranh, mất uy tín do giao hàng không đúng hợp đồng cho người mua, các rủi ro này còn gây ra những thiệt hại phi tài chính như giảm năng suất lao động, ảnh hưởng đến thời gian hoạt động và công suất của máy móc thiết bị
Nếu doanh nghiệp mua nguyên vật liệu đầu vào từ nhà cung cấp độc quyền và khơng có sản phẩm nào khác thay thế, hoặc yếu tố sản xuất đó khơng phải là một mặt hàng quan trọng trong cơ cấu kinh doanh của nhà cung cấp thì đây có thể coi là một nguy cơ đối với các doanh nghiệp Như vậy, tuy nhà cung cấp và doanh nghiệp tiến tới thiết lập quan hệ lâu dài thì đây cũng không phải là yếu tố quan trọng đối với nhà cung cấp
Trong trường hợp doanh nghiệp đã đặt cọc cho việc mua sản phẩm của nhà cung ứng, nếu khơng có biện pháp kiểm soát, họ cũng dễ bị phá vỡ hợp đồng, hoặc hàng hố được cung ứng khơng phù hợp
Trang 18than Việt Nam cho khách hàng Nhật Bản, do yếu kém trong công tác dự báo giá cả, khơng dự đốn được xu thế giá tăng trên thị trường quốc tế, Tổng công ty đã bỏ qua cơ hội có thể bán được giá cao hơn, khiến cho lợi nhuận thực tế sụt giảm tuy vẫn có lãi trong các hợp đồng này
Yếu tố kiểm soát quá trình sản xuất chưa chặt chẽ hoặc quá trình sản xuất chưa đồng bộ cũng có thể gây ra các sản phẩm sai lỗi Việc doanh nghiệp sản xuất chưa quản trị chất lượng đồng bộ cũng gây ra những thiệt hại cho doanh nghiệp, do khơng có cơ sở loại bỏ các sản phẩm sai lỗi ngay từ đầu, hay nói cách khác, chấp nhận có sản phẩm sai lỗi cho đến khâu cuối cùng của quá trình sản xuất, rồi tốn thêm chi phí cho hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm
Rủi ro trong tiêu thụ là rủi ro phát sinh trong giai đoạn tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Trong quá trình tiêu thụ, các doanh nghiệp phải đối mặt với các rủi ro phát sinh từ các hợp đồng bán sản phẩm, thực hiện các hợp đồng khác và việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán của các bạn hàng Nếu hàng hoá bị giao thiếu, sai mẫu mã, quy cách, phẩm chất v.v sẽ là những nguyên nhân gây rủi ro cho doanh nghiệp do mất sự tín nhiệm của khách hàng, do phải giải quyết các tranh chấp về hợp đồng, bồi thường cho khách hàng v.v Vì vậy, các yếu tố của hợp đồng cần được soạn thảo chặt chẽ để tránh rủi ro cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện hợp đồng, nhất là đối với các hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế vì các hợp đồng này liên quan tới các đối tác có cơ sở đăng kí kinh doanh ở các quốc gia khác nhau, luật áp dụng trong hợp đồng khác nhau, đồng tiền thanh toán khác nhau và phương thức thanh toán áp dụng tương đối đa dạng hơn
Các nhà quản trị cần nắm rõ những yêu cầu của hợp đồng từ khi soạn thảo như phạm vi cung ứng (tên mặt hàng, chất lượng hàng hoá, số lượng hàng,
bao bì và mã hiệu), giá cả, giao hàng, thanh toán, kiểm tra, bảo hành, bảo
hiểm, luật áp dụng và trọng tài v.v
Trang 19vi cố tình lừa đảo như khơng thanh tốn tiền sau khi đã nhận hàng, hoặc thông qua việc sử dụng bộ chứng từ giả xuất trình ngân hàng để nhận tiền; khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng như không giao hàng, khơng thanh tốn do gặp khó khăn về tài chính, hoặc trong quá trình phá sản, vỡ nợ; thực hiện không đây đủ và đúng nghĩa vụ trong hợp đồng như giao hàng thiếu, hàng kém chất lượng, chậm thanh toán v.v Thậm chí, có thể những rủi ro khách quan gây ra cho đối tác như lũ lụt, hoả hoạn , chiến tranh, cấm vận v.v khiến cho họ không thể thực hiện hợp đồng (do nguyên nhân bất khả kháng)
d) Phân loại rủi ro theo yếu tố giảm lợi nhuận
Theo yếu tố giảm lợi nhuận gồm có rủi ro vì giảm sản lượng bán, rủi ro về giảm giá bán và rủi ro vì tăng giá thành sản xuất
Rủi ro về giảm lượng bán là kết quả của việc giảm lượng sản xuất và giảm lượng bán, gồm các rủi ro khi phát sinh khiến doanh nghiệp buộc phải cắt giảm sản lượng hoặc không tiêu thụ được số hàng đã sản xuất ra Các rủi ro về giảm lượng bán là các rủi ro có tính chất xâu chuỗi với nhau Việc các doanh nghiệp giảm sản lượng bán có thể là do các tác động từ bên ngoài như công nghệ sản xuất của các khách hàng thay đổi dẫn đến cầu thị trường biến động, hoặc do không đánh giá đúng đối thủ cạnh tranh nên bị đối thủ lấn át, mất thị phần v.v
Trang 20Rủi ro vì tăng giá thành sản xuất có thể phát sinh trong trường hợp doanh nghiệp gặp phải các sự cố trong kinh doanh và phát sinh các chi phí để khắc phục (tất yếu chi phí sản xuất tăng lên) - đây chính là hậu quả của các rủi ro phát sinh Ngoài ra, rủi ro do tăng chi phí sản xuất còn do các biến động về giá và tỉ giá trên thị trường - là một loại hình rủi ro Với giá bán không thay đổi, hoặc tốc độ tăng giá bán chậm hơn tốc độ tăng chi phí, việc tăng chi phí này làm giảm lợi nhuận dự kiến của doanh nghiệp
Tới đây, cân phải nhận định rằng: các rủi ro theo các tiêu chí phân loại vẫn có mối liên hệ với nhau Chẳng hạn các rủi ro về điều kiện mỏ - địa chất như trượt lở bờ mỏ do đặc điểm địa chất thuỷ văn (nước ngầm), cấu tạo đất đá phủ, v.v địi hỏi có các chi phí khắc phục (như chi phí cho các lỗ khoan ngang) do đó sẽ tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp và làm giảm lợi nhuận dự kiến trong sản xuất kinh doanh Đây cũng là một dạng rủi ro liên quan đến yếu tố tổ chức, vì có thể trong quá trình sử dụng máy móc thiết bị trên khai trường với trọng lượng lớn hoặc do nổ mìn cũng tác động đến quá trình trượt lở bờ mỏ diễn ra nhanh hơn
Trong thực tiễn cịn có thể căn cứ vào những tiêu thức khác để phân loại rủi ro như: loại ngành nghề kinh doanh, thị trường doanh nghiệp tham giá, loại nguồn lực hay dự trữ phải quản trị, khả năng kiểm soát v.v Càng nhiều tiêu thức càng cho phép nhận dạng, hiểu rõ đặc điểm của các rủi ro mn hình mn vẻ mà doanh nghiệp phải đối diện Tuy nhiên sự phân loại mà tác giả đã nêu đã đủ để mô tả các loại rủi ro trong các doanh nghiệp công nghiệp mỏ đồng thời là tiền dé cho việc phân loại các phương pháp quản trị rủi ro nêu ở chương 2
1.2 Quản trị rủi ro
Trang 21nhân Vì vậy các nhà quản trị có xu hướng “đề phòng” các rủi ro phát sinh bằng việc “cầu khẩn” các đấng siêu nhiên gắn liền với các loại tín ngưỡng và tơn giáo Có thể thấy điều này khá rõ qua việc khơng ít các doanh nghiệp - không phân biệt thành phần kinh tế - có bàn thờ cúng thần tài, thổ công v.v ngay tại cửa hàng hoặc trụ sở doanh nghiệp Đây cũng có thể coi là một hành vi ứng xử với mục đích quản trị rủi ro, nhưng thuần tuý là duy tâm, không phải là đối tượng nghiên cứu của tác giả trong luận văn này
Thuật ngữ quản trị rủi ro ra đời cùng thời gian với thuật ngữ rủi ro liên quan đến sản xuất kinh doanh, vào khoảng những năm 80, 90 của thế kỉ 20 Lần đầu tiên thuật ngữ này xuất hiện trong công trình nghiên cứu Les Risque Management (Quan tri ri ro) cla các tac gia Alain Chevalier va Georges Hirsch xuất bản tại Paris năm 1982 Trong các năm tiếp theo, có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu của các tác giả Mỹ, Hà Lan, Đức, Pháp v.v - chủ yếu là ở Mỹ và các nước châu Âu - đề cập đến rủi ro và quản trị rủi ro Có các tác giả chuyên về nghiên cứu quản trị rủi ro kỹ thuật (Technical risk managemenf) như Yves Simon, cơng trình cơng bố năm 1993 tại Pháp, hoặc Jack V Michalels, cơng trình công bố năm 1996 tại Mỹ; hoặc quan tri rui ro tai chinh (Financial risk management) như John Holliwell, công trình cơng bố năm 1997 cũng tại Mỹ Thuật ngữ quản trị rủi ro trong các cơng trình đã cơng bố (tiếng Anh: rIsk management, tiéng Ditc: riskiomanagement) thường được đi cùng với thuật ngữ “quản trị khủng hoang” (crisis management) Khủng hoảng có thể được coi là những rủi ro kéo dài, mang tính hệ thống, xâu chuỗi và do đó ảnh hưởng của nó tới doanh nghiệp và nền kinh tế là rất lớn, có thể làm doanh nghiệp mất đi phần lớn thị phần và lợi nhuận, thậm chí đến mức phá sản
Trong một số tài liệu được dịch sang tiếng Việt, risk rmanagernenf và riskiormanagermenf còn được gọi là “quản lý nguy cơ” hoặc “quản lý rủi ro”, theo tác giả là khơng chính xác vì những lý do sau:
Trang 22còn rủi ro có thể phát sinh từ bên ngồi, cũng có thể phát sinh từ trong nội bộ doanh nghiệp [33]
- Thuật ngữ “quản tri” duoc sử dụng để nói đến các hoạt động điều chỉnh, ra quyết định trong doanh nghiệp, còn “quản lý” được sử dụng theo nghĩa quản lý kinh tế nhà nước [10]
Cũng như khái niệm rủi ro, khái niệm quản trị rủi ro có nhiều cách nhìn nhận khác nhau Theo tác giả D van Well - Stam, quản trị rủi ro được hiểu là toàn bộ những hoạt động và phương thức nhằm mục đích đối phó với những rủi ro để duy trì và kiểm sốt các vấn đề [41] Quản trị rủi ro, vì thế, sẽ không phải là vấn đề mới mẻ Ai cũng phải kiểm soát các rủi ro xảy đến cho mình, ngay trong cuộc sống hàng ngày Chẳng hạn, khi người ta băng qua đường, việc đầu tiên là phải quan sát trước sau, bên trái bên phải Cũng như thế, những nhà quản trị thường xuyên phải lưu ý đến các rủi ro ngay trong các hoạt động quản trị diễn ra hàng ngày của doanh nghiệp
Có quan niệm đơn giản cho rằng quản trị rủi ro đơn thuần là hoạt động mua bảo hiểm - các doanh nghiệp chuyển một phần gánh nặng rủi ro mà mình có thể sẽ mắc phải cho các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm Như vậy, quản trị rủi ro theo quan niệm này sẽ chỉ đề cập đến các rủi ro có thể phân tán được Vậy câu hỏi đặt ra là với các rủi ro không phân tán, hay nói cách khác, xét một cách toàn diện thì các rủi ro trong kinh doanh nói chung được quản trị như thế nào? Định nghĩa có tính khái quát về quản trị rủi ro đã được nêu bởi tác giả Đoàn Thị Hồng Vân trong [7] như sau: “quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi
ro một cách khoa học, toàn điện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát,
phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi
của rủi ro”
Trang 23cấp như đã nêu trên, trong kế hoạch cung ứng vật tư, doanh nghiệp có thể chọn một vài nhà cung ứng khác nhau để vừa đảm bảo được sự chủ động cho mình, vừa đảm bảo được chất lượng vật tư đầu vào và giá cả ở mức cạnh tranh của các nhà cung cấp và xác định lượng vật tư dự trữ
Quản trị rủi ro còn được đặc biệt lưu ý đối với các dự án đầu tư Minh hoạ rõ ràng nhất là trong các báo cáo khả thi bao giờ cũng tính đến độ nhạy của dự án Đây chính là một hình thức dự đoán các rủi ro có thể phát sinh làm giảm hiệu quả của dự án trong trường hợp giảm sản lượng, giảm giá bán hoặc tang chi phi san xuất Sau khi tính tốn độ nhạy của dự án, nhà đầu tư hoặc người thẩm định dự án có thể biết được ngưỡng nên đầu tư để có lợi và đâu là điểm mà doanh nghiệp sẽ không được phép hoặc không nên bỏ vốn đầu tư
Việc ở các doanh nghiệp khai thác mỏ cán bộ công nhân viên bắt buộc phải học an toàn và ln có các biện pháp phòng chống sự cố phát sinh chính là những biện pháp nhằm giảm thiểu các rủi ro phát sinh do tai nạn lao động Tại một số mỏ khai thác hầm lò, trước khi vào khu vực hâm lò để khai thác, quản đốc luôn kiểm tra kỹ lưỡng đồ dùng cá nhân của công nhân để phát hiện và loại bỏ kịp thời những vật dụng có thể gây cháy nổ như diêm, bật lửa ga mà có thể cố tình hay vô ý công nhân mang theo người cũng là biểu hiện cụ thể của quản trị rủi ro trong sản xuất
Từ những điều nêu trên cho thấy, mặc dù thuật ngữ quản trị rủi ro cịn mới mẻ trong ngơn ngữ kinh tế song những nội dung của quản trị rủi ro đã xuất hiện từ trước trong thực tiễn kinh doanh phong phú, đa dạng của con người
Tuy nhiên việc coi quản trị rủi ro với tính chất của một chức năng quản trị từ H Fayol cho đến những sách giáo khoa gần đây [37] chưa được nêu ra
Trang 24nhằm nhận dạng, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi do rủi ro gay ra
Để cụ thể hoá những nhiệm vụ phải giải quyết trong chức năng quản trị rủi ro cịn có những ý kiến khác nhau Trong [28], J Kretschmamn và S Kullmamn đã đưa ra các nhiệm vụ cơ bản như sau:
1 Xác định rủi ro: Là quá trình nhận thức các rủi ro hiện tại, rủi ro tương lai, rủi ro tiềm tàng liên quan đến doanh nghiệp, các rủi ro có thể hình dung về mặt lí thuyết
2 Phân tích rủi ro: Điều tra và khảo sát, nhận dạng các loại rủi ro và các nguyên nhân gây ra rủi ro
3 Đánh giá rủi ro: Đánh giá (1) các loại thiệt hại và lượng hoá chúng, (2) xác suất xuất hiện và (3) diễn biến của rủi ro
4 Giải quyết rủi ro: Đề xuất các biện pháp phòng chống, khắc phục hậu quả và giảm thiểu thiệt hại
5 Thông báo truyền đạt rủi ro: Đảm bảo dịng thơng tin bên trong hệ thống quản trị rủi ro Thông báo chiến lược giải quyết rủi ro (từ trên xuống dưới) và thông báo các thông tin rủi ro (từ dưới lên trên) về tất cả các rủi ro quan trọng, trình bày tình huống rủi ro đối với bên trong (báo cáo rủi ro) và đối
với bên ngồi (báo cáo tình hình)
6 Giám sát rủi ro: Kiểm tra và giám sát diễn biến của các rủi ro riêng rẽ cũng như sự hoạt động của hệ thống quản trị rủi ro
Còn theo [29], trong luật KontraG - luật kiểm tra và minh bạch của Đức -
đã quy định những nhiệm vụ cụ thể là:
Trang 25- Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình kiểm soát rủi ro, với những biện pháp phù hợp với từng doanh nghiệp, chẳng hạn:
+ Thu thập, phổ biến các chính sách hoặc quy định mới của Nhà nước và các cơ quan hữu quan
+ Nghiên cứu, phổ biến những thông tin về các thị trường mà doanh nghiệp đang kinh doanh
+ Nghiên cứu và cung cấp những thông tin về khách hàng
+ Tổ chức huấn luyện hoặc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên
+ Hướng dẫn việc mua bảo hiểm để san sẻ và bù đắp rủi ro trong những trường hợp cần thiết
+ Giáo dục những vấn đề liên quan đến an toàn và vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường sinh thái
+ Giải quyết các khiếu nại liên quan đến doanh nghiệp
+ Thiết lập và phát triển tốt các mối quan hệ với các cơ quan hữu quan và các mối quan hệ với công chúng
- _ Xây dựng và thực hiện tốt chương trình tài trợ rủi ro khi có rủi ro Xây ra, với những biện pháp như:
+ Thực hiện trong thời gian sớm nhất những trường hợp cần bảo hiểm, các hợp đồng bảo hiểm có liên quan
+ Sử dụng có hiệu quả các quỹ dự phòng
+ Vận động sự ủng hộ của các nhà cung cấp, của người tiêu dùng và công chúng
Trang 26Quá trình quản trị rủi ro trong [41] đã được mơ tả ở hình 1.3: Phân tích rủi ro Xác định mục tiêu của các doanh nghiệp Xác định các rủi ro Xác định các rủi ro quan trọng nhất Xác định phương thức xử lý LÀN
fo Cap nhat cac thong tin | oY
khi phan tich rui ro Chọn phương thức
Đánh giá quan tri ri ro
cac bién phap quan tri
NN Áp dụng các biện pháp 3 quan tri rui ro
Hình 1.3: Q trình phân tích rủi ro và ra quyết định trong quản trị rủi ro Quá trình này cho thấy quản trị rủi ro cần phải tuân thủ một số bước đi nhất định trong quá trình định dạng rủi ro và tìm ra các nguyên nhân phát sinh rủi ro cũng như tập trung vào một số rủi ro gây thiệt hại nhiều nhất Từ đó, doanh nghiệp có thể lựa chọn phương thức quản trị rủi ro phù hợp Quá trình này được lặp đi lặp lại trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp
Trang 27- Nhận dạng rủi ro
- Dự tính mức độ thiệt hại của rủi ro và xác suất xuất hiện rủ1 ro - Lựa chọn các phương pháp thích hợp để phòng ngừa, san sẻ,
giảm thiểu rủi ro
- Liên tục bổ sung các thông tin để phân tích, đánh giá hiệu quả của phương pháp quản trị rủi ro đã lựa chọn để có thể điều chỉnh
1.3 Quản trị rủi ro trong lý luận và thực tiễn sản xuất kinh doanh Luận văn của tác giả tập trung nghiên cứu các rủi ro trong ngành công nghiệp mỏ nên phần này tác giả đề cập đến quản trị rủi ro trong lý luận và thực tiến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cơng nghiệp nói chung và công nghiệp mỏ nói riêng
Lý thuyết về quản trị rủi ro ra đời, ngoài việc thể hiện trong các chương trình giảng dạy của các trường đại học danh tiếng như Harvard (Hoa Kì) và các tổ chức khác như tập đoàn Pepsi Co., quản trị rủi ro còn là điều bắt buộc phải
thi hành (Luật KontraG - luật kiểm tra và minh bạch trong lĩnh vực doanh
nghiệp của Đức), các công ty cổ phần có nghĩa vụ “thực hiện các biện pháp thích hợp, đặc biệt là lập nên một hệ thống giám sát để nhận biết sớm các diễn biến có nguy cơ đe doa sự tồn tại tiếp của công ty” (điều 912, mục 2) [29]
Trang 28hoá sản phẩm và thị trường là cách mà doanh nghiệp có thể đối phó với các đối thủ cạnh tranh, khắc phục tình trạng thua lỗ hoặc bị thu hẹp thị phần của các sản phẩm truyền thống [33] Hoặc, để tối ưu hố chi phí và sản lượng tồn kho, nhằm đảm bảo vật tư được cung ứng hợp lý, mơ hình sản lượng đơn hàng kinh tế co ban (EOQ - The Basic Economic Order Quantity model) da duoc Ford W Haris đề xuất từ năm 1915 Theo đó, sản lượng tồn kho sẽ có tổng chi phi về dự trữ (gồm chi phí đặt hàng và chi phí tồn trữ) thấp nhất của doanh nghiệp được xác định theo công thức [13]:
xe J23D -
Q*= n (1-1)
Trong đó:
Q*: Sản lượng tồn kho tối ưu cho một đơn hàng D: Nhu cầu hàng năm của hàng tồn kho
S: Chi phi dat hang
H: Chi phí tồn kho tính cho mỗi đơn vị hàng
Mô hình này giả định rằng đến khi hàng trong kho hết thì mới tiến hành đặt hàng và sẽ nhận được hàng ngay tức khắc Nhưng trong thực tế, thời gian giữa lúc đặt hàng và nhận hàng có thể lâu hay chóng tuỳ mặt hàng và tuỳ người cung cấp Do đó, nhà quản trị cần phải quyết định khi nào sẽ đặt hàng và người ta đưa ra cách tính diém dat hang lai (ROP):
ROP=dxL (1-2)
Trong đó:
Trang 29— — Nhu câu hàng năm(D)
Số ngày làm việc trong năm (1-3)
L: Thời gian vận chuyển đơn hang (ngày, tháng )
Như vậy, dù trong quan điểm của tác giả khơng hề nói đến rủi ro và quản trị rủi ro nhưng cách thức tác giả xác định sản lượng tồn kho chính là nhằm dự phòng cho những trục trặc phát sinh trong quá trình giao hàng, đồng thời đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục
Lý thuyết quản trị rủi ro nói chung đã được đề cập đến trong nhiều tác phẩm, nhiều cơng trình nghiên cứu (như đã nêu ở phần 1.2) Ngoài ra, trong nhiều lĩnh vực cụ thể, quản trị rủi ro lại được áp dụng và chú trọng tuỳ theo các lĩnh vực đó, như quản trị rủi ro trong lĩnh vực tài chính [3], rủi ro trong đầu tư chứng khoán, quản trị rủi ro trong ngành nhiên liệu [28], quản trị rủi ro trong một công ty cụ thể (khai thác than đá của Đức) [29], quản trị rủi ro trong các dự án xây dựng [30] hoặc quản trị rủi ro trong các dự án [41] v.v
Đối với ngành công nghiệp của Việt Nam cũng có một số cơng trình nghiên cứu và đưa ra các biện pháp cụ thể để quản trị rủi ro trong điều kiện cụ thể Trong ngành than Việt Nam có thể sử dụng các biện pháp tài chính để phịng ngừa rủi ro lãi suất và tỷ giá hối đoái [5] Hoặc với một số trường hợp kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung, một số rủi ro có thể phát sinh trong quá trình soạn thảo hợp đồng, do các quy định chưa rõ ràng của nhà nước, do yếu kém trong thông tin của các nhà quản trị v.v và cách thức phòng chống, khắc phục những rủi ro này đã được nêu ra trong [1 1]
Trang 30khủng hoảng Như vậy, quản trị rủi ro đang phát triển thành một khoa học, dần dần hình thành đối tượng nghiên cứu riêng với nội dung cụ thể và thống nhất cũng như có phương pháp nghiên cứu riêng Tuy vậy, các công trình nêu trên mới chỉ dừng lại ở việc giải quyết những nhiệm vụ riêng lẻ trong khoa học quản trị kinh doanh Dù lý thuyết về quản trị rủi ro qua các tài liệu đã dẫn đã được nghiên cứu và áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới trong rất nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau nhưng các kết quả nghiên cứu thường rời rạc mà chưa có sự chặt chẽ, gắn kết với nhau Hơn thế nữa, đối với các ngành công nghiệp ở nước ta, đặc biệt là công nghiệp rmó, chưa có một tài liệu nào nghiên cứu và xác định một cách đầy đủ, có hệ thống, đúc kết lý luận và kinh nghiệm về các loại rủi ro có thể phát sinh và phương pháp quản trị các rủi ro đó, mặc dù trên thực tế có những biện pháp, những quy định cụ thể của nhà nước đề phòng ngừa các thiệt hại phát sinh với doanh nghiệp Bởi vì ở Việt Nam môn Quản trị rủi ro và khủng hoảng mới du nhập và đang trong quá trình làm quen Từ năm học 1998 - 1999, trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa môn học Quản trị rủi ro và khủng hoảng vào chương trình giảng dạy chính khoá cho các chuyên ngành thuộc khoa Thương mại - Du lịch Vì thế, trong các tài liệu phục vụ cho đối tượng ngành du lịch, marketing, thương mại v.v chưa có kết quả nghiên cứu và phục vụ cho ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp mỏ
Trang 31Do đó, trách nhiệm của nhà quản trị rủi ro là xác định mức độ rủi ro (nhận định và đánh giá rủi ro), dự báo thiệt hại có thể phát sinh Trong trường hợp thiệt hại phát sinh là chấp nhận được thì cần tài trợ rủi ro bằng cách chọn phương pháp tự tài trợ rủi ro hoặc mua bảo hiểm Đây là những nội dung cần thực hiện trước khi rủi ro xảy ra Đến giai đoạn xảy ra rủi ro, nhà quản trị cần phải có kế hoạch khắc phục các thiệt hại cho doanh nghiệp
Quản trị rủi ro giúp giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro, nhưng điều đó khơng có nghĩa là phòng tránh hay giảm đi toàn bộ thiệt hại do rủi ro phát sinh Quản trị rủi ro không đảm bảo rằng doanh nghiệp không gặp phải những nhà cung ứng hoặc khách hàng lừa đảo mà chỉ giúp doanh nghiệp tránh được đến mức tối đa rủi ro này hoặc giảm thiểu những tác động tiêu cực của những người này Tương tự như vậy, quản trị rủi ro cũng không ngăn cản được doanh nghiệp khỏi bị phá sản mà chỉ làm cho khả năng phá sản của doanh nghiệp thấp hơn Do đó, doanh nghiệp cần phải xác định được đâu là những rủi ro có thể gặp phải, những rủi ro đó tác động tới doanh nghiệp với mức độ như thế nào, để có các quyết định quản trị phù hợp
Đối với một số quốc gia, do các cuộc khủng hoảng ngày càng tăng và sự kém hiệu quả của các hội đồng giám sát, các nhà lập pháp đã phải đề ra các bộ luật để kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp Một trong những quốc
gia đó là Đức đã ban hành là luật KontraG - Luật kiểm tra về minh bạch trong
lính vực doanh nghiệp, có hiệu lực từ ngày l tháng 5 năm 1998 Khi ra đời, Luật KontraG đã tác động vào Luật kinh doanh, Luật Công bố hoạt động công ty, Luật Hiệp hội kinh doanh sản xuất của Đức và làm thay đổi các luật này Luật KontraG có mục đích cải thiện việc phòng ngừa nguy cơ còn yếu kém ở các doanh nghiệp tại Đức Về cơ bản, luật này có giá trị đối với tất cả các công ty cổ phần và được áp dụng với những quy định toàn diện cho những công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Theo quy định của luật này, một hệ thống quản trị rủi ro của doanh nghiệp phải bao gồm [29]:
Trang 322 Hệ thống kiểm tra rủi ro 3 Hệ thống cảnh báo sớm
Việc kết hợp kiểm tra vào quá trình hoạt động của doanh nghiệp theo các bộ phận trên có tác dụng giảm xác suất xuất hiện sai sót do các hành động cầu thả hay cố tình Hệ thống kiểm tra rủi ro cũng góp phần tích cực và chủ động trong việc phân tích và đánh giá đúng các rủi ro hiện tại và các rủi ro đe doa - được coi là những thông tin quan trọng cho các quyết định của ban lãnh đạo doanh nghiệp Các hệ thống cảnh báo sớm có vai trị đối với việc nhận biết các rủi ro trong ngắn hạn lẫn trong dài hạn
Trang 33Xác định rủi ro có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau Xác
định rủi ro hay nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Rủi ro có thể được xác định theo nguồn phát sinh, khâu quản trị phát sinh hay điều kiện phát sinh v.v Quá trình định dạng rủi ro như vậy sẽ bao gồm các công việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và toàn bộ mọi hoạt động của doanh nghiệp nhằm thống kê được tất cả các rủi ro (kể cả những rủi ro đã và đang xảy ra lẫn những rủi ro tiểm ẩn), tính chất và mối de doa của các rủi ro đó, trên cơ sở đó các nhà quản trị có thể đưa ra các biện pháp phù hợp nhằm kiểm soát và trang trải cho rủi ro
Các phương pháp nhận dạng rủi ro bao gồm [29]:
1 Lập bảng câu hỏi nghiên cứu về rủi ro và tiến hành điều tra Câu hỏi có thể được sắp xếp theo nguồn phát sinh rủi ro, đối tượng phát sinh rủi ro v.v Các câu hỏi cần được trả lời chỉ tiết theo các vấn đề như: doanh nghiệp đã và đang gặp phải các rủi ro nào, thiệt hại do rủi ro như thế nào, tần suất xuất hiện rủi ro là bao nhiêu (trong một khoảng thời gian cụ thể - khoảng thời gian này có thể xác định theo kì kinh doanh của doanh nghiệp), doanh nghiệp đã áp dụng những biện pháp xử lí như thế nào khi xảy ra rủi ro v.v
2 Phân tích các báo cáo tài chính: (khác với phân tích tài chính trong q trình phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp) Bằng việc phân tích bảng tổng kết tài sản, các báo cáo hoạt động kinh doanh và các tài liệu khác, nhà quản trị có thể xác định được các rủi ro về tài sản và nguồn lực trong doanh nghiệp Ngoài ra, doanh nghiệp có thể dùng các số liệu dự báo để xác định các rủi ro tương lai
3 Phương pháp lưu đồ: được coi là phương pháp quan trọng để nhận dạng rủi ro Trong quá trình xây dựng các lưu đồ thể hiện các dạng hoạt động trong doanh nghiệp, nhà quản trị sẽ xác định được các rủi ro có thể phát sinh ở mỗi giai đoạn
Trang 34Nhật Bản, người ta đã sử dụng các số liệu thống kê số người bị tai nạn do nổ khí, bụi than và nguyên nhân phát sinh do nổ khí, bụi than ở Nhật suốt từ năm 1950 đến nay Như vậy, trong công tác đánh giá rủi ro, thống kê chính xác là việc rất quan trọng
Rủi ro có thể được trình bày trong sơ đồ 1.4 Như vậy có thể biểu diễn các rủi ro khác nhau trong mối liên hệ với nhau, vì nhà quản trị đôi khi gặp nhiều khó khăn trong q trình định dạng rủi ro và các rủi ro phát sinh không chỉ do các yếu tố chủ quan mà còn do nhiều yếu tố khách quan khác
Theo biểu đồ này, các nhà quản trị sẽ đặc biệt chú ý đến các rủi ro A, B, C là các rủi ro vừa có xác suất xuất hiện cao, vừa có khả năng đe doạ đến sự tồn tại của doanh nghiệp (mức thiệt hại lớn) Đối với các rủi ro khác như rủi ro D, có xác suất xuất hiện trung bình và mức thiệt hại phát sinh cũng ở mức trung bình, doanh nghiệp có thể tuỳ theo tình huống, hồn cảnh cụ thể để đề ra biện pháp quản trị Các rủi ro có xác suất xuất hiện rất thấp, mức thiệt hại không quá nghiêm trọng thì doanh nghiệp có thể tạm thời bỏ qua
Mức thiệt hại ¬- _ Sử dụng biện
De doa su t6n tai Rui ro pháp quần trị
hi LN tích cực
Rui fo C
Nang mye ky Bién phap quan
trị rủi ro theo
Trung bình tình huống
Không cần đến
Nhẹ biện pháp quản
Không quan trọng tr} Tui To
20 40 60 80 Xác suất xuất hiện Rất Thấp Trung Cao Rất theo phân loại rủi ro
thấp bình cao
Trang 35Về mặt tính tốn, xác suất phát sinh (xảy ra) rủi ro P(A) có thể được tính toán như [3]:
- Theo cách cổ điển:
P(A) = Số thuận lợi xả y ra kết quả nào đó _m (1-4)
Số có thể xả y ra toàn bộ các kết quả n
- Theo cách tính của thống kê:
Nếu thống kê nhiều lần về một kết quả trong tổng các kết quả xảy ra:
P(A) = lin— (1-5)
1
Và nếu số lần thống kê đủ lớn thì P(A) = —
n
Cũng theo [3], độ lệch tiêu chuẩn được xác định như sau: - Nếu số liệu lấy từ số lần thống kê:
P| II
Bir >i (1-6)
j=l
o* = LS (xix? => 0y =2 (1-7)
j=l
- Nếu tính theo các số liệu của biến cố theo xác suất:
lội n
E(x) =) pjx xj với 3 Pj= I (1-8)
Trang 36n
of = ~ S05 - BO)? P > 0, = 02 (1-9)
j=l
Như vậy nếu một hoạt động nao d6 cé 0, cang 16n thi rui ro sé cang cao
và nếu 0, = 0 thi khéng cé6 rui ro X
Nếuơ, bằng nhau thì khi đó đánh giá rủi ro sẽ thông qua hệ số biến động bằng cách lấy độ lệch chuẩn chia cho vốn đầu tư hoặc chia cho kì vọng toán:
Ho,= —— hoặc Ho,= Ox
Vo E(x) (1-10)
Hơ, càng lớn thì rủi ro càng cao và ngược lại
Ngồi ra, có thể xác định mức độ rủi ro thông qua hệ số Bêta: A là kết quả của một hoạt động
M là kết quả có tính bình qn của mọi hoạt động
B _ COV(A,M) (1-10
J_ 9(A)X9(M)
nN
COV(A,M) = » hj[Aj - E(A) [Mj - E(M)] (1-12) j=l
COV(A,M) = O(A) X6(M)XA.M (1-13)
Trong đó DA_M là hệ số tương quan của A va M
Trang 37Theo Juergen Kretschmann va S Kullmman trong [29] đã đưa ra phương pháp quản trị rủ1 ro thành những nhóm sau:
- Phòng tránh rủi ro: doanh nghiệp hoàn toàn từ bỏ hoặc bỏ qua các hoạt động sẽ phát sinh rủi ro Bằng cách này, các rủi ro sẽ hoàn tồn khơng xuất hiện Dạng quản trị rủi ro này có thể được áp dụng đối với các hoạt động sản xuất gây nguy hại tới mơi trường, sức khoẻ, có thể bị phản đối trên diện rộng Đối với một số dự án hay hoạt động sản xuất mà chi phí dành cho bảo vệ và phục hồi môi trường quá lớn khiến hiệu quả kinh tế không cao, doanh nghiệp cũng chọn cách từ bỏ dự án để tránh thiệt hại về kinh tế
- Giảm thiểu rủi ro: các biện pháp giảm thiểu rủi ro làm giảm xác suất xuất hiện thiệt hại và mất mát tài sản (ví dụ do phải ngừng hoạt động) Để giảm thiểu rủi ro, các doanh nghiệp cần xây dựng được một chiến lược kinh doanh đúng đắn và lập được các kế hoạch phù hợp Điều này sẽ giúp doanh nghiệp có được các giải pháp bảo vệ hoặc phòng ngừa, hoặc vận hành máy móc thiết bị khơng gặp sự cố
- Giải quyết rủi ro: khi áp dụng các biện pháp nhằm chuyển rủi ro sang một doanh nghiệp khác - đa phần là các công ty bảo hiểm (dạng “cổ điển” của giải quyết rủi ro) Có nhiều loại hình bảo hiểm như bảo hiểm rủi ro tín dụng, bảo hiểm trách nhiệm dân sự, bảo hiểm vận chuyển, bảo hiểm tai hoạ v.v (được đánh giá theo các tiêu chí kinh tế trong từng trường hợp cụ thể)
- Giới hạn rủi ro: các biện pháp hạn chế rủi ro thường được thực hiện để giảm thiệt hại trong các rủi ro riêng lẻ
- Bù đắp rủi ro: đây là biện pháp được thực hiện khi doanh nghiệp tự mình chịu rủi ro, nhưng lại kí kết một giao dịch bù đắp đối với rủi ro đó (thường là các giao dịch có kì hạn như các hợp đồng quyền chọn - Option, hay các hợp đồng hoán đổi - Swap, hoặc các hình thức bù đắp khác)
Trang 38ro hiếm khi xảy ra hoặc rủi ro với hậu quả nhỏ thì việc ký hợp đồng bảo hiểm hoặc các biện pháp giải quyết rủi ro khác có thể trở nên không kinh tế
Các tác giả nói trên cũng xây dựng các quy tắc cơ bản về quản trị rủi ro ở một công ty như sau [28]:
- Quan trị rủi ro là thành phần không thể tách rời trong chiến lược của doanh nghiệp và định hướng theo những mục tiêu của doanh nghiệp
- Xử lý cơ hội và rủi ro là nhiệm vụ và thẩm quyền của từng nhân viên
- Quan trị rủi ro không quy định cách ra quyết định đối với rủ1 ro trong từng trường hợp cụ thể
- Các rủi ro sẽ được truyền đạt, thông báo một cách công khai - Cần quan sát thường xuyên và xử lý các điểm rủi ro trong các
lĩnh vực hoạt động
- Tất cả các nhân viên đều được yêu cầu đóng góp kiến thức của mình cho sự cải thiện quan tri rui ro
Quản trị rủi ro ở các doanh nghiệp mỏ Việt Nam tuy chưa có một nhận thức đây đủ và hệ thống song trên thực tiễn cũng có những hoạt động mang (tính quản trị rủi ro Điều đó có thể nhận thấy qua một số văn bản pháp quy và cách giải quyết thực tiễn trong công tác xây dựng chiến lược kinh doanh và lập kế hoạch cũng như trong quá trình lập, phân tích và thực hiện các dự án đầu tư
Trang 39một khoảng thời gian nhất định là tuổi đời của dự án, có rất nhiều biến cố tiêu cực có thể xảy ra đối với dự án và nhà đầu tư như: khủng bố, thay đổi thể chế, suy thoái kinh tế, thay đổi vật tư đầu vào v.v Chính vì vậy, trong dự án khả thi, các chủ dự án đều phải tính đến những yếu tố tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án như thế nào Việc phân tích độ nhạy cho phép nhà đầu tư, các nhà hoạch định chính sách quyết định đâu là “ngưỡng” để bỏ vốn đầu tư Một dự án được coi là “nhạy” so với các yếu tố nếu thay đổi các yếu tố này với một tỉ lệ nhất định, NPV của dự án chuyển từ giá trị dương sang giá trị âm [8,16] Đối với các tổng sơ đồ phát triển ngành khai thác và chế biến khoáng sản như than đá, dầu khí, vật liệu xây dung, titan v.v , các phương án đưa ra cũng chính là cách các nhà hoạch định chính sách đề cập đến khả năng phát triển hay khả năng điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh trong trường hợp thay đổi về thị trường và các điều kiện khác
Trang 40và kỹ thuật cùng với trắc địa - địa chất cần nghiên cứu kỹ tình hình tài nguyên sẵn sàng cho khai thác và các thông tin cần được cập nhật liên tục để xử lý các rủi ro địa chất phát sinh Trong quá trình lập kế hoạch cung ứng vật tư, ngoài vật liệu nổ là các công ty khai thác mua theo nguồn chỉ định, còn các loại vật tư khác có thể được cung cấp từ một vài nhà cung cấp khác nhau để có cạnh tranh về giá cả và chất lượng vật tư Dự trữ vật tư và hoạt động quản trị dự trữ vật tư cũng được coi là đối tượng của quản trị rủi ro; vì dự trữ vật tư giúp cho doanh nghiệp có thể sản xuất được trong điều kiện gặp trục trặc về tư liệu sản xuất đầu vào, còn quản trị dự trữ tốt giúp doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu và cơ hội từ thị trường [13] Tuy nhiên trong [13], tác giả Nguyễn Công Nghiệp đã sử dụng thuật ngữ hàng tồn kho đồng nhất với dự trữ là khơng đúng; vì dự trữ là để cho sản xuất được liên tục ngay cả khi rủi ro, cịn kho là nơi có chức năng chứa dự trữ đó Hàng tồn kho, do đó, là một con số thực tế; cịn dự trữ mơ tả con số kế hoạch
Trong xu thế chung hiện nay, các doanh nghiệp khai thác mỏ đang đa dạng hoá sản phẩm để đáp ứng ngày càng nhiều nhu câu đa dạng của thị trường và tận dụng các nguồn lực trong doanh nghiệp Chẳng hạn, ở công ty than Ha Tu, trong điều kiện tài nguyên dần cạn kiệt và trong lúc chưa tìm ra diện khai thác mới, doanh nghiệp đã sản xuất đá phụ gia phục vụ sản xuất xi măng mác thấp, vừa đa dạng hoá sản phẩm phục vụ thị trường, vừa tận dụng được nhân lực đôi dư trong doanh nghiệp và khai thác tổng hợp tài nguyên khoáng sản Để đối phó với rủi ro về nhân lực (thừa lao động nhưng kĩ năng yếu kém, không đủ tay nghề để vận hành máy móc thiết bị hiện đại), các doanh nghiệp có thể hợp tác với các trung tâm đào tạo để đào tạo theo địa chỉ,
đào tạo lại v.v