1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty vàng bạc đá quý kim bảo

61 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 91,32 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG (5)
    • 1.1. Vốn lưu động và vai trò của vốn lưu động (5)
      • 1.1.1. Khái niệm vốn lưu động (5)
      • 1.1.2. Đặc điểm của vốn lưu động (6)
      • 1.1.3. Thành phần vốn lưu động (6)
      • 1.1.4. Vai trò của vốn lưu động (8)
    • 1.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp (9)
      • 1.2.1. Quản lý và bảo toàn vốn lưu động (9)
      • 1.2.2. Những vấn đề về hiệu quả sử dụng vốn lưu động (10)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ KIM BẢO (15)
    • 2.1 Một số nét khái quát về công ty (15)
      • 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty (15)
    • 2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty (18)
      • 2.2.1. Thực trạng tình hình hoạt động của Công ty (18)
      • 2.2.2. Thực trạng tổ chức và quản lý vốn lưu động tại Công ty vàng bạc đá quý Kim Bảo (22)
      • 2.2.3. Đánh giá chung về tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty vàng bạc đá quý Kim Bảo (48)
  • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU SUẤT SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ KIM BẢO (51)
    • 3.1. Mục tiêu kế hoạch giai đoạn 2010-2012 (51)
      • 3.1.1. Định hướng (51)
      • 3.1.2. Đặc điểm tình hình thị trường (0)
    • 3.2. Các giải pháp chung (52)
      • 3.2.1. Sản xuất kinh doanh (52)
      • 3.2.2. Công tác tài chính (53)
      • 3.2.3. Đầu tư phát triển (0)
    • 3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu suất sử dụng vốn lưu động tại Công ty Vàng bạc Đá quý (54)
      • 3.3.1. Cơ cấu lại vốn lưu động (54)
      • 3.3.2 Tăng tốc lưu chuyển vốn lưu động, tăng cường công tác quản lý vốn lưu động (0)
    • 3.4. Những kiến nghị (59)
  • KẾT LUẬN (60)

Nội dung

VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG

Vốn lưu động và vai trò của vốn lưu động

1.1.1 Khái niệm vốn lưu động

Mỗi một doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất kinh doanh ngoài TSCĐ còn phải có các TSLĐ tuỳ theo loại hình doanh nghiệp mà cơ cấu của TSLĐ khác nhau Tuy nhiên đối với doanh nghiệp sản xuất TSLĐ được cấu thành bởi hai bộ phận là TSLĐ sản xuất và tài sản lưu thông.

- TSLĐ sản xuất bao gồm những tài sản ở khâu dự trữ sản xuất như nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu và tài sản ở khâu sản xuất như bán thành phẩm, sản phẩm dở dang, chi phí chờ phân bổ

- Tài sản lưu thông của doanh nghiệp bao gồm sản phẩm hàng hóa chưa được tiêu thụ (hàng tồn kho), vốn bằng tiền và các khoản phải thu. Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng TSLĐ nhất định Do vậy, để hình thành nên TSLĐ, doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn đầu tư vào loại tài sản này, số vốn đó được gọi là vốn lưu động.

Tóm lại, vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên TSLĐ nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị của chúng vào lưu thông và từ trong lưu thông toàn bộ giá trị của chúng được hoàn lại một lần sau một chu kỳ kinh doanh.

1.1.2 Đặc điểm của vốn lưu động

Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất Trong quá trình đó, vốn lưu động chuyển toàn bộ, một lần giá trị vào giá trị sản phẩm, khi kết thúc quá trình sản xuất, giá trị hàng hóa được thực hiện và vốn lưu động được thu hồi.

Trong quá trình sản xuất, vốn lưu động được chuyển qua nhiều hình thái khác nhau qua từng giai đoạn Các giai đoạn của vòng tuần hoàn đó luôn đan xen với nhau mà không tách biệt riêng rẽ Vì vậy trong quá trình sản xuất kinh doanh, quản lý vốn lưu động có một vai trò quan trọng Việc quản lý vốn lưu động đòi hỏi phải thường xuyên nắm sát tình hình luân chuyển vốn, kịp thời khắc phục những ách tắc sản xuất, đảm bảo đồng vốn được lưu chuyển liên tục và nhịp nhàng.

Trong cơ chế tự chủ và tự chịu trách về nhiệm tài chính, sự vận động của vốn lưu động được gắn chặt với lợi ích của doanh nghiệp và người lao động Vòng quay của vốn càng được quay nhanh thì doanh thu càng cao và càng tiết kiệm được vốn, giảm chi phí sử dụng vốn một cách hợp lý làm tăng thu nhập của doanh nghiệp, doanh nghiệp có điều kiện tích tụ vốn để mở rộng sản xuất, không ngừng cải thiện đời sống của công nhân viên chức của doanh nghiệp.

1.1.3 Thành phần vốn lưu động

Dựa theo tiêu thức khác nhau, có thể chia vốn lưu động thành các loại khác nhau. Thông thường có một số cách phân loại sau:

1.1.3.1 Dựa theo hình thái biểu hiện của vốn

- Vốn bằng tiền và các khoản phải thu

+ Vốn bằng tiền: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển Tiền là một loại tài sản của doanh nghiệp mà có thể dễ dàng chuyển đổi thành các loại tài sản khác hoặc để trả nợ Do vậy, trong hoạt động kinh doanh đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có một lượng tiền nhất định.

+ Các khoản phải thu: Chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng, thể hiện số tiền mà khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trình bán hàng hóa, dịch vụ dưới hình thức bán trước trả sau.

- Vốn vật tư, hàng hóa: Bao gồm 3 loại gọi chung là hàng tồn kho

+ Nguyên liệu, vật liệu, công cụ và dụng cụ.

Việc phân loại vốn lưu động theo cách này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xem xét, đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

1.1.3.2 Dựa theo vai trò của vốn lưu động đối với quá trình sản xuất kinh doanh

- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất, gồm các khoản:

+ Vốn nguyên liệu, vật liệu chính

+ Vốn phụ tùng thay thế

+ Vốn công cụ, dụng cụ

- Vốn lưu động trong khâu sản xuất:

+ Vốn sản phẩm dở dang

+ Vốn về chi phí trả trước

- Vốn lưu động trong khâu lưu thông

+ Vốn đầu tư ngắn hạn về chứng khoán và các loại khác

+ Vốn trong thanh toán: những khoản phải thu và tạm ứng

- Nguồn vốn pháp định: Nguồn vốn này có thể do Nhà nước cấp, do xã viên, cổ đông đóng góp hoặc do chủ doanh nghiệp tự bỏ ra.

- Nguồn vốn tự bổ sung: Đây là nguồn vốn doanh nghiệp tự bổ sung chủ yếu một phần lấy từ lợi nhuận để lại.

- Nguồn vốn liên doanh, liên kết

- Nguồn vốn huy động thông qua phát hành cổ phiếu

- Nguồn vốn đi vay: Đây là nguồn vốn quan trọng mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu về vốn lưu động thường xuyên trong kinh doanh Tuỳ theo điều kiện cụ thể mà doanh nghiệp có thể vay vốn của ngân hàng các tổ chức tín dụng khác hoặc có thể vay vốn của tư nhân, các đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước.

1.1.4 Vai trò của vốn lưu động Để tiến hành sản xuất, ngoài TSCĐ như máy móc, thiết bị, nhà xưởng doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng tiền nhất định để mua sắm hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất Như vậy vốn lưu động là điều kiện đầu tiên để doanh nghiệp đi vào hoạt động hay nói cách khác vốn lưu động là điều kiện tiên quyết của quá trình sản xuất kinh doanh.

Ngoài ra vốn lưu động còn đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên, liên tục Vốn lưu động còn là công cụ phản ánh đánh giá quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp.

Vốn lưu động còn có khả năng quyết định đến quy mô hoạt động của doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ trong việc sử dụng vốn nên khi muốn mở rộng quy mô của doanh nghiệp phải huy động một lượng vốn nhất định để đầu tư ít nhất là đủ để dự trữ vật tư hàng hóa Vốn lưu động còn giúp cho doanh nghiệp chớp được thời cơ kinh doanh và tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Vốn lưu động còn là bộ phận chủ yếu cấu thành nên giá thành sản phẩm do đặc điểm luân chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm Giá trị của hàng hóa bán ra được tính toán trên cơ sở bù đắp được giá thành sản phẩm cộng thêm một phần lợi nhuận Do đó, vốn lưu động đóng vai trò quyết định trong việc tính giá cả hàng hóa bán ra.

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp

1.2.1 Quản lý và bảo toàn vốn lưu động Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trước hết chúng ta phải làm thế nào để quản lý và bảo toàn vốn lưu động.

Xuất phát từ những đặc điểm về phương thức chuyển dịch giá trị (chuyển toàn bộ một lần vào giá thành sản phẩm tiêu thụ) phương thức vận động của TSLĐ và vốn lưu động ( có tính chất chu kỳ lặp lại, đan xen ) vì vậy trong khâu quản lý sử dụng và bảo quản vốn lưu động cần lưu ý những nội dung sau:

- Cần xác định (ước lượng) số vốn lưu động cần thiết, tối thiểu trong kỳ kinh doanh. Như vậy sẽ đảm bảo đủ vốn lưu động cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục, tránh ứ đọng vốn (phải trả lãi vay), thúc đẩy tốc độ luân chuyển vốn dẫn đến nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

- Tổ chức khai thác tốt nguồn tài trợ vốn lưu động, doanh nghiệp cần khai thác triệt để các nguồn vốn nội bộ và các khoản vốn có thể chiếm dụng một cách hợp pháp,thường xuyên Nếu số vốn lưu động còn thiếu, doanh nghiệp tiếp tục khai thác đến nguồn bên ngoài doanh nghiệp như: Vốn liên doanh, vốn vay của ngân hàng, hoặc các công ty tài chính, vốn phát hành cổ phiếu, trái phiếu Khi khai thác các nguồn vốn bên ngoài, điều đáng lưu ý nhất là phải cân nhắc yếu tố lãi suất tiền vay.

- Phải luôn có những giải pháp bảo toàn và phát triển vốn lưu động Cũng như vốn cố định, bảo toàn được vốn lưu động có nghĩa là bảo toàn được giá trị thực của vốn hay nói cách khác đi là bảo toàn được sức mua của đồng vốn không bị giảm sút so với ban đầu Điều này thể hiện qua khả năng mua sắm TSLĐ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh.

- Phải thường xuyên tiến hành phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động thông qua các chỉ tiêu tài chính như: vòng quay toàn bộ vốn lưu động, hiệu suất sử dụng vốn lưu động, hệ số nợ Nhờ các chỉ tiêu này người quản lý tài chính có thể điều chỉnh kịp thời các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhằm tăng mức doanh lợi.

Các vấn đề nêu trên chỉ mang tính nguyên tắc Trên thực tế vấn đề quản lý sử dụng vốn lưu động là rất phức tạp điều này đòi hỏi người quản lý không không chỉ có lý thuyết mà cần phải có đầu óc thực tế và có “nghệ thuật” sử dụng vốn.

1.2.2 Những vấn đề về hiệu quả sử dụng vốn lưu động

1.2.2.1 Khái niệm và ý nghĩa hiệu quả sử dụng vốn lưu động Điểm xuất phát để tiến hành sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp là phải có một lượng vốn nhất định và nguồn tài trợ tương ứng Có “dầy vốn” và “trường vốn” là tiền đề rất tốt để sản xuất kinh doanh song việc sử dụng đồng vốn đó như thế nào cho có hiệu quả mới là nhân tố quyết định cho sự tăng trưởng và phát triển của mỗi doanh nghiệp

Các khái niệm hiệu quả sử dụng vốn lưu động

- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là hiệu quả thu được sau khi đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động qua các giai đoạn của quá trình sản xuất Tốc độ này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng lớn và ngược lại.

- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là hiệu quả đem lại cao nhất khi mà số vốn lưu động cần cho một đồng luân chuyển là ít nhất Quan niệm này thiên về chiều hướng càng tiết kiệm được bao nhiêu vốn lưu động cho một đồng luân chuyển thì càng tốt. Nhưng nếu hàng hóa sản xuất ra không tiêu thụ được thì hiệu quả sử dụng đồng vốn cũng không cao.

- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là thời gian ngắn nhất để vốn lưu động quay được một vòng Quan niệm này có thể nói là hệ quả của quan niệm trên.

- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là hiệu quả phản ánh tổng TSLĐ so với tổng nợ lưu động là cao nhất.

- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là hiệu quả phản ánh số lợi nhuận thu được khi bỏ ra một đồng vốn lưu động.

- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là hiệu quả thu được khi đầu tư thêm vốn lưu động một cách hợp lý nhằm mở rộng quy mô sản xuất để tăng doanh số tiêu thụ với yêu cầu đảm bảo tốc độ tăng lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng vốn lưu động.

Nói tóm lại, cho dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau về hiệu quả sử dụng vốn lưu động, song khi nói đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động chúng ta phải có một quan niệm toàn diện hơn và không thể tách rời nó với một chu kỳ sản xuất kinh doanh hợp lý (chu kỳ sản xuất kinh doanh càng ngắn hiệu quả sử dụng vốn càng cao), một định mức sử dụng đầu vào hợp lý, công tác tổ chức quản lý sản xuất, tiêu thụ và thu hồi công nợ chặt chẽ Do vậy cần thiết phải đề cập tới các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Như đã nói ở trên để tiến hành bất cứ hoạt động sản xuất kinh doanh nào điều kiện không thể thiếu là vốn Khi đã có đồng vốn trong tay thì một câu hỏi nữa đặt ra là ta phải sử dụng đồng vốn đó như thế nào để vốn đó sinh lời, vốn phải sinh lời là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Lợi ích kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý, sử dụng hợp lý, có hiệu quả đồng vốn, tiết kiệm được vốn tăng tích lũy để thực hiện tái sản xuất và mở rộng quy mô sản xuất ngày càng lớn hơn.

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một trong những chỉ tiêu tổng hợp dùng để đánh giá chất lượng công tác quản lý và sử dụng vốn kinh doanh nói chung của doanh nghiệp Thông qua chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động cho phép các nhà quản lý tài chính doanh nghiệp có một cái nhìn chính xác, toàn diện về tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của đơn vị mình từ đó đề ra các biện pháp, các chính sách các quyết định đúng đắn, phù hợp để việc quản lý và sử dụng đồng vốn nói chung và VLĐ nói riêng ngày càng có hiệu quả trong tương lai.

THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ KIM BẢO

Một số nét khái quát về công ty

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

2.1.1.1 Khái quát về công ty

Công ty Vàng bạc đá quý Kim Bảo được thành lập năm 2001 có trụ sở tại số 16, Đào Duy Từ, TP Thanh Hóa chuyên kinh doanh vàng bạc, đá quý, thiết kế gia công sản xuất đồ trang sức và dạy nghề Những ngày đầu Công ty gặp không ít khó khăn, nhưng nhờ có sự đóng góp của nhiều nghệ nhân giỏi, tập thể nhân viên đoàn kết, đồng tâm hiệp lực của mọi thành viên nên công ty đã đứng vững, phát triển hơn rất nhiều và được nhiều người biết đến

Bên cạnh những khó khăn của kinh tế thị trường, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng ngành, công ty ngày một nâng cao việc củng cố xây dựng và phát triển thương hiệu cho mạnh hơn, vững hơn và chinh phục khách hàng, bằng những sản phẩm mẫu mã đẹp, độc đáo và giá cả hợp lý Luôn giữ uy tín cao trong mọi lĩnh vực hoạt động, bộ máy quản lý, kiểm soát chặt chẽ, đạt hiệu quả cao trong kinh doanh, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của khách hàng, giữ vững phương châm kinh doanh: “Luôn tối đa hoá lợi ích khách hàng”, Kim Bảo đã chinh phục được niềm tin và sự tín nhiệm của khách hàng công ty đã lớn mạnh theo năm tháng và gặt hái được nhiều thành công

2.1.1.2 Khái quát lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty

- Kinh doanh chế tác, xuất nhập khẩu vàng, bạc, đá quý hàng trang sức mỹ nghệ.

- Cho vay nội tệ, ngoại tệ và vàng, dịch vụ cầm đồ.

- Đào tạo thợ kỹ thuật, chế tác kiểm định vàng bạc đá quý.

Chi nhánh Trung tâm kinh tế Xưởng sản xuất

Phân phối các dòng sản phẩm vàng trang sức trung và cao cấp sản xuất trong nước, nhập ngoại : Trang sức 14K (585), 18K (750), 9999, Kim Cương thiên nhiên. Với giá cả cạnh tranh, quy trình quản lý chuyên nghiệp: Mỗi sản phẩm đều có gắn mã vạch niêm yết đầy đủ thông tin về sản phẩm, quy chế mua lại sản phẩm công khai, chi tiết thể hiện tính minh bạch trong kinh doanh, tạo sự yên tâm và tin tưởng cho khách hàng đến giao dịch.

Kinh doanh vàng tài chính, tư vấn đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh vàng Với quy trình giao dịch nhanh gọn, thuận tiện, chính xác, minh bạch, giá cả cạnh tranh mạnh (áp dụng giá bán buôn đối với khách hàng giao dịch số lượng lớn), Kim Bảo là địa chỉ tin cậy cho những khách quan tâm đến lĩnh vực đầu tư vàng.

2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy của công ty

2.1.2.1 Hệ thống tổ chức của công ty

2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy và điều hành trụ sở chính

- Các phòng tổ nhiệm vụ chuyên môn gồm

+ Phòng kế toán ngân quỹ: Tổ chức công tác hạch toán kế toán theo đúng quy định của bộ tài chính Tham mưu cho Ban giám đốc trong việc xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh Kiểm tra tổng hợp các số liêu báo cáo quyết toán của văn phòng công ty và chi nhánh, trên cơ sở đó lập báo cáo quyết toán chung cho toàn công ty theo đúng quy định Hàng tháng phân tích tình hình tài chính của Công ty và của chi nhánh báo cáo Ban giám đốc Công ty Thực hiện nộp ngân sách nhà nước đúng quy định Giúp Ban giám đốc công ty trong việc chỉ đạo thực hiện lưu trữ hồ sơ, tài liệu kế toán theo đúng chế độ quy định.

+ Phòng hành chính: Trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh, phòng hành chính có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, đôn đốc các đơn vị thực hiện, báo cáo kịp thời với ban giam đốc để nhắc nhở, phê bình, xử lý những đơn vị không thực hiện đúng Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ hàng tháng, quý của công ty Tư vấn pháp chế trong việc thực thi nhiệm vụ cụ thể về hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của công ty Điều hành bộ phận thường trực, đầu mối giao tiếp với khách hàng đến làm việc, công tác tại công ty Trực tiếp quản lý con dấu của công ty, thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, bảo vệ,y tế Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa TSCĐ, mua sắm công cụ lao động của công ty Đầu mối chăm lo đời sống vật chất, văn hóa tinh thần và thăm hỏi ốm đau cán bộ nhân viên

+ Phòng kinh doanh kỹ thuật: Phối hợp phòng kinh doanh đối ngoại nghiên cứu, xây dựng chiến lược kinh doanh cho toàn Công ty, chiến lược kinh doanh dài hạn 5-10 năm, nhiệm vụ kinh doanh cụ thể từng năm, quý, tháng theo đúng vớ chức năng nhiệm vụ kinh doanh của công ty Thường xuyên theo dõi giá vàng trong nước và quốc tế, tham mưu cho Ban giám đốc điều chỉnh giá vàng mua vào, bán ra hàng ngày cho phù hợp với thị trường và thông báo giá kịp thời cho các đơn vị trong công ty khi được Giám đốc Công ty quyết Tham gia chỉ đạo và trực tiếp khẳng định chất lượng, trọng lượng và giá trị vàng bạc đá quý – hàng trang sức, thường xuyên phối hợp với phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ để kiểm tra chất lượng hàng hóa của toàn công ty Tham mưu cho Ban giám đốc trong việc mua sắm máy móc thiết bị, phục vụ cho sản xuất chế tác vàng bạc đá quý – hàng trang sức Tìm kiếm thị trường cung cấp nguồn nguyên liệu và hàng trang sức vàng bạc đá quý để thường xuyên tham gia bổ sung cho công ty và các đơn vị.

+ Phòng kế hoạch tín dụng: Trên cơ sở chiến lược kinh doanh của công ty, phối hợp với các phòng xây dựng sản xuất kinh doanh hàng năm trình ban giám đốc Công phê duyệt Tổng hợp các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh, kế hoạch công tác hàng năm của công ty, phân bổ và theo dõi kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch trên của tất cả các đơn vị Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hòa vốn kinh doanh đối với các chi nhánh, trung tâm kinh doanh, cửa hàng trên địa bàn Cùng với phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ là đầu mối thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng, phân loại nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuấ phương án khắc phục Nghiên cứu đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương, phân loại khách hàng để có chính sách ưu tiên trong huy động vốn, cho vay vốn bằng VNĐ và đạt hiệu quả cao nhất.

+ Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ: Thực hiện sơ kết, tổng kết chuyên đề định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, năm Tổ chức họp hàng tháng đối với các kiểm tra viên tại các chi nhánh trục thuộc công ty Tổng hợp và báo cáo kịp thời các kết quả kiểm tra của các chi nhánh, trung tâm, cửa hàng với Ban giám đốc công ty.Thường xuyên đánh giá mức độ an toàn trong sản xuất kinh doanh của công ty,kiến nghị các biện pháp nâng cao khả năng đảm bảo an toàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty với Ban giám đốc.

Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty

2.2.1 Thực trạng tình hình hoạt động của Công ty

Trải qua quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh,bằng nỗ lực phấn đấu không ngừng của cán bộ, công nhân viên, Công ty đã đạt được nhiều thành tựu và ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên thương trường.

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2007-2008-2009 Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

2 Các khoản giảm trừ doanh thu 92,643 91,525 94,757 (1,118) (1,21) 3,232 3,53

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 21.592,160 20.236,037 25.748,715 (1.356,123) (6,28) 5.512,678 27,24

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.230,468 1.163,621 1.325,134 (66,847) (5,43) 161,513 13,88

6 Doanh thu hoạt động TC 134,782 185,906 257,198 51,124 37,93 71,292 38,35

8 Chi phí quản lý bán hàng 166,963 183,831 198,354 16,868 10,10 14,523 7,90

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 192,107 225,539 203,825 33,432 17,40 (21,714) (9,63)

10 LN thuần từ hoạt động kinh doanh

Nhìn vào bảng trên ta thấy, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2007 so với

2008 giảm 9,109 trđ, tương đương với 1,09% Năm 2009 tăng 246,682 trđ, tương đương 29,72% Lợi nhuận kế toán trước thuế chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau:

+ Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ.

+ Lợi nhuận từ hoạt động tài chính.

Sự giảm lợi nhuận kế toán trước thuế của năm 2008 là do lợi nhuận từ hoạt động tài chính tăng nhưng mức tăng ít hơn nhiều so với tổng mức giảm của lợi nhuận gộp về bán hàng, cung cấp dịch vụ và thu nhập khác

Lợi nhuận tài chính tăng do doanh thu tài chính tăng trong khi chi phí tài chính giảm Đạt được kết quả này là do năm 2008 Công ty đã đẩy mạnh hoạt động cho vay cầm đồ, cầm cố và cho vay vốn bằng vàng, thu đổi ngoại tệ Điều này cho ta thấy hiệu quả hoạt động tài chính của Công ty là cao Mặt khác, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2008 cũng giảm so với 2007, đây là kết quả của công tác quản lý trong khâu bán hàng và quản lý doanh nghiệp.

Kết thúc năm 2008, giá vàng đứng ở mức 869,75 USD/oz, cao hơn 36 USD so với năm 2007 Tính trung bình cả năm, vàng tăng thêm 175,33 USD lên mức 871

USD/oz Trong năm 2008, vàng là hàng hóa duy nhất tăng giá trong lúc thị trường chứng khoán thế giới và nhiều loại hàng hóa khác giảm một nửa giá trị Tuy vậy doanh thu của doanh nghiệp vẫn giảm nguyên nhân khách quan là do tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và thu nhập của người dân nhưng lượng giảm không nhiều do quan điểm coi vàng là nơi trú ẩn bảo toàn đồng vốn, kênh đầu tư an toàn trong giai đoạn kinh tế bất ổn Bên cạnh đó, ta cũng thấy thu nhập khác giảm trong khi chi phí khác lại tăng lên, để có thể sử dụng hiệu quả hơn đồng vốn của mình công ty cần quan tâm đến sự biến động giá vàng từ đó chủ động mua một lượng vàng nhất định để dự trữ từ đó tạo cơ sở cho việc tăng doanh số bán hàng của Công ty.

Lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2009 tăng nhanh so với năm 2008 nguyên nhân của sự sự tăng này là do lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận từ hoạt động tài chính, thu nhập khác đều tăng đạt được kết quả này là vì:

Năm 2009 là năm tăng giá thứ 9 liên tiếp của thị trường vàng, và cũng là năm tăng giá mạnh nhất Thị trường vàng đã phá vỡ mốc kỷ lục cũ 1.033 USD/ounce của năm 2008, và thiết lập mức kỷ lục mới ở 1.226,5 USD/ounce Thị trường vàng trong năm 2009 được sự hỗ trợ không chỉ động thái mua vào của các ngân hàng trung ương, mà còn là sự sụt giảm mạnh mẽ của đồng USD Chính các gói cứu trợ khổng lồ của chính phủ nhiều nước cũng đã bơm một lượng tiền khổng lồ vào nền kinh tế và dòng tiền này một phần nào đó đã chảy vào thị trường vàng.Tại Việt Nam, nhiều nhà đầu tư cũng đã chọn thị trường vàng như là một kênh sinh lợi

Chi phí hoạt động tài chính tăng nhưng tốc độ tăng nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu tài chính Thu nhập khác tăng trong khi chi phi khác lại giảm chứng tỏ chính sách quản lý chi phí của Công ty là hợp lý

2.2.2 Thực trạng tổ chức và quản lý vốn lưu động tại Công ty vàng bạc đá quý Kim Bảo

Bảng 2.2: Bảng cân đối kế toán của Công ty trong 3 năm 2007-2008-2009 Đơn vị: Triệu đồng

I Tiền và tương đương tiền 512,102 2,83 450,133 2,55 730,128 3,39

II Các khoản phải thu ngắn hạn

II Nguồn kinh phí và quỹ khác 57,112 0,46 48,321 0,41 63,277 0,44

2.2.2.1 Vốn kinh doanh và nguồn hình thành vốn kinh doanh a Cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty

Bảng 2.3 Cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty trong 3 năm 2007-2008-2009 - Đ ơn vị: Triệu đồng

ST % ST % ST % ST % ST %

I Tiền và tương đương tiền 512,102 2,83 450,133 2,55 730,128 3,39 (61,969) (12,10

II Các khoản phải thu ngắn hạn

585,625 trđ với tỷ lệ giảm là 3,12% Nhưng sang đến năm 2009 tổng tài sản lại tăng 4165,190 trđ với tốc độ tăng là 22,93% Xem xét từng loại ta thấy:

Ta thấy TSNH đóng một vai trò quan trọng trong cơ cấu vốn của Công ty, TSNH luôn chiếm đa phần tổng vốn kinh doanh So với năm 2007 TSNH năm

2008 giảm 455,541 trđ với tỷ lệ giảm là 2,52% trong hoàn cảnh tổng nguồn vốn của công ty giảm 585,625 trđ, tương ứng 3,12% Nguyên nhân TSNH giảm là do giảm tiền và tương đương tiền 61,969 trđ ( 12,10%), các khoản phải thu ngắn hạn giảm 915,806trđ (26,68%) Hàng tồn kho tăng 52,306 trđ (0,51%), các khoản ĐTTCNH tăng 45,047 trđ (11,58%), TSNH tăng 24,881 trđ (91,40%) Tuy nhiên sang đến năm 2009 nhờ những chính sách chỉ đạo hợp lý, Công ty đã thu được những thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh, điều này dẫn đến sản lượng lưu động tăng lên so với năm 2008 là 3925,741 trđ với tốc độ tăng là 22,28% Đây là một dấu hiệu tốt chứng tỏ hoạt động của Công ty đang tăng trưởng vì sự tăng của TSNH cũng là sự tăng lên của vốn lưu động sẽ thúc đẩy quá trình kinh doanh của Công ty phát triển Sự tăng lên của TSNH do các khoản tiền và tương đương tiền, các khoản ĐTTCNH và nhất là các khoản phải thu ngắn hạn với tốc độ tăng rất lớn là 132,90% tương đương với 3344,134 trđ.

TSDH mà cụ thể là TSCĐ HH năm 2008 giảm 4,74% so với 2007 với mức giảm là 19,915 trđ TSCĐ HH giảm ở đây không có nghĩa là Công ty thu hẹp quy mô kinh doanh mà do năm 2008 Công ty đã đẩy nhanh tốc độ khấu hao TSCĐ, điều này được coi là dấu hiệu hợp lý nhằm đẩy nhanh tốc độ thu hồi vốn VCĐ cũng như tăng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Năm 2009 TSCĐ của Công ty tăng 199,85 trđ (38,41%) Công ty mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh để tăng khả năng cạnh tranh ,vị thế và sức mạnh tài chính của Công ty trong lâu dài.

Như vậy, qua bảng phân tích trên ta thấy trong cơ cấu tài sản của Công ty thìTSNH chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản trong đó các khoản phải thu ngắn hạn, đặc điểm kinh doanh của Công ty là một Công ty kinh doanh mặt hàng đặc thù đó là vàng. b Nguồn hình thành vốn kinh doanh

Trong những năm vừa qua Công ty Vàng bạc Đá quý Kim Bảo không ngừng đổi mới sản xuất kinh doanh của mình nhằm tận dụng tối đa nguồn vốn, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình Để thấy rõ hơn cơ cấu vốn và nguồn vốn kinh doanh của Công ty chúng ta cùng xem xét các chỉ tiêu trong bảng số liệu sau:

Bảng 2.4 Nguồn hình thành vốn kinh doanh của Công ty trong 3 năm 2007-

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch

ST % ST % ST % ST % ST %

) 14.956,000 30,95 đương với giảm 3,12% nguyên nhân giảm là do nợ phải trả giảm và nguồn vốn chủ sở hữu giảm Cụ thể là nợ phải trả năm 2008 giảm 182,608 trđ với tỷ lệ giảm là 2,85%, NVCSH giảm 403,107 trđ; tương đương với 3,26%.

- Quy mô tổng nguồn vốn năm 2009 tăng so với năm 2008 là 4165,19trđ (22,93%) nguyên nhân là do nợ phải tăng 1613,396 trđ với tỷ lệ tăng là 25,99% NVCSH tăng 2551,821 trđ; tương đương với 21,35%.

Ta thấy tỉ trọng nợ phải trả và NVCSH biến động không đáng kể, tuy nhiên NVCSH chiếm phần lớn nguồn vốn trong các năm, năm 2007 NVCSH chiếm 65,92%; năm 2008 chiếm 65,82%; năm 2009 chiếm 64,97% Điều này chứng tỏ mức độ phụ thuộc của Công ty vào bên ngoài là thấp, tính độc lập về mặt tài chính là cao Trong năm 2007 nợ phải trả chiếm 34,08% tổng nguồn vốn, năm 2008 là 34,18%, năm 2009 tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn là 35,03% Ta thấy rằng tỷ trọng nợ phải trả tăng dần qua các năm, tuy nhiên Công ty vẫn đả bảo mức độ độc lập về vốn của mình Như đã biết vốn vay là nguồn vốn quan trọng bù đắp kịp thời cho NCVLĐ trong năm của doanh nghiệp khi cần thiết Giá trị của DN dùng nguồn vốn vay sẽ tăng thêm nhờ nguồn giảm trừ thuế nhưng sẽ gánh rủi ro tài chính, mà rủi ro này tăng lên theo tỷ lệ nợ Khi nền kinh tế ở giai đoạn suy thoái, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản thấp, DN càng vay tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu càng thấp nhưng khi nền kinh tế ở giai đoạn bình thường đặc biệt là ở giai đoạn phồn thịnh lúc này tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản cao, DN càng vay lợi nhuận mang lại cho chủ DN càng lớn Trong những năm qua, khối lượng tiêu thụ của Công ty không ổn định do mức độ tăng giảm giá vàng tương đối lớn, là loại hình đầu tư ẩn chứa nhiều rủi ro trong thời gian ngắn, thua lỗ có thể đạt quy mô lớn và vậy để có được cơ cấu vốn hợp lý Công ty đã phân tích kỹ những yếu tố về môi trường vĩ mô, đặc điểm ngành, đặc điểm riêng của Công ty như cơ cấu tài sản của Công ty, khả năng sinh lời, cơ hội tăng trưởng Để xem xét kỹ hơn về các khoản nợ phải trả của Công ty ta theo dõi bảng 2.5:

Bảng 2.5 Các khoản nợ phải trả của công ty trong 3 năm 2007-2008-2009 Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

ST % ST % ST % ST % ST %

1 Vay và nợ ngắn hạn 289,106 74,26 326,499 75,55 437,351 78,06 37,393 12,93 110,852 33,95

2 Phả trả cho người bán 25,157 6,46 20,150 4,66 12,981 2,32 (5,007)

3 Người mua trả tiền trước 5,000 1,28 15,000 3,47 50,860 9,08 10,000 200,00 35,860 239,07

4 Thuế và các khoản phải trả Nhà nước 15,573 4,00 34,573 8,00 43,634 7,79 19,000 122,01 9,061 26,21

5 Phải trả người lao động 8,535 2,19 0 0 0 0 (8.535) (-100) 0 0

7 Các khoản phải trả phải nộp khác 15,644 4,02 11,462 2,65 5,346 0,95 (4,182)

1 Vay và nợ dài hạn 5.980,511 5.745,065 99,48 7.222,832 99,48 -235,446 (3,94) 1.477,767 25,72

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU SUẤT SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ KIM BẢO

Mục tiêu kế hoạch giai đoạn 2010-2012

Phấn đấu đến năm 2012 đạt được những mục tiêu sau:

- Khẳng định vị trí về sáng tạo, sự tinh tế và đáng tin cậy trong ngành kim hoàn và thời trang Phát triển bền vững trong môi trường kinh doanh toàn cầu bằng hệ thống quản lý khoa học và tiên tiến, thiết bị máy móc và công nghệ hiện đại, đội ngũ công nhân lành nghề và tâm huyết để cung cấp cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ đa dạng với chất lượng tốt nhất và giá cả cạnh tranh.

- Tăng doanh số bán, tăng lãi gộp kinh doanh vàng và dịch vụ.

- Về hoạt cho vay, cầm đồ, Công ty cố gắng nâng cao chất lượng phục vụ, vận dụng cơ chế linh hoạt lãi xuất.

- Cơ chế tỷ giá thu đổi ngoại tệ hợp lý.

- Các chỉ tiêu tài chính được phấn đấu thực hiện như sau:

Bảng 3.1: Các chỉ tiêu kinh doanh Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Doanh số KD VB ĐQ 27.944,688 31.707,498 37.286,547

Lợi nhuận gộp về KD VBĐQ 1.484,150 1.691,931 1.911,882

Doanh thu từ hoạt động TC 385,797 501,361 667,372

Nhịp độ tăng trưởng kinh tế cả nước vẫn ở mức cao, cùng với sự ổn định về chính trị - xã hội trong nước là nền tảng vững chắc tạo ra môi trường thuận lợi cho phát triển.

Nước ta ra nhập WTO tạo nhiều cơ hội hợp tác kinh tế lớn nhưng thách thức, cạnh tranh không nhỏ đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải tích cực đổi mới, phát huy hết tiềm năng mới có cơ hội tồn tại và phát triển.

Thị trường vàng thế giới đang ở trong giai đoạn phức tạp hơn bao giờ hết do diễn biến của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và sự “đánh mất mình” của các định chế tài chính tầm cỡ như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Tháng 11/2009 để ổn định thị trường, chống đầu cơ, ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân, Ngân hàng Nhà nước đã cho phép nhập khẩu vàng với khối lượng phù hợp đủ để can thiệp thị trường sau khi ngừng nhập khẩu vàng từ tháng 5/2008 để hạn chế nhập siêu, hoạt động này bắt đầu được nối lại.

Hiện nay, nguồn cung vàng đang giảm sút và còn có khả năng khan hiếm hơn nữa trong tương lai vì các nhà đầu tư đua nhau đầu cơ vàng vì đây được coi là phương tiện tích trữ hiệu quả nhất Các mỏ vàng cũng không cho hiệu suất khai thác cao như trước đây nữa trong khi rất hiếm công ty quyết định bắt tay vào sản xuất mặt hàng đặc biệt này Sẽ không còn tình trạng dư thừa vàng từ các ngân hàng trung ương như trước đây nữa.

Do đó, đòi hỏi Công ty phải nỗ lực phấn đấu mới có thể hoàn thành tốt mục tiêu đề ra.

Các giải pháp chung

Các đơn vị sản xuất chủ động đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất tập trung nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, mẫu mã đẹp để có đủ năng lực cạnh tay nghề người lao động, đổi mới các trang thiết bị hiện đại nhằm nâng cao năng lực sản xuất trong ngành.

Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa sản xuất và lưu thông trong nội bộ Công ty nhằm đẩy mạnh tiêu thụ

Nâng cao năng lực nghiên cứu, phân tích thị trường trong nước và thế giới để có những dự báo chính xác phục vụ cho công tác điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty Nhận định đúng và kịp thời giá vàng thế giới để tranh thủ thời điểm giá vàng xuống thấp mua dự trữ vàng đủ lớn để đáp ứng tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty cần xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động cho từng chu kỳ kinh doanh nhằm có kế hoạch huy động đủ và hợp lý các nguồn vốn, đảm bảo cho quá trình kinh doanh được diễn ra liên tục Ngoài ra, Công ty cần xác định nhu cầu vốn lưu động định mức cụ thể trong từng khâu, từng bộ phận, không để thừa trong khâu này, thiếu trong khâu kia làm ảnh hưởng đến mức sinh lời của đồng vốn. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kinh doanh và phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển của Công ty.

Tăng cường công tác quản lý công nợ và đôn đốc xử lý công nợ khó đòi.

Tập trung các giải pháp để được khai thác, huy động mọi nguồn vốn cho các dự án đã được phê duyệt và chuẩn bị đầu tư Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn cho các dự án Đưa công tác quản lý chi phí, giá thành là chỉ tiêu quản lý chất lượng quan trọng để đánh giá thành tích phấn đấu của đơn vị.

Kiên quyết, nghiêm khắc trong xử lý thất thoát vốn. Đánh giá lựa chọn và thực hiện tốt các dự án đầu tư phát triển Công ty Định hướng kinh doanh đúng, sáng suốt lựa chọn bước đi cho từng giai đoạn.

Về việc đánh giá , lựa chọn và thực hiện dự án đầu tư phát triển Công ty là vấn đề rất quan trọng bởi vì các quyết định đầu tư phát triển có ảnh hưởng lâu dài và có tính quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động Xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm phù hợp với khả năng của Công ty là đáp ứng yêu cầu của thị trường, của ngành để có thể cạnh tranh tốt nhất.

Trên cơ sở nhận định được sự biến động phức tạp của tình hình kinh tế, chính trị thế giới và biến động phức tạp của thị trường vàng quốc tế Công ty xây dựng phương hướng, kế hoạch kinh doanh vàng, hàng trang sức, kinh doanh ngoại tệ một cách đúng đắn.

Các giải pháp nâng cao hiệu suất sử dụng vốn lưu động tại Công ty Vàng bạc Đá quý

Trong những năm qua, quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty đã được một số thành tích đáng khích lệ Đạt được kết quả này là nhờ vào sự nỗ lực và cố gắng trong công việc của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty Song bên cạnh những thành tích đạt được, Công ty còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục. Trên cơ sở thực trạng của Công ty, em xin mạnh dạn đóng góp ý kiến nhằm nâng cao hiệu xuất sử dụng vốn lưu động như sau:

3.3.1 Cơ cấu lại vốn lưu động

Vốn là điều kiện tiên quyết không thể thiếu với mỗi doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường, do đó việc chủ động xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn lưu động là biện pháp cần thiết nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. như đã nêu ở chương 2, do đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Vậy để đảm bảo cho việc sử dụng vốn lưu động Công ty cần quan tâm chú ý một số vấn đề sau:

Công ty cần xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết tối thiểu Từ đó có biện pháp phù hợp huy động vốn đáp ứng cho nhu cầu này, tránh tình trạng thừa vốn gây lãng phí hoặc thiếu vốn ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đồng thời đảm bảo vốn huy động được quyền kiểm soát.

Khi xác định được nhu cầu vốn lưu động, Công ty cần xác định số vốn lưu động thực có của mình, số vốn thừa (thiếu) từ đó có biện pháp huy động đủ số vốn thiếu hoặc đầu tư số vốn thừa hợp lý từ đó giảm thấp nhất chi phí sử dụng vốn lưu động từ đó nâng cao hiệu suất sử dụng vốn lưu động

Một số khoản vốn cần có định hướng sử dụng hợp lý: Đối với các khoản vốn chiếm dụng Công ty cần phải có kế hoạch quản lý sử dụng, hoàn trả theo thời gian cụ thể nhất quán, khả thi, nhằm phát huy tính linh hoạt của nguồn vốn này, tránh tình trạng bị động trong hoàn trả vốn sẽ gây phát sinh nhiều khoản chi phí cho Công ty Đối với các khoản vốn vay ngắn hạn, Công ty cần lập kế hoạch huy động và sử dụng theo từng thời kỳ khác nhau, có kế hoạch vay trả theo từng thời điểm.

Căn cứ vào kế hoạch huy động vốn và sử dụng vốn lưu động cần điều chỉnh cho thực tế của Công ty Trong thực tế, Công ty có thể phát sinh những nghiệp vụ gây thừa vốn hoặc thiếu vốn, do đó Công ty cần phải chủ động cung ứng kịp thời, sử dụng vốn thừa hợp lý để đảm bảo sản xuất kinh doanh được liên tục có hiệu quả Việc lập kế hoạch và sử dụng vốn nhất thiết phải dựa vào phân tích chỉ tiêu kinh tế tài chính của kỳ trước kết hợp với dự tính tình hình sản xuất kinh doanh,khả năng tăng trưởng trong kỳ tới với những sự đoán và nhu cầu thị trường. động

3.3.2.1 Quản lý các khoản phải thu

Quản lý tốt các khoản phải thu sẽ làm tăng tốc độ luân chuyển của vốn lưu động, tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho Công ty Đồng thời, điều này còn tạo uy tín và thế đứng vững vàng cho Công ty trên thị trường trên cơ sở thiết lập các mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với bạn hàng Hạn chế khoản vốn bị chiếm dụng đến mức thấp nhất Tuy nhiên,việc quản lý các khoản phải thu, phải trả cũng cần đảm bảo sao cho phù hợp lợi ích giữa các bên với nhau Để thúc đẩy tốc độ thu hồi nợ, Công ty cần chú ý đến những vấn đề sau:

- Tìm hiểu rõ thực trạng của khách hàng, thường xuyên thu thập các thông tin về họ để có thể kiểm soát được khả năng thanh toán Từ đó lựa chọn đối tác kinh doanh có thể đáp ứng nhu cầu của Công ty một cách tốt nhất.

- Nhất quán chính sách thu hồi công nợ:

+ Đối với khách hàng mới, ít uy tín: Công ty cần yêu cầu khách hàng có thế chấp, ký cước bảo lãnh, đảm bảo thanh toán của ngân hàng hay một tổ chức có tiềm lực về tài chính Trên cơ sở hợp đồng đã ký kết, nếu vi phạm sẽ bị phạt theo lãi suất qua hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng.

+ Với khách hàng truyền thống, khách hàng lớn, có uy tín: Áp dụng hình thức thanh toán trả chậm, đến 30 ngày, tối đa là 60 ngày Đồng thời, Công ty nên đề ra các biện pháp thu hồi công nợ và lập các biện pháp thu hồi công nợ và lập các khoản dự phòng phải thu khó đòi để có thể ứng phó kịp thời nếu có những rủi ro bất ngờ xảy đến trong việc thanh toán của khách hàng.

Ngoài ra, Công ty cần tính toán tỷ lệ chiết khấu trong thanh toán để khuyến khích khách hàng thanh toán sớm Thực tế, tại Công ty việc quản lý các khoản một cách chính xác Việc lập dự phòng chưa dựa trên cơ sở phân độ rủi ro dự tính, số liệu chi tiết phản ánh trên sổ kế toán chưa chính xác Công ty cần đối chiếu xem xét các khoản nợ quá hạn có đúng là khó đòi hay không và đánh giá chính xác các khoản nợ khó đòi đã xóa sổ.

3.3.2.2 Tăng cường công tác quản lý và sử dụng hàng tồn kho

HTK của Công ty luôn chiếm một tỷ trọng lớn, năm 2007 chiếm 56,77 %; năm 2008 chiếm 58,53 %; năm 2009 chiếm 43,51 % trên tổng vốn lưu động Công ty cần chú ý tới khoản mục này nhằm hạn chế những thất thoát trong khâu dự trữ, giảm chi phí bảo quản, đảm bảo thu hồi nguồn vốn ứ đọng này.

Lượng HTK cần được dự trữ một cách hợp lý trên sơ sở nghiên cứu nhu cầu thực tế của thị trường Đối với các thành phẩm tồn kho, Công ty cần có kế hoạch để tiêu thụ số hàng hóa này như áp dụng phương thức quảng cáo sản phẩm, có phương thức thanh toán phù hợp với từng loại khách hàng Thực hiện các công việc này tuy có tốn kém song lại là một dịp thuận lợi để Công ty tiếp cận với khách hàng mới. Đối với các khoản nguyên nhiên vật liệu, công cụ dụng cụ Công ty cần tính toán mức dự trữ phù hợp với yêu cầu thực tế của quá trình kinh doanh không dự trữ quá nhiều vì tốn chi phí tồn kho, chi phí bảo quản mà nên duy trì một mức tối thiểu để đảm bảo cho hoạt động kinh doan diễn ra liên tục, đều đặn.

3.3.2.3 Huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong Công ty

Trước yêu cầu về vốn hoạt dộng kinh doanh và các nguồn tài trợ vốn kinh doanh trong thời gian tới, Công ty cần phải chủ động linh hoạt huy động tối đa nguồn vốn bên trong (chủ yếu là huy động vốn kinh doanh từ các quỹ) Huy động tối đa các quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ trợ cấp mất việc làm tài trợ cho vốn kinh doanh sẽ giúp Công ty chủ động hơn trong việc mở rộng hoạt là cơ sở tăng lợi nhuận dành cho tái đầu tư.

3.3.3 Nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh

Cơ cấu lại hoạt động tài chính, cắt giảm các khoản đầu tư thua lỗ trong những năm vừa qua Nghiên cứu lựa chọn những phương án đầu tư khả thi nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính.

Những kiến nghị

Với những giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tổ chức và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng đã trình bày ở trên, phía Công ty cần phải nâng cao tổ chức quản lý, tạo điều kiện thực hiện những giải pháp trên.

Kiện toàn bộ máy quản lý, đào tạo, lựa chọn những người quản lý thực sự có năng lực, trình độ chuyên môn và tâm huyết để thích ứng với những thay đổi về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nắm bắt được những cơ hội trên thị trường.

Tiếp tục tuyển chọn, đào tạo cán bộ công nhân viên có trình độ, nâng cao trình độ làm việc của họ nhằm khuyến khích hị lao động, sản xuất.

Ngày đăng: 04/07/2023, 14:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w