LÝ THUYẾT CHUNG VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ RỦI RO VÀ QUẢN LÝ RỦI RO
1.1.1 Khái niệm về rủi ro trong ngân hàng thương mại
Theo nghĩa truyền thống thì rủi ro là những sự kiện sảy ra có thể tạo ra những mất mát về tài sản hay làm phát sing một khoản nợ.
Rủi ro theo nghĩa hiện đại bao hàm rộng hơn không chỉ tính dến rủi ro tài chính mà còn bao gồm cả những rủi ro liên quan đến những mục tiêu hoạt động và những mục tiêu chiến lược Rủi ro là khả năng mà những sự kiện chưa chắc chắn trong tương lai sẽ làm cho chủ thể không đạt được những mục tiêu hoạt động và những mục tiêu chiến lược cũng như chi phí cơ hội của việc mất đi những cơ hội kinh doanh.
Chấp nhận rủi ro là tất yếu trong hoạt động của ngân hàng Các ngân hàng cần phải đánh giá các cơ hội kinh doanh dựa trên mối quan hệ rủi ro - lợi ích nhằm tìm ra những cơ hội đạt được những lợi ích xứng đáng với mức rủi ro chấp nhận Ngân hàng sẽ hoạt động tốt nếu mức rủi ro mà ngân hàng gánh chịu là hợp lý, kiểm soát được và nằm trong phạm vi khả năng các nguồn lực tài chính và năng lực tín dụng của ngân hàng Đối với NHTM, các tài sản chủ yếu, như các khoản tiền gửi tại các ngân hàng nước ngoài và các khoản cho vay khách hàng cần phải có mức độ thanh khoản cần thiết để đảm bảo thanh toán cho các khoản tiền gửi của khách hàng, chi phí hoạt động, các khoản lỗ, đồng thời vẫn tạo ra một khoản lợi nhuận đủ lớn để có được tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hợp lý.
1.1.2 Các loại rủi ro trong ngân hàng thương mại
Rủi ro rất đa dạng và có thể được phân tích theo nhiều khía cạnh khác nhau. Trong phạm vi các hoạt động của NHTM, sáu loại rủi ro sau đây được coi là những rủi ro cơ bản:
- Rủi ro tín dụng là rủi ro bị tổn thất tài sản khi bên đi vay (là những khách hàng hay các ngân hàng) không có khả năng thanh toán khoản vay theo các điều khoản trong hợp đồng tín dụng đã ký với ngân hàng.
- Rủi ro thanh khoản là rủi ro khi ngân hàng không thể có đủ tiền để đáp ứng các khoản phải trả đến hạn thanh toán, do tài sản của ngân hàng không có khả năng thanh khoản hay ngân hàng không thể huy động đủ vốn.
- Rủi ro thị trường là loại rủi ro tổn thất tài sản xảy ra khi lãi suất, tỷ giá hay giá cả thị trường biến động theo chiều hướng xấu ví dụ như tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lái suất, giá cổ phiếu Rủi ro thị trường xảy ra khi có sự thay đổi của những điều kiện thị trường hay những biến động của thị trường
- Rủi ro tỷ giá hối đoái là loại rủi ro tổn thất tài sản khi tỷ giá hối đoái thay đổi theo chiều hướng bất lợi đối với ngân hàng.
- Rủi ro lãi suất là rủi ro thu nhập từ lãi giảm khi lãi suất biến động theo chiều hướng bất lợi.
- Rủi ro hoạt động là loại rủi ro tổn thất tài sản xảy ra do hoạt động kém hiệu quả ví dụ như hệ thống thông tin không đầy đủ, hoạt động có vấn đề hoặc có những vi phạm trong hệ thống kiểm soát nội bộ, có sự gian lận hay những thảm hoạ không lường trước được.
1.1.3 Quy trình quản lý rủi ro trong các ngân hàng thương mại
Quản lý rủi ro là một quá trình liên tục cần được thực hiện ở mọi cấp độ của một tổ chức tài chính và là yêu cầu bắt buộc để các tổ chức tài chính có thể đạt được các mục tiêu đề ra và duy trì khả năng tồn tại và sự minh bạch về tài chính.
Hoạt động quản lý rủi ro nhằm mục đích xác định, đo lường và kiểm soát rủi ro ở mức độ có thể chấp nhận được Hoạt động quản lý rủi ro có hiệu quả có thể cho phép ngân hàng đạt được tương quan hợp lý giữa rủi ro mà ngân hàng có thể chấp nhận được (ở mức chi phí tương ứng) với rủi ro mà ngân hàng muốn giảm thiểu Khi rủi ro được kiểm soát hợp lý thì nhân hàng sẽ có điều kiện tối đa hoá lợi ích thu được từ những rủi ro đó thông qua nhiều cách như chấp nhận, giảm nhẹ, loại bỏ hay chuyển đổi rủi ro Mục đích chính của hoạt động quản lý rủi ro là nhằm bảo đảm các tài sản và công nợ của ngân hàng, các hoạt động tín dụng và cung ứng dịch vụ của ngân hàng không chứa đựng những rủi ro có thể làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và tồn tại của ngân hàng Quản lý rủi ro giúp đảm bảo mức độ rủi ro mà ngân hàng gánh chịu không vượt quá khả năng về vốn và tài chính của ngân hàng.
Hoạt động quản lý rủi ro có thể được xem như một quy trình bao gồm 4 giai đoạn sau: a Xác định hạn mức rủi ro:
Các bộ phận nghiệp vụ quản trị rủi ro phải xác định hạn mức rủi ro cho bộ phận mình, là mức rủi ro nhất định mà NHTM có thể chấp nhận được trong nỗ lực để có được lợi nhuận, trên cơ sở sự sẵn sàng chịu đựng rủi ro và sức mạnh tài chính của NHTM Hội đồng quản trị theo định kỳ có trách nhiệm xem xét lại và thông qua các hạn mức đó Các hạn mức này sau đó sẽ được thông báo tới toàn bộ các nhân viên, các bộ phận nghiệp vụ và ban điều hành. Ban điều hành chịu trách nhiệm đảm bảo các bộ phận nghiệp vụ tuân thủ các hạn mức này b Đánh giá rủi ro
- Nhận biết rủi ro: Bước đầu tiên để có được một chương trình quản trị rủi ro hiệu quả là phải nhận biết và xác định được các loại rủi ro mà NHTM có thể gặp phải thông qua việc phân tích đặc thù của các sản phẩm, dịch vụ và quy trình hoạt động Xác định các rủi ro mà NHTM có thể gặp phải và nguyên nhân của các rủi ro phải được nhận biết và xác định rõ Bên cạnh đó khả năng chấp nhận rủi ro của các NHTM phải được xác định và mô tả dựa trên các mục tiêu kinh doanh của NHTM
- Định lượng rủi ro: Là việc đề ra và xem lại hạn mức rủi ro, giúp ban điều hành xác định được rủi ro cần được ưu tiên theo dõi và kiểm soát Quy trình định lượng rủi ro phải được thiết kế chặt chẽ sao cho có thể bao hàm các nguồn rủi ro trọng yếu Quy trình định lượng rủi ro cũng cần phải đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng thông tin Hiện nay trên thực tế có ba phương pháp định lượng cơ bản như sau:
Thứ nhất, phương pháp thống kê: Bản chất của phương pháp này là dựa trên việc tính toán xác suất xảy ra thiệt hại đối với nghiệp vụ được nghiên cứu
Thứ hai, phương pháp kinh nghiệm: phương pháp này được tiến hành dựa trên kinh nghiệm của các chuyên gia.
RỦI RO TÍN DỤNG (RRTD)
1.2.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là rủi ro về tổn thất tài chính (trực tiếp hoặc gián tiếp) xuất phát từ người đi vay không trả nợ đúng hạn theo cam kết hay mất khả năng thanh toán Điều này có nghĩa là các khoản thanh toán bao gồm cả phần gốc cũng như phần lãi như cam kết sẽ có thể bị trì hoãn hoặc thậm chí là không được hoàn trả và hậu quả là sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự luân chuyển tiền tệ và sự bền vững của tính chất trung gian dễ bị tổn thất trong hoạt động của NHTM.
Từ khái niệm ta có thể phân tích rủi ro tín dụng thành các khoản sau:
- Rủi ro đọng vốn: Đó là rủi ro khi khách hàng sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng bao gồm vốn và lãi vay Sự sai hẹn này là do trễ hạn.
- Rủi ro mất vốn: Đó là rủi ro khi khách hàng sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng bao gồm vốn và lãi vay Sự sai hẹn này là do không thanh toán.
1.2.2 Đặc điểm và phân loại rủi ro tín dụng
1.2.2.1 Đặc điểm của rủi ro tín dụng
Nghiên cứu những đặc điểm cơ bản của RRTD có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc xác định, đo lường, quản lý và kiểm soát nó Rủi ro tín dụng có những đặc điểm sau: Rủi ro tín dụng có tính chất gián tiếp Rủi ro tín dụng có tính chất đa dạng và phức tạp Rủi ro tín dụng có tính tất yếu tức là nó luôn tồn tại và gắn với hoạt động tín dụng của NHTM Nhiều quan điểm nhất trí rằng RRTD là bạn đường trong kinh doanh, có thể phòng, hạn chế chứ không thể loại bỏ Do vậy rủi ro dự kiến luôn được xác định trước trong chiến lược kinh doanh của NHTM.
1.2.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng
Có nhiều cách phân loại rủi ro tín dụng bao gồm:
- Phân loại theo tính khách quan, chủ quan của nguyên nhân gây ra RRTD có rủi ro khách quan và rủi ro chủ quan
- Phân loại theo cơ cấu các loại hình rủi ro: Theo cách phân loại này rủi ro tín dụng được chia thành rủi ro theo khoản cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn hay vay khoản tín dụng hợp vốn
- Phân loại theo nguồn gốc hình thành có:
Thứ nhất, rủi ro từ phía người cho vay gồm: Rủi ro ở khâu chính sách Rủi ro ở khâu nghiên cứu, theo dõi quản lý và xử lý rủi ro Rủi ro ở khâu thông tin Rủi ro ở khâu cán bộ Rủi ro ở công tác kiểm tra kiểm soát.
Thứ hai, rủi ro từ phía người vay vốn: Rủi ro về đạo đức (chủ quan) Rủi ro do khả năng tài chính yếu kém của người vay (chủ quan) Rủi ro do biến động kinh doanh của người vay (chủ quan) Rủi ro từ phía người điều hành doanh nghiệp, ngành hoạt động, vị trí của doanh nghiệp, mối quan hệ của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác.
- Phân loại khác: Rủi ro từ khâu quản lý, kiểm soát của NHNN, Rủi ro phát sinh từ chế độ chính sách của nhà nước Rủi ro quốc gia Rủi ro khác như do sự đánh giá không khách quan, chính xác của cơ quan công chứng đối với tài sản thế chấp do việc cho vay được áp đặt từ cơ quan có thẩm quyền cấp trên
1.2.3 Nguyên nhân và hậu quả của rủi ro tín dụng
Là các nguyên nhân do thiên tai, chiến tranh hoặc những thay đổi ở tầm vĩ mô (thay đổi Chính phủ, chính sách kinh tế, hàng rào thuế quan ) vượt qua tầm kiểm soát của người đi vay và người cho vay.
Những thay đổi này thường xuyên xảy ra, tác động liên tục đến người vay,tạo thuận lợi hoặc khó khăn cho người vay Nhiều người vay, với bản lĩnh của mình có khả năng dự báo, thích ứng, hoặc khắc phục những khó khăn.Trong những trường hợp khác, người vay có thể bị tổn thất song vẫn có khả năng trả nợ cho ngân hàng đúng hạn, đủ gốc và lãi Tuy nhiên, khi tác động của những nguyên nhân bất khả kháng đối với người vay là nặng nề, khả năng trả nợ của họ bị suy giảm.
1.2.3.2 Nguyên nhân thuộc chủ quan của người vay
Những nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ năng lực quản lý của khách hàng, bao gồm :
- Khả năng quản lý trong lĩnh vực kinh doanh của khách hàng không tốt dẫn đến những thua lỗ và không có khả năng trả nợ cho ngân hàng.
- Sự yếu kém trong việc tính toán những bất trắc có thể xảy ra trong tương lai của khách hàng hoặc do họ quá mạo hiểm với kỳ vọng thu được lợi nhuận cao
- Sự không minh bạch về tài chính của khách hàng gây khó khăn cho ngân hàng trong việc đánh giá rủi ro
- Tính thanh khoản không cao trong các hoạt động của khách hàng khiến cho nguồn vốn thu hồi chậm và không hiệu quả
Sự không tuân thủ các điều kiện trong hợp đồng tín dụng mà khách hàng đã ký với ngân hàng, bao gồm :
- Sự cố ý của khách hàng trong việc gian lận nhằm lừa đảo ngân hàng
- Do khách hàng sử dụng khoản vay không đúng mục đích ban đầu khi xin cấp tín dụng
- Sự cố ý không trả nợ cho ngân hàng đúng hạn của khách hàng nhằm sử dụng vốn vay trong thời gian lâu hơn
- Do những thay đổi bất ngờ trong tổ chức nội bộ của khách hàng mà ngân hàng không thể kiểm soát được Đối với từng khách hàng khác nhau, thuộc các ngành nghề khác nhau thì mức độ rủi ro cũng khác nhau Trong chiến lược kinh doanh của NHTM, việc lựa chọn các khách hàng mục tiêu, các ngành nghề mục tiêu là một việc làm thiết yếu Sự tồn tại của ngân hàng gắn liền với sự tồn tại và phát triển của khách hàng hay ngành nghề mà ngân hàng cấp tín dụng Đối với những đối tượng khách hàng mục tiêu ngân hàng cần có những nghiên cứu sâu rộng về ngành hàng, tình hình thị trường cũng như khả năng phát triển của ngành hàng trong tương lai.
1.2.3.3 Nguyên nhân về phía ngân hàng thương mại
- Chiến lược kinh doanh của NHTM : Tuỳ theo chiến lược kinh doanh cụ thể của từng ngân hàng mà họ đưa ra những mức độ chấp nhận rủi ro khác nhau, ví dụ một ngân hàng X có thể chấp nhận một mức độ rủi ro cao hơn nhằm mong muốn một mức lợi nhuận kỳ vọng cao hơn hoặc một thị phần lớn hơn, trong khi đó một ngân hàng Y chỉ chấp nhận một tỷ lệ rủi ro nhỏ mặc dù các khoản lợi nhuận kỳ vọng chỉ ở mức trung bình song có độ an toàn cao hơn ngân hàng X.
- Mức độ tập trung của danh mục tín dụng : Mức độ tập trung trong danh mục tín dụng theo các đặc thù riêng trực tiếp ảnh hưởng đến rủi ro của danh mục tín dụng Một khoản vay mang một đặc điểm bất lợi nào đó sẽ có khả năng gây ra thất thoát trầm trọng hơn nếu ngân hàng có mức độ tập trung cao vào các khoản cho vay có cùng đặc điểm này
- Các hệ thống đánh giá và quản lý RRTD chưa đạt yêu cầu về sự tổng hợp, chặt chẽ, thống nhất và hợp lý.
- Do bản thân ngân hàng khi phát sinh các khoản nợ xấu, thường không muốn phản ảnh vào tài khoản và chuyển thành nợ khó đòi vì sẽ ảnh hưởng đến thành tích của ngân hàng khiến cho bảng cân đối ‘‘không đẹp’’ Điều này dẫn đến việc ngân hàng tiếp tục gia hạn nợ cho khách hàng nhiều lần, cho phép khách hàng đảo nợ và dẫn đến việc không thực hiện thu nợ đúng theo hợp đồng tín dụng.
- Hệ thống thông tin chưa đầy đủ, cập nhật và chính xác khiến cho quá trình đánh giá rủi ro gặp nhiều khó khăn
- Ngân hàng chưa có được các thông tin đầy đủ về toàn bộ thị trường của khách hang.
- Xuất phát từ cán bộ tín dụng :
+ Cán bộ tín dụng chưa có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác hạn chế RRTD
THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HOÀNG MAI
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HOÀNG MAI
2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh Ngân hàng công thương Hoàng Mai
- Chi nhánh NHCT Hoàng Mai là một ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng Thông qua hoạt động này chi nhánh tăng cường tích luỹ vốn để mở rộng đầu tư cùng với đơn vị kinh tế thuộc mọi thành phẩn, tích luỹ sản xuất lưu thông hàng hoá, tạo công ăn việc làm góp phần ổn định lưu thông tiền tệ và thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Đồng thời chi nhánh có nhiệm vụ làm tham mưu cho cấp uỷ và chính quyền địa phương trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, mở rộng sản xuất nhiều ngành nghề phù hợp.
- Huy động vốn từ các thành phần kinh tế như: Tiền gửi tiết kiệm; Trái phiếu với nhiều loại thời hạn: có kỳ hạn, không kỳ hạn.
- Đầu tư tín dụng với mọi thành phần kinh tế cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn, cho vay đồng tài trợ, cho vay xuất khẩu.
- Các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng trong nước và ngoài nước, chiết khấu chứng từ xuất khẩu, dịch vụ khác.
- Dịch vụ ngân quỹ, mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối cất giữ vật quý, tài sản giá trị cũng như dịch vụ liên quan đến dịch vụ ngân hàng.
Hiện nay NHCT Hoàng Mai có 165 cán bộ công nhân viên, trong đó:
- Cao đẳng, trung cấp: 23 người
- Sơ cấp, chưa đào tạo: 17 người
2.1.2 Bộ máy tổ chức điều hành của Chi nhánh Ngân hàng công thương Hoàng Mai
Theo quyết định số 066 ngày 30/03/2007 của Hội đồng quản trị Ngân hàngCông thương Việt Nam, thực hiện dự án Hiện đại hoá ngân hàng, mô hình tổ chức tại chi nhánh NHCT Hoàng Mai hiện nay như sau:
(Nguồn : Phòng tổ chức hành chính của NHCT Hoàng Mai)
Hiện nay, chi nhánh gồm có 9 điểm giao dịch và 2 quỹ tiết kiệm trực thuộc, đang hoạt động kinh doanh có hiệu quả, năm vừa qua không có quỹ tiết kiệm, điềm giao dịch nào có nguy cơ phải đóng cửa hoạt động.
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng công thương Hoàng Mai
2.1.3.1 Công tác huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng công thương Hoàng Mai.
Trong hoạt động kinh doanh của NHTM thì huy động vốn được xem là một trong những khâu trọng yếu Thấy rõ được điều đó, Ban lãnh đạo NHCT Hoàng Mai đã chủ động, tích cực quan tâm đến phát triển nguồn vốn, mở
Ban Giám Đốc chứcTổ chínhhành
Toán Tài trợ thương mại
Kiệm Điểmgiao dịch rộng mạng lưới khách hàng với 9 quỹ tiết kiệm Nghiệp vụ huy động được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng như nhận tiền gửi tiết kiệm của cá nhân, tổ chức với nhiều kỳ hạn như : 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng được trả lãi trước hoặc sau Ngoài ra còn phát hành kỳ phiếu bằng đồng nội tệ để tăng thêm nguồn vốn bằng đồng nội tệ cho ngân hàng.
Do sử dụng nhiều biện pháp thích hợp, trong những năm qua ngân hàng đã đạt được những kết quả sau :
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của ngân hàng qua các năm
(đơn vị : tỷ đồng) Năm
Tiền gửi không kỳ hạn 833 29.33 922.8 29.5 1026 23.7 Tiền gửi có kỳ hạn 2008 70.67 2205.2 70.5 3292 76.3
(Nguồn : Báo cáo tổng hợp CH NHCT Hoàng Mai các năm 2007, 2008,
Tại thời điểm 31/12/2009, nguồn vốn huy động của Chi nhánh đạt: 4.318 tỷ đồng (trong đó: VND: 3.603 tỷ đồng; ngoại tệ quy VNĐ: 715 tỷ đồng) tăng
418 tỷ đồng so với kế hoạch giao (tăng tương ứng 10,7%) Trong tổng số nguồn vốn tăng thêm, tăng trưởng huy động VCĐ là chủ yếu (tăng 303 tỷ đồng, chiếm 72%).
Số dư huy động vốn cuối năm 2009 của chi nhánh cao là do một số khách hàng là các Tổng công ty, tập đoàn lớn như: Tập đoàn điện lực Việt Nam, trung tâm quản lý Bay Việt Nam có một nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi gửi chi nhánh nên số dư kể trên chỉ mang tính thời điểm Thực tế, số dư bình quân cả năm nguồn vốn huy động của Chi nhánh chỉ là 3.292 tỷ đồng Vào một số dịp trong năm như: Tết nguyên đán, 2/9, 30/4 v.v nguồn vốn huy động của Chi nhánh thường giảm mạnh do các doanh nghiệp rút tiền về (hiện nay nguồn tiền gửi của các doanh nghiệp tại Chi nhánh là nguồn vốn chủ đạo chiếm 70% tổng nguồn huy động nhưng nguồn này lại không ổn định, hay biến động) Cùng với đó là một số nguyên nhân như đã nêu ở trên.
Trong năm 2010, theo định hướng kế hoạch của NHCT VN giao cho chi nhánh NHCT Hoàng Mai, Chi nhánh đặt ra chỉ tiêu nguồn vốn huy động đến 31/12/2010 là: 4.500 tỷ đồng tăng 15,4% so với chỉ tiêu kế hoạch năm 2009, trong đó:
+ Ngoại tệ quy đổi VNĐ: 730 tỷ đồng.
2.1.3.2 Dư nợ cho vay nền kinh tế.
Bảng 2.2 Kết quả công tác cho vay vốn đầu tư trong 3 năm gần đây
Cho vay trung và dài hạn 1.079 68.4 1.073 64 1079 61 ( Nguồn: Báo cáo tổng hợp qua các năm - Phòng tổng hợp tiếp thị)
Theo chỉ tiêu kế hoạch năm 2009 do NHCT VN giao cho Chi nhánh thực hiện tổng dư nợ cho vay nền kinh tế là 1.650 tỷ đồng ( trong đó, dư nợ cho vay VNĐ: 1.300 tỷ đồng, cho vay ngoại tệ quy VNĐ là 350 tỷ đồng) Trong quá trình thực hiện, Chi nhánh đã rà soát phân tích đánh giá khách hàng vay vốn, đảm bảo kiểm soát dư nợ trong tầm kiểm soát, tăng trưởng bền vững. Đến hết 31/12/2009, Chi nhánh đã cho vay tổng số 1.765 tỷ đồng (trong đó, dư nợ cho vay VNĐ: 1.399 tỷ đồng, cho vay ngoại tệ quy đổi VNĐ là 264 tỷ đồng) đạt 100,7% so với kế hoạch 2009.
Trong năm 2010, để thúc đẩy tăng trưởng dư nợ lành mạnh, giảm dư nợ xấu và đảm bảo chất lượng tín dụng, Chi nhánh đặt ra chỉ tiêu Dư nợ cho vay nền kinh tế đến 31/12/2010 là 1.896 tỷ đồng, tăng 15% so với kế hoạch giao năm
+ Ngoại tệ quy VNĐ: 286 tỷ.
- Trong năm 2009 Tỷ lệ cho vay không có bảo đảm bằng tài sản chiếm 69% tổng dư nợ cho vay, cao hơn so với kế hoạch năm là 4% Tỷ lệ dư nợ cho vay
Công ty Nhà nước trong tổng dư nợ là 62.6% tăng 12.6% so kế hoạch năm 2009.
Hai chỉ tiêu trên cao hơn so với kế hoạch năm 2009 do Chi nhánh vẫn đang trong quá trình cho vay các dự án trung dài hạn lớn của các Tổng Công ty, Tập đoàn trực thuộc Nhà nước nên việc thu nợ tùy thuộc vào các kỳ hạn nợ đã ký kết giữa hai trên Do đó, Chi nhánh không thể giảm thấp ngay được dư nợ cho vay Công ty Nhà nước cũng như tỷ lệ cho vay không có tài sản bảo đảm
Một số doanh nghiệp Nhà nước có số dư nợ vay lớn không có tài sản bảo đảm tại chi nhánh:
Tên doanh nghiệp Số CIF
Tổng công ty điện lực Việt Nam 2000053058
Tổng công ty dầu khí Việt Nam 2000053056
Tổng công ty thương mại Hà Nội 2000053054
Công ty xăng dầu hàng không 300012174
Công ty điện lực Hà Nội 200012658
Chi nhánh đặt chi tiêu cho vay không có tài sản bảo đảm chiếm 64% tổng dư nợ, Cho vay chiếm 58% tổng dư nợ DNNN.
2.1.3.4 Thu hồi nợ đã được xử lý rủi ro ngoại bảng.
Năm 2009, chi nhánh đã thu hồi được 3.077 triệu đồng từ các khoản nợ đã được xử lý rủi ro Năm 2010, chi nhánh dự kiến thu hồi 25.016 triệu đồng từ các khoản nợ này, cụ thể :
- Công ty CP Thạch Bàn Viglacera: 2.500 triệu đồng
- Công ty XNK Hồng Hà: 500 triệu đồng
- Công ty TNHH Thành Phương: 200 triệu đồng
- Công ty TNHH CN thực phẩm Ngọc Lâm: 8.000 triệu đồng
- Công ty Detesco: 6.100 triệu đồng
- Công ty cầu 14: 7.000 triệu đồng
- Các khách hàng cá nhân khác: 16 triệu đồng.
2.1.3.5 Thu dịch vụ Ngân hàng
Dưới đây là bảng báo cáo tài chính năm 2009 và kế hoạch tài chính năm 2010:
Bảng 2.3 Báo cáo tài chính năm 2009 và kế hoạch tài chính năm 2010
Chỉ tiêu Năm 2009 Dự kiến năm 2010
II Thu về TT Ngân quỹ 165,095 167,278 101.3
III Thu từ hoạt động khác 875 940 107
IV Thu nhập bất thường 3,165 25,016 792.6
3 Phát hành công cụ nợ 17,436
4 Trả lãi điều hoà vốn 2,064
5 Chi khác huy động vốn
II Chi hoạt động KD 831 930 111.9
III Chi nộp thuế, phí và lệ phí
IV Chi cho cán bộ CNV 12,170 15,080 123.9
V Chi hoạt động quản lý 5,797 9,209 158.9
VI Chi về tài sản 6,242 9,830 157.5
VII Chi bảo hiểm tiền gửi 780 850 109.0
VIII Chi dự phòng phải thu 28,736 25,000 87
(Nguồn: - Phòng tổ chức hành chính của CN NHCT HoàngMai)
THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG Ở CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HOÀNG MAI
2.2.1 Những quy định chung về việc cấp tín dụng của CN NHCTHoàngMai
Hội đồng tín dụng cơ sở
Ban giám đốc chi nhánh
Kiểm tra, kiểm toán nội bộ
Kiểm tra giám sát tín dụng độc lập
Phòng khách hàng số 1(DN lớn)
Phòng khách hàng số 2 (DN V&N)
Phòng khách hàng cá nhân
Phòng tài trợ thương mại
Phòng tổng hợp tiếp thị
Phòng khách hàng số 2 (DN V&N)
Phòng khách hàng cá nhân
2.2.1.1 Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy cấp tín dụng
- Hội đồng tín dụng cơ sở do Tổng giám đốc NHCT VN uỷ quyền cho Giám đốc chi nhánh NHCT quyết định thành lập.
+ Quyết định cấp tín dụng cho khách hàng trong phạm vi mức phán quyết của HĐTD cơ sở.
+ Quyết định các vấn đề phức tạp khác có liên quan đến cấp tín dụng và sử lý TSBĐ của khách hàng trong phạm vi mức phán quyết của HĐTD cơ sở.
+ Quyết định trình NHCT VN các trường hợp cấp tín dụng và các vấn đề khác liên quan đến cấp tín dụng và xử lý TSBĐ vượt mức phán quyết của chi nhánh NHCT.
- Các phòng nghiệp vụ tín dụng bao gồm :
+ Phòng tài trợ thương mại
+ Phòng khách hàng số 1 (Doanh nghiệp lớn)
+ Phòng khách hàng số 2 (Doanh nghiệp nhỏ và vừa)
+ Phòng khách hàng cá nhân
+ Phòng tổng hợp tiếp thị
2.2.1.2 Chính sách tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng công thương Hoàng Mai.
Chính sách cho vay đối với khách hàng
Chi nhánh NHCT Hoàng Mai soạn thảo chính sách cho vay dựa trên một số yếu tố cơ bản là: Quy chế đảm bảo tiền vay do Chính Phủ và NHNN VN ban hành; Chiến lược định hướng hoạt động của NHCT VN Cụ thể hoá các yếu tố đó quy định về đối tượng vay vốn nhằm đảm bảo tính bình đẳng và hướng tới khách hàng; nguyên tắc cho vay nhằm đưa ra một số yêu cầu cụ thể mà khách hàng vay vốn cần phải thực hiện trước khi xin cấp tín dụng; các điều kiện mà ngân hàng qua đó có xét duyệt hay không xét duyệt cấp tín dụng; mức cho vay của Chi nhánh, thời hạn cho vay tuỳ theo chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời gian thu hồi vốn và thời hạn được phép hoạt động của ngân hàng; mức lãi suất cho vay, các điều kiện về TSBĐ tiền vay theo quy định.
Ngoài ra CN NHCT Hoàng Mai cũng áp dụng cơ chế phân tách trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay nhằm kiểm soát chặt chẽ giai đoạn trong và sau khi cho vay, đảm bảo việc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận; cập nhật thông tin thường xuyên về khách hàng, phát hiện kịp thời các dấu hiệu rủi ro và áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp.
2.2.1.3 Phân tích thực trạng tín dụng tại CN NHCT Hoàng Mai a Thực trạng tín dụng của Chi nhánh đối với khách hàng
Bảng 2.4 Hoạt động tín dụng với khách hàng
(Đơn vị: triệu đồng) Năm
Dư nợ ngắn hạn bằng
Dư nợ trung hạn bằng
Dư nợ dài hạn bằng
Dư nợ ngắn hạn bằng ngoại tệ (quy đổi)
Dư nợ trung hạn bằng ngoại tệ (quy đổi)
Dư nợ dài hạn bằng ngoại tệ (quy đổi)
Dư nợ khác bằng ngoại tệ (quy đổi)
Tổng dư nợ bằng ngoại tệ (quy đổi)
Tỷ trọng dư nợ ngoại tệ/Tổng dư nợ (%)
( Nguồn: Báo cáo số liệu hoạt động kinh doanh các năm 2007, 2008, 2009 )Nhận xét:
- Các kết quả cho thấy tổng dư nợ cho vay đối với nền kinh tế vẫn tăng trưởng đều hàng năm, cụ thể năm 2008 tăng 5,6% so với năm 2007, năm
2009 tăng 5% so với năm 2008 Tuy nhiên mức tăng trưởng của năm 2009 không cao hơn so với năm 2008 đó là do một số nguyên nhân như trong năm
2009 Chi nhánh gặp khó khăn do thiên tai (cơn bão số 1, số 6, số 9), dịch bệnh, xuất khẩu ở một số nghành nghề chủ lực giảm sút so với năm 2008, thị trường bất động sản chưa có sự chuyển biến tích cực, giá xăng dầu, điện, than, gas biến động theo chiều hướng tăng.
- Các khoản cho vay ngắn hạn bằng VNĐ chiếm tỷ trọng không quá 40% so với tổng dư nợ cụ thể năm 2007 là 30,6 % năm 2008 là 34,8 % năm 2009 là 39,1 % tuy nhiên tốc độ tăng trưởng hàng năm khá cao năm 2008 so với
2007 là 13,7% và năm 2009 so với năm 2008 là 12,3% Có được kết quả này là do Chi nhánh đã chú trọng mở rộng cấp tín dụng ngắn hạn với các doanh nghiệp kinh doanh có quy mô vừa và nhỏ, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có khả năng cạnh tranh cao, có tài sản bảo đảm, phương án kinh doanh khả thi b Thực trạng tín dụng phân theo khách hàng
Bảng 2.5 Hoạt động tín dụng phân theo khách hàng
( Nguồn: Báo cáo số liệu hoạt động kinh doanh năm 2007, 2008, 2009)
Các số liệu trên cho thấy dư nợ cho vay Doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn thấp (tính trung bình là 36,7%) Tín dụng doanh nghiệp nhà nước chiếm
Cho vay Công ty nhà nước
- Bằng ngoại tệ (quy đổi)
Cho vay loại hình khác
- Bằng ngoại tệ (quy đổi)
Tổng dư nợ 1.579.311 100 1.668.000 100 1.750.100 100 khoảng gần 70% tổng dư nợ Cụ thể tỷ trọng cho vay bằng VNĐ đối với các doanh nghiệp nhà nước qua các năm 2007, 2008, 2009 lần lượt là 60%, 64%, 66%, gần gấp rưỡi so với 40%, 36%, 34% Điều này phản ánh tình hình cấp tín dụng chung của các Chi nhánh của NHCT VN hay các ngân hàng Quốc doanh khác, phần lớn khách hàng đều là các công ty, tổng công ty nhà nước hay có sự bảo lãnh của nhà nước Do vậy Chi nhánh cần hết sức chú ý đối với các khoản cho vay các doanh nghiệp nhà nước này vì chất lượng các khoản tín dụng này thường không cao do các Doanh nghiệp nhà nước thường làm ăn không hiệu quả, mang tâm lý ỷ lại hay không chủ động trả nợ cho Ngân hàng.
Tuy nhiên theo bảng trên thì quy mô cho vay các công ty nhà nước vẫn tiếp tục tăng Năm 2007 là 949.382 triệu VNĐ, năm 2008 là 1.067.000 triệu VNĐ, năm 2009 là 1.149.000 triệu VNĐ trong khi đó cho vay các lĩnh vực khác tiếp tục giảm.
2.2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh ngân hàng Công thương Hoàng Mai
2.2.2.1 Chính sách quản lý rủi ro tín dụng
- Khi quyết định cấp tín dụng cho một dự án lớn cần phải thực hiệ theo chế độ tập thể, do nhiều thành viên cùng tham gia quyết định cho vay thông qua nhiều mức xét duyệt và biểu quyết hoạt động của Hội đồng tín dụng cơ sở.
- Không tập trung cấp tín dụng quá cao cho một khách hàng, một ngành nghề/lĩnh vực; các nhóm khách hàng, ngành nghề/ lĩnh vực có liên quan với nhau; một loại tiền tệ và một địa bàn.
- Áp dụng hạn mức quyết định cấp tín dụng và/hoặc thời hạn cấp tín dụng từ NHCT Việt Nam.
- Việc quản lý tín dụng được thực hiện dưới hình thức các văn bản quy chế, quyết định, quy định và định hướng hoạt động tín dụng trong từng thời kỳ.
Các nội dung quản lý RRTD cơ bản:
- Giới hạn cấp tín dụng của một khách hàng là tổng mức dư nợ tín dụng tối đa mà CN NHCT Hoàng Mai chấp nhận giao dịch đối với khách hàng đó trong một thời kỳ nhất định Tổng mức dư nợ tín dụng trên bao gồm: dư nợ cho vay, số dư bảo lãnh và phần L/C miễn ký quỹ, dư nợ cho vay chiết khấu, dư nợ cho vay thấu chi Thực hiện giới hạn tín dụng giúp cho Chi nhánh nắm được đầy đủ thông tin về khách hàng khi họ tham gia nhiều dịch vụ khác nhau của Chi nhánh; tăng cường tính tập thể, khách quan trong hoạt động tín dụng, đáp ứng nhu cầu linh hoạt của khách hàng.
- Quy trình xét duyệt cấp tín dụng phải thông qua nhiều cấp, nhiều người hoặc tập thể: Quy trình thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng phải được thực hiện thông qua ít nhất là 3 cấp: Cán bộ tín dụng, Trưởng (phó) phòng tín dụng và Giám đốc ( hoặc người được uỷ quyền) và phải tuân thủ đúng quy định của NHCT VN về phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng
+ Tỷ trọng cấp tín dụng có bảo đảm và không có bảo đảm.
+ Tỷ trọng cấp tín dụng bằng ngoại tệ và nội tệ
+ Tỷ trọng cấp tín dụng theo các hình thức: cho vay bảo lãnh…
+ Tỷ trọng cấp tín dụng theo các kỳ hạn: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.
+ Tỷ trọng cấp tín dụng đối với nền kinh tế và cấp tín dụng qua các tổ chức tài chính – tín dụng
+ Mức tín dụng tối đa cho một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng(như Tổng công ty và các đơn vị thành viên)
+ Tỷ trọng cấp tín dụng cho một số ngành lớn.
2.2.3.2 Phân tích thực trạng các khoản nợ của CN NHCT Hoàng Mai.
Bảng 2.6 Bảng phân tích chất lượng tín dụng
(Đơn vị: triệu đồng) Năm
2009 Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 1.579.311 100 1.668.000 100 1.750.100 100 Trong đó:
- Nợ quá hạn trong năm 80.544 5,1 53.376 3,2 54.253 3,1
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2007, 2008, 2009 của CN NHCT Hoàng Mai)
- Nợ trong hạn: Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy nợ trong hạn tại Chi nhánh có xu hướng tăng hàng năm, cụ thể năm 2007 là 80,2%, sang năm 2008 là 85% và năm 2009 đạt 87,3% Tốc độ tăng của nợ trong hạn cũng khá cao điều này cho thấy Ban lãnh đạo chi nhánh đã có được tiến bộ rất đáng kể trong việc nâng con số nợ trong hạn lên Tính trung bình trong 03 năm gần nhất thì nợ trong hạn của Chi nhánh đạt 84,5%.
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HOÀNG MAI
2.3.1 Thành công đã đạt được và nguyên nhân
- Đến 31/12/2009 dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 1.750 tỷ đồng đạt so với kế hoạch được giao Nguyên nhân có được kết quả trên là do ngay từ đầu năm, trên cơ sở kết quả rà soát, đánh giá khả năng trả nợ của từng khoản vay Chi nhánh đã tiến hành cơ cấu lại dư nợ cho vay theo hướng chuyển đổi nợ có khả năng sinh lời thấp thành nợ lành mạnh với khả năng sinh lời cao.
Chi nhánh đã tiến hành phân tích, sàng lọc những khách hàng kinh doanh kém hiệu quả, tài chính yếu, công nợ phải thu lớn và khó thu hồi nợ, có dấu hiệu xấu ảnh hưởng đến việc trả nợ ngân hàng như các công ty CP Thạch Bàn, công ty cầu 14 … Đối với các đối tượng khách hàng này, Chi nhánh đã tích cực bám sát nguồn thu để thu hồi nợ, giúp giảm nhanh dư nợ đặc biệt là nợ gia hạn và nợ quá hạn Đặc biệt trong năm 2009, Chi nhánh đã thu hồi dứt điểm được 03 đơn vị có tài chính khó khăn, năng lực kinh doanh kém như: Công ty Hà Thành, Công ty cơ khí lắp máy điện nước, công ty 309 Tổng thu hồi nợ của các đơn vị thường xuyên gia hạn nợ và có nợ xấu cao trên 100 tỷ đồng.
Chi nhánh cũng chủ động tiếp thị, mở rộng đối tượng khách hàng có năng lực tài chính mạnh, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, cho vay những khách hàng có năng lực cạnh tranh, lợi thế so sánh trong nền kinh tế, cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay tiêu dùng… để đẩy mạnh quy mô, chất lượng tín dụng từ đó bồi đắp khối lượng dư nợ do giảm dư nợ Đã cho vay mới 14 đơn vị với tổng số tiền trên 50 tỷ đồng.
- Chi nhánh luôn quản lý và giám sát chặt chẽ dư nợ trong hạn, đôn đốc khách hàng trả đúng nợ gốc và lãi đến hạn, đưa ra mọi biện pháp để giảm nợ nhóm 2 và nợ xấu Đến 31/12/2009 nợ nhóm 2 của chi nhánh là 34.084 triệu đồng giảm so với kế hoạch được giao là 1.916 triệu đồng, chỉ còn duy nhất 2 đơn vị là Công ty cầu 12 và Công ty cổ phần đá mài Đông Đô là hai đơn vị trong lĩnh vực giao thông và xây dựng cơ bản Nợ xấu đến 31/12/2009 của Chi nhánh là 198.000 triệu đồng giảm so với kế hoạch được giao là 19.802 triệu đồng Số nợ là của 03 món vay Việt Đức từ những năm 1990 đến nay rất khó thu hồi.
2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân
2.3.2.1 Những hạn chế còn tồn tại
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quản lý RRTD còn nhiều hạn chế cần được khắc phục Công tác hạn chế RRTD luôn chứa đựng nhiều khó khăn và thách thức mà bắt kỳ một ngân hàng nào cũng phải đối diện Một số hạn chế trong công tác này ở CN NHCT Hoàng Mai có thể tóm tắt như sau:
- Chiến lược quản lý RRTD: Ngân hàng chưa thực sự có một chiến lược toàn diện tuy rằng trong thực tế ngân hàng đã áp dụng nhiều biện pháp để phòng tránh và hạn chế rủi ro Các biện pháp này mới chỉ mang tính bộ phận mà không nằm trong một chiến lược tổng thể nên cán bộ tín dụng rất khó hình dung quan điểm xuyên suốt của các công cụ đó Do vậy các cán bộ tín dụng không biết được thông tin về quan điểm của Ban lãnh đạo ngân hàng, nên thường xuyên lúng túng khi lựa chọn giữa tạo ra sự linh hoạt và hạn chế rủi ro của hoạt động tín dụng.
- Quy trình quản lý RRTD: Các phương pháp đưa ra tiếp cận còn phức tạp, chưa rõ ràng để cán bộ tín dụng có thể hiểu được chính xác, toàn diện.Trong các bước đánh giá còn chồng chéo nhau, bước sau không đủ để giải thích cho bước trước Đây đang là một vấn đề hết sức khó khăn đối với cácNHTM, nó cần phải có câu trả lời trong thời gian sắp tới khi mà các ngân hàng nước ngoài sắp tham gia vào thị trường tài chính của Việt Nam.
- Mối quan hệ giữa RRTD và các rủi ro khác: Chi nhánh ngân hàng chưa có những thông tin về mối quan hệ này Thông thường RRTD cần phải được nghiên cứu và đánh giá trong tổng thể chung để có thể phát hiện ra những dấu hiệu cảnh báo sớm hoặc những ảnh hưởng của RRTD tới các hoạt động khác.
- Đội ngũ cán bộ tín dụng còn thiếu kinh nghiệm, năng lực chưa cao: Đội ngũ cán bộ, kể cả người quản lý và cán bộ tín dụng là nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng Ở CN NHCT Hoàng Mai hầu hết cán bộ tín dụng ở các phòng khách hàng đều là những người trẻ tuổi, tốt nghiệp trường ĐH KTQD và Học viện Ngân hàng, chưa có cán bộ tín dụng nào đã từng du học ở nước ngoài hay có bằng cấp MBA vì thế kinh nghiệm làm việc vẫn còn thiếu
- Áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng cao khiến cho Chi nhánh ngân hàng buộc phải chấp nhận những khoản tín dụng chưa đủ tiêu chuẩn an toàn hoặc có chất lượng chưa cao.
- Hệ thống chấm điểm tín dụng của chi nhánh áp dụng của NHCT VN. Tuy nhiên hệ thống chấm điểm này mới được xây dựng nên còn nhiều hạn chế.
- Sự thiếu am hiểu và chưa cập nhật hệ thống pháp luật quốc tế cũng là một hạn chế đối với Chi nhánh khi có những hợp đồng tín dụng với phía nước ngoài mà xảy ra tranh chấp thì ngân hàng sẽ chịu nhiều thiệt hại hơn do không nắm vững được luật lệ của các nước đó.
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HOÀNG MAI
MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HOÀNG MAI
Năm 2009, CN NHCT Hoàng Mai đã đạt được kết quả quan trọng như chất lượng tín dụng đã được cải thiện đáng kể, cơ cấu dư nợ ổn định phù hợp với đặc điểm hoạt động và nằm trong tầm kiểm soát, thu nhập từ hoạt động tín dụng vẫn ổn định và tăng trưởng Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những vấn đề như tốc độ tăng trưởng tín dụng còn chưa đạt yêu cầu, mô hình quản trị RRTD mới được triển khai còn nhiều khó khăn, lung túng…mà Chi nhánh cần tập trung giải quyết trong năm 2010 để bảo đảm sự phát triển an toàn, hiệu quả của hoạt động tín dụng nói riêng và của Chi nhánh nói chung.
Năm 2010 là năm Việt Nam bắt đầu hội nhập kinh tế quốc tế toàn diện với tư cách thành viên WTO Cơ hội kinh doanh mở rộng cùng với thách thức trở ngại cần phải vượt qua Trên cơ sở thực tế của năm 2009 và triển vọng năm
2010, Chi nhánh đã đề ra mục tiêu công tác tín dụng như sau:
- Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế tăng 10% đến 12%
- Tỷ lệ nợ xấu (nhóm 3,4 và 5) theo điều 7 QĐ 493 dưới 5% tổng dư nợ
- Cho vay trung và dài hạn tối đa 40% tổng dư nợ
- Tỷ lệ cho vay có bảo đảm bằng tài sản là 75% tổng dư nợ
- Tỷ lệ cho vay DNNN tối đa 30% tổng dư nợ
- Dự phòng rủi ro trích đủ theo quy định 493
3.1.2 Định hướng công tác tín dụng của Chi nhánh ngân hàng Công thương Hoàng Mai
- Xây dựng cơ cấu tín dụng có khả năng sinh lời cao, phù hợp với quá trình chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước, xu hướng vận động của nền kinh tế (nhất là các ngành hàng chịu tác động mạnh khi thực hiện các cam kết WTO), ưu tiên khối lượng tín dụng lớn vào các khu vực kinh tế phát triển, năng động và phù hợp với thời hạn nguồn vốn của Chi nhánh
- Củng cố chất lượng tín dụng hiện có, từng bước giảm thấp quy mô tín dụng đối với những ngành hàng yếu kém, không đáp ứng được các điều kiện tín dụng theo quy định hiện hành của Chi nhánh, thu hồi nợ đã XLRR đang hạch toán ngoại bảng, giảm thấp tỷ lệ nợ xấu, nợ không sinh lời để tiếp tục nâng cao năng lực tài chính.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG HOÀNG MAI
3.2.1 Công tác chỉ đạo, điều hành cần có những thay đổi cho phù hợp với thông lệ quốc tế về quản trị RRTD nhằm tăng an toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng
3.2.1.1 Thay đổi cơ bản hệ thống các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo tín dụng
Cơ chế, chính sách tín dụng cần tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện, từng bước hình thành hệ thống cơ chế tín dụng đồng bộ, rõ ràng, phù hợp với các quy định mới của bộ luật dân sự, luật các tổ chức tín dụng, luật đất đai, luật kế toán, luật doanh nghiệp nhà nước, luật doanh nghiệp, các văn bản pháp quy của Chính phủ, bộ ngành có liên quan, thể hiện rõ nét chính sách tín dụng không phân biệt các loại hình kinh tế, hướng tới phục vụ tốt nhất nhu cầu tín dụng của khách hàng, nâng cao điều kiện tín dụng để lựa chọn khách hàng tốt, đưa ra những phương hướng cụ thể để xử lý thực tiễn của khách hàng đang còn dư nợ, tăng cường quản lý RRTD phù hợp với sự thay đổi mô hình tổ chức.
3.2.1.2 Chỉ đạo điều hành đảm bảo tính thông suốt và an toàn
Chi nhánh phải nghiên cứu, thông tin kịp thời những thay đổi về cơ chế, chính sách của nhà nước, cảnh báo rủi ro và chỉ đạo hoạt động tín dụng theo sát diễn biến phức tạp của thị trường như cho vay bất động sản, cho vay mua cổ phiếu, cho vay ngành điều, cho vay phát triển sản xuất chăn nuôi gia cầm, cho vay thu mua gạo, cho vay hợp tác xã Phải có các văn bản chấn chỉnh, chỉ đạo về công tác thẩm định, nhận tài sản đảm bảo trong toàn Chi nhánh đối với những trường hợp không tuân thủ chế độ, quy trình tín dụng, sơ hở trong việc quản lý khách hàng, có nguy cơ dẫn đến rủi ro tín dụng.
3.2.2 Chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy quản lý tín dụng, triển khai thực hiện thẩm định RRTD theo yêu cầu mới
Chi nhánh NHCT Hoàng Mai cần tách bạch các khâu ban hành chính sách, kiểm tra giám sát độc lập, quản lý rủi ro, thẩm định rủi ro độc lập, quan hệ khách hàng và quản lý nợ để chuyên nghiệp hoá trong từng khâu và tăng cường kiểm soát lẫn nhau, góp phần giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh
Quá trình luân chuyển hồ sơ giữa các bộ phận, các phòng ban phải tiến hành khoa học, cần giảm thời gian lưu chuyển hồ sơ, giảm thời gian thẩm định để giảm chi phí hoạt động.
Xây dựng quy trình nghiệp vụ tín dụng theo tiêu chuẩn ISO: 2000 mà NHCT VN đã ban hành.
3.2.3 Thiết lập bộ phận chuyên nghiên cứu, phân tích kinh tế vĩ mô
Chi nhánh NHCT Hoàng Mai cần thiết lập bộ phận chuyên nghiên cứu, phân tích diễn biến và dự báo kinh tế vĩ mô kể cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, với sự giúp đỡ của các chuyên gia giàu kinh nghiệm
Thực tế ở nước ta, có nhiều cơ quan nghiên cứu và ngay cả NHNN cũng nghiên cứu về diễn biến của môi trường vĩ mô Có nhiều nhà khoa học, chuyên gia nghiên cứu độc lập cũng phân tích và nghiên cứu kinh tế vĩ mô, công bố kết quả nghiên cứu của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng Tuy nhiên, Chi nhánh cũng cần có bộ phận nghiên cứu riêng, độc lập của mình, dựa trên các kênh thông tin, các nguồn nghiên cứu và các dự báo khác để làm định hướng cho hoạt động tín dụng, chiến lược quản lý RRTD, chiến lược khách hàng và chiến lược đầu tư vốn tín dụng của mình
3.2.4 Nâng cao công tác thẩm định trước khi cho vay
3.2.4.1 Giải pháp trong giai đoạn thẩm định về dự án hay phương án kinh doanh. Đây là một giai đoạn quan trọng trong công tác hạn chế RRTD, trong giai đoạn này các cán bộ tín dụng cần đề phòng các rủi ro xuất phát từ một số vấn đề sau đây:
- Vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư: Để tránh tình trạng khi doanh nghiệp chỉ có một số vốn nhỏ song do đầu tư lớn và sự hấp dẫn của lợi nhuận trong tương lai nên họ có nhu cầu vay lớn Sự không tương xứng giữa vốn chủ sở hữu và nguồn vốn đi vay sẽ khiến cho doanh nghiệp không thể chủ động trong việc huy động vốn và như vậy sẽ gây khó khăn cho Chi nhánh khi thu hồi các khoản nợ.
- Các số liệu trong báo cáo tài chính cần phải được kiểm toán trước khi trình bày với ngân hàng Để làm được điều này, do thực tế hiện nay các doanh nghiệp thường không được kiểm toán chặt chẽ và chuẩn tắc nên Chi nhánh cần hình thành một bộ phận chuyên kiểm tra lại các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, đồng thời kết hợp với các Chi nhánh, ngân hàng khách và tìm kiếm thông tin của các cơ quan chức năng, báo chí, Internet… để xác định tính minh bạch của báo cáo tài chính.
3.2.4.2 Giải pháp trong thẩm định khách hàng vay
Trong quá trình thẩm định khách hàng vay cán bộ tín dụng cần chú ý đến một số điểm sau:
- Năng lực kinh doanh của khách hàng: Thông thường để tạo điều kiện khi vay vốn các khách hàng thường trình bày các báo cáo rất thuận lợi về khả năng kinh doanh của mình Cán bộ tín dụng cần kiểm tra lại tính chính xác của các thông tin mà khách hàng cung cấp sau đó tổng kết lại để đánh giá.
- Mối quan hệ của khách hàng với các ngân hàng khác và các đối tác kinh doanh khác: Đây là một trong những điểm mấu chốt để xác định mức độ rủi ro của khoản tín dụng Cán bộ tín dụng sẽ xem xét các khoản nợ của khách hàng với các ngân hàng khác cũng như lịch trả nợ đẻ xem khách hàng có thực hiện đúng thời hạn và số tiền trả hay không Ngoài ra còn một yếu tố khác là mối quan hệ của doanh nghiệp với các bạn hàng của mình Có thể xem xét tới các đối tác hợp tác trong kinh doanh, các chủ nợ khác của doanh nghiệp để xác định mức độ tín nhiệm của khách hàng.
3.2.5 Hiện đại hoá trang thiết bị và điểm giao dịch
Trang thiết bị công nghệ là nhân tố ảnh hưởng tới thời gian và độ chính xác của kết quả thẩm định tài chính dự án và từ đó sẽ hạn chế đáng kể các khoản tín dụng có vấn đề Với trang thiết bị hiện đại, việc thu thập và xử lý thông tin sẽ được tiến hành một cách nhanh chóng và chính xác giúp cho công tác thẩm định được tiến hành nhanh chóng mà vẫn đảm bảo được chất lượng góp phần vừa tăng thêm dư nợ cho vay của Chi nhánh vừa hạn chế được RRTD.
Một vấn đề cần giải quyết ngay đối với CN NHCT Hoàng Mai là tổ vi tính thuộc phòng kế toán phải phối hợp với các phòng khách hàng để cài đặt và hướng dẫn sử dụng các phần mềm thuộc ngân hàng giúp cho công tác thu thập và xử lý thông tin được nhanh hơn, chính xác hơn, đúng đối tượng hơn. Các máy tính trong ngân hàng ngoài kết nối mạng nội bộ nên kết nối thêm mạng Internet để cán bộ tín dụng truy cập thông tin Trang bị cho mỗi cán bộ một máy tính để làm việc được hiệu quả và năng suất.
Các điểm giao dịch và phòng khách hàng vừa là nơi làm việc, vừa là nơi tiếp đón khách hàng nên cần phải trang bị khang trang, hiện đại, có bàn ghế để tiếp đón khách hàng Bài trí nơi làm việc sao cho vừa mang phong cách hiện đại vừa thể hiện được những nét riêng của Chi nhánh.
Nếu trang bị cho Chi nhánh một bộ mặt khang trang, hiện đại sẽ mang lại một số lượng lớn khách hàng cho Chi nhánh.
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Chính phủ có vai trò quyết định trong việc đảm bảo cho các định hướng về hoạt động phòng ngừa rủi ro được thực hiện Các giải pháp từ phía Chính phủ vừa đóng vai trò là các giải pháp tổng thể tạo dựng khuôn khổ vững chắc và lâu dài cho thực thi phòng ngừa hạn chế rủi ro vừa chỉ ra những bước thoát hiểm trong những giai đoạn khó khăn nhất.
Chính phủ cần ổn định môi trường đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, ổn định tình hình giá cả thị trường, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các Doanh nghiệp.
Chính phủ cần hoàn thiện môi trường pháp lý phục vụ cho hoạt động phòng ngừa và hạn chế RRTD tạo thuận lợi cho các TCTD đầu tư
Chính phủ có thể xem xét phương án hình thành một công ty xử lý nợ Quốc gia để hỗ trợ các công ty xử lý nợ riêng trong từng ngân hàng trong việc xử lý nợ xấu Trong tương lai các công ty này sẽ đảm bảo một phần nào sự an toàn cho các hoạt động tín dụng của cả hệ thống ngân hàng Việt Nam
Chính phủ cần có những biện pháp thiết thực để phát triển Thị trường Chứng khoán Việt Nam, từ đó tạo thêm lựa chọn cho ngân hàng trong việc xử lý các tài sản chứng khoán hoá đồng thời có khả năng huy động thêm vốn sau khi cổ phần hoá các ngân hàng.
Chính phủ cần chủ động tăng cường phối hợp với NHNN trong việc hướng dẫn thực hiện biện pháp xử lý nợ tồn đọng và trích lập dự phòng rủi ro Qua đó Chính phủ cần tạo dựng một khung pháp lý đồng bộ và có hiệu lực cao cho hoạt động phòng ngừa và hạn chế rủi ro.
Chính phủ cũng cần tiếp tục đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá các Doanh nghiệp nhà nước, nhằm tạo cho các doanh nghiệp này có được sự chủ động trong hoạt động kinh doanh, không dựa dẫm vào nhà nước, có như vậy hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này mới được nâng cao, tránh tình trạng hoạt động thua lỗ, các chỉ số tài chính còn thấp song ngân hàng vẫn phải cho vay vì có sự bảo lãnh của nhà nước Chính phủ cũng cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân pháp triển để nâng cao chất lượng các khoản tín dụng mà ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế, hạn chế những rủi ro cho ngân hàng
Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ tài chính và các bộ ngành liên quan khác cần có sự chia sẻ và thống nhất những quan điểm lớn chỉ đạo hoạt động phòng ngừa và hạn chế RRTD Đây chính là nhân tố then chốt bảo đảm hoạt động hiệu quả và bền vững của hệ thống ngân hàng.
3.3.2 Với Ngân hàng nhà nước (NHNN)
- Phối hợp với các Bộ, Ngành có liên quan hoàn thiện hệ thống kế toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS) Xây dựng các giải pháp để hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các NHTM và tiến tới chuẩn mức quốc tế.
- Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra Ngân hàng theo ngành dọc từ trung ương đến cơ sở và có sự độc lập tương đối về sự điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của NHNN, ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về phòng ngừa RRTD của uỷ ban Basel, tuân thủ các nguyên tắc thận trọng trong thanh tra. Đưa ra các biện pháp hoàn thiện hệ thống giám sát Ngân hàng theo các hướng cơ bản sau:
+ Nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát hiện hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong các hoạt động của NHTM, bao gồm việc thành lập Đoàn khảo sát trực tiếp theo nguyên tắc chọn mẫu ngẫu nhiên, phân tích báo cáo tài chính và xác định các “điểm” nhạy cảm.
+ Phát triển và thống nhất cách thức giám sát ngân hàng trên cơ sở lý luận và thực tiễn.
+ Xây dựng cách tiếp cận tới công việc đánh giá chất lượng quản trị rủi ro trong nội bộ các NHTM
+ Nâng cao đòi hỏi kỹ thuật trong việc trích lập dự phòng rủi ro
- Xây dựng hệ thống và các biên pháp kiểm soát luồng vốn quốc tế và nợ nước ngoài, trong đó tập trung vào cơ chế giám sát cho vay và vay bằng ngoại tệ của các NHTM để tránh rủi ro về tỷ giá, ngoại hối kỳ hạn, qua đó có những cảnh báo sớm cho các NHTM
- Hoàn thiện và vận dụng vào thực tế công cụ sổ tay tín dụng theo chuẩn quốc tế để quản trị thống nhất hệ thống chỉ tiêu báo cáo đồng bộ - theo đó cần thay QĐ 493 danh nghĩa bằng cơ chế giám sát và quản lý rủi ro theo khung sổ tay ở tất cả các NHTM và nâng cao chất lượng thông tin.
- Nâng cao tiêu chí trong việc cấp giấy phép và đòi hỏi kỹ thuật đối với các NHTM dựa trên tiêu chuẩn về độ vững chắc tài chính và chỉ số an toàn cho các hoạt động của các NHTM.
- Tiếp tục tiến hành sắp xếp lại hệ thống ngân hàng, đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá các NHTM nhà nước đồng thời gắn liền với việc niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán để phân tán rủi ro và đổi mới cơ cấu sản phẩm dịch vụ