1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích thống kê thực trạng phát triển cảu ngành thủy sản việt nam giai đoạn 1990 2004

75 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Phát Triển Ngành Thủy Sản Việt Nam Giai Đoạn 1990-2004
Trường học Khoa Thống Kê
Thể loại Chuyên Đề Thực Tập
Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 196,72 KB

Cấu trúc

  • PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA NGÀNH THỦY SẢN (7)
  • CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỦY SẢN VIỆT NAM (7)
    • I. Vai trò của ngành Thủy sản trong nền kinh tế quốc dân (7)
    • II. Tiềm năng phát triển và nuôi trồng thuỷ sản (9)
      • 1. Điều kiện tự nhiên (10)
        • 1.1. Mặt nước (10)
        • 1.2. Nguồn lợi giống loài thuỷ sản (10)
        • 1.3. Khí hậu, thời tiết và điều kiện tự nhiên thích hợp phát triển nuôi trồng thủy sản (11)
        • 1.4. Nguồn lực lao động (12)
      • 2. Nguồn lợi thuỷ sản (12)
    • III. Thực trạng phát triển ngành Thuỷ sản Việt Nam giai đoạn 1990-2004 (13)
      • 1. Thực trạng phát triển ngành Thuỷ sản Việt Nam giai đoạn 1990- 2004 (14)
        • 1.1. Thời kì 1990-1995 (14)
        • 1.2. Thời kì 1996-2000 (15)
        • 1.3. Thời kì 2000-2004 (18)
      • 2. Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 1999-2010 (20)
        • 2.1. Mục tiêu (20)
        • 2.2. Nguyên tắcchỉ đạo (20)
        • 2.3. Mục tiêu cụ thể (21)
        • 2.4. Một số giải pháp chủ yếu (22)
        • 2.5. Về chính sách (25)
  • CHƯƠNG II: HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ THỦY SẢN (27)
    • I. Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô thuỷ sản (27)
      • 1. Sản lượng khai thác hải sản (27)
      • 3. Sản lượng cá (28)
      • 4. Sản lượng tôm (28)
      • 5. Sản lượng thủy sản khác (28)
      • 6. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng (28)
      • 7. Sản lượng thuỷ sản nuôi nước ngọt (28)
      • 8. Sản lượng thuỷ sản nuôi nước mặn (28)
      • 9. Sản lượng thủy sản chế biến (28)
      • 10. Sản lượng thuỷ sản chế biến xuất khẩu (29)
    • II. Nhóm chỉ tiêu phản ánh điều kiện nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản (29)
      • 1. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản (29)
      • 2. Diện tích nuôi cá (29)
      • 3. Diện tích nuôi tôm (30)
      • 4. Diện tích nuôi, trồng thuỷ sản khác (30)
      • 5. Diện tích sản xuất giống thuỷ sản (30)
      • 6. Diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh (30)
      • 7. Cơ sở chế biến thuỷ sản (31)
      • 8. Doanh nghiệp chế biến thuỷ sản (31)
      • 9. Năng lực chế biến thuỷ sản (31)
      • 10. Cơ sở đóng, sửa tàu thuyền (31)
      • 11. Cảng cá (31)
      • 12. Bến cá (32)
    • III. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả (32)
      • 1. Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản (32)
      • 2. Giá trị sản lượng thuỷ sản khai thác (32)
      • 3. Giá trị sản lượng thủy sản nuôi trồng (32)
      • 4. Giá trị thuỷ sản chế biến (33)
      • 5. Giá trị thuỷ sản xuất khẩu (33)
    • IV. Nhóm chỉ tiêu phản ánh năng lực khai thác và nuôi trồng thủy sản (33)
      • 1. Năng lực sản xuất ngành thuỷ sản (33)
      • 2. Khai thác thuỷ sản (33)
      • 3. Tàu, thuyền khai thác thủy sản (33)
      • 4. Lao động tham gia khai thác thuỷ sản (33)
      • 5. Lao động tham gia nuôi trồng thuỷ sản (34)
      • 6. Lao động tham gia chế biến thuỷ sản (34)
  • PHẦN II: PHÂN TÍCH THỐNG KÊ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1990-2004 (34)
    • I. Những vấn đề chung về một số phương pháp phân tích trong thống kê (34)
      • 1. Phương pháp dãy số thời gian (34)
        • 1.1 Khái niệm chung về dãy số thời gian (34)
        • 1.2 Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian (35)
        • 1.3. Một số phơng pháp biểu diễn xu hớng phát triển của hiện tợng (0)
      • 2. Phương pháp đồ thị (44)
        • 2.1. Ý nghĩa và tác dụng của đồ thị thống kê (44)
        • 2.2. Các loại đồ thị thống kê (45)
        • 2.3. Những yêu cầu chung đối với việc xây dựng đồ thị thống kê. .45 3. Phương pháp hồi quy và tương quan (47)
        • 3.1. Nhiệm vụ của phương pháp hồi quy và tương quan (48)
        • 3.2. Liên hệ tương quan tuyến tính giữa hai tiêu thức số lượng (48)
        • 3.3. Liên hệ tương quan tuyến tính giữa nhiều tiêu thức số lượng. .48 4. Dự đoán thống kê ngắn hạn (50)
        • 4.1. Khái niệm về dự đoán thống kê ngắn hạn (51)
        • 4.2. Một số phương pháp đơn giản để dự đoán thống kê ngắn hạn. 49 4.3. Dự đoán dựa vào hàm hồi quy theo thời gian (51)
        • 4.4. Dự đoán dựa vào san bằng mũ (52)
        • 4.5. Dự đoán dựa vào mô hình tuyến tính ngẫu nhiên (53)
    • II. Phân tích thống kê giá trị sản xuất ngành thuỷ sản Việt Nam giai đoạn 1990-2004 (55)
      • 1. Phân tích xu thế biến động của gía trị sản xuất ngành thuỷ sản (56)
        • 1.1. Phân tích xu thế biến động dựa vào phương pháp dãy số thời gian (56)
      • 2. Phân tích mối liên hệ giữa giá trị sản xuất ngành Thủy sản với sản lượng, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản (60)
      • 3. Dự đoán giá trị sản xuất ngành thuỷ sản Việt Nam đến năm 2006 (61)
        • 3.1. Dự đoán dựa vào một số phương pháp đơn giản (61)
        • 3.2. Dự đoán dựa vào phương trình hồi quy (62)
        • 3.3. Dự đoán dựa vào san bằng mũ (63)
        • 3.4. Dự đoán dựa vào mô hình tuyến tính ngẫu nhiên (63)
  • KẾT LUẬN (67)
    • Regression 2 920781773.2 460390886.6 (71)
    • Residuals 12 5841860.8 486821.7 (0)

Nội dung

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA NGÀNH THỦY SẢN

TỔNG QUAN VỀ THỦY SẢN VIỆT NAM

Vai trò của ngành Thủy sản trong nền kinh tế quốc dân

Ngành Thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia Ngành Thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng rất nhanh so với các ngành kinh tế khác Tỷ trọng GDP của ngành Thuỷ sản trong tổng GDP toàn quốc liên tục tăng, từ 2,9% (năm 1995) lên 3,4% (năm 2000) và đạt 3,93% vào năm 2003.

Từ cuối thập kỷ 80 đến năm 2000, ngành thuỷ sản đã có những bước tiến không ngừng Các chỉ tiêu chủ yếu đề ra trong Chiến lược Phát triển Kinh tế - Xã hội ngành Thuỷ sản thời kỳ 1991 - 2000 đã được hoàn thành vượt mức:

Bảng dưới đây sẽ cho ta thấy được tình hình thực hiện kế hoạch của một số chỉ tiêu của ngành Thủy sản Việt Nam

Bảng 1: Bảng kế hoạch và thực hiện kế hoạch một số chỉ tiêu của ngành Thủy sản Việt Nam

CHỈ TIÊU Đơn vị Kế hoạch Thực hiện

Tổng sản lượng thuỷ sản

Sản lượng khai thác hải sản

Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tấn

Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản

Thu hút lao động thuỷ sản

Nguồn: Niên giám thống kê Nông – Lâm – Thủy sản

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản tương đương với các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ Điều đó chứng tỏ ngành thuỷ sản đang dần chuyển từ sản xuất mang nặng tính nông nghiệp sang sản xuất kinh doanh theo hướng công nghiệp hoá

Qua các năm gần đây giá trị xuất khẩu thủy sản tương đương với các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, điều đó được thể hiện qua kết quả giá trị xuất khẩu thủy sản từ năm 1996-2001

Bảng 2: Giá trị xuất khẩu thủy sản giai đoạn 1996-2001

GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU (triệu USD)

Tổng số Riêng Thuỷ sản

Tốc độ tăng trưởng bình quân

Nguồn: Niên giám Thống kê Nông - Lâm - Thuỷ sản

Tiềm năng phát triển và nuôi trồng thuỷ sản

Việt Nam là một quốc gia ven biển Ở Đông Nam Á Trong suốt sự nghiệp hình thành, bảo vệ và xây dựng đất nước, biển đã, đang và sẽ đóng vai trò hết sức to lớn Chính vì vậy, phát triển, khai thác hợp lý một cách bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên đồng thời với bảo vệ môi trường biển đã trở thành mục tiêu chiến lược lâu dài trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.

Cùng với khai thác các nguồn lợi cá và hải sản biển, Việt Nam còn có một tiềm năng phong phú về các nguồn lợi thuỷ sản nước ngọt và nước lợ, cùng với những điều kiện tự nhiên để đẩy mạnh nuôi trồng các đối tượng thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và nước biển, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống dân cư và làm giàu cho đất nước

Với 3260 km bờ biển, 12 đầm phá và các eo vịnh, 112 cửa sông, lạch, hàng ngàn đảo lớn nhỏ ven biển Trong nội địa hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và các hồ thủy lợi, thủy điện, đã tạo cho nước ta có tiềm năng lớn về mặt nước với khoảng 1.700.000 ha trong đó:

- Ao hồ nhỏ, mương vườn 120.000 ha

- Hồ chứa mặt nước lớn 340.000 ha

- Ruộng có khả năng nuôi thủy sản 580.000 ha

Chưa kể mặt nước các sông và khoảng 300.000 - 400.000 ha, eo, vịnh, đầm phá ven biển có thể sử dụng vào nuôi trồng thủy sản chưa được quy hoạch

1.2 Nguồn lợi giống loài thuỷ sản

Nguồn lợi cá nước ngọt: Ðã thống kê được 544 loài trong 18 bộ, 57 họ,

228 giống Với thành phần giống loài phong phú nước ta được đánh giá có đa dạng sinh học cao Trong 544 loài có nhiều loài có giá trị kinh tế

- Nguồn lợi cá nước lợ, mặn: Ðã thống kê 186 loài chủ yếu Một số loài có giá trị kinh tế như: cá song, cá hồng, cá tráp, cá vược, cá măng, cá cam, cá bống, cá bớp, cá đối, cá dìa Trong đó đã đưa vào nuôi: cá vược, cá giò, cá song, cá măng, cá cam

- Nguồn lợi tôm: Ðã thống kê được 16 loài chủ yếu có giá trị kinh tế và đưa vào nuôi: tôm sú (P.monodon), tôm lớt (P.merguiensis), tôm HE ẤN Ộ (P.indicus), tôm rảo (Metapenaeus ensis), tôm nương (P.orientalis), tôm hùm bông (Panulirus ornatus), tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii).

+ Về nhuyễn thể: có một số loài chủ yếu: trai, hầu, điệp, nghêu, sò, ốc đang được đưa vào nuôi: trai, nghêu, sò

+ Về rong tảo: với 90 loài có giá trị kinh tế trong đó đáng kể là rong câu (có 11 loài), rong mơ, rong sụn

1.3 Khí hậu, thời tiết và điều kiện tự nhiên thích hợp phát triển nuôi trồng thủy sản.

Khí hậu, thời tiết Việt nam chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, song ở mỗi miền có đặc trưng khác nhau.

Nhiệt độ không khí trung bình 22,2 - 23,5 0 C, lượng mưa trung bình từ 1.500 - 2.400 mm, tổng số giờ nắng từ 1.650 - 1.750 giờ/năm Mùa mưa từ tháng 6 - tháng 8 và là vùng chịu ảnh hưởng lớn của bão và bão xuất hiện sớm trong cả nước Vùng biển khu vực này thuộc nhật triều với biên độ 3,2 - 3,6 m.

Nhiệt độ trung bình 25,5 - 27,5 0 C, mưa tập trung vào cuối tháng 9 - tháng 11, nắng nhiều từ 2.300 - 3.000 giờ/năm Chế độ thủy triều gồm nhật triều và bán nhật triều, có nhiều đầm phá thích hợp nuôi thủy sản.

Khí hậu mang tính chất xích đạo, nhiệt độ trung bình 22,6 - 27,6 0 C, mưa tập trung từ tháng 5 - tháng 10 Lượng mưa trung bình 1.400 - 2.400 mm, nắng trên 2.000 giờ/năm Vùng này chủ yếu chế độ bán nhật triều biên độ 2,5 -

Chế độ khí hậu, thời tiết, các điều kiện tự nhiên đa dạng tạo điều kiện phát triển nuôi trồng thủy sản đa loài, nhiều loại hình

Với trên 4 triệu dân sống ở vùng triều và khoảng 1 triệu người sống ở đầm phá tuyến đảo của 714 xã phường thuộc 28 tỉnh, thành phố có biển và hàng chục triệu hộ nông dân, hàng năm đã tạo ra lực lượng lao động nuôi trồng thuỷ sản đáng kể chiếm tỷ trọng quan trọng trong sản xuất nghề cá. Chưa kể 1 bộ phận khá đông ngư dân làm nghề đánh cá nhưng không đủ phương tiện để hành nghề khai thác cũng chuyển sang nuôi trồng thủy sản và lực lượng lao động vừa sản xuất nông nghiệp, vừa nuôi trồng thủy sản Trong nhiều năm qua nông, ngư dân đã tích luỹ nhiều kinh nghiệm trong nuôi trồng thủy sản và là động lực quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản.

Biển Việt Nam có trên 2.000 loài cá, trong đó khoảng 130 loài cá có giá trị kinh tế Theo những đánh giá mới nhất, trữ lượng cá biển trong toàn vùng biển là 4,2 triệu tấn, trong đó sản lượng cho phép khai thác là 1,7 triệu tấn/năm, bao gồm 850 nghìn cá đáy, 700 nghìn tấn cá nổi nhỏ, 120 nghìn tấn cá nổi đại dương.

Bên cạnh cá biển còn nhiều nguồn lợi tự nhiên như trên 1.600 loài giáp xác, sản lượng cho phép khai thác 50 - 60 nghìn tấn/năm, có giá trị cao là tôm biển, tôm hùm và tôm mũ ni, cua, ghẹ; khoảng 2.500 loài động vật thân mềm, trong đó có ý nghĩa kinh tế cao nhất là mực và bạch tuộc (cho phép khai thác

60 - 70 nghìn tấn/năm); hằng năm có thể khai thác từ 45 tấn đến 50 nghìn tấn rong biển có giá trị kinh tế như rong câu, rong mơ v.v Bên cạnh đó, còn rất nhiều loài đặc sản quí như bào ngư, đồi mồi, chim biển và có thể khai thác vây cá, bóng cá, ngọc trai, v.v

Bị chi phối bởi đặc thù của vùng biển nhiệt đới, nguồn lợi thuỷ sản nước ta có thành phần loài đa dạng, kích thước cá thể nhỏ, tốc độ tái tạo nguồn lợi cao Chế độ gió mùa tạo nên sự thay đổi căn bản điều kiện hải dương học, làm cho sự phân bố của cá cũng thay đổi rõ ràng, sống phân tán với quy mô đàn nhỏ Tỷ lệ đàn cá nhỏ có kích thước dưới 5 x 20m chiếm tới 82% số đàn cá, các đàn vừa (10 x 20m) chiếm 15%, các đàn lớn (20 x 50m trở lên) chỉ chiếm 0,7% và các đàn rất lớn (20 x 500m) chỉ chiếm 0,1% tổng số đàn cá Số đàn cá mang đặc điểm sinh thái vùng gần bờ chiếm 68%, các đàn mang tính đại dương chỉ chiếm 32%.

Phân bố trữ lượng và khả năng khai thác cá đáy tập trung chủ yếu ở vùng biển có độ sâu dưới 50m (56,2%), tiếp đó là vùng sâu từ 51 - 100m (23,4%) Theo số liệu thống kê, khả năng cho phép khai thác cá biển Việt Nam bao gồm cả cá nổi và cá đáy ở khu vực gần bờ có thể duy trì ở mức 600.000 tấn Nếu kể cả các hải sản khác, sản lượng cho phép khai thác ổn định ở mức 700.000 tấn/năm, thấp hơn so với sản lượng đã khai thác ở khu vực này hằng năm trong một số năm qua Trong khi đó, nguồn lợi vùng xa bờ còn lớn,chưa khai thác hết

Thực trạng phát triển ngành Thuỷ sản Việt Nam giai đoạn 1990-2004

Ngành thuỷ sản đã đạt được kết quả khả quan trong 10 năm qua: Tổng sản lượng lương thực thuỷ sản từ chỉ có 890,6 gnhìn tấn năm 1990 đã tăng vọt, đạt 2148 nghìn tấn trong năm 2000 Tốc độ phát triển giá trị sản lượng thuỷ sản tăng 248,2%, tốc độ tăng trưởng bình quân của cả thời kì là 8,4% Trong đó giá trị sản lượng khai thác tăng 246,1%, Giá trị sản lượng thuỷ sản tăng252,8% Trị giá thuỷ sản xuất khẩu tăng mạnh trong những năm gần đây làm cho thuỷ sản trở thành một trong những ngành mũi nhọn để tăng kim ngạch

1 4 xuất khẩu, mang lại nhiều ngoại tệ cho đất nước đứng vị trí thứ 3 sau ngành dầu khí và dệt may Ngành đã thu hút, giải quyết được việc làm cho gần 9 triệu người lao động, khai thác có hiệu quả tiềm năng nguồn lợi thuỷ sản. Những thành tựu đó góp phần không nhỏ tới sự tăng trưởng của đất nước. Những thành tựu của ngành Thủy sản được thể hiện qua giá trị sản xuất thủy sản, sản lượng thủy sản và thu nhập ngoại tệ của ngành

Bảng 3: Giá trị sản xuất, sản lượng thủy sản và thu nhập ngoại tệ của ngành Thủy sản qua các năm

Giá trị sản xuất thuỷ sản (tỷ đ) 8135,2 13523,9 18252,9 20198,2

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2000

1 Thực trạng phát triển ngành Thuỷ sản Việt Nam giai đoạn 1990-2004

Gắn với quá trình đổi mới chung của nền kinh tế cả nước, cùng với sự phục hồi và phát triển nhanh, mang lai lợi ích kinh tế-xã hội trong những năm cuối của thập kỉ 80, Nhà nước đã quan tâm đến ngành bằng các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển Ngành thuỷ sản đã đath được nhiều thành tích đáng khích lệ nhất là sau khi thở thành ngành kinh tế cấp I Tốc độ phát triển về giá trị bình quân trong thời lid này là 9,8% là giai đoạn phát triển của ngành thuỷ sản.

1.1.1 Đối với nuôi trồng thuỷ sản

Phong trài nuôi trồng thuỷ sản trong giai đoạn này bắt đầu phát triển mạnh, nghề nuôi trồng đã dần chuyển sang sản xấut hàng háo theo cơ chế thị trường Vung nuôi thuỷ sản bãi bồi ven sông, nước mặn, nước lợ được nhà nước hõ trợ vốn đầu tư mở rộng, hình thức và đối tượng nuôi ngày càng đa dạng đã tạo nên tốc tăng vọt của sản lượng và giá trị nuôi trồng.

Trong giai đoạn này công nghiệp chế biến với hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật tương dối lớn tạo thị trường bao tiêu sản phẩm cho cả khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.

1.1.2 Đối với đánh bắt Đây là thời kì ngành thuỷ sản tập trung khôi phục lại tàu thuyền đánh bắt thủy sản và hướng ra đánh bắt xa bờ do nhận thức được nguồn lợi thuý sản ngoài khơi Hệ thống cầu cảng, bến cá có ít song vẫn dần được xây dựng thêm

Nhìn chung thuỷ sản vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh về số tuyệt đối nhưng có xu hướng tăng chậm hơn về số tương đối

Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn này đạt 7% Đây là thời kỳ có tính chất bước ngoặt đối với nghề cá Việt Nam - Ngành thuỷ sản đã đạt được những thành tựu to lớn Tuy nhiên năm 1998 tốc độ phát triển toàn ngành có chững lại do ảnh hưởng của cơn bão số 5 (vào cuối năm 1997) đã ảnh hưởng lớn đến cả nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản Cơn bão đã gây thiệt hại lớn: 78 người chết, 2 6 người mất tích, 14 người bị thương, 451 tàu thuyền bị chìm,

7564 ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản bị ngập cùng nhiều ngư cụ, thiết bị nghề cá bị cuốn trôi Mặt khác kinh tế thuỷ sản ít nhiều bị ảnh hưởng do khủng hoảng chung về kinh tế của khu vực.

Nhà nước đã tập trung nguồn vốn tín dụng ưu đãi (400 tỷ đ) để đóng mới và cải hoán trên 300 tàu đánh cá xa bờ và tập trung một nguồn ngân sách khá lớn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho nghề cá trong năm 1997, tiếp đó các năm 1998 - 2000 Nhà nước tiếp tục đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ khai thác thuỷ sản và hàng loạt các chính sách khuyến khích phát triển khác Khai thác hải sản phát triển mạnh, đoàn tàu đánh bắt xa bờ tăng và dẫn đến sản lượng khai thác xa bờ tăng lên Tuy nhiên sản lượng thu được vẫn chưa tương xứng với năng lực tàu thuyền Năm 1998 có 5330 chiếc với tổng công suất 445980CV; năm 1999 có 6.326 chiếc với tổng công suất 796.882CV, năng suất đánh bắt chỉ đạt 0, 7tấn/CV/Năm Trong khi đó khai thác nội địa tăng chậm.

Song song với đầu tư cho đánh bắt Hải sản, nuôi trồng thuỷ sản cũng được Nhà nước tập trung đầu tư trong thời kỳ này Nghề nuôi trồng thuỷ sản tiếp tục phát triển theo chiều sâu, hầu như đã chuyển hướng sang nuôi tăng sản, đối tượng nuôi có chọn lọc, hình thức nuôi chuyển dần sang nuôi quảng canh cải tiến và thâm canh Đặc biệt các tỉnh ven biển và đồng bằng nam bộ phát triển mạnh, hướng chuyển dần sang nuôi thuỷ sản nước lợ và nước mặn.

Nguyên nhân của kết quả trên là do tiềm năng thuỷ sản của ta còn lớn, chưa được quan tâm khai thác - khi được chủ trương, chính sách hỗ trợ khuyến khích thuỷ sản phát triển, ưu đãi vốn vay, chuyển giao kỹ thuật thì ưu thế của thuỷ sản được thể hiện, giải quyết tốt “xoá đói giảm nghèo”,nâng cao đời sống nhân dân

Tuy vậy khả năng phát triển thuỷ sản còn nhiều, muốn phát triển tốt hơn cần khắc phục những hạn chế sau:

- Cơ sở hạ tầng ngành thuỷ sản (cảng cá, bến cá, chợ cá ), các hoạt động dịch vụ thuỷ sản còn yếu dẫn đến tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản không ổn định, giá cả thất thường và ngư dân bị ép giá không phấn khởi sản xuất.

- Bảo vệ NLTS và công tác khuyến ngư còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế vì ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân chưa cao ở nhiều nơi: vẫn còn sử dụng chất nổ, xung điện, hoá chất trong đánh bắt thuỷ sản; nguồn lợi hải sản ven bờ bị cạn kiệt, một số loài thuỷ đặc sản có nguy cơ tuyệt chủng.

- Trong quá trình cho vay ưu đãi thủ tục phức tạp, phiền hà, nhiều nơi còn chưa đúng đối tượng dẫn đến cho vay có nơi ồ ạt, chỉ nhằm tranh thủ vốn ưu đãi của Nhà nước, khi được duyệt vay thì giải ngân chậm; cho vay không đồng bộ nên đóng tàu xong không đi vào sản xuất được; chưa đáp ứng được yêu cầu của ngư dân nghèo vầ trung bình; những ngư dân có khả năng thực sự thường khó khăn hoặc không nắm hết điều kiện để được ưu đãi vay vốn trong khi đó những người ở trên bờ, trình độ sản xuất kém lại có điều kiện làm thủ tục vay vốn.

- Trình độ kỹ thuật của ngư dân chưa tương xứng với năng lực tàu thuyền đánh bắt dẫn đền hiệu quả sản xuất còn thấp.

- Một số bộ phận không trả nợ ngân hàng cả lãi và gốc do sản xuất kém hiệu quả và một số có ý định dây dưa.

- Những mặt yếu kém trong quản lý ngành thuỷ sản ngày càng bộc lộ rõ trong việc kiện toàn tổ chức bộ máy, trong lánh đạo và điều hành, đội ngũ cán bộ không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới đòi hỏi ngày càng cao cũng là những khó khăn không nhỏ.

HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ THỦY SẢN

Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô thuỷ sản

1 Sản lượng khai thác hải sản

Sản lượng thủy sản khác là khối lượng sản phẩm thuỷ sản đã đánh bắt và thu nhặt được từ khai thác và nuôi trồng sau khi đã loại trừ cá và tôm các loại

2.Sản lượng thủy sản sản xuất

Sản lượng thuỷ sản sản xuất là khối lượng sản phẩm thuỷ sản hữu ích đã thu được trong một thời gian nhất định (thường là một năm) Đơn vị tính là tấn (T)

Sản lượng thuỷ sản sản xuất bao gồm sản lượng thuỷ sản khai thác, sản lượng thuỷ sản nuôi trồng đã thu được trong năm dùng làm thực phẩm, làm

2 8 thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu chế biến, (kể cả sản phẩm tự tiêu dùng), sản lượng thuỷ sản chế biến

Sản lượng cá các loại là khối lượng sản phẩm các loại cá đánh bắt được từ khai thác và nuôi trồng thuộc môi trường nước ngọt, nước mặn, nước lợ trong thời gian nhất định (thường là một năm)

Sản lượng tôm các loại là khối lượng tôm đã đánh bắt được từ khai thác và nuôi trồng được sử dụng làm thực phẩm và nguyên liệu chế biến trong thời gian nhất định (thường là một năm)

5 Sản lượng thủy sản khác

Sản lượng thủy sản khác là khối lượng sản phẩm thuỷ sản đã đánh bắt và thu nhặt được từ khai thác và nuôi trồng sau khi đã loại trừ cá và tôm các loại.

6 Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng

Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng là khối lượng sản phẩm thuỷ sản hữu ích đã thu hoạch được từ nuôi trồng thuỷ sản trong thời gian nhất định (thường là một năm) Sản phẩm thuỷ sản nuôi trồng bao gồm sản phẩm chính và sản phẩm phụ (không tính sản phẩm giống thuỷ sản)

7 Sản lượng thuỷ sản nuôi nước ngọt

Sản lượng thuỷ sản nuôi nước ngọt là khối lượng sản phẩm thuỷ sản thu hoạch được từ nuôi, trồng thuộc môi trường nước ngọt

8 Sản lượng thuỷ sản nuôi nước mặn

Sản lượng thuỷ sản nuôi nước mặn, lợ là khối lượng thủy sản thu hoạch được từ nuôi, trồng thuộc môi trường nước mặn và nước lợ

9 Sản lượng thủy sản chế biến

Sản lượng thủy sản chế biến là khối lượng thành phẩm thuỷ sản hữu ích chế biến được trong một thời gian nhất định (thường là một năm) Sản lượng thuỷ sản chế biến không phải là khối lượng nguyên liệu thuỷ sản đưa vào chế biến

10 Sản lượng thuỷ sản chế biến xuất khẩu

Sản lượng thuỷ sản chế biến xuất khẩu là lượng thành phẩm thuỷ sản được chế biến với mục đích để bán ra thị trường ngoài nước

Nhóm chỉ tiêu phản ánh điều kiện nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản

1 Diện tích nuôi trồng thuỷ sản

Diện tích nuôi trồng thuỷ sản là diện tích mặt nước tự nhiên hoặc nhân tạo được sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản trong năm như ao, hồ, ruộng trũng, sông cụt, vũng, vịnh, đầm, phá, bãi triều, bãi cát ven biển,

Những nơi mặt nước không ổn định (tăng, giảm theo mùa vụ hoặc thuỷ triều ), chỉ tính ở mức trung bình và tương đối ổn định phần diện tích có nuôi, trồng thuỷ sản trong năm

Với ruộng trũng nuôi tôm, cá chỉ tính phần diện tích mặt nước có độ sâu từ 30cm trở lên và có nuôi trồng thuỷ sản từ 3 tháng trở lên trong năm

Diện tích nuôi trồng thuỷ sản gồm có diện tích nước mặn, nước lợ, nước ngọt và chia theo đối tượng nuôi chính: diện tích nuôi cá, diện tích nuôi tôm, diện tích nuôi, trồng các loại thuỷ sản khác, diện tích để sản xuất và ương nuôi giống thuỷ sản

Diện tích nuôi trồng thuỷ sản trong năm được thống kê một lần theo đối tượng nuôi chính, (không tính theo lần nuôi hay đối tượng nuôi) Đơn vị tính diện tích nuôi trồng thuỷ sản là hecta (Ha)

Diện tích nuôi cá là diện tích mặt nước trong năm được sử dụng để nuôi các loài cá (cá tra, basa, rô phi, trắm, chép,…) là đối tượng nuôi chính và cho thu nhập chính

Diện tích nuôi tôm là diện tích mặt nước trong năm được sử dụng để nuôi các loài tôm (tôm sú, tôm rảo, tôm càng xanh ) là đối tượng nuôi chính và cho thu nhập chính

4 Diện tích nuôi, trồng thuỷ sản khác

Diện tích nuôi, trồng thuỷ sản khác là diện tích mặt nước trong năm được sử dụng để nuôi, trồng các loại thuỷ sản không phải cá và tôm (như nuôi cua, ghẹ, sò, nghêu, ngao, trai ngọc, trồng rong câu, rong sụn, ) là đối tượng nuôi chính và cho thu nhập chính

5 Diện tích sản xuất giống thuỷ sản

Diện tích sản xuất giống thuỷ sản là diện tích mặt nước trong năm được sử dụng chủ yếu để sản xuất ương, nuôi (nhân giống) các loài thuỷ sản, kể cả nuôi đàn bố mẹ

6 Diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh

Diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh là diện tích nuôi thuỷ sản có áp dụng toàn bộ hoặc phần lớn quy trình công nghệ, kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản một cách chặt chẽ, nhằm tác động mạnh mẽ vào quá trình sinh trưởng và phát triển của đối tượng nuôi: Chọn giống theo tiêu chuẩn kỹ thuật (thuần, đủ kích cỡ và sức khoẻ), môi trường nuôi được xử lý trước khi thả giống và theo dõi thường xuyên trong quá trình nuôi nhằm bảo đảm điều kiện môi trường luôn phù hợp với đối tượng nuôi; mật độ thả giống nuôi theo quy định; chăm sóc thường xuyên hàng ngày, có cho ăn bằng thức ăn công nghiệp hoặc có một phần thức ăn tự chế,

7 Cơ sở chế biến thuỷ sản

Cơ sở chế biến thuỷ sản là các hộ gia đình, xưởng, xí nghiệp, doanh nghiệp thực hiện chế biến thuỷ sản

8 Doanh nghiệp chế biến thuỷ sản

Doanh nghiệp chế biến thuỷ sản là đơn vị kinh tế độc lập có hoạt động sản xuất chế biến thuỷ sản, có đầy đủ tư cách pháp nhân, được thành lập theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Hợp tác xã, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư trực tiếp của nước ngoài hoặc theo hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài

Doanh nghiệp chế biến thuỷ sản bao gồm các loại hình sau: Doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tập thể (Hợp tác xã), doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài hoặc doanh nghiệp 100% vốn đầu tư của nước ngoài.

9 Năng lực chế biến thuỷ sản

Năng lực chế biến thuỷ sản là khối lượng thành phẩm thuỷ sản tối đa có thể chế biến được (theo thiết kế xây dựng) trong một đơn vị thời gian (1 giờ, 1ca sản xuất, 1 tháng, 1 năm) của các cơ sở chế biến thuỷ sản

10 Cơ sở đóng, sửa tàu thuyền

Cơ sở đóng, sửa tàu thuyền là đơn vị sản xuât công nghiệp chuyên đóng mới, cải hoán hoặc sửa chữa tàu thuyền đánh cá

Cảng cá là cảng chuyên dùng cho tàu cá, bao gồm vùng đất cảng và vùng nước đậu tàu Vùng đất cảng có cầu cảng, kho bãi, nhà xưởng, khu hành chính, dịch vụ hậu cần, chợ cá, cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu thuỷ sản

Bến cá là địa điểm các tàu, thuyền đánh bắt thuỷ sản sử dụng làm nơi bốc chuyển sản phẩm thuỷ sản khai thác lên bờ để tiêu thụ Bến cá thường hình thành một cách tự phát trên cơ sở tận dụng địa hình sẵn có, đầu tư xây dựng cơ bản chưa nhiều, quy mô không lớn và chưa có quy hoạch.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả

1 Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản

Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành kinh tế thuỷ sản trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm) Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản được tính theo phương pháp sản xuất trong tài liệu này mới chỉ bao gồm giá trị sản lượng thuỷ sản nuôi trồng và giá trị sản lượng thuỷ sản khai thác Hiện chưa tính được giá trị của các hoạt động dịch vụ thủy sản Giá trị sản xuất được tính theo giá hiện hành và giá so sánh

2 Giá trị sản lượng thuỷ sản khai thác

Giá trị sản lượng thuỷ sản khai thác hay giá trị thuỷ sản khai thác là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động khai thác (đánh bắt và thu lượm) các sản phẩm thuỷ sản sẵn có trong tự nhiên của một thời kỳ nhất định Cách tính giá trị thủy sản khai thác là lấy sản lượng từng nhóm sản phẩm thuỷ sản cùng loại nhân với đơn giá trung bình của nhóm sản phẩm đó, sau đó tính tổng số cho mọi nhóm Giá trị sản lượng khai thác được tính theo giá hiện hành và giá so sánh.

3 Giá trị sản lượng thủy sản nuôi trồng

Giá trị sản lượng thủy sản nuôi trồng hay giá trị thuỷ sản nuôi trồng là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động nuôi, trồng thuỷ sản trong một thời kỳ nhất định Cách tính giá trị thuỷ sản nuôi trồng tương tự như với thuỷ sản khai thác

4 Giá trị thuỷ sản chế biến

Giá trị thuỷ sản chế biến là trị giá toàn bộ thành phẩm thuỷ sản đã chế biến được của các cơ sở chế biến trong một thời gian nhất định, bao gồm giá trị sản phẩm đã tiêu thụ và giá trị sản phẩm chưa tiêu thụ

5 Giá trị thuỷ sản xuất khẩu

Giá trị thuỷ sản xuất khẩu là tổng số tiền thu được (tính theo USD) do xuất bán các mặt hàng thuỷ sản ra khỏi lãnh thổ Việt Nam Giá trị thuỷ sản xuất khẩu tính theo lượng sản phẩm thủy sản xuất khẩu chính ngạch Trong tài liệu này chưa tính giá trị xuất khẩu tiểu ngạch

Nhóm chỉ tiêu phản ánh năng lực khai thác và nuôi trồng thủy sản

1 Năng lực sản xuất ngành thuỷ sản

Năng lực sản xuất ngành thuỷ sản là các điều kiện cần thiết (quy mô và trình độ) của ngành sản xuất thuỷ sản như tàu, thuyền đánh bắt thuỷ sản, diện tích mặt nước cùng thiết bị máy móc sử dụng trong nuôi trồng, khai thác thuỷ sản; các sơ sở dịch vụ hậu cần thuỷ sản như cảng cá, bến cá, chợ cá, cơ sở tiêu thụ và chế biến thuỷ sản, cơ sở sửa chữa, đóng mới tàu thuyền, và số lượng lao động tham gia hoạt động thuỷ sản

Khai thác thuỷ sản là việc đánh bắt hoặc thu lượm nguồn lợi thuỷ sản trên các vùng nước công cộng ở biển, sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác

3 Tàu, thuyền khai thác thủy sản

Tàu, thuyền khai thác thủy sản là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác chuyên dùng trong các hoạt động đánh bắt thuỷ sản, (thường gọi là tàu, thuyền đánh cá), bao gồm: tàu, thuyền cơ giới và thuyền, xuồng không động cơ

4 Lao động tham gia khai thác thuỷ sản

Lao động tham gia khai thác thuỷ sản là những người trong năm có tham gia hoạt động khai thác thuỷ sản Lao động tham gia khai thác thuỷ sản bao gồm lao động chính và lao động phụ, lao động gián tiếp (như lao động quản lý, lao động kỹ thuật…) và lao động trực tiếp, bao gồm cả lao động thời vụ

5 Lao động tham gia nuôi trồng thuỷ sản

Lao động tham gia nuôi trồng thuỷ sản là những người trong năm có tham gia hoạt động sản xuất nuôi trồng thuỷ sản Với những hộ (gia đình) có nuôi trồng thuỷ sản, nhưng chỉ là sản xuất phụ hoặc tận dụng mặt nước sẵn có, không đầu tư lao động chính thì quy ước có ít nhất một lao động phụ Lao động nuôi trồng thuỷ sản bao gồm cả số lao động thời vụ

6 Lao động tham gia chế biến thuỷ sản

Lao động tham gia chế biến thuỷ sản là số lao động hoạt động trong các cơ sở chế biến thuỷ sản, bao gồm lao động trực tiếp chế biến thuỷ sản, lao động quản lý, kỹ thuật và dịch vụ chế biến thuỷ sản.

PHÂN TÍCH THỐNG KÊ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1990-2004

Những vấn đề chung về một số phương pháp phân tích trong thống kê

1 Phương pháp dãy số thời gian

1.1 Khái niệm chung về dãy số thời gian

1.1.1.Khái niệm về dãy số thời gian.

Dãy số thời gian là một dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian.

Một dãy số thời gian được cấu tạo bởi 2 thành phần:

- Thời gian: Ngày, tháng, quý, năm…Độ dài giữa 2 thời gian liền nhau gọi là khoảng cách thời gian.

- Chỉ tiêu về hiện tượng nghiên cứu: Bao gồm tên chỉ tiêu và trị số của chỉ tiêu Các trị số của chỉ được gọi là mức độ của dãy số thời gian: yi (i =1,n) n: số lượng các mức độ trong DSTG.

- Cho phép thống kê nghiên cứu các đặc điểm về sự biến động của hiện tượng qua thời gian và vạch rõ xu hướng, tính qui luật của sự phát triển

- Để dự đoán các mức độ của hiện tượng trong tương lai.

1.1.2 Yêu cầu đối với dãy số thời gian

Khi xây dựng dãy số thời gian ta phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy số cụ thể:

- Phải thống nhất về nội dung và phương pháp tính chỉ tiêu qua thời gian.

- Thống nhất phạm vi tổng thể nghiên cứu.

- Các khoảng cách thời gian trong dãy số nên bằng nhau, nhất là đối với dãy số thời kỳ phải bằng nhau.

Nếu một trong các yêu cầu trên không được đảm bảo thì cần phải chỉnh lý cho hợp lý.

Trong ngành thủy sản có các ngành nhỏ đan xen nhau, các ngành này biểu hiện tính mùa vụ rõ rệt do đó khi tính giá trị sản xuất của ngành thì phải thống nhất những ngành sẽ được tính vào giá trị sản xuất, thống nhất cách thức tính các chỉ tiêu, thống nhất khoảng cách thời gian để đảm bảo những yêu cầu của dãy số.

1.2 Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian

Nhằm phân tích đặc điểm của sự biến động hiện tượng qua thời gian dùng 5 chỉ tiêu:

1.2.1.Mức độ bình quân theo thời gian

Phản ánh mức độ đại biểu của các mức độ trong dãy số Đối với ngành thủy sản thì giá trị sản xuất bình quân của ngành trong một thời kì là đại biểu cho giá trị sản xuất của ngành trong cả một thời kì đó.

- Đối với dãy số thời kỳ: Tùy theo điều kiện để tính số trung bình mà có sự vận dụng linh hoạt giữa các chỉ tiêu khác nhau.

 Đối với các chỉ tiêu tuyệt đối: (các lượng biến có quan hệ tổng

Trong đó yi (i=1,2…n) là các mức độ của dãy số trong thời kì.

Với các lượng biến có quan hệ tích, dùng trung bình nhân:

* Đối với dãy số thời điểm:

Thông thường các mức độ là số tuyệt đối:

+ Trường hợp: Dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau Công thức tổng quát:

+ Trường hợp: Dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian không bằng nhau:

 n y y y y n y= y 1 + y 2 + + y n n = ∑ y i n ti: Độ dài thời gian có các mức độ yi tương ứng

* Đặc điểm vận dụng: Đối với giá trị sản xuất ngành thủy sản giai đoạn 1990-

2004 ta có thể tính giá trị sản xuất thủy sản bình quân trong giai đoạn này

1.2.2 Lượng tăng (giảmg) tuyệt đối

Phản ánh sự biến động về trị số tuyệt đối của chỉ tiêu giữa 2 thời gian nghiên cứu

Lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn: Phản ánh mức tăng (giảm) tuyệt đối giữa 2 thời gian liền nhau

Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc: Phản ánh mức tăng (giảm) tuyệt đối trong khoảng thời gian dài và thường lấy mức độ đầu tiên làm gốc cố định:

- Mối quan hệ: Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc bằng tổng các lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn.

- Lượng tăng giảm bình quân: Là số bình quân cộng của các lượng tăng (giảm g) tuyệt đối liên hoàn.

Chú ý: Lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân thường sử dụng khi các mức độ cuả dãy số có δ i xấp xỉ bằng nhau

Với số liệu về giá trị sản xuất thủy sản giai đoạn 1990-2004 ta có thể tính lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn, lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc và lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân.

Phản ánh xu hướng phát triển hiện tượng qua thời gian

- Tốc độ phát triển liên hoàn: phản ánh sự phát triển của hiện tượng giữa hai thời gian liền nhau ( )

- Tốc độ phát triển định gốc ( )

Phản ánh sự phát triển của hiện tượng trong các khoảng thời gian dài thường lấy mức độ đầu tiên làm gốc cố định.

Chú ý: Các tốc độ phát triển luôn có quan hệ tích: tốc độ phát triển định gốc bằng tích các tốc độ phát triển liên hoàn

Tốc độ phát triển liên hoàn bằng thương hai tốc độ phát triển định gốc liền nhau

- Tốc độ phát triển bình quân ( t i

Phản ánh tốc độ phát triển đại diện cho cả một thời kì và được tính bằng trung bình nhân của tốc độ phát triển liên hoàn

Tốc độ phát triển bình quân chỉ tính khi dãy số có t i xấp xỉ bằng nhau Với số liệu về giá trị sản xuất thủy sản giai đoạn 1990-2004 ta có thể tính các chỉ tiêu trên

Phản ánh mức độ cuả hiện tượng nghiên cứu giữa hai thời kì tăng hay giảm bao nhiêu lầnhoặc % Nó nói lên nhịp điệu của sự tăng (giảm) theo thời gian.

- Tốc độ tăng (giảmg) liên hoàn: lượng tăng giảm tuyệt đối chia gốc liên hoàn a i = δ i y i−1 = y i − y i −1 y ii−1 =t i −1

- Tốc độ tăng (giảm) định gốc ( )

Không có mối liên hệ giữa tốc độ tăng giảm liên hoàn và tốc độ tăng giảm định gốc

- Tốc độ tăng (giảm) bình quân: phản ánh nhịp điệu tăng giảm đại diện trong 1 kì nhất định và tính qua tốc độ phát triển bình quân. ¯a=¯t−1 (lần) Nếu là đơn vị % thì: ¯a=¯t−100(%)

1.2.5 Giá trị tuyệt đối của 1 % tăng (giảmg) Ý nghĩa: chỉ tiêu phản ánh cứu 1% tăng giảm liên hoàn thì tương ứng với 1 trị số tuyệt đối là bao nhiêu.

Vì giá trị tuyệt đối 1% tăng (giảm) định gốc là một hằng số nên ta không tính giá trị tuyệt đối 1% tăng (giảm) định gốc.

1.3 Một số phương pháp biểu diễn xu hướng phát triển của hiện tượng

Các hiện tượng biến động qua thời gian chịu ảnh hưởng của 2 nhóm nhân tố:

- Các nhân tố chủ yếu cơ bản có tác dụng quyết định xu hướng vận động hay phát triển cơ bản của hiện tượng.

- Các nhân tố ngẫu nhiên làm hiện tượng phát triển lệch khỏi xu hướng chung.Vì vậy cần sử dụng những biện pháp thích hợp nhằm loại bỏ ảnh hưởng của các nhân tố ngẫu nhiên, nêu rõ xu hướng và tính quy luật của hiện tượng qua thời gian.

Trước khi sử dụng các phương pháp biểu diễn xu hướng phát triển phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy số.

1.3.1 Phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian.

- Trường hợp vận dụng: Với dãy số có khoảng cách thời gian tương đối ngắn, có quá nhiều mức độ và chưa phản ánh được xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng.

- Nội dung: Mở rộng khoảng cách thời gian bằng cách ghép một số thời gian liền nhau thành khoảng thời gian dài hơn

- Hạn chế: Phương pháp này chỉ dùng khi dãy số có quá nhiều mức độ vì khi mở rộng khoảng cách thời gian số lượng các mức độ mất đi rất nhiều.

1.3.2 Phương pháp dãy số bình quân trượt

- Số bình quân trượt: Là số bình quân cộng của một nhóm nhất định các mức độ trong dãy số, được tính bằng cách lần lượt loại trừ dần mức độ đầu đồng thời thêm vào các mức độ tiếp theo sao cho số lượng các mức độ tham gia tính số bình quân là không đổi.

- Dãy số bình quân trượt: Là dãy số được hình thành từ các số bình quân trượt: y 1 , y 2 , y 3 y n−2 , y n−1 , y n

Nhóm bình quân trượt 3 mức độ: y 2 = y 1 + y 2 + y 3

Chú thích: y 2 , y n−1 : Dãy số bình quân trượt y 3 , y n−2 : Dãy số bình quân trượt lần 2

- Xác định nhóm bao nhiêu mức độ phải tính toán tùy thuộc vào 2 yếu tố sau:

+ Tính chất biến động của hiện tượng

+ Số lượng các mức độ trong dãy số: Cụ thể nếu số lượng các mức độ không quá nhiều thì thường nhóm 3 mức độ phải tính bình quân trượt Còn nếu số lượng các mức độ nhiều thì có thể nhóm 5 đến 7

Phân tích thống kê giá trị sản xuất ngành thuỷ sản Việt Nam giai đoạn 1990-2004

Vì Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành kinh tế thuỷ sản trong một thời kỳ nhất định Nên ta có thể phân tích giá trị sản xuất ngành thủy sản trong giai đoạn này để tháy được thực trang hoạt động và phát triển của ngành thuỷ sản.

Bảng 4: Một số chỉ tiêu thủy sản giai đoạn 1990-2004

Năm Giá trị sản xuất ngành thủy sản

Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản

GO (Tỷ đồng) q (Nghìn tấn)

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2004

1 Phân tích xu thế biến động của gía trị sản xuất ngành thuỷ sản

1.1 Phân tích xu thế biến động dựa vào phương pháp dãy số thời gian

1.1.1 Phân tích biến động dựa vào lượng tăng giảm tuyệt đối, tốc độ tăng giảm, tốc độ phát triển, giá trị tuyệt đối của một phần trăm tăng giảm

Ta có các cong thức tính lượng tăng (giảm) tuyệt đối, tốc độ tăng (giảm), tốc độ phát triển, giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm) như trên Từ đây ta có bảng tính sau:

Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản

Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn (tỷ đồng)

Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc (tỷ đồng)

Tốc độ phát triển liên hoàn (%)

Tốc độ phát triển định gốc (%)

Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn (%)

Tốc độ tăng (giảm) định gốc (%)

Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm) (tỷ đồng)

Từ bảng tính toán trên ta có đồ thị sau:

Biểu 1: Đồ thị biểu hiện biến động của giá trị sản xuất thủy sản giai đoạn 1990-2004

Biểu đồ biểu hiện xu thế biến động của giá trị sản xuất thủy sản giai đoạn 1990-2004

Nhìn chung giá trị sản xuất của ngành thủy sản qua các năm tăng dần có lượng tăng tuyệt đối bình quân là 1849,614 tỷ đồng và có tốc độ phát triển bình quân là 110,76% năm Nhưng lượng tăng tuyệt đối và tôc độ phát triển không dều nhau qua các năm Cụ thể, lượng tăng tuyệt đối về giá trị sản xuất ngành thủy sản năm 1990 so với năm 1991 là 1173,2 tỷ đồng và có tốc độ tăng là 14,42% Nhưng sang năm 1992 thì lượng tăng lại giảm xuống chỉ còn tăng 490,3 tỷ đồng so với năm 1991 và tăng 5,27% Năm 1993 tăng 908,3 tỷ đồng so với năm 1992 tăng nhiều hơn lượng tăng của năm trước và tăng 9,27%, như vậy sang năm 1993 lượng tăng so với lượng tăng của năm 1992 dã tăng lên được một chút Năm 1994 tăng 2321 tỷ đồng sao với năm 1993 và tăng21,68% điều này cho thấy lượng tăn của năm 1994 đã đột ngột tăng lên so với lượng tăng của năm 1993 và tăng nhiều hơn rất nhiều so với năm trước đó.

Lựong tăng giữa các năm vẫn tiếp tục biến đổi không ngừng, năm 1995 so với năm 1994 tăng lên 495,9 tỷ đồng hay tăng 3,81% lượng tăng này lại giảm rất nhiều so với năm 1994 điều này cho thấy giá trị sản xuất ngành thủy sản lai bị chững lại Nhưng sang năm 1996 lượng tăng so với năm 1995 lại là 1845,7 tỷ đồng hay tăng 13,65% cho thấy lượng tăng năm 1996 cao hơn năm 1995 Năm 1997,1998 giá trị sản xuất ngành thủy sản vẫn tiếp tục tăng nhưng tăng không nhiều và chỉ ở mức độ tăng 974,6 và 576,1 tỷ đồng hay tăng 6,34 và 3,52% thấp hơn năm 1996 Nhưng sang các năm từ 1999 đến năm 2001 thì giá trị sản xuất ngành thủy sản lại tăng nhiều so với hai năm vừa rồi, cụ thể tăng 2332,4 tăng 2524,7 và tăng 3582,3 tỷ đồng hay tăng tương ứng 13,78 tăng 13,11 và tăng 16,45% điều này cho thấy giá trị ngành thủy sản đang có xú hướng tăng mạnh nói lên ngành thủy sản đang ngày càng phát triển nhanh hơn chở thành ngành kinh tế trọng điểm của cả nước Điều này càng thể hiện rõ hơn khi lượng tăng về giá trị sản xuất của ngành trong các năm tiếp theo vẫn day trì được ở mức độ như những năm vừa qua là tăng 2240,5 tăng 3002,1 tăng 3427,5 tỷ đồng nhưng so về giá trị tương đối thì lại không bằng các năm trước Tuy thế cũng đủ để nói lên ngành thủy sản đang ngày một phát triển và tự khẳng định mình trong các ngành kinh tế quốc dân và chở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước.

1.1.2 Phân tích xu thế biến động dựa vào phương pháp hồi quy theo thời gian

Ta có kết quả thăm dò bằng đồ thị như trên

Từ kết quả thăm dò bằng đồ thị ta thấy có thể hồi quy theo các dạng hàm bậc nhất, bậc hai hoặc bậc 3

Kết qủa hồi quy cho ta bảng sau

Bảng 5: Tính các SE, hệ số hồi quy và kiểm định của các mô hình

Dạng hàm SE Hệ số p_value

Từ bảng trên ta thấy SE của hàm bậc 3 là 565,547 và là nhỏ nhất nên ta chọn mô hình hồi quy theo hàm bậc 3

Phương trình hồi quy là: y ˆ t  6691,11 1157,07  t  51,35 t 2  6,37 t 3

2 Phân tích mối liên hệ giữa giá trị sản xuất ngành Thủy sản với sản lượng, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản. Để phân tích mối liên hệ này ta dùng phương pháp hồi quy và tương quan.

Qua số liệu trên chạy SPSS ta được kết quả hồi quy sau: ˆ t o 1 y  a  a t a 0 a 1

Có R=0,996 cho thấy mối liên hệ giữa giá trị sản xuất ngành thủy sản với sản lượng và diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản la rất chặt chẽ

Có phương trình hồi quy:

: Là trị số điều chỉnh của giá trị sản xuất ngành Thủy sản : Là trị số của sản lượng thủy sản

: Là trị số của diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản

Từ phương trình hồi quy ta thấy khi không có sự tác động của sản lượng và diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản thì giá trị sản xuất của ngành Thủy sản là -3522,08 tỷ đồng do ảnh hưởng của các nhân tố khác.

Khi sản lượng thủy sản tăng lên 1 nghìn tấn thì giá trị sản xuất tăng lên 4,988 tỷ đồng.

Khi diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản tăng lên 1 nghìn ha thì giá trị sản xuất tăng lên 22,865tỷ đồng.

Qua đây ta thấy được sản lượng thủy sản và diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản tác động rất lớn đến giá trị sản xuất ngành Thủy sản vì vậy muốn nâng cao giá trị sản xuất của ngành Thủy sản thì cần tăng sản lượng thủy sản và diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản Trong đó nên chú trộng vào tăng sản lượng thủy sản vì nó sẽ mất ít chi phí hơn và dễ thực hiện hơn là tăng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản.

3 Dự đoán giá trị sản xuất ngành thuỷ sản Việt Nam đến năm 2006

3.1.Dự đoán dựa vào một số phương pháp đơn giản

3.1.1 Dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân

Ta có mô hình dự đoán như sau:

- Dự đoán giá trị sản xuất ngành thủy sản năm 2005

- Dự đoán giá trị sản xuất ngành thủy sản năm 2006

3.1.2 Dựa vào tốc độ phát triển bình quân

Ta có mô hình dự đoán như sau:

- Dự đoán giá trị sản xuất ngành thủy sản năm 2005

- Dự đoán giá trị sản xuất ngành thủy sản năm 2006

3.2 Dự đoán dựa vào phương trình hồi quy

Như trên ta phân tích biến động dựa vào mô hình hồi quy bậc 3 như sau:

Ta có mô hình dự đoán sau:

Ta có kết quả dự đoán sau:

Bảng 6: Dự đoán giá trị sản xuất thủy sản năm 2005-2006 dựa vào hàm hồi quy theo thời gian Đơn vị: Tỷ đồng

Năm Dự đoán điểm Cận dưới Cận trên

3.3 Dự đoán dựa vào san bằng mũ

Dùng mô hình Simple ta có SSE= 162829903,38 với =1 là nhỏ nhất Dùng mô hình Holt ta có SSE= 11981212,177 với =0,9 và =0,6 là nhỏ nhất Có SE9,22

Vậy ta dự đoán dựa vào mô hình Holt (mô hình xu thế tuyến tính và không có biến động thời vụ) với =0,9 và =0,6 để dự đoán và ta có kết quả dự đoán sau:

- Dự đoán giá trị sản xuất ngành thủy sản năm 2005

- Dự đoán giá trị sản xuất ngành thủy sản năm 2006

3.4 Dự đoán dựa vào mô hình tuyến tính ngẫu nhiên

Ta dùng mô hình ARIMA(p,d,q) thử dần từng giá trị p, q ta được bảng kết quả SE của các mô hình như sau:

Bảng 7: Giá trị SE của các mô hình ARIMA tương ứng với p,d,q (d=1) p q 0 1 2

Qua kết quả trên ta dùng mô hình ARIMA(1,1,1) để dự đoán và ta có kết quả dự đoán sau:

Bảng 8: Dự đoán giá trị sản xuất thủy sản năm 2005-2006 dựa vào mô hình tuyến tính ngẫu nhiên Đơn vị: tỷ đồng

Năm Dự đoán điểm Cận dưới Cận trên

2006 39897,57698 36024,96566 43770,1883 Để chọn mô hình dự đoán tốt nhất ta so sánh SE giữa các mô hình nếu mô hình nào có SE nhỏ nhất ta sẽ chon mô hình dự đoán đó

Tính SE của các mô hình dự đoán theo lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân, tốc độ phát triển bình quân

Bảng 9: Bảng tính phần dư của mô hình dự đoán theo lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân

Ta có SSE1973932.4 từ đây ta có thể tính được SE của mô hình. ˆ 2

Bảng 10: Bảng tính phần dư của mô hình dự đoán theo tốc độ phát triển bình quân

Ta có SSEU26052,1 từ đây ta có thể tính được SE của mô hình. ˆ 2

Vậy trong tất cả các mô hình dự đoán trên ta sẽ chọn mô hình dự đoán theo hàm hồi quy theo thời gian vì có SE nhỏ nhất là 565,54 và kết quả dự đoán năm 2005 và 2006 lần lượt là 38446,5 và 43112,53 tỷ đồng

Từ kết quả phân tích và dự đoán như trên ta thấy ngành Thủy sản là một ngành kinh tế rất có điều kiện phát triển Vì thế trong tương lai cần phải chú trọng phát triển thủy sản nhất là tập trung vào khai thác để tăng sản lượng thủy sản Bởi vì nguồn lợi thủy sản ở ngoài khơi của nước ta rất lớn mà chúng ta mới chỉ khai thác được một phần rất nhỏ từ nguồn lợi này Trong những năm tới cần tăng cường số lượng tầu thuyền đánh bắt, cải tiến công nghệ, thay đổi phương thức đánh bắt truyền thống đem lai kết quả không cao Ngoài việc tập trung cho khai thác ta cần chú trọng vào việc nuôi trồng thủy sản Vì nước ta có điều kiện thuận lợi để nuôi trồng thủy sản với chi phí thấp do đó có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường thế giới Trong tương lai phải tập trung để đưa ngành Thủy sản ngày càng phát triển và mở rộng, khẳng định là một ngành kinh tế trọng điểm của Việt Nam.

Ngày đăng: 04/07/2023, 13:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w