1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Chuyên đề 6 NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ CHIẾN LƯỢC BẢO VỆ BIÊN GIỚI QUỐC GIA; QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM TRONG TÌNH HÌNH MỚI

28 116 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 210 KB

Nội dung

Chuyên đề 6NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ CHIẾN LƯỢC BẢO VỆ BIÊN GIỚI QUỐC GIA; QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM TRONG TÌNH HÌNH MỚIPhần 1 NỘI DUNG CƠ BẢNVỀ CHIẾN LƯỢC BẢO VỆ BIÊN GIỚI QUỐC GIAI. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG1. Khái niệm, vị trí vai tròa) Khái niệmChiến lược bảo vệ biên giới quốc gia là bộ phận của Chiến lược bảo vệ Tổ quốc, được cụ thể hóa đầy đủ, sâu sắc Nghị quyết của Đảng về quốc phòng, an ninh; tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế có liên quan, kế thừa kinh nghiệm, truyền thống giữ nước và bảo vệ biên cương bờ cõi, có chọn lọc nghệ thuật, phương sách bảo vệ biên giới của các quốc gia trên thế giới vào xây dựng, quản lý và bảovộ hiên giới quốc gia trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tố quốc Việt Nam. Mục đích của Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia là nhằm tăng cường sức mạnh bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thố của Tô quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, lợi ích quốc gia, dân tộc, xây dựng biên giới quốc gia hòa bình, hữu nghị, ốn định, họp tác; bảo vệ phòng thủ vững chắc biên giới quốc gia; tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh, đối ngoại ở khu vực biên giới và cả nước.b) Vị trí vai trò Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia là chiến lược chuyên ngành quan trọng, thể hiện tư duy tầm nhìn chiến lược về xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.Là cơ sở lý luận để cấp ủy, chính quyên các câp, các ngành và toàn dân quán triệt, tổ chức thực hiện cùng với hai nhiệm vụ chiên lược xây dựng và bảo vệ Tô quôc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, là những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt để toàn dân tham gia bảo vệ biên giới do lực lượng vũ trang làm nòng cốt, Bộ đội Biên phòng là lực lượng chuyên trách.2. Căn cứ hoạch định Chiến lược bảo vệ biên giói quốc gia a) Kinh nghiệm bảo vệ biên giói của ông cha taMột là, trách nhiệm quản lý và bảo vệ chủ quyền lãnh thố biên giới trước hết phải là trách nhiệm của Nhà nước, của triều đình trung ươngTrách nhiệm đó luôn được thể hiện ở chủ trương chiến lược, ở kế sách và thái độ quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thố của triều đình trung ương.Lê Thái Tổ đã từng dạy:“Biên phòng hảo vị trù phương lược Xã tắc ưng tu kế cửu an”.

Trang 1

HÌNH MỚI Phần 1 NỘI DUNG CƠ BẢN

VỀ CHIẾN LƯỢC BẢO VỆ BIÊN GIỚI QUỐC GIA

vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, lợi ích quốc gia, dân tộc, xây dựng biên giới quốc giahòa bình, hữu nghị, ốn định, họp tác; bảo vệ phòng thủ vững chắc biên giới quốc gia;tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh, đối ngoại ở khu vực biên giới và cả nước.b) Vị trí vai trò Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia là chiến lược chuyên ngànhquan trọng, thể hiện tư duy tầm nhìn chiến lược về xây dựng, quản lý, bảo vệ biêngiới quốc gia trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủnghĩa

Là cơ sở lý luận để cấp ủy, chính quyên các câp, các ngành và toàn dân quántriệt, tổ chức thực hiện cùng với hai nhiệm vụ chiên lược xây dựng và bảo vệ Tô quôcViệt Nam xã hội chủ nghĩa Đồng thời, là những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo xuyênsuốt để toàn dân tham gia bảo vệ biên giới do lực lượng vũ trang làm nòng cốt, Bộđội Biên phòng là lực lượng chuyên trách

2 Căn cứ hoạch định Chiến lược bảo vệ biên giói quốc gia a) Kinh nghiệm bảo

vệ biên giói của ông cha ta

Một là, trách nhiệm quản lý và bảo vệ chủ quyền lãnh thố biên giới trước hếtphải là trách nhiệm của Nhà nước, của triều đình trung ương

Trách nhiệm đó luôn được thể hiện ở chủ trương chiến lược, ở kế sách và thái độquyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thố của triều đình trung ương

Lê Thái Tổ đã từng dạy:

“Biên phòng hảo vị trù phương lược Xã tắc ưng tu kế cửu an”

Lê Thánh Tông đã từng nói: “Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại vứtbỏ? ” Neu người nào dám đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi chogiặc, thì tội phải tru di”

Hai là, Nhà nước luôn luôn coi trọng vai trò chiến lược của nhân dân biên giớiTrong lịch sử hình thành lãnh thổ quốc gia mấy nghìn năm qua, Việt Nam luônphải đối phó với chính sách bành trướng bằng vũ lực của phong kiến Hán tộc để mởrộng lãnh thổ xuống phía Nam, luôn phải đấu tranh để chống lại những hành động

Trang 2

xâm lấn hoặc mua chuộc dụ dỗ các tù trưởng thiếu số của ta dâng đất cho chúng, đếgặm nhấm dần lãnh thố đất ta kiếu tằm ăn lá dâu (tàm thực, sách lược).

Biên giới, vùng biến nước ta cũng là nơi cư trú của phần lớn các tộc người thiểu

số Họ là lực lượng tại chồ rất quan trọng, luôn đứng mũi chịu sào nơi tuyến đầu đểbảo vệ bờ cõi Các vua sáng tôi hiền Việt Nam luôn hiều rõ sức mạnh của dân, coisức dân như nước, “dân là gốc của nước” Vì vậy, các triều đại phong kiến Việt Namluôn coi trọng vai trò chiến lược của đồng bào các dân tộc biên giới, coi đó là

“phương lược tốt”, “kế cửu an” cho xã tắc trong việc bảo vệ toàn vẹn biên cương.Đây là một vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đổ xây dựng chiến lược “biên giớilòng dân” trong lịch sử giữ nước của ông cha ta

Như vậy, sự nghiệp gìn giữ quốc gia là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn, giankhổ, lâu dài Để bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, ông cha ta đã coi mỗi người dânbiên giới là một người lính biên thùy Với quan diêm cả nước đánh giặc, toàn dân làlính, Nhà nước đã huy động được sức mạnh nhân dân biên giới, vùng biển, lực lượngtrực tiếp tại chồ rất quan trọng để bảo vệ bờ cõi

Ba là, Nhà nước sử dụng chính sách phát triển kinh tế kết hợp quốc phòng ở biêngiới và chính sách an dân để tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân

Để tăng cường sức mạnh, tiềm lực mọi mặt cho bảo vệ lãnh thổ, ngoài chú trọngxây dựng lực lượng quân sự từ Trung ương đến các làng bản biên giới, Nhà nước cònchú trọng phát triến kinh tế ở các vùng biên ải; trong phát triến kinh tế luôn quan tâmkết họp với tăng cường sức mạnh quốc phòng Đó vừa là mục tiêu, vừa là động lựclàm vững mạnh biên giới, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ

Các triều đại phong kiến Lý, Trần, Lê, Nguyễn đều khuyến khích chiêu mộngười ra vùng biên viễn khai khẩn đất hoang (kể cả thành phần tù phạm) đề mở rộngdiện tích canh tác, phát triển kinh tế biên giới vừng mạnh, vừa tạo cơ sở xã hội chonhà nước ở biên giới, vừa khang định chủ quyền lãnh thổ ở những vùng đất mới khaiphá Diện tích do nhân dân tự khai phá được cho thành ruộng tư, không thu thuếtrong nhiều năm đầu, những năm sau thu thuế rất nhẹ

Nhà nước khen thưởng những ai mộ được nhiều người, khai khấn được nhiềudiện tích ở biên giới, vùng biển; mộ dược càng nhiều người, khai hoang được càngnhiều ruộng đất mức thưởng càng cao Với biện pháp này, Nhà nước đã đưa dượcmột lực lượng lớn cư dân ra biên giới, khai phá được nhiều ruộng đất canh tác Lựclượng cư dân bám trụ ở biên giới ngày càng tăng làm cho sức mạnh biên phòng ngàycàng dược củng cố

Đê huy động lực lượng nhân dân bảo vệ biên giới, trước hết Nhà nước phải quantâm đến việc an dân, cố kết các dòng họ, vồ về nhân dân biên giới về kinh tế - xãhội để họ gắn bó với bản làng, bám tại nơi biên cương bảo vệ chủ quyền lãnh thổnhư: Triều đình dùng biện pháp hôn nhân, gả công chúa cho các tù trưởng thiếu sốcho họ làm phò mã triều đình, duy trì chế độ thế tập (cha truyền con nối) cho các thô

tù, dòng họ lớn cai quản nhân dân các địa phương biên giới, biến họ thành những giathần đế ràng buộc trách nhiệm và thành những tôi trung của triều đình, để họ thaymặt Nhà nước quản lý đất đai, đoàn kết nhân dân, ngăn ngừa tình trạng chống đối, tựđem đất dâng cho giặc, chống lại âm mưu mua chuộc của ngoại bang nhằm “gặmnhấm” dần đất đai biên giới ta Thời Lý, họ Giáp (sau được vua cho đổi thành họThân) ở vùng “cổ họng” Lạng Châu ba đời được nhà vua gả công chúa, nối đời làm

Trang 3

phò mã triều đình Vì vậy, họ Giáp (Thân) trở thành trung thần nhiều đời của triềuđình ở vùng biên ải Lạng Sơn Một số tù trưởng ở biên giới có công lao còn được vuaphong những chức tước ngang với đại thần trong triều, được vua ban quốc tính.

Tuy nhiên, ngoài biện pháp “nhu viễn” (mềm dẻo phương xa), triều đình cũngkết họp cả biện pháp “cương”, định rõ chức phận, thưởng phạt nghiêm minh các

“khổn quan” (quan coi giữ biên giới) nếu làm yếu thế nước, tạo cơ hội cho nướcngoài lợi dụng xâm chiếm đất đai ven biên giới trong Luật Hồng Đức - thế kỷ XV vàLuật Gia Long - thế kỷ XIX

Với chính sách an dân “nhu viễn” linh hoạt đối với nhân dân biên giới, Nhà nước

đã thực sự đoàn kết được các tộc người thiểu số chung sức khai phá và bảo vệ toànvẹn bờ cõi qua hàng nghìn năm lịch sử

Bốn là, huy động những giá trị truyền thống và nền văn hóa các dân tộc biên giớivào việc bảo vệ bờ cõi

Trong lịch sử, phong kiến phương Bẳc muốn thôn tính nước ta, muốn biển nước

ta thành quận, huyện, đồng hóa dân tộc, nhưng Việt Nam là một nước có văn hiến, có

ý thức dân tộc cao

Lịch sử anh dũng chống lại sự xâm lược của phong kiến phương Bắc chứng minhrằng người Việt không bao giờ chấp nhận sự đồng hóa, không chịu mất nước, khôngchấp nhận thành những thần dân của phong kiến phương Bắc Người Hán không thểbắt dân ta tuân theo lễ giáo phong kiến Hán tộc, không thể bắt dân ta từ bỏ phong tụctập quán, từ bỏ nền văn hóa lâu đời của mình để theo văn hóa Hán Nhà Lê đã cấmdân ta bắt chước ngôn ngữ và y phục nước ngoài đế loạn phong tục ngôn ngừ trongnước Đó là nền tảng cho lòng tự hào về một dân tộc có cội nguồn, có bản sắc riêng.Trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền lãnh thô hàng nghìn năm qua, nhân dân biêngiới thực sự là cội nguồn của sức mạnh biên phòng Vì vậy, các nhà nước phong kiếnViệt Nam luôn nhận thức vai trò chiến lược của đồng bào các dân tộc ở biên giới; nhànước luôn coi trọng và phát huy sức mạnh của nhân dân nhằm tạo nên cơ sở, nền tảngvững chắc cho cuộc đấu tranh bảo vệ toàn vẹn từng tấc đất biên cương của Tổ quốc

Kế thừa truyền thống của ông cha, nắm vừng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh

và Đảng ta về vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp cách mạng, cần pháthuy tư tưởng dựa vào dân, đoàn kết toàn dân, lấy đó làm nguyên tắc tối cao xuyênsuốt trong tư duy chiến lược và trong chỉ đạo hoạt động thực tiễn để xây dựng nềnbiên phòng toàn dân

b) Tình hình thế giới, khu vực, trong nước tác động đến hảo vệ biên giới quốc giaThế giới và khu vực

Tình hình tiếp tục diễn biển hết sức nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo Hoàbình, hợp tác và phát triến vẫn là xu thế lớn, song đang đứng trước nhiều trở ngại,khó khăn; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, xung đột cục bộ tiếp tục diễn radưới nhiều hình thức và quyết liệt hơn, làm gia tăng rủi ro đối với môi trường chínhtrị, an ninh quốc tế Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế tiếp tục tiến triển nhưng đangphải đối mặt với sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc Luật pháp quốc tế và các thế chế

đa phương toàn cầu đứng trước những tliãcli thức lớn Cục diện thế giới tiếp tục biếnđổi theo xu lurứng đa cực, đa trung tâm; các nước lớn vần hợp tác, thoa hiệp, nhưngđấu tranh, kiềm chế lần nhau gay gắt hơn Chu nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩacường quyền nước lớn, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa dân tuý trong quan hệ quốc tế

Trang 4

gia tăng Các nước đang phát triển, nhất là các nước nhó đứng trước nhiều khó khăn,thách thức mới.

Kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng và có thế còn kéodài do tác động của đại dịch Covid-19 Các quốc gia, nhất là các nước lớn điều chỉnhlại chiến lược phát triển, giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài, làm thay đổi các chuồicung ứng Cạnh tranh kinh tế, chiến tranh thương mại, tranh giành thị trường, cácnguồn tài nguyên, công nghệ, nhân lực chất lượng cao giữa các nước ngày càng quyếtliệt

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là công nghệ số phát triển mạnh

mẽ, tạo đột phá trên nhiều lĩnh vực, tạo ra cả thời cơ và thách thức đối với mọi quốcgia, dân tộc

Những vấn đề toàn cầu như bảo vệ hoà bình, an ninh con người, thiên tai, dịchbệnh, an ninh xã hội và an ninh phi truyền thống, nhất là an ninh mạng, biến đoi khíhậu, nước biển dâng, ô nhiễm môi trường, tiếp tục diễn biến phức tạp

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó Đông Nam Á có vị trí chiến lượcquan trọng, là khu vực cạnh tranh gay gắt giữa các cường quốc, tiềm ẩn nhiều bất ôn.Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo diễn ra căng thẳng, phức tạp,quyết liệt hơn Hoà bình, ổn định, tự do, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không trcnBiển Đông đứng trước thách thức lớn, tiềm ẩn nguy cơ xung đột ASEAN có vai tròquan trọng trong duy trì hoà bình, ổn định, thúc đấy hợp tác khu vực nhưng cũngđứng trước nhiều khó khăn

ơ trong nước

Sau 35 năm đối mới, thế và lực, sức mạnh tổng hợp quốc gia, uy tín quốc tế củađất nước ngày càng được nâng cao, tạo ra những tiền đề quan trọng để xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc

Những năm tới, Việt Nam tiếp tục hội nhập quốc tế sâu, rộng hơn sẽ phải thựchiện đầy đủ, hiệu quả các cam kết khi tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệmới Nền kinh tế phát triển chưa bền vững, còn nhiều hạn chế, yếu kém, đứng trướcnhiều khó khăn, thách thức mới do tác động của đại dịch Covid-19 và khủng hoảngkinh tế toàn cầu gây ra Xu hướng già hoá dân số nhanh; tốc độ công nghiệp hoá, đôthị hoá tăng mạnh; biến đổi khí hậu gay gắt, phức tạp ngày càng tác động mạnh đến

sự phát triển của đất nước

Nguy cơ tụt hậu, rơi vào bẫy thu nhập trung bình còn lớn Có biểu hiện chưaquan tâm đúng mức bảo đảm phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, về pháttriển văn hoá, bảo đảm phúc lợi xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong pháttriển kinh tế thị trường; chưa bảo đảm phát triển tông thê, đồng bộ các vùng, miền,địa phương theo lợi thế so sánh và phát huy điều kiện kinh tế - xã hội đặc thù Thamnhũng, lãng phí, quan liêu, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễnbiến”, “tự chuyển hoá” trong nội hộ cùng như những mâu thuẫn xã hội còn diễn biếnphức tạp Các thế lực thù địch tiếp tục tăng cường chống phá Đảng, Nhà nước và đấtnước ta Bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững môi trường hoà bình,

ổn định và thích ứng với biến đổi khí hậu là yêu cầu cấp thiết, đồng thời là nhữngthách thức rất lớn đối với nước ta trong thời gian tới

Tình hình thế giới, khu vực, trong nước có cả thuận lợi, thời cơ và khó khăn,thách thức đan xen, đặt ra nhiều vấn đề mới, yêu cầu mới nặng nề, phức tạp hơn đối

Trang 5

với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung, bảo vệ biên giới quốc gia nóiriêng đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, có quyết tâm chính trịcao, dự báo chính xác, kịp thời diễn biến của tình hình, chủ động ứng phó kịp thờivới mọi tình huống, nồ lực hơn nữa để tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đối mới Khôngngừng gia tăng tiềm lực mọi mặt của quốc gia, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền,thống nhất, toàn vẹn lãnh thố của Tổ quốc và những thành quả phát triển đã đạt được.c) Tình hình trên các tuyến biên giới

Biên giới đất liền

Việc phân giới, cắm mốc cơ bản đã hoàn thành Nhưng bên cạnh đó việc giảiquyết các vấn đề tồn đọng ở biên giới Tây Nam còn khó khăn, phức tạp, kéo dài.Thiên tai, thảm họa và việc xây kè, nắn dòng chảy sông, suối biên giới của một sốnước láng giềng làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, thay đối hiện trạng đườngbiên, móc quốc giới Các nước láng giềng tiếp tục triển khai các dự án đầu tư, hợp táckinh tế ở khu vực biên giới đối diện với Việt Nam cỏ lác động ảnh hưởng trực tiếp,lâu dài đến quốc phòng, an ninh và quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia

Biên giới biền, đảo

Trên biển, đã xác định đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, chế độ pháp lý, quy chếquản lý và bảo vệ các vùng biến Việt Nam phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc

về Luật Biển 1982 và các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập Việcquản lý, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên Biển Đông

và việc quản lý, bảo vệ vùng biển phía Tây Nam còn đứng trước nhiều khó khăn,thách thức

Các thế lực thù địch, đối tượng phản động, cơ hội chính trị lợi dụng vấn đề BiểnĐông để xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta, tác động trực tiếpđến tâm tư, tình cảm của cán bộ, đảng viên và nhân dân cũng như công tác quản lý,bảo vệ biên giới quốc gia

Trước yêu cầu nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thố, an ninh biên giớiquốc gia, ngày 28 tháng 9 năm 2018, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số33-NQ/TW về Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia Đây là một chiến lược chuyênngành quan trọng, cụ thể hóa các quan điểm, đường lối quốc phòng, an ninh, thể hiện

rõ tư duy, tầm nhìn chiến lược của Đảng về xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốcgia trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tố quốc Đồng thời, là cơ sở quan trọng để

Bộ đội Biên phòng - lực lượng “chuyên trách trong quản lý, bảo vệ biên giới quốcgia” tổ chức triến khai thưc hiên

I l èn cơ sở dự báo, đánh giá tình hình thế giới, khu vực và trong nước; bám sátquan điểm, đường lối quốc phòng, an ninh của Đảng, nhất là Chiến lược bảo vệ Tốquốc trong tình hình mới, Chiến lược quốc phòng Việt Nam, Chiến lược quân sự ViệtNam, Chiến lược an ninh quốc gia cũng như kế thừa kinh nghiệm, truyền thốngdựng nước, giữ nước, bảo vệ biên cương, bờ cõi của dân tộc, Chiến lược bảo vệ biêngiới quốc gia đã thể chế hóa đầy đủ, sâu sắc các quan điếm, chủ trương, mục tiêu,nguyên tắc, phương châm bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới của Đảng vào thực tiễnxây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trong điều kiện nước ta hội nhập quốc tếngày càng sâu rộng

II NỘI DUNG Cơ BẢN CỦA CHIÉN LƯỢC BẢO VỆ BIÊN GIỚI QUÓC GIA

Trang 6

1 Mục tiêu

a) Mục tiêu chung

Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biên giớiquốc gia; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ sựnghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; bảo vệ lợi íchquốc gia - dân tộc; bảo vệ hòa bình, an ninh, văn hóa, pháp luật, tính uy nghiêm vàbiểu tượng quốc gia tại biên giới, cửa khẩu Xây dựng biên giới quốc gia hòa bình,hữu nghị, ổn định, hợp tác; bảo vệ, phòng thủ vững chắc biên giới quốc gia; góp phầnphát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh, đối ngoại

ở khu vực biên giới và cả nước

b) Mục tiêu cụ thế

Phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hành động xâmphạm đường biên giới quốc gia, phá hoại mốc quốc giới, cửa khẩu, công trình biêngiới; bảo vệ Đảng, chính quyền, nhân dân và các mục tiêu chính trị, kinh tế, quốcphòng, an ninh ở khu vực biên giới Hết sức tránh tạo cớ đế đối phương gây xung đột

vũ trang, chiến tranh xâm lược

Xây dựng hệ thống chính trị các cấp ở khu vực biên giới vừng mạnh, hoạt độnghiệu lực, hiệu quả Xây dựng nền tảng chính trị, tinh thần, “thế trận lòng dân” vừngchắc ở khu vực biên giới Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân làm nền tảng cho sựnghiệp tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh và quản lý, bảo vệ biên giới quốcgia

Đầu tư xây dựng, phát triển các cụm dân cư biên giới, phát triển kinh tế - xã hội,nâng cao đời sống nhân dân Thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia

đe phát triến nhanh, mạnh và bền vừng khu vực biên giới

Xây dựng nền biên phòng toàn dân và thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh,

ổn định lâu dài trong nền quốc phòng toàn dân và thế trận quốc phòng toàn dân gắnvới thế trận an ninh nhân dân vững chắc Xây dựng hệ thống công trình phòng thủ,bảo vệ biên giới quốc gia đồng bộ, thống nhất Xây dựng lực lượng bảo vệ biên giớitoàn dân rộng khắp, nhân dân là chủ thế, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt,

Bộ đội Biên phòng là một quân chủng thuộc Bộ Quốc phòng, lực lượng chuyên trách,cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số thành phần tiến thẳnglên hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trong tìnhhình mới

Mở rộng và đưa quan hệ họp tác quốc tế, đối ngoại quốc phòng, đối ngoại biênphòng với lực lượng bảo vệ biên giới của các nước láng giềng và lực lượng chứcnăng của các nước có liên quan đi vào chiều sâu Phấn đấu hoàn thành công tác phângiới, cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia và phân định biên giới trênbiến với các nước láng giềng Xây dựng và quản lý, bảo vệ biên giới hoà bình, ổnđịnh, hữu nghị, họp tác và phát triến

Đấu tranh phòng, chống có hiệu quả tội phạm, nhất là tội phạm xuyên quốc gia,xuyên biên giới; đối phó thắng lợi các thách thức an ninh phi truyền thống; giữ vững

ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội khu vực biên giới; quản lý, bảo vệ vừng chắcbiên giới quốc gia

Các mục tiêu cụ thể trên là một thể thống nhất Để đạt được mục tiêu chung đãxác định; các lực lượng tham gia bảo vệ biên giới quốc gia dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo

Trang 7

của cấp ủy đảng, điều hành của chính quyền địa phương và chỉ huy của cấp trên đếthực hiện có hiệu quả.

Định kỳ và thường xuyên tồ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả, rútkinh nghiệm để tiếp tục phấn đấu thực hiện từng mục tiêu cụ thể Trên cơ sở đó tậptrung hoàn thành mục tiêu chung đã đề ra

2 Quan điểm, nguyên tắc a) Quan điểm

Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; cúng co, tăng cường khối đạiđoàn kết toàn dân tộc, xây dựng "thể trận lòng dân ” vừng chắc

Đây là quan điểm chỉ đạo có tính chất đặc biệt quan trọng, nhân tố quyết địnhđến cùng thắng lợi của sự nghiệp bảo vệ biên giới quốc gia mà chiến lược xác định;tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dântộc, xây dựng “thế trận lòng dân” vừng chắc Với quan điểm này, chiến lược đã nêu

rõ sự cần thiết phải tăng cường, củng cố, xây dựng các tổ chức co sở đảng, hệ thốngchính trị ở các địa phương, nhất là trên các vùng biên giới trong sạch, vừng mạnh.Tập trung xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc, làm cơ sở nền tảng để xây dựng

“thế trận biên phòng toàn dân”, phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thông chính trị vàtoàn dân trong quản lý, bảo vệ vững chắc chú quyền, an ninh biên giới quốc gia, gópphần giữ vừng ôn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, thực hiện thăng lợi nhiệm vụquốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Quan lý, bảo vệ biên giới quốc gia là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và cảnước; dựa vào dân, lấy dân làm gốc, nhản dân là chủ thế; lực lượng vũ trang nhân dânlàm nòng côt; Bộ đội Biên phòng là lực lượng chuyên trách

Quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân cả nước,trước hết là nhân dân khu vực bicn

gitri Nhân dân là chủ thế, “mồi người dân biên giới là một cột mốc sống” Xuấtphát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh: Cách mạng

là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, Đảng ta xác định sự nghiệp biên phòng, xâydựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia là sự nghiệp của toàn dân, dưới

sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước Mọi công dân Việt Namphải thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong xây dựng và bảo vệ Tổquốc, xây dựng và bảo vệ chú quyền lãnh thổ biên giới quốc gia do pháp luật quyđịnh

Quan lý, bảo vệ biên giới quốc gia đặt trong tong thể hai nhiệm vụ chiến lượcxây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Là sự phát triển mới lý luận và thực tiễn về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc, Chiếnlược quốc phòng, an ninh trong thời kỳ mới

Quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia đặt trong tổng thế hai nhiệm vụ chiến lượcxây dựng và bảo vệ Tổ quốc Ket hợp chặt chẽ giữa xây dựng, quản lý với bảo vệbiên giới Lấy xây dựng là trung tâm, quản lý, bảo vệ là trọng yểu, thường xuyên.Quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia phải trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội gắn vớităng cường, củng cố quốc phòng, an ninh, đối ngoại

Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc chủ quyền, thống nhất, toàn vẹnlãnh thổ của Tổ quốc Giải quyết mọi bat đông, tranh chấp chù quyển, lãnh thô băngbiện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp, thông lệ quốc tế

Trang 8

Bảo vệ biên giới quốc gia là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài Tình hình thế giới,khu vực “đang trải qua những hiến động to lớn, diễn biến rất nhanh chóng, phức tạp,khó dự báo” Trên thực tế vẫn còn có nguy cơ tiềm ẩn gây mất ôn định trên biên giớiđất liền và trên biền, đảo Các thế lực thù dịch vẫn tìm mọi cách chống phá, trong đó

có vấn đề biên giới

Quan điếm nhất quán là kiên quyết, kiên trì đấu tranh Giải quyết mọi bất đồng,tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế

Ket hợp các biện pháp, hình thức đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn

và hoạt động xâm phạm, xâm chiếm biên giới Bảo vệ vững chắc chú quyền, thốngnhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc

Phát huy sức mạnh toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại, dựa vào nội lực làchỉnh, kết hợp với tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế, xây dựng, quán lý, bảo vệbiên giới quốc gia

Bảo vệ biên giới quốc gia là hoạt động liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều lựclượng tham gia; luôn bị tác động, ảnh hưởng bởi tình hình trong nước, khu vực vàquốc tể

Đe thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ biên giới quốc gia cần phát huy sứcmạnh toàn dân tộc kết hợp sức mạnh thời đại, dựa vào nội lực là chính; tăng cường,

mở rộng hợp tác quốc tế, xây dựng biên giới hòa bình, ốn định, hữu nghị, hợp tác,phát triển, văn minh, hiện đại

b) Nguyên tấc

Sự nghiệp bảo vệ biên giới quốc gia đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp vềmọi mặt cua Đáng, thường xuyên, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư; sự quản lýtập trung, thống nhất

Nhà nước; sự lãnh đạo, chi đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng.Tuânthủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam, luật pháp quốc tế và các điều ước quốc tế về biêngiới quốc gia mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập

Bảo vệ biên giới quốc gia gắn chặt với bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền,thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủnghĩa; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội

ở khu vực biên giới

Không sử dụng khu vực biên giới và không cho nước ngoài sử dụng khu vựcbiên giới Việt Nam để chống phá, can thiệp vào nước khác Chấp hành nghiêm cácquy định về sử dụng lực lượng, phương tiện trong giải quyết mâu thuẫn, tranh chấpchủ quyền, lãnh thổ, biên giới

Chuẩn bị chu đáo, đồng bộ các phương án, kế hoạch, không để bị động, bất ngờ;không đế xung đột vũ trang, chiến tranh xâm chiếm biên giới trên đất liền, trên biển,đảo; giữ vững biên giới quốc gia trong mọi tình huống

3 Phương châm chỉ đạo Dựa vào dân, phát huy sức mạnh toàn dân và của cả hệthống chính trị; bảo vệ biên giới quốc gia là sự nghiệp “của dân, do dân, vì dân”; lấytuyên truyền, giáo dục, vận động, thuyết phục là chính, đi đôi với bồi dưỡng, nângcao nhận thức, trách nhiệm, kiến thức pháp luật về quản lý, bảo vệ biên giới quốc giađến từng người dân Kiên quyết đẩu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hành động xâmphạm biên giới quốc gia

Trang 9

Tổ chức lực lượng rộng khắp, mạng lưới liên hoàn, khcp kín; tiến hành nhiềubiện pháp tổng họp, nắm chắc tình hình địa bàn, biên giới, đối tượng từ sớm, từ xa;kịp thời xử lý thắng lợi mọi tình huống ở khu vực biên giới.

Xây dựng Bộ đội Biên phòng có chất lượng tổng họp cao, vững về chính trị, tưtưởng, giỏi về quân sự, am hiểu về pháp luật, tinh thông về nghiệp vụ, thành thạongoại ngữ, tiếng các nước láng giềng, tiếng đồng bào dân tộc Thường xuycn “bámtrụ, bám dân, bám địa bàn”, thực hiện “cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dântộc”, bảo vệ dân, bảo vệ biên giới Đồng thời, chú trọng bảo đảm phương tiện, trang

bị, vũ khí hiện đại đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý, bảo vệ bicn giới quốc gia trongtình hình mới

Phát huy sức mạnh tống hợp của các lực lượng, phương tiện, biện pháp, thựchiện “lãnh đạo, chỉ huy tại chỗ; lực lượng, phương tiện tại chồ, bảo đảm tại chỗ; cơđộng tại chồ” ở khu vực biên giới; đồng thời tăng cường sự lãnh đạo, chỉ huy, chiviện của cấp trên và của các lực lượng; phối hợp hiệp đồng chặt chẽ, xử lý kịp thời,linh hoạt, hiệu quả mọi tình huống

Ket hợp chặt chẽ giữa đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoạinhân dân với đối ngoại quốc phòng, đối ngoại biên phòng; thực hiện “vừa họp tác,vừa đấu tranh” đế bảo vệ biên giới quốc gia

4 Nhiệm vụ, giải pháp a) Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nângcao hiệu lực, hiệu quả quán ỉỷ của Nhà nước đối với sự nghiệp xây dựng, quản lý vàhảo vệ hiên giới quốc gia

Quán triệt, thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về xây dựng,quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; trọng tâm là quan điểm, đường lối xây dựng nềnbiên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân trong nền quốc phòng toàn dân,thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vừng chắc; kết hợpphát triển kinh tế - xã hội với củng cổ quốc phòng, an ninh, tăng cường hội nhập quốc

tế, họp tác và đấu tranh quốc phòng ở khu vực biên giới

Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức đảng,nhất là các tỉnh ủy, thành ủy nơi có biên giới và đảng ủy các quân khu, quân chủng,

Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biến Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có

đủ phấm chất, năng lực, bảo đảm lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý và bảo vệbiên giới quốc gia trong tình hình mới

Tiếp tục thể chế hoá nghị quyết, chỉ thị của Đảng; hoàn thiện cơ chế, phươngthức lãnh đạo; nội dung, phương pháp, chế độ công tác kiểm tra, thanh tra, giám sátviệc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biên giới quốc gia Kịp thời phát hiện, ngăn chặn cáchành vi cài cắm, móc nối của nước ngoài; các biêu hiện suy thoái về tư tưởng chínhtrị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ Bổ sung, cụ thểhoá nội dung, nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ biên giới quốc gia từ Trung ươngđến cơ sở; nâng cao năng lực quán lý, điều hành của các cấp, các ngành và sự phốihọp chặt che giữa các lực lượng trong bảo vệ biên giới quốc gia

b) Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tạo sựđằng thuận, thống nhất cao về tư tưởng, hành động của toàn Đảng, toàn dân, toànquân và cả hệ thống chính trị về công tác quản lý bảo vệ biên giới quốc gia

Thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhậnthức cho toàn dân về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà

Trang 10

nước, luật pháp quốc tế và các điều ước quốc tế liên quan đến biên giới quốc gia;nhận thức đúng âm mưu, thủ đoạn chống phá, hoạt động xâm phạm chủ quyền, lãnhthổ, xâm hại lợi ích quốc gia, dân tộc ở khu vực biên giới Tăng cường bồi dưỡngkiến thức quốc phòng và an ninh, pháp luật về biên giới quốc gia cho đội ngũ cán bộ,nhất là lực lượng liên quan đến quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, hoạt động tại địabàn biên giới Lựa chọn nội dung, đa dạng hoá các hình thức, phương pháp tuyêntruyền, giáo dục, phổ biến pháp luật phù hợp với từng đối tượng, từng địa bàn.

Chủ động đấu tranh phản bác các thông tin, luận điệu sai trái làm thất bại âmmưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, đối tượng phản động, nhất là ởvùng dân tộc thiểu số, khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa, biển, đảo; ngăn chặn kịpthời hoạt động lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc để chống phá, lôi kéo di dân tự do;tích cực đấu tranh ngăn chặn kịp thời âm mưu, thủ đoạn kích động, chia rẽ nhân dânvới cấp uy, chính quyền địa phương, chia rẽ đồng bào các dân tộc và khối đại đoànkết toàn dân Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn đồng bào khu vực biên giới thựchiện nếp sống văn minh gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Thực hiện có hiệuquả các dự án bảo tồn và phát triển bền vừng một số dân tộc thiểu số đặc biệt khókhăn Xoá bở phong tục, tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan

Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ các cấp về công tácquản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; xác định rõ trách nhiệm của các ban, bộ, ngànhTrung ương, địa phương và các lực lượng trong công tác tuyên truyên, phổ biến, giáodục pháp luật, kiến thức quốc phòng và an ninh về quản lý, bảo vệ biên giới quốc giacho đồng bào vùng sâu, vùng xa, biên giới, biến, đảo

c) Tập trung xây dựng, củng cố cơ sở chính trị vững mạnh, tạo nền tảng vữngchắc để xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân và thế trậnbiên phòng toàn dân

ở khu vực biên giới

Thường xuyên củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu củacác cấp ủy, tổ chức đảng, nhất là ở cơ sở Thực hiện tôt công tác xây dựng, phát triênđội ngũ cán bộ, đảng viên ở khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dântộc thiểu số Tiếp tục thực hiện chủ trương tăng cường cán bộ biên phòng cho các xãbiên giới khó khăn; có quy định cụ thể để cơ cấu cán bộ biên phòng tham gia cấp ủy,chính quyền các cấp (xã, huyện, tỉnh); giao nhiệm vụ cho các đảng viên của đồn biênphòng phụ trách hộ gia đình ở khu vực biên giới, cử đảng viên ở các đồn bicn phòngtham gia sinh hoạt ở các tố đảng thôn, bản biên giới, không để thôn, bản “trắng” tốchức đảng và đảng viên; sẵn sàng tăng cường hoặc chuyến cán bộ quân sự, biênphòng ra làm cán bộ địa phưong Làm tốt việc bồi dường, nâng cao trình độ hiêu biết

về pháp luật và năng lực quản lý, bảo vệ biên giói quốc gia cho đội ngũ cán bộ cáccấp Chú trọng xây dựng cấp ủy, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội các cấpvững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, thực sự là cầu nối quan trọng giữaĐảng, Nhà nước và nhân dân ở khu vực biên giới

Thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo; coi trọng công tác dân vận, củng cố,tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng “thế trận lòng dân” vữngchắc ở khu vực biên giới Có chính sách phát huy tốt vai trò của già làng, trưởng bản,người có uy tín trong cộng đồng dân cư để vận động nhân dân tham gia bảo vệ biêngiới quốc gia Phát huy tốt vai trò của quần chúng nhân dân, đồng bào các dân tộc là

Trang 11

chủ thế tham gia quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; nâng cao hiệu quả thực hiện cácphong trào quần chúng tham gia tự quản đường biên, cột mốc và giữ gìn an ninh, trật

tự xóm, bản biên giới

Xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố biên giới vững mạnh về mọi mặt,liên kết chặt chẽ vói các khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố nội địa, làm nền tảng xâydựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, thế trận biên phòngtoàn dân vừng chắc Bổ sung, điều chỉnh quy hoạch, bố trí lại dân cư trên tuyến biêngiới đất liền, biển, đảo Có chính sách đặc thù về dân số, thực hiện tốt chính sách dân

số và phát triển, ưu tiên phát triển dân cư tại chồ kết hợp với đưa dân từ địa bàn khácđến khu vực biên giới; phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để hìnhthành các cụm dân cư thôn, bản biên giới ổn định, bền vững; kiên quyết khắc phụctình trạng “trắng” dân cư ở khu vực biên giới

Tập trung mọi nguồn lực đế sớm hoàn thành xây dựng hệ thống đường tuần trabiên giới, đường ra các mốc quốc giới, khu vực neo đậu tàu thuyền tránh bão, cơ sởbảo đảm hậu cần nghề cá, hệ thống công trình, phương tiện tìm kiếm cứu hộ, cứunạn; hệ thống kè bờ sông, suối biên giới có nguy cơ sạt lở, làm thay đổi dòng chảy;cải tạo địa hình, xây dựng các công trình bảo vệ biên giới, cơ sở hạ tầng, hệ thốngthông tin liên lạc, công trình phòng thủ dân sự có tính lưỡng dụng gắn với xây dựng,công trình phòng thủ trên tuyến biên giới đất liền, biển, đảo; có biện pháp đấu tranhkịp thời với các hoạt động làm thay đổi hiện trạng đường biên giới quốc gia

d) Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng khu vực biên giới vũng mạnhgấn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo

vệ biên giới quốc gia trong tình hình mới

Xây dựng quy hoạch, kế hoạch tổng thể, có trọng tâm, trọng điểm về phát triểnkinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ biên giới quốc gia Tiêptục quan tâm đầu tư phát triển khu vực biên giới, nâng cao hiệu quả hoạt động củacác khu kinh tế - quốc phòng, thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, mạnh, bềnvừng Có chính sách phù hợp để triển khai thực hiện tốt một số nhiệm vụ đặc thù vềquốc phòng, an ninh trên địa bàn biên giới, ưu tiên vùng đặc biệt khó khăn, vùngtrọng điềm chiến lược về quốc phòng, an ninh ở khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, TâyNam Bộ và trên biến, đảo Phát huy thế mạnh về du lịch sinh thái, lịch sử, văn hoá;đấy mạnh phát triến nông nghiệp, lâm nghiệp, sản xuất hàng xuất khẩu quy mô vừa

và nhỏ; đẩy nhanh tiến độ bảo đảm chất lượng, hiệu quả thực hiện dự án trồng rừngvành đai biên giói Ưu tiên đầu tư ngân sách, nguồn lực tập trung xây dựng hạ tầngkinh tế - xã hội; có chính sách hồ trợ vốn, phổ biến kiến thức, phương pháp tổ chứcsản xuất và kinh doanh sản phấm phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội và phongtục, tập quán của đồng bào, từng bước hình thành chuỗi liên kết giá trị sản xuất kinh

tế hàng hoá ở khu vực biên giới

Tiếp tục thực hiện các chương trình, dự án phát triền kinh tế, giảm nghèo bềnvững, xây dựng cơ sở hạ tầng, chăm sóc sức khoẻ, nâng cao đời sống nhân dân; giaođất, giao rừng, tạo điều kiện cho nhân dân định canh, định cư, sinh sổng ổn định, lâudài, bền vững ở khu vực biên giới Có kế hoạch cụ thể phân công các quận, huyện, thị

xã, thành phố thuộc tỉnh, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kết nghĩa, hồ trợ,giúp đỡ các xã, huyện biên giới phát triến kinh tế - xã hội nhanh, bền vững Bảođảm cơ sở vật chất, trường học, đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng giáo dục, đào

Trang 12

tạo; tập trung thực hiện chương trình phố cập giáo dục bậc tiếu học, trung học, cơ bảnxoá mù chữ chống tái mù chữ, không ngừng nâng cao dân trí cho đồng bào các dântộc ở khu vực hiên giới Khai thác mọi tiềm năng, lợi thế, tăng cường hợp tác kinh tếquốc tế để tạo lập môi trường thuận lợi, thân thiện, hoà bình, ổn định phát triển ở khuvực biên giới và cả nước Triên khai thực hiện chưcmg trình kết nối biên giới, xuyênbiên giới, tăng cường giao lưu kết nghĩa giữa các địa phưong hai bên biên giới.

Đấy nhanh tiến độ thực hiện chương trình, kế hoạch rà phá bom, mìn, vật liệu nổ,khắc phục hậu quả chiến tranh ở khu vực biên giới; trọng điểm là tuyến biên giới phíaBắc, miên Trung và Tây Nguyên Xây dựng các công trình quan trắc, giám sát môitrường sinh thái, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn ở khu vực biên giới, đáp ứng yêu cầunhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm hoạ

e) Xây dựng lực lượng toàn dân bảo vệ biên giới rộng khắp; lực lượng vũ trangnhân dân làm nòng cốt, Bộ đội Biên phòng là lực lượng chuyên trách

Xây dựng lực lượng bảo vệ biên giới quốc gia đồng bộ cả lực lượng chuyêntrách, nòng cốt và toàn dân rộng khắp; trọng tâm là xây dựng Bộ đội Biên phòngvừng mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ Tậptrung đầu tư phương tiện, trang bị tiên tiến, hiện đại nâng cao chất lượng tổng họp,sức mạnh chiến đấu, công tác của Bộ đội Biên phòng theo hướng tinh, gọn, mạnh,hiệu lực, hiệu quả Tăng cường giáo dục bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ,chiến sĩ Bộ đội Biên phòng về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luậtcùa Nhà nước, nghiệp vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; không ngừng bồi dưỡng,nâng cao đạo đức cách mạng, kiến thức quốc phòng, an ninh, đối ngoại, ngoại ngữ,tiếng dân tộc, phong tục, tập quán của đồng bào ở khu vực biên giới; rèn luyện ý thức

tổ chức kỷ luật, thể lực đáp ứng nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới trong thời bình vàthời chiến Nâng cao trình độ nghiệp vụ, khả năng nghiên cứu, nắm và dự báo sớm,sát, đúng, đây đủ tình hình đê chủ động tham mưu xử lý tốt các tình huống và đề xuấtvới Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tham mưu cho Đảng, Nhà nước về xâydựng, quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia

Tố chức thực hiện có hiệu quả Đề án “Tổ chức lực lượng Bộ đội Biên phòng giaiđoạn 2017 - 2021 và những năm tiếp theo”; Đề án “Quy hoạch hệ thống đồn, trạmbiên phòng đến năm 2021 và những năm tiếp theo” Đầu tư xây dựng hoàn thiện hệthống đồn, trạm biên phòng, cửa khẩu, công trình bảo vệ biên giới, công trình chiếnđấu liên hoàn, khép kín, kiên cố, vững chắc, bảo đảm đủ khả năng quản lý, bảo vệbiên giới quốc gia và phòng thủ trong mọi tình huống

g) Tăng cường hợp tác quốc tế, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại quốcphòng, đối ngoại biên phòng và đối ngoại nhân dân trong bảo vệ biên giới quốc giaQuán triệt, nắm vừng đường lối, chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phươnghoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế của Đảng, Nhà nước;đẩy mạnh tricn khai có hiệu quả các đề án, chương trình đối ngoại, hợp tác quốc tế vềxây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia; trọng tâm là Đề án “Hội nhập quốc tế về quốcphòng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”

Ket họp chặt chẽ đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhândân với đối ngoại quốc phòng, đối ngoại biên phòng ở khu vực biên giới Đấy mạnh

và phát huy hình thức giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới; nhân rộng mô hình kếtnghĩa giữa các địa phương, đơn vị và nhân dân hai bên biên giới Phối hợp, triên khai

Trang 13

mô hình họp tác giữa các lực lượng bảo vệ biên giới quốc gia của Việt Nam với lựclượng hữu quan của các nước láng giềng và các nước liên quan Duy trì “đường dâynóng” tuần tra chung, luân phiên gặp gỡ, trao đổi thông tin; tố chức diễn tập liên họp

xử lý tình huống phối họp phòng, chống tội phạm xuyên biên giới, tìm kiếm cứu nạn,khắc phục hậu quả thiên tai, thảm hoạ ở khu vực biên giới Tăng cường quan hệ họptác với lực lượng chức năng của các nước và các tố chức quốc tế trong nghiên cứu,phát hiện và đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm mới sử dụng công nghệ cao,xuyên quốc gia, xuyên biên giới

Đẩy nhanh tiến trình cải cách hành chính, trang bị phương tiện kỳ thuật tiên tiến,hiện đại, công nghệ cao, thông minh, tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng cho người,phương tiện xuất nhập cảnh, hàng hoá xuất nhập khẩu tại các cửa khấu biên giới,cảng biển, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế

h) Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện phương thức, phương án tổ chức quản lỷ vàhảo vệ biên giới quốc gia trong tình hình mói và cơ chế, chính sách, hệ thống phápluật về xây dựng, quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia

Coi trọng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu phát triển lý luận bảo vệ biên giới quốcgia trong tình hình mới, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học hoàn thiện phươngthức bảo vệ biên giới quốc gia Phát huy vai trò nhân dân và hoạt động phối hợp, hiệpđồng của các cấp, các ngành, các lực lượng, cấp ủy, chính quyền địa phương, trựctiếp là ở khu vực biên giới

Củng cố, kiện toàn, bố sung, hoàn chinh thế trận, tổ chức lực lượng vận dụng kếthợp các hình thức, biện pháp đấu tranh phi vũ trang và vũ trang, kết hợp với các biệnpháp ngoại giao, pháp lý trong xử lý các tình huống bảo vệ biên giới quốc gia, phòng,chống “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ, ly khai ở khu vực biên giới Phòng,chống, đối phó hiệu quả với các thách thức an ninh phi truyền thống xuyên biên giới,xuyên quốc gia; các hoạt động xâm phạm chủ quyền biên giới, xâm hại lợi ích quốcgia, dân tộc bằng biện pháp phi vũ trang Phòng, chống, đối phó hiệu quả với hoạtđộng xâm phạm chủ quyền, lãnh thô, gây xung đột biên giới bằng biện pháp vũ trang.Phòng, chống, đối phó có hiệu quả với làn sóng di dân sang nước ta khi có tình huốngkhủng hoảng ở các nước láng giềng Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn kịp thời vàđấu tranh hiệu quả các hoạt động kích động, gây rối từ trong nội địa ra địa bàn biêngiới và ngược lại

Tố chức triển khai các hoạt động, biện pháp nghiệp vụ, phối hợp với các lựclượng, chủ động nắm chắc tình hình; kịp thời bố sung, hoàn chỉnh phương án, kếhoạch thực hiện nghị quyết theo sự phát triển của tình hình

Đẩy mạnh ứng dụng thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trang

bị phương tiện kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, thực hiện quản lý biên giới bằng công nghệthông minh, đẩy nhanh tiến độ triến khai hiệu quả “Đe án nâng cao năng lực quản lý,bảo vệ biên giới quốc gia của Bộ đội Biên phòng” và Dự án “Xây dựng trung tâm chỉhuy tác chiến nghiệp vụ biên phòng”

Phát huy sức mạnh tổng họp của toàn dân và các lực lượng chức năng, chủ độngphát hiện, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn các loại tội phạm về ma tuý, buôn lậu,buôn bán người, xử lý nghiêm minh các hành vi gây phương hại đến an ninh chínhtrị, trật tự, an toàn xã hội, chủ quyền, lãnh thổ, biên giới quốc gia; nhất là các hànhđộng xuất, nhập cảnh trái phép làm lây lan dịch Covid-19

Trang 14

Tổ chức huấn luyện, diễn tập xử lý các tình huống, công tác lãnh đạo, chỉ đạo,chỉ huy, phối họp, hiệp đồng, bảo đảm, phát huy sức mạnh tống họp của các lựclượng và cả hệ thống chính trị trong bảo vệ biên giới quốc gia.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về xây dựng, quản lý và bảo vệ biêngiới quốc gia phù họp với thực tiễn, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, minh bạch,cập nhật luật pháp quốc tế; xác định rõ phạm vi, trách nhiệm, dễ thực hiện, có tínhkhả thi cao, phát huy sức mạnh tổng họp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị,các lực lượng vũ trang và nhân dân trong xây dựng, quán lý và bảo vệ biên giới quôcgia Tăng cường thanh tra, kiếm tra việc thực hiện cơ chế, chính sách, pháp luật vềxây dựng, quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia

cả các quốc gia có biền và không có biển

Việt Nam là một quốc gia ven biến nằm trên bờ phía tây của Biển Đông, có chủquyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên một vùng biến có diện tích hơn mộttriệu kilômét vuông, chiếm khoảng 29% Biến Đông, rộng gấp ba lần diện tích lãnhthổ đất liền Việt Nam còn có chủ quyền với khoảng 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó

có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Tài nguyên vùng biển và ven biến nước tadược danh giá là rất phong phú và đa dạng, phân bố rộng kháp trên dải đất liền venbiến đến các vùng nước ven bờ, các hải đảo và các vùng biển Cả nước có 63 tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương, có 28 tỉnh, thành phố ven biển, trong đó có 12huyện và thành phố đảo Trên 50% số dân của nước ta sống ở các tỉnh ven biển Đóvừa là những điều kiện khách quan thuận lợi đê nước ta phát triển đa dạng các ngànhkinh tế biến, đồng thời cũng đặt ra những khó khăn trong quản lý, bảo vệ biến, đảo vàkhai thác lợi thế kinh tế từ biển, đảo

Biển gắn bó mật thiết với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta qua hàngnghìn năm Ngày nay, khai thác tiềm năng và lợi thế của biển là đòi hỏi khách quancủa công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ mới Nghị quyết số 36 Hội nghị BanChấp hành Trung ương khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển ViệtNam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã khẳng định: “Biển là bộ phận cấuthành chủ quyền thiêng liêng của Tố quốc, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưuquốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tố quốc” Tuy nhiên,trong thời gian gần đây, trên biển đang tồn tại những nguy cơ tiềm ẩn có thế dẫn tớimất ổn định, xung đột vũ trang và là mối quan tâm chiến lược của các nước trong vàngoài khu vực Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã xác định: Khu vực châu Á - TháiBình Dương; trong đó, Đông Nam Á có vị trí chiến lược ngày càng quan trọng, làkhu vực cạnh tranh gay gắt giữa các cường quốc, tiềm ấn nhiều bất ốn Tranh chấpchủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo diễn ra căng thang, phức tạp, quyêt liệt hơn.Hòa bình, ôn định, tự do, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không trên Biển Đông đứngtrước thách thức lớn, tiềm ấn nguy cơ xung đột Vì vậy, quản lý, bảo vệ biển, đảo vừa

Ngày đăng: 04/07/2023, 11:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w