1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ tác động của cạnh tranh và tập trung ngành đến ổn định ngân hàng nghiên cứu tại việt nam

116 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề The Impact of Competition and Industry Concentration on Banking Stability: A Study in Vietnam
Trường học Vietnam National University
Chuyên ngành Banking and Finance
Thể loại thesis
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hanoi
Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 1,34 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1.............................................................................................................1 (8)
    • 1.1. Đặt vấn đề (8)
    • 1.2. Tính cấp thiết của đề tài (9)
    • 1.3. Mục tiêu nghiên cứu (10)
      • 1.3.1. Mục tiêu tổng quát (10)
      • 1.3.2 Mục tiêu cụ thể (10)
    • 1.4. Câu hỏi nghiên cứu (10)
    • 1.5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu (10)
    • 1.6. Phương pháp nghiên cứu (11)
    • 1.7. Nội dung nghiên cứu (11)
    • 1.8. Đóng góp đề tài (12)
  • CHƯƠNG 2.............................................................................................................7 (14)
    • 2.1. Cơ sở lý thuyết (14)
      • 2.1.1. Lý thuyết cạnh tranh (14)
      • 2.1.2. Lý thuyết tập trung (16)
      • 2.1.3. Lý thuyết ổn định ngân hàng (17)
      • 2.1.4. Lý thuyết về tác động cạnh tranh và tập trung ngành đến ổn định ngân hàng (19)
    • 2.2. Tổng quan các nghiên cứu gần đây (22)
  • CHƯƠNG 3...........................................................................................................25 (32)
    • 3.1. Phương pháp đo lường (32)
      • 3.1.1. Phương pháp ổn định ngân hàng thương mại (32)
      • 3.1.2. Phương pháp ước lượng mức độ tập trung thị trường (33)
      • 3.1.3. Phương pháp đo lường mức độ cạnh tranh ngân hàng (34)
    • 3.2. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu (37)
    • 3.3. Phương pháp ước lượng – Cách tiếp cận Bayes (44)
  • CHƯƠNG 4...........................................................................................................41 (49)
    • 4.1. Tổng quan hoạt động hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2011-2021 (49)
    • 4.2. Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu (55)
    • 4.3. Kết quả phân tích tính vững mô phỏng Bayes (56)
    • 4.2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận (64)
  • CHƯƠNG 5...........................................................................................................65 (73)
    • 5.1. Kết luận của nghiên cứu (73)
    • 5.2. Hàm ý chính sách (74)
    • 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo (78)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (80)

Nội dung

Đặt vấn đề

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

Trong vài thập kỷ gần đây, bất ổn tài chính đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách và các nhà nghiên cứu trên thế giới Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, các quốc gia phát triển cũng như đang phát triển đã triển khai cải cách mạnh mẽ hệ thống tài chính của quốc gia mà trọng tâm là hệ thống ngân hàng Hoạt động ngân hàng đã trải qua những thay đổi đáng kể về cấu trúc, trạng thái và các quy định pháp lý trong môi trường cạnh tranh và thường xuyên biến động Xu hướng sát nhập, mua lại các ngân hàng yếu kém đã diễn ra một cách thường xuyên ở nhiều quốc gia ví dụ như Việt Nam, các ngân hàng đã giảm mạnh về số lượng nhưng lại tăng đáng kể về tài sản với mục đích cải thiện sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng. Ý tưởng của quá trình này đã nêu bật tầm quan trọng của việc tập trung ngân hàng và việc tạo ra các ngân hàng mạnh hơn để có hệ thống tài chính ổn định hơn. Theo đó, các tổ chức tín dụng có quy mô lớn có nhiều khả năng hơn trong việc thu thập thông tin, sàng lọc và giám sát những người đi vay và tạo dựng các mối quan hệ dài hạn giữa người đi vay và người cho vay, qua đó làm giảm các vấn đề liên quan đến rủi ro đạo đức và lựa chọn bất lợi Đồng thời, tập trung ngân hàng có thể ngăn chặn sự bất ổn tài chính do cạnh tranh quá mức gây ra Sự gia nhập thị trường của những người chơi mới có thể dẫn đến việc giảm thị phần của các tổ chức tài chính (TCTC) và do đó, lợi nhuận thấp hơn Điều này thúc đẩy các ngân hàng tăng tài sản rủi ro để bù đắp tổn thất (Allen & Gale, 2000) Như vậy, các ngân hàng có tài sản lớn sẽ có khả năng kháng cự với những cú sốc tốt hơn, từ đó làm cho cả hệ thống tài chính trở nên an toàn hơn Mặc dù vậy nhưng vẫn có nhiều nhà nghiên cứu phản đối ý tưởng này Theo Stigler (2010), tập trung ngành ngân hàng là biểu hiện của độc quyền nhóm Theo những giả định này, độc quyền về lĩnh vực ngân hàng không có lợi cho phát triển tài chính Guzman (2000) cho rằng các ngân hàng có quyền lực độc quyền có xu hướng cho vay quá mức với niềm tin rằng họ “quá lớn để sụp đổ” Những hành vi này sẽ làm xuất hiện vấn đề rủi ro đạo đức và làm cho hoạt động ngân hàng giảm hiệu quả Cạnh tranh thấp hơn dẫn đến tăng lãi suất cho vay và do đó, những người đi vay có xu hướng chuyển sang các dự án rủi ro hơn (Leroy & Lucotte, 2017), điều này sẽ làm trầm trọng hơn rủi ro đạo đức và làm cho các ngân hàng kém hiệu quả hơn Anginer, Demirguc-Kunt & Zhu (2014) lập luận rằng các ngân hàng có mức độ cạnh tranh cao hơn sẽ có xu hướng đa dạng hóa các khoản đầu tư của mình qua đó làm cho tính mong manh tài chính của hệ thống bị giảm.

Tính cấp thiết của đề tài

Như vậy, có thể thấy mối quan hệ giữa mức cạnh tranh ngân hàng, tập trung ngân hàng và sự ổn định của hệ thống ngân hàng đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và gây ra rất nhiều sự tranh cãi giữa các nhà nghiên cứu Tại Việt Nam, hệ thống ngân hàng đang giữ một vị trí vô cùng quan trọng và được xem là động lực phát triển của nền kinh tế Theo số liệu World Bank, tín dụng khu vực tư nhân của Việt Nam năm 2020 lên đến 137,9% GDP, con số này của các quốc gia có trình độ phát triển tương đương như Indonesia là 38,7%; Philippines 51,9%; Ấn Độ 55,3%

… Đặc biệt trong năm 2021 vừa qua, ngay khi dịch bệnh bùng phát ở nước ta, ngành ngân hàng đã đi đầu ban hành triển khai các chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh Ngành ngân hàng có vai trò rất quan trọng và then chốt trong việc ổn định vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa; giảm mặt bằng lãi suất, triển khai đồng bộ và quyết liệt nhiều giải pháp mở rộng tín dụng hiệu quả nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh hết sức phức tạp; giữ ổn định tỷ giá, thị trường ngoại hối Điều này đã khẳng định rằng sự ổn định của hệ thống ngân hàng Việt Nam đóng vai trò then chốt cho đối với sự tăng trưởng cho nền kinh tế Việt Nam, vì lý do này, tác giả quyết định lựa chọn đề tài

“Tác động cạnh tranh và tập trung ngành đển ổn định ngân hàng nghiên cứu tại ViệtNam” nhằm xác định mức độ tác động của cạnh tranh và tập trung ngành đến ổn định tài chính tại Việt Nam và đưa ra các khuyến nghị nhằm cải thiện sự ổn định của hệ thống ngân hàng.

Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện để đánh giá tác động của cạnh tranh và tập trung ngành đến ổn định ngân hàng của Việt Nam Đề xuất một số hàm ý chính sách để cải thiện ổn định tài chính hệ thống ngân hàng Việt Nam.

1.3.2 Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu tổng quát là đánh giá tác động của cạnh tranh và tập trung ngành đến ổn định ngân hàng, tác giả sẽ giải quyết các mục tiêu cụ thể như sau: Mục tiêu 1: Xác định các yếu tố tác động và đo lường sự tác động bởi cạnh tranh và mức độ tập trung ngành đến ổn định ngân hàng.

Mục tiêu 2: Đánh giá chiều hướng tác động từ cạnh tranh và mức độ tập trung ngành đến ổn định ngân hàng tại Việt Nam

Mục tiêu 3: Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề xuất các hàm ý chính sách nhằm cải thiện ổn định của hệ thống ngân hàng Việt Nam

Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu cụ thể, luận văn trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: Các yếu tố nào tác động và đo lường sự tác động bởi cạnh tranh và mức độ tập trung ngành đến ổn định ngân hàng?

Cạnh tranh tác động đến ổn định ngân hàng như thế nào?

Tập trung ngành tác động đến ổn định ngân hàng như thế nào?

Từ kết quả nghiên cứu, các hàm ý chính sách nào nên được thực thi để cải thiện ổn định hệ thống ngân hàng Việt Nam

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên nghiên cứu: Tác động của tập trung ngành, cạnh tranh ngành đến ổn định ngân hàng.

- Phạm vi về không gian: 27 ngân hàng thương mại Việt Nam được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam Khi một doanh nghiệp hay ngân hàng đã niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thì tính minh bạch càng cao, điều này làm cho doanh nghiệp hay ngân hàng bắt buộc phải đáp ứng yêu cầu tuân thủ trong hoạt động Báo cáo tài chính năm của những ngân hàng được niêm yết là báo cáo đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán, được chấp thuận theo các nguyên tắc quy định nên độ tin tưởng và khả năng tiếp cận báo cáo tài chính cao hơn.

- Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu từ năm 2011 – 2021, đây là giai đoạn mà hệ thống ngân hàng Việt Nam bắt đầu tiến hành quá trình tái cơ cấu.

Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu là đánh giá tác động của tập trung ngành và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng, luận văn sẽ kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu. Để đạt mục tiêu 1, tác giả sẽ tiến hành lược khảo các nghiên cứu trước và đề xuất các phương pháp phù hợp cho việc đo lường tập trung ngân hàng, cạnh tranh ngân hàng và ổn định ngân hàng Ngoài ra, thông qua lược khảo các nghiên cứu trước tác giả sẽ đề xuất mô hình nghiên cứu để đánh giá tác động của tập trung ngành, cạnh tranh ngành, một số yếu tố thuộc nội tại của ngân hàng và một số yếu tố thuộc vĩ mô đến ổn định ngân hàng. Đối với mục tiêu 2, tác giả sẽ sử dụng phương pháp hồi quy theo cách tiếp cận Bayes để ước tính chiều hướng tác động của tập trung ngành và cạnh tranh ngành đến ổn định ngân hàng Việt Nam Từ những kết quả thu được thông qua hồi quy Bayes, tác giả sẽ tiến hành phân tích, đánh giá Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đạt được, tác giả sẽ đề xuất một số hàm ý chính sách để nâng cao sự ổn định của hệ thống ngân hàng.

Nội dung nghiên cứu

Luận văn bao gồm 5 chương

Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu

Trong phần này tác giả sẽ sự kiến trình bày tính cấp thiết của đề tài, khoảng trống nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu,

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu trước

Chương này tác giả sẽ lược khảo lý thuyết nền tảng và tổng quan các nghiên cứu trước, chứng minh khoảng trống tri thức đã trình bày tại phần mở đầu, cũng cố các luận điểm về các mục tiêu nghiên cứu đã được tác giả đề cập Từ các mục tiêu nghiên cứu tác giả sẽ phát triển thành các giả thuyết nghiên cứu và thiết lập mô hình nghiên cứu.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Trong chương này, tác giả sẽ tiến hành đo lường mức độ ổn định ngân hàng, cạnh tranh ngân hàng, tập trung ngành và tiến hành mô phỏng mô hình hồi quy Bayes để phân tích tác động của tập trung ngành, cạnh tranh ngành tới ổn định ngân hàng Việt Nam.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Dựa vào kết quả xác suất hậu nghiệm, tác giả sẽ tiến hành phân tích các kết quả nghiên cứu, so sánh với những nghiên cứu trước đã thực hiện và phân tích các phát hiện của nghiên cứu.

Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách

Trong chương này, tác giả sẽ tóm lược lại kết quả nghiên cứu chính của đề tài Từ kết quả nghiên cứu, tác giả sẽ đề xuất các hàm ý chính sách để củng cố sự ổn định của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam Ngoài ra, trong chương này tác giả sẽ trình bày các hạn chế của nghiên cứu và phương hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.

Đóng góp đề tài

Luận văn sẽ hệ thống hóa lại các nghiên cứu trước về ổn định ngân hàng, tác động của cạnh tranh ngân hàng, tập trung ngành và đến ổn định ngân hàng Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu để làm rõ tác động của tập trung ngành, cạnh tranh ngân hàng đến ổn định ngân hàng trong điều kiện thực tiễn Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2021 Từ kết quả nghiên cứu được, đề tài sẽ đề xuất các hàm ý chính sách để củng cố sự ổn định hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Chương 1 đã trình bày được tính cấp thiết trong việc nghiên cứu tác động của tập trung ngành, cạnh tranh ngành đến ổn định hệ thống ngân hàng, và đặc biệt là khi NHNN tiến hành tái cơ cấu, tái cấu trúc lại hoạt động ngân hàng với trọng tâm là sáp nhập, mua lại các ngân hàng nhỏ, yếu kém, nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng để đảm bảo và duy trì sự ổn định của hệ thống ngân hàng Ngoài ra,trong chương này, tác giả cũng đã chỉ ra khoảng trống nghiên cứu, từ đó có thể xác định được mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu, cũng như những kỳ vọng về đóng góp của nghiên cứu Như vậy, chương 1 sẽ là cơ sở để tác giả tiếp tục thực hiện các nội dung tiếp theo.

Cơ sở lý thuyết

Từ trước cho đến nay có lẽ chưa có khái niệm cạnh tranh nào làm thỏa mãn được các nhà khoa học Bởi vì cạnh tranh xuất hiện ở mọi nơi, mọi giai đoạn, mọi lĩnh vực trong quá trình sản xuất kinh doanh và luôn gắn liền với các chủ thể trên thị trường Tùy vào góc nhìn, quan niệm và hướng tiếp cận của các nhà khoa học mà có các định nghĩa khác nhau về cạnh tranh.

Theo OECD (1993) đưa ra khái niệm rằng “Cạnh tranh là một tình huống trong một thị trường mà tại đó người bán hoặc các công ty cố gắng có được sự quan tâm, chú ý của người mua để đạt được mục tiêu kinh doanh nhất định như doanh thu, lợi nhuận, thị phần” Trong quá trình cạnh tranh, các công ty bắt buộc phải đưa ra nhiều sản phẩm, dịch vụ với giá thấp hơn nhưng hoạt động phải hiệu quả hơn nhằm thu hút nhiều khách hàng hơn, và từ đó làm gia tăng phúc lợi cho nền kinh tế.

Nhắc đến cạnh tranh thì theo lối tiếp cận cổ điển của Frank & Bernanke

(2004) lại chỉ ra rằng cạnh tranh được tiếp cận với cấu trúc thị trường tài chính theo bốn dạng: cạnh tranh độc quyền, cạnh tranh hoàn hảo, độc quyền và độc quyền nhóm Khi giá cả thị trường sản phẩm không bị nhà cung cấp hay người bán nào tác động đáng kể lên được gọi là cạnh tranh hoàn hảo “Cạnh tranh hoàn hảo” là cụm từ được đề cập đến cạnh tranh như một điều kiện thị trường lý tưởng trong các quan điểm kinh tế truyền thống Đối lập với sự cạnh tranh hoàn hảo chính là độc quyền.Còn cạnh tranh độc quyền là hình thức cạnh tranh mà trong đó sản phẩm của nhiều nhà cung cấp, nhà sản xuất bán ra được phân biệt với nhau và hầu như có thể thay thế được sản phẩm khác Khi không có sản phẩm thay thế mà chỉ có một nhà sản xuất duy nhất thì gọi là độc quyền Còn độc quyền nhóm là một sản phẩm được sản xuất bởi một nhà cung cấp mà chỉ có một nhóm vài đối thủ có sản phẩm thay thế.Như vậy, độc quyền không làm cho nền kinh tế phát triền do không đạt được hiệu quả sản xuất vì không có áp lực cạnh tranh.

Hayek (1978) thì cho rằng không có cạnh tranh hoàn hảo mà cạnh tranh chỉ đơn giản là hành vi giữa các cá nhân ganh đua với nhau và là động lực để nhà cung cấp đưa ra những phương pháp hoàn hảo hơn, tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh.

Theo Black’Law Dictionary thì cạnh tranh với tư cách là động lực nội tại trong mỗi một chủ thể kinh doanh lại được hiểu là “sự nỗ lực hoặc hành vi của hai hay nhiều thương nhân nhằm tranh giành những lợi ích giống nhau từ chủ thể thứ ba”.

Nordhaus & Samuelson (2000) là hai nhà kinh tế học lại cho rằng cạnh tranh đồng nghĩa với cạnh tranh hoàn hảo, “Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng hoặc thị trường”.

Tuy nhiên, cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền là gần như không tồn tại, do đó các lý thuyết dựa trên nó không cung cấp được những hướng dẫn đáng tin cậy cho việc hoạch định chính sách, từ đó dẫn đến việc các chủ đề nghiên cứu đã chuyển sang tập trung vào sức mạnh thị trường Sự cạnh tranh ngân hàng có thể hiểu như là sự phủ định của sức mạnh thị trường (Badarau & Lapteacru, 2020) Nói cách khác, Berger, Klapper & Ariss (2009) cho rằng càng có nhiều sự cạnh tranh ngân hàng thì sẽ càng làm xói mòn sức mạnh thị trường Thị trường cạnh tranh hoàn hảo được xem là không có sức mạnh thị trường và ngược lại thị trường độc quyền có sức mạnh thị trường cao nhất (Church & Ware, 2000).

Mặc dù cạnh tranh được nhìn từ nhiều góc độ khác nhau nhưng về bản chất thì cạnh tranh chính là sản phẩm của nền kinh tế thị trường và có thể được mô tả thông qua các dấu hiệu vốn có của nó Thứ nhất, cạnh tranh là một hiện tượng xã hội được diễn ra giữa các chủ thể kinh doanh, khi các chủ thể kinh doanh được tự do hành xử trên thị trường thì cạnh tranh mới tồn tại được Thứ hai, cạnh tranh là phương thức giải quyết xung đột lợi ích tiềm ẩn giữa các doanh nghiệp với nhau trong đó vai trò quyết định là của người tiêu dùng, cạnh tranh thể hiện sự ganh đua giữa các doanh nghiệp Thứ ba, mục đích của cạnh tranh chính là tranh giành thị trường để mua bán các dịch vụ, hàng hóa Như vậy, cạnh tranh vừa thúc đẩy kinh tế phát triển vừa buộc các nhà cung cấp phải hoạt động một cách có hiệu quả từ đó đưa ra nhiều lựa chọn về sản phẩm, dịch vụ cùng với giá rẻ và chất lượng tốt hơn dành cho khách hàng.

Berle & Means (1932) đã phân tích mô hình “doanh nghiệp quản lý” xuất hiện trong các doanh nghiệp lớn tại Mỹ Tùy theo tỷ lệ phân chia vốn giữa các cổ đông thì tác giả đã phân ra năm hình thức sở hữu cơ bản: sở hữu hầu như toàn bộ, cổ đông lớn, quyền sở hữu được thông qua các quy trình hợp pháp, cổ đông nhỏ và sở hữu rải rác Nghiên cứu về cấu trúc sở hữu, các nhà khoa học cũng đã chỉ rõ mối quan hệ hữu cơ giữa mức độ phân tán về sở hữu (vốn) của các cổ đông và quyền lực của nhà quản lý trong doanh nghiệp Ở các doanh nghiệp có cấu trúc sở hữu tập trung nghĩa là những cổ đông có tỷ lệ sở hữu cổ phiếu cao nhất sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất khi có phát sinh rủi ro cũng như chi phí giám sát (Pedersen & Thomsen

1999) Sở hữu tập trung là việc thể hiện việc phân chia quyền sở hữu giữa các cổ đông khác nhau sẽ có vai trò quan trọng trong giám sát hoạt động điều hành và quản lý doanh nghiệp của nhà quản lý một cách chặt chẽ nhằm đạt được lợi ích cao nhất. Nhóm này cũng chính là những người có quyền lực cao nhất trong quy trình ra quyết định, từ đó có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của nhà quản lý Theo Jensen & Meckling (1976) cho rằng sự sở hữu tập trung cao có thể mang lại lợi ích cho công ty hay nói một cách khác thì công ty có cổ đông lớn sẽ giúp làm tăng hiệu quả hoạt động và giá trị của công ty Các nghiên cứu dựa trên giả thuyết cổ đông giám sát (SMH- Shareholder Monitoring Hypothesis) thì cho rằng ở các công ty có sở hữu tập trung cao sẽ khuyến khích các cổ đông tăng cường giám sát hoạt động của công ty cũng như hoạt động của ban điều hành, từ đó nâng cao hiệu quả kiểm soát công ty Ngược lại, ở những công ty có sở hữu phân tán thì các cổ đông có ít động cơ để thực hiện việc giám sát (Edwards & Nibler, 2000; Shleifer & Vishny, 1986) LaPorta & cộng sự (1999) và Shleifer & Vishny (1997) cho rằng sở hữu tập trung cao trong doanh nghiệp thường xuất hiện ở những nước đang phát triển, đó là nơi mà quyền lợi của nhà đầu tư nhỏ lẻ được quy định không đầy đủ trong các luật liên quan hoặc không được bảo vệ do chưa có quy định.

Theo Iannotta & cộng sự (2007) thì trong hoạt động ngân hàng hình thức tập trung sở hữu là một khía cạnh hết sức quan trọng Bởi vì ngân hàng đóng vai trò trung gian tài chính trong nền kinh tế cho nên hoạt động của ngân hàng có khác biệt so với các công ty phi tài chính Ngân hàng nhận nghiệp vụ tiền gửi của khách hàng sau đó thực hiện nghiệp vụ cho vay, lúc này cổ đông của ngân hàng có thể cùng với các nhà quản lý thực hiện sử dụng các nguồn vốn huy động đầu tư, tài trợ cho các dự án rủi ro cao để gia tăng lợi ích của họ, từ đó làm tăng khả năng nợ xấu của ngân hàng Chính vì vậy, vấn để sở hữu ngân hàng ở Việt Nam luôn được Nhà nước giám sát chặt chẽ và đã được quy định trong các văn bản pháp luật.

Cấu trúc hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam thay đổi qua từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế và so với thời điểm mới chuyển đổi từ hệ thống ngân hàng một cấp sang hai cấp từ năm 1990 thì hiện nay cấu trúc hoạt động của hệ thống ngân hàng phát triển đáng kể Cụ thể là quy mô của hệ thống ngân hàng giảm từ 45 NHTM xuống còn 38 NHTM từ sau năm 2011 và hiện nay còn 31 Ngân hàng TMCP Đồng thời, các NHTM nhà nước cũng dần cổ phần hóa nhằm cải thiện sức cạnh tranh cho các NHTM Việt Nam Việc tham gia vốn của Ngân hàng Nhà nước ở các NHTM có quy mô lớn cũng làm ảnh hưởng đến mức độ canh tranh của các ngân hàng Việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng cũng làm tăng vốn điều lệ của các ngân hàng lên và cũng chính quá trình tái cơ cấu, sáp nhập các ngân hàng yếu kém cũng giúp giảm khả năng vỡ nợ của các ngân hàng Thông qua hoạt động sáp nhập thì Nhà nước cũng sẽ yên tâm hơn và sẽ không mất nhiều nguồn lực để khắc phục hậu quả từ việc phá sản của các NHTM – việc mà có thể ảnh hưởng lớn đến thị trường tài chính quốc gia Ta có thể thấy hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) cũng là một hình thức tập trung ngân hàng, nó trở thành một phương pháp hay dùng của các ngân hàng trung ương trong quá trình xử lý các ngân hàng yếu kém nhằm ổn định, duy trì thị trường tài chính quốc gia.

2.1.3 Lý thuyết ổn định ngân hàng

Mặc dù có nhiều nghiên cứu đưa ra các khái niệm về ổn định ngân hàng nhưng chưa có một định nghĩa nào chính xác về ổn định tài chính và cuộc tranh luận vẫn còn tiếp tục Theo Jahn & Kick (2011) cho rằng “sự ổn định tài chính của ngân hàng chính là sự ổn định mà khi đó ngân hàng thực hiện hiệu quả các chức năng của nó như phân phối nguồn lực, phân tán rủi ro và phân phối thu nhập” Crockett (1997) đã cân nhắc sự ổn định tài chính trong các ngân hàng lại liên quan đến việc không có mặt sự căng thẳng tài chính, điều mà có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế dẫn đến sự phá sản ở các ngân hàng nhỏ hơn hay tổn thất ở các ngân hàng lớn hơn.

Ngân hàng Trung ương Đức cho rằng ổn định tài chính là khả năng vận hành tốt các chức năng chính của hệ thống tài chính, kể cả trong thời kỳ kinh tế căng thẳng và thời kỳ điều chỉnh cơ cấu nhằm giúp phân bổ một cách có hiệu quả các nguồn lực và rủi ro tài chính cũng như tạo nền tảng hạ tầng tài chính hiệu quả.

Ngân hàng Trung ương Úc lại cho rằng ổn định hệ thống tài chính là một trạng thái mà trong đó các trung gian tài chính, thị trường và hạ tầng tài chính phân bổ tốt các luồng vốn giữa tiết kiệm và đầu tư, nhờ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tổng quan các nghiên cứu gần đây

Nền tảng lý thuyết phần 2.1 cho thấy có sự mâu thuẩn về tác động của tập trung ngành, mức độ cạnh tranh đến sự ổn định của ngân hàng, tương tự vậy, các nghiên cứu thực nghiệm đưa ra các bằng chứng đối nghịch nhau về mối quan hệ này.

Tác động của tập trung ngành đến ổn định ngân hàng

Ijtsma, Spierdijk & Shaffer (2017) với dữ liệu là 1051 ngân hàng tại 25 quốc gia EU, giai đoạn 1998-2014, các tác giả đã nghiên cứu tác động của tập trung ngân hàng đến ổn định ngân hàng ở cả cấp độ quốc gia lẫn từng ngân hàng riêng lẻ. Trong nghiên cứu này, các tác giả cũng sử dụng hệ số Z-score để đo lường mức độ ổn định của từng ngân hàng cụ thể, trong khi đó để đo lường mức độ ổn định của hệ thống ngân hàng cấp độ quốc gia, các tác giả sử dụng Z-score tổng hợp theo cấp độ quốc gia, bằng cách tính Z-score bình quân có trọng số theo tổng tài sản của các ngân hàng trong hệ thống Để đo lường mức độ tập trung ngành, các tác giả sử dụng Chỉ số Herfindahl-Hirschman (HHI) Để ước lượng mức độ tác động của tập trung ngành đến ổn định ngân hàng các tác giả đã sử dụng mô hình tác động cố định (Fixed effect) và tác động ngẫu nhiên (Random effect), ngoài ra, để xử lý vấn đề nội sinh nhóm tác giả này cũng ước lượng bình phương nhỏ nhất hai giai đoạn (2SLS). Kết quả nghiên cứu cho thấy HHI có tác động tiêu cực đến hệ số Z-score cả cấp độ ngân hàng riêng lẽ lẫn quốc gia, điều này hàm ý rằng mức độ tập trung ngành làm tăng mức độ rủi ro của hệ thống ngân hàng Bên cạnh đó, trong nghiên cứu này, các tác giả cũng đánh giá tác động của tập trung ngành đến ổn định ngân hàng trước (1998-2007) và sau (2008 – 2014) khủng hoảng thông qua cách tiếp cận khác biệt trong khác biệt (Difference in Difference – DID), kết quả cho thấy sự khác biệt về tác động của tập trung ngành đến ổn định ngân hàng giữa hai giai đoạn này không có ý nghĩa thống kê Bên cạnh xem xét mức độ tập trung ngành, JItsma, Spierdijk & Shaffer (2017) cũng đánh giá tác động của yếu tố vĩ mô như tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP), lạm phát và lãi suất thực, tuy nhiên, kết quả hồi quy cho thấy tác động của các yếu tố này không có ý nghĩa thống kê Các yếu tố thuộc về đặc thù ngân hàng, cụ thể tổng tài sản, nợ xấu trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ xấu trên thu nhập, tỷ lệ nợ trên tổng tài sản làm giảm sự ổn định của ngân hàng, trong khi lãi suất biên giúp cải thiện sự ổn định của các ngân hàng.

Tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng

Cạnh tranh không chỉ là vấn đề trong ngành ngân hàng mà là vấn đề tất yếu ở tất cả các ngành nghề trong nền kinh tế Cạnh tranh ngân hàng chính là một trong những yếu tố quan trọng có thể gây ra rủi ro trong hệ thống ngân hàng Vấn đề cạnh tranh ngân hàng sẽ tác động như thế nào đến sự ổn định của hệ thống ngân hàng để đề xuất các chính sách phù hợp vẫn là một vấn đề gây tranh cãi.

Leroy & Lucotte (2017) thông qua bộ dữ liệu 97 ngân hàng được niêm yết tại khu vực liên minh châu Âu (European Union – EU) trong giai đoạn 2004-2013, các tác giả đã phân tích liệu có sự đánh đổi giữa cạnh tranh và ổn định ngân hàng tại khu vực này Để đo lường mức độ cạnh tranh của các ngân hàng trong khu vực Leroy & Lucotte (2017) sử dụng hệ số Lerner index, trong khi đó mức độ rủi ro ngân hàng được đo lường thông qua hệ số Z-score và hệ số DD (distance-to-default) của các ngân hàng thương mại Để phân tích mối quan hệ này, Leroy & Lucotte

(2017) đã áp dụng mô hình tác động cố định (Fixed effect) và tác động ngẫu nhiên (Random effect), ngoài ra để xử lý vấn đề nội sinh, các tác giả này đã sử dụng ước lượng bình phương nhỏ nhất hai giai đoạn (two stage ordinary least squares - 2SLS) Kết quả hồi quy cho chỉ số Lerner có tác động cùng chiều đến hệ số Z-score và DD Điều này hàm ý rằng mức độ cạnh tranh càng cao thì rủi ro càng lớn Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng GDP giúp cải thiện mức độ ổn định ngân hàng; quy mô ngân hàng và tỷ trọng tổng khoản vay (trên tổng tài sản) tác động cùng chiều đến DD nghĩa là nó làm gia tăng mức độ mỏng manh của ngân hàng.

Nghiên cứu của Leroy & Lucotte (2017) đã cung cấp bằng chứng cho các nhận định của Keeley (1990) và Marcus (1984) khi cho rằng cạnh tranh sẽ làm suy yếu tính ổn định của hệ thống ngân hàng Theo Berger, Klapper & Turk-Ariss

(2009) thì khi mức độ cạnh tranh gia tăng sẽ làm giảm sức ảnh hưởng thị trường của ngân hàng, từ đó sẽ làm giảm giá trị thương hiệu của ngân hàng (Keeley, 1990) Khi giá trị thương hiệu thị trường thấp sẽ làm cho khả năng chấp nhận rủi ro của các ngân hàng cao dẫn đến nguy cơ phá sản cao Khi tình hình cạnh tranh trở nên gay gắt hơn thì các ngân hàng sẽ có cuộc đua về lãi suất Chính điều này có thể sẽ mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng nhưng lại làm tăng nguy cơ rủi ro của ngân hàng.

Dư Thị Lan Quỳnh & Lê Hoàng Anh (2023) sử dụng mẫu từ 96 ngân hàng ở sáu quốc gia ASEAN nghiên cứu về tác động của cạnh tranh ngân hàng đến ổn định ngân hàng trong giai đoạn 2010-2021 Để phân tích tác động này, các tác giả thực hiện hồi quy SGMM Kết quả thực nghiệm cho thấy, sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng làm giảm sức mạnh thị trường sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định của ngân hàng, hay nói cách khác các ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh sẽ tốt hơn cho ổn định ngân hàng ở các quốc gia này.

González, Razia, Búa & Sestayo (2017) tiến hành kiểm định mối quan hệ giữa cạnh tranh và sự ổn định của ngân hàng với mẫu là 356 ngân hàng hoạt động tại các nước Trung Đông Bắc Phi (MENA) giai đoạn 2005-2012 Để thực hiện nghiên cứu này, các tác giả đã sử dụng hồi quy bình phương nhỏ nhất (Pool OLS) tác động động ngẫu nhiên, tác động cố định, hồi quy GMM (Generalized Method of Moments) Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng đối với toàn bộ mẫu thì mức độ cạnh tranh có tác động hình chữ U đối với đối với rủi ro ngân hàng, nghĩa là trong giai đoạn đầu, mức độ cạnh tranh làm giảm sự bất ổn của hệ thống ngân hàng, tuy nhiên khi mức độ cạnh tranh ngành vượt qua một ngưỡng nhất định thì sự cạnh tranh sẽ làm gia tăng mức độ rủi ro ngành Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các ngân hàng tại các quốc gia Hồi Giáo có mức độ rủi ro cao hơn so với các ngân hàng thuộc các quốc gia phi Hồi Giáo tại khu vực MENA, các tác giả này cho rằng sự phức tạp mô hình hợp đồng tài chính và quy định giới hạn khoản phạt do vỡ nợ(limited default penalties) quy định bởi đạo luật Chia sẻ lợi nhuận và thu lỗ (Profit and Loss Sharing - PLS) đã khuyến khích hành vi chấp nhận rủi ro với mong muốn thu được lợi nhuận lớn đã làm xói mòn sự ổn định hệ thống ngân hàng các quốc giaHồi Giáo khu vực MENA Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu còn cho thấy quy mô ngân hàng làm tăng mức độ ổn định ngân hàng, các yếu tố khác gồm dư nợ, lạm phát và GPD đầu người làm suy giảm mức độ ổn định của ngân hàng.

Tác động của tập trung và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng

Saif-Alyousfi, Saha & Md-Rus (2018) sử dụng bộ dữ liệu 70 ngân hàng được niêm yết trên thị trường chứng khoán các quốc gia thuộc Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (Gulf Cooperation Council - GCC) giai đoạn 1998-2016 để đánh giá mức độ tập trung ngành và cạnh tranh đến rủi ro của hệ thống ngân hàng khu vực GCC. Trong nghiên cứu này, để đo lường được mức độ rủi ro của hệ thống ngân hàng, tác giả đã sử dụng chỉ tiêu nợ xấu, độ lệch chuẩn ROA và độ lệch chuẩn ROE Thông qua hồi quy GMM hệ thống hai giai đoạn (Two-step System GMM) các tác giả đã đề xuất các kết quả: (i) mức độ tập trung ngành đo lường thông qua chỉ số HHI càng cao thì sẽ càng làm hệ thống ngân hàng mong manh hơn, nghĩa là ít ổ n định hơn; (ii) sức mạnh thị trường đo lường thông qua chỉ số Lerner càng cao giúp cải thiện hơn sự ổn định của hệ thống ngân hàng; (iii) mức độ cạnh tranh ngành đo lường thông qua chỉ số Boone, kết quả hồi quy đã khẳng định sự cạnh tranh dẫn đến sự gia tăng chấp nhận rủi ro của các ngân hàng và do vậy, mức độ ổn định của ngân hàng giảm xuống; (iv) các yếu tố thuộc nội tại ngân hàng là quy mô vốn chủ sở hữu, quy mô ngân hàng và thanh khoản giúp cải thiện mức độ ổn định của ngân hàng trong khi thu nhập ngoài lãi và tỷ lệ chi phí trên thu nhập tác động tiêu cực đến ổn định ngân hàng; (v) đối với các yếu tố vĩ mô thì tốc độ tăng trưởng GDP làm tăng mức độ ổn định của hệ thống ngân hàng và ngược lại lạm phát thì làm suy giảm sự ổn định của hệ thống ngân hàng Bên cạnh các kết quả trên, trong nghiên cứu này, các tác giả cũng chia khoảng thời gian nghiên cứu thành 3 giai đoạn: trước khủng hoảng (1998-2006), giai đoạn khủng hoảng (2007-2008) và giai đoạn hậu khủng hoảng (2009-2016) Thông qua ước lượng tác động cố định thời gian và tác động cố định quốc gia, kết quả cho thấy mức độ biến động ROA và ROE trong giai đoạn khủng hoảng là cao hơn và có ý nghĩa thống kê, điều này hàm ý rằng hệ thống ngân hàng giai đoạn khủng hoảng tài chính thế giới những năm 2007-2008 tại khu vực GCC rủi ro hơn so với các giai đoạn khác Đáng chú ý, Saif-Alyousfi, Saha & Md-Rus

(2018) phát hiện rằng, trung bình nợ xấu trong giai đoạn khủng hoảng lại thấp hơn so với các giai đoạn khác, họ cho rằng, trong giai đoạn này, các ngân hàng đã thu hẹp hoạt động cho vay và điều này khiến nợ xấu bình quân trong hệ thống ngân hàng cũng giảm xuống.

Goetz (2018) sử dụng bộ dữ liệu của 8412 NHTM tại Hoa Kỳ trong giai đoạn 1978-2006 để đánh giá mối quan hệ giữa cạnh tranh và ổn định ngân hàng Trong nghiên cứu này, Goetz (2018) đo lường ổn định của hệ thống ngân hàng thông qua hệ số Z-score và mức độ tập trung ngành thông qua chỉ số HHI Thông qua ước lượng Pool OLS và tác động cố định theo năm và quốc gia, Goetz (2018) đưa ra các kết luận chính là mức độ cạnh tranh gia tăng sẽ (i) cải thiện khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại, (ii) giảm bớt sự biến động của lợi nhuận, (iii) nâng cao chất lượng tài sản của ngân hàng; kết quả là cạnh tranh giúp củng cố sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng Ngoài ra, các phát hiện quan trọng khác trong nghiên cứu này là quy định “giới hạn chi nhánh ngân hàng trên một bang” được gỡ bỏ giúp nâng cao mức độ ổn định của ngân hàng, trong khi ngân hàng có sự đa dạng về mặt địa lý và có chi nhánh trên thị trường ngân hàng khác thì mức độ ổn định của các ngân hàng này lại giảm xuống Các kết quả khác là quy mô tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản và tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người có tác động tích cực đối với ổn định ngân hàng.

Bảng 2.1 Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan

Tác giả Phạm vi nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu Kết quả nghiên cứu Leroy &

97 ngân hàng được niêm yết tại khu vực EU, giai đoạn 2004- 2013.

Fixed effect Random effect Bình phương nhỏ nhất hai giai đoạn (two stage ordinary least squares - 2SLS)

Kết quả hồi quy cho chỉ số Lerner có tác động cùng chiều đến hệ số Z- score và khoảng cách vỡ nợ (distance-to-default). Điều này hàm ý rằng mức độ cạnh tranh càng cao thì rủi ro càng lớn.

Thứ hai, tốc độ tăng trưởng GDP giúp cải thiện mức độ ổn định ngân hàng, còn quy mô ngân hàng và tỷ trọng tổng khoản vay (trên tổng tài sản) tác động cùng chiều đến khoảng cách vỡ nợ nghĩa là nó làm gia tăng mức độ mỏng manh của ngân hàng.

356 ngân hàng hoạt động tại

19 nước Trung Đông-Bắc Phi (MENA) giai đoạn 2005- 2012

Pool OLS Fixed effect Random effect GMM

Tập trung ngành có tác động hình chữ U ngược đối với mức độ rủi ro ngành ngân hàng, nghĩa là trong giai đoạn đầu, mức độ tập trung ngành càng cao thì rủi ro ngân hàng càng giảm, tuy nhiên khi vượt quá một điểm nhất định thì sự mức độ tập trung ngành càng cao sẽ càng làm gia tăng mức độ rủi ro của ngành ngân hàng.

Cạnh tranh ngân hàng có tác động hình chữ U đối với rủi ro ngành ngân hàng.

Phương pháp đo lường

3.1.1 Phương pháp ổn định ngân hàng thương mại

Do ổn định ngân hàng còn là một khái niệm phức tạp, điều này dẫn đến hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất trong cách đo lường sự ổn định của các NHTM Một số nhà nghiên cứu đề xuất đo lường sự ổn định của hệ thống ngân hàng thông qua một chỉ tiêu đơn giản là tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng, một cách khác để đo lường rủi ro trong hoạt động ngân hàng là tính toán mức độ biến động của lợi nhuận để đánh giá mức độ ổn định trong hoạt động cũng như khả năng sinh lợi của ngân hàng Một chỉ tiêu phổ biến khác để đo lường ổn định hoạt động ngân hàng là hệ số Z-score.

Chỉ số này bắt nguồn từ nghiên cứu của Roy (1952) trong việc đo lường khả năng ngân hàng bị mất thanh khoản, tình trạng này xảy ra khi tổn thất trong hoạt động kinh doanh vượt quá VCSH của ngân hàng Chỉ số Z-score được đo lường thông qua công thức:

𝑅𝑂𝐴 𝑡 : Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản của các ngân hàng năm t

𝜎(𝑅𝑂𝐴) 𝑡 : độ lệch chuẩn ROA của ngân hàng trong ba năm tại thời điểm năm t

𝐸 : tỷ lệ vốn cổ phần trên tổng tài sản ngân hàng năm t.

Với giả định lợi nhuận của NHTM có dạng phân phối chuẩn, do vậy, Z-score nghịch đảo có thể được dùng để ước lượng khả năng vỡ nợ của một ngân hàng (Jiménez & cộng sự, 2013) Một ngân hàng sẽ bị xem là vỡ nợ khi dự trữ vốn của họ bị sử dụng hết do tổn thất, nghĩa là khi lợi nhuận của ngân hàng bị âm ở mức đủ lớn

𝑖 � � dẫn tới ROA < E⁄A, khi đó, ngân hàng sẽ bị xem là phá sản Z-score cao hơn nghĩa là ngân hàng ổn định hơn Hệ số này đã đồng thời xem xét ổn định ngân hàng ở cả ba khía cạnh quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, bao gồm mức an toàn vốn (đo lường thông quản VCSH/TTS), hiệu quả hoạt động (thông qua chỉ số ROA) và mức biến động hoạt động ngân hàng (thông qua độ lệch chuẩn của ROA) (Leaven & Levine, 2009).

Một số phiên bản khác của chỉ số Z-score ước tính độ lệch chuẩn của ROA chỉ trên một phần thời gian của mẫu, 3 năm hoặc 5 năm để làm chỉ số này trở nên nhạy hơn (Anginer & cộng sự, 2012) Tuy nhiên, theo Niu (2012) thì để đảm bảo tiêu chí số lượng quan sát được nhiều nhất có thể, giá trị độ lệch chuẩn ROA nên được tính toán trong toàn bộ giai đoạn nghiên cứu.

Như vậy, trong đề tài này tác giả sẽ sử dụng hệ số Z-score làm biến đại diện cho ổn định của hệ thống ngân hàng Ngoài ra, tác giả còn sử dụng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ để xem xét rủi ro tín dụng ngân hàng để từ đó đánh giá sử ổn định của một NHTM.

3.1.2 Phương pháp ước lượng mức độ tập trung thị trường Để đo lường mức độ tập trung thị trường, các nhà nghiên cứu thường sử dụng các chỉ số giải thích mức độ cạnh tranh của cấu trúc thị trường được phát triển bởi Dickson (1980) Phương pháp phổ biến trong đo lường mức độ tập trung của ngân hàng là thông qua chỉ số HHI (Herfindahl-Hirschman), đây là chỉ số được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia khi đề cập đến mức độ tập trung và cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng (Bikker & Haaf, 2002) Chỉ số này được xác định thông qua công thức:

Si: Thị phần ngân hàng thứ i; n: Số lượng ngân hàng trong hệ thống

Chỉ số HHI có giá trị từ 1/n đến 1, HHI càng cao thì mức độ tập trung ngành càng lớn, cụ thể mức độ tập trung thị trường dựa trên cơ sở sau:

𝐻𝐻𝐼 < 0.01: Thị trường không mang tính tập trung.

0.01 ≤ 𝐻𝐻𝐼 ≤ 0.1: Thị trường có tính tập trung ở mức độ thấp

0.1 ≤ 𝐻𝐻𝐼 ≤ 0.18: Thị trường tập trung ở mức độ vừa phải

0.18 ≤ 𝐻𝐻𝐼: Thị trường có mức độ tập trung cao

3.1.3 Phương pháp đo lường mức độ cạnh tranh ngân hàng

Mức độ cạnh tranh của ngân hàng nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, do vậy, phương pháp đo lường sức mạnh thị trường cũng rất đa dạng, nhưng nhìn chung có hai cách tiếp cận chính là cách tiếp cận cấu trúc và phi cấu trúc Cách tiếp cận cấu trúc được phát triển dựa trên nền tảng lý thuyết mô hình Cấu Trúc

– Hành vi – Kết quả (Structure – Conduct – Performance – SCP) do Bain (1951) phát triển Mô hình này cho rằng cấu trúc ảnh hưởng đến hành vi và hình vi sẽ tác động đến kết quả, do vậy cấu trúc sẽ có ảnh hưởng đến kết quả Mô hình SCP cho rằng, các ngân hàng sẽ được hưởng lợi từ các thị trường có mức độ tập trung cao, vi điều này cho pép họ tận dụng quyền lực thì trường và kiếm được các khoản lợi nhuận lớn thông qua việc đưa ra mức lãi suất thấp với người gửi tiền và áp đặt mức lãi suất cao đối với người vay vốn (Berger & cộng sự, 2004; Yeyati & Micco,

2007) Từ các lập luận này, lý thuyết SCP cho rằng cấu trúc thị trường ảnh hưởng đến các hành vi cạnh tranh của các ngân hàng, do vậy mức độ cạnh tranh sẽ được đo lường thông qua các thước đo liên quan đến mức độ tập trung ngành. Đối với cách tiếp cận phi cấu trúc, Fungáčová & cộng sự (2010) cho rằng, thước đo mức độ cạnh tranh của ngân hàng nên bắt nguồn từ việc phân tích các hành vi của ngân hàng và cách tiếp cận này cần sử dụng dữ liệu được cung cấp bỏi các ngân hàng Lerner (1934) đã phát triển một chỉ số để đo lường sức mạnh thị trường dựa trên mức giá cao hơn so với chi phí biên của ngân hàng và thường được biết đến là chỉ số Lener Boone (2008) đã xây dựng một chỉ số khác được gọi là chỉ số Boone thông qua việc tính hệ số co giãn của lợi nhuận trên mức chi phí của ngân hàng, giá trị chỉ số này càng cao nghĩa là mức độ cạnh tranh của các ngân hàng càng khốc liệt.

Các chỉ số đo lường này có thể được bổ sung hoặc thay thế cho nhau, nhưng theo Lapteacru (2014) các chỉ số này đôi khi lại cho ra các kết quả trái ngược nhau.

Thông qua phân tích thực nghiệm các ngân hàng tại Mỹ, Bolt & Humphrey (2015) không thể thay thế được cho nhau Thước đo cạnh tranh theo cách tiếp cận cấu trúc có ưu thế là không đòi hỏi quá nhiều dữ liệu và dễ dàng tiếp cận được ở cấp độ quốc gia hoặc ngành Tuy nhiên, chỉ số này chỉ mang tính chất tỉnh và ngắn hạn, và nó cùng cũng bỏ qua hành vi cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành Ngoài ra, giả định về cấu trúc quyết định tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng cũng được cho là không phù hợp vì cấu trúc ngành có thể bị doanh nghiệp biến đổi khi họ theo đuổi lợi ích riêng Nghiên cứu của Peltzman (1977) chỉ ra rằng cấu trúc thị trường của ngành có thể bị thay đổi do hiệu quả hoạt động của các ngân hàng có hiệu quả cao sẽ đẩy mạnh việc gia tăng quy mô và mở rộng thị phần, điều này thị trường sẽ trở nên tập trung hơn Như vậy, phương pháp cấu trúc được cho là thiếu thực tế trong việc đo lường mức độ cạnh tranh của ngân hàng vì nó không xem xét hành vi của các ngân hàng trên thị trường Claessens & Laeven (2004) Dự trên dữ liệu từ các ngân hàng Trung Quốc, Wu & cộng sự (2019) đã phân tích cả hai cách tiếp cận trên và kết luận rằng theo cách tiếp cận cấu trúc chỉ phù hợp trong việc đo lường mức độ tập trung ngành trong khi cách tiếp cận phi cấu trúc phù hợp với việc đo lượng mức độ cạnh tranh hoặc sức mạnh thị trường. Đối với cách tiếp cận phi cấu trúc, Maudos & Solís (2011) cho rằng chỉ số Lerner phù hợp hơn chỉ số Boone Chỉ số Boone khai thác sự dịch chuyển trong việc phân bổ từ đôn vị thiếu hiệu quả sang đơn vị hiệu quả, đây là một đặc tính nổi bật trong việc tăng cường sức mạnh thị trường, tuy nhiên, hiệu quả của ngân hàng đôi khi không chỉ thể hiện ở chị phí thấp hơn hay lợi nhuận cao hơn, do vậy chỉ số Lener được cho rằng là đáng tin cậy hơn khi nó bắt nguồn từ các vấn đề tối ưu hóa hoạt động của ngân hàng, do vậy cơ sở lý thuyết của Lener được đánh giá là vững chắc hơn so với chỉ số Boone (Maudos & Solís, 2011) Hơn thế nữa, hầu hết các phương pháp đo lường cạnh tranh thường dùng cho tổng thể cả ngành trong khi đó chỉ số Lener là một trong số ít phương pháp đo lường cạnh tranh ở cấp độ từng ngân hàng theo thời gian, nhờ vậy, chúng ta có thể phân tích được các hình vi khác nhau và đánh giá được sức mạnh cạnh tranh của các ngân hàng trong cùng một thị trường và giữa các năm (Berger & cộng sự, 2008) Coccorese (2009) nhận định rằng, chỉ số Lenner thể hiện những hành vi bắt nguồn từ cạnh tranh độc quyền, thậm chí là độc quyền của ngành ngân hàng do vậy nó phản ánh chính xác hơn sứ mạnh cạnh tranh của từng ngân hàng Arrise (2010) cho rằng chỉ số Lener đã phản ánh được mối quan hệ giữa các biến quan trọng, giúp đánh giá tốt hơn sự nhất quán của các ngân hàng trong việc tận dụng sức mạnh thị trường và khả năng sinh lời Vì các lý do này, nên chỉ số Lerner còn một số nhược điểm như không tính đến mức độ thay thế sản phẩm Vives (2008) hoặc không xem xét đến mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng

De Guevara & cộng sự (2005), nhưng với các ưu thế của mình so với các chỉ tiêu khác, chỉ số Lenner được rất nhiều nhà khoa học sử dụng làm biến đại diện đo lường mức độ cạnh tranh của ngân hàng (De Guevara & cộng sự, 2007; Berger & cộng sự 2009; Ariss, 2010; Ahamed & Mallick, 2017).

Carbo-Valverde & cộng sự (2009) lập luận Lerner được xem là chỉ số đo lường cạnh tranh ngân hàng phù hợp nhất, nó đo lường mức chênh lệch giữa giá cả và chi phí cận biện, được đo lường thông qua phần trăm giá cả, nghĩa là chỉ số này phản ánh việc ngân hàng có thể định giá sản phẩm của họ cao hơn chi phí biên (Ahamed & Mallick, 2017) Berger & cộng sự (2009) cho rằng, Lerner là chỉ số phù hợp nhất để ước tính sức mạnh thị trường ở cấp từng ngân hàng, nó được hiểu là nghịch đảo của cạnh tranh, hàm ý rằng chỉ số Lerner càng lớn, sức mạnh thị trường của ngân hàng càng cao và thị trường ngân hàng kém cạnh tranh hơn.

Chỉ số Lerner được tính toán thông qua công thức:

P: Giá đầu ra được ước tính bằng tổng doanh thu trên tổng tài sản.

MC: Chi phí biên của ngân hàng.

Chi phí biên MC của ngân hàng không trực tiếp đo lường được, vì vậy Berger

& cộng sự (2009); Assefa & cộng sự (2013) đã đề xuất đo lường biến số này một cách gián tiếp thông qua hai bước.

Bước 1: Ước lượng phương trình tổng chi phí

W1: giá vốn tiền gửi (tổng chi phí lãi/tổng tiền gửi)

W2: giá vốn vật chất (chi phí ngoài lãi/tổng tài sản cố định)

W3: giá lao động (chi phí tiền lương/tổng tài sản)

Tác giả sẽ sử dụng hồi quy Bayes với phân phối thông tin tiên nghiệm là N(0,

100) để ước tính các hệ số trong phương trình tổng chi phí.

Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Từ cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước, có thể thấy tác động của cạnh tranh đến ổn định vẫn nhiều sự tranh cải, nghiên cứu của Goetz (2018) chỉ ra rằng cạnh tranh sẽ giúp cải thiện ổn định ngân hàng, ngược lại Leroy & Lucotte (2017) và Saif- Alyousfi, Saha & Md-Rus (2018) cho rằng cạnh tranh sẽ làm tăng sự rủi ro cho hệ thống ngân hàng Do vậy, để đánh giá tác động của cạnh tranh ngân hàng đến ổn định tài chính, tác giả sẽ kiểm định hai giả thuyết đối ứng như sau:

Giả thuyết 1: Cạnh tranh làm tăng sự ổn định của ngân hàng.

Giả thuyết 2: Cạnh tranh làm giảm sự ổn dịnh của ngân hàng.

Mặc dù hầu hết kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm gần đây đều cho

Saha & Md-Rus, 2018 và JItsma, Spierdijk & Shaffer, 2017), nhưng Berger (1995) lập luận rằng, tập trung ngân hàng sẽ tạo ra các ngân hàng lớn mạnh, điều này sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc thu thập thông tin, giám sát khoản vay, giảm nợ xấu sẽ nâng cao hơn sự ổn định của các ngân hàng này Hơn thế nữa, các ngân hàng này cũng giữ một vị thế quan trọng trong hệ thống ngân hàng, do vậy, sự ổn định của các ngân hàng này sẽ giúp lành mạnh hệ thống tài chính quốc gia Như vậy, tương tự với yếu tố cạnh tranh, để đánh giá tác động của tập trung ngành đến ổn định ngân hàng thì tác giả cũng sẽ kiểm định hai giả thuyết đối ứng sau:

Giả thuyết 3: Tập trung ngành giúp cải thiện sự ổn định ngân hàng.

Giả thuyết 4: Tập trung ngành làm giảm sự ổn định ngân hàng.

Ngoài phân tích tác động của cạnh tranh và tập trung ngành đến ổn định hệ thống ngân hàng, tác giả cũng xem xét sự ảnh hưởng các yếu tố thuộc nội tại ngân hàng đến ổn định ngân hàng, cụ thể:

Vốn chủ sở hữu trờn Tổng tài sản (VCSH/TTS) Anginer & Demirgỹỗ-

Kunt (2014) khẳng định rằng việc các NHTM gia tăng tỷ lệ VCSH sẽ giúp cải thiện khả năng kháng cự của ngân hàng trước các cú sốc thu nhập, đảm bảo năng lực tài chính cho ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu rút tiền cũng như các thỏa thuận khỏc với khỏch hàng Anginer & Demirgỹỗ-Kunt (2014) cũng đó cho rằng khi tấm đệm vốn cao sẽ giúp chủ sở hữu các ngân hàng thương mại giám sát chặt chẽ hơn các hoạt động đầu tư của ngân hàng Nhiều bằng chứng thực nghiệm đã ủng hộ quan điểm này, Aggarwal & Jacques (1998) sử dụng dữ liệu ngân hàng thương mại trong giai đoạn 1990 đến 1993 tại Mỹ đã phát hiện việc các ngân hàng duy trì tỷ lệ vốn trên mức dự trữ bắt buộc đã giúp họ ngăn chặn những sự sụp đổ trong các tình huống nghiêm trọng bất ngờ Editz & cộng sự (1998) đã chứng minh các quy định về dự trữ bắt buộc có tác động tích cực đến sự ổn định và lành mạnh của hệ thống ngân hàng tại Vương quốc Anh Bouwman & cộng sự (2013) cũng đưa ra nhận định về tác động tích cực của tỷ lệ VCSH đối với sự tồn tại của các ngân hàng nhỏ Từ các nghiên cứu thực nghiệm này, tác giả đưa ra giả thuyết thứ 5: hàng.

Giả thuyết 5: Tỷ lệ VCSH trên TTS giúp cải thiện sự ổn định hệ thống ngân

Quy mô ngân hàng, được thể hiện qua tổng tài sản ngân hàng càng lớn, sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng cải thiện quy trình tín dụng, họ có nhiều nguồn lực để phân bổ cho quá trình phân tích tín dụng, giảm thiểu thông tin bất cân xứng, giúp nâng cao chất lượng các khoản vay Ngoài ra, các ngân hàng có quy mô lớn sẽ dễ dàng hơn trong việc thực hiện đa dạng hóa các khoản đầu tư của mình, nhờ vậy giảm thiểu rủi ro kinh doanh Adusei (2015) cho rằng các ngân hàng có quy mô tài sản lớn có thể xây dựng “vùng đệm vốn hóa” cao, điều này sẽ giúp họ ít nhạy cảm hơn trước các cú sốc thanh khoản và các cú sốc vĩ mô khác; bên cạnh đó, các ngân hàng lớn có thể củng cố giá trị điều lệ, điều này cho phép họ ngăn chặn những hành vi chấp nhận rủi ro của nhà quản lý, qua đó cải thiện sự lành mạnh tài chính của ngân hàng Các nghiên cứu của Saif-Alyousfi, Saha & Md-Rus (2018); Leroy & Lucotte (2017) và JItsma, Spierdijk & Shaffer (2017) đều đưa ra bằng chứng quy mô ngân hàng giúp nâng cao tính ổn định của ngân hàng, do vậy tác giả sẽ đưa ra giả thuyết tiếp theo như sau:

Giả thuyết 6: Quy mô ngân hàng sẽ cải thiện sự ổn định ngân hàng.

Bên cạnh yếu tố vốn, quy mô ngân hàng, đa dạng hóa hoạt động, được đo lường thông qua thu nhập phi lãi, cũng ảnh hưởng đáng kể đến sự ổn định của các ngân hàng Odesanmi & Wolfe (2007) nhận định rằng, các hoạt động giúp tạo ra thu nhập phi lãi như dịch vụ thanh toán, dịch vụ thẻ, bán bảo hiểm qua kênh ngân hàng… được mở rộng sẽ giúp các ngân hàng tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng cũng như nguồn nhân lực, qua đó giúp giảm chi phí hoạt động trên doanh thu giảm, giúp gia tăng lợi nhuận Hơn thế nữa, phát triển các dịch vụ ngoài lãi sẽ giúp các ngân hàng phân tán và giảm thiểu rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng Do vậy, tác giả đề xuất giả thuyết thứ 7 như sau:

Giả thuyết 7: Đa dạng hóa giúp giảm thiểu rủi ro của ngân hàng.

Adrian & Shin (2013) nhận định rằng, khi các NHTM mở rộng chính sách tín dụng, họ sẽ có xu hướng hạ thấp tiêu chuẩn vay vốn, đẩy mạnh xét duyệt các khoản vay rủi ro hơn nhằm theo đuổi lợi nhuận Ngoài ra, khi các ngân hàng đồng thời mở rộng hoạt động cho vay, điều này thường diễn ra trong giai đoạn ngân hàng trung ương nới lỏng chính sách tiền tệ để đối phó với suy thoái kinh tế, giải pháp này có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; tuy nhiên việc mở rộng chính sách tín dụng có thể tích lũy rủi ro tiềm ẩn, gây ra tình trạng bong bóng tài sản, đặc biệt là bất động sản dẫn tới nguy cơ nợ xấu của các ngân hàng tăng cao, dẫn tới sự ổn định của hệ thống ngân hàng bị xói mòn (Bernanke & Gertler, 1989) Từ các lập luận này, giả thuyết 8 của nghiên cứu này được đề xuất:

Giả thuyết 8: Tăng trưởng tín dụng làm giảm sự ổn định của các ngân hàng.

Bên cạnh các yếu tố nội tại, tác giả cũng xem xét tác động của quan điểm chính sách tiền tệ, được đo lường thông qua lãi suất chính sách, đến sự ổn định hệ thống ngân hàng Freixas & cộng sự (2016), Altunbas & cộng sự (2018) cho rằng khi chính sách tiền tệ được nới lỏng trong thời gian dài sẽ có khuynh hướng làm xói mòn sự ổn định của các ngân hàng Cơ chế tác động này thường được phân tích qua hai khía cạnh: Thứ nhất, khi NHTW duy trì một mức lãi suất chính sách thấp trong thời gian dài để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, điều này có thể phát một tín hiệu đến cho các NHTM và thúc đẩy họ gia tăng tỷ lệ đòn bẩy tài chính, mở rộng hoạt động đầu tư vào các dự án rủi ro hơn với kỳ vọng suất sinh lợi cao hơn (Altunbas & cộng sự,

2018) Bên cạnh đó, khi NHTW nới lỏng cung tiền, NHTM sẽ là kênh truyền dẫn chính dòng tiền này thông qua hoạt động tín dụng Để giải phóng lượng vốn hấp thụ, họ có thể sẽ giảm tiêu chuẩn tín dụng, dẫn tới chất lượng khoản vay giảm, do vậy nợ xấu có nguy cơ tăng lên, điều này sẽ làm xói mòn sự lành mạnh tài chính của các NHTM (Mishkin, 2012).

Thứ hai, khi lãi suất chính sách giảm, năng lực trả nợ của người đi vay sẽ tăng lên, điều này sẽ khuyến khích họ gia tăng vay vốn để tài trợ cho các hoạt động đầu tư rủi ro của mình như thị trường chứng khoán hoặc bất động sản Việc dòng vốn liên tục chảy vào khu vực tài sản có thể kích hoạt chu kỳ bùng nổ giá tài sản(Jiménez & cộng sự, 2012), hậu quả khi bong bóng tài sản bị vỡ, nợ xấu của các ngân hàng sẽ tăng mạnh, gây ra nguy cơ mất khả năng thanh khoản cho các ngân hàng Cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn vào năm 2007 ở Mỹ là một ví dụ rõ nét cho tác động này.

Từ những phân tích này, tác giả đề xuất giả thuyết tiếp theo cho nghiên cứu như sau:

Giả thuyết 9: Lãi suất chính sách thấp làm tăng rủi ro của hệ thống ngân hàng.

Bên cạnh các yếu tố nội tại của ngân hàng, tác giả cũng xem xét tác động của các yếu tố vĩ mô đến ổn định ngân hàng là tăng trưởng kinh tế và lạm phát Theo Kjosevski & cộng sự (2019) thì kinh tế tăng trưởng cao sẽ giúp thu nhập khả dụng của cá nhân và hộ gia đình tăng, điều này sẽ giúp cải thiện được năng lực hoàn thành nghĩa vụ tài chính của người đi vay, và hơn thế nữa khi thu nhập tăng sẽ khuyến khích chi tiêu của nền kinh tế, qua đó tác động tích cực đến hoạt động của các doanh nghiệp, từ đó giúp giảm nợ xấu và gia tăng sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng Ngược lại, lạm phát sẽ làm giảm thu nhập thực của các chủ thể trong nền kinh tế, giảm khả năng chi tiêu của các chủ thể, điều này dẫn đến ứ đọng hàng hóa và hậu quả là lợi nhuận của các doanh nghiệp sẽ giảm, thậm chí thua lỗ, nợ xấu trong nền kinh tế tăng và làm giảm sự ổn định của các ngân hàng (Abuzayed & cộng sự, 2018) Như vậy, các giả thuyết tiếp theo trong nghiên cứu này là:

Giả thuyết 10: Tăng trưởng kinh tế giúp cải thiện ổn định ngân hàng.

Giả thuyết 11: Lạm phát làm giảm sự ổn dịnh của ngân hàng.

Ngoài nhân tố tăng trưởng kinh tế và lạm phát ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng, đại dịch Covid-19 xuất hiện vào cuối năm 2020 và bùng nổ trong năm

2021 đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế Việt Nam cũng như các nước trên thế giới IFM (2021) nhận định rằng, tác động của đại dịch Covid là nghiêm trọng hơn rất nhiều so với các với các dịch bệnh đã xãy ra như SARS năm

2001, dịch cúm H1N1 (2009), dịch hô hấp Trung Đông MERS (2012), Ebola

(2013), Zika (2015) Không chỉ tổn thất về người, mức độ tổn thất về kinh tế thậm chí còn vượt xa cuộc khủng hoảng tài chính 2008 Từ nhận định này, tác giả đưa ra giả thuyết:

Giả thuyết 12: Đại dịch Covid-19 làm xói mòn sự ổn định của hệ thống ngân hàng.

Từ các giả thuyết nghiên cứu, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như sau:

Mô hình 1: LnZscore i,t = α 1 HHI t + α 2 LERNER i,t + α 3 SIZE i,t + α 4 CAP i,t + α 5 NITA i,t +α 6 CRE i,t + α 7 ITP i,t + α 8 GDP t + α 9 INF t +α 10 COVID t + ε i,t

Mô hình 2: NPL i,t = β 1 HHI t + β 2 LERNER i,t + β 3 SIZE i,t + β 4 CAP i,t + β 5 NITA i,t +β 6 CRE i,t + β 7 ITP i,t + β 8 GDP t + β 9 INF t +β 10 COVID t + ε i,t với i là ngân hàng thứ i và t là thời gian

Bảng 3.1 Mô tả các biến trong mô hình

Ký hiệu Tên biến Kỳ vọng dấu Cơ sở đề xuất Nguồn

Logarit tự nhiên hệ số Zscore ngân hàng thương mại

Tính toán từ báo cáo tài chính của các NHTM.

NPL Tỷ lệ nợ xấu hệ thống ngân hàng

Báo cáo thường niên các NHTM Biến độc lập

HHI_TD Chỉ số tập trung ngành +/-

Saif-Alyousfi, Saha & Md-Rus (2018)

Tính toán từ báo cáo tài chính của các NHTM.

LERNER Chỉ số cạnh tranh

Berger (1995) Saif-Alyousfi, Saha & Md-Rus (2018)

Tính toán từ báo cáo tài chính của các NHTM.

CAP Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản +

Tính toán từ báo cáo tài chính của các NHTM.

Logarit tổng tài sản ngân hàng thương mại

Saif-Alyousfi, Saha & Md-Rus (2018)

Tính toán từ báo cáo tài chính của các NHTM.

NITA Thu nhập phi lãi + Odesanmi và

Báo cáo tài chính các NHTM

CRE Tốc độ tăng trưởng tín dụng -

Tính toán từ báo cáo tài chính của các NHTM. ITP Lãi suất chính sách +

GDP Tốc độ tăng trưởng

GDP + Kjosevski & cộng sự (2019) IMF

INF Lạm phát - Abuzayed & cộng sự (2018) IMF

Là biến nhị phân, nhận giá trị “1” nếu năm nghiên cứu xãy ra đại dịch Covid, và “0” nếu ngược lại.

Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả

Phương pháp ước lượng – Cách tiếp cận Bayes

Mặc dù, ổn định ngân hàng thường được các nghiên cứu tiến hành theo cách tiếp cận kinh tế lượng tần suất, nhưng nhược điểm lớn của phương pháp này chính là độ chính xác của mô hình phụ thuộc lớn vào số lượng quan sát trong mẫu nghiên cứu, tuy nhiên không phải lúc nào cũng dễ dàng có được số lượng quan sát lớn. Muthén & Curran (1997) nhận định rằng, một nghiên cứu được tiến hành với số lượng mẫu không đủ lớn có thể dẫn đến rủi ro thổi phồng sai lầm lại II, điều này sẽ làm giảm sự chính xác trong việc suy diễn các kết quả thống kê Để khắc phục vấn đề này, các nhà nghiên cứu sẽ tiến hành nghiên cứu trên một tổng thể lớn nhằm đáp ứng yêu cầu về số quan sát tuy nhiên điều này sẽ khiến các nhà nghiên cứu không thể phân tích một nhóm nhỏ đối tượng đặc thù mà mình quan tâm. Đối với cách tiếp cận Bayes, nhà nghiên cứu không chỉ dựa vào dữ liệu mình thu thập được mà dữ liệu này còn có thể kết hợp với thông tin tiên nghiệm để tiến hành nghiờn cứu thụng qua việc tớnh toỏn phõn phối hậu nghiệm Mariởlle & cộng sự (2017) khẳng định rằng phân tích dữ liệu theo trường phái Bayes có thể khắc phục được nhược điểm mẫu nhỏ nhờ vào việc suy diễn kết quả nghiên cứu dưới dạng phân phối xác suất các giá trị tham số, bất kể về kích thước mẫu.

Ngoài khắc phục được vấn đề mẫu nhỏ, cách diễn giải các kết quả thống kê của trường phái Bayes cũng được cho là phù hợp với thực tế hơn là cách tiếp cận tần suất truyền thống (Hung & Thach, 2018; Hung & cộng sự, 2019) Cụ thể, với cách tiếp cận tần suất giả định rằng, các hệ số hồi quy trong mô hình là chưa biết nhưng cố định, hệ số này được tính thông qua vô số lần thí nghiệm giống nhau và lặp đi lặp lại Giả định này được cho là phù hợp với lĩnh vực về khoa học tự nhiên hơn là khoa học xã hội (Nguyễn Ngọc Thạch & Nguyễn Trần Xuân Linh, 2019) Ví dụ, chúng ta rất khó để có thể thuyết phục được các nhà hoạch định chính sách rằng các yếu tố tác động đến ổn định ngân hàng là một thí nghiệm được lặp đi lặp lại trong nhiều năm với các điều kiện giống nhau hoàn toàn Trong khi đó, phân tích Bayes được dựa trên giả định các dữ liệu quan sát là cố định và hệ số hồi quy được xem là đại lượng ngẫu nghiên, nó có dao động, nó chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố gây nhiễu phụ thuộc vào đặc thù của từng đối tượng Vì vậy, kết quả hồi quy Bayes sẽ được thể hiện qua hàm phân phối xác suất hậu nghiệm Tóm lại, cách tiếp cận Bayes sẽ trả lời câu hỏi nghiên cứu thông qua phân phối cho thông số trong mô hình, trong khi phân tích tần suất cung cấp ước lượng điểm cho các hệ số hồi quy, điều này làm cho cách diễn giải của phương pháp Bayes phù hợp với thực tế hơn

(Nguyễn Ngọc Thạch & cộng sự, 2021).Tuy nhiên, Bayes cũng có nhược điểm lớn do Bayes là thuật toán phức tạp nên chi phí tính toán lớn, nhưng McNeish (2016) nhấn mạnh rằng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học máy tính thì phương pháp Bayes đã trở nên dễ tiếp cận và phổ biến hơn, ngày càng có nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã chuyển hướng sang cách tiếp cận Bayes để mô hình hóa dữ liệu mẫu nhỏ Van de Schoot (2016) đã ghi nhận rằng số lượng nghiên cứu thực nghiệm sử dụng phương pháp Bayes đã tăng gần gấp 5 lần từ năm 2010 đến năm 2015 Cũng vì lý do này, tác giả sẽ áp dụng kinh tế lượng Bayes để đánh giá tác động của cạnh tranh và tập trung ngành đến ổn định hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2011-2021. Để tiến hành phân tích mô phỏng Bayes trong nghiên cứu này, tác giả sẽ áp dụng thuật toán Metropolis-Hastings, kích thước chuỗi MCMC là 10.000 cùng với cách lấy mẫu Gibbs để tăng hiệu quả trong mô phỏng chuỗi MCMC Do các nghiên cứu trước được thực hiện theo cách tiếp cận tần suất, nên thông tin tiên nghiệm trong nghiên cứu này là không có sẵn Tuy nhiên, với số liệu thu thập từ 27 NHTM trong giai đoạn 2011-2021 là tương đối lớn, phân phối tiên nghiệm sẽ tác động không quá đáng kể đối với phân phối hậu nghiệm Vì vậy, đối với trường hợp mẫu lớn và thông tin tiên nghiệm không có sẵn, Block & cộng sự (2011) đề xuất phân bố Gaussian với các phân phối khác nhau cho các mô hình nghiên cứu, và sau đó sử dụng phân tích nhân tố Bayes để lựa chọn mô phỏng có thông tin tiên nghiệm phù hợp nhất với dữ liệu mô hình nghiên cứu.

Bảng 3.2 Mô phỏng thông tin tiên nghiệm

Nguồn: Tổng hợp của tác giả Các mô phỏng tại bảng 3.2 thể hiện mức độ thông tin trong các tiên nghiệm giảm dần với Mô phỏng 1.1 (đối với mô hình 1), Mô phỏng 2.1 (đối với mô hình 2) có thông tin tiên nghiệm mạnh nhất và Mô phỏng 1.5 (đối với mô hình 1), Mô phỏng 2.5 (đối với mô hình 2) có thông tin tiên nghiệm yếu nhất Sau khi thiết lập các mô phỏng với mức độ thông tin khác nhau cho các tiên nghiệm trong mô hình nghiên cứu, tác giả sẽ thực hiện hồi quy các mô phỏng được đề xuất Bước tiếp theo, kỹ thuật phân tích nhân tố Bayes (Bayes Factor) và Kiểm định mô hình Bayes(Bayes Test Model) sẽ được sử dụng để lựa chọn các mô phỏng có thông tin tiên nghiệm phù hợp với dữ liệu mô hình nghiên cứu Sau khi lựa chọn được thông tin tiên nghiệm phù hợp, tác giả sẽ tiến hành mô phỏng mô hình Bayes và thực hiện phân tích kết quả mô phỏng.

Dựa trên cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước đã được trình bày tại chương 2, trong chương này, luận văn đã trình bày các phương pháp đo lường tập trung ngành, cạnh tranh ngân hàng và ổn định ngân hàng Đồng thời, dựa vào các nghiên cứu đã được thực hiện, tác giả đã đề xuất các giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu; theo đó, bên cạnh tập trung ngành và cạnh tranh ngân hàng,tác giả còn xem xét về vai trò của các yếu tố khác bao gồm các yếu tố thuộc nội tại ngân hàng gồm quy mô ngân hàng, tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản, tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng, đa dạng hóa hoạt động được đo lường thông qua thu nhập ngoài lãi, các yếu tố kinh tế vĩ mô bao gồm lãi suất chính sách, tăng trưởng kinh tế GDP và lạm phát Ngoài ra, trong nghiên cứu này tác giả còn xem xét tác động của đại dịch Covid đến ổn định ngân hàng Bên cạnh đó, trong chương này tác giả còn giới thiệu về phương pháp kinh tế lượng Bayes, các lợi thế của Bayes trong phân tích định lượng đặc biệt là vấn đề mẫu nhỏ.

Tổng quan hoạt động hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2011-2021

Dựa vào báo cáo thường niên NHNN từ năm 2011-2021, tác giả tổng quan một số thông tin chính về hoạt động ngân hàng Việt Nam qua các năm trong giai đoạn nghiên cứu như sau:

- Năm 2011: Tính đến cuối năm 2011 thì mạng lưới các TCTD không những bao phủ ở thị trường nội địa mà còn có những bước tiến mở rộng sang thị trường quốc tế Hoạt động quản trị điều hành, các chỉ tiêu về đảm bảo an toàn và năng lực tài chính được tăng cường Do năm 2011 các chỉ tiêu về tỷ lệ đảm bảo an toàn có diễn biến tốt hơn so với năm 2010 mà trong đó có vốn tự có tăng làm cho tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu toàn hệ thống tương đối ổn định hơn Nợ xấu trong năm 2011 có xu hướng gia tăng hơn do lãi suất tăng cao trong khi Nhà nước thực hiện chính sách vĩ mô chặt chẽ để kiểm soát lạm phát Năm 2011, do tình hình kinh tế thế giới chịu ảnh hưởng của cuộc nợ công Châu Âu làm cho tình hình kinh tế Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro thách thức Tăng trường kinh tế ở mức 5.89% là do tác động của kinh tế thế giới và chính sách vĩ mô chặt chẽ của Chính phủ để kiềm chế lạm phát trên đà tăng cao.

- Năm 2012: Mặc dù năm 2012 dưới tác động của cuộc khủng hoảng nợ côngChâu Âu, tăng trưởng kinh tế thế giới giảm xuống và đà phục hồi vẫn còn yếu nhưng kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục giữ được sự ổn định Lạm phát được kiềm chế,thị trường tài chính tiền tệ được ổn định, lãi suất giảm liên tục cho phù hợp với tình hình kinh tế và đặc biệt là diễn biến lạm phát Tuy nhiên tăng trưởng kinh tế có chậm lại ở mức 5.25% phù hợp với tình hình kinh tế Việt Nam trong năm 2012 Số lượng các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài có giảm so với năm 2011 do triển khai Đề án Cơ cấu lại các TCTD giai đoạn 2011-2015 đã được Thủ tướngChính phủ phê duyệt thông qua các hoạt động hợp nhất, sáp nhập ngân hàng Sau một năm tái cơ cấu thì năm 2012 là năm chứng kiến nhiều sự sáp nhập, mua lạ trong ngành ngân hàng như: hợp nhất 3 ngân hàng SCB, Ficombank và Ngân hàngViệtNam Tín Nghĩa; Sáp nhập Habubank vào SHB; Ngân hàng Phương Tây (Western Bank) hợp nhất với PVFC (Tổng công ty cổ phần Tài chính dầu khí) Chính vì vậy các ngân hàng càng phải chú trọng nâng cao năng lực điều hành và các chỉ tiêu về đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng Tuy nhiên do tình hình kinh tế khó khăn nên hệ số sinh lời của hệ thống ngân hàng giảm, doanh nghiệp thua lỗ, phá sản tăng dẫn đến rủi ro tín dụng có xu hướng tăng, dự phòng rủi ro tăng kéo theo ROA và ROE toàn hệ thống giảm (ROA giảm từ mức 1,00% xuống 0,62%, ROE giảm từ 11,88% xuống 6,31%) so với năm 2011) Như vậy năm 2012 là một năm kinh tế Việt Nam còn đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức Tỷ lệ lạm phát ở mức 9.21%, lãi suất cho vay ở mức cao, nhiều TCTD tiềm ẩn rủi ro hệ thống.

- Năm 2013 nền kinh tế Việt Nam tiếp tục giữ được sự ổn định và hồi phục nhẹ so với năm 2012 trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu vẫn tăng chậm Lạm phát tiếp tục được kiềm chế, tỷ lệ lạm phát ở mức 6.6%, thị trường tài chính ổn định, lãi suất giảm liên tục phù hợp hơn với tình hình kinh tế Tuy nhiên, do tình hình hình kinh tế còn khó khăn nên rủi ro tín dụng vẫn có xu hướng gia tăng Tính đến cuối năm 2013 vốn tự có của toàn hệ thống TCTD tăng trưởng 9.61 % so với năm 2012, khả năng sinh lời của tài sản có ROA 0.5%, vốn chủ sỡ hữu ROE 0.56% Nợ xấu năm 2013 giảm hơn so với năm 2012 1.6% là do các TCTD triển khai các giải pháp tự xử lý nợ xấu, cơ cấu lại nợ hổ trợ cho doanh nghiệp tiếp cận vốn vay cho sản xuất, tăng trích lập dự phòng, xử lý nợ xấu bằng dự phòng, nâng cao chất lượng tín dụng… theo chính sách kiềm chế lạm phát và xử lý nợ xấu của NHNN, đặc biệt là sự thành lập và đi vào hoạt động của Công ty quản lý tài sản VAMC- công cụ đặc biệt của Nhà nước nhằm góp phần xử lý nhanh nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp.

- Năm 2014 kinh tế trong nước tiếp tục tăng trưởng nhanh hơn năm 2013,các doanh nghiệp trong nước vượt qua được giai đoạn khó khăn của thị trường, thị trường tiêu thụ tăng, xuất khẩu tăng Ổn định vĩ mô được duy trì với mức lạm phát thấp ở mức tỷ lệ 4.09%, thị trường tài chính-tiền tệ và ngoại hối ổn định và vận hành thông suốt Tính đến cuối năm 2014 tổng vốn điều lệ toàn hệ thống có tăng nhẹ 3.3% so với năm 2013 do điều kiện kinh tế còn khó khăn nên các ngân hàng thận trọng hơn trong chiến lược tăng vốn Vốn tự có toàn hệ thống tăng 4.4%, tổng tài sản tăng 12.2% so với cuối năm 2013 Các ngân hàng tiếp tục cải thiện các tỷ lệ đảm bảo an toàn, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 12.8% mặc dù có giảm hơn so với năm 2013 nhưng vẫn trong mức an toàn Các ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh quá trình xử lý nợ xấu làm khả năng sinh lời của tài sản có (ROA) và vốn chủ sở hữu (ROE) tăng nhẹ so với

2013 (ROA 0.6% và ROE 6.4%) Như vậy, với việc triển khai chủ động, đồng bộ các giải pháp, điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2014 đã đóng góp quan trọng vào công cuộc ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nâng cao xếp hạng tín nhiệm quốc gia Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát cả năm ở mức ổn định nhất trong một thập kỷ qua Tăng trưởng kinh tế đạt 5,98%, cao hơn mức mục tiêu 5,8% đề ra từ đầu năm, mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm, đưa mặt bằng lãi suất cho vay giảm hỗ trợ tốt cho sản xuất kinh doanh và nền kinh tế.

- Năm 2015 là năm mà kinh tế Việt Nam phục hồi tích cực, tăng trưởng kinh tế đạt 6.68% cao nhất trong 8 năm qua, tỷ lệ lạm phát đạt 0.63% thấp nhất trong 15 năm Năm 2015 là năm cuối cùng thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015 theo đó hoạt động sáp nhập, mua lại giữa các TCTD tiếp tục có sự biến động như: Sáp nhập MHB - BIDV, Mekong Bank - MaritimeBank và Southern Bank – Sacombank Các ngân hàng tiếp tục nâng cao năng lực tài chính, cải thiện các tỷ lệ đảm bảo an toàn Đến cuối năm 2015, vốn tự có toàn hệ thống tăng 16.4%, tổng tài sản tăng 12.4% so với năm 2014 Hiệu quả hoạt động kinh doanh năm 2015 thấp hơn so với năm 2014 do chênh lệch thu chi giảm trong khi tổng tài sản tăng mạnh, ROA và ROE đều giảm, cụ thể ROA đạt 0.4% và ROE đạt 6.3% Nợ xấu năm 2015 được các ngân hàng xử lý thông qua việc mua bán nợ cho công ty VAMC, sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ, thu hồi nợ khách hàng bằng nhiều cách như phát mại tài sản,…do đó nợ xấu đã được khống chế, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống giảm về ngưỡng an toàn 2.55% Như vậy với những khó khăn, thách thức năm 2015 theo mục tiêu của Chính phủ và diễn biến kinh tế vĩ mô,thị trường tiền tệ thì Ngân hàng nhà nước đã triển khai chính sách nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế, đảm bảo an toàn các TCTD đã thành công trong việc ổn định vĩ mô, tăng trưởng kinh tế đặt nền tảng quan trọng cho định hướng phát triển một hệ thống ngân hàng ổn định, lành mạnh trong quá trình tái cơ cấu, hội nhập quốc tế của đất nước.

- Năm 2016, trong điều kiện kinh tế thế giới phục hồi chậm, thương mại toàn cầu trì trệ làm cho kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn thách thức trong giai đoạn đầu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016-2020 Tuy nhiên cùng với sự nổ lực chung thì nền kinh tế trong nước vẫn tiếp tục đà phục hồi và phát triển ổn định, lạm phát được kiểm soát, tỷ lệ lạm phát 2.66%, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6.21% Năng lực tài chính và quy mô hoạt động của các ngân hàng trong năm 2016 cũng được cải thiện góp phần hổ trợ tăng trưởng kinh tế Đến cuối năm

2016, tổng tài sản của toàn hệ thống tăng 16.2%, vốn tự có toàn hệ thống tăng 10.7% so với cuối năm 2015 Việc tái cơ cấu, xử lý nợ xấu được triển khai quyết liệt giúp đảm bảo an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng, chất lượng tín dụng được cải thiện ở mức tỷ lệ nợ xấu 2.46% giảm nhẹ hơn so với năm 2015 ROA và ROE có tăng nhẹ hơn so với năm 2015 (ROA 0.6% và ROE 7.5%), tỷ lệ an toàn vốn 12.8% giảm nhẹ hơn so với năm 2015 Như vậy năm 2016 với các chính sách tiền tệ, các giải pháp và hoạt động ngân hàng đạt được những thành công trong điều kiện khó khăn, thách thức đã đóng góp quan trọng trong việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, hổ trợ tăng trưởng kinh tế.

- Năm 2017 khi nền kinh tế thế giới tăng trưởng tích cực trở lại thì kinh tếViệt Nam cũng bắt nhịp với xu hướng phục hồi của kinh tế thế giới tăng trưởng cao,lạm phát được kiểm soát ở mức 3.53% (tăng so với 2016 nhưng vẫn thấp hơn so với mục tiêu của Quốc hội) Năng lực tài chính và quy mô hoạt động của các TCTD tiếp tục từng bước cải thiện, góp phần hổ trợ cho tăng trưởng kinh tế Cuối năm 2017 thì tổng tài sản của toàn hệ thống tăng 17.6%, vốn tự có tăng 11.6% so với năm 2016,ROA và ROE lần lượt đạt 0.7% và 10.1% có tăng so với năm 2016, CAR ở mức12.2% có giảm nhẹ so với năm 2016, tỷ lệ nợ xấu chiếm 1.99% tổng dư nợ giảm so với năm 2016 Việc tái cơ cấu, xử lý nợ xấu tiếp tục được thực hiện quyết liệt góp phần ổn định an toàn hệ thống ngân hàng.

- Năm 2018 tăng trưởng kinh tế thế giới tiếp tục được duy trì và có biểu hiện chậm lại ở những tháng cuối năm, áp lực lạm phát gia tăng Ở Việt Nam thì kinh tế tiếp tục có mức tăng trưởng cao nhất trong 11 năm qua, lạm phát tiếp tục được kiểm soát dưới mục tiêu của Quốc hội với tỷ lệ lạm phát 3.54% Ngành ngân hàng tiếp tục đạt được hiệu quả kinh doanh tích cực, năng lực tài chính và xử lý nợ xấu được nâng cao, tổng tài sản tăng 10.6% và vốn tự có tăng 12.9% so với năm 2017 Các ngân hàng mở rộng đẩy mạnh hoạt động cho vay, đầu tư và vốn tự có tăng chậm hơn so với tổng tài sản có rủi ro làm cho tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu cuối năm 2018 giảm nhẹ hơn so với năm 2017 (CAR năm 2018 đạt 12.1%), ROA vả ROE lần lượt là 0.9% và 11.8% tăng so với năm 2017 Nhìn chung năm 2018 NHNN đã bám sát mục tiêu của Quốc hội, Chính phủ và diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ để điều hành CSTT chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững; đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống các TCTD.

- Năm 2019 hệ thống ngân hàng tiếp tục đạt được kết quả tích cực: năng lượng tài chính, chất lượng tài sản, xử lý nợ xấu đều được nâng cao Đến cuối năm

2019, tổng tài sản toàn hệ thống tăng 13.69%, vốn tự có toàn hệ thống tăng 13.1% so với cuối năm 2018, ROA 1.01% và ROE 12.95% đều tăng hơn so với năm 2018, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đạt 11.95%, chất lượng tín dụng được nâng cao, nợ xấu của hệ thống giảm và tiếp tục được kiểm soát, tỷ lệ nợ xấu đến cuối năm 2019 là 1.63% Năm 2019, khi tình hình kinh tế quốc tế diễn biến phức tạp, kinh tế toàn cầu tăng chậm dưới tác động căng thẳng thương mại giữa các nước lớn, thương mại toàn cầu sụt giảm và có nhiều yếu tố không thuận lợi Trong nước, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh (nhất là dịch tả lợn Châu Phi) gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân nhưng với chính sách tiền tệ được điều hành chủ động, linh hoạt và phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách khác giúp cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 7.02% vượt mục tiêu đề ra, lạm phát được kiểm soát ở mức tỷ lệ 2.79%, các cân đối lớn của nền kinh tế được củng cố.

- Năm 2020, dưới tác động của dịch bệnh Covid-19, kinh tế toàn cầu suy thoái sâu nhất trong các thập kỷ trở lại đây Trong nước, mặc dù có những thuận lợi từ năm 2019 nhưng dịch Covid-19 tác động sâu nhất tác động nhiều mặt đến kinh tế, đời sống xã hội, sản xuất kinh doanh, lao động mất việc làm, thu nhập giảm…. Tuy nhiên với sự đoàn kết, đồng lòng Việt Nam từng bước phục hồi, bảo đảm đời sống nhân dân, lạm phát được kiểm soát ở mức 3.23%, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 2.91% Năm 2020, hệ thống ngân hàng tiếp tục được củng cố năng lực tài chính, xử lý nợ xấu, kết quả kinh doanh được cải thiện Đến cuối năm 2020, tổng tài sản toàn hệ thống tăng 11.45%, vốn điều lệ tăng 7.89% so với năm 2019 ROA và ROE toàn hệ thống có giảm nhẹ so với năm 2019 (ROA 0.96% và ROE 12.11%). Trong bối cảnh dịch bệnh ảnh hưởng tiêu cực đến nến kinh tế làm suy giảm năng lực tài chính và khả năng trả nợ của các doanh nghiệp nhưng các ngân hàng đã triển khai các biện pháp phòng ngừa nợ xấu mới phát sinh, kiểm soát và duy trì tỷ lệ nợ xấu nội bảng ở mức 1,69% (dưới 3%) Như vậy, trong điều kiện khó khăn của năm

2020 với chính sách tiền tệ được NHNN chủ động, linh hoạt điều hành linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với các chính sách kinh tế vĩ mô để ứng phó dịch bệnh, lạm phát được kiểm soát, ổn định thị trường và nền tảng kinh tế vĩ mô; triển khai các giải pháp đột phá góp phần phục hồi tăng trưởng, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân.

Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu

Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến trong mô hình

Variable Obs Mean Std Dev Min Max

Nguồn: Tính toán của tác giả Bảng 4.1 thể hiện một cách tổng quát nhất giá trị của các biến trong mô hình từ mẫu quan sát là 27 NHTM được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2011-2021 Giá trị trung bình của LnZscore đạt xấp xỉ 2,827, điều này ngụ ý rằng nếu ROA trung bình giảm 2,827 lần độ lệch chuẩn của ROA thì sẽ làm cho VCSH của ngân hàng về bằng 0, độ lệch chuẩn của giá trị LnZscore là 0,583, giá trị lớn nhất của hệ số LnZscore là 4,203 và giá trị nhỏ nhất là 0,163, điều này cho thấy có sự khác biệt tương đối lớn về giá trị Zscore giữa các ngân hàng.

Giá trị HHI trung bình của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2011-2021 là 0,11 độ lệch chuẩn của HHI là 0,004, giá trị lớn nhất của mức độ tập trung ngành là 0,117 và giá trị nhỏ nhất đạt 0,101, điều này cho thấy có sự biến động về mức độ tập trung ngành qua các năm, tuy nhiên mức độ biến động này là không đáng kể, và nằm trong khoảng [0,1; 0,18], điều này hàm ý rằng mức tập trung ngành của hệ thống NHTM Việt Nam ở mức độ vừa phải. Đối với các biến kiểm soát, tỷ lệ VCSH trên TTS (CAP) của các NHTM Việt Nam niêm yết trên thị trường chứng khoán giai đoạn 2011-2021 dao động trong khoảng 0,019 đến 0,255, giá trị trung bình đạt 0,09 độ lệch chuẩn đạt 0,041 Quy mô ngân hàng (SIZE), được đo lường thông qua logarit tổng tài sản có giá trị trung bình là 8,022, độ lệch chuẩn 0,019 giá trị lớn nhất là 10,285 và giá trị nhỏ nhất đạt 5,019 Thu nhập ngoài lãi (NITA) có giá trị trung bình 0,051 độ lệch chuẩn 0,1, giá trị lớn nhất của NITA là 0,47 và giá trị nhỏ nhất là -0,26, thu nhập ngoài lãi mang giá trị âm có nghĩa là có một số ngân hàng có hoạt động ngoài tín dụng không hiệu quả khiến cho chi phí ngoài lãi cao hơn doanh thu ngoài lãi, kết quả là ngân hàng bị thua lỗi trong các hoạt động phi tín dụng Tốc độ tăng trưởng tín dụng cũng có sự biến động rất lớn giữa các ngân hàng qua các năm, giá trị lớn nhất của CRE là 1,716 tức có năm, tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng đạt hơn 170%, tuy nhiên cũng có năm, có ngân hàng có mức suy giảm tín dụng giảm, mức tăng trưởng tín dụng trung bình đạt 0,223 độ lệch chuẩn 0,239 Lãi suất chính sách (ITP) trung bình trong giai đoạn nghiên cứu là 5,4% độ lệch chuẩn 3,6% lãi suất chính sách năm cao nhất là 13,5% và năm thấp nhất 0,8% Tốc độ tăng trưởng GDP năm cao nhất đạt 7,2% năm thấp nhất là 2,9%, mức tăng trưởng trung bình trong giai đoạn nghiên cứu là 6,2% với độ lệch chuẩn là 1,2% Lạm phát (INF) năm cao nhất là 18,6% năm thấp nhất là 0,6%, mức lạm phát trung bình giai đoạn 2011-2021 là 5,8% với độ lệch chuẩn là 4,8% Đối với biến Covid-19, mặc dù đại dịch Covid xuất hiện từ năm

2019 nhưng nó xảy ra từ những ngày cuối năm trong năm này và chưa gây ra hậu quả nặng nề, do vậy, tác giả gán giá trị “1” cho biến Covid-19 ở năm 2020 và năm2021.

Kết quả phân tích tính vững mô phỏng Bayes

Như tác giả đã trình bày tại phần phương pháp nghiên cứu, thông tin tiên nghiệm cho nghiên cứu này là không có sẵn, do vậy để có được thông tin tiên nghiệm phù hợp nhất với dữ liệu nghiên cứu, tác giả sẽ tiên hành phân tích nhân tốBayes và kiểm định Bayes hậu nghiệm.

Bảng 4.2 Kết quả phân tích nhân tố Bayes

Mô hình 1 Chains Avg DIC Avg log(ML) log(BF)

Mô hình 2 Chains Avg DIC Avg log(ML) log(BF)

Nguồn: Tính toán của tác giả. Trong phân tích Bayes, mô phỏng được đánh giá phù hợp nhất là mô phỏng có hệ số log(BF), log(ML) trung bình lớn nhất và DIC trung bình là nhỏ nhất Kết quả tại bảng phân tích nhân tố Bayes cho thấy, đối với mô hình 1, mô phỏng 1.1 có ưu thế hơn so với các mô hình khác khi log(BF) và log(ML) của mô phỏng này là cao nhất, nhưng ưu thế này không phải là tuyệt đối khi hệ số DIC của mô phỏng 1.1 không tốt bằng mô phỏng 1.2 Đối với mô hình 2 thì mô phỏng 2.1 có ưu thế hơn so với các mô hình còn lại khi có log(BF), log(ML) cao nhất và hệ số DIC trung bình nhỏ nhất Tuy nhiên, để đảm bảo lựa chọn được mô hình phù hợp nhất, tác giả tiếp tục thực hiện kiểm định mô hình Bayes.

Bảng 4.3 Kết quả phân tích Bayes hậu nghiệm

Mô hình 1 Chains Avg log(ML) P(M) P(M|y)

Mô hình 2 Chains Avg log(ML) P(M) P(My)

Nguồn: Tính toán của tác giảKết quả kiểm định mô hình Bayes tại bảng 4.3 đã bổ sung bằng chứng khẳng định mô phỏng 1.1 là mô phỏng có thông tin tiên nghiệm phù hợp nhất đối với mô hình 1, tương tự, mô phỏng 2.1 có thông tin tiên nghiệm phù hợp nhất cho mô hình2.

Hình 4.1 Biểu đồ chuẩn đoán hội tụ

Nguồn: Tính toán của tác giả Hình 4.1 thể hiện biểu đồ chuẩn đoán hội tụ của mô hình 1 Biểu đồ chuẩn đoán hội tụ chuỗi MCMC sẽ bao gồm (i) biểu đồ vết (trace plot), biểu đồ này theo quá trình lặp lại qua các lần một giá trị tham số của chuỗi MCMC, biểu đồ vết tại hình … cho thấy sự dao động quanh giá trị trung bình của biểu đồ, nghĩa là chuỗi MCMC có tính dừng dừng, và đủ điều kiện hội tự Bên cạnh biểu đồ vết, biểu đồ chuẩn đoán hội tụ còn bao gồm (ii) biểu đồ tự tương quan (autocorrelation), hình 4.1 cho thấy các đồ thị dao động chủ yếu mức dưới 0,02, điều này cho thấy sự phù hợp với mật độ mô phỏng phân phối, phản ánh các độ trễ của chuỗi MCMC nằm trong giới hạn hiệu quả Ngoài ra, khi xem xét biểu đồ chuẩn đoán hội tụ chúng ta còn phải quan tâm (iii) ước tính mật độ thể hiện qua biểu đồ histogram và density, cả hai đồ thị này tại hình 4.1 đều cho thấy hình dạng biểu đồ có sự đồng nhất và mô phỏng hình dáng dạng phân phối chuẩn, do vậy có thể kết luận suy diễn Bayes đối với mô hình 1 là vững Ta cũng có các kết luận tương tự đối với mô hình 2.

Nhằm cũng cố cho kết luận của kết quả phân tích hội tụ, tác giả tiếp tục tiến hành phân tích đồ thị Cusum.

Nguồn: Tính toán của tác giả Để đánh giá tốc độ trộn của chuỗi MCMC, chúng ta sẽ sử dụng đồ thị Cusum. Tốc độ trộn chuỗi MCMC càng nhanh thì đồ thị thể hiện chuỗi Cusum càng gồ ghề, và cắt trục X nhiều lần, khi đó MCMC của mô phỏng Bayes sẽ đáp ứng điều kiện hội tụ Ngược lại, nếu đồ thị Cusum mượt và không cắt trục X thì quá trình trộn chuỗi MCMC sẽ diễn ra chậm, nghĩa là chuỗi MCMC sẽ không đáp ứng điều kiện hội tụ Hình 4.2 cho thấy các chuỗi trong các ô đồ thị Cusum có hình dạng răng cưa và cắt trục x nhiều lần ở cả hai mô hình cho cả đồ thị các tham số và đồ thị phương sai, do vậy quá trình trộn chuỗi MCMC diễn ra nhanh, có nghĩa là chuỗi MCMC đáp ứng yêu cầu về hội tụ.

Bên cạnh chuẩn đoán hội tụ bằng hình ảnh, tác giả còn sử dụng Kiểm định Grubin để đảm bảo các chuỗi MCMC trong mô hình là hội tụ.

Nguồn: Tính toán nhóm tác giả Theo Gelman & Rubin (1992) và Brooks & Gelman (1998) thì nếu giá trị Grubin

Rc lớn hơn 1,2 thì chuỗi MCMC sẽ không đạt yêu cầu hội tụ hội tụ Tuy vậy, thực tế, tiêu chuẩn để chuỗi MCMC đảm bảo hội tụ là khắt khe hơn, theo đó giá trị Rc phải nhỏ hơn 1,1 Kết quả kiểm định Grubin tại bảng … cho thấy rằng giá trị Rc của các tham số đều không vượt quá 1,1, như vậy có thể khẳng định chuỗi MCMC hội tụ và do vậy, kết quả mô phỏng Bayes là vững.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Bảng 4.5 Kết quả mô phỏng Bayes

Mean Std Dev MCSE Median Equal-tailed

Khác với kinh tế lượng tần suất, kết quả hồi quy thể hiện ước lượng điểm của các hệ số hồi quy, kết quả mô phỏng thống kê Bayes được thực hiện thông qua thuật toán Metropolis–Hastings (MH) với mô hình hồi quy được tiến hành mô phỏng 10.000 lần, mỗi lần mô phỏng chúng ta sẽ thu được các hệ số hồi quy của mô hình, do vậy, bảng kết quả mô phỏng sẽ thể hiện giá trị trung bình (Mean) của các thông số trong mô hình sau 10.000 lần mô phỏng Bên cạnh đó, bảng kết quả mô phỏng còn cung cấp các giá trị về sai số chuẩn (Std Dev) cho các hệ số hồi quy, sai số chuẩn chuỗi Monte-Carlo (MCSE).

Bảng 4.5 có thể thấy, tỷ lệ chấp nhận trung bình của cả 2 mô hình đều đạt 1, đáp ứng tiêu chuẩn tối thiểu 10%, hiệu quả nhỏ nhất trong 2 mô hình là 0,89 vượt xa mức cần thiết là 0,01 do đó mô hình trên đều đạt yêu cầu Ngoài tỷ lệ chấp nhận trung bình và hiệu quả tối thiểu chuỗi MCMC, chúng ta còn phải xem xét giá trị sai số chuẩn Monte-Carlo (Monte-Carlo Standard Error - MCSE) Flegal & cộng sự

(2008) khẳng định MCMC càng vững khi MCSE tiến gần về 0, Flegal & cộng sự

(2008) cũng cho rằng trong nghiên cứu thực nghiệm MCSE nhỏ hơn 6,5% độ lệch chuẩn là chấp nhận được và nhỏ hơn 5% độ lệch chuẩn thì đạt mức tối ưu.

Kết quả bảng 4.5 cho thấy nhìn chung tập trung ngân hàng giúp cải thiện sự ổn định của hệ thống ngân hàng khi nó có xu hướng tác động tích cực đến hệ sốZsocre và làm giảm nợ xấu Đối với năng lực cạnh tranh của ngân hàng, biến Lerner mang dấu dương đối với mô hình 1 nghĩa là nó có khuynh hướng làm tăng Zscore.Bên cạnh tập trung ngành (HHI_TD) và năng lực cạnh tranh (Lerner), số lượng ngân hàng (Banks), và quy mô ngân hàng (SIZE) cũng có tác động tích cực đến ổn định ngân hàng Trong khi đó các yếu tố khác như tăng trưởng tín dụng (CRE), tăng trưởng kinh tế (GDP), lạm phát (INF) và đại dịch Covid làm xói mòn sự ổn định của các ngân hàng khi nó làm giảm Zscore và tăng nợ xấu các ngân hàng thương mại Một điểm cần chú ý, tác động của yếu tố thu nhập ngoài lãi (NITA) đến hệ thống ngân hàng là tương đối mẫu thuẩn khi nó làm giảm hệ số Zscore đồng thời cũng làm giảm nợ xấu; ngược lại, biến lãi suất chính sách (ITP) lại có khuynh hướng làm tăng hệ số Zscore nhưng yếu tố này cũng làm tăng nợ xấu (NPL) của các ngân hàng Một điểm cần lưu ý khác giá trị hệ số hồi quy của biến Lerner đối với NPL chỉ đạt -0,016, giá trị này là tương đối thấp để chúng ta có thể xác định được khuynh hướng tác động của biến này đối với nợ xấu Ngoài giá trị Lerner, mô hình 2 cũng có các biến có hệ số hồi quy gần bằng 0 là mức tăng trưởng tín dụng (CRE) và biến đại dịch COVID, biến số lượng ngân hàng (SIZE) cũng có giá trị tương đối thấp khiến chúng ta gặp nhiều khó khăn trong việc xác định tác động của các yếu tố này Do vậy, để phân tích một cách toàn diện hơn về tác động của các yếu tố trên đối với sự ổn định của hệ thống ngân hàng, chúng ta cần tiến hành phân tích Bayes hậu nghiệm để xác định xác suất tác động của các yếu tố này đối với biến phụ thuộc.

Khác với phương pháp truyền thống, chúng ta sẽ kiểm định giả thuyết không (Null Hypothesis) để đánh giá liệu có mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc không Ví dụ, đối với nghiên cứu này, chúng ta có thể đặt giả thuyết H0: Tập trung ngân hàng không cải thiện ổn định hệ thống ngân hàng Giả thuyết H0 sẽ bị bác bỏ nếu p-value nhỏ hơn 1%, 5% hoặc 10%, nghĩa là tập trung ngân hàng sẽ cải thiện ổn định ngân hàng và ngược lại Tuy nhiên, p-value không giúp chúng ta ước lượng được tập trung ngân hàng cải thiện ổn định ngân hàng có xác suất xãy ra là bao nhiêu phần trăm Trong khi đó, với phương pháp Bayes có thể giúp ta trả lời được câu hỏi này.

Bảng 4.6 Xác suất hậu nghiệm Bayes

Xác suất {LnZscore:HHI_TD} > 0 0.593 0.491 0.003

Xác suất {NPL:HHI_TD} < 0 0.637 0.481 0.003

Nguồn: Tính toán của tác giả Bảng 4.6 thể hiện xác suất tác động của các biến độc lập đến ổn định các ngân hàng thương mại Theo đó, mức độ tập trung ngân hàng được đo lường thông qua chỉ số HHI có tác động cải thiện ổn định tài chính khi nó làm tăng chỉ số Zscore và làm giảm tỷ lệ nợ xấu của các NHTM, tuy nhiên, mức độ tác động này là không đáng kể khi xác suất tác động của HHI đối với Zscore chỉ là 59,3% và đối với nợ xấu chỉ là 63,7% Thực tế, trước năm 2011, các NHTM Việt Nam đua nhau mở rộng quy mô hoạt động, với làn sóng thành lập ngân hàng mới và đặc biệt là trào lưu chuyển đổi lên ngân hàng thành thị từ ngân hàng nông thôn Với làn sóng chuyển đổi này, mức độ tập trung ngành ngân hàng trong giai đoạn này đã giảm xuống với số lượng NHTM tăng trưởng nóng, ở thời kỳ cao nhất Việt Nam có 35 NHTM Do số lượng ngân hàng tăng mạnh, làm giảm mức độ tập trung đã gây ra áp lực cạnh tranh rất lớn, đẩy các ngân hàng vào một cuộc đua trong huy động và cho vay Tuy nhiên, do phát triển quá nóng, nền tảng tài chính của các ngân hàng này không thật sự vững chắc, cộng với khả năng quản trị yếu kém, và vô trách nhiêm trong việc điều hành hoạt động kinh doanh, nợ xấu của ngân hàng đã tăng vọt, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ, điều này đã làm cho sự ổn định của hệ thống ngân hàng bị suy giảm một cách nghiêm trọng Đối mặt với thách thức này, NHNN đã tiến hành hàng loạt biện pháp mạnh tay nhằm tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, một trong số đó là giảm mức độ phân tán của ngân hàng, tiến hành sát nhập các ngân hàng yếu kém, tăng mức độ tập trung ngành Cùng với các giải pháp hiệu quả khác mà tiêu biểu là công cụ trần tăng trưởng tín dụng được NHNN thực thi từ năm 2012, theo đó, các ngân hàng sẽ được phân loại thành 4 nhóm tùy vào tình hình hoạt động và năng lực tài chính mà mức trần tăng trưởng sẽ lần lượt là 17%, 15%, 8% và 0% Với các giải pháp mạnh tay này, hệ thống NHTM dần vượt qua khó khăn Sau khi các ngân hàng yếu kém được xử lý, năng lực tài chính của các ngân hàng được cải thiện, nhiều NHTM Việt Nam được tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín tăng hạng tín nhiệm, lúc này, nhiều ngân hàng nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam, mức độ cạnh tranh ngành giảm, tuy nhiên với các chính sách được điều hành đúng đắn, cùng với việc giám sát năng lực tài chính của các NHTM diễn ra một cách chặt chẽ, sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng vẫn được giữ vững, điều này đã giải thích cho việc mức độ tập trung ngành giảm nhưng sự ổn định của các ngân hàng vẫn được duy trì, nên tác động của tập trung ngành đến ổn định ngân hàng là tương đối mờ nhạt trong giai đoạn này.

Chỉ số Lerner có tác động cải thiện mức độ ổn định của các NHTM rất rõ nét khi xác suất tác động của biến này đối với Zscore chạm ngưỡng 100% và tác động làm giảm nợ xấu của chỉ số này đạt gần 95% Theo Phong (2010), ngân hàng có năng lực cạnh tranh cao sẽ tạo ra cơ sở để ngân hàng có thể duy trì và phát triển lợi thế của mình, củng cố và mở rộng thị trường, tạo ra nền tảng để ngân hàng có khả năng đương đầu với các cú sốc kinh tế, những biến động bất lợi của kinh tế vĩ mô. Kazarenkova (2006) cũng nhận định rằng năng lực cạnh tranh giúp các ngân hàng nâng cao tiềm năng khởi tạo và phát triển những sản phẩm đột phá mang tính cạnh tranh cao trên thị trường, giúp tạo dựng một thương hiệu uy tín, đáng tin cậy trong việc đáp ứng các nhu cầu của khách hàng, điều này không chỉ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng mà còn góp phần nâng cao sức kháng cự của ngân hàng trước các biến động vĩ mô.

Nghiên cứu của Võ Xuân Vinh & Đặng Bửu Kiếm (2016) cho hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2006-2014 đã cung cấp bằng chứng về việc nâng cao năng lực cạnh tranh giúp các ngân hàng giúp nâng cao và duy trì sự ổn định trong việc tạo ra lợi nhuận của các ngân hàng thương mại, nghĩa là cải thiện sự ổn định của ngân hàng thương mại Dựa trên bộ dữ liệu của các NHTM tại 12 quốc gia Châu Á,Sodarmono & cộng sự (2011) cũng xác nhận rằng sức mạnh cạnh tranh các ngân hàng càng lớn khi mức độ an toàn vốn cao, điều này sẽ giúp các ngân hàng nâng cao khả năng đối phó với rủi ro lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức có thể xảy ra trong quá trình hoạt động, giúp giảm thiểu rủi ro phá sản của các ngân hàng Kết quả này cũng tương đồng với các nghiên cứu của De Nicoló (2001), Uhde & Heimeshoff

(2009), Anginer & cộng sự (2014), Tabak & cộng sự (2015).

Tỷ lệ VCSH trên TTS (CAP) là một yếu tố quan trọng trong việc duy trì sự ổn định của các ngân hàng thương mại, theo đó các ngân hàng có tỷ lệ VCSH trên TTS lớn thì nợ xấu của ngân hàng thấp hơn với xác suất là 86,9% trong khi tác động cải thiện của yếu tố này đối với hệ số Zscore chạm ngưỡng 100%, điều này phù hợp với các giả thuyết đặt ra ban đầu Các ngân hàng có tỷ lệ VCSH cao sẽ có khả năng đáp ứng nhu cầu rút tiền cũng như các nhu cầu khác cao hơn, do vậy họ có khả năng kháng chịu trước những cỳ sốc tốt hơn (Anginer & Demirgỹỗ-Kunt, 2014) Nghiờn cứu của Allen

& cộng sự (2011) và Mehran & Thakor (2011) cũng đã cung cấp bằng chứng về việc các ngân hàng có tỷ lệ VCSH cao sẽ giúp họ vượt qua vấn đề người đại diện phát sinh do bất cân xứng thông tin Các tác giả này nhận định, các ngân hàng có tỷ lệ VCSH cao sẽ có nhiều động cơ hơn trong việc ra quyết định và giám sát các khoản vay, họ có tỷ lệ sống sót cao hơn Ngoài ra, các ngân hàng có tỷ lệ vốn cao cũng sẽ có mức độ tín nhiệm cao hơn, chi phí huy động vốn của họ thấp hơn, giúp họ gia tăng lợi nhuận biên và duy trì lợi nhuận một cách ổn định. Đối với quy mô ngân hàng (SIZE) kết quả phân tích Bayes hậu nghiệm cho thấy, quy mô ngân hàng càng lớn, tính ổn định của các ngân hàng này càng cao Cụ thể, xác suất tác độ của biến size đến NPL là 76,6%, mặc dù xác suất tác động này không rõ nét, nhưng tác động tích cực của size đối với Zscore lên đến 97,7%; do vậy chúng ta có đủ bằng chứng để kết luận quy mô ngân hàng giúp cải thiện sự ổn định ngân hàng, điều này phù hợp với giả thuyết đặt ra ban đầu Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của De Haan & Poghosyan (2012) khi tác giả này cho rằng các ngân hàng có quy mô tài sản lớn sẽ làm giảm sự biến động trong lợi nhuận qua đó làm giảm rủi ro của ngân hàng Nghiên cứu của Adusei (2015) tại Ghana cũng cung cấp bằng chứng cho thấy việc tăng quy mô tài sản của các ngân hàng nông thôn tại quốc gia này giúp tăng tính ổn định của ngân hàng.

Yếu tố đa dạng hóa hoạt động kinh doanh (NITA), được đo lường thông qua thu nhập ngoài lãi có tác động nghịch chiều đối với hệ số Zscore, nghĩa là nó làm giảm mức độ ổn định của ngân hàng, tuy nhiên mối quan hệ này tương đối mờ nhạt khi xác suất tác động của nó chỉ đạt 63,8%, trong khi đó xác suất mà biến số NITA giúp giảm tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng lên đến 99,7%, do vậy, có thể nhận định rằng, đa dạng hóa hoạt động ngân hàng giúp nâng cao sự ổn định của hệ thống ngân hàng. Odesanmi & Wolfe (2007) khẳng đinh rằng việc nâng cao thu nhập ngoài lãi sẽ giúp các ngân hàng ít phụ thuộc hơn vào hoạt động tín dụng, điều này giúp ngân hàng phân tán và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động, đặc biệt là rủi ro tín dụng, do vậy nợ xấu của các ngân hàng này sẽ giảm xuống Các tác giả này cũng cho rằng việc gia tăng thu nhập ngoài lãi sẽ giúp thu nhập của ngân hàng ổn định hơn, ít chịu biến động hơn khi có sự thay đổi trong chính sách tiền tệ.

Lãi suất chính sách (IRP) tăng lên cải thiện hệ số Zscore, tuy nhiên tác động này là rất mờ nhạt khi xác suất tác động của biến số này chỉ là 67,7%, trong khi đó khi lãi suất chính sách tăng làm nợ xấu của các ngân hàng tăng lên với xác suất83,5%, do vậy có thể kết luận rằng lãi suất chính sách tăng thì rủi ro của hệ thống ngân hàng có khuynh hướng gia tăng Nguyễn Trần Xuân Linh & cộng sự (2020) nhận định rằng, về mặt lý thuyết, khi lãi suất chính sách được duy trì ở mức thấp trong thời gian dài, sự ổn định của hệ thống tài chính sẽ bị xói mòn rủi ro bị tích lũy Tuy nhiên, CSTT chỉ có thể được nới lỏng trong thời gian dài khi lạm phát được duy trì ở mức thấp, ổn định qua thời gian, điều này không phù hợp với điều kiện của những quốc gia đang phát triển như Việt Nam khi lạm phát thường xuyên biến động và có những năm tăng mạnh như năm 2011 lạm phát lên đến 18,13% hoặc năm 2012 là 9,21% Đối mặt với lạm phát cao, NHNN buộc phải thắt chặtCSTT khiến lãi suất tăng mạnh, điều này làm tăng chi phí của những người vay tiền, nhất là tại Việt Nam, các khoản vay thường là các khoản vay thả nổi Lãi suất tăng không những làm tăng gánh nặng cho người vay vốn mà còn làm tăng chi phí hoạt động nền kinh tế, làm giảm giá trị ròng của các tài sản đảm bảo và làm giảm khả năng trả nợ của những người vay vốn, hậu quả là nợ xấu trong hệ thống ngân hàng tăng mạnh Đây là những gì đã xãy ra trong năm 2011-2012, buộc NHNN phải tiến hành tái cơ cấu hệ thống NHTM nhằm làm lành mạnh hệ thống ngân hàng.

Một kết quả đáng ngạc nhiên là lạm phát (INF) có xu hướng cải thiện sự ổn định các ngân hàng khi nó có xu hướng làm tăng Zscore với xác suất 83,2% và làm giảm nợ xấu với xác suất 82,6% Hà Văn Dũng & cộng sự (2020) giải thích rằng, Việt Nam là một quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế rất nhanh, để đạt được thành quả này, các chính sách kinh tế vĩ mô thường hướng tới tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là CSTT thường được nới lỏng để hướng tới mục tiêu này Khi CSTT được nới lỏng, lãi suất chính sách sẽ giảm xuống, điều này đã góp phần làm giảm tỷ lệ nợ xấu, nhưng lạm phát cũng sẽ tăng lên Tuy nhiên, khi lạm phát tăng quá cao, NHNN sẽ thực hiện các biện pháp thắt chặt để làm giảm lạm phát, lãi suất chính sách lúc này sẽ có xu hướng tăng lên khiến nợ xấu trong nền kinh tế tăng mạnh như đã giải thích ở phần trên.

Tác động của các yếu tố còn lại đến ổn định tài chính của các NHTM không rõ nét, theo đó, biến tăng trưởng tín dụng (CRE) có xu hướng làm suy giảm giá trịZscore tuy nhiên, xác suất của nó chỉ là 76,2%, biến này cũng làm giảm tỷ lệ nợ xấu nhưng xác suất chỉ đạt 54,5% Tương tự, biến tăng trưởng kinh tế (GDP) cũng làm giảm giá trị Zscore, tuy nhiên xác suất của tác động này chỉ ở mức 50,9% và yếu tố này cũng làm giảm nợ xấu nhưng xác suất cũng chỉ là 59,6% Cuối cùng, biến đại dịch Covid-19 có xu hướng làm giảm sự ổn định của NHTM, tuy nhiên tác động này rất mờ nhạt, khi xác suất làm giảm hệ số Zscore chỉ là 58,7% và xác suất làm tăng nợ xấu chỉ là 58,7% Thực tế, khi đại dịch Covid bùng phát, Việt Nam đã có những biện pháp đối hiệu quả để kiểm soát và giảm thiểu tác động của đại dịchCovid Bên cạnh đó, NHNN cũng như các cơ quan khác của chính phủ đã thực thi rất nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ nền kinh tế Những giải pháp này đã giảm thiểu tác động của đại dịch và hỗ trợ nền kinh tế vượt qua giai đoạn khó khăn này, do vậy,hoạt động ngân hàng dù có suy giảm, tuy nhiên mức suy giảm không đáng kể và nợ xấu vẫn được kiểm soát ở mức an toàn.

Trong chương 4, tác giả đã trình bày kết quả mô phỏng Bayes và phân tích các kết quả thu được từ xác suất Bayes hậu nghiệm, theo đó, biến số cạnh tranh ngân hàng giữ một vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định của hệ thống ngân hàng, trong khi đó, vai trò này của tập trung ngành là tương đối mờ nhạt. Ngoài ra, nghiên cứu còn xác định được các yếu tố khác cải thiện đáng kể ổn định ngân hàng bao gồm: quy mô ngân hàng, đo lường thông qua Logarit tổng tài sản, tỷ lệ VCSH/TTS, đa dạng hóa thu nhập, đo lường thông qua thu nhập ngoài lãi, đáng chú ý, lạm phát cũng là một yếu tố cải thiện ổn định của ngân hàng, tuy nhiên, tác động này chỉ là trong ngắn hạn Lãi suất chính sách yếu tố tác động tiêu cực đến ổn định tài chính của các NHTM Trong khi đó các yếu tố còn lại bao gồm tăng trưởng kinh tế GDP, tăng trưởng tín dụng và biến đại dịch Covid có tác động tương đối mờ nhạt đối với sự ổn định của hệ thống ngân hàng.

Kết luận của nghiên cứu

Hệ thống NHTM được xem là huyết mạch của hệ thống tài chính nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung Sự phát triển bền vững và ổn định của hệ thống ngân hàng sẽ tạo ra nền tảng vững chắc hỗ trợ sự phát triển các ngành nghề khác trong nền kinh tế, qua đó thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng một cách bền vững và ổn định Hơn thế nữa, tại các nước đang phát triển, hệ thống ngân hàng càng giữ một vai trò then chốt khi dòng vốn đầu tư trong nền kinh tế chủ yếu được huy động qua nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

Kinh tế Việt Nam đã có một giai đoạn phát triển bùng nổ đặc biệt là những năm 2006-2007, cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống tài chính, đặc biệt là làn sóng thành lập ngân hàng mới và chuyển đổi ngân hàng nông thôn thành ngân hàng thành thị, số lượng ngân hàng đã có sự tăng trưởng nóng trong giai đoạn này Tuy nhiên, do sự tăng trưởng quá nhanh về quy mô và số lượng các ngân hàng đã dẫn tới những trục trặc trong hệ thống ngân hàng Các ngân hàng Việt Nam trong những năm 2011-2012 lớn về số lượng nhưng nhiều ngân hàng trong số đó có năng lực tài chính hạn chế, năng lực quản trị yếu kém đã làm xói mòn sự ổn định của hệ thống ngân hàng Trước tình hình này, NHNN đã tiến hành tái cấu trúc hệ thống ngân hàng với mục tiêu giảm số lượng ngân hàng, tăng tính tập trung và tăng khả năng cạnh tranh của các ngân hàng trong nước Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, hệ thống tài chính mà cụ thể là các ngân hàng trong nước đã từng bước hội nhập sâu rộng vào hệ thống tài chính quốc tế thì việc tái cơ cấu, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các NHTM càng có ý nghĩa quan trọng.Với vai trò là huyết mạch của nền kinh tế, trong bối cảnh hội nhập kinh tế tài chính toàn cầu ngày càng sâu rộng, đòi hỏi các NHTM Việt Nam phải nâng cao khả năng cạnh tranh của mình và NHNN phải có những hướng đi đúng đắn để duy trì sự ổn định của hệ thống ngân hàng, nâng cao sức kháng cự của hệ thống tài chính trước các cú sốc vĩ mô xảy ra ngày càng thường xuyên trên thế giới.

Nghiên cứu này được thực hiện để cung cấp thêm các bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa tập trung, cạnh tranh ngành và sự ổn định của các NHTM để làm thông tin tham khảo cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách để duy trì sự ổn định của hệ thống ngân hàng, tạo ra nền tảng để đảm cho nền kinh tế có thể tăng trưởng một cách bền vững.

Trong nghiên cứu này, tác giả đã tóm lược các cơ sở lý thuyết về tập trung ngành, cạnh tranh ngành và tác động của hai yếu tố này đến sự ổn định của ngân hàng, ngoài ra tác giả cũng đề xuất cách thức đo lường phù hợp về sự ổn định ngân hàng, tập trung ngành và cạnh tranh ngành Cụ thể, để đo lường sự ổn định của ngân hàng, tác giả sử dụng hệ số Zscore và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ Đối với tập trung ngành, tác giả sử dụng chỉ số HHI; và chỉ số Lerner được dùng làm biến đại diện cho năng lực cạnh tranh của NHTM.

Thông qua dữ liệu được thu thập từ 27 NHTM được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2011-2021, nghiên cứu đã sử dụng phương pháp hồi quy theo cách tiếp cận Bayes để đánh giá tác động của tập trung ngành và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng Kết quả phân tích Bayes hậu nghiệm cho thấy, sự tập trung ngành không có vai trò quá lớn trong việc duy trì sự ổn định của hệ thống NHTM, trong khi đó năng lực cạnh tranh của các ngân hàng giữ một vị trí quan trọng trong việc duy trì sự ổn định của các NHTM Nghiên cứu cũng nhấn mạnh vai trò của quy mô ngân hàng, tỷ lệ VCSH và đa dạng hóa thu nhập trong việc cải thiện sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy,lãi suất chính sách có tác động tiêu cực đến ổn định ngân hàng, trong khi đó lạm phát lại có xu hướng cải thiện sự ổn định của hệ thống tài chính, tuy nhiên, tác động này chỉ đúng trong ngắn hạn Các yếu tố còn lại tăng trưởng tín dụng, tăng trưởngGDP và đại dịch Covid-19 có tác động tương đối mờ nhạt đối với ổn định tài chính.

Hàm ý chính sách

Từ kết quả nghiên cứu đã được trình bày, đề tài đưa ra gợi ý rằng để cải thiện sự ổn định của hệ thống ngân hàng thì nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng giữ một vai trò then chốt khi xác suất tác động của biến Lerner trong việc cải thiện hệ số Z-score chạm ngưỡng 100% và xác suất giảm thiểu nợ xấu của Lerner lên đến gần 95% Để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng, tác giả đề xuất một số hàm ý chính sách sau:

Về phía các ngân hàng thương mại

Hệ thống NHTM Việt Nam còn bộc lộ nhiều hạn chế trước những đòi hỏi ngày càng cao về ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng bền vững Chính vì vậy, các NHTM Việt Nam có thể cân nhắc một vài chính sách vừa đảm bảo sự hoạt động của mình, vừa duy trì sự cạnh tranh, tập trung cần thiết đồng thời vẫn đảm bảo sự ổn định của hệ thống ngân hàng như sau:

- Cần thu hút nhiều hơn đối tác nước ngoài, các nhà đầu tư chiến lược tham gia quản lý điều hành hoạt động của ngân hàng, từ đó hiện đại hóa ngân hàng, cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các NHTM.

- Các NHTM cần xác định cạnh tranh là xu thế tất yếu, nhất là trong giai đoạn hiện nay, các NHTM không chỉ cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước với nhau mà còn phải cạnh tranh với các đối thủ từ nước ngoài, đặc biệt là sự xuất hiện của các công ty công nghệ tài chính (Fintech) càng làm cho sự cạnh tranh này khốc liệt hơn Các NHTM cần phải có chiến lược, đào tạo hoặc huy động nhân sự chất lượng cao để nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Fintech tránh để mình trở nên lạc hậu và bị nhấn chìm trong xu thế cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra rất mạnh mẽ Các ngân hàng cũng có thể hợp tác với các công ty Fintech, tận dụng thế mạnh lẫn nhau, để cung ứng các dịch vụ, giải pháp tài chính ngân hàng tốt hơn, an toàn và thuận tiện cho người sử dụng, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng.

- Duy trì, nâng cao tiêu chuẩn hoạt động cho vay hiệu quả và đặc biệt phải đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn Basel II về tỷ lệ an toàn vốn tối thiều hoặc cao hơn. Bởi vì an toàn vốn là điều kiện quan trọng cần thiết để đảm bảo sự ổn định của hệ thống.

- Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng quy mô ngân hàng có tác động đến sự ổn định của ngân hàng Ngân hàng có quy mô tài sản lớn sẽ làm giảm rủi ro cho ngân hàng Vì vậy, các ngân hàng cần quản lý tốt chất lượng tài sản, tăng tỷ trọng thu nhập các hoạt động phi tín dụng để giảm hao hụt tài sản.

- Các NHTM Việt Nam cần tách bạch rõ quyền hạn, trách nhiệm của các phòng ban, tăng cường phối hợp giữa các ban, các chi nhánh trong toàn hệ thống trong việc phát tiển dịch vụ phi tín dụng Xây dựng những qui trình cụ thể nhằm hình thành hoạt động quản trị chiến lược chuyên nghiệp, nâng cao công tác dự báo, nghiên cứu thị trường phục vụ cho công tác quản trị, điều hành nhằm phát triển dịch vụ phi tín dụng Việc đổi mới mô hình quản trị, nâng cao năng lực quản trị cần xây dựng hệ thống cảnh báo sớm, sử dụng các công cụ quản lý rủi ro thị trường, tác nghiệp theo chẩn mực và thông lệ quốc tế.

Cạnh tranh hiện nay cũng đồng nghĩa với việc các ngân hàng đa dạng hóa các hoạt động của mình trong đó việc đa dạng hóa thu nhập ngoài lãi cũng có thể là một phương án tối ưu đối với các NHTM có ít thị phần hơn Các ngân hàng cần tìm thế mạnh riêng của mình để có thể đa dạng hóa các khoản thu nhập ngoài lãi để khi có rủi ro xảy ra xẽ ít ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng, từ đó đảm bảo sự ổn định cảu hệ thống.

- NHNN cần tăng cường giám sát hoạt động của các ngân hàng, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tránh sự cạnh tranh quá mức, có thể dẫn đến sự suy yếu của hệ thống ngân hàng, bởi vì cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng trong giai đoạn hiện nay ngày càng khốc liệt, đặc biệt là trong bối cảnh các ngân hàng nước ngoài tham gia vào thị trường trong nước càng nhiều Ví dụ cụ thể cho nhận định này là vào năm 2012, nhiều ngân hàng đã xé rào tham gia vào cuộc đua lãi suất, khiến lãi suất cho vay trong nền kinh tế tăng mạnh, điều này đã làm giảm bớt tác động kỳ vọng của NHNN trong việc điều hành CSTT Cần lưu ý, theo kết quả nghiên cứu, lãi suất tăng cũng là một yếu tố gây ra bất ổn hệ thống ngân hàng khi nó có thể làm tăng nợ xấu với xác suất lên đến gần 84%.

- Để nâng cao khả năng cạnh tranh của các NHTM, NHNN cần khuyến khích các ngân hàng mở rộng sang các nghiệp vụ phi lãi, nâng cao chất lượng dịch vụ.Điều này không chỉ giúp các NHTM cải thiện được năng lực cạnh tranh, mà hoạt động phi lãi còn là một yếu tố cải thiện sự ổn định của hệ thống ngân hàng khi nó giúp giảm nợ xấu lên đến 99%.

- Trong bối cảnh công nghệ ngày càng thâm nhập sâu rộng vào tất cả các lĩnh vực, NHNN cần tạo ra hành lang pháp lý, khuyến khích các ngân hàng đầu tư về công nghệ, từng bước chuyển đổi sang ngân hàng số, giúp thuận tiện các giao dịch của khách hàng, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM.

Thực tế, tại Việt Nam lĩnh vực tài chính - ngân hàng chịu sự kiểm soát rất chặt chẽ của Nhà nước vì đây vốn là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, có tác động to lớn đối với nền kinh tế Tuy nhiên, đối với hoạt động của Fintech thì vẫn chưa có hệ thống văn bản pháp luật đầy đủ để điều chỉnh hành vi các công ty này Cần phải nhận định rằng, sự phát triển Fintech là tất yếu, do vậy NHNN và cơ quan quản lý cần học tập kinh nghiệm các nước, tham vấn các chuyên gia nhằm nhanh chóng xây dựng một hành lang pháp lý để tạo điều kiện cho sự phát triển cũng như nắn hoạt động lĩnh vực này đi vào khuôn khổ, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế thay vì tạo ra những rủi ro tiềm ẩn đối với hệ thống tài chính.

- Tiếp tục rà soát và sát nhập các ngân hàng nhỏ, không đủ tiềm lực tài chính để có thể trụ vững trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng Việc khuyến khích sự gia tăng tập trung trong hệ thống bằng các biện pháp như mua bán, hợp nhất hay cho phép phá sản các ngân hàng hoạt động không hiệu quả sẽ góp phần lành mạnh hoạt động hệ thống ngân hàng cũng như tăng niềm tin với các nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân giúp hệ thống ngân hàng vận hành hiệu quả hơn.

- NHNN cần phải đẩy nhanh quá trình nâng vốn pháp định, thúc đẩy các NHTM nhanh chóng đáp ứng các tiêu chí về an toàn vốn theo tiêu chí của Basel II và hướng tới chạm ngưỡng Basel III Vì sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng đòi hỏi các ngân hàng phải có tiềm lực tài chính lớn, đặc biệt là nguồn vốn tự có Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ VCSH trên TTS (CAP) đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định của các NHTM khi xác suất giảm tỷ lệ nợ xấu của biến này đạt 87% trong khi xác suất các ngân hàng có tỷ lệ VCSH/TTS cao hơn có giá trị Z-score cao hơn chạm mức 100%.

- NHNN cần tạo điều kiện thuận lợi hơn để các ngân hàng 100% vốn nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh vững mạnh hơn, vì chỉ khi cạnh tranh với các đối thủ mạnh hơn về tài chính, công nghệ, tốt hơn về năng lực quản trị thì các NHTM Việt Nam mới chuyển mình tốt hơn.

Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

Mặc dù đề tài đã có những đóng góp về mặt thực tiễn, tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế như sau:

Thứ nhất, ngoài việc xem xét tác động của tập trung và cạnh tranh ngành thì nghiên cứu chỉ mới đề cập đến một vài nhân tố ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng như chính sách tiền tệ mà đại diện là biến lãi suất chính sách, hoặc các yếu tố thuộc về nội tại ngân hàng như quy mô ngân hàng, tăng trưởng tín dụng, đa dạng hóa hoạt động, được đo lường thông qua thu nhập ngoài lãi, tỷ lệ VCSH/TTS… Tuy nhiên,sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, khi phân tích nhân tố ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng, các nhà nghiên cứu thường đề cập đến chính sách an toàn vĩ mô,nhưng trong nghiên cứu này, nhưng nghiên cứu này đã bỏ sót yếu tố này Do vậy,trong những nghiên cứu tiếp theo, cần phải đánh giá chính sách an toàn vĩ mô tạiViệt

Nam đang được thực thi như thế nào và ảnh hưởng của nó đến ổn định tài chính ra sao.

Thứ hai, đề tài chưa xem xét đến yếu tố công nghệ, cụ thể là sự xuất hiện của các công ty công nghệ tài chính, hoặc việc áp dụng công nghệ trong tài chính (Fintech) ảnh hưởng đến ổn định tài chính của các ngân hàng như thế nào, do vậy trong nghiên cứu tiếp theo, để đánh giá một cách toàn diện các nhân tố ảnh hưởng đến ổn định tài chính như thế nào thì cần phải xem xét đến yếu tố Fintech.

Thứ ba, nghiên cứu chỉ mới xem xét tác động của cạnh tranh, tập trung ngân hàng, các yếu tố nội tại của ngân hàng và yếu tố vĩ mô đến ổn định ngân hàng trong ngắn hạn, do vậy, trong những nghiên cứu tiếp theo, cần phải áp dụng những kỹ thuật kinh tế lượng mới có thể đánh giá tác động của các yếu tố đến ổn định ngân hàng không chỉ trong ngắn hạn mà cả trung và dài hạn, để có thể đề xuất các chính sách toàn diện hơn trong việc duy trì sự ổn định hệ thống ngân hàng.

Chương 5 của luận văn đã trình bày các kết quả nghiên cứu chính mà đề tài đã đạt được, trên cơ sở các kết quả nghiên cứu này, tác giả đã đề xuất các hàm ý chính sách giúp cải thiện sự ổn định của hệ thống ngân hàng Bên cạnh đó, luận văn cũng trình bày những điểm hạn chế và đề xuất các hướng nghiên cứu cho những đề tài tiếp theo.

Ngày đăng: 03/07/2023, 20:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w