Đồ án công nghệ sản xuất điện

25 1.2K 6
Đồ án công nghệ sản xuất điện

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG 1 : NHIỆT ĐIỆN1.1: Giới thiệu về nhiệt điệnMột nhà máy nhiệt điện than gồm có hai cụm thiết bị chính là cụm lò hơi để sản xuất ra hơi nước và cụm tuabin-máy phát để biến đổi nhiệt năng của dòng hơi thành điện năng. Ngoài ra còn có thêm lò hơi phụ trợ phục vụ cho khởi động nhà máy; hệ thống nước làm mát; hệ thống chuẩn bị nhiên liệu (Kho than, băng chuyền, máy nghiền than), hệ thống sản xuất khí nén; hệ thống thu hồi tro bay, gom xỉ đáy lò, lọc bụi và xử lí khói thải…1.2: Nguyên lí làm việcLò hơi đốt than phun là công nghệ đã rất phát triển và đang là nguồn sản xuất điện năng chủ yếu trên thế giới.Than cục đã qua nghiền thô từ phểu than được máy cấp đến máy nghiền than, ở đây than được sấy nóng và nghiền mịn thành bột có đường kính trung bình từ 40μm đến 90μm. Bột than hỗn hợp với không khí nóng (gió cấp một) phun vào buồng lửa và bốc cháy trong môi trường nhiệt độ cao. Không khí cấp vào lò ngoài gió cấp một còn có thêm gió cấp hai và có thể có thêm gió cấp ba. Nhiệt của quá trình cháy bột than truyền cho các ống sinh hơi đặt xung quanh buồng đốt để hóa hơi dòng nước bên trong ống. Hỗn hợp hơi và nước ra khỏi ống sinh hơi đi vào bao hơi, trong bao hơi có đặt các thiết bị phân ly hơi nhằm đảm bảo

MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU……………………………………………………………… 2 Chương 1: Nhiệt điện………………………………………………………….3 1.1:Giới thiệu về nhiệt điện……………………………………………………… 3 1.2: Nguyên lí làm việc…………………………………………………………… 3 Chương 2: Thủy điện………………………………………………………….4 2.1: Nguyên lí hoạt động của nhà máy thủy điện……………………………….4 2.2: Đặc trưng của nhà máy thủy điện……………………………………………4 2.3: Các cách tạo ra điện năng…………………………………………………….5 Chương 3: Năng lượng mặt trời……………………………………………….7 3.1: Tìm hiểu chung………………………………………………………………….7 3.2: Chuyển năng lượng Mặt Trời thành điện (quang điện) 7 3.2.1: Phiến pin quang điện (Phôtvoltaic Cell) 8 3.2.2: Hệ thống Pin Quang Điện (Photovoltaic System) 9 3.3: Nhiệt Mặt Trời 10 3.3.1: Chuyển hóa nhiệt Mặt Trời thành điện 10 3.3.2: Các hệ thống thu hội tụ ánh sáng Mặt Trời 10 Chương 4: Năng lượng gió…………………………………………………….12 4.1: Tìm hiểu chung………………………………………………………………….12 4.2: Cấu tạo tuabin gió………………………………………………………………12 4.3: Các kiểu tuabin gió hiện nay………………………………………………….13 Chương 5: Năng lượng hạt nhân………………………………………………14 Công nghệ sản xuất điện Trang 1 5.1. Nguyên lý phản ứng phân hạch……………………………………………….14 5.2. Cấu trúc cơ bản của lò và các vật liệu sử dụng……………………………14 5.3. Phân loại các lò…………………………………………………………………15 Chương 6: Năng lượng địa nhiệt………………………………………………18 6.1: Tìm hiểu chung………………………………………………………………….18 6.2: Các nguồn địa nhiệt…………………………………………………………….18 6.3: Những phương pháp sử dụng năng lượng địa nhiệt……………………….18 6.4: Nguyên lý hoạt động của các nhà máy điện địa nhiệt…………………….18 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………….20 LỜI NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN…………………………………………21 LỜI NÓI ĐẦU Như chúng ta đã biết việc phát minh ra điện năng đã thỏa mãn nhu cầu năng lượng của con người và đưa nền văn minh của nhân loại tiến một bước dài như hiện nay. Có nhiều cách để sản xuất ra điện năng như: nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tử…Trong ngành điện hiện nay vấn đề sản xuất điện vẫn được các kĩ sư cũng như các nhà khoa học quan tâm và tìm hiểu với mục đích nâng cao sản lượng điện cũng như chế tạo ra các cách cung cấp điện tốt hơn áp ứng nhu cầu cung cấp tốt nhất cho thế giới. Sản xuất điện năng là giai đoạn đầu tiên trong quá trình cung cấp điện năng đến người tiêu dùng,các giai đoạn sản xuất điện năng dựa trên nhiều yếu tố tất yếu như truyền truyền tải và phân phối điện năng.Thực chất của sản xuất điện năng là sự biến đổi các dạng năng lượng điện hay điện năng. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa nước nhà hiện nay ngành công nghiệp điện năng đã thực sự trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn và vai trò của nó đối với các ngành công nghiệp khác ngày càng được khẳng định. Thực tế ở Việt Nam đã phát triển ngành công nghiệp sản xuất điện năng là một ngành công nghiệp nền tảng, nó giữ vị trí quan trọng không thể thiếu đem lại lợi ích to lớn cho đất nước. Việc nghiên cứu công nghệ sản xuất các nguồn năng lượng cũ và phát triển các nguồn năng lượng mới, những nguồn năng lượng sạch ít tác động tới thiên nhiên và môi trường sống là một điều thiết thực và cần thiết trong thời buổi nhu cầu tiêu thụ năng lượng tăng cao như hiện nay. Chính vì lý do đó, chúng em đã lựa chọn đề tài : “Công nghệ sản xuất điện” làm đề tài của nhóm mình. Công nghệ sản xuất điện Trang 2 Do kiến thức và thời gian nghiên cứu có hạn nên bài đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để đề tài của chúng em hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn ! CHƯƠNG 1 : NHIỆT ĐIỆN 1.1: Giới thiệu về nhiệt điện Một nhà máy nhiệt điện than gồm có hai cụm thiết bị chính là cụm lò hơi để sản xuất ra hơi nước và cụm tuabin-máy phát để biến đổi nhiệt năng của dòng hơi thành điện năng. Ngoài ra còn có thêm lò hơi phụ trợ phục vụ cho khởi động nhà máy; hệ thống nước làm mát; hệ thống chuẩn bị nhiên liệu (Kho than, băng chuyền, máy nghiền than), hệ thống sản xuất khí nén; hệ thống thu hồi tro bay, gom xỉ đáy lò, lọc bụi và xử lí khói thải… 1.2: Nguyên lí làm việc Lò hơi đốt than phun là công nghệ đã rất phát triển và đang là nguồn sản xuất điện năng chủ yếu trên thế giới.Than cục đã qua nghiền thô từ phểu than được máy cấp đến máy nghiền than, ở đây than được sấy nóng và nghiền mịn thành bột có đường kính trung bình từ 40μm đến 90μm. Bột than hỗn hợp với không khí nóng (gió cấp một) phun vào buồng lửa và bốc cháy trong môi trường nhiệt độ cao. Không khí cấp vào lò ngoài gió cấp một còn có thêm gió cấp hai và có thể có thêm gió cấp ba. Nhiệt của quá trình cháy bột than truyền cho các ống sinh hơi đặt xung quanh buồng đốt để hóa hơi dòng nước bên trong ống. Hỗn hợp hơi và nước ra khỏi ống sinh hơi đi vào bao hơi, trong bao hơi có đặt các thiết bị phân ly hơi nhằm đảm bảo tách tối đa các hạt lỏng bị dòng hơi Công nghệ sản xuất điện Trang 3 cuốn theo. Hơi bão hòa tiếp tục đi qua bộ quá nhiệt để nâng nhiệt độ đến giá trị mong muốn trước khi đi vào tuabin. Hơi có áp suất và nhiệt độ cao theo ống dẫn hơi đi vào thân cao áp của tuabin, hơi ra khỏi thân cao áp thường được đưa trở về lò hơi để tái sấy đến nhiệt độ hơi mới rồi đi vào thân trung áp, hơi ra khỏi thân trung áp có thể được đưa trở lại lò hơi để tái sấy thêm một lần nữa hoặc đi trực tiếp vào thân hạ áp. Việc tái sấy hơi (hồi nhiệt trung gian) một lần hay hai lần nhằm mục đích nâng cao hiệu suất nhiệt cho tuabin. Thiết bị Tuabin có nhiệm vụ biến nhiệt năng của dòng hơi thành cơ năng trên trục roto để dẫn động máy phát điện. Máy phát điện biến cơ năng thành điện năng và được hòa lên lưới điện quốc gia qua máy biến thế. Hơi thoát từ thân hạ áp của tuabin đi vào bình ngưng nhả nhiệt cho nước làm mát, ngưng tụ thành nước và được bơm trở lại lò hơi theo một chu trình khép kín. Nước làm mát ở đây có thể là nước biển, nước sông, hay nước hồ. Đối với nhà máy nhiệt điện than để sản xuất ra 1 kWh điện năng cần 142 lít nước làm mát. CHƯƠNG 2 : THỦY ĐIỆN 2.1: Nguyên lí hoạt động của nhà máy thủy điện Thủy điện là phương thức phát điện bằng cách sử dụng năng lượng nước. Dòng nước chảy từ trên cao xuống nơi thấp hơn sẽ làm quay tuabin nước, các tuabin này được nối trực tiếp với máy phát điện để tạo ra dòng điện. Hình bên dưới là một ví dụ về mô hình nhà máy thủy điện. Nhà máy này được vận hành theo phương thức sử dụng đập nước để phát điện vào ban ngày khi nhu cầu tăng cao và sẽ dự trữ nước vào ban đêm. Số vòng quay của máy phát điện khác nhau theo chủng loại, dao động từ 100 vòng/phút tới 1200 vòng/phút. Điện áp phát ra vào khoảng từ 400 ~ 4000 Vôn. Dòng điện này có thể được tăng thành dòng cao áp (6000 ~ 500 000 Vôn) nhờ các thiết bị tăng áp tại nhà máy phát điện trước khi được chuyển tới nơi tiêu thụ. Công nghệ sản xuất điện Trang 4 Hình 1: Nguyên lí làm việc làm của nhà máy thủy điện 2.2:Đặc trưng của nhà máy thủy điện: Dễ dàng đối ứng với nhu cầu về điện: Khi các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, nhà máy điện hạt nhân cùng hoạt động liên tục sẽ đáp ứng được phần lớn nhu cầu về điện. Tuy nhiên, nhà máy thủy điện với phương thức bơm và trữ nước có thể đối ứng được với những biến động về nhu cầu điện. Việc dễ dàng tăng hoặc giảm lượng điện phát ra chính là đặc trưng của thủy điện. Do đó, thủy điện có thể linh hoạt cung cấp điện kể cả vào thời gian cao điểm trong mùa hè. Hiệu suất biến đổi năng lượng cao: Trong trường hợp phát điện sử dụng khí ga thiên nhiên, chỉ có 55% năng lượng do đốt khí ga chuyển thành năng lượng điện. Đối với các nhà máy thủy điện, có thể biến 80% năng lượng nước chảy từ trên cao xuống thành năng lượng điện. Thủy điện là phương phức phát điện có lượng khí thải CO 2 thấp nhất. 2.3: Các cách tạo ra điện năng:  Phương thức tạo dòng chảy. Đây là phương thức tạo đập nhỏ trên thượng nguồn và dẫn nước chảy vào. Dòng nước sẽ được dẫn đến nơi có sự chênh lệch độ cao nhất định để phát điện. Công nghệ sản xuất điện Trang 5 Hình 2: Phương thức tạo dòng chảy  Phương thức dùng đập: Là phương thức xây đập tại nơi có mặt cắt hẹp và cao của sông. Nước sẽ được chặn lại và tạo thành hồ chứa nước nhân tạo. Sau đó sử dụng sự chênh lệch độ cao để phát điện. Hình 3: Phương thức dùng đập  Phương thức kết hợp tạo dòng chảy và dùng đập: Đây là phương thức kết hợp cả 2 phương thức đã nêu ở trên. Phương thức này vừa dùng đập để tích nước, vừa sử dụng sự chênh lệch độ cao lớn để phát điện. Đây là phương thức phát huy tối đa được năng lượng dòng chảy. Công nghệ sản xuất điện Trang 6 Hình 4: Phương thức kết hợp tạo dòng chảy và dùng đập CHƯƠNG 3 : NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI 3.1: Tìm hiểu chung Năng lượng tái tạo là năng lượng từ các nguồn tài nguyên được bổ sung liên tục và không thể bị cạn kiệt, chẳng hạn như năng lượng mặt trời, thủy điện, gió, địa nhiệt, đại dương và sinh học. Chúng là một nguồn năng lượng sạch, không gây ô nhiễm không khí, và không đóng góp vào sự nóng lên của khí hậu toàn cầu, hiệu ứng nhà kính. Vì các nguồn năng lượng này là tự nhiên nên chi phí nhiên liệu và bảo dưỡng thấp. Tuy nhiên, một hạn chế chung cho tất cả các nguồn năng lượng tái tạo là rất khó khăn để sản xuất ra một sản lượng điện lớn, đồng thời là công nghệ mới nên chi phí đầu tư ban đầu là rất lớn. Hai phương pháp phổ biến dùng để thu nhận và trữ năng lượng Mặt Trời (NLMT) là phương pháp thụ động nhưng cũng là phương pháp chủ động. Phương pháp thụ động sử dụng các nguyên tắc thu giữ nhiệt trong cấu trúc và vật liệu của các công trình xây dựng. Phương pháp chủ động sử dụng các thiết bị đặc biệt để thu bức xạ nhiệt và sử dụng các hệ thống quạt và máy bơm để phân phối nhiệt. Phương pháp thụ động có Công nghệ sản xuất điện Trang 7 lịch sử phát triển dài hơn hẳn, trong khi phương pháp chủ động chỉ mới được phát triển chủ yếu trong thế kỷ 20. Hai ứng dụng chính của NLMT là: + Nhiệt Mặt Trời: chuyển bức xạ Mặt Trời thành nhiệt năng, sử dụng ở các hệ thống sưởi, hoặc để đun nước tạo hơi quay tuabin điện. + Điện Mặt Trời: chuyển bức xạ Mặt Trời (dưới dạng ánh sáng) trực tiếp thành điện năng (hay còn gọi là quang điện-photovoltaics) . 3.2: Chuyển năng lượng Mặt Trời thành điện (QUANG ĐIỆN) Các tấm pin Mặt Trời chuyển đổi trực tiếp ánh sáng thành điện năng, như thường được thấy trong các máy tính cầm tay hay đồng hồ đeo tay. Chúng được làm từ các vật liệu bán dẫn tương tự như trong các con bộ điện tử trong máy tính. Một khi ánh sáng Mặt Trời được hấp thụ bởi các vật liệu này, năng lượng Mặt Trời sẽ đánh bật các hạt điện tích electron năng lượng thấp trong nguyên tử của vật liệu bán dẫn, cho phép các hạt tích điện này di chuyển trong vật liệu và tạo thành điện. Quá trình chuyển đổi photon thành điện này này gọi là hiệu ứng quang điện. Các pin Mặt Trời thông thường được lắp thành một module khoảng 40 phiến pin, và 10 module sẽ được lắp gộp lại thành chuỗi Quang điện có thể dài vài mét. Các chuỗi Pin Mặt Trời dạng phẳng này được lắp ở một góc cố định hướng về phía Nam, hoặc được lắp trên một hệ thống hiệu chỉnh hướng nắng để luôn bắt được nắng theo sự thay đổi quĩ đạo của nắng Mặt Trời. Qui mô hệ thống quang điện có thể từ mức 10-20 chuỗi quang điện cho các ứng dụng dân sự, cho đến hệ thống lớn bao gồm hàng trăm chuỗi quang điện kết nối với nhau để cung cấp cho các cơ sở sản xuất điện hay trong các ứng dụng công nghiệp Một số dạng pin Mặt Trời được thiết kế để vận hành trong điều kiện ánh sáng Mặt Trời hội tụ. Các Pin Mặt Trời này được lắp đặt thành các collector tập trung ánh sáng Mặt Trời sử dụng các lăng kính hội tụ ánh sáng. Phương pháp này có mặt thuật lợi và bất lợi so với mạng Pin Mặt Trời dạng phẳng (flat-plate PV). Thuận lợi ở điểm là sử dụng rất ít các vật liệu Pin Mặt Trời bán dẫn đắt tiền trong khi đó hấp tối đa ánh sáng Mặt Trời. Mặt bất lợi là các lăng kính hội tụ phải được hướng thẳng đến Mặt Trời, do đó việc sử dụng các hệ hấp thu tập trung chỉ khai triển ở những khu vực có nắng nhiều nhất, đa số đòi hỏi việc sử dụng các thiết bị hiệu chỉnh hướng nằng tối tân, kỹ thuật cao. Công nghệ sản xuất điện Trang 8 3.2.1: Phiến pin quang điện (Phôtvoltaic Cell) Phiến pin quang điện là kỳ công của vật lý tinh thể và bán dẫn. Nó được cấu tạo từ các lớp phẳng và mỏng của các vật liệu đặc biệt gọi là bán dẫn xếp chồng lên nhau . Hình 5: Hiệu ứng Quang Điện và ứng dụng trong công nghệ Điện Mặt Trời Có 3 lớp vật liệu chính: lớp trên cùng gọi là silicon loại n (n: negative, âm), vật liệu này có khả năng “phóng thích” các hạt tích điện âm gọi là electron một khi được đưa ra ngoài ánh sáng mặt trời. Lớp dưới cùng gọi là lớp p, tích điện dương khi tiếp xúc với bức xạ Mặt Trời (p: positive, dương). Lớp vật liệu ở giữa gọi là lớp chèn (junction), lớp này có vai trò như một lớp phân cách (insulator) giữa lớp n và lớp p. Các eletron được phóng thích từ lớp n sẽ di chuyển theo đường ít bị cản trở nhất, tức là di chuyển từ lớp n tích điện âm ở bên trên về lớp p tích điện dương ở bên dưới. Như vậy, nếu vùng p và vùng n được nối bởi một mạch điện tạo bởi các dây dẫn mỏng, dòng electron sẽ di chuyển trong mạch điện này. Vật liệu bán dẫn cơ bản và được sử dụng rộng rãi nhất trong tế bào quang điện là silicon đơn tinh thể. Các tế bào silicon đơn tinh thể cũng có hiệu suất cao hơn cả, thông thường có thể chuyển đổi đến 23% năng lượng Mặt Trời thu nhận được thành điện. Các tế bào này cũng rất bền và có tuổi thọ sử dụng cao. Vấn đề chủ yếu là giá thành sản Công nghệ sản xuất điện Trang 9 xuất. Tạo nên silicon tinh thể lớn và cắt chúng thanh những miếng nhỏ và mỏng (0,1-0,3 mm) là rất tốn thời gian và chi phí cao. Dodo này, để giảm giá thành sản xuất, người ta phát triển nghiên cứu các vật liệu thay thế cho tế bào silicon đơn tinh thế, ví dụ như tế bào silicon đa tinh thể, các pin quang điện công nghệ “màng mỏng”, và các tổ hợp tập trung. 3.2.2: Hệ thống Pin Quang Điện (Photovoltaic System) Cơ chế quang điện cho thấy cường độ dòng quang điện tỷ lệ thuận với cường độ ánh sáng Mặt Trời. Dòng điện sinh ra truyền qua chuỗi các tế bào quang điện, hay còn gọi là module quang điện, có thể cung cấp điện ở bất cứ qui mô nào, từ vài miliwatt (MW) như trong máy tính bỏ túi cho đến vài MW như qui mô các nhà máy điện. Dòng quang điện một chiều có thể được nạp vào bình acqui để dự trữ cho các sinh hoạt về ban đêm hoặc vào những ngày không có nắng. Một bộ điều khiển thường được cài giữa module và bình ắc qui như một dạng ốn áp, giúp tránh trường hợp ắc qui bị sạc quá tải. Toàn bộ các thiết bị này liên kết lại thành hệ thống Quang Điện sản xuất điện một chiều có điện thế do động từ 12 đến 24 volt. Điện một chiều có thể được chuyển đổi thành điện xoay chiều thông qua bộ biến điện. Bộ biến điện DC/AC ngày nay có công suất từ 100-20,000 W và hiệu suất đạt tới 90%. Các module có thể được lắp nối với nhau một cách dễ dàng tạo thành chuỗi module có công suất đáp ứng với nhu cầu điện đặt ra. Một khi được lắp đặt, thì chi phí bảo trì cho module gần như không đáng kể. Hình 6: Cấu trúc của pin Mặt Trời silicon và cơ chế tạo ra dòng điện Công nghệ sản xuất điện Trang 10 [...]... nhất, đó là PWR, BWR và PHWR Sau đây là sơ đồ công nghệ 3 lò phản ứng được phát triển nhiều nhất,phổ biến nhất hiện nay đó là PWR,BWR và BHWR Hình 12: Sơ đồ công nghệ hai vòng tuần hoàn của lò PWR Công nghệ sản xuất điện Trang 18 Hình 13 :Sơ đồ công nghệ một vòng tuần hoàn với lò nước sôi BWR Hình 14: Sơ đồ công nghệ của lò nước nặng PHWR Công nghệ sản xuất điện Trang 19 CHƯƠNG 6 : NĂNG LƯỢNG ĐỊA NHIỆT... số các nhà máy điện địa nhiệt trong tương lai sẽ hoạt động theo nguyên lý này Hình 15: Sơ đồ nhà máy địa nhiệt điện 2 chu trình Công nghệ sản xuất điện Trang 21 KẾT LUẬN Để nâng cao sản lượng và đảm bảo chất lượng điện năng sản xuất ra chúng ta cần tìm hiểu các công nghệ mới, phát triển các phương thức sản xuất mới nhằm đáp ứng nhu cầu của con người nhưng phải hòa hợp với thiên nhiên, tránh tình trạng... hoặc dùng cho sản xuất điện năng Nguồn nhiệt được sử dụng trực tiếp để sưởi ấm các căn hộ, sấy quần áo, làm tan băng trên các đường giao thông Nếu dùng nhiệt để sản xuất điện năng, nhiệt độ cần có phải cao hơn 1500C 6.4: Nguyên lý hoạt động của các nhà máy điện địa nhiệt Hiện nay có 3 loại sơ đồ sản xuất điện năng sử dụng nguồn địa nhiệt: Sơ đồ trực tiếp sử dụng hơi nóng khô; sơ đồ gián tiếp sử dụng... 1200 đến 1500 vòng/ phút, tốc độ quay là yêu cầu của hầu hết các máy phát điện sản xuất ra điện Bộ bánh răng này rất đắt tiền, nó là một phần của bộ động cơ và tuabin gió - Generator(Máy phát): Phát ra điện - High - speed shaft: Trục truyền động của máy phát ở tốc độ cao - Low - speed shaft: Trục quay tốc độ thấp Công nghệ sản xuất điện Trang 13 - Nacelle (Vỏ): Bao gồm rotor và vỏ bọc ngoài, toàn bộ được... Công nghệ sản xuất điện Trang 24 Công nghệ sản xuất điện Trang 25 ... dõi và quay theo sự thay đổi của hướng nắng, từ đó luôn đảm bảo sự hội tụ tối đa của ánh sáng Mặt Trời trên dĩa thu Mặt thuận lợi của hệ thống này là muối nóng chảy có khả năng giữ nhiệt rất hiệu quả, có thể kéo dài đến vài ngày trước khi được sử dụng để chuyển thành điện Công nghệ sản xuất điện Trang 11 Hình 7: Tháp điện mặt trời ở Tây Ban Nha Một dạng thiết bị thu nhiệt Mặt Trời thứ hai là hệ thống... nhiệt Mặt Trời thành điện Năng lượng nhiệt Mặt Trời là nhiệt năng hấp thụ bởi hệ thống thu bắt nhiệt từ ánh sáng Mặt Trời, sử dụng để đun nóng nước (hoặc một số dung dịch khác) hoặc để tạo hơi nước Khác với các hệ nhiệt Mặt Trời công suất nhỏ sử dụng chảo thu mặt phẳng để thu nhiệt từ ánh sáng Mặt Trời, các nhà máy nhiệt Mặt Trời công suất lớn sử dụng các thiết bị thu hội tụ ánh sáng Mặt Trời và từ đó... định được hướng gió Công nghệ sản xuất điện Trang 14 Hình 9: Cấu tạo của Tuabin gió 4.3: Các kiểu tuabin gió hiện nay Các tuabin gió hiện nay được chia thành hai loại: - Một loại theo trục đứng giống như máy bay trực thăng - Một loại theo trục ngang Các loại tuabin gió trục ngang là loại phổ biến có hai hay ba cánh quạt Tuabin gió ba cánh quạt hoạt động theochiều gió với bề mặt cánh quạt hướng về chiều... triển sản xuất và phát triển quy mô, tuy nhiên công xuất và hiệu quả kinh tế chưa cao nhưng trong tương lại nó là nguồn năng lượng này có thể đáp ứng nhu cầu của con người Bên cạnh đó vấn đề khắc phục môi trường tự nhiên sau khi xây dựng các nhà máy sản xuất điện đang là một vấn nạn khiến việc hủy hoại môi trường tự nhiên ngày một nghiêm trọng góp một phần không nhỏ vào hiện tượng nóng lên toàn cầu Công. .. Quyết định 1208/QĐ-TTg ngày 21/7/2011 3.Website : www.pv-power.vn; www.wss.com.vn 4.Website : http://vi.wikipedia.org/ 5.Website : http://luanvan.co/ 6 Một vài đồ án tham khảo của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và Đại học Điện Lực Công nghệ sản xuất điện Trang 23 LỜI NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN Mọi sự góp ý của thầy cô là những điều quý báu đối với chúng em Chúng em xin chân thành cảm ơn và hứa sẽ tiếp thu . Sơ đồ công nghệ hai vòng tuần hoàn của lò PWR Công nghệ sản xuất điện Trang 18 Hình 13 :Sơ đồ công nghệ một vòng tuần hoàn với lò nước sôi BWR Hình 14: Sơ đồ công nghệ của lò nước nặng PHWR Công. đã lựa chọn đề tài : Công nghệ sản xuất điện làm đề tài của nhóm mình. Công nghệ sản xuất điện Trang 2 Do kiến thức và thời gian nghiên cứu có hạn nên bài đề tài không tránh khỏi những thiếu. một bước dài như hiện nay. Có nhiều cách để sản xuất ra điện năng như: nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tử…Trong ngành điện hiện nay vấn đề sản xuất điện vẫn được các kĩ sư cũng như các nhà khoa

Ngày đăng: 27/05/2014, 22:57

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • Trang

  • LỜI NÓI ĐẦU………………………………………………………………...2

  • Chương 1: Nhiệt điện………………………………………………………….3

  • 1.1:Giới thiệu về nhiệt điện………………………………………………………...3

  • 1.2: Nguyên lí làm việc……………………………………………………………...3

  • Chương 2: Thủy điện………………………………………………………….4

  • 2.1: Nguyên lí hoạt động của nhà máy thủy điện……………………………….4

  • 2.2: Đặc trưng của nhà máy thủy điện……………………………………………4

  • 2.3: Các cách tạo ra điện năng…………………………………………………….5

  • Chương 3: Năng lượng mặt trời……………………………………………….7

  • 3.1: Tìm hiểu chung………………………………………………………………….7

  • 3.2: Chuyển năng lượng Mặt Trời thành điện (quang điện)............................7

  • 3.2.1: Phiến pin quang điện (Phôtvoltaic Cell)..............................................8

  • 3.2.2: Hệ thống Pin Quang Điện (Photovoltaic System)................................9

  • 3.3: Nhiệt Mặt Trời...........................................................................................10

  • 3.3.1: Chuyển hóa nhiệt Mặt Trời thành điện................................................10

  • 3.3.2: Các hệ thống thu hội tụ ánh sáng Mặt Trời.........................................10

  • Chương 4: Năng lượng gió…………………………………………………….12

  • 4.1: Tìm hiểu chung………………………………………………………………….12

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan