1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

chủ đề sinh vật việt nam

41 2,4K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 10,59 MB

Nội dung

Hệ sinh thái rừng rậm nội chí tuyến gió mùa ẩm thường xanh • Hiện nay rừng nguyên sinh rất hiếm chỉ còn sót lại ở những nơi được bảo vệ như rừng Cúc PhươngNinh Bình hoặc ở những nơi hiểm

Trang 1

Trường đại học quy nhơn Khoa địa lí – địa chính

Lớp địa chính K32

CHỦ ĐỀ : SINH VẬT VIỆT NAM

ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM

Design: nhóm 6

Trang 2

Hệ sinh thái rừng là hệ sinh thái nguyên sinh đặc trưng

của tự nhiên Việt Nam

• Với thực vật, động vật là nhân tố chủ yếu, đóng vai trò trong việc hình thành hệ địa – sinh thái.

• Hệ địa sinh thái rừng nội chí tuyến ẩm có năng suất sinh học cao nhất kể cả rừng trên đất liền lẫn ven biển 5/27/14

2

Trang 3

Sinh vật Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng

Trang 4

Sự đa dạng về hệ sinh thái

• Môi trường địa lí đã quyết định sự đa dạng của các hệ sinh thái.

• Với nhiều nền nhiệt ẩm khác nhau, sự tương phản giữa đồng bằng – ven biển, đồi – núi.

• Với sự phân hóa theo vị trí địa lí

• Với sự lịch sử phát triển tự nhiên.

 Hệ sinh thái rừng thay đổi từ bắc xuống nam, từ tây sang đông, từ thấp lên cao:

Trang 5

Đa dạng về thành phần loài

Nấm linh chi Bàng vuông

Nước ta có tới 14624 loài thực vật thuộc gần 300 họ và 11217 loài động vật.

Trang 6

Đa dạng về công dụng

Hệ thực vật rừng nước ta có đến 1200 loài cây cho gỗ dùng trong xây dựng và đóng đồ nội thất như đinh, lim, sến…

Nhóm thực vật cho nguyên liệu dùng trong các ngành thủ công nghiệp,công nghiệp vô cùng

phong phú như : mây, tre , trúc…

Nhiều loài được dùng làm nguyên liệu giấy sợi như tre nứa, thông…

Trang 7

Ngoài ra còn có một số loài cây có giá trị cho tinh dâù(hồi, trầm hương, kim giao…), làm thuốc(Hà thủ ô, Ngũ gia bì, Ba gạc…); Cho chất nhuộm, cho thực phẩm( nấm hương, mộc nhĩ,…)

Các loài hoa trang trí như phong lan, các dây leo thuộc họ Tai voi, họ Vang

Đa dạng về công dụng

Trang 8

Hà thủ ô Cây tai voi

Phong lan

Trang 9

• Công dụng của giới động vật hoang dã cũng không kém phần phong phú.

Ngoài lấy thịt ra, động vật còn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp da, công nghiệp may mặc như Trâu, Bò, Cá sấu…

Chế đồ thủ công mỹ nghệ có Đồi mồi, San hô, Ngà voi, Trai ngọc…

Trong công nghiệp mỹ phẩm các loài cho các tuyến xạ như Cầy mực, Hươu xạ…

Ngoài ra động vật cung cấp dược liệu quý, góp phần thư giãn, giải trí.

Đa dạng về công dụng

Trang 11

Sự giàu có của rừng và động vật hoang dã

ở việt nam đã giảm sút nghiêm trọng

Ngày nay rừng nguyên sinh ở việt nam đã

bị tàn phá gần hết, có nơi còn được phục

hồi ở một mức độ nào đó nhưng có nơi đã không còn khả năng phục hồi vì đất trơ sỏi đá

Tỉ lệ che phủ hiện tại ở nước ta là 36,1% (2003) thật quá thấp so với yêu cầu 45 – 50

% trở lên

Trang 12

Sự giàu có của rừng và động vật hoang dã

ở việt nam đã giảm sút nghiêm trọng

- Có tới gần 10 triệu ha đất trống đồi trọc

- Nhiều loại động vật quý hiếm đang bị con người săn

bắt phục vụ nhu cầu cuộc sống.

- Trong sách đỏ Việt Nam, 360 loài thực vật, 350 loài động vật thuộc loài quý hiếm cần được bảo vệ trước nguy cơ tuyệt chủng.

- Không chỉ trên đất liền mà ngay nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước cũng bị suy giảm rõ rệt(Cá trích, cá nục,

cá lầm )

Trang 13

Sự giàu có của rừng và động vật hoang dã

ở việt nam đã giảm sút nghiêm trọng

• Sự suy giảm đa dạng, giàu có của nguồn tài nguyên sinh vật đang trở thành một đặc điểm của giới sinh vật Việt Nam hiện nay

• Việc bảo vệ tài nguyên sinh vật nói riêng

và toàn bộ môi trường nói chung đã trở thành vấn đề cấp bách cần đặc biệt chú ý

Trang 14

Các hệ sinh thái

Do đặc điểm của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta đã hình thành các hệ sinh thái đa dạng

Trang 15

Hệ sinh thái rừng rậm nội chí tuyến gió

mùa ẩm thường xanh

• Hiện nay rừng nguyên sinh rất hiếm chỉ còn sót lại ở những nơi được bảo vệ như rừng Cúc Phương(Ninh Bình) hoặc ở những nơi hiểm trở Nói chung đều là những rừng thứ sinh

• Điều kiện thích hợp cho hệ sinh thái này là nhiệt ẩm cao, nhiệt độ trung bình năm trên 20oC Lượng mưa trên 2000 mm

Rừng Cúc Phương(Ninh Bình)

Trang 16

• Đặc điểm sinh thái – hình thái chung của rừng này là trạng thái xanh quanh năm, lá thường có phiến rộng,đầu lá nhọn, lá

nhẵn bóng, cứng dai

• Khi rừng nguyên sinh bị tác động tạo điều kiện để hình thành kiểu rừng rậm thứ sinh cũng thường xanh như các cây thuộc họ đậu, họ Du…

Hệ sinh thái rừng rậm nội chí tuyến gió

mùa ẩm thường xanh

Rừng gụ ở miền nam Rừng lim ở miền Bắc

Trang 17

• Hệ địa sinh thái rừng rậm nội chí tuyến gió mùa ẩm thường xanh có quần xã động vật

đa dạng nhất

• Chiếm đa số là các loài sống leo trèo bay nhảy trên cây

Hệ sinh thái rừng rậm nội chí tuyến gió

mùa ẩm thường xanh

Trang 18

• Các loài gặm nhấm sống trên cây như sóc bay, sóc bụng đỏ… Còn có các loại dơi:

dơi lá đuôi, dơi cánh dài…

• Phong phú nhất là các loại chim: vàng

anh, vẹt, công, gà lôi, trĩ đỏ, họa mi, sơn

ca …

• Sống dưới đất có nhiều loài ăn sâu bọ, các loài gặm nhấm, và nhiều loài bò sát…

Hệ sinh thái rừng rậm nội chí tuyến gió

mùa ẩm thường xanh

Trang 19

Sóc bay Vàng anh

Trang 20

Vẹt Dơi lá đuôi

Trang 21

Hệ sinh thái rừng rậm nội chí tuyến gió mùa hơi ẩm, nửa rụng lá hay rụng lá

• Hệ sinh thái này hình thành An Châu, sông Mã,

Yên Châu, Tây Thanh-Nghệ-Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

• Điều kiện khí hậu có lượng mưa thấp dưới 1500

mm, mùa khô kéo dài trên 3 tháng, có nơi 4 – 6 tháng.

• Kết cấu sinh thái, hình thái không khác mấy so với

kiểu thường xanh, nhiều tầng, cây mọc rậm rạp, tán cũng khép kín, tuy nhiên cây thấp nhỏ hơn.

Rừng lá kim ở Tây Nguyên

Cây sau sau ở miền Bắc

Trang 22

• Quần xã động vật có đặc điểm là tập trung các

loài động vật ăn cỏ và lá cây to lớn: voi, trâu bò rừng…

• Đặc biệt là voi sống dọc biên giới phía tây, Lai

Châu đến Tây Ninh.

• Tương ứng có các loại thú ăn cỏ lớn là các loại

thú ăn thịt lớn như Hổ sống suốt từ Lai Châu đến Tây Ninh, báo, beo thì ít gặp hơn.

Hệ sinh thái rừng rậm nội chí tuyến gió mùa hơi ẩm, nửa rụng lá hay rụng lá

Trang 23

• Thú nhỏ gặp Hoẵng, nai, sóc, thỏ…

• Về chim: Gà rừng, gà gô, còn có chim

xanh phân bố suốt từ Bắc chí nam

• Giữa các hệ sinh thái khác nhau xen kẽ

theo kiểu bức khảm, nên trong rừng rậm nửa rụng lá và rụng lá vẫn thấy một số loài

từ rừng rậm thường xanh và rừng thưa

Hệ sinh thái rừng rậm nội chí tuyến gió mùa hơi ẩm, nửa rụng lá hay rụng lá

Hoẵng

Gà gô

Trang 24

Hệ sinh thái rừng thưa nội chí tuyến gió

mùa hơi khô rụng lá hay lá kim

• Khu vực phân bố ở miền Bắc là thung lũng sông Mã, Yên Châu, Sơn La; miền Nam là thung lũng sông Ba, Khánh Hòa, Bình Thuận

• Rừng thưa như thế chỉ có nhiều ở miền Nam, gồm các cây họ Dầu như Dầu lông, Dầu son… Ngoài ra còn có Cẩm liên, Cà chắc, Chiêu Chiêu…

Trang 25

• Tình trạng thưa thớt của rừng.Mùa khô rừng rụng lá, trơ cành khô héo, nhưng sang mùa mưa cây cối đâm chồi nảy lộc.

• Hệ địa sinh thái rừng thưa nội chí tuyến gió mùa hơi khô lá kim, là hệ sinh thái rừng do thổ nhưỡng

• Loài cây phổ biến là thông 2 lá, hiếm hơn

là thông đuôi ngựa

Hệ sinh thái rừng thưa nội chí tuyến gió

mùa hơi khô rụng lá hay lá kim

Thông 2 lá

Thông đuôi ngựa

Trang 26

• Quần xã động vật số lượng ít, còn kém đa dạng.

• Các thú có móng guốc nhỏ ăn cỏ và lá tăng lên như Nai, Hoẵng, cheo cheo, Hươu vàng

• Ngoài ra còn gặp lợn rừng, nhím, sóc, chuột, gà rừng,rẽ, chim cu

Hệ sinh thái rừng thưa nội chí tuyến gió

mùa hơi khô rụng lá hay lá kim

Chim cu

Trang 27

• Các thú ăn thịt lớn không sống thường xuyên, nhưng từ rừng rậm gần đấy chúng vẫn chạy ra săn mồi.

• Rừng thông lá kim lại càng hiếm thú lớn, chỉ gặp sóc, chuột, còn chim thì thấy gõ kiến, chèo chẹo, giẻ cùi

• Bò sát cũng nghèo nàn

Hệ sinh thái rừng thưa nội chí tuyến gió

mùa hơi khô rụng lá hay lá kim

Trang 28

Hệ địa sinh thái xavan nội chí tuyến gió

mùa khô

• Điều kiện sinh- khí hậu của hệ sinh thái xavan(trảng) nội chí tuyến gió mùa khô là tương quan nhiệt ẩm dưới 1.

• Hệ sinh thái xavan nguyên sinh chỉ gặp ở Ninh Thuận, Bình Thuận

• Các xavan từ xavan rừng, cây bụi đến cỏ tranh thấy ở nhiều nơi như Tây Bắc, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ chỉ là xa van thứ sinh.

Trang 29

• Xavan nguyên sinh chỉ phát triển trên các đồng bằng thềm phù sa cổ hay đồi núi thấp, đất trơ sỏi đá hoặc nhiều đá lộ, thì cây bụi cỏ không phủ kín được, vì vậy trảng thoái hóa thành truông.

• Thảm cỏ là tầng ưu thế sinh thái của trảng chủ yếu là Tranh, Lau, Lách , cây thân gỗ rải rác có Me rừng, Thành ngạnh, Lộng Bàng…cây bụi có tóc rối, Hoắc quang,sim…Miền nam có Tre gai, xương rồng…

Hệ sinh thái xavan nội chí tuyến gió mùa

khô

Trang 30

• Đối với các truông thì không còn cây gỗ và cây bụi mà chỉ là các loài có gai thuộc họ Cà phê, trinh nữ, bàng, Dâu tằm, gọi

là truông Gai Xương cá, găng, táo rừng, keo gai, xương rồng.

• Cỏ cứng sắc cạnh : cỏ lông chông, cỏ quăn, cỏ gừng…

• Những loài quyển bá xoắn, dương xỉ nhung tự mình xoắn ốc khi thời tiết khô hạn.

• Khi truông bị thoái hóa, bụ gai, cỏ cứng chết còn đất bị xói mòn trơ sỏi đá.

Hệ sinh thái xavan nội chí tuyến gió mùa

khô

Dương xỉ

Cỏ lông chông

Trang 31

• Quần xã động vật thường cư trú trong các trảng, truông nguyên sinh thật nghèo nàn như: các loại chim ăn sâu bọ, ăn hạt.

• Những thú nhỏ ăn cỏ, lá, hạt như chuột chù, thỏ nâu…

• Đặc trưng quan trọng của xavan khô là nhiều rắn, ăn chuột ,chim nhỏ, bò sát.

• Các trảng thứ sinh gần rừng có thêm một số loài trú trong rừng, nhưng ra trảng kiếm ăn như gà rừng, hoẵng, lợn rừng, cầy lỏa…

Hệ sinh thái xavan nội chí tuyến gió mùa

khô

Cun cút

Chèo bẻo

Trang 32

Hệ sinh thái rừng rậm á chí tuyến gió

mùa ẩm thường xanh núi thấp

• Với nền nhiệt độ giảm, thổ nhưỡng ẩm, nhiều mùn khiến cho thực vật thường xanh á chí tuyến phát triển thuận lợi như các loài thuộc họ dẻ, mộc lan…

• Tại á đai á chí tuyến điển hình từ 1000 – 1600 m xuất hiện cây

lá kim mọc hỗn giao với các cây lá rộng.

• Trên núi đá vôi, rừng rậm á chí tuyến gió mùa ẩm thường xanh núi thấp cũng có những loài thực vật đặc thù: 600-1000

m cây Kiêng, cây Heo; 1000-1600m cây lá kim mọc hỗn giao.

Rừng lá kim hỗn giao rừng lá rộng

Trang 33

• Do điều kiện nhiệt độ và nắng ít thuận lợi, nên quần xã động vật kém phong phú và đa dạng Chiếm ưu thế là các thú có bộ lông dày ấm, các thú nhỏ ăn sâu bọ và gặm nhấm.

• Ngoài ra một số loài đã trở thành hiếm ít gặp hoặc không gặp nữa như gấu ngựa, sói đỏ, chồn bạc má…

• Về bò sát thì nhiều rắn và thằn lằn như: Rắn hổ mây núi, rắn lục, thằn lăn giun núi…

Hệ sinh thái rừng rậm á chí tuyến gió

mùa ẩm thường xanh núi thấp

Rắn hổ mây núi Gấu ngựa

Trang 34

Hệ sinh thái ngập mặn nội chí tuyến gió

mùa

• Hệ sinh thái rừng ngập mặn nội chí tuyến gió mùa cửa sông – ven biển chiếm một diện tích rất rộng tới 450.000 ha.

• Hệ sinh thái này có sinh khối và năng suất sinh học ngang với rừng rậm nội chí tuyến gió mùa

ẩm thường xanh.

• Đặc trưng cơ bản: hệ địa sinh thái cửa sông – ven biển là nước lợ mà độ mặn phụ thuộc vào không gian và theo mùa.

Rừng ngập mặn

Trang 35

• Quần xã động vật phong phú, nhất là các loài thân mềm, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao như hầu, ngao, phi…

• Có một số loài đặc biệt sống ở vùng dưới triều như bào ngư, trai ngọc…Tôm vùng cửa sông chủ yếu là tôm Rảo,các loài giáp xác

Hệ sinh thái ngập mặn nội chí tuyến gió

mùa

Ngao

Ngọc trai

Trang 36

Hệ sinh thái nông nghiệp nội chí tuyến

gió mùa

• Hệ sinh thái nông nghiệp là hệ sinh thái nhân sinh, do con người tạo ra và duy trì để lấy lương thực – thực phẩm và các sản phẩm cần thiết khác cho đời sống của mình.

• Đặc điểm quan trọng của hệ sinh thái nông nghiệp là tính giản đơn trong cấu trúc và chức năng Mặt khác hệ sinh thái nông nghiệp rất mong manh, dễ bị sâu bệnh và thiên tai phá hoại.

Một số dạng của hệ sinh thái nông nghiệp

Trang 37

• Trước kia để đạt năng suất và thu hoạch cao, con người phải bỏ ra rất nhiều công sức mà năng suất chỉ đạt 2 tấn/ha/năm Nhờ sự tiến bộ khoa học – kỹ thuật, năng lượng và vật chất đầu tư càng nhiều mà năng suất có thể đạt 4 – 20 tấn /ha/năm.

Hệ sinh thái nông nghiệp nội chí tuyến

gió mùa

Trang 38

• Nhưng đồng thời với sự tăng năng suất và sản lượng thì năng lượng, vật chất bù thêm và thiệt hại vật chất của sự suy thoái chất lượng môi trường, sự xói mòn đất, dẫn đến sự đói nghèo của chính người nông dân phải lấy công làm lãi, thậm chí

lỗ vốn

Hệ sinh thái nông nghiệp nội chí tuyến

gió mùa

Trang 39

• Ngoài các hệ sinh thái nói

trên còn các hệ địa sinh thái như :

 Hệ sinh thái rừng thưa á

chí tuyến gió mùa hơi ẩm lá kim núi thấp.

 Hệ sinh thái rừng rậm á chí

tuyến gió mùa ẩm hỗn giao núi TB.

 Hệ sinh thái rừng ôn đới

gió mùa cây lùn đỉnh núi cao.

Trang 40

 Hệ sinh thái cồn cát ven biển nội chí tuyến gió mùa.

Ngày đăng: 27/05/2014, 17:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w