Tang thức của người Việt Bắc bộ là tín đồ Phật giáo và Công giáo (2)

26 515 0
Tang thức của người Việt Bắc bộ là tín đồ Phật giáo và Công giáo (2)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tang thức của người Việt Bắc bộ là tín đồ Phật giáo và Công giáo (2)

1 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỊ CÚC TANG THỨC CỦA NGƯỜI VIỆT BẮC BỘ TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO CÔNG GIÁO Chuyên ngành: Tôn giáo học Mã số: 62.22.03.09 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÔN GIÁO HỌC HÀ NỘI – 2014 HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Hồng Dương GS. TS Lê Hồng Lý Phản biện 1: PGS.TS Hoàng Minh Đo Phản biện 2: PGS.TS Đinh Ngọc Bảo Phản biện 3: PGS.TS Đỗ Thị Minh Thúy Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Khoa học Xã hội – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Vào hồi……… giờ…… phút………… ngày……… tháng… năm 2014 Có thể tìm luận án tại thư viện: - Học viện Khoa học Xã hội MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xuất phát từ niềm tin vào cái Thiêng, các tôn giáo đã đưa ra những quan niệm cách kiến giải về cái chết thế giới sau khi chết. Tuy nhiên, nhận thức về cái chết giữa các tôn giáo không hoàn toàn giống nhau. Trên cơ sở nhận thức về cái chết, các tôn giáo đã quy phạm hóa thành các nghi thức tang ma. Vì vậy, tín đồ của mỗi tôn giáo sẽ có các cách thức tổ chức tang ma riêng. Ở Việt Nam nói chung, vùng Bắc bộ nói riêng, Phật giáo Công giáo có ảnh hưởng sâu rộng đến văn hóa, xã hội chính trị trên cả hai phương diện tích cực tiêu cực. Nghiên cứu thấu đáo ảnh hưởng của Phật giáo Công giáo trên lĩnh vực tang thức của người Việt sẽ thấy rõ ràng hơn những mặt tích cực hạn chế của các tôn giáo. Điều đó giúp cho xã hội xóa đi những mặc cảm, định kiến đã định hình trong quá khứ về các tín đồ chính các tôn giáo này. Đồng thời, nó giúp cho các cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực này có chủ trương phù hợp vừa đáp ứng được nhu cầu chính đáng của người có đạo, vừa đảm bảo các hoạt động tôn giáo diễn ra trong khuôn khổ của pháp luật. Đề cập đến tang thức của tín đồ Phật giáo Công giáo đề cập đến một phần không thể thiếu trong đời sống của cộng đồng tín đồ các tôn giáo này. Nghi thức tang ma ảnh hưởng trực tiếp tới từng gia đình cộng đồng trên nhiều phương diện từ đời sống tình cảm đến kinh tế vật chất. Đồng thời, nó tác động đến trật tự xã hội văn hóa của cộng đồng. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, sự phát triển của kinh tế xã hội khiến con người được thỏa mãn nhiều nhu cầu của cuộc sống hơn nhưng cũng gặp rất nhiều rủi ro, áp lực khiến cho không ít cá nhân rơi vào bế tắc tự kết thúc cuộc sống. Vì vậy, việc nghiên cứu nhận thức luận về cuộc sống cái chết theo các quan niệm khác nhau có ý nghĩa hiện thực nhân sinh đối với từng cá thể cộng đồng. Nghiên cứu về tang thức của người Việt cũng đã có nhiều công trình đề cập dưới các góc độ khác nhau. Tuy nhiên cho đến nay, tiếp cận dưới góc độ tôn giáo học vẫn chưa có công trình nào chuyên sâu đề cập đến tang thức của cộng đồng người Việt theo Phật giáo Công giáoBắc bộ. Từ thực tế trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Tang thức của người Việt Bắc bộ tín đồ Phật giáo Công giáo’ làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành tôn giáo học. 2. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu 1 Luận án nghiên cứu tang thức của tín đồ Phật giáo Công giáo người ViệtBắc bộ để thấy rõ các nghi thức trong lễ tang hiện nay, từ đó so sánh tang thức Phật giáo với tang thức Công giáo đưa ra một số khuyến nghị đối với việc cử hành tang thức hiện nay của người ViệtBắc bộ. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Khảo cứu quan niệm của Phật giáo Công giáo về cái chết (có sự đối chiếu với quan niệm truyền thống của người Việt). Hệ thống hóa các nghi thức trong lễ tang hiện nay của tín đồ Phật giáo, Công giáo trên cơ sở đối chiếu với các nghi thức theo lễ tang truyền thống của người Việt. Chỉ ra điểm giống khác nhau trong tang thức hiện nay của người Việt theo Phật giáo Công giáo; so sánh với tang thức truyền thống của người Việt. Trên cơ sở đó, luận án đưa ra một số khuyến nghị liên quan đến vấn đề tang thức nói chung hiện nay của người Việt Bắc bộ, đặc biệt tang thức của tín đồ Phật giáo Công giáo. 3. Phạm vi đối tượng nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án tang thức của tín đồ Phật giáo Công giáo người Việt 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Luận án nghiên cứu tang thức của tín đồ Phật giáo Công giáo người ViệtBắc bộ nhưng giới hạn không gian nghiên cứu tại vùng đồng bằng khảo sát giai đoạn từ 1986 đến nay. 4. Cơ sở lý luận phương pháp nghiên cứu - Cở sở lý luận của việc nghiên cứu thực hiện đề tài dựa trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng Nhà nước ta về tín ngưỡng tôn giáo. - Luận án vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật biện chứng trong triết học Mác-Lênin. - Luận án, kết hợp các phương pháp văn bản học như thống kê, mô tả, tổng hợp, phân tích, so sánh; đặc biệt các phương pháp của dân tộc học như điền dã, quan sát tham dự; phương pháp định tính định lượng của xã hội học như điều tra khảo sát bảng hỏi phỏng vấn sâu để thu thập xử lý thông tin liên quan đến các nội dung cần giải quyết của luận án 5. Những đóng góp mới của luận án Luận án luận giải khá sâu sắc về nhận thức việc thực hành tang lễ của tín đồ Công giáo Phật giáo; cũng như đã làm rõ được sự giống 2 nhau khác nhau cơ bản trong tang thức của tín đồ Phật giáo Công giáo người Việt ở vùng Bắc Bộ Việt Nam. Luận án đã đề xuất được những khuyến nghị đối với chủ thể lãnh đạo quản lý xã hội, từ phương diện chủ trương, chính sách, pháp luật trong tổ chức tang thức của Phật giáo, Công giáo của xã hội nước ta hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa khoa học làm sâu sắc thêm về lý luận phương pháp nghiên cứu cho chuyên ngành Tôn giáo học ở Việt Nam; đồng thời cho thấy sự cần thiết tất yếu của việc vận dụng các lý thuyết đa ngành trong nghiên cứu một đối tượng cụ thể của tôn giáo học. Kết quả nghiên cứu của luận án có giá trị không nhỏ trực tiếp cho chuyên ngành Tôn giáo học ở nước ta hiện nay; rộng hơn cho các chuyên ngành khoa học khác có liên quan nhiều đến đối tượng nghiên cứu như triết học, sử học, văn hóa học, dân tộc học… Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp những luận cứ khoa học xác đáng, góp phần thiết thực trong việc điều chỉnh nhận thức cách thức tổ chức các nghi thức tang ma hiện nay của cộng đồng người ViệtBắc bộ. Những khuyến nghị của luận án giúp cho các cấp chính quyền cơ quan quản lý nhà nước đưa ra chủ trương đúng đắn đối với sinh hoạt văn hóa cộng đồng sinh hoạt tôn giáo của tín đồ Phật giáo Công giáo. Ngoài ra, nó còn có giá trị tham khảo với cộng đồng dân cư có thể chuyển hóa phần nào thành các quy ước làng xã góp phần vào việc xây dựng đạo đức lối sống của người Việt hiện nay. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Lời cam đoan, Mục lục, Bảng chữ viết tắt, Danh mục các bảng, Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Danh mục các bài viết liên quan đến luận án của tác giả đã công bố, Phụ lục, Nội dung luận án gồm có 4 chương, 16 tiết. Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 Tổng quan các nguồn tư liệu, tài liệu 1.1.1 Nguồn tài liệu gốc Về cơ bản, nguồn tài liệu gốc có thể chia thành các nhóm như sau: Kinh sách của Phật giáo Công giáo; Chính sử của các triều đại phong 3 kiến; Nghị quyết, nghị định, pháp lệnh, chỉ thị, văn kiện của Đảng Nhà nước; Tư liệu điền dã của tác giả luận án (tư liệu phỏng vấn định lượng kết quả tập hợp từ 683 phiếu khảo sát điều tra xã hội học về tang lễ của người Việt tại đồng bằng Bắc bộ, tư liệu phỏng vấn sâu; tư liệu ảnh, phim video). 1.1.2 Nguồn tài liệu tham khảo Gồm nguồn tài liệu sách lý luận về tôn giáo chính sách tôn giáo;Những công trình nghiên cứu về cái chết;Những công trình nghiên cứu liên quan đến lễ tang Phật giáo lễ tang Công giáo; Những công trình nghiên cứu phong tục tập quán đời sống tín ngưỡng tôn giáoViệt Nam 1.2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.2.1 Tang thức của người Việt Bắc bộ được đề cập trong các công trình bàn về quan niệm tang ma Một số công trình tiêu biểu như cuốn sách “Chết đi về đâu” của Thượng tọa Thích Nhật Từ; “Điều rất cần cho chúng ta”, tác giả Trần Hữu Thành; “Tây Tạng sinh tử kỳ thư” của Liên Hoa Sinh - Tề Hân; sách “Sống chết theo quan niệm Phật giáo”, tác giả Thích Như Điển; “Hiện tượng đầu thai” của Ian Stevenson; Đây nguồn tài liệu hữu ích mà tác giả luận án có thể tham khảo, đối chiếu kế thừa một phần khi giải quyết nội dung bàn đến nhận thức luận về tang thức của tín đồ Phật giáo Công giáo. 1.2.2 Tang thức của người Việt Bắc bộ được đề cập trong các sách liên quan đến Phật giáo Một số sách tham khảo có nội dung liên quan đến tang thức của tín đồ Phật giáo như sau: “Nghi thức cầu an- cầu siêu- sám hối – cúng ngọ” ;“Nghi thức lâm chung” của Hòa thượng Thích Giải An; “Phật giáo sinh tử kỳ thư” của Thích Điền Tâm; “Bardo – Bí mật nghệ thuật sinh tử” của pháp vương Gyalwang Drukapa; “Nghi thức hộ niệm” (Chùa Lân – Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử, tài liệu lưu hành nội bộ); Nguồn tài liệu này giúp tác giả luận án giải quyết vấn đề liên quan đến tang thức hiện nay của tín đồ Phật giáoBắc Bộ. 1.2.3 Tang thức của người Việt Bắc bộ được đề cập trong các sách liên quan đến Công giáo Tang thức của tín đồ Công giáo chủ yếu được giới thiệu, nghiên cứu bởi các nhà thần học giới chuyên môn. Tiêu biểu như Nguyễn Hồng Dương với công trình “Nghi lễ lối sống Công giáo trong văn hóa Việt Nam”; “Nghi thức an táng thánh lễ cầu hồn” (Ủy ban Giám mục về Phụng Vụ, Sài Gòn 1971); “Những vấn đề căn bản trong thần học bí 4 tích Công giáo”; “Giờ Chúa gọi- nghi thức viếng xác cầu hồn” (NXB Tôn giáo, 2010); Nguồn tài liệu này đã giúp tác giả luận án đối chiếu kế thừa phần nào khi giải quyết vấn đề liên quan đến tang thức hiện nay của tín đồ Công giáoBắc bộ. 1.2.4 Tang thức của người Việt Bắc bộ được đề cập trong các công trình nghiên cứu về phong tục tập quán đời sống tôn giáo nói chung Về nội dung này có rất nhiều công trình như: “Phong tục thờ cúng trong gia đình người Việt” của Toan Ánh;“Việt Nam phong tục” của Phan Kế Bính;“Thọ mai gia lễ” của Hồ Gia Tân; “Dân gian sinh tử toàn thư” của Thái Kỳ Thư; “Phong tục lễ nghi cổ truyền Việt Nam” (NXB Văn hóa Thông tin, H, 2007); Đây nguồn tài liệu tham khảo cần thiết giúp luận án giải quyết vấn đề so sánh tang thức truyền thống của người Việt nói chung với tang thức của người Việt theo các tôn giáo (Phật giáo Công giáoBắc Bộ. 1.2.5 Những vấn đề đặt ra hướng nghiên cứu của luận án Cho đến nay, chúng tôi chưa thấy có công trình nào xem xét một cách toàn diện hệ thống các vấn đề về tang thức của người ViệtBắc bộ; đặc biệt hệ thống hóa so sánh tang thức của tín đồ Công giáo tín đồ Phật giáo người Việt. Trên cơ sở tiếp thu những nghiên cứu trước, luận án sẽ nghiên cứu vấn đề theo các hướng sau: Thứ nhất, luận án khảo cứu chuyên sâu quan niệm của Phật giáo Công giáo về cái chết thế giới sau khi chết (có sự đối chiếu với quan niệm truyền thống của người Việt). Thứ hai, luận án hệ thống hóa các nghi thức trong lễ tang Phật giáo, Công giáo lễ tang truyền thống của người ViệtBắc bộ hiện nay để đối chiếu so sánh. Thứ ba, luận án làm rõ diện mạo tang thức Phật giáo Công giáo từ hình thức đến nội dung, thấy được thực chất của các nghi thức tang ma, từ đó đưa ra một số khuyến nghị về thực trạng tổ chức lễ tang hiện nay của cộng đồng người ViệtBắc bộ, đặc biệt lễ tang của tín đồ Phật giáo Công giáo. 1.3 Khung phân tích lý thuyết Ở Bắc bộ hiện nay, chúng tôi thấy có nhiều cách thức tổ chức lễ tang cho các nhóm cộng đồng người Việt khác nhau (tín đồ Phật giáo, tín đồ Công giáo người Việt nói chung theo tín ngưỡng bản địa). Đặc biệt, các nghi thức tang lễ của người Việt theo Công giáo Phật giáo có sự khác biệt so với nghi thức lễ tang truyền thống của người Việt. Từ thực tế đó, 5 chúng tôi đặt ra các câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết khoa học cho đề tài nghiên cứu. Sau đó, luận án vận dụng một số lý thuyết chính thuộc các nhóm lý thuyết xã hội học tôn giáo, nhân học tôn giáo, văn hóa học tôn giáo, tâm lý học tôn giáo để làm rõ bản chất, nguồn gốc ảnh hưởng của tang thức đối với đời sống của người ViệtBắc bộ. 1.4. Một số khái niệm cơ bản sử dụng trong luận án Luận án tập trung vào một số khái niệm thuật ngữ như cái chết, tang thức, nghi thức, nghi lễ, lễ tang, tín đồ Phật giáo (Phật tử), tín đồ Công giáo (giáo dân), xác (thân xác), hồn (linh hồn), vong linh (hương linh), thần thức, thân tâm, cầu siêu, cầu hồn Những thuật ngữ khái niệm trên được dùng như công cụ trong quá trình thực hiện luận án. 1.5 Vài nét về tín đồ Phật giáo Công giáo người Việt ở vùng đồng bằng Bắc bộ Vùng đồng bằng Bắc bộ nơi chiếm tỷ lệ người Việt đông nhất trong khu vực Bắc bộ. Dân cư trong vùng chủ yếu theo tín ngưỡng bản địa, ngoài ra còn có một bộ phận dân cư khá đông tín đồ của Công giáo Phật giáo. Vùng đồng bằng Bắc bộ một trong những địa phương xuất hiện Phật giáo Công giáo sớm nhất ở Việt Nam. Phật giáo Công giáo ở vùng đồng bằng Bắc bộ có những đặc điểm khác nhau. Đặc điểm của Phật giáo Công giáo được thể hiện qua đời sống văn hóa nói chung, trong đó có văn hóa tang ma của bộ phận tín đồ người Việt theo hai tôn giáo này. Chương 2 QUAN NIỆM VỀ TANG THỨC CỦA TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO CÔNG GIÁO NGƯỜI VIỆTBẮC BỘ 2.1 Quan niệm về cái chết sự tồn tại của con người sau khi chết 2.1.1 Quan niệm của người Việt nói chung 2.1.1.1 Cái chết Trong ý niệm về cái chết, người Việt không đơn thuần hiểu cái chết theo nghĩa vật lý thông thường (chết có nghĩa chấm dứt sự hoạt động hoàn toàn của cơ thể vật chất). Đối với người Việt, cái chết chẳng qua chỉ một giấc ngủ, một sự trở về, một đoạn đường đã hoàn thành, một sự vắng mặt, một chuyến đi xa, một sự rời bỏ tạm thời. Quan niệm này hàm ẩn niềm tin của người Việt vào tồn tại của con người sau cái chết. 2.1.1.2 Quan niệm chung quan niệm về “linh hồn” của người Việt - Từ xa xưa, nhiều tộc người ở khắp mọi nơi trên thế giới đã quan niệm có sự tồn tại của linh hồn. Khái niệm linh hồn trở thành khái niệm rất phổ biến. Qua khảo sát rất nhiều tộc người, các nhà nghiên cứu trên thế 6 giới đã tổng hợp được quan niệm đa chiều về những thuộc tính những biểu hiện khác nhau của “linh hồn”. - Người Việt quan niệm con người một tổ hợp được cấu thành từ hai phần: xác - hồn. “Xác” chỉ hình vóc – dáng dấp bên ngoài của cơ thể (cơ thể, thể xác vật lý) con người. “Hồn” chỉ yếu tố tinh thần đối lập với thể xác, khi nhập vào thể xác thì tạo ra sự sống tâm lí con người. “Hồn” cũng chính chỉ thần khí của con người. Ngoài “hồn”, người Việt quan niệm trong tổ hợp cấu thành tinh thần con người còn có “vía” “phách”. Người Việt còn quan niệm “hồn” (linh hồn) người chết có thể tách thành hai nhóm: “tổ tiên” “ma”. 2.1.2 Quan niệm của tín đồ Phật giáo người Việt 2.1.2.1 Cái chết Cái chết thường chia thành hai loại: cái chết thông thường cái chết bất thường. Phân loại cái chết, Phật giáo chia thành ba loại cơ bản: thứ nhất cái chết do tuổi thọ tự nhiên hao tổn như đèn cạn hết dầu thì tắt, sức người không thể cứu vãn được. Thứ hai cái chết do phúc đã cạn như đèn chưa cạn dầu nhưng không còn không khí giúp cho sự cháy nên đèn phải tắt. Thứ ba cái chết do các nhân tố bất ngờ gây ra giống như ngọn đèn bỗng gặp cơn gió mạnh cuộc sống đột ngột chấm dứt không thể lường trước được. Quan niệm về cái chết của Phật giáo được xây dựng trên cơ sở lý thuyết nhân quả nghiệp báo. 2.1.2.2 Quan niệm về “thần thức” - “chủng tử” của Phật giáo Phật giáo cho rằng mọi chúng sinh, trong đó có con người tổ hợp của thân tâm. “Thân” chính phần thể xác vật chất của con người được tạo thành từ “tứ đại" (bốn yếu tố: đất, nước, lửa, gió). Thuộc tính riêng của bốn yếu tố này tương quan với thuộc tính của các bộ phận trên cơ thể con người. Ngoài phần thân “tứ đại”, Phật giáo quan niệm trong con người còn một phần quan trọng khác chính “thức” hay “tâm thức”. “Thức” giống như yếu tố tinh thần để phân biệt với yếu tố vật chất trong con người. “Thức” bao gồm toàn bộ các hoạt động tư tưởng để điều chỉnh các hoạt động hành vi của con người. Trong triết lý về sinh tử của con người, Phật giáo cũng chủ thuyết, sau khi con người chết, phần thân “tứ đại” bị hủy diệt nhưng phần “thần thức” (cái cốt lõi, cơ bản nhất của “thức” – trong Phật giáo thường gọi “chủng tử") của con người không bị hủy diệt. 2.1.2.3 Quan niệm về thuyết “tái sinh” của Phật giáo Theo quan niệm Phật giáo,“tái sinh”chính sự tái tạo thành sự sống mới trong điều kiện mới. Để hiểu học thuyết “tái sinh” của Phật giáo, chúng ta phải dựa vào hai định luật: Định luật Vô thường định luật Hoạt 7 động phản ứng (luật nhân –quả). Khi luật nhân - quả đề cập đến hoạt động của con người nó được gọi định luật của “nghiệp”. Con người tạo ra “nghiệp” bằng những hành động ở nơi thân thể, lời nói thậm chí cả trong ý nghĩ. Trong quan niệm của Phật giáo, “nghiệp” cũng chính nhân quả đạo đức hình thành số phận của chúng sinh dẫn đến « tái sinh ». 2.1.3 Quan niệm của tín đồ Công giáo người Việt 2.1.3.1“Cái chết” Khác với Phật giáo, Công giáo chia “cái chết” thành hai loại: “chết lành” “chết dữ”. Công giáo chủ thuyết để có cái “chết lành”, người chết trước đó phải có đời sống đạo chân thành, hăng say bền bỉ luôn tuân giữ những luật lệ cần thiết cho đời sống đức tin của người Kitô hữu. Quan trọng nhất người đó luôn thừa nhận tình thương sự tha thứ của Thiên Chúa. Nhờ tình thương của Thiên Chúa, sau khi người đó chết sẽ được Chúa ban cho sự sống được lên Thiên đường. 2.1.3.2 Quan niệm về “linh hồn” của Công giáo Trong Kinh Thánh đã khẳng định con người được kiến tạo bởi hai phần: xác hồn. Trong con người, thân xác vật chất yếu tố được cha mẹ sinh ra linh hồn yếu tố được tạo dựng trực tiếp bởi Thiên Chúa. Khi một đứa trẻ được sinh ra, linh hồn sẽ nhập vào thân xác vật lý của đứa trẻ. Linh hồn thân xác sẽ hòa quyện vào nhau để tạo nên một sự sống mới nơi cõi nhân sinh. Đến khi con người chết, linh hồn thoát khỏi thân xác. Lúc này, thân xác sẽ bị hủy diệt, tan rã về vật lý nhưng linh hồn thì vẫn tiếp tục tồn tại. 2.1.3.3 Quan niệm của Công giáo về “sự phục sinh” Công giáo quan niệm “chết cửa dẫn vào cõi sống”, chết không phải chấm dứt sự sống mà sẽ có ngày con người được “sống lại”. Theo Công giáo, khi con người chết, hồn thoát ra khỏi thể xác đến gặp Chúa Giêsu để được xét xử nhận thưởng phạt, rồi đến ngày Chung cuộc hồn được hiệp nhất với xác đã được biến đổi do quyền năng phục sinh của Chúa Giêsu. 2.2 Quan niệm về thế giới sau khi chết 2.2.1 Quan niệm của người Việt nói chung về “Âm phủ” Quan niệm về Âm phủ nằm trong hệ thống quan niệm về thế giới siêu nhiên của người Việt. Về cơ bản, người Việt quan niệm thế giới siêu nhiên gồm ba tầng: tầng trời, tầng đất tầng dưới đất. Âm phủ tầng thấp nhất trong ba tầng. Trong tâm thức dân gian, người Việt qui ước hóa bằng khoảng không gian dưới lòng đất. Âm phủ nơi dành riêng cho linh hồn những người đã chết. Xuất phát từ quan niệm “trần sao âm vậy”, người Việt quan niệm thế giới Âm phủ cũng có tôn ti 8 trật tự; cuộc sống của linh hồn người chết dưới Âm phủ được người Việt tưởng tượng giống hệt cuộc sống trần gian. 2.2.2 Quan niệm của tín đồ Phật giáo về “Tam giới” “Tịnh thổ” (cõi Cực lạc) 2.2.2.1 Quan niệm về “Tam giới” Phật giáo quan niệm “thế giới của con người sau khi chết” gồm nhiều cõi cảnh giới khác nhau. Ba cõi chính được Phật giáo nhắc đến cõi Dục giới, cõi Sắc giới cõi Vô sắc giới. Ba cõi này được gọi chung Tam giới. Cõi Dục giới theo quan niệm của Phật giáo gồm sáu cảnh giới: Thiên giới (cõi Trời), cảnh giới Atula (Cõi Bán thiên), cảnh giới Người, cảnh giới súc sinh, cảnh giới Ngạ quỷ, cảnh giới Địa ngục. Cõi Dục giới nơi giam cầm con người trong vòng sinh tử của luân hồi lục đạo. Tùy thuộc vào nhân duyên nghiệp báo tương ứng với các trạng thái tâm thức tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến khác nhau mà con người sẽ luân chuyển mãi trong sáu đạo luân hồi. 2.2.2.2 Quan niệm về “Tịnh thổ” (cõi Cực lạc) Phật giáo chủ thuyết không gian vũ trụ gồm mười phương. Cả mười phương đó đều có chư Phật. Cõi “Cực lạc” theo phân định của Phật giáo nằm ở Phương Tây. Đứng đầu cõi “Cực lạc” có vị Phật tên hiệu A Di Đà chuyên thuyết pháp cho người dân trong toàn cõi. Cõi “Cực lạc” qua mô tả trong kinh Phật một cảnh giới mà những đối tượng sống ở đó luôn trong trạng thái hạnh phúc viên mãn. Trạng thái đó được duy trì kéo dài mãi với thời gian không bao giờ chấm dứt. 2.2.3 Quan niệm của tín đồ Công giáo về “Thượng đế” “Thiên đàng” 2.2.3.1 Quan niệm về Thượng đế Ý niệm về “Thượng đế” của Công giáo đồng nhất với ý niệm về Thiên Chúa ba ngôi (Chúa Cha, Chúa Con chúa Thánh Thần). Chúa Cha danh thứ nhất trong ba ngôi Thiên Chúa, còn được gọi tắt “Cha”. Chúa Cha đấng sinh ra Chúa Con từ trước muôn đời. Đấng cùng bản thể với Ngài. Chúa Con cũng chính Chúa Giê su. Chúa Giê su con của Thiên Chúa nhờ phép của Đức Chúa Thánh Thần đã được sinh ra bởi trinh nữ Maria. Chúa Thánh Thần ngôi ba Thiên Chúa, cùng bản thể được phụng thờ tôn vinh như Đức Chúa Cha Đức Chúa Con. 2.2.3.2 Quan niệm về “Thiên đàng” Theo thế giới quan Công giáo, thế giới của linh hồn cơ bản gồm ba tầng: tầng Trời (Thiên đàng), tầng Luyện ngục tầng Hỏa ngục. Ba tầng 9 [...]... đến cái gì) 4.1.3 Điểm giống khác giữa tang thức của tín đồ Phật giáo, Công giáo với tang thức truyền thống của người Việt 4.1.3.1 Sự tương đồng giữa tang thức Phật giáo tang thức truyền thống của người Việt Sự tương đồng giữa tang thức Phật giáo tang thức truyền thống của người Việt thể hiện trong quan niệm về “tái sinh của Phật giáo quan niệm “đầu thai” trong tín ngưỡng dân gian của người. .. điểm cả tang thức Phật giáo tang thức Công giáo đều áp dụng các phong tục lễ tang của người Việt nhưng vẫn lấy tinh thần tôn giáo làm gốc Tuy nhiên, giữa tang thức Phật giáo tang thức Công giáo thì tang thức Phật giáo có nhiều điểm tương đồng với tang thức truyền thống của người Việt hơn Thực trạng lễ tang hiện nay cho thấy việc cử hành các nghi thức tang ma của tín đồ Phật giáo Công giáo có... tang lễ hiện nay của người Việt Chương 4 NHẬN ĐỊNH KHUYẾN NGHỊ RÚT RA TỪ TANG THỨC CỦA TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO CÔNG GIÁO NGƯỜI VIỆTBẮC BỘ 4.1 Nhận định rút ra từ tang thức của tín đồ Phật giáo Công giáo 4.1.1 Vấn đề nhận thức về cái chết 4.1.1.1 Điểm giống khác nhau trong quan niệm về sự tồn tại của con người sau khi chết giữa Phật giáo Công giáo • Quan niệm về “chủng tử” của Phật giáo và. .. trên Trong đó, nội dung tang thức truyền thống của người Việt không theo tôn giáo giữ vai trò chính ảnh hưởng đến nội dung tang thức của tín đồ Phật giáo tang thức của tín đồ Công giáo Tuy nhiên so sánh giữa tang thức Phật giáo Công giáo, nội dung tang thức Phật giáo có sự tương đồng với tang thức truyền thống của người Việt rõ nét hơn Điều này cũng cho thấy, tín đồ Phật giáo sẽ phần nào bị chi... Nghi thức « hộ niệm » thời điểm lâm chung trong tang thức Phật giáo tương đồng với ý nghĩa nghi thức « xức dầu » trong tang thức Công giáo; tương tự nghi thức « cầu siêu » trong giai đoạn Trung ấm 49 ngày của Phật giáo giống ý nghĩa của nghi thức Cầu hồn trong lễ tang Công giáo 21 Tang thức của tín đồ Phật giáo Công giáo có sự tương đồng với tang thức truyền thống của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ. .. theo tín ngưỡng dân gian của người Việt Bên cạnh việc chịu ảnh hưởng một nội dung nào đó từ tang thức truyền thống của người Việt thì về cơ bản tang thức của người Việt theo Phật giáo hoặc Công giáo vẫn mang màu sắc văn hóa riêng biệt Nội dung hình thức tang ma của tín đồ Phật giáo tín đồ Công giáo ảnh hưởng từ hệ triết lý riêng về cái chết thế giới sau khi chết của Phật giáo Công giáo. .. của người ViệtBắc Bộ mang tính chất đa dạng hỗn dung văn hóa Tính chất đa dạng thể hiện qua sự khác biệt về nội dung hình thức tang ma của các nhóm cộng đồng người Việt với ba kiểu tang thức truyền thống của người Việt không theo tôn giáo, tang thức của tín đồ Phật giáo tang thức của tín đồ Công giáo Tính chất hỗn dung thể hiện trong sự tương đồng về một số nội dung tang ma của ba nhóm đối... giữa Phật giáo Công giáo thể hiện cụ thể trong quan niệm về “Thiên đàng” của Công giáo quan niệm về “Tịnh thổ” (cõi Cực lạc) của Phật giáo 4.1.2 Về các nghi thức trong lễ tang của tín đồ Phật giáo Công giáo 4.1.2.1 Điểm tương đồng giữa nghi thức Hộ niệm”lúc lâm chung của Phật giáo với nghi thức “Xức dầu” của Công giáo Nội dung nghi thức Hộ niệm của Phật giáo cơ bản khác nội dung nghi thức. .. Trời được hưởng hạnh phúc đời đời trong tình thương yêu của Thiên Chúa Tóm lại, ở Bắc bộ hiện nay, niềm tin vào sự tồn tại của con người sau khi chết thế giới sau khi chết chắc chắn sẽ được qui phạm hóa qua tang thức của các nhóm cộng đồng người Việt theo Phật giáo, Công giáo hoặc theo tín ngưỡng dân gian Chương 3 TANG THỨC HIỆN NAY CỦA TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO CÔNG GIÁO NGƯỜI VIỆTBẮC BỘ 3.1 Tang thức. .. sinh” của người đó 4.2.2 Chủ trương của nhà nước chính quyền đối với tang thức hiện nay của người ViệtBắc bộ 19 4.2.2.1 Về hình thức táng - Đối với người Việt nói chung tín đồ Phật giáo người Việt Nhà nước, các cấp chính quyền nên có có chủ trương chính sách khuyến khích hỏa táng với hai đối tượng này Bởi vì, đối chiếu vào nhận thức luận về tang thức của tín đồ Phật giáo người Việt không . đến tang thức của cộng đồng người Việt theo Phật giáo và Công giáo ở Bắc bộ. Từ thực tế trên, chúng tôi đã chọn đề tài Tang thức của người Việt Bắc bộ là tín đồ Phật giáo và Công giáo làm đề. tang thức của các nhóm cộng đồng người Việt theo Phật giáo, Công giáo hoặc theo tín ngưỡng dân gian. Chương 3 TANG THỨC HIỆN NAY CỦA TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO VÀ CÔNG GIÁO NGƯỜI VIỆT Ở BẮC BỘ 3.1. Tang. là tín đồ của Công giáo và Phật giáo. Vùng đồng bằng Bắc bộ là một trong những địa phương xuất hiện Phật giáo và Công giáo sớm nhất ở Việt Nam. Phật giáo và Công giáo ở vùng đồng bằng Bắc bộ có

Ngày đăng: 27/05/2014, 17:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan