CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
Quản lý tài chính doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp có thể được hiểu như là một tổ chức kinh doanh nhằm mục đích kiếm lời , được pháp luật thừa nhận đượcphép kinh doanh trên một số lĩnh vực nhất định do Nhà nước quy định cho từng loại doanh nghiệp, có từ một chủ sở hữu trở lên và chủ sở hữu phải đảm bảo trước pháp luật bằng toàn bộ tài sản của mình Hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng nhằm tối đa hóa lợi nhuận và tăng trưởng phát triển.
Như vậy, quản lý tài chính doanh nghiệp là một quá trình từ việc nghiên cứu phân tích để đưa ra các quyết định tài chính hợp lý, phù hợp với tình hình của doanh nghiệp đến việc đảm bảo các quyết định tài chính đó thực hiện được và phải phù hợp với mục tiêu hoạt động tài chính doanh nghiệp nói riêng và mục tiêu phát triển doanh nghiệp nói chung.
Nói cách khác, quản lý tài chính là việc các nhà quản lý làm cách nào đó để huy động vốn nhanh và ổn định nhất, phân bổ vốn và sử dụng vốn có hiệu quả nhất, đưa lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp, đảm bảo cho hoạt động tài chính của doanh nghiệp ổn định và phát triển.
1.1.2 Nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp
Doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh hiệu quả thì phải tuân thủ các nguyên tắc quản lý tài chính để có tiềm lực tài chính vững mạnh Cụ thể, công tác quản lý tài chính doanh nghiệp cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau :
Thứ nhất, tôn trọng pháp luật Đây là nguyên tắc bắt buộc đối với mọi loại hình doanh nghiệp Nhà nước phải thông qua các công cụ quản lý vĩ mô như luật pháp, chính sách tài chính tiền tệ để quản lý các doanh nghiệp nói chung và công tác quản lý tài chính nói riêng để đảm bảo lợi ích, sự công bằng cho tất cả các chủ thể trong nền kinh tế thị trường.Mọi chủ thể trong nền kinh tế phải tuân thủ các quy phạm pháp luật do Nhà nước đặt ra.
Thứ hai, tôn trọng nguyên tắc hạch toán kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường, hạch toán kinh doanh là nguyên tắc quan trọng nhất quyết định thành công hay thất bại của doanh nghiệp Thực hiện tốt nguyên tắc này tức là phải lấy thu bù chi, có doanh lợi, các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu và nắm chắc các chuẩn mực tài chính kế toán hiện hành, đồng thời phải không ngừng cập nhật, đổi mới theo sự điều chỉnh của Bộ Tài chính để đảm bảo quá trình hạch toán kinh doanh của doanh nghiêp phù hợp tuân thủ nguyên tắc hạch toán kế toán. Để thực hiện được yêu cầu của nguyên tắc này, công tác quản lý tài chính doanh nghiệp phải hướng vào hàng loạt các giải pháp như: bảo toàn và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, chủ động khai thác các nguồn vốn, các quyết định đầu tư phải tuân thủ theo những yêu cầu của thị trường.
Thứ ba, giữ chữ “tín” trong hoạt động tài chính
Một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững phải tạo được mối quan hệ bền vững với các chủ thể khác trong nền kinh tế thị trường, muốn vậy, doanh nghiệp phải tạo được niềm tin với các đối tác, nhà nước, bạn hàng, nhà cung ứng, khách hàng… Muốn vậy trước hết, doanh nghiệp cần tôn trọng các điều kiện trong hợp đồng, tôn trọng các cam kết kinh doanh, đảm bảo được uy tín của doanh nghiệp; bên cạnh đó, doanh nghiệp phải tìm cách hạn chế, ngăn ngừa và tỉnh táo đề phòng sự bội tín của các đối tác
Thứ tư, nguyên tắc an toàn và hiệu quả
Nhà quản lý tài chính thường xuyên phải đối mặt với nhiều phương án lựa chọn, các phương án này có thể đưa lại hiệu quả khác nhau với mức rủi ro khác nhau Một phương án có hiệu quả cao đôi khi phải đối mặt với rủi ro lớn Như vậy các nhà quản lý tài chính cần nghiên cứu kỹ lưỡng khi đưa ra quyết định của mình, họ có thể chấp nhận một phương án đầu tư đưa lại một mức lợi nhuận vừa phải nhưng an toàn hơn là một phương án có lợi nhuận cao nhưng mạo hiểm.
Trên đây là các nguyên tắc đòi hỏi các doanh nghiệp phải tuân thủ để đảm bảo hoạt động tài chính được duy trì ổn định và phát triển, bên cạnh đó các doanh nghiệp cần phải tuân thủ các nguyên tắc khác như: nguyên tắc giá trị thời gian của tiền, nguyên tắc chi trả, nguyên tắc thị trường có hiệu quả, nguyên tắc gắn lợi ích của người quản lý với lợi ích của cổ đông…
1.1.3 Sự cần thiết của quản lý tài chính doanh nghiệp
Quản lý tài chính luôn giữ vị trí trọng yếu trong hoạt động quản lý của doanh nghiệp, nó quyết định tính độc lập, tính thành bại của doanh nghiệp trong quá trinh hoạt động sản xuất kinh doanh Đặc biệt trong xu thế hội nhập hiện nay cạnh tranh đang diễn ra khốc liệt thì quản lý tài chính càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Quản lý tài chính hiệu quả sẽ mang lại cho doanh nghiệp những thành công, phát triển và ngược lại nếu quản lý tài chính không hiệu quả.
Ngày nay chức năng quản lý tài chính ngày càng trở nên quan trọng nó là hoạt động có mối quan hệ chặt chẽ với các hoạt động khác của doanh nghiệp Quản lý tài chính có thể khắc phục được những khiếm khuyết trong các lĩnh vực khác. Quản lý tài chính tốt có thể phục hồi và tái lập lại hiệu quả cho các linnhx vực yếu kém Một quyết định tài chính không được cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng có thể gây ra hậu quả khôn lường cho doanh nghiệp Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển, do đó quản lý tài chính tốt có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quốc gia.
Nội dung của quản lý tài chính doanh nghiệp
1.2.1 Phân tích các báo cáo tài chính
Những bộ phận chủ yếu của các báo cáo tài chính là bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
1.2.1.1 Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo kế toán chủ yếu phản ánh tổng quát tình hình tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản tại thời điểm lập báo cáo Qua bảng cân đối kế toán ta sẽ thấy được toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp, kết cấu của tài sản, nguồn vốn hình thành tài sản cũng như kết cấu của nguồn vốn Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ cung cấp một cách tổng quát nhất tình hình tài chính trong kỳ kinh doanh là khả quan hay không khả quan Điều đó cho phép chủ doanh nghiệp thấy rõ thực chất của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và dự đoán được khả năng phát triển hay chiều hướng suy thoái của doanh nghiệp Trên cơ sở đó doanh nghiệp có những giải pháp hữu hiệu để quản lý.
* Phân tích mối quan hệ cân đối giữa vốn và nguồn vốn
Trước hết căn cứ vào số liệu đã phản ánh trên bảng cân đối kế toán để so sánh tổng số tài sản và tổng số nguồn vốn giữa cuối kỳ với đầu kỳ để thấy được quy mô vốn mà đơn vị sử dụng trong kỳ cũng như khả năng huy động vốn từ các nguồn vốn khác nhau của doanh nghiệp Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào sự tăng hay giảm của tổng số nguồn vốn hay tổng số tài sản thì chưa thể thấy rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp như thế nào Vì vậy, cần phân tích mối quan hệ của các khoản mục trong báo cáo này.
Phân tích tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn và xét mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn nhằm đánh giá khái quát tình hình phân bố, huy động, sử dụng vốn và nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Ta có mối quan hệ cân đối sau:
TỔNG TÀI SẢN = TỔNG NGUỒN VỐN
TỔNG TÀI SẢN = TÀI SẢN NGẮN HẠN + TÀI SẢN DÀI HẠN
TỔNG NGUỒN VỐN = NỢ PHẢI TRẢ + VỐN CHỦ SỞ HỮU
Tuy nhiên, chỉ đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua việc phân tích mối quan hệ cân đối giữa vốn và nguồn vốn là chưa đủ, mà cần xem xét cả kết cấu của vốn và nguồn vốn.
* Phân tích kết cấu vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh
Qua việc phân tích kết cấu vốn ta có thể đánh giá cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp hợp lý hay không hợp lý, tình hình biến động cơ cấu nguồn vốn kinh doanh cuối kỳ so với đầu kỳ theo hướng như thế nào, để từ đó doanh nghiệp định hướng phân bổ vốn ở kỳ tới tốt hơn, nhằm tiến tới một cơ cấu vốn tối ưu Tuy nhiên, cũng cần chú ý rằng với một cơ cấu vốn nhất định, đối với doanh nghiệp này là hợp lý nhưng đối với doanh nghiệp khác lại là chưa hợp lý, vì vậy cần gắn với đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành để đánh giá và định hướng.
Khi phân tích cơ cấu nguồn vốn, ta cần tính toán hai hệ số: HD (hệ số nợ) và
HE (hệ số vốn chủ sở hữu) đồng thời gắn với đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành kinh doanh và giai đoạn phát triển của doanh nghiệp để xem xét cơ cấu vốn như thế là hợp lý hay chưa hợp lý Nếu hệ số nợ quá cao trong khi hệ số vốn chủ sở hữu nhỏ thì báo hiệu rủi ro cao trong thanh toán của doanh nghiệp, vì vậy sẽ có những nguy cơ và ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nếu hệ số vốn chủ sở hữu quá cao, thì thể hiện mức độ an toàn về mặt tài chính, nhưng khi đó chi phí sẽ cao, doanh nghiệp chưa biết tận dụng và sử dụng các phương án huy động nguồn vốn tốt thì hoạt động kinh doanh cũng không hiệu quả
Bên cạnh đó, cần phải so sánh cơ cấu nguồn vốn cuối kỳ so với cơ cấu nguồn vốn đầu kỳ để thấy sự biến động cơ cấu nguồn vốn trong kỳ Từ đó xem xét sự biến động đó là hợp lý hay chưa hợp lý, mà có kế hoạch điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn theo hướng hợp lý tối ưu cho kỳ tới Tuy nhiên, những việc phân tích này mới chỉ dừng lại ở mức độ đánh giá khái quát Vì vậy yêu cầu cần phải phân tích sâu hơn một số chỉ tiêu chủ yếu liên quan đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.
1.2.1.2 Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Thông qua phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, ta thấy được mối quan hệ giữa các chỉ tiêu doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ (DTT), giá vốn hàng bán (GVHB), chi phí bán hàng (CPBH), chi phí quản lý doanh nghiệp (CPQLDN) và lợi nhuận qua phương trình:
Lãi (lỗ) = DTT – ( GVHB + CPBH + CPQLDN) = DTT - Z tb
(Z tb : giá vốn toàn bộ.)
Thông qua phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, ta biết được lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đạt được tè các hoạt động trong năm và số thuế thu nhập doanh nghiệp đóng góp vào ngân sách Nhà nước.
Thông qua phân tích các chỉ tiêu tỷ lệ GVHB/DTT, CPBH/DTT, CPQLDN/DTT và so sánh các chỉ tiêu này ở năm nay với năm trước để biết được khái quát tình hình quản lý và sử dụng chi phí sản xuất kinh doanh năm nào tiết kiệm hơn.
Từng chỉ tiêu của báo cáo kết quả kinh doanh được tập hợp theo từng dãy số liệu thông kê sẽ cho biết xu hướng biến động của các chỉ tiêu đó và là cơ sơ dự đoán chỉ tiêu đó trong tương lai như thế nào.
Từ các phân tích cụ thể trên, ta sẽ đưa ra nhận xét về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.2 Phân tích các hệ số tài chính đặc trưng
1.2.2.1 Hệ số khả năng thanh toán
* Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn)
Hệ số này được tính bằng cách lấy tổng tài sản lưu động chia cho số nơ ngắn hạn của doanh nghiệp:
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = Tổng tài sản ngắn hạn
Hệ số này có giá trị càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng tốt Tuy nhiên, nếu hệ số này quá cao thì lại không tốt vì nó phản ảnh doanh nghiệp đã đầu tư quá mức vào tài sản lưu động so với nhu cầu của doanh nghiệp dẫn tới ứ đọng vốn lưu động, ứ đọng trong vật tư, hàng hóa.
* Hệ số thanh toán nhanh
Hệ số này được xác định bằng cách lấy tổng tài sản lưu động trừ đi hàng tồn kho rồi chia cho số nợ ngắn hạn của doanh nghiệp Hàng tồn kho bị loại ra do quan điểm đây là loại tài sản có tính thanh khoản thấp Ta có công thức:
Hệ số thanh toán nhanh = Tổng tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho
Hệ số thanh toán nhanh thể hiện quan hệ giữa các loại tài sản lưu động có khả năng chuyển nhanh thành tiền để thanh toán các khoản nợ cần chi trả nhanh trong cùng thời điểm Hệ số này thông thường nếu lớn hơn hoặc ít nhất là bằng hệ số thanh toán nhanh trung bình của ngành thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp tương đối khả quan, doanh nghiệp có thể đáp ứng được yêu cầu thanh toán nhanh Tuy nhiên, hệ số này quá nhỏ lại ảnh hưởng tới khả năng thanh toán ngay của doanh nghiệp.
* Hệ số thanh toán lãi vay
Hệ số thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước lãi vay và trước thuế
Số lãi tiền vay phải trả trong kỳ
Hệ số này cho biết khả năng thanh toán lãi tiền vay của doanh nghiệp cũng như phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với người cho vay
* Hệ số thanh toán tức thời
Hệ số thanh toán tức thời Tiền + các khoản tương đương tiền
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ XÂY LẮP ĐIỆN I-PCCI
Giới thiệu chung về công ty
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần (CTCP) Xây lắp điện I tiền thân là Xí nghiệp Xây lắp đường dây và trạm trực thuộc bộ Điện và Than được thành lập vào ngày 02 tháng
03 năm 1963, công ty liên tục được đổi tên Công ty Xây lắp đường dây và trạm, Công ty Xây lắp đường dây và trạm I, Công ty Xây lắp điện I Cho tới khi có quyết định số 1263/QĐ-TCCB ngày 05 tháng 04 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp, công ty được phê duyệt phương án cổ phần hóa và chuyển thành công ty cổ phần Xây lắp điện I như ngày nay.
Với bề dày lịch sử 45 năm, các lớp thế hệ của công ty đã làm nên những dấu ấn đậm nét trên toàn bộ hệ thống mạng lưới vận hành và truyền tải phân phối năng lượng điện quốc gia bằng những dự án, công trình đường dây và trạm quy mô lớn, chất lượng cao, mang nguồn năng lượng điện đến khắp mọi miền của Tổ quốc, từ thành thị đến nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi và hải đảo…
- Tên giao dịch bằng tiếng Anh: Power Construction Joint Stock Company No I;
- Trụ sở chính: Số 18 Lý Văn Phúc, phường Cát Linh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội;
- Chủ tịch Hội đồng quản trị: Ông Vũ Văn Tứ;
- Tổng giám đốc: Ông Trịnh Văn Tuấn;
2.1.2 Nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh chủ yếu
- Xây lắp các công trình đường dây tải điện và trạm biến áp, các công trình nguồn điện, các công trình công nghiệp, dân dụng, kỹ thuật hạ tầng, giao thông, thủy lợi, bưu chính viễn thông.
- Sản xuất kinh doanh thiết bị, kết cấu thép, kim khí, vật kiệu xây dựng, vật liệu và các phụ kiện công trình điện, chế tạo thiết bị xây dựng, thiết bị phi tiêu chuẩn; lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị điện, đường dây cáp quang.- Sản xuất, kinh doanh điện.
- Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị.
- Kinh doanh bất động sản, khách sạn, du lịch và các dịch vụ khác;
- Tư vấn đầu tư, khảo sát, thiết kế xây dựng các công trình điện, công nghiệp, dân dụng, tư vấn giám sát, đền bù, giải phóng mặt bằng.
- Khai thác và chế biến đá các loại.
- Đào tạo nghề xây lắp điện.
- Đo đạc bản đồ địa chính, giải thửa, trích đo thửa đất để phục vụ đền bù thi công công trình.
2.1.3 Tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Xây lắp điện I
2.1.3.1 Tổ chức nhân sự và bộ máy quản lý (sơ đồ 1)
Toàn công ty có 1.354 người, trong đó có 211 cán bộ quản lý và kỹ thuật,1.143 công nhân kỹ thuật được đào tạo cơ bản, có tay nghề từ bậc 3 đến bậc 7 Hầu hết lực lượng cán bộ công nhân đã có thâm niên ngành nghề trên 5 năm, trưởng thành qua nhiều công trình lắp trạm, đường dây và xây dựng trọng điểm của Nhà nước và các công trình có vốn đầu tư nước ngoài Đại hội đồng cổ đông
- Phòng Tổ chức- Lao động
- Phòng Tài chính- Kế toán
- Phòng Kế hoạch-Thị trường
- Ph ò ng K ỹ thu ậ t-C ô ng ngh ệ
- Phòng Vật tư-Xuất nhập khẩu
- C.ty TNHH XLĐ I-Đại Mỗ
- C.ty TNHH XLĐ I- Ba La
- C.ty TNHH XLĐ I- Miền Nam
- Nhà máy Cơ khí Yên TThường
- Chi nhánh Trung tâm Tư vấn
- Tổng đội Xây lắp điện 16;8
Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty cổ phần Xây lắp điện I
2.1.3.2 Tổ chức hoạt động kinh doanh
Cơ cấu bộ máy công ty theo mô hình trực tuyến chức năng
- Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của công ty Đại hội đồng cổ đông được triệu tập họp theo quyết định của Hội đồng quản trị.
- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty, có quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi của công ty giữa hai kỳ đại hội, trừ những vấn đề thuộc quyền của Đại hội cổ đông.
- Ban kiểm soát: là do Đại hội đồng cổ đông bầu trực tiếp bằng bỏ phiếu kín,kiểm tra ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính của công ty, thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của công ty.
- Tổng giám đốc: là người chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động của toàn công ty trước công ty, người lao động và tất cả các vấn đề liên quan đến công ty như đối nội, đối ngoại, ra quyết định, định hướng phát triển của công ty, lập kế hoạch và chịu trách nhiệm trước pháp luật…
- Bốn Phó Tổng Giám đốc và Kế toán Trưởng trực tiếp giúp việc cho Tổng Giám đốc, được Tổng Giám đốc giao quản lý, điều hành mọi lĩnh vực theo sự phân công cụ thể và chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Đại hội đồng Cổ đông và Hội đồng quản trị về lĩnh vực được giao.
- Phòng kế hoạch- thị trường: có chức năng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh theo đúng tháng, quý, năm và giám sát thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo kế hoạch, lập dự toán, tham gia đấu thầu, thanh quyết toán các công trình và lập dự toán khối lượng công trình.
- Phòng tài chính- kế toán: chịu trách nhiệm trước Ban Giám Đốc, tham mưu cho Tổng Giám đốc về mọi hoạt động kinh tế và có trách nhiệm cung cấp thông tin cho Công ty Kiểm toán khi các công ty này vào làm việc, tổng hợp, ghi chép kịp thời mọi hoạt động kinh doanh phát sinh của toàn công ty, giúp ban lãnh đạo để ra quyết định và có trách nhiệm áp dụng đúng các chế độ kế toán hiện hành về tổ chức chứng từ, tài khoản, sổ sách kế toán, lập các báo cáo tài chính cũng như đôn đốc đòi nợ khách hàng
- Phòng kỹ thuật- công nghệ: thực hiện việc giám sát kiểm tra kỹ thuật công trình nhằm đảm bảo chất lượng, có nhiệm vụ lập các bảng thiết kế, tính toán công trình đảm bảo tiến độ thi công kịp thời và an toàn, đưa ra được sản phẩm có chất lượng tốt, đúng với yêu cầu đề ra.
- Phòng tổ chức- lao động: hàng tháng (hàng quý) lập kế hoạch tính toán trả tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội cho cán bộ công nhân viên của công ty, cân đối kế hoạch tuyển dụng lao động, tổ chức quản lý nhân sự, bố trí và sắp xếp lao động khoa học trong công ty.
PCCI
do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn nên các đơn đặt hàng và hợp đồng kinh tế giảm đi rõ rệt Do đó, năm 2009, công ty đã thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh, đi theo hướng phát triển theo chiều sâu
Ngoài ra, công ty cũng cố gắng giảm thiểu những chi phí không cần thiết. Động thái lớn nhất của công ty chính là việc cơ cấu lại bộ máy quản lý, kiểm soát chặt chẽ chi phí và đã giảm thiểu chi phí quản lý doanh nghiệp 10.751 triệu đồng (51,28%) ở năm 2009 Đây là một việc làm cần thiết phải được thực hiện trong tình hình kinh tế như hiện nay
2.2 Thực trạng công tác quản lý tài chính tại công ty cổ phần và xây lắp điện I- PCCI
2.2.1 Phân tích tình hình tài chính của công ty thông qua bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty
2.2.1.1 Phân tích tình hình tài chính của công ty thông qua bảng cân đối kế toán 2.2.1.1.1 Phân tích cơ cấu và sự biến động của tài sản
Căn cứ vào bảng cân đối kế toán, ta lập bảng phân tích cơ cấu tài sản của công ty cổ phần Xây lắp điện I qua 3 năm từ 2007-2009 như sau:
Bảng 2.2 : Bảng phân tích cơ cấu tài sản của CTCP Xây lắp điện I Đơn vị tính : triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2008 Năm 2007
I Tiền và tương đương tiền 48.772 9,17 30.512 5,80 35.724 7,13
II Đầu tư tài chính ngắn hạn - - - - - -
III Khoản phải thu ngắn hạn 258.329 48,58 324.411 61,67 276.981 55,35
1 Phải thu của khách hàng 210.393 81,44 184.170 56,77 200.764 72,48
2 Trả trước cho người bán 25.535 9,88 42.354 13,05 25.111 9,06
3 Phải thu nội bộ ngắn hạn - - - - 1.100 0,39
5 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (334) -0,13 - - - -
V Tài sản ngắn hạn khác 4.184 07,8 6.249 1,11 25.151 5,02
1 Chi phí trả trước ngắn hạn 84 2,01 2.309 36,95 10.417 41,41
- Chi phí chờ kết chuyển 84 2,01 2.309 36,95 10.417 41,41
2 Tài sản ngắn hạn khác 4.100 97,98 3.939 63,04 14.734 58,58
- Tài sản thiếu chờ xử lý - - 340 8,63 2.054 13,94
- Các khoản thế chấp, ký quỹ, ký cược ngắn hạn 310 7,56 1.260 31,99 2.685 18,22
1 Tài sản cố định hữu hình 29.948 97,64 45.438 99,22 56.981 94,80
- Giá trị hao mòn lũy kế (41.828) - (48.986) - (51.281) -
2 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
II Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
1 Đầu tư vào công ty con 17.000 100 - - - -
III Tài sản dài hạn khác 889 1,83 450 0,97 390 0,64
1 Chi phí trả trước dài hạn 803 90,39 450 100 390 100
2 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 85 9,06 - - - -
(Nguồn dữ liệu: Bảng cân đối kế toán hàng năm của Công ty.)
Nhìn vào bảng 2.2 ta thấy qua cả 3 năm, tỉ lệ giữa tài sản ngắn hạn với tài sản dài hạn không có thay đổi đáng kể Năm 2007, tỉ lệ này là 8,27 lần, tới năm
2008 tỉ lệ tài sản ngắn hạn trên tài sản dài hạn là 11,37 lần, và năm 2009 tỉ lệ giữa hai loại tài sản này là 10,95 lần Tỷ trọng tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản vẫn khá cao Để xác định một tỷ trọng tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản sao cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty không phải là đơn giản, nhưng trong cả ba năm tỷ trọng này là trên dưới 90% (bảng 2.2) thì tài sản cố định chưa thực sự được đầu tư đúng đắn
+ Trong cả 3 năm công ty đều không có khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, đó là do công ty tập trung vốn vào hoạt động kinh doanh đây thì cũng là hướng đi hợp lý Chỉ tiêu tiền và tài sản ngắn hạn khác chiếm tỉ trọng khá nhỏ trong tổng tài sản ngắn hạn và giảm dần qua các năm Đây là một vấn đề cần được quan tâm, đặc biệt là quỹ tiền của công ty
- Ta xem xét bảng chi tiết chỉ tiêu tiền của công ty:
Bảng 2.3: Bảng chi tiết quỹ tiền của CTCP Xây lắp điện I Đơn vị tính: triệu đồng
(Nguồn dữ liệu: Trích bảng chi tiết quỹ tiền của Công ty.)
Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy năm 2007, tiền gửi ngân hàng chiếm 89,46% trong tổng quỹ tiền của công ty Ngày nay, việc thanh toán và các giao dịch khác đều được thực hiện thông qua hệ thống ngân hàng Tới cuối năm 2008, tỷ trọng tiền gửi ngân hàng trên tổng tiền và tương đương tiền giảm mạnh, giảm 29,86% so với năm
2007 Thực tế là do trong năm công ty đã chuyển trả một phần cho nhà cung cấp và trả lương nhân viên qua hệ thống tài khoản tại ngân hàng, lại chưa thu được tiền cung cấp dịch vụ và bán sản phẩm Có như vậy công ty mới đảm bảo khả năng thanh toán và giữ vững uy tín của mình.
Hình 1: Biểu đồ các chỉ tiêu thuộc nhóm tài sản ngắn hạn
CTCP Xây lắp điện I đã thực hiện năm 2007-2009
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Nhìn chung, việc nhóm tài sản ngắn hạn khác giảm đã chứng tỏ sự cố gắng của công ty trong việc quản lý các chỉ tiêu này, sự giảm tài sản này cũng khá hợp lý. Khoản tạm ứng giảm thể hiện sự theo dõi sát sao hơn và tính toán cụ thể hơn để giảm sự chiếm dụng vốn của công ty Các khoản thế chấp, ký quỹ, ký cược ngắn hạn giảm là do uy tín của công ty được nâng lên
- Tài sản cố định và đầu tư dài hạn: Nhìn vào phần tài sản dài hạn trong 3 năm ta thấy:
TSCD giảm mạnh qua 3 năm, từ vị trí chiếm 99,35% trong tổng tài sản dài hạn tới năm 2009 chỉ còn chiếm 63,16% Đó là do một số nguyên nhân sau: công ty đã thanh lý, nhượng bán những tài sản không cần thiết, ít sử dụng Việc giảm mạnh tài sản cố định mà lượng mua vào để thay thế là rất ít thực tế là chưa thực sự hợp lý. Thanh lý, nhượng bán với những lý do như trên là khá đúng đắn nhưng sự tăng lên không đáng kể đã thể hiện rằng công ty chưa chú trọng đầu tư, đổi mới trang thiết bị, máy móc Hầu hết máy móc đều được sản xuất đã lâu, đã lạc hậu nên hiệu quả hoạt động cũng không cao Bên cạnh đó, chi phí xây dựng cơ bản dở dang qua 3 năm nhìn chung giảm mạnh
Sự xuất hiện của chỉ tiêu đầu tư tài chính dài hạn khi công ty đầu tư vào ba công ty con của mình với tổng giá trị là 17 tỷ đồng Việc cấp vốn kinh doanh cho các công ty con thể hiện sự chú trọng vào công tác thực hiện quản lý tài sản theo hướng phân cấp mạnh cho trong toàn công ty, nó giúp cho các công ty con nhanh nhạy và linh hoạt hơn trong kinh doanh, từ đó sẽ nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn công ty.
* Phân tích sự biến động của tài sản qua 3 năm 2007-2009
Do cơ cấu tài sản khá phức tạp nên để đánh giá chính xác hơn về tình hình tài sản của công ty mà ta phân tích thêm về sự biến động của tài sản qua các năm. Dưới đây ta có bảng số liệu:
Bảng 2.4: Bảng phân tích sự biến động tài sản của CTCP Xây lắp điện I Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2009 so với 2008 2008 so với 2007
I Tiền và tương đương tiền 18.26 59,84 (5.211) -14,58
II Đầu tư tài chính ngắn hạn - - - -
III Khoản phải thu ngắn hạn (66.981) -20,37 47.429 17,12
1 Phải thu của khách hàng 26.222 14,23 (16.594) -8,26
2 Trả trước cho người bán (16.819) -39,71 17.242 68,66
3 Phải thu nội bộ ngắn hạn - - (1.100) -
5 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 334 - - -
V Tài sản ngắn hạn khác (2.064) -33,03 (18.902) -75,15
1 Chi phí trả trước ngắn hạn (2.225) -96,35 (8.108) -77,83
Chi phí chờ kết chuyển (2.225) -96,35 (8.108) -77,83
2 Tài sản ngắn hạn khác 160 40,78 (10.794) 73,26
Tài sản thiếu chờ xử lý (340) - (1.714) -83,45
Các khoản thế chấp, ký quỹ, ký cược ngắn hạn
1 Tài sản cố định hữu hình (15.489) -34,08 (11.542) -20,25
Gía trị hao mòn lũy kế (7.158) -14,61 (2.294) -4,47
2 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 367 103,75 (2.770) -88,66
II Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 17.000 - - -
1 Đâu tư vào công ty con 17.000 - - -
III Tài sản dài hạn khác 439 97,60 59 15,32
1 Chi phí trả trước dài hạn 353 78,63 59 15,32
2 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 85 - - -
(Nguồn dữ liệu: Bảng cân đối kế toán hàng năm của Công ty.)
Nhìn vào bảng 2.4 ta thấy tổng tài sản ngắn hạn của công ty tăng 25.597 triệu đồng (5,11%) vào năm 2008, tăng 5.73 triệu đồng (1,09)vào năm 2009 Tuy nhiên sự giảm tài sản lưu động vào năm 2009 vẫn nhỏ hơn sự tăng lên của chỉ tiêu này vào năm 2008 nên tài sản lưu động năm 2009 vẫn cao hơn 1 chút so với năm 2007 Có sự biến động như vậy là bởi sự thay đổi thất thường của các chỉ tiêu thuộc nhóm tài sản lưu động như phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán, phải thu khác
Công ty không có các khoản tương đương tiền như các khoản đầu tư có thời hạn thu hồi ngắn, do đó chỉ tiêu tiền và tương đương tiền sẽ được gọi chung là quỹ tiền của công ty Qua 3 năm, quỹ tiền của công ty đều giảm, năm 2009 sự giảm sút mạnh hơn so với năm 2007 Tuy nhiên, điều này cũng không đánh giá nhiều về hiệu quả hoạt động của công ty Do có thể tại thời điểm lập báo cáo chưa tới thời hạn thu được tiền bán hàng và cung cấp dịch vụ, là lúc công ty vừa thanh toán một khoản tiền nguyên nhiên vật liệu cho nhà cung cấp, trả lương tháng 11 cho công nhân viên.Tuy nhiên, nhìn vào xu hướng biến động của quỹ tiền, ta có thể đánh giá khái quát rằng với lượng tiền gồm cả tiền mặt và tiền gửi ngân hàng là 48.772 triệu đồng thì vẫn có thể gây mất khả năng thanh toán khi có quá nhiều khoản tiền cần thanh toán cùng một lúc, bao gồm cả những khoản phát sinh đột xuất
Năm 2007, khoản phải thu của khách hàng giảm 16.594 triệu đồng, ứng với 8,26% Đây là dấu hiệu tốt cho việc thực hiện thu hồi nợ của công ty Tới năm
2008, chỉ tiêu này lại tăng lên 26.222 triệu đồng (14,23%), thực tế, số lượng công trình ký được ít hơn năm 2007, nhưng bởi tình hình kinh tế năm 2008 gặp khủng hoảng nên công tác thu nợ gặp nhiều khó khăn Đứng trước tình hình đó, công ty đã thiết lập một khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi, và cũng chủ động gia hạn thời gian trả tiền cho khách hàng
Khoản trả trước cho người bán lại tăng vào năm 2008 và giảm mạnh vào
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN I
Mục tiêu, phương hướng phát triển công ty trong năm 2010
Trong thời gian tới công ty cổ phần Xây lắp điện I thực hiện sản xuất kinh doanh theo định hướng sau:
Tiếp tục hoàn thiện bộ máy toàn công ty, nâng cao năng lực quản lý của công ty cũng như năng lực quản lý của các đơn vị thành viên Hoàn thành giai đoạn II về sắp xếp và chuyển đổi mô hình quản lý của các đơn vị thành viên Chuẩn bị cho việc thành lập đơn vị quản lý sau đầu tư các dự án bất động sản do công ty đầu tư. Lập kế hoạch sử dụng nguồn nhân lực giai đoạn 2009 – 2010 và các năm tiếp theo, triển khai kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của công ty
Công ty vẫn giữ thế mạnh sản phẩm chính của mình là Xây lắp điện, công ty ngày càng nâng cao năng lực sản xuất để đáp ứng yêu cầu xây lắp điện trong thời gian tới Trước hết ưu tiên đấu thầu thực hiện các công trình điện 500KV và 220KV là những công trình có giá trị lớn, đòi hỏi kỹ thuật cao, mang lại lợi nhuận lớn Vì vậy mục tiêu đấu thầu các công trình và dự án là có lãi và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
Nâng cao chất lượng sản phẩm xây lắp, sản phẩm kết cấu thép, gắn quyền và trách nhiệm của thủ trưởng các đơn vị trong việc quản lý chất lượng sản phẩm do đơn vị mình thực hiện.
Nâng cao năng lực SXKD của mỗi đơn vị thành viên, tạo sức mạnh tổng hợp nhằm nâng cao hình ảnh, khẳng định uy tín và năng lực cạnh tranh của công ty đối với các đối tác, khách hàng trong và ngoài nước Chú trọng mở rộng thị trường, đảm bảo đủ công ăn việc làm cho tất cả các cán bộ CNV, phấn đấu tăng trưởng cao về cả số lượng, doanh thu, lợi nhuận.
Bên cạnh việc xây lắp đường dây và trạm biến áp sẽ mở rộng thị trường xây dựng các công trình thủy điện, phát triển mạnh thị trường sản xuất cơ khí, chế tạo cột thép và các cấu kiện kim loại với công nghệ mạ kẽm nhúng nóng. Đẩy mạnh dịch vụ tư vấn đền bù, bám sát thị trường đền bù các công trình ở khu vực phía Bắc, củng cố bộ phận tư vấn khảo sát thiết kế để có thể thiết kế các công trình 110KV phục vụ điện nông thôn, miền núi,vùng sâu vung xa, hải đảo hoặc dịch chuyển các đường điện do ban quản lý của Bộ giao thông vận tải làm chủ đầu tư, cố gắng đảm bảo mức doanh thu thiết kế, tư vấn, đền bù từ 12 đến 25 tỷ đồng.
Công ty khuyến khích và trợ giúp các công ty con tìm hiểu thị trường, mở mang thêm ngành nghề, trong đó có các ngành nghề sản xuất mặt hàng công nghiệp và dân dụng.
Phòng tổ chức lao động lập công tác thi đua tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của các cán bộ công nhân viên trong công ty, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được tất cả mọi người biết đến và thực hiện góp phần nâng cao hiệu quả công việc Đồng thời cũng tạo ra hình ảnh tốt đẹp của công ty với các tổ chức cùng ngành, khẳng định vai trò lãnh đạo của ban giám đốc công ty.
Hoàn thiện việc khảo sát, lập qui hoạch cho toàn bộ các khu đất còn lại của công ty Kiểm tra và hoàn thiện hồ sơ pháp lý các khu đất của công ty còn thiếu hồ sơ thủ tục theo qui định quản lý khai thác quỹ đất hiện hành Thành lập công ty cổ phần, công ty con để đầu tư và quản lý tòa nhà sau đầu tư của công ty
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kế hoạch cơ bản năm 2010 của công ty cổ phần Xây lắp điện I Đơn vị tính: triệu đồng
STT Các chỉ tiêu cơ bản Kế hoạch năm 2010
1 Giá trị sản xuất kinh doanh 674.068
4 Lợi nhuận sau thuế/ vốn điều lệ (%) 35,42
5 Lãi cơ bản/ cổ phần (đồng/cổ phần) 3.004
6 Vốn điều lệ bình quân năm 74.445
7 Thuế thu nhập doanh nghiệp 65
9 Lao động bình quân (người) 2.078
10 Thu nhập bình quân (người/tháng) 2.500.000
(Nguồn dữ liệu: bảng một số chỉ tiêu kế hoạch cơ bản năm 2010 của công ty cổ phần Xây lắp điện I.)
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty cổ phần xây lắp điện I
3.2.1 Nhóm giải pháp tài chính
3.2.1.1 Tăng hệ số vốn chủ sở hữu
Nhìn chung, hệ số chủ sở hữu của công ty trong các năm khá nhỏ: năm 2008, hệ số này là 0,11 thì năm 2009 hệ số vốn chủ sở hữu là 0,16 Trong khi hệ số nợ (HD) rất cao, năm 2008 HD = 0,89 và năm 2009 HD = 0,84 Do đó, tạo ra sự mất cân đối lớn trong cơ cấu vốn Bên cạnh đó còn thể hiện sự không an toàn trong thanh toán của công ty Do vậy, cần phải có giải pháp kịp thời và hữu hiệu để có thể tăng hệ số vốn chủ sở hữu, giảm hệ số nợ.
Thực hiện tăng hệ số vốn chủ sở hữu cũng chính là tăng nguồn vốn chủ sở hữu của công ty Công ty có một số biện pháp nhằm làm tăng vốn chủ sở hữu như sau:
Tăng vốn chủ sở hữu bằng việc tăng lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế của công ty là nguồn cung cấp vốn khá quan trọng Lợi nhuận sau thuế sẽ được dùng để trả cổ tức, trích quỹ và phần lợi nhuận chưa phân phối để lại Chính phần lợi nhuận được dùng để trích quỹ và phần lợi nhuận chưa phân phối để lại (sau đây sẽ gọi chung là lợi nhuận để lại) đóng góp làm tăng vốn chủ sở hữu Lợi nhuận sau thuế càng cao, phần lợi nhuận để lại sẽ càng cao Hơn nữa, nếu phần chi trả cổ tức cho các cổ đông giảm đi thì phần lợi nhuận để lại sẽ càng cao hơn Tuy nhiên, cổ tức giảm sẽ ảnh hưởng tới tâm lý nhà đầu tư, cũng không hẳn là tốt Vì vậy, phải có biện pháp tăng lợi nhuận để lại mà không tác động tiêu cực tới tâm lý nhà đầu tư.
Và biện pháp mang tính lâu dài là tăng lợi nhuận sau thuế của công ty. Để tăng lợi nhuận sau thuế, tức là công ty phải tăng sản lượng, đạt doanh thu cao, giảm thiểu chi phí, nâng cao nâng suất lao động… Đây là những mục tiêu cơ bản mà doanh nghiệp nào cũng đặt ra và cũng là những mục tiêu lâu dài nên ở đây sẽ không đề cập sâu.
Tăng vốn chủ sở hữu bằng phát hành cổ phiếu Là công ty cổ phần nên một kênh huy động vốn quan trọng chính là phát hành cổ phiếu Theo kế hoạch năm
2008, công ty dự kiến phát hành 2.900.000 cổ phiếu với mệnh giá 10.000 đồng và phân phối như sau: bán cho cổ đông hiện hữu với số lượng là 1.667.000 cổ phần với giá chào bán 12.000 đồng/cổ phần; bán cho đối tác chiến lược với số lượng 983.000 cổ phần với giá chào bán là 18.000 đồng/cổ phần; bán cho cán bộ công nhân viên của công ty với số lượng 250.000 cổ phần với giá chào bán là 15.000 đồng/cổ phần. Như vậy để tăng vốn chủ sở hữu thì cần tăng số lượng cổ phiếu phát hành và giá chào bán để tăng phần thặng dư vốn cổ phần Năm 2008, công ty mới phát hành đợt 1 với số cổ phần bán cho các cổ đông hiện hữu Bởi như đã nói ở trên, thị trường chứng khoán chưa có dấu hiệu biến chuyển Việc chi trả cổ tức cao như năm vừa rồi cũng đánh động vào tâm lý nhà đầu tư và các đợt phát hành tiếp theo sẽ dễ dàng hơn, nhưng với tình hình hiện nay, đây vẫn không phải là kênh huy động vốn khả thi.
Thực tế thì với tình hình kinh tế hiện nay, vấn đề tăng nguồn vốn chủ sở hữu, nhằm cân đối lại cơ cấu nguồn vốn của công ty quả là khá nan giải Công ty sẽ phải kết hợp tất cả các giải pháp trên để có thể tăng vốn chủ sở hữu tối đa có thể thực hiện được, mà một trong những giải pháp phụ thuộc rất lớn vào năng lực của công ty chính là nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nhằm tăng lợi nhuận của công ty.
Tình hình kinh tế thế giới gặp khủng hoảng trầm trọng, đặc biệt với những nước công nghiệp Nhưng đối với Việt Nam sự sụt giảm thể hiện không quá rõ nét như các nước phát triển Bên cạnh đó, đứng trước tình hình này, Nhà nước lại chú trọng đầu tư cho cơ sở hạ tầng, cho ngành điện nói chung và hệ thống truyền tải điện nói riêng, nên năm 2010 số lượng hợp đồng kinh tế sẽ còn tăng lên đáng kể Vì vậy, nếu nắm bắt được cơ hội này, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty sẽ còn tốt đẹp hơn rất nhiều Do đó, ngoài số vốn chủ sở hữu còn khá nhỏ bé, công ty vẫn cần vay nợ Lãi suất ngân hàng năm 2010 sẽ giảm đáng kể để kích thích đầu tư, đây chính là cơ hội tốt để huy động vốn cho các hợp đồng kinh tế Tình hình sản xuất kinh doanh năm 2009 khá tốt cũng đảm bảo cho công ty vay vốn dễ dàng hơn. Ngoài ra một số chỉ tiêu khác như người mua ứng tiền trước, phải trả người lao động sẽ tăng… nên trong năm sắp tới nguồn nợ phải trả tăng cao hơn so với nguồn vốn chủ sở hữu Tức là công ty vẫn phải chấp nhận hệ số vốn chủ sở hữu thấp.
Tuy nhiên, dự đoán trong các năm sắp tới, công ty sẽ có dấu hiệu biến chuyển khả quan như sau:
Phần giá trị xây lắp thu được từ ngành nghề chính tiếp tục tăng lên
Giá trị đầu tư dự án cũng sẽ tăng lên Cụ thể là phần lợi thu được từ kinh doanh bất động sản Sau một thời gian thị trường bất động sản đóng băng, cùng với sự khuyến khích cho vay để mua nhà, thị trường bất động sản sẽ sôi động trở lại Và cũng nhờ có thêm nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này từ dự án Nàng Hương, công ty nên tiếp tục đẩy mạnh công tác thực hiện dự án khu nhà Mỹ Đình và tiếp tục đầu tư thêm một số dự án khác ở thị trường nhà chung cư, cho thuê làm văn phòng.
Theo kế hoạch năm 2010 công ty sẽ thực hiện thành công niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, tới nửa sau năm 2010 thị trường chứng khoán sẽ ổn định hơn, khi đó, với quá trình chuẩn bị “tâm lý nhà đầu tư” trong những năm gần đây, thì việc huy động vốn nhờ kênh phát hành chứng khoán sẽ hiệu quả hơn
3.2.1.2 Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận, tuy nhiên việc tăng lợi nhuận phải phù hợp với bản chất nền kinh tế, phải có quan điểm đúng đẳn trong việc giải quyết mối quan hệ giữa lợi ích trước mắt và lợi ít lâu dài Lợi nhuận của doanh nghiệp chịu tác động của nhiều nhân tố khách quan như giá cả, thị trường, nguyên vật liệu, máy móc, chính sách của Nhà nước về quản lý kinh tế và nhân tố chủ quan là trình độ tổ chức quản lý Cụ thể đối với doanh nghiệp cần thực hiện các hướng sau:
+ Tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: ngành nghề chủ yếu của công ty là xây lắp, nên về lâu về dài, công ty vẫn cần chú trọng tới doanh thu từ giá trị xây lắp Năm 2009, doanh thu này tăng nhưng sự tăng lên còn thấp, và so với năm 2007 là giảm đáng kể Do đó, công ty cần có phương hướng, kế hoạch đúng đắn để nâng cao phần doanh thu này
- Nghiên cứu và định hướng thị trường: xây dựng tốt thị trường truyền thống, phân khúc và định hướng thị trường tiềm năng.
- Phân tích các gói thầu kĩ lưỡng để đưa ra đúng mức giá, từ đó mới tăng khả năng trúng thầu và ký kết các hợp đồng kinh tế.
- Đẩy nhanh tiến độ thi công công trình.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng uy tín cho công ty, từ đó tăng các đơn đặt hàng, tăng sản lượng.
+ Hạ thấp chi phí kinh doanh: Hạ thấp chi phí kinh doanh hợp lý phải xuất phát từ quan điểm: mạnh dạn chi những khoản chi cần thiết để tăng năng suất lao động, mở rộng kinh doanh, đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Đối với những khoản chi chưa cần thiết thì tạm hoãn, còn chi phí nào không cần thiết thì cương quyết không chi Trên quan điểm đó, cần phải:
- Trong việc sử dụng vật liệu, dụng cụ cần phải tận dụng hết những vật liệu, dụng cụ sẵn có Xây dựng mức tiêu hao hợp lý và bảo quản theo định mức đó
- Giảm chi phí vật tư, vật liệu: tiết kiệm vật tư, vật liệu từ khâu tính toán định mức tiêu hao, bảo quản sử dụng đến tìm nguồn với giá thu mua rẻ nhất Giải pháp này đòi hỏi phải nâng cao trình độ của nhân viên quản lý đồng thời với việc nâng cao ý thức trách nhiệm của công nhân.
Một số kiến nghị đối với Nhà nước
3.3.1 Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện môi trường kinh doanh
Nhà nước cần sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh của các công ty cổ phần theo hướng cạnh tranh bình đẳng Mặt khác để hoạt động tài chính của các công ty cổ phần đạt kết quả tốt, Nhà nước luôn tạo ra sự ổn định về mặt chính trị cũng như sự ổn định về mặt tiền tệ, ổn định về các chính sách kinh tế vĩ mô, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các công ty cổ phần.
3.3.2 Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật
Nhà nước cần sửa đổi và ban hành các văn bản pháp luật ổn định, hợp lý, thống nhất, tránh sự chồng chéo, thiếu tính khả thi, gây khó khăn cho doanh nghiệp khi áp dụng.
3.3.3 Tiếp tục hoàn thiện và đổi mới cơ chế tín dụng tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển
Nhà nước cần đổi mới cơ chế cho vay các thành phần tư nhân, đặc biệt là các công ty cổ phần có quy mô lớn, kinh doanh tốt Đẩy mạnh hoạt động cho thuê tài chính đối với các doanh nghiệp tư nhân bằng cách mở rộng, đa dạng các hoạt động cho thuê; đơn giản hóa các thủ tục đi vay cũng như tăng cường các dịch vụ thanh toán, bảo lãnh và tư vấn cho doanh nghiệp Linh hoạt trong việc thay đổi hạn mức tín dụng đối với các doanh nghiệp cần đầu tư vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Kết hợp hài hòa giữa chính sách tín dụng với các chính sách vĩ mô khác.
3.3.4 Phát triển thị trường tài chính- tiền tệ
Nhà nước cần xây dựng khuôn khổ pháp lý cho hoạt động giao dịch cổ phiếu của các công ty cổ phần qua thị trường chứng khoán, hoàn thiện hệ thống thông tin liên lạc Thúc đẩy các doanh nghiệp làm quen với chế độ công khai tài chính trên thị trường chứng khoán, qua đó làm cho hoạt động của thị trường chứng khoán được diễn ra một cách sôi động, thực sự phát huy được những tác dụng tích cực của mình, trở thành kênh chủ yếu thu hút vốn đầu tư cho các công ty cổ phần.
Tóm lại, từ khi công ty cổ phần Xây lắp điện I thực hiện thành công phương án cổ phần hóa, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty khá tốt và thể hiện rõ nét là lợi nhuận sau thuế của công ty ngày càng được nâng cao qua các năm Tuy nhiên, sau khi phân tích sâu hơn tình hình tài chính của công ty, thì vẫn còn những tồn tại cần phải được giải quyết trong những năm sắp tới Vì vậy, em đã đưa ra những giải pháp như trên với mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất của công ty, đồng thời đẩy lùi khó khăn trong hiện tại và cả những khó khăn dự đoán sẽ xảy ra trong những năm sắp tới.