MỘT SỐ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN SỬ DỤNG NGUỒN ODA VAY TỪ WORLD BANK
NGUỒN VỐN ODA VAY TỪ WORLD BANK
1 Giới thiệu chung về World Bank, vai trò của World Bank trong việc hỗ trợ vốn cho Việt Nam
Hiện nay Việt Nam được 25 nhà tài trợ song phương và 14 tổ chức tài trợ đa phương cung cấp ODA thường xuyên Theo số liệu thống kê thì Nhật Bản, Ngân hàng thế giới (WB) và Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) là ba nhà tài trợ chính, chiếm gần 70 % số vốn ODA hỗ trợ cho Việt Nam.
Ngân hàng Thế giới là một trong các tổ chức lớn nhất thế giới hỗ trợ về vốn và tri thức cho các nước thành viên Nhiệm vụ của Ngân hàng Thế giới là đấu tranh chống lại nghèo đói và cải thiện mức sống của con người tại các nước đang phát triển Ngân hàng Thế giới (WB) một thể chế quốc tế hàng đầu trong cung cấp tài chính và kiến thức hỗ trợ Chính phủ các nước thành viên thực hiện chương trình quốc gia cải thiện cơ bản dịch vụ y tế giáo dục, cung cấp nước sạch, điện, hạ tầng và bảo vệ môi trường Thông qua các dự án tín dụng hoặc viện trợ không hoàn lại cũng như các hỗ trợ kỹ thuật gồm tư vấn và nghiên cứu, các hoạt động của Ngân hàng Thế giới nhằm mục tiêu xóa đói giảm nghèo, cải thiện dời sống cho người dân ở các quốc gia có thu nhập trung bình Ngân hàng Thế giới hiện có mặt tại hơn 100 nước và có một đội ngũ nhân viên xấp xỉ khoảng 10.600 người trên khắp thế giới.
Kể từ khi quay trở lại đầu tư ở Việt Nam vào năm 1993, Ngân hàng Thế giới đã tài trợ cho 35 dự án để giúp cho cuộc chiến xoá đói giảm nghèo tại Việt Nam thông qua hỗ trợ tài chính cho nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, các chương trình y tế, trường học và các nhu cầu thiết yếu khác Mức ODA mà
WB cam kết tài trợ cho Việt Nam trong tổng số ODA các nhà tài trợ cam kết là tương đối cao, được thể hiện trong bảng 1.
Bảng 1 : Tình hình cam kết ODA giai đoạn 1993-2003 Đơn vị : triệu USD
Nguồn : Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Trong giai đoạn 2001-2005 WB đã hỗ trợ cho Việt Nam 3670 triệu USD và trong giai đoạn 5 năm tới con số đó, theo dự đoán của các nhà hoạch định chính sách, có thể lên tới 4000 triệu USD.
2 Giới thiệu chung về nguồn vốn ODA
Trong quá trình hình thành và phát triển của sự Hợp tác phát triển quốc tế có một số khái niệm về ODA.
Thứ nhất, ODA là hình thức hỗ trợ phát triển của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ có tính chất song phương hoặc đa phương bao gồm các khoản tiền mà các cơ quan, Chính phủ viện trợ không hoàn lại ( cho không) hoặc cho vay theo các điều kiện tài chính ưu đãi (Giáo trình kinh tế quốc tế - trường ĐH Kinh tế quốc dân)
Thứ hai, Theo quy định của Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển
(OECD) bao gồm thành viên là các nước phát triển, ODA là nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức của Chính phủ các nước phát triển, các tổ chức tài chính quốc tế, các tổ chức quốc tế… dành cho các nước đang phát triển có mức thành tố hỗ trợ (Grant element), hay cũn gọi là yếu tố không hoàn lại đạt ít nhất 25% ODA bao gồm các dạng: viện trợ không hoàn lại(dưới dạng tiền hoặc hàng hoá), tín dụng ưu đãi, tín dụng hỗn hợp Đây là định nghĩa chính thức được thống nhất sử dụng trong các văn bản về ODA của nhà nước ta,cũng như trong báo cáo này.
Các hình thức cung cấp ODA bao gồm:
ODA không hoàn lại: là hình thức cung cấp ODA không hoàn trả lại cho nhà tài trợ.
ODA vay ưu đãi (hay còn gọi là tín dụng ưu đãi ) là khoản vay với các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn, thời gian trả nợ sao cho “yếu tố không hoàn lại” (còn gọi là “thành tố hỗ trợ”) đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc.
ODA vay hỗn hợp: là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc các khoản vay ưu đãi được cung cấp đồng thời với các khoản tín dụng thương mại nhưng tính chung lại, “yếu tố không hoàn lại” đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc.
Hỗ trợ dự án: Đây là hình thức chủ yếu của hỗ trợ phát triển chính thức, bao gồm hỗ trợ cơ bản và hỗ trợ kỹ thuật (một dự án cụ thể kết hợp cả hai loại trên)
Hỗ trợ chương trình: Là viện trợ đó đạt được hiệp định với đối tác viện trợ, nhằm cung cấp một khối lượng ODA cho một mục đích tổng quát với thời hạn nhất định để thực hiện nhiều nội dung khác nhau của một chương trình.
Hỗ trợ ngân sách.: Vốn vay ODA sẽ được trực tiếp đưa vào ngân sách quốc gia để thực hiện các chương trình cải cách của Chính phủ.
QUẢN LÝ DỰ ÁN HỖ TRỢ Y TẾ QUỐC GIA
1.1 Dự án, các loại dự án
“Dự án” là một tập hợp các hoạt động có liên quan đến nhau nhằm đạt được một hoặc một số mục tiêu xác định, được thực hiện trong một thời gian nhất định, dựa trên những nguồn lực xác định
Theo cách hiểu như trên thì:
Mỗi dự án khi được lập lên đều phải chỉ rõ mục tiêu cần phải đạt được. Mỗi dự án tồn tại một mục tiêu quy định toàn bộ hoạt động của toàn bộ dự án, và nó tạo ra sự hạn định về các phương diện của dự án.
Bên cạnh đó mỗi dự án cần phải xác định rõ thời gian cần thiết để đi đến mục tiêu Thời gian của dự án thường gắn với “Chu trình dự án” Chu trình của dự án bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau, thường bao gồm ba giai đoạn chính : Xác định, nghiên cứu và lập dự án; triển khai thực hiện dự án; khai thác dự án.
Ngoài ra cũng phải xác định những nguồn lực cần huy động để đảm bảo thực hiện mục tiêu của dự án Nguồn lực có thể là tiền hay các phương tiện kỹ thuật, đất đai
Có nhiều tiêu thức để phân loại dự án, nhưng trong tài liệu này chỉ chia dự án thành hai loại theo mục đích là:
Dự án đầu tư : là dự án tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định Dự án đầu tư bao gồm dự án đầu tư xây dựng công trình và các loại dự án đầu tư khác.
Dự án hỗ trợ kỹ thuật: là dự án có mục tiêu phát triển năng lực và thể chế hoặc cung cấp các yếu tố đầu vào kỹ thuật để chuẩn bị thực hiện các chương trình / dự án thông qua các hoạt động cung cấp chuyên gia, đào tạo, hỗ trợ trang thiết bị, tư liệu và tài liệu, tham quan khảo sát, hội thảo.
Quản lý dự án được thực hiện trong tất cả các giai đoạn khác nhau của chu trình dự án Bao gồm cả quản lý của các cơ quan quản lý vĩ mô và cơ quan quản lý vi mô.
Quản lý vĩ mô dự án được hiểu là quản lý của Nhà nước đối với tất cả các dự án nhằm đảm bảo định hướng phát triển thống nhất trong toàn quốc gia, toàn ngành, và địa phương.
Quản lý vi mô dự án đó là quản lý của chủ đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của chủ đầu tư Quản lý vi mô các dự án nhằm đảm bảo sự liên kết trong quá trình hoạt động của dự án, bảo đảm phát hiện sớm và giải quyết nhanh chóng những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án và để dự án có thể được thực hiện theo đúng kế hoạch thời gian, kiểm tra.
2 Giới thiệu về ngành Y tế.
Hệ thống tổ chức của ngành y tế mỗi quốc gia có những đặc thù khác nhau Ở Việt Nam, ngành Y tế được tổ chức theo 4 cấp. a Trung ương Đây là cấp cao nhất Trên cùng là Bộ Y tế là cơ quan chủ đạo của Ngành Y tế đóng vai trò chỉ đạo tổng thể về chính sách và hướng dẫn các vấn đề chuyên môn kỹ thuật trong cả nước Bộ được cơ cấu thành 14 Vụ, Ban. Ngoài ra còn có các Viện chuyên ngành cung cấp dịch vụ và cố vấn về các chuyên ngành, chuyên khoa khác nhau Trong số này có Viện Vệ sinh Dịch tễ, Viện dinh dưỡng và một số viện khác chịu trách nhiệm nghiên cứu đào tạo chăm sóc bệnh nhân thuộc các lĩnh vực như y học cổ truyề, lao, phổi,.v.v Bên cạnh đó còn có một số Bộ khác như Bộ Quốc phòng cũng cung cấp các dịch vụ y tế Tổng cộng có chừng 35 cơ sở cung cấp dịch vụ cấp trung ương trực thuộc Bộ Y tế Tuy nhiên hiện nay việc quản lý các dịch vụ y tế tuyến trung ương còn khá nhiều bất cập.
Theo Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 49/2003/NĐ-CP quy định về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Y tế: Bộ Y tế có trách nhiệm trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm về lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân và các công trình, dự án quan trọng của Bộ Y tế Theo Khoản 4 Điều 2 nghị định này, Bộ có trách nhiệm Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các chương trình quốc gia sau khi được phê duyệt và các văn bản pháp luật khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về các lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. b Tuyến tỉnh
Tuyến tỉnh do Sở Y tế điều hành Giám đốc Sở là người nắm toàn bộ các hoạt động y tế trong tỉnh Bên cạnh đó cũng có Trung tâm Y học Dự phòng quản lý dây truyền lạnh bảo quản vacxin, hỗ trợ các huyện thực hiện công tác phòng bệnh và duy trì một hệ thống các dịch vụ xét nghiệm Các tỉnh cũng điều hành các bệnh viện tỉnh và trong một số trường hợp có cả bệnh viện chuyên khoa Các bệnh viện đa khoa này có phương tiện chăm sóc cho các chuyên khoa như phẫu thuật, phụ sản, nội khoa Tổng cộng có khoảng 250 bệnh viện đa khoa và chuyên khoa tuyến tỉnh Nhân lực tuyến tỉnh chiếm khoảng 40% toàn quốc Tuy nhiên, trên thực tế hầu hết bệnh nhân được chăm sóc, điều trị tại các bệnh viện này thường sống ở các vùng lân cận bệnh viện.
Do đó các bệnh viện này thường chữa các bệnh thông thường mà phần lớn có thể được chữa chạy có hiệu quả tại các tuyến dưới của hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. c Tuyến huyện
Y tế tuyến huyện bao gồm ba bộ phận Văn phòng y tế huyện chịu trách nhiệm giám sát và quản lý các chương trình Y học dự phòng cung cấp các dịch vụ dự phòng bệnh, hỗ trợ y tế xã trong dự phòng bệnh Văn phòng y tế huyện và bệnh viện huyện gần đây được gộp chung thành trung tâm y tế huyện. d Tuyến xã
Các trạm y tế xã là một bộ phận cung cấp dịch vụ cho tuyến xã Việt Nam có một mạng lưới trạm y tế tuyến xã rộng khắp, hiện nay gần 100% số xã có trạm y tế.
NỘI DUNG QUẢN LÝ DỰ ÁN VỐN VAY ODA TỪ WORLD
Về cơ bản, việc quản lý một dự án sử dụng nguồn vốn ODA sẽ tuân theo quy trình quản lý chung theo Pháp luật của Việt Nam, và theo quy trình của từng Nhà tài trợ Quá trình quản lý Dự án Hỗ trợ Y tế Quốc gia sử dụng nguồn vốn vay ODA từ WB sẽ tuân thủ theo những quy định của Việt Nam và của WB.
1 Nguyên tắc quản lý dự án vốn vay ODA.
Việc quản lý dự án phải đảm bảo sử dụng có hiệu quả nhất nguồn vốn ODA, chống mọi hành vi tham ô lãng phí ODA co thể là vay hoặc được viện trợ không hoàn lại , nhưng đó không phải là nguồn vốn “cho không”, do vậy cần đảm bảo sử dụng một cách có hiệu quả nhất
Quá trình quản lý dự án ODA phải tuân thủ theo pháp luật đó là các Luật Ngân sách, Nghị định 17/2001/NĐ-CP về quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, Luật thuế, và các nghị định thông tư hướng dẫn khác.
Nguyên tắc kết hợp hài hoà các lợi ích giữa Bên nhận và Nhà tài trợ. Giữa Nhà tài trợ và Bên vay có những quy định khác nhau trong quá trình quản lý dự án, vì vậy cần đàm phán hài hòa hoá thủ tục giữa hai bên
2 Nhân tố ảnh hưởng tới quá trình quản lý dự án Hỗ trợ Y tế Quốc gia.
Những nhân tố ảnh hưởng tới quá trình quản lý dự án bao gồm:
Nhân tố từ phía Nhà tài trợ: Đó là các quy trình, thủ tục, các điều kiện của các Nhà tài trợ Các quy trình Nhà tài trợ đưa ra cũng như các tiêu chuẩn điều kiện rất quan trọng Các nhà tài trợ thường áp dụng quy trình quản lý rất chặt chẽ, các yêu cầu cao khiến việc thực hiện dự án trở lên khó khăn
Nhân tố trong nước: Những nhân tố trong nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình quản lý thực hiện dự án Đó có thể là:
+ Cơ chế, chính sách trong việc quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA. Hiện nay Việt Nam vẫn sử dụng NĐ 17/2001/NĐ-CP được xây dựng từ năm
2001, trong khi điều kiện môi trường đã thay đổi.
+ Cơ chế chính sách trong việc phối hợp thực hiện dự án Việc phối hợp giữa các cơ quan trong quá trình quản lý thực hiện dự án ảnh hưởng tới tiến độ của dự án Nếu cơ chế phối hợp không tốt dẫn đến không hoàn thành mục tiêu của dự án theo dự kiến.
+ Chất lượng nguồn nhân lực trong công tác quản lý dự án Nguồn nhân lực trong quá trình quản lý dụ án là đặc biệt quan trọng Nó ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động của dự án Nếu nhân lực làm việc một cách chuyên nghiệp, được tổ chức một cách khoa học thì tiến độ cũng như chất lượng công việc sẽ được đẩy lên.
3 Nội dung quản lý dự án ODA vốn vay WB trong Ngành Y tế.
Các chương trình/ dự án sử dụng ODA vốn vay của WB sẽ triển khai chuẩn bị và thực hiện theo qui định của Chính phủ, đồng thời phải đáp ứng các yêu cầu của nhà tài trợ Do đặc điểm của dự án sử dụng ODA vốn vay, nó thể thể gồm nhiều hợp phần khác nhau: hỗ trợ kỹ thuật phục vụ nghiên cứu chuẩn bị dự án, đầu tư xây dựng công trình và đầu tư khác Các hợp phần này sẽ được chuẩn bị và thực hiện theo các qui trình thủ tục hướng dẫn khác nhau. Nhưng vẫn tuân theo quy trình sau đây, và với dự án Hỗ trọ Y tế Quốc gia cũng vậy.
3.1 Chuẩn bị dự án đầu tư
Chi tiết hóa ý tưởng đầu tư thành văn kiện dự án đầu tư, vận động các nguồn lực để thực hiện sau này.
Bao gồm các bước: xác định dự án, chuẩn bị văn kiện dự án đầu tư để thẩm định và phê duyệt
3.1.2 Các hoạt động của Chính phủ.
Phối hợp với WB tiến hành chuẩn bị dự án với trợ giúp kỹ thuật của chuyên gia
Thường giai đoạn này đánh dấu bằng ý định đầu tư và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, sau đó sẽ chuẩn bị các nghiên cứu sơ bộ và khả thi để trình các cơ quan hữu quan phê duyệt
Giai đoạn Chuẩn bị đầu tư gồm:
Căn cứ vào các cơ sở vận động ODA như yêu cầu trong Điều 6 NĐ 17, dưới sự chủ trì của Bộ KH&ĐT tiến hành vận động ODA
Chuẩn bị đề cương chi tiết cho mỗi chương trình/dự án để Bộ KH&ĐT đưa vào Danh mục các chương trình/dự án Thủ tướng xem xét yêu cầu tài trợ gửi đến nhà tài trợ để đàm phán
Khi được nhà tài trợ đồng ý tài trợ sẽ:
- Chủ trì, phối hợp với các tổ chức trong nước và nhà tài trợ lập văn kiện chương trình/ dự án đầu tư; đảm bảo tiến độ xây dựng, chất lượng, nội dung của văn kiện chương trình/ dự án;
- Tổ chức lấy ý kiến, chỉnh sửa văn kiện và gửi đến cơ quan có thẩm quyền để thẩm định, phê duyệt
- Tham gia/chủ trì đàm phán ký kết Điều ước quốc tế cụ thể.
Thẩm định và thông qua chương trinh/ dự án.
3.2.2 Các hoạt động của Chính phủ.
Bộ Y tế và tổ chức thẩm định tiến hành thu thập ý kiến từ các bộ ngành hữu quan và chuẩn bị một Báo cáo thẩm định tổng hợp trình lên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chương trình/ dự án.
3.3 Đàm phán và ký kết Hiệp định vay vốn
3.3.1 Mục tiêu. Đàm phán và thông qua Hiệp định vốn vay giữa WB và Chính phủ mà dại diện là Bộ chủ quản.
3.3.2 Các hoạt động của Chính phủ Đám phán dự án và ký kết Hiệp định vay vốn: theo qui định của Chính phủ, đàm phán sẽ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) đứng đầu có sự tham gia của MPI, MOF và OOG và các Bộ, ngành liên quan đến dự án.
Bộ Tư pháp thẩm định nội dung Hiệp định để đảm bảo tuân thủ pháp luật Việt nam và tính đồng bộ với các cam kết khác.
Sau khi đàm phán SBV báo cáo lên PM kết quả đám phán, đề nghị phê chuẩn và cho phép ký hợp đồng tín dụng (HĐTD) HĐTD phải được Chủ tịch nước phê chuẩn mới có hiệu lực HĐTD có hiệu lực khi tất cả các điều kiện hiệu lực (được thỏa thuận khi đàm phán) được thực hiện
3.4 Thực hiện Dự án vốn vay của World Bank
Sau khi Hiệp định dự án được ký kết, cơ quan thực hiện dưới sự chỉ đạo của cơ quan chủ quản là Bộ Y tế sẽ nhanh chóng huy động các nguồn lực để thực hiện dự án, biến các kết quả dự định thành hiện thực
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN HỖ TRỢ Y TẾ QUỐC GIA VỐN VAY TỪ WORLD BANK
KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TIẾP NHẬN ODA CỦA NGÀNH Y TẾ TRONG THỜI GIAN QUA
Trong thời gian qua, ngành Y tế đã nhận được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, các nhà tài trợ nước ngoài Để có thể đánh giá tổng quát và toàn diện về việc tiếp nhận, sử dụng và quản lý công tác viện trợ nói chung, trong đó có viện trợ ODA, có thể chia thành 3 giai đoạn chính như sau: giai đoạn trước 1990, giai đoạn từ 1990 đến 2000 và từ 2000 trở lại đây.
Nguồn viện trợ nước ngoài cho ngành Y tế trong giai đoạn này chủ yếu là viện trợ nhân đạo của Thuỵ Điển, Tổ chức Y tế Thế giới(WHO), quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc(UNICEF), Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), Hà Lan, không kể một số tổ chức NGO của Pháp, Thụy Sĩ Số lượng các dự án không nhiều và tổng giá trị các dự án viện trợ do Bộ Y tế quản lý hàng năm vào khoảng 30-40 triệu USD.
Mục tiêu của các chương trình, dự án giai đoạn này chủ yếu hỗ trợ cung cấp hàng hoá, như trang thiết bị y tế thiết yếu, thuốc thiết yếu cho các cơ sở y tế và một số hoạt động hỗ trợ kĩ thuật khác thông qua các chuyên gia quốc tế, các chuyến tham quan học tập nứơc ngoài cho cán bộ y tế Việt Nam Việc tiếp nhận viện trợ nhân đạo thời gian này chủ yếu mang tính chất giúp Việt Nam, nhằm mục đích giải quyết các khó khăn trước mắt, đặc biệt là cho một số chương trình y tế phòng chống một số bệnh xã hội như Lao, Sốt rét, phát triển chăm sóc sức khoẻ ban đầu, Kế hoạch hoá gia đình, y tế cơ sở
Số lượng các nhà tài trợ và số lượng dự án cho y tế giai đoạn này vẫn cón ít.
Trong giai đoạn này có 2 dự án só ý nghĩa quan trọng đó là dự án xây dựng bệnh viện nhi Thụy Điển(nay là Bệnh viện Nhi Trung ương) và bệnh viện đa khoa Uông Bí viện trợ không hoàn lại của chính phủ Thụy Điển.
Có thể nói giai đoạn này quan điểm về tiếp nhận viện trợ nước ngoài còn thụ động bởi nhu cầu của Bộ y tế là rất lớn, trong khi các nguồn viện trợ vẫn còn ít chỉ đủ đáp ứng đựợc một phần.
2 Giai đoạn từ 1990 đến 2000. Đây là giai đoạn mà nền kinh tế Việt Nam bắt đầu mở cửa,tăng cường nhanh, đồng thời các nhà tài trợ,cộng đồng quốc tế bắt đầu tập trung và quan tâm đến hỗ trợ Việt Nam nhiều hơn.Y tế cũng là lĩnh vực đặc biệt được quan tâm và được tiếp nhận các dự án ODA đầu tiên của Chính phủ Nhật Bản, Úc
Trong giai đoạn này,Chính phủ cũng đã có những quy định cụ thể hơn trong quá trình tiếp nhận ODA. Đồng thời trong thời gian này, Bộ Y tế bắt đầu thực hiện các chương trình, dự án có tính chất hỗ trợ các vấn đề liên quan đến chiến lược phát triển của ngành bên cạnh việc hợp tác với các đối tác truyền thống như: Thụy Điển, WHO, UNICEF, UNFPA Bộ Y tế bắt đầu hợp tác với nhiều đối tác khác như: WB, ADB, cộng đồng chung Châu Âu, Chính phủ các nước Nhật Bản, Pháp, Hà Lan, Đức, và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài(NGO)
Một trong những lĩnh vực ưu tiên trong giai đoạn này là tập trung nâng cấp trang thiết bị bệnh viện Ngành Y tế đã nhận được sự hỗ trợ, trong đó phải kể đến sự đóng góp của các chính phủ Nhật Bản, Pháp, Úc Các dự án cải tạo và nâng cấp bệnh viện Chợ rẫy, bệnh viện Bạch Mai bằng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật được thực hiện trong thời gian đã đóng góp rất quan trọng cho việc xây dựng các trung tâm y tế chuyên sâu.
Bên cạnh đó, các dự án trong giai đoạn này cũng tập trung vào hỗ trợ cho các lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, y tế cơ sở, chăm sóc sức khỏe y tế ban đầu, ít có các dự án liên quan đến xây dựng cơ bản, trừ dự án
Hỗ trợ y tế quốc gia vay WB đang trong giai đoạn đầu
Thời kỳ này, Bộ Y tế bắt đầu thực hiện các chương trình, dự án có tính chất hỗ trợ các vấn đề liên quan đến chiến lược phát triển của ngành như: dự án Hỗ trợ Y tế quốc gia(HTYTQG) vay vốn WB, chương trình hợp tác y tế Việt Nam-Thụy Điển, các dự án trong quỹ thường xuyên của WHO, các dự án thuộc chương trình hợp tác với UNICEF, UNFPA, một số các dự án song phương khác Cho đến thời điểm năm 2000 hầu hết các dự án của Bộ Y tế là dự án viện trợ không hoàn lại, các dự án vay tại thời điểm đó là: dự án HTYTQG vay WB, sản xuất 5 loại vắc xin vay Hàn Quốc, Nâng cấp trang thiết bị 4 bệnh viện vay Italia.
Vấn đề nhân lực và năng lực cán bộ thực hiện dự án (đặc biệt là vấn đề mua sắm, giải ngân) trong thời gian này cũng là thời điểm hạn chế của Bộ Y tế, do trước đây chỉ tiếp nhận các khoản viện trợ nhỏ, lẻ, công việc xây dựng dự án khá đơn giản, nên còn thiếu cán bộ có kinh nghiệm trong quản lý dự án.
Có thể nói, đây là giai đoạn khởi sắc của ngành Y tế, với sự tập trung của nhiều nhà tài trợ, cho nhiều lĩnh vực như y tế cơ sở, điều trị, dự phòng, phòng chống HIV/AIDS Đồng thời đây cũng là giai đoạn quan trọng của Bộ
Y tế trong việc xây dựng và chuẩn bị tiếp nhận các dự án mới cho giai đoạn 2006-2010.
Tính tới thời điểm tháng 10/2005 Bộ y tế đã, đang chuẩn bị thực hiện
37 chương trình, dự án ODA với tổng số vốn ODA cam kết(giá trị cam kết của từng dự án được tính theo thời điểm ký hiệp định)là 573.862.900 USD và vốn đối ứng là 81.685.860 USD
Trong tổng số 37 chương trình, dự án đã, đang và chuẩn bị thực hiện trong
2005 được chia thành các nhóm:
Nhóm 1: Các chương trình,dự án kết thúc trong năm 2005 gồm 19 chương trình, dự án với tổng số vốn ODA là 211.081.670 USD,vốn đối ứng là 10.244.620 USD.
Nhóm 2: Các chương trình, dự án chuyển tiếp gồm 14 chương trình,dự án với tổng số vốn ODA là 259.608.200 USD,vốn đối ứng là 58.245.040 USD.
Nhóm 3: Các dự án khởi công trong năm 2005 gồm 4 dự án, với tổng số vốn ODA là 103.000.000 USD, vốn đối ứng là 13.196.210 USD.Trong nhóm này có 3 dự án bắt đầu triển khai vào quý IV/2005, với tổng số vốn ODA là 76.000.000 USD và vốn đối ứng là 13.169.210 USD.
Trong số đó phần lớn là dự án hỗ trợ kỹ thuật, sử dụng vốn viện trợ không hoàn lại với 23 dự án chiếm 62% tổng dự án; có 8 dự án vay chiếm 22% tổng dự án, còn lại 6 dự án cho lĩnh vực HIV/AIDS chiếm 16%.
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN HỖ TRỢ Y TẾ QUỐC GIA
1.1 Mục tiêu của dự án
Từ đầu thập kỷ 90, Việt nam đã có những thành tựu vượt bậc về phát triển kinh tế tạo ra nhiều cơ hội và thách thức Việt nam đã có những thành tựu về y tế chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân Tuy nhiên, các thành tựu đạt được không đồng đều giữa các vùng, tỉnh, và các miền Việc tạo điều kiện cho người nghèo được tiếp cận với các dịch vụ công cộng, đặc bịêt là về y tế ngày một trở nên cấp bách Dự án Hỗ trợ Y tế Quốc gia là một dự án vay vốn của Ngân hàng Thế giới thực hiện trong thời gian 7 năm từ 1996 đến 2003 với tổng ngân sách dự toán là 127,3 triệu USD nhằm cải thiện tình trạng sức khoẻ người dân ở những vùng nông thôn nghèo của Việt Nam.
Nhằm thực hiện mục tiêu dự án thực hiện 3 thành phần Thành phần 1:
Hỗ trợ y tế cơ sở với kinh phí khoảng 70,4 triệu USD gồm thực hiện các nội dung đầu tư nâng cấp các cơ sở y tế, cung cấp trang thiết bị, cung cấp thuốc thiết yếu và đào tạo lại cán bộ y tế Thành phần 2: Hỗ trợ 3 Chương trình y tế Quốc gia với kinh phí khoảng 52,2 triệu USD thực hiện hỗ trợ cho 3 Chương trình y tế Quốc gia: chương trình phòng chống sốt rét, chương trình Lao Quốc gia và chương trình nhiễm khuẩn hô hấp cấp và Thành phần 3: Tăng cường năng lực của Bộ Y tế trong công tác hoạch định chính sách, kế hoạch và quản lý với kinh phí khoảng 4,7 triệu USD.
1.2 Kinh phí của dự án
Tổng kinh phí: 127.319.248 USD, trong đó:
Viện trợ không hoàn lại: 9.063.875 USD (đồng tài trợ Thụy Điển và Hà Lan)Vốn đối ứng :17.019.346 USD
Bảng 2: Tóm tắt các chi phí theo thành phần dự án
Thành phần 1: Đơn vị tính: USD
Tuyến xã Đào tạo Lại cán bộ lý,Giám Quản Sát
Cộng chi phí đầu tư 23,119,417 34,085,282 4,889,107 426,122 62,519,929
II Chi phí thường xuyên
C Bảo dưỡng trang thiết bị 1,955,459 1,088,209 0 0 3,043,668
Cộng chi phí thờng xuyên 3,793,440 3,339,257 332,550 394,798 7,860,045 Tổng cộng 26,912,857 37,424,539 5,221,657 820,920 70,379,973
Thành phần 2: Đơn vị tính: USD
Cộng chi phí đầu tư 21,126,433 20,844,836 3,626,141 45,597,410
II Chi phí thường xuyên
C Bảo dưỡng trang thiết bị 16,336 248,845 0 265,181
Cộng chi phí thường xuyên 2,291,136 3,829,345 505,384 6,625,865 Tổng cộng 23,417,569 24,674,181 4,131,525 52,223,275
Thành phần 3: Đơn vị tính: USD Đánh giá chi tiêu Công cộng
Huy động các nguồn Tài chính Cộng đồng Điều tra Quốc Y tế Gia
Cộng chi phí đầu tư 546,000 646,000 3,323,489 4,515,489
II Chi phí thường xuyên
C Bảo dưỡng trang thiết bị 0 0 0 0
Cộng chi phí thường xuyên 50,000 150,000 0 200,000
Nguồn:Báo cáo khả thi Dư án Hỗ trợ Y tế Quốc gia
1.3 Thời gian bắt đầu - kết thúc
Hiệp định tín dụng phát triển số 2808 VN ký ngày 26/3/1996, có hiệu lực ngày 26/6/1996, với thời gian kết thúc theo Hiệp định là 30/9/2003.Nhưng cho tới thời điểm hiện tại năm 2006 trên thực tế dự án vẫn chưa kết thúc.
2 Một số kết quả thu được và một số hạn chế trong quá trình thực hiện dự án.
* Các đánh giá không tập trung vào các số liệu chi phí theo từng năm mà đi vào xem xét chất lượng của các đầu ra theo từng thành phần của Dự án bởi vì đầu ra thể hiện hiệu quả của việc thực hiện Dự án và nó cho biết quá trình quản lý có tốt hay không có đi tới mục tiêu không
2.1 Thành phần 1: Hỗ trợ y tế cơ sở.
2.1.1 Xây d ựng cơ bản: a Khái quát nội dung đầu tư
Theo kế hoạch ban đầu, sẽ có khoảng 2.300 trạm y tế cơ sở và 120 nhà kỹ thuật của các trung tâm y tế huyện được đầu tư Mỗi trạm y tế có suất đầu tư là 7.000 USD với qui mô xây mới cho một trạm là 70 m 2 bao gồm phòng đa chức năng, phòng dịch vụ kế hoạch hoá gia đình, phòng đẻ, phòng lưu cho 4 bệnh nhân và khu vệ sinh Mỗi nhà kỹ thuật trung tâm y tế huyện có suất đầu tư là 50.000 USD bao gồm khu mổ, hậu phẫu, xét nghiệm, cấp cứu, chẩn đoán hình ảnh và khu tiệt trùng b Kết quả đầu tư:
Sau 5 năm triển khai thực hiện, Dự án đã hoàn thành công tác đầu tư xây dựng về cơ bản Với 434 gói thầu, Dự án đã hoàn thành đầu tư 2.070 trạm y tế xã, 148 nhà kỹ thuật trung tâm y tế huyện và 55 phòng khám đa khoa liên xã thuộc 18 tỉnh
Ngân sách đầu tư: theo kế hoạch được phê duyệt, tổng ngân sách đầu tư là 22,266 triệu USD Theo Quyết định số 1299/ QĐ-BYT ngày 15 tháng 4 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Y tế thì tổng dự toán vốn đầu tư xây dựng các công trình thuộc Dự án là 418.954.789.656 đồng, trong đó vốn xây lắp là 374.314.583.903 đồng Hiện nay các báo cáo quyết toán vốn đầu tư đang chờ được phê duyệt Căn cứ vào số liệu quyết toán đã được kiểm toán thì tổng vốn đầu tư xây lắp là 341.203.111.693 đồng.
(Nguồn số liệu từ Ban quản lý dự án) c Đánh giá kết quả thực hiện
Quá trình triển khai thực hiện đã diễn ra quá chậm hơn so với kế hoạch. Theo kế hoạch được nêu trong tài liệu Dự án thì công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phải hoàn thành vào giữa năm 1998, nhưng trên thực tế phải tới tháng 9 năm 2003 mới hoàn tất Việc triển khai diễn ra chậm là do các nguyên nhân sau đây Về mặt chủ quan là do thiếu kinh nghiệm trong việc triển khai dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn vay của Ngân hàng thế giới; về mặt khách quan có nhiều nguyên nhân, trong đó đáng chú ý là tính phức tạp của nội dung đầu tư, số cơ sở được đầu tư rất lớn lại trải rộng trên địa bàn 18 tỉnh trong đó phần lớn là ở khu vực miền núi, và dự án phải triển khai thí điểm trước khi triển khai đồng loạt.
Việc thực hiện đầu tư đã tuân thủ đúng theo qui trình và các thủ tục về đầu tư xây dựng của Chính phủ và của Ngân hàng thế giới Và đây cũng là một nguyên nhân làm cho việc triển khai trở lên chậm chạp.
Về chất lượng đầu tư, qua báo cáo đánh giá Dự án của nhóm chuyên gia độc lập (báo cáo đánh giá cuối kỳ về Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và thuốc thiết yếu 9/2003 của nhóm chuyên gia đứng đầu là Ks Hoàng Ngọc Hồng và
Bs Lê Anh Tuấn-Điều tra mẫu các trạm y tế và trung tâm y tế của 6 tỉnh Sơn
La, Sóc Trăng, Phú Yên, Quảng Trị, Bắc Giang, Bắc Ninh), là ở mức trung bình tức là cũng có nhưng công trình chất luợng đảm bảo nhưng cũng có nhiều công trình được xây dựng không đảm bảo và có sự khác nhau giữa các vùng Ở những tỉnh có sự quan tâm nhiều hơn của chính quyền địa phương các cấp thì công tác đầu tư được triển khai nhanh hơn và chất lượng đầu tư cũng cao hơn Có thể giải thích theo cách: chất lượng đầu tư kém hơn tập trung chủ yếu ở các khu vực vùng núi cao là nơi có điều kiện thi công khó khăn, việc giám sát không được thực hiện đầy đủ (ở đây có nguyên nhân là chi phí giám sát cũng chỉ là 1% giá trị xây lắp trong khi điều kiện đi lại rất khó khăn - như được đề cập trong báo cáo đánh giá Dự án của nhóm chuyên gia độc lập).
Cũng theo báo cáo này thì:
TTYT huỵện nào cũng có ý kiến là diện tích các phòng trật, phòng mổ và phòng hậu phẫu quá nhỏ, khi đưa bệnh nhân từ phòng mổ sang, cáng đẩy khó quay đầu Phòng hậu phẫu và phòng mổ sát liền nhau, phân cách bằng cửa khung nhôm kính, bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân có thể mở cửa phòng mổ bất cứ lúc nào gây không an toàn trong quá trình phẫu thuật Phòng mổ thiết kế theo tiêu chuẩn cũ về ốp gạch men cao 1,6 mét không phù hợp với phòng mổ theo tiêu chuẩn mới quy định là ốp gạch men tới trần nhà.
Thiết kế phòng mổ và phòng rửa tay không liên hoàn, khi rửa tay song lại phải đi ra hành lang giữa để sang phòng mổ, điều này sẽ không đảm bảo vô trùng.Thiết kế phòng rửa tay, các vấn đề cấp thoát nước không đảm bảo, không có bồn rửa tay, nên hầu hết các bệnh viện huyện đều sử dụng bình lọc nước bằng Ceramic bán ngoài thị trường làm lọc nước rửa tay Hiện giờ các bình nước được treo lên tường để lấy độ cao tạo áp lực cho nước, tạo ra một sự chắp vá không hoàn chỉnh của cơ sở hạ tầng.
Một số TTYT huyện được đầu tư cơ sở hạ tầng trước, như TTYT Lạng Giang, Triệu Phong, có thiết kế cầu thang không phù hợp Cầu thang chạy từ hành lang giữa của khu nhà, chạy vòng ra ngoài lên tầng hai Mỗi khi trời mưa nước hắt vào cầu thang, chảy thẳng vào trong hành lang giữa Hiện nay bệnh viện Triệu phong đang tiến hành sửa chữa hành lang chạy thẳng từ tiền sảnh, mặt trước của khu nhà lên Tiền sửa chữa là lấy từ vốn ngân sách của huyện Triệu phong.Hầu hết các cầu thang nhà kỹ thuật có độ dốc quá lớn, gây khó khăn và nguy hiểm cho người vận chuyển cũng như bệnh nhân.
Trong khuôn khổ đánh giá chất lượng cơ sở hạ tầng nhà kỹ thuật của dự án, bên đánh giá không thể đánh giá mức độ chất lượng kết cấu công trình bằng phương pháp định lượng, mà chỉ bằng phương pháp trực quan xem xét các hiện tượng chất lượng được phơi bày trên công trình.
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
PHƯƠNG HƯỚNG
- Kiện toàn môi trường pháp lý để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng ODA.
Nâng cấp Nghị định của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức hiện hành lên Pháp lệnh về thu hút, quản lý và sử dụng ODA trên cơ sở Nghị định hiện hành có sửa đổi và bổ sung để tạo cơ sở pháp lý cao hơn cho công tác thu hút, quản lý và sử dụng ODA.
- Hoàn thiện chính sách tài chính trong nước đối với ODA.
- Nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về chính sách cũng như quy trình và thu tục ODA của Chính phủ và nhà tài trợ Trước khi triển khai thực hiện chương trình, dự án ODA, cơ quan chủ quản phải tự tổ chức hoặc phối hợp cơ quan đầu mối về ODA của Chính phủ và nhà tài trợ tập huấn cho Ban quản lý dự án về chính sách và quy trình, thủ tục ODA của Chính phủ và nha tài trợ để thấy trước và dự kiến các biện pháp xử lý những quy định không khớp nhau của hai phía nhằm bảo đảm thực hiện các dự án đúng tiến độ và thúc đẩy giải ngân ODA.
- Xây dựng các chế tài để thực thi nghiêm chỉnh chế độ báo cáo, theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA Sớm xây dựng kho dữ liệu vềODA làm cơ sở thông tin cho công tác theo dõi và đánh giá ODA; thống kê,báo cáo và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan quản lý, đơn vị thụ hưởng và nhà tài trợ Ban hành một số chỉ tiêu về ODA trong hệ thống thống kê Nhà nước Ban hành chế độ theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án và sớm đưa vào vận hành hệ thống thí điểm theo dõi và đánh giá quốc gia về các chương trình, dự án ODA Áp dụng một số chế tài như không xem xét yêu cầu mở rộng dự án hoặc kéo dài thời gian thực hiện nếu cơ quan chủ quản không có các báo cáo về tình hình thực hiện dự án theo quy định: báo cáo quyết toán về tài chính chương trình, dự án ODA phải kèm theo báo cáo đánh giá kết thúc dự án.
-Tăng cường hoạt động hài hòa quy trình thủ tục ODA giữa Chính phủ và nhà tài trợ và giữa các nhà tài trợ với nhau.
KIẾN NGHỊ
Trên cơ sở kết quả xem xét những vướng mắc của Dự án hỗ trợ y tế Quốc gia vay vốn WB có một số kiến nghị cụ thể
1 Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Bộ Y tế
Trong thời gian qua Bộ Y tế đã có quan tâm nhất định đối với Dự án HTYTQG nhưng cần tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ: trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ tập trung chỉ đạo đối với dự án Hỗ trợ Y tế Quốc gia nói riêng và bên cạnh các dự án nhóm A nói chung, duy trì chế độ báo cáo hàng tháng và định kỳ kiểm tra hàng quý để hỗ trợ kịp thời, tạo ra sự cải thiện mạnh mẽ hơn nữa trong tiến trình thực hiện các dự án
2 Cải tiến, đơn giản hoá quy trình thủ tục của Bộ Y tế.
Ngành Y tế được tổ chức quản lý theo 4 cấp trong đó Bộ Y tế đóng vai trò quản lý cấp cao nhất, mọi sự việc có liên quan đều phải trình qua Bộ Mỗi sự thay đổi trong công tác thực hiện dự án cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phuơng đều phải trình và xin ý kiến chỉ đạo, do vậy làm cho tiến trình thực hiện dự án chậm Trong thời gian tới Bộ cần cải tiến và dơn giản hóa quy trình thủ tục nhưng vẫn đảm bảo duy trì được chặt chẽ trong quản lý nhà nước đối với các dự án và đảm bảo không tách dự án khỏi mục tiêu phát triển chung toàn ngành, của Bộ đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm của các Ban Quản lý dự án thông qua việc tăng cường phân cấp cho các Ban Quản lý dự án có đủ điều kiện và năng lực.
3.Cải thiện cơ cấu tổ chức của các dự án
Lựa chọn mô hình của Ban quản lý dự án sao cho phù hợp là điều cốt lõi nhằm giải quyết tồn tại trong quản lý, thực hiện các dự án ODA hiện nay của Bộ Y tế Xem xét xây dựng cơ cấu tổ chức chuẩn về Ban quản lý chương trình, dự án ODA với chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng theo hướng chuyên nghiệp hóa Một Ban quản lý gồm nhiều cán bộ chuyên trách kiêm nhiều nhiệm vụ thì liệu chất lượng công việc được thực hiện có được hiệu quả? Vì vậy có một Ban quản lý có tính chất chuyên nghiệp là điều cần thiết Ngoài ra có thể xem xét lại và ban hành chế độ mới về tiền lương và phụ cấp, bảo đảm tuyển dụng được cán bộ có năng lực làm việc cho các Ban quản lý dự án phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường.
4.Đối với các Ban Quản lý dự án.
Cần tăng cường tính chủ động hơn nữa, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong quá trình thực hiện, cũng như giải quyết các công việc sự vụ, tránh tình trạng quá thụ động, trông chờ vào cơ quan cấp trên và nhà tài trợ Trong một số trường hợp, nhà thầu chậm trễ, trì hoãn thực hiện hợp đồng hoặc không đảm bảo đúng chất lượng hàng hoá, chủ dự án cần đôn đốc và tranh thủ sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý cấp trên để yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng yêu cầu và thời hạn hợp đồng.
Các Ban Quản lý Dự án cần tăng cường năng lực của cán bộ thông qua đào tạo, trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm Thực tế việc đào tạo cho chính cán bộ để phục vụ cho việc thực hiện Dự án là rất cần thiết Đây là Dự án lớn nhất, đầu tiên mà ngành y tế tiếp nhận, việc triển khai sẽ gập rất nhiều khó khăn do cán bộ không có kinh nghiệm do đó tổ chức dào tạo một cách có hệ thống và thường xuyên về chuyên môn, nghiệp vụ có cấp chứng chỉ hành nghề cho cán bộ các Ban quản lý dự án phải được thực hiện Có thể trong thời gian tới sớm hình thành Trung tâm chuyên trách thực hiện công việc đào tạo này, có thể phục vụ cho chính dự án và cũng để phục vụ cho các dự án khác.
Bố trí đủ cán bộ có năng lực trong các vị trí chủ chốt để đảm bảo việc vận hành dự án được thông suốt.
5 Về phân cấp quản lý.
Phân cấp với ý nghĩa trao cho cấp dưới quyền quyết định đối với một số vấn đề và tự chịu trách nhiệm về kết quả công viêc mà họ thực hiện Đây là một cách làm để nâng cao hiệu quả thực hiện công việc bởi vì: ở cấp cao có rất nhiều công việc phải làm khong thể quán xuyến hết công việc, trong khi đó ở cấp dưới phải trực tiếp quản lý thực hiện công việc, có những thực tế công việc không thể cứng nhắc trong việc giải quyết, mà họ lại không có quyền ra quyết định, lại phải hỏi ý kiến cấp trên Quá trình đó mất nhiều thời gian làm cho hiệu quả công việc không cao Vậy nên có cơ chế “gán trách nhiệm” cho người chịu trách nhiệm quản lý thực hiện các công việc ở cơ sở. Trao cho họ quyền quyết định đối với các công việc được giao bên cạnh trách nhiệm họ phải chịu về kết quả nhận được của việc thực hiện công việc đó, để tránh tình trạng khi gặp khúc mắc lại phải xin chỉ đạo từ cấp trên
6 Về công tác đấu thầu các gói hàng.
Việc quản lý các gói hàng trong nội dng Dự án mà cụ thể là thuốc và các trang thiết bị là rất quan trọng Nó ảnh hưởng trực tiếp tới tiến độ thực hiện
Dự án Mà một trong các công đoạn của việc quản lý là cho đấu thầu, chọn các nhà cung cấp các gói hàng đó Trong thời gian thực hiện Dự án việc cho tiến hành đấu thầu đã được tiến hành nhiều lần nhưng cũng đã không ít lần các gói hàng về mặt hàng thuốc đã không đảm bảo Các nhà thầu từ Ấn Độ thường hay không đảm bảo về thời gian giao hàng và đặc biệt về chất lượng thuốc hậu quả là các lô thuốc phải chờ đợi để được đổi lại, trong quá trình đó đã phải chi phí thêm nhiều khoản Để có những sự việc như vậy thì phải xem xét lại công tác đấu thầu từ việc tìm hiểu thông tin về nhà thầu cho đến việc ký kết hợp đồng, kiên quyết loại ra những nhà thầu từng không đảm bảo cho các lô hàng Tuy nhiên cũng phải xem xét lại chất lượng của các cán bộ chịu trách nhiệm trong việc tổ chức đấu thầu.
7 Về việc phân phối thuốc.
Việc phân phối thuốc cho tuyến cơ sở là một trong những nội dung quan trong mục tiêu của Dụ án Việc phân phối được tiến hành theo kế hoạch đã lập trong nhiều năm trước Tuy nhiên thực tế đã thay đổi việc phân phối cũng phải có sự điều chỉnh Mặc dù trong quá trình thực hiện đã có những thay đổi trong danh mục thuốc nhưng vẫn xảy ra tình trạng một “thừa thuốc” tại một số trung tâm y tế, họ không biết pải làm gì với số thuốc đó Vì vậy, có thể tiến hành kiểm tra số thuốc nằm trong danh mục sẽ hỗ trợ cho các trung tâm y tế, trạm y tế bằng cách yêu cầu họ cung cấp số liệu về những số thuốc đó trước khi tiến hành phân phối Trong khi phân phối thấy cơ sở nào đã có do đã nhận hỗ trợ từ dự án khác rồi thì thôi không phân phối nữa.
8 Về phân phối trang thiết bị.
Cũng như phân phối thuốc, phân phối trang thiết bị cũng là nội dung quan trọng Trong thời gian qua việc phân phối trang thiết bị đã diến ra theo kế hoạch, tuy nhiên bên cạnh đó còn có một số vấn đề này sinh cần giải quyết như việc phân bổ “nhầm” Để giải quyết vấn đề này cần minh bạch, công khai hóa các thông tin cho các tuyến, các thông tin cơ bản như trung tâm này được hỗ trợ những trang thiết bị nào, số lượng chủng loại bao nhiêu, trạm này được hỗ trợ những thiết bị gì
Bên cạnh việc phân bổ, còn khía cạnh sử dụng hiệu quả Hầu hết các địa phương được hỗ trợ là địa phương nghèo, trình độ nhân viên y tế còn hạn chế, họ thậm chí còn không biết sử dụng máy móc thế nào chứ chưa nói đến việc sữa chữa nếu có hỏng hóc gì, do đó phải có hướng dẫn cụ thể về các vấn đề này.
9 Về đào tạo cán bộ y tế cơ sở.
Việc đào tạo đã diễn ra và đạt kết quả khá tốt Tuy nhiên các khóa đào tạo chủ yếu diễn ra trong thời gian rất ngắn, bên cạnh đó là hình thức đào tạo tập trung tức là tất cả các tỉnh sẽ cử người đi học và học cùng một chương trình. Như vậy, trong lớp học có người trình độ cao thấp khác nhau bởi ở các vùng khác nhau, điều kiện kinh tế xã hội khác nhau nhưng đều phải học như nhau. Trên thực tế với những người trình độ khác nhau họ cần những giáo trình khác nhau để có thể phục vụ tốt nhất cho công việc của họ Vị vậy cần thiết phải có những lớp học được tổ chức riêng cho các cấp trình độ khác nhau. Ngoài ra, có thể thấy trong phần đánh giá thực trạng là đa số cán bộ nhân viên y tế muốn được tào tạo thêm, bởi vì thời gian học quá ít mặc dù có tiến bộ trong trình độ nhưng không nhiều.
Việc đẩy nhanh tiến độ Dự án cũng như hiệu quả của Dự án còn phụ thuộc nhiều vào các quy định từ phía Chính phủ, ví dụ việc xác nhận và chuyên gia nước ngoài tham gia Dự án phải do Bộ Kế hoạch và Đầu tư hiện, việc này là không hợp lý và hình thức, vì vậy, nếu có thể giao cho chính Người đứng đầu Cơ quan thực hiện dự án, vì họ là người trực tiếp ký Hợp đồng tư vấn hoặc được thông báo về nội dung Hợp đồng Họ sẽ là người quản lý và sử dụng chuyên gia Họ tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về chữ ký của mình Đây chỉ là một trong số nhiều bất hợp lý về mặt các quy định củaNhà nước Vì vậy trong thời gian tới rất cần thiết sự điều chỉnh từ phía Chính phủ đối với các quy định về nguồn vốn ODA.