1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu văn hóa sử dụng hàng việt nam trong sinh viên tại thành phố đà nẵng

63 464 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu văn hóa sử dụng hàng Việt Nam trong sinh viên tại thành phố Đà Nẵng
Trường học Trường Đại Học Đà Nẵng
Chuyên ngành Văn hóa
Thể loại Đề tài nghiên cứu
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 1,47 MB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦUMỗi một quốc gia đều có nền văn hóa mang bản sắc riêng của mình, đóng vai trò hếtsức quan trọng như là bộ mặt của quốc gia đó, được các thành viên trong quốc gia đó tạonên, và

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Mỗi một quốc gia đều có nền văn hóa mang bản sắc riêng của mình, đóng vai trò hếtsức quan trọng như là bộ mặt của quốc gia đó, được các thành viên trong quốc gia đó tạonên, và sự phát triển của văn hóa luôn tiếp bước theo sự phát triển của xã hội Do đó, việcxây dựng văn hóa “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” không những làm phong phúthêm văn hóa của đất nước, mà còn nhằm phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, ý chí tự lực, tựcường, tự tôn dân tộc; xây dựng văn hóa tiêu dùng và sản xuất ra nhiều hàng Việt Nam cóchất lượng, sức cạnh tranh cao Đồng thời cũng thay đổi tâm lý “sính ngoại”, khám phátuyên truyền các giá trị của hàng Việt Nam, phản ánh những nỗ lực, khát vọng của ngườithợ Việt, của các nhà sản xuất Việt Nam đối với việc nâng cao chất lượng, giá trị của những

mặt hàng do mình làm ra; đề cao sự vươn lên của các mặt hàng, các thương hiệu Việt, xây

dựng kênh thông tin giữa người tiêu dùng Việt Nam với các mặt hàng Việt Nam, và tiếp sứccho doanh nghiệp Việt trước những thách thức lớn của nền kinh tế thế giới qua quá trình hộinhập tổ chức thương mại thế giới WTO, để hàng Việt ngày càng vươn xa trên thị trườngtrong và ngoài nước, chinh phục được người tiêu dùng nội địa cũng như các khách hàngquốc tế

Đề tài “Nghiên cứu văn hóa sử dụng hàng Việt Nam trong sinh viên tại thành phố Đà Nẵng” cũng là một cách để chủ trương này đi vào cuộc sống, học tập của sinh viên,

nhưng để đề tài có tính thiết thực cũng đòi hỏi phải có sự nhất trí và quyết tâm cao của cả

hệ thống chính trị, của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, doanh nhân và nhân dân cả nước

Trang 2

I-TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Văn hóa được hình thành và phát triển qua nhiều thế hệ, được lưu truyền và hấp thụngay từ buổi đầu của cuộc sống con người qua gia đình, trường học, tôn giáo và các thànhviên khác trong cộng đồng xã hội Văn hóa là yếu tố cơ bản nhất quyết định ý muốn vàhành vi của con người Do đó, việc hình thành văn hóa sử dụng hàng Việt Nam cho sinhviên là một việc cấp bách cho độ tuổi bắt đầu cuộc sống tự lập, bắt đầu cho những nhu cầucăn bản của con người, mà mua sắm là một trong những nhu cầu thiết yếu nhất

Văn hóa người Việt Nam sử dụng hàng Việt Nam là vấn đề đã và đang được phátđộng qua các chủ trương, chính sách của đảng, được đề cập và cổ động trên nhiều cácphương tiện truyền thông (báo chí, truyền hình,…), mang tính cấp thiết và là động lực chochiến lược phát triển kinh tế bằng nội lực của Doanh nghiệp nói riêng và của Quốc gia nóichung

Cho đến nay, các nghiên cứu, hoạt động trong lĩnh vực này vẫn chưa đưa ra đượcnhững hướng giải quyết, hoặc đã đưa ra những giải pháp nhưng chưa mang tính khả thi, cụthể Riêng đối với thành phố Đà Nẵng, nhất là trong các hoạt động tuyên truyền, giáo dụctrong giới Học sinh-Sinh viên chưa có một hoạt động nào mạnh mẽ và đáng chú ý về sựphát triển văn hóa người Việt Nam sử dụng hàng Việt Nam

II-LƯỢC SỬ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

Hiện nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về lĩnh vực này

III-MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu văn hóa sử dụng hàng Việt Nam trong sinh viên tại thành phố Đà Nẵng” nhằm khơi dậy giá trị quốc gia, niềm tự hào về dân tộc, về thương

hiệu Việt, lấy nội lực phát triển đất nước làm nền tảng cho chiến lược phát triển kinh tế bềnvững Đồng thời đưa ra cái nhìn thực tiễn nhất về thực trạng thị hiếu của sinh viên tại ĐàNẵng đối với các sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam, đề ra các hướng giải quyết giúpcác Doanh nghiệp Việt Nam phát triển sản phẩm phù hợp với thị hiếu của sinh viên, và cácgiải pháp phát triển văn hóa sử dụng hàng Việt Nam trong sinh viên tại thành phố Đà Nẵng

Trang 3

IV-ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.Đối tượng nghiên cứu:

Văn hóa sử dụng hàng Việt Nam của sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng trênđịa bàn thành phố Đà Nẵng Đặc biệt tập trung cho 3 ngành hàng chủ yếu là Thời trang,Thiết bị điện tử và Thiết bị viễn thông

2.Phạm vi nghiên cứu:

Các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng như:

- Đại học Duy Tân

- Đại học Đông Á

- Cao đẳng Công Nghệ

V-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Dựa trên nền tảng những lý thuyết về văn hóa, hàng hóa và hoạt động nghiên cứu thựctiễn thu thập số liệu thông qua bảng câu hỏi; mã hóa và xử lý các số liệu trên bảng câu hỏibằng phần mềm thống kê SPSS, phân tích và diễn giải dữ liệu để rút ra những kết luận vềthực trạng nhìn nhận và thói quen sử dụng hàng Việt Nam của sinh viên tại thành phố ĐàNẵng; từ đó làm cơ sở tiền đề hình thành các giải pháp thiết thực nhất cho đề tài

VI-KẾT CẤU ĐỀ TÀI

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài bao gồm 3 chương:

1.Chương I-Cơ sở lý luận:

Cung cấp các kiến thức cơ bản về Văn hóa; các yếu tố ảnh hưởng cũng như địnhhướng, chính sách về Văn hóa Việt Nam của Đảng và Nhà nước; các khái niệm về hàngViệt Nam, hàng Nội địa và hàng Nhập khẩu cùng kinh nghiệm của một số nước trong việcphát triển Văn hóa sử dụng hàng Nội địa làm cơ sở lý luận cho đề tài

Trang 4

2.Chương II-Thực trạng sử dụng hàng Việt Nam trong sinh viên tại thành phố Đà Nẵng:

Thông qua kế hoạch điều tra thực trạng sử dụng hàng Việt Nam trong sinh viên ĐàNẵng tiến hành thu thập dữ liệu cho đề tài; xử lý dữ liệu, phân tích và diễn giải sẽ cho ra cáckết quả phản ánh thực tiễn về thực trạng trên; đồng thời đúc kết ưu-nhược điểm của các kếtquả đó đối với việc hình thành giải pháp cho sự phát triển Văn hóa sử dụng hàng Việt Namtrong sinh viên tại thành phố Đà Nẵng

3.Chương III-Một số giải pháp phát triển văn hóa sử dụng hàng Việt Nam trong sinh viên tại thành phố Đà Nẵng:

Từ các cơ sở tiền đề như: Sự phát triển của các ngành hàng Thời trang, Điện tử, Thiết

bị viễn thông trong thời gian qua; các yếu tố ảnh hưởng đến Văn hóa sử dụng hàng ViệtNam; một số hoạt động phát động phong trào sử dụng hàng Việt Nam tại thành phố ĐàNẵng kết hợp với xu hướng sử dụng hàng Việt Nam của sinh viên thành phố Đà Nẵng đề racác giải pháp thiết thực nhất cho đề tài

Trang 5

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN1.1 Một số vấn đề cơ bản về Văn hóa:

1.1.1 Khái niệm về Văn hóa:

Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với nhiều cách hiểu khác nhau liên quan đến

mọi mặt vật chất, tinh thần do con người sáng tạo và phát triển trong quá trình lịch sử.Trong nhân loại học và xã hội học, khái niệm văn hóa được đề cập đến theo một nghĩa rộngnhất: Văn hóa bao gồm tất cả mọi thứ vốn là một bộ phận trong đời sống con người, khôngchỉ là những gì liên quan đến tinh thần mà bao gồm cả vật chất Con người có khả nănghình thành văn hóa và với tư cách là thành viên của một xã hội, con người tiếp thu văn hóa,bảo tồn nó đồng thời truyền đạt nó từ thế hệ này sang thế hệ khác Việc cùng có chung mộtvăn hóa giúp xác định nhóm người hay xã hội mà các cá thể là thành viên Vậy khái niệm

văn hóa được đưa ra như sau:

Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vậtchất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng,ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền

thống và đức tin (Unesco)

Văn hóa là tổng hợp của mọi phương thức hoạt động cùng với những biểu hiện của nó

mà loại người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi sinh tồn

(Hồ Chí Minh-Tuyển tập, NXB CTQG, Hà Nội năm 1995)

Văn hóa kinh tế là phương thức hoạt động kinh tế truyền thống ổn định và đặc thù củamỗi quốc gia Thông qua một hệ thống giá trị văn hóa, nó có vai trò định hướng, đánh giákhuyến khích hoặc kìm hãm đối với các hoạt động kinh tế quốc gia Trong không gian kinh

tế tri thức, yếu tố con người đóng vai trò quyết định, và văn hóa làm cho yếu tố đó trở thànhchất lượng, liên kết và nhân lên siêu cấp các giá trị riêng lẻ của mỗi người và trở thànhnguồn lực vô tận của mỗi quốc gia

1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến Văn hóa Việt Nam:

Văn hóa là sản phẩm do con người sáng tạo ra trong quá trình tác động vào môitrường: Môi trường tự nhiên và môi trường xã hội của mình Nó là cái tự nhiên thứ hai, cái

Tự nhiên (Môi trường) đã bị biến đổi bởi con người Do đó, nói đến những yếu tố ảnhhưởng đến Văn hoá bao giờ cũng phải nói đến cơ sở về Điều kiện tự nhiên (Không gian địa

lý khách thể của Văn hoá) nhưng vì nó là sản phẩm của con người, thuộc về con người và

Trang 6

gắn liền với con người, nói cách khác, con người là chủ thể của Văn hoá, nhưng đó khôngphải là con người nhân loại nói chung, mà là của từng cộng đồng người cụ thể do đó Vănhoá mang đậm dấu ấn dân tộc sâu sắc (Điều kiện về chủ thể) Ngoài ra, vì là một sản phẩmmang tính giá trị, Văn hoá không thể được tạo ra một cách tức thời, mà phải chịu dấu ấn củabối cảnh thời gian và hoàn cảnh xã hội nhất định: Đó là ảnh hưởng của điều kiện lịch sử-xãhội của Văn hoá Do đó, Văn hoá Việt Nam chịu ảnh hưởng của các yếu tố trên trục bachiều:

1.1.2.1 Yếu tố tự nhiên:

*Vị trí địa lý:

Việt Nam là một đất nước có diện tích đất liền không rộng lớn, nhưng ở vào vị trí địa

lý quan trọng trên bán đảo Đông Dương và Đông Nam Á, chiếm trọn phần phía đông củabán đảo ấy Đối với Đông Nam Á, Việt Nam nằm ở vị trí trung tâm, giáp với Mianma, TháiLan, Lào và Campuchia ở phía Tây, giáp Malaixia, Inđônêxia và Philippin ở phía Nam vàphía Đông Việt Nam trở thành chiếc cầu nối liền giữa Đông Nam Á lục địa và Đông NamÁ hải đảo Ở vị trí đó, vào những thời kỳ biển thoái, Việt Nam trở thành chiếc cầu di cư củacác luồng động vật và thực vật cổ xưa, hoặc từ phía Nam lên, hoặc từ phía Bắc xuống, điều

đó khiến cho ở Việt Nam có mặt nhiều giống loài động-thực vật thuộc nguồn gốc lục địa vàđại dương Cũng do vị trí địa lý đầu cầu tiếp xúc, Việt Nam sớm là nơi hội tụ giao thoa vănhóa giữa các tộc người ở Đông Nam Á, giữa hai nên văn minh Ấn Độ và Trung Hoa ngaytừ thời cổ đại và với văn minh phương Tây ngay từ thời trung đại Việt Nam trở thành “Ngã

tư đường cuả các nền văn minh” (O.Jansé)

*Đặc điểm địa hình:

Về mặt địa hình, núi rừng chiếm hết ¾ diện tích đất nước, ở phía Bắc và phía Tây, từĐông Bắc, Việt Bắc, Tây Bắc kéo dài vào Nam trên đất Tây Thanh-Nghệ-Tĩnh-Bình-Trị-Nam-Ngãi-Định, bao phủ cả Tây Nguyên và lan đến tận miền Đông Nam Bộ, cuối cùng độtkhởi bằng một vài ngọn núi thấp ở miền Tây Nam Bộ Núi rừng là kho của cải phong phú

về động-thực vật, là địa bàn cư trú của người nguyên thủy, đồng thời là cơ sở của văn hóavùng phong phú ở Việt Nam Núi rừng còn là nơi phát nguyên của hệ thống sông ngòi dàyđặc ở Việt Nam Trong đó, sông Hồng và sông Cửu Long là hai hệ thống sông lớn nhất, kéotheo hình thành hai hệ đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long, và chuỗi đồng bằng hẹp ở

Trang 7

ven biển miển Trung Đồng bằng là “Tặng vật” của sông ngòi, đồng thời là cái nôi của nềnvăn minh Việt Nam: Văn minh sông Hồng và văn minh châu thổ…

Tuy nhiên, hệ lụy là khí hậu khá khắc nghiệt: bão, lũ, hạn hán…Hoàn cảnh tự nhiên

đó đã chi phối đến cách cảm, cách nghĩ, cách làm ăn, cách ứng xử và cách hợp quần củacon người Việt Nam, để lại dấu ấn sâu sắc trong văn hóa Việt Nam

1.1.2.2 Yếu tố chủ thể:

*Nguồn gốc dân tộc Việt Nam:

Trong việc xác định nguồn gốc dân tộc Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã từng đưa ranhiều gỉả thuyết khác nhau Có thuyết cho rằng người Việt Nam có nguồn gốc từ bản địa(H.Maspéro, O.Jansé, Lê Văn Siêu…), hay có thuyết cho rằng con người Việt Nam cónguồn gốc Trung Hoa (Cổ thư Trung Quốc, L.Aurousseau, Đào Duy Anh…), có nguồn gốctừ vùng Tây Tạng (G.Coedès, H.Kahlke, Bình Nguyên Lộc…), và có nguồn gốc từ cư dânhải đảo ở Thái Bình Dương (L.Finot…) Thực ra, các gả thuyết trên đều có mặt khả thủtrong việc nhận thức vấn đề hình thành chủng tộc khá phức tạp ở Đông Nam Á, trong đó cóViệt Nam

Theo kết quả của các nhà nhân chủng học, con người buổi đầu thuộc hai khối quần cưlớn: Khối Úc-Á và khối Phi-Âu Đó cũng là hai trung tâm hình thành chủng tộc cổ xưa nhấtcủa loài người Việt Nam nằm trong phạm vi của hai cái nôi hình thành loài người, đó làkhối Úc-Á Rồi đến thời kỳ đá mới, nhóm loại hình Nam-Á (Austro-Asiatique) xuất hiện,đánh dấu một bước phát triển và phân hóa mới của ngành Mongolid phương Nam NgườiNam-Á là tổ tiên của nhóm Lạc Việt, Âu Việt và hàng loạt dân tộc anh em khác trên đấtnước chúng ta, cũng như của đại gia đình Bách Việt ở Nam Trung Quốc Cùng tồn tại bênngười Nam-Á là người Indonésien ở phía Bắc chịu tác động của quá trình Mongoloid, tạonên khối Bách Việt rộng lớn (Điền Việt, Dương Việt, Mân Việt, Nam Việt… ), còn nhữngngười ở dải Trường Sơn sống biệt lập nên giữ được nét gần gũi với các cư dân ở các quầnđảo, thuộc loại hình Nam-Đảo, đó là tổ tiên của người Chàm, người Êđê, người Giarai,người Raglai, người Churu…ở nước ta hiện nay

Qua quá trình hình thành tộc người ở Việt Nam và Đông Nam Á như trên cho phépkhẳng định tính chất bản địa của văn hóa Việt Nam, tính chất thống nhất trong sự đa dạngcủa văn hóa Việt Nam, đồng thời còn khẳng định cơ tầng Đông Nam Á của văn hóa Việt

Nam

Trang 8

*Thành phần các dân tộc Việt Nam:

Việt Nam có 54 dân tộc anh em, thuộc 3 ngữ hệ lớn:

- Ngữ hệ Nam-Á: Nhóm Việt-Mường: có các dân tộc Việt, Mường, Thổ và Chứt NhómMôn-Khmer: Khmer, Bana, Xơđăng, Cơho, Hrê, Mạ, Xtiêng, Giẻ-Triêng, Co, Chơro,Brâu, Bru-Vân Kiều, Cờ Tu, Tà Ôi, Ơ đu, Khơ Mú, Kháng, Mảng, Xinh Mun Rơmăm Nhóm Tày-Thái: Gồm tày, Nùng, Thái, Sán Chay, Lào, lự, Giáy, và Bố Y.Nhóm Kađai: Gồm Cờ Lao, Pu Péo, La Chí và La Ha

- Ngữ hệ Nam-Đảo: Nhóm Malayo-Polynésien (Mã Lai-Đa Đảo) Gồm Chăm, Giarai,Êđê, Raglai, Churu

- Ngữ hệ Hán-Tạng: Nhóm Hán: Hoa (Hán), Ngái và Sán Dìu Nhóm Tạng-Miến(Tibéto-Birman): Gồm Hà Nhì, La Hủ, Phù Lá, Lô Lô, Cống và Si La

Trong 54 dân tộc an hem, người Việt (hay Kinh) là dân tộc đa số, có số lượng cư dânđông nhất, cư trú suốt từ Bắc chí Nam, chủ yếu ở vùng đồng bằng Còn đồng bào các dântộc ít người chủ yếu sống ở miền núi, dọc biên giới, từ Móng Cái đến Cà Mau, trên một địabàn rộng lớn, chiếm 2/3 diện tích của cả nước: Miền Bắc có trên 30 dân tộc, miền Nam có

20 dân tộc Ngoài ra, đồng bào còn sống ở các hải đảo, ven biển Nam Trung Bộ và đồngbằng Tây Nam Bộ Dù đông người hay ít người, ở miền núi hay miền xuôi, trình độ kinh tế,văn hóa, xã hội có khác nhau (chủ yếu do điều kiện địa lý và hoàn cảnh lịch sử quy định),

54 tộc người anh em đều là chủ nhân của đất nước Việt Nam, chủ thể của văn hóa ViệtNam, đã và đang chung sức xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dântộc

*Đặc điểm con người Việt Nam:

-Đặc điểm thể chất:

Theo tổng kết của Giáo sư Đào Duy Anh trong tác phẩm Việt Nam văn hóa sử cương, người Việt Nam thuộc loại sọ ngắn (Chỉ suất là 82,8), thân hình thấp (Trung bình là

1,58m), tay chân nhỏ, mặt xương, lưỡng quyền cao, mắt đen và hơi xếch, mũi hơi tẹt, môihơi dầy, tóc đen và hơi cứng, râu cứng và thưa, dáng đi nhẹ nhàng và chắc chắn Xét về mặtđịa phương ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ con người có dáng mạnh mẽ và cao hơn (Trungbình cao 1,59m), còn ở khu vực Trung Trung Bộ trở vào thì có phần thấp hơn (Trung bình

là 1,57m) Sự khác biệt đó do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên mà ra, tuy nhiên nguờiViệtNam vẫn là chủng tộc thuần nhất

Trang 9

Theo báo cáo tổng kết về chỉ số con người (HDI) ở Việt Nam trong thời gian gần đâycho thấy: Từ mức dưới trung bình (0,498 năm 1991) tăng lên mức trung bình (0,688 năm2002) và loại khá (0,691 năm 2004) và tăng lên 0,725 năm 2007, đến năm 2009 thì xếp thứ116/180 do Liên Hiệp Quốc công bố.

-Đặc điểm về khí chất:

Theo Giáo sư Đào Duy Anh, người Việt Nam nhìn chung thông minh, trí nhớ khá pháttriển, giàu về óc tưởng tượng và óc trực giác nhưng ít thấy người có trí tuệ lỗi lạc phithường (Theo brôca-Nhà thần kinh học người Pháp, người Việt Nam có não nặng trungbình là 1,233g) Phần đông là có tinh thần học hỏi, thích văn chương, khả năng tiếp thunhanh, giỏi thích ứng và dung hòa với những điều kiện học tập được, có đầu óc thực tiễn,nhưng đôi khi cũng hư danh, thành sáo và trọng hình thức Phần đông người Việt Nam cótinh thần nhẫn nại, chịu khó, chịu khổ, rụt rè, chậm chạp, song yêu chuộng hòa bình, và khigặp hoàn cảnh thì biết sẵn sàng hy sinh vì đại nghĩa Nhưng cũng có trường hợp tính khí hơinông nổi, thiếu bền chí, hay thất vọng Trong ứng xử, người Việt Nam rất tôn trọng lễnghĩa, sự tế nhị, song cũng mạnh dạn phê phán, chế diễu những thói hư tất xấu, những điềukhông phải

Đồng thời, kết quả nghiên cứu về trình độ trí tuệ (IQ) được tiến hành trên 3000 họcsinh tiểu học cho thấy IQ trung bình của các học sinh tiểu học Việt Nam là rất đáng khích

lệ, trình độ trí nhớ ở mức độ trung bình và tương đối kém (So với học sinh Liên Xô cũ), và

sự tập trung chú ý của các em được ưu tiên cho tính chính xác hơn là tốc độ, sức tập trungchú ý khá cao

Đó là một số những đặc điểm chung về con người Việt Nam vốn được hình thành từlâu đời, đồng thời cũng có những đặc điểm được hình thành về sau

1.1.2.3 Yếu tố lịch sử -xã hội:

*Đặc điểm về lịch sử:

Việt Nam nằm trong “cái nôi” của loài người, nơi có con người xuất hiện sớm nhấtnên có bề dày về văn hóa, với một lịch sử văn hóa khá lâu đời, phong phú và đặc sắc Trongtiến trình phát triển văn hóa đó, dân tộc Việt Nam đã sáng tạo nên những kỷ nguyên vănminh rực rỡ: Kỷ nguyên văn minh Văn Lang-Âu Lạc, kỷ nguyên văn minh Đại Việt và hiệnđang xây dựng kỷ nguyên văn minh Việt Nam Tuy nhiên, nằm ở vị trí “Đầu cầu tiếp xúc”nên thường bị dòm ngó, xâm lược Giặc ngoại xâm không những dùng kinh tế và quân sự

Trang 10

mà còn dùng cả đến “Bạo lực văn hóa”, thực hiện chủ trương xâm lăng-đồng hóa văn hóađối với nước ta.

*Đặc điểm xã hội:

Trong tiến trình phát triển của mình, lịch sử Việt Nam cũng đã trải qua các hình tháikinh tế-xã hội chung của loài người, và những đặc thù của các nước phương Đông Chế độcông xã nguyên thủy là hình thái kinh tế đầu tiên, có tất yếu và phổ biến trong lịch sử loàingười tồn tại hàng chục vạn năm trên đất nước Việt Nam Sau chế độ công xã nguyên thủy,Việt Nam chuyển sang chế độ có giai cấp và có nhà nước sơ kỳ với những đặc điểm “Hìnhthái Á Châu” (Các-Mác), còn gọi là “Phương thức sản xuất Châu Á” Đến thế kỷ X, ViệtNam bước vào quá trình phong kiến hóa và xác lập chế độ này vào thế kỷ XV Cuộc đấutrang giữa tư hữu và công hữu ở Việt Nam diễn ra chậm chạp, yếu ớt nên chế độ công hữuluôn thắng thế Thế kỷ XV chứng kiến chế độ phong kiến Việt Nam hình thành và pháttriển trên cơ sở bảo tồn và phong kiến hóa dần kết cấu kinh tế-xã hội của phương thức sảnxuất Châu Á

Bước sang thời cận đại, thực dân Pháp đô hộ nước ta đã cho du nhập vào xã hội ViệtNam quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dưới hình thái thực dân, đồng thời tiếp tục bảo lưumột phần quan hệ sản xuất phong kiến cũ Công cuộc xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiềuthành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xãhội chủ nghĩa hiện nay chưa cho phép một sự thuần nhất trong quan hệ sản xuất Do đó,nhìn chung ở Việt Nam thường có hiện tượng chồng xếp giữa các quan hệ sản xuất Trongmỗi giai đoạn lịch sử nhất định, bên cạnh quan hệ sản xuất tiên tiến vẫn còn hiện diện tàn

dư của các quan hệ sản xuất cũ, đó chính là cơ sở tồn tại của những yếu tố văn hóa cũ tronglòng xã hội hiện đại

Đặc biệt, đó là sự ngự trị lâu dài của phương thức sản xuất Châu Á cùng với nhữngtàn dư của nó, biểu hiện của sự duy trì lâu dài nền kinh tế tự nhiên, chế độ công hữu vềruộng đất và tính nhị nguyên của công xã; ở sự tang trữ lâu dài các tàn dư cổ đại; ở sự duytrì và củng cố các quan hệ thị tộc, than tộc; ở sự thống trị của truyền thống, tập quán; ở sựhạn chế tư duy lý tính, hạ thấp cá tính; ở sự chậm ra đờivà phát triển của kinh tế hàng hóacũng như đô thị…

Tính chất trì trệ và bảo thủ của lịch sử-xã hội Việt Nam được thể hiện qua kết cấu kinh

tế ba thành phần không chia tách (Nông nghiệp-Thủ công nghiệp-Thương nghiệp) và kết

Trang 11

cấu xã hội “Tứ dân’ phân chia theo nghề nghiệp (Sĩ-Nông-Công-Thương) Từ kết cấu kinhtế-xã hội đó đã dẫn đến ba hằng số cơ bản của văn hóa Việt Nam, đó là: Nông nghiệp-Nôngthôn-Nông dân, và nó vẫn còn ảnh hưởng cho đến ngày nay.

1.1.3 Xây dựng và phát triển Văn hóa Việt Nam:

1.1.3.1 Định hướng đối với nền Văn hóa:

Nền văn hóa xác định phải xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộcvới đặc trưng dân tộc, hiện đại và nhân văn Một hệ thống lý luận văn hóa được hợp thànhvới lý luận chung trong quá trình đổi mới tư duy của toàn xã hội

Các cấp lãnh đạo thực hiện chức năng quản lý về văn hóa thông qua việc thể chế hóacác chủ trương, chính sách cụ thể bằng luật pháp, pháp lệnh, nghị định, quy định, các chínhsách văn hóa Thông qua các chương trình hành động, phong trào thi đua yêu nước, qua hệthống các thiết chế văn hóa để vận động quần chúng nhân dân thực hiện; biến chủ trương,chính sách, nghị quyết của cấp trên thành lực lượng vật chất, thành phong trào cách mạng;tạo ra những kết quả cụ thể nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân, thúc đẩyphát triển kinh tế - xã hội, trực tiếp xây dựng nền tảng tinh thần cho xã hội Bồi dưỡng cácgiá trị văn hóa trong thanh niên, sinh viên, học sinh, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống,năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa dân tộc

Để thực hiện được yêu cầu trên, trong xây dựng chính sách, tổ chức thực hiện cần phảiphát huy tính năng động, chủ động của các cơ lãnh đạo, đoàn thể nhân dân, các hội văn họcnghệ thuật, khoa học, trí thức, báo chí, của các cá nhân; Xây dựng và phát triển chươngtrình giáo dục văn hóa, thẩm mỹ, nếp sống văn hóa hiện đại trong cộng đồng người Đồngthời tăng cường quản lý nhà nước về văn hóa; Xây dựng cơ chế chính sách, chế tài ổn định;Tăng cường mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa; Chống sự xâm nhập văn hóa độchại, lai căng, phản động; Xây dựng, nâng cấp đồng bộ hệ thống thiết chế văn hóa; Tạo điềukiện cho các lĩnh vực xuất bản, thông tin đại chúng phát triển; Nâng cao chất lượng tưtưởng văn hóa, hiện đại về mô hình, cơ cấu, cơ sở vật chất kỹ thuật; Xây dựng cơ chế quản

Trang 12

có công, giúp đỡ người tàn tật, người khó khăn; Đồng thời phải kết hợp hài hòa 3 lợi ích:lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích toàn xã hội Đây cũng chính là một trong những độnglực thúc đẩy sự phát triển lại vừa là mục đích của sự phát triển, văn hoá là một yếu tố thenchốt tác động tới mọi giai đoạn trong quá trình phát triển Để đảm bảo sự phát triển có ýnghĩa và có khả năng đáp ứng tốt, cần chú ý tới cả khía cạnh vật thể và phi vật thể trong vănhoá Mục đích là để đảm bảo các nỗ lực phát triển nhạy cảm về văn hoá, khai thác triệt đểmọi tiềm năng tích cực của văn hoá trong việc thúc đẩy và tăng tốc độ phát triển, đồng thờitránh các yếu tố văn hoá tiêu cực… cũng như định hướng có kế hoạch cụ thể để phát triểncác luồng văn hóa mới, không để ảnh hưởng tiêu cực hoặc lảm giảm đi các giá trị văn hóatruyền thống.

Các định hướng chiến lược chủ chốt là kết hợp dần dần các mục tiêu văn hoá với cácmục tiêu kinh tế xã hội; nhận biết các đặc điểm văn hoá cụ thể của dân cư liên quan tới vấn

đề xã hội, sử dụng nguồn lực văn hoá bản địa vì sự phát triển kinh tế xã hội thúc đẩy chia sẻtrao đổi kiến thức, cũng như dùng văn hoá để củng cố bản sắc và đa dạng văn hoá, đónggóp vào sự phát triển kinh tế xã hội bền vững

1.1.3.2 Định hướng đối với các chính sách văn hóa:

Quá trình tiến hành sự nghiệp đổi mới, vấn đề định hướng phát triển đất nước là cựckỳ quan trọng Định hướng đúng để đạt tới mục tiêu mà cương lĩnh năm 1991 về xây dựngđất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã đề ra, được Đại hội VII của Đảngthông qua Theo đó, phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa để phấn đấu đếnnăm 2020 cơ bản nước ta trở thành nước công nghiệp Nhưng điều cốt lõi là chất lượng pháttriển, phát triển muốn đạt chất lượng nhất thiết phải có nội dung văn hóa- xã hội Phát triểnvăn hóa- xã hội và xây dựng con người luôn luôn gắn bó với định hướng chính trị, địnhhướng phát triển kinh tế đất nước Và cũng như phát triển kinh tế, phát triển văn hóa cũng

phải coi trọng chất lượng, phải đúng hướng Bác Hồ từng nói “muốn xây dựng Chủ nghĩa

xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa” Những con người đó phải được chăm lo cả về

bản lĩnh chính trị tư tưởng, học vấn, sức khỏe, trí tuệ, tình cảm và đạo đức, đó chính là vănhóa

Nền văn hóa định hướng xã hội chủ nghĩa thông qua các chính sách văn hóa mangtính nhân văn, vì con người; phát huy tiềm năng, trí tuệ con người để đáp ứng yêu cầu, đòihỏi của sự nghiệp đổi mới, của nền kinh tế tri thức trong xu thế hội nhập quốc tế Nhận thức

Trang 13

sâu sắc về tầm quan trọng, ý nghĩa, vai trò, vị trí của văn hóa trong đời sống dân tộc vàtrong cách mạng xã hội chủ nghĩa, nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) của Đảng đã đề

cập đến chính sách văn hóa trong nhiệm vụ thứ 10 đó là “Củng cố, xây dựng và hoàn thiện

các thiết chế văn hóa” Nhiệm vụ chỉ rõ việc phải hoàn chỉnh các văn bản luật pháp về văn

hóa, nghệ thuật, thông tin trong điều kiện của cơ chế thị trường; ban hành các chính sáchkhuyến khích sáng tạo văn hóa và nâng mức đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhândân Do tầm quan trọng, tính cấp thiết của nhiệm vụ này nến Nghị quyết đã ghi nội dung đóvào giải pháp thứ II trong cụm các giải pháp xây dựng và ban hành luật pháp và các chínhsách văn hóa

Đến Hội nghị Trung ương 10 (khóa IX), Trung ương Đảng khẳng định cần tiếp tụcthực hiện đầy đủ 5 quan điểm chỉ đạo đã được Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) đề ra.Trong kết luận của Hội nghị Trung ương 10, mục tiêu đầu tiên xây dựng và phát triển vănhóa trong những năm tiếp theo nêu “Đảm bảo sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế làtrung tâm, xây dựng, chỉnh đốn đảng là then chốt với không ngừng nâng cao văn hóa- nềntảng tinh thần của xã hội; tạo nên sự phát triển đồng bộ cả ba lĩnh vực trên chính là điềukiện quyết định để bảo đảm cho sự phát triển toàn diện bền vững của đất nước”

Như vậy, trong suốt quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng đánh đuổi giặc ngoạixâm, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, Đảng ta luôn quan tâm đến văn hóa

và càng coi trọng hơn trong thời kỳ đổi mới, trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa Nghị quyết Đại hội Đảng các kỳ VIII, IX, X; các kếtluận, chỉ thị của Hội nghị Trung ương các khóa trên đều thể hiện quan điểm nhất quán củaĐảng trong nhìn nhận, đánh giá, chỉ đạo xây dựng và phát triển văn hóa, gắn chặt với chiếnlược xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Theo hướng đó, văn hóaphải thực sự trở thành động lực và mục tiêu của sự phát triển, đồng thời đòi hỏi một cơ chếchính sách đảm bảo cho văn hóa và kinh tế cùng phát triển

1.1.3.3 Yêu cầu chính trị tư tưởng đối với chính sách văn hóa:

Các chính sách văn hóa phải phản ánh những giá trị nhân văn của văn hóa Việt Nam.Muốn vậy phải xác định được những giá trị nhân văn của Việt Nam dưới sự lãnh đạo củaĐảng Cộng sản Tập trung làm nổi bật hệ thống giá trị nhân văn đó ở tinh thần Yêu thươngcon người; tôn trọng con người; bảo vệ con người; coi trọng người tài, người có công, giúpđỡ người tàn tật, người khó khăn; Đồng thời phải kết hợp hài hòa 3 lợi ích: lợi ích cá nhân,

Trang 14

lợi ích tập thể, lợi ích toàn xã hội Đây cũng chính là một trong những động lực của sựnghiệp đổi mới.

Các chính sách văn hóa đều theo tinh thần xã hội hóa Hiện nay còn không ít ngườihiểu vấn đề xã hội hóa chưa đầy đủ Điều đó trở thành lực cản cho sự nghiệp xây dựng vàphát triển văn hóa Công tác giáo dục, tuyên truyền cần phải làm cho mọi người nhận thứcđược xã hội hóa là vấn đề hết sức cần thiết, nhất là đối với hoàn cảnh kinh tế của nước tacòn nhiều khó khăn, Nhà nước không thể “bao” toàn bộ Xã hội hóa là nhằm tạo sự quantâm của toàn xã hội; thu hút trí tuệ, nhân lực, vật lực của toàn xã hội; gây nhân tố thúc đẩycác hoạt động văn hóa phát triển theo hướng biến đổi về chất, đổi mới về hình thức và nộidung Xã hội hóa cũng là một nội dung quan trọng của giải pháp xây dựng, ban hành cácchính sách văn hóa trong Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) Trong quá trình đất nướcthực hiện chủ trương đổi mới, nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa thì xã hội hóa hoạt động văn hóa được coi như một động lực thúc đẩy cáchoạt động văn hóa phát triển

Chính sách văn hóa đúng định hướng của Đảng, bám sát yêu cầu về tư tưởng chính trịcòn góp phần tạo nên sự ổn định và lành mạnh hóa xã hội Ở đâu không ổn định thì ở đókhông thể phát triển Một gia đình, tập thể, cộng đồng và lớn hơn là toàn xã hội nếu có đờisống văn hóa phong phú, chất lượng cao, bình đẳng… tức là có chính sách văn hóa nhânvăn

Xây dựng đời sống văn hóa được coi như bước đi ban đầu của sự nghiệp xây dựng vàphát triển văn hóa, là nhiệm vụ quan trọng của việc xây dựng môi trường văn hóa lànhmạnh Đồng thời xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh cũng chính là góp phần tạo ramôi trường chính trị- xã hội ổn định, an toàn và bền vững trên cơ sở đời sống kinh tế đượcđảm bảo

1.2 Một số vấn đề cơ bản về hàng Việt Nam:

Kể từ khi phát động chiến dịch “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thìkhái niệm thế nào là hàng Việt Nam luôn là câu hỏi lớn không chỉ đối với người dân mà cảvới những nhà phân phối

Trên thực tế, có nhiều sản phẩm chúng ta sử dụng hàng ngày, nhưng bây giờ nói đó cóphải là hàng Việt Nam hay không lại không phải dễ dàng Ai cũng đồng ý rằng lon Pepsicủa nhà máy Pepsi Việt Nam sản xuất ra không phải là hàng nhập Vậy nó có phải là hàng

Trang 15

Việt Nam hay không? Câu trả lời chắc chắn không phải ai cũng giống nhau Tương tự, vàosiêu thị mua một xấp vải do một nhà máy Việt Nam sản xuất và có nhãn bằng tiếng Việt thìliệu hành động đó có phải là ủng hộ hàng Việt Nam hay không nếu biết rằng nhà máy nàynhập toàn bộ từ sợi, thuốc nhuộm, hóa chất, thiết bị, thậm chí thuê luôn chuyên gia kỹ thuật

và công nhân từ nước ngoài?

Vì vậy, để định nghĩa được “thế nào là hàng Việt Nam” thì cần phân biệt rõ ba kháiniệm “Hàng nhập khẩu”, “Hàng nội địa hóa” và “Hàng Việt Nam”

1.2.1 Khái niệm hàng Nhập khẩu:

Hàng nhập khẩu là hàng hóa được sản xuất từ một nước khác và nhập qua cửa khẩuViệt Nam, có xuất xứ từ nước ngoài Như vậy, dù nhà máy này do người Việt Nam làmchủ, sử dụng nhân công Việt Nam, thậm chí có dùng một phần nguyên liệu từ Việt Namcũng đều phải xem là hàng nhập khẩu Điều này phù hợp với quy tắc xuất xứ của Tổ chứcThương mại Thế giới (WTO)

1.2.2 Khái niệm hàng Nội địa hóa:

Hàng nội địa hóa là hàng hóa được sản xuất từ nhà máy ở trong nước nhưng mangnhãn hiệu nước ngoài, chủ sở hữu nhãn hiệu đó là công dân nước ngoài hoặc đó là hàng sảnxuất bởi nhà máy trong nước và sở hữu nhãn hiện là công dân Việt Nam, nhưng tỷ lệ giá trịgia tăng không đạt mức quy định của hàng Việt Nam Như vậy, với ô tô lắp ráp tại ViệtNam mang nhãn hiệu Ford, Toyota hoặc xe gắn máy hiệu Honda, Yamaha dù sử dụngnhân công Việt Nam và một số phụ tùng trong nước đều được xem là hàng nội địa hóa chứchưa phải là hàng Việt Nam

1.2.3 Khái niệm Hàng Việt Nam:

Hàng Việt Nam để được gọi là hàng Việt Nam, cần phải đạt ba tiêu chí sau:

- Phải được sản xuất trong nước, nghĩa là có nhà máy trong nước

- Có phần giá trị gia tăng tạo ra trong nước đạt tỷ lệ nhất định do cơ quan thẩm quyềncủa Việt Nam quy định tùy theo từng chủng loại và điều kiện cụ thể Thí dụ đối vớicác ngành hàng mà vật tư trong nước không đáp ứng đủ, sẽ chấp nhận mức giá trị giatăng thấp hơn, như hàng điện tử, máy móc Ngược lại, các sản phẩm như thực phẩm,hàng tiêu dùng thông thường, phải có giá trị gia tăng cao hơn; chủ sở hữu nhãn hiệuhàng hóa phải là công dân Việt Nam

Trang 16

- Hàng Việt Nam là hàng được sản xuất bởi nguồn vốn và nguồn nguyên liệu đầu vàochủ yếu tại Việt Nam, có ít nhất 20-50% giá trị của món hàng được sản xuất trongnước để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người Việt Nam Đây là các mặt hàng đượcsản xuất bởi nguồn vốn trong nước, từ nguồn nguyên liệu đầu vào chủ yếu là tại ViệtNam, và trước hết là để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người Việt.

1.3 Kinh nghiệm của một số nước trong việc phát triển Văn hóa sử dụng hàng trong nước:

1.3.1 Kinh nghiệm của Hàn Quốc:

Khi bắt đầu hoạt động tại thị trường Hàn Quốc, các nhà phân phối ngoại quốc đã làmdấy lên làn sóng lo ngại trong các nhà phân phối hàng hóa nội địa Họ cho rằng với kinhnghiệm quản lý của một tập đoàn đa quốc gia và có vốn lớn, chẳng mấy chốc các đại gianày sẽ “thôn tính” và thao túng thị trường bán lẻ Hàn Quốc như đã từng làm ở nhiều quốcgia khác trên thế giới Thế nhưng, thực tế xảy ra hoàn toàn ngược lại

Mới đầu, người dân Hàn Quốc đổ xô tới các cửa hàng phân phối nước ngoài vì tò mòmuốn thử mua sắm theo phong cách phương Tây với những núi hàng ngồn ngộn Tuynhiên, hàng hóa ở các chuỗi cửa hàng này thường được đóng gói rất kỹ và kiểu cách, nênnhiều khách hàng tỏ ra e ngại khi muốn xem xét cẩn thận món hàng mà họ muốn mua Và ởcác cửa hàng này, hiếm khi thấy nhân viên hướng dẫn, giải đáp những thông tin liên quanđến sản phẩm mà khách hàng cần biết trước khi quyết định có nên mua hay không

Trong khi đó, các cửa hàng của Hàn Quốc thường sắp xếp hàng hóa theo hướng thuậntiện nhất cho khách hàng quan sát, so sánh các mặt hàng cùng loại với nhau Nhân viên bánhàng trong các cửa hàng của Hàn Quốc cũng thường xuyên có mặt để kịp thời trả lời hoặchướng dẫn khi khách hàng cần đến

Về chủng loại hàng hóa thì trong khi các chuỗi cửa hàng nước ngoài tỏ ra vượt trội vớinhững mặt hàng như đồ điện, điện tử, quần áo, túi xách, giày dép nhập từ khắp nơi trênthế giới, thì các cửa hàng nội địa lại có ưu thế trong nhóm hàng thực phẩm tươi sống vàthức uống Trên thực tế, chính các chuỗi cửa hàng của doanh nghiệp Hàn Quốc với ưu thế

về sự thông hiểu tập quán, sở thích tiêu dùng của người dân đã đáp ứng rất tốt nhu cầu của

khách hàng “Khách hàng khó có thể tìm thấy những bó rau xanh hay những chú tôm tươi

rói trong các cửa hàng của nước ngoài, nhưng có thể dễ dàng mua chúng tại bất cứ cửa hàng nào trong hệ thống phân phối nội địa”- một chuyên gia nhận định Các chuỗi cửa

Trang 17

hàng nội địa còn giữ chân khách hàng bằng chính sự đón tiếp thân mật, các nhân viên luônnở nụ cười trên môi, và sẵn sàng cúi gập người chào khách hay giúp khách chuyển hànghóa lên xe.

Cách thiết kế hệ thống cửa hàng cũng có chuyện đáng nói Từ trước khi các tập đoànnước ngoài chính thức thâm nhập thị trường nội địa, các tập đoàn phân phối của Hàn Quốc

đã nhanh chóng “xí phần” những vị trí tốt nhất để mở cửa hàng, điều này góp phần tạo rakhó khăn cho các đại gia khi muốn bành trướng hoạt động Mặt khác, trong khi các cửahàng của nước ngoài được thiết kế theo dạng nhà kho, hàng hóa chất đống nên thiếu tínhhấp dẫn thì người tiêu dùng lại tỏ ra thích thú khi bước vào những cửa hàng thoáng đãng,trang trí đẹp và sắp xếp hàng hóa hợp lý của doanh nghiệp trong nước

Một điều nữa giúp các chuỗi cửa hàng nội địa của Hàn Quốc thành công trong cuộcđua với các đại gia nước ngoài là sự liên kết giữa nhà phân phối với nhà sản xuất Hàng hóacủa các nhà sản xuất cung cấp cho các hệ thống cửa hàng bán lẻ luôn đảm bảo đúng tiêuchuẩn đã quy định sẵn Ngược lại, các nhà phân phối cũng cố gắng giữ giá cả ổn định, kể cảnhững lúc thị trường có những biến động bất thường Điều này tạo sự dễ dàng cho cả haibên tính toán chiến lược sản xuất kinh doanh của mình, và làm tăng thêm niềm tin trong quátrình hợp tác

Điểm mạnh nhất của các hệ thống bán lẻ khổng lồ nước ngoài là hàng hóa đa dạng vàgiá rẻ Nhưng để có được mức giá cạnh tranh như thế, các công ty nước ngoài đã bị kết tội

là thường xuyên o ép các nhà cung cấp để mua hàng với giá rẻ mạt Tuy nhiên, các nhà sảnxuất vẫn phải bán hàng cho họ vì trên thực tế, các đại gia này chính là người luôn mua hàngvới số lượng lớn và ổn định nhất Một khi họ không mua hàng nữa thì nhà sản xuất chỉ cónước đóng cửa Nắm được điều đó, các nhà phân phối nước ngoài luôn tìm cách buộc cácnhà sản xuất cạnh tranh với nhau để hạ giá, và mua hàng của người bán mức giá thấp nhất.Các hệ thống bán lẻ của Hàn Quốc đã cố gắng làm tốt vấn đề này song song với việcquảng bá hình ảnh trên các phương tiện truyền thông Điều này góp phần tạo thiện cảm chongười tiêu dùng Hàn Quốc, vốn ngày càng xem trọng vấn đề điều kiện và môi trường làmviệc trong xã hội Ngoài ra, các nhà bán lẻ Hàn Quốc cũng biết lợi dụng điểm yếu của cáctập đoàn bán lẻ đa quốc gia là thường xuyên bị dư luận chỉ trích là bóc lột, và đối xử khôngtốt đối với nhân viên cũng như chèn ép các nhà cung cấp hàng hóa

Trang 18

Ở đây cũng cần nói thêm là trung bình mỗi năm các tập đoàn đa quốc gia phải đối mặtvới hàng ngàn vụ kiện cáo từ chính các nhân viên của mình Nguyên nhân chủ yếu là do cácnhân viên này cho rằng mức lương của họ quá thấp trong khi bị vắt kiệt sức lao động, điềukiện làm việc tồi tệ và phải đóng bảo hiểm cao hơn so với các đồng nghiệp ở các công ty

khác và không có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp

Các nhà bán lẻ Hàn Quốc đã rút kinh nghiệm điều này và tỏ ra khéo léo trong cách đốixử với nhân viên, khiến họ hết mình vì công việc chung và góp phần kêu gọi công chúngủng hộ hàng hóa và dịch vụ của mình

Ở các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc , họ đều có chủ trương khơi dậy lòng

tự hào tự tôn dân tộc thông qua việc kêu gọi ý thức sử dụng hàng nội địa Họ làm khá bàibản, kiên trì xây dựng ý thức tiêu dùng từ trường học Vấn đề đặt ra là sản phẩm nội địaphải có chất lượng như thế nào so với hàng nhập khẩu Kinh nghiệm của Nhật Bản và HànQuốc cho thấy, trong thời kỳ đầu của phát triển kinh tế, Nhật Bản và Hàn Quốc sản xuất rahàng hóa dùng trong nước có yêu cầu chất lượng cao hơn so với hàng dành cho xuất khẩu,

có như vậy mới thu hút được khách hàng nội địa

1.3.2 Kinh nghiệm của Nhật Bản:

Năm 1985, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt các doanh nghiệp Nhật Bản đã theo

nguyên lí “Chỉ Kẻ mạnh mới tồn tại”, do đó các doanh nghiệp nhỏ và vừa Nhật Bản đã

phải cố gắng sử dụng nghiệp vụ sáp nhập và hợp nhất (M&A) để trụ lại trong nền kinh tếthị trường Các doanh nghiệp lớn sau khi tham gia quá trình sáp nhập và hợp nhất đã tạo ra

“Cụm doanh nghiệp” lớn hơn Các “Cụm doanh nghiệp” này là điểm tựa cho các doanhnghiệp nhỏ hơn trong một mô hình hình tháp, tất cả cùng nhau thống nhất trong một tiêuchuẩn Sản xuất tại Nhật Bản (Made in Japan) nổi tiếng thế giới cạnh tranh với các hàng hóanước ngoài

Người Nhật quan niệm rằng: Chỉ có những hàng hóa tốt mới đủ khả năng cạnh tranhvới hàng hóa của các nước khác Do đó, mọi sản phẩm của Nhật Bản đều lấy chất lượng,khả năng ứng dụng thực tiễn làm hàng đầu Người dân cũng rất ý thức trong việc dùng hànghóa nội địa, vì họ biết rằng sản phẩm của nước họ luôn có chất lượng cao, do đó họ khôngcần phải tìm đến hàng hàng hóa của các nước khác

Ngày nay, khi nền kinh tế đã ổn định, đứng ở vị thế cao trên thế giới nhưng ngườiNhât Bản vẫn không quên thị trường nội địa, họ không chỉ thực hiện các biện pháp có tính

Trang 19

vĩ mô như giảm lãi suất ngân hàng xuống mức 1% hay miễn thuế thu nhập tương đương 2nghìn tỷ Yên, để kích thích tiêu dùng nội địa, người tiêu dùng đã nhận được sự hỗ trợ tiềntrợ cấp xã hội dành cho các cặp vợ chồng có con nhỏ, miễn phí sử dụng đường cao tốc vàbình ổn giá nhiêu liệu Sản xuất ra các mặt hàng tốt nhưng những hàng hóa tốt nhất thì lại

để tiêu thụ trong thị trường nội địa, kế tiếp mới mang đi xuất khẩu, chiến lược này ngượcvới người Việt Nam-luôn dành cái tốt nhất để xuất khẩu vì thiết nghĩ thu được nhiều lợinhuận hơn, còn thị trường trong nước thì bỏ ngõ

Trang 20

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG HÀNG VIỆT NAM

TRONG SINH VIÊN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1 Kế hoạch điều tra thực trạng sử dụng hàng Việt Nam trong sinh viên Đà Nẵng:

2.1.1 Mục tiêu điều tra:

Phản ánh thị hiếu và thói quen sử dụng các sản phẩm hàng Thời trang, Điện tử và

Thiết bị viễn thông Việt Nam nói riêng, và sự phát triển của văn hóa sử dụng hàng Việt Nam nói chung trong sinh viên tại thành phố Đà Nẵng.

2.1.2 Đối tượng điều tra:

Sinh viên của một số trường đại học và cao đẳng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

2.1.3 Quy mô mẫu:

Quy mô gồm 900 mẫu thu thập từ 9 trường đại học và cao đẳng trên địa bàn thành phố

Đà Nẵng:

1.Đại học Duy Tân : 167 mẫu (1-167)

2.Đại học Đông Á : 82 mẫu (247-314, 386-399)

3.Đại học Kiến Trúc Đà Nẵng : 130 mẫu (315-385, 400-458)

4.Đại học Kinh Tế Đà Nẵng : 87 mẫu (463-549, 820)

5.Đại học Bách Khoa Đà Nẵng : 119 mẫu (550-640, 734-761)

6.Đại học Sư Phạm Đà Nẵng : 86 mẫu (641-726)

7.Đại học Ngoại Ngữ Đà Nẵng : 81 mẫu (467, 821-900)

8.Cao đẳng Y Tế II : 58 mẫu (762-819)

9.Cao đẳng Công Nghệ : 90 mẫu (168-246, 459-462, 727-733)

2.1.4 Nội dung điều tra: (Xem mẫu bảng câu hỏi ở Phụ lục 1)

Bảng câu hỏi được thiết kế với lời dẫn khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc; đốc thúcgia nhập vào quá trình phát triển Văn hóa sử dụng hàng Việt Nam đồng thời giới thiệu cánhân, tổ chức có liên quan đến hoạt động nghiên cứu này Phần thông tin cá nhân giúp xácđịnh mẫu được nghiên cứu tại các đơn vị, ngành học cụ thể; tổng hợp giới tính tham gia vàoquá trình đánh giá sự liên quan đến các dữ kiện sau, và cũng là cơ sở khiến bảng câu hỏiđược trả lời một cách nghiêm túc

Từ câu 1 đến câu 2 là những câu hỏi mang tính gợi mở trí nhớ của khách hàng về quátrình mua sắm các mặt hàng nghiên cứu: Đã từng mua chưa?, thời gian mua mặt hàng đó

Trang 21

gần nhất là khi nào?, kênh phân phối nào là quan trọng?, tần suất sử dụng ra sao? Các câuhỏi còn lại giúp xác định những nhận định đầu tiên khi tìm hiểu thông tin về một sản phẩm:Các phương tiện tham khảo hoặc được giới thiệu về sản phẩm; sự ưu tiên các tiêu chí chungcủa một sản phẩm; các ưu-nhược điểm của từng ngành hàng cụ thể; sức hấp dẫn về cácchương trình khuyến mãi, mức độ phân phối của hàng Việt Nam; và mức độ bảo quản sảnphẩm sau khi mua của người tiêu dùng; cuối cùng, thu thập các nhận xét, nhận định củasinh viên về việc phát triển Văn hóa sử dụng hàng Việt Nam trong nước và đặc biệt là trongsinh viên qua câu 10, 11; và qua câu hỏi mở (Câu 12) tìm kiếm các ý kiến đóng góp để hàngViệt gia tăng hiệu quả cạnh tranh với hàng ngoại

2.2 Kết quả điều tra thực trạng sử dụng hàng Việt Nam trong sinh viên Đà Nẵng:

(Xem Kết quả điều tra ở Phụ lục 2)

2.2.1 Kết quả điều tra:

Số mẫu phát ra và số mẫu thu lại là 900 mẫu; tuy có mẫu không đúng theo yêu cầu

nhưng bằng các nghiệp vụ sửa sai theo quy ước ban đầu (Những mẫu nào không chọn

“mua” ở mặt hàng trong câu 1 sẽ không tham gia đánh giá các tiêu chí của mặt hàng đó ở câu 5), do đó không có mẫu nào bị loại trong quá trình thu thập.

2.2.2 Kết quả tổng hợp Giới tính:

Chúng ta thu thập thông tin từ tổng thể

900 mẫu, trong đó Nam có 327 mẫu chiếm

36%, Nữ 573 mẫu chiếm 64% Như vậy,

trong tổng thể 900 mẫu điều tra thì giới tính

Nữ nhiều hơn giới tính Nam và nhiều hơn

246 mẫu ( gần 28%)

2.2.3 Kết quả tổng hợp số lượng người mua:

Hầu hết số người được hỏi đều đã từng mua các mặt hàng thời trang, điện tử và thiết

bị viễn thông

Qua kết quả điều tra (Xem phụ lục 2), chúng ta có thể thấy trong ba mặt hàng thì mặt

hàng Thời trang là mặt hàng thiết yếu nhất và sinh viên hay phải mua sắm nhất Có đến 886người đã từng mua, chiếm tỉ lệ là 98,4% trên tổng 900 mẫu điều tra, hầu như tuyệt đại đa sốđều đã từng mua hàng Thời trang Việt Nam, đây là dấu hiệu đáng mừng và khích lệ chongành Thời trang nước ta

Hình 2.1: Biểu đồ tổng hợp Giới tính

Trang 22

Tiếp đến là mặt hàng Thiết bị viễn thông: Có 771 người đã từng mua, chiếm tỉ lệ là85,7% trên tổng thể mẫu Sở dĩ mặt hàng này chiếm tỷ lệ cao như vậy vì hầu như các mạng

di động đều do doanh nghiệp Việt Nam làm chủ, ngành này trước đây chưa có chính sáchmở cửa cho doanh nghiệp nước ngoài

Và cuối cùng là mặt hàng Điện tử: Chỉ có 531 người đã từng mua, do đó chỉ chiếm tỉ

lệ là 59% trên tổng mẫu, ngành hàng Điện tử còn non trẻ nhưng đã chiếm được tỉ lệ như vậy

là một tín hiệu rất đáng khích lệ, đòi hỏi ngành phải phấn đấu hơn nữa để tăng mức tiêu thụtrong thị trường nội địa

2.2.4 Kết quả tổng hợp Số lượng người đã từng mua kết hợp với giới tính:

Bảng 2.1: Tổng hợp số lượng người đã từng mua kết hợp với giới tính

Đã từng mua mặt hàng Thời trang Việt Nam

Đã từng mua mặt hàng Điện tử Việt Nam

Đã từng mua Thiết vị viễn thông Việt Nam

Hình 2.2: Biểu đồ Số lượng người mua

Trang 23

2.2.5 Kết quả tổng hợp Thời gian mua:

Hình 2.3: Biểu đồ Thời gian mua các mặt hàng

Dựa vào các biểu đồ tổng hợp số liệu trên chúng ta thấy được: Mặt hàng Thời trang dotính chất thời trang thay đổi liên tục, và không bền nên được mua sắm trong thời gian rấtgần (Tỉ lệ mua trong 3 tháng gần đây là 62%, trong vòng từ 4-6 tháng gần đây là 18,7%).Các mặt hàng Điện tử và Thiết bị viễn thông có tính lâu bền nên tỉ lệ mua hơn 1 nămcao hơn các khoảng thời gian khác (chiếm 50,5% đối với Điện tử, 43,9% đối với thiết bịviễn thông) Tuy nhiên, do sự phát triển của ngành Viễn thông nhanh hơn Điện tử nênkhoảng thời gian mua từ 6 tháng trước cao hơn 10% ( Viễn thông chiếm 40,6% và Điện tửchiếm 30,6% trong khoảng thời gian này), vì thực tế ngành Viễn thông nước ta đã đượcLiên minh viễn thông thế giới (ITU) xếp thứ 2 thế giới về tốc độ phát triển Năm qua, nước

ta đã phát triển mới được trên 1 triệu máy điện thoại, tăng 29,76% so với năm 2000 Tổng

số máy điện thoại trong nước đã đạt 4,3 triệu máy, đạt mật độ 5,44 máy/100 dân Hiện nay,

cả nước đã có 39 tỉnh, thành phố đạt 100% xã có điện thoại, tăng 13% so với năm 2000;mạng di động đã mở rộng dung lượng lên gần 1 triệu số và thực hiện khai thác chuyển vùng

quốc tế với 40 nước (Theo báo Người lao động)

Trang 24

2.2.6 Kết quả tổng hợp Nơi mua:

Hình 2.4: Biểu đồ Địa điểm mua của các mặt hàng

Theo kết quả điều tra thì shop, cửa hàng là địa điểm được giới sinh viên ưa chuộngnhất và được chọn là địa điểm mua đối với hầu hết các mặt hàng khi có nhu cầu, và cũng lànơi sinh viên tin tưởng để ra quyết định mua thiết bị viễn thông, hàng thời trang và sau đó làhàng điện tử Địa điểm cũng được sinh viên quan tâm và có tầm quan trọng như nhau trongviệc mua các mặt hàng điều tra là siêu thị và cuối cùng là qua mạng Riêng đối với chợ vàvỉa hè là 2 địa điểm quen thuộc nhưng lại chủ yếu là nơi chọn mua hàng thời trang là chínhcòn các mặt hàng còn lại thì hầu như rất ít được quan tâm

Xét về từng mặt hàng điều tra, thứ tự ưu tiên trong việc lựa chọn địa điểm mua hàngcũng có sự khác biệt cụ thể như sau:

2.2.6.1 Hàng thời trang:

Nơi mua hàng Thời trang được sinh viên chọn cao nhất là ở Chợ 62.5%, tiếp đến là ởShop, cửa hàng 57.1%, Siêu thị 31,8%, Vỉa hè 13,3% và thấp nhất là qua mạng 4,5% Chợ

là nơi buôn bán được hình thành sớm nhất vẫn gắn liền với cuộc sống người dân Việt Nam,

và đối với sinh viên cuộc sống khó khăn thì các bạn vẫn chọn Chợ để mua sắm các mặthàng tiêu dùng thông thường như các mặt hàng Thời trang Dường như các khu mua sắmlớn và chất lượng như Shop, cửa hàng và Siêu thị vẫn còn là xa xỉ với sinh viên hay hệthống phân phối chưa đủ rộng, mạnh để sinh viên chọn mua Đối với Vỉa hè, Qua mạngđược chọn lựa thấp nhất, điều này cũng đáng mừng vì cuộc sống của sinh viên cũng đã

Trang 25

được nâng cao, và vì tính chất mua hàng qua mạng chịu rủi ro cao nên chưa tạo được niềmtin cho các bạn sinh viên chọn mua.

Hình 2.5: Biểu đồ Địa điểm mua mặt hàng Thời trang

2.2.6.2 Hàng điện tử:

Hình 2.6: Biểu đồ Địa điểm mua mặt hàng Điện tử

Mặt hàng Điện tử là mặt hàng lâu bền, có giá trị nên đòi hỏi phải được chọn lựa kĩ và

nơi mua phải có uy tín cao Do đó, nơi mua ở Shop, cửa hàng và Siêu thị được chọn nhiềunhất, tương ứng 71,2% và 24,3% Tiếp đến là Qua mạng 4%, Vỉa hè 4% và cuối cùng là ởChợ 3,4%

Trang 26

2.2.6.3 Thiết bị viễn thông:

Hình 2.7: Biểu đồ Địa điểm mua mặt hàng Thiết bị viễn thông

Tương tự như mặt hàng Điện tử, mặt hàng Thiết bị viễn thông cũng có tính chất nhưvậy, do đó Nơi mua ở Shop, của hàng và Siêu thị vẫn được lựa chọn hàng đầu tương ứng73.5% và 24.4% Tiếp đến là Qua mạng 4.4%, Chợ 3.9%, và cuối cùng là ở Vỉa hè 2.7%.Việc chọn mua các mặt hàng lâu bền đã được sinh viên cân nhắc, và suy nghĩ rất cẩn thận

để quyết định mua chứ không vì giá cả, có thể thấy sinh viên đã là “Người tiêu dùng thôngthái”

2.2.7 Kết quả tổng hợp Mức độ sử dụng các mặt hàng mua:

Hình 2.8: Biểu đồ Mức độ sử dụng các mặt hàng

Dựa vào biểu đồ ta có thể thấy mức độ sử dụng của sinh viên là thường xuyên đối với

cả ba mặt hàng trên (Chiếm 83,6% trên mức độ sử dụng trung bình), có thể kết luận rằngcác mặt hàng trên rất cần thiết và gần gũi đối với cuộc sống của các bạn sinh viên, mức độsử dụng thường xuyên làm cho tần số mua hàng tăng lên

Trang 27

2.2.8 Kết quả tổng hợp Thứ tự ưu tiên các tiêu chí đánh giá khi mua hàng Việt Nam:

Hình 2.9: Biểu đồ Thứ tự ưu tiên về các tiêu chí đánh giá khi mua hàng Việt Nam

Các tiêu chí đánh giá đều được cho thứ tự thấp nhất là 5 (ưu tiên năm), và cao nhất là

1 (ưu tiên nhất), nhưng trị số trung bình đánh giá cao nhất thuộc về tiêu chí Thương hiệu3.8, Sự tiện ích 3.32 Tiếp đến là Mẫu mã thời trang 2.94, Giá cả 2.75 và Chất lượng 2.18.Dựa vào các trị số trên, ta có thể thấy được các bạn sinh viên quan tâm đến Chất lượng, Giá

cả nhất, rồi mới đến tính Thời trang, Sự tiện ích và cuối cùng là Thương hiệu Do đó, cácdoanh nghiệp cần chú ý đến hai tiêu chí này nhất khi thiết kế và định giá các sản phẩm chosinh viên để cạnh tranh hiệu quả

2.2.9 Kết quả tổng hợp về Lý do mua hàng:

Hình 2.10: Biểu đồ tổng hợp Lý do mua hàng Việt Nam

Tương ứng với hai tiêu chí được ưu tiên cao nhất khi mua hàng Việt Nam thì lý dochọn mua cũng tương tự (63.2% cho lý do Giá rẻ tương ứng với 569 lượt chọn, 44.8% cho

Trang 28

lý do Chất lượng tốt tương ứng với 403 lượt chọn); tiếp đến là các lý do Phân phối rộng33.8% tương ứng với 304 lượt chọn, Tính thời trang cao 24.8% tương ứng với 250 lượtchọn, Tinh thần yêu nước 24.3% tương ứng 219 lượt chọn, Hướng dẫn bằng tiếng Việt21,2% với 191 lượt chọn và cuối cùng Người khác tặng 12.3% là 111 lượt chọn Có thểthấy kênh phân phối của các mặt hàng Việt Nam tương đối đáp ứng được nhu cầu mua sắmcủa sinh viên, nhưng các mặt hàng chưa có tính thời trang cao do đó chưa thu hút sinh viên,các phong trào phát động “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” chưa hiệu quả vì lý donày được xếp gần cuối, và lý do Người khác tặng được xếp cuối cùng cho thấy văn hóa tặngquà ở nước ta chưa phát triển mạnh

2.2.10 Kết quả tổng hợp Đánh giá về từng tiêu chí đối với mặt hàng Thời trang:

Hình 2.11: Biểu đồ Đánh giá tính thời trang của hàng Thời trang Việt Nam

Tính thời trang của mặt hàng Thời trang được các bạn sinh viên đánh giá ở mức độ trungbình (Chiếm 52.1%), và hợp thời trang (Chiếm 35.2%) Như vậy, xem ra tính thời trang củamặt hàng Thời trang đã tương đối theo kịp với các bạn trẻ, không bị lỗi mốt so với thời đại

Hình 2.12: Biểu đồ Đánh giá giá cả của hàng Thời trang Việt Nam

Trang 29

Giá cả của hàng Thời trang thì cũng ở mức độ trung bình (Chiếm 63.3%), đến rẻ(16.7%), hàng Thời trang nội địa đã không quá mắc so với các mặt hàng nước ngoài, túitiền của sinh viên, thậm chí còn là rẻ Nhưng bên cạnh đó, có tỷ lệ cũng bằng rẻ đó là hơiđắt (14.4%), do đó cũng cần điều chỉnh giá để giảm tỷ lệ đánh giá này.

Hình 2.13: Biểu đồ đánh giá Chất lượng của hàng Thời trang Việt Nam

Còn đối với Chất lượng thì chúng ta thấy rất đáng mừng, vì được xếp vào loại trungbình (59.5%) và bền (26.9%) Hàng hóa của doanh nghiệp nước ta sản xuất có chất lượngkhá tốt, tạo uy tín về chất lượng và rẻ về giá, đây là hai yếu tố quan trọng để hàng Việt Nam

tự tin cạnh tranh với các hàng hoá nước ngoài

Đối với tiêu chí Sự nổi tiếng của thương hiệu: 51.9% đánh giá chỉ nổi tiếng ở trongnước, điều này rất đúng với thực tế ngành thời trang còn khá non trẻ cả về tuổi nghề lẫnthương hiệu, chưa có một thương hiệu nào đủ tầm cỡ quốc tế cả

Hình 2.14: Biểu đồ đánh giá Sự nổi tiếng của thương hiệu hàng Thời trang Việt Nam

Trang 30

2.2.11 Kết quả tổng hợp Đánh giá về từng tiêu chí đối với mặt hàng Điện tử:

Hình 2.15: Biểu đồ đánh giá Tính thời trang của hàng Điện tử Việt Nam

Tính thời trang của mặt hàng Điện tử được các bạn sinh viên đánh giá ở mức độ trungbình (Chiếm 55.3%), và hợp thời trang (Chiếm 27.1%) Như vậy, chúng ta thấy rằng mẫu

mã của các mặt hàng điện tử đã phần nào được sinh viên chấp nhận và đánh giá cao

Hình 2.16: Biểu đồ đánh giá Giá cả của hàng Điện tử Việt Nam

Giá cả của hàng Điện tử Việt Nam được đánh giá ở mức độ trung bình (Chiếm 52.9%), một

số mặt hàng thì sinh viên cho rằng giá cũng còn hơi đắt (chiếm 25.1%) Vì vậy, hiện nayvới cùng một loại hàng điện tử tương tự, sinh viên thường có xu hướng chú ý và ủng hộ chohàng ngoại nhập hơn do giá cả của hàng điện tử Việt Nam có mức độ cạnh tranh chưa cao,

đặc biệt là khả năng cạnh tranh về giá rất yếu so với hàng điện tử Trung Quốc

Hình 2.17: Biểu đồ đánh giá Chất lượng của hàng Điện tử Việt Nam

Trang 31

Chất lượng hàng điện tử Việt Nam được xếp vào loại trung bình (50.8%) và bền(29.6%) Mặc dù ngành sản xuất hàng điện tử của Việt Nam chưa được quan tâm đầu tưđúng mức, lại gia nhập sau so với các nước trong khu vực nhưng lại được sinh viên tintưởng và đánh giá tương đối tốt về chất lượng là một điều đáng mừng Chính yếu tố này sẽgia tăng được năng lực cạnh tranh, làm người tiêu dùng ít nhạy cảm hơn về vấn đề giá bán.

Hình 2.18: Biểu đồ đánh giá Sự nổi tiếng của Thương hiệu hàng Điện tử Việt Nam

Hàng Việt Nam được phần đông (41.2%) các sinh viên Đà Nẵng cho rằng chỉ nổitiếng ở trong nước Ngoài ra, cũng có khoảng 29.2% ý kiến cho rằng hàng điện tử Việt Namnổi tiếng cả ở nước ngoài Đây là một dấu hiệu đáng tự tin cho hàng điện tử của Việt Nam

về cơ hội phát triển

2.2.12 Kết quả tổng hợp Đánh giá về từng tiêu chí đối với mặt hàng Thiết bị viễn thông:

Hình 2.19: Biểu đồ đánh giá Tính thời trang của hàng Thiết bị viễn thông Việt Nam

Cũng tương tự như hàng điện tử, các thiết bị viễn thông của Việt Nam được đánh giáở mức độ tương đối hợp thời trang và hợp thời trang (chiếm 47,6%) Tuy nhiên, vẫn cònmột số sinh viên vẫn cho rằng các mặt hàng viễn thông của Việt Nam vẫn còn lỗi thời

Ngày đăng: 27/05/2014, 11:47

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.2: Biểu đồ Sô lượng người mua - nghiên cứu văn hóa sử dụng hàng việt nam trong sinh viên tại thành phố đà nẵng
Hình 2.2 Biểu đồ Sô lượng người mua (Trang 22)
Hình 2.3: Biểu đồ Thời gian mua các mặt hàng - nghiên cứu văn hóa sử dụng hàng việt nam trong sinh viên tại thành phố đà nẵng
Hình 2.3 Biểu đồ Thời gian mua các mặt hàng (Trang 23)
Hình 2.4: Biểu đồ Địa điểm mua của các mặt hàng - nghiên cứu văn hóa sử dụng hàng việt nam trong sinh viên tại thành phố đà nẵng
Hình 2.4 Biểu đồ Địa điểm mua của các mặt hàng (Trang 24)
Hình 2.5: Biểu đồ Địa điểm mua mặt hàng Thời trang 2.2.6.2 Hàng điện tử: - nghiên cứu văn hóa sử dụng hàng việt nam trong sinh viên tại thành phố đà nẵng
Hình 2.5 Biểu đồ Địa điểm mua mặt hàng Thời trang 2.2.6.2 Hàng điện tử: (Trang 25)
Hình 2.6: Biểu đồ Địa điểm mua mặt hàng Điện tử - nghiên cứu văn hóa sử dụng hàng việt nam trong sinh viên tại thành phố đà nẵng
Hình 2.6 Biểu đồ Địa điểm mua mặt hàng Điện tử (Trang 25)
Hình 2.7: Biểu đồ Địa điểm mua mặt hàng Thiết bị viễn thông - nghiên cứu văn hóa sử dụng hàng việt nam trong sinh viên tại thành phố đà nẵng
Hình 2.7 Biểu đồ Địa điểm mua mặt hàng Thiết bị viễn thông (Trang 26)
Hình 2.8: Biểu đồ Mức độ sử dụng các mặt hàng - nghiên cứu văn hóa sử dụng hàng việt nam trong sinh viên tại thành phố đà nẵng
Hình 2.8 Biểu đồ Mức độ sử dụng các mặt hàng (Trang 26)
Hình 2.14: Biểu đồ đánh giá Sự nổi tiếng của thương hiệu hàng Thời trang Việt Nam - nghiên cứu văn hóa sử dụng hàng việt nam trong sinh viên tại thành phố đà nẵng
Hình 2.14 Biểu đồ đánh giá Sự nổi tiếng của thương hiệu hàng Thời trang Việt Nam (Trang 29)
Hình 2.16: Biểu đồ đánh giá Giá cả của hàng Điện tử Việt Nam - nghiên cứu văn hóa sử dụng hàng việt nam trong sinh viên tại thành phố đà nẵng
Hình 2.16 Biểu đồ đánh giá Giá cả của hàng Điện tử Việt Nam (Trang 30)
Hình 2.17: Biểu đồ đánh giá Chất lượng của hàng Điện tử Việt Nam - nghiên cứu văn hóa sử dụng hàng việt nam trong sinh viên tại thành phố đà nẵng
Hình 2.17 Biểu đồ đánh giá Chất lượng của hàng Điện tử Việt Nam (Trang 30)
Hình 2.20: Biểu đồ đánh giá Giá cả của hàng Thiết bị viễn thông Việt Nam - nghiên cứu văn hóa sử dụng hàng việt nam trong sinh viên tại thành phố đà nẵng
Hình 2.20 Biểu đồ đánh giá Giá cả của hàng Thiết bị viễn thông Việt Nam (Trang 32)
Hình 2.23: Biểu đồ đánh giá Mức độ thu thập thông tin về sản phẩm qua các phương tiện - nghiên cứu văn hóa sử dụng hàng việt nam trong sinh viên tại thành phố đà nẵng
Hình 2.23 Biểu đồ đánh giá Mức độ thu thập thông tin về sản phẩm qua các phương tiện (Trang 34)
Hình 2.26: Biểu đồ đánh giá Văn hóa sử dụng hàng Việt Nam - nghiên cứu văn hóa sử dụng hàng việt nam trong sinh viên tại thành phố đà nẵng
Hình 2.26 Biểu đồ đánh giá Văn hóa sử dụng hàng Việt Nam (Trang 36)
Hình 2.27: Biểu đồ đánh giá Mức độ quan trọng về việc phát triển Văn hóa sử dụng hàng Việt Nam - nghiên cứu văn hóa sử dụng hàng việt nam trong sinh viên tại thành phố đà nẵng
Hình 2.27 Biểu đồ đánh giá Mức độ quan trọng về việc phát triển Văn hóa sử dụng hàng Việt Nam (Trang 36)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w