TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 3.1 Cơ sở tiền đề hình thành giải pháp:
3.1.3.1 Hoạt động của Trung tâm Công nghệ sinh học và Ứng dụng khoa học công nghệ Đà
Nẵng: Sử dụng công nghệ Việt.
Theo bà Nguyễn Thị Thúy Loan (Phó Giám đốc Trung tâm) mặc dù Bộ Khoa học và Công nghệ mới phát động phong trào để hưởng ứng chủ trương “Người Việt dùng hàng Việt” của Chính phủ, nhưng lại trùng hợp với chủ trương lâu nay mà trung tâm theo đuổi, nhờ vậy đến nay đã gặt hái khá nhiều thành cơng. Hơn thế nữa, chương trình này đã tạo nên một cú hích rất tốt để đội ngũ cán bộ trung tâm khơng chỉ hồn thành nhiệm vụ “trung chuyển” các cơng nghệ trong nước, mà cịn hăng say nghiên cứu khoa học để thay thế các công nghệ, thiết bị vốn trước đây phải bỏ ra khá nhiều ngoại tệ để mua về.
Điển hình nhất và cũng khá thú vị là nhiều giải pháp công nghệ mới trung tâm triển khai thành công với đối tác lại là những nông dân: Sau khi triển khai thí điểm tại xã Hịa Tiến thành cơng, hiện nay Tilt Super 300 EC do Viện Công nghệ sinh học chế tạo đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều xã của huyện Hòa Vang. Việc sử dụng Tilt Super 300 EC giải quyết vấn đề nan giải nhất mà lâu nay nơng dân vướng phải, đó là thiếu kinh phí lẫn thiếu kiến thức. Với việc sử dụng Tilt Super 300 EC, nông dân đã được hướng dẫn quy trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng quy cách, với giá thành chỉ bằng khoảng 70-80% so với thuốc của Trung Quốc đang bán trên thị trường. Cịn mới đây nhất, trung tâm đã phối hợp với Cơng ty TNHH Abio Global chuyển giao quy trình sử dụng các chế phẩm AFA-1, 2 và 3 được sản xuất theo công nghệ sinh học để trồng các loại rau sạch. Hiện nay, trung tâm đang phối hợp với Hội Nông dân các xã triển khai công nghệ làm phân vi sinh từ rơm phế phẩm, phân tươi từ chăn nuôi gia súc. Điều đặc biệt là cả hai công nghệ đều do trung tâm nghiên cứu và triển khai ứng dụng được đánh giá cao lại xuất phát từ nguồn rơm sau thu hoạch bị bỏ phí và tình trạng ơ nhiễm mơi trường do các loại phân gia cầm thải ra tại quận Ngũ Hành Sơn.
Trên lĩnh vực tiết kiệm năng lượng, trung tâm cũng đã thành cơng trong việc “nội địa hóa” thiết bị. Nếu như trước đây gần như 100% thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời để đun
nước nóng phải nhập ngoại với giá cả quá cao; trong khi đó, với thiết bị cùng loại do Trung tâm Năng lượng mới (Đà Nẵng) sản xuất giá chỉ dao động từ 3,5 đến 7 triệu đồng/bộ. Nhờ những ưu điểm này mà thời gian qua, trung tâm đã có những khách hàng rất tiềm năng từ ngành du lịch như khách sạn Royal, Saigontourist… và bắt đầu đang hướng đến các tỉnh lân cận như Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi…
Mới đây nhất, thông qua trung tâm, một cơng ty đóng trên địa bàn thành phố đã trở thành đơn vị đầu tiên được vay vốn gần 1 tỷ đờng để xây dựng lị gạch theo công nghệ nung liên tục kiểu đứng. Đây là công nghệ mới được nhiều nước trên thế giới áp dụng nhờ tiết kiệm gần 30% năng lượng, vừa giảm tình trạng gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Đây là kết quả phối hợp của trung tâm với Khoa Nhiệt-lạnh Đại học Bách khoa Hà Nội trong việc chuyển giao từ nước ngoài về và “cải biên” phù hợp với điều kiện thực tế Việt Nam.
Đặc biệt, trung tâm đang triển khai một dự án ứng dụng công nghệ sử dụng năng lượng mặt trời để chuyển sang điện thắp sáng và sử dụng loại bóng đèn tiết kiệm năng lượng. Hiện nay, đã có khoảng 10 trường học trên địa bàn được triển khai công nghệ này. Tuy nhiên trên thực tế, việc thực hiện phong trào “Người Việt sử dụng công nghệ Việt” vẫn cịn vấp trở ngại từ tư tưởng sính hàng ngoại ở khơng ít doanh nghiệp và người dân. Nếu giải quyết được tồn tại này, sẽ mở ra cơ hội q để cơng nghệ, thiết bị của Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng chiếm lĩnh thị trường trên sân nhà.