TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 3.1 Cơ sở tiền đề hình thành giải pháp:
3.2.2 Tạo môi trường học tập thuần Việt:
Môi trường học tập, các trang thiết bị hỗ trợ, nội dung học tập… cũng một phần nào tác động đáng kể đến việc hình thành thói quen và trào lưu sử dụng hàng Việt trong sinh viên.
Hiện nay, ở hầu hết các Trường Cao đẳng và Đại học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng việc đưa các trang thiết bị hiện đại hỗ trợ cho quá trình giảng dạy và học tập ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, những trang thiết bị có giá trị lớn máy overhead, projector, micro, ampli, máy tính, tivi, casset…đến những vật dụng giá trị nhỏ như vở, bút, …phần lớn đều là sản phẩm nhập ngoại. Chính vì vậy, thói quen sử dụng hàng Việt ngày càng trở nên phai nhạt dần, thậm chí tạo tâm lý ngại sử dụng hàng Việt. Do đó, để hình thành thói quen và xóa bỏ tâm lý sính ngoại của sinh viên thì ngay các trang thiết bị và mơi trường học tập phải được Việt hóa dần dần.
Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ nhân viên và tập thể giáo viên của các Trường cũng cần đi đầu trong việc sử dụng hàng Việt, điều đó sẽ thuyết phục thực tiễn hơn đối với sinh viên thay vì chỉ là những lời kêu gọi, khẩu ngữ phong trào.
Về phía nội dung giảng dạy và học tập, cũng rất cần bản sắc Việt. Các lý luận giảng dạy nên sử dụng một cách triệt để các ví dụ minh họa và tình huống thảo luận “Thuần Việt”. Điều này sẽ giúp sinh viên có cái nhìn thực tiễn hơn về điểm mạnh, yếu cũng như những cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp Việt Nam trên thương trường, từ đó giúp cho người học hiểu rõ hơn về môi trường kinh doanh trong nước và sự nỗ lực vươn lên kỳ diệu của một số doanh nghiệp Việt Nam điển hình, tạo nên lịng tự hào dân tộc cũng như ý thức phấn đấu phát triển cho hàng Việt Nam của sinh viên.
Hiện tại ở các Trường vẫn ln duy trì hình thức mời giảng viên thỉnh giảng với đa phần là các giảng viên, giáo sư đầu ngành của các trường có danh tiếng trong và ngồi nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó, các trường cũng nên tạo cơ hội cho sinh viên tiếp cận với các nhà quản lý tại các doanh nghiệp Việt Nam qua một số mơn học. Có thể kỹ năng truyền đạt và hàm lượng lý ḷn chưa đảm bảo thì có thể kết hợp với trợ giảng đi kèm, để sinh viên thấy được tính thực tế trong kinh doanh của các doanh nghiệp hàng Việt Nam như thế nào. Có thể đây cũng sẽ là cơ hội cho một số doanh nghiệp Việt Nam có được một đội ngũ cộng tác viên trẻ trung, năng động và sáng tạo đồng thời cũng là cơ hội cho sinh viên được cọ sát với thực tế, rút ngắn thời gian chờ đợi và tìm kiếm việc làm khi ra trường.
Song song với quá trình học tập của sinh viên, các Trường cần hỗ trợ sinh viên tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học. Nhà Trường cần hướng các đề tài nghiên cứu về việc giải quyết các tồn tại tại các doanh nghiệp Việt Nam, bắt đầu từ những doanh nghiệp địa phương. Để làm được điều này, bộ phận nghiên cứu khoa học của các Trường cần tích cực, chủ động hơn nữa trong việc liên kết với các doanh nghiệp địa phương, các sở ban ngành để nhận những đề tài giao cho sinh viên nghiên cứu.