TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 3.1 Cơ sở tiền đề hình thành giải pháp:
3.2.3 Sự nỗ lực từ phía các Doanh nghiệp Việt Nam:
Bên cạnh sự hỗ trợ tích cực của các Trường, những doanh nghiệp kinh doanh hàng Việt cũng cần chủ động nỗ lực hơn nữa để khẳng định mình với một đối tượng người tiêu dùng trẻ, sinh viên, để tạo dựng một lượng khách hàng truyền thống trong tương lai. Cần nhận thức rằng, việc thay đổi thói quen tiêu dùng hàng ngoại đối với người tiêu dùng là một vấn đề vơ cùng khó khăn. Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu này cũng không phải là điều không thể. Các doanh nghiệp cần bắt đầu ngay với những đối tượng tiêu dùng trẻ tuổi (trong đó có sinh viên) bởi vì ở họ có sự dễ thay đổi, thích tìm hiểu những điều mới lạ.
Qua kết quả phân tích thực trạng Văn hóa sử dụng hàng Việt Nam cho thấy sinh viên có các đặc điểm chung như: Rất ưa chuộng 3 mặt hàng Việt Nam trong danh mục khảo sát (Trên 65% đã từng mua 3 mặt hàng); mức độ sử dụng trên thường xuyên chiếm tỉ lệ 58%; hai tiêu chí giá và chất lượng được ưu tiên nhất khi chọn mua cũng chính là lý do đầu tiên sinh viên mua hàng; mức độ bảo quản cẩn thận (Trên cẩn thận chiếm 65%). Điều này cũng khơng có nghĩa là sinh viên đều hồn tồn hài lòng với các sản phẩm thuần Việt. Để thúc đẩy hơn nữa mức độ tiêu dùng và thói quen mua sắm hàng Việt, các doanh nghiệp Việt Nam cần:
-Đôi với mặt hàng thời trang: Tạo ra các sản phẩm mới liên tục, tính thời trang cao do
thời gian mua mới của các mặt hàng khá ngắn (dưới 3 tháng chiếm 62%); chất lượng thì chỉ cần trung bình vì sinh viên bảo quản khá tốt (58% trên cẩn thận) và cũng để hợp với xu thế thay đổi thời trang của sinh viên. Giá cả của hàng Thời trang được cho là trung bình đến rẻ (Trung bình chiếm 63,3%), điều này giúp chúng ta rất có lợi thế trong phân khúc trung bình, và cần phát huy trong các phân khúc khác, cần đẩy mạnh phân phối ở Chợ, Shop, cửa hàng (hai nơi mua này được sinh viên chọn mua nhiều nhất), ngoài ra cần quan tâm hơn nữa đến vai trò của Internet trong việc phân phối sản phẩm (do chưa được phát triển nên tỷ lệ này chỉ chiếm 4,5%), muốn phát triển kênh phân phối mới này, doanh nghiệp cần tạo uy tín rất cao vì mức độ rủi ro mua hàng khá cao; nếu doanh nghiệp làm được điều này cũng là một cách để định vị sản phẩm của mình trong tâm trí khách hàng, vốn dĩ Thương hiệu của hàng Thời trang được đánh giá là chỉ nổi tiếng ở trong nước, chưa có giá trị quốc tế (tỷ lệ đánh giá chỉ nổi tiếng ở trong nước 51.9%).
-Đôi với các sản phẩm Điện tử, Thiết bị viễn thông: Cần cải tiến về chất lượng để phù hợp với thời gian mua sắm khá lâu (hơn 1 năm trên 40%); mẫu mã cũng cần phải được thiết kế hiện đại hơn vì được sinh viên nhận định là trung bình, trong khi đó các sản phẩm của nước ngồi lại vừa đẹp về mẫu mã lại tốt cả về chất lượng. Giá cả có xu hướng hơi đắt (hơn 20% ý kiến cho rằng hơi đắt), các doanh nghiệp cần lợi dụng những ưu thế về nguồn ngun liệu, nhân cơng rẻ với các chính sách hỗ trợ của nhà nước để hạ giá thành sản phẩm nhằm cạnh tranh hiệu quả hơn về giá; về phân phối cần chú ý đến hai nơi mà sinh viên chọn phù hợp với tính lâu bền của hai mặt hàng trên Shop, cửa hàng và Siêu thị do tạo được sự tin tưởng; phân phối qua mạng cũng cần phát triển vì sự phát triển của cơng nghệ thơng tin, và sự tiếp cận của sinh viên là khá phổ biến.
Ngoài ra, để cổ động cho hàng Việt Nam cần chú ý đến các kênh mà sinh viên biết các mặt hàng trên nhất đó là Tivi, Báo, tạp chí; đặc biệt là mạng Internet do kênh thông tin này đang phát triển mạnh mẽ trong sinh viên, mặc dù được nhận định là tương đối dễ tiếp cận để mua, nhưng một thực tế hàng hóa Việt Nam rất khó đến tay người tiêu dùng trong nước vì phân phối yếu, hàng hóa khơng về tới được nơng thơn, hoặc được giới thiệu qua các hội chợ nhưng nhanh chóng biến mất, do đó để phân phối hiệu quả doanh nghiệp cần dùng các biện pháp như: Cần có các chiến lược phát triển dựa vào khách hàng, thị trường rõ ràng, lâu dài; tổ chức các chuyến phân phối hàng lưu động về các trường; liên kết với người dân để
có ngun liệu tận gốc khơng qua trung gian; thành lập hệ thống phân phối của các nhà phân phối nội địa như G7 mark, Co.opMart, Vinatex Mart, VDA, Tổng công ty thương mại Hà Nội (Hapro), Tổng cơng ty thương mại Sài Gịn (Satra), Liên hiệp Hợp tác xã thương mại Sài Gòn (Saigon Co.op), cơng ty Cổ phần tập đồn Phú Thái (Phu Thai Group)..; kết hợp với các hệ thống siêu thị để phát triển mạnh do có lợi thế về tập quán, thói quen của người bản địa. Bên cạnh đó, cần chú ý đến chế độ hậu mãi-vốn là một điểm rất yếu doanh nghiệp Việt Nam-để thu hút và khiến khách hàng thấy họ được quan tâm hơn; liên kết với các doanh nghiệp khác phát triển thành các tổ chức lớn mạnh tăng tính cạnh tranh.
Ngồi ra, cần xúc tiến các hoạt động quảng bá sản phẩm đối với người tiêu dùng qua việc tham gia các hội chợ; tặng các phiếu khuyến mãi đối với sinh viên như Coupon, giảm giá,…; tổ chức các ngày hội mua sắm cho sinh viên; nhận tài trợ cho một số phong trào của đoàn trường, sinh viên; trao các phần thưởng, học bổng kèm với các sản phẩm của công ty cho các sinh viên có học lực khá, giỏi; tổ chức các đợt cho sinh viên tham quan công ty; nhận các sinh viên vào thực tập hoặc làm việc… Với nhận thức rất lạc quan của sinh viên: Phát triển văn hóa sử dụng hàng Việt Nam là một điều cần thiết 53.3%, rất cần thiết 41.1%; lý do mua hàng do Tinh thần yêu nước 24.3%, hy vọng rằng các doanh nghiệp sẽ tự tin và gặt hái được nhiều thành công trong việc đưa hàng hóa của mình đến với sinh viên nói riêng, và người tiêu dùng nội địa nói chung.