1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu tác động của cấu trúc sở hữu, biến đổi khí hậu và các nhân tố khác lên hiệu quả hoạt động của các công ty phát điện trên thị trường phát điện cạnh tranh

197 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Tác Động Của Biến Đổi Khí Hậu, Cấu Trúc Sở Hữu Lên Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Công Ty Phát Điện Tại Việt Nam
Tác giả Phạm Quốc Bảo
Người hướng dẫn GS.TS. Nguyễn Đông Phong, PGS.TS. Bùi Thanh Tráng
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Tp.Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại luận án tiến sĩ kinh tế
Năm xuất bản 2019
Thành phố Tp.Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 197
Dung lượng 473,82 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU (13)
    • 1.1. Bối cảnh và lý do nghiên cứu (13)
      • 1.1.1 Diễn biến của biến đổi khí hậu (13)
      • 1.1.2 Việt Nam – điển hình của nền kinh tế chuyển đổi (14)
      • 1.1.3 Các nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến công ty phát điện (15)
      • 1.1.4 Các vấn đề đặc thù khác ở Việt Nam (16)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (17)
    • 1.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu (18)
    • 1.4. Phương pháp nghiên cứu (19)
    • 1.5. Ý nghĩa nghiên cứu (20)
    • 1.6. Các đóng góp mới của nghiên cứu (21)
    • 1.7. Kết cấu nghiên cứu (22)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (24)
    • 2.1. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp (24)
    • 2.2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hiệu quả kinh doanh các công ty phát điện (27)
      • 2.2.1 Khái niệm biến đổi khí hậu (27)
      • 2.2.2 Biến đổi khí hậu như một loại rủi ro trong kinh doanh (28)
      • 2.2.3 Biến đổi khí hậu tác động đến cung cầu thị trường điện (30)
        • 2.2.3.1 Tác động của biến đổi khí hậu lên nhu cầu về điện (31)
        • 2.2.3.2 Tác động của biến đổi khí hậu lên nguồn cung về điện và truyền dẫn điện (34)
      • 2.2.4 Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến suất sinh lợi cổ phiếu (37)
    • 2.3. Ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu nhà nước đến hiệu quả kinh doanh (38)
      • 2.3.1 Sở hữu nhà nước và hiệu quả kinh doanh (38)
      • 2.4.1 Cấu trúc vốn (41)
      • 2.4.2 Tỷ lệ thanh toán hiện hành (41)
      • 2.4.3 Quy mô công ty (42)
    • 2.5. Tóm lược một số nghiên cứu gần đây (42)
      • 2.5.1 Nhóm các nghiên cứu về biến đổi khí hậu (42)
      • 2.5.2 Nhóm các nghiên cứu cấu trúc sở hữu (45)
      • 2.5.3 Các nghiên cứu trong nước (49)
    • 2.6. Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh công ty phát điện (50)
    • 2.7. Giả thuyết mô hình nghiên cứu định lượng (51)
    • 2.8. Biến đổi khí hậu và kết quả kinh doanh (53)
      • 2.8.1 Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi (53)
      • 2.8.2 Ảnh hưởng của BĐKH đến giá trị thị trường công ty phát điện (55)
      • 2.8.3 Ảnh hưởng của BĐKH đến chi phí công ty phát điện (58)
    • 2.9. Tỷ lệ sở hữu nhà nước tại các công ty phát điện (59)
    • 2.10. Vai trò điều tiết của cấu trúc sở hữu trong kiểm soát biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh (62)
    • 2.11. Mối quan hệ của các biến kiểm soát với hiệu quả kinh doanh công ty phát điện (64)
      • 2.11.1 Chi phí đại diện của sở hữu nhà nước (65)
      • 2.11.2 Đòn bẩy tài chính (LEV) (66)
      • 2.11.3 Tỷ lệ thanh toán hiện hành (LIQ) (67)
      • 2.11.4 Quy mô công ty (SIZE) (67)
    • 2.12. Kết luận chương 2 (68)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (69)
    • 3.1. Quy trình nghiên cứu (69)
    • 3.2. Nghiên cứu định lượng (69)
      • 3.2.1. Dữ liệu và đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu định lượng (69)
      • 3.2.2. Các phương pháp ước lượng phương trình (75)
    • 3.3 Nghiên cứu định tính (79)
    • 3.4. Kết luận chương 3 (83)
  • CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (84)
    • 4.1. Thống kê mô tả (84)
      • 4.2.1.1 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hiệu quả kinh doanh (87)
      • 4.2.1.2 Ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả kinh doanh (87)
      • 4.2.1.3 Vai trò của cấu trúc sở hữu trong kiểm soát biến đổi khí hậu và hiệu quả kinh doanh78 (89)
      • 4.2.1.4 Tác động của biến kiểm soát chi phí đại diện (89)
      • 4.2.1.5 Tác động của các biến kiểm soát khác trong mô hình (90)
      • 4.2.2 Kết quả ước lượng hệ phương trình (94)
        • 4.2.2.1 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hiệu quả kinh doanh (95)
        • 4.2.2.2 Ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả kinh doanh (96)
        • 4.2.2.3 Vai trò của sở hữu nhà nước trong ứng phó biến đổi khí hậu (96)
        • 4.2.2.4 Tác động của biến kiểm soát chi phí đại diện (97)
        • 4.2.2.5 Ảnh hưởng của các biến kiểm soát khác (101)
      • 4.2.3 Kết quả các mô hình phân tích ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến giá trị thị trường và (102)
        • 4.2.3.1 Ảnh hưởng của BĐKH đến giá trị thị trường công ty phát điện (102)
        • 4.2.3.2 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến chi phí của công ty phát điện (108)
      • 4.2.4. Kết quả nghiên cứu định tính từ phỏng vấn chuyên gia (111)
        • 4.2.4.1 Kết quả tổng quan (111)
        • 4.2.4.2 Mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và hiệu quả kinh doanh (113)
        • 4.2.4.3 Tỷ lệ sở hữu nhà nước và vai trò điều tiết của sở hữu nhà nước (116)
        • 4.2.4.4 Vấn đề giảm sở hữu nhà nước và chi phí đại diện (119)
        • 4.2.4.5 Biện pháp áp dụng mức trần chi phí đại diện (123)
        • 4.2.4.6 Các vấn đề về kết quả mô hình thực nghiệm (124)
    • 4.3 Kết luận chương 4 (125)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ (128)
    • 5.1. Các kết quả nghiên cứu chính (128)
    • 5.2. Ý nghĩa và đóng góp của đề tài (130)
      • 5.2.1 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu (131)
      • 5.2.2 Ý nghĩa lý thuyết của nghiên cứu (131)
    • 5.3. Hàm ý chính sách (132)
      • 5.3.1. Đối với các cấp quản lý của các công ty phát điện (134)
      • 5.3.2 Đối với các nhà đầu tư vào các công ty phát điện (136)

Nội dung

Nghiên cứu tác động của cấu trúc sở hữu, biến đổi khí hậu và các nhân tố khác lên hiệu quả hoạt động của các công ty phát điện trên thị trường phát điện cạnh tranh BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌ[.]

TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU

Bối cảnh và lý do nghiên cứu

1.1.1 Diễn biến của biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất đối với toàn nhân loại trong thế kỷ 21 và các thế kỷ tiếp theo, làm thay đổi toàn diện, sâu sắc quá trình phát triển của các quốc gia, trong đó có Việt Nam Biến đổi khí hậu đang có những tác động mạnh mẽ đến nhiều mặt của nền kinh tế Theo Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam do Bộ Tài nguyên và môi trường thực hiện năm 2016 cho thấy diễn biến thời tiết ở Việt Nam đã và đang chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tính từ năm 1958, trung bình 10 năm nhiệt độ tăng thêm 0,1 0 C, trung bình giai đoạn 1958 – 2014 nhiệt độ đã tăng thêm 0,6 0 C Nhiệt độ trung bình trong 20 năm gần đây tăng 0,38 0 C so với thời kỳ 1981 – 1990 trước đó, cùng với hiện tượng hạn hán trong mùa khô xảy ra thường xuyên hơn, và số lượng bão mạnh có xu hướng tăng Với diễn biến như vậy, kịch bản dự đoán rằng vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ sẽ tăng từ 1,9 đến 2,4 0 C ở phía Bắc, và 1,7 đến 1,9 0 C ở phía Nam trong điều kiện khả quan, và tăng lần lượt từ 3,3 đến 4,0 0 C và 3,0 đến 3,5 0 C ở phía Bắc và phía Nam trong điều kiện khí hậu bất lợi hơn, với nhiệt độ cực trị có xu hướng tăng rõ rệt.

Còn theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Quản lý Trung ương phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển Thế giới và Đại học Copenhagen (2012) cho biết, nếu kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng với tốc độ 5,4%/năm trong giai đoạn 2007 –

2050 thì tốc độ tăng trưởng bị tác động bởi biến đổi khí hậu có thể ở mức 5,32% đến 5,39% – như vậy tốc độ tăng trưởng của Việt Nam có thể chịu tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu.

Không chỉ ở cấp độ quốc gia, biến đổi khí hậu cũng là nỗi lo của từng ngành công nghiệp, đặc biệt là các ngành chịu ảnh hưởng lớn từ yếu tố thiên nhiên mà trong đó, ngành điện là một ví dụ điển hình Chiến lược quốc gia về BĐKH củaViệt Nam (2011) cũng nhấn mạnh, BĐKH có thể làm tài nguyên nước thêm nguy cơ suy giảm nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất thủy điện Mideksa & Kallbekken (2010) cho rằng với sự gia tăng nhiệt độ trung bình ở hầu hết các khu vực trên thế giới và sự thay đổi lượng mưa, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt cùng với mực nước biển dâng,… những sự kiện này dự kiến tác động lên cả phía cung và phía cầu năng lượng Một nghiên cứu khác của Wang và các tác giả (2014) cho thấy lượng mưa giữ vai trò quan trọng đối với thủy điện ở Trung Quốc Vì vậy, biến đổi khí hậu sẽ có tác động mạnh đến thủy điện nước này Theo tính toán của Bing Wang và các tác giả (2014) với kịch bản biến đổi khí hậu đến giai đoạn 2020 –

2030, thủy điện tại 9 tỉnh miền nam Trung Quốc có thể tổn thất lên đến 31,107 tỷ kWh vào năm 2020 và 57,637 tỷ kWh vào năm 2030 Như vậy, có thể thấy rằng BĐKH có ảnh hưởng đến sản lượng điện tại các nhà máy điện nói chung, và do đó có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty phát điện.

1.1.2 Việt Nam – điển hình của nền kinh tế chuyển đổi

Thực hiện chuyển đổi từ kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường từ cuối những năm 1980 và mở cửa hội nhập quốc tế từ những năm 1990, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều thay đổi Theo WB “chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường đã giúp Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới thành nước có thu nhập trung bình thấp”, Việt Nam hiện là một trong những quốc gia năng động nhất Đông Á Thái Bình Dương; cũng theo WB, trong giai đoạn 1993 – 2012, Việt Nam đã đạt được những bước tiến bộ đáng kể trong cung cấp dịch vụ thiết yếu cho người dân, đặc biệt đến thời điểm cập nhật tháng 4/2018, có đến trên 99% người dân Việt Nam đã có điện thắp sáng, trong khi cách đây 20 năm tỷ lệ này chỉ ở mức 14%.

Từ năm 2009, ngành điện Việt Nam đã bắt đầu thay đổi từ phát điện độc quyền sang phát điện cạnh tranh, đánh dấu sự đổi mới trong cấu trúc thị trường ngành điện (phụ lục 1 giới thiệu về lộ trình phát triển thị trường điện tại Việt Nam).Thị trường phát điện cạnh tranh đã tạo điều kiện cho các công ty tư nhân gia nhập ngành Đây cũng là xu hướng chung của nhiều quốc gia trên thế giới.

Dựa trên những chuyển biến về kinh tế và quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nói chung và lĩnh vực phát điện nói riêng, cùng với quá trình hình thành thị trường phát điện cạnh tranh tại Việt Nam trong thập niên vừa qua, Việt Nam là lựa chọn phù hợp để trở thành điển hình nghiên cứu về các nền kinh tế chuyển đổi.

1.1.3 Các nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến công ty phát điện

Cùng với biến đổi khí hậu, trong hai thập kỷ gần đây, có một xu hướng đáng quan tâm khác trong ngành điện tại nhiều quốc gia trên thế giới là sự dịch chuyển từ hệ thống phát điện độc quyền sang phát điện cạnh tranh Hầu hết các nghiên cứu trước đây về BĐKH được thực hiện ở các quốc gia có thị trường phát điện có sự tham gia của nhiều công ty tư nhân như các quốc gia Châu Âu hay Mỹ với các nghiên cứu điển hình như của Hamilton (1995); Klassen & McLaughlin (1996); Khanna và các tác giả (1998); Cho & Patten (2007); Artiach và các tác giả (2010); Eleftheriadis và các tác giả (2012) Trong khi đó tại các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á, các công ty năng lượng có sở hữu chi phối của nhà nước chiếm đến 2/3 sản lượng của ngành (Rajavuori, 2016) lại chưa có nhiều nghiên cứu tranh luận Việt Nam cũng là trường hợp điển hình, tỷ lệ sở hữu nhà nước tại 32 công ty phát điện đang niêm yết trên thị trường chứng khoán ở mức trung bình 45% - 52% Các tác động của BĐKH xảy ra trên phạm vi toàn cầu, nhưng ứng phó với BĐKH có thể tùy theo nhận thức và hành động của mỗi quốc gia và mỗi doanh nghiệp Hơn nữa, mặc dù sở hữu nhà nước trong ngành năng lượng vẫn còn ở mức cao, nhưng xu hướng tư nhân hóa vẫn đang diễn ra, điển hình như quá trình cổ phần hóa diễn ra ở Việt Nam trong giai đoạn 2007-2016 Bên cạnh cổ phần hóa công ty phát điện, thị trường phát điện cạnh tranh cũng đã hình thành ở nhiều nước như Trung Quốc, Brazil; trong giai đoạn từ 2006-2014, Việt Nam cũng thực hiện vận hành thị trường phát điện cạnh tranh Do vậy, việc thiếu vắng các nghiên cứu về ảnh hưởng của BĐKH đến HQKD các công ty phát điện ở các nền kinh tế mới nổi là khoảng trống nghiên cứu cần được bổ sung.

Với vai trò điều tiết của sở hữu nhà nước trong ứng phó với BĐKH, Clò và các tác giả (2017) là các nhà khoa học tiên phong chỉ ra bằng chứng khoa học cho vấn đề này Tuy nhiên, nghiên cứu này thực hiện với mẫu nghiên cứu các công ty ở các quốc gia Châu Âu và dựa trên dữ liệu phát thải khí nhà kính của các công ty phát điện Tại các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam, chưa có các nghiên cứu thảo luận chuyên sâu chủ đề này Khi mở cửa lĩnh vực kinh doanh phát điện cho tư nhân tham gia, và thúc đẩy phát triển công nghiệp thì nhà nước tại các quốc gia, trong đó có Việt Nam, có thực hiện vai trò điều tiết giúp kiểm soát BĐKH nói chung và giúp các công ty có vốn chi phối của nhà nước giảm tác động bất lợi của BĐKH như các nền kinh tế phát triển hay không? do đó, đặt ra mục tiêu nghiên cứu cho đề tài này.

Các bằng chứng về tác động của sở hữu nhà nước trong điều kiện BĐKH gia tăng sẽ rất hữu ích để xây dựng chính sách về BĐKH, cũng như thiết lập mục tiêu kinh doanh của công ty phát điện.

1.1.4 Các vấn đề đặc thù khác ở Việt Nam

Theo tìm hiểu của tác giả cho đến nay, các nghiên cứu lượng hóa ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hiệu quả kinh doanh của các công ty nói chung và các công ty phát điện nói riêng ở Việt Nam còn khá hạn chế Vì vậy, nghiên cứu mức độ của sự ảnh hưởng này là một đề tài đáng quan tâm và cần được mở rộng đầu tư kỹ lưỡng hơn Đây có thể là mối quan tâm chung cho cả nhà khoa học và các nhà quản lý doanh nghiệp, và cả người làm chính sách đứng ở góc độ quản lý nhà nước.

Mặc dù thị trường phát điện cạnh tranh đã được hình thành, nhưng vấn đề sở hữu nhà nước đã tồn tại từ nhiều năm và có thể đã đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty phát điện Với những điểm mạnh của mình, vốn nhà nước có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh đáng kể so với với các công ty phát điện tư nhân được hình thành từ khi có thị trường phát điện cạnh tranh Tuy nhiên, căn cứ trên nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước, thành phần sở hữu nhà nước đôi khi lại là tác nhân kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp Vậy thì đối với một ngành mà yêu cầu vốn đầu vào là rất lớn, thời gian hoàn vốn dài thì sự can thiệp của thành phần sở hữu nhà nước sẽ là động lực thúc đẩy kết quả kinh doanh của các công ty phát điện hay lại là trở ngại? Đây là vấn đề luận thu hút sự quan tâm của người dân, nhà quản trị doanh nghiệp và nhà hoạch định chính sách Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu định lượng chuyên sâu cho vấn đề này Do đó, khoảng trống nghiên cứu này cần phải có sự bổ sung phù hợp. Áp lực cạnh tranh lớn hơn có thể thúc đẩy các nhà quản trị công ty phát điện thay đổi chiến lược quản trị để nâng cao hiệu quả hoạt động và giữ thị phần Việc cải thiện hiệu quả hoạt động của các công ty phát điện trong môi trường phát điện cạnh tranh là một vấn đề thu hút sự quan tâm không chỉ với các nhà quản trị mà còn với cả những nhà hoạch định chính sách Tuy đã bắt đầu đổi mới và mở rộng kêu gọi đầu tư từ bên ngoài, sở hữu nhà nước vẫn còn rất phổ biến tại các công ty phát điện ở Việt Nam Liệu sự sở hữu này của nhà nước có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các công ty phát điện hay không là một câu hỏi nghiên cứu thú vị và chưa được giải đáp thấu đáo.

Xuất phát từ những lý do nêu trên, bài nghiên cứu này sẽ phân tích và cung cấp những bằng chứng khoa học lượng hóa mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, cấu trúc sở hữu cùng một số yếu tố khác như cấu trúc vốn, mức chi tiêu vốn,… đến hiệu quả hoạt động công ty phát điện Nghiên cứu cũng phân tích vai trò của sở hữu nhà nước trong các công ty phát điện có giúp các công ty này giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu hay không Nghiên cứu cũng tìm kiếm các gợi ý chính sách vĩ mô và các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty phát điện.Nghiên cứu thực hiện dựa trên dữ liệu các công ty phát điện đã niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam và khảo sát các ý kiến các nhà khoa học, nhà quản lý các công ty phát điện có quy mô lớn ở Việt Nam.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của Luận án là tìm các bằng chứng khoa học về các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh các công ty phát điện trong thị trường phát điện canh tranh ở quốc gia chuyển đổi nền kinh tế từ bao cấp sang thị trường cạnh tranh Trong các yếu tố tác động, nghiên cứu phân tích chuyên sâu các mối quan hệ:

(1) Kiểm định ảnh hưởng BĐKH đến HQKD; (2) Kiểm định ảnh hưởng của SHNN đến HQKD; (3) Kiểm định vai trò điều tiết của sở hữu nhà nước khi thực hiện ứng phó với BĐKH tại các công ty phát điện ảnh hưởng đến HQKD; (4) Kiểm định đề xuất một số hàm ý chính sách đối với các cấp quản lý của các công ty phát điện, các đơn vị đối tác, các nhà đầu tư vào các công ty phát điện và các cơ quan quản lý nhà nước của ngành điện Việt Nam, đặt trong bối cảnh Việt Nam đang hình thành và phát triển thị trường điện và dưới sự tác động của BĐKH. Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu chính, luận án cần trả lời các câu hỏi sau: i BĐKH tác động như thế nào đến HQKD công ty phát điện? Mối quan hệ giữa hai yếu tố này cùng chiều hay ngược chiều? ii Đối với ngành mà yêu cầu vốn đầu vào là rất lớn, thời gian hoàn vốn dài thì sự can thiệp của thành phần sở hữu nhà nước sẽ là động lực thúc đẩy kết quả kinh doanh của các công ty phát điện hay lại là trở ngại? Theo đó, việc thực hiện Lộ trình tái cơ cấu ngành điện hoặc thực hiện cổ phần hóa các đơn vị có phần vốn Nhà nước hoạt động trong ngành điện có thực sự là giải pháp hợp lý? iii Khi mở cửa lĩnh vực kinh doanh phát điện cho tư nhân tham gia và thúc đẩy phát triển công nghiệp, các quốc gia như Việt Nam có thực hiện vai trò điều tiết giúp kiểm soát BĐKH nói chung và giúp các công ty có vốn chi phối của nhà nước giảm tác động bất lợi của BĐKH như các nền kinh tế phát triển hay không? iv Có các đề xuất cụ thể gì đối với các cấp quản lý của các công ty phát điện,các đơn vị đối tác, các nhà đầu tư vào các công ty phát điện và các cơ quan quản lý nhà nước ngành điện Việt Nam, đặt trong bối cảnh Việt Nam đang hình thành và phát triển thị trường điện và dưới sự tác động của BĐKH?

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Từ mục tiêu nghiên cứu, tác giả lựa chọn các công ty phát điện ở Việt Nam để thực hiện chọn mẫu nghiên cứu Các dữ liệu đo lường HQKD được xác định dựa trên dữ liệu báo cáo tài chính Do vậy, mẫu nghiên cứu bao gồm các công ty phát điện đang niêm yết trên các sở giao dịch chứng khoán của Việt Nam. Đối với phương pháp khảo sát chuyên gia, tác giả tham vấn ý kiến các chuyên gia hàng đầu trong ngành năng lượng ở Việt Nam.

Từ câu hỏi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu được quan tâm bao gồm hiệu quả kinh doanh các công ty phát điện và các yếu tố tác động lên hiệu quả kinh doanh các công ty này.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích dựa trên mô hình định lượng và phương pháp phỏng vấn sâu các chuyên gia.

Trên cơ sở lý thuyết và thừa kế các công trình nghiên cứu trước đây, nghiên cứu đề xuất mô hình phân tích định lượng tác động của cấu trúc sở hữu và BĐKH và các yếu tố khác đến HQKD các công ty phát điện ở Việt Nam dưới dạng hàm số đa biến Trong đó, biến phụ thuộc là các biến đại diện cho biến HQKD bao gồm ROA, ROE, giá vốn hàng bán/doanh thu và Tobin’Q Các biến độc lập bao gồm BĐKH, tỷ lệ sở hữu vốn của nhà nước, tỷ lệ đòn bẩy, tỷ lệ thanh toán hiện hành, chi tiêu vốn, quy mô công ty Dữ liệu mô hình định lượng thu thập dưới dạng dữ liệu bảng Dạng dữ liệu này có nhiều ưu điểm khi giải quyết vấn đề bỏ sót các biến không quan sát được và khắc phục hạn chế mẫu nhỏ nếu phân tích riêng lẻ theo từng công ty.

Với dữ liệu bảng, nghiên cứu áp dụng phương pháp ước lượng đơn phương trình theo mô hình tác động cố định - FEM (Fixed effects model) và phương pháp ước lượng hệ phương trình theo mô hình GMM hệ thống Phương pháp FEM cho kết quả đúng nhưng vẫn chưa giải quyết vấn đề tự tương quan và nội sinh giữa các biến trong mô hình thực nghiệm Hạn chế này sẽ được giải quyết khi sử dụng phương pháp GMM hệ thống Các kết quả ước lượng từ hai mô hình có thể bổ sung và củng cố các mối quan hệ được tìm thấy trong mô hình định lượng.

Ngoải ra, để làm sáng tỏ các vấn đề phát sinh từ kết quả nghiên cứu, phương pháp phỏng vấn chuyên gia cũng được sử dụng Nghiên cứu thực hiện phỏng vấn các chuyên gia bao gồm các nhà khoa học công tác tại các trường đại học, viện nghiên cứu, đơn vị tư vấn thiết kế hệ thống điện, các nhà quản trị của các công ty phát điện lớn ở Việt Nam và các nhà hoạch định chính sách tại Bộ Công thương.

Ý nghĩa nghiên cứu

Nghiên cứu đã tìm thấy các bằng chứng khoa học chứng minh các yếu tố ảnh hưởng đến HQKD của các công ty phát điện tại Việt Nam, một quốc gia đang phát triển và có nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Song song đó, tác giả đã tiến hành trao đổi, thảo luận chuyên sâu với các chuyên gia, các nhà quản lý trong ngành điện về yếu tố BĐKH và vai trò điều tiết của sở hữu nhà nước trong hoạt động kinh doanh của công ty phát điện Theo đó, kết quả nghiên cứu vừa có mức độ đóng góp về lý thuyết hàn lâm và vừa có ý nghĩa thực tiễn, đặc biệt đối với Việt Nam. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu

Nghiên cứu đã tìm ra được bằng chứng xác thực về các yếu tố tác động đến HQKD của công ty phát điện, qua đó giúp cho các nhà quản trị công ty, nhà đầu tư và cơ quan quản lý ra các quyết định kinh doanh, quyết định đầu tư và ban hành quyết định về chính sách một cách hợp lý. Đặc biệt, với xu hướng diễn biến theo chiều hướng ngày càng cực đoan của khí hậu toàn cầu, những bằng chứng định lượng cụ thể và các ý kiến chuyên sâu của các chuyên gia có thể giúp cho các công ty lượng hóa tác động của thay đổi lượng mưa trung bình và nhiệt độ trung bình đến tỷ suất sinh lợi trên tài sản và giá trị thị trường của công ty, những chỉ tiêu này giữ vai trò then chốt khi thực hiện các quyết định mở rộng kinh doanh, đầu tư thay đổi công nghệ vận hành nhà máy, tài trợ vốn, hoặc đầu tư vào cổ phiếu của các công ty phát điện. Ý nghĩa lý thuyết của nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện dựa trên nền tảng lý thuyết đã được các nhà khoa học công bố trên các tạp chí chuyên ngành có uy tín Các mô hình và số liệu ước lượng mô hình đều được thu thập từ các nguồn dữ liệu minh bạch, đáng tin cậy Các chuyên gia được mời tham gia khảo sát là những nhà khoa học, nhà quản trị, lãnh đạo doanh nghiệp am tường lĩnh vực sản xuất kinh doanh, vận hành của công ty phát điện và phần lớn trong số các chuyên gia đều đã có tham gia trong việc xây dựng, dự thảo các chính sách, quy định áp dụng cho hoạt động của ngành điện trên phạm vi toàn quốc.

Nghiên cứu thực hiện hỗn hợp giữa phương pháp định lượng và định tính để củng cố các bằng chứng tìm được Do đó, về mặt lý thuyết, nghiên cứu có giá trị khoa học và tính hàn lâm cao Các kết quả nghiên cứu bổ sung vào khoảng trống nghiên cứu về các yếu tố BĐKH tác động đến HQKD công ty phát điện và vai trò điều tiết của sở hữu nhà nước tại các công ty phát điện.

Các đóng góp mới của nghiên cứu

Nghiên cứu này cung cấp các bằng chứng thực nghiệm mới nhất về tác động của BĐKH và vai trò điều tiết của sở hữu nhà nước đến HQKD các công ty phát điện ở nền kinh tế chuyển đổi BĐKH được đại diện bởi chỉ tiêu chênh lệch lượng mưa và nhiệt độ trung bình năm so với trung bình của 50 năm trước đó, HQKD được đo lường qua các chỉ tiêu ROA, ROE, chi phí giá vốn trên doanh thu và chỉ số Tobin’Q.

Ngoài sử dụng mô hình thực nghiệm thuần túy trên dữ liệu bảng, nghiên cứu còn sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia để làm sáng tỏ các câu hỏi nghiên cứu. i BĐKH tác động có tác động đến HQKD công ty phát điện Tùy theo thang đo HQKD và biến đại diện cho BĐKH, mối quan hệ này có thể cùng chiều hoặc ngược chiều; ii Đối với ngành mà yêu cầu vốn đầu vào là rất lớn, thời gian hoàn vốn dài thì sự can thiệp của thành phần sở hữu nhà nước sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh của công ty phát điện Và việc thực hiện cổ phần hóa trong khâu phát điện có thể làm giảm các vấn đề chi phí đại diện và tạo cạnh tranh bình đẳng giữa các công ty phát điện Tuy nhiên nếu cố gắng thực hiện hoặc giảm tỷ lệ sở hữu hoặc cắt giảm chi phí đại diện một cách đơn lẻ có thể biện pháp này không làm tăng HQKD; iii Khi mở cửa lĩnh vực kinh doanh phát điện cho tư nhân tham gia, và thúc đẩy phát triển công nghiệp, Việt Nam có thực hiện vai trò điều tiết giúp kiểm soát BĐKH nhằm giảm tác động bất lợi của BĐKH Trái ngược với nghiên cứu trước, các bằng chứng ở Việt Nam cho thấy các công ty có tỷ lệ sở hữu nhà nước cao đi cùng với việc thực hiện các biện pháp ứng phó BĐKH có thể có HQKD cao hơn, do có cơ hội tiếp cận vốn ưu đãi hơn các công ty tư nhân thuần túy. iv Đề xuất một số hàm ý chính sách đối với các cấp quản lý của các công ty phát điện, các đơn vị đối tác, các nhà đầu tư vào các công ty phát điện và các cơ quan quản lý nhà nước ngành điện Việt Nam, đặt trong bối cảnhViệt Nam đang hình thành và phát triển thị trường điện và dưới sự tác động của BĐKH.

Kết cấu nghiên cứu

Các nội dung chính của nghiên cứu được trình bày trong 05 chương:

 Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu, phần này giới thiệu lý do thực hiện nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, những điểm mới của nghiên cứu và kết cấu của luận án.

 Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu, phần này nêu các cơ sở lý thuyết và các bằng chứng thực nghiệm liên quan đến câu hỏi nghiên cứu.

 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu, chương này trình bày phương pháp ước lượng mô hình thực nghiệm và các vấn đề liên quan đến thu thập ý kiến chuyên gia.

 Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu, chương này trình bày các kết quả thu thập dữ liệu và kết quả thu được từ ước lượng mô hình thực nghiệm, kết quả phỏng vấn các chuyên gia.

 Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị, chương này tổng kết các kết quả chính của nghiên cứu và nêu các kiến nghị để xây dựng chính sách và các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty phát điện.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Trong lĩnh vực kinh doanh, với cách hiểu thông thường hiệu quả kinh doanh (HQKD) có thể được định nghĩa là tỷ số giữa kết quả đầu ra thu được từ kinh doanh và yếu tố đầu vào để vận hành hoạt động kinh doanh Khi nâng cao HQKD hàm ý tăng tỷ lệ kết quả đầu ra và yếu tố đầu vào Yếu tố đầu vào thông thường là tiền (chi phí), nguồn lực con người hoặc thời gian Kết quả đầu ra thường là tiền (doanh thu, lợi nhuận, tiền mặt), khách hàng mới, lòng trung thành của khách hàng, thị trường mới, đổi mới chất lượng, đổi mới sản phẩm,… Ở khía cạnh này HQKD là một trong các thước đo quan trọng của kết quả kinh doanh.

Trong nghiên cứu hàn lâm, HQKD đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm từ sớm Ở góc độ doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu thảo luận nhiều đến vấn đề làm thế nào để doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả hay các biểu hiện kinh doanh có hiệu quả Adam Smith (1776) cho rằng HQKD là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hóa Marshall (1920) cho rằng hiệu quả hoạt động kinh doanh là quan hệ tỷ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí Theo Samuelson và Nordhaus “hiệu quả nghĩa là sử dụng một cách hiệu quả nhất các nguồn lực của nền kinh tế để thỏa mãn nhu cầu mong muốn của con người” (Samuelson và Nordhaus, 2011) Daft (2008) hàm ý HQKD là quá trình sử dụng các nguồn lực đầu vào có tính chất khan hiếm để đạt lợi nhuận hoặc giúp tiết kiệm chi phí hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

Trong nước, nhiều nghiên cứu cũng có chung quan điểm về HQKD khi cho rằng HQKD được phản ánh thông qua tỷ số giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó HQKD đi liền với các mục tiêu của doanh nghiệp đã đặt ra. Hiệu quả của một quá trình nào đó theo nghĩa chung nhất là quan hệ tỷ lệ giữa kết quả với những điều kiện, nhân tố chi phí vật chất sử dụng để đạt được kết quả theo mục đích của quá trình đó (Ngô Đình Giao, 1984) Theo tác giả Nguyễn Văn Tạo

(2004), ngoài chỉ tiêu kết quả đầu ra so với yếu tố đầu vào, HQKD còn được hiểu là mức độ hoàn thành mục tiêu đã đặt ra, và nếu không đạt được mục tiêu thì không thể có hiệu quả và để hoàn thành mục tiêu ta cần phải sử dụng nguồn lực như thế nào (Nguyễn Văn Tạo, 2004) Hoặc, hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp nhằm đạt được kết quả của mục tiêu hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh (Bùi Thanh Phong, 2010) Như vậy, mặc dù có nhiều phát biểu khác nhau nhưng các phát biểu này đều có cùng điểm chung khi cho rằng HQKD là sự so sánh giữa yếu tố đầu ra so với yếu tố đầu vào, HQKD phản ánh mức độ và khả năng sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh.

Tóm lại, mặc dù có nhiều cách khác nhau để phản ảnh khái niệm hiệu quả kinh doanh của công ty nhưng hầu hết các nghiên cứu trong và ngoài nước đều hàm ý hiệu quả kinh doanh là việc nhà quản trị sử dụng các nguồn lực giới hạn để đạt hiệu quả mong muốn cao nhất trong kinh doanh HQKD thường gắn liền với các mục tiêu kinh tế cụ thể. Để đo lường HQKD, các nhà nghiên cứu đã đề xuất nhiều chỉ tiêu khác nhau, nhưng phổ biến và được sự đồng thuận thường có các chỉ tiêu như tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (ROS), tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA), tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) Các chỉ tiêu này được sử dụng trong nhiều nghiên cứu gần đây; theo đó, ngoài cách gọi hiệu quả kinh doanh, trong nghiên cứu thực nghiệm một số tác giả gọi trực tiếp hiệu quả kinh doanh bằng các chỉ tiêu hiệu quả tài chính (ROA, ROS hay ROE) Do vậy hiệu quả tài chính trong trường hợp này chính là hiệu quả kinh doanh của công ty Các tác giả như Freedman và Jaggi (2005), Brammer và Pavelin (2006), Gallego-Alvarez (2010) và Bewli và Li (2000) đã sử dụng chỉ tiêu ROA để phân tích mối quan hệ giữa yếu tố môi trường với hiệu quả kinh doanh các công ty; Liu và Anbumzhi (2009) và Zhang và các tác giả (2008) sử dụng chỉ tiêu ROE để phân tích hiệu quả kinh doanh các công ty trong lĩnh vực công nghiệp ở Trung Quốc Galani và các tác giả (2011), Richardson và Welker

(2001) cũng sử dụng ROE là chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh doanh Trong khiPrado-Lorengo (2001) sử dụng đồng thời ROA và ROE để đo lường hiệu quả kinh doanh của các công ty Clarkson và các tác giả (2008), Nakao và các tác giả (2007) sử dụng cả hai chỉ số ROA và Tobin’Q để đại diện khi phân tích hiệu quả kinh doanh các công ty thuộc lĩnh vực công nghiệp gây ô nhiễm ở Mỹ và Nhật Bản.

Ngoài ROA và ROE, một số nghiên cứu sử dụng lợi suất cổ tức - DY (Ming và Gee, 2008; Ongore, 2011), lợi nhuận trên doanh thu - ROS (Le và Buck, 2011), hoặc lợi nhuận trên vốn đầu tư - ROI (Shah, Butt và Saeed, 2011) để đo lường hiệu quả kinh doanh của công ty.

Khi tính chỉ tiêu ROA và ROE, tùy theo quan điểm của nhà nghiên cứu có thể sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế hoặc trước thuế Một số nghiên cứu sử dụng lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) để tính hai hệ số trên, điển hình như Hu và Izumida (2008), Le và Buck (2011), Wang và Xiao (2011) Một số nghiên cứu khác sử dụng lợi nhuận thuần cộng với lãi vay (trước hoặc sau thuế) điển hình như Shah, Butt và Saeed (2011), Thomsen và Pedersen (2000), hoặc đơn giản chỉ là lợi nhuận thuần như LI và các tác giả (2009), Tian và Estrin (2008) Ngoài ý nghĩa tài chính khác nhau, lý do sử dụng các cách tính khác nhau có thể do hạn chế về cơ sở dữ liệu.

Tại Việt Nam, trong các văn kiện của Đảng cũng xem chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi trên vốn là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công ty (Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, 1996) Chỉ tiêu ROA và ROE cũng được nhiều tác giả sử dụng để đo lường hiệu quả kinh doanh các công ty lĩnh vực công nghiệp và bất động sản như Quan Minh Nhựt và Lý Thị Phương Thảo

(2014), Mai Văn Nam, Nguyễn Quốc Nghi (2011), Võ Xuân Vinh (2014) Đoàn Vinh Thăng (2016) cho rằng ROA là một trong những thước đo được sử dụng rộng rãi để đánh giá thành quả tài chính, trong khi ROE là một trong những tỉ số quan trọng mà nhà đầu tư xem xét hiệu quả hoạt động của công ty.

Như vậy thước đo HQKD được sử dụng phổ biến hiện nay là chỉ tiêu ROA và ROE Luận án cũng sử dụng các chỉ tiêu này như thước đo chính để đo lườngHQKD các công ty phát điện ở Việt Nam Bên cạnh đó, các chỉ tiêu để đo lường kết quả kinh doanh khác cũng được dùng để phân tích như giá trị thị trường của công ty(chỉ tiêu Tobin’Q) và chi phí kinh doanh (giá vốn hàng hàng bán trên doanh thu,COR) Việc sử dụng đồng thời nhiều chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh sẽ giúpLuận án có thêm cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp với nhà quản lý và doanh nghiệp.

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hiệu quả kinh doanh các công ty phát điện

2.2.1 Khái niệm biến đổi khí hậu

Theo điều 1, Công ước khung về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (1992): “BĐKH là những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu, là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người” Biến đổi khí hậu có thể được thể hiện qua các hiện tượng thời tiết như: hạn hán, lũ lụt, mưa bão, nước biển dâng, v.v.

Tại Việt Nam, chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu cho rằng “biến đổi khí hậu là sự biến đổi của trạng thái khí hậu so với trung bình và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn Biến đổi khí hậu có thể do quá trình bên trong hoặc do tác động bên ngoài hoặc do tác động của con người làm thay đổi thành phần khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất” (Bộ Tài Nguyên Môi Trường 2008, trang 6) Nghiên cứu này đã sử dụng biến đổi nhiệt độ so với trung bình 50 năm trước đó để đánh giá BĐKH tại Việt Nam BĐKH được quan sát qua thay đổi của nhiệt độ, lượng mưa, mực nước biển, bão, số đợt không khí lạnh, số ngày mưa phùn Một nghiên cứu khác của Viện khoa học khí tượng thủy văn và môi trường do Nguyễn Văn Thắng và các tác giả khác (2010) thực hiện cũng định nghĩa BĐKH với nội dung tương tự.Nghiên cứu này cũng sử dụng mốc những năm 1960 để đánh giá BĐKH ở ViệtNam (tương đương trung bình 50 năm) Biến đổi về nhiệt độ và lượng mưa được quan tâm nhiều trong nghiên cứu này Nguyễn Đức Huỳnh và Lê Thị Phượng

(2016) cũng cho rằng yếu nhiệt độ là mối quan tâm chính liên quan đến BĐKH. Theo tác giả, yếu tố này tác động đến các vấn đề khác như khan hiếm nguồn nước, lũ lụt hay các hiện tượng thời tiết cực đoan,… và các sự kiện này sẽ ảnh hưởng tới các hoạt động công nghiệp ở Việt Nam.

Ngoài chỉ tiêu về nhiệt độ và lượng mưa trung bình, một số nghiên cứu ở các nước còn sử dụng chỉ tiêu đo lường khí thải nhà kính (Greenhouse Gases (GHGs)), đặc biệt với mức phát thải khí Carbon Dioxide (CO2) được xem như nguyên nhân chính làm gia tăng nhiệt độ toàn cầu Như vậy, thay vì sử dụng mức thay đổi nhiệt độ trung bình so với giai đoạn 50 năm trước đó, các nghiên cứu có thể sử dụng khí thải CO2 để đánh giá biến đổi khí hậu Tuy nhiên, với mục tiêu nghiên cứu BĐKH ảnh hưởng đến HQKD của các công ty phát điện ở Việt Nam, nên việc lựa chọn chỉ tiêu biến đổi nhiệt độ trung bình và lượng mưa trung bình phù hợp với đặc thù của ngành điện và có thể đảm bảo việc thu thập đầy đủ các dữ liệu để phân tích định lượng thích hợp Cả nhiệt độ và lượng mưa trung bình hàng năm vừa ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng điện và ảnh hưởng đến lưu lượng nước tại các hồ thủy điện- yếu tố đầu vào quan trọng để phát diện.

2.2.2 Biến đổi khí hậu như một loại rủi ro trong kinh doanh Đầu tiên, nếu xem quản trị tài chính công ty phát điện như quản trị một danh mục đầu tư, mô hình CAPM do Markowitz (1959) xây dựng chỉ ra mối quan hệ giữa rủi ro và tỷ suất sinh lợi của khoản đầu tư Trong mô hình này, rủi ro bao hàm rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống Rủi ro hệ thống tác động đến tất cả các công ty trong ngành nên biến đổi khí hậu có thể xem như một loại rủi ro hệ thống mà các công ty ngành điện phải đối diện Schwartz (2007) cho rằng BĐKH có thể xảy ra bất ngờ và có thể làm sụp đổ cả thị trường kinh doanh của các công ty đa quốc gia nếu các công ty không có chính sách ứng phó kịp thời Hardisty (2010) cũng nhận định yếu tố bất ngờ của rủi ro có thể tạo ra các hiệu ứng thảm họa đối với công ty mặc dù xác suất xảy ra rủi ro thấp Esty và Simmons (2011) chỉ ra tất cả các doanh nghiệp phải đối mặt với “rủi ro sinh thái” (eco-risk) và những rủi ro này có thể làm sụp đổ các công ty nếu rủi ro không được quản trị đúng mức Theo Esty và Simmons (2011) rủi ro sinh thái có thể kết tinh ở bất kỳ phần nào trong chuỗi giá trị của công ty và do đó cần có sự phân tích liên tục các kịch bản, xác suất và các hiệu ứng tiềm tàng Các tác giả cũng gợi ý quản trị rủi ro môi trường có thể giúp cắt giảm chi phí, tăng doanh thu, xây dựng giá trị vô hình và thu hút nhân viên.

Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các công ty cả trực tiếp như làm gia tăng chi phí kiểm soát khí thải nhà kính và gián tiếp như hoạt động di cư hay thay đổi kênh vận chuyển hàng hóa dịch vụ của khách hàng hay nhà cung cấp Một số công ty sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn so với các công ty khác tùy thuộc vào đặc điểm sản phẩm kinh doanh và chiến lược mà các công ty này sử dụng để ứng phó với biến đổi khí hậu (Porter và Reinhardt, 2007; Schwartz,

2007) Biến đổi khí hậu và chính sách giảm khí thải nhà kính tạo ra rủi ro hệ thống trên nền kinh tế toàn cầu, do ảnh hưởng đến năng lượng và thực phẩm, giá cả, thu nhập quốc dân và chi phí y tế Mặt khác, nó gây nguy hiểm trực tiếp và gián tiếp ở ngành và mức độ cụ thể của công ty (Hoffman, 2006; Wellington và Sauer, 2006; ACCA, 2009; Ceres, 2010) Hầu hết các rủi ro đã được chỉ ra và thậm chí còn được ước tính một phần của lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm Các công ty bảo hiểm ngày càng lo ngại về rủi ro khí hậu và cách chúng ảnh hưởng đến cả tài sản vật chất của các công ty, chi phí pháp lý tiềm năng và thậm chí cả chi phí kiện cáo liên quan đến doanh nghiệp, nợ môi trường (ACCA, 2009).

Một số ngành thuộc lĩnh vực công nghiệp như sản xuất năng lượng, nhôm, xi măng, bột giấy, được tiếp xúc nhiều hơn các rủi ro liên quan đến quy định về khí thải CO2 hiện tại hoặc có hiệu lực trong tương lai (Busch và Hoffman, 2007; ABI,

2005) Kết quả là, các công ty thuộc lĩnh vực này sẽ có nhiều khả năng gia tăng chi phí hoạt động (Busch và Hoffman, 2007) Những chi phí này sẽ chắc chắn ảnh hưởng đến lợi nhuận của các công ty và tạo ra rủi ro cạnh tranh đáng kể, không chỉ cho các ngành công nghiệp sản xuất năng lượng mà còn cho phần lớn các lĩnh vực sản xuất công nghiệp liên quan đến sản xuất năng lượng Các đơn vị sản xuất lại thường có xu hướng tìm cách đưa chi phí gia tăng sang cho khách hàng của mình (các công ty sản xuất năng lượng) cho các nhà cung cấp năng lượng để vượt qua các chi phí gia tăng quy định cho người tiêu dùng của họ (Lash và Wellington, 2007; Wellington và Sauer, 2005).

Trên tổng thể, BĐKH được dự báo là giảm đến 20% sản lượng bình quân đầu người và các nước đang phát triển có thể có mức tác động lớn hơn (Houghton, 2009; Taleb, 2007) cảnh báo rằng có những sự kiện thảm khốc được gọi là “các sự kiện thiên nga đen” có tác động và khả năng khó dự đoán Các sự kiện thiên nga đen thường là những ngoại lệ so với lịch sử, có những tác động cực đoan và dường như dễ giải thích được sau sự kiện này mặc dù khó có thể tiên đoán chính xác khi nào sự kiện xảy ra Theo Taleb (2007) rủi ro BĐKH có thể phù hợp với định nghĩa của một sự kiện thiên nga đen Vì vậy, các nhà quản trị công ty nên xem xét giải quyết vấn đề BĐKH như một sự kiện thiên nga đen.

2.2.3 Biến đổi khí hậu tác động đến cung cầu thị trường điện

IPCC (2007b) cho biết lĩnh vực năng lượng là một trong những lĩnh vực nhạy cảm nhất đối với biến đổi khí hậu, trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Đạo luật nghiên cứu sự thay đổi toàn cầu của Mỹ năm 1990 cũng chỉ ra năng lượng là một trong các khu vực có mức độ nhạy cảm lớn đối với BĐKH ở Mỹ Hai tác động mạnh nhất đối với thị trường năng lượng là giảm nhu cầu sưởi ấm và tăng nhu cầu làm mát (Smith, 1997; Tol 2002a, 2002b) Điều tương tự cũng có thể xảy ra ở bất kỳ quốc gia nào khác và Việt Nam cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.Chiến lược quốc gia về BĐKH của Việt Nam (2011) cũng nhấn mạnh, BĐKH có thể làm tài nguyên nước thêm nguy cơ suy giảm nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất thủy điện Mideksa và Kallbekken (2010) cho rằng với sự gia tăng nhiệt độ trung bình ở hầu hết các khu vực trên thế giới và sự thay đổi lượng mưa,các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt cùng với mực nước biển dâng,… Những sự kiện này dự kiến tác động lên cả cung và cầu năng lượng Tác giả nhấn mạnh đến thách thức mà ngành điện phải đối mặt Ngoài việc tác động đến cung cầu năng lượng,

BĐKH còn đặt ra thách thức đối với ngành điện, đặc biệt nhiệt điện chạy bằng than khi các quốc gia thực hiện chính sách cắt giảm khí thải nhà kính Thủy điện cũng chịu áp lực tương tự khi có nhiều nghiên cứu chỉ ra các hồ thủy điện phát thải khí nhà kính đáng kể Theo nghiên cứu của Cơ quan năng lượng quốc tế (2008), vào năm 2050, 46% năng lượng toàn cầu phải được cung cấp từ nguồn năng lượng tái tạo, 1/3 các nhà máy điện chạy bằng than có tiêu chuẩn khí thải không phù hợp phải đóng cửa Điều này hàm ý rằng ngoài chịu tác động trực tiếp của BĐKH ngành điện còn chịu áp lực từ thay đổi chính sách ứng phó với BĐKH của các cơ quan quản lý. Trong các nội dung tiếp theo, Luận án trình bày cụ thể tác động của BĐKH đến sản xuất điện

2.2.3.1 Tác động của biến đổi khí hậu lên nhu cầu về điện

Hộ gia đình và doanh nghiệp sử dụng điện cho nhiều mục đích bao gồm sưởi ấm và điều hòa không khí, ánh sáng, nấu ăn và vận hành thiết bị Mặc dù một số nhu cầu sử dụng điện như nấu ăn hầu như không liên quan gì đến BĐKH Tuy nhiên, một số nhu cầu như sưởi ấm hay điều hòa không khí có thể liên quan trực tiếp đến BĐKH Trong các nghiên cứu tác động của BĐKH lên nhu cầu tiêu thụ điện, nhu cầu sưởi ấm và làm mát được quan tâm hàng đầu Các nhà nghiên cứu thường sử dụng chênh lệch biến động nhiệt độ so với nhiệt độ trung bình là từ 18 đến 22oC (Benestad, 2008), làm nhiệt độ cơ sở để xác định nhu cầu cần làm mát hay sưởi ấm Nếu chênh lệch ở phía trên giá trị trung bình (gọi là ngày nắng) được xem cần làm mát và ở phía dưới giá trị trung bình (gọi là ngày lạnh) được xem có nhu cầu sưởi ấm Kết quả nghiên cứu của Benestad (2008) cho thấy ở hầu hết các quốc gia, số lượng ngày nắng chắc chắn sẽ tăng trong khi số ngày lạnh không chắc tăng lên trong tương lai Kết quả này cho thấy nhu cầu điện dùng cho làm mát tăng lên trong khi nhu cầu dùng cho sưởi ấm giảm xuống Từ nhiều năm qua, nhiều quốc gia sử dụng điện năng cung cấp cho cả sưởi ấm và làm mát Theo Bertoldi vàAtanasiu (2007), khoảng 27% tiêu thụ điện của dân cư Châu Âu được sử dụng để làm mát và sưởi ấm nhà ở Ở hầu hết các nước việc sử dụng điện để sưởi ấm là khiêm tốn, trong khi sử dụng cho nhu cầu làm mát chi phối nhiều hơn Ở Châu Âu chỉ có Na Uy là ngoại lệ khi có hơn 80% tòa nhà thương mại sử dụng điện để sưởi ấm Nghiên cứu cũng cho thấy tầm quan trọng của hai nhu cầu làm mát và sưởi ấm tùy thuộc vào khu vực địa lý và phụ thuộc vào số ngày nóng và lạnh.

Considine (1999) khi nghiên cứu tại Mỹ, tác giả nhận thấy nhu cầu về điện và khí tự nhiên nhạy cảm trong mức ý nghĩa thống kê với thay đổi thời tiết, trong khi xăng và nhu cầu nhiên liệu máy bay không thay đổi với số ngày sưởi ấm và hay làm mát Sau đó nghiên cứu của Considine (2000) về thay đổi thời tiết ngắn hạn ảnh hưởng như thế nào đến biến động nhu cầu năng lượng hằng tháng giữa các đối tượng sử dụng điện Kết quả cho thấy nhu cầu sử dụng điện nhạy cảm cả trong ngày nóng và ngày lạnh Tác giả tìm thấy co giãn của cầu trong những ngày nóng lớn hơn so với những ngày lạnh Kết quả này ngoại lệ đối với trường hợp sử dụng điện từ khí gas Kết quả này hàm ý ngày nắng có tiêu thụ điện lớn hơn và phát thải khí nhà kính nhiều hơn so với ngày lạnh Các kết quả nghiên cứu vừa nêu chỉ phân tích tác động của hiện tượng thời tiết trong quá khứ đến thay đổi nhu cầu điện năng, chưa cho thấy độ co giãn và các tác động tiềm tàng của BĐKH.

De Cian và các tác giả (2007) nghiên cứu thực nghiệm với dữ liệu 31 quốc gia giai đoạn 1978-2000 để phân tích nhu cầu sử dụng năng lượng bao gồm than đá, khí, dầu và điện thay đổi như thế nào khi nhiệt độ thay đổi Kết quả cho thấy với nhiệt độ cao sẽ có mức tiêu thụ năng lượng cao hơn trong suốt mùa hè và mức tiêu thụ thấp hơn khi mua đông ở các quốc gia lạnh hơn Đối với các quốc gia có nhiệt độ cao hơn, độ co giãn của nhu cầu điện đối với nhiệt độ mùa hè khoảng 1,17 trong khi tại các vùng lạnh thấp hơn khoảng 0,21 Nghĩa là, nhiệt độ tăng 1% vào mùa hè sẽ làm tăng nhu cầu điện tăng 1,17% và giảm nhu cầu 0,21% ở tại các quốc gia vùng lạnh hơn Tương tự, độ co dãn nhu cầu điện năng đối với nhiệt độ mùa đông là 0,10 ở các quốc gia có nhiệt độ cao và 0,07 ở các quốc gia có thời tiết lạnh hơn.

Ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu nhà nước đến hiệu quả kinh doanh

2.3.1 Sở hữu nhà nước và hiệu quả kinh doanh

Về lý thuyết, vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế là không thể thiếu theo như các nhà kinh tế học trường phái Keynes Theo trường phái này, nhà nước có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và sự ổn định của khu vực tư nhân thông qua kiểm soát lãi suất, thuế và các dự án công Trong thực tế, kết quả hoạt động của công ty có quan hệ mật thiết với cấu trúc sở hữu vì nó là một khía cạnh không thể tách rời của công tác quản trị công ty (Corporate Governance) Berle và Means

(1932) xuất bản tác phẩm “Doanh nghiệp hiện đại và Tài sản Tư nhân” Trong nghiên cứu này, hai tác giả lần đầu tiên nghiên cứu về mối liên hệ giữa cấu trúc sở hữu và kết quả hoạt động của doanh nghiệp Các kết quả của Berle và Means được mở rộng và cụ thể hóa bởi Jensen và Meckling (1976) trong nghiên cứu về mô hình hóa tác động của sự phân tán của quyền sở hữu và kiểm soát doanh nghiệp Jensen và Meckling (1976) đặt nền móng cho nghiên cứu về chủ đề này khi cho rằng cấu trúc sở hữu có tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nghiên cứu này cho rằng nếu một doanh nghiệp có các cổ đông lớn sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động và giá trị doanh nghiệp Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu bác bỏ quan điểm này(Porta, Lopezde-Silanes và Shleifer 1999), dựa trên lý thuyết chi phí đại diện(agency theory) cho rằng một khi doanh nghiệp sở hữu bởi các cổ đông lớn sẽ có hiện tượng các cổ đông lớn thu lợi riêng cho họ làm cho doanh nghiệp có hiệu quả hoạt động kém hơn Đây là mâu thuẫn lợi ích mà các công ty có cổ đông lớn chi phối cấu trúc vốn phải đối mặt Những công ty có dòng tiền tự do phải đối mặt với mâu thuẫn giữa cổ đông và nhà điều hành Với vai trò cổ đông lớn và điều hành công ty, nhà điều hành có xu hướng đầu tư vào những dự án làm tăng quy mô công ty (hoặc theo quyết định chủ quan của họ) nhưng không tăng phúc lợi của cổ đông. Vấn đề của cổ đông là làm cách nào để thúc đẩy nhà điều hành phân chia nguồn vốn vượt trội đó hơn là đầu tư nó dưới chi phí sử dụng vốn Cấu trúc vốn là phương tiện hiệu quả để giải quyết vấn đề dòng tiền tự do trong trường hợp này vì những vấn đề về vốn gốc và lãi thuộc về hợp đồng phải được thực hiện Trái chủ có thể làm cho công ty phá sản nếu nhà điều hành không duy trì tái chi trả cho nợ vay Như vậy, dòng tiền tự do càng lớn thì cấu trúc vốn càng là phương tiện hiệu quả để lựa chọn. Tuy nhiên, các chủ nợ và cổ đông, phần lớn là do quyền lợi khác nhau trong dòng tiền thu nhập của doanh nghiệp, không phải luôn luôn nhất trí với nhau trong đường lối hoạt động của doanh nghiệp.

2.3.2 Vai trò của sở hữu nhà nước trong ứng phó với biến đổi khí hậu

Các DNNN cũng đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực phát điện Mayer và Rajavuori (2016) cho biết phần lớn tài sản các công ty năng lượng trên thế giới thuộc sở hữu DNNN Quyền sở hữu nhà nước trong ngành điện đang phổ biến ở các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á, các quốc gia này chiếm hai phần ba sản lượng của ngành, mức này cao hơn nhiều so với các quốc gia Liên Minh Châu Âu (45%) và Mỹ (20%) Các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước có vai trò quan trọng trong việc thực thi hiệu quả chính sách BĐKH, bởi vì các doanh nghiệp nhà nước kiểm soát phần lớn cổ phần tại các đơn vị kinh doanh phát thải khí nhà kính cao như các công ty khai thác, tinh chế và phân phối dầu khí và than, cũng như các công ty sản xuất điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch Chính phủ cũng có thể ảnh hưởng đến công ty thuộc sở hữu nhà nước thông qua quyền cổ đông hay người góp vốn Chính phủ có thể thực hiện các quyền biểu quyết của cổ đông và soạn thảo những chính sách để các công ty thuộc sở hữu nhà nước thực hiện để thúc đẩy giảm nhẹ các tác động của BĐKH Liu và Kokko (2010) cho biết tại các quốc gia Liên Minh Châu Âu, các công ty thuộc sở hữu nhà nước đang cam kết thực hiện các hành động giảm thiểu BĐKH, trong khi tại các quốc gia mới nổi thì còn nhiều hạn chế Burke và các tác giả (2016) cho rằng các công ty thuộc sở hữu nhà nước có đóng góp quan trọng trong hành động hạn chế BĐKH Theo tác giả, mặc dù còn nhiều trở ngại về mặt pháp lý, các quốc gia có thể, và nên ngày càng sử dụng quyền của chủ sở hữu công ty để thúc đẩy hành động hướng tới giảm nhẹ BĐKH Theo John Mitchell và các tác giả (2015), Chính phủ có thể thúc đẩy kinh tế thông qua vai trò chủ đạo của các công ty nhà nước trong nền kinh tế, qua đó khuyến khích các công ty này sử dụng các công nghệ sạch để phát đi tín hiệu ủng hộ các thành phần kinh tế sử dụng các công nghệ phát thải khí nhà kính thấp Chính phủ cũng có thể thông qua các công ty có sở hữu của nhà nước để tác động đến nguồn cung năng lượng, khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Trong những thập kỷ qua, các nhà hoạch định chính sách đã thực hiện một loạt các giải pháp Gần đây, Clò và các tác giả (2017) cho rằng các công cụ như thuế carbon hay thị trường mua bán khí thải được sử dụng để giải quyết vấn đề về môi trường như BĐKH trên phạm vi toàn cầu Các công cụ này tạo ra chi phí để đánh đổi hiệu quả giảm phát thải khí nhà kính Chính phủ có thể kiểm soát trực tiếp một số DNNN để có thể giải quyết tốt các vấn đề môi trường bằng cách định hình các trách nhiệm với môi trường của doanh nghiệp Đây chính là cơ sở để các nghiên cứu đánh giá vấn đề xử lý môi trường tại các DNNN có ảnh hưởng đến HQKD hay không Thật vậy, Clò và các tác giả (2017) lập luận rằng, trong trường hợp không có quy định ràng buộc về môi trường, để tối đa hóa các mục tiêu kinh doanh hành vi của nhà quản trị doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân có thể tương đồng về vấn đề liên quan đến môi trường Ngược lại, khi có các quy định ràng buộc,doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân sẽ có hành vi tối đa hóa chi phí biên khác nhau Điều này ảnh hưởng đến hành vi giải quyết các vấn đề trách nhiệm cộng đồng liên quan đến môi trường và hiệu quả kinh doanh của công ty Kết quả nghiên cứu thực nghiệm các doanh nghiệp ngành điện của Clò và các tác giả (2017) tại các quốc gia Châu Âu, giai đoạn 1990-2012, cho thấy các DNNN ngành điện có tỷ suất sinh lợi thấp hơn so với mức trung bình khi đảm đương các nhiệm vụ giảm phát thải khí nhà kính Các DNNN chấp nhận một mức sinh lợi thấp để cân bằng nhu cầu của xã hội là bảo vệ môi trường Trong một số trường hợp, DNNN cũng có thể đối diện với tình trạng căng thẳng tài chính khi chấp nhận mức sinh lợi thấp.

2.4 Các yếu tố khác ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh công ty

Lý thuyết cấu trúc vốn Modilligani và Miller (1958, 1963) cho thấy có khác biệt về hiệu quả kinh doanh giữa công ty có sử dụng nợ và công ty không sử dụng nợ Điều này hàm ý rằng các tỷ lệ đòn bẩy tài chính có mối quan hệ mật thiết với các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh doanh của công ty Theo Modigliani và Miller (MM) các công ty quan tâm đến lợi ích từ tấm lá chắn thuế để xác định cấu trúc vốn MM chỉ ra các nhà quản trị có thể tối đa hóa giá trị công ty bằng cách sử dụng nhiều nợ do hưởng được lợi ích từ tấm lá chắn thuế Trong định đề 2 của mình, MM chỉ ra giá trị công ty và hiệu quả kinh doanh có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ sử dụng đòn bẩy tài chính Điều này xảy ra do các công ty có sử dụng đòn bẩy tài chính có thể giảm được số tiền thuế phải nộp so với các công ty chỉ sử dụng toàn bộ vốn cổ phần (Modigliani và Miller, 1963).

2.4.2 Tỷ lệ thanh toán hiện hành

Mối quan hệ giữa tỷ lệ thanh toán hiện hành với hiệu quả kinh doanh được phản ánh thông qua giả thuyết đánh đổi Khi khả năng thanh toán hiện hành ở mức cao, hàm ý công ty đang có tài sản bằng tiền mặt nhiều hơn Thông thường các tài sản bằng tiền mặt có suất sinh lợi thấp hơn Vì vậy các công ty có tỷ lệ thanh toán hiện hành cao có thể có hiệu quả kinh doanh thấp.

Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây cũng tìm thấy bằng chứng mối quan hệ nghịch biến giữa hai đại lượng này Các nghiên cứu điển hình như của Saleem và

Rehman (2011); Raheman và Nasr (2007); Mousavi và Jari (2012); Vural, Sokmen và Setenak (2012); Dash và Hanuman (2009), Wang (2002).

Quy mô công ty có thể được đo bằng tổng tài sản Quy mô công ty có thể có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả kinh doanh của công ty Một mặt, các công ty có quy mô lớn hơn có thể có lợi thế trong tăng trưởng doanh thu nên có thể có tỷ suất sinh lợi cao hơn Mặt khác, với quy mô lớn hơn, rủi ro trong kinh doanh cũng lớn hơn nên các cổ đông cũng mong muốn mức sinh lời cao hơn Vì vậy, các nhà quản trị công ty phải nỗ lực để đạt hiệu quả kinh doanh cao, có như vậy mới giữ được cổ đông và nhà đầu tư.

Tóm lược một số nghiên cứu gần đây

Trong phân tích thực nghiệm, nhiều nghiên cứu sử dụng các chỉ tiêu liên quan đến thước đo tỷ suất sinh lợi để đại diện cho HQKD, nhưng cũng có tác giả gọi các chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi là hiệu quả tài chính vì các các chỉ tiêu này đo lường thành quả vốn đầu tư Mặc dù cách gọi khác nhau nhưng dựa trên khái niệm về hiệu quả kinh doanh, cách gọi hiệu quả tài chính chỉ là tên gọi khác khi đo lường hiệu quả kinh doanh Ngoài ra cũng có tác giả gọi tỷ suất sinh lợi là hiệu quả hoạt động. Tương tự như hiệu quả tài chính, đây cũng là trường hợp đo lường hiệu quả kinh doanh.

2.5.1 Nhóm các nghiên cứu về biến đổi khí hậu

Một số nghiên cứu ban đầu về tác động của sự kiện liên quan đến ô nhiễm môi trường và giá cổ phần các công ty, kết quả cho thấy trong hầu hết các trường hợp các công bố thông tin liên quan đến việc công ty gây ra ô nhiễm môi trường giá cổ phiếu công ty giảm Điều này hàm ý các vấn đề xấu liên quan đến môi trường làm giảm hiệu quả kinh doanh của công ty Hamilton (1995) khi phân tích các công ty trong danh sách theo dõi chỉ số ô nhiễm môi trường ở Mỹ như các trường hợp phát thải các khí độc hại cho biết: Khi thông tin mới về ô nhiễm môi trường được thông báo, báo chí sẽ đưa tin bình luận nhiều hơn về hành vi gây hại môi trường của công ty, điều này thu hút các cổ đông quan tâm tìm hiểu kỹ hơn về cổ phiếu công ty Kết quả thống kê cho thấy tỷ suất sinh lợi của các công ty này sau khi công bố thông tin giảm Giá trị tuyệt đối của suy giảm giá trị cổ phiếu có thể lên đến 4,1 triệu USD đối với nhóm các công ty trong danh mục theo dõi về ô nhiễm khi công bố thông tin lần đầu tiên Tương tự, Klassen và McLaughlin (1996), Khanna và các tác giả (1998) cũng tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa các sự kiện xấu liên quan đến môi trường và tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu Konar và Cohen (1996) kiểm chứng mối quan hệ giữa yếu tố môi trường và hiệu quả tài chính của các công ty trong chỉ số S&P500 Kết quả cho thấy thông tin xấu liên quan đến môi trường làm giảm giá trị tài sản vô hình của các công ty Các tác giả kết luận rằng phát thải các hóa chất độc hại có một ảnh hưởng đáng kể đến giá trị tài sản vô hình của các công ty đại chúng Giảm 10% lượng phát thải các hóa chất độc hại dẫn đến giá trị thị trường tăng lên 34 triệu USD Mức độ của những ảnh hưởng này khác nhau trong các ngành công nghiệp, với tổn thất lớn hơn đến các ngành công nghiệp gây ô nhiễm truyền thống.

Cũng với dữ liệu S&P500, Hart và Ahuja (1996) nghiên cứu mối quan hệ giữa giảm phát thải và hiệu quả tài chính (ROA, ROE và ROS) Kết quả tìm thấy giảm phát thải khí gây hại tăng hiệu quả tài chính và tiết kiệm tiền cho công ty Tuy nhiên, các công ty trong lĩnh vực công nghiệp có hiệu quả thấp hơn so với một số lĩnh vực khác Các kết quả khi xem xét riêng từng ngành nghề có thể khác nhau với các mức ý nghĩa thống kê.

Delmas và Nairn-Birch (2010) đã kiểm tra tác động của phát thải khí nhà kính (GHG) đối với kết quả hoạt động tài chính bền vững của 1.100 công ty ở Mỹ. Nghiên cứu tìm kiếm bằng chứng dựa trên phân tích lượng phát thải khí nhà kính trực tiếp của các công ty và lượng phát thải dựa trên cả chuỗi cung ứng Thật thú vị, những phát hiện của các tác giả này chỉ ra rằng việc tăng lượng khí thải carbon sẽ có tác động cùng chiều đến ROA (do các công ty tối đa hóa lợi nhuận thường có lượng phát thải lớn) nhưng lại có tác động ngược chiều đến giá trị thị trường của công ty (Tobin’s Q) (do có thể phát sinh dòng tiền chưa được dự kiến để giải quyết vấn đề phát thải).

Bên cạnh việc tác động trực tiếp đến giá cổ phiếu, các nghiên cứu cũng tìm thấy mối quan hệ giữa thực hiện quản trị tác động của môi trường đến HQKD thông qua chi phí đầu tư Một số kết quả nghiên cứu tìm thấy có một mối quan hệ ngược chiều giữa thực hiện quản trị môi trường và hiệu quả hoạt động của công ty vì phát sinh thêm các chi phí để giải quyết vấn đề môi trường (Alexander và Bucholz, 1978; Aupperle và các tác giả, 1985; Becchetti và các tác giả, 2005; Cho và Patten

2007, Artiach và các tác giả, 2010) Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác cũng tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa thực hiện quản trị môi trường và hiệu quả kinh doanh của công ty Về lâu dài các chi phí đầu tư cho quản trị môi trường đem lại lợi ích lớn hơn (McGuire và các tác giả, 1988; Barnett, 2007) Theo các nghiên cứu này, đầu tư quản trị môi trường có thể làm cải thiện mối quan hệ với các bên liên quan như công đồng địa phương, người cho vay và chính phủ Như vậy chi phí đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường trong kinh doanh (bao hàm cả vấn đề hạn chế tiêu cực của BĐKH đến hoạt động kinh doanh) có thể làm tăng hay giảm HQKD vẫn còn là vấn đề tranh luận. Ở một số quốc gia khác, như tại Nhật Bản, Iwata và Okada (2011) thực hiện một nghiên cứu toàn diện về tác động của lượng khí thải carbon đối với hoạt động tài chính của công ty Hai tác giả đã kiểm tra mối quan hệ này trong các công ty sản xuất Nhật Bản trong khoảng thời gian 5 năm ROE là một trong những thước đo hiệu quả tài chính của công ty Kết quả tìm thấy giảm phát thải carbon làm tăng hiệu quả tài chính bền vững.

Ziegler và cộng sự (2009) phân tích mối quan hệ giữa các hoạt động của công ty để giải quyết biến đổi khí hậu và tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu của công ty. Tác giả sử dụng dữ liệu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ và Châu Âu giai đoạn 2001-2006 Nghiên cứu sử dụng mô hình CAPM và các mô hình mở rộng của CAPM để so sánh lợi nhuận điều chỉnh rủi ro của danh mục đầu tư chứng khoán bao gồm các tập đoàn có phản ứng khác nhau với vấn đề biến đổi khí hậu Kết quả nghiên cứu cho thấy chiến lược kinh doanh đã được các nhà đầu tư thực hiện: họ mua lại cổ phiếu của các tập đoàn có mức độ phản ứng nhiều hơn với biến đổi khí hậu và bán cổ phiếu của các tập đoàn có mức độ phản ứng ít hơn Kết quả này hàm ý suất sinh lợi cao hơn đối với các công ty có quan tâm đến rủi ro biến đổi khi hậu.

Horváthová (2012) nghiên cứu dữ liệu các công ty tại Cộng Hòa Séc tìm thấy hiệu quả quản trị môi trường có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả tài chính (ROA và ROE) ở độ trễ thứ nhất nhưng lại có quan hệ cùng chiều vào độ trễ thứ hai.

Eleftheriadis và cộng sự (2012) nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến hiệu quả hoạt động các công ty ở Hy Lạp Dựa vào dữ liệu khảo sát các công bố thông tin liên quan đến biến đổi khí hậu và các chỉ số đo lường hiệu quả kinh doanh, các tác giả tìm thấy mối quan hệ mật thiết giữa hiệu quả kinh doanh (ROA) và biến đổi khí hậu Eleftheriadis và cộng sự (2012) cho rằng có một mối quan hệ cùng chiều trong mức ý nghĩa thống kê giữa hiệu quả kinh doanh và các thông tin công bố liên quan đến biến đổi khí hậu Nói cách khác, các công ty lớn và các công ty có hiệu quả hoạt động tốt hơn thường có xu hướng công bố nhiều hơn các thông tin về các hoạt động biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ hơn so với các công ty nhỏ hoặc các công ty có hiệu quả kinh doanh kém.

2.5.2 Nhóm các nghiên cứu cấu trúc sở hữu

Mặc dù có những nghiên cứu khác chỉ ra rằng sở hữu của nhà nước trong các công ty có thể giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh doanh nghiệp (Le và Buck, 2011;

Li và các tác giả, 2009; Tian và Estrin, 2008), cũng có nhiều nghiên cứu khác cho thấy rằng sở hữu nhà nước kém hiệu quả, có tính quan liêu và tiêu tốn một lượng vốn lớn (Janet, 2009; Ongore, 2011) Điều này hàm ý các doanh nghiệp tư nhân hoạt động tốt hơn DNNN, và quá trình chuyển đổi từ sở hữu nhà nước sang sở hữu tư nhân sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Những lập luận này đã được củng cố từ những kết quả nghiên cứu đối với các nền kinh tế thị trường phát triển (Tian và Estrin, 2008; Megginson và Netter, 2001; Djankov và Murrell, 2002).

Nhiều công trình nghiên cứu về sở hữu nhà nước đã chứng minh rằng sở hữu nhà nước có tác động ngược chiều đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trong mẫu nghiên cứu bao gồm 2.610 công ty tài chính và phi tài chính ở

12 quốc gia Châu Âu trong thời gian 1990-1995, Thomsen và Pedersen (2000) tìm thấy tác động của sở hữu nhà nước đối với hiệu quả kinh doanh là ngược chiều. Ongore (2011) nghiên cứu cấu trúc sở hữu và tỷ lệ tập trung sở hữu đối với 42 công ty niêm yết ở Kenya, kết quả cho thấy sở hữu của chính phủ trong các doanh nghiệp niêm yết nước này có quan hệ nghịch biến với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Bhatti và Sarwet (2012) cũng tìm thấy kết quả tương tự và còn cho biết những nguyên nhân chính dẫn đến kết quả kinh doanh yếu kém của một trong những DNNN lớn nhất Pakistan là Tổng công ty đường sắt Pakistan Hiệu quả kinh doanh kém ở DNNN có thể do cơ chế quản lý tài chính lỏng lẻo, hệ thống quản lý thông tin lạc hậu, sự thiếu nhất quán về các chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá hiệu quả kinh doanh, và tình trạng tham nhũng.

Một số nghiên cứu khác ở Trung Quốc và Nga lại cho thấy tác động cùng chiều của phần vốn nhà nước đối với hiệu quả kinh doanh công ty trong một số trường hợp đặc thù Đến tháng 6/2011, số liệu thống kê cho thấy trong số 150 công ty niêm yết lớn nhất tại Trung Quốc vẫn thuộc quyền quản lý của Chính phủ, các công ty này chiếm đến 80% vốn hóa thị trường chứng khoán nước này, tỷ lệ này cao hơn nhiều so với ở Nga và Brasil lần lượt là 62% và 38% Tian và Estrin (2008) đã tiến hành một nghiên cứu với mẫu dữ liệu hơn 9.000 quan sát trong giai đoạn

1994 - 2000 từ các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Trung Quốc Các tác giả rút ra được kết quả là sở hữu của nhà nước không làm giảm hiệu quả công ty mà có quan hệ cùng chiều nếu tỷ lệ sở hữu nhà nước đạt từ 25% trở lên trong công ty Cụ thể, mối quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh doanh nghiệp và sở hữu nhà nước có dạng chữ U: giá trị công ty giảm khi tỷ lệ sở hữu nhà nước tăng lên, nhưng sẽ bắt đầu tăng từ ngưỡng 25% trở lên.

Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh công ty phát điện

Trên khía cạnh lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty phát điện chịu tác động từ yếu tố bên trong và cả bên ngoài Do đó, mối quan hệ giữa kết quả kinh doanh và các yếu tố tác động đến kết quả kinh doanh có thể được phân tích qua dạng hàm số đa biến Mô hình này đã được nhiều nghiên cứu áp dụng như Iwata và Okada (2011), Rokhmawatia và các tác giả (2015), Vithessonthia và Jittima Tongurai (2015), Clò và các tác giả (2016)

Từ các yếu tố xác định được trong các phần trên, Luận án đưa ra định hướng nghiên cứu tác động của cấu trúc sở hữu và BĐKH và các yếu tố khác đến HQKD các công ty phát điện ở Việt Nam dưới dạng hàm số đa biến Trong đó biến phụ thuộc là các biến đại diện cho biến HQKD như ROA, ROE, Tobin’Q…và các biến độc lập như BĐKH, tỷ lệ sở hữu vốn của nhà nước, tỷ lệ đòn bẩy, tỷ lệ thanh toán hiện hành, chi tiêu vốn, quy mô công ty Hàm tổng quát của mô hình có dạng:

 Y: HQKD công ty phát điện

 X2: Tỷ lệ sở hữu vốn của nhà nước

 X3: Chi phí đại diện được đo bằng tỷ lệ chi phí hoạt động/doanh thu

 X4: Chi phí đại diện được đo bằng tỷ lệ doanh thu/tổng tài sản

 X6: Tỷ lệ thanh toán hiện hành

Ngoài mô hình định lượng, Luận án cũng kết hợp thêm phương pháp nghiên cứu định tính (phương pháp phỏng vấn sâu chuyên gia) để thảo luận chuyên sâu các mối quan hệ giữa kết quả kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng.

Giả thuyết mô hình nghiên cứu định lượng

Từ mô hình lý thuyết (1) và thừa kế các nghiên cứu như Iwata và Okada

(2011), Rokhmawatia và các tác giả (2015), Vithessonthia và Jittima Tongurai

(2015), Clò và các tác giả (2016), luận án thiết lập mô hình định lượng để kiểm chứng các mối quan hệ giữa kết quả kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh tại các công ty phát điện ở Việt Nam như mô hình (2).

- 𝐹𝑃𝐹 𝑖,𝑗 là biến đại diện cho kết quả kinh doanh của công ty i tại năm j. 𝐹𝑃𝐹 𝑖,𝑗 sử dụng các thước đo bao gồm ROA, ROE làm đại diện.

- 𝐴𝑅 𝑗 là biến đại diện cho mức độ biến đổi khí hậu tại Việt Nam trong năm j.

𝐴𝑅 𝑗 sử dụng các đại diện bao gồm thay đổi lượng mưa, thay đổi nhiệt độ trung bình năm Biến này thể hiện yếu tố tác động bên ngoài đến kết quả kinh doanh của công ty phát điện.

- 𝑂𝑊𝑁 𝑖,𝑗 là biến đại diện cho tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước của công ty i trong năm j.

- 𝐴𝐶1 𝑖,𝑗 và 𝐴𝐶2 𝑖,𝑗 lần lượt là tỷ lệ chi phí hoạt động trên doanh thu và tỷ lệ doanh thu trên tổng tài sản Hai biến này được sử dụng đo lường chi phí đại diện Hai biến này vừa có vai trò như biến kiểm soát cũng đồng thời đo lường gián tiếp ảnh hưởng của tỷ lệ sở hữu nhà nước đến kết quả kinh doanh của công ty phát điện.

- 𝑋 𝑖,𝑗 là tập hợp các biến kiểm soát đưa vào mô hình, bao gồm:

 𝐿𝐸𝑉 𝑖,𝑗 là biến đại diện cho tỷ lệ sử dụng nợ của công ty i trong năm j (đòn bẩy tài chính);

 𝐿𝐼𝑄 𝑖,𝑗 là khả năng thanh toán;

- α, β, λ, δ1, δ2, 𝜃1, 𝜃2, 𝜃3 là các tham số trong mô hình

- 𝑢 𝑖,𝑗 là sai số mô hình.

Biến đổi khí hậu và kết quả kinh doanh

2.8.1 Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi

Trong các phương pháp nghiên cứu BĐKH ở Việt Nam, Thắng và cộng sự

(2010) đề nghị có thể sử dụng các yếu tố mặt đất để nghiên cứu bao gồm khí áp, nhiệt độ, lượng mưa, lượng nước bốc hơi, độ ẩm không khí Khan và cộng sự

(2013) khi nghiên cứu về biến đổi khí hậu tác động đến các nhà máy phát điện tại Bangladesh, đã đề xuất 3 nhóm yếu tố, bao gồm: gia tăng nhiệt độ, gia tăng mực nước biển và sự xói mòn Các nghiên cứu về ảnh hưởng của BĐKH lên cung cầu điện sử dụng chỉ tiêu thay đổi nhiệt độ và lượng mưa như Benestad (2008), Bertoldi và Atanasiu (2007), Considine (1999), De Cian và các tác giả (2007), Demers và Roy (2006), Beldring và các tác giả (2006),… nhiệt độ cũng là yếu tố ảnh hưởng đến truyền tải điện (Eskeland và các tác giả, 2008).

Liên hệ với thực tế tại Việt Nam, dữ liệu phân tích BĐKH có thể có sẵn số liệu thống kê chỉ có nhiệt độ và lượng mưa, các yếu tố còn lại dữ liệu thống kê không có sẵn Ngành điện của Việt Nam cũng dựa vào thủy điện rất nhiều nên nhiệt độ và lượng mưa có thể là những yếu tố chi phối đến HQKD các công ty phát điện.

Do đó, Luận án này sử dụng cách tiếp cận hình thức biểu hiện của biến đổi khí hậu thông qua các yếu tố mặt đất để định lượng chỉ tiêu này Biến đổi khí hậu được đại diện bằng:

(1) Lượng mưa trung bình hàng năm so với mức trung bình 50 năm trước đây.

Khi đó giá trị trung bình hàng năm cách xa giá trị trung bình 50 năm trước đây phản ánh khi hậu đã thay đổi khắc nghiệt hơn Nếu giá trị trung bình hàng năm lớn hơn giá trị trung bình 50 năm phản ánh lượng mưa tăng lên quá mức, ngược lại nó phản ánh hạn hán gia tăng nghiêm trọng.

(2) Nhiệt độ trung bình hàng năm so với mức trung bình của 50 năm trước đó.

Tương tự như lượng mưa, khi nhiệt độ trung bình tăng quá cao so với giá trị trung bình phản ánh tình hình khí hậu cực đoan hay khắc nghiệt hơn.

Mốc trung bình 50 năm tương ứng với giai đoạn 1950-1960 Cột mốc so sánh này phù hợp với định nghĩa về BĐKH và các nghiên cứu của Bộ tài nguyên môi trường (2008) và Nguyễn Văn Thắng và các tác giả khác (2010) Để có thêm kết quả đối chiếu, trong trường hợp BĐKH có thay đổi mạnh mẽ trong vài thập niên gần đây, tác giả cũng sử dụng thêm mốc trung bình 30 năm gần đây (giai đoạn 1970-1980) để tính thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa Vì sau năm 1980, Việt Nam bắt đầu quá trình cải cách kinh tế, trong đó phát triển công nghiệp được đẩy mạnh Phát triển kinh tế thường đi kèm với những đánh đổi về môi trường thiên nhiên.

Mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và hiệu quả kinh doanh công ty phát điện có thể được tìm thấy qua các khía cạnh:

Lượng mưa trung bình Như đã nêu trong phần mục tiêu nghiên cứu, biến đổi khí hậu là hiện tượng bất lợi của thiên nhiên và được đo bằng lượng mưa trung bình hàng năm tại Việt Nam Như vậy, sẽ có trường hợp lượng mưa hàng năm lớn hơn giá trị trung bình và trường hợp lượng mưa hàng năm giảm đi so với mức trung bình.

Nếu biến đổi khí hậu gia tăng với biểu hiện lượng mưa trung bình hàng năm giảm đi Điều này có thể xảy ra hiệu ứng: Đối với thủy điện, nguồn nước tự nhiên được xem như yếu tố đầu vào quan trọng để tạo ra điện năng Vì vậy, lượng nước từ các hồ thủy điện có vai trò quan trọng để đảm bảo công ty có đủ nguồn điện cung ứng ra thị trường Nếu không đủ lượng nước cần thiết các công ty phát điện có thể phát sinh gánh nặng về chi phí khấu hao, chi phí quản lý, chi phí bảo trì, bảo dưỡng,… Như vậy, biến đổi khí hậu có thể làm tăng chi phí cho công ty phát điện Điều này trực tiếp làm giảm HQKD của công ty.

Trường hợp BĐKH biểu hiện qua lượng mưa hàng năm tăng so với giá trị trung bình, các hiệu ứng có thể ngược lại Nghĩa là:

Lượng nước từ các hồ thủy điện dư thừa để vận hành các tổ máy phát điện, khi đó công suất nhà máy sẽ toàn dụng và nếu chi phí bảo dưỡng hồ đập không quá lớn, doanh thu các công ty phát điện có thể tăng Như vậy, biến đổi khí hậu có thể làm tăng HQKD.

Nhiệt độ trung bình hàng năm: Nếu nhiệt độ hàng năm tăng lên so với giá trị trung bình có thể làm hạn hán xuất hiện, nên có thể khiến cho các nhà máy thủy điện phải ngừng hoặc giảm công suất hoạt động Điều này chắc chắn sẽ làm giảm HQKD của công ty phát điện Tuy nhiên, nhiệt độ trung bình tăng lên cũng làm tăng nhu cầu sử dụng điện trong sản xuất và sinh hoạt nên cũng có thể làm tăng sản lượng điện tiêu thụ của các công ty phát điện nếu công ty có đủ lượng nước dự trữ. Đối với các công ty nhiệt điện, các công ty này chiếm tỷ trọng nhỏ trong mẫu nghiên cứu HQKD các công ty nhiệt điện sẽ chịu ảnh hưởng của nhu cầu tiêu thụ điện, truyền dẫn điện khi lượng mưa (nhiệt độ) hàng năm tăng hay giảm so với giá trị trung bình Ảnh hưởng này đến HQKD tương tự như các công ty thủy điện.

 H 1a : Giả thuyết về mối quan hệ cùng chiều giữa biến đổi khí hậu và hiệu quả kinh doanh của công ty phát điện nếu BĐKH được đại diện bằng mức thay đổi lượng mưa hàng năm so với giá trị trung bình 50 năm trước đó.

 H 1b : Giả thuyết về mối quan hệ ngược chiều giữa biến đổi khí hậu và hiệu quả kinh doanh của công ty phát điện nếu BĐKH được đại diện bằng mức thay đổi lượng mưa hàng năm so với giá trị trung bình 50 năm trước đó.

 H 1c : Giả thuyết về mối quan hệ cùng chiều giữa biến đổi khí hậu và hiệu quả kinh doanh của công ty phát điện nếu BĐKH được đại diện bằng mức thay đổi nhiệt độ hàng năm so với giá trị trung bình 50 năm trước đó.

 H 1d : Giả thuyết về mối quan hệ ngược chiều giữa biến đổi khí hậu và hiệu quả kinh doanh của công ty phát điện nếu BĐKH được đại diện bằng mức thay đổi nhiệt độ hàng năm so với giá trị trung bình 50 năm trước đó.

2.8.2 Ảnh hưởng của BĐKH đến giá trị thị trường công ty phát điện

Một số nghiên cứu như Clarkson và các tác giả (2008), Nakao và các tác giả

Tỷ lệ sở hữu nhà nước tại các công ty phát điện

Như đã phân tích, cấu trúc sở hữu nhà nước có ảnh hưởng cùng chiều hoặc ngược chiều đến HQKD của công ty đã được tìm thấy trong các nghiên cứu trước đây Jensen và Meckling (1976) cho rằng nếu một doanh nghiệp có các cổ đông lớn sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động và giá trị doanh nghiệp Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu bác bỏ quan điểm này (Porta, Lopezde-Silanes và Shleifer, 1999) dựa trên lý thuyết chi phí đại diện (agency theory) khi cho rằng một khi doanh nghiệp sở hữu bởi các loại cổ đông lớn sẽ có hiện tượng các cổ đông lớn thu lợi riêng cho họ làm cho doanh nghiệp có hiệu quả hoạt động kém hơn Le và Buck (2011), Li và các tác giả (2009), Tian và Estrin (2008) cho thấy sở hữu nhà nước có quan hệ cùng chiều với HQKD Trong khi đó Janet (2009), Ongore (2011), Megginson và Netter

(2001), Djankov và Murrell (2002),… cho rằng sở hữu tư nhân tốt hơn so với sở hữu nhà nước Qi và các tác giả (2000) tìm thấy sở hữu nhà nước có quan hệ ngược chiều với ROA của công ty.

Mối quan hệ này đã được kiểm chứng trong một số nghiên cứu thực nghiệm gần đây tại Trung Quốc Yu (2013) phân tích thực nghiệm hiệu quả kinh doanh của 1.639 công ty cổ phần ở Trung Quốc và tìm thấy mối quan hệ dạng đường cong chữ

U giữa phần vốn của nhà nước với hiệu quả kinh doanh của công ty Theo đó tỷ lệ sở hữu nhà nước ở mức thấp sẽ có quan hệ ngược chiều với hiệu quả kinh doanh nhưng khi tăng tỷ lệ sở hữu nhà nước ở mức cao hơn, mối quan hệ cùng chiều xuất hiện Le và Chizema (2011), Sun và các tác giả (2002) cũng tìm thấy bằng chứng tương tự.

Liên quan đến vấn đề lợi ích và chi phí của DNNN, còn có thể nhận thấy các công ty có vốn nhà nước chi phối có thể có hoạt động kém hiệu quả, do các công ty này có thể phải thực hiện các nhiệm vụ của Chính phủ Đôi khi các đơn vị này được ấn định thực hiện các dự án ít hoặc không mang lại lợi nhuận Dư thừa lao động cũng là gánh nặng đối với các công ty nhà nước khi những công ty này hỗ trợ chính sách giảm tỷ lệ thất nghiệp của Chính phủ Điều này làm cho chi phí của công ty tăng lên và vì vậy hiệu quả kinh doanh có thể giảm đi.

Trái lại, trong trường hợp các công ty có vốn chi phối của nhà nước cũng có thể được nhận các ưu đãi hơn trong kinh doanh như vị trí xây dựng văn phòng hay vị trí xây dựng nhà máy, các công ty này cũng có thể được chỉ nhận các nguồn vốn vay ưu đãi có lãi suất thấp nên hiệu quả kinh doanh có thể cao hơn các công ty khác trong ngành Ngoài ra, một số công ty có vốn nhà nước lâu đời và quy mô lớn có thể được các tổ chức tín dụng ưu đãi hơn khi tiếp cận nguồn vốn vay thương mại do quan điểm doanh nghiệp “quá lớn để đổ vỡ” (too big to fail) Lợi thế này có giúp các công ty có vốn nhà nước tiết kiệm chi phí tài chính và tăng đòn bẩy Điều này hỗ trợ tăng hiệu quả kinh doanh cho các công ty có vốn của nhà nước chi phối.

Như vậy có khả năng tồn tại hiệu ứng đường cong chữ U tác động của tỷ lệ vốn sở hữu nhà nước đến hiệu quả kinh doanh các công ty phát điện Nếu vốn nhà

� nước thấp hơn ngưỡng thì mối quan hệ giữa tỷ lệ sở hữu nhà nước và hiệu quả kinh doanh ngược chiều Nếu qua ngưỡng, mối quan hệ cùng chiều xuất hiện Để kiểm chứng điều này tác giả bổ sung biến OWN 2 vào mô hình thực nghiệm Nếu tham số của biến OWN và OWN 2 đổi chiều từ âm sang dương điều này đồng nghĩa với hiệu ứng chữ U tồn tại.

Mô hình (2) nghiên cứu mối quan hệ phi tuyến của sở hữu nhà nước đến HQKD được thể hiện lại như mô hình (3):

Trong đó: OWN 2 là biến sở hữu nhà nước bình phương, các biến còn lại tương tự mô hình (2).

Trong mô hình (3), đầu tiên hiệu quả kinh doanh được đo lường bằng biến ROA và ROE sau đó được thay thế bằng Tobin’Q và COR Với các biến đo lường kết quả sau cùng (ROA, ROE và Tobin’Q) mối quan hệ giữa tỷ lệ sở hữu nhà nước với các biến này giống nhau Nếu hiệu quả kinh doanh đo lường qua biến chi phí (COR), mối quan hệ giữa sở hữu nhà nước và COR ngược lại; theo đó, mối quan hệ này xuất phát từ việc chi phí hoạt động là biến trung gian, nghĩa là chi phí tăng thì lợi nhuận giảm (ROA và ROE giảm), chi phí tăng khiến nhà đầu tư lo lắng về lợi nhuận công ty giảm nếu các yếu tố khác không đổi giá cổ phần của công ty sẽ giảm và từ đó làm giảm Tobin’Q.

H 2a : Tỷ lệ sở hữu nhà nước có quan hệ ngược chiều (𝜆 < 0) với HQKD (ROA, ROE, Tobin’Q) và tỷ lệ sở hữu nhà nước bình phương có quan hệ cùng chiều (𝜆 1 >

0) với HQKD công ty phát điện.

H 2b : Tỷ lệ sở hữu nhà nước có quan hệ cùng chiều (𝜆 > 0) với HQKD (COR) và tỷ lệ sở hữu nhà nước bình phương có quan hệ ngược chiều (𝜆 1 < 0) với HQKD

(COR) công ty phát điện.

Vai trò điều tiết của cấu trúc sở hữu trong kiểm soát biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh

Đối với vấn đề BĐKH, như đã phân tích trong phần 2.3, Chính phủ có thể ảnh hưởng đến công ty thuộc sở hữu nhà nước thông qua quyền cổ đông hay người góp vốn Chính phủ có thể thực hiện các quyền biểu quyết của cổ đông và soạn thảo những chính sách để các công ty thuộc sở hữu nhà nước thực hiện để thúc đẩy giảm nhẹ các tác động của BĐKH IPCC (2015) cho rằng quyền sở hữu nhà nước cung cấp một loạt các cơ hội chính sách Theo John Mitchell và các tác giả (2015), Chính phủ có thể thúc đẩy kinh tế thông qua vai trò chủ đạo của các công ty nhà nước trong nền kinh tế, qua đó khuyến khích các công ty này sử dụng các công nghệ sạch để phát đi tín hiệu ủng hộ các thành phần kinh tế sử dụng các công nghệ phát thải khí nhà kính thấp Clò và các tác giả (2017) cho rằng Chính phủ có thể kiểm soát trực tiếp một số DNNN để có thể giải quyết tốt các vấn đề môi trường bằng cách định hình các trách nhiệm với môi trường của doanh nghiệp Tuy nhiên, các doanh nghiệp do nhà nước sở hữu sẽ chấp nhận mức sinh lợi thấp hơn để đảm bảo các mục tiêu giảm thiểu tác động của BĐKH.

Chính phủ Việt Nam đã phê chuẩn các cam kết với quốc tế về BĐKH, cụ thể là Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu đã được Chính phủ Việt Nam phê chuẩn ngày 16/11/1994 Theo đó, các quốc gia tham gia Công ước nêu trên với mong muốn đạt được mức ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển, thông qua việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hoặc làm giảm giảm nhẹ những tác động bất lợu của BĐKH Tiếp theo, Chính phủ Việt Nam cũng đã phê chuẩn Nghị định thư Kyoto ngày 25/9/2002 Tương tự như Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc, mục tiêu của Nghị định thư Kyoto nhằm ngăn ngừa sự can thiệp nguy hiểm do con người gây ra đối với khí hậu Các quốc gia tham gia Nghị định thư Kyoto đều cam kết thực hiện các biện pháp giảm nhẹ tác động của BĐKH.

Luật bảo vệ Môi trường cũng đã được Quốc hội thông qua năm 2005 cũng nêu rõ Chính phủ Việt Nam sẵn sàng thực hiện các cam kết và nghĩa vụ quốc tế về bảo vệ môi trường mà Việt Nam đã ký; Quyết định số 2139/QĐ-TTG ngày 5/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ (QĐ 2139): Phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu quy định “ứng phó với BĐKH là trách nhiệm của toàn hệ thống; phát huy vai trò chủ đạo trong quản lý, điều hành của nhà nước, nâng cao tính năng động, sáng tao trách nhiệm của khu vực doanh nghiệp…” (Mục II trang 4) Trong phần các nhiệm vụ chiến lược, QĐ 2139 cũng nêu rõ nhiệm vụ “cải tạo, nâng cấp, tu bổ xây dựng mới các công trình thủy lợi, thủy điện,… trong điều kiện biến đổi khí hậu” (Mục IV trang 7), “áp dụng các công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu suất phát điện và giảm phát thải khí nhà kính tại tất cả các nhà máy nhiệt điện mới xây” (Mục IV trang 9) Đặc biệt QĐ 2139 cũng nêu bật vai trò chủ đạo của nhà nước trong ứng phó với BĐKH Theo đó, Nhà nước thực hiện hoàn thiện các quy hoạch, chính sách và các cơ chế nghiên cứu khoa học, chế độ báo cáo giá sát, cảnh báo,… cùng các quy định thu hút tham gia của khu vực doanh nghiệp, nhà khoa học tham gia tích cực các hoạt động nhằm thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

Cho đến thời điểm nghiên cứu, tác giả nhận thấy tỷ lệ sở hữu của nhà nước trong 32 công ty phát điện niêm yết ở mức trung bình 44%, phần nhiều các công ty có mức sở hữu nhà nước trên 51%, cá biệt có trường hợp sở hữu nhà nước trên 70% Với các khung pháp lý vừa nêu cùng với tỷ lệ sở hữu cao tại các công ty phát điện, tác giả cho rằng Chính phủ Việt Nam cũng có thể thực hiện kiểm soát DNNN để có thể giải quyết các vấn đề giảm nhẹ BĐKH Nếu vai trò sở hữu nhà nước phát huy như lý thuyết các công ty phát điện có sở hữu nhà nước lớn có thể chịu chi phối nhiều hơn, tỷ suất sinh lợi của các công ty này có thể thấp hơn Để kiểm chứng điều này tác giả sử dụng kỹ thuật biến tương tác, tác giả bổ sung biến tương tác giữa biến đo lường biến đổi khí hậu và biến sở hữu nhà nước vào mô hình thực nghiệm(𝐴𝑅xOWN) Giá trị tăng lên của biến (𝐴𝑅xOWN) phản ánh BĐKH lớn hơn và sở hữu nhà nước tại các công ty phát điện cũng lớn hơn Nếu sở hữu nhà nước giúp chính phủ kiểm soát vấn đề BĐKH thì theo lý thuyết của Clò và các tác giả (2017),tham số biến tương tác (hệ số β2) có quan hệ ngược chiều với HQKD.

Mô hình (2) khi có biến tương tác ARxOWN trở thành mô hình (4), mô hình

(3) khi có biến tương tác trở thành mô hình (5).

Trong các mô hình này, biến phụ thuộc (FPF) được đại diện bằng các biến đo lường kết quả kinh doanh sau cùng (ROA, ROE, Tobin’Q) và biến kết quả trung gian (COR) Ảnh hưởng của biến tương tác (ARxOWN) đến ROA, ROE và Tobin’Q với các giả thuyết giống nhau Mối quan hệ của biến tương tác với COR sẽ ngược lại Cụ thể, các giả thuyết như sau:

H 3a : Biến tương tác (𝐴𝑅xOWN) có quan hệ ngược chiều (𝛽2 < 0) với HQKD công ty phát điện (ROA, ROE và Tobin’Q).

H 3b : Biến tương tác (𝐴𝑅xOWN) có quan hệ cùng chiều (𝛽2 > 0) với HQKD công ty phát điện (COR).

Mối quan hệ của các biến kiểm soát với hiệu quả kinh doanh công ty phát điện

Ngoài các yếu tố biến đổi khí hậu và cấu trúc sở hữu, Luận án cũng xây dựng các yếu tố phản ánh các lợi thế khác của công ty tác động đến hiệu quả kinh doanh nhằm phản ánh chính xác nhất có thể tác động của các đối tượng nghiên cứu đến hiệu quả kinh doanh trong bối cảnh có sự đan xen của các nhân tố liên quan khác.Đây là các yếu tố có vai trò như biến kiểm soát trong mô hình hồi quy Các yếu tố này đã được các nghiên cứu thực nghiệm trước đây sử dụng cho mục đích tương tự.Các yếu tố bao gồm: chi phí đại diện, tỷ lệ đòn bẩy, tỷ lệ thanh toán hiện hành, quy mô công ty Chi phí đại diện là biến kiểm soát đặc biệt vì biến này được dùng để đánh giá tác động gián tiếp của sở hữu nhà nước đến HQKD công ty phát điện.

2.11.1 Chi phí đại diện của sở hữu nhà nước

Như đã nêu trong phần 2.3.1, phần vốn sở hữu nhà nước tại các công ty có hình thành chi phí đại diện Do đó, một số nhà nghiên cứu sử dụng chi phí đại diện như biến trung gian để đánh giá tác động của sở hữu nhà nước đến HQKD của công ty Nghĩa là ngoài tỷ lệ vốn góp, chi phí đại diện cũng có thể đo lường ảnh hưởng của sở hữu nhà nước Ang và các tác giả (1999) đã tìm thấy bằng chứng mối liên hệ giữa tỷ lệ sở hữu nhà nước, chi phí đại diện với hiệu quả sử dụng tài sản và chi phí hoạt động của công ty nhỏ Singh và Davidson (2003) mở rộng nghiên cứu các mối quan hệ này ở các công ty quy mô lớn niêm yết ở thị trường chứng khoán Mỹ Các tác giả tìm thấy tỷ lệ sở hữu nhà nước cũng có liên hệ đến hiệu quả sử dụng tài sản nhưng mối quan hệ này chưa có ý nghĩa thống kê như khi sử dụng chi phí đại diện. Theo tác giả, yếu tố chi phí đại diện (được đo lường bằng chi phí hoạt động) là thước đo trung gian hữu hiệu để đánh giá ảnh hưởng của sở hữu nhà nước đến HQKD các công ty Dựa trên cơ sở lý thuyết về chi phí đại diện và các nghiên cứu của Ang và các tác giả (1999), Singh và Davidson (2003), Luận án đã bổ sung các biến chi phí đại diện vào các mô hình nghiên cứu Tương tự như Singh và Davidson

(2003) các biến chi phí đại diện đo lường qua hai biến gồm AC1 và AC2 được xác định như sau:

 AC1: Biến này được đo lường bằng tỷ trọng chi phí quản lý và chi phí bán hàng so với tổng doanh thu thuần AC1 cho biết mức chi trả ngoài giá vốn của công ty để có được doanh thu AC1 có thể phản ánh tình trạng chi tiêu quá mức hay tiêu dùng tối ưu của các nhà quản lý đại diện phần vốn nhà nước Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm cả mức lương và các khoản thu nhập khác công ty chi trả cho nhân viên và nhà quản lý, các chi phí khác như tiền thuê mua dịch vụ và các loại hàng hóa hay tài sản như chi phí cho các tòa nhà văn phòng, thiết bị, xe ô tô, và các tiện ích tương tự khác Đây là các khoản mục có thể được nhà quản lý sử dụng để chi tiêu cho bản thân như đã nêu trong lý thuyết chi phí đại diện Hơn nữa, nhà quản lý cũng có thể sử dụng quảng cáo và chi phí bán hàng để ngụy trang các khoản chi tiêu cho bản thân Do vậy sử dụng chi phí quản lý và chi phí bán hàng hoàn toàn hợp lý để đo lường chi phí đại diện Khi xung đột lợi ích giữa nhà quản lý và công ty cao hơn, chi phí quản lý và bán hàng so với doanh thu có thể lớn hơn Nghĩa là AC1 tăng lên sẽ làm HQKD giảm xuống.

 AC2: Tỷ trọng doanh thu thuần trên tổng tài sản Đây là thước đo mức độ sử dụng tài sản hiệu quả của nhà quản lý đại diện phần vốn nhà nước Tỷ lệ doanh thu trên tài sản cao cho thấy tỷ lệ lớn số lượng doanh thu cao hơn được tạo ra trên đơn vị tài sản Hay nói cách khác, tài sản được sử dụng tốt để tạo ra dòng tiền đóng góp vào lợi nhuận Một tỷ lệ thấp sẽ cho thấy nhà quản lý đang sử dụng tài sản kém, họ có thể đang làm suy giảm giá trị hay phá hoại các mối liên kết (với người lao động, khách hàng hay đối tác, nhà cung cấp) mà nhà nước muốn tạo dựng Như vậy, AC2 cao hơn cho thấy nhà quản lý quản trị hiệu quả, sử dụng tài sản sinh ra lợi mà cổ đông giao phó. Ngược lại AC2 giảm cho thấy nhà quản lý sử dụng các tài sản chưa đúng mục đích như mong muốn của cổ đông Như vậy, các công ty ít có xung đột lợi ích, AC2 sẽ cao hơn so với các công ty có xung đột lợi ích.

Tóm lại, nếu chi phí đại diện được đo lường bằng biến AC1 thì nó có mối quan hệ ngược chiều với HQKD (ROA, ROE, Tobin’Q) công ty phát điện (δ1 < 0) Trong trường hợp chi phí đại diện đo lường bằng biến AC2 thì nó có quan hệ cùng chiều với HQKD (ROA, ROE, Tobin’Q) của công ty phát điện (δ2 > 0).

Tuy nhiên nếu kết quả kinh doanh được đo lường gián tiếp qua chi phí hoạt động thì AC1 cùng chiều (δ1 > 0) và AC2 có mối quan hệ ngược chiều (δ2 < 0), vì nếu sử dụng hiệu quả các tài sản, chi phí đại diện sẽ giảm.

2.11.2 Đòn bẩy tài chính (LEV) Định đề 2 của MM, các công ty có sử dụng nợ có thể có tỷ suất sinh lợi cao hơn so với công ty không sử dụng nợ Điều này hàm ý đòn bẩy tài chính có mối tương quan cùng chiều với hiệu quả kinh doanh của công ty Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây cũng tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa đòn bẩy tài chính và hiệu quả kinh doanh, như Li và các tác giả (2009) bằng ước lượng hiệu ứng cố định với dữ liệu bảng tìm thấy tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản có quan hệ cùng chiều với tỷ suất sinh lợi trên tài sản và tỷ suất sinh lợi trên doanh thu.

Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu chỉ ra rằng, đòn bẩy có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả kinh doanh công ty Điều này có thể do hiệu ứng “debt overhang” Khi các công ty vay nợ quá mức gánh nặng chi phí tài chính có thể quá lớn so với thu nhập của công ty Trong tình huống này gia tăng nợ không đem lại hiệu quả như mong đợi Nghĩa là gia tăng nợ có thể làm giảm hiệu quả kinh doanh của công ty Prasentyatoko và Rachmadi (2008) cũng tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa đòn bẩy tài chính và hiệu quả kinh doanh các công ty.

2.11.3 Tỷ lệ thanh toán hiện hành (LIQ)

Mối quan hệ giữa tỷ lệ thanh toán hiện hành với hiệu quả kinh doanh được phản ánh thông qua giả thuyết đánh đổi Khi khả năng thanh toán hiện hành ở mức cao, hàm ý công ty đang có tài sản bằng tiền mặt nhiều hơn Thông thường các tài sản bằng tiền mặt có suất sinh lợi thấp hơn Vì vậy các công ty có tỷ lệ thanh toán hiện hành cao có thể có hiệu quả kinh doanh thấp.

Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây cũng tìm thấy bằng chứng mối quan hệ nghịch biến giữa hai đại lượng này Các nghiên cứu điển hình như Saleem và Rehman, 2011), (Raheman và Nasr, 2007), (Mousavi và Jari, 2012), (Vural, Sokmen, và Setenak, 2012), (Dash và Hanuman, 2009), Wang (2002).

2.11.4 Quy mô công ty (SIZE)

Quy mô công ty có thể được đo bằng tổng tài sản Quy mô công ty có thể có mối quan hệ cùng chiều với HQKD của công ty Một mặt, các công ty có quy mô lớn hơn có thể có lợi thế trong tăng trưởng doanh thu nên có thể có tỷ suất sinh lợi cao hơn Mặt khác, với quy mô lớn hơn, rủi ro trong kinh doanh cũng lớn hơn nên các cổ đông cũng mong muốn mức sinh lời cao hơn Vì vậy, các nhà quản trị công ty phải nỗ lực để đạt hiệu quả kinh doanh cao, có như vậy giữ được cổ đông và nhà đầu tư Mối quan hệ của các biến kiểm soát với HQKD được tóm tắt trong bảng 2.3.

Bảng 2.3: Mối quan hệ của các biến kiểm soát với hiệu quả kinh doanh

STT Biến Tham số Mối quan hệ

1 Đòn bẩy tài chính ϴ1 + hoặc -

2 Tỷ lệ thanh toán hiện hành Ө2 -

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Kết luận chương 2

BĐKH là chủ đề quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong ngoài nước Có nhiều cơ sở lý thuyết và các bằng chứng thực nghiệm đã chỉ ra mối quan hệ giữa BĐKH và hiệu quả hoạt động của các công ty Bên cạnh yếu tố BĐKH một số yếu tố khác cũng tác động đến HQKD của công ty như cấu trúc vốn, cấu trúc sở hữu,…Ngành điện là ngành sản xuất đặc thù của nền kinh tế vì vậy cần có nghiên cứu chuyên sâu về HQKD ngành này Chương này nhằm cung cấp tổng quan các cơ sở khoa học từ khung lý thuyết đến các bằng chứng thực nghiệm từ các nghiên cứu trước đây Trên cơ sở đó, tác giả thiết kế mô hình nghiên cứu HQKD các công ty phát điện ở Việt Nam dưới dạng hàm hồi quy đa biến HQKD phụ thuộc vào yếu tố biến đổi khí hậu, cấu trúc sở hữu, cấu trúc vốn (tỷ lệ đòn bẩy), tỷ lệ thanh toán hiện hành, chi tiêu vốn và quy mô công ty

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu

Luận án kết hợp nghiên cứu bằng mô hình định lượng và phân tích định tính. Quy trình nghiên cứu được tóm tắt qua các bước chính như sau:

 Bước 1: Thiết lập mục tiêu nghiên cứu.

 Bước 2: Thiết lập mô hình nghiên cứu định lượng Bước này được chia thành nhiều bước nhỏ hơn như hình 3.1.

 Bước 3: Thực hiện nghiên cứu định tính Nghiên cứu định tính thực hiện sau mô hình định lượng để có thể kết hợp phỏng vấn các chuyên gia về các điểm mà mô hình định lượng cho kết quả chưa thống nhất hoặc trái với các cơ sở lý thuyết có liên quan.

 Bước 4: Kết luận và nêu các đề xuất từ kết quả nghiên cứu định lượng và định tính.

Nghiên cứu định lượng

3.2.1 Dữ liệu và đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu định lượng

Các biến trong mô hình định lượng được đo lường qua dạng tỷ lệ, so với cách đo lường số tuyệt đối, các đo lường này giúp giảm khác biệt yếu tố quy mô. Ngoài biến đo lường biến đổi khí hậu, các biến còn lại sử dụng dữ liệu từ báo cáo tài chính để đo lường Nghiên cứu sử dụng dữ liệu báo cáo tài chính của 32 công ty phát điện ở Việt Nam (danh sách 32 công ty phát điện được trình bày trong phụ lục

2) Số liệu báo cáo tài chính sẽ giúp phản ảnh khách quan tình hình kết quả kinh doanh của công ty Việc theo dõi số liệu báo cáo tài chính qua nhiều năm cũng giúp phát hiện các trường hợp tăng trưởng bất thường Các chỉ tiêu đo lường biến thể hiện qua bảng 3.1.

Thu thập dữ liệu báo cáo tài chính, dữ liệu Ước lượng mô hình bằng dữ liệu bảng dạng đơn phương trìnhBĐKH và hệ phương trình

Kiểm định độ tin cậy các tham số thu được từ mô hình

Thảo luận các kết quả thực nghiệm

Mô hình lý thuyết định lượng các yếu tố quyết định HQKD công ty phát điện ở Việt Nam Các lý thuyết quản trị tài chính

Hình 3.1: Tóm lược quy trình nghiên cứu định lượng

Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây ở các nước và Việt Nam về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh

Bảng 3 0 1: Chỉ tiêu đo lường các biến từ dữ liệu báo cáo tài chính

STT Biến Cách xác định Nguồn dữ liệu

1 ROA Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/tổng tài sản

Báo cáo thu nhập và Bảng CĐKT

2 ROE Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/vốn chủ sở hữu

Báo cáo thu nhập và Bảng CĐKT

3 COR Chi phí hoạt động/Doanh thu Báo cáo thu nhập

4 Tq Tobin’Q Giá thị trường cổ phiếu và bảng CĐKT

Tobin’Q với giá chiết khấu 70% khối lượng không giao dịch

Giá thị trường cổ phiếu và bảng CĐKT

Tobin’Q với giá chiết khấu 80% khối lượng không giao dịch

Giá thị trường cổ phiếu và bảng CĐKT

Vốn thuộc sở hữu nhà nước/vốn chủ sở hữu

Bảng cân đối kế toán và thuyết minh báo cáo tài chính

Chi phí quản lý và chi phí bán hàng/doanh thu thuần Báo cáo thu nhập

AC2 Doanh thu thuần/tổng tài sản Báo cáo thu nhập và bảng

(LEV) Nợ dài hạn/Tổng nguồn vốn Bảng cân đối kế toán

11 Tỷ lệ thanh toán hiện hành (LIQ) Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn Bảng cân đối kế toán

12 Quy mô công ty Ln (Tổng tài sản) Bảng cân đối kế toán

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Dữ liệu về lượng mưa và nhiệt độ trung bình hàng năm được thu thập từ chuyên trang đặc biệt về kiến thức biến đổi khí hậu của WB (Climate change knowledge portal – http://sdwebx.worldbank.org/climateportal) Dữ liệu thay đổi nhiệt độ và lượng mưa hàng năm giai đoạn 2006-2016 sẽ được so sánh với trung bình giai đoạn 10 năm 1950-1960 và so sánh với trung bình giai đoạn 1970-1980. Các giá trị được tính như (3) và (4):

 ∆𝑇 𝑖 và ∆𝑅 𝑖 là biến đổi nhiệt độ và lượng mưa năm thứ i

 Ti và Ri là nhiệt độ và lượng mưa năm thứ i

 𝐴𝑉𝑇 𝑛−𝑘 và 𝐴𝑉𝑅 𝑛−𝑘 là giá trị nhiệt độ, lượng mưa trung bình giai đoạn so sánh

 i là năm quan sát, các năm 2005 -2016

 n-k : giai đoạn 1950-1960 hoặc 1970-1980 Để đối chiếu với dữ liệu của CCKP, tác giả sử dụng thêm dữ liệu thống kê lượng mưa và nhiệt độ trung bình hàng năm của Tổng cục thống kê Việt Nam (GSO) Hạn chế của dữ liệu từ GSO là các quan sát chỉ có trong thập niên gần đây. Giá trị trung bình những năm 1950-1960 hoặc 1970-1980 không có sẵn Tuy nhiên, khi so sánh giá trị thay đổi lượng mưa và nhiệt độ trung bình hàng năm từ dữ liệu GSO với mức trung bình giai đoạn 1950-1960 của CCKP, tác giả nhận thấy mức thay đổi phù hợp với nhận định của Nguyễn Văn Thắng và các tác giả khác (2010),

Bộ tài nguyên và môi trường (2008) khi cho rằng trong thập niên những năm 2000 nhiệt độ trung bình ở Việt Nam tăng trung bình khoảng 0,6-0,9 độ so với 50 năm trước đó.

Hình 3.2: Thay đổi nhiệt độ trung bình hàng năm giai đoạn 2006-2016

Nguồn: Tính toán của tác giả DTWB1960 và DTWB1980 lần lượt là thay đổi nhiệt độ trung bình năm so với trung bình giai đoạn 1950-1960 và 1970-1980 theo dữ liệu CCKP DTVN1960 và DTVN1980 lần lượt là thay đổi nhiệt độ trung bình năm (dữ liệu GSO) so với trung bình giai đoạn 1950-1960 và 1970-1980 theo dữ liệu CCKP. Các giá trị tính toán theo công thức (3).

Với các nguồn dữ liệu, khi quan sát bằng đồ thị thay đổi nhiệt độ, thay đổi lượng mưa hàng năm so với trung bình giai đoạn 1950-1960 và trung bình giai đoạn1970-1980 ở hình 3.2 và 3.3 cho thấy các xu hướng khá đồng nhất Hệ số tương quan cặp (bảng 3.2) của các chuỗi dữ liệu thay đổi lượng mưa trung bình ở mức hơn76% và thay đổi nhiệt độ trung bình ở mức hơn 93% Chính vì hệ số tương quan ở mức cao nên tác giả sử dụng dữ liệu từ thống kê của GSO để phân tích trong mô hình thực nghiệm Việc sử dụng nguồn dữ liệu trong nước giúp có kết luận phù hợp với thực tế ở Việt Nam.

Hình 3.3: Thay đổi lượng mưa hàng năm giai đoạn 2006-2016

Nguồn: Tính toán của tác giả DRWB1960 và DRWB1980 lần lượt là thay đổi lượng mưa trung bình năm so với trung bình giai đoạn 1960 và 1980 theo dữ liệu

CCKP DRVN1960 và DRVN1980 lần lượt là thay đổi lượng mưa trung bình năm

(dữ liệu GSO) so với trung bình giai đoạn 1960 và 1980 theo dữ liệu CCKP Các giá trị tính toán theo công thức (4).

Bảng 3 1 2: Tương quan cặp giữa các chuỗi dữ liệu

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Các tham số mô hình 2-5 được ước lượng dựa trên dữ liệu báo cáo tài chính của công ty phát điện và dữ liệu thu thập về BĐKH qua các năm tương ứng Dạng dữ liệu này tạo thành dữ liệu bảng Có nhiều phương pháp ước lượng với dữ liệu bảng Để có kết luận đáng tin cậy, Luận án áp dụng phương pháp của nhà kinh tế lượng như Gujarati (2002), Hill và các tác giả (2015); Arellano và Bover (1995), Blundell và Bond (1998) trình bày.

Gujarati (2002), Hill và các tác giả (2015) nêu các phương pháp dựa trên phương trình đơn lẻ Tuy nhiên, trong trường hợp các biến số có vấn đề mối quan hệ nội sinh hay tự tương quan thì ước lượng của Arellano và Bover (1995), Blundell và Bond (1998) rất phù hợp Các tác giả này đã bổ sung phương trình sai phân vào mô hình để tạo ra hệ phương trình khi ước lượng các tham số mô hình Vì vậy các ước lượng dạng hệ phương trình thường cho kết quả chính xác hơn.

Thông thường các kết quả ước lượng dựa trên phương trình đơn lẻ như bằng chứng tham chiếu tính chính xác và đáng tin cậy cho các ước lượng bằng hệ phương trình Vì vậy, Luận án sử dụng cả hai phương pháp ước lượng Chi tiết các phương pháp ước lượng được trình bày trong phần tiếp theo.

3.2.2 Các phương pháp ước lượng phương trình

Các dữ liệu từ BCTC các công ty phát điện được tập hợp để ước lượng trong mô hình thực nghiệm, mô hình (2), tạo thành dữ liệu dạng bảng Khi thu thập dữ liệu bảng, ngoài các yếu tố được tính toán qua BCTC, qua thời gian còn phát sinh vấn đề không đồng nhất như khác biệt về nơi đặt trụ sở, hay yếu tố văn hóa nội bộ, mà các yếu tố này có thể tác động đến HQKD của công ty phát điện Tuy nhiên, Gujarati (2002) cho rằng vấn đề không đồng nhất không nghiêm trọng vì vấn đề được xem xét xử lý trong phương pháp ước lượng trên dữ liệu bảng Điều này giúp loại bỏ tác động từ những biến số không thể quan sát hay đo lường được và sẽ khắc phục được kết quả hồi quy bị “chệch” là hệ quả do thiếu biến quan sát Dữ liệu bảng cũng giúp giải quyết vấn đề số lượng quan sát nhỏ khi thu thập dữ liệu riêng lẻ từng công ty Như vậy với dữ liệu bảng có thể hạn chế vấn đề cộng tuyến giữa các biến số.

Hiện tại, các nhà nghiên cứu kinh tế lượng như Gujarati (2002), Hill và các tác giả (2015) đề xuất ba cách ước lượng riêng dành cho mô hình dữ liệu bảng với việc sử dụng một phương trình riêng lẻ bao gồm Pooled, Fixed effect và Random effect.

Thứ nhất, mô hình hồi quy gộp (Pooled model): Mô hình này sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) với giả định không có đơn vị chéo đặc biệt nào hoặc thời kỳ đặc biệt nào ảnh hưởng đến các hệ số trong mô hình Mô hình hồi quy Pooled đã bỏ qua những mối quan hệ không đồng nhất giữa các công ty (hay còn gọi là đơn vị chéo) theo thời gian (ví dụ như vị trí đặt trụ sở, phong cách lãnh đạo, văn hóa doanh nghiệp…), các khác biệt nếu có được giải thích trong phần sai số của mô hình Tuy nhiên giả định này ràng buộc quá chặt về các đơn vị chéo - khó xảy ra trong thực tế Nếu thật sự các biến bỏ sót ảnh hưởng quan trọng đến biến phụ thuộc, các biến giải thích sẽ có tương quan với sai số hồi quy Điều này làm cho kết quả mô hình Pooled có thể bị chệch (biased) và không nhất quán (inconsistent).

Do vậy, mô hình Pooled có nhiều hạn chế, không phù hợp với thực tế các công ty phát điện nên phương pháp ước lượng này không được áp dụng trong nghiên cứu này.

Thứ hai, mô hình tác động cố định - FEM (Fixed effects model): Phương pháp này có thể khắc phục hạn chế của Pooled FEM xem xét các yếu tố không đồng nhất trong ước lượng Với mô hình (2), FEM bổ sung vào mô hình thành phần

Nghiên cứu định tính

Để khẳng định các kết quả phân tích từ mô hình định lượng sử dụng dữ liệu báo cáo tài chính và báo cáo thống kê, Luận án tiếp cận thêm phương pháp khảo sát chuyên gia, các nhà nghiên cứu có kiến thức chuyên môn về quản trị tài chính và các nhà quản trị các công ty phát điện Cách tiếp cận này dựa trên lựa chọn chủ quan của nhà nghiên cứu và nhà quản trị từ các câu hỏi nghiên cứu đặt ra để tìm yếu tố quyết định HQKD của công ty phát điện ở Việt Nam hoặc tìm nguyên nhân các kết quả nghiên cứu khác biệt với giả thuyết đề ra Việc phỏng vấn cũng nhằm tìm kiếm các đề xuất hợp lý, khả thi giúp nâng cao HQKD công ty phát điện ở Việt Nam.

Krueger (1994) cho rằng phỏng vấn chuyên sâu và thảo luận nhóm là cách tốt nhất để điều tra một chủ đề trong bối cảnh xã hội Cách này khuyến khích mọi người chia sẻ các kinh nghiệm mà mình hiểu biết Tương tự, Morgan (1997) chỉ ra phương pháp phỏng vấn và thảo luận nhóm giúp nhà nghiên cứu thu hồi các thông tin cụ thể, tích cực Bằng việc tự do ngôn luận, phỏng vấn giúp tạo tình huống linh hoạt để giải quyết những vấn đề hay trở ngại dễ dàng (Silverman, 2001) Vì vậy, trong luận án này tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm để hoàn chỉnh mô hình nghiên cứu và kiểm chứng lại các cơ sở lý thuyết trong mô hình có phù hợp với những suy nghĩ của những nhà quản lý công ty phát điện ở Việt Nam hay không.

 Cỡ mẫu: Witkin và Altschuld (1995) cho biết số lượng mẫu sử dụng trong phương pháp phỏng vấn chuyên sâu nói chung dưới 50 nhưng cũng có trường hợp sử dụng nhiều hơn Ludwig (1997) cho biết phần nhiều các nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên sâu sử dụng số lượng chuyên gia từ 10-15 người Nếu sử dụng mẫu quá nhỏ, các đối tượng này có thể không đại diện cho quan điểm về vấn đề được phỏng vấn Nếu sử dụng mẫu quá lớn, những hạn chế liên quan đến kỹ thuật xử lý thông tin và thời gian thu thập thông tin quá lâu có thể ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành và công bố kết quả Do vậy, tác giả sử dụng số lượng chuyên gia khảo sát 15 người trong đó số chuyên gia là giảng viên của các trường đại học, học viện từ 6 người Nhà quản trị công ty phát điện 9 người (phụ lục 3).

 Mục tiêu điều tra: Thu thập các ý kiến nhận định ảnh hưởng của BĐKH và cấu trúc sở hữu cùng các yếu tố khác đến HQKD các công ty phát điện ởViệt Nam Tìm kiếm các đề xuất nâng cao HQKD các công ty phát điện ởViệt Nam Theo đó, bộ câu hỏi gồm 12 câu hỏi khảo sát chuyên gia được thiết kế, xây dựng chủ yếu dựa trên cơ sở khung lý thuyết đã được hệ thống hóa, được trình bày trong chương 2 Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng được phỏng vấn, khảo sát ý kiến về về khác biệt trong kết quả sơ bộ của mô hình định lượng theo kết quả thực nghiệm Nội dung cụ thể các câu hỏi khảo sát được trình bày trong bảng 3.3.

 Quá trình khảo sát: Toàn bộ quá trình phỏng vấn 15 chuyên gia được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 15/3/2018 đến ngày 20/4/2018 Theo đó, bộ câu hỏi được gửi đến 15 chuyên gia bằng thư điện tử (email) Tác giả đã chủ động liên lạc bằng điện thoại với từng chuyên gia, và trao đổi làm rõ nội dung câu hỏi với chuyên gia nhằm thu thập được các ý kiến xác đáng nhất của các chuyên gia đối với từng vấn đề trọng tâm liên quan đến mục tiêu nghiên cứu Tất cả email khảo sát ý kiến thu thập được từ các chuyên gia trong quá trình phỏng vấn được lưu trữ đầy đủ Bên cạnh đó, sau khi hoàn tất mô phỏng các mô hình định lượng, tác giả đã tổng hợp các ý kiến chuyên gia đối chiếu với các kết quả mô phỏng và các hàm ý chính sách đối với các nhà quản lý ngành điện, để các chuyên gia xem xét lần nữa và có ý kiến phản hồi.Kết quả thu được là các chuyên gia đều nhất trí với các hàm ý đối với nhà quản trị đặt trong bối cảnh BĐKH có tác động đến HQKD của các nhà máy phát điện.

Bảng 3 2 3: Các câu hỏi chính phỏng vấn chuyên gia

STT Nội dung chính Ghi chú

1 Theo Anh Chị, Các công ty phát điện có lưu ý đến tác động của

BĐKH đến hoạt động kinh doanh của mình? Có thể nêu bằng chứng minh họa?

Có thể hỏi ảnh hưởng đến nguồn cung hay cầu về điện

Anh chị có đồng ý với ý kiến yếu tố BĐKH có ảnh hưởng đến

HQKD các công ty phát điện ở Việt Nam? (Người hỏi giải thích thay đổi nhiệt độ và lượng mưa hàng năm so với trung bình 30 hoặc 50 trước đây)

Lượng mưa trung bình hàng năm tăng lên có giúp các công ty phát điện (thủy điện) ở Việt Nam tăng doanh thu và ngược lại?

Có thể nêu lý do?

Nhiệt độ trung bình hàng năm tăng lên có giúp các công ty phát điện ở Việt Nam (thủy điện) giảm doanh thu và ngược lại? Có thể nêu lý do?

3 Các công ty phát điện có phần vốn sở hữu của nhà nước có nhận được các yêu cầu thực hiện các biện pháp hạn chế

BĐKH? Nếu có, yêu cầu này là gì?

5 Các công ty phát điện có sở hữu nhà nước có nhận được các hỗ trợ tài chính như vay ưu đãi, ưu đãi thuế, ưu đãi thuê đất…?

6 Các công ty phát điện có phần vốn sở hữu của nhà nước có chấp nhận tỷ suất sinh lợi thấp do thực hiện các biện pháp hạn chế ảnh hưởng của BĐKH?

Có thể hỏi ngược lại với các công ty tư nhân

7 Có nên duy trì tỷ lệ sở hữu nhà nước cao ở các công ty phát điện Việt Nam hiện nay? Lý do?

8 Chi phí đại diện có thể phản ánh xung đột lợi ích giữa người quản lý và cổ đông nhà nước ở các công ty phát điện Việt

9 Nếu chi phí đại diện giảm thì HQKD công ty phát điện có tăng lên hay có vấn đề nào mới nảy sinh khi cố gắng giảm chi phí đại diện ở các công ty phát điện?

10 Áp dụng mức trần chi phí quản lý hay chi phí bán hàng có thể giúp kiểm soát chi phí đại diện? Anh chị có gợi ý nào giúp giảm xung đột giữa người đại diện phần vốn nhà nước và mục tiêu của cổ đông?

Nếu giảm chi phí đại diện bằng cách giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước thì vai trò điều tiết của nhà nước để ứng phó với BĐKH tại các công ty phát điện có bị ảnh hưởng? Làm thế nào để có thể dung hòa hai hiệu ứng này?

12 Các câu hỏi về khác biệt trong kết quả mô hình định lượng từ dữ liệu bảng Chi tiết theo kết quả thực nghiệmNguồn: Tổng hợp của tác giả

Kết luận chương 3

Chương này trình bày các mô hình định lượng nhằm xác định các hệ số giữa các biến Tác giả sử dụng phương pháp ước lượng trên dữ liệu bảng thu thập từ báo cáo tài chính của 32 công ty phát điện giai đoạn 2006-2016 Ngoài ra, phương pháp phỏng vấn sâu các chuyên gia cũng được sử dụng để có thêm các bằng chứng đáng tin cậy nhằm củng cố kết quả nghiên cứu.

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thống kê mô tả

Các chỉ tiêu thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu được trình bày trong bảng 4.1 Dữ liệu nghiên cứu trong mô hình (2) có 268 quan sát được thu thập trong giai đoạn 2005-2016 Các giá trị trung bình của biến ROA và ROE lần lượt là 7,9% và 13,5% Giá trị trung bình của các biến đại diện cho yếu tố BĐKH bao gồm DRVN1960 và DTVN1960 lần lượt là 6,3% và 1,4% Các giá trị này cho thấy lượng mưa và nhiệt độ trung bình hàng năm ở Việt Nam đang gia tăng so với thời kỳ những năm 60 Giá trị trung bình của biến đại diện cho chi phí đại diện gồm AC1 và AC2 lần lượt là 6,4% và 48,4% Giá trị trung bình của biến sở hữu nhà nước ở mức 48,8% Mức độ biến động của sở hữu nhà nước từ 0% đến 100% và phần nhiều ở mức trên 51% Điều này cho thấy mặc dù đã nổ lực giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước ở các công ty phát điện nhưng tỷ lệ sở hữu nhà nước vẫn ở mức cao.

Bảng 4.2 mô tả tương quan cặp các biến trong mô hình nghiên cứu Hầu hết các trường hợp tương quan giữa các biến độc lập đều có hệ số nhỏ hơn 65% Hệ số tương quan thấp cho thấy ít có khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình thực nghiệm Bảng 4.2 cũng cho thấy chỉ có ROE và DRVN1960 có tương quan ngược chiều, còn lại ROA và ROE đều có tương quan cùng chiều với biến đo thay đổi lượng mưa và nhiệt độ trung bình hàng năm so với những năm 60 Nói cách khác tương quan cặp chỉ ra mối tương quan cùng chiều giữa HQKD và BĐKH khi biến này đo bằng thay đổi nhiệt độ trung bình hàng năm Tương quan cặp cũng cho thấy HQKD có tương quan cùng chiều với chi phí đại diện (AC1 và AC2) và có tương quan ngược chiều với sở hữu nhà nước (OWN) Tuy nhiên đây chỉ là các dấu hiệu ban đầu, chưa phải là cơ sở vững chắc để cho các kết luận về các giả thuyết nghiên cứu ban đầu.

Bảng 4.1: Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu

Biến Mô tả Quan sát Trung bình Sai số chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất

ROA Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/tổng tài sản 268 0.079 0.075 -0.077 0.340

ROE Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/vốn chủ sở hữu 268 0.135 0.138 -0.556 1.062 COR Chi phí giá vốn/Doanh thu 268 0.570 0.215 0.216 1.164

TQ70 Tobin’Q với giá chiết khấu 70% khối lượng không giao dịch 268 0.655 0.477 -0.510 2.970 TQ80 Tobin’Q với giá chiết khấu 80% khối lượng không giao dịch 268 0.675 0.498 -0.510 3.130 DRVN1960 Thay đổi lượng mưa trung bình năm (dữ liệu GSO) so với trung bình giai đoạn 1960 268 0.063 0.050 -0.050 0.125 DTVN1960 Thay đổi nhiệt độ trung bình năm (dữ liệu GSO) so với trung bình giai đoạn 1960 268 0.014 0.014 -0.013 0.032 AC1 Chi phí quản lý và chi phí bán hàng/doanh thu thuần 268 0.064 0.063 0.010 0.430 AC2 Doanh thu thuần/tổng tài sản 268 0.484 0.624 0.007 3.275

OWN Vốn thuộc sở hữu nhà nước/vốn chủ sở hữu 268 0.488 0.252 0.000 1.000

LEV Nợ dài hạn/Tổng nguồn vốn 268 0.302 0.222 0.000 0.905 LIQ Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn 268 2.608 3.459 0.021 25.879

SIZE Ln (Tổng tài sản) 268 6.751 1.439 3.921 9.973

Nguồn: Tính toán của tác giả

Bảng 4.2: Tương quan cặp các biến trong mô hình ROA ROE COS TQ TQ7 TQ8 Drvn1960 Dtvn

1960 AC1 AC2 OWN LEV LIQ

Nguồn: Tính toán của tác giả

Như đã nêu trong chương 3, mô hình định lượng với dữ liệu bảng có thể sử dụng ước lượng đơn phương trình hoặc hệ phương trình Các ước lượng theo hệ phương trình cho kết quả chuẩn xác hơn vì đã xử lý vấn đề nội sinh và tự tương quan Tuy nhiên do mẫu nghiên cứu nhỏ, để đảm bảo các kết quả chuẩn xác nghiên cứu sử dụng đồng thời cả hai phương pháp Các kết quả có thể bổ sung và củng cố các mối quan hệ được tìm thấy trong mô hình định lượng.

Theo trình tự, các kết quả ước lượng đơn phương trình sẽ được trình bày trước sau đó đến các kết quả hệ phương trình và sau cùng là các ý kiến thảo luận với chuyên gia về kết quả nghiên cứu.

4.2.1 Kết quả ước lượng đơn phương trình

Các kết quả ước lượng đơn phương trình các mô hình (2)-(5) lần lượt được trình bày trong các bảng 4.3 đến 4.6 (các kết quả chi tiết được trình bày trong phụ lục 4) Đây là các ước lượng với phương pháp hiệu ứng cố định (fixed effect - FEM) Việc lựa chọn FEM như đã trình bày trong phần phương pháp ước lượng, với bản chất của các biến giải thích trong mô hình phương pháp Pooled và REM không phù hợp nên các kiểm định để lựa chọn giữ các mô hình được bỏ qua Phần kết quả này chỉ trình bày các ước lượng với FEM Mỗi mô hình được ước lượng với biến phụ thuộc lần lượt là ROA và ROE, tương ứng với các biến độc lập trong đó biến đại diện BĐKH lần lượt là DRVN1960 và DTVN1960 Biến phụ thuộc là Tobin’Q và COR sẽ được thực hiện sau.

Sau khi trình bày các ước lượng với FEM, phần tiếp theo trình bày các ước lượng bằng GMM Việc ước lượng bằng nhiều phương pháp khác nhau nhằm giúp các kết luận từ nghiên cứu có độ tin cậy cao hơn.

4.2.1.1 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hiệu quả kinh doanh

Không như kỳ vọng, kết quả ước lượng chưa tìm thấy bằng chứng thống kê đáng tin cậy về mối quan hệ giữa BĐKH và HQKD các công ty phát điện ở Việt Nam Tất cả các hệ số của các mô hình (2)-(5) được trình bày trong bảng 4.3 đến 4.6 đều chưa có ý nghĩa thống kê, dấu tương quan cũng chưa nhất quán giữa các mô hình Do vậy, các kết quả ước lượng từ đơn phương trình chưa đủ căn cứ để chấp nhận hay bác bỏ các giả thuyết đã đặt ra ban đầu Theo đó, trong nội dung tiếp theo sẽ kiểm chứng lại thông qua ướng lượng bằng hệ phương trình.

4.2.1.2 Ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả kinh doanh

Bảng 4.3 và 4.5 thể hiện kết quả ước lượng các mô hình cho thấy mối quan hệ tuyến tính (không có biến OWN 2 ) giữa sở hữu nhà nước với HQKD của công ty phát điện; theo đó, sở hữu nhà nước có tương quan ngược chiều với HQKD nhưng các hệ số đều chưa có ý nghĩa thống kê Mối quan hệ ngược chiều hàm ý tăng tỷ lệ sở hữu nhà nước dẫn đến HQKD các công ty phát điện giảm Vì hệ số tương quan âm nhưng chưa có ý nghĩa thống kê nên kết quả này chưa đủ bằng chứng kết luận chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết về tác động của tỷ lệ sở hữu nhà nước đến HQKD công ty phát điện.

Tuy nhiên, khi áp dụng mô hình thể hiện mối quan hệ phi tuyến (có biến OWN 2 ), các kết quả ở bảng 4.4 và 4.6 (tương ứng mô hình 3 và 5) cho thấy sở hữu nhà nước có tác động đáng kể đến HQKD trong mức ý nghĩa thống kê 5% Các hệ số tương quan trong bảng 4.4 và 4.6 cho thấy OWN có tác động cùng chiều đến HQKD, OWN 2 có tác động ngược chiều đến HQKD Như vậy, kết quả ước lượng đơn phương trình với phương pháp FEM bác bỏ giả thuyết H2a: Tỷ lệ sở hữu nhà nước có quan hệ ngược chiều (λ < 0) với HQKD và tỷ lệ sở hữu nhà nước bình phương có quan hệ cùng chiều (λ 1 > 0) với HQKD công ty phát điện

Kết quả mô hình phi tuyến không giống như ở Trung Quốc (Yu, 2013; Le và Chizema, 2011; Sun và các tác giả, 2002), và các quốc gia khác (Janet, 2009; Ongore, 2011; Megginson và Netter, 2001; Djankov và Murrell, 2002), sở hữu nhà nước tại các công ty phát điện ở Việt Nam ảnh hưởng đến HQKD theo hiệu ứng đường cong chữ U ngược Theo kết quả tính toán, nếu vốn nhà nước cao hơn ngưỡng 137-164% thì mối quan hệ giữa tỷ lệ sở hữu nhà nước và hiệu quả kinh doanh ngược chiều Tuy nhiên, ngưỡng này không thể tồn tại trong thực tế vì vượt qua mức 100% vốn của công ty Do vậy chỉ có mối quan hệ dạng chữ U ngược giữa sở hữu nhà nước và HQKD của công ty phát điện chỉ tồn tại về mặt lý thuyết Từ kết quả này, tác giả cho rằng việc sử dụng mô hình phi tuyến chưa phù hợp với thực tế tại các công ty phát điện ở Việt Nam Các kết quả mô hình tuyến tính cho kết quả phù hợp hơn Mặc dù các hệ số trong mô hình tuyến tính chưa có ý nghĩa thống kê nhưng mối quan hệ ngược chiều có thể giải thích được Kết quả này ủng hộ quan điểm giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước sẽ thúc đẩy HQKD của công ty phát điện Có thể vấn đề chi phí đại diện cao tại các công ty có vốn sở hữu nhà nước lớn và có thể do phải thực hiện các nhiệm vụ của chính phủ khi các đơn vị này được ấn định thực hiện các dự án ít hoặc không mang lại lợi nhuận, hoặc do vấn đề dư thừa lao động cũng là gánh nặng đối với các công ty nhà nước khi những công ty này hỗ trợ chính sách giảm tỷ lệ thất nghiệp của chính phủ.

Tuy nhiên để củng cố kết quả mô hình tuyến tính, các phân tích mối quan hệ giữa sở hữu nhà nước sẽ được kiểm chứng với ước lượng hệ phương trình (phương pháp GMM) và tham khảo ý kiến các chuyên gia trong phần tiếp theo.

4.2.1.3 Vai trò của cấu trúc sở hữu trong kiểm soát biến đổi khí hậu và hiệu quả kinh doanh Ở bảng 4.5 và 4.6 chỉ có một trường hợp tương tác giữa sở hữu nhà nước và BĐKH có ảnh hưởng ngược chiều đến HQKD như giả thuyết H3a, các trường hợp còn lại đều có quan hệ cùng chiều Tuy nhiên tất cả các mô hình, hệ số ước lượng đều chưa có ý nghĩa thống kê Vì vậy, vẫn chưa đủ bằng chứng để kết luận chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết.

4.2.1.4 Tác động của biến kiểm soát chi phí đại diện

AC1 và AC2 là các biến đo lường chi phí đại diện, phản ánh xung đột lợi ích giữ nhà quản lý đại diện phần vốn nhà nước và lợi ích công ty (HQKD) Hai biếnAC1 và AC2 là các biến kiểm soát đặc biệt trong mô hình Vì mối quan hệ giữa chi phí đại diện và HQKD sẽ phản ánh gián tiếp ảnh hưởng của sở hữu nhà nước đếnHQKD của công ty Các kết quả ước lượng từ mô hình (2) đến mô hình (5) ở bảng4.3 đến 4.6 đều cho kết quả nhất quán trong mức ý nghĩa thống kê về mối quan hệ giữ chi phí đại diện và HQKD của công ty phát điện ở Việt Nam Khi chi phí đại diện được đo lường bằng chi phí hoạt động (biến AC1), kết quả ước lượng tìm thấy mối quan hệ ngược chiều, nghĩa là chi phí đại diện tăng (tương ứng sở hữu nhà nước tăng) làm giảm HQKD của các công ty; khi chi phí đại diện đo lường bằng tỷ trọng doanh thu so với tổng tài sản (biến AC2), kết quả ước lượng tìm thấy quan hệ cùng chiều, nghĩa là khi tỷ trọng doanh thu trên tài sản giảm (tương ứng sở hữu nhà nước tăng) thì HQKD của các công ty cũng giảm.

Kết quả phân tích gián tiếp ảnh hưởng của sở hữu nhà nước đến HQKD phù hợp với phân tích tác động trực tiếp của tỷ lệ sở hữu nhà nước đến HQKD trong mô hình tuyến tính Điều này củng cố thêm quan điểm lựa chọn mô hình tuyến tính để phân tích tác động sở hữu nhà nước đến HQKD của các công ty phát điện là hợp lý.

Kết luận chương 4

Chương này trình bày các nội dung liên quan đến thông kê mô tả dữ liệu nghiên cứu và các kết quả phân tích từ mô hình thực nghiệm, các kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia.

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng với 268 quan sát được thu thập trong giai đoạn 2006-2016 Đây là dữ liệu của mẫu 32 công ty phát điện đang niêm yết trên các sở giao dịch chứng khoán ở Việt Nam.

Các mô hình thực nghiệm sử dụng phương pháp ước lượng theo hiệu ứng cố định và phương pháp GMM để tìm các tham số trong mô hình; Các vấn đề cần phân tích chuyên sâu cũng được thực hiện phân tích bổ sung bằng phương pháp khảo sát ý kiến chuyên gia Các kết quả chính của mô hình định lượng được tóm tắt bảng4.19.

Bảng 4.19: Tổng hợp các kết luận chính trong mô hình định lượng

Biến DTVN1960 OWN_DTVN1960 DRVN1960 OWN_DRVN1960 OWN thuyết Giả + HOẶC - - + HOẶC - - -

ROA Đủ bằng chứng thống kê chấp nhận giả thuyết tương quan dương Đủ bằng chứng thống kê chấp nhận giả thuyết tương quan âm

Hệ số tương quan dương nhưng chưa có ý nghĩa thống kê

Hệ số tương quan âm nhưng chưa có ý nghĩa thống kê Đủ bằng chứng thống kê chấp nhận giả thuyết tương quan âm

ROE Đủ bằng chứng thống kê chấp nhận giả thuyết tương quan dương Đủ bằng chứng thống kê chấp nhận giả thuyết tương quan âm

Hệ số tương quan dương nhưng chưa có ý nghĩa thống kê

Hệ số tương quan âm nhưng chưa có ý nghĩa thống kê Đủ bằng chứng thống kê chấp nhận giả thuyết tương quan âm

TQ Đủ bằng chứng thống kê chấp nhận giả thuyết tương quan dương

Hệ số tương quan âm nhưng chưa có ý nghĩa thống kê Đủ bằng chứng thống kê chấp nhận giả thuyết tương quan âm

Hệ số tương quan âm nhưng chưa có ý nghĩa thống kê

Hệ số tương quan âm nhưng chưa có ý nghĩa thống kê

TQ80 Đủ bằng chứng thống kê chấp nhận giả thuyết tương quan dương

Hệ số tương quan âm nhưng chưa có ý nghĩa thống kê Đủ bằng chứng thống kê chấp nhận giả thuyết tương quan âm

Hệ số tương quan âm nhưng chưa có ý nghĩa thống kê

Hệ số tương quan âm nhưng chưa có ý nghĩa thống kê

TQ70 Đủ bằng chứng thống kê chấp nhận giả thuyết tương quan dương

Hệ số tương quan âm nhưng chưa có ý nghĩa thống kê Đủ bằng chứng thống kê chấp nhận giả thhyết tương quan âm

Hệ số tương quan âm nhưng chưa có ý nghĩa thống kê Đủ bằng chứng thống kê chấp nhận giả thuyết tương quan âm

Hệ số tương quan âm nhưng chưa có ý nghĩa thống kê Đủ bằng chứng thống kê chấp nhận giả thuyết tương quan dương Đủ bằng chứng thống kê chấp nhận giả thuyết tương quan dương Đủ bằng chứng thống kê chấp nhận giả thuyết tương quan dương Đủ bằng chứng thống kê chấp nhận giả thuyết tương quan dươngNguồn: tổng hợp của tác giả Dấu “+” thể hiện tương quan cùng chiều, dấu “–“ thể hiện tương quan ngược chiều.

Các kết quả tìm được giúp tác giả có bằng chứng trả lời các câu hỏi nghiên cứu đã được đặt ra ban đầu: i BĐKH có tác động đến HQKD công ty phát điện Tùy theo thang đo HQKD và biến đại diện cho BĐKH, mối quan hệ này có thể cùng chiều hoặc ngược chiều; ii Đối với ngành mà yêu cầu vốn đầu vào là rất lớn, thời gian hoàn vốn dài thì sự can thiệp của thành phần sở hữu nhà nước sẽ làm giảm HQKD của công ty phát điện Và việc tiến hành cổ phần hóa các công ty phát điện có thể làm giảm các vấn đề chi phí đại diện và tạo cạnh tranh bình đẳng giữa các công ty phát điện Tuy nhiên, nếu cố gắng thực hiện hoặc giảm tỷ lệ sở hữu hoặc cắt giảm chi phí đại diện một cách đơn lẻ có thể biện pháp này không làm tăng HQKD; iii Khi mở cửa lĩnh vực kinh doanh phát điện cho tư nhân tham gia, và thúc đẩy phát triển công nghiệp, Việt Nam có thực hiện vai trò điều tiết giúp kiểm soát BĐKH nhằm giảm tác động bất lợi của BĐKH Trái ngược với nghiên cứu trước, các bằng chứng ở Việt Nam cho thấy các công ty có sở hữu nhà nước cao đi cùng với việc thực hiện các biện pháp ứng phó BĐKH có thể cóHQKD cao hơn do có cơ hội tiếp cận vốn ưu đãi hơn các công ty tư nhân thuần túy.

Ngày đăng: 28/06/2023, 08:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Tổng hợp ảnh hưởng của BĐKH đến KQKD công ty phát điện - Nghiên cứu tác động của cấu trúc sở hữu, biến đổi khí hậu và các nhân tố khác lên hiệu quả hoạt động của các công ty phát điện trên thị trường phát điện cạnh tranh
Bảng 2.1 Tổng hợp ảnh hưởng của BĐKH đến KQKD công ty phát điện (Trang 58)
Bảng 2.2: Kỳ vọng mối quan hệ giữa giá vốn hàng bán và BĐKH - Nghiên cứu tác động của cấu trúc sở hữu, biến đổi khí hậu và các nhân tố khác lên hiệu quả hoạt động của các công ty phát điện trên thị trường phát điện cạnh tranh
Bảng 2.2 Kỳ vọng mối quan hệ giữa giá vốn hàng bán và BĐKH (Trang 59)
Bảng 2.3: Mối quan hệ của các biến kiểm soát với hiệu quả kinh doanh - Nghiên cứu tác động của cấu trúc sở hữu, biến đổi khí hậu và các nhân tố khác lên hiệu quả hoạt động của các công ty phát điện trên thị trường phát điện cạnh tranh
Bảng 2.3 Mối quan hệ của các biến kiểm soát với hiệu quả kinh doanh (Trang 68)
Bảng 3. 0  1: Chỉ tiêu đo lường các biến từ dữ liệu báo cáo tài chính - Nghiên cứu tác động của cấu trúc sở hữu, biến đổi khí hậu và các nhân tố khác lên hiệu quả hoạt động của các công ty phát điện trên thị trường phát điện cạnh tranh
Bảng 3. 0 1: Chỉ tiêu đo lường các biến từ dữ liệu báo cáo tài chính (Trang 71)
Hình 3.2: Thay đổi nhiệt độ trung bình hàng năm giai đoạn 2006-2016 - Nghiên cứu tác động của cấu trúc sở hữu, biến đổi khí hậu và các nhân tố khác lên hiệu quả hoạt động của các công ty phát điện trên thị trường phát điện cạnh tranh
Hình 3.2 Thay đổi nhiệt độ trung bình hàng năm giai đoạn 2006-2016 (Trang 73)
Hình 3.3: Thay đổi lượng mưa hàng năm giai đoạn 2006-2016 - Nghiên cứu tác động của cấu trúc sở hữu, biến đổi khí hậu và các nhân tố khác lên hiệu quả hoạt động của các công ty phát điện trên thị trường phát điện cạnh tranh
Hình 3.3 Thay đổi lượng mưa hàng năm giai đoạn 2006-2016 (Trang 74)
Bảng 3. 2  3: Các câu hỏi chính phỏng vấn chuyên gia - Nghiên cứu tác động của cấu trúc sở hữu, biến đổi khí hậu và các nhân tố khác lên hiệu quả hoạt động của các công ty phát điện trên thị trường phát điện cạnh tranh
Bảng 3. 2 3: Các câu hỏi chính phỏng vấn chuyên gia (Trang 82)
Bảng 4.1: Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu - Nghiên cứu tác động của cấu trúc sở hữu, biến đổi khí hậu và các nhân tố khác lên hiệu quả hoạt động của các công ty phát điện trên thị trường phát điện cạnh tranh
Bảng 4.1 Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu (Trang 85)
Bảng 4.2: Tương quan cặp các biến trong mô hình ROA ROE COS TQ TQ7 TQ8 Drvn 1960 Dtvn - Nghiên cứu tác động của cấu trúc sở hữu, biến đổi khí hậu và các nhân tố khác lên hiệu quả hoạt động của các công ty phát điện trên thị trường phát điện cạnh tranh
Bảng 4.2 Tương quan cặp các biến trong mô hình ROA ROE COS TQ TQ7 TQ8 Drvn 1960 Dtvn (Trang 86)
Bảng 1 4.3: Kết quả ước lượng mô hình (2) với phương pháp FE - Nghiên cứu tác động của cấu trúc sở hữu, biến đổi khí hậu và các nhân tố khác lên hiệu quả hoạt động của các công ty phát điện trên thị trường phát điện cạnh tranh
Bảng 1 4.3: Kết quả ước lượng mô hình (2) với phương pháp FE (Trang 91)
Bảng 3 4.5: Kết quả ước lượng mô hình (4) với phương pháp FE - Nghiên cứu tác động của cấu trúc sở hữu, biến đổi khí hậu và các nhân tố khác lên hiệu quả hoạt động của các công ty phát điện trên thị trường phát điện cạnh tranh
Bảng 3 4.5: Kết quả ước lượng mô hình (4) với phương pháp FE (Trang 93)
Bảng 4 4.6: Kết quả ước lượng mô hình (5) với phương pháp FE - Nghiên cứu tác động của cấu trúc sở hữu, biến đổi khí hậu và các nhân tố khác lên hiệu quả hoạt động của các công ty phát điện trên thị trường phát điện cạnh tranh
Bảng 4 4.6: Kết quả ước lượng mô hình (5) với phương pháp FE (Trang 94)
Bảng 5 4.7: Kết quả ước lượng mô hình (2) với phương pháp GMM - Nghiên cứu tác động của cấu trúc sở hữu, biến đổi khí hậu và các nhân tố khác lên hiệu quả hoạt động của các công ty phát điện trên thị trường phát điện cạnh tranh
Bảng 5 4.7: Kết quả ước lượng mô hình (2) với phương pháp GMM (Trang 98)
Bảng 6 4.8: Kết quả ước lượng mô hình (3) với phương pháp GMM - Nghiên cứu tác động của cấu trúc sở hữu, biến đổi khí hậu và các nhân tố khác lên hiệu quả hoạt động của các công ty phát điện trên thị trường phát điện cạnh tranh
Bảng 6 4.8: Kết quả ước lượng mô hình (3) với phương pháp GMM (Trang 99)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w