Giới Thiệu về sách giáo khoa tin học 12
Trang 1GIỚI THIỆU VỀ SÁCH GIÁO KHOA TIN HỌC 12
1 Các định hướng chính
SGK đã bám sát mục tiêu đề ra, bảo đảm đúng, đủ các yêu cầu, nội dung cần chuyển tải Do thời lượng điều chỉnh tăng và qua thời gian thí điểm, SGK Tin học
12 đã có một số bổ sung sửa đổi theo hướng:
SGK sẽ được sử dụng tương đối lâu dài;
Thuận tiện cho việc cập nhật kiến thức công nghệ mới;
Tiếp thu các kinh nghiệm, đánh giá, góp ý qua việc sử dụng SGK thí điểm, chú trọng cách trình bày phù hợp hơn với đối tượng học sinh phổ thông;
Giảm tải, tăng cường rèn luyện kĩ năng bằng cách tăng thêm bài tập và thực hành, bổ sung giờ bài tập trên lớp;
Liên thông với SGK Tin học 10 và Tin học 11;
2 Cấu trúc và nội dung
a) Các nội dung
Các khái niệm ban đầu về CSDL;
Hệ QTCSDL Microsoft Access;
Các khái niệm ban đầu về hệ CSDL quan hệ;
Kiến trúc và bảo mật các hệ CSDL;
b) Cấu trúc
Có tất cả 13 bài, 11 bài tập và thực hành, 2 bài đọc thêm, 4 phụ lục Với mỗi chủ đề, các nội dung đều có tiêu đề và số thứ tự Cụ thể như sau:
o Chương I Khái niệm về hệ CSDL: trình bày trong bài 1 và bài 2; 1 bài tập và thực hành (bài 1) và 1 bài đọc thêm (bài 1)
o Chương II Hệ QTCSDL Microsoft Access: được trình bày từ bài 3 đến bài 9; 8 bài tập và thực hành ( từ bài 2 đến bài 9) và 1 bài đọc thêm (bài 2)
o Chương III Hệ CSDL quan hệ: được trình bày trong bài 10 và bài 11; 1 bài tập và thực hành (bài 10)
Trang 2o Chương IV Kiến trúc và bảo mật các hệ CSDL: được trình bày trong bài 12 và bài 13; 1 bài tập và thực hành (bài 11)
o Bốn phụ lục liên quan trực tiếp đến Access và được đánh số thứ tự từ 1 đến 4
Tương tự như SGK Tin học 10 và SGK Tin học 11, mục tiêu và nội dung tóm tắt mỗi chương của SGK Tin học 12 được giới thiệu ở đầu chương Cuối mỗi bài có phần câu hỏi và bài tập giúp học sinh ôn tập, hệ thống và củng cố các kiến thức chủ yếu của bài đó
Nhằm khích lệ việc tự học, tự mở rộng, nâng cao kiến thức, trong SGK có các bài đọc thêm và các phụ lục Khi trình bày khái niệm, nhóm tác giả chú trọng việc đưa ra những ví dụ có lựa chọn để giải thích, giúp cho việc tiếp thu của học sinh dễ dàng hơn
Kênh hình cũng được tác giả quan tâm ( có trên 50 hình và bảng biểu)
c) Cấu trúc chi tiết SGK và phương án phân bổ thời lượng
Chương I Khái niệm về hệ cơ sở dữ liệu 9(5, 2, 2) *
§1 Một số khái niệm cơ bản
§2 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Bài tập và thực hành 1 Tìm hiểu hệ CSDL
Chương II Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access
§3 Giới thiệu Microsoft Access
§4 Cấu trúc bảng
Bài tập và thực hành 2 Tạo cấu trúc bảng
§5 Các thao tác cơ bản trên bảng
Bài tập và thực hành 3 Thao tác trên bảng
§6 Biểu mẫu
Bài tập và thực hành 4 Tạo biểu mẫu đơn giản
§7 Liên kết giữa các bảng
Bài tập và thực hành 5 Liên kết giữa các bảng
Trang 3§8 Truy vấn dữ liệu
Bài tập và thực hành 6 Mẫu hỏi trên một bảng
Bài tập và thực hành 7 Mẫu hỏi trên nhiều bảng
§9 Báo cáo và kết xuất báo cáo
Bài tập và thực hành 8 Tạo báo cáo
Bài tập và thực hành 9 Bài thực hành tổng hợp
Chương III Hệ cơ sở dữ liệu quan hệ 7(5, 0, 2)
§10 Cở sở dữ liệu quan hệ
Bài tập và thực hành 10 Hệ CSDL quan hệ
§11 Các thao tác với CSDL quan hệ
Chương IV Kiến trúc và bảo mật các hệ cơ sở dữ liệu 7(5, 0, 2)
§12 Các loại kiến trúc của hệ CSDL
§13 Bảo mật thông tin trong các hệ CSDL
Bài tập và thực hành 11 Bảo mật CSDL
(*) 9(5, 2, 2): 9 tiết ( 5 tiết li thuyết, 2 tiết bài tập, 2 tiết bài tập và thực hành)