Mục tiêu nghiên cứu
Qua việc chọn đề tài này để nghiên cứu, em muốn làm sáng tỏ hơn lý thuyết về cổ phần hoá hoá doanh nghiệp Nhà nước, và Công ty cổ phần Vận dụng những lý thuyết đó và kiến thức đã học cộng với thời gian đi thực tập để nêu ra nhưng khó khăn và bất cập đang xẩy ra trong Công ty cổ phần bia Kim Bài Bao gồm những khó khăn và bất cập xuất phát từ phía Công ty cũng như là từ phía cơ chế chính sách của Nhà nước Từ đó, đề ra những giải pháp góp phần tháo gỡ những khó khăn và bất cập cho Công ty Thông qua đó làm cho Công ty cổ phần bia KimBài hoạt động hiệu quả hơn.
Các giả thiết khi nghiên cứu
Trong thời đại ngày nay hầu hết các doanh nghiệp đều gặp phải những khó khăn và bất cập nhất định Nguyên nhân dẫn tới điều đó thì có nhiều chẳng hạn như:
Cơ chế chính sách của Nhà nước chưa tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển
Bộ máy quản lý của Công ty quá yếu kém
Sự cạnh tranh khốc liện trên thị trường.
Chu kỳ suy thoái kinh tế toàn cầu.
Trong bản thân doanh nghiệp cũng có thể chứa đựng những khó khăn và bất cập Vì vậy giả thiết mà em dùng để nghiên cứu trong bài làm của mình là: Chỉ nghiên cứu những khó khăn và bất cập của doanh nghiệp sau cổ phần hoá Tức là những khó khăn và bất cập đó có nguyên nhân từ việc cổ phần hóa của doanh nghiệp ( bao gồm nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp) Những khó khăn và bất cập do những nguyên nhân khác em không xem xét tới.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu
Thu thập số liệu qua các báo cáo và tài liệu của cơ quan nơi em thực tập.Chủ yếu là ở các phòng sau Phòng kiểm tra thị trường, Phòng Hành chính vàPhòng Kế toán của Công ty Cổ phần Bia Kim Bài Ngoài những dữ liệu sơ cấp thu thập được, em còn sử dụng các dữ liệu thứ cấp Thu thập từ các báo cáo, tài liệu của cơ quan thực tập, các tạp chí chuyên ngành, thông tin trên báo chí,tryền hình, internet và các nghiên cứu trước đây.
Phương pháp phân tích dữ liệu
Chủ yếu em sử dụng một số các phương pháp sau:
Phương pháp lịch sử tức là tìm hiểu xem với khó khăn và bất cập đó thì những nước đi trước chúng ta họ giải quyết như thế nào Từ đó vận dụng linh hoạt vào điều kiện thực tiễn của Việt Nam
Phân tích chính sách của Nhà nước ta về cổ phần hoá, các chính sách ảnh hưởng tới Công ty sau cổ phần, phân tích các văn bản pháp quy có ảnh hưởng tới Công ty sau cổ phần hoá
Phương pháp tổng hợp số liệu dựa trên: các báo cáo, tài liệu của cơ quan thực tập, các số liệu thống kê
Phương pháp so sánh: theo thời gian, theo chỉ tiêu…
Phương pháp đồ thị và biểu đồ: bằng hình ảnh, tính chất của đồ thị để phân tích mối quan hệ, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích.
Phương pháp chuyên gia cùng với việc phân tích các dữ liệu thu thập được, em còn tham khảo ý kiến của các chuyên gia để đưa ra các nhận định, rút ra kết luận có tính chính xác hơn
Nôi dung nghiên cứu
Để giải quyết những khó khăn và bất cập trong lĩnh vực kinh doanh nói riêng và các lĩnh vực khác nói chung, thì trước hết chúng ta cần nắm rõ những khó khăn và bất cập đó là gì, chúng đang diễn ra trên thực tế như thế nào Và phải hiểu rõ đâu là nguyên nhân trực tiếp gây ra những khó khăn và bất cập trên, đâu là nguyên nhân cốt lõi, đâu là nguyên nhân gián tiếp Đồng thời muốn tìm ra những nguyên nhân đó đòi hỏi phải có những kiến thức khá vững chắc về lĩnh vực đó và một số lĩnh vực có liên quan Với những suy nghĩ như vậy Để giải quyết được những khó khăn và bất cập trong Công ty cổ phần bia Kim Bài hiện nay thì đề tài của em tập trung vào nghiên cứu một số nội chính dung sau: gồm ba phần
Phần lý thuyết chung: em tập trung nghiên cứu và làm sáng tỏ hai mảng lý thuyết lớn là cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước và Công ty cổ phần
Phần thứ hai: em cũng tập trung vào hai nội dung chính là: những đặc điểm và tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần bia Kim Bài Từ những thông tin đó và lý thuyết ở trên em sẽ nghiên cứu và nêu ra những khó khăn, bất cập đang diễn ra ở Công ty trong giai đoạn hiện nay
Phần thứ ba: em nêu ra những giải pháp để giải quyết cho những khó khăn và bất cập trên
LÝ LUẬN CHUNG
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CỔ PHẦN HOÁ 1 Bản chất của cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước
1 Bản chất của cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước
Xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, chúng ta đã có chủ trương tổ chức, sắp xếp lại khu vực kinh tế Nhà nước, trong đó cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là một trong những nội dung quan trọng
Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là quá trình chuyển đổi hình thức sở hữu tài sản của các doanh nghiệp Nhà nước thành dạng sở hữu hỗn hợp (sở hữu của các cổ đông thuộc các thành phần kinh tế) Cổ phần hóa thực chất là quá trình xã hội hóa các doanh nghiệp Nhà nước Đây là chủ trương đúng đắn của Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp Nhà nước(DNNN) và trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH, đẩy mạnh công cuộc đổi mới kinh tế, hội nhập với khu vực và thế giới.
1.2 Bản chất của cổ phần hoá
1.2.1 Xét ở khía cạnh chính trị
Cổ phần hoá DNNN không nhằm mục tiêu tư nhân hoá nền kinh tế mặc dù trong cổ phần hoá có chứa đựng yếu tố “tư nhân hoá” Cổ phần hoá là giải pháp nhằm làm cho sở hữu trong DNNN từ “ảo” đến thực, chuyển từ sự kiểm soát bằng “chế độ quan liêu” sang sự kiểm soát thông qua lợi ích của các chủ sở hữu thực Khác với làn sóng tư nhân hoá ở các nền kinh tế chuyển đổi ở Đông Âu đang chuyển các DNNN từ sở hữu chung của xã hội sang sở hữu của cá nhân, cổ phần hoá DNNN ở Việt Nam nhằm thu hút sự tham gia làm chủ thực sự của người lao động vào DNNN thông qua việc để tuý thành người lao động “có sở hữu vốn của doanh nghiệp” Giải pháp này đã làm cho doanh nghiệp có thêm những chủ nhân thực sự bên cạnh chủ nhân trừu tượng là Nhà nước Rõ ràng yếu tố đa sở hữu trong các doanh nghiệp đã làm cho cải cách DNNN trở nên triệt để hơn so với các cuộc cải cách trước đó Với tư cách là giải pháp cải cách kinh tế, cổ phần hoá DNNN ở nước ta được tiến hành với sự cân nhắc triệt để các hậu quả chính trị và xã hội của nó Đặc biệt, cổ phần hoá DNNN vẫn đảm bảo được định hướng XHCN của việc phát triển kinh tế thị trường trong lúc vẫn củng cố được những thành quả của công cuộc cải tạo XHCN ở nước ta.
1.2.2 Xét ở bản chất pháp lí
Cổ phần hoá là việc biến doanh nghiệp một chủ thành doanh nghiệp của nhiều chủ, tức là chuyển từ hình thức sở hữu đơn nhất sang sở hữu chung thông qua việc chuyển một phần tài sản của doanh nghiệp cho những người khác Những người này trở thành sở hữu chủ của doanh nghiệp theo tỉ lệ tài sản mà họ sở hữu trong doanh nghiệp cổ phần hoá Xét dưới góc độ này thì cổ phần hoá dẫn tới sự xuất hiện không chỉ của Công ty cổ phần trên nền tảng của doanh nghiệp được cổ phần hoá Bản chất của cổ phần hoá nêu trên đây không phải lúc nào cũng được hiểu đúng trong thực tiễn xây dựng và thực hiện pháp luật về cổ phần hoá Có quan điểm đồng nhất cổ phần hoá với tư nhân hoá hay có quan điểm cho rằng cổ phần hoá chỉ liên quan đến DNNN Với tư cách là sự kiện pháp lí của việc chuyển đổi hình thức sở hữu của doanh nghiệp, cổ phần hoá có thể áp dụng đối với bất cứ loại hình doanh nghiệp nào thuộc sở hữu của một chủ duy nhất Vì vậy, doanh nghiệp tư nhân (DNTN), doanh nghiệp 100% vốn của một nhà đầu tư nước ngoài đều có thể trở thành đối tượng của cổ phần hoá DNTN hay doanh nghiệp 100% vốn của một nhà đầu tư nước ngoài có thể chuyển thành Công ty trách nhiệm hữu hạn thông qua cổ phần hoá.
2 Sự cần thiết phải cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước
DNNN là những cơ sở sản xuất kinh doanh mà Nhà nước là người chủ sở hữu tư liệu sản xuất Vai trò của khu vực này là hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Tuy nhiên trong thời gian qua ở nước ta bên cạnh sự cần thiết và những tác động tích cực không thể phủ nhận của DNNN thì cũng cần phải thẳng thắn mà đánh giá rằng đây là khu vực hoạt động kém hiệu quả nhất trong nền kinh tế Theo các số liệu thống kê, hiện nay chúng ta còn khoảng gần 6.000 DNNN, trên thực tế chưa đến 20% trong số đó làm ăn có hiệu quả. Tức là còn 4000-5000 DNNN hoạt động không có lãi hoặc thua lỗ Sự tồn tại quá nhiều các DNNN làm ăn kém hiệu quả, sự thúc bách của xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đã qui định sự cần thiết phải cải cách khu vực này như một việc làm mang tính tất yếu khách quan Có nhiều phương hướng như bán, cho thuê, thậm chí giải thể nhưng phương án cổ phần hoá được xem như là có hiệu quả nhất bởi vì:
Trước hết , CPH đã tạo ra loại hình DN nhiều chủ sở hữu, bao gồm Nhà nước, công nhân viên trong DN và cổ đông ngoài DN, trong đó, người lao động trong DN trở thành người chủ thực sự phần vốn góp của mình Theo ước tính bình quân trong tổng số vốn điều lệ của mỗi Công ty CP, Nhà nước nắm giữ 46,5%, người lao động trong DN nắm giữ 38,1%, và cổ đông ngoài DN nắm giữ 15,4%
Hai là , cơ cấu lại một bước cơ bản hệ thống DNNN Nhờ CPH phần lớn số
DNNN đã khắc phục tình trạng DNNN nhỏ lẻ, phân tán, dàn trải trong tất cả các ngành, lĩnh vực, đã tập trung hơn vào 39 ngành, lĩnh vực then chốt mà Nhà nước cần chi phối để điều tiết nền kinh tế Quy mô vốn của một DN đã tăng lên đáng kể Ngoài ra DN được cơ cấu lại, đã giải quyết phần lớn số lao động dôi dư.
Ba là , Nhà nước đã thu lại một phần vốn, đã huy động thêm vốn của xã hội đầu tư vào phát triển sản xuất kinh doanh Qua CPH, vốn các DN được đánh giá lại, Nhà nước đã thu lại 10.169 tỷ đồng (chiếm 58% tổng số vốn Nhà nước đã CPH, tính tới thời điểm cuối năm 2005) để đầu tư vào các DNNN và sử dụng vào các mục đích khác, khuyến khích phát triển khu vực kinh tế Nhà nước Đồng thời đã huy động được 12.411 tỷ đồng của các tổ chức, cá nhân ngoài xã hội Tài chính của DN được lành mạnh hơn một bước, nhờ CPH mà mất phẩm chất, máy móc thiết bị không dùng, hạch toán vào chi phí kinh doanh, giảm vốn Nhà nước hoặc bán cho Công ty mua bán nợ và tài sản của
DN CPH còn góp phần thúc đẩy hình thành và mở rộng thị trường chứng khoán Đã có 26 Công ty cổ phần hình thành từ CPH DNNN được niêm yết, dù sao, đây mới chỉ là bước đầu, số Công ty được niêm yết còn quá ít Ngược lại, thị trường chứng khoán được phát triển lại có tác động đẩy nhanh tiến độ và quy mô CPH.
Bốn là , việc chuyển từ DNNN thành Công ty CP đã mang lại cho Công ty cơ chế quản lý năng động, có hiệu quả, thích nghi với nền kinh tế thị trường.Nhờ CPH đã xác định rõ người chủ đích thực của DN-Công ty CP Đó là các cổ đông, bao gồm Nhà nước, lao động - cổ đông trong DN và các cổ đông ngoài
DN DN hoạt động hoàn toàn theo cơ chế thị trường, tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện về hoạt động sản xuất kinh doanh theo pháp luật, hạch toán kinh doanh thực sự Các chi phí gián tiếp, quản lý đã giảm được khoảng 25%, cá biệt có Công ty giảm tới 50% so với trước CPH Nhiều Công ty đã rà soát, xây dựng mới các quy chế về quản lý lao động, vật tư, tài sản, tài chính, CPH cũng góp phần đào tạo, rèn luyện, dần hình thành đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, quản lý DN thích nghi với cơ chế thị trường.
Năm là , CPH đã góp phần rõ rệt vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN 1 Báo cáo của các bộ, ngành, địa phương về tình hình kinh doanh của 850 DNNN hoàn thành CPH đã hoạt động sau một năm trở lên cho thấy là hầu hết các DN này hoạt động có hiệu quả to lớn theo tất cả các chỉ tiêu chủ yếu Vốn điều lệ tăng bình quân 44%; doanh thu tăng bình quân 23,6%, trong đó 71,4% số DN có doanh thu tăng; lợi nhuận tăng bình quân 139,7%, trên 90% Công ty CP đều có lãi; nộp ngân sách tăng bình quân 24,9%; thu nhập bình quân của người lao động tăng 12%; số lao động không giảm mà bình quân tăng 6,6% do các DN mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng việc làm; cổ tức bình quân đạt 17,11% - cao hơn nhiều so với lãi suất tiền gửi ngân
1 http://www.vneconomy.com.vn/tbktvn/?param=print&id341 hàng, có số Công ty đạt tới 91% Tính chung tới 71,4% số DN có cổ tức cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng.
3 Hình thức tiến hành cổ phần hoá
Theo điều 3 Nghị định số 187/2004/NĐ-CP của chính phủ thì Việc cổ phần hóa được tiến hành theo các hình thức sau :
Giữ nguyên vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn áp dụng đối với những doanh nghiệp cổ phần hoá có nhu cầu tăng thêm vốn điều lệ Mức vốn huy động thêm tuỳ thuộc vào quy mô và nhu cầu vốn của Công ty cổ phần Cơ cấu vốn điều lệ của Công ty cổ phần được phản ảnh trong phương án cổ phần hoá.
Bán một phần vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán bớt một phần vốn Nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để thu hút vốn
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN 1 Khái niệm Công ty cổ phần và các khái niệm có liên quan
1 Khái niệm Công ty cổ phần và các khái niệm có liên quan
1.1 Khái niệm Công ty cổ phần
Công ty cổ phần là loại Công ty được thành lập do nhiều người cùng chung góp vốn Tổng số vốn sẽ được chia thành các cổ phần bằng nhau, người góp vốn với tư cách là cổ đông sẽ góp vốn thông qua việc mua một số cổ phần đó
Theo Điều 51, Luật Doanh nghiệp Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó:
Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp
Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 55 và khoản 1 Điều 58 của Luật này;
Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa
Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
1.2 Các khái niệm khác có liên quan tới Công ty cổ phần
Cổ đông: là một pháp nhân hoặc thể nhân chủ sở hữu phần vốn cổ phần của Công ty cổ phần.
Cổ phần: là phần vốn góp tối thiểu mà mỗi cổ đông tham gia đầu tư vào
Công ty cổ phần Đối với Việt Nam, giá trị của một cổ phần là 100.000 đồng
Cổ phiếu: là giấy chứng nhận cổ phần Được phát hành dưới hai hình thức: chứng chỉ và bút toán ghi sổ Nó xác nhận quyền hợp pháp của người có cổ phiếu đối với tài sản và vốn của Công ty cổ phần.
Trái phiếu: là một hợp đồng vay nợ, được phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận nghĩa vụ thanh toán nợ của nhà phát hành đối với người sở hữu trái phiếu
Cổ tức: là lợi tức của cổ phần, là phần lợi nhuận ròng của Công ty phân phối cho cổ đông theo tỷ lệ cổ phiếu sở hữu.
2 Những đặc trưng cơ bản của Công ty cổ phần 5
Là một doanh nghiệp tổ chức kinh doanh, có tư cách pháp nhân, tồn tại riêng biệt và độc lập với chủ sở hữu của nó Công ty cổ phần được thành lập theo pháp luật, được Nhà nước phê duyệt điều lệ hoạt động, có con dấu riêng, có quyền ký kết các hợp đồng kinh tế với các tổ chức và cá nhân khác trong và ngoài nước, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Trong nền kinh tế thị trường, Công ty cổ phần được tự ấn định các mục tiêu và xác định các phương tiện sử dụng để thực hiện các mục tiêu đó, tự xác định tính chất của sản phẩm mà Công ty sẽ sản xuất ra, lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu và khách hàng, tự thương lượng về giá cả mà Công ty sẽ trả hoặc nhận, tự tìm kiếm vốn mà Công ty cần huy động Các Công ty này được tự do phát triển mọi hoạt động sản xuất kinh doanh theo pháp luật quy định, đa dạng hoá hay thay đổi, thậm chí đình chỉ hoạt động theo ý của Công ty mà không phải tham khảo bất cứ một thẩm quyền nào.
Về tài sản (vốn) trong các Công ty cổ phần được hình thành từ những nguồn mang đặc điểm riêng biệt bao gồm: Vốn điều lệ, vốn tự có và vốn vay Trong đó vốn vay có thể là vôn vay trung hạn hoặc vốn vay dài hạn.
Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của Công ty trong phạm vi số vốn đã góp Trong trường hợp Công ty
5 Đoạn này được tóm tắt từ PSG-TS Nguyễn Năng Phúc: Phân tích tài chính trong các Công ty cổ phần ở việt nam,NXB Tài Chính năm 2004, tr.8-11 không đủ tài sản để thanh toán các khoản nợ cho chủ nợ thì cổ đông không chịu trách nhiệm về các khoản nợ này.
Chức năng kinh tế: Trong nền kinh tế thị trường, chức năng kinh tế của Công ty cổ phần là sản xuất sản phẩm hàng hoá và dịch vụ để bán trên thị trường, bằng cách sử dụng các phương tiện vật chất, tài chính và nhân sự nhằm mục đích thu lợi.
Cơ cấu lãnh đạo của Công ty gồm ba bộ phận chính: Đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị và ban giám đốc
3 Ưu nhược điểm của Cty CP
Có khả năng huy động vốn rất lớn nhờ phát hành cổ phiếu và trái phiếu
Các cổ đông chịu trách nhiệm hữu hạn đối với số vốn góp của mình vào Công ty
Được tổ chức quản lý chặt chẽ
Gắn người lao động với kết quả cuối cùng
Thời gian hoạt động vô hạn không bị chi phối bởi việc các cổ đông bị tù tội hay qua đời
Dễ mở rộng tầm hoạt động sản xuất kinh doanh bằng cách gọi thêm vốn dưới dạng cổ phiếu, trái phiếu
Được hưởng tư cách pháp nhân
Được chuyển nhượng quyền sở hữu Các cổ phần hay quyền sở hữu Công ty có thể được chuyển nhượng dễ dàng, chúng được ghi vào danh mục chuyển nhượng tại Sở giao dịch chứng khoán và có thể mua hay bán trong các phiên mở cửa một cách nhanh chóng Vì vậy, các cổ đông có thể duy trì tính thanh khoản của cổ phiếu và có thể chuyển nhượng các cổ phiếu một cách thuận tiện khi họ cần tiền mặt.
Ngoài ra còn được xem là một biện pháp để xoa dịu mâu thuẫn giai cấp
Tính chất ổn định, lâu bền, sự thừa nhận hợp pháp, khả năng chuyển nhượng các cổ phần và trách nhiệm hữu hạn, tất cả cộng lại, có nghĩa là nhà đầu tư có thể đầu tư mà không sợ gây nguy hiểm cho những tài sản cá nhân khác và có sự đảm bảo trong một chừng mực nào đo giá trị vốn đầu tư sẽ tăng lên sau mỗi năm Điều này đã tạo khả năng cho hầu hết các Công ty cổ phần tăng vốn tương đối dễ dàng.
Công ty cổ phần bị đánh thuế hai lần Lần thứ nhất thuế đánh vào Công ty. Sau đó, khi lợi nhuận được chia, nó lại phải chịu thuế đánh vào thu nhập cá nhân của từng cổ đông.
Công ty cổ phần phải chấp hành các chế độ kiểm tra và báo cáo chặt chẽ.
Chi phí tổ chức Công ty khá tốn kém
Pháp chế Nhà nước qui định chặt chẽ về hoạt động của Công ty và Công ty có trách nhiệm báo cáo cho Nhà nước kết quả hoạt động của mình
Phía các cổ đông thường thiếu quan tâm đúng mức, rất nhiều cổ đông chỉ lo nghĩ đến lãi cổ phần hàng năm và ít hay không quan tâm đến công việc của Công ty Sự quan tâm đến lãi cổ phần này đã làm cho một số ban lãnh đạo chỉ nghĩ đến mục tiêu trước mắt chứ không phải thành đạt lâu dài Với nhiệm kỳ hữu hạn, ban lãnh đạo có thể chỉ muốn bảo toàn hay tăng lãi cổ phần để nâng cao uy tín của bản thân mình.
Không giữ được bí mật kinh doanh, bí mật tài chính vì lợi nhuận của các cổ đông và để thu hút các nhà đầu tư tiềm tàng, Công ty thường phải tiết lộ những tin tức tài chính quan trọng, những thông tin này có thể bị đối thủ cạnh tranh khai thác
Tương đối ít được tín nhiệm trong việc cấp tín dụng vì Công ty chịu trách nhiệm hữu hạn
Công ty khó thay đổi phạm vi kinh doanh vì phải căn cứ vào điều lệ
4 Mô hình tổ chức và quản lý của Công ty cổ phần
4.1 Mô hình tổ chức và quản lý
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 1 Thông tin cơ bản về Công ty
1 Thông tin cơ bản về Công ty:
Tên doanh nghiệp: CÔNG TY BIA KIM BÀI
Tên doanh nghiệp sau cổ phần hóa: CÔNG TY CỔ PHẦN BIA KIM
Tên giao dịch quốc tế: KIM BAI BEER COMPANY
Tên viết tắt: KIMBAI BEER
Năm thành lập: Công ty Bia Kim Bài được thành lập từ năm 1989 theo quyết định Thành lập số 1356/198QĐ–UB ngày 17/02/1989 của UBND tỉnh Hà Tây Là một Doanh nghiệp Nhà nước thuộc sở Công nghiệp Hà Tây
Trụ sở chính: THỊ TRẤN KIM BÀI-THANH OAI-HÀ TÂY
Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất Bia Hơi và Bia Chai là chủ yếu
Lực lượng lao động và trình độ lao động: Đến thời điểm 31/12/2005
Tổng số người trong Công ty là: 320 người Trong đó:
Bảng 1 : Phân loại lao động:
Phân theo trình độ lao động Số người Tỉ lệ (%)
1 Trình độ Đại học – cao đẳng 42 13,1 %
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Công ty cổ phần bia Kim Bài)
Do số lượng công nhân tương đối lớn mà số lượng máy móc lại có hạn do đó Công ty tiến hành sản xuất theo ca Sự phân chia lao động theo ca vừa tiết kiệm chi phí hơn vừa khai thác tối đa hiệu quả sử dụng của may móc của Công ty.
Đơn vị thành viên: Công ty chỉ có một trụ sở chính tại thị trấn Kim Bài và không có các chi nhánh khác
2 Sản phẩm dịch vụ chính của Công ty và quy trình sản xuất bia:
2.1 Sản phẩm dịch vụ chính của Công ty :
Trước năm 1989 thì sản phẩm của Công ty là lương thực thực phẩm, phục vụ cho cả người lẫn gia súc, gia cầm nhưng từ sau năm 1989 khi mà Công ty Bia Kim Bài được thành lập thì sản phẩm chính của Công ty chỉ là Bia Hơi và Bia chai.Từ khi đó tới nay thì Công ty cổ phần Bia Kim Bài vẫn chỉ có hai loại sản phẩm chính là : Bia Hơi và Bia chai Riêng đối với loại bia hơi thì có thể đóng gói dưới dạng chai nhựa (1,2 lít) hoặc dưới dạng “Boom” ( trên 10 lít tuỳ vào kích cỡ của boom) Đối với những đại lý nhỏ cũng có thể mua Bia Hơi trực tiếp từ Công ty Đối với loại Bia chai cùng một chất lượng nhưng có hai loại đóng gói, đó là chai 750ml và chai 550 ml Với hoạt động dịch vụ thì Công ty có một số cửa hàng (gần Công ty ) có nhiệm vụ quảng cáo tiếp thị và trực tiếp bán sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng.
Bia hơi: là loại sản phẩm tươi và mát chất lượng dinh dưỡng cao, giá thành rẻ, phù hợp với đông đảo tầng lớp dân cư trong xã hội. Nhưng đòi hỏi yêu cầu đảm bảo vệ sinh một cách tuyệt đối Bia hơi được đóng gói dưới dạng chai nhựa (1,2 lít ) hoặc dưới dạng
“Boom” Khi bán ra phải được tiêu thụ trong ngày, nếu để qua đêm rất dễ bị chua, giảm chất lượng Do vậy bia hơi rất khó vận chuyển đi xa chỉ có những nơi gần nơi mình sản xuất mới tiêu thụ được
Bia chai: là loại bia chất lượng dinh dưỡng cao, để được lâu, vận chuyển đi được xa và có khả năng bảo quản được lâu hơn vì nó đã được tuyệt trùng từ trước khi đem đi tiêu thụ Tuy nhiên giá thành của nó cao hơn so với bia hơi.
2.2 Quy trình sản xuất bia:
Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất bia của Công ty cổ phần bia Kim Bài 6 Đối với Công ty khi thực tập em thấy thì quy trình công nghệ sản xuất là quy trình sản xuất phức tạp kiểu liên tục Nguyên liệu chính sản xuất là Malt (Mầm mạch), hoa Habalon (Hoa viên ), cao, gạo tẻ Trong đó hoa Habalon và Cao chiếm tỉ lệ tương đối nhỏ Để sản xuất đạt chất lượng cao Công ty có thể sử dụng Malt và Hablon là nguyên liệu chính, để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm Có thể dùng gạo tẻ thay thế một phần Malt Do vậy chất lượng bia phụ thuộc vào tỷ lệ hoà tan của Malt và gạo tẻ và bản thân các nguyên liệu trên, ngoài ra còn kể đến chất lượng nước dùng làm bia nữa. Mới nhìn vào quy trình thì có vẻ thấy phức tạp nhưng ta có thể phân quy trình thành ba giai đoạn sau:
Giai đoạn I (Giai đoạn nấu và ủ men) : Đưa nguyên vật liệu Malt và gạo tẻ vào xay nghiền Gạo nghiền thành bột trộn với nước và hồ hoá
(80 0 trong 30p), dịch hoá (70 0 trong 30p ), đun sôi (100 0 trong 15p) Malt nghiền thành bột, trộn với nước, chộn cháo gạo đun sôi Quy trình thuỷ phân (30 0 trong 30p), dưỡng hoá ( 65 0 trong 15p) sau đó lọc dịch đường lấy nha ban đầu sản phẩm phụ là bã bia dùng cho chăn nuôi Sau đó chuyển dịch nha sang nồi đun hoa được lượng dịch đường rồi lượng dung dịch đường đó và hoa Habalon, Cao vào nồi đun sôi Đủ thông số kỹ thuật thì chuyển sang nồi lạnh nhanh Sau đó cho dịch nha vào quy trình vi sinh diễn ra, quá trình này chia làm hai giai đoạn “lên men chính và lên men phụ”
Giai đoạn II : Đây là giai đoạn lên Men chính với thời gian từ 5 đến 7 ngày trong nhiệt độ 14 0 c rồi chuyển sang giai đoạn lên Men phụ trong
5 ngày đối với bia hơi và 7 ngày đối với bia chai.
Giai đoạn III (Giai đoạn chiết lọc) : Sau quá trình lên men đạt được thời gian và tiêu chuẩn kỹ thuật quy định cho sản phẩm của giai đoạn lên men Qua bộ phận lọc để lấy sản phẩm trong đó là Bia hơi và loại bỏ bã men Nếu là mẻ nấu bia chai thì sau khi qua bộ phận lọc, bia được chuyển sang bộ phận chiết và thanh trùng để sản phẩm cuối cùng là bia chai.
3 Những mốc lịch sử mang tính bước ngoặt :
Công ty Bia Kim Bài mà tiền thân là Xí nghiệp Chế biến kinh doanh lương thực và thực phẩm huyện Thanh Oai, trực thuộc Ty Lương thực tỉnh Hà Đông từ những năm 60 thế kỷ XX Lúc đó, Xí nghiệp có nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất, xay xát chế biến gạo phục vụ nhân dân trong Tỉnh Từ năm 1975 hình thành nhà máy xay sát thuộc Công ty Liên Hiệp Thực phẩm Hà Tây Ban đầu có 3 nhà máy xay sát lúa gạo chính (nhà máy xay Kim Bài, nhà máy xay sát Đông Quan, nhà máy xay Liên Bạt) mỗi nhà máy xay sát có công suất khoảng 15 tấn/1 ca sản xuất. Nhiệm vụ của Công ty trong giai đoạn này là say sát lúa gạo và làm thức ăn gia súc để cung cấp lương thực thực phẩm cho cán bộ công nhân viên, các cơ sở chăn nuôi trong tỉnh Năm 1989, khi đất nước chuyển đổi cơ chế quản lý, do máy móc lạc hậu dẫn tới chất lượng kém nên không thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, cộng với vốn đầu tư cho sản xuất lớn, trong khi lợi nhuận đem lại chẳng được là bao, việc kinh doanh của đơn vị gặp rất nhiều khó khăn, người lao động không có việc làm Để vượt qua những khó khăn này, hơn ai hết, lãnh đạo Công ty hiểu rằng, chỉ có chuyển đổi mặt hàng sản xuất kinh doanh mới mang lại công ăn việc làm cho người lao động và tạo hiệu quả kinh tế Do vậy ban lãnh đạo Công ty đã mạnh dạn vay vốn chuyển hướng đầu tư sản xuất Bia Hơi và Bia Chai Và thế là Công ty Bia Kim Bài được thành lập doanh nghiệp theo quyết định Thành lập số 1356/198QĐ –UB ngày 17/02/1989 của UBND tỉnh Hà Tây, với mặt hàng kinh doanh chính Bia Hơi và Bia Chai Đây là một mặt hàng hoàn toàn mới mẻ và xa lạ đối với cán bộ công nhân viên trong đơn vị - những nhân viên của ngành Lương thực Nhiều vấn đề khó khăn cho công tác sản xuất kinh doanh của Công ty cần phải giải quyết, trong đó, khó khăn hàng đầu là thiếu vốn Đây là bài toán khó nhất cần phải giải, bởi nếu vay ngân hàng vào thời điểm đó sẽ rất khó trụ nổi bởi thời hạn thanh toán và lãi suất không phù hợp với những bước đi chập chững ban đầu của Công ty Cuối cùng, ban lãnh đạo Công ty đã tìm ra một giải pháp Đó là phát động vay vốn trong toàn Công ty Chỉ trong vòng 2 tháng đã huy động được 2 tỷ đồng từ cán bộ công nhân viên và các mối quan hệ bạn bè Bài toán khó nhất đã được giải,bài toán thứ 2 cũng khó không kém, đó là sự đồng lòng nhất trí từ ban Giám đốc làm ra có được thị trường chấp nhận hay không? Bởi Hà Tây là một tỉnh giáp ranh với Hà Nội, Hoà Bình… nơi có sự cạnh tranh với các mặt hàng cùng loại rất lớn. Biết bao thử thách đặt ra trước tiền đồ còn mờ mịt Do đó, hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, Công ty phải họp bàn thống nhất kế hoạch để đảm bảo tính cân đối giữa kế hoạch sản xuất và kế hoạch tiêu thụ, chủ động tạo công ăn việc làm cho người lao động Ban Giám đốc Công ty đã mạnh dạn đầu tư vào đội ngũ cán bộ kỹ thuật có tay nghề cao để phục vụ cho sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, không ngại khó khăn, tự đứng lên bằng đôi chân của mình Nhìn vào những con số mà Công ty đã đạt được trong những năm qua, chúng ta thật sự khâm phục những gì mà họ - những cán bộ lương thực thủa nào đã làm được Năm 1992, Công ty sản xuất được 500 nghìn lít bia, năm 1995 đạt 1,8 triệu lít, năm 1998 đạt 3,6 triệu lít, năm 2000 đạt 4,2 triệu lít, năm 2001 đạt 5,5 triệu lít, năm 2002 đạt 7,5 triệu lít, đưa thu nhập của người lao động từ 900 nghìn đồng/ người/ tháng năm 2001 đến 1,9 triệu đồng/ người/ tháng năm 2005 Trong năm 2006, Công ty phấn đấu sản xuất 11 triệu lít Có được những thành tích đáng khích lệ trên phải kể đến sự đồng lòng nhất trí của toàn thể cán bộ trong Công ty, với bộ máy quản lý năng động gọn nhẹ, phân công công việc rõ ràng, gắn trách nhiệm với quyền lợi của người lao động Tính dân chủ hoá trong Công ty luôn được coi trọng, chế độ cho người lao động luôn được quan tâm và đáp ứng đầy đủ, có nhà ăn phục vụ cho công nhân. Công tác an toàn vệ sinh lao động được thực hiện rất nghiêm túc Trong thời gian tới, để mở rộng sản xuất, Công ty đã mạnh dạn đầu tư thêm nồi hơi mới, dây chuyền thanh trùng 2000 chai/h, toàn bộ hệ thống lọc tinh, hệ thống lên men 50 - 60l/thùng, cải tạo hệ thống làm lạnh, chuyển từ làm lạnh bằng muối sang làm lạnh bằng cồn, tạo điều kiện tốt nhất cho khâu nấu và khâu lên men Đặc biệt, Công ty chú trọng đầu tư vào khâu vận tải, sử dụng các loại xe chuyên dụng lạnh, đầu tư vào công tác bán hàng (tủ bảo quản bia) đảm bảo chất lượng vệ sinh cho trên
3000 đại lý bia rải đều trong các huyện, xã, thôn của tỉnh và các tỉnh như Nghệ
An, Hoà Bình 5 năm liên tục Công ty Bia Kim Bài luôn nhận được cờ thi đua xuất sắc của tỉnh Hà Tây và bằng khen của Bộ Công nghiệp
Hiện nay Công ty đã chuyển đổi thành Công ty cổ phần Bia Kim Bài theo quyết định thành lập số 1053 ngày 15/10/2004 của UBND tỉnh Hà Tây Hiện nay
Công ty Công ty Cổ phần bia Kim Bài đang khẳng định chỗ đứng của mình trên thị trường, điều đó chứng tỏ Công ty đã ngày một nâng cao chất lượng sản phẩm của mình để cạnh tranh với khác, tạo công ăn việc làm và nâng cao đời sống người lao động.
4 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm vừa qua
4.1 Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2: Kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần bia Kim Bài qua các năm Đơn vị tính : 1.000.000đ
1 TSCĐHH hiện có 13.300 14.000 16.7000 19.300 32.000 Trong đó giá trị hao mòn 4.100 4.700 6.000 7.200 11.500
4 Nguồn vốn chủ sở hữu 1.700 1.700 1.700 8.000 8.100
10 Lao động bình quân năm (người) 225 250 276 300 320
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm)
4.2 Nhận xét về hoạt động kinh doanh của Công ty :
Biểu đồ 1: Biểu đồ doanh thu qua các năm
Qua bảng số liệu và biểu đồ doanh thu trên ta thấy hầu hết các chỉ tiêu quan trọng đều tăng theo thời gian điều đó chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong các năm qua là tương đối có hiệu quả Quan sát biểu đồ doanh thu chúng ta thấy rằng doanh thu của các năm sau hầu hết đều tăng so với năm trước,tốc độ tăng của những năm sau lại cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của những năm trước, riêng chỉ có năm 2003 có giảm đôi chút so với năm trước mà thôi.Doanh thu ngày càng tăng phản ánh quy mô sản xuất ngày càng tăng đặc biệt là ở năm 2005 doanh thu tăng cao hơn hẳn so với các năm trước.
Biểu đồ 2: Lợi nhuận sau thuế qua các năm
Doanh thu tăng cũng là một yếu tố quan trọng, nhưng hiệu quả thực sự thì chúng ta phải xem xét chỉ tiêu lơi nhuận sau thuế Nhìn vào biểu đồ lợi nhuận sau thuế trên ta thấy rằng : lợi nhuận sau thuế đều tăng qua các năm điều này chứng tỏ Công ty ngày càng kinh doanh có hiệu quả Ta thấy rằng năm 2003 doanh thu có giảm so với năm trước nhưng lợi nhuận sau thuế vẫn tăng điều này nói lên sự triệt để cắt giảm chi phí của Công ty là khá tốt Sự lựa chọn chiến lược cạnh tranh dựa vào giá thấp là hoàn toàn đúng đắn và luôn luôn được Công ty tuân thủ trong quá trình hoạt động của mình.
Bên cạnh đó chúng ta cũng thấy rằng có sự tăng đáng kể tài sản cố định hữu hình qua các năm Giá trị tài sản cố định hữu hình năm 2005 so với năm 2001 là là2.4 lần tức là 140% đặc biệt là vào năm 2005 giá trị này tăng cao hơn hẳn so với các năm trước Sự tăng lên này chủ yếu là kết quả của việc cổ phần hoá Công ty mang lại Quan sát biểu đồ dưới đây ta có thể thấy được điều đó.
PHÂN TÍCH NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ BẤT CẬP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BIA KIM BÀI SAU KHI CỔ PHẦN HOÁ 1 Doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá bị phân biệt đối xử trong lĩnh vực tín dụng, thuế
TY CỔ PHẦN BIA KIM BÀI SAU KHI CỔ PHẦN HOÁ
1 Doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá bị phân biệt đối xử trong lĩnh vực tín dụng, thuế
1.1 Trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng
Khi doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hoá và chuyển sang hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần thì chúng không được coi là thành phần kinh tế Nhà nước nữa mặc dù trong nhiều doanh nghiệp như vậy phần vốn Nhà nước chiếm tỉ lệ khá lớn Sự thay đổi tư các doanh nghiệp là sự thay đổi lớn nhất đối với các doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hoá Sự thay đổi này có khả năng dẫn đến một hậu quả bất đắc dĩ là các ngân hàng thương mại Nhà nước nhìn doanh nghiệp cổ phần hoá với sự e dè, sự ngờ vực khi các doanh nghiệp này tiến hành vay vốn Vì vậy công tác huy động vốn để đầu tư mở rộng sản xuất đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập rất khó khăn. Khi còn chưa CPH thì phương thức tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng rất dễ dàng, nhưng khi đã CPH thì để vay được vốn ngân hàng là vô cùng phức tạp. Theo số liệu của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp Nhà nước tỉnh Hà Tây, sau cổ phần hoá, nhìn chung quy mô doanh nghiệp còn nhỏ bé. Chỉ có 14/ 84 doanh nghiệp có mức vốn điều lệ tại thời điểm chuyển đổi đạt
10 tỷ đồng trở lên; 83,3% có mức vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng, thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa Trong khi đó, muốn mở rộng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, và nâng cao khả năng cạnh tranh, doanh nghiệp nào cũng cần vốn lớn. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua số liệu đầu tư năm 2005 vừa qua và kế hoạch năm 2006 dưới đây
Bảng 3: Số liệu về hoạt động đầu tư của Công ty Đơn vị tính: triệu đồng
Hoạt động đầu tư năm 2005 Kế hoạch đầu tư năm 2006
Tên thiết bị Số lượng Giá trị Hoạt động đầu tư Giá trị
Thiết bị lọc nước 1 cái 272 XD 1 kho NL 1.000
Máy nén khí 1 cái 25 XD hệ thống xử lý nước thải 3.120
Máy chiêt bia chai bia hơi Việt Nam 1 cái 92 XD một nhà rửa chai 800
Quốc 1 cái 171 XD một nhà ăn tập thể
Trung Quốc 3 cái 190 XD một nhà đặt máy phát 50
/mẻ Việt Nam chế tạo phụ kiện Đức,
XD một trạm biết áp
Nam chế tạo thống1 hệ 867 XD nhà tắm, nhà vệ sinh
Tủ bảo quản liên doanh Việt Nam 370 cái 1.128 Mua một ô tô con và haixe tải 2,5 tấn 1.300 Bom nhựa việt Nam chế tạo 1.776 quả 823 XD Đường nội bộ 300
Quốc chế tạo 1.028 quả 1.929 XD tường bảo vệ khu đấtmới 100
( Nguồn: Báo cáo đại hội cổ đông thường niên năm 2006 )
Nhìn vào bảng số liệu trên thì chúng ta có thấy Công ty cổ phần bia KimBài đã và đang đầu tư rất lơn cho hoạt động sản xuất, do đó cần rất nhiều vốn.Nguồn vốn chủ yếu mà Công ty trông vào vẫn là vay ngân hàng Thế nhưng,cách thức vay vốn mà các ngân hàng áp dụng với Công ty khác hẳn khi là doanh nghiệp Nhà nước, yêu cầu chặt chẽ hơn về thủ tục cũng như tài sản thế chấp Trong khi đó, Công ty cổ phần bia Kim Bài hiện chưa được cấp đầy đủ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (mới chỉ cấp phần có nhà xưởng), tài sản bảo đảm là nhà cửa cũng còn nhiều khúc mắc về thủ tục Vì thế, Công ty gặp đang đẩu tư mở rộng và hiện đại hoá dây truyền sản xuất bia hơi và bia chai nên cần rất nhiều vốn mà nguồn vay chính là các ngân hàng Sự khó khăn trong việc tiếp cận với các nguồn vốn sẽ làm cho Công ty khó khăn hơn trong việc mở rộng dây truyền sản xuất Cũng theo kết quả khảo sát của Viện Khoa học tài chính, Bộ tài chính thực hiện cho thấy có tới 81% Công ty cổ phần đã cổ phần hoá muốn được bình đẳng trong việc vay vốn từ các ngân hàng thương mại quốc doanh như khi chưa cổ phần hoá, tức là khi còn là doanh nghiệp Nhà nước thuần tuý Cũng theo kết quả điều tra, Khảo sát này thì 90% Công ty cổ phần khẳng định có biểu hiện của sự phân biệt đối sử của ngân hàng trong lĩnh vực tín dụng Điểu đó cho thấy Nhà nước cần sớm tạo lập môi trường pháp lý bình đẳng cho các thành phần kinh tế.
Doanh nghiệp bị mất đi các lợi thế khác.
Ngoài sự bất cập trên Sự bất lợi của doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá còn thể hiện ở sự mất đi các lợi thế khác so với khi chúng còn là doanh nghiệp Nhà nước Khi còn là doanh nghiệp Nhà nước, Công ty bia Kim Bài thường được bổ sung vốn qua kênh đầu tư cơ bản hoặc bổ sung vốn lưu động, xoá nợ hoặc được bảo lãnh nợ, ít bị nguy cơ tuyên bố phá sản do các chủ nợ ( phần lớn là các doanh nghiệp Nhà nước khác) vẫn đặt niềm tin vào các Công ty hơn do đằng sau Công ty là Chính Phủ, các Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây và huyện Thanh Oai Tất cả những bất lợi này đã khiến Công ty đang gặp nhiều khó khăn hơn so với trước khi cổ phần hoá Vì vậy vấn đề đặt ra là phải tạo được một môi trường pháp lý bình đẳng cho Công ty cổ phần và doanh nghiệp Nhà nước thì vấn đề trên mới được giải quyết.
1.2 Trong lĩnh vực thuế và chuyển đổi ngành nghề kinh doanh
Trong lĩnh vực thuế, doanh nghiệp gặp khó khăn so với trước khi cổ phần hoá.
Doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hóa nói chung và Công ty cổ phần biaKim Bài nói riêng cũng đang gặp rất nhiều bất lợi do cách tiếp cận không thống nhất đối với các doanh nghiệp được coi là thuần tuý Nhà nước và đối với các doanh nghiệp không phải là Nhà nước Khi doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hoá và chuyển thành Công ty cổ phần, như nêu trên, nó bị coi là của “tư nhân” Vì vậy, cách làm việc, đối xử của các cơ quan thuế quan không còn “vô tư” như trước đây Hơn nữa, việc tính thuế đối với tài sản của Công ty cổ phần bia Kim Bài cũng chứa đựng những bất hợp lý Nhiều tài sản của Công ty nếu không cổ phần hóa thì các tài sản được chuyển giao, được mua không bị đặt vấn đề thuế trước bạ Chúng tồn tại “không cần trước bạ” trong Công ty một thời gian dài và chỉ đến khi cổ phần hoá thì cơ quan thuế bắt đầu đánh thuế trước bạ, tạo nên tình trạng kiểu “quýt là cam chịu” Sự mất đi nhiều ưu đãi về thuế so với trước khi cổ phần hoá gây ra khó khăn không nhỏ cho Công ty Khó khăn này sẽ xẩy ra trong thời gian tới vì hiện nay Công ty đang trong thời gian được miễn thuế (doanh nghiệp Nhà nước được miễn thuế trong vòng hai năm sau khi cổ phần hóa) Bia Kim Bài với bản chất là một Công ty bia địa phương do đó chiến lược cạnh tranh của nó chủ yếu là dựa vào giá cả.
Sự tăng lên về chi phí do không được hưởng các ưu đãi so với trước khi cổ phần hoá sẽ làm cho Công ty thực sự khó khăn.
Khó chuyển đổi ngành nghề kinh doanh
Sự khác nhau trong địa vị pháp lý của doanh nghiệp Nhà nước và Công ty cổ phần hoạt động trên hai nền tảng pháp lý khác nhau là Luật doanh nghiệp Nhà nước 2003 và luật doanh nghiệp năm 1999 cũng tạo ra không ít khó khăn trong việc đăng ký kinh doanh và chuyển đổi nghành nghề của Công ty cổ phần thành lập trên nền tảng của doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá Điều này đặc biệt liên quan đến các Công ty muốn mở rộng hoạt động hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực khác Do đó chủ trương mởi rộng đa dạng hoá sản phẩm của Công ty cổ phần bia Kim Bài cũng sẽ gặp không ít khó khăn. Tất cả các điều nêu trên cho thây sự phân biệt đối sử không đáng có giữa doanh nghiệp Nhà nước thuần tuý và doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá, tức là giữa “con cùng cha khác mẹ” với “con cùng cha mẹ” Cần thay đổi cách tiếp cận ở những người hoạch định chính sách, pháp luật và cả ở những người thực thi chúng Cần tiếp cận theo quan điểm “vì hiệu quả” tức là doanh nghiệp nào làm ăn có hiệu quả, mang lại lợi ích cho cộng đồng thì hãy rành cho chúng về vố, công nghệ và những ưu tiên khác, không kể chúng thuộc thành phần kinh tế nào.
2 Lúng túng trong quản lý phần vốn của Nhà nước
Hiện nay vốn Nhà nước trong Công ty cổ phần bia Kim Bài chiếm 35% và được quản lý bởi sở tài chính tỉnh Hà Tây, Nhà nước có phần vốn ở trong đó thì vấn đề đại diện cho cổ phần Nhà nước cần được xử lý đúng đắn Công ty cổ phần bia Kim Bài thành lập trên nền của doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá tức là phải hoạt động theo luật doanh nghiệp năm 1999 Nhà nước trong trường hợp này sẽ là một cổ đông thực sự, chưa kể còn là cổ đông chi phối Đối với các cổ đông khác thì việc đại diện cho cổ đông không đặt ra như là một vấn đề pháp lý cần giải quyết Tuy nhiên, đối với cổ đông Nhà nước đây là vấn đề cần phải lưu ý Do Nhà nước là thực thể trừu tượng và được đại diện bởi nhiều cơ quan khác nhau nên vấn đề đại diện cho cổ phần của Nhà nước trong Công ty cổ phần cần được làm sáng tỏ Có thể khẳng định rằng sẽ không bao giờ có cổ đông Nhà nước xuất hiện mà chỉ có đại diện cho cổ đông Nhà nước xuất hiện trong các Đại hội cổ đông hằng năm và bất thường Liệu đại diện cổ đông Nhà nước khi tham gia bỏ phiếu ở Công ty, sau đó cơ quan chủ quản thấy không vừa ý thì ép buộc phải bỏ quyết định đã thông qua không? Điều này đã xẩy ra ở các Công ty cổ phần bia Kim Bài trong thời gian vừa qua
Chưa thể hiện rõ vai trò người đại diện phần vốn
Bên cạnh đó chúng ta còn thấy, hiện nay vai trò của người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chưa được thể hiện rõ Trách nhiệm và quyền hạn chưa rõ ràng Trên thực tế là khoán trắng cho doanh nghiệp Người đại diện chỉ “thỉnh thoảng” đến dự họp tổng kết năm hoặc đại hội cổ đông là chủ yếu Vì vậy, hầu như người đại diện phần vốn Nhà nước hiện nay chỉ là hình thức, không làm được chức năng quản lý phần vốn Nhà nước ở doanh nghiệp, chưa nói tới việc tham gia lãnh đạo, điều hành hoặc giám sát doanh nghiệp hoạt động đúng luật việc cử người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần tuy được thực hiện trên cơ sở Nghị định 199 ngày 3-12- 2004 của Chính phủ đã được tiến hành, song rất phức tạp, thiếu thống nhất, hầu hết cử người của Sở Tài chính hoặc Sở chủ quản, Vụ kế toán kế hoạch, canh vốn còn không xuể nói gì đến mở rộng kinh doanh Đây quả thực là một vấn đề không nhỏ khi hiện nay, Nhà nước vẫn nắm giữ phần lớn vốn trong Công ty (35%) Điều đó lý giải vì sao chưa có chuyển động gì nhiều trong quản trị doanh nghiệp Hầu hết ban lãnh đạo Công ty cổ phần bia Kim Bài là bộ máy cũ Nhà nước muốn bán bớt cổ phần thì lại vướng Luật Doanh nghiệp (cổ đông sáng lập) Sau cổ đông Nhà nước, cổ đông người lao động chiếm vị trí thống lĩnh do hậu quả của việc cổ phần hoá khép kín Vì vậy, đương nhiên các cổ đông là các nhà đầu tư bên ngoài, dù là tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân chỉ chiếm vai trò thứ yếu, nắm giữ khoảng 10- 11% cổ phần, gây nên tình trạng thiếu cổ đông chiến lược ở Công ty cổ phần bia Kim Bài Rõ ràng, tỷ lệ vốn Nhà nước và cách quản lý phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp còn những vướng mắc không nhỏ.
3 Những vấn đề bất cập đối với cổ đông là người lao động
3.1 Người lao động phải chi phí lơn cho việc mua cổ phần
Người lao động trong doanh nghiệp Nhà nước là một trong những nhân tố quan trọng của cổ phần hoá Sự ủng hộ của người lao động, sự tham gia của người lao động sẽ thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá Làm cho doanh nghiệp sau cổ phần hoá hoạt động hiểu quả hơn Tuy nhiên cơ chế chính sách đối với người lao động hiện nay vẫn còn nhiều bất cập Theo các văn bản pháp luật hiện hành, người lao động ở Công ty cổ phần bia Kim Bài được mua cổ phần ưu đãi căn cứ vào thời gian làm việc cho khu vực Nhà nước theo mức mỗi năm là 10 cổ phần với mức giá ưu đãi giảm 30% so với mệnh giá Đặc biệt đối với người lao động nghèo được mua cổ phần theo giá ưu đãi nhưng được hoãn trả trong 3 năm đầu để hưởng cổ tức và trả dần trong 7 năm tiếp theo không phải chịu lãi xuất Trong thực tế số năm công tác cho khu vực Nhà nước của người lao động ở Công ty cổ phần bia Kim Bài hiện nay là khá nhiều nhưng tiền lương và thu nhập hiện nay còn hạn hẹp Để có một số tiền lớn để mua cổ phần ưu đãi là một chuyện không nhỏ nếu chỉ dừng lại ở ưu đãi này và tiến hành mua cổ phần thành nhiều đợt thì không ít người lao động cũng không đủ tiền để mua và như vậy cũng không được hưởng ưu đãi một cách trọn vẹn Nếu trừ mức ưu đãi này thì phần mà người lao động phải trả vẫn quá cao so với thu nhập của họ Lấy ví dụ một lao động có 20 năm làm việc ở Công ty cổ phần Bia Kim Bài thì Anh ta được mua 200 cổ phần mệnh giá 100.000đ thì số tiền họ phải đóng vào doanh nghiệp sẽ là 14.000.000đ Sẽ khó khăn hơn cho nhưng người mới vào làm việc vì tài sản của họ chưa có mà họ đa số lại không thuộc biên chế Nhà nước (làm hợp đồng) thì họ sẽ không được ưu đãi 30% như trên. Mức nộp ở trên không lớn, song so với thu nhập của đa số lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước là trở ngại lớn Nếu người lao động vay ngân hàng để mua cổ phần thì hiệu quả kinh tế không lớn Hơn nữa họ cũng không dám chắc mức hưởng cổ tức sẽ cao hơn so với mức lãi suất ngân hàng Vì vậy rất nhiều người lao động ở Công ty cổ phần bia Kim Bài đã bán số cổ phần được hưởng này vì lợi ích trước mắt khi lợi ích lâu dài chưa thể nhìn thấy
3.2 Người lao động chưa phát huy vai trò làm chủ thực sự
Chưa phát huy vai trò làm chủ thực sự do thiếu nhận thức
Vấn đề người lao động trong các Công ty cổ phần bia Kim Bài cũng đang đặt ra nhiều vấn đề phức tạp Vai trò của người lao động về thực chất có nhiều thay đổi so với trước Từ chỗ doanh nghiệp là của Nhà nước thì bây giờ, doanh nghiệp là của người lao động hay nói một cách chính sác hơn là của các cổ đông Với cách thức cổ phần hoá như hiện nay thì người lao động (bao gồm cả cán bộ quản lý) là lực lượng cổ đông mạnh nhất trong Công ty Như vậy thì người lao động chính là chủ doanh nghiệp Tuy nhiên, mặc dù có cổ phần nhưng phần lớn người lao động ở Công ty cổ phần bia Kim Bài hiện nay vẫn cảm thấy không có gì khác so với trước bởi phần lớn trong số họ là cổ đông thiểu số Nhận thức của nhiều người lao động còn hạn chế nên các vấn đề về quyền lợi và trách nhiệm còn hiểu biết một cách lơ mơ Do đó, ngay sau khi cổ phần, nhiều người lao động trong Công ty đã bán non cổ phần nên quyền quản lý rơi vào tay một người hoặc một nhóm người có tiền mua được nhiều cổ phiếu, thậm chí thuộc về người trong cùng một gia đình Như vậy những cổ đông thiểu số vẫn là người làm thuê và trong nhiều trường hợp chưa được bảo vệ đúng mức Nhìn chung các cổ đông nhỏ thiếu thông tin, thiếu hiểu biêt Họ không hiểu được thực chất hoạt động của Công ty, một số người lao động coi doanh nghiệp cổ phần hoá là người vay và họ chỉ là người cho vay vốn; cuối năm, được chia cổ tức bao nhiêu biết bấy nhiêu Nhiều cổ đông từ vị trí nhà đầu tư trở thành người gửi tiết kiệm, họ không thấy được vai trò của mình để tham gia bàn bạc, thảo luận và biểu quyết các vấn đề quan trọng của Công ty. Ngược lại nhiều cổ đông do không nắm rõ các quy định pháp lý về quyền hạn của cổ đông, dẫn tới việc lạm quyền và can thiệp quá sâu vào công tác quản lý, điều hành Công ty, gây nên những xung đột nội bộ không đáng có.
Chưa phát huy vai trò làm chủ do chi phí mua cổ phần lớn và cơ chế chính sách không hợp lý
Xuất phát từ việc phải bỏ một số tiền lơn ra mua cổ phần mà thu nhập của người lao động hiện nay ở Công ty chưa cao Từ đó dẫn tới tình trạng đầu cơ diễn ra ở rất nhiều doanh nghiệp cổ phần hoá (theo em Công ty cổ phần bia Kim Bài không phải là ngoại lệ), đặc biệt là những doanh nghiệp Nhà nước mà khi cổ phần hoá, giá trị quyền sử dụng đất và lợi thế doanh nghiệp không không được hạch toán vào giá trị của nó Điều này dẫn đến một thực tế là việc cổ phần hoá không đạt được mục tiêu tăng cường vai trò làm chủ thực sự của người lao động Bên cạnh đó chúng ta cũng thấy Theo quy định của Nghị định số 187/2004/NĐ-CP, người lao động được mua cổ phần ưu đãi có ghi danh với hạn chế việc chuyển nhượng chúng trong vòng ba năm Quy định này có tác dụng hạn chế tình trạng đầu cơ cổ phần ở các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá Tuy nhiên, Nghị định mới vẫn chưa khắc phục được tình trạng người lao động không có khả năng thanh toán Do phần lớn người lao động trong Công ty cổ phần bia Kim Bài hiện nay là nắm cổ phần ưu đãi, mà do sở hữu cổ phần ưu đãi thì không có quyền biểu quyết nên người lao động trong Công ty hiện nay cũng không thể phát huy sự giám sát của mình đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty Bên cạnh đó chúng ta cũng thấy, cả luật doanh nghiệp năm 1999 lẫn Nghị định số 187/2004/NĐ-CP đều chưa có quy định hướng dẫn cụ thể để xác định các biện pháp bảo đảm cho những cổ phần ưu đãi không bị ưu đãi của người lao động theo Nghị định số 28/CP trước đây cũng cần phải được quy định lại Theo Nghị định này, Người lao động được mua một số lượng cổ phần ưu đãi song phải chịu rất nhiều hạn chế trong đó hạn chế về quyền chuyển nhượng Số phận của những cổ phần này đến nay vẫn không được thay đổi và so với những cổ phần người lao động sở hữu theo nghị định 187/20004/NĐ-CP thì bất lợi hơn Sự hạn chế này càng bộc lộ rõ tác động của nó khi thị trường chứng khoán hoạt động Phần lơn các cổ phần hoạt động tại các trung tâm giao dịch là những cổ phần của các Công ty thành lập trên nền những doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hoá theo Nghị định số 28/CP. Ngoài ra, vấn đề lao động, tiền lương vẫn còn có những vướng mắc nhất định. Công ty hiện nay chưa biết tận dụng ưu thế của mô hình mới để tự xây dựng định mức lao động, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và chủ động trả lương cho người lao động mà vẫn áp dụng chế độ tiền lương như khi còn là doanh nghiệp Nhà nước Do đó, chưa tạo ra được động lực mới cho người quản lý và người lao động trong doanh nghiệp Việc đóng bảo hiểm xã hội cũng gặp nhiều khó khăn Nói tóm lại, khả năng người lao động tham gia vào hoạt động của Công ty với tư cách làm chủ theo đúng nghĩa hiện nay là chưa được thực hiện.
3.3 Thiếu thông tin về hoạt động của DN
Các cổ đông thiểu số ở Công ty bia Kim Bài, các cổ đông không có điều kiện đi dự đại hội đồng cổ đông hằng năm không được Công ty cổ phần cung cấp thông tin về tình hình hoạt động của DN, có nhiều cổ đông thiểu số không biết Công ty cổ phần đã quyết định tăng vốn điều lệ qua hình thức chuyển lợi nhuận sau thuế và không chia cho cổ đông thiểu số Điều 77/93 của Luật DN quy định: Quyết định của đại hội đồng cổ đông phải được thông báo đến cổ đông có quyền dự họp đại hội đồng cổ đông trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày quyết định được thông qua; Tóm tắt nội dung báo cáo tài chính hàng năm phải được thông báo đến tất cả cổ đông Việc không cung cấp thông tin cho nhà đầu tư thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với những người sở hữu DN Tại sao có chuyện kêu gọi mọi nhà đầu tư bỏ vốn vào DN nhưng một số nhà quản lý lại không có nghĩa vụ cung cấp thông tin cho những ông chủ của mình? Điều 67 Luật DN quy định: Hội đồng quản trị phải lập danh sách cổ đông được nhận cổ tức xác định thời hạn và hình thức trả chậm nhất 30 ngày trước mỗi lần trả cổ tức Thông báo về trả cổ tức phải được gửi đến tất cả các cổ đông, chậm nhất là 15 ngày trước khi thực hiện trả cổ tức.
Hiện nay có tình trạng một số cổ đông không biết thông báo của Công ty về việc trả cổ tức, thời hạn và phương thức trả Những cổ đông ở xa Công ty cổ phần thì việc nhận cổ tức rất phức tạp như phải đến tận DN, hoặc phải gửi giấy đến DN có xác nhận của cơ quan mới được chuyển khoản Thực tế như trên dẫn tới việc cổ đông chậm nhận được cổ tức, nhất là các cổ đông thiểu số. Những tồn tại trên không phải là vấn đề lớn nhưng sai Luật DN và rất dễ dàng khắc phục Đề nghị các cơ quan đại diện cổ phần Nhà nước thông qua người quản lý trực tiếp phần vốn Nhà nước tại DN và Công ty cổ phần bia Kim Bài rà soát lại Điều lệ để sửa đổi cho phù hợp với Luật hiện hành.
4 Vai trò của hội đồng quản trị chưa rõ ràng
Lựa chọn thành viên hội đồng quản trị bừa bãi
Trong hoạt động của Công ty cổ phần, hội đồng quản trị là một yếu tố quan trọng cần được quan tâm Thực tế hiện nay, hội đồng quản trị được hình thành bởi những quy định trong Luật Doanh nghiệp, điều lệ Công ty và sự tín nhiệm của Đại hội đồng cổ đông hội đồng quản trị trực tiếp quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để giải quyết mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty, có vai trò định hướng chiến lược, giám sát và quản lý bộ máy điều hành doanh nghiệp Hiện nay thì tiêu chuẩn của các ứng viên hội đồng quản trị hầu hết là do Công ty tự xác lập để đưa vào nội dung điều lệ Công ty Thực tế ở Công ty cổ phần bia Kim Bài đang diễn ra tình trạng chọn người để xây dựng tiêu chuẩn chứ không phải xây dựng tiêu chuẩn để chọn người Vì vậy, hoạt động của hội đồng quản trị trong Công ty đang bộc lộ một số mặt bất cập.
Trước hết, nhìn vào cơ cấu hội đồng quản trị hiện nay ở Công ty cổ phần bia Kim Bài cho thấy hầu hết các thành viên đều là những cổ đông trong Công ty Tỷ lệ này có thể bảo đảm tính an toàn nhưng chưa chắc đã mang lại nhiều lợi thế cho doanh nghiệp, bởi lẽ nếu có thêm yếu tố bên ngoài sẽ có thêm cơ hội mở rộng khả năng hoạt động của doanh nghiệp, tạo khả năng quan sát và giám sát hoạt động của hội đồng quản trị một cách khách quan hơn
Cơ chế kiêm nhiệm làm cho hội đồng quản trị hoạt động không thực sự hiệu quả
NHỮNG GIẢI PHÁP TỪ PHÍA DOANH NGHIỆP
1 Tăng cường quản trị Công ty
Quản trị Công ty là những cơ chế, quy định thông qua đó Công ty được điều hành và kiểm soát Cơ cấu quản trị Công ty xác định quyền hạn và trách nhiệm giữa những thành viên khác nhau trong Công ty, bao gồm các Cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban điều hành, Ban kiểm soát và những người liên quan khác của Công ty Đồng thời, quản trị Công ty cũng lập ra các nguyên tắc và quy trình, thủ tục ra quyết định trong Công ty, qua đó ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực và chức vụ,giảm thiểu những rủi ro không cần thiết cho Công ty Đó là những rủi ro liên quan đến hoặc có nguồn gốc từ những giao dịch với các bên có liên quan, những xung đột lợi ích tiềm năng và từ việc không có tiêu chuẩn rõ ràng hoặc không tuân thủ các quy định về công bố thông tin và không minh bạch Quản trị Công ty, là một công cụ quan trọng giúp tách biệt giữa sở hữu và quản lý (một điều hết sức quan trọng) Chúng ta hãy cùng xem xét một đoạn trích trong báo cáo đại hội cổ đông thường niên năm 2006 về công tác quản trị Công ty “Công tác quản lý điều hành còn nể nang, bao che, chưa manh dạn có ý kiến thẳng thắn và sử lý những cá nhân làm bừa, làm ẩu gây thiệt hại cho Công ty Tư tưởng suy nghĩ còn mang nặng doanh nghiệp nhà nước chưa thực sự đổi mới khi chuyển sang Công ty cổ phần…” 9 Như vậy thì việc tăng cường quản trị Công ty ở Công ty cổ phần biaKim Bài là một việc hết sức cấp thiết, giải quyết nhanh chóng khâu này sẽ thực sự đưa Công ty sau cổ phần hoá hoạt hiệu quả hơn Theo em muốn làm được điều này, Công ty cổ phần bia Kim Bài nói chung và hội đồng quản trị Công ty nói riêng cần phải đổi mới phương pháp quản trị Trong đó, hoạt động về mặt tài chính của Công ty phải được công khai, minh bạch, chính sách quản lý tài chính, kế toán phải đảm bảo quản lý hiệu quả doanh thu, chi phí, áp dụng phương pháp khấu hao thích hợp để thu hồi vốn nhanh, đổi mới và hiện đại hóa máy móc, thiết bị, xây dựng định mức chi phí để quản lý giảm thiểu các tổn thất Lợi nhuận phải được phân phối theo quy chế phân phối lợi nhuận sau thuế và dành 1 tỷ lệ nhất định tích lũy bố sung vào vốn điều lệ, bù đắp rủi ro còn lại sau đó mới chia cho cổ đông. Xây dựng quy chế giám sát nội bộ, đặc biệt trong công tác quản trị tài chính nội bộ trong Công ty để kịp thời nắm bắt các vấn đễ tồn tại và đưa ra các biện pháp xử lý thích hợp vì mục tiêu của Công ty Phải thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính thông qua tổ chức kiểm toán độc lập để đảm bảo tính minh bạch, tin cậy về tình hình tài chính của Công ty đối với các nhà đầu tư chủ nợ và khách hàng
2 Chuẩn bị các bước cần thiết để tham gia vào thị trường chứng khoán
Trong thời đại kinh doanh ngày nay Công ty cổ phần bia Kim Bài nói riêng và tất cả các doanh nghiệp khác nói chung đều mắc phải một căn bệnh “mã tính” đó là thiều vốn Ngày nay sự chiếm dụng vốn của các đại lý, người tiêu dùng đang diễn ra rất phổ biến Hiện tượng này làm cho vốn của doanh nghiệp giảm đi Vì vậy nhu cầu vay vốn là một nhu cầu quan trọng vào loại bậc nhất Có nhiều kênh để Công ty có thể vay vốn chẳng hạn như ngân hàng, các tổ chức tín dụng nhưng có lẽ kênh huy động mang tính chất “hiện đại” nhất thì vẫn là thị trường chứng khoán Tham gia vào đây Công ty có thể vay được một lượng vốn lớn mà không cần có tài sản thế chấp hay một số điều kiện khác Ngoài việc vay vốn thì khi tham gia vào thị trường chứng khoán các cổ đông và người lao động cũng được hưởng lợi hơn từ sự minh bạch thông tin trong Công ty Đối với các Công ty cổ phần có niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, tính minh bạch thông tin trong hoạt động quản lý có vai trò hết sức quan trọng, vì nó ảnh hưởng đến quyết định đâu tư cũng như tính thanh khoả của cổ phiếu Khi tính minh bạch kém nhà đầu tư không có đủ thông tin vệ tình hình tài chính của Công ty, do đó không thể định giá chính xác giá cổ phần của Công ty đó và làm tăng độ rủ ro trong đầu tư Những tiêu chuẩn của thị trường chứng khoán (các doanh nghiệp phải thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc) góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp niêm yết thực hiện các bằng, công khai minh bạch, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cổ đông, đặc biệt là các cổ đông nhỏ Tham gia vào thị trường chứng khoán Công ty một mặt cũng thu được lợi nhiều hơn nhưng mặt khác Công ty cũng chịu nhiều rủ do hơn, chính những rủi do đó sẽ làm ban quản lý Công ty phải hoạt động hiệu quả hơn. Trong kinh doanh việc “nhìn xa trông rộng” thường thì bao giơ cũng thu được kết quả tốt hơn Mặc dù mới cổ phần hoá được hơn một năm tuy nhiên theo em Công ty cổ phần bia Kim Bài nên có những bước tích cực chuẩn bị để tham gia vào thị trường chứng khoán vì những lợi ích lơn Công ty sẽ thu được khi tham gia vào đây như phân tích ở trên.
3 Các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty bia Kim Bài trì trệ Vì vậy để giải quyết vấn đề này đòi hỏi cần có nhiều giải pháp và cách làm hiệu quả nhất là kết hợp chúng với nhau.
Muốn thành công trong kinh doanh, các doanh nghiệp và các nhà kinh doanh cần hiểu biết cặn kẽ về thị trường, về những nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng, về nghệ thuật ứng xử trong kinh doanh Hiện nay các doanh nghiệp phải hoạt động trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt và có những thay đổi nhanh chóng về khoa học công nghệ, những chủ trương chính sách mới của nhà nươc, những chính sách quản lý thương mại mới và sự trung thành của khách hàng đối với Công ty ngày càng giảm sút Vì vậy vai trò của marketing càng phải được tăng cường, có thể hiểu một các ngắn gọn marketing là: Là chức năng quản lý toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh, từ việc phát hiện ra và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thật sự về một sản phẩm cụ thể, đến việc chuyển sản phẩm đó tới người tiêu dùng một cách tối ưu
Marketing rất hiệu quả trong việc tạo lòng tin đối với khách hàng và hiểu rõ phong cách sống của người tiêu dùng Vì thế, những người kinh doanh tìm cách để làm thoả mãn nhu cầu mong muốn của người tiêu dùng, tạo ra những
C ôn g t y Đại lý bán sỉ Đại lý bán sỉ nhỏ Đại lý bán lẻ
K há ch hà ng Đại lý bán sỉ Đại lý bán lẻ Đại lý bán lẻ sản phẩm và dịch vụ với mức giá cả mà người tiêu dùng có thể thanh toán được Phạm vi sử dụng marketing rất rộng rãi, marketing liên quan đến nhiều lĩnh vực như: hình thành giá cả, dự trữ, bao bì đóng gói, xây dựng nhãn hiệu, hoạt động và quản lý bán hàng, tín dụng, vận chuyển, trách nhiệm xã hội, lựa chọn nơi bán lẻ, phân tích người tiêu dùng, hoạt động bán sỉ, bán lẻ, đánh giá và lựa chọn người mua hàng công nghiệp, quảng cáo, mối quan hệ xã hội, nghiên cứu marketing, hoạch định và bảo hành sản phẩm… Nhưng suy cho cùng việc quan trọng nhất là đẩy nhanh việc tiêu thụ sản phẩm.
Nhìn vào cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty cổ phần bia Kim Bài chúng ta dễ thấy là không thấy bóng dáng của phòng marketing ở đâu cả Trong sơ đồ này chỉ có phòng kiểm tra thị trường phòng này không thể đảm nhiệm nhiệm vụ của phòng marketing được Cần thấy rằng khi mà cạnh tranh càng khốc liệt thì vai trò của marketing càng quan trọng, càng cần phải chú ý tới khâu này kể cả Công ty bia Kim Bài là một Công ty bia địa phương Thế nhưng Công ty cổ phần bia Kim Bài lại không chú ý tới vấn đề này, minh chứng cho điều đó là trong cơ cấu tổ chức không có phòng marketing Vì vậy theo em để thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm thì Công ty phải tiến hành nhiều công việc nhưng trước hết Công ty cổ phần bia Kim Bài phải thành lập ngay phòng marketing
3.2 Tăng số lượng kênh phân phối
Các kênh phân phối của Công ty như sau:
Sơ đồ 4 : Hệ thống các kênh phân phối của Công ty
Phân phối là toàn bộ công việc để đưa một sản phẩm, dịch vụ từ nơi sản xuất (Công ty) đến tận tay người tiêu dùng có nhu cầu, bảo đảm về thời gian, số lượng, chủng loại, kiểu dáng, màu sắc, chất lượng… mà người tiêu dùng mong muốn Phân phối là cầu nối giúp Công ty cung cấp sản phẩm cho khách hàng: đúng chất lượng, thời điểm, địa điểm, đúng kênh, luồng hàng Để chiến thắng trong cuộc cạnh tranh khốc liệt ngày nay thì sản phẩm phải có trong tầm tay của khách hàng qua mạng lưới phân phối rộng rãi Muốn vậy, Công ty cần linh động hơn trong khâu tổ chức các kênh phân phối để tiêu thụ sản phẩm chứ không thụ động để khách hàng tự tìm đến với mình Trong thời buổi kinh tế thị trường như hiện nay, “ngồi chờ” đồng nghĩa với là “đào mồ tự chôn sống mình” Câu “hữu xạ tự nhiên hương” đã không còn thích hợp trong thời đại cạnh tranh gay gắt hiện nay nữa Dù sản phẩm của Công ty có ưu thế về chất lượng, giá cả và an toàn vệ sinh thực phẩm đến đâu đi nữa song nếu không có một hệ thống phân phối hiệu quả thì khó có thể tiêu thụ sản phẩm tốt được Có hai vấn đề cần làm sáng tỏ về hệ thống kênh phân phối ở Công ty cổ phần bia Kim Bài đó là:
Thứ nhất , vì bia là loại sản phẩm “tức thời”, tức là sản phẩm mà người tiêu dùng cần là phải có ngay, trong khi mua ít có sự lựa chọn nhãn hiệu Mặt khác, nó được tiêu thụ nhanh và thường xuyên vì thế đòi hỏi phải luôn sẵn sàng ở mọi lúc mọi nơi và do đó đòi hỏi phải có một số lượng kênh phân phối lớn. Trong khi đó, ở Công ty cổ phần bia Kim Bài thì số lượng kênh phân phối rất ít Ở huyện Thanh Oai (địa bàn hoạt động chính của Công ty), ước tính có khoảng trên 30 đại lý bán sỉ Ở các huyện khác như là Thường Tín, Chương Mỹ… thì số lượng này còn ít hơn nhiều Qua bảng số liệu về sản lượng bia của Công ty qua các năm chúng ta thấy rằng sản lượng của Công ty là tương đối lớn song số lượng kênh phân phối lại nhỏ Điều đó làm cho khâu tiêu thụ sản phẩm khó khăn hơn Vì vậy theo em để thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Công ty cổ phần bia Kim Bài thì việc cấp thiết là phải tăng số lượng kênh phân phối trên các khu vực thị trường của Công ty hiện nay và tiếp tục nghiên cứu mở rộng thị trường sang các khu vực khác
Thứ hai , đó là sự mất cân bằng trong kênh phân phối của Công ty Số lượng người bán sỉ rất ít trong khi người bán lẻ lại rất nhiều, ước tính trên địa bàn huyện Thanh Oai có khoảng trên một nghìn đại lý bán lẻ Làm như vậy thì Công ty có thể tiết kiệm chi phí tuy nhiên nó cũng làm cho hoạt động phân phối hoạt động chập chạp hơn Các đại lý bán lẻ tốn nhiều chi phí cho việc vận chuyển bia hơn Điều đó làm cho giá mà người tiêu dùng phải trả tăng lên cao không cần thiết Vì là giá tăng cao nên tính cạnh tranh của Công ty lại giảm đi.
Do đó theo em Công ty phải làm cân bằng các thành phần trong kênh phân phối, tức là tăng số đại lý bán sỉ lên so với hiện nay.
Nhà phân phối giữ vị trí rất quan trọng và có thể đóng vai trò đại diện phân phối sản phẩm của Công ty một cách có hiệu quả nếu Công ty có thể kích thích được lòng nhiệt tình từ họ Muốn vậy, Công ty nên có các chính sách khuyến mãi hấp dẫn nhằm kích thích hoạt động tiêu thụ sản phẩm cho Công ty Vì vậy song song với các biện pháp ở trên Công ty cũng cần tiến hành thêm một số các biệt pháp khác để tăng cường sức mạnh kênh phân phối chẳng hạn như tạo các ưu đãi cho các nhà phân phối của Công ty… bằng cách xác định một tỷ lệ hoa hồng hấp dẫn hơn cho nhà phân phối của Công ty nhằm kích thích họ làm tốt khâu tiêu thụ sản phẩm và cùng chia sẻ rủi ro trong khâu lưu thông hàng hoá Đồng thời cũng nên nới rộng hình thức bao trọn gói chi phí vận chuyển.
3.3 Mở rộng thị trường tiêu thụ
Qua bảng số liệu về tài sản cố định ở trên tăng thấy rằng tài sản cố định của Công ty năm 2005 tăng một cách đáng kể Sản lượng cũng tăng lên nhiều so với các năm trước đó Vì vậy nếu chỉ trông mong vào các thị trường truyền thống thì khó có thể tiêu thụ hết số sản phẩm làm ra Do đó đối với Công ty cổ phần bia Kim Bài hiện nay mở rộng thị trường tiêu thụ là một biện pháp quan trọng để thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm Thị trường trước đây của Công ty chủ yếu là các huyện lân cận nhà máy trong tỉnh Hà Tây Hiện nay Công ty đang nghiên cứu mở rộng thị trường sang các khu vực lân cận của tỉnh Hà Tây. Đơn vị tính: % LỰA CHỌN NHU CẦU UỐNG ĐỊA ĐIỂM HÀ TÂY HÀ NỘI HOÀ
Nước giải khát và nước lọc 52,51 47,00 54 54,51
(Nguồn: Phòng kiểm tra thị trường Công ty cổ phần bia Kim Bài) Biểu đồ 6: Biểu đồ nhu cầu đồ uống
Quan sát bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy rằng: Nhu cầu uống bia ở Hà Nội là rất lớn song trên địa bàn của Hà Nội lại có rất nhiều hãng bia do đó Công ty khó có thể mở rộng thị trường trên khu vực này được Bên cạnh đó còn có Hoà Bình và Hưng Yên nhu cầu uống bia cũng khá cao do đó Công ty nên chú trọng vào hai khu vực này Trên thực tế bia Kim Bài cũng đã có mặt ở cả hai khu vực này rồi nhưng số lượng tiêu thụ ít vì vậy trong thời gian tới Công ty nên mở rộng thị trường ra hai vùng này đặc biệt là tỉnh Hưng Yên vì đây là tỉnh cũng tương đối gần Công ty (cách khoảng 9 Km), nhu cầu uống bia cũng khá cao, số lượng các Công ty bia trên tỉnh cũng ít Ngoài ra cũng cần
BIỂU ĐỒ NHU CẦU ĐỒ UỐNG
HÀ TÂY HÀ NỘI HOÀ BÌNH HƯNG YÊN ĐỊA PHƯƠNG
Sữa Nước giải khát và nước lọc Bia Rượu thấy rằng bản thân tỉnh Hà Tây cũng có nhiêu cầu uống bia là khá cao vì vậyCông ty nên mở rộng thị trường tiêu thụ ra các huyện khác trong tỉnh Hà Tây.