CHƯƠNG I Những vấn đề cơ bản về hải quan và các dịch vụ hải quan TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CUỐI KHÓA Đề tài MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆ[.]
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
Giơí thiệu chung
• Tên tổ chức :CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG KHÔNG
• Tên giao dịch : GENERAL AVIATION IMPORT EXPORT JOINT STOCKCOMPANY
• Tên viết tắt : AIRIMEX., JSC
• Trụ sở chính : 414 Nguyễn Văn Cừ, Quận Long Biên, Hà Nội
• Email : airimex@hn.vnn.vn
• Website : http://www.airimex.vn
Công ty cổ phần XNK Hàng không được thành lập trên cơ sở Quyết định số: 3892/QĐ-BGTVT ngày 17/10/2005 của Bộ giao thông vận tải, phê duyệt phương án cổ phần hoá Công ty XNK Hàng không (một doanh nghiệp Nhà nước, hạch toán độc lập, trực thuộc Tổng công ty Hàng không Việt nam).
Công ty cổ phần XNK Hàng không chính thức đi vào hoạt động từ ngày 18/5/2006, theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0103012269 do Sở kế hoạch đầu tư TP Hà Nội cấp Kế thừa và phát huy gần 20 năm kinh nghiệm (kể từ ngày 21/3/1989, ngày thành lập Công ty đến nay) của một Công ty xuất nhập khẩu chuyên ngành Hàng không đầu tiên và duy nhất của Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu máy bay, động cơ, phụ tùng, vật tư máy bay; Trang thiết bị cho ngành Hàng không… Công ty cổ phần XNK Hàng không cam kết và phấn đấu trở thành một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu hàng đầu của Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu chuyên ngành Hàng không
Nguyên tắc và phương châm hoạt động của Công ty là kinh doanh đúng qui định của pháp luật và thông lệ quốc tế, cung cấp tới cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao nhất với mức giá cạnh tranh nhất. Công ty hiểu rõ sự thành công của khách hàng sẽ mang lại sự thành công cho chính Công ty, do đó, việc đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu của khách hàng là mục tiêu hàng đầu của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không.
Quá trình hình thành và phát triển
Theo xu thế phát triển của Ngành Hàng không dân dụng Việt Nam, Công ty xuất nhập khẩu chuyên ngành và dịch vụ Hàng không (nay là Công ty Cổ phần XNK Hàng không) được thành lập và đi vào hoạt động theo Quyết định số 197/TCHK ngày 21/3/1989, của Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam, với nhiệm vụ xuất nhập khẩu các trang thiết bị, khí tài và phụ tùng thay thế cần thiết cho ngành Hàng không dân dụng Việt Nam và nhập khẩu một số mặt hàng phi mậu dịch để bán tái xuất ở các nhà ga quốc tế; Tận dụng trọng tải thừa của Hàng không Việt Nam và các hãng hàng không nước ngoài, xuất khẩu những mặt hàng do Bộ kinh tế đối ngoại (nay là Bộ Công Thương) uỷ quyền Ở giai đoạn đầu, Công ty hoạt động theo sự phân bổ chỉ tiêu của Tổng cục Hàng không (sau là Cục Hàng không và Tổng công ty Hàng không Việt Nam), hạch toán báo sổ… có thể nói đây là thời kỳ khó khăn nhất của Công ty Theo bước phát triển của Ngành, đến tháng 6/1993, Công ty được giao vốn để chủ động hoạt động sản xuất kinh doanh, trở thành một doanh nghiệp Nhà nước, hạch toán độc lập, trực thuộc Cục Hàng không dân dụng Việt Nam.
Sau khi Tổng công ty Hàng không Việt Nam được thành lập theo Quyết định 328/TTg ngày 27/5/1995 của Chính phủ, cơ chế ngành Hàng không có bước chuyển đổi to lớn, Ngành được tách làm 2 chức năng, quản lý nhà nước và tổ chức sản xuất kinh doanh Tổng công ty Hàng không Việt Nam đi vào hoạt động theo mô hình Nghị định 91/TTg của Chính phủ, trong sự chuyển đổi tổ chức to lớn và có ý nghĩa đó, Công ty xuất nhập khẩu Hàng không trở thành một đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam, hạch toán độc lập, hoạt động theo theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 100162 do Sở kế hoạch đầu tư TP Hà Nội cấp ngày 27/9/1994. Đến những năm 2002 - 2003, theo chính sách, chủ trương chung của Đảng và Nhà nước về cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước, sau Quyết định 372/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc cổ phần hoá các đơn vị trực thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam (trong đó có Công ty XNK Hàng không) và Quyết định 3892/QĐ-BGTVT ngày 17/10/2005 của Bộ giao thông vận tải, phê duyệt phương án cổ phần hoá Công ty XNK Hàng không …,Công ty cổ phần XNK Hàng không đã chính thức đi vào hoạt động theo cơ chế mới (Công ty cổ phần) từ ngày 18/5/2006, theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0103012269 do Sở kế hoạch đầu tư TP Hà Nội cấp với số vốn Điều lệ là 20 tỷ đồng, được chia làm 2 triệu cổ phần.
Hệ thống tổ chức của Công ty
1.3.1 Tổ chức bộ máy của Công ty
Cơ cấu tổ chức tại Công ty được thể hiện cụ thể theo sơ đồ sau:
Sơ đồ : Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty
( Nguồn:Phòng Hành chính quản trị của Công ty ) 1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của phòng và đơn vị thuộc Công ty
Phòng Kế hoạch đầu tư – Lao động tiền lương
Phòng Kế hoạch đầu tư – Lao động tiền lương là đơn vị cố vấn và đảm nhiệm các công việc liên quan đến công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển sản xuất, công tác lao động, tiền lương và tổ chức cán bộ -Phòng Kế hoạch đầu tư: Xây dựng chiến lược phát triển; lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm; đầu tư mua sắm, xây dựng sửa chữa cơ sở hạ tầng; tìm kiếm đối tác; mở rộng thị trường
-Phòng Lao động tiền lương: Công tác tuyển dụng; hợp đồng lao động; bảo hiểm xã hội; lao động tiền lương… ; Quản lý và đào tạo đội ngũ nhân viên
Phòng Tài chính – Kế toán
Phòng có nhiệm vụ quản lý tài chính kế toán; lập kế hoạch tài chính; lập và nộp báo cáo tài chính; hạch toán lãi lỗ các hợp đồng xuất nhập khẩu và hợp đồng kinh tế; kinh doanh và đầu tư tài chính theo đúng pháp luật.
Phòng Hành chính quản trị
Phòng Hành chính quản trị có nhiệm vụ xây dựng nội quy, quy chế quản lý, lịch công tác của lãnh đạo, đồng thời bảo dưỡng trang thiết bị và tài sản phục vụ sản xuất kinh doanh của Công ty.
Các phòng xuất nhập khẩu
Phòng Xuất nhập khẩu I, II, III có chức năng cố vấn giám đốc và thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh mua bán, xuất nhập khẩu các mặt hàng trang thiết bị nhà ga, sân đỗ máy bay, phụ tùng vật tư động cơ máy bay… cũng như các mặt hàng kinh doanh dân dụng công nghiệp, quân sự…
Phòng vé có chức năng đại lý bán vé máy bay, thực hiện dịch vụ đặt chỗ, giữ chỗ cho hành khách.
Chi nhánh phía Nam là chi nhánh đại diện cho Công ty tại thành phố HồChí Minh và thực hiện các công tác tương tự như trụ sở chính tại Hà Nội.
Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty
Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty bao gồm hai mảng chính là nhập khẩu ủy thác máy móc thiết bị, phụ tùng phục vụ ngành Hàng Không và kinh doanh các hàng hóa ,dịch vụ khác Ở trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chủ yếu đề cập đến tình hình nhập khẩu tại Công ty.
Nhập khẩu là hoạt động buôn bán giữa hai hay nhiều quốc gia với nhau nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế quốc gia Trong thời đại hội nhập như hiện nay, nhập khẩu đóng vai trò là một bộ phận quan trọng trong thương mại quốc tế. Nhập khẩu nói chung và nhập khẩu hàng công nghiệp mang lại rất nhiều lợi ích Mặt hàng công nghiệp như mặt hàng nhập khẩu của Công ty sẽ tạo điều kiện trước đáp ứng nhu cầu về Hàng Không do chưa đủ khả năng tự sản xuất và thiết kế Không những thế, nhập khẩu còn là một cách rất hữu dụng trong việc nâng cao trình độ và nhận thức về khoa học kỹ thuật trong nước khi được tiếp cân sản phẩm công nghệ cao trên thế giới Người dân do đó sẽ được hưởng những dịch vụ cũng như sử dụng dịch vụ tốt hơn ví dụ như những chuyến bay an toàn và tiết kiệm thời gian, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống Nhà nước được tăng thêm ngân sách từ nguồn thuế thu được Và trên hết, nền kinh tế được phát triển theo hướng tiến bộ hơn.
1.4.1 Mục tiêu hoạt động của Công ty
Công ty có những mục tiêu hoạt động chính như sau:
Mục tiêu đầu tiên của Công ty là hoàn thành việc vận chuyển hàng không một cách có hiệu quả thông qua việc nhập khẩu các trang thiết bị máy móc phục vụ cho ngành
Mục tiêu tiếp theo là mở rộng quy mô cũng như phạm vi hoạt động của Công ty để có thể tiếp cận thông tin chính xác và hiệu quả nhất Trên cơ sở đó, việc kinh doanh xuất nhập khẩu được tiến hành mang lại hiệu quả kinh tế: hàng hóa chất lượng cao mà giá cả phù hợp, tiết kiệm được các chi phí.
Và mục tiêu chiến lược của Công ty là phát triển ngành Hàng Không ngày một tiên tiến hơn để theo kịp các nước trong khu vực cũng như trên thế giới Xuất thân là Công ty xuất nhập khẩu Hàng Không đầu tiên tại Việt Nam, mục tiêu lớn này thể hiện tính chất đầu ngành của Công ty đối với các công ty và doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực
Công ty cổ phần XNK Hàng không phấn đấu trở thành doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp, phân phối thiết bị, vật tư, phụ tùng và dịch vụ XNK cho ngành Hàng không, đồng thời là nhà cung ứng có uy tín các sản phẩm và dịch vụ khác.
Sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ do chúng tôi cung cấp là mục tiêu cao nhất và là phương châm hoạt động của Công ty;
Coi trọng mối quan hệ với khách hàng và nhà cung cấp;
Xây dựng văn hoá doanh nghiệp: Đoàn kết - Hợp tác - Phát triển;
Tạo sức mạnh tập thể trên cơ sở nâng cao trách nhiệm và tôn trọng trí tuệ, quyền lợi cá nhân;
Tập trung mọi nguồn lực để Công ty phát triển nhanh và bền vững;
1.4.3 Bạn hàng và các nhà cung ứng của Công ty
1.4.3.1 Cơ cấu bạn hàng của Công ty
Do đặc thù kinh doanh của Công ty là các máy móc, thiết bị… liên quan đến lĩnh vực của ngành Hàng Không nên bạn hàng Công ty chủ yếu là các Bộ, Ban ngành, các doanh nghiệp sản xuất tham gia hoạt động trong lĩnh vực Hàng Không.
Ngoài ra, khách hàng của Công ty còn có các tổ chức, đơn vị Phòng không không quân trực thuộc Bộ quốc phòng, các hãng liên doanh hoạt động trong ngành Trong đó, gần 80% giá trị hợp đồng XNK là của hãng Hàng Không quốc gia Việt Nam Đây là bạn hàng lớn nhất của Công ty từ trước tới nay
Việt Nam Airlines thường có đơn đặt hàng về các thiết bị phục vụ chuyến bay bao gồm: rượu mạnh, hộp thức ăn, túi vệ sinh, đồ sứ, nước ép trái cây…
Cụm cảng Hàng Không miền Bắc cũng là khách hàng thường xuyên của Công ty, đặt hàng các thiết bị như máy soi hành lý, xe thang hành khách, xe kéo đẩy hành lý, thiết bị hạ cánh, dây đèn đêm, thiết bị dẫn đường, hệ thống ngắt mạch, vật tư PCCC, hệ thống thu thời tiết, dây băng tải hành lý,…
Các công ty dịch vụ bay như NASCO, VASCO, MASCO… thì có đơn đặt hàng rất đa dạng, có thể là thiết bị chuyên dụng hay là hàng hóa thông thường Nguyên nhân của hiện tượng này là do phạm vi kinh doanh của các công ty dịch vụ bay là rất lớn Bên cạnh những chuyến hàng dịch vụ còn có các chuyến bay chuyên chở hàng hóa, kinh doanh khách sạn, đưa đón khách… Vì thế, các công ty này cũng là một trong những bạn hàng tương đối lớn và đặc biệt của Công ty.
Thêm vào đó, cũng phải nói đến một bạn hàng rất quan trọng của Công ty là hãng Hàng Không PACIFIC AIRLINES PACIFIC AIRLINES là một Công ty được thành lập với sự đóng góp của các đơn vị quốc doanh là:
-Tổng Công ty Hàng Không Việt Nam
-Công ty du lịch thành phố Hồ Chí Minh
-Công ty du lịch Hải Phòng
-Công ty phát triển kỹ thuật TEDCO
Hiện nay,PACIFIC AIRLINES ngày một lớn mạnh với nhiều dịch vụ cung cấp cho khách hàng thông qua các chuyến bay trong và ngoài nước nên nhu cầu về hàng hóa là rất lớn.
1.4.3.2 Các nhà cung ứng của Công ty
Lĩnh vực Hàng Không đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật và độ chính xác cao, cũng như những đặc thù riêng có của nó, cho nên những nhà cung cấp sản phẩm cũng rất giới hạn tại một số quốc gia trên thế giới Công ty phải luôn chú trọng vấn đề phát triển mạng lưới quan hệ đối ngoại để có thể làm ăn hiệu quả nhất Những nhà cung ứng của Công ty có thể được chia thành hai lọai như sau:
-Các nhà sản xuất máy bay lớn trên thế giới.
Tình hình kinh doanh của Công ty những năm gần đây
1.5.1 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty
Bảng 1.2: Tổng hợp doanh thu và lợi nhuận giai đoạn 2005- 2010 Đơn vị: 1000 VNĐ
(Nguồn: Trích báo cáo tài chính tổng hợp giai đoạn 2005- 2010 phòng Tài chính - Kế toán của Công ty)
Biểu đồ 1.2: Mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của Công ty
CP XNK Hàng Không Airimex
( Nguồn: Bảng 1.2: Tổng hợp doanh thu và lợi nhuận giai đoạn 2005- 2010 )
Nhìn vào biểu đồ 1.2 có thể thấy xu hướng chung của Công ty mấy năm gần đây là doanh thu tăng mạnh, từ hơn 61,9 tỷ đồng năm 2005 lên đến khoảng trên dưới 246 tỷ đồng vào năm 2009; tuy nhiên đến năm 2010 doanh thu giảm xuống 234,7 tỷ Doanh thu cao nhất là năm 2009 đạt 246,514 tỷ đồng, tăng 37,33% so với năm 2008 tương ứng với 67,009 tỷ đồng Đây cũng là năm doanh thu Công ty tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất trong giai đoạn năm 2005 – 2010
Trong năm 2008 có sự sụt giảm về lợi nhuận từ 6,096 xuống chỉ còn 4,464 tỷ đồng mặc dù doanh thu có tăng 47,842 tỷ đồng Doanh thu tăng 36,33% trong khi lợi nhuận giảm 26, 77% so với năm 2007
2007 là năm Công ty thu được nhiều lợi nhuận nhất là 6,096 tỷ đồng, gấp 3,7 lần lợi nhuận thu được của năm 2005 là khoảng 1,628 tỷ đồng Có thể giải thích yếu tố làm nên sự tăng trưởng đáng kể này của Công ty là do năm
Tổng doanh thuLợi nhuận sau thuế
2007 là năm hội nhập quan trọng của đất nước khi chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy thương mại quốc tế giữa Việt Nam và các nước thành viên Đây cũng là năm đầu tiên các doanh nghiệp Việt Nam bước vào cuộc cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ đến từ nước ngoài Họ không chỉ có năng lực tài chính vững mạnh, quy mô lớn mà còn có nhiều kinh nghiệm dày dạn trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ và thiết bị Hàng Không Vì thế, sự phát triển của Công ty vào giai đoạn này phần nào thể hiện được sự năng động của nó trong việc tận dụng thị trường và nâng cao nội lực của chính mình Chính sự năng động đó sẽ là tiền đề cho những bước tiến tiếp theo của Công ty ngày một vững chắc hơn.
Còn những năm tiếp theo 2008, 2009 , 2010 do chịu ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới rơi vào tình trạng suy thoái ngày càng trầm trọng hơn cho nên kết quả kinh doanh của Công ty không được cao bằng năm trước đó Khủng hoảng toàn cầu làm cho giá cả hàng hóa cũng như chi phí kinh doanh ngày càng tăng nhanh Mà trong điều kiện hội nhập, mức độ phụ thuộc của các nền kinh tế quốc gia lẫn nhau trở nên chặt chẽ hơn, thương mại quốc tế luôn luôn là yếu tố đầu tiên bị ảnh hưởng khi có biến động toàn cầu
1.5.2 Hoạt động nhập khẩu của Công ty
Nhập khẩu là một nghiệp vụ chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của Công ty Do đó, việc nghiên cứu tình hình hoạt động nhập khẩu sẽ cho biết tình hình chung của toàn Công ty Dưới đây là một số nội dung phản ánh chủ yếu về doanh thu nhập khẩu:
1.5.2.1 Doanh thu từ hoạt động nhập khẩu Để có cái nhìn tổng quan nhất về hoạt động nhập khẩu của Công ty, điều trước hết cần tìm hiểu là tỷ trọng xuất nhập khẩu tại đây:
Bảng 1.3: Doanh thu XNK 2006 – 2009 Đơn vị: 1000 USD
Nội dung chỉ tiêu Năm
( Nguồn:Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu I,II,III của Công ty và tính toán của tác giả)
Nhìn vào bảng 1.3 có thể thấy được trong cơ cấu xuất nhập khẩu, hoạt động nhập khẩu đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của Công ty Kim ngạch nhập khẩu có xu hướng tăng qua các năm từ 2006 đạt 49.828 nghìn USD lên đến 65.684 nghìn USD vào năm 2010 Tuy nhiên khoảng năm 2008 có sự chững lại, thậm chí là giảm nhẹ trong doanh thu từ nhập khẩu so với các năm trước Tuy nhiên, mức giảm rất nhẹ (0,01%) và lại tăng trở lại vào năm 2010 nên cũng không quá lo ngại
1.5.2.2 Doanh thu nhập khẩu theo mặt hàng
Công ty CP XNK Hàng Không AIRIMEX chuyên nhập khẩu những mặt hàng trang thiết bị phục vụ cho ngành Hàng Không, mà chủ yếu là: Linh kiện, phụ tùng máy bay; thiết bị trong sân bay; thiết bị mặt đất; thiết bị giao tiếp hàng không và thiết bị điều khiển máy bay.
-Linh kiện, phụ tùng máy bay là các thiết bị đi kèm cho máy bay, có tác dụng thay thế hay bổ sung làm tăng tính hoàn thiện của sản phẩm.
-Thiết bị trong sân bay là các thiết bị được lắp đặt và sử dụng tại sân bay
-Thiết bị mặt đất là các thiết bị phục vụ cho quá trình tiếp đất của máy bay như xe vệ sinh máy bay, xe hành khách, xe nâng hàng, xe cứu hỏa…
-Thiết bị giao tiếp hàng không là các thiết bị phụ vụ cho việc giao tiếp giữa các cán bộ, nhân viên và hành khách trên máy bay diễn ra thuận lợi như bộ đàm, hệ thống loa, míc…
-Thiết bị điều khiển máy bay là các thiết bị quan trọng trong việc đảm bảo tính an toàn cao cho các chuyến bay Nó bao gồm các thiết bị chính như thiết bị khí tượng, thiết bị quản lý không lưu…
Sau đây là danh sách các hợp đồng lớn của Công ty giai đoạn 2006 – 2010.
Bảng 1.4: DANH SÁCH CÁC HỢP ĐỒNG LỚN GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
STT Nội dung hợp đồng
Thời gian thực hiện hợp đồng Đối tác Giá trị hợp đồng
Lô hàng v/c hành khách sân bay
Lô hàng xe cấp điện mày bay
Lô hàng xe đẩy xuất ăn trên máy bay
4 Đồ dùng chuyên ngành hàng không
Xe tra nạp dầu máy bay
Công ty dịch vụ bay
6 Động cơ máy bay, phụ tùng vật tư hàng không
2007-2008 Công ty dịch vụ bay
Hệ thống container trữ đông 04/2008-
Cụm cảng hàng không miền Bắc
Lô hàng xe thang hành khách tự hành 09/2009-
Cụm cảng hàng không miền Trung
Xe đầu kéo máy bay 07/2008-
Cụm cảng hàng không miền Trung
Cầu chuyên dụng cho ngành dầu khí
Mũi khoan khai thác dầu khí
Vật tư, phụ tùng ngành than
Thiết bị chiếu sang KCN Dung Quất
110KVA, thiết bị phân đoạn
2009- 2010 Nhà máy nhiệt điện Uông Bí
( Nguồn: Phòng Kinh doanh Xuất nhập khẩu I,II,III của Công ty ) 1.5.2.3 Kim ngạch nhập khẩu của Công ty theo thị trường
Những năm qua, Công ty không ngừng mở rộng cơ cấu mặt hàng cũng như thị trường, thiết lập các mối quan hệ kinh tế với các hãng Hàng Không cũng như các nhà sản xuất máy bay và thiết bị máy bay trên toàn thế giới Các đối tác của Công ty có nhiều thị trường lớn như Mỹ, EU, Nga…
Bảng 1.5: Kim ngạch nhập khẩu theo thị trường Đơn vị: 1000 USD
(Nguồn:Phòng tài chính kế toán của Công ty và tính toán của tác giả)
Nhìn vào bảng 1.5 có thể thấy thị trường lớn nhất của Công ty là thị trường Mỹ luôn chiếm hơn 45% tổng số hợp đồng kinh doanh Điều này là rất dễ hiểu vì Mỹ là một quốc gia rất phát triển về công nghệ, là trụ sở chính của hãng máy bay uy tín hàng đầu thế giới BOEING Do đó, việc mở rộng với các đối tác của Mỹ là rất có lợi trong việc đa dạng hóa chủng loại, mẫu mã hàng hóa mà không hề thua kém về chất lượng.
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG
Phân tích hiệu quả kinh doanh theo các chỉ tiêu liên quan đến lợi nhuận nhập khẩu tại Công ty
Xét về mặt kinh tế, lợi nhuận là nhân tố phản ánh chính xác nhất hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp, là mục đích cuối cùng của bất kỳ mọi hình thức kinh doanh nào Vì thế, đánh giá hiệu quả nhập khẩu cũng phải xem xét lợi nhuận dưới nhiều góc độ khác nhau
2 2.1 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng giá trị kinh doanh nhập khẩu
Lợi nhuận là một nhân tố tổng hợp phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp Đây là nhân tố tiền đề để duy trì và phát triển quy mô hoạt động kinh doanh
Bảng 2.2: Tổng doanh thu và tổng chi phí của Công ty giai đoạn 2006 – 2010 Đơn vị: 1000VNĐ
1.Thu hoạt động kinh doanh
Chi phí cho nhân công
Chi phí vật tư, vốn hàng
Chi phí dịch vụ ngoài 3.425.08
0 1.600.021 5.989.324 5.462.159 2.878.000 Chi phí khác bằng tiền
6 5.920.700 3.564.089 3.058.765 3.788.878 Chi phí hoạt động khác 9.000 1.057 14.862 5.341 1.242
( Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu I,II III của Công ty và tính toán của tác giả )
Lợi nhuận được xác định bằng chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh.
LN : lợi nhuận thu được từ hoạt động nhập khẩu
DT : doanh thu nhập khẩu
CP : chi phí cho hoạt động nhập khẩu
Tỷ trọng lợi nhuận trên tổng giá trị kinh doanh là tỷ lệ giữa tổng lợi nhuận( lợi nhuận sau thuế TNDN ) và tổng doanh thu của doanh nghiệp, phản ánh mức độ hiệu quả trong kinh doanh của Công ty Nó được thể hiện bằng công thức như sau:
Tỷ trọng lợi H càng lớn thể hiện hiệu quả hoạt động của Công ty càng cao Tuy nhiên, đây là một chỉ tiêu thể hiện mối tương quan tương đối giữa lợi nhuận và doanh thu nên không thể dùng để so sánh hiệu quả kinh doanh của hai công ty khác nhau Hiện tượng này là do mỗi mặt hàng có một tỷ trọng lợi nhuận khác nhau Có thể có loại mặt hàng mà tỷ trọng lợi nhuận thấp nhưng giá trị tuyệt đối lợi nhuận của nó lại cao vì đó là loại mặt hàng có giá trị cao, doanh thu lớn Do đó, khi so sánh các công ty phải so sánh tùy từng mặt hàng kinh doanh có tương ứng với nhau không và so sánh bằng giá trị lợi nhuận tuyệt đối.
Bảng 2.3: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng giá trị kinh doanh của Công ty giai đoạn 2006 – 2010 Đơn vị: 1000 VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
( Nguồn: Bảng 2.2: Tổng doanh thu và tổng chi phí của Công ty giai đoạn
2006 – 2010 và tính toán của tác giả )
Dựa vào bảng 2.3, có thể thấy chỉ tiêu hiệu quả tỷ suất lợi nhuận trên tổng giá trị kinh doanh cao nhất vào năm 2006 và thấp nhất vào năm 2009. Một đồng doanh thu doanh nghiệp thu về mang lại 0,048 đồng lợi nhuận năm
2006 và tương ứng 0,046; 0,025; 0,024; 0.029 vào các năm tiếp theo 2007,
2008, 2009 , 2010 Hiệu quả nhập khẩu năm 2009 là 0,024 chỉ bằng một nửa hiệu quả đạt được năm 2006 là 0,048 ; mặc dù doanh thu năm 2009 là cao nhất và lợi nhuận cao nhất là năm 2007 Điều này chứng tỏ rằng doanh thu cao chưa hẳn hiệu quả sẽ cao Hiệu quả còn phụ thuộc nhiều vào lợi nhuận đạt được, khi mức tăng trưởng của doanh thu cao hơn so với mức tăng của chi phí thì lợi nhuận thu được sẽ giảm từ đó kéo theo hiệu quả kinh tế thấp
Sự suy giảm về hiệu quả nhập khẩu trong giai đoạn này là kết quả của sự gia nhập thị trường của các công ty xuất nhập khẩu Hàng Không trong và ngoài nước đã thu hẹp thị phần của Công ty, số lượng đơn đặt hàng giảm kéo theo doanh thu giảm và hiệu quả thấp dần.
2.2.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí sản xuất
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí sản xuất là tỷ lệ giữa tổng lợi nhuận và tổng chi phí sản xuất, nó là thước đo phản ánh một đồng chi phí sẽ cho bao nhiêu đồng lợi nhuận, Chỉ tiêu này được tính theo công thức như sau:
Do đó, để tăng hiệu quả hoạt động thì Công ty cần phải giảm bớt chi phí hết mức có thể.
Bảng 2.4: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí của Công ty giai đoạn
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
( Nguồn: Bảng 2.2: Tổng doanh thu và tổng chi phí của Công ty giai đoạn
2006 – 2010 và tính toán của tác giả )
Bảng số liệu 2.4 cho thấy hiệu quả nhập khẩu của doanh nghiệp tính theo tiêu chí Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí năm 2007 là cao nhất ứng với P = 0,054, thấp nhất vào năm 2008 với P = 0,028 Một đồng chi phí sẽ mang lại 0,041 ; 0,054 ; 0.028 ; 0,039 ; 0, 030 đồng lợi nhuận tương ứng qua các năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010 Cũng giống như tỷ suất lợi nhuận trên tổng giá trị kinh doanh, chỉ tiêu này cũng giảm nhiều so với mức ban đầu là do thị trường các nhà cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu Hàng Không được mở rộng, chi phí sản xuất ngày càng tăng trong khi thị trường bị cạnh tranh gay gắt Như vậy, điều quan trọng là phải cắt giảm những khoản chi phí không cần thiết để có thể tăng thêm hiệu quả cho doanh nghiệp, góp phần tạo ra giá trị.
2.2.3 Tỷ suất giá trị gia tăng trên tổng chi phí
Giá trị gia tăng là giá trị tăng thêm của sản phẩm hay dịch vụ được tạo ra ở mỗi giai đoạn nhất định của quá trình sản xuất thông qua hình ảnh của doanh nghiệp và marketing Đây cũng là một chỉ tiêu phản ánh tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh ở tầm hiệu quả kinh tế xã hội Nó thể hiện khả năng hoàn vốn và sinh lời của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, khả năng mở rộng sản xuất phát huy các tiềm năng thế mạnh; đồng thời thể hiện phần đóng góp cho ngân sách nhà nước dưới các hình thức như thuế, tiền lương và tiền thưởng cho người lao động
Trong đó, giá trị gia tăng được đo lường như sau:
Giá trị gia tăng = tiền công, tiền lương, tiền thưởng của người lao động + Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, chi phí công đoàn
+ Thuế sản xuất kinh doanh các loại
+ Khấu hao tài sản cố định + Lợi nhuận sau thuế
Bảng 2.5: Giá trị gia tăng ước tính của Công ty giai đoạn 2006 – 2010 Đơn vị:1000VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tiền lương, thưởng 4.937.160 3.534.683 9.712.508 9.985.892 10.342.870 BHYT, BHXH,
Các khoản thuế 246.996 483.647 1.246.748 1.103.872 1.200.434 Khấu hao TSCĐ 1.956.644 982.801 923.436 800.107 8.800 Lợi nhuận sau thuế 3.349.170 6.069.113 4.463.072 5.926.021 6.809.625 Giá trị gia tăng 10.681.346 11.396.739 16.791.979 18.301.128 18.411.729
( Nguồn: Bảng 2.2: Tổng doanh thu và tổng chi phí của Công ty giai đoạn
2006 – 2010 và tính toán của tác giả )
Về mặt giá trị tuyệt đối, giá trị gia tăng của Công ty đều tăng dần qua các năm Tuy nhiên trong năm 2008, tốc độ tăng trưởng là cao nhất từ
11396739 nghìn đồng tăng lên 16791979 nghìn đồng bằng 147,3% năm 2007, ứng với 157,2% năm 2006 và tương đương với 91,7% , 91.2% giá trị gia tăng tạo ra năm 2009, năm 2010
Tỷ suất giá trị gia tăng trên tổng chi phí là chỉ tiêu phản ánh mức độ hiệu quả của chi phí doanh nghiệp bỏ ra, cụ thể nó thể hiện một phần chi phí đầu tư sẽ mang lại bao nhiêu phần giá trị gia tăng cho doanh nghiệp và xã hội Tỷ suất giá trị gia tăng trên tổng chi phí cho giá trị càng cao thì mức độ hiệu quả của doanh nghiệp càng lớn.
Chỉ tiêu này được đo lường như sau:
P = Bảng 2.6: Tỷ suất giá trị gia tăng trên tổng chi phí của Công ty giai đoạn
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Giá trị gia tăng 10.681.346 11.396.739 16.791.979 18.301.128 18.411.729 Tổng chi phí 65.995.566 111.935.990 157.339.396 152.579.877 225.553.011
(Nguồn: Bảng 2.2: Tổng doanh thu và tổng chi phí của Công ty giai đoạn 2006 –
2010 và tính toán của tác giả )
Theo như bảng 2.6, tỷ suất giá trị gia tăng trên tổng chi phí giảm dần từ năm 2006 đến năm 2010 Nếu như năm 2006, một đồng chi phí tạo ra được 0,16 đồng giá trị gia tăng thì năm 2010 con số này đã giảm hẳn xuống chỉ còn 0,082 đồng giá trị gia tăng ứng, giảm gần 50% Năm 2009, tình hình có được cải thiện hơn khi con số này là 0,12 tăng 20% so với năm 2008, tăng 10% so với năm 2007 nhưng vẫn chỉ bằng 75% năm 2006 Năm 2010, tỷ suất này giảm xuống chỉ 0,082 Giá trị gia tăng cũng như doanh thu và lợi nhuận giảm đã dẫn đến hiệu quả thấp Điều đó cho thấy, nếu xét về góc độ này, Công ty kinh doanh chưa thực sự hiệu quả, thậm chí yếu kém.
2.2.4 Tỷ suất giá trị gia tăng trên tổng doanh thu
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cả về chiều rộng lẫn chiều sâu Tỷ suất giá trị gia tăng trên tổng doanh thu thể hiện một phần giá trị kinh doanh của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu phần giá trị gia tăng cho xã hội Đây đồng thời cũng là cơ sở để tính toán tổng sản phẩm quốc nội của nền kinh tế quốc gia, được tính theo công thức sau:
Bảng 2.7: Tỷ suất giá trị gia tăng trên tổng doanh thu của Công ty giai đoạn 2006 – 2010 Đơn vị: 1000VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Giá trị gia tăng 10.681.346 11.396.739 16.791.979 18.301.128 18.411.729 Tổng doanh thu 69.591.732 131.663.280 179.505.901 246.514.012 234.754.994
(Nguồn: Bảng 2.2: Tổng doanh thu và tổng chi phí của Công ty giai đoạn 2006 – 2010; Bảng 2.5: Giá trị gia tăng ước tính của Công ty giai đoạn
Nếu xét hiệu quả kinh tế nhập khẩu dựa trên chỉ tiêu này, tình hình họat động nhập khẩu của Công ty cũng không thu được thành công Trong 5 năm mà tỷ suất giá trị gia tăng trên tổng doanh thu giảm hơn 2 lần, từ 0,15 xuống tận 0,074 Năm 2007 hiệu quả chỉ bằng 60% năm trước đó, năm 2008 hiệu quả tăng 8% so với 2007 nhưng lại tiếp tục giảm xuống mạnh hơn vào năm2009.Tuy nhiên sang năm 2010, tỷ suất này có tăng so với năm 2009 nhưng không đáng kể; cũng chỉ bằng hơn một nửa của năm 2006 Muốn tăng hiệu quả, cần nhất là phải tăng được cả giá trị gia tăng lẫn doanh thu nhưng mức tăng của giá trị gia tăng phải lớn hơn mức tăng của doanh thu.
Hiệu quả sử dụng yếu tố sản xuất
2.3.1 Hiệu quả sử dụng lao động
Lao động là nguồn lực không thể thiếu trong mọi quá trình sản xuất kinh doanh, đóng góp một phần không nhỏ vào sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp Đo lường hiệu quả sử dụng lao động tức là so sánh tỷ lệ giữa kết quả kinh doanh của cơ sở sản xuất kinh doanh với số lao động bình quân trong kỳ. Tuy nhiên có nhiều nhân tố phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: doanh thu, giá trị gia tăng và lợi nhuận nên cũng có tương ứng những cách tính hiệu quả sử dụng lao động.
- Cách 1: Tính hiệu quả lao động dựa trên tổng doanh thu của doanh nghiệp:
Công thức này phản ánh một lao động bình quân sẽ đóng góp bao nhiêu phần doanh thu cho doanh nghiệp.
- Cách 2: Tính hiệu quả lao động dựa trên giá trị gia tăng của doanh nghiệp:
Công thức này phản ánh mức độ đóng góp vào giá trị gia tăng cho doanh nghiệp của một lao động bình quân.
- Cách 3: Tính hiệu quả lao động dựa trên lợi nhuận của doanh nghiệp
Công thức này phản ánh tỷ lệ lợi nhuận được tạo ra bởi mỗi lao động bình quân của doanh nghiệp
Bảng 2.8: Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty giai đoạn 2006 – 2010 Đơn vị: 1000VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
(Nguồn: Bảng 2.2: Tổng doanh thu và tổng chi phí của Công ty giai đoạn 2006 – 2010; Bảng 2.5: Giá trị gia tăng ước tính của Công ty giai đoạn
2006 – 2010 và tính toán của tác giả)
Biểu đồ 2.2: Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty giai đoạn
( Nguồn: Bảng 2.8: Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty)
Lao động đóng góp một phần không nhỏ đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp dưới mọi góc độ, mức độ đóng góp đó có xu hướng tăng qua các năm Nếu xem xét hiệu quả nhập khẩu dưới góc độ doanh thu, giá trị của lao động tạo ra là cao nhất và tăng nhanh nhất Từ năm 2006 đến 2010, mức độ đóng góp của lao động cho doanh thu của Công ty tăng lên đến 4 lần.
Nếu xem xét hiệu quả nhập khẩu dưới góc độ giá trị gia tăng, hàng năm, mỗi lao động tạo ra thêm khoảng 1 triệu đồng giá trị gia tăng Năm 2009 một lao động đóng góp 140,778 triệu đồng cho giá trị gia tăng của Công ty, đạt mức cao nhất từ trước tới nay. Đối với chỉ tiêu lợi nhuận, mức độ đóng góp của lao động có tăng nhưng không đều, tăng mạnh nhất vào năm 2007 đạt 52,32 triệu đồng lợi nhuận trên một lao động, nhưng lại giảm vào năm 2008, 2009, 2010 cuối cùng đạt 45,397 triệu đồng trên một lao động Hoạt động kinh doanh của Công ty không thu được kết quả tốt trong những năm nền kinh tế trở nên rất nhạy cảm này giải thích cho sự suy giảm về chất lượng sử dụng lao động.
Ngoài ra, còn có nhiều cách khác nhau được dùng để đo lường hiệu quả sử dụng lao động như năng suất lao động tính theo năm hay là hiệu suất tiền lương:
Hiệu suất tiền lương phản ánh một phần tiền lương tương ứng với bao nhiêu phần kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và nó chỉ tăng khi tốc độ tăng của năng suất lao động cao hơn tốc độ tăng của tiền lương lao động.
Bảng 2.9: Hiệu suất tiền lương của Công ty giai đoạn 2006 – 2010
Tiền lương trung bình lao động (1000
Doanh thu/ Tiền lương (lần) 29.838 41.188 36.396
Lợi nhuận/ Tiền lương (lần) 742 990 1.056
( Nguồn: Bảng 2.2: Tổng doanh thu và tổng chi phí của Công ty giai đoạn 2006 – 2010; Bảng 2.5: Giá trị gia tăng ước tính của Công ty giai đoạn 2006 – 2010 và tính toán của tác giả )
Hiệu suất tiền lương của Công ty có tăng mặc dù tiền lương trung bình một lao động thì lại giảm Nhất là tỷ suất doanh thu trên tiền lương năm 2008,
2009 có sự biến động lớn Năm 2009 con số này là 41.188 nghìn đồng/ lao động, bằng 138% năm 2008 Như vậy, muốn tăng cường hiệu quả sử dụng lao động, Công ty phải tìm biện pháp nâng cao kết quả kinh doanh của mình.
2.3.2 Hiệu quả sử dụng tài sản cố định
Tài sản cố định (TSCĐ) của một doanh nghiệp là cơ sở vật chất, hạ tầng, máy móc, nhà xưởng, kho bãi chiếm phần lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp Đồng thời, tài sản cố định có vai trò quyết định đến năng lực và các hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp đó.
Hiệu quả sử dụng tài sản cố định là thước đo được tính dựa theo kết quả kinh doanh và chỉ tiêu tình trạng tài sản cố định của doanh nghiệp Nó có thể được tính theo hai cách:
Theo cách tính này có thể biết được vai trò của tài sản cố định đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Hoặc có thể tính hiệu quả sử dụng tài sản cố định theo công thức ngược lại:
Công thức này phản ánh để có được kết quả kinh doanh tốt thì phải đầu tư vào tài sản cố định như thế nào.
Bảng 2.10: Hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty giai đoạn
( Nguồn:Phòng kế toán – tài chính của Công ty và tính toán của tác giả )
Biểu đồ 2.3: Hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty giai đoạn
(Nguồn: Bảng 2.10: Hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty)
Tài sản cố định có những đóng góp nhất định cho kết quả kinh doanh của Công ty Mức độ hiệu quả của tài sản cố định năm sau đều tăng hơn năm trước, thể hiện sự thành công của doanh nghiệp
2.3.3 Hiệu quả sử dụng vốn
Vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được đo bằng vốn cố định và vốn lưu động Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng được tính theo cách tính hiệu quả sử dụng tài sản cố định:
Bảng 2.11: Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty giai đoạn 2006 – 2010 Đơn vị: 1000VNĐ
( Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu II của Công ty và tính toán của tác giả )
Biểu đồ 2.4: Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty giai đoạn 2006 – 2010
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
(Nguồn: Bảng 2.11: Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty)
Doanh thu và giá trị gia tăng, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp thể hiện rõ bằng sự tăng dần giá trị qua các năm Tuy nhiên xét về mặt lợi nhuận, do tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không ổn định nên tỷ suất lợi nhuận trên vốn không cao và lên xuống thất thường.
Ngoài ra, có thể đo lường hiệu quả thông qua số vòng chu chuyển của vốn lưu động trong năm hay là số ngày bình quân vốn chu chuyển.
Trong đó vốn lưu động bình quân trong năm bằng tổng vốn lưu động của 360 ngày trong năm chia bình quân cho 365 ngày
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tổng tài sản lưu động của doanh nghiệp, do đó nó cũng mang tính chất không ổn định của tài sản lưu động. Vốn lưu động luôn thay đổi hình thái biểu hiện trong kỳ sản xuất kinh doanh, có thể luân chuyển toàn bộ giá trị một lần hay nhiều lần khi kết thúc kỳ.
Đánh giá về hiệu quả hoạt động nhập khẩu tại Công ty
Nhờ những kinh nghiệm quý báu trong quá trình 17 năm thực hiện nhập khẩu ủy thác, phương thức này đã mang lại doanh thu và lợi nhuận cao cho Công ty Hàng năm, kim ngạch nhập khẩu ủy thác đều có sự tăng trưởng đã chứng tỏ được hiệu quả trong hoạt động nhập khẩu của Công ty
Kể từ khi thành lập, mặc dù phải trải qua nhiều khó khăn, Công ty không chỉ hoàn thành tốt chỉ tiêu đề ra mà còn mở rộng được phạm vi thị trường, nâng cao đời sống sản xuất cho cán bộ lao động Những thành quả đó được thể hiện rất cụ thể ở những con số nói lên hiệu quả kinh tế hoạt động nhập khẩu của Công ty trong những năm qua:
Bảng 2.12: Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế hoạt động nhập khẩu tại
Công ty giai đoạn 2006 - 2010 Đơn vị: Lần
1 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng
2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng
3 Tỷ suất GTGT trên tổng doanh thu 0,15 0,086 0,093 0,074 0,078
4 Tỷ suất GTGT trên tổng chi phí 0,16 0,11 0,10 0,12 0.082
(Nguồn:Bảng 2.3: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng giá trị kinh doanh của Công ty; Bảng 2.4: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí của Công ty; Bảng 2.6:
Tỷ suất giá trị gia tăng trên tổng chi phí của Công ty; Bảng 2.7: Tỷ suất giá trị gia tăng trên tổng doanh thu của Công ty và tính toán của tác giả )
Biểu đồ 2.5: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động nhập khẩu tại
(Nguồn: Bảng 2.12: Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế hoạt động nhập khẩu tại Công ty trong những năm qua)
Biểu đồ cho thấy xét hiệu quả kinh tế hoạt động nhập khẩu dưới góc độ lợi nhuận thống kê thu được từ hoạt động nhập khẩu thì các chỉ tiêu hiệu quả LN/GTKD và LN/CPSX là ổn định hơn cả Tỷ suất lợi nhuận trên giá trị kinh doanh và chi phí của Công ty luôn được duy trì trong một biên độ dao động nhỏ, đặc biệt là tỷ suất lợi nhuận và chi phí sản xuất đã trở lại mốc ban đầu năm 2006 sau một thời gian biến động Từ đó, có thể thấy được quy mô Công ty dần dần được mở rộng, cho nên quy mô lợi nhuận và giá trị gia tăng cũng vì thế thể hiện hiệu quả của hoạt động nhập khẩu tại đây.
Không những thế, hiệu quả sử dụng yếu tố sản xuất là tài sản cố định cũng được duy trì ở mức cao trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2010 Tỷ suất giữa các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh bao gồm doanh thu, giá trị gia tăng và lợi nhuận so với yếu tố tài sản cố định đầu tư của Công ty đều tăng lên từ 3 đến 6 lần trong vòng bốn năm Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động và vốn cũng có sự gia tăng tuy nhiên nhẹ hơn so với tài sản cố định Năng suất lao động, mức lương trung bình được cải thiện đồng thời với sự tăng lên của hiệu quả sử dụng vốn
Nhìn chung, biểu hiện trong những năm gần đây của Công ty đều rất đáng khích lệ, hiệu quả nhập khẩu qua những chỉ tiêu tiêu biểu thể hiện Công ty đã có phương hướng, chiến lược phát triển đúng đắn, nâng cao đáng kể uy tín của Công ty trên thị trường cạnh tranh hiện nay Có được những thành công như vậy, phải kể đến sự góp phần của những yếu tố khác quan trọng như:
Kinh nghiệm hơn 17 năm nhập khẩu các loại mặt hàng mà chủ yếu là phục vụ ngành Hàng Không, Công ty không ngừng nâng cao uy tín của mình, được coi là doanh nghiệp dẫn đầu ngành Chính sự linh hoạt và phù hợp về giá cả cũng như các cách thức xử lý nghiệp vụ chính xác và thuận tiện là chìa khóa thành công của Công ty Đội ngũ nhân viên tâm huyết và có trình độ cao đóng góp một phần không nhỏ cho sự lớn mạnh của Công ty ngày hôm nay.
Mạng lưới bạn hàng cũng như đối tác kinh doanh của Công ty ngày càng dày đặc và đa dạng ở các nơi trên thế giới Từ các quốc gia lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản đến các nước có nền kinh tế mới chấu Á như Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan đều ký hợp đồng với Công ty qua nhiều năm trong họat động nhập khẩu phục vụ cho ngành Hàng không Đặc điểm chung của các đối tác, bạn hàng từ các quốc gia này là có trình độ công nghệ kỹ thuật tiên tiến, giá cả lại phải chăng đảm bảo việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ của Công ty đạt hiệu quả cao nhất
Về công tác tổ chức nhân sự
Nhân lực trẻ và trình độ cao, từ đại học trở lên chiếm 60% là một trong những nguồn lực cho thành công của Công ty Ban giám đốc và những cán bộ quản lý luôn dành sự quan tâm xứng đáng để nâng cao hiệu quả làm việc cũng như đời sống của các nhân viên.
Bên cạnh đó, cơ cấu Công ty ngày càng được đơn giản hóa khiến cho bộ máy trở nên gọn gàng hơn rất nhiều Điều đó không những làm tăng thêm tính năng động của Công ty mà còn khiến cho hoạt động kinh doanh của Công ty đạt được những kết quả tốt hơn, giảm chi phí mà hiệu quả lại cao.
2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân
2.4.2.1 Hạn chế hoạt động nhập khẩu tại Công ty
Hiệu quả nhập khẩu thiếu ổn định qua các năm
Trong thời kỳ 2006 – 2010 hầu hết hiệu quả hoạt động nhập khẩu thông qua các chỉ tiêu, yếu tố sản xuất và dưới các hình thức tuy có tăng nhưng mức tăng không đều, một số chỉ tiêu có xu hướng giảm mạnh Trong đó, sụt giảm mạnh nhất là tỷ suất giá trị gia tăng trên doanh thu và chỉ tiêu lợi nhuận trên doanh thu, chỉ đạt phân nửa so với hiệu quả tính toán được ở đầu kỳ Năm
2007 – 2008 là hai năm thể hiện rõ sự không ổn định đó, năm 2007 các chỉ tiêu hiệu quả đều có sự tăng trưởng vượt bậc trong khi năm 2008 các chỉ tiêu ấy lại giảm một cách nhanh chóng
Sự tăng trưởng của các chỉ tiêu hiệu quả còn thấp
Một số chỉ tiêu có sự phục hồi nhẹ như tỷ suất lợi nhuận trên chi phí, giá trị gia tăng trên chi phí, kết quả kinh doanh trên vốn, song sự gia tăng đó cũng không bù đắp lại được sự tăng trưởng ban đầu về hiệu quả của Công ty. Trong đó, có thể kể đến tỷ suất giá trị gia tăng trên lao động hay tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất kinh doanh của Công ty Qua bốn năm, sự khác biệt về hiệu quả kinh tế nhập khẩu theo các chỉ tiêu này hầu như không đáng kể Những điều này thể hiện sự thiếu ổn định trong hoạt động kinh doanh của Công ty, nhất là giá trị gia tăng và lợi nhuận biến động không tương xứng với quy mô doanh thu đạt được và vốn huy động Nói một cách khác, hoạt động nhập khẩu tại Công ty vẫn chưa thực sự hiệu quả, chi phí sản xuất kinh doanh chưa có biện pháp kiềm chế nhằm duy trì sự tăng trưởng đều của kết quả kinh doanh.
2.4.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế
Như đã phân tích, hiệu quả kinh tế hoạt động nhập khẩu phụ thuộc chủ yếu vào các chỉ tiêu phản ánh tổng hợp kết quả kinh doanh của Công ty, cho nên hiệu quả thấp là do doanh thu, lợi nhuận, giá trị gia tăng thu được không cao, các yếu tố sản xuất chưa được sử dụng và khai thác hết tiềm năng của nó.
Mà nguồn gốc của những sự việc này có thể nói bắt đầu từ những nguyên nhân chủ yếu như sau:
Mức độ chủ động trong các thương vụ nhập khẩu còn thấp.
Có thể nói, AIRIMEX là một Công ty lớn có uy tín lâu năm trên thị trường nhập khẩu chủ yếu phục vụ ngành Hàng Không nên có rất nhiều khách hàng cũng như đối tác lớn tự tìm tới Công ty để hợp tác kinh doanh Đa số các hợp đồng nhập khẩu của Công ty là hợp đồng nhập khẩu ủy thác, phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu thị trường trong nước Song, hiện nay, công tác nghiên cứu thị trường cả trong và ngoài nước vẫn chưa có một quy trình cụ thể để mở rộng lĩnh vực kinh doanh và tận dụng cơ hội trên thị trường Mặc dù mạng lưới kết nối của Công ty đã ngày càng tăng cường với nhiều đối tác tại nhiều quốc gia trên thế giới, sự chủ động trong việc sáng tạo mặt hàng và các hình thức nhập khẩu cũng như tìm kiếm đối tác sẽ mang lại cho Công ty nhiều lợi nhuận hơn Từ đó hiệu quả kinh tế có thể tăng cao.
Mạng lưới văn phòng đại diện, công tác quảng cáo chưa thực sự hoạt động hiệu quả trong việc cung cấp thông tin cho khách hàng và đối tác
Cơ hội và thách thức của Công ty trong điều kiện hội nhập
Khi nền kinh tế Việt Nam đang ngày một phát triển vươn lên, phụ thuộc ngày một chặt chẽ vào nền kinh tế thế giới, cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia trên thị trường là điều rất khả quan.
Một mặt, ngành Hàng không được định hướng phát triển như một ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta Mặt khác, trong xu thế toàn cầu hóa, để đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của hội nhập, chính phủ cũng không ngừng cải thiện và đơn giản hóa các thủ tục hành chính đối với hàng hóa xuất nhập khẩu Đây là hai nguyên nhân chính khiến cho hoạt động nhập khẩu nói chung cũng như các hoạt động kinh doanh tại Công ty ARIMEX diễn ra một cách suôn sẻ và thuận lợi hơn trước đó rất nhiều.
Bên cạnh đó, hội nhập kinh tế quốc tế là tiền đề mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại ở tầm quốc gia lẫn các doanh nghiệp Điều đó có nghĩa là Công ty có thêm nhiều cơ hội để mở rộng cơ cấu bạn hàng và đối tác kinh doanh tại nhiều quốc gia trên thế giới Đồng thời với quá trình kinh doanh thu lợi nhuận, Công ty có thể học hỏi thêm về nghiệp vụ, công nghệ thông tin, kỹ thuật quản lý tiên tiến từ các nước bạn và áp dụng một cách linh hoạt trong điều kiện của Việt Nam.
Trong công tác thanh toán, nhờ vào uy tín của mình, Công ty cũng có được sự giúp đỡ từ nhiều tổ chức tín dụng và ngân hàng khiến cho quá trình huy động vốn và sử dụng vốn được diễn ra dễ dàng hơn, tạo điều kiện tăng cường hiệu quả kinh tế cho Công ty.
Hơn nữa, khi nền kinh tế ngày càng mở cửa, khuyến khích mọi đối tượng, cá nhân tổ chức tham gia thì thâm niên trong ngành đã khiến Công ty có được một đội ngũ khách hàng trung thành lớn để duy trì hoạt động của mình song song với việc tìm kiếm các khách hàng mới.
Như vậy, có thể nói trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay, Công ty có thêm rất nhiều cơ hội để cải thiện và phát huy hiệu quả của mình trong các hoạt động xuất nhập khẩu.
Mặc dù những cơ hội thuận lợi đang ở trước mắt, song hội nhập cũng tạo ra không ít khó khăn và thách thức cho Công ty Khó khăn lớn nhất là đội ngũ các nhà nhập khẩu cạnh tranh do rào cản gia nhập thị trường đã được xóa bỏ Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều hãng Hàng không mới cũng như các Công ty nhập khẩu máy móc, thiết bị phụ tùng Hàng không như Peetchim, Machino, Tecnoimor Thực tế, Công ty đã phần nào bị mất đi thị phần bởi các đối thủ này Có thể thấy rằng sức cạnh tranh của Công ty cần phải được cải thiện thêm bởi khi thi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, doanh nghiệp không chịu thay đổi cho phù hợp thì sẽ nhanh chóng bị đẩy ra khỏi vòng kinh doanh Đây là một vấn đề mà Công ty cần gấp rút giải quyết nếu mục đích phát triển là trở thành đơn vị hàng đầu trong hoạt động cung cấp thiết bị, phụ tùng cho Vietnam Airlines và các đơn vị kinh doanh khác.
Thêm vào đó, tư duy hội nhập cũng là một trở ngại lớn cho các doanh nghiệp hiện nay nói chung và Công ty nói riêng Không phải là điều dễ dàng cho các cán bộ từ cấp cao đến nhân viên cấp dưới có thể thay đổi tư duy cho phù hợp với điều kiện hiện nay Sản xuất kinh doanh hay bất kỳ một hoạt động diễn ra trên thị trường đều cần phải đặt hiệu quả kinh tế xã hội lên đầu. Nắm bắt linh hoạt những thay đổi trên thị trường là chìa khóa thành công cho doanh nghiệp.
Phương hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty
Trước những thành công cũng như hạn chế còn tồn tại trong hoạt động nhập khẩu của mình, Công ty đã xây dựng phương hướng hoạt động sao cho phát huy được năng lực sản xuất kinh doanh của mình hiệu quả nhất đồng thời xóa bỏ được những hạn chế đến mức tối thiểu Sau đây là một số nội dung chính:
Tăng cường công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Công ty sẽ tiến hành nâng cao trình độ nhận thức cũng như trình độ nghiệp vụ xuất nhập khẩu để có thể đảm nhiệm công việc đúng quy trình, đúng tiến độ Đặc biệt là những cán bộ nguồn, chuyên viên cấp cao phụ trách những khâu quan trọng nhất thì càng phải có những chính sách đào tạo kịp thời và kỹ lưỡng.
Mở rộng thêm nhiều mối quan hệ trong và ngoài nước.
Trong thời gian tới, một trong những nhiệm vụ cấp thiết của Công ty là việc tăng cường mạng lưới bạn hàng và đối tác kinh doanh để ký được thêm nhiều hợp đồng ủy thác, thu được nhiều lợi nhuận Việc tăng cường mối quan hệ này đòi hỏi phải có hệ thống nghiên cứu thị trường, cung cấp thông tin hoàn chỉnh.
Xây dựng chiến lược quảng cáo hiệu quả và thống nhất
Chiến lược quảng cáo cũng đặt ra như là một nhu cầu bức thiết của Công ty trong những năm tới đây Công ty sẽ tiến hành tìm hiểu nhu cầu của thị trường, hạch toán dự chi ngân sách và đưa ra những hình thức quảng cáo phù hợp mà hiệu quả nhất
Tăng cường công tác quản lý hành chính, tiết kiệm chi phí, thực hiện đầu tư tăng thêm lợi nhuận của Công ty thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau.
Theo đó, kế hoạch hoạt động của Công ty năm 2011 sẽ là:
Bảng 3.1: Kế hoạch tổng hợp năm 2011 Đơn vị: 1000 VND
Chỉ tiêu Đơn vị Thực hiện năm 2010
Tổng vốn đầu tư 1000đ 6.093.139 8.014.532 131,5 Tổng doanh thu 1000đ 234.754.994 276.495.531 117.8 Tổng chi phí 1000đ 225.553.011 265.958.426 117.9 Lợi nhuận trước thuế 1000đ 9.201.983 10.537.103 114,5
Tiền lương BQ lao động/tháng 1000đ 5.958 6.435 107,5
(Nguồn: Phòng Kế hoạch đầu tư của Công ty và tính toán của tác giả)
Nhìn vào bảng 3.1 có thể thấy quy mô hoạt động được tăng lên đáng kể thể hiện ở lượng vốn đầu tư cũng như vốn sản xuất kinh doanh lớn hơn so với năm 2010 rất nhiều Theo đó, doanh thu và lợi nhuận cùng tăng, chi phí cũng có tăng nhưng rất nhẹ để đảm bảo hiệu quả kinh tế cho hoạt động của Công ty.
3.2.2 Dự báo kết quả hoạt động nhập khẩu trong những năm tới
Kim ngạch nhập khẩu của Công ty trong giai đoạn 2011 – 2015 được dự báo theo phương pháp tuyến tính bằng hàm Forecast trong phần mềm Microsoft Excel Kim ngạch nhập khẩu dự báo theo thời gian Trước hết ta có số liệu qua các năm từ 2003 đến 2010 theo bảng sau:
Bảng 3.2: Kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 2003 – 2010 Đơn vị: 1000 USD Năm
(Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu II)
Nhập bảng số liệu trên vào một bảng tính trên Excel theo chiều dọc rồi áp dụng hàm Forecast để dự báo số liệu qua các năm từ 2011 đến 2020 Áp dụng công thức hàm Forecast cho ra kết quả như sau:
Bảng 3.3: Dự báo kim ngạch nhập khẩu các năm 2010 đến 2020 Đơn vị: 1000 USD
Biểu đồ 3.1: Kim ngạch nhập khẩu của Công ty từ nă m 2003 đến 2020
( Nguồn: Bảng 3.3: Dự báo kim ngạch nhập khẩu các năm 2011 đến 2020 )
Bảng dự báo cho thấy kim ngạch nhập khẩu của AIRIMEX qua các năm đều sẽ tăng, thể hiện tiềm năng của Công ty trong những năm tới đây là rất lớn.
Một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả nhập khẩu tại Công ty
Hiệu quả hoạt động nhập khẩu phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố tổng hợp như chi phí sản xuất kinh doanh, kết quả kinh doanh bao gồm doanh thu, lợi nhuận và giá trị gia tăng của Công ty Do đó, tương ứng có ba giải pháp thường được sử dụng để nâng cao hiệu quả là: nâng cao doanh thu và lợi nhuận; cắt giảm chi phí và duy trì tỷ lệ giữa kết quả kinh doanh và chi phí sao cho tốc độ tăng của chúng luôn cân xứng với nhau
3.3.1 Giải pháp đối với Công ty cổ phần xuất nhập khẩu AIRIMEX
3.3.1.1 Các biện pháp nâng cao kết quả kinh doanh của Công ty Để nâng cao hiệu quả nhập khẩu thì biện pháp đầu tiên, quan trọng và hiệu quả nhất là làm sao để tăng được doanh thu và lợi nhuận của Công ty. Doanh thu và lợi nhuận chỉ tăng được khi thị trường kinh doanh của Công ty được mở rộng cả về quy mô lẫn uy tín Chỉ có như vậy, khả năng cạnh tranh của Công ty mới được nâng cao và có thêm nhiều hợp đồng kinh doanh nhập khẩu Dưới đây là một số giải pháp kiến nghị để có thể cải thiện hiệu quả nhập khẩu tại công ty.
Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước
Thị trường trong nước là nơi tiêu thụ nên cần phải chú trọng việc tìm hiểu nhu cầu khách hàng Thị trường nước ngoài là nơi cung cấp hàng hóa nhập khẩu nên việc nghiên cứu, so sánh và thiết lập quan hệ với các nhà cung ứng trên thế giới là rất quan trọng. Đầu tư nghiên cứu thị trường không chỉ giúp doanh nghiệp nắm bắt được những thay đổi trên thị trường, có thêm nhiều cơ hội trên thương trường, mà còn giúp cho khách hàng đạt được sự thỏa mãn cao nhất với hàng hóa và dịch vụ được cung cấp Từ đó, thương hiệu của Công ty cũng được nâng cao đáng kể, tiếp tục khuyếch trương uy tín trong lĩnh vực này.
Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại Đây cũng là một khâu rất quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Ngày nay, hoạt động xúc tiến thương mại không chỉ là vấn đề của một doanh nghiệp đơn lẻ mà còn là của cả nền kinh tế quốc gia Công tác này có thể thực hiện thông qua rất nhiều kênh như: quảng cáo, mạng lưới văn phòng đại diện tại các vùng, địa phương cũng như các quốc gia trên thế giới Cũng có khi, doanh nghiệp chủ động phối hợp với phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam tổ chức các hội chợ, triển lãm, buổi hội thảo để tăng thêm thông tin và hiểu biết về thị trường cho những cá nhân, tổ chức có nhu cầu tham gia.
Một chính sách quảng cáo hiệu quả sẽ gây dựng được lòng tin và sự ủng hộ của khách hàng Các phương tiện quảng cáo hiện nay rất đa dạng và phong phú Ngành Hàng không có thể sử dụng những cách thức như: xuất bản tạp chí, ấn phẩm ngành; gửi thư giới thiệu; quảng cáo qua danh bạ công nghiệp, quảng cáo trên truyền hình, vệ tinh, đài
Trên thực tế, Công ty cũng có quan tâm đến hoạt động này nhưng việc thiết kế một chương trình quảng cáo phù hợp với đặc thù kinh doanh, mặt hàng và khách hàng thì vẫn chưa được tiến hành hiệu quả Quảng cáo của Công ty hiện tại chủ yếu là qua các kênh như báo và tạp chí và nội dung thì không có gì đổi mới, hoàn toàn là sự nhắc lại những ngành nghề đã đăng ký kinh doanh thay vì những hoạt động thực tiễn của Công ty Quảng cáo cũng chưa có sức thuyết phục và ít được mở rộng ra ngoài biên giới quốc gia.
Nâng cao chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm là yếu tố then chốt trong sự hình thành và phát triển của Công ty Sản phẩm có uy tín thì mới có thể cạnh tranh trên thị trường ngày một khốc liệt như hiện nay Vì thế, nâng cao chất lượng sản phẩm là điều rất cần quan tâm. Đối với hàng hóa hữu hình thì nâng cao chất lượng sản phẩm là đảm bảo các thông số kỹ thuật chính xác; bảo quản hàng hóa cẩn thận thỏa mãn đúng những yêu cầu của khách hàng và khiến cho việc vận hành sản phẩm diễn ra một cách thuận lợi nhất Đối với hàng hóa vô hình, trong quá trình cung cấp dịch vụ cần phải tiến hành các nghiệp vụ một cách nhanh chóng, hạn chế sai sót và nhầm lẫn để tiết kiệm thời gian cho cả hai bên.
Nâng cao chất lượng sản phẩm theo những cách như vậy không những làm tăng uy tín của Công ty trên thị trường mà còn làm tăng thêm hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp.
Đa dạng hóa hình thức kinh doanh và mặt hàng nhập khẩu
Việc mở rộng thêm hình thức kinh doanh và cơ cấu mặt hàng sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thêm nhiều cơ hội đẩy nhanh vòng quay của vốn, tiến hành đầu tư dễ dàng và thu được lợi nhuận hơn.
Ngoài hình thức nhập khẩu ủy thác Công ty có thể mở rộng sang nhiều hình thức khác, phối hợp liên kết với các Công ty liên doanh trên thị trường để việc nhập khẩu diễn ra trôi chảy và thuận tiện hơn.
Về mặt hàng nhập khẩu có thể mở rộng thêm nhiều mặt hàng khác trên cơ sở trang thiết bị ngành Hàng không Việc mở rộng này vừa có tác dụng làm tăng doanh thu cho Công ty, tạo thế chủ động trên thị trường vừa tránh được tình trạng phụ thuộc và các bạn hàng và đối tác kinh doanh truyền thống Hơn nữa, lại có thể tận dụng được nguồn lực một cách hiệu quả.
Hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật là yếu tố tiền đề đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Đầu tư vào cơ sở hạ tầng chính là tăng cường nền tảng vững mạnh cho Công ty. Đối với Công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, hệ thống kho tàng, bến bãi để xếp dỡ và bảo quản hàng hóa đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thương vụ thành công Hệ thống cơ sở hạ tầng một mặt phải được giữ gìn cẩn thận, mặt khác lại phải hiện đại hóa trang thiết bị một cách kịp thời sao cho phù hợp với hàng hóa ngày càng được cải thiện theo công nghệ cao hơn và hoàn thiện hơn.
Hoàn thiện cơ cấu chính sách quản lý nhân lực
Lao động là cốt lõi của mọi quá trình sản xuất Công ty cần có thêm những chính sách khen thưởng, khích lệ người lao động để họ hăng hái tham gia quá trình sản xuất, làm giàu cho bản thân và cho xã hội.
Cơ cấu chính sách quản lý nhân lực cần phải làm sao cho lợí ích của Công ty gắn liền với lợi ích của người lao động Triệt để áp dụng hình thức khoán để tăng hiệu quả cũng như năng suất làm việc của nhân viên Đồng thời, cơ chế thưởng phạt phải hết sức nghiêm minh và nhất quán để tạo kỷ luật lao động trong môi trường làm việc chuyên nghiệp.
3.3.1.2 Các biện pháp nhằm cắt giảm chi phí liên quan hoạt động nhập khẩu tại Công ty
Bên cạnh việc tăng cường doanh thu và lợi nhuận thì cắt giảm chi phí cũng là một biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả nhập khẩu của Công ty. Bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào trên thị trường cũng phát sinh rất nhiều chi phí, trong đó nhập khẩu là một nghiệp vụ phức tạp và tiềm ẩn không ít chi phí Để có thể giảm thiểu những chi phí đó, Công ty có thể tham khảo những biện pháp dưới đây:
Hoàn thiện phương thức thanh toán và định giá